Với nhận thức về thực trạng, việc phát triển TTCN trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực không chỉ các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp, mà nó còn là nhiệm vụ của toàn dân, các tổ chức quần chúng . Để giải quyết những tồn tại khó khăn và phát huy tốt những mặt mạnh cũng như vai trò của TTCN trong phát triển kinh tế Hà Tây .
Đề tài " Phương hướng phát triển TTCN Hà Tây giai đoạn 2001-2005" là một kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn tìm hiểu thực trạng TTCN Hà Tây. Hy vọng rằng phương hướng phát triển TTCN sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào phát triển kinh tế Hà Tây và cả nước nói chung.
80 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng về phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
- Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về CN - TTCN nói chung và ngành nghề, làng nghề, nhân cấy nghề nói riêng hãy còn nhiều bất cập. Các phòng công nghiệp huyện thị xã chưa được thể chế hóa lại, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế bộ máy quản lý. Các xã chưa có cán bộ theo dõi chuyên ngành nghề CN - TTCN, dịch vụ.
- Sự nhận thức về phát triển ngành nghề, làng nghề nhân cấy nghề của một số ngành, địa phương, trong tỉnh còn chậm, chưa đầy đủ.
- Chiến lược tiêu thụ sản phẩm (tiếp thị) ở làng nghề còn nhiều khó khăn bất cập, chưa được tháo gỡ kịp thời.
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng, nên một số sản phẩm bị thu hẹp thị trường tiêu thụ.
- Một nguyên nhân nữa là thiết bị sản xuất ở các cơ sở sản xuất TTCN lạc hậu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và giá thành cũng như năng xuất lao động.
Chương III
Phương hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005
I. những căn cứ cơ bản cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005.
1. Quan điểm phát triển TTCN Hà Tây.
1.1. Phục hồi và phát triển TTCN truyền thống
-Việc phục hồi phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hoá xã hội. Vì khi bán sản phẩm truyền thống không chỉ có ý nghĩa là bán " giá trị sử dụng" mà còn bán " giá trị văn hoá nghệ thuật " nằm trong sản phẩm đó. vì thế tính chất truyền thống, phong cách riêng của địa phương, tính độc đáo và hình thức sản phẩm, thậm chí cả địa danh làm ra giá trị sản phẩm đều làm tăng giá trị sản phẩm . Mặt khác làng nghề truyền thống còn là điểm du lịch kỳ thú cho khách nước ngoài. Quan điểm cơ bản là phải đánh giá đúng vai trò của Làng nghề trong điều kiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá .
Kỹ thuật trực tiếp làm tăng giá trị kinh tế, Văn hoá và xã hội vừa trực tiếp làm tăng giá trị kinh tế vừa là cơ sở điều kiện phát triển lâu dài của làng nghề .
Phải giữ gìn giá trị văn hoá của làng nghề, bảo vệ và tu bổ cảnh quan của làng nghề, tôn tạo các di tích của làng nghề, phục hồi các lễ hội và phong tục tập quán của làng nghề là điều kiện cần thiết tạo cho việc giữ dìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát triển các làng nghề trong hiện tại và tương lai.
Xây dựng các làng nghề thành điểm du lịch và gắn kết với các điểm du lịch trong việc cung cấp sản phẩm và giới thiệu văn hoá huỵện, tỉnh, để tạo ra giá trị kinh tế cho huyệnvà tỉnh ...
-Kết hợp yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại.
Truyền thống được hình thành và phát triển nhiều đời tạo thành phong cách riêng cho sản phẩm. Chính truyền thống là yếu tố quyết định để chiếm lĩnh thị trường. Song sản phẩm phải luôn được cải thiện, cải tiến, phù hợp với cuộc sống mới trong điều kiện khoa học kỹ thuật văn hoá xã hội cao hơn. (Chẳng hạn sản phẩm điêu khắc trạm trổ, dệt may... cần kết hợp công nghệ hiện đại và truyền thống, để tạo ra số lượng và những sản phẩm bền đẹp, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng...).
-Kết hợp phát triển nghề truyền thống với phát triển toàn diện nông thôn.
Nếu như cuộc sống không đảm bảo, phải bỏ nghề thì truyền thống cũng không còn. Cuộc sống có nâng cao và phát triển toàn diện thì người thợ mới có đủ điều kiện, khả năng hứng thú lao động sáng tạo trong nghề nghiệp .Mặt khác khi cuộc sống được cải thiện, song truyền thống chưa hẳn đã được phát huy, điều đó phải có sự trợ giúp của cơ quan chức năng, các tổ chức quần chúng và toàn thể quần chúng nhân dân...
Phát triển nông thôn là sự phát triển toàn diện từ môi trường sống, cơ sở hạ tầng, quan điểm xã hội, trình độ dân trí trong đó đặc biệt coi trọng việc đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp .
-Phát triển làng nghề truyền thống phải có sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, Trung ương và địa phương .
Làng nghề truyền thống không chỉ của riêng những người dân làng nghề truyền thống đó mà còn là một bộ phận phong phú và sâu sắc truyền thống văn hoá dân tộc ( Không chỉ Hà Tây mà cả nước ). Vì vậy việc giữ gìn và phát triển làng nghề là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, vốn đầu tư, dân trí, văn hoá ... người dân làng nghề không đủ sức tự mình giữ gìn và phát triển truyền thống của làng nghề được. Do vậy cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, như chính sách khuyến khích khôi phục, phục hồi phát triển làng nghề về kinh tế, thông tin, tiếp thị, xuất nhập khẩu ...
1.2 Phát triển TTCN trên cơ sở tận dụng lợi thế du lịch Hà Tây .
Hà Tây là đất trăm nghề nên việc phát triển TTCN là một lợi thế . Mặt khác nơi đây còn có một tiềm năng lớn về du lịch, là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về số lượng di tích lịch sử , với mật độ 14 di tích/ 100 km2 , với nhiều Đền, Chùa cổ kính cùng các lễ hội truyền thống và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ( Suối Hai, Ao Vua, Đồng Mô, Ngải Sơn, Chùa Hương...) có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Tuy vậy muốn khai thác được tiềm năng này đưa kinh tế du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói , trước hết cần phát triển TTCN với phát triển du lịch cụ thể :
- Coi du lịch là thị trường tiêu thụ các sản phẩm TTCN.
- Phát triển các sản phẩm TTCN trên cơ sở gắn kết với yếu tố truyền thống của cảnh quan du lịch Làng nghề.
- Kết hợp làng nghề TTCN với du lịch là biện pháp để phát huy bản sắc văn hoá dân tộc .
1.3. Phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hoá .
Trong lịch sử phát triển của mình loài người đã trải qua các hình thức phát triển từ thấp đến cao , kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc đến kinh tế hàng hoá. Sự ra đời của kinh tế hàng hoá đánh dấu bước tiến có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển loài người.
Trong nền kinh tế hàng hoá , các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thông qua quan hệ hàng hoá , tiền tệ và đều được thực hiện trên thị trường . Trong sản xuất hàng hoá , dịch vụ được tạo ra nói chung nhằm mục đích trao đổi , mục đích mua bán trên thị trường . Sản xuất hàng hoá có vai trò hết sức to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia , nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất nói chung và ngành nghề TTCN nói riêng.
Vai trò của kinh tế hàng hoá được thể hiện trước hết ở chỗ , nó tạo động lực và buộc mỗi người không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm , sao cho hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm , chỉ có như vậy người sản xuất nói chung và sản xuất TTCN nói riêng mới có thể thực hiện được tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng nhờ đó TTCN mới có hiệu quả . Mặt khác cũng xuất phát từ sản xuất hàng hoá tạo ra sự phân công lao động hợp lý hình thành các ngành nghề, các cơ sở , các vùng sản xuất ... Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của quá trình phân công lao động xã hội là quá trình chuyên môn hoá tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng , số lượng phù hợp với thị hiếu trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các lợi thé so sánh của từng vùng ( Đối với Hà Tây là lơi thế về du lịch ).
Thật vậy để phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hoá thì :
- Lựa chọn các ngành nghề , ưu tiên phù hợp với lợi thế của từng địa phương, từng vùng.
- Phải hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất tại nông thônlàm vệ tinh cho các xí nghiệp ở thành thị. Quy hoạch , phân vùng trong việc bố trí các cụm , điểm sản xuất TTCN tạo thuận lợi cho việc phân bổ nguồn lực và chuyên môn hoá sản xuất , từ đó tạo ra những sản phẩm có giá tri kinh tế cao.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất TTCN theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .
2. Mục tiêu phát triển kinh tế Hà Tây 2001-2005.
Xuất phát từ mục tiêu chung của cả nước về GDP bình quân đầu người năm 2001là 380USD và đến năm 2010 đạt 1000USD. Xuất phát từ những mục tiêu khác về tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy Hà Tây phải có nghĩa vụ đóng góp vào thực hiện mục tiêu đó .
Căn cứ vào thực trạng và những kết quả đạt được trong giai đoạn 1991-1999 cũng như căn cứ tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh, mục tiêu chung về phát triển kinh tế như sau :
-Phấn đấu đạt mục tiêu GDP bình quân đầu người 360 USD vào năm 2001 và năm 2005 đạt 700 USD bằng mức bình quân chung của cả nước .
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP để đến năm 2001-2005 cơ cấu kinh tế là :
+Năm 2001 cơ cấu là : - Công nghiệp : 30%
- Nông nghiệp :40%
- Dịch vụ :30%
+Năm 2005 cơ cấu là : - Công nghiệp :35%
- Nông nghiệp : 30%
- Dịch vụ :35%
Mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở và có thể thực hiện được bởi tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1991-1995 là 9,8%; thời kỳ 1996-1999 là 7,18% cao hơn cả nước.
-Từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân về văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế xã hội. Đến năm 2001 không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 5-6%. Xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hoávà từng bước "làng nghề hoá" bằng phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Để đạt được mục tiêu đó CN-TTCN phải có hướng đi cụ thể, khẳng định vai trò to lớn trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vấn đề xã hội ...
Mục tiêu về chuuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Tây 2001-2005
Năm
Chỉ tiêu
2001
2005
CN-TTCN (%)
30
35
Nông nghiệp (%)
40
30
Dịch vụ (%)
30
35
GDP bình quân (USD)
360
700
Tốc độ tăng trưởng CN-TTCN (%)
12
13,5
Để Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây đề ra cho công nghiệp như sau:
- Ngành CN - TTCN Hà Tây phấn đấu năm 2001có tốc độ tăng trưởng 12%, thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng 12-12,5%.
- Đưa sản xuất công nghiệp của tỉnh lên bước phát triển mới theo hướng hiện đại hoá. Ưu tiên các ngành sản xuất chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, đồ uống, dệt may giầy da và mặt hàng thủ công mỹ nghệ .
- Công nghiệp Hà Tây xác định nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn là trọng tâm.
3. Mục tiêu phát triển TTCN Hà Tây giai đoạn 2001-2005.
Để tăng cường đóng góp của công nghiệp vào GDP nói chung, vai trò của TTCN hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết và giải quyết việc làm cũng như vấn đề xã hội, tận dụng tối đa nguồn lực phân tán rải rác trong dân cũng như lợi thế về tài nguyên con người, cảnh quan di tích lịch sử ... Như vậy mục tiêu phát triển TTCN trong giai đoạn tới là :
-Về thu hút lao động. giai đoạn 2001-2005 thu hút lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 250.000 lao động, giai đoạn 20015-2010 là 400.000 lao động , tăng cường số hộ và hình thức sản xuất kinh doanh TTCN khác trên địa bàn.
- Về giá trị sản lượng cần tăng cường và mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp và các hộ gia đình với mục tiêu tăng trưởng 12% giai đoạn 2001 và 13-13,5% giai đoạn 2001-2005 thì mục tiêu giá trị sản lượng TTCN như sau:
Giai đoạn: 2001 : 1.500 tỷ đồng
2001-2005: 2.000 tỷ đồng
- Tăng cường đóng góp ngân sách của TTCN Hà Tây, bằng việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp và các hộ gia đình trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và ở các làng nghề truyền thống. Để năm 2001 có đóng góp là 15 tỷ đồng, năm 2001-2005 là 25 tỷ đồng.
- Tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt khu vực nông thôn bằng cách mở rộng các ngành nghề và khuyến khích các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2001-2005 tập trung vào phát triển TTCN trong nông nghiệp và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ở nông thôn.
-Giai đoạn 2001-2005 thực hiện việc nhân cấy nghề và mở rộng làng nghề ở tất cả 14/14 huyện, thị xã trong tỉnh .
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang Nga, EU, Mỹ và thị trường châu á (Nhật, Hồng Kông, Đài Loan...)
- Về xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 vẫn tập trung vào mặt hàng thủ công mỹ nghệ và may mặc, cần tăng cả về số lượng chất lượng và mẫu mã.
Mục tiêu phát triển TTCN Hà Tây giai đoạn 2001-2005
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2001-2005
Tốc độ phát triển (%)
2001
2005
- Giá trị SL
tỷ đồng
1.500
2.000
12%
13-13,5%
- Đóng góp ngân sách
tỷ đồng
15
25
- Thu hút lao động
người
200.000
300.000
- Thị trường XK
Asean , Nics
Nga, EU, Mỹ và Châu á
II. Phương hướng phát triển TTCN tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005.
1. Phương hướng quy hoạch chung TTCN Hà Tây .
Quy hoạch là một vấn đề bao trùm cần xúc tiến ngay để nhanh chóng đưa tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp vào quỹ đạo sản xuất .
TTCN là một bộ phận hữu cơ của công nghiệp nói chung. Mặt khác, khi quy hoạch tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp phải gắn với quy hoạch ngành nghề, phải kết hợp chặt với quy hoạch địa phương, vùng lảnh thổ. Từ đó nhằm tận dụng nguồn lao động tại chổ, khai thác tài nguyên và truyền thống của mỗi vùng, từng bước xây dựng các vùng sản xuất, các cơ sở sản xuất truyền thống ...
1.1.Quy hoạch phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp theo ngành nghề .
Câu hỏi đặt ra là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai ? đây là vấn đề cần đặt ra, như chương II đã nghiên cứu, trên thực tế đã có một số sản phẩm bị mất do chính sách của nhà nước (Ví dụ nghề pháo ...), một số sản phẩm bị mai một do không chú ý đến phát triển, do thị trường thiếu hụt, hình thức cung cấp, sở thích cũng như nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Trong khi các sản phẩm bị mai một lại có lợi thế về phát triển như nguyên liệu cung cấp, tay nghề người thợ. Vì vậy trong gia đoạn tới (2001-2005) cần chú ý một số sản phẩm ngành nghề hướng vào thị trường trong nước và nước ngoài giải quyết việc làm cho người lao động như:
- Chế biến nông sản thực phẩm, sản phẩm ăn uống .
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, chạm trổ, khảm trai
- Dệt may, dệt lụa tơ tằm ..
-Sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh và cung cấp cho thị trường lớn Hà Nội ...
1.2. Quy hoạch TTCN theo địa phương vùng lãnh thổ.
Quy hoạch TTCN theo vùng lãnh thổ là quy hoạch việc phát triển các cơ sở sản xuất trên một vùng nhất định, có liên quan đến điều kiện tự nhiên về đất đai, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, và điều kiện xã hội ... Quy hoạch theo vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho phép chọn địa điểm xây dựng từng cơ sở có căn cứ xắc đáng. Chính vì vậy việc quy hoạch vùng lãnh thổ cần xác định .
-Xây dựng các xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cần bố trí gần hoặc trong vùng có nguyên liệu .
-Các xí nghiệp phải bố trí vào các khu và cụm công nghiệp theo định hướng ngành nghề.
Đối với thị xã : Tận dụng tối đa cơ sở hiện có, đầu tư chiều sâu nâng cao năng xuất và chất lượng, đồng thời xây dựng các cụm điểm công nghiệp. Đối với thị xã Hà Đông xây dựng các cụm điểm công nghiệp La Khê, Van Phúc, Cầu Bưởu và phát triển TTCN dệt truyền thống .Đối với thị xã Sơn Tây cần phát triển TTCN may, chế biến bánh kẹo, đồ uống, sữa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng tại các xã Đường lâm, Trung Hưng, Thanh mỹ ; chế biến lâm sản gổ xẽ, giường tủ ở các Xã Xuân Sơn, Sơn Đồng ...
Đối với các huyện: Cần xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho các xí nghiệp chế biến ở thị xã và vùng lân cận, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên các làng nghề, nhân rộng và phát triển các làng nghề mới, sản xuất nhiều mặt hàng kết hợp với thiết bị công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh tăng nhanh sản lượng và chất lượng .
-Huyện Ba Vì đây là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, có điều kiện phát triển các vùng nguyên liệu, mặt khác cần đẩy nhanh sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đặc biệt là tận dụng thị trường du lịch mà nơi đây có thế mạnh và đẩy nhanh phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ...phục vụ du lịch .
*Cần đẩy mạnh sản xuất các ngành nghề :
+Chế biến nông sản :Tại các xã Tàng Đàng, Vật lai, Minh Quang, Tản Linh, Vân Sơn (xay xát chế biến tinh bột sắn, dong riềng, chăn nuôi bò sữa )
+Trồng dâu nuôi tằm :Các xã Thuần Mỹ, Sơn Đà,Tòng Bạt.
+Sản xuất vật liệu xây dựng: Các xã khánh Thượng, Cẩm Lĩnh, Tiền Phong(Sản xuất gạch nung, ngói vôi,đá xâydựng ) cần phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn như vùng trồng chè, mía dứa
-Huyện Hoài Đức hiện có 7 làng nghề và công ty TNHH công nghiệp của huyện là thế mạnh công nghiệp ngoài quốc doanh (95%), vì vậy trong giai đoạn tới cần xây dựng các vùng nguyên liệu cung cấp cho TTCN chế biến và phát triển TTCN dệt may.
+Chế biến nông sản :Thị trấn Hoài Đức, xã Minh Khai,Cát Quế, Đức giang chế biến tinh bột, nha, thức ăn gia súc .
+Dệt may, da: Các xã La phù, Dương Nội, An thượng
+Thủ công mỹ nghệ : Thị trấn Trôi, các xã Sơn Đồng sãn xuất tượng gỗ, điêu khắc sơn mài ...
-Huyện THường Tín, PHú Xuyên là huỵện có TTCN phát triển với 26 làng nghề, tập trung sản xuất hàng tiêu dùng, mặt hàng truyền thống của huyện như: Sơn mài mỹ nghệ, mây tre đan, tơ lụa, giầy da...Trong thời gian tới hướng sản xuất các mặt hàng như sau:
+Chế biến nông sản thực phẩm : Hướng tập trung chế biến gạo, các loại thức ăn gia súc phục vụ cho thị trường Hà Nội và trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.
+Thủ công mỹ nghệ :Phát triển khảm, sơn mài, mây tre giang, guột tế, mộc cao cấp .
+May mặc, giầy da: Phát triển các cơ sở làm Giầy da, tìm đói tác để sản xuất quy mô lớn .
-Các huyện khác (Chương Mỹ, Phúc thọ, Thanh Oai, ứng Hoà, Thạch Thất...) lại tập trung nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm hiện có, trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực điạ phương vào phát triển TTCN và cũng tập trung vào một số mặt hàng sau: Sản xuất vật liệu xây dựng ; Chế biến nông sản ; chế biến lâm sản ; hàng dệt, thủ công mỹ nghệ .
2. Phương hướng phát triển một số ngành TTCN chủ chốt.
2.1. Ngành vật liệu xây dựng (góm, sứ, thủy tinh).
Trong những năm qua, ngành này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh 20,8%/năm. Trong giai đoạn tới cần duy trì tốc độ phát triển này, và đưa tỷ trọng lên 30% vào giai đoạn 2001-2005.
Thời gian tới nhu cầu xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng nông thông rất lớn. Để tiếp tục phát triển ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng cần:
- Quy hoạch các địa điểm khai thác đất, đá, cát,... các khu sản xuất gạch, gốm sứ, thủy tinh,... hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và xâm phạm đất canh tác. Cải tiến lò thủ công, từng bước thay thế bằng lò tuy nen, sử dụng cơ khí trong các khâu luyện đất, dập sản phẩm, vận chuyển,... Đầu tư công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản sẵn có ở địa phương để sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh,...
- Tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành hiện có dựa trên những đặc điểm ưu đãi về tài nguyên, khoáng sản vốn là thế mạnh của tỉnh. Khuyến khích phát triển các làng nghề gốm, sứ truyền thống, đổi mới sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
2.2. Ngành chế biến nông sản thực phẩm.
- Phát triển ngành TTCN chế biến nông sản thực phẩm trên cơ sở phát triển nông nghiệp của tỉnh, đảm bảo mục tiêu gia tăng giá trị nông sản, thực phẩm, giảm tới mức thấp nhất hư hao sau thu hoạch. Tăng cường sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của địa phương trong nước và hướng tới xuất khẩu.
* Ngành dệt, may mặc.
Phương hướng:
- Bố trí sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại trong sản xuất.
- Đổi mới các kiểu dáng và hình thức đối với hàng thêu, ren... ở các làng nghề truyền thống.
* Ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Phương hướng:
- Đối với ngành thủ công mỹ nghệ cần phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp của nhân dân và thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt tăng cường khả năng xuất khẩu.
Trong thời gian tới cần phục hồi và phát triển một số làng nghề sau:
Làng nghề, thủ công nghiệp là thế mạnh của tỉnh Hà Tây nhằm phát huy các thành phần kinh tế và tận dụng nguồn tài nguyên, nghề, tay nghề ... của tỉnh, tăng thu nhập và và giải quyết việc làm cho lao động ( mỗi năm tăng từ 2-3 vạn lao động trên địa bàn Hà Tây ) nhất là lao dộng nông thôn.
Trong thời kỳ đầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm vị trí quan trọng, thực hiện xoá đói giảmnghèo, người dân có điều kiện tích luỹ dần để tiến tới đầu tư lớn hơn vào công nghiệp.
Vì vậy Hà Tây cần tập trung phát triển một số ngành nghề tryền thống sau ở hiện tại và tương lai để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc .
*Làng nghề tơ lụa Hà Đông. Đây là làng nghề đã tồn tại và phát triển suốt 1700 năm nay.
-Làng nghề dệt truyền thống Vạn Phúc (Thị xã Hà Đông ): Trước đây là hợp tác xã dệt lụa xuất khẩu Vạn Phúc thành lập từ 1959 trên cơ sở hợp nhất 11 hợp tác xã nghề dệt. Từ năm 1991đã chuyển về hộ gia đình vơi lao động dệt chiếm 73% lao động, chũng loại do các hộ làm rất phong phú, điều đó là thế mạnh là lợi thế cho Vạn Phúc chuyên môn hoá sản xuất lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh .
- Lụa Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì) trước đây ươm tơ dệt lụa từ tơ tằm nổi tiếng, nơi đây là vùng đất thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liẹu dệt .Do vậy trong thời gian tới cần tận dụng và phát huy ngành nghề truyền thống này .
Và ngoài ra cần tập tung phát triển một số nghề dệt ở Hoà Xá, nghề dệt kim ở La Phù ( Hoài Đức).
*Làng nghề thêu Quất Động .
Làng nghề thêu Quất Động ( huyện Thường Tín ) 50% lao động làm nghề thêu. Trong những năm thị trường Đông Âu và Liên Xô chưa sụp đổ thì nghề thêu ở đây làm ăn có hiệu quả, thêu các mặt hàng : áo kimônô, khăn trải bàn ... Trong hiện tại và tương lai thị trường EU, Nga và thị trường sang các nước khu vực châu á đang được mở rộng, đòi hỏi phải duy trì, phát triển nghề này .
*Làng nghề rèn Hạ Mỗ.
Hạ Mỗ có 75%số hộ có nghề thêu ren, nghề thêu ở đây vốn làm những sản phẩm trang trí nổi tiếng đã được người tiêu dùng trong nước chấp nhận, và đang được mở rộng trong việc tiêu dùng, chính vì vậy sần phát triển ngành nghề này để tăng thu nhập và việc làm cho nhân dân.
*Các làng nghề gỗ .
-Làng nghề sản xuất đồ gỗ Hạ bằng (Thạch Thất ) chuyên sản xuất gường, tủ, bàn ghế, tủ tường .
-Làng nghề sản xuất tiện gỗ ở Nhị Khê ( Thường Tín)
-Làng nghề sản xuất gỗ La thiện (xã Tân Hồng, Ba Vì)
-Làng nghề mộc dân dụng Chàng Sơn ( Thạch Thất )
-Lang nghề mộc mỹ nghệ (Vạn điểm )
-Làng nghề đồ gỗ Chanh Thôn ( Phú Xuyên)
-Làng nghề sơn khảm Ngọ Hạ ( Phú xuyên)
-Làng nghề sơn mài mỹ nghệ Duyên thái ( Thường Tín )
-Làng nghề khảm trai(Phú Xuyên )
*Các làng nghề cơ khí :
-Làng nghề rèn đa Sỹ ( Thị xã Hà Đông )
-Làng nghề sản xuất kim khí Phùng Xá ( Thạch Thất ), Thah thuỳ (Thanh Oai) sản xuất đinh bản lề cửa, vít ...
*Làng nghề chế biến nông sản .
-Chế biến nông sản thực phẩm : đường mật ở Minh Khai( Hoài Đức )
-Chế biến nông sản ở liên hiệp (Phúc Thọ )
-Chế biến dong riềng ở Cư Đà, Cự khê (Thanh Oai)
*Làng nghề may, giầy da.
-Làng nghề may Vân Từ (Phú Xuyên )
-Làng nghề giầy da Gã Hạ (Phua Xuyên)
*Làng nghề Mây tre đan.
-Làng nghề nón chuông (Thanh Oai), Minh Châu (Ba Vì )
-Làng nghề đan lồng chim Canh Hoạch (Thanh Oai)
-Làng nghề đan lát mây tre giang, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ song mây( sa lông, ghế ...), bàn ghé từ cây trúc, Ninh sở (Thường Tín )
Việc phát triển và phục hồi các ngành nghề trên cho phép tận dụng nguyên liệu rải rác phân tán trên địa phương, thu hút giải quyết lao động nông nhàn hiện nay ở nông thôn cũng như phục hồi bản sắc văn hoá dân tộc Hà Tây và cả nước nói chung, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng tích luỹ cho địa phương rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn là điều cần thiết phải làm trong hiện tại và tương lai đối với TTCN Hà Tây .
3. Phương hướng phát triển chủ yếu đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu .
Để phát huy mạnh mẽ vai trò của TTCN trong việc sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu cần chú ý những phương hướng trong gia đoạn tới như sau:
3.1. Kết hợp chặt chẽ tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp với công nghiệp quốc doanh ( Trung ương, địa phương) để hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu hợp lý ở Hà Tây .
Để giải quyết hai nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong bước đi ban đầu là tăng tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bên cạnh những ngành công nghiệp nặng chủ chốt, Hà Tây phải xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp nhẹ, từ đó hình thành một cơ cấu ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu hợp lý ở Hà Tây, trên cơ sở kết hợp kỹ thuật hiện đại và truyền thống .
Hiểu một cách đầy đủ ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm chủ yếu các ngành công nghiệp thuộc hệ thống công nghiệp nhẹ trong đó có cả công nghiệp địa phương, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. Như vậy cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xây dựng theo một hệ thống tương đối hoàn chỉnh với nhiều ngành nghề, nhiều khu vực sản xuất, nhiều hình thức sở hữu khác nhau, với nhiều hình thức tổ chức từ trung ương đến địa phương. Việc xây dựng cơ cấu ngành phải phải đạt được mục tiêu là từng bước đáp ứng được yêu cầu về các mặt ăn, ở, mặc, học tập ( Về ăn có chế biến lương thực, thực phẩm, ; về ở có ngành công nghiệp sản xuất đồ dùng trong nhà, vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gỗ...). Về mặc có ngành dệt, may mặc, về học có ngành sản xuất giấy, bút ...
Đối với cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu cần cân nhắc những mặt hàng nào có tính chất truyền thống và dựa trên yếu tố lợi thế về nguồn lực. (ở đây cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu là sự kết hợp giữa CN và TTCN tạo nên những sản phẩm chất lượng và số lượng ngày càng tăng, mẫu mã đẹp đạt tiêu chuẩn quốc tế ).
Chỉ trên cơ sở hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu hợp lý mới có căn cứ để tiến hành phân công lao động, bố trí sản xuất phù hợp với tính chất trình độ phát triển của sản xuất tiểu công nghệp, thủ công nghiệp.
3.2. Xây dựng mạng lưới tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp (TTCN) rộng khắp để sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu .
Hiện nay Hà Tây có trên hai trăm xí nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, tham gia sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu TTCN thuộc trung ương, địa phương quản lý. Song nhược điểm lớn nhất của hệ thống xí nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, này là chưa gắn bó chặt chẽ với nhau theo ngành kinh tế kỹ thuật và còn phân tán. Do đó dẫn đến tình trạng các xí nghiệp quốc doanh tổ chức nhiều khi "khép kín" sản xuất, mở rộng quy mô ở nhiều bộ phận không cần thiết đáng lẽ ra có thể phân công hợp tác chặt chẽ với các hợp tác xã, tổ sản xuất thuộc kinh tế tập thể, tận dụng nguồn lực phân tán rải rác .
Để xây dựng mạng lưới TTCN rộng khắp, tham gia sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành địa phương và vùng lãnh thổ, nên chú ý giải quyết vấn đề :
-Tổ chức phân công hợp lý giữa công nghiệp quốc doanh ( Trung Ương) với TTCN. Nguyên tắc phân công là : cơ sở nào sản xuất có lợi nhất cho xã hội thì ưu tiên phát triển, khi phân công sản xuất phải hướng vào việc tổ chức chuyên môn hoá, từ phân công sản xuất theo mặt hàng, đến phân công sản xuất theo chi tiết, hoặc bộ phận sản phẩm, hoặc theo tưng khâu, từng việc trong quá trình sản xuất sản phẩm, lấy các cơ sở nhỏ ở nông thôn làm vệ tinh cho cung cấp bán thành phẩm cho xí nghiệp, cơ sở lớn ở đô thị ( Hà Đông,Thường Tín, Sơn Tây ). Như vậy các xí nghiệp quốc doanh ( Khu vực kinh tế nhà nước ) nên đi vào những mặt hàng có nhu cầu lớn, những bộ phận chi tiết quan trọng, những khâu đòi hỏi chi tiết kỹ thuật phức tạp, phải bỏ nhiều vốn mà lực lượng thủ công không làm được. Trên cơ sở đó khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, truyền thống, tận dụng lao động năng lực sản xuất, tay nghề của các cơ sở hiện có, gắn với công nghiệp quốc doanh trên cơ sở mở rộng ngành nghề thủ công trong các hợp tác xã nông nghiệp, thúc đẩy phân công tận dụng lao động nhàn rổi ở khu vực nông thôn và khai thác nguồn nguyên liệu của nông nghiệp vốn là thế mạnh của Hà Tây .
- Vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tổ chức sản xuất thích hợp để kết hợp các cơ sở lại với nhau thành một mạng lưới chặt chẽ. Trong việc kết hợp này, lấy một xí nghiệp có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng vươn lên làm nòng cốt, các cơ sở TTCN vây quanh hình thành các vệ tinh của xí nghiệp chủ chốt .
3.3 Kết hợp kế hoạch với thị trường và sử dụng các đòn bẩy kinh tế trong phát triển mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu TTCN.
Trong việc chỉ đạo sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, nhất là đối với TTCN, chúng ta chưa sử dụng tốt công cụ kế hoạch và các đòn bẩy kinh tế. Thiếu sót chủ quan của chúng ta là muốn đưa phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ hàng tiêu dùng, xuất khẩu vào kế hoạch, trong đó không coi trọng yếu tố thị trường, mà thị trường lại là cơ sở cho việc đề ra kế hoạch .Do đó dẫn đến tình trạng gò bó, quá tập trung, cứng nhắc trong việc chỉ đạo. Vì thế trên thị trường có lúc hàng thừa, hàng thiếu, hàng xấu, hàng tốt ... Gây khó khăn cho công tác quản lý .
Mặt khác, cần mở rộng dân chủ, phát huy tính sáng tạo của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu đáp ứng nhu cầu muôn mầu muôn vẽ của người tiêu dùng trong tỉnh và thị trường ngoại tỉnh. Vì vậy phải "kết hợp kế hoạch với thị trường, lấy cái sau bổ sung cho cái trước ". Từ vấn đề đặt ra là cần cải tiến chế độ gia công, thực hiện kế hoạch hoá trên cơ sở thị trường với những mặt hàng có nhu cầu tương đối lớn và tương đối ổn định về nguyên liệu ; đồng thời sử dụng các đòn bẩy kinh tế như chính sách giá cả, thuế, cho vay... khuyến khích TTCN sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
III. Một số giải pháp phát triển TTCN tỉnh Hà Tây .
Khắc phục những tồn tại và tiến tới phát triển TTCN theo phương hướng và mục tiêu trên đòi hỏi phải có hướng đi đúng đắn. Vấn đề dặt ra là phải làm những gì?, và cần điều kiện như thế nào? để thực hiện những mục tiêu đó. Để thực hiện được những mục tiêu và phương hướng trên cần có nhiều giải pháp khác nhau. Những giải pháp này chính là chìa khoá cho sự phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh trong những năm tới. Trong điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế do vậy tôi chỉ tập trung vào các giải pháp sau :
-Giải pháp về phát triển thị trường .
-Giải pháp về vốn, công nghệ môi trường .
-Giải pháp về cơ chế chính sách .
-Giải pháp về phát triển nguồn lực.
1.Giải pháp về thị trường .
Những hạn chế lớn về thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, đang là nguyên nhân quan trọng làm chậm tốc độ phát triển TTCN hiện nay. Thị trường chính là nơi quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và các thành phần kinh tế nói chung và TTCN nói riêng. Nhận thức được vấn đề này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và đặc biệt TTCN có những bước đi thích hợp gắn sản xuất kinh doanh với thị trường .
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường là vấn đề khó khăn nan giải đối với sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh. Muốn phát triển TTCN vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, tổ sản xuất, hộ gia đình ... đầu tiên là tìm kếm tiến tới mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình. Để gắn sản xuất với thị trường Sở thương Mại chủ trì phối hợp với các sở quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật và các sở quản lý chức năng cũng như các doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về thị trường, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cở sở sản xuất có được những sản phẩm tiêu thụ rộng rải trên thị trường và các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu đủ điều kiện để xuất khẩu sản phẩm trực tiếp của mình trên thị trường thế giới cũng như xuất khẩu tại chổ. Phát triển thị trường ở đây phải căn cứ vào nhiều yếu tố như : Thu nhập của dân cư, nhu cầu đối với sản phẩm hiện tại và trong tương lai, cũng như chất lượng và giá thành của các sản phẩm TTCN ... Đây là các yếu tố buộc các doanh nghiệp, tổ sản xuất và các hộ phải quan tâm khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Trong giải pháp chúng ta tập trung đi sâu xem xét về thị trường ngoại tỉnh, thị trường nội tỉnh và thị trường nước ngoài đối với TTCN.
1.1. Thị trường ngoại tỉnh .
Đây là thị trường lớn và là thị trương chủ yếu để tiêu thụ các sản phẩm TTCN, nhưng rất khó xâm nhập. Nguyên nhân chính là do chất lượng và cách tiếp cận của sản phẩm trên thị trường .
Với nhận thức trên thị trường Hà Nội là thị trường quan trọng nhất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN. do đó các doanh nghiệp phải có hướng đi phù hợp để dần dần từng bước chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của mình. Vấn đề đặt ra là mở rộng, thị phần như thế nào ?. Giải pháp chính là đầu tư thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, có hình thức quảng cáo phù hợp và tập trung vào sản xuất những mặt hàng có thế mạnh của tỉnh, giảm bớt chi phí đầu tư vào sản xuất các mặt hàng càng thiết mà thị trường có nhu cầu .
Với năng lực hiện có các mặt hàng cần xuất ra thị trường ngoại tỉnh tập trung: Sản phẩm vật liệu xây dựng, may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ. Để khắc phục những yếu điểm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm TTCN của tỉnh ra thị trường ngoại tỉnh cần chú trọng :
-Thứ nhất : Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần thiết lập một hệ thống điều phối sản phẩm hợp lý ở các tỉnh, do vậy cần thiết lập các văn phòng đại diện và hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm .
-Thứ hai: Nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, cải tiến mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh .Bằng cách đầu tư thiết bị, giảm chi phí đầu vào cho các mặt hàng cần xâm nhập vào thị trường.
1.2.Thị trường nội tỉnh .
Là một tỉnh có tiềm năng về du lịch và nằm trên tuyến dulịch Hà Nội - Hải Phòng -Hạ Long, theo dự báo của tổ chức du lịch quốc tế và viện nghiên cứu phát triển du lịch, đến năm 2001 sẽ có khoãng 1 triệu lượt khách quốc tế đến Hà Nội ( trong 3 triệu lượt khách tới Việt Nam ) và đến năm 2010 có thể tăng gấp 3-4 lần .Nếu Hà Tây khai thác được khoảng 10-30% lượt khách đó và thu hút khách du lịch trong nước, khách nghĩ cuối tuần của dân cư thủ đô, và khách nội tỉnh thì có thể đạt được con số khách tương tự như trên.
Nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch nước ngoài là hàng hoá chất lượng cao, các sản phẩm công nghiệp chế biến công nghiệp và đặc biệt là các sản phẩm TTCN ( chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ ).Đối với TTCN đây là những mặt hàng có điều kiện phát triển và sẽ được tiêu thụ thận lợi ở thị trường này, nếu có phương pháp xúc tiến và giới thiệu sản phẩm tốt. Để thu hút được khách du lịch này và sức mua của họ, trong giai đoạn tới cần tập trung vào các cụm : Ba Vì -Sơn tây; cụm Chùa Hương ; cụm Hà Đông Cần có các giải pháp sau:
-Thứ nhất : Đa dạng hoá các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất lượng và giảm giá thành .
-Thứ hai : Mở rộng các cơ sở xúc tiến tiêu thụ sản phẩm tại các cụm, khu du lịch .
-Thứ ba: Cần có chương trình tiếp thị và giới thiệu sản phẩm, về nguồn gốc của các sản phẩm địa phương, Làng nghề TTCN.
Ngoài ra đối với thị trường nội tỉnh cần chú ý phát triển và cung cấp cho nhu cầu thiết yếu tại chỗ về các sản phẩm chế biến TTCN những phẩm tinh bột, thức ăn gia súc ...phục vụ cho phát triển tăng gia và đời sống nhân dân...
1.3. Thị trường nước ngoài .
Đây là thị trường lớn nhất đưa lại nguồn ngoại tệ cho các cơ sở sản xuất TTCN có hàng xuất khẩu và cho ngân sách địa phương, tỉnh. Các sản phẩm có thể tìm được chổ đứng trên thị trường này là : Sản phẩm tơ tằm, hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ .
Với những sản phẩm TTCN trên đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh có sự gia tăng hàng năm, song quy mô còn còn nhỏ, và một số năm gần đây có sự sụt giảm biến động của thị trường, song các sản phẩm này của Hà Tây sẽ còn nhiều hứa hẹn đối với thị trường nước ngoài. Để tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm TTCN thì cần có giải pháp:
-Thứ nhất : Tỉnh cần tiếp tục tổ chức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường nước ngoài thông qua các cuộc triển lãm giới thiêụ sản phẩm .
-Thứ hai: Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất -kinh doanh mặt hàng TTCN tìm hiểu về các thị trường (Đông Âu, Nga, Đức, Nhật ...). Để từ đó có biện pháp sản xuất kinh doanh hợp lý .
-Thứ ba: Cần đầu tư thiết bị kết hợp với yếu tố truyền thống trong việc đa dạng hoá mặt hàng TTCN, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng và giảm giá thành .
Tóm lại việc giải quyết vấn đề thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm, thì vấn đề này cần có sự nỗ lực từ hai phía, đó là các cơ quan chức năng và các cơ sở sản xuất TTCN.
*Đối với các cơ quan chức năng .
-Thứ nhất: Tổ chức hội chợ (trong nước và nước ngoài ), hàng năm dành một khoản ngân sách tỉnh, huyện ... cho lĩnh vực này .Các huyện thị xã dành vị trí thuận tiện để tổ chức các trung tâm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
-Thứ hai: Tổ chức thông tin, dự báo thị trương tiêu thụ sản phẩm, chống ép giá đối với sản phẩm làng nghề. Sở tài chính vật giá phối hợp với sở thương mại, Sở Công nghiệp để có bản tin hàng tuần, hàng tháng về vấn đề này .Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm làng nghề được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với cơ sở sản xuất làng nghề.
-Thứ ba: Cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của các làng nghề và làngh mạnh hoá thị thường trong tỉnh, các ngành: công an, quản lý thị trường, hải quan và các ngành khác có liên quancần kiên quyết chống buôn lậu làm hàng giả, gian lận thương mại .
-Thứ tư: Cần nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm TTCN. Bằng cách phối hợp cùng Sở thương mại, chỉ đạo công ty xuất nhập khâủ trong và ngoài tỉnh tìm kiếm thị trường và tập trung cho việc xuất khẩu hàng địa phương, nhất là mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
*Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm TTCN.
Để mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp phải có những nỗ lực rất lớn để khắc phục những nhược điểm trong hoạt động hiện nay của mình như sau:-
-Thứ nhất : Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN phải xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm. nghiên cứu và lựa chọn thị trường, kết cấu tài chính và vốn, về con người, sức lao động và đặc biệt là áp dụng và kết hợp kỹ thuật hiện đại trong sản xuất và chủ cộng thâm nhập thị trường trong tỉnh, khu vực và nước ngoài .
-Thứ hai : Các cơ sở sản xuất -kinh doanh cần áp dụng Marketing. Trong điều kiện nắm bắt nhu cầu và diễn biến của thị trường đê tìm kiếm khai thác chọn đúng thị trường mà doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng hoà nhập .Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào làm chủ được thị trường thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Việc điều tra thị thường có thể tiến hành bằng nhiếu phương pháp khác nhau như: phỏng vấn, điều tra ... Điều đó đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN cần có một nhóm chuyên gia trong việc điều tra phân tích thị trường .
-Thứ ba: Các cơ sở cần nâng cao chất lượng và hình thức sản phẩm hàng hoá .Để có thể cạnh tranh và phát triển kinh doanh trên thị trường. Đồng thời tạo ra những nguồn lực hoặc giải pháp thu hút chủ đầu tư và khách hàng gắn bó với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN.
- Thứ tư : Các cơ sở cần xem trọng và tăng cường công tác tiếp nhận thông tin kinh tế. Kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường trang bị các phương tiện nhằm hỗ trợ cho việc cung cấp và sử lý thông tin nhanh chóng, để từ đó xác định sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu...
2.Giải pháp về vốn, công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường .
2.1. Giải pháp về vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN vốn có vai trò vô cùng quan trọng, nó cho phép mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng và vị thế của sản phẩm trên thị trường. Về vấn đề vốn cần tập trung vào những điểm sau :
-Xác định tiềm năng và huy động nguồn vốn này cần có biện pháp khuyến khích dân chúng làm giầu, ổn dịnh thị trường sản tiêu thụ sản phẩm để cho người dân yên tâm bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh.
-Phát triển quan hệ liên doanh liên kết giữa các cơ sở xuất TTCN với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và nước ngoài trong việc tạo vốn cho sản xuất kinh doanh TTCN ( Thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, HTX cổ phần ...để thu hút nội bộ và bên ngoài về vốn công nghệ )
-Cùng với huy động tốt nguồn vốn trong dân vào đầu tư phát triển, các cơ sở sản xuất TTCN phải thật sự năng động, tìm cách quay vòng vốn nhanh, nâng cao năng lực nghiệp vụ trong việc tìm kiếm nguồn vốn, đồng thời đảm bảo các thủ tục trong việc lập các luận chứng khả thị để các ngân hàng có cơ sở làm thủ tục cho vay, giải ngân.
-Ngoài các biện pháp thu hút thêm nguồn vốn, các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN cần quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng hiệu quả những đồng vốn vốn ít ỏi từ cơ sở hiện có rất nhiều cơ sở hiện thiếu vốn, song bản thân họ lại sử dụng lãngphí trong các cơ sở thường ứ đọng tại các khâu.
+Dự trữ vật tư nguyên liệu.
+Sản phẩm dở dang .
+Vốn nằm trong kho thành phẩm không tiêu thụ được .
Cần có các hình thức về vốn vay, ưu đãi vốn với lãi xuất thấp cho việc phát triển làng nghề.Nguồn vốn này cần tập trung từ các nguồn vốn đầu tư như : quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, nghân hàng phục vụ người nghèo, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các tổ chức xã hội có vốn cho vay cần ưu tiên cho các làng nghề, điều này phải có sự giúp đỡ từ phía cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây ( kho bạc nhà nước, sở tài chính...).
-Tổ chức cơ quan tư vấn giúp cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để cơ sở được vay vốn thuận lợi .
Trước mắt, Quỹ hỗ trợ và phát triển tỉnh Hà Tây phối hợp với Sở kế hoạch -Đầu tư cần xem xét một số hộ ở các làng nghề lập dự án và cho vay vốn quỹ hộ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi .
- ở các cấp nhất là cơ sở cần hình thành các quỹ khuyến khích phát triển nghề, làng nghề, nguồn vốn này ưu tiên cho vay với lãi xuất thấp để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ .
2.2. Đổi mới công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường .
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cần sớm ban hành quy định khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề (các hình thức sản xuất kinh doanh như công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân, tổ sản xuất, hộ gia đình ...) đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị theo phương châm: kết hợp giữa công nghệ tiến tiến và công nghệ cổ truyền, lựa chọn công nghệ phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm .
- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay đối với các làng nghề sản xuất công nghiệp -TTCN vay vốn đổi mới thiết bị công nghệ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Uỷ ban nhân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ về tư vấn pháp lý dịch vụ, tư vấn quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ cho các chương trình đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ vốn, trang thiết bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo, cải tiến mẫu mã của những sản phẩm truyền thống ; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất là điều cần thiết trong giai đoanj hiện nay để tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng. Sở công nghiệp phối hợp với Sở khoa học công nghệ môi trường và các ban ngành có liên quan để hướng dẫn các làng nghề thực hiện hiệu quả vấn đề phân bố hợp lý các cơ sở trên địa bàn Hà Tây, tránh tình trạng tập trung các cơ sở quá đông trên một địa bàn gây ô nhiễm môi trường ...
-Thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiểm môi trường từ sản xuất. Mặt khác Nhà nước cần có sự hỗ trợ thông qua quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở huyện, thị xã, với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh dễ dàng cho việc kiểm soát ô nhiểm, xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Sở khoa học- công nghệ-môi trường cần có các cuộc điều tra mức ô nhiểm ở các làng nghề để có giải pháp sử lý kịp thời.
3. Giải pháp về cơ chế chính sách .
3.1.Về thuế .
-Về nguyên tắc các làng nghề, các loại hình doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh phải thực hiện các luật thuế và các quy định của chính phủ. Nhưng để khuyến khích các làng nghề, các loại hình sản xuất kinh doanh TTCN, cần thực hiện một số chính sách sau :
+Không thu thuế từ 2-3 năm đối với những cơ sở sản xuất mới thành lập, làng nghề mới được khôi phục, nghề mới, phát triển mà còn gặp nhiều khó khăn chưa ổn định. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện được được áp dụng chế độ thuế khoán, thì được ổn định mức thuế trong thời gian dài áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm trong các làng nghề để tránh thuế trùng lắp trong sản xuất kinh doanh.
+Các làng nghề, ngành nghề các, các hình thức kinh doanh TTCN sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn cần xem xét giảm, miễn thuế.
3.2. Chăm lo đến đời sống tinh thần cuả người làm nghề .
-Xác định làng nghề là một sản phẩm văn hoá của dân tộc do vậy cần chỉ đạo các làng nghề xây dựng các điểm sinh hoạt văn hoá liên quan đến nghề. Có chính sách cấp đất xây dựng câu lạc bộ làng nghề, nhà xưởng sản xuất, nhà văn hoá ...
-Khuyến khích các hoạt động văn hoá bồi dưỡng làng nghề giữ gìn bản sắc văn hoá nghề nghiệp .
-Tổ chức các cuộc thi tài, đề nghị UBND tỉnh Hà Tây có hình thức khen thưởng và động viên nghệ nhân thích đáng .
-Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các làng nghề để trao đổi kinh nghiệm phát triển nghề .
3.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề .
-Phải coi việc hướng dẫn, giúp đỡ phát triển làng nghề, coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rải các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà nước, của tỉnh để mọi người yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giầu cho mình và góp phần làm giầu cho xã hội .
-Các cơ sở, ban ngành của tỉnh Hà Tây cần phối hợp với các huỵện, thị xã để tranh thủ sự giúp đỡ của của các ngành trung ương trong việc định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư các nguồn hỗ trợ cho việc xử lý môi trường, nước sạch nông thôn, cải tạo lưới điện, đào tạo nhân lực, thị trường, xây dựng dự án ...
-Chính quyền từ tỉnh đến xã cần tạo điều kiện để người lao được làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vay vốn thủ tục hành chính, thông tin kinh tế kỹ thuật, đào tạo chính, chính sách xã hội. Quy định rõ chế độ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh TTCN.
4. Giải pháp phát triển nguồn lực.
- Cần đào tạo nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh tiếp thị cũng như trình độ văn hoá chung cho lao động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh làng nghề TTCN.
Lao động làm việc trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là cách truyền nghề trực tiếp của bố, mẹ, anh chị... Do đó khả năng sáng tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa cao. Vậy để sản xuất -kinh doanh có hiệu quả, lao động trong các làng nghề và các loại hình doanh nghiệp TTCN cần được đào tạo về kỹ thuật, tiếp thị, phù hợp với nghề và sản phẩm sản xuất. ở mỗi huyện, thị xã hoặc khu vực, cần có trung tâm hay trường đào tạo, bồi dưỡng quản lý quản lý, công nhân kỹ thuật ...Để đáp ứng nhu cầu, yêu cầu phát triển (14/14 huyện, thị xã).
-Ngành giáo dục dào taọ hàng năm cần dành kinh phí hỗ trợ mở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo đa dạng, đào tạo tập trung hoặc kèm cặp truyền nghề tại cơ sở sản xuất theo một chương trình thống nhất .
-Thực hiện tuyển chọn và công nhận các nghệ nhân và thợ tài hoa để có chính sách bồi dưỡng theo một giáo trình nâng cao..., sử dụng phù hợp với điều kiện địa phương .
-Tổ chức mời các chuyên gia, nghệ nhân giỏi về địa phương dạy nghề mới, cần có chính sách miễn giảm học phí đối với đối tượng vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp...
kết luận
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay vai trò của TTCN không thể phủ nhận . Đặc biệt đối với Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng, TTCN đóng vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ... Nhằm mục tiêu giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế xã hội, giữa khu vực thành thị và nông thôn hiện nay. Mặt khác phát triển TTCN còn là một nội dung quan trọng trong việc phát huy lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ( về vốn, công nghệ, quản lý ...).
Xuất phát từ lợi thế của Hà Tây, hiện có trên hai trăm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 106 làng nghề truyền thống và cũng xuất phát từ lợi thế điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đã tạo thuận lợi rất lớn cho Hà Tây phát triển TTCN, đặc biệt là ngành nghề, làng nghề. Nhưng trong thực tế với những kết quả đã đạt được, bên cạnh đó còn có những tồn tại cũng như khó khăn từ phía chủ quan và khách quan ( Như quy mô phân tán khó quản lý, công nghệ thiết bị xuống cấp, sự quan tâm của nhà nước đối với làng nghề, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng...).
Với nhận thức về thực trạng, việc phát triển TTCN trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực không chỉ các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp, mà nó còn là nhiệm vụ của toàn dân, các tổ chức quần chúng ... Để giải quyết những tồn tại khó khăn và phát huy tốt những mặt mạnh cũng như vai trò của TTCN trong phát triển kinh tế Hà Tây .
Đề tài " Phương hướng phát triển TTCN Hà Tây giai đoạn 2001-2005" là một kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn tìm hiểu thực trạng TTCN Hà Tây. Hy vọng rằng phương hướng phát triển TTCN sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào phát triển kinh tế Hà Tây và cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo :
Sách tham khảo.
1. Vấn đề phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta .( Nhà xuất bản ; Chính trị quốc gia -1997
2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện (Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia -1995)
3. Tiểu thủ công nghiệp Việt nam. ( Nhà xuất bản : Chính trị Quốc gia -1997)
4. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây 1996, 1997, 1998 , 1999
5.Văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII.
6. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây giai đoạn 2010.
7. Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu á và Việt Nam ( Nhà xuất bản : Thống kê -1997).
Đề tài khoa học:
-Làng nghề Hà Tây ( Sở công nghiệp Hà Tây 4/1999)
Báo cáo :
-Báo cáo kết quả thực hiện khôi phục và phát triển làng nghề TTCN Hà Tây năm 1996-1999.
-Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Hà Tây năm 1994-1999.
-Báo cáo thực hiện kế hoạch Hà Tây 1999 và nhiệm vụ năm 2001.
Tạp chí :
-Lao động - xã hội: số 12/1999, 4/2000.
-Công nghiệp: số 3/1996, 12/1999.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0027.doc