Đề tài Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn

Công ty cổ phần giấy Lam Sơn với chuyên ngành chính là tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng giấy. Việc sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm trước còn gặp phải nhiều khó khăn do máy móc cũ kỹ, sản phẩm làm ra còn chưa đa dạng về chủng loại, chưa đảm bảo về nguồn nguyên liệu, nhưng công ty luôn cố gắng cải tiến quá trình sản xuất. Nhờ những cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nên công ty đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 là rất khả quan, nhất là trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm. Công ty cần phát huy các thế mạnh sẵn có trong nội bộ công ty, kết hợp hài hòa với các chiến lược quy hoạch tổng thể các ngành kinh tế của tỉnh để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền thì kết quả thu được còn cao hơn.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng không giao hàng đúng hẹn cho khách hàng. Tổ chức các nhóm đi khảo sát thị trường tại các địa phương khác( chủ yếu là khu vực miền trung) để tìm kiếm khách hàng Nắm chắc các thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty, báo cáo lên giám đốc và hội đồng quản trị khi cần thiết. Phòng thị trường của công ty hiện nay có 7 nhân viên, trong đó có 4 nhân viên phụ trách trực tiếp việc khảo sát và tìm kiếm thị trường. Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới chủ yếu được thực hiện theo phương thức: Phương thức truyền thống: cử một nhóm nhân viên trong phòng tới địa bàn địa phương mà công ty muốn mở rộng thị trường khảo sat, tiếp xúc với các đối tác , trao đổi với các trưởng phòng thị trường khi có hợp đồng phải thảo. Phương thức mới: tuy không còn mới nhưng đầu năm 2009, công ty mới lập website của công ty, chính thức tiến hành giao dịch qua mạng Internet. Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty hiện nay Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty Bảng 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009(*) Doanh thu xuất khẩu 1.522.463.013 2.279.056.500 3.962.296.391 Doanh thu nội địa 8.062.896.435 8.866.864.464 9.081.330.902 Doanh thu khác 504.492.603 252.310.246 89.393.087 Tổng doanh thu 10.089.852.050 11.194.231.210 13.133.020.385 (*): chỉ tiêu dự kiến ( Nguồn: phòng kế toán- công ty cổ phần giấy Lam Sơn) Qua bảng kết quả hoạt động xuất khẩu cảu công ty có thể rút ra nhận xét: Tổng doanh thu của công ty năm sau so với năm trước luôn tăng trong 2 năm gần đây với tốc độ 13,79% vào năm 2007, 10,95% vào năm 2008 và nếu không có nhiều biến động thì năm 2009 sẽ là 17.31%. Doanh thu nội địa và doanh thu từ xuất khẩu cũng tăng qua các năm với tỷ lệ tăng khá, duy chỉ có doanh thu khác là giảm. Nguyên nhân là bởi: · Kế hoạch giảm dần tỷ trọng của thu khác trong tổng doanh thu của công ty · Công ty chuyên hướng từ sản xuất giấy và bột giấy sang tập trung vào sản xuất giấy phục vụ thị trường và xuất khẩu Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vừa thời gian vừa qua Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2008: doanh thu tăng 10,95% so với năm 2007 và tăng 27,1% so với cả năm 2006. Mức tăng trưởng cao đó do tác động của một số nguyên nhân sau: Mặc dù thị trường giá cả của hàng loạt các yếu tố vật tư đầu vào như tre, nứa, vầu, xút, dầu FO, cước vận tải hàng hóa… liên tục tăng cao trong khi giá đầu ra cho sản phẩm tăng không đáng kể nhưng Công ty đã cố gắng sử dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và có các biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm chi phí, tiến tới giảm tối đa giá thành của sản phẩm. Tình trạng mất điện kéo dài trong nhiều ngày, nhiều giờ đặc biệt trong mấy tháng đầu năm 2008 làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất. Những tháng tiếp theo do bố trí lại kế hoạch sản xuất, công ty đã khắc phục được tình trạng này nên năng suất tăng rõ rệt. Công tác giao khoán chi phí và giá thành sản xuất cho các Xí nghiệp bước đầu được thực hiện tương đối triệt để nên đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn trách nhiệm đi đôi với quyền lợi, khuyến khích, nâng cao vai trò, phát huy hết năng lực trình độ, tinh thần tự chủ, tính tự giác của người lao động với mục tiêu ổn định, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từng bước khắc phục vượt qua những khó khăn do diễn biến không thuận lợi của thị trường. Hoạt động tìm kiếm thị trường mới, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty nên đã đạt được những kết quả và có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN I. Định hướng chiến lược của tổng công ty giấy Việt Nam Định hướng mục tiêu tổng quát. Căn cứ xác định mục tiêu. Mục tiêu tổng quát phát triển thị trường của công ty giấy Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng trên cơ sở xem xét các yếu tố chủ yếu sau: Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010 là 3,6 triệu tấn ( giấy văn hoá 34%, giấy bao bì 60% và giấy khác 6%). Môi trường phát triển chung của nền kinh tế, chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước cùng với những thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế và chu kỳ tăng trưởng của ngành. Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp giấy: theo sơ đồ phân phối hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển trong giai đoạn 01-10 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì tổng cung quy hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy toàn quốc là 1 triệu ha. Nguồn lực đầu tư phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam: việc đầu tư chiều sâu và mở rộng có thể đưa tổng công suất các nhà máy hiện có lên 360.000 tấn/năm (tăng 189.000 tấn/năm). Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu sản phẩm giấy các loại tính bình quân cho cả giai đoạn từ 01-05 đạt 11,7% và kết quả cụ thể như sau: Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy đến năm 2010 Hạng mục Giai đoạn01-05 Giai đoạn 06-10 Tốc độ tăng GDP 7,5% 7-8% Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy 12% 8,5% Giấy viết, in 8% 6% Giấy in, báo 10% 6% Giấy bao bì 15% 10% Giấy khác 9% 8% ( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) Và dự báo nhu cầu sản phẩm giấy đến năm 2010 Tổng nhu cầu giấy các loại :100% 1,2 triệu tấn Giấy văn hoá: 34% 0,405 triệu tấn Giấy bao bì: 60% 0,72 triệu tấn Giấy khác: 6% 75.000 tấn Mục tiêu tổng quát phát triển tổng công ty giấy đến năm 2010. Bảng 6: sản xuất và tiêu thụ giấy đến năm 2010 Hạng mục Năm 2000 Năm 2010 1. nhu cầu giấy 450.000 1.200.000 Giấy văn hoá 200.000 405.000 Giấy bao bì 220.000 720.000 Giấy khác 30.000 75.000 2. sản xuất trong nước 300.000 1.050.000 Giấy văn hoá 155.000 369.000 Giấy bao bì 135.000 630.000 Giấy khác 10.000 50.000 3. nhập khẩu giấy 150.000 150.000 Giấy văn hoá 45.000 35.000 Giấy bao bì 85.000 90.000 Giấy khác 20.000 25.000 ( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) Định hướng đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng. Cơ sở tiếp cận định hướng mở rộng quy mô nhà máy giấy. Theo định hướng mục tiêu tổng quát đến năm 2010, tổng công suất toàn ngành công nghiệp giấy Việt Nam phải huy động thêm 910.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở rộng 360.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư mới 550.000 tấn/năm. Đó không phải là một mục tiêu dễ thực hiện. Trở ngại lớn nhất đối với tổng công ty chính là vấn đề vốn đầu tư. Các công trình đầu tư mới cuẩ ngành giấy yêu cầu nguồn vốn đầu tư rất lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài. Do đó, việc quyết định quy mô, công suất của nhà máy phù hợp sẽ tạo tiền đề quyết định đến tương lai của nhà máy cũng như công ty, đồng thời trong việc quyết định lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị và quy mô sản xuất. Định hướng phát triển quy mô nhà máy giấy. Sau giai đoạn 01-05, định hướng quy mô công suất nhà máy các dự án đầu tư mới tổng công ty giấy Việt Nam là 100.000-200.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này, quy mô công suất tối thiếu phải đạt của các nhà máy đầu tư mới là 100.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này, do đã là thành viên của WTO, bước vào giai đoạn cắt giảm thuế quan, thì quy mô công suất nhỏ sẽ khó tồn tại do không đủ sức cạnh tranh trên thị trường về cả hai yếu tố: chất lượng và giá cả. Quy mô công suất tối đa mà chỉ là dự báo quy mô dựa vào đánh giá khả năng phát triển vùng nguyên liệu giấy nước ta. Định hướng phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ thấp kém sẽ đi liền với nghèo đói và lạc hậu. Trình độ khoa học tiên tiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nghệ giấy Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm công nghệ lạc hậu ít nhất 10-15 năm so với thế giới và khu vực. Do đó, để vươn tới mục tiêu năm 2010, tổng công ty giấy Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển công nghệ phù hợp. Mục tiêu tổng quát phát triển khoa học công nghệ. + Phát triển tiềm năng nguồn lực của tổng công ty giấy Việt Nam và của đất nước, mở rộng khả năng sử dụng và đa dạng hoá nguồn nguyên liệu. + Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên,vật tư hoá chất, năng lượng, máy móc thiết bị và lao động. + Đầu tư các loại thiết bị công nghệ mới để đưa ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng về chủng loại, chất lượng và số lượng. + Gia tăng sức cạnh tranh, đạt mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh về số lượng, lợi nhuận và tích luỹ. + Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Định hướng phát triển khoa học công nghệ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thích hợp, xử lý và chế biến các loại nguyên liệu ở các vùng nguyên liệu quy hoạch đầu tư xây dựng nhà máy giấy và bột giấy. Hoàn thiện và phát triển công nghệ bột hoá nhiệt cơ (CTMP), đa dạng hoá nguyên liệu sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm. Ứng dụng và phát triển công nghệ Sunphat mới, công nghệ nấu Polysunphat,nấu gián đoạn Superbatch, sản xuất bột mềm, siêu mềm, giảm tải quá trình tẩy trắng, giảm thiểu chất thải. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường. Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng sử dụng do phân tử và hợp chất do gây ô nhiễm môi trường, tiến tới công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo, khép kín chu kỳ tẩy, giảm thiểu nước thải. Phát triển công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại, nâng cao chất lượng bột giấy, tăng tỉ trọng thành phần và mặt hàng sản phẩm sản xuất từ giấy loại, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuẩt các mặt hàng sản xuất mới, các loại giấy đặc biệt phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thay thế các mặt hàng nhập khẩu như các loại giấy lọc, giảm cảm nhiệt, giấy cách điện, giấy sinh hoạt cao cấp, các loại giấy in đặc biệt dùng trong ngân hàng, tài chính… Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học bảo quản nguyên liệu, sản xuất bột giấy va xử lý nước thải nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Phát triển công nghệ sử dụng chất độn, chất phụ gia, tiết kiệm vật tư năng lượng, nâng cao chất lượng và sản lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu chất thải. Ứng dụng công nghệ xeo hiện đại, gia tăng tốc độ và sản lượng độ đồng đều kết cấu sơ sợi và chất lượng, nâng cao hiệu suất sử dụng vật tư thiết bị, sản xuất nhiều sản phẩm mới. Ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý chất thải, thiết kế các giải pháp khoa học, giảm thiểu chất thải, loại trừ ô nhiễm môi trường sinh thái, tiến tới kiểm soát và quản lý được ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến, tự động hoá quá trình công nghệ và vận hành thiết bị, kiểm soát chất lượng và môi trường điều hành và quản lý quá trình sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ triển khai và thích nghi hoá công nghệ nhập, xây dựng đội ngũ chuyên gia trong từng lĩnh vực khoa học chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu đào tạo, ứng dụng công nghệ mới và tư vấn đầu tư phát triển. Định hướng phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu tổng quát phát triển lực lượng lao động Phát triển nguồn nhân lực sẽ là cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển tổng công ty. Do vậy, mục tiêu tổng quát phát triển lực lượng lao động tổng công ty giấy Việt Nam trong giai đoạn tới là: Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, quản lý điều hành vững vàng, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra của định hướng phát triển tổng công ty. Phát huy kinh nghiệm và tiềm năng sẵn có, phát triển nguồn nhân lực thoả mãn nhu cầu đầu tư phát triển về trình độ, quy mô số lượng cơ cấu ngành nghề lao động. Tập trung nguồn lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo tiền đề tiên quyết bảo đảm tính khả thi của các dự án đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bảng 7: Định hướng quy hoạch lao động tổng công ty giấy Việt Nam Giai đoạn 2006-2010 Cơ cấu Giai đoạn 2006-2010 Lao động Tổng số Dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng Dự án đầu tư mới Trên đại học 45 30 15 Đại học 1395 900 495 Trung cấp 2030 1280 750 Thợ bậc cao 3680 2400 1280 Lao động khác 5600 4305 1295 Tổng cộng 12750 8915 3845 (Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) II. Định hướng chiến lược phát triển cuẩ công ty cổ phần giấy Lam Sơn Mục tiêu chung của công ty Mục tiêu dài hạn Đánh giá hiện trạng các thị trường của công ty Thị trường nội địa: đối với thị trường trong nước hiện nay, công ty chủ yếu cung cấp giấy kraft, giấy bìa cứng, bìa catton sóng và bột giấy. Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất cho các công ty sản xuất các sản phẩm khác để làm bao bìa sản phẩm hoặc gia công lại. Trong phân đoạn thị trường này, giá cả các ngành khác có liên quan biến động đều có ảnh hưởng tới sự biến động về giá cả đầu vào của sản xuất. Đối với các hợp đồng đã ký, giao hàng theo giá cả cam kết đã gây nên nhiều khó khăn cho công ty trong sản xuất. Đối với các hợp đồng mới, với tình hình biến động không lường trước được của thị trường thì định giá cho sản phẩm cũng không phải là một việc làm dễ dàng. Thị trường xuất khẩu: đối với thị trường này, công ty mới bước chân vào từ cuối năm 2007. Hiện tại, tại thị trường này, công ty chủ yếu là xuất khẩu theo hợp đồng với số lượng tương đối khiêm tốn, tập trung ở chủng loại giấy kraft và giấy đế, hai loại giấy với giá trị gia tăng không cao, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất bao bì. Trong thời gian, nhu cầu về loại giấy đế ở hai thị trường xuất khẩu chính của công ty vẫn tăng, lớn hơn khả năng sản xuất của công ty. Mục tiêu của công ty Mở rộng thị trường tiêu thụ dòng sản phẩm hiện có của công ty Chạy thử nghiệm và đưa ra thị trường chủng loại sản phẩm mới theo công nghệ mới và dây chuyền công ty mới nhập Hoàn thiện hơn nữa chính sách cho bên cung cấp nguyên liệu( bán cổ phần, bao tiêu đầu ra, điều chỉnh giá thu mua sao cho sát với giá cả thị trường..) Mục tiêu trước mắt Thời gian vừa rồi do thị trường biến động mạnh nên cả lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty đều giảm. Do vậy mục tiêu trước mắt. Mục tiêu của công ty chi dừng lại ở một số chỉ tiêu: Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng làm việc cho người lao động với những dây chuyền mới sao cho giảm tối đa thời gian chạy thử nghiệm của dây chuyền, nhanh chóng đưa sản phẩm mới vào thị trường Thành lập ban kiểm soát vật liệu bằng việc sáp nhập hai phân xưởng là phân xưởng lề và phân xưởng nứa nhằm kiểm soát và kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào trong thời gian sắp tới Hoàn thành công tác ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với nhân dân có rừng trồng cây nguyên liệu giấy Mục tiêu phát triển xuất khẩu sản phẩm Cơ sở đề ra mục tiêu Sau một thời gian đi vào hoạt động, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty đã phát huy được hiệu quả làm tăng lợi nhuận cho công ty Trong thời gian tới một số dự án của công ty sẽ được đưa vào triển khai. Cụ thể: · Tiếp tục hoàn thiện dự án nâng cấp và mở rộng phân xưởng sản xuất giấy đế · Phối hợp cùng sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành lâm nghiệp, cơ quan kiểm lâm khảo sát và thực hiện dự án cụm trồng cây nguyên liệu giấy của huyện Ngoài các dây chuyền sản xuất giấy, công ty còn có hệ thống máy móc thiết bị sản xuất Giấy vàng mã theo hợp đồng gia công xuất khẩu. Sản lượng bình quân là 180 container/ năm tương đương 3.600 tấn sản phẩm. Những sản phẩm này nếu được xuất khẩu trực tiếp, sẽ đảm bảo được mức doanh thu ngoại tệ 800.000 – 1.000.000 USD/ năm. Mục tiêu của công ty Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế việt nam đạt được nhiều thành tựu to lớn với tốc độ tăng trưởng cao được duy trì liên tục qua nhiều năm. Tuy nhiên đến năm 2008 cho tới quý II/2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, tình hình tăng trưởng kinh tế của việt nam không mấy khả quan. Cùng với tình hình chung, mục tiêu xuất khẩu trong năm 2009 của công ty cũng chỉ dừng lại ở thị trường và khối lượng xuất hiện tại theo hợp đồng, cố gắng tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài, hoàn thiện và nâng cấp một số dây chuyền sản xuất hiện có của công ty để nâng cao chất lượng và tăng sản lượng hiện sản xuất được của công ty, đáp ứng yêu cầu kinh doanh ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Các giải pháp công ty đề ra Hoàn thiện cơ sở sản xuất hiện tại Tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng mặt bằng nhà xưởng cũng như các dây chuyền, thiết bị, máy móc sản xuất. Bên cạnh đó, rút ngán thời gian bảo dưỡng nhằm đảm bảo công suất của dây chuyền trong thời gian sản xuất cao điểm, tránh tình trạng máy móc hư hỏng trong quá trình sản xuất. Phát triển lực lượng lao động Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành giấy nói chung. Đối với công ty, phát triển lực lượng lao động là: Đào tạo và liên kết đào tạo công nhân kỹ thuật với trường đào tạo nghề giấy Bãi Bằng Liên kết với trường công nhân kỹ thuật của tỉnh đào tạo lại và nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện có của công ty Trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt cũng như trong lực lượng cán bộ kỹ thuật của công ty bằng nhiều chính sách khen thưởng đối với các cá nhân và phân xưởng có nhiều cải tiến giúp cho quá trình sản xuất của công ty, trọng dụng các kỹ sư và cán bộ trẻ.. Dần thay đổi cơ cấu trong đọi ngũ lao động của công ty, nâng tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học lên 15%, tăng tỷ lệ công nhân lành nghề và công nhân kỹ thuật Huy động vốn bằng cách bán cổ phần Bán cổ phần của công ty cho các đối tượng ngoài công ty là một biện pháp công ty đã đề ra như một cách thức để huy động vốn sau khi bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch bán cỏ phần cho các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty như một hình thức cam kết bao tiêu đầu ra cho họ. Tăng cường sử dụng giấy tái chế Trước đây, việc thu mua và sử dụng giấy loại tái chế của công ty chỉ là để bổ sung vào khối lượng đầu vào bị thiếu hụt do không thu mua đủ các nguyên liệu khác. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua cũng như trong thời gian sắp tới công ty sẽ thu mua giấy loại với khối lượng lớn hơn với mục đích: Giảm sức ép về tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào khi bước vào thời gian cao điểm Giảm thời gian của quá trình sản xuất( tù khâu thu mua nguyên vật liệu đến khi cho ra thành phẩm), tranh thủ thời gian giúp công ty hoàn thiện các hạng mục công trình và đưa một số dây chuyền mới vào vận hành Giảm giá thành sản phẩm Mục tiêu môi trường Lập kế hoạch sản xuất theo tuần Ngành điện sắp bước vào giai đoạn thiếu điện, để tránh việc ngưng trệ sản xuất, không hoàn thành với khách hàng, công ty đã thay đổi việc lập kế hoạch sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý sang lập kế hoạch sản xuất theo tuần. Hiện nay, ở công ty công nhân đã được phân thời gian làm việc thành 3 ca, thay vì làm việc 2 buổi như trước đây. Việc làm này vì hai lí do: Tránh tình trạng mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất và làm chậm thời gian giao hàng của công ty Giảm chi phí về điện năng cho công ty, đồng thời đảm bảo cung cấp sản phẩm theo giá mà hợp đồng đã ký và vẫn đảm bảo lợi nhuận dương cho công ty. III. Xây dựng ma trận SWOT cho công ty cổ phần giấy Lam Sơn 1. giới thiệu sơ lược về ma trận SWOT Khái niệm Cơ sở hình thành Các ý tưởng chiến lược được hình thành trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu là ma trận thứ tự ưu tiên cá cơ hội, nguy cơ và bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp. Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội, nguy cơ Do nguồn lực luôn có giới hạn nên nhìn chung, các doanh nghiệp không thể có đầy đủ các nguồn lực để khai thác hết các cơ hội cũng như không thể sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ tiềm ẩn. Vì thế xác định thứ tự ưu tiên là một việc làm hoàn toàn cần thiết.để xác định thứ tự ưu tiên các cơ hội, nguy cơ các nhà quản trị có thể sử dụng ma trận ưu tiên các cơ hội và nguy cơ. Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội( ma trận cơ hội) là một ma trận mà một trục mô tả xác suất để một doanh nghiệp có thể tranh thủ một cơ hội nào đó và trục còn lại mô tả mức độ tác động của cơ hội đó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Hình 2: Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội( ma trận cơ hội) Xác suất có thể tận dụng Cao các cơ hội TB Thấp Cao TB Thấp Tác động của cơ hội Chú thích: Ưu thế cao Ít được ưu tiên Ưu tiên trung bình Ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ ( ma trận nguy cơ) là một ma trận mà một trục mô tả xác suất xảy ra các nguy cơ và trục còn lại mô tả mức độ tác động của nguy cơ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. Hình 3: ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ Xác suất xảy ra Cao nguy cơ TB Thấp Cao TB Thấp Tác động của nguy cơ Chú thích: Ưu thế cao Ít được ưu tiên Ưu tiên trung bình Có tác giả quan niệm có thể chia tác động của nguy cơ thành 4 mức: hiểm nghèo, nguy kịch, trung bình và nhẹ. Lúc đó ma trận sẽ có 12 ô với 4 mức ưu tiên: khẩn cấp, cao, trung bình, thấp. Bảng tổng hợp phân tích và đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp Mục đích của việc phân tích nội bộ doanh nghiệp là để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh và với mức trung bình của ngành, từ đó có thể đề ra những chiến lược thực sự hiệu quả để phát triển doanh nghiệp Bảng 8: Tổng hợp phân tích và đánh giá nội bộ doanh nghiệp STT Các yếu tố trong môi trường nội bộ doanh nghiệp Mức độ tác động đối với ngành Mức độ quan trọng đối với ngành Xu hướng tác động Điểm tổng hợp 1 Tài chính khả năng thanh toán khả năng sinh lời 2 Marketing 3 Chủng loại sản phẩm 4 Giá bán 5 Mẫu mã 6 Quảng cáo 7 Nhân sự 8 Chất lượng người lao động trong doanh nghiệp 9 Sản xuất 10 Hiệu quả sử dụng công suất 11 Công nghệ 12 Nguyên, vật liệu Khái niệm SWOT là công cụ về bức tranh toàn cảnh về khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Là ma trận mà một trục mô tả các điểm mạnh, điểm yếu và một trục mô tả các cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. SWOT bao gồm 4 yếu tố: Điểm mạnh( S_Strength) Điểm yếu( W_ Woekness) Cơ hội( O_ Oppurtunations) Nguy cơ( T_ Throats) Các yếu tố cấu thành ma trận Các yếu tố cấu thành Các yếu tố môi trường kinh doanh( môi trường ngoài doanh nghiệp) Mục đích của việc đánh giá môi trường kinh doanh là xem xét cụ thể xu hướng và mức độ tác động của từng nhân tố thuộc môi trường ngoài tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ chiến lược. Từ đó nhận ra các cơ hội để có các biện pháp tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách( nguy cơ). Cơ hội( oppurtunations): liệt kê những cơ hội quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp. Nguy cơ( throats): liệt kê những nguy cơ quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp Mục tiêu của tổng hợp kết quả đánh giá nội bộ doanh nghiệp là xác định các điểm mạnh, điểm yếu trong abnr thân doanh nghiệp trong một thời lỳ từ đó có những biện pháp tăng cường điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu đang tồn tại. Điểm mạnh( strength): liệt kê những điểm mạnh qua trọng nhất từ tổng hợp môi trường nôi bộ tổ chức. Điểm yếu( woekness): liệt kê những điểm yếu quan trọng nhất từ tổng hợp môi trường nội bộ tổ chức. Các kết hợp chiến lược Về nguyên tắc, có thể thiết lập 4 loại kết hợp nhằm tạo ra các cặp phối hợp logic: kết hợp( OS): hình thành các ý tưởng chiến lược đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp. Kết hợp( OW): đưa ra các ý tưởng với phương châm tận dụng triệt để các cơ hội nhằm củng cố và giảm nhẹ điểm yếu. Kết hợp( TS): gợi ý các chiến lược tận dụng điểm mạnh, ngăn ngừa đe dọa, cạm bẫy. Kết hợp( TW): đưa ra các ý tưởng phòng thủ nhằm giảm thiểu đểm yếu và tránh các nguy cơ. Từ đó ta có mô hình ma trận tổng quát như sau: các Các yếu tố trong yếu tố nội bộ tổ ngoài môi chức trường kinh doanh Điểm mạnh( S) Liệt kê những điểm mạnh quan trọng nhất từ tổng hợp môi trường nội bộ tổ chức Điểm yếu( W) Liệt kê những điểm yếu quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường nội bộ tổ chức Cơ hội(O) Liệt kê những cơ hội quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp Kết hợp( OS) Tận dụng thế mạnh tài chính để khai thác cơ hội trong môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp Kết hợp( OW) Tận dụng cơ hội bên ngoài để giảm nhẹ điểm yếu bên trong doanh nghiệp Nguy cơ( T) Liệt kê những nguy cơ quan trọng nhất từ những tổng hợp môi trường ngoài doanh nghiệp Kết hợp( TS) Tận dụng điểm mạnh trong tổ chức để giảm bớt tác động của nguy cơ từ môi trường ngoài doanh nghiệp Kết hợp( TW) Kết hợp chiến lược mang tính phòng thủ, cố gắng khắc phục điểm yếu và giảm tác động , tránh nguy cơ từ bên ngoài Phân tích môi trường ngoài công ty Cơ hội Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam sẽ là một thị trường tiêu thụ giấy đầy tiềm năng của công ty. Hiện nay mức tiêu thụ giấy trung bình đạt mức 23kg/ người/ năm, dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ trung bình này sẽ đạt 24,5kg/ người/ năm và con số này năm 2020 sẽ là 33,6kg/ người/ năm. Bảng 9: Bảng số liệu về khối lượng ngành giấy Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015 1 1.158.000 1.341.000 1.498.000 2.350.000 2.618.000 5.400.000 2 1.554.587 1.800.230 2.054.479 2.424.136 2.882.243 6.045.000 3 958.600 1.130.000 1.311.600 1.988.000 2.415.000 5.000.000 4 776.958 861.730 962.579 705.986 725.343 1.371.000 5 170.980 191.500 219.700 269.850 258.100 326.000 6 18 21 24 28 32 60 ( Nguồn: vietpaper.com) Chú thích: 1: năng lực sản xuất (tấn) 2: khối lượng tiêu dùng( tấn) 3: khối lượng sản xuất( tấn) 4: khối lượng nhập khẩu( tấn) 5: khối lượng xuất khẩu( tấn) 6: tiêu dùng bình quân( kg/người) Dự án vùng nguyên liệu giấy của tỉnh Thanh Hóa với quy mô dự kiến là 1.730.000 USD sẽ được triển khai tại các huyện miền núi và bán sơn địa, dự kiến tổng mức đầu tư 520USD/cụm. Thanh Hóa với diện tích 1.112.033 ha, trong đó diện tích rừng là 484.246 ha với trữ lượng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác từ 50.000- 60.000 m3. Trung Quốc, Lào..các quốc gia láng giềng cũng là những thị trường tiềm năng. Bảng 10: Mức sản xuất và tiêu thụ một số loại giấy của Trung Quốc năm 2008 Đơn vị: 1.000 tấn Sản lượng Sản xuất Xuất khẩu Tiêu thụ %(*) Tổng cộng giấy các loại 66,700 3,500 67,720 -2 Giấy in báo 3.848 329 3.530 +9 Giấy in, giấy viết 17.23 1.796 16.529 +4 Giấy bao gói, bìa 38.38 667 40.426 -5 Giấy làm các tông sóng 23.39 225 25.066 -7 Giấy lụa 4.822 390 4.483 +7,6 ( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) (*): so sánh sản xuất/ tiêu thụ Nguy cơ Các đối thủ có công nghệ hiện đại Không tính đến các nước ở bắc âu hay vùng scandinavi, thái lan cũng là một nền sản xuất giấy lớn trong khu vực mà việt nam cần học tập. Công nghệ hiện nay công ty đang sử dụng đã tương đối lạc hậu so với khu vực, kỹ thuật cũ dẫn đến tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất khá lớn đã dẫn đến sức cạnh tranh yếu của sản phẩm công ty trên thị trường. lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO) Theo đó, thuế suất nhập khẩu bột giấy là 0%, giá trên thị trường thế giới cũng là giá tại thị trường việt nam thì ngành giấy sẽ bước vào một cuộc chơi không cân sức với các nền sảm xuất giấy lớn khác. chất lượng nguyên liệu kém tuy có một vùng nguyên liệu rộng và tiềm năng song hiện tại, nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là giấy loại và nứa với chất lượng không cao, chưa tận dụng được hết ưu thế của vùng nguyên liệu Phân tích môi trường trong công ty Điểm mạnh Nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp năm 2008, toàn tinh có 3,5 triệu người trong đó dân số trong độ tuổi lao động vào khoảng 2,049 triệu người chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh. Lực lượng đã qua đào tạo chiếm 31,5%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 8,1%. Cũng trong năm 2008, dân số trong độ tuổi lao động của huyện khoảng 116.648 người, chiếm 5,7% lực lượng lao động toàn tỉnh, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm gần 35%. Giá cả có thể cạnh tranh Trong điều kiện hiện nay, so với mặt bằng chung thì giá bán giấy và bột giấy của công ty được cho là tương đối cạnh tranh, bởi các lý do: Địa điểm của công ty gần vùng nguyên liệu nên giảm được chi phí thu mua và vận chuyển Sau dự án sạch trong sản xuất, công ty đã nâng cao được sản lượng do giảm được tỷ lệ giấy rách trong sản xuất Một số kỹ thuật hiện đại Theo số liệu, để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng 30- 100m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ phải sử dụng 7- 15m3 nước/tấn giấy. Bình quân một doanh nghiệp vừa và nhỏ của việt nam, chi phí cho năng lượng chiếm tới 21% giá thành sản phẩm giấy( trong đó, điện chiếm 7-12%, nhiên liệu khác là 6- 9%). Học tập kinh nghiệm của một số công ty, xí nghiệp thực hiện giải pháp sạch hơn, công ty đã đầu tư một hệ thống xử lý nước thải với vốn đầu tư ban đầu 120 triệu đồng, hàng năm tiết kiệm được 128 triệu đồng, giảm 33% nước thải, 20% tải lượng ô nhiễm hữu cơ, 30% phát khí thải, 30% chất thải rắn. Nhờ giảm tỷ lệ giấy rách nên sản lượng của dây chuyền sản xuất được nâng lên. Chuyến hướng đầu tư sản xuất giấy chuyên dụng Thời gian vừa qua, giá giấy và bọt giấy trên thế giới cũng như việt nam có nhiều biến động, khối lượng tiêu thụ có xu hướng chững lại. Vì thế công ty đã nhập về một dây chuyền sản xuất giấy đế để chạy thử nghiệm, dự kiến trong thời gian tới nếu không có gì thay đổi, công ty sẽ cho vận hành chính thức dây chuyền này. Điểm yếu thiếu vốn là điểm nổi bật tổng tài sản lưu động của công ty ước đạt 1,78 tỷ đồng trong khi đó nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư mới đã lớn 2 tỷ đồng. chất lượng lao động thấp lực lượng lao động trong công ty hiện nay chỉ có 35 người có trình độ đại học, 60 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, 168 người có trình độ công nhân kỹ thuật, còn lại là sơ cấp và lao động khác. Ít kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu giấy Công ty mới tham gia xuất khẩu giấy( xuất khẩu trung gian) vào cuối năm 2007 với khối lượng còn tương đối khiêm tốn và chỉ đơn thuần là bột giấy và giấy kraft. Bên cạnh đó, việc xúc tiến thương mại của tỉnh với các đối tác nước ngoài hiện còn hạn chế nên trong tương lai gần, mục tiêu của công ty chỉ dừng lại ở hoạt động xuất theo hợp đồng đã ký, từng bước tích lũy kinh nghiệm trong hoạtđộng xuất khẩu rồi mới tiến tới thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ngoài. Công nghệ đã quá cũ kỹ, lạc hậu Vì thế chất lượng sản phẩm không cao, năng xuất lao động thấp, mức hao phí năng lượng và nguyên liệu cao Quy mô nhà máy nhỏ, không tận dụng được lợi thế nhờ quy mô Không tự chủ được trong vùng nguyên liệu Hiện tại vùng nguyên liệu chính của nhà máy thuộc địa bàn của huyện lân cận, việc thu mua chủ yếu dựa vào hợp đồng công ty đã ký với lâm trường hoặc với các hộ gia đình, do vậy nguồn nguyên liệu trực tiếp công ty không thể tự chủ. Ma trận SWOT tổng hợp các kết hợp lý thuyết kết hợp ( OS) Mở rộng thị trường trong nước bằng các sản phẩm chất lượng ngày càng cao Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có kết hợp ( OW) thâm nhập vào thị trường cao cấp bằng dòng giấy chuyên dụng với dây chuyền sản xuất mới tiếp tục duy trì hình thức xuất khẩu trung gian kết hợp ( TS) giữ vững thị phần xuất khẩu hiện có bằng việc thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu đã ký tăng cường các hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường, thử nghiệm phương thức chào hàng qua Internet kết hợp ( TW) tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm hiện tại bằng cách: giảm giá thành( do đã giảm được các chi phí đầu vào) tăng khối lượng hàng bán( do tăng công suất và giảm tỷ lệ giấy rách trong quá trình sản xuất) ma trận tổng hợp Bảng 11: Ma trận tổng hợp cho công ty cổ phần giấy Lam Sơn Yếu tố trong nội bộ công ty Yếu tố trong môi trường kinh doanh của công ty Điểm mạnh Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp Giá cả có thể cạnh tranh Một số kỹ thuật hiện đại Điểm yếu Chất lượng lao động thấp Ít kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu Tiêu thụ gián tiếp Không tự chủ trong vùng nguyên liệu Cơ hội Việt Nam là thị trường tiềm năng Dự án vùng nguyên liệu giấy của tỉnh Điều kiện tự nhiên thuận lợi trong phát triển vùng nguyên liệu Các nước láng giềng cũng là những thị trường tiềm năng Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước bằng các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có Thâm nhập vào thị trường cao cấp bằng dòng giấy chuyên dụng với dây chuyền công nghệ mới hiện đại Tiếp tục duy trì phương thức xuất khẩu trung gian như hiện nay Nguy cơ Các đối thủ có công nghệ hiện đại Lộ trình cắt giảm thuế quan Chất lượng nguồn nguyên liệu kém Giữ vững thị phần xuất khẩu hiện có bằng việc thực hiện một cách tốt nhất các hợp đồng đã ký Tăng cường các hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường ( bằng việc sử dụng các yếu tố giá), thử nghiệm phương thức chào hàng mới ( chào hàng qua mạng) Tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại bằng cách: Giảm giá thành sản phẩm( do đã giảm được một số chi phí đầu vào) Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất( tăng công suất do giảm tỷ lệ giấy rách) IV. Một số kiến nghị và giải pháp đưa ra nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần giấy Lam Sơn 1.Kiến nghị đối với tỉnh và công ty trong việc phát triển sản xuất 1.1. Đối với tỉnh Tiếp tục phát triển quan hệ quốc tế đối với các nước đã có quan hệ từ trước, nhất là quan hệ thương mại Các quan hệ thương mại đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nó tạo điều kiện thuận lợi về luật pháp, thủ tục hay việc tìm kiếm thông tin thị trường đối tác. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của hoạt động ngoại giao trong thời gian tới sẽ là” nỗ lực tạo những chuyển biến trong công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, tạp môi trường khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế”. Đối với tỉnh, bên cạnh mục tiêu thu thú vốn vào các dự án trọng điểm, các định hướng kế hoạch 5 năm( 2006-2010) thì việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và xây dựng các chính sách đầu tư thông thoáng, nhiều ưu đãi hơn và các chế độ thuế, thời gian hoàn thuế và các điều kiện về cơ sở hạ tầng…sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như thúc đẩy các hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp nước ngoài. Nâng cao vai trò và tăng cường hơn nữa chức năng hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trò, chức năng của mình để giúp đỡ các doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là việc tổ chức thông tin kịp thời tình hình thị trường cho các doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về các doanh nghiệp trong tỉnh với các đối tác và thị trường trọng điểm. Đồng thời, hiệp hội tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại với các nước đối tác nhằm xâm nhập mạng lưới bán hàng, đề xuất các chế độ, cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Chú trọng hơn nữa trong việc phát triển các vùng nguyên liệu giấy Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh vào các điểm, cụm trong dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy của tỉnh theo hướng tập trung, hoàn chỉnh các khâu xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp giống cây nguyên liệu đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành công nghiệp giấy ngay từ giai đoạn giống cây nguyên liệu. Bên cạnh đó, mở rộng vùng nguyên liệu ra các địa phương, địa bàn có đủ điều kiện, phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất giấy trong tỉnh với các địa phương có vùng nguyên liệu. Thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp giấy Bên cạnh tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất từ phía các doanh nghiệp, phát triển vùng cây nguyên liệu từ phía các hộ trồng rừng, tỉnh cần có các chinh sách khuyến khích các cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng lực và nhu cầu đầu tư vào các công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng đầu vào là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm giải quyết một phần mục tiêu chung của tỉnh là tạo thêm việc làm cho lao động trong tỉnh, đồng thời giải quyết khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp trong tỉnh là thiếu vốn sản xuất, cũng như tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi trong nhân dân. Đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá Là một trong những yếu tố vừa thúc đẩy, vừa cản trở sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hiện nay hệ thống cơ sở vật chất, đường xá, cầu cống đã được tỉnh đầu tư nâng cấp và mở rộng đến nhiều xã, trong thời gian tới nâng cao tỷ lệ đường rải nhựa/ tổng số km đường hiện có trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Quá trình này sẽ được thực hiện đồng bộ với nhiều biện pháp như đào tạo nghề và đảm bảo đầu ra cho học viên, tổ chức hệ thống quản lý các cơ sở đào tạo và dạy nghề…để thực hiện điều này, đòi hỏi tỉnh cần có các cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng cũng như đầu tư hoàn thiện các cơ sở, trung tâm dạy và đào tạo nghề hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phổ thông, lao động trực tiếp hiện có. Điều này sẽ có tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. 1.2. Đối với công ty Tiếp tục phối hợp với huyện và một số xã lân cận có rừng trong việc ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu cho nông dân Do sự biến động của thị trường giấy trong nước thời gian vừa qua, nên việc định giá thu mua sản phẩm cho nông dân cũng có nhiều biến động và về lâu dài chưa thể ổn định. Vì thế việc ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nhân dân còn chưa thể thực hiện triệt để. Trong thời gian tới công ty cần bám sát thị trường hơn nữa, phối hợp với lãnh đạo huyện và các hộ nằm trong khu vực nguồn nguyên liệu để có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện thị trường, năng lực tài chính của công ty ma vẫn đảm bảo lợi ích cho nhân dân. Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực Hiện nay, do giá cả một số yếu tố đầu vào, nhất là điện năng đã tăng nên công ty đã phải thực hiện triệt để kế hoạch sản xuất theo ca để giảm chi phí sản xuất. Đây cũng là lúc công ty nên tận dụng thời gian để đào tạo lai và nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động và cán bộ còn thiếu năng lực trong công ty thay vì đào tạo theo định kỳ. Tăng cường sử dụng giấy loại tái chế Trong khi xu thế của ngành giấy trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng cường mức sử dụng giấy loại tái chế thì sự chuyển biến của Việt Nam trong vấn đề này còn hạn chế. Tỷ trọng sử dụng giấy loại làm nguyên liệu sản xuất giấy của Việt Nam còn thấp, nói chung chưa đến 40% và vẫn thường nhằm vào lượng giấy thu hồi trong nước là chính. Lượng giấy thu hồi này không nhiều, vì lượng sử dụng của Việt Nam còn thấp. Tăng nhanh mức sử dụng giấy loại tái chế là việc làm có ý nghĩa nhiều mặt. Có kế hoạch xây dựng các phương án thu hút đầu tư, nâng cao và tiến tới đổi mới năng lực sản xuất của các dây chuyền hiện có. 2. Kiến nghị đối với công ty nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu 2.1. Tăng cường đầu tư trang thiết bị mới trong sản xuất Ngành giấy là ngành đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài, tuy nhiên với công nghệ hiện có công ty khó có thể dạt được hết các mục tiêu trong tương lai sắp tới. Do vậy, tăng cường đầu tư trang thiết bị mới trong sản xuất là việc làm cần thiết. 2.2. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào bằng cách kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất Việc quản lý đầu vào của sản xuất hiện nay do hai phân xưởng quản lý là phân xưởng lề và phân xưởng nứa. Nguyên liệu sau khi đưa về công ty được tập kết tại bãi trước khi đưa vào sản xuất, hiện chỉ có bãi lề là có mái che, còn nguyên liệu nứa hay vàu thì không có. Như vậy chỉ sau một thời gian, chất lượng nguyên liệu đã bị giảm xuống. Do vậy, bên cạnh việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất công ty cũng nên đầu tư xây dựng khu nhà kho bảo quản nguyên vật liệu, tránh để nguyên liệu ngoài trời làm giảm chất lượng của nguyên liệu. 2.3. Đối với nhân lực 2.3.1. Đào tạo lại nguồn cán bộ và công nhân hiện có nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao Trong thời gian tới, công ty cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách về tuyển dụng và sử dụng lao đông, đào tạo và đào tạo lại đối với những cán bộ và lao động không đáp ứng đủ yêu cầu trong quản lý và sản xuất, từ đó từng bước cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất lao động trong công ty. 2.3.2. Có chế độ ưu đãi đối với con em trong công ty có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc tại công ty Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai là mục tiêu ưu tiên trong thời gian dài của công ty. Vì thế, cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trơh hơn nữa đối với con em của công ty có trinh độ cao đẳng và đại học, hỗ trợ họ để họ có thể yên tâm công tác và làm việc tại công ty. 2.3.3. Liên tục đào tạo cho cán bộ, công nhân kỹ thuật các kiến thức về những dây chuyền thiết bị mới mà công ty sẽ nhập về Việc đào tạo cho cán bộ và công nhân kỹ thuật về các kỹ thuật mới ở công ty hiện nay đa số được thực hiện sau khi các dây chuyền mới được nhập về, vì thế đã làm tăng thời gian chạy thử nghiệm của dây chuyền, tăng chi phí chạy thử. Liên tục đào tạo cho các cán bộ và công nhân kỹ thuật về các dây chuyền sẽ nhập là việc làm cần thiết để giảm các chi phí chạy thử cũng như sớm giúp công nhân tiếp thu và nắm thành thạo quy trình cũng như kỹ thuật cần thiết trong làm việc cùng dây chuyền sản xuất mới. 2.4. Đầu tư chuyển hướng sản xuất các loại giấy chuyên dụng Là một doanh nghiệp nhỏ, công ty nên chuyển hướng sản xuất các loại giấy chuyên dụng như giấy tissue, các loại vật dụng bằng giấy( cốc, đĩa, hộp..). trong thời gian tới, sức cạnh tranh trên thị trường chắc chắn sẽ gay go hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại, vì thế đa dạng hóa sản phảm giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, mở rông sang những mảng thị trường con trống 2.5. Tham gia các buổi xúc tiến thương mại do tỉnh tổ chức nhằm tìm kiếm các đối tác và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 2.6. Cử người tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của tỉnh để khảo sát và tìm kiếm thị trường mới KẾT LUẬN Công ty cổ phần giấy Lam Sơn với chuyên ngành chính là tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng giấy. Việc sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm trước còn gặp phải nhiều khó khăn do máy móc cũ kỹ, sản phẩm làm ra còn chưa đa dạng về chủng loại, chưa đảm bảo về nguồn nguyên liệu, nhưng công ty luôn cố gắng cải tiến quá trình sản xuất. Nhờ những cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nên công ty đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 là rất khả quan, nhất là trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm. Công ty cần phát huy các thế mạnh sẵn có trong nội bộ công ty, kết hợp hài hòa với các chiến lược quy hoạch tổng thể các ngành kinh tế của tỉnh để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền thì kết quả thu được còn cao hơn. Vì thời gian và trình độ còn hạn chế, vấn đề tìm hiểu rõ sự hoạt động của một công ty trong thời gian ngắn và lượng kiến thức thực tế không nhiều nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo công ty và GVHD đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 1: Cấu trúc thị trường xuất khẩu Bảng 1: Cơ cấu nguồn nhân lực Bảng 2:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến quý II/2008 Bảng 3: Khối lượng giấy công ty nhập cho YENSONCO giai đoạn từ 2007-2009 Bảng 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy đến năm 2010 Bảng 6: sản xuất và tiêu thụ giấy đến năm 2010 Bảng 7: Định hướng quy hoạch lao động tổng công ty giấy Việt Nam Giai đoạn 2006-2010 Hình 2: Ma trận thứ tự ưu tiên các cơ hội( ma trận cơ hội) Hình 3: ma trận thứ tự ưu tiên các nguy cơ Bảng 8: Tổng hợp phân tích và đánh giá nội bộ doanh nghiệp Bảng 9: Bảng số liệu về khối lượng ngành giấy Bảng 10: Mức sản xuất và tiêu thụ một số loại giấy của Trung Quốc năm 2008 Bảng 11: Ma trận tổng hợp cho công ty cổ phần giấy Lam Sơn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tổng công ty giấy Việt Nam Phòng kế hoạch –công ty cổ phần giấy Lam Sơn Phòng tổ chức –công ty cổ phần giấy Lam Sơn Phòng kế toán –công ty cổ phần giấy Lam Sơn Vietnamnet.vn Vietpaper.com VPPA –hiệp hội giấy Việt Nam Giáo trình: Kinh tế phát triển –đại học kinh tế quốc dân Giáo trình: Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp –đại học kinh tế quốc dân Tạp chí công nghiệp giấy Giáo trình: Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp –GS.TS Ngô Đình Giao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21440.doc
Tài liệu liên quan