Đề tài Phương hướng và một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB

- Trong quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, khó khăn mà Công ty thường gặp phải là đôi khi nhà cung cấp không muốn giao hàng hoặc trì hoãn thời gian giao hàng. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự biến động thất thường của giá thiếc, và sau khi Công ty và nhà cung cấp ký hợp đồng giá thiếc lại biến động theo hướng bất lợi với nhà cung cấp do vậy mới xảy ra hiện tượng trên. Để khắc phục khó khăn này trong những trường hợp cấp thiết cần hàng gấp Công ty có thể áp dụng một số biện pháp để đối phó như sau: + Công ty sẽ đồng ý tăng giá cao hơn trong hợp đồng đã ký kết một lượng hợp lý với sự biến động của giá và trong biên độ mà cả hai bên có thể chấp nhận được. Công ty phải chủ động gặp gỡ thương thảo với nhà cung cấp trong trường hợp này để mong có một phương án giải quyết nhanh chóng nhằm giải phóng hàng và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên + Giảm số lượng hàng giao thực tế so với hợp đồng một lượng tương ứng phù hợp + Chấp nhận trả trước tiền hàng, coi như là một phương thức cung cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà cung cấp. + Nhà quản trị nên xây dựng mối quan hệ cá nhân với nhà quản trị của các công ty cung cấp nguồn hàng. Nếu được như vậy, việc giải quyết các vướng mắc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì hai bên đều có thể tin cậy lẫn nhau. - Tìm hiểu nhu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm có khả năng xuất khẩu, thị hiếu của người tiêu dùng, những quy định về chất lượng và giá cả của các mặt hàng thông qua các Phòng đại diện Thương mại Việt Nam tại nước ngoài và các bản tin thị trường, - Tìm kiếm thông tin để mở rộng thị trường từ Bộ Thương mại, Phòng Thương mại hoặc tự giới thiệu Công ty qua mạng Internet, qua các hội chợ triển lãm - Duy trì quan hệ tốt đẹp với các đối tác cũ để ổn định và tăng thêm lượng hàng xuất khẩu.

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia đối với Việt Nam nói riêng và đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên này nói chung. Hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Việt Nam đã thu về một nguồn lợi lớn, là một trong những nhóm hàng có tỷ trọng lớn đóng góp vào GDP của quốc gia. Ngành khoáng sản được coi là một ngành công nghiệp hạ tầng của các ngành công nghiệp quan trọng khác vì nó cung cấp đầu vào cho các ngành về hóa chất, xi măng, điện, phân bón…Sự phát triển của ngành khoáng sản Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu khoáng sản vẫn đang được tiến hành đều đặn trong thời gian qua nhưng có những vấn đề đặt ra như chất lượng hàng hóa, hàm lượng công nghệ chứa trong sản phẩm, giá thành hàng hóa trên thị trường, thị trường xuất nhập khẩu và quan trọng hơn là phải đặt hoạt động xuất nhập khẩu đó trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia để thu được thu được giá trị lớn nhất từ hoạt động đó. Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB là một trong những Công ty có các hoạt động xuất nhập khẩu lên quan tới lĩnh vực trên. Chính vì vậy em đã lựa chọn Công ty để thực tập tốt nghiệp. Kết cấu của báo cáo: Nội dung báo cáo được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến nay và đánh giá tổng hợp về các hoạt động đó. Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB Chương 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 1.1. Quá trình hình thành Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB được thành lập vào ngày giải phóng thủ đô Hà Nội 10 tháng 10 năm 2005, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009491 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 07 tháng 10 năm 2005 Ngày 06/09/2005 tại trụ sở Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim hợp đồng liên doanh thành lập Công ty Cổ phần sản xuất thiếc và khoáng sản tại cộng hòa dân chủ nhân dân Lào số 09/VML-BACISCO được ký kết giữa 2 pháp nhân là viện nghiên cứu mỏ và luyện kim và Côn ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình. Hợp đồng này ra đời đã đánh dấu bước khởi đầu của việc hình thành Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB sau này. Hợp đồng đã đưa ra những đièu khoản cơ bản về sự hợp tác giữa 2 bên và các nội dung chính đối với Công ty cổ phần về mặt nhân sự, tên gọi, mục tiêu hoạt động, vốn điều lệ, tổ chức thực hiện… Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB - Địa chỉ Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB: 34 Giang Văn Minh – Kim mã – Ba Đình – Hà Nội - Điện thoại: 04 37 346 333 Fax: 04 62 731 555 - Email: vqb@vqbgroup.com - Vốn điều lệ: 30 tỷ VND - Chi nhánh Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB tại thôn Nghĩa Lộ, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. - Cổ đông sáng lập gồm: + Ông Nguyễn Đình Chiến: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty. + Ông Vũ Sơn Hải: Nguyên Giám đốc trung tâm nghiên cứu thực nghiệm sản xuất mỏ luyện kim giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty. Là người có kinh nghiệm chuyên môn và quản lý trên 20 năm liên tục công tác và là một trong những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực luyện kim cũng như khai khoáng. + Ông Trần Nghĩa Văn: Nguyên giám đốc Chi nhánh công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội giữ chức Ủy viên HĐQT. Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK khoáng sản. Sau đây là vài nét chính về 2 pháp nhân là Viện nghiên cứu Mỏ và luyện kim và Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Ba Đình * Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim: Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim là viện nghiên cứu chuyên ngành, thuộc Bộ Công nghiệp Việt Nam, được thành lập năm 1967. Chức năng của Viện là nghiên cứu kim loại màu quý hiếm, thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí, máy thiết bị khai thác mỏ, thiết kế xây dựng, tư vấn đầu tư các công trình mỏ… Viện có trên 200 cán bộ công nhân viên chức, trong đó 2/3 là tiến sỹ, kỹ sư các chuyên ngành. Từ khi được thành lập đến nay, Viện đã thực hiện rất nhiều đê tài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ và có rất nhiều đề tài khoa học của Viện đã được ứng dụng vào sản xuất trong nước và ngoài nước. Giai đoạn 2004-2005 mỗi năm Viện đã sản xuất trên 1000 tấn thiếc kim loại 99,75% Sn, doanh thu đạt 100 tỷ VNĐ. Hiện nay Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim cung cấp cho Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB một đội ngũ chuyên viên bao gồm các tiến sỹ, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực luyện kim, khai thác khoáng sản và chế tạo thiết bị mỏ. * Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba đình là Doanh nghiệp NN cổ phần hóa theo quyết định thành lập số 3881/QĐ-UB ngày 04 tháng 08 năm 2000 của UBND thành phố Hà Nội. Sau 5 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Từ số vốn khiêm tốn ban đầu đến nay Công ty đã có một giá trị Tài sản và số vốn tương đương 102 tỷ VNĐ, đồng thời Công ty cũng khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện nay, Công ty đã tham gia vào 4 Công ty Liên doanh, nắm giữ cổ phần của một số công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, Công ty đang tham gia hợp tác đầu tư cùng một số đối tác khác để mở rộng đầu tư đa ngành đa lĩnh vực, tổng vốn đầu tư của công ty vào tất cả các dự án trong năm 2004-2005 là 500 tỷ VNĐ. 1.2. Lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu hoạt động của Công ty - Công ty Cổ phần tập đoàn Khoáng sản và thương mại VQB hoạt động trong các lĩnh vực chính như: + Khai thác, chế biến khoáng sản, XNK khoáng sản, tuyển khoáng, luyện kim, gia công nấu đúc kim loại và hợp kim. + Dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước và ngoài nước + Kinh doanh Bất động sản, nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,…. Hoạt động của Công ty hướng tới mục tiêu là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo hướng một công ty thương mại quốc tế, tạo thêm lợi nhuận cho Tổng công ty nói riêng và Nhà nước nói chung thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại. Công ty cũng góp phần tạo thêm nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước và giải quyết một phần ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công ty. Dựa vào các thế mạnh của mình Công ty có khả năng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, đầu tư mở rộng sản xuất và sản xuất những mặt hàng theo yêu cầu của thị trường,… 1.3. Phạm vi hoạt động Trong nước: -Tổ chức kinh doanh các mặt hàng nội địa, các mặt hàng nhập khẩu nhằm phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. -Liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. -Nhận thực hiện các dịch vụ, giao dịch mua bán xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng. Kinh doanh với nước ngoài: Xuất khẩu thiếc và antimony sang thị trường như Malaixia, Nhật Bản,… 1.4. Bộ máy và đội ngũ nhân sự của Công ty Tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB là sự kết hợp giữa quản lý theo chức năng về thương mại; quản lý tập trung về tài chính, vốn và quản lý tập trung theo chế độ giám đốc ủy quyền trong một số lĩnh vực cho phó giám đốc và các phòng ban trực thuộc. Cấu trúc của Công ty được xây dựng theo định hướng kinh doanh thương mại, tạo sự năng động và tính cạnh tranh về tính hiệu quả ngay trong nội bộ Công ty, Ban Giám đốc trực tiếp tham gia vào quy trình tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phương thức hoạt động của mình, Công ty đã xây dựng Bộ máy tổ chức như sau: Bảng 1.1: Bộ máy tổ chức và quy mô nhân sự của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB STT Cơ cấu Số lượng người 1 Ban Giám Đốc Tổng giám đốc: 01 người Phó Tổng giám đốc: 01 người 2 Kế toán 05 người 3 Kinh doanh 04 người 4 Thủ quỹ 01 người 5 Lái xe 02 người 6 Chuyên gia 02 người 7 Công nhân 14 người 8 Lớp học nghề 21 người 9 Tạp vụ 02 người Tổng số 53 người (Nguồn Bản giới thiệu lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB) Biểu 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Công ty Phòng Tổng hợp Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Chi nhánh Hưng yên Chi nhánh ở Lào Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty và chi nhánh là rất gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được tính tập trung, thống nhất, có tinh thần đoàn kết, có ý thức trách nhiệm và nhất quán giữa các phòng ban, giữa Công ty và chi nhánh của mình ở Hưng Yên và Lào. * Nhiệm vụ của các phòng ban chính của Công ty: Phòng Tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực: tổ chức hành chính nhân sự và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh XNK, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, cộng tác quan hệ với khách hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công Phòng kế toán: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong tất cả các lĩnh vực: tài chính kế toán và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công. 1.5. Các nhà máy của Công ty Giai đoạn đầu mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt song Công ty đã lập mục tiêu xây dựng thành công 2 dự án đầu tư xây dựng nhà máy về luyện thiếc và nhà máy điện phân. Sau đây là một số nét chính về 2 nhà máy nói trên: * Nhà máy luyện thiếc tại nước Cộng hòa DCND Lào- Công ty LD VTS-VQB Địa điểm Nhà máy luyện thiếc đặt tại bản Hin Khăn, huyện Hin Bun, tỉnh Khăm Muộn trên diện tích 840m2. Đầu năm 2007 đã chính thức đi vào hoạt động và cho ra những mẻ thiếc đầu tiên. Tổng mức đầu tư: 850 000 USD Nhà máy đã đi vào sản xuất ổn định từ tháng 5 năm 2007. Toàn bộ sản phẩm thiếc thỏi 99,75% Sn được sản xuất ra đã nhập về Việt Nam tại nhà máy điện phân thiếc 99,95 % Sn ở tỉnh Hưng Yên để chế biến thành thiếc thành phẩm 99,99% Sn. * Nhà máy điện phân thiếc 99,95% tại tỉnh Hưng Yên Vị trí nhà máy tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Tổng mức đầu tư: 646 000 USD Mục tiêu: Tinh luyện thiếc đạt tiêu chuẩn 99,95% trở lên 99,99% Sn cung cấp cho thị trường Nhật Bản và thị trường Anh. 1.6. Môi trường kinh doanh của Công ty 1.6.1. Thị trường Đối với mỗi công ty kinh doanh thì thị trường luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong suốt quá trình ra đời và phát triển Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và hướng tới những thị trường mới. Hiện nay công ty đang có quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác Malayxia, Nhật Bản… Việc tìm kiếm khách hàng và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp, tạo uy tín vá niềm tin với các khách hàng của mình luôn được Công ty chú trọng thực hiện và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay, Công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản là Thiếc thỏi và Atimony thỏi những khách hàng của Công ty là những nhà nhập khẩu trực tiếp hoặc cũng có thể là những công ty nhập khẩu uỷ thác cho các công ty khác. Một số công ty khách hàng thường xuyên của công ty hiện nay: Thị trường Malaysia: Marjuko Enterprise Thị trường Nhật: Tetsusho Kayaba Thị trường Anh: Charler Swindon ESQ Trading Thị trường Trung Quốc: NingBo ChengXiang Powder CO.,LTD. 1.6.2. Đối thủ cạnh tranh Hiện nay, trong lĩnh vực Công ty đang hoạt động kinh doanh,ngày càng có nhiều các công ty tham gia hoạt đông trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Các công ty này cạnh tranh với Công ty trong việc thu mua các sản phẩm khoáng sản như: thiếc, atimony để xuất khẩu. 1.6.3. Các nhà cung cấp Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất khẩu khoáng sản (thiếc thỏi và atimony thỏi). Với tư cách là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, Công ty phải hết sức quan tâm tới các nhà cung cấp của mình vì hiện nay ngày càng có nhiều các công ty tham gia vào hoạt đông thu nua khoáng sản để xuất khẩu. Do vậy, việc tạo dựng mối quân hệ tốt đẹp, tin cậy lẫn nhau giữa Công ty và các nhà cung cấp là hết sức quan trọng. Các nhà cung cấp chính là người cung cấp nguồn hàng hoá để cho Công ty có thể thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay, Công ty có những nhà cung cấp nguồn hàng xuất khẩu và các dịch vụ khác như: Công ty TNHH Nguyễn Thắng Hưng Yên, Công ty CP khai khoáng miền núi, Công ty CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng, Công ty TNHH 1 Thành viên kim loại màu Nghệ Tĩnh, Công ty CP cơ khí và khai thác khoáng sản Hà Giang. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến nay và đánh giá tổng hợp về các hoạt động đó. 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB từ năm 2006 đến 2008 Công ty chính thức có kì hạch toán đầu tiên kể từ ngày 01/01/2006. Do đặc tính kinh doanh thuần tuý về thương mại, thị trường của Công ty rất cạnh tranh về giá và thông tin tương đối hoàn hảo, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là khá tốt. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, thời gian luân chuyển hàng hoá và thời gian thanh toán lâu theo thông lệ quốc tế nên hệ số quay vòng vốn chưa cao, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu chi nhánh khá cao. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2006,2007,2008 được đánh giá là khả quan (Xem Bảng 2.1). Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm ĐVT: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu bán hàng Xuất khẩu 31167 26564 33919 28007 37294 34741 2. Các khoản giảm trừ. - Thuế TTĐB, Thuế XK, GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 461 522 672 3. Doanh thu thuần 30706 33397 36622 4. Giá vốn 29559 32278 35287 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 1047 1119 1335 6. Doanh thu hoạt dộng tài chính 13 17 12 7. Chi phí tài chính 50 62 43 8. Chi phí bán hàng và quản lý 658 729 782 9. Lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh 352 345 522 10. Thu nhập khác 2 11. Lợi nhuận khác 2 12. Lợi nhuận sau thuế 352 357 522 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB) Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm là tương đối tốt và ổn định. Điều này khẳng định khả năng cạnh tranh và phát triển mở rông hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc đạt được doanh thu cao đồng nghĩa với việc Công ty có điều kiện giảm tỷ lệ chi phí cố định và tăng tỷ suất lợi nhuận. Với tổng doanh thu năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 31167, 33919, 37294 (triệu đồng) điều này phản ánh đúng nỗ lực của Công ty trong việc tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu khoáng sản. Đây là mặt hàng kinh doanh chủ lực của chi nhánh hiện tại và trong thời gian tới. Phần doanh thu còn lại là doanh thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ trong nước. Với phương châm là bảo toàn vốn và kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã thực hiện công việc kinh doanh với nỗ lực lớn và kết quả kinh doanh cũng như tình hình vốn qua các năm đã chứng minh điều đó (Xem Bảng 2.2). Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời vốn của Công ty ĐVT: % Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần 3,41 3,35 3,65 2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 1,15 1,04 1,43 3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn CSH 3,52 3,47 5,22 (Nguồn:B/C TC của PITCO-Chi nhánh Hà Nội) Nhìn chung kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm là khả quan. Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu của công ty là khá cao, ổn định và có mức tăng trưởng đều theo các năm. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục tăng trưởng với mức cao và ổn định trong các năm 2006, 2007, 2008. Thêm vào đó tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu của Công ty là khá cao từ 3,52% năm 2006 đến 5,22% năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là khá cao, phản ánh sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty. 2.2. Tình hình hoạt động xuất – nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2006- 2008 2.2.1. Hoạt động xuất khẩu * Kim ngạch xuất khẩu Trong hoạt động kinh doanh của Công ty thì hoạt động xuất khẩu thiếc là hoạt động kinh doanh chính, chiếm phần lớn doanh thu trong hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay. Công ty chủ yếu xuất khẩu khoáng sản Thiếc (Sn) sang các thị trường như Malaixia, Nhật Bản,… Bảng 2.3: Bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu thiếc năm 2008 Các thị trường Lượng (Tấn) Giá trị ( USD) Malaysia 380,6 5.443.067 Nhật Bản 160,86 2.133.400 Các thị trường khác 40,2 555.322 Tổng 581,66 8.131.789 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB) Thông qua bảng trên, ta nhận thấy rằng, thị trường Malayxia vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 63,4%. Tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm đi so với năm 2007 (67%). Điều này rất dễ hiểu bởi thị trường Nhật Bản và các thị trường Đông Âu là các thị trường có nhu cầu rất lớn về mặt hàng thiếc thỏi. Mặt khác, để có thể phát triển thành một Công ty hàng đầu trong lĩnh vực khai khoáng, thì mục tiêu của Công ty là mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong những năm tới thị trường Malayxia vẫn sẽ là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu chủ yếu của Công ty, nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này sẽ dần giảm đi do chiến lược của Công ty cũng như sự tăng trưởng của các thị trường tiềm năng khác. * Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty - Thị trường Malaysia Nói tới Malaysia không thể không nhắc tới ngành khai khoáng của nước này. Ngành này ở Malaysia có truyền thống từ lâu đời và được tập trung khai thác theo quy mô lớn trong giai đoạn nước này là thuộc địa. Khi Malaysia giành được độc lập ngành này vẫn là một trong những ngành kinh tế lớn. Malaysia là nước có trữ lượng thiếc lớn trên thế giới. Hiện nay thị trường Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho mặt hàng thiếc thỏi của Công ty. Thị trường này chiếm tới 67% tổng kim ngạch xuất khẩu thiếc thỏi của Công ty. Các khách hàng của Công ty tại Malaysia là: Synn Lee Company SDN BHN, Syarikat Chua Lee Rubber SND BHD, Kazen Tetsu SDN BHO. Trong số này thì công ty Synn Lee Company SDN BHN là khách hàng lớn nhất của Công ty. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Malaysia với mặt hàng thiếc thỏi là hơn 5,4 triệu USD. Và trong thời gian tới Công ty vẫn luôn chú trọng mối quan hệ với các khách hàng thuộc thị trường trọng yếu này để có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan hơn trong những năm tiếp theo. - Thị trường Nhật Bản Thị trường Nhật Bản chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu thiếc, đạt giá trị hơn 2,1 triệu USD. Đây là thị trường đầy tiềm năng của Công ty. Hiện tại, lượng thiếc xuất khẩu của Công ty vào thị trường này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu ngày càng cao của Nhật bản. Song, trong một vài năm tới, thị trường này sẽ là thị trường chủ yếu của Công ty. Khách hàng của Công ty tại Nhật Bản là Công ty Tetsusho Kayaba. * Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Hiện nay Công ty chủ yếu xuất khẩu mặt hàng Thiếc (chiếm hơn 90% sản phẩm xuất khẩu của Công ty) ngoài ra còn có mặt hàng Antimony. 2.2.2. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Công ty chủ yếu thu mua nguồn nguyên liệu khoáng sản dưới dạng quặng rồi chế biến, tinh chế thành sản phẩm có hàm lượng cao để phục vụ hoạt động xuất khẩu. Các nguồn thu mua nguyên liệu trong nước của Công ty: Công ty CP khai khoáng miền núi, Công ty CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng, Công ty TNHH 1 Thành viên kim loại màu Nghệ Tĩnh, Công ty CP cơ khí và khai thác khoáng sản Hà Giang. 2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty qua 3 năm đầu là tương đối tốt và ổn định. Điều này khẳng định khả năng cạnh tranh và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty. Hệ số lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là khá cao. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. 2.3.1. Những thành tựu đạt được của Công ty - Thị trường : Công ty đã có hoạt động kinh doanh với nhiều đối tác thuộc nhiều thị trường trên thế giới và khá đa dạng như: Malaixia, Nhật Bản, Anh… Với doanh thu ngày càng tăng trưởng ổn định chứng tỏ sự đúng đắn trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường của Công ty. Hiện nay Công ty có những khách hàng thường xuyên và đáng tin cậy. - Doanh thu : Với các nỗ lực mở rộng kinh doanh, tốc độ gia tăng doanh thu của công ty khá nhanh theo từng năm, kết quả hạch toán cho thấy doanh thu của công ty tăng trưởng khá ổn định và đạt kết quả 37,294 tỷ đồng năm 2008. - Tình hình kiểm soát tài chính: Trong năm 2006 Công ty bắt đầu kì hạch toán đầu tiên.Tuy chỉ với một thời gian ngắn nhưng chúng ta có thể nói tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh. Công ty có khả năng thanh toán cao, tỷ suất sinh lời cao và ổn định . - Công ty thường ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các điều kiện cơ sở giao hàng là CFR và một số hợp đồng là điều kiện CIF. Điều này tạo thuận lợi cho Công ty trong việc chủ động thuê tàu và lên lịch giao hàng. Trong khi nhiều công ty trong nước hiện nay luôn ký hợp đồng với điều kiện FOB, thì điều này chứng tỏ sự vững vàng và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của Công ty - Trong việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, Công ty luôn theo dõi sát các diễn biến về giá thiếc trên thị trường thế giới nên trong bản chào mua luôn đưa ra mức giá hợp lý nhất và luôn thuyết phục được các nhà cung cấp trong nước. Việc chào mua với giá sát với diễn biến giá trên thị trường thế giới đã giúp cho Công ty chiếm được lòng tin của các nhà cung cấp. - Trong nghiệp vụ thuê tàu, do có đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm đã giúp cho Công ty ký được các hợp đồng với cước phí rẻ và đạt được kết quả cao. - Việc thanh toán của Công ty luôn diễn ra an toàn vì Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, nhanh chóng và chính xác trong việc lập bộ chứng từ thanh toán 2.3.2. Những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty - Do giá cả cửa mặt hàng thiếc trên thế giới biến động liên tục và có những thời điểm biến động với biên độ rất rộng. Điều này làm cho trong một số trường hợp giá biến động bất lợi cho nhà cung cấp họ sẽ tìm cách trì hoãn không giao hàng hoặc muốn thương lượng lại giá cả của hàng hóa. Điều này ít nhiều cũng gây khó khăn cho Công ty trong việc thu mua hàng hóa phục vụ xuất khẩu. - Quy trình làm thủ tục hải quan vẫn còn nhiều bất cấp, dễ nảy sinh tiêu cực (chủ yếu từ phía khách quan) - Trong xu thế hiện nay khi giá các nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng cao, đặc biệt là xăng dầu, đã dẫn đến việc giá cước vận tải nội địa và quốc tế có xu hướng tăng cao và không có xu hướng giảm. Điều này làm cho chi phí kinh doanh và thực hiện hợp đồng của Công ty tăng cao làm giảm bớt lợi nhuận. - Việc giao hàng tại cảng hiện nay đôi khi hãng tàu hay cơ quan điều độ cảng thay đổi lịch bốc hàng hay có thể chậm trễ từ một bên khác làm cho Công ty bị động trong việc giao hàng lên tàu. - Nhân viên của Công ty hiện nay vừa thực hiện thực nghiệp vụ, vừa tiến hành giám sát, dẫn tới việc không đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giám sát và điều hành hợp đồng xuất khẩu. - Việc kiểm tra chất lượng thiếc của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào Công ty giám định được thuê vì thế rất dễ xảy ra trường hợp nhân viên giám định sẽ giám định không chính xác do trình độ chưa cao, dễ mất uy tín với nhà nhập khẩu 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Việc giá thiếc trên thế giới luôn biến động ( cứ 5 phút 1 lần) làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn nếu trong trường hợp giá biến động bất lợi cho nhà cung cấp - Hiện nay một bộ phận không nhỏ các cán bộ ở các cơ quan chức năng vẫn còn có những hành động gây khó khăn, sách nhiễu đối với Công ty VQB nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung làm nảy sinh tiêu cực - Quy mô của Công ty hiện nay còn nhỏ bé, đội ngũ nhân viên tương đối mỏng, một người phải làm nhiều công việc, dẫn tới việc không đạt hiệu quả cao trong công việc. Công ty cũng chưa đủ nguồn lực để có thể đầu tư trang thiết bị và nguồn nhân lực để có thể chủ động trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty - Phấn đấu xây dựng, phát triển Công ty thành một Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực khai khoáng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế . - Gia tăng sự ổn định trong kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững - Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn nhằm tích lũy và tạo khả năng huy động vốn cho mục tiêu phát triển - Tận dụng tối đa các ưu đãi và cơ hội để phát triển kinh doanh theo hướng phù hợp nhằm từng bước chuyển đổi và phát triển Công ty. - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện bộ máy tổ chức để có đủ năng lực cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước 3.2. Một số biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB Ngày nay dưới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng cao, các rào cản thương mại dần dần được xóa bỏ, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu về chất lượng và giá cả đối với hàng hóa ngày càng cao nên kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Đây chính là những thách thức đặt ra đối với Công ty trong thời gian tới, do đó một số biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB: - Công ty cần phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là một vấn đề mang tính cấp bách vì con người là thành tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, dù có được sự hỗ trợ từ máy móc công nghệ cao đến đâu thì trình độ chuyên môn của nhân viên phải theo sát yêu cầu mới có thể hoàn thành công việc Đi đôi với đào tạo, Công ty nên đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài, cùng với đó Công ty cũng phải luôn có những điều chỉnh về tiền lương và các yếu tố khác để có thể giữ chân những cán bộ giỏi, có năng lực. Bởi vì chính sách lương thưởng hợp lý sẽ tạo điều kiện và là nhân tố khuyến khích sự phấn đấu và tinh thần làm việc của các nhân viên trong Công ty. Điều này sẽ dẫn tới hiệu quả lao động kinh doanh của nhân viên sẽ cao hơn theo đó Công ty sẽ thu được lợi nhiều hơn. - Trong quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, khó khăn mà Công ty thường gặp phải là đôi khi nhà cung cấp không muốn giao hàng hoặc trì hoãn thời gian giao hàng. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự biến động thất thường của giá thiếc, và sau khi Công ty và nhà cung cấp ký hợp đồng giá thiếc lại biến động theo hướng bất lợi với nhà cung cấp do vậy mới xảy ra hiện tượng trên. Để khắc phục khó khăn này trong những trường hợp cấp thiết cần hàng gấp Công ty có thể áp dụng một số biện pháp để đối phó như sau: + Công ty sẽ đồng ý tăng giá cao hơn trong hợp đồng đã ký kết một lượng hợp lý với sự biến động của giá và trong biên độ mà cả hai bên có thể chấp nhận được. Công ty phải chủ động gặp gỡ thương thảo với nhà cung cấp trong trường hợp này để mong có một phương án giải quyết nhanh chóng nhằm giải phóng hàng và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên + Giảm số lượng hàng giao thực tế so với hợp đồng một lượng tương ứng phù hợp + Chấp nhận trả trước tiền hàng, coi như là một phương thức cung cấp tín dụng ngắn hạn cho nhà cung cấp. + Nhà quản trị nên xây dựng mối quan hệ cá nhân với nhà quản trị của các công ty cung cấp nguồn hàng. Nếu được như vậy, việc giải quyết các vướng mắc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì hai bên đều có thể tin cậy lẫn nhau. - Tìm hiểu nhu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm có khả năng xuất khẩu, thị hiếu của người tiêu dùng, những quy định về chất lượng và giá cả của các mặt hàng thông qua các Phòng đại diện Thương mại Việt Nam tại nước ngoài và các bản tin thị trường,… - Tìm kiếm thông tin để mở rộng thị trường từ Bộ Thương mại, Phòng Thương mại hoặc tự giới thiệu Công ty qua mạng Internet, qua các hội chợ triển lãm… - Duy trì quan hệ tốt đẹp với các đối tác cũ để ổn định và tăng thêm lượng hàng xuất khẩu. - Thực hiện chính sách giảm thiểu chi phí, sử dụng tối đa hiệu quả của các máy móc trang thiết bị để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Hạn chế tối đa nguồn vốn bị chiếm dụng, nâng cao hiệu quả đồng vốn, quản lý chặt chẽ về công tác khoán, đảm bảo cân đối về lợi ích Nhà nước và của người lao động, đồng thời đảm bảo tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. - Thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu, tạo uy tín với bạn hàng nhằm nâng cao hình ảnh sản phẩm của Công ty. - Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu về chủng loại, mẫu mã, kích cỡ, mở rộng xuất khẩu đối với các sản phẩm truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chính sách sản phẩm hướng vào thị trường chủ lực KẾT LUẬN Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và Công ty VQB nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Cùng theo đó các doanh nghiệp phải tự nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức, tự hoàn thiện từng bước hoạt động kinh doanh của mình. Ý thức được điều này, Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB luôn thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã ký kết để từ đó có cơ sở để nhắc nhở các đối tác về nghĩa vụ của họ đối với Công ty. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty vẫn tuân thủ theo một quy trình nhất định, tuy nhiên để công tác tổ chức hợp đồng xuất khẩu ngày càng được hoàn thiện hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo được sự thuận lợi cho khách hàng hơn nữa thì đòi hỏi Công ty phải luôn luôn nỗ lực nhiều hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB: Báo cáo tài chính qua các năm 2006, 2007, 2008, Bản giới thiệu lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB(XB 10/2007)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22762.doc
Tài liệu liên quan