Đề tài Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Sẽ có một ngày nào đó , những sản phẩm được người tiêu dùng đặt niềm tin và đánh giá có chất lượng thượng hạng hôm nay trở nên cổ lỗ, thô thiển bên cạnh ngững sản phẩm được coi là hoàn hảo, sang trọng và nó sẽ bị đẩy văng ra khỏi vòng xoáy cơn lốc cạnh tranh khốc liệt đồng thời nó cũng sẽ đưa doanh nghiệp đi tới bờ vực của tình trạng phá sản và đành tháo lui khỏi vòng chiến đấu nếu như doanh nghiệp đó không có ý định hay khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của hãng trên thương trường. Và chúng ta hoàn toàn có thể đồng tình với nhau rằng cơ chế cạnh tranh đào thải không có chỗ cho các doanh nghiệp không biết cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Dẫu rằng các doanh nghiệp nhận thức được điều đó cũng chưa tạo ra một cơ sở gì để giúp chúng ta lạc quan tin tưởng họ sẽ thắng lợi trong cuộc chiến cạnh tranh bằng chất lượng. Bởi vì, nhận thức được vấn đề là cực kì quan trọng song đưa ra các biện pháp để giải quyết được vấn đề còn quan trọng hơn. Chỉ có những giải pháp hợp lý gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp và của nền kinh tế thì mới mang lại hiệu quả trong chiến lược đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để không ngừng tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và sự phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Để chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phù hợp với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá và để giải quyết được vấn đề chất lượng không phải chỉ riêng là nỗ lực của nhà doanh nghiệp mà nó cần tới sự trợ giúp của các nhà khoa học và những định hướng chỉ đường cũng như vai trò phối kết hợp của Nhà nước. Với các doanh nghiệp, họ phải nhìn thẳng vào sự thực các nguồn lực của mình trong tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm thấy được những điểm mạnh điểm yếu thì mới có cơ hội tìm ra các giải pháp có hiệu quả. Hơn lúc nào hết, hiện nay các doanh nghiệp phải chủ động đưa ra các yêu cầu để các cơ quan nghiên cứu và triển khai, các nhà khoa học về quản lý chất lượng có các chương trình dự án gắn liền với thực tiễn của doanh nghiệp chứ không phải chỉ ở trên giá sách như hiện nay. Phía Nhà nước phải vào cuộc để làm tốt trọng trách “bà đỡ “ của mình trong cơ chế thị trường, xác lập nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh bằng luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế, cũng như có cơ chế chính sách vĩ mô sát thực với yêu cầu của doanh nghiệp và trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động sản xuất kinh doanh không chỉ trong nước mà còn hướng ra nước ngoài.

doc156 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a quá nhiều vừa gây lãng phí về vận chuyển, thu mua, bảo quản NVL song nếu như mua thiếu sẽ làm đình trệ quá trình sản xuất, gây ảnh hưởng tới kế hoạch thực hiện hợp đồng với kế hoạch của công ty và các chi phí khác. - Hoạt động mua sắm và tổ chức vận chuyển vật tư về doanh nghiệp. Công ty phải lập ra một đơn hàng trong đó ghi rõ quy cách, chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian giao nhận hàng. những SP có thể mua được trong nước thì DN có thể mua ở một mức vừa phải dự trữ ít vì có khả năng chủ động hơn các NVL ngoại nhập. Các NVL của công ty rất hay chịu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu, thời tiết vì vậy khi vận chuyển phải bao gói kỹ càng, phương tiện vận chuyển hợp lý để đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian. Do các xí nghiệp của công ty nằm ở các vị trí phân tán nên việc vận chuyển vật tư phải được thu thập vào kho bảo quản để tiến hành cấp phát vật tư cho tiện lợi. - Tổ chức tốt công tác bảo quản NVL về số lượng và chất lượng. Khi NVL về nhập kho, các cán bộ KCS phải trực tiếp xuống lấy mẫu NVL để kiểm tra CL, công ty chỉ nhập những NVL có chất lượng phù hợp với yêu cầu đặt ra và thực hiện tương đối sát sao về việc kiểm tra về số lượng. Hiện nay kho tàng để bảo quản NVL của công ty đang bị xuống cấp vì đã được xây cách đây đã lâu, trong khi yêu cầu bảo quản các loại NVL là rất ngặt nghèo. Mặc dù gần đây công ty cũng đã cho đầu tư xây dựng một số kho tương đối hiện đại có lắp ráp máy lạnh bảo quản các loại NVL như tinh dầu, bơ, sữa Song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu do quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Điều khó khăn nhất của công ty hiện nay là mặt bằng để xây dựng kho bảo quản là rất hạn chế và gây chi phí rất lớn do nằm ở trung tâm thành phố, do đó trong thời gian tới công ty nên đầu tư theo chiều sâu tức là xây dựng lại các kho tàng hiện có với nhiều tầng và lắp đặt hệ thống lắp đặt hệ thống trang bị hiện đại thì mới đáp ứng được chất lượng NVL. Tạo ra một không khí thoáng, kê cao chống ẩm là biện pháp đang được công ty sử dụng thường xuyên song nhiều khi vẫn không đảm bảo được chất lượng. Như vậy khi bảo quản phải xác định rõ tính chất của mỗi loại NVL và thực hiện bao gói kỹ càng. Hai loại NVL chính là đường kính (Sacaroza) và tinh bột có thành phần hoá học phức tạp dễ bị ảnh hưởng trong quá trình bảo quản nhất. Đối với đường Sacaroza khi bảo quản thường có các hiện tượng như: Đường bị ẩm, chảy do khi bảo quản không kín không khí lọt vào ngưng tụ trên bề mặt tinh thể đường làm hao hụt vế số lượng, gây biến đổi khác tạo sản phẩm lạ. Đường đóng bánh do đường đã bị ẩm ướt lại tiếp xúc với không khí có độ ẩm tương đối lớn làm biến đổi chất lượng đường gây khó khăn cho sản xuất. Thành phần đường giảm do vi sinh vật phát triển làm đường chuyển hoá Do vậy phải bảo quản như sau: Đóng gói bao kín chống ẩm, chống nhiễm bụi, vi sinh vật. Đối với mật tinh bột: Bảo quản nơi nhiệt độ thấp. Vì ở nhiệt độ cao mật tinh bột dễ bị lên men tạo bọt có mùi rượu. Giữ cho mật tinh bột có độ khô 80-:- 82%. Nếu cao hơn mật tinh bột bền khó hỏng nhưng khó lấy ra sử dụng. Thứ hai, thực hành tiết kiệm trong quá trình sử dụng NVL. Để thực hành tiết kiệm NVL trong quá trình sản xuất ta có thể sử dụng các biện pháp như phấn đấu hạ thấp định mức tiêu dùng NVL, thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm. Hoàn thiện và phấn đấu hạ thấp định mức tiêu dùng NVL. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp công ty hạ thấp được mức tiêu dùng NVL tuy gặp khó khăn do chủng loại sản phẩm, số lượng NL tham gia vào cấu thành sản phẩm tương đối lớn và đặc biệt có những định mức NVL không thể hạ thấp hơn được nữa. Vì vậy để vừa tiết kiệm được NVl vừa đảm chất lượng sản phẩm công ty cần thực hiện theo hai hướng: + Hoàn thện hệ thống định mức tiêu dùng NVL với tất cả các loại sản phẩm, đặc biệt mức tiêu dùng NVL đối với một số sản phẩm mới như: Kẹo Caramel, kẹo Jelly, kẹo Chew, bánh Cracker mặn Công ty có thể dựa vào hai căn cứ để sửa đổi định mức là: Các điều kiện sản xuất phải thay đổi như công nghệ kỹ thuật hiện có, công nghệ mới, thay đổi thiết kế Các số liệu thống kê và phân tích tình hình thực hiện định mức kỳ báo cáo. + Hạ thấp định mức tiêu dùng NVL. Việc giảm định mức tiêu dùng NVL xuống mức thấp nhất có thể còn phụ thuộc vào từng loại NVL và tỷ lệ NVL đó chiếm trong sản phẩm. Có loại NVL giảm được nhiều và ngược lại thẫm chí có loại không giảm được vì nếu thay đổi sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Tỷ lệ hao hụt của công ty còn cao như: Kẹo cứng với sản lựơng 3 tấn/ ca tiêu hao 2,5% tức là 75 kg tương ứng 287 nghìn đồng. Kẹo mềm với sản lượng 8 tấn/ ca tiêu hao 3,0% tức là 240 kg tương ứng 612 nghìn đồng. Nguyên nhân gây ra lãn phí NVL được xác định là: Để rơi vãi, không thu hồi triệt để nước rửa đường, bao bì rách, trào bồng khi náu kẹo, cháy kẹo bánh, giấy nhãn rơi vãi Do vậy trong thời gian tới công ty cần áp dụng một số biện pháp sau: Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụn và sửa chữa máy móc thiết bị nhằm giảm các hiện tượng trào bang, cháy bánh, kẹo kém phẩm chất. Giáo dục nâng cao ý thức cho người công nhân về tiết kiệm NVL, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy trình công nghệ vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm NVL. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng khuyến khích công nhân sử dụng tiết kiệm, giảm tỷ lệ phế phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hạch toán NVL tới tong tổ, đội, bộ phận, ca sản xuất. Trang bị các dụng cụ chuyên ding để hạn chế lãng phí do rơi vãi trong quá trình vận chuyển thủ công giữa các khâu của quá trình sản xuất như các băng chuyền Cải tiến lắp đặt đường ống thu nước rửa trên các thiết bị, không để xả tràn lan ra ngoài vì có tỷ lệ đường khá cao. Thiết kế hệ thống nước rửa nồi trả lại khu vực hoà đường vừa an toàn, vừa cho năng suất cao và thuận lợi cho người thợ trong việc tận dụng nước rửa. Như vậy, những biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng NVL, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng vừa hạ được giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm. Hiện nay hầu hết những đầu mẩu, sản phẩm không thành hình, phế phẩm, cũng được quay trở lại gia công. Tuy nhiên có một số phế liệu, NVL bị hư hỏng không sử dụng được như bột mì mốc bao gói tồn đọng không sử dụng hết. Do vậy công ty cần có cách thức sử dụng triệt để như sản xuất ra các chủng loại sản phẩm khác, hoặc cho mục đích khác Thứ ba, tăng cường sử dụng NVL trong nước thay ngoại nhập. Trong những năm tới công ty lấy NVL được sản xuất ra trong nước làm NVL chủ yếu trong sản xuất sản phẩm dần dần tiến tới thay thế hàng ngoại nhập vừa tiết kiệm vừa chủ động trong sản xuất và ổn định về chất lượng. Một số NVL quan trọng như đường kính, bột mì đã sản xuất được hoặc thay thế được tránh tình trạng nhập từ nước ngoài. Ví dụ trong kẹo đã thay thế đường ngoại bằng đường nội về chất lượng không giảm, bột mì để sản xuất bánh kem xốp thay bằng bột sắn trong nước về chất lượng ít có sự thay đổi. Công ty luôn tìm kiếm các NVL có thể thay thế song khó khăn là còn thiếu thốn các thiết bị chuyên dùng trong ngành để nghiên cứu như giấy tinh bột, tinh dầu chuối Như vậy trong thời gian tới công ty nên liên hệ với các trung tâm nghiên cứu, các trường, các viện để tìm ra các công nghệ mới sản xuất được những NVl có chất lượng cao, giá thành hạ phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của công ty. Đồng thời công ty cũng liên hệ với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm để cùng nhau dưa ra phương án nghiên cứu, sản xuất NVL thay thế. 2.5. Xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9002. 2.5.1. Thực hiện tiếp cận hệ thống tiêu chuẩn về QLCL theo ISO 9000. - ISO là chữ viết tắt của “International Standarization Organization”( Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế). Tổ chức này có trụ sở chính tại Gernever- Thụy Sĩ, thành lập vào năm 1946 ban đầu có 26 thành viên tham gia nhưng đến nay đã lên tới 126 quốc gia. Mục đích của tổ chức ISO là thúc đẩy hoạt động liên quan tới tổ chức hoá trên toàn thế giới, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, KHKT và mọi hoạt động kinh tế quốc tế khác. Việt Nam cũng chính thức trở thành thành viên của tổ vchức này từ năm 1977 và trong những năm gần đây tham gia rất nhiều vào hoạt động của tổ chức. Năm 1990 Việt Nam đã đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có ký hiệu là TCVN 5200 và năm 1996 sửa lại là TCVN ISO 9000: 1996. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 400 nghìn doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000. Đối với Việt Nam đến nay có khoảng 245 doanh nghiệp được cấp giấy chứng chỉ ISO 9000, trong đó có trên 98 doanh nghiệp Nhà nước. ISO 9000 được Uỷ ban kỹ thuật TC 176 của ISO xây dựng và cho ra đời những bản thảo đầu tiên năm 1985 và chính thức chấp nhận vào năm 1987. Đến nay đã qua hai lần hiệu chỉnh một lần vào năm 1994 và một lần vào năm 2000. Mục tiêu cuối cùng của ISO 9000 là tạo nên và đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý. Hiện nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có 24 tiêu chuẩn khác nhau, ngoài ra còn có tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường- ISO 14000. Có thể nói ISO 9000 là tập hợp tổng kết và chuẩn hoá những thành tựu quản trị chất lượng của nhiều quốc gia giúp cho việc quản trị doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Trong đó ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003, là 3 tiêu chuẩn đề cập tới yêu cầu của hệ thống chất lượng với mục đích là đảm bảo chất lượng trong vòng đời sản phẩm. ISO 9001: Tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng trong thiết kế, phát triển sản xuất lắp đặt và dịch vụ. Xác định các yêu cầu của hệ thống chất lượng đối với nhà cung cấp nhăm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu quy định trong thiết kế, triển khai sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. ISO 9002: Tiêu chuẩn về hệ thống chất lượng. Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất lắp đặt và dịch vụ. Xác định các yêu cầu của hệ thống chất lượng đối với nhà cung cấp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu quy định sản xuất- lắp đặt- dịch vụ. ISO 9003: Tiêu chuẩn về mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. Xác định rõ các yêu cầu của hệ thống chất lượng và cung cấp mô hình đảm bảo chất lượng chứng tỏ khả năng của nhà cung cấp trong việc phát hiện và kiểm tra bất kỳ sự không phù hợp của sản phẩm, định rõ trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. Ngoài ra ta có thể phân chia các tiêu chuẩn còn lại ra làm 4 nhóm khác: Nhóm một, tiêu chuẩn các thuật ngữ ISO 8402- Quản trị chất lượng và đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ cơ bản: Các thuật ngữ chung, thuật ngữ liên quan đến chất lượng, hệ thống chất lượng, công cụ kỹ thuật thực hiện chất lượng. Nhóm hai, nhóm tiêu chuẩn về qản trị chất lượng trong tổ chức, gồm ISO 9004- 1/2/3/4/5/6/7. Nhóm ba, nhóm tiêu chuẩn hướng dẫn về đảm bảo chất lượng trong doanh nghiệp, gồm ISO 9000- 1/2/3/4. Nhóm bốn, nhóm tiêu chuẩn về kiểm soát, đánh giá hệ thống chất lượng và giáo dục đào tạo. Nhóm này gồm các tiêu chuẩn ISO 10011- 1/2/3, ISO 10012- 1/2, ISO 10013, ISO 10014, ISO 10015. 2.5.2. áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO cần tuân theo các nguyên lý cơ bản. - Những trường hợp ISO được áp dụng: + Hướng dẫn để quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. + Theo hợp đồng giữa doanh nghiệp ( bên thứ nhất) với khách hàng (bên thứ hai). + Đánh giá và thừa nhận bên thứ hai: Khách hàng đánh giá hệ thống chất lượng của doanh nghiệp. + Chứng nhận của bên thứ ba: Hệ thống đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp được tổ chức chứng nhận ( bên thứ ba) đánh giá và cấp chững chỉ. - Nguyên lý cơ bản của ISO 9000 mà doanh nghiệp cấn thực hiện: + Chất lượng sản phẩm là do hệ thống chất lượng quản trị quyết định. Chất lượng sản phẩm và chất lượng quản trị có mối quan hệ nhân-quả, tức là chỉ có một hệ thống quản trị được tổ chức tốt có hiệu quả mới đem lại cho sản phẩm có chất lượng cao. Để làm được điều này các doanh nghiệp phải chú trọng tới việc đánh giá chất lượng quản trị điều hành của hệ thống ở mọi khâu, mọi mặt. + Làm đúng ngay từ đầu. Làm đúng ngay tứ đầu tức là làm việc không sai lỗi ( ZD) với chất lượng tốt, chi phí hợp lý, giá cả phải chăng. Công việc làm đúng ngay từ đầu được thực hiện ở tất cả các khâu: Từ khâu Marketing, thiết kế, thẩm định, cung ứng đều phải được chi tiết hoá cẩn thận tránh những sai lầm có thể xảy ra, đặc biệt khâu thiết kế. + Chiến thuật hành động phòng ngừa là chính. Đây là cách thức làm việc hiệu quả hiệu quả nhất của các tổ chức sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo được chất lượng công việc vừa giảm được chi phí. Biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu hiệu SQC- Statistical Quality Control- Kiểm tra chất lượng bằng thống kê. Với công cụ này người ta có thể phát hiện theo dõi kiểm soát các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm hay công việc. + Đề cao quản trị theo quá trình. Theo ISO 8402, TCVN- 5814- 94: Quá trình là tập hợp mọi nguồn lực, mọi hoạt động liên quan với nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra: Người cung cấp, nhân lực, phương pháp, quy trình sản xuất chuyển hoá, môi trường, người tiêu dùng. Người cung cấp bảo đảm cung cấp NVL, năng lượng để chuyển hoá thành các đầu ra: sản phẩm dịch vụ.. đáp ứng như cầu của thị trường. Hiện nay tồn tại hai phương pháp quản trị khác nhau : Quản trị theo mục tiêu (Managemant By Objectives – MOB) Quản trị theo quá trình (Managemant By Process – MBP) Để nhìn nhận đúng hai phương pháp này ta sử dụng bảng số sau. Biểu 37: Hai phương pháp đang được sử dụng trong quản trị kinh doanh. (Quản trị chất lượng GS Nguyễn Quang Toản – Viện Đại Học Mở TP HCM) Quản trị theo mục tiêu (Managemant By Objectives – MOB) Quản trị theo quá trình (Managemant By Process – MBP) Công văn không lỗi Có thể soạn thảo, đánh máy, tẩy xoá nhiều lần cuối cùng công văn không lỗi. Số lần soạn thảo ít. Cố gắng đánh máy một lần để công văn không lỗi. Quyết định đạt hiệu quả cao Mạnh dạn quyết định khi thực hiện có sai sót, rút kinh nghiệm để sửa, chỉnh lý lại quyết định. Thu thập đầy đủ dữ liệu. Dự đoán có cơ sở. Thận trọng ra quyết định, giảm chỉnh lý. Tổ chức sản xuất cung ứng dịch vụ ít sai sót nhất. Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý. Tổ chức các trạm bảo trì, bảo dưỡng và cố vấn kỹ thuật. Bố trí từng công việc hợp lý trong sản xuất và cung ứng dịch vụ quan tâm đến phàn nàn của khâch hàng. Quan tâm đến mục tiêu sản phẩm Quan tâm đến công việc quá trình Tôn trọng mệnh lệnh kế hoạch do cấp trên đề ra. Coi trọng sáng tạo của con người, mọi người hiểu rõ kế hoạch phải thực hiện. 2.5.3. Các điều kiện mà công ty cần đáp ứng để đưa ISO – 9000 vào quản lý chất lượng. Để hướng tới đưa tiêu chuẩn hoá vào hoạt động quản lý chất lượng. Năm vừa qua Công ty đã tham gia học tập lớp đào tạo ngắn hạn về ISO – 9000 và bước đầu có sự thay đổi về nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng. Song như thế là chưa đủ vì nó còn nhiều điều kiện quan trọng khác mà công ty phải thực hiện tiếp theo thì việc áp dụng ISO 9000 mới có thể sớm thành hiện thực. Biểu 38: Các điều kiện áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000. STT chỉ tiêu Chuẩn Thực tế tại công ty 1 Loại hình đầu tư Không quan trọng Không quan trọng 2 Ngành nghề Không ảnh hưởng lớn Không ảnh hưởng lớn 3 Doanh số Không quá nhỏ Tương đối lớn 4 Khai thác kinh doanh Tốt hay kém đều cần Trung bình 5 Số lượng cán bộ CNV 100 – 500 1963 6 Trình độ cán bộ CNV Càng cao càng tốt Trung bình khá 7 Thời gian hoạt động Không nên mới quá 43 năm 8 Thiết bị sản xuất Không nhất thiết phải mới lắm Cũ kỹ lạc hậu 9 Thiết bị kiểm tra Càng mới, đầy đủ càng tốt Thiếu và yếu 10 Lãnh đạo Được đào tạo về ISO Được đào tạo về ISO 11 Lãnh đạo cao cấp Quan tâm Quan tâm 12 Tổ chức thưc hiện Tổ chức phân công rõ ràng bằng văn bản Phân công chưa thực sự rõ ràng 13 Quản lý chất lượng sản phẩm Phải tốt Khá 14 Quản lý kỹ thuật Phải tốt Khá 15 Hệ thống thông tin Phải tốt Khá 16 Kiểm soát quá trình Phải tốt Chưa tốt 17 Quản lý bằng phương pháp thống kê Phải áp dung đầy đủ Chưa áp dụng 18 Rút kinh nghiệm và khắc phục phòng ngừa Thường xuyên Định kỳ Quan sát bảng trên ta có thể nhận thấy còn rất nhiều các điều kiện mà công ty chưa áp dụng được yêu cầu vì vậy trong thời gian tới công ty cần nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ sau. Thứ nhất : Yêu cầu về nguồn nhân lực. Để hoàn thiện mục tiêu chất lượng theo ISO 9000 thì lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và phải có sự cam kết lãnh đạo có thưc sự quan tâm đến chất lượng không, có mong muốn tạo ra sự phát triển lâu dài cho công ty hay không. Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo phải có sự hiểu biết về vai trò ý nghĩa, các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thì mới tạo ra các nguồn lực để thưc hiện HTQLCL. Các cán bộ CNV phải được đào tạo thường xuyên chi tiết các nôi dung cơ bản của ISO cũng như chuyên môn của họ như : Đinh kỳ mời các chuyên gia về giảng dạy bồi dưỡng kiến thức QLCL, kinh nghiệm áp dụng hệ thống QLCL cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty. Gửi cán bộ quản lý của công ty đến các doanh nghiệp đã áp dụng thành công ISO 9000 để học hỏi kinh nghiệm. In ấn các tài liệu về kiến thức bộ ISO 9000 mà doanh nghiệp sẽ áp dụng với nội dung ngắn dễ hiểu phát cho người lao động nghiện cứu và có tổ chức kiểm tra kết quả. Tổ chức các lớp học bồi dưỡng cho các bộ phận ở công ty theo chu kỳ hằng năm. Thứ hai : Yêu cầu về trang thiết bị máy móc, công nghệ kiểm soát quá trình, hoàn thiện hệ thống thông tin Phải đẩy mạnh các biện pháp nâng cao trình độ hiện đại của KHCN (Như đã trình bầy ở phần 2.3). Đồng thời đầu tư mới thiết bị kiểm tra CLSP vì thực tế còn rất thiếu và cũ kỹ, lạc hậu. Hiện nay công ty cũng có một số dự án mua thiết bị như tủ sấy chân không, tủ sấy thường, cân điện tử .. để đáp ứng cho nhu cầu cao của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, ước tính khoảng trên 100 triệu. Công ty vẫn chưa sử dụng các công cụ kiểm tra, kiểm soát quá trình vào theo dõi nguyên nhân tìm giải pháp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên áp dụng các công cụ này để quản lý CLSP. Bên cạnh đó phải có hệ thống thông tin trôi chảy, linh hoạt như đưa các biện pháp quản lý thông tin vào hoạt động, nối mạng nội bộ phân định rõ quyền hạn chức năng mỗi phòng ban Thứ ba : Hoạch định ra quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9000 vào công ty. Muốn đưa được bộ ISO vào công ty thì công ty phải xây dựng được một chương trình hành động cụ thể để định hướng mọi hoạt động của mình nhàm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trong bộ ISO 9000 có rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau song với điều kiện thực tế công ty nên nỗ lực cho việc thực hiện thành công ISO 9002 - Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời thực hiện các biện pháp tiếp theo ta có thể trình bầy các bước cơ bản đưa ISO 9002 vào công ty như sau: Bước 1 : Lựa chọn mô hình quản lý chất lượng ISO 9002. Để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện tai và tương lai thì CLSP của công ty phải đưọc đảm bảo mà cách thức để thực hiện nó là phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng tốt. Trong bước này công ty cũng cần đưa ra những thuận lợi và những khó khăn có thể để khắc phục và hoàn thiện. Thuận lợi: Tinh thần quyết tâm thực hiện của cán bộ lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ công nhân viên được trẻ hoá, tri thức hoá. Cán bộ CNV được qua đào tạo cơ bản về ISO 9000. Sản phẩm của công ty có xu hướng xuất khẩu ngày càng nhiều. Khó khăn: Trình độ máy móc thiết bị thiếu, yếu không đồng bộ cho sản xuất. Trang thiết bị dùng trong quản lý còn thiếu nhiều. Cơ cấu quản lý còn cồng kềnh chồng chéo. ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên chưa cao. Khả năng thiết và triển khai sản phẩm còn yếu. Bước 2 : Các giai đoạn triển khai áp dụng ISO 9002 vào công ty. Giai đoạn 1: các cuộc triển khai bao gồm: Cam kết và nhận thức của cán bộ lãnh đạo. Thành lập ban chủ đạo. Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ . Đào tạo cán bộ quản lý. Truyền đạt thông tin trong toàn bộ công ty. Xác định sự phù hợp với tính đầy đủ và tính xác định của phạm vi ứng dụng . Giai đoạn 2 : Hình thành các tài liệu và hệ thống chất lượng và áp dụng. Lập sổ tay chất lượng : Mô tả hệ thống chất lượng tương ứng với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, tiêu chuẩn áp dụng. Các thủ tục chất lượng : Mô tả các hoạt động cần thiết để thực hiện các yếu tố của HTCL. Các hướng dẫn công việc : Quy định chuẩn mực tay nghề và các chuẩn mực chấp nhận. Giai đoạn 3: Thưc hiện đánh giá chất lượng nội bộ và điều chỉnh khắc phục. Đánh giá nội bộ : thu thập thông tin chứng cứ khách quan, hành động khắc phục, xem xét lãnh đạo lần 1. Đánh giá trước khi chứng nhận : Khắc phục khuyết tật thu thập chứng cứ khách quan , xen xét lãnh đạo lần 2. Phân tích sự không phù hợp: Khắc phục khuyết tật, thu thập chứng cứ khách quan. Giai đoạn 4: Đánh giá chứng nhận của ISO Đánh giá chứng nhận: Cải tiến các công việc đánh giá nội bộ, các hoạt động khắc phục và đánh giá giám sát định kỳ. Chứng chỉ ISO - 9002 sẽ có giá trị trong khoảng thời gian nhất định và định kỳ kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện ISO công ty phải liện tục đánh giá nội bộ để duy trì cho hệ thống vận hành ngày một hoàn thiện hơn. 2.6. Đổi mới nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. Nhà quản lý làm cho nhân viên của hãng răm rắp thực hiện theo mọi yêu cầu của mình đặt ra, đó không phải là thành công trong cách quản lý. Vì không phải quyết định nào cũng đúng cũng bao trùm lên mọi hoạt động mọi sự thay đổi, thứ nữa là con người không phải là cỗ máy mà đặc điểm của nó là trí tuệ. Con người có tư duy, có tính sáng tạo vì thế cũng đạt được muc tiêu người ta luôn luôn muốn tìm cho mình một con đường đi ngắn nhất, tối ưu nhất để đi tới đích vì nên nhà quản lý phải phát huy tính sáng tạo của mình và của đối tượng bị quản lý mà việc làm đầu tiên là phải đổi mới được nhận thức. Một nhận thức đúng đắn sẽ cho ta những quyết định chính xác về cách thức đạt được mục đích cuối cùng. Kinh doanh không nằm ngoài mục tiêu lợi nhuận, lợi nhuận là cái đích mà mọi nhà kinh doanh hướng tới song sẽ thực sự sai lầm và bi đát nếu như các doanh nhân đặt trên lá cờ lãnh đạo của mình hoặc chụp lên đầu những nhân viên của mình “Lợi nhuận là số một” thì chẳng những không có gì mà còn chịu hậu quả nặng nề khôn lường. Vậy cái gì mới được coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt đông trong doanh nghiệp ? Đó chính là chất lượng. Chất lượng phải là trên hết và chất lượng phải từ người tiêu dùng chứ không phải từ nhà sản xuất, những công cụ này hướng dẫn các nhà kinh doanh đi tìm lợi nhuận và thành công là chắc chắn. Công ty bánh kẹo Hải Hà đã hoạt động trên 40 năm trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, song những nhận thức của cán bộ, công nhân viên của công ty về vấn đề chất lượng chưa thật sự đúng mức. Coi chất lượng là các vật chất cụ thể như NVL hay sản phẩm cuối cùng còn quá trình hỗ trợ công tác sản xuất thì chưa được quan tâm như: chất lượng thực tế, chất lượng trong quá trình sản xuất, chất lượng tiêu thụ và dịch vụ sau khi bánchất lượng tại công ty như một mục tiêu được áp đặt từ trên xuống từ ngoài vào công nhân phải tuân theo thực hiện mà quên mất rằng chất lượng được xây dựng từ bên trong, từ chính những người công nhân là sự tự giác, ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo có trí tuệ của gần 2000 cán bộ công nhân viên. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng công ty vẫn đảm bảo chất lượng tương đối tốt, song công ty đã phải tiêu tốn biết bao nhiêu chi phí cho sản phẩm hỏng, bán thành phẩm hỏng, lãng phí NVL mà vì thế chất lượng giảm sút, giá thành không thể hạ xuống được. Cán bộ công nhân viên phải nhận thức được rằng quản lý chất lượng không là phải là để kiểm tra chất lượng mà nó phải là kiểm soát các quá trình, các công đoạn. Để có thể đổi mới nhận thức của cán bộ công nhân viên thì công ty phải xây dựng được nhận thức của cán bộ công nhân viên hiện nay như thế nào để có hướng thay đổi. Thứ nhất : Điều tra ý thức về vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng của cán bộ công nhân viên và có biện pháp khắc phục. Để cuộc điều tra thành công thì các cán bộ phải giải thích rõ ý nghĩa và mục đích của công việc thì ta mới có thông tin chính xác tránh tình trạng thiếu tinh thần hợp tác và đặc biệt họ không giám nói thật vì có thể qua điều tra sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới lương bổng, hay thái độ của công ty đối với họphải cho họ thấy rằng việc điều tra này sẽ làm cho công ty có phương pháp giáo dục, có kế hoạch và phương pháp quản lý chất lượng có hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kunh doanh đê từ đó họ có cơ hội nâng cao đời sống, tay nghề và tác phong làm việc tốt. Những nội dung mà công ty cần điều tra cần phải được chuẩn bị kỹ càng để vưa đảm bảo tính chính xác vùa mang tính đầy đủ, tránh lệch hướng, lệch mục tiêu đã định. Trong công tác chuẩn bị công ty phải thảo ra những câu hỏi đóng, câu hỏi mở để vừa tập trung được những ý kiến cần xem xét mà lại hiểu rõ hơn, rộng hơn ý thức của công nhân viên ví dụ: Anh ( Chị) hiểu như thế nào về sản phẩm có chất lượng ? Anh (Chị) có quan tâm tới vấn đề chất lượng sản phẩm không ? Rất quan tâm/ quan tâm/ không quan tâm. Anh (Chị) đã bao giờ nghĩ tới việc cần nâng cao chất lượng và nâng cao chất lượng như thế nào ? Anh (Chị) có đọc sách vở, tài liệu liên quan tới vấn đề chất lượng không và có ý kiến gì ? Anh (Chị) nghĩ gì về chất lượng sản phẩm của công ty ta hiện nay? Anh (Chị) có tìm hiểu về nguyên nhân phát sinh hàng kém phẩm chất ? và nghĩ gì về những sản phẩm mình làm ra kém chất lượng ? Anh (Chị) có ý muốn học cách thức nâng cao chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm không ? . Qua những nội dung được điều tra nhà quả lý có thể nắm tương đối chính xác về lỗ hổng trong nhận thức của cán bộ công nhân viên về chất lượng và quản lý chất lượng. Do đó đưa ra được các phương pháp, các chương trình cần được đào tạo, hướng dẫnĐó là cách tốt nhất để có thể đưa ra các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại vào công ty. Thứ hai : Cần hiểu chất lượng là trên hết. Nhiều khi các cán bộ quản lý của công ty rất e ngại về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm vì họ luôn cho rằng việc nâng cao chất lượng sẽ đòi hỏi phải tăng chi phí điều này không sai song chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Về lâu dài việc đầu tư cho chương trình nâng co chất lượng sản phẩm sẽ mang lại kết quả rất lớn. Nhà quản trị không có con mắt nhìn xa trông rộng thì suốt ngày chỉ lo đối phó đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh mà không chủ động thâm nhập vào làm chủ tình thế. “Người xưa thường nói không dám tiến lên vì sợ gãy chân, vậy ngồi yên một chỗ thì có khác gì chân đã gẫy”. Như vậy lúc đầu chúng ta phải bỏ ra các chi phí về đào tạo giáo dục, thay đổi cách thức tổ chức quản lý, mua sắm trang thiết bị quản lý và sản suấtnhưng chỉ sau một thời gian đầu tư nhất định thì sẽ có kết quả trông thấy. Khi đó các sản phẩm khuyết tật sẽ giảm rất nhiều, các phế phẩm sẽ lùi dần về quên lãng, máy móc trang thiết vị hoạt động có hiệu quả cao, những sáng kiến sẽ tiếp nối những sáng kiến và những sản phẩm có chất lượng cao được sản xuất ra ngày một nhiều phù hợp với nhu cầu của khách quan sức tiêu thụ ngày càng tăng, trong khi đó giá thành ngày một hạ và như vậy khoảng cách giữa giá thành và giá bán ngày một nới rộng ra, phải chăng đó là lợi nhuận của doanh nghiệp ? Đúng như vậy chỉ có một con đường nâng cao chất lượng sản phẩm là coi chât lượng sản phẩm là số một thì mới có thể đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao lợi nhuận. Thứ 3 : Chất lượng được khởi nguồn từ người tiêu dùng và cũng quay trở lại nó. Người quản lý công ty không thể lấy sở thích và sự thay đổi thị hiếu của mình ở cái tuổi 40 - 50 để áp đặt cho đứa trẻ 5 - 15 tuổi sử dụng sản phẩm do mình sản xuất ra. Làm như vậy là vô ích không phù hợp với triết lý sản xuất kinh doanh. Chất lượng không có ý nghĩa là đặt các chỉ tiêu cao nhất về các đặc tính kỹ thuật mà là chất lượng tối ưu. Tại đó người tiêu dùng được thoả mãn tối đa nhu cầu của mình do sản phẩm mang lại vừa phải trả một chi phí hợp lý cho việc tiêu dùng sản phẩm đó. Chất lượng đó phải thoả mãn về công dụng chức năng, chi phí, thời gian, văn hoá Như vậy chất lượng phải xuất phát từ những đòi hỏi của người tiêu dùng, của những hoạt động của doanh nghiệp từ môi trường cạnh tranh. Thực tế nói thì rễ hơn làm, hằng năm công ty cho ra đời cả hơn chục loại sản phẩm bánh kẹo mới, song sác xuất những sản phẩm sống được trên thị trường lại quá nhỏ gây tâm lý không tốt cho cán bộ công nhân viên cũng như chi phí là rất lớn vậy nguyên nhân từ đâu ?. Để định hướng được vào người tiêu dùng cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường. Không nghiên cứu thị trường thì không biết khách hàng của chúng ta đang làm gì, đang cần gì và chúng ta phải làm gì để đáp ứng nhu cầu đó. Xu hướng nhu cầu thay đổi mạnh, cạnh tranh gay gắt, chất lượng sản phẩm của một số sản phẩm hiện nay tương đối tốt và đã trụ lại được nhiều năm trên thị trường nhưng có ai dám khẳng định là nó sẽ còn là “tốt” vào ngày mai? Về vấn đề này công ty chưa thật sự quan tâm, sản phẩm làm ra đã tốt song cần phải làm cho nó tốt hơn, trên con đường chất lượng nếu ta không tiến thì ắt sẽ lùi. Qua quá trình sản xuất sản phẩm lại về với thị trường, nếu được khách hàng chấp nhận thì coi như là thành công. Song không ít trường hợp khi khách hàng tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp lại từ bỏ ngay sản phẩm đó và lại tìm sản phẩm khác để sản xuất mà các doanh nghiệp quên rằng dù thắng lợi hay thất bại cũng đều mang cho chúng ta bài học. Vậy tại sao khi sản phẩm bị đẩy ra khỏi trình tiêu thụ thì công ty không tìm hiểu nguyên nhân ? vì sao không ưa chuộng? Yêu cầu của họ phải là gì? và ta phải làm gì khi thiết kế đúng như yêu cầu cung cấp các dịch vụ đầy đủ mà sản phẩm vẫn không bán được. Chúng ta đều biết rằng quá trình sản xuất đều diễn ra liên tục tốt là sự không chắc chắn. vì vậy qua những thông tin phản hồi nhà sản xuất phải quay trở về nhìn lại quá trình sản xuất cuả mình xem còn gì chưa ổn. Vòng tròn đó cứ tiếp diễn và khách hàng vừa là người “đề ra” vừa là “ban giám khảo” cho công ty thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nhìn chung công ty cần phải tạo ra những chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về tầm quan trọng và ý nghĩa của chất lượng và quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, để đưa ra các phong trào thi đua: tất cả vì chất lượng, chúng ta phải có trách nhiệm với chính mình vì mỗi sản phẩm hỏng sản xuất ra, còn sản phẩm kém chất lượng thì công tác quản lý chất lượng còn yếu kém Ngoài ra công ty cũng nên thực nhiện các giải pháp khác cùng với những giải pháp cơ bản trên như: Tăng công tác kiểm tra kiểm soát CLSP, Biện pháp kích thích vật chất và tinh thần trong quản lý chất lượng, thành lập phòng Marketing để tăng cường ngiên cứu thị tường và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Những khuyến nghị với các cơ quan và Nhà nước. Chúng ta không phủ nhận là những năm qua Nhà nước ta đã có những đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế trên tất cả các ngành nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Điều đó thể hiện qua các cơ chế chính sách, các chương trình dự án đã tạo ra được môi trường thông thoáng va cạch tranh lành mạnh. Các công cụ vĩ mô của Nhà nước đã tác động không nhỏ vào việc kích thích phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty bánh kẹo Hải Hà. Bên cạnh những cố gắng đó, Nhà nớc vẫn còn tồn tại một số cơ chế chính sách kinh tế, pháp luật chưa có hiệu lực và hiệu quả đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong định hướng đầu tư, thực hiện SXKD. Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước, bước sang cơ chế mới được Nhà nước trao quyền tự do hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ hơn, song hiện nay công ty đang gặp một số khó khăn cần được Nhà nước có những động thái tích cực hơn để tạo cho doanh nghiệp một môi trường kinh doanh thuận lợi . dưới đây tôi đưa ra một số kiến nghị với hy vọng rằng các cơ quan Nhà nước sớm quan tâm thực hiện : Về quản lý chất lượng sản phẩm. Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng trong thắng lợi của hoạt đông quản lý chất lượng, Nhà nước ban hành các chính sách chủ trương nhằm khuyến khích không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện , cụ thể : 1 . Cần đổi mới hệ thông các chỉ tiêu đánh gia chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của tình hình mới như những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, cacvs chỉ tiêu kỹ thuật , các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. 2 . Tổ choc tăng cường đánh giá chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường, cấp dấu chất lượng và chứng nhận chất lượng cho doanh nghiệp . Đồng thời sử dụng các biện pháp thưởng phạt nghiêm minh những vấn đề có liên quan đến chất lượng. 3. Sớm hoàn thiện và áp dung nghiêm ngặt các qui định xử phạt hành vi vi phạm pháp luật như: nạn làm hàng giả , trốn lậu thuế tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. 4. Cơ quan quản lý thị trường nhanh chóng điều tra thu hồi tất cả các sản phẩm kém chất lượng đang lưu thông tren thị trường và cố chế tài xử phạt thật nghiêm khắc. 5. Nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình đào tạo về kiến thức quản lý chất lượng cũng như tài trợ kinh phí nhiều hơn cho vấn đề này . Đồng thời cần tăng cường tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng và các cuộc hội thảo chuyên ngành quản lý chất lượng hiện đại, Nhà nước cần hỗ trợ các nhà xuất bản in ấn nhiều hơn nữa các tài liệu văn bản sách báo tạp chí giúp cho doanh nghiệp cập nhật tầm hiểu biết về quản lí chất lượng. 6. Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quốc tế theo ISO 9000, ISO14000 Bảo hộ bản quyền sở hữu công nghiệp, ghi nhãn mã số , mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu thương mại tại khu vực và thị trường thế giới. 7. Tăng cường sự phối kết hợp nhằm đào tạo đội ngũ sản xuất, thiết kế và lực lượng lao động có tay nghề cao . - Về các cơ chế chính sách khác. 1. Nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến thị trường, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp mở các văn phong đại diện , chi nhánh cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại , tổ choc hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hoá khuyến khích và hỗ trợ để doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm thị trường mới xác lập hệ thống kênh phân phối ở thi trường cố nhiều tiềm năng. 2. Nhà nước có những ưu đãi hỗ trợ đặc biệt để doanh nghiệp có vốn cho đầu tư nghiên cưu và triển khai , có vai trò cầu nối giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp tìm ra những công nghệ mới thay thế nhập khẩu . Giảm lãi xuất thuế quan , cung cấp thông tin về thị trường Trong thời gian tới Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp về chính sách xử lý nợ và đặc biệt là kiểm kê đánh giá lại tài sản và các công tác khác để donh nghiệp sớm hoàn thành công việc cổ phần hoá. 3. Nhà nước cần có ưu đãi thuế quan đối với một số nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được. 4. Nhà nước cần sớm đưa ra một số chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài như : Các quan điểm và mục tiêu đổi mới công nghệ, các hướng ưu tiên trong phát triển công nghệ, các giải pháp chiến lược cho đổi mới và phát triển công nghệ 5. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện môi trường, thể chế chính sách và cơ chế quản lý nhằm vào việc đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp: Tạo áp lực cho doanh nghệp nâng cao năng lực công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Quản lí chặt chẽ hơn nữa hoạt động đổi mới công nghệ tránh nhập công nghệ lạc hậu đẻ phù hợp với mục tiêu gắn CNH với HĐH . Khuyến khích và hướng mạnh vào các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để chuyển giao công ngệ mới tiên tiến nhanh chóng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp . 6. Thành lập các cơ quan NC &TK đủ mạnh về nguồn lực con người, tài chính, trang thiết bị nghiên cứu .Tăng cường hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho việc chuyển giao tiếp thu và đổi mới công nghệ . Hệ thống này phải đảm bảo các yêu cầu: Có mạng lưới cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ về công nghệ từ các cơ quan nghiên cứu tới thị trường, hệ tiôsng tư vấn v ề công nghệ , hệ thông NC&TK, hệ thống đánh gía công nghệ, hệ thống tài chính tín dụng và ngân hàng phục vụ hoạt động đổi mới công nghệ 7. Nhà nước tăng cường ngân sách cho phát triển KHCN trên 2% trong đó dành cho ngành lương thực thực phẩm một tỷ trọng hợp lý. Kết luận Sẽ có một ngày nào đó , những sản phẩm được người tiêu dùng đặt niềm tin và đánh giá có chất lượng thượng hạng hôm nay trở nên cổ lỗ, thô thiển bên cạnh ngững sản phẩm được coi là hoàn hảo, sang trọng và nó sẽ bị đẩy văng ra khỏi vòng xoáy cơn lốc cạnh tranh khốc liệt đồng thời nó cũng sẽ đưa doanh nghiệp đi tới bờ vực của tình trạng phá sản và đành tháo lui khỏi vòng chiến đấu nếu như doanh nghiệp đó không có ý định hay khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của hãng trên thương trường. Và chúng ta hoàn toàn có thể đồng tình với nhau rằng cơ chế cạnh tranh đào thải không có chỗ cho các doanh nghiệp không biết cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Dẫu rằng các doanh nghiệp nhận thức được điều đó cũng chưa tạo ra một cơ sở gì để giúp chúng ta lạc quan tin tưởng họ sẽ thắng lợi trong cuộc chiến cạnh tranh bằng chất lượng. Bởi vì, nhận thức được vấn đề là cực kì quan trọng song đưa ra các biện pháp để giải quyết được vấn đề còn quan trọng hơn. Chỉ có những giải pháp hợp lý gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp và của nền kinh tế thì mới mang lại hiệu quả trong chiến lược đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để không ngừng tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và sự phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Để chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phù hợp với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá và để giải quyết được vấn đề chất lượng không phải chỉ riêng là nỗ lực của nhà doanh nghiệp mà nó cần tới sự trợ giúp của các nhà khoa học và những định hướng chỉ đường cũng như vai trò phối kết hợp của Nhà nước. Với các doanh nghiệp, họ phải nhìn thẳng vào sự thực các nguồn lực của mình trong tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm thấy được những điểm mạnh điểm yếu thì mới có cơ hội tìm ra các giải pháp có hiệu quả. Hơn lúc nào hết, hiện nay các doanh nghiệp phải chủ động đưa ra các yêu cầu để các cơ quan nghiên cứu và triển khai, các nhà khoa học về quản lý chất lượng có các chương trình dự án gắn liền với thực tiễn của doanh nghiệp chứ không phải chỉ ở trên giá sách như hiện nay. Phía Nhà nước phải vào cuộc để làm tốt trọng trách “bà đỡ “ của mình trong cơ chế thị trường, xác lập nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh bằng luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế, cũng như có cơ chế chính sách vĩ mô sát thực với yêu cầu của doanh nghiệp và trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động sản xuất kinh doanh không chỉ trong nước mà còn hướng ra nước ngoài. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo cũng như gần 2000 cán bộ công nhân viên của tập thể Công ty Hải Hà. Công ty đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thương trường trong nước cũng như quốc tế và đã trở thành một doanh nghiệp tiên phong trong ngành công nghệ thực phẩm nước nhà góp phần vào những thắng lợi chung của nền kinh tế. Với những chặng đường lịch sử trải dài trên 40 năm trong ngành, nhận thức sâu sắc được trách nhiệm lớn lao của mình trong khu vực kinh tế Nhà nước, Công ty đã có những chương trình giải pháp hợp lý nhằm đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, vừa đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, khoa học quản lý vừa tăng cường trình độ tổ chức quản lý chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động. Nhờ đó Công ty đã không ngừng nâng cao năng suất lao động, liên tục đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được cải thiện đáng kể làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vững vàng đưa công ty đến những thành công lớn tạo thế và lực mới để làm nên một Hải Hà tầm cỡ trên thương trường trong nước và quốc tế. Tự hào nhưng không tự mãn, nhận định được tình hình và xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh có nhiều nguy cơ và thử thách mới khi Việt Nam gia nhập các khối liên kết quốc tế như: AFTA,WTOtrong khi đó, với thực trạng sản xuất kinh doanh như hiện nay, tuy đã tương đối tốt và nhiều triển vọng song vẫn còn tồn tại một số yếu điểm cần được củng cố và có những đường đi nước bước thận trọng thì mới có cơ sở kì vọng rằng chất lượng sản phẩm của Công ty sẽ được cải thiện ngang tầm với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước bạn. Trong khuôn khổ của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em cũng chỉ có thể đưa ra một số giải pháp cơ bản về việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản trị chất lượng gắn với thực trạng của Công ty nhằm khuyến cáo cho các nhà quản lý để trong thời gian không xa nữa Hải Hà sẽ có những bước tiến đáng kể trên con đường tìm kiếm lợi nhuận bằng phương tiện chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm. Là một sinh viên kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế, mắt chưa nhìn được xa, tai chưa nghe được rộng đâu dám qua mặt các bậc anh tài đi trước, chỉ mong sao góp một tiếng nói chung về vấn đề sống còn của các doanh nghiệp nói chung và Hải Hà nói riêng. Như vậy, những ý kiến đóng góp quý báu của thầy Tiến sĩ Phan Trọng Phức và sự chỉ bảo tận tình của các cô chú trong công ty là ngọn đuốc dẫn đường chỉ lối để em có thể hoàn thành cuốn chuyên đề thực tập này. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn. Hà nội, ngày15 tháng 5 năm 2003 Sinh viên thực hiện Nguyễn Xuân Điệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập -Tự do -Hạnh phúc ********************** Nhận xét của cơ quan thực tập Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2003 ( Ký và đóng dấu của Công ty) Danh mục tài liệu tham khảo Các tài liệu về chất lượng và một số tài liệu khác của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Johns. Oakland-Quản lý chất lượng đồng bộ,NXB Thống kê, Hà Nội - 1994. Kaoru ixikawa- Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội 1990. Karatsu Hajime & Kaiakito- Quản lý chất lượng là gì? (Trần Quang Tuệ tuyển dịch), NXB Lao động, Hà Nội - 1999. Michael E.Porrter - Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và kỹ thuật. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc thứ IX, Đảng cộng sản Việt nam, Hà Nội - 2001. Nguyễn Kim Truy, Trần Đình Hiền & Phan Trọng Phức - Quản trị sản xuất, NXB Thống kê, Hà Nội - 1/2002. Nguyễn Quốc Cừ - Quẩn lý chất lượng sản phẩm theo TQM & ISO - 9000, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2000. Nguyễn Quang Toản - Quản trị chất lượng dưới dạng sơ đồ, Viện Đại học Mở Bán Công TP. Hồ Chí Minh Giáo trình: Quản trị chất lượng, Tủ sách Đại học - Đào tạo Từ xa, Hà Nội - 2001. Kinh tế và dự báo 12/2002, ASIA-Pacific Economic Review in 2001, Thời báo tài chính và một số báo khác. mục lục Lời mở đầu Chương I- Cơ sở lý luận của chất lượng và quản lý chất lượng ở DN. I - Khái quát chung về chất lượng sản phẩm. 1. Chất lượng là gì 1 2. Các quan niệm khác nhau về CLSP 2 3. Sự hình thành của CLSP 3 4. Những đặc điểm cơ bản của CLSP 7 5. Sự phân loại CLSP - ý nghĩa và mục đích 8 6. Các nhân tố ảnh hưởng tới CLSP 11 7. Các chỉ tiêu phản ánh CLSP 15 8. Vấn đề cơ bản của đảm bảo và cải tiến nâng cao CLSP 17 9. Lợi ích của việc nâng cao CLSP 18 II- Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. 1. Quản lý chất lượng là gì? Vì sao phải tiến hành QLCLSP? 19 2. Đặc điểm của công tác QLCLSP 22 3. Những yêu cầu chủ yế trong QLCLSP ở DN 26 4. Các chức năng của công tác QLCLSP 27 5. Những phương pháp được sử dụng trong QLCLSP 29 6. Hiệu quả của công tác QLCLSP trong DN 31 7. Những nội dung then chốt của TQMvà đưa TQM vào doanh nghiệp 32 7.1 Khái niệm TQM và vai trò của nó trong HTQLCL ở doanh nghiệp...............................................................................32 7.2 Những đặc điểm và yêu cầu của QLCL đồng bộ..............34 7.3 Đưa TQM vào doanh nghiệp và ưu thế của công tác QLCL tổng hợp 37 Chương II-Phân tích thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo hải hà. I- Công ty bánh kẹo hải hà 42 năm xây dựng và trưởng thành. 1. Sự ra đời của Công ty Bánh kẹo Hải Hà 43 2. Những giai đoạn phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Hà 43 3. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Công ty Bánh kẹo Hải Hà 47 4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới CLSP của Công ty Bánh kẹo Hải Hà 50 4.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 50 4.2. Đặc điểm của tình hình tài chính Công ty 62 4.3. Đặc điểm về đội ngũ lao động của Công ty 65 4.4. Đặc điểm máy móc trang thiết bị và quy trình công nghệ của Công ty 70 4.5. Đặc điểm về NVL& công tác quản lý NVL ở Công ty 77 II-Thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất lượng của Công ty bánh kẹo Hải hà. 1. Khái quát về tình hình CLSP của Công ty 79 1.1. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá CL bánh 79 1.2. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá CL kẹo 80 1.3. Thực trạng CL bánh của Công ty 82 1.4. Thực trạng chất lượng kẹo của Công ty 84 2. Thực trạng công tác QLCLSP của Công ty bánh kẹo Hải Hà 87 2.1. Thực trạng hoạt động QLCLSP ở Công ty bánh kẹo Hải Hà 87 2.2. Đánh giá về chất lượng và công tác QLCLSP của Công ty 94 3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong quá trình SXKD nói chung và nâng cao CLSP nói riêng 95 4. Những thành quả đạt được của công tác QLCL của Công ty 96 5. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty 97 5.1. Những tồn tại cần được khắc phục 97 5.2. Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng bánh kẹo 98 5.3. Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 99 Chương III- phương hướng và giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty bánh kẹo hải hà. I- Những quan điểm cơ bản của công ty về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm II- những phương hướng cơ bản và các giải pháp chiến lược nhằm duy trì và nâng cao clsp ở công ty bánh kẹo hải hà. 1. phương hướng chung của ngành và Công ty trong giai đoạn từ nay tới năm 2005 102 2. Các giải pháp cơ bản nhằm duy trì và nâng cao CLSP của Công ty bánh kẹo Hải Hà 103 2.1. Biện pháp về tổ chức quản lý . 104 -Phải xem xét doanh nghiệp theo quan điểm hệ thống và đưa quả lý 104 -chất lượng đồng bộ sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp 108 -Đưa các loại quy định liên quan tới CLSP và Công ty 113 2.2. Biện pháp duy trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 115 - Giáo dục tư tưởng cho người lao động 115 - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty 116 - Tăng cường các biện pháp trọng dụng nhân tài 120 2.3. Tăng cường khai thác sử dụng công nghệ hiện có và đầu tư NC&TK khoa học công nghệ mới. 121 - Thay đổi nhận thức về vai trò và sự tác động qua lại giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư cho KHCN 121 - Nâng cao năng lực con người trong lĩnh vực sử dụng, NC&TK công nghệ 122 - các chiến lược tăng năng lực công nghệ của Công ty 123 - Đầu tư cho công cuộc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ một cách có trọng điểm 124 2.4. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu. 126 - Tổ chức tốt công tác thu mua, cung ứng NVL 126 - Thực hành tiết kiệm NVL trong quá trính sử dụng 129 - Tăng cường sử dụng NVL trong nước thay ngoại nhập 130 2.5. Xây dựng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO-9002 .130 2.5.1 Thực hiện tiếp cận hệ thống tiêu chuẩn về QLCL theo ISO-9000 130 2.5.2áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO cần tuân theo những nguyên lý cơ bản 132 2.5.3 Các điều kiện mà Công ty cần đáp ứng để đưa ISO-9000 vào QLCL 133 - Yêu cầu về nguồn lực 134 - Yêu cầu về trang thiết bị, máy móc công nghệ; kiểm soát quá trình và hoàn thiện hệ thống thông tin. 134 - Hoạch định quá trình xây dựng và áp dụng ISO-9000 vào Công ty 135 +Lựa chọn mô hình QLCL ISO-9002 135 +Các giai đoạn triển khai áp dụng ISO 9002 135 2.6. Đổi mới nhận thức về chất lượng và QLCL. 136 - Điều tra ý thức về vấn đề chất lượng và QLCL của CNV và có biện pháp khắc phục 137 - Cần phải hiểu chất lượng là trên hết 138 - Chất lượng được khởi nguồn từ người tiêu dùng và cũng quay trở lại nó 138 Khuyến nghị với các cơ quan và Nhà nước - Về quản lý chất lượng sản phẩm 140 - Các cơ chế, chính sách khác 140 Kết luận Nhận xét của cơ quan thực tập Danh mục tàI liệu tham khảo Mục lục bộ giáo dục và đào tạo viện đại học mở hà nội khoa kinh tế chuyên đề thực tập tốt nghiệp đề tài: phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng ở công ty bánh kẹo hải hà. Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Điệp Lớp : K8QT Khoá : 1999-2003 Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Trọng Phức Hà nội, 2003 Lời cảm ơn Lời đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của Khoa Kinh tế nói riêng và Viện đại học Mở nói chung đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quí báuvà những kinh nghiệm bổ ích để em trở thành một nhà quản trị kinh doanh, góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước nhà . Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ. Phan Trọng Phức – người đã tận tình đưa đường chỉ lối và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Nhờ có sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Công ty bánh kẹo Hải Hà, đặc biệt là các cô trong phòng KCS đã cho em hiểu hơn về kiến thức thực tế trong quản lý sản xuất kinh doanh và những tài liệu quý giá để hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và người thân đã động viên giúp đỡ trong suồt thời gian trường kì học tập. Và tác giả vô cùng biết ơn các bạn đồng khoá đã không quản ngày đêm cặm cụi đánh máy những trang viết nguệch ngoạc thành những văn bản không chút sai sót. Trang viết tắt Chữ viết tắt Diễn giải cbcnv Cán bộ công nhân viên Wto World Trade organzation-Tổ chức thương mại thế giới Iso International Standarization organization-Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế afta asean Freedom Trade area - Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á clsp Chất lượng sản phẩm qlclsp Quản lý chất lượng sản phẩm kh-cn Khoa học và Công nghệ CL Chất lượng NVL Nguyên vật liệu QL Quản lý SP Sản phẩm CN Công nghệ Contents

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1621.doc
Tài liệu liên quan