Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á

LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I - VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ. VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 3 I-/ TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ : 3 1-/ Khái niệm về vốn đầu tư: 3 2-/ Các nguồn hình thành vốn đầu tư: 3 II-/ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 7 1-/ Vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế. 7 2-/ Vai trò của vốn FDI với tăng trưởng kinh tế. 10 3-/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17 III-/ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA FDI TRONG THẬP KỶ QUA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ KHU VỰC 19 1-/ Xu hướng vận động của FDI trong thập kỷ qua. 19 2-/ Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI trong giai đoạn hậu quả khủng hoảng kinh tế khu vực. 21 IV-/ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC. 24 1-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia: 24 2-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Indonexia: 25 3-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc: 26 PHẦN II - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 88 -99. 29 I-/ TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 88 - 99 29 1-/ Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 88 - 99. 29 2-/ Những đặc điểm chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. 30 II-/ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 88 - 99. 37 1-/ Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 37 2-/ Tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế Việt Nam. 43 PHẦN III - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005 57 I-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 57 1-/ Các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. 57 2-/ Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2000 - 2005. 58 3-/ Nhu cầu vốn FDI 60 II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005. 61 1-/ Phương hướng. 61 2-/ Các giải pháp. 63 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng lên năm 1991 mới chỉ đạt 32 triệu USD nhưng đến năm 1999 đã tăng lên đến 2577 triệu USD. Nhưng bên cạnh đó nhập khẩu cũng ngày càng gia tăng do sự cần thiết phải nhập vật tư, nguyên liệu và thiết bị máy móc cho dự án nước ngoài. Tuy nhiên đầu tư nước ngoài đang chuyển dần theo hướng sản xuất để xuất khẩu chứ không phải sản xuất để thay thế nhập khẩu. Do vậy, trong tuơng lai xuất khẩu sẽ chiếm một tỷ trọng lớn, trong số các sản phẩm sản xuất ra của các doanh nghiệp có vốn FDI, và điều này sẽ cải thiện đáng kể cán cân thương mại đang thâm hụt của Việt Nam. g, FDI góp phần chuyển giao công nghệ một cách thuận lợi và nhanh chóng. Một trong những mục tiêu chủ yếu của thu hút FDI là thực hiện chuyển giao công nghệ. Đổi mới thiết bị công nghệ là nhu cầu tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào vì nó là nhân tố quyết định sự phát triển của sản xuất. Tại Việt Nam, việc chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư FDI được thực hiện thông qua các doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức BOT và các biến thể của nó. Trong nhiều lĩnh vực, kết quả của cuyển giao công nghệ được đánh giá cao. Nếu không có sự tham gia của bên nước ngoài, Việt Nam không thể hoặc khó có thể tiến hành được các dự án về thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng trạm vệ tinh viễn thông, các dự án pha chế dầu nhờn, lắp ráp và sản xuất linh kiện xe máy... Cụ thể là trong ngành dầu khí, nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến của các công ty nôit tiếng trên thế giới như BHP, Petrelium, CRA của úc và các công ty khác của Hà Lan, Italia, Pháp, Anh..đã được đưa vào Việt Nam để thực hiện khai thác dầu khí, xây dựng nhà máy lọc dầu. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, các thiết bị hiện đại của các công ty OCTVT đã được đưa vào Việt Nam để lắp đạt đài thông tin viễn thông đầu tiên, hệ Intelsat đường kính ăng ten 7,5 m tại TP HCMinh, hệ thống cáp quang qua biển Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông để mở rộng các phương tiện viễn thông ở Hà Nội và TP HCMinh. 2.2 Những hạn chế và nguyên nhân. a, Những mặt hạn chế: * Quy mô vốn FDI còn nhỏ và tỷ lệ vốn FDI còn thấp. Bảng 15: tình hình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam (tính điến cuối năm 1998). Chỉ tiêu Singapore Thái Lan Malaysia Philipine Indonesia 1. Số dự án: 163 15 55 16 13 - Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài 30 27 14 8 4 + Vốn đầu tư trên 50 triệu USD 1 - 2 - 1 + Vốn đầu tư từ 5 - 50 triệu USD 14 14 4 3 1 + Vốn đầu tư dưới 5 triệu USD 15 13 8 5 2 - Xí nghiệp liên doanh 122 45 37 8 8 + Vốn đầu tư trên 50 triệu USD 15 3 2 3 2 + Vốn đầu tư từ 5 - 50 triệu USD 63 19 20 1 3 + Vốn đầu tư dưới 5 triệu USD 44 23 15 4 3 - Hợp doanh 11 3 4 0 1 + Vốn đầu tư trên 50 triệu USD 0 0 2 0 1 + Vốn đầu tư từ 5 - 50 triệu USD 2 1 1 0 0 + Vốn đầu tư dưới 50 triệu USD 9 2 1 0 0 2. Tổng vốn đầu tư 5352,3 1044,6 1191,9 238,7 333 3. Vốn thực hiện 909,5 257,8 921,8 78 73,6 Nguồn - Bộ kế hoạch - đầu tư. Nếu so với Việt Nam thì các nước ASEAN có lượng dữ trữ ngoại tệ khá dồi dào song khi so với các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, EU tì hầu hết các nước ASEAN đều là những nước đang phát triển (trừ Singapo) và chưa có nhiều vốn để đầu tư ra nước ngoài. Bản thân họ là những nước nhận đầu tư lớn chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển hoặc các nước NICs châu á. Vì thế đặc trưng của đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Nhìn vào bảng trên ta tháy phần lớn là các dự án có quy mô 50 triệu USD. Bên cạnh đó là tỷ lệ giải ngân trong thời kỳ 1988 - 1999 chỉ đạt khoảng 33% tổng số vốn đăng ký. * Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế còn mất cân đối. Trong hơn 10 năm qua, các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, sau đó là du kịch, dịch vụ. Trong công nghiệp, lại tập trung quá lớn vào thăm dò và khai thác dầu khí. Các dự án dành cho lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất ít, đối với ngành nông - lâm - ngư nghiệp là một trong những ngành có thế mạnh của Việt Nam, chiếm vị trí vai trò to lớn trong nền kinh tế, lại tập trung quá ít vốn FDI. * Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý. Phần lớn các dự án chỉ tập trung ở các thành phố lớn và những khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Ngay trong một vùng cũng có sự đầu tư chênh lệch giữa các địa phương. Các dự án chỉ tập trung ở 3 vùng t trọng điểm. ở các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh miền trung và Tây nguyên đầu tư trong nước vẫn còn quá ít làm cho các kh vực này ngày càng tụt hậu so với các vùng khác, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước. * Trình độ công nghệ yếu kém lạc hậu. Việc giám định, đánh giá thiết bị nhập khẩu đang là vấn đề khó khăn vì thiếu chuyên gia có năng lực am hiểu về lĩnh vực này, lại chưa có sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý vĩ mô nên việc chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Nhìn chung thiết bị máy móc và công nghệ của nước ngoài cao hơn trình độ của Việt Nam và thuộc loại trung bình của thế giới nhưng không ít trường hợp bên nước ngoài góp vốn bằng thiết bị cũ lạc hậu, hoặc đánh giá quá cao so với thực tế, do vậy, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp có giá thành cao, nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất còn thủ công, công nhân còn phải làm việc với cường độ cao mà hiệu quả vẫn thấp. Qua khảo sát về thiết bị nhập khẩu trong 42 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc ngành công nghiệp nhẹ, cho thấy có tới 76%, số máy móc thuộc thế hệ những năm 50 - 70, hơn 70% số máy móc đã khấu hao hết, 50% là thiết bị cũ được tân trang lại. Riêng việc định giá cao hơn thực tế từ 15 - 20% của các công nghệ do nước ngoài đưa vào dưới hình thức liên doanh đã gây ra thiệt hại cho ta khoảng 50 triệu USD. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đến nay hầu như chưa công ty nước ngoài nào thiết lập trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam, do vậy việc đào tạo nghề cho công nhân còn hạn chế. Các nhà đầu tư có xu hướng dùng nguồn sẵn có chứ không muốn đầu tư cơ bản cho người lao động. Trình độ khoa học công nghệ yếu kém lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân thấp. Chính vì vậy làm cho hiệu quả của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không cao, nó ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. * Đối tác nước ngoài vẫn còn hạn chế và chúng ta vẫn quá phụ thuộc vào đối tác chủ yếu. Mặc dù nước ta có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới nhưng số nước đầu tư vào Việt Nam không nhiêu, quy mô vẫn còn nhỏ bé. Số nước đầu tư chủ yếu vào Việt Nam chủ yếu là từ khu vực Châu á. chúng ta vẫn quá tập trung vào một số đối tác chủ yếu như: Singapo, Hông Kông, Đài Loan. Do vậy chỉ một sự biến động nhỏ trong các nước này sẽ ảnh hưởn rất lớn đến FDI vào Việt Nam. Chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, đầu tư của một số nước trong khu vực vào Việt Nam giảm làm cho lượng FDI vào Việt Nam giảm đi một cách nhanh chóng. Hơn nữa việc phụ thuộc vào một số đối tác lớn sẽ dẫn đến tình trạng bị khống chế, phụ thuôvj vào những nước này. Trong khi đó trên thế giới còn nhiều đối tác có tiềm năng to lớn về vốn và kha học kỹ thuật, như Mỹ, các nước EU chúng ta chưa thu hút được nhiều từ khu vực này. * Vấn đề quản lý các dự án FDI vẫn còn thấp. - Quản lý xây dựng cơ bản: Không ít công trình làm đúng thủ tục thẩm định hoặc thiết kế thao tiêu chuẩn của nước ngoài, và chưa có sự chấp thuận của Bộ xây dựng. Các chủ đầu tư ở bên Việt Nam ít am hiểu về những quy định về xây dựng cơ bản, ở một số xí nghiệp liên doanh bên Việt Nam hầu như không tham gia quản lý các khâu thiết kế, thi công mà khoán trắng cho bên nước ngoài việc cấp giấy phép thường kéo dài làm nản lòng các nhà đầu tư. - Quản lý thị trường. Sự lỏng lẻo trong quản lý làm thất thu cho ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI thường lợi dụng góp vốn liên doanh để trốn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lợi dụng sự chuyển giao giữa công ty mẹ và công ty con ở Việt Nam để trốn thuế lợi tức, bằng cách nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra hoặc nâng giá chyển giao công nghệ và phí quản lý giữa công ty mẹ và công ty con. Không ít các nhà đầu tư lợi dụng quan hệ hợ tác đầu tư hay sự sơ hở trong quản lý để buôn lậu, làm giả gây thiệt hại không nhỏ cho Việt Nam. b, Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam thời gian qua. b1 Những nguyên nhân chủ quan. *Chưa có hệ thống pháp luật thống nhất và hoàn chỉnh. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình hoàn chỉnh nên còn thiếu tính đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể, một số văn bản..ban hành chậm nên lúng túng trong qúa trình xử lý, thiếu nhiều bộ luật quan trọng. Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng luật đầu tư nước ngoài năm 1996 có những sửa đổi thông thoáng hơn bao quát hơn nhưng lại chặt chẽ hơn, kém ưu đãi hơn. Ví dụ như việc không cho phép miễn thuế đối với vật tư xây dựng, phương tiện vân tải nhập khẩu để hình thành TSCĐ cho các dự án cấp phép sau ngày 23/11/1996 là một khó khăn lớn cho nhà đầu tư trong khi các điều kiện khác như tỷ trọng xuất khẩu, cân đối ngoại tệ...đang trở nên khó khăn hơn đối với những người đến sau. Nhiều nhà đầu tư phàn nàn rằng Việt Nam luôn thay đổi các điều khoản của luật đầu tư làm cho tính pháp lý của nó không ổn định, cho dù tới một chừng mực nào đó cũng phải công nhận rằng những thay đổi đó đã góp phần làm cho bộ luật được thông thoáng hơn, đảm bảo cho sự lành mạnh của môi trường pháp lý. Một số chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi đầu tư chưa được xác định rõ nên chưa tác chế hoá, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa. * Thủ tục hành chính rườm rà: Thủ tục hành chính đối với đầu tư có ý nghĩa quyết định đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã phàn nàn nhiều về vấn đề này của Việt Nam. Nhiều thủ tục không rõ ràng, không thích hợp và hay thay đổi. Chúng bao gồm các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu, thời gian cần thiết cho việc cấp giấy phép và đánh giá dự án... kinh nghiệm quốc tế cho thất mặc dù mức độ thông thoáng của luật đầu tư như nhau nhưng nước nào có thủ tục đầu tư đơn giản, gọn nhẹ thì ở đó thu hút vốn đầu tư được nhiều hơn. Ví dụ trong số các nước ở khu vực thì Thái Lan là nước thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư khá đơn giản, cơ quan hợp tác đầu tư là cửa duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp theo, đồng thời thay mặt nhà đầu tư đi liên hệ với các cơ quan chức năng rồi trả lời lại cho chủ đầu tư biết. Đối với Việt Nam, thủ tục đầu tư đang là vấn đề trở ngại lớn cho việc thu hút vốn FDI. Có thể đơn cử như về thời gian chuẩn bị dự án thường bị kéo dài thường là 6 tháng đến 1 năm, thậm chí dài hơn, cơ quan nào cũng có quyền buộc chủ đầu tư phải trình dự án cho họ xem xét góp ý, một dự án trung bình trải qua 12 cửa thậm chí 16 cửa, thêm vào đó việc chuẩn bị dự án của bên Việt Nam thường sơ sài nếu khi đàm phán phải bổ sung nhièu lần. Các nhà đầu tư Đài Loan cho rằng “thủ tục đầu tư của Việt Nam quá rườm rà gây lãng phí thời gian” mà đối với bất kỳ nhà đầu tư nào bao giờ thời gian cũng là vàng bạc. * Công tác xây dựng quy hoạch chưa cụ thể. Trên thực tế, cả nước cũng như từn ngành, từng địa phương thực sự chưa có quy hoạch cụ thể về hợp tác đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ quy hoạch kinh tế xã hội với yêu cầu đảm bảo quốc phòng, chưa chú ý đầy đủ quan hệ giữa khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước. Cũng do chưa có quy hoạch cụ thể giữa các ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động đầu tư, trong một số trường hợp, dẫn đến việc triển khai cùng một lúc quá nhiều dự án, không có nhu cầu về số lượng... Ví dụ như việc phát triển hàng loạt các dự án xây dựng khách sạn, cao ốc văn phòng trong những thời điểm mà đáng lẽ ra không nên xây dựng nữa, dẫn đến tình trạng thị trường này trở nên cạnh tranh gay gắt đi đến giai đoạn bão hoà. * Cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém. Cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế là nền tảng phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Do xuất phát điểm còn thấp nên cơ sở hạ tầng yếu kém của Việt Nam đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, gây ra những ấn tượng không tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự quá tải và lạc hậu của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nwocs là những đặc điểm nổi bật của cơ sở hạ tầng Việt Nam. - Giao thông vận tải: là khu vực có nhu cầu đầu tư cấp thiết nhất và về lâu dài đáng được coi trọng nhất trong các công trình đầu tư cơ bản của Việt Nam. Hệ thống này cả về đường sắt, đường bộ, đường không đều rất lạc hậu, không đồng bộ, cả nước có 177258 km đường bộ thì mới có 15.000 km đường đá còn lại là đường đất. So với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sự phát triển của giao thông vận tải còn chậm chạp, không phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế và là trở ngại lớn đối với khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Có thể nói, đầu tư trong giao thông vận tải ở Việt Nam chưa chú trọng tới đầu tư chiều sâu, thiên về mua sắm thiết bị mới, coi nhẹ sửa chữa và đồng bộ hoá phương tiện sẵn có. Chú trọng phương tiện kỹ thuật nhưng lại xem nhẹ việc đổi mới công nghệ và hoàn thiện các công trình vật chất. Hệ thống giao thông vận tải xét về trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, xét về cơ cấu còn mất cân đối và xét về mặt phân bố lãnh thổ còn chưa hợp lý. - Dịch vụ thông tin liên lạc. Mặc dù đây là lĩnh vực có bước phát triển nhanh nhất song đến nay bình quân 100 người dân mới có 3 người có điện thoại (trong khi các nước tiên tiến trung bình cứ 2 - 3 người/1 máy) và chất lượng chưa thật tốt để phục vụ cho các hoạt động kinh tế, nhất là lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin nên mọi thông tin phải được cập nhật một cách kịp thời chính xác để chủ đầu tư có thể xử lý một cách linh hoạt các thông tin đó nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, không thiệt hại cho chủ đầu tư cũng như nước chủ nhà. - Hệ thống cung cấp nước: tình hình cung cấp nước ở thành thị và nông thôn rất kém nhất là ở nông thôn, họ phải dùng nước ở ao, hồ, sông và nước mưa rất ô nhiễm, chỉ có 30% dân nông thôn được dùng nước sạch, đây là một nguyên nhân hạn chế việc FDI vào Việt Nam, bởi ngay cả lượng nước cần thiết nhất cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày chúng ta cũng không đáp ứng được thì nói gì đến việc cung cấp nước cho sản xuất. Hệ thống thoát nước cũng hết sức tồi tệ, vào mùa mưa bão hệ thống này không đảm bảo việc thoát nước nên thường gây ngập lụt, dềnh chất bẩn lên đường phố gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. - Hệ thống cung cấp điện cũng không ổn định, và cũng không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. * Hệ thống tài chính ngân hàng. Cho đến nay, nhiều ngân hàng vẫn chưa có các quy chế, quy định về các hoạt động của mình theo các văn bản pháp quy của ngân hàng Nhà nước, nhất là các quy định về điều kiện và tiêu chuẩn đối với một khách hàng được vay vốn, quy định về mức cho vay, nên trong hoạt động kinh doanh đủ phát sinh nhiều tiêu cực. Các nhà đầu tư nước ngoài phàn nàn về những chi phí mà họ phải trả trong việc đổi séc, gửi và rút tiền không phù hợp với thông lệ quốc tế. * Nạn tham nhũng ở nhiều khâu làm cho các nhà đầu tư lo lắng, ngần ngại. b2 Nguyên nhân khách quan. * Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Từ năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á làm cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút một cách rõ rệt nguyên nhân là do Việt Nam quá phụ thuộc vào các nước Châu Á. Khi các nước này bị phá giá mạnh, trong khi đó đồng tiền Việt Nam lại giảm giá ít hơn do vậy làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực xuất khẩu, mặt khác do sự lên giá thực tế của đồng tiền Việt Nam làm cho lợi thế về giá lao động của Việt Nam bị giảm sút, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, do sự cải cách của các nước bị khủng hoảng trên hầu hết các lĩnh vực các khâu quan trọng của nền kinh tế điều đó làm cho các nước này hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam khả anưng cạnh tranh cần rất thấp. (gần như là đứng cuối bảng) do vậy làm cho khả năng cạnh tranh của Việt Nam đã yếu càng yếu hơn. * Sự chậm trễ trong việc gia nhập các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế về khu vực như ASEAN, APEC, AFTA... việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức quốc tế đã tạo ra những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên việc gia nhập các tổ chức quốc tế cao Việt Nam vẫn còn chậm chạp không phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Đặc biệt là tiến trình ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) một trong những tổ chức lớn mạnh nhất thế giới với những ưu đãi thuế quan cao cho các nước thành viên đây là một thị trường rộng lớn có sức cạnh tranh cao. Việc Việt Nam gia nhập được vào tổ chức này sẽ tạo điều kiện quan trọng trong việc thu hút vốn FDI bởi vì khi đó hàng hoá sản xuất tại Việt Nam không những có chi phí thấp (do có lợi thế về giá nhân công) mà còn được hưởng mức thuế ưu đãi khi xuất hàng sang các nước thuộc tổ chức này. PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005 I-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 1-/ Các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII có đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2000: “Đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào thế kỷ sau”. Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990, nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 9 - 10%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt khoảng 4,5 - 5%, công nghiệp 15%, dịch vụ 12 - 13%, xuất khẩu 28%, tỷ lệ đầu tư/GDP khoảng 30%... Trong văn kiện này cũng đề ra mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cơ cấu kinh tế hợp lý, lực lượng sản xuất lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại học hành... Đến nay đã vào năm cuối của kế hoạch đó, nhưng những kết quả đạt được trong 4 năm qua cho thấy chúng ta có thể sẽ không đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra, nguyên nhân là trong thời kỳ này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á làm ảnh hưởng đến mục tiêu của kế hoạch. Trước tình hình thực tế như vậy trong kỳ hợp thứ 6 quốc hội khoá X có đưa ra mục tiêu tổng quát cho năm 2000 là: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn năm 1999, ngăn chặn đã giảm sút nhịp độ tăng trưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, về phát triển khoa học kỹ thuật, về bồi dưỡng nguồn nhân lực và giải quyết những vấn đề bức xúc, với các chỉ tiêu chủ yếu: - Tổng sản phẩm trong nước tăng từ 5,5 - 6%. - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 3,5 - 4%. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 10,5 - 11%. - Giá trị các ngành dịch vụ tăng từ 5 - 5,5%. 2-/ Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2000 - 2005. * Xu hướng tăng trưởng kinh tế. Từ khi mở cửa nền kinh tế nước ta đến nay nền kinh tế nước ta luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm đầu mới mở cửa do vẫn còn bỡ ngỡ với nền kinh tế thế giới và sự thay đổi đột ngột mọi chính sách của Chính phủ do vậy nên tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này không cao. Nhưng trong giai đoạn 1991 - 1997 tốc độ tăng trưởng đã tăng vọt trung bình luôn đạt trên 8%/năm. Sở dĩ có tốc độ tăng trưởng cao như vậy là vì khi nền kinh tế còn đang ở trình độ thấp, lại thiếu vốn nên không thể khai thác hết các tiềm năng sẵn có của đất nước, nhưng khi nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, thì đầu tư nước ngoài gia tăng vào, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến của các nước thì các tiềm năng trong nước được khai thác tối đa và trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định (đây là quy luật chung của các nước kém phát triển). Từ năm 1997 đến nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại năm 1997 là 8,2%; năm 1998 là 5,8% và năm 1999 là 4,8%. Nhưng trong những năm tới khi mà ảnh hưởng của khủng hoảng qua đi thì nền kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng trở lại và duy trì ở mức cao khoảng 8 - 9%. * Sự biến động của hệ ICOR. Hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 1997 tương đối thấp, do sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước, các công trình được xây dựng bằng vốn đầu tư của Liên Xô (cũ) được đưa vào sử dụng. Nhưng từ 1997 đến nay hệ số ICOR tăng lên một cách nhanh chóng, năm 1997 mới là 3,8 lần, nhưng đến năm 1999 đã tăng lên 5,4 lần. BẢNG 16 - HỆ SỐ ICOR CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN 1999. 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 ICOR (lần) 2,5 2,05 3,07 2,89 3,1 3,1 3,8 4,6 5,4 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư trong những năm tiếp theo do xu thế tăng hệ số ICOR của các nước trong khu vực và do các yếu tố nguồn lực sử dụng ngày càng triệt để hơn do vậy việc tạo ra hệ số ICOR thấp là rất khó khăn. Do vậy các nhà kinh tế đã dự báo hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 sẽ giao động trong khoảng từ 5 đến 6 lần. Trên cơ sở hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 ta có thể dự báo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này của Việt Nam: - Giả sử ta có các phương án tăng trưởng GDP sau: thấp nhất là 8%/năm, trung bình là 8,5%/năm và cao là 9%/năm. - Giả sử ta có các phương án về hệ số ICOR nh sau: thấp nhất là 5 lần, cao nhất là 6 lần. Từ đây ta có thể tính được nhu cầu vốn đầu tư theo công thức sau: Ik = gk . kk . GDP BẢNG 17 - NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2000 - 2005 (Với tốc độ tăng trưởng bình quân 8% (giá năm 1999) và GDP năm 1999 là 28.36 triệu USD) Đơn vị: Triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng GDP 30.852 33.320 35.986 38.865 41.974 45.332 226.329 Nhu cầu vốn ĐT ICOR = 5 12.340 13.328 14.394 15.546 16.790 18.133 90.532 ICOR = 6 14.509 15.994 17.273 18.655 20.147 24.759 108.337 Với cách tính hoàn toàn tương tự ta tính được nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2000 - 2005 với các phương án về tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,5% và 9%. BẢNG 18 - NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2000 - 2005. Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Tốc độ tăng trưởng (%) 8 8,5 9 GDP (triệu USD) 226.329 230.264 234.262 Nhu cầu vốn đầu tư ICOR = 5 50.532 97.862 105.418 ICOR = 6 108.337 117.434 126.500 Qua bảng trên ta thấy: nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2000 - 2005 thấp nhất là 90.533 triệu USD và cao nhất là 126.500 đây là một con số tương đối lớn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao độ của chính phủ, của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ... 3-/ Nhu cầu vốn FDI Trong những năm qua nguồn vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng nhưng cơ cấu giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài vẫn còn chưa hợp lý. Nguồn vốn trong nước vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Trong giai đoạn 2000 - 2005 theo tính toán ở trên ta thấy nhu cầu vốn đầu tư là khá lớn do vậy nếu cơ cấu nguồn vốn vẫn giữ ở mức như vậy thì e rằng chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu vốn đó bởi vì nguồn vốn trong nước của ta vẫn còn hạn chẹp, mức tích luỹ trong GDP vẫn còn thấp. Chính vì vậy đặt nhiệm vụ cho chúng ta giai đoạn tới là phải huy động tối đa nguồn vốn từ bên ngoài, nâng cao tỷ lệ vốn FDI lên. II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005. 1-/ Phương hướng. Để hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ngăn chặn ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng khác đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta cần có biện pháp huy động vốn FDI theo các phương hướng sau: a, Tăng cường hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển. Trên thế giới hiện có nhiều nước có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ, Anh, Pháp... Nhưng chúng ta chưa tận dụng được nguồn vốn đầu tư từ các nước này, mà chúng ta chỉ phụ thuộc vào một số nước Châu Á do vậy khi các nước này rơi vào khủng hoảng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến FDI vào Việt Nam. Do vậy trong những năm tới ta cần tăng cường hợp tác với các nước phát triển, các công ty đa quốc gia các tập đoàn lớn trên thế giới để tranh thủ được công nghệ tiên tiến, tiếp cận với cách thức quản lý hiện đại tạo điều kiện cho Việt Nam hoà nhập vào thị trường quốc tế, và đặc biệt là có thể hạn chế được ảnh hưởng của khủng hoảng ở khu vực nào đó. b, Khuyến khích đầu tư vào các ngành, khu vực ưu tiên. Để khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ. Chúng ta cần khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào các vùng, các khu vực đang còn khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi như miền Núi phía Bắc Miền Trung. Các ngành về lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, trồng rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến lương thực, thực phẩm xác định các ngành mũi nhọn của Việt Nam, thứ tự ưu tiên giữa các ngành căn cứ vào 4 tiêu chuẩn sau: - Sản phẩm các ngành có ưu thế về nguồn lực (tài nguyên, lao động, tính đặc sản, tính truyền thống) đảm bảo tạo ra lợi thế nhất định. - Ngành có hệ số ICOR thấp. - Sản phẩm của ngành có tính hướng ngoại cao, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường quốc tế. - Ngành này có khả năng mở rộng, phát huy ưu thế công nghệ, kỹ thuật hiện đại cho các ngành khác. Do vậy, chúng ta cần tập trung vào các lĩnh vực sau: Thứ nhất: Ưu tiên phát triển những ngành thu hút nhiều lao động, đó cũng là những ngành có khả năng đạt và giữ chỉ số ICOR thấp. Đa số các ngành trong số này như: Dệt, Da, may mặc, chế biến nông sản, hàng tiêu dùng. Thứ hai: Đầu tư cho một số ngành mũi nhọn về kỹ thuật công nghệ để tạo ra năng lực tiếp cận nhanh với hệ thống kinh tế và sản xuất của thế giới. Đó là những ngành như lắp ráp các linh kiện điện tử máy móc thiết bị. Thứ ba: phát triển những ngành đóng vai trò nền móng của nền công nghiệp như: khai khoáng, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng. Thứ tư: phát triển mạng lưới những ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ khách sạn... c, Đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Tích cực mở rộng các hình thức đầu tư trong khuôn khổ pháp luật theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 thì ở nước ta hiện nay có các hình thức đầu tư chủ yếu như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT và các biến thể của nó. Mỗi một hình thức có mặt yếu và mặt mạnh của nó. Trong thời gian vừa qua chúng ta vẫn chưa phát huy được nhiều hình thức đầu tư đó, chúng ta mới thu hút đầu tư theo hai hình thức chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn các hình thức khác chúng ta chưa thu hút được nhiều do các quy định trong đó vẫn kém hấp dẫn với các nhà đầu tư. Vì vậy trong giai đoạn tới chúng ta cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để nhằm phát huy thêm các hình thức đầu tư. d, Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất trong hợp tác đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài và đôi khi cả bên Việt Nam chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính. Bởi vì đứng về lợi ích riêng của nhà đầu tư thì hiệu quả cao nhất là lợi nhuận thu được, nên họ chú ý đễnn vấn đề thiết thực như doanh thu, chi phí, thuế, tiền thuê đất... Trong khi đó, Nhà nước khuyến khích nhiều hay ít một dự án FDI không chỉ căn cứ vào hiệu quả tài chính (mặc dù nó là một nhân tố làm tăng nguòn thu của ngân sách Nhà nước, góp vào sự phát triển của nền kinh tế) mà điều phải quan tâm nhiều hơn để đánh giá một dự án FDI là hiệu quả kinh tế xã hội của nó. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương hướng lựa chọn các dự án và tính chất công nghệ. Nhà nước phải chú ý nhiều hơn đến sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, lợi ích mà dự án có thể đưa lại hiệu quả tài chính là một yếu tố của hiệu quả kinh tế xã hội trong một loạt các nhân tố khác. Không ít trường hợp có hiệu quả tài chính cao nhưng hiệu quả kinh tế xã hội thấp thậm chí gây tổn hại đến lợi ích kinh tế xã hội. Do đó, trong khi thẩm định xem xét một dự án FDI cần phải đặt hiệu quả kinh tế xã hội lên trên và coi đó là phương hướng cơ bản của những biện pháp khuyến khích đầu tư. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của FDI nhìn tổng thể phải đáp ứng được các yêu cầu: vốn, công nghệ, trí thức, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các chỉ tiêu nhất thiết phải hội tụ đủ trong một dự án cụ thể. Trong điều kiện của nước ta, trước mắt nên coi trọng mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động. 2-/ Các giải pháp. a, Những giải pháp trước mắt. * Hỗ trợ các dự án FDI đang gặp khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Do tác động của cuộc khủng hoảng làm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước chững lại, nên các doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động còn tiếp tục gặp khó khăn. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước phải thực sự có thái độ chia sẻ, coi khó khăn đó cũng là khó khăn của mình, từ đó tập trung chỉ đạo, điều hành xử lý các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng, an tâm tiếp tục đầu tư, tránh để xảy ra đổ vỡ và tháo lui. Đây cũng là cách làm có tính thuyết phục cao để thu hút các nhà đầu tư mới, các dự án mới, cùng với đó cần nhanh chóng rà soát, phân loại và đánh giá tình hình thực hiện của tất cả các dự án trên địa bàn để có biện pháp xử lý, hỗ trợ cho phù hợp. - Đối vói các dự án đang làm thủ tục hành chính hoặc đang xây dựng cơ bản, chưa đi vào sản xuất kinh doanh cần tiến hành một số biện pháp như: + Kiểm tra tình hình triển khai các dự án tìm ra các nguyên nhân, ách tắc từ đó tập trung tháo gỡ, bác bỏ một số thủ tục không cần thiết, công bố rõ quy trình và trách nhiệm thời gian xử lý các thủ tục quy định. Cố gắng tập tủng dần mối về các Sở Kế hoạch đầu tư, tránh gây ra tình trạng phân quyền cho quá nhiều cơ quan làm phức tạp quá trình xử lý, gây khó khăn nhũng nhiễu. + Cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI vay vốn tại các ngân hàng Việt Nam nếu các doanh nghiệp này có nhu cầu thực sự và có khả năng trả nợ. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp cần ban hành các quy định về thế chấp, cầm cố, đăng ký tài sản... để các doanh nghiệp FDI có thể vay vốn của Ngân hàng trong và ngoài nước, của các tổ chức tài chính quốc tế. + Tiến hành nhanh chóng việc đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án đã cấp phép, hoãn hoặc miễn tiền thuê đất đối với các dự án xin dừng hoặc dãn tiến độ thực hiện do khó khăn bị ảnh hưởng của khủng hoảng. Cấp giấy chứng nhận lại cho các doanh nghiệp thuê lại đất trong các khu công nghiệp để đẩy nhanh tiến độ lấp đầy cho các khu công nghiệp. - Đối với các dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tiếp tục rà soát các dự án đã được cấp phép đầu tư để các dự án này được hưởng những ưu đãi của các quy định mới về thuế, về giá thuê đất, xem xét miễn giảm thuế đối với những doanh nghiệp thực sự lỗ vốn. + Khuyến khích tối đa các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trung gian phục vụ xuất khẩu. Tạo mọi điều kiện dễ dàng, thuận tiện cho xuất khẩu sản phẩm. Cho phép các dự án sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn được phép tăng tỷ lệ tiêu thụ trong nước nếu những sản phẩm đó ta vẫn nhập khẩu và thị trường trong nước vẫn có nhu cầu. + Thực hiện thoả đáng nguyên tắc không khởi tố các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư trong những trường hợp sau: Sau khi dự án được cấp giấy phép mà luật mới của ta quy định như thuế doanh thu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn, gây khó khăn làm đảo lộn phương án kinh doanh của các doanh nghiệp này. + Đối với các doanh nghiệp thuộc diện phải bán ngoại tệ cần đơn giản hối thủ tục, có giải pháp khắc phục rủi ro về thay đổi tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi cần có thể mua đủ và kịp thời lượng ngoại tệ đã quy định. Hỗ trợ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp đang thực sự khó khăn do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. + Xem xét chặt chẽ việc cấp giấy xây dựng mới và giãn tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có. Các khu công nghiệp, khu chế xuất phải chuyển trọng tâm vào hoạt động vận động đầu tư để lấp đầy diện tích cho thuê, khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, cạnh tranh không lành mạnh giữa trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính doanh nghiệp có vốn FDI nhằm khắc phục sơ hở gây thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam, Nhà nước cũng cần sớm ban hành luật chống độc quyền và kiểm soát bán phá giá, luật kinh doanh bất động sản. * Hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á tới nền kinh tế Việt Nam. - Việc xác định các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên cơ sở các nguồn lực có thể có được và các cân đối kinh tế vĩ mô, đồng thời phải kịp điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với những thay đổi nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa các yếu tố phát triển. Phấn đấu giảm thâm hụt cán cân vãng lai bằng cách tăng nhanh các mặt hàng xuất khẩu. Trong việc thu hút vốn FDI cần chú ý khuyến khích các dự án đầu tư vào các mặt hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. - Cải cách khu vực hành chính, giám sát có hiệu quả lĩnh vực tài chính và nâng cao khả năng quản lý nợ nước ngoài, nhất là nợ ngắn hạn, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng. - Việc xác định tỷ giá hối đoái phải căn cứ vào thị trường đồng thời có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thông qua quy chế sử dụng và mua bán ngoại tệ, có những can thiệp tích cực nhằm chống tình trạng đầu cơ. - Để tránh tình trạng vốn FDI có thể lũng đoạn, kiểm soát nền kinh tế Việt Nam, ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xem xét việc quy định tỷ lệ góp vốn tối thiểu của bên Việt Nam để nâng cao vai trò lãnh đạo quản lý trong các doanh nghiệp liên doanh. Mặt khác, chúng ta phải có phương án tối ưu để sử dụng tốt vốn, kỹ thuật do nước ngoài cung cấp, đồng thời nâng cao ý thức độc lập tự chủ, phát huy yếu tố trong nước để tránh bị động khi liên kết. - Trong tương lai khi thị trường chứng khoán được thành lập cần giám sát kiểm tra chặt chẽ đầu tư nước ngoài thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu... tránh tình trạng các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, trái phiếu gây ảnh hưởng bất lợi tới đồng tiền nội tệ. * Tăng cường hoạt động tiếp thị đầu tư nhằm tìm thêm các đối tác đầu tư ở các nước phát triển, hoạt động xúc tiến đầu tư như chiến cầu nối lôi cuốn các công ty nước ngoài đến Việt Nam như “bà mối” giúp các chủ đầu tư nước ngoài và trong nước rút ngắn thời gian “tìm kiếm” tạo điều kiện cho họ nhanh chóng đi đến làm ăn với nhau. Do vậy cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên chuyền, vận động để tạo dụng chính xác hình ảnh về một đất nước Việt Nam thực sự muốn mở rộng quan hệ với bên ngoài. Về nội dung, hoạt động xúc tiến đầu tư cần tập trung theo hướng: - Hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội. - Củng cố bộ phận xúc tiến đầu tư đủ mạnh về đội ngũ, mạnh về trình độ năng lực theo hướng tập trung hoá cao độ. - Tăng cường và có kế hoạch đưa các Bộ, Viện, Trường và các cơ quan làm công tác đối ngoại tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tư, phối hợp các chương trình nghiên cứu nhằm tạo thế chủ động trong giao tiếp và xử lý các quan hệ với bên ngoài. - Thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư của một số nước để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tư quốc tế để có nguồn thông tin và có sự trợ giúp trong công tác xây dựng luật, vận động đầu tư. - Nghiên cứu thành lập các tổ chức tư vấn đầu tư chuyên ngành ở một số địa phương để cung cấp các dịch vụ triển khai dụ án khi được cấp giấy phép đầu tư, như dịch vụ về đất đai, dịch vụ quản lý xây dựng... tạo thuậnlợi cho các chủ đầu tư. b, Các giải pháp lâu dài. * Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính hấp dẫn của mỗi quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết là phải được thể hiện ở luật. Đối với các quốc gia đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là cái mà các nhà đầu tư đều quan tâm. Cùng với luật, các văn bản dưới luật không kém phần quan trọng. Các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư vào một nước đều phải đụng chạm đến rất nhiều vấn đề về luật pháp và các văn bản dưới luật (việc góp vốn, thuê đất, tuyển dụng lao động, xuất nhập khẩu hàng hoá, ...). Do vậy nếu không có các văn bản hướng dẫn cụ thể thì họ sẽ không biết được ý định của nước chủ nhà và sẽ không thể tiến hành đầu tư. Thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã cho ra đời hàng loạt các luật, nghị định, chỉ thị có tính chất pháp lý cao góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện môi trường đầu tư như Nghị định 12 Chính phủ ngày 18/12/1997, nghị định số 10/CP /1998 ngày 23/01/1998 và gần đây là quyết định số 53 ngày 26/3/1999. Các nghị định, quyết định này được cọng đồng các nhà đầu tư nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh, tuy nhiên theo họ vấn đề quan trọng nhất là các bước đi cụ thể nhằm triển khai các văn bản pháp lý đó. Theo ông Allan Martin, Tổng giám đốc ngân hàng ANZ tại Việt Nam cho biết “Trong thời gian qua đã có nhiều quy định thông thoáng của Chính phủ Việt Nam ban hành nhưng không được các cấp liên tục triệt để, không ít ngành và địa phương kéo dài thời gian thực hiện hoặc cố tình hiểu sai các quy định của Chính phủ gây khó khăn cho các nhà đầu tư”. Nhằm cải thiệt môi trường đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng “Chính phủ cần kiên quyết loại bỏ những quy định do các ngành, địa phương ban hành trái với chủ trương chính sách của Chính phủ, tránh tình trạng phép vua thua lệ làng, tạo nên một hệ thống pháp luật đầy đủ đồng bộ xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương”. Đối với các loại thuế: cần phải điều chỉnh các loại thuế, phí cho phù hợp với mỗi hoạt động kinh doanh sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. * Cải cách thủ tục hành chính. Theo quyết định số 233/1998 của thủ tướng Chính phủ, cho phép tất cả các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng...) có quyền trực tiếp cấp giấy phép cho các dự án. Điều đó đã thể hiện được bãi bỏ thủ tục hành cồng kềnh, quá tập trung. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn phàn nàn nhiều về thủ tục hành chính của ta về các mặt như: Thủ tục đầu tư vẫn còn là vấn đề trở ngại lớn, thời gian chuẩn bị cho một dự án còn kéo dài, tình trạng “một cửa” nhưng nhiều “chìa khoá” vẫn tồn tại. Việc chuẩn bị dự án của bên Việt Nam, còn quá rườm rà, gây lãng phí thời gian vô ích. Do vậy trong thời gian tới Việt Nam cần phải cải thiện thủ tục đầu tư theo hướng đơn giản hoá và thực hiện triệt để “một cửa”, “một chìa khoá”. - Về công tác thẩm định xét duyệt dự án: Trong thời gan vừa qua công tác thẩm định các dự án đầu tư đối với một số dự án quá thời gian quy định. Nguyên nhân do chất lượng dự án chưa tốt, thậm chí có những sai sót nghiêm trọng phải sửa đổi bổ sung gây lãng phí nhiều thời gian, chất lượng thẩm định thấp, nhiều dự án đã thông qua thẩm định nhưng vẫn nhập thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, đa số các dự án gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Do vậy, việc nâng cao chất lượng thẩm định là điều thật sự cần thiết, muốn vậy phải kiện toàn đội ngũ cán bộ, đào tạo họ có chuyên môn cao, có trách nhiệm, phải trang bị cho họ những dụng cụ kiểm định hiện đại, quy định lại các thủ tục thẩm định cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. - Thủ tục cấp đất: Đây là yếu tố mà các nhà đầu tư coi là “vấn nạn” chưa thể vượt qua. Thực tế có những dự án phải mất quá nhiều thời gian do các quy định phan cấp quản lý đất hiện nay. Các chủ đầu tư và chủ sử dụng đất không thống nhất được giá đền bù giải phóng mặt bằn... Thiết nghĩ trong thời gian tới Nhà nước nên quy định việc phân cấp quản lý đất cho phù hợp, phải có những giải pháp tích cực giải quyết nhanh chóng thủ tục cấp đất, giao đất với giá cả đền bù giải phóng mặt bằng hợp lý. * Cần có quy hoạch thu hút vốn FDI một cách hợp lý. Bộ kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng lập quy hoạch các ngành, lãnh thổ, cơ cấu kinh tế thống nhất trên phạm vi cả nước. Trước hết, cần khẩn trương quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, các sản phẩm quan trọng thuộc các ngành công nghiệp chế biến như: Chế biến thực phẩm, dệt may; công nghiệp chế tạo như cơ khí, hoá chất, điện tử, vật liệu xây dựng..., công nghiệp hoá lọc dầu; công nghiệp luyện kim; công nghiệp thông tin. Trên cơ sở đó, xác định các dự án theo đó trong nước tự đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư, những dự án có thể kêu gọi đầu tư theo ngành và lãnh thổ cũng như xác định yêu cầu tương ứng về công nghệ. Các ngành cần hoàn chỉnh thêm một bước quy hoạch, phối hợp với các thành phố, địa phương xây dựng quy hoạch trên địa bàn lãnh thổ, nhằm thu hút một cách có hiệu quả hơn, đảm bảo quản lý thuận tiện và khắc phục tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu; các dự án đầu tư vào miền núi, tây nguyên, miền núi phía Bắc... các dự án còn lại cần tập trung và các khu công nghiệp, giảm bớt tỷ lệ dự án đầu tư phân tán. Hướng dẫn, công bố rộng rãi danh mục các ngành, lĩnh vực đầu tư vào các khu vực trên. * Xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật. Đối với các nhà đầu tư thì cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng tới kết quả đầu tư, nó có thể tăng tính hấp dẫn hoặc cản trở việc thu hút nguồn vốn đầu tư này. Ở nước ta trong thời gian vừa qua hệ thống đường giao thông, bến cảnh sana bay, thông tin liên lạc đã cải tiến một cách đáng kể. Tuy vậy, nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó trong thời gian tới Việt Nam cần củng cố hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho mục đích phát triển, ở đây có thể thực hiện một số giải pháp như: - Cố gắng giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế đối ngoại với các quốc gia, các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức kinh tế để có những khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA đầu tư vào xây dựng các đề án, xây dựng cơ sở hạ tầng, và cần có những kế hoạch huy động các nguồn lực của toàn dân để đầu tư vào các công trình trọng điểm. - Cần tìm những vị trí địa lý, kinh tế, xã hội thuận lợi để xây dựng các đặc khu kinh tế với quy mô thích hợp để tiếp nhận các nguồn vốn lớn, kỹ thuật công nghệ cao của nước ngoài. Bởi lẽ việc tập trung vật chất vào xây dựng kết cấu hạ tầng ở khu vực này là khả thi hơn do không bị dàn trải về vốn. * Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng bộ máy quản lý FDI về mọi mặt. Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng. Chính sự lãnh đạo của Đảng sẽ là nhân tố quyết định sự ổn định chính trị và thu hút đầu theo đúng hướng chiến lược. Mọi sự buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Để làm được điều này thì đội ngũ, trước hết đội ngũ lãnh đạo phải là người có phẩm chất chính trị tốt, được đào tạo, có kinh nghiệm lãnh đạo. Đội ngũ lãnh đạo phải hiểu và nắm vững được đường lối của Đảng để việc thu hút vốn FDI theo đúng hướng, đúng mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Trong quá trình quản lý cần quán triệt nguyên tắc “một cửa” đối với nhà đầu tư, tránh tình trạng “một cửa” nhưng “nhiều chìa khoá”, “ một cửa” mà lại cửa quyền ha chỉ quản lý một cửa còn chìa khoá lại bỏ ngỏ. Cần nâng cao cho các cán bộ này về trình độ ngoại ngữ, trình độ lý luận, thực tiễn về chuyên ngành kinh tế đối ngoại... Lựa chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn vững, giỏi về ngoại giao, nhạy bén, năng động trong công việc để nhanh chóng và trực tiếp nắm bắt được các vấn đề, cũng như có khả năng giải quyết chúng. Chú trọng người trẻ tuổi, thử thách sàng lọc ngay trong hoạt động thực tiễn để tạo ra một lớp người có năng lực đáp ứng được tình hình thực tế. Thành lập các cơ sở Đoàn, Đảng, Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn FDI để giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và bảo vệ quyền lợi chính đáng lợi ích cho người lao động. * Nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân. Lợi thế về lao động với giá rẻ chỉ là lợi ích trước mắt, còn lợi thế về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người công nhân mới là lâu dài đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhà đầu tư nước ngoài. Theo yêu cầu ấy, chúng ta phải mau chóng đào tạo một đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật tay nghề cao. Hình thức đào tạo có thể là: - Kèm cặp trực tiếp trong quá trình sản xuất. - Thành lập các cơ sở đào tạo ngay trong doanh nghiệp hoặc đào tạo tại các trường dạy nghề. - Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo nghề, các tập đoàn cần thành lập các trung tâm công nghệ cao để công nhân kỹ thuật có điều kiện theo học, tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Được như vậy, chúng ta mới đảm bảo được lợi thế lâu dài về nguồn lực. KẾT LUẬN Tóm lại, việc tăng cường khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi dất nước vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Ở một góc độ nào đó có thể nói rằng việc thực hiện tăng trưởng nhanh, bền vững mà Việt Nam đang theo đuổi với điểm xuất phát thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết nhiệm vụ nói trên. Thực tiễn trong hơn 10 năm qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: Cung cấp thêm một lượng vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, chuyển giao được nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động ... Điều này chứng tỏ tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tính đúng đắn của việc thực hiện chiến lược kinh tế mở mà Nhà nước ta đã lựa chọn. Đây cũng là kết quả tất yếu của sự lãnh đạo nghiêm túc và đầy sáng tạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực tự giác của nhân dân, nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế cũng như các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế đã có những đánh giá tốt về những thành tựu phát triển của nước ta, không ít đánh giá cho rằng: những thành tích kinh tế mà Việt Nam đạt được là ngoạn mục, rằng đó là sự xuất hiện của “một con rồng trẻ”. Tuy nihên những kết quả tương đối khả quan này chưa cho phép chúng ta hài lòng tự mãn mà chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong giai đoạn tới. Trước mắt chúng ta còn rất nhiều trở ngại, khó khăn làm cản trở công cuộc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, chẳng hạn như: môi trường pháp lý chưa ổn định, tính hấp dẫn đầu tư chưa cao, thủ tục hành chính rườm rà, cơ sở hạ tầng thấp kém... và đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Mặc dù chính phủ đã có những giải pháp tích cực và tương đối kịp thời nhưng việc giải quyết chúng không phải một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chiến lược khả thi hơn nữa, trong đó đặc biệt là giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Với truyền thống dân tộc, với sự cần cù chịu khó đòi hỏi, vốn thông minh sẵn có, với lòng quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta tin tưởng rằng công cuộc đổi mới, chiến lược huy động và sử dụng nguồn vốn FDI cho phát triển trong tương lại sẽ thành công tốt đẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-/ Giáo trình Kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân. 2-/ Giáo trình Lập và Quản lý dự án đầu tư - Đại học KTQD. 3-/ Giáo trình Kinh tế quốc tế - Đại học KTQD. 4-/ Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - 1996. 5-/ Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, nguyên nhân và bài học - NXB Chính trị Quốc gia - 1998. 6-/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam - NXB Thống kê - 1997. 7-/ Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vón - Trung tâm tư liệu, thông tin - Bộ Kế hoạch và đầu tư - 1996. 8-/ Chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước mã số KX03 - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 9-/ Chuyên đề: Cơ sở khoa học của các dự báo kinh tế vĩ mô đến năm 2010 - Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 10-/ Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi ngày 12/11/1996. 11-/ Niêm giám thống kê 1998. 12-/ Chuyên san thời báo kinh tế Việt Nam 98 - 99, 99 - 2000. 13-/ Báo cáo kinh tế Việt Nam 1998, 1999 - Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương. 14-/ Tạp chí: Kinh tế và dự báo số: 4 - 1998, 1 - 2000. 15-/ Tạp chí: Nghiên cứu kinh tế số 236/1998, 240/1998. 16-/ Tạp chí: Kinh tế và phát triển số 24/1998, 28/1998. 17-/ Tạp chí: Phát triển kinh tế số 87/1998, 90/1998, 95/1998. 18-/ Tạp chí Cộng sản số 23/1999, 1/2000. 19-/ Tạp chí: Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 4/1999, 2/2000. 20-/ Tạp chí thương mại số 1/2000, 4/2000. 21-/ Tạp chí công nghiệp số 1 + 2/2000. Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á (73 trang) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1709.doc
Tài liệu liên quan