Đề tài Phương pháp lập và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam

Phân tích vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động : công ty cần tiến hành xây dựng một hệ thống định mức cho bộ phận vốn lưuđộng nhằm rút ngắn thời gian tồn kho của vật tư , nguyên liệu cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị , tăng vòng quay của các bộ phận vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Xác định định mức vốn lưu động một cách hợp lý căn cứ vào nhu cầu của sản xuất kinh doanh , tránh tình trạng lãng phí hay không đáp ứng nhu cầu vốn . Từ thực tế là các doanh nghiệp chưa tính được cụ thể nbu cầu vốn lưu động nên chưa chủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh .nên để sản xuất kinh doanh có hiệu quả , các doanh nghiệp cần xác định cả vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động để từ đó xác định ngân quỹ dòng. Ngân quỹ dòng giúp cho người ta thấy được nguồn vốn lớn hơn hay nhỏ hơn sử dụng vốn để đưa ra các biện pháp hữu hiệu. Cần xây dựng các hệ số tỉ lệ trung bình của ngành nghề kinh doanh: trong điều kiện nước ta khi thị trường chứng khoán đang phát triển, những thông số về các ngành nghề kinh doanh là vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ cho phép đành giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụ thể trên cơ sở đó kích thích các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để vươn lên và thu hút vốn của các nhà đầu tư.

doc32 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp lập và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo và hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lập, nơi gửi báo cáo và thời gian gửi các báo cáo. Theo quy định hiện nay thì hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh BCTC. Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành các ngành, các tổng công ty… có thể quy định thêm các BCTC chi tiết khác như: Báo cáo giá thành, sản phẩm dịch vụ. Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh. Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng. Báo cáo chi tiết công nợ. ... 2. Mục đích và yêu cầu của BCTC. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, hệ thống BCTC của doanh nghiệp được lập với mục đích sau: Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động; thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Như vậy có thể nói rằng, BCTC là một bộ phận quan trọng trong quản lý kinh tế của các doanh nghiệp, các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý, BCTC cần phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây: BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng với biểu mẫu Nhà nước đã quy định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo. Các chỉ tiêu phản ánh trong BCTC phải thống nhất về số liệu giữa các báo cáo khác nhau của một chỉ tiêu nào đó. BCTC phải lập và gửi đúng hạn quy định cho từng báo cáo cụ thể. Theo quy định hiện hành, các BCTC quý gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và BCTC năm chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nơi nhận BCTC được quy định như sau: Doanh nghiệp Nhà nước: Cơ quan Tài chính, thuế, cục thống kê. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:Cơ quan thuế, cục thống kê và bộ KH và ĐT. Các loại doanh nghiệp khác: Cơ quan thuế và cục thống kê. Trường hợp có các văn bản pháp lý quy định về thời gian lập và nộp BCTC khác với quy định này thì doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy định tại văn bản có tính pháp lý cao hơn. 3.Vai trò của BCTC. BCTC là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, các nhà quản lý…Mỗi đối tượng quan tâm đến BCTC ở một góc độ khác nhau. Song, đều có một mục đích chung nhất là tìm hiểu, nghiên cứu những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đề ra các quyết định phù hợp với mục đích của mình.Sau đây, chúng ta sẽ xem xét vai trò của BCTC thông qua một số đối tượng chủ yếu: Đối với Nhà nước: BCTC cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả tài chính và triển vọng về tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở của số liệu phản ánh trên BCTC, các nhà quản lý sẽ phân tích đánh gía được một cách khái quát tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, các nhà cho vay: BCTC của doanh nghiệp sẽ giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp họ quyết định phương án đầu tư hay cho vay đối với doanh nghiệp. Đối với nhà cung cấp: BCTC giúp họ quyết định có tiếp tục bán hàng hay không hoặc sử dụng phương thức thanh toán hợp lý để thu hồi tiền hàng một cách nhanh chóng. Đối với các kiểm toán viên độc lập: Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để mà lo lắng rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các báo cáo tài chính do họ cung cấp nhằm mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán BCTC, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp thuận vì họ cần vốn. Như vậy, BCTC đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán độc lập. 4. Tiêu chuẩn để đánh gía thông tin kế toán hữu ích trên BCTC. Để thông tin trên BCTC mang tính hữu ích, uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế ( IASC) đã đưa ra các tính chất định tính mà BCTC phải đạt được là: tính dễ hiểu, tính thích hợp, tính đáng tin cậy và tính so sánh được.Các tính chất định tính nói trên chính là tiêu chuẩn để đánh giá tính hữu ích của các thông tin trình bày trên BCTC, đồng thời nó cũng là cơ sở để đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý hoặc trình bày hợp lý của các thông tin trên BCTC. Ngoài ra IASC còn đưa ra một số khái niệm nhằm làm cho các thông tin trên BCTC đạt được các tính chất trên như: Khái niệm trọng yếu, trình bày trung thực, nội dung hơn hình thức, tính khách quan, thận trọng và đầy đủ. 4.1. Tính dễ hiểu. Một đặc tính chủ yếu của thông tin trên BCTC là phải dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có kiến thức về kinh doanh và hoạt động kinh tế , hiểu biết về kế toán ở mức độ vừa phải, sẵn lòng nghiên cứu các thông tin được cung cấp với mức độ tập trung suy nghĩ vừa phải. Tuy nhiên, những thông tin về những vấn đề phức tạp cũng cần phải trình bày trong BCTC vì sự thích hợp của nó đối với nhu cầu đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng, không nên bị loại trừ vì lý do là nó quá khó hiểu đối với người sử dụng. 4.2. Tính thích hợp. Để có ích, các thông tin phải thích hợp với những nhu cầu đề ra quyết định kinh tế của người sử dụng. Những thông tin có tính chất thích hợp là những thông tin có tác động đến quyết định kinh tế của người sử dụng bằng cách giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tai, tương lai, hoặc xác nhận, chỉnh lý các đánh gía quá khứ của họ. Tính thích hợp của các thông tin còn chịu ảnh hưởng bởi tính trọng yếu của thông tin đó. Các thông tin được coi là trọng yếu nếu bỏ sót hoặc xác định sai những thông tin đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Mức độ trọng yếu tuỳ thuộc vào mức độ của khoản mục hoặc mức độ sai lầm mà trong hoàn cảnh cá biệt nào đó đã bị bỏ sót hoặc xác định sai.Vì vậy, khái niệm trọng yếu đưa ra một ngưỡng hơn là một định tính mà thông tin phải chứa đựng nếu nó là hữu ích. 4.3. Tính đáng tin cậy. Để có ích thông tin cũng phải đáng tin cậy. Thông tin có chất lượng đáng tin cậy khi chúng không mắc những sai lầm nghiêm trọng hoặc phản ánh méo mó một cách cố ý và có thể phụ thuộc vào người sử dụng khi sử dụng các thông tin đó cho một mục đích khách quan, hợp lý. Các thông tin có thể thích hợp nhưng lại không đáng tin cậy về bản chất hoặc cách trình bày, bởi vì các thông tin này có thể có những sai lầm mà người ta chưa phát hiện ra. Ví dụ: Trong một vụ kiện tụng, tranh chấp, khi trị giá của khoản tiền bồi thường còn đang được tranh cãi thì sẽ là không hợp lý khi ta công nhận toàn bộ số tiền này trong BCĐKT, nhưng sẽ là hợp lý khi ta trình bày khoản tiền đó ở tài liệu bổ sung. Để đảm bảo tính đáng tin cậy của thông tin về bản chất hoặc cách trình bày, thông tin trong các BCTC phải thoả mãn các tính chất sau: Trình bày trung thực Nội dung hơn hình thức. Khách quan. Thận trọng. Đầy đủ. 4.4. Tính so sánh được. Những người sử dụng phải có khả năng so sánh các thông tin trong các BCTC của kỳ này với kỳ trước để xác định xu hướng biến động về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Người sử dụng cũng phải so sánh các BCTC của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác để đánh giá mối tương quan về tình hình tài chính, kinh doanh và những thay đổi về tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định, tính toán và trình bày các ảnh hưởng tài chính của các giao dịch và các sự kiện phải được tiến hành một cách nhất quán giữa kỳ này với các kỳ khác trong phạm vi một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp cho người sử dụng so sánh các thông tin trong các BCTC của kỳ này với kỳ trước và giữa các doanh nghiệp với nhau. Một vấn đề liên quan quan trọng của tính chất định tính về tính so sánh được là người sử dụng phaỉ được thông báo về các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để lập các BCTC cũng như mọi thay đổi về các chính sách này và những ảnh hưởng của các thay đổi đó. Nội dung và phương pháp lập Bảng Cân Đối Kế Toán ( BCĐKT ). 1.Khái niệm và kết cấu 1.1. Khái niệm. BCĐKT là báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ. Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ gía trị hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh gía khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. BCĐKT là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước. Do vậy BCĐKT phải được lập theo đúng mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp và phải nộp cho các đối tượng liên quan đúng thời hạn quy định. 1.2. Kết cấu. BCĐKT có hai hình thức trình bày: Trình bày theo hình thức cân đối hai bên, một bên là phần tài sản ( bên trái ) và bên kia là phần nguồn vốn ( bên phải). Trình bày theo hình thức cân đối theo hai phần liên tiếp: Phần I là phần tài sản và phần II tiếp theo phía dưới là phần nguồn vốn. BCĐKT được chia làm 2 phần: 1.2.1. Phần tài sản: Phản ánh 2 loại tài sản chủ yếu là tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần tài sản của BCĐKT thể hiện vốn của doanh nghiệp có ở thời điểm lập BCĐKT. Xét về mặt pháp lý, đây là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. 1.2.2. Phần nguồn vốn: Phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Phần này bao gồm công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Xét về mặt kinh tế: Đây là các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản mà doanh nghiệp hiện có. Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đôí tượng cấp vốn cho doanh nghiệp( Nhà nước, cổ đông, ngân hàng…) 2. Nguyên tắc chung để lập BCĐKT . Trong BCĐKT hiện nay, hầu hết các chỉ tiêu phản ánh đều có sự thống nhất với nội dung và tên gọi của các tài khoản kế toán. Đó là điều rất thuận lợi cho việc lập BCĐKT. Về nguyên tắc chung lập BCĐKT có thể khái quát hoá như sau: Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. Sau khi kiểm tra số liệu ghi trên cột " số cuối kỳ" của BCĐKT ngày 31/12 năm trước thì số liệu ở cột này sẽ được chuyển vào cột số đầu năm của BCĐKT năm nay. Số dư bên Nợ của tài khoản loại I, loại II sẽ được ghi vào bên tài sản, trừ một số trường hợp ngoại lệ để phản ánh chính xác giá trị thực của tài sản hiện có tại doanh nghiệp, nên một số tài khoản sau đây, mặc dù có số dư bên Có nhưng được ghi vào chỉ tiêu bên tài sản của BCĐKT bằng cách ghi đỏ hoặc để số tiền của chỉ tiêu trong dấu ngoặc đơn, đó là những TK sau : 214, 129, 139, 159, 229 Số dư bên Có của các TK loại III, IV sẽ được sử dụng để ghi các chỉ tiêu phần nguồn vốn, ngoại trừ một số tài khoản mặc dù có thể có số dư Nợ nhưng vẫn phản ánh trên các chỉ tiêu nguồn vốn bằng cách ghi đỏ hoặc ghi số tiền của chỉ tiêu trong dấu ngoặc đơn. Đó là các tài khoản sau: 412, 413, 421. 3. Nguồn số liệu và phương pháp lập BCĐKT. 3.1. Nguồn số liệu. Để lập BCĐKT căn cứ vào các tài liệu chủ yếu sau đây: BCĐKT ngày 31/12 năm trước. Sổ cái tài khoản tổng hợp và phân tích. Bảng đối chiếu số phát sinh và các tài liệu liên quan khác. 3.2. Phương pháp lập BCĐKT. 3.2.1. Phương pháp lập các chỉ tiêu thuộc phần "tài sản" -Đối với "cột đầu năm "căn cứ vào số liệu "cột cuối kỳ" của bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước để ghi - Đối với "cột cuối kỳ" được lập cụ thể như sau: Phần tài sản Mã số Cách lập cụ thể (1) (2) (3) A_ Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn. I.Tiền 1- Tiền mặt tại quỹ(gồm cả ngân phiếu ) 2- Tiền gửi ngân hàng 3- Tiền đang chuyển II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2- Đầu tư ngắn hạn khác 100 110 111 112 113 120 121 128 Cộng các mục từ I đến VI Cộng các mục từ I(Mã số 111+mã 112+mã 113) Lấy số dư nợ của TK 111-Tiền mặt Lấy số dư nợ của TK 112-TGNH Lấy số dư Nợ của TK113- Tiền đang chuyển Cộng mục II (mã số 121+128+129) Lấy số dư Nợ TK 121 Lấy số dư Nợ TK 128 3- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) III- Các khoản phải thu 1-Phải thu của khách hàng 2- Trả trước cho người bán 3- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3- Phải thu nội bộ - Vốn kinh doanh ở các đơn vị phụ thuộc - Phải thu nội bộ khác 4- Các khoản phải thu khác 5- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) IV- Hàng Tồn kho 1. Hàng mua đang đi đường 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 4.Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 5. Thành phẩm tồn kho 6. Hàng hoá tồn kho 7. Hàng gửi đi bán 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*) V- Tài sản lưu động khác 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 5. Các khoản cầm cố , ký cược, ký quỹ ngắn hạn VI- Chi sự nghiệp 1.Chi sự nghiệp năm trước 2. Chi sự nghiệp năm nay B- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn I -Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 2. Tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình Nguyên gía Giá trị hao mòn luỹ kế ( *) II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 2. Góp vốn liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm gía đầu tư dài hạn(*) III- Chi phí xây dụng cơ bản dở dang IV- Các khoản ký quỹ , ký cược dài hạn V- Chi phí trả trước dài hạn 129 130 131 132 133 134 135 136 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 149 150 151 152 153 154 155 160 161 162 200 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 228 229 230 240 241 Lấy số dư có TK 129 Cộng mục III (mã số 131+132+133+134+135+138+ 139) Lấy tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 Lấy tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 Lấy số dư Nợ của TK 133 Lấy mã số 134+mã số 135 Lấy số dư Nợ TK 1361 Lấy số dư Nợ TK 1368 Lấysố Nợ TK 1388,388…theo số liệu chi tiết Lấy số dư Nợ của TK 139 Cộng mục IV(mã số 141 đến hết mã 149) Lấy số dư Nợ của TK 151 Lấy số dư Nợ của TK 152 Lấy số dư Nợ của TK 153 Lấy số dư Nợ của TK 154 Lấy số dư Nợ của TK 155 Lấy số dư Nợ của TK 156 Lấy số dư Nợ của TK 157 Lấy số dư Nợ của TK 159 Cộng mục V(mã số 151 đến hết 155) Lấy số dư Nợ của TK 141 Lấy số dư Nợ của TK 1411 Lấy số dư Nợ của TK 1412 Lấy số dư Nợ của TK 1381 Lấy số dư Nợ của TK 144 Cộng mục VI(mã số 161+mã số 162) Lấy số dư Nợ của TK 1611 Lấy số dư Nợ của TK 1612 Cộng các mục từ I đến V Cộng mục I(mã số 211+214+217) Cộng mục 1 ( mã số 212 + 213) Lấy số dư Nợ của TK 211 Lấy số dư Có của TK 2141 Cộng mục 2 ( mã số 215 + mã số 216) Lấy số dư Nợ của TK 212 Lấy số dư Có của TK 2142 Cộng mục 3 ( mã số 218 + 219) Lấy số dư Nợ của TK 213 Lấy số dư Có của TK 2143 Cộng mục II(mã số 221+222+228+229) Lấy số dư Nợ của TK 221 Lấy số dư Nợ của TK 222 Lấy số dư Nợ của TK 228 Lấy số dư Nợ của TK 229 Lấy số dư Nợ của TK 241 Lấy số dư Nợ của TK 244 Lấy số dư Nợ của TK 242 Tổng cộng tài sản (250 = 100+200) 250 Ghi chú : Số liệu các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn hoặc ghi đỏ 3.2.2 Phương pháp lập các chỉ tiêu thuộc phần "nguồn vốn" -Đối với "cột đầu năm "căn cứ vào số liệu "cột cuối kỳ" của bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước để ghi - Đối với "cột cuối kỳ" được lập cụ thể như sau: Nguồn vốn Mã số Cách lập cụ thể A- Nợ phải trả I- Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả cho người bán 4. Người mua trả tiền trước 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 6. Phải trả công nhân viên 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 8. Các khoản phải trả , phải nộp khác. II- Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn III- Nợ khác 1. Chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ xử lý 3. Nhận ký quỹ , ký cựoc dài hạn B - Nguồn vốn chủ sở hữu I- Nguồn vốn , quỹ 1. Nguốn vốn kinh doanh 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. Chênh lệch tỷ giá 4. Quỹ đầu tư phát triển 5. Quỹ dự phòng tài chính 6. Lợi nhuận chưa phân phối 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB II- Nguồn kinh phí quỹ khác 1. Quỹ dự phòng về trợ câp mất việc làm 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 3. Quỹ quản lý của cấp trên 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 300 310 311 312 313 314 315 316 317 318 320 321 322 330 331 332 333 400 410 411 412 413 414 415 416 417 420 421 422 423 424 425 426 427 Cộng các mục I,II,III( mã số 310+320+330) Cộng mục I( mã số từ 311 đến hết 318) Lấy số dư Có của TK 311 Lấy số dư Có của TK 315 Lấy số dư Có của TK 331 Lấy số dư Có chi tiết TK 131 và số dư TK 3387 Lấy số dư Có của TK 333 Lấy số dư Có của TK 334 Lấy số dư Có của TK 336 Lấy số dư Có của TK 338, trừ hai tiểu khoản 3381 và 3387 Cộng mục II(mã số 321+322) Lấy số dư Có của TK 341 Lấy số dư Có của TK 342 Cộng mục III (mã số 331+332+333) Lấy số dư Có của TK 335 Lấy số dư Có của TK 3381 Lấy số dư Có của TK 344 Cộng các mục I,II(mã số 410+420) Cộng mục I( Mã số từ 411 đến 417) Lấy số dư Có của TK 411 Lấy số dư Có của TK 412 Lấy số dư Có của TK 413 Lấy số dư Có của TK 414 Lấy số dư Có của TK 415 Lấy số dư Có của TK 421 Lấy số dư Có của TK 441 Cộng mục II (Mã số từ 421 đến 427) Lấy số dư Có của TK 416 Lấy số dư Có của TK 431 Lấy số dư Có của TK 451 Lấy số dư Có của TK 461 Lấy số dư Có của TK 4611 Lấy số dư Có của TK 4612 Lấy số dư Có của TK 466 Tổng cộng nguồn vốn (430=300+400) 430 3.2.3. Nội dung và phương pháp ghi tính các chỉ tiêu ngoài BCĐKT . Ngoài các chỉ tiêu được lập trong BCĐKT như trên còn có một số chỉ tiêu ngoài BCĐKT. Các chỉ tiêu này phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu không thể phản ánh trong BCĐKT. Đặc điểm của những tài khoản này là ghi đơn, tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có. Thuộc loại này bao gồm: TK 001: Tài sản thuê ngoài. TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. TK 003: Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi. TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý. TK 007: Ngoại tệ các loại. TK 008: Hạn mức kinh phí. TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản. 4.Liên hệ với kế toán quốc tế về nội dung và phương pháp lập BCĐKT. 4.1. Liên hệ với hệ thống kế toán Bắc Mỹ. Trong hệ thống kế toán Bắc Mỹ, BCĐKT được gọi là báo cáo tình trạng tài chính, là báo cáo tóm tắt tình hình tài chính của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh nhất định. Bảng cũng có kết cấu hai bên hoặc một bên, tuy nhiên bảng nào cũng bao gồm các khoản mục sau đây: Tài sản: khác với hệ thống kế toán Việt Nam, phần tài sản trong BCĐKT của hệ thống kế toán Bắc Mỹ không phân chia thành phần A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; phần B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà liệt kê tất cả các khoản mục phản ánh số tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, quản lý và sử dụng với mục tiêu thu được các lợi ích trong tương lai. Về mặt kinh tế thông qua khoản mục này, kế toán thấy được một cách tổng quát về tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Công nợ phải trả: Phần này cho thấy tổng số nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong đó chi tiết số nợ ngắn hạn cũng như dài hạn. Phần công nợ phải trả phản ánh trách nhiệm của doanh nghiệp với nhà nước, với ngân hàng, với khách hàng, với người lao động. Nguồn vốn chủ sở hữu: Phần này cho thấy được số vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp hiện có vào thời điểm lập BCĐKT. Số liệu dùng để lập chỉ tiêu này là căn cứ vào số liệu trên báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể là căn cứ vào số vốn chủ sở hữu đầu kỳ, số vốn đầu tư thêm hoặc rút bớt trong kỳ và số lợi nhuận thuần của doanh nghiệp sau một thời gian kinh doanh. Lưu ý rằng nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nói cách khác, nguồn vốn chủ sở hữu không phải là khoản nợ phải trả. Để lập các chỉ tiêu này, kế toán lấy số liệu từ số dư cuối kỳ của các tài khoản trên sổ cái. Các tài khoản có số dư Nợ được đưa vào phần tài sản, các tài khoản có số dư Có được đưa vào công nợ phải trả hoặc nguồn vốn chủ sở hữu. Ta có mẫu BCĐKT theo hình thức hai bên như sau: Tên công ty Bảng cân đối kế toán (Ngày 31 tháng 12 năm 200N) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền mặt Phải thu khách hàng Phương tiện vận tải Máy mác thiết bị ..... Công nợ phải trả Vay ngắn hạn Nợ phải trả nhà cung cấp Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp Tổng cộng tài sản Tổng cộng nguồn vốn 4.2. Liên hệ với hệ thống kế toán Anh. -Trong hệ thống kế toán Anh, BCĐKT được hiểu là bảng danh mục liệt kê các số dư theo nhóm tài sản, nguồn vốn và công nợ. -Để lập BCĐKT, ta lấy số dư của các tài khoản tài sản, nguồn vốn và công nợ. BCĐKT được sử dụng cho nhiều đối tượng như các giám đốc ngân hàng , kế toán viên và các chủ đầu tư… Vì họ phải đọc nhiều BCĐKT của các doanh nghiệp khác nhau nên để tạo thuận lợi cho họ trong việc so sánh các bảng tổng kết này , thông tin trong BCĐKT phải được sắp đặt một cách có hệ thống và thống nhất về cách trình bày BCĐKT Anh được trình bày như sau : * Phần tài sản : ghi ở bên trái BCĐKT bao gồm 2 nhóm tài sản : tài sản cố định và tài sản lưu động . Tài sản cố định được liệt kê trước tài sản lưu động trong BCĐKT .Tài sản được xem là tài sản cố định khi nó : có thời hạn sử dụng lâu dài, và được mua để sử dụng trong kinh doanh hay sản xuất ,và không chỉ được mua với mục đích bán lại Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ , hàng hoá để bán lấy lãi và những tài sản thời gian sử dụng ngắn . Tài sản lưu động bao gồm:Tiền mặt gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ, hàng hoá để bán lấy lãi và những tài sản có thời gian sử dụng ngắn. Tài sản lưu động được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, tuỳ theo khả năng chuyển hoá nó thành tiền mặt dễ hay khó. Tiền mặt được sắp xếp sau cùng. Tài sản nào càng khó chuyển hoá được thành tiền mặt càng được sắp xếp ở thứ tự ưu tiên hơn. * Nguồn vốn và công nợ: Ghi bên phải BCĐKT. Bên dành cho nguồn vốn và công nợ được trình bày theo thứ tự sau: Nguồn vốn Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn Ghi chú : Phải thể hiện rõ tổng số từng loại tài sản, tổng số nguồn vốn à tổng số từng loại công nợ. Không cần thêm chữ "tài khoản" vào tên các mục trong BCĐKT. 4.3. Liên hệ với hệ thống kế toán Pháp. ĐTrong hệ thống kế toán Pháp, BCĐKT được gọi là bảng tổng kết tài sản và được định nghĩa là báo cáo kế toán quan trọng, là một tài liệu tổng hợp những thông tin được tập trung vào một ngày xác định. Ngày xác định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. ĐKết cấu: Tài sản Trị gía gộp Trừ KH và dự phòng Trị giá thuần Nguồn tài trợ Trị giá thuần I- Bất động sản 1- BĐS vô hình 2- BĐS hữu hình 3- BĐS dở dang 4- BĐS tài chính … II- Tài sản lưu động 1- TS dự trữ 2- Cho nợ a- Cho khách hàng nợ b- Cho nhà nước nợ c- Phải thu khác 3- Phiếu đầu tư ngắn hạn 4- Tiền III- Tài khoản điều chỉnh I- Vốn riêng 1- Vốn chủ sở hữu 2- Dự trữ 3- Kết qủa niên độ 4- Kết qủa chuyển sang niên độ mới 5- Dự phòng II- Các khoản nợ 1- Nợ vay 2- Nợ nhà cung cấp 3- Nợ nhà nước 4- Nợ ngân hàng 5- Nợ khác III- Tài khoản điều chỉnh Tổng cộng tài sản ( I + II + III ) Tổng cộng nguồn tài trợ ( I + II + III) Cân đối quan trọng nhất của BCĐKT là : Tổng giá trị thuần của nguồn tài trợ Tổng trị giá thuần của tài sản = ĐNguyên tắc và phương pháp lập BCĐKT . Cơ sở số liệu để lập BCĐKT: Dựa vào số liệu trên các tài khoản từ 1 đến 5 ( Các tài khoản thuộc BCĐKT ) Để lập BCĐKT cần tính số dư cuối kỳ trên các tài khoản kế toán: + Tài khoản có số dư Nợ phải ghi vào bên tài sản của BCĐKT , trừ các tài khoản điều chỉnh ( Khấu hao và dự phòng…). Mặc dù có số dư Có nhưng vẫn được ghi vào bên tài sản để tính ra giá trị thật của tài sản. + Tài khoản có số dư Có được ghi vào bên nguồn tài trợ của BCĐKT, trừ các tài khoản lỗ ( Dư Nợ ) nên phải ghi số âm. Phân tích BCTC . Tầm quan trọng của phân tích tài chính. Muốn thắng thế trên thương trường, nhà doanh nghiệp phải biết mình là ai, hoạt động như thế nào, hiệu quả kinh tế và tình hình tài chính ra sao? Điều đó buộc họ phải nghiên cứu, đánh gía thông qua phân tích các BCTC. Phân tích BCTC có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đối với chủ doanh nghiệp mà còn đối với những đối tượng quan tâm khác như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan hữu quan khác. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên giác độ khác nhau. Song nhìn chung mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nếu là chủ doanh nghiệp thì có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nếu là các đối tượng khác thì có thể quyết định được các phương án hợp lý về đầu tư, về cho vay hay mua bán hàng hoá… Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải căn cứ vào số liệu của BCĐKT , báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thuyết minh BCTC. Ngoài ra phải sử dụng hàng loạt tài liệu thực tế khác. Tuy nhiên trong phạm vi giới hạn của bản đề án này em chỉ xin phép được trình bày về các thông tin tài chính trong BCĐKT. Phân tích các thông tin tài chính trên BCĐKT. Phân tích khái quát tình hình tài chính. Sau kỳ kinh doanh, mọi hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp được biểu hiện bằng những số liệu phản ánh trên BCĐKT . Muốn biết được tình hình đó ra sao cần phải tiến hành phân tích, đánh gía những chỉ tiêu cần thiết, có liên quan một cách hợp lý và khoa học. Phân tích tình hình phân bổ vốn Phân tích tình hình phân bổ vốn nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc xử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các loại tài sản có hợp lý hay không? Sự thay đổi kết cấu các loại vốn có ảnh hưởng gì đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Phương pháp phân tích là so sánh tổng số vốn giữa cuối kỳ với đầu năm; xác định tỷ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ; so sánh sự thay đổi về tỷ trọng giữa cuối kỳ với đầu năm để xác định chênh lệch và tìm nguyên nhân cụ thể. Mặt khác phải xác định được tỷ suất đầu tư và tỷ suất TSCĐ so với tổng tài sản cũng như tỷ suất TSLĐ so với tổng tài sản. Tỷ suất đầu tư chung phản ánh tình hình chung về đầu tư vốn cho việc trang bị cở sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và xây dựng TSCĐ và đầu tư tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh và kinh doanh bất động sản. Tỷ suất đầu tư TSCĐ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, mua sắm và xây dựng TSCĐ.Khi xác định chỉ tiêu này phải phân biệt giữa số đã đầu tư và số đã hoàn thành để có cơ sở đánh gía đúng đắn hơn. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn phản ánh tình hình sử dụng vốn đầu tư vào lĩnh vực liên doanh, mua cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh bất động sản. 100 % Tổng tài sản * Trị giá hiện có của TSCĐ = Tỷ suất đầu tư TSCĐ Trị gía hiện có của TSCĐ = Chi phí XDCB Tổng tài sản Tổng tài sản * Tỷ suất đầu tư chung 100 % + Đầu tư tài chính dài hạn + Công thức xác định các tỷ suất đầu tư cụ thể như sau: Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn = * 100 % Tổng tài sản Từ những đánh gía, phân tích cụ thể từng loại tài sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra cho các nhà doanh nghiệp một tư duy mới, hợp lý hơn, phù hợp với tình hình thực tế trên thương trường.Bằng những kinh nghiệm thực tế của mình, kết hợp với tình hình phân bổ vốn qua nhiều thời kỳ sẽ cho phép doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp tốt hơn trong việc sử dụng vốn để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Phân tích kết cấu nguồn vốn. Quan điểm khoa học phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít đã chỉ ra rằng khi nghiên cứu một sự vật, hiện tượng cần phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ ràng buộc không thể tách rời. Vốn và nguồn vốn là hai mặt trong một thể thống nhất, đó là tài sản. Do vậy, ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn còn phải tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn. Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Phương pháp phân tích là so sánh giữa tổng số nguồn vốn cuối kỳ với đầu năm, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn, xác định số chênh lệch giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tiền và tỷ trọng từng nguồn vốn, xác định tỷ suất tự tài trợ để biết được khả năng chủ động về mặt tài chính… Tỷ suất tự tài trợ phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ càng cao, thể hiện tính chủ động trong sản xuất kinh doanh càng cao do khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính tốt. 100 % * = Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ được xác định bằng công thức: Tổng số nguồn vốn Tổng nguồn vốn = (hoặc tổng tài sản) Tỷ lệ nợ Tổng nợ Ngoài ra còn phải xác định được tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn bằng công thức: Việc xác định tỷ lệ nợ phải trả là để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ nợ vay vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy mà tốt nhất là nên giữ tỷ lệ nợ phải trả ở một tỷ lệ thích hợp vừa phải. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Trong kinh doanh, điều làm cho các nhà doanh nghiệp lo lắng là các khoản nợ nần dây dưa, khó đòi, khoản phải thu không có khả năng thu hồi và khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận biết được điều đó cần phải phân tích tính chất hợp lý của các khoản công nợ. Xét về tổng thể trong mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả thì nếu các khoản nợ phải thu lớn hơn các khoản nợ phải trả thì có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nếu ngược lại, chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng trong kinh doanh là lẽ bình thường. Song cần phải xem xét khoản nào là hợp lý, khoản nào không hợp lý để có giải pháp tích cực nhằm quản lý tốt công nợ. Dưới đây nghiên cứu một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2.1.1. Chỉ tiêu tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn là một chỉ tiêu được phản ánh trong báo cáo thuyết minh BCTC của doanh nghiệp nhưng chúng ta có thể xác định và phân tích nó căn cứ vào BCĐKT. Khi phân tích chỉ tiêu này phải chú ý đến cả số tuyệt đối và số tương đối. Số tuyệt đối của chỉ tiêu này thể hiện khoản chêch lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn ( ở các nước kinh tế phát triển người ta gọi số chênh lệch này là vốn luân chuyển thuần). Bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nào cũng đều phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để thoả mãn nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, duy trì mức tồn kho hợp lý và một số nhu cầu khác. Còn số tương đối của chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Tỷ số này có gía trị càng cao thì khả năng thanh toán càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên điều đó cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất của nghành kinh doanh, kết cấu của tài sản lưu động và hệ số quay vòng của một số loại tài sản. Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. Công thức tính: Tổng tài sản lưu động Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng nợ ngắn hạn Khi xem xét vấn đề này cũng cần phải xác định hệ số quay vòng các khoản phải thu và hệ số quay vòng hàng tồn kho. Hệ số quay vòng hàng tồn kho càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn và trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng hàng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này và do đó hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Tuy nhiên khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng hàng tồn kho như việc áp dụng các phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng và đặc điểm của hàng hoá. Hệ số quay vòng hàng tồn kho được xác định bằng công thức: Trị giá vốn hàng bán Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Trị giá vốn bình quân hàng tồn kho 2.2.2. Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh. Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh được xác định bằng tỷ số các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh với các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản được sử dụng để thanh toán nhanh bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu đến hạn. Trong đó có những khoản được sử dụng để thanh toán ngay ( còn gọi là thanh toán tức thời) là các khoản vốn bằng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đến hạn. = Khả năng thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn Tổng TSLĐ - Hàng dự trữ Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết tỷ lệ hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng công thức: Thông thường nếu tỷ lệ giữa ( Tổng TSLĐ - hàng dự trữ) và tổng nợ ngắn hạn là 1: 1 thì sẽ đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 sẽ không đáp ứng được yêu cầu và doanh nghiệp phải nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu hoặc bán gấp hàng hoá để lấy tiền trả nợ. 2.2.3. Hệ số thanh toán chung. Ngoài các chỉ tiêu đã trình bày và phân tích trên đây, để có thể nhận biết chính xác hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì cần phải xác định hệ số thanh toán chung( tổng quát). Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa khả năng thanh toán (Số tiền có thể dùng để thanh toán) với nhu cầu thanh toán ( số tiền phải thanh toán). Nếu kết quả tính được ≥ 1, thì sẽ đáp ứng được yêu cầu thanh toán và điều đó có nghĩa là tình hình tài chính ổn định. Nếu kết qủa <1, thì khả năng thanh toán thấp, tình hình tài chính gặp khó khăn. Nếu kết quả dần đến 0, doanh nghiệp đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán và có thể dẫn đến phá sản. Khi phân tích phải chú ý đến loại hình kinh doanh, đặc điểm sản phẩm và một số điều kiện khác và phải lưu ý rằng không phải hệ số thanh toán càng cao là càng tốt, vì điều này cũng có thể do tình trạng ứ đọng vốn gây ra. Một điều quan trọng đối với nhà doanh nghiệp khi nghiên cứu tình hình và khả năng thanh toán là phải sắp xếp thứ tự các khoản phải trả theo thứ tự ưu tiên trên nguyên tắc trước hết là những khoản đã quá hạn, đã đến hạn và các khoản sắp phải thanh toán. Đồng thời cũng phải sắp xếp các khoản dùng để thanh toán theo thứ tự các khoản có thể sử dụng ngay để thanh toán và các khoản có thể tiếp tục huy động để thanh toán. Có như vậy mới có thể thấy rõ mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích các thông tin trên từ BCĐKT, các nhà quản lý còn có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh từ việc phân tích kết hợp cả BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn khi đưa ra một giải pháp kinh doanh có hiệu quả cao nhất. Phần II. Bảng cân đối kế toán thực trạng và Phương hướng hoàn thiện. Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có thể trở thành đối tượng quan tâm của rất nhiều người. Vì thế, nhu cầu tìm kiếm thông tin về thực trạng tài chính đòi hỏi các BCTC của doanh nghiệp phải được trình bày hợp lý, dễ hiểu,dễ so sánh và tin cậy. Trong hệ thống BCTC thì BCĐKT là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp và những người quan tâm. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện các chỉ tiêu thuộc BCĐKT cũng như việc phân tích BCĐKT là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Về vấn đề này thì BCĐKT cũng có những ưu và nhược điểm riêng: Về ưu điểm: Với mục đích là xây dựng chế độ kế toán Việt Nam ngày càng phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế nên BCĐKT hiện nay so với trước kia đã có một bước đột phá căn bản. Hệ thống chỉ tiêu rõ ràng hơn,việc lập và xét duyệt được đơn giản, ít tốn kém về công sức và thời gian. Tuy nhiên, cũng giống như các BCTC khác,BCĐKT vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong hệ thống các chỉ tiêu cũng như việc sử dụng BCĐKT trong việc phân tích tài chính vẫn còn những hạn chế. @. Về hệ thống các chỉ tiêu trên BCĐKT hiện nay chưa phản ánh giá trị thực của tài sản vì bị ảnh hưởng của cơ chế quản lý, đó là: Chỉ tiêu "tạm ứng" hiện đang ở vị trí mục V " Tài sản lưu động khác" nhưng về thực chất nội dung của chỉ tiêu này phản ánh khoản "nợ phải thu của người tạm ứng" nên có thể chuyển vào mục III "Các khoản phải thu". Chỉ tiêu "chi sự nghiệp" trình bày bên tài sản là chưa hợp lý vì chi sự nghiệp không thoả mãn điều kiện là một tài sản lưu động, nó hoàn toàn không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp mà nó chỉ là một khoản chi phí chưa duyệt. Bên cạnh đó, chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp nằm ở khoản mục " Nguồn vốn chủ sở hữu" lại phản ánh nguyên vẹn số tiền do cấp trên cấp cho đến khi quyết toán được duyệt mới được phép xoá bỏ mặc dù trên thực tế có thể sử dụng nguồn này để chi tiêu rồi. Vì thế tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ bị ghi tăng lên làm cho các thông tin cung cấp bởi BCĐKT không chính xác. Do đó có thể coi chỉ tiêu chi sự nghiệp ( chưa được quyết toán) như một chỉ tiêu điều chỉnh giảm chi tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp và ghi đỏ ngay ở dưới chỉ tiêu này. Về chỉ tiêu " Phải thu của khách hàng": Chỉ tiêu này được dùng để tính toán hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Trong trường hợp khi bán hàng trả chậm hay trả góp với thời gian lớn hơn 1 năm thì khoản thu này không được xem là tài sản dùng để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn được. Vì thế chỉ tiêu này nên loại ra khỏi khoản mục "Các khoản phải thu" khi tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và nên ghi rõ ở phần 3.6 trên " Thuyết minh BCTC " để người sử dụng các thông tin của doanh nghiệp có thể nắm được. Về doanh thu nhận trước: Theo chế độ kế toán hiện hành, số liệu để ghi vào chỉ tiêu " Người mua trả tiền trước - mã số 314" thuộc khoản mục" Nợ ngắn hạn" trên BCĐKT bao gồm số dư Có chi tiết TK 131" Phải thu của khách hàng"và số dư Có TK 3387 "Doanh thu nhận trước" trên sổ Cái. Trong khi đó doanh thu nhận trước có thể phải trả dài hạn khi khách hàng trả trước cho nhiều niên độ, khi đó sử dụng khoản mục "Nợ ngắn hạn để tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doang nghiệp sẽ không chính xác. Vì thế nên ghi cụ thể trong chỉ tiêu " Người mua trả tiền trước" thì phần doanh thu nhận trước là bao nhiêu và loại phần này ra khỏi "Nợ ngắn hạn" khi phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu " Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn" hiện đang ở mục III "Nợ khác" nhưng nội dung của chỉ tiêu này là phản ánh khoản công nợ dài hạn phải trả, nên chuyển vào mục II "Nợ dài hạn". Chỉ tiêu "Lợi nhuận chưa phân phối" là thông tin quan trọng được nhiều người quan tâm. Trên BCĐKT, chỉ tiêu này phản ánh khoản lợi nhuận còn lại kể từ thời kỳ trước cho đến thời kỳ báo cáo.Một số độc giả có thể xem thông tin này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng một số khác thì không đủ khả năng. Vì thế nên bổ xung vào TK 421 một số tiểu khoản là: TK 4211: Lãi năm trước - số phát sinh có luỹ kế từ các năm trước năm báo cáo. TK 4212: Lãi năm nay: Số phát sinh của năm báo cáo. Theo thông tư 89/2002- BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài Chính thì trong mục B của phần Tài sản bổ xung thêm phần V "Chi phí trả trước dài hạn". Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số chi phí trả trước dài hạn đã chi nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh cho đến cuối kỳ kế toán. Theo đó những chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thế nhưng trong TK 142" Chi phí trả trước" vẫn còn 2 tiểu khoản là "Chi phí trả trước" và "Chi phí chờ kết chuyển" giống như trước khi bổ xung TK 242. Như vậy thì việc hạch toán chi phí trả trước phải làm như thế nào? Bên cạnh đó, hiện nay tên gọi của một số chỉ tiêu trên báo cáo vẫn còn quá khiên cưỡng và xa lạ với thói quen của người Việt Nam nếu không nói là bất hợp lý. Chẳng hạn, mục "khác" được sử dụng để liệt kê những thứ còn lại, sau mục này sẽ không còn mục nào nữa. Thế nhưng, trên BCĐKT thì sau chỉ tiêu "Tài sản lưu động khác" thì vẫn còn một loại tài sản lưu động nữa là khoản "chi sự nghiệp"; hoặc sau chỉ tiêu " Nợ ngắn hạn" và nợ dài hạn lại là chỉ tiêu " Nợ khác" trong khi đó về thực chất chưa thực sự là nợ… @. Về những hạn chế cơ bản trong công tác phân tích BCĐKT ở các doanh nghiệp. Về tài liệu phân tích: Việc doanh nghiệp phân tích BCĐKT bằng cách dùng số liệu cột đầu năm và cuối năm để so sánh, đánh giá và nhận xét, trên cơ sở đó để đưa ra những quyết định là không hợp lý vì qua việc phân tích này mới chỉ thấy được sự biến động qua một năm hoặc một thời kỳ, chưa có cơ sở để đánh gía chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian dài cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tiến hành phân tích nhưng chưa so sánh các chỉ tiêu cần tính với chỉ tiêu chung của ngành. Như vậy đơn vị chưa có cơ sở để nhận xét về tình hình của mình so với ngành đang hoạt động. Về phương pháp phân tích BCĐKT : Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng phương pháp so sánh, một số ít doanh nghiệp áp dụng phương pháp tỷ lệ. Hai phương pháp phân tích này rất tiện lợi và dễ áp dụng trong công tác phân tích tài chính nói chung và BCĐKT nói riêng nhưng chưa cho thấy hết những biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể tìm ra nhược điểm để khắc phục và phát huy lợi thế. Về nhân sự thực hiện phân tích: Hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách phân tích tài chính nói chung và BCĐKT nói riêng. Việc phân tích này thường do bộ phận kế toán, chủ yếu là kế toán tổng hợp của doanh nghiệp thực hiện. Để thực hiện tốt công tác phân tích tài chính này, doanh nghiệp phải cho các cán bộ thực hiện công tác phân tích đi đào tạo thêm về chuyên ngành phân tích tài chính để nắm chắc hơn nữa về quy trình, nội dung và phương pháp phân tích, trang bị thêm các công cụ máy móc dùng để phân tích tài chính. Để giải quyết những hạn chế về công tác phân tích BCĐKT đã nêu ở trên có một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện như sau: Công tác phân tích BCĐKT : Công tác phân tích BCĐKT phải được tiến hành thường xuyên ở các doanh nghiệp. Để có thể rút ra kết luận chính xác, việc phân tích phải dựa trên một dãy số liệu ít nhất là 4 thời điểm. Bởi khi so sánh lần lượt 4 thời điểm với nhau, chúng ta được 3 số liệu so sánh, cho thấy chu kỳ ngắn nhất của một đường hay một đồ thị, từ đó mới có cơ sở đưa ra kết luận. Về phương pháp phân tích BCĐKT thì bên cạnh việc sử dụng hai phương pháp tỷ lệ và so sánh thì cần bổ xung thêm phương pháp biểu mẫu và sơ đồ và phương pháp Dupont. Khi sử dụng phương pháp biểu mẫu và sơ đồ ta có thể dễ dàng nhận ra những điểm dị biệt, không theo xu hướng phát triển trong sơ đồ. Sử dụng thêm phương pháp Dupont sã giúp người phân tích tìm ra nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi, yếu tố tác động đến sự thay đổi đó là bao nhiêu và những yếu tố nào tác động thêm. Cần bổ xung thêm các nội dung sau trong quá trình phân tích: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: Trong thực tế đã có nhiều doanh nghiệp tiến hành phân tích BCĐKT, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích bên tài sản và bên nguồn vốn một cách tách biệt, chưa xem xét đến mối quan hệ của các bên trong quá trình phân tích. Tài sản và nguồn vốn để trang bị cho tài sản có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Xem xét bên nguồn vốn cho chúng ta thấy được nguồn gốc hình thành tài sản, nguồn gốc có chắc chắn , lâu bên , và có kinh tế không để từ đó có những quyết định đúng đắn hơn như có nên tiếp tục dùng nguồn đó để tài trợ cho tài sản đó hay đi tìm nguốn khác , thay đổi lại cơ cấu vốn … Khả năng thanh toán : khi phân tích khả năng thanh toán . doanh nghiệp đã dựa trên các chỉ tiêu : hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. việc tính toán các chỉ tiêu trên góp phần đưa ra những nhận xét về khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đói chính xác. Tuy nhiên khi phân tích chỉ tiêu hệ số thanh toán ngắn hạn cần chú ý đén khoàn nợ ngắn hạn phải trả , phải bao gồm cả nợ khác bởi vì trong nợ khác sẽ có nợ khác ngắn hạn và nợ khác dài hạn . Vì vậy công ty cần xem xét và tính toán lại chỉ tiêu này để đánh giá đúng khả năng thnah toán của doanh nghiệp . Trong khoản mục nợ ngắn hạn mà các doanh nghiệp tính thường không có khoản mục nợ khác mà cụ thể là nợ khác ngắn hạn . Chính vì không tính thêm chỉ tiêu này nên sẽ làm cho hệ số thanh toán của doanh nghiệp tăng lên và như thế khả năng thanh toán cuả doanh nghiệp sẽ không đươc phản ánh một cách chính xác Phân tích vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động : công ty cần tiến hành xây dựng một hệ thống định mức cho bộ phận vốn lưuđộng nhằm rút ngắn thời gian tồn kho của vật tư , nguyên liệu cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị , tăng vòng quay của các bộ phận vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Xác định định mức vốn lưu động một cách hợp lý căn cứ vào nhu cầu của sản xuất kinh doanh , tránh tình trạng lãng phí hay không đáp ứng nhu cầu vốn . Từ thực tế là các doanh nghiệp chưa tính được cụ thể nbu cầu vốn lưu động nên chưa chủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh .nên để sản xuất kinh doanh có hiệu quả , các doanh nghiệp cần xác định cả vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động để từ đó xác định ngân quỹ dòng. Ngân quỹ dòng giúp cho người ta thấy được nguồn vốn lớn hơn hay nhỏ hơn sử dụng vốn để đưa ra các biện pháp hữu hiệu. Cần xây dựng các hệ số tỉ lệ trung bình của ngành nghề kinh doanh: trong điều kiện nước ta khi thị trường chứng khoán đang phát triển, những thông số về các ngành nghề kinh doanh là vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ cho phép đành giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cụ thể trên cơ sở đó kích thích các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để vươn lên và thu hút vốn của các nhà đầu tư. Kết luận Báo cáo kế toán tài chính là "sản phẩm" cuối cùng của toàn bộ quy trình kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Nó là thông tin tổng hợp theo các chỉ tiêu nhằm thoả mãn những thông tin cần thiết cho các chủ thể trong và ngoài doanh nghiệp. Báo cáo Tài chính là nguồn thông tin chủ yếu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua và từ đó giúp người phân tích có thể đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này em đã cố gắng làm rõ những nội dung sau: Bản chất, nội dung, yêu cầu của hệ thống BCTC theo chế độ kế toán hiện hành. Nội dung, kết cấu, phương pháp lập và phân tích "Bảng Cân Đối Kế Toán". Với vai trò cung cấp thông tin vô cùng quan trọng của báo cáo tài chính và xu thế hội nhập tất yếu của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới và khu vực, chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống báo cáo tài chính cho ngày càng phù hợp hơn với nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế để báo cáo tài chính có thể đưa ra thông tin hữu ích nhất. Danh mục Tài liệu tham khảo đã sử dụng Giáo trình Kế Toán Tài Chính, NXB Giáo Dục- 2001 Lý thuyết và thực hành Kế Toán Mỹ. Nguyên lý Kế Toán Mỹ. Kế Toán Anh thực hành. Kế Toán quốc tế. Đọc, lập và phân tích BCTC. Kế toán tổng hợp phân tích và lập BCTC. Phân tích BCTC và hoạt động kinh doanh. Chế độ kế toán định kỳ áp dụng cho doanh nghiệp. 10. Tạp chí kế toán các số: Số 37/ Tháng 8 - 2002 Số 35/ Tháng 4 - 2002 Số 32/ Tháng 10 - 2001 Số 27/ Tháng 12 - 2000 Số 25/ Tháng 8 - 2000 Mục lục Lời mở đầu Phần I: Cơ sở lý luận về phương pháp lập và phân tích BCTC. BCTC và phương pháp lập BCTC. Hệ thống BCTC. Bản chất của BCTC . Mục đích và yêu cầu của BCTC. Vai trò của BCTC. Tiêu chuẩn đánh giá thông tin kế toán hữu ích trên BCTC. Nội dung và phương pháp lập BCĐKT. Khái niệm và kết cấu. Khái niệm Kết cấu Nguyên tắc chung để lập BCĐKT. Nguồn số liệu và phương pháp lập BCĐKT . Nguồn số liệu. Phương pháp lập Phần tài sản Phần nguồn vốn. Liên hệ với kế toán quốc tế về nội dung và phương pháp lập BCĐKT . Liên hệ với hệ thống kế toán Bắc Mỹ. Liên hệ với hệ thống kế toán Anh. Liên hệ với hệ thống kế toán Pháp. Phân tích BCTC. Tầm quan trọng của phân tích tài chính. Phân tích các thông tin tài chính trên BCĐKT . Phân tích khái quát tình hình tài chính. Phân tích tình hình phân bổ vốn. Phân tích kết cấu nguồn vốn. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Chỉ tiêu tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán chung. Phần II: BCĐKT - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0715.doc
Tài liệu liên quan