Đề tài Phương pháp thực hiện cuộc vận động Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Từ năm học 2005-2006 Trung Ương Đoàn TTNCS Hồ Chí Minh triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Đây là cuộc vận động lớn, được triển khai rộng rãi cho Thiếu niên nhi đồng cả nước cùng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các em thiếu nhi bước vào cuộc vận động với tinh thần thi đua sôi nổi, với quyết tâm cao. Với nhiều hình thức triển khai khác nhau, cuộc vận động đã mang nhiều khởi sắc cho phong trào thiếu nhi trên cả nước, trong đó có Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương. Tại Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương, cuộc vận động đã xuyên suốt qua nhiều năm học, được BGH nhà trường và các đoàn thể quan tâm, các anh chị phụ trách và các em thiếu niên tích cực hưởng ứng. Cuộc vận động đã giúp Liên đội tạo nên nhiều phong trào thi đua lập thành tích cao trong học tập và rèn luyện của các em thiếu niên, trong những năm qua Liên đội luôn là một trong những lá cờ đầu của huyện về công tác Đội và phong trò thiếu nhi. Trong quá trình triển khai công tác Đội và phong trào thiếu nhi, từ việc thực hiện các phong trào để đi đến kết quả của cuộc vận động giúp Liên đội có nhiều thành công. Là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội (GV-TPT) là người chịu trách nhiệm chính của hoạt động của Liên đội về việc triển khai các nội dung, kế hoạch, hướng dẫn của Hội đồng Đội cấp trên về Liên đội, tổ chức cho phụ trách, đội viên của Liên đội thực hiện cuộc vận động, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm dẫ đến thực hiện thành công. Vì thế, tôi mạnh dạn trình bày đề tài với mong muốn tâm sự, chia sẽ với đồng nghiệp, những người đang thực hiện vai trò của một GV-TPT Đội để góp sức mình vào công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng, giúp các em phát triển, hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng những công dân tương lai gương mẫu cho xã hội. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã xác định nhiệm vụ là phải tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa cuộc vận động, triển khai thực hiện cuộc vận động. Xây dựng kế hoạch thực hiện từng tuần, tháng, năm, quá trình thực hiện có kiểm tra, đánh giá, rút ra ưu, khuyết điểm, những hạn chế, tồn tại để rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện cuộc vận động hiệu quả hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên tài liệu về lịch sử của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng (TNNĐ) và nội dung giáo dục theo 5 điều Bác Hồ dạy, nghiên cứu về lý thuyết dựa trên tài liệu: Hồ Chí Minh – Giáo dục – Bồi dưỡng Thanh thiếu niên và nhi đồng, nội dung hướng dẫn thực hiện cuộc vận động của Hội đồng Đội các cấp triển khai. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu tôi đã thể hiện trên thực tế ở chính Liên đội của mình để thực hiện đề tài. 4. Lịch sử chọn đề tài: Được ấp ủ từ nhiều năm, rất tâm đắc với cuộc vận động, thấy được nhiều mặt tích cực khi thực hiện nội dung của cuộc vận động, nhiều năm qua Liên đội trường THCS Nguyễn Tri Phương đã đạt thành tích cao, được công nhận là “Liên đội mạnh cấp tỉnh”, năm học 2008-2009 được công nhận là Liên đội mạnh được đề nghị Hội đồng Đội Trung Ương tặng Bằng Khen. Năm học 2009-2010 với vai trò là một GV-TPT Đội, cùng với năm thứ tư thực hiện tiếp tục nội dung cuộc vận động, đặc biệt là thực hiện nội dung “Hành trình Đội em mang tên Bác Hồ kính yêu”, thiếu nhi toàn Liên đội tiếp tục giữ vững thành tích, triển khai sâu rộng và thực hiện hiệu quả cuộc vận động. Ban chỉ huy Liên đội, BCH Chi đội, các anh chị phụ trách hiểu rõ và xác định nhiệm vụ giáo dục đạo đức thông qua việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Đề tài tuy không mới tuy nhiên khai thác về tư tưởng Hồ Chí Minh trong 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong giáo dục và thực hiện nội dung cuộc vận động là vấn đề luôn mới mẻ. Bởi lẽ tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc mà phạm vi của đề tài không khai thác hết được. Giáo dục thiếu niên nhi đồng qua 5 điều Bác Hồ dạy cần người tổ chức giáo dục có sự sáng tạo, mô hình phù hợp, xây dựng chương trình có tính nhân văn cao, có giá trị đạo đức thuyết phục. Tôi vẫn mong sao có một điều gì đó trong kinh nghiệm những năm thực hiện nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” tại Liên đội mình trao đổi với đồng nghiệp của tôi, những người đang làm nhiệm vụ của một GV-TPT Đội để có thêm một chút kinh nghiệm giáo dục học sinh qua 5 điều Bác Hồ dạy. 5 Cơ sở lý luận: Trong lời tựa của cuốn lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam đã trích lời của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương – Nước CHXHCNVN: “Từ trước đến nay, qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, lúc nào Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhà nước cũng ân cần chăm lo sự nghiệp đào tạo, giáo dục các thế hệ thiếu nhi Việt Nam trở thành những công dân gương mẫu, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, góp phần cùng cha anh không ngừng phấn đấu cho lý tưởng Độc lập – Tự do và chủ nghĩa xã hội”. “Đội thiếu niên đã đạt được những thành tích xuất sắc trong giáo dục và rèn luyện thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Các cuộc vận động, các phong trào hoạt động bổ ích, hấp dẫn của Đội luôn được dấy lên rộng khắp, sôi nổi, qua đó làm nảy nở nhiều gương sáng, nhiều tài năng nhỏ tuổi góp phần làm rạng rỡ gương mặt của Tổ Quốc ta” “Tôi mong rằng Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ hãy giúp thiếu niên, nhi đồng cả nước đọc lịch sử Đội, noi gương những tấm gương học tập và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi để phấn đấu, rèn luyện xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên nhi đồng, Bác rất quan tâm giáo dục các em, Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà nên phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì vậy, một người giáo viên Tổng phụ trách Đội cần trau dồi và thấm nhuần tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thiếu nhi, chính vì lẽ đó giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác dạy là nhiệm vụ cần thiết. Từ nhận thức trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giúp các em hiểu sâu sắc về 5 điều Bác dạy, về nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, không phải là thuộc 5 điều Bác dạy mà phải giúp các em hiểu rõ, thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ của mình, càng thực hiện càng thấm nhuần tư tưởng giáo dục thiếu niên nhi đồng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy chính là quán triệt tốt tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thế hệ trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục, điều này đã xác định trong “Luật giáo dục” của nước ta. Hiểu rõ tầm quan trọng đó vì thế, Liên đội đã tập trung công tác tuyên truyền vận động Đội viên - Học sinh hưởng ứng tích cực nội dung cuộc vận động, giúp các em hiểu được ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động, từ đó hướng dẫn hành động bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi, thời gian hợp lý, để từ đó các em thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Theo tôi, để hoàn thành thắng lợi chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm, ngoài việc học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt, cần duy trì thực hiện hiệu quả các hoạt động xã hội để các em được trưởng thành lớn lên trong phong trào, tạo tính phát triển toàn diện, nâng cao kỹ năng sống cho các em, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3. Phương pháp nghiên cứu: 4. Lịch sử chọn đề tài: 5 Cơ sở lý luận: II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU: III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Những định hướng khắc phục: 2. Biện pháp: IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp thực hiện cuộc vận động Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Từ năm học 2005-2006 Trung Ương Đoàn TTNCS Hồ Chí Minh triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Đây là cuộc vận động lớn, được triển khai rộng rãi cho Thiếu niên nhi đồng cả nước cùng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các em thiếu nhi bước vào cuộc vận động với tinh thần thi đua sôi nổi, với quyết tâm cao. Với nhiều hình thức triển khai khác nhau, cuộc vận động đã mang nhiều khởi sắc cho phong trào thiếu nhi trên cả nước, trong đó có Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương. Tại Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương, cuộc vận động đã xuyên suốt qua nhiều năm học, được BGH nhà trường và các đoàn thể quan tâm, các anh chị phụ trách và các em thiếu niên tích cực hưởng ứng. Cuộc vận động đã giúp Liên đội tạo nên nhiều phong trào thi đua lập thành tích cao trong học tập và rèn luyện của các em thiếu niên, trong những năm qua Liên đội luôn là một trong những lá cờ đầu của huyện về công tác Đội và phong trò thiếu nhi. Trong quá trình triển khai công tác Đội và phong trào thiếu nhi, từ việc thực hiện các phong trào để đi đến kết quả của cuộc vận động giúp Liên đội có nhiều thành công. Là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội (GV-TPT) là người chịu trách nhiệm chính của hoạt động của Liên đội về việc triển khai các nội dung, kế hoạch, hướng dẫn của Hội đồng Đội cấp trên về Liên đội, tổ chức cho phụ trách, đội viên của Liên đội thực hiện cuộc vận động, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm dẫ đến thực hiện thành công. Vì thế, tôi mạnh dạn trình bày đề tài với mong muốn tâm sự, chia sẽ với đồng nghiệp, những người đang thực hiện vai trò của một GV-TPT Đội để góp sức mình vào công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng, giúp các em phát triển, hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng những công dân tương lai gương mẫu cho xã hội. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã xác định nhiệm vụ là phải tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa cuộc vận động, triển khai thực hiện cuộc vận động. Xây dựng kế hoạch thực hiện từng tuần, tháng, năm, quá trình thực hiện có kiểm tra, đánh giá, rút ra ưu, khuyết điểm, những hạn chế, tồn tại để rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện cuộc vận động hiệu quả hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên tài liệu về lịch sử của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng (TNNĐ) và nội dung giáo dục theo 5 điều Bác Hồ dạy, nghiên cứu về lý thuyết dựa trên tài liệu: Hồ Chí Minh – Giáo dục – Bồi dưỡng Thanh thiếu niên và nhi đồng, nội dung hướng dẫn thực hiện cuộc vận động của Hội đồng Đội các cấp triển khai. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu tôi đã thể hiện trên thực tế ở chính Liên đội của mình để thực hiện đề tài. 4. Lịch sử chọn đề tài: Được ấp ủ từ nhiều năm, rất tâm đắc với cuộc vận động, thấy được nhiều mặt tích cực khi thực hiện nội dung của cuộc vận động, nhiều năm qua Liên đội trường THCS Nguyễn Tri Phương đã đạt thành tích cao, được công nhận là “Liên đội mạnh cấp tỉnh”, năm học 2008-2009 được công nhận là Liên đội mạnh được đề nghị Hội đồng Đội Trung Ương tặng Bằng Khen. Năm học 2009-2010 với vai trò là một GV-TPT Đội, cùng với năm thứ tư thực hiện tiếp tục nội dung cuộc vận động, đặc biệt là thực hiện nội dung “Hành trình Đội em mang tên Bác Hồ kính yêu”, thiếu nhi toàn Liên đội tiếp tục giữ vững thành tích, triển khai sâu rộng và thực hiện hiệu quả cuộc vận động. Ban chỉ huy Liên đội, BCH Chi đội, các anh chị phụ trách hiểu rõ và xác định nhiệm vụ giáo dục đạo đức thông qua việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Đề tài tuy không mới tuy nhiên khai thác về tư tưởng Hồ Chí Minh trong 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong giáo dục và thực hiện nội dung cuộc vận động là vấn đề luôn mới mẻ. Bởi lẽ tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc mà phạm vi của đề tài không khai thác hết được. Giáo dục thiếu niên nhi đồng qua 5 điều Bác Hồ dạy cần người tổ chức giáo dục có sự sáng tạo, mô hình phù hợp, xây dựng chương trình có tính nhân văn cao, có giá trị đạo đức thuyết phục. Tôi vẫn mong sao có một điều gì đó trong kinh nghiệm những năm thực hiện nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” tại Liên đội mình trao đổi với đồng nghiệp của tôi, những người đang làm nhiệm vụ của một GV-TPT Đội để có thêm một chút kinh nghiệm giáo dục học sinh qua 5 điều Bác Hồ dạy. 5 Cơ sở lý luận: Trong lời tựa của cuốn lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam đã trích lời của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương – Nước CHXHCNVN: “Từ trước đến nay, qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, lúc nào Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhà nước cũng ân cần chăm lo sự nghiệp đào tạo, giáo dục các thế hệ thiếu nhi Việt Nam trở thành những công dân gương mẫu, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, góp phần cùng cha anh không ngừng phấn đấu cho lý tưởng Độc lập – Tự do và chủ nghĩa xã hội”. “Đội thiếu niên đã đạt được những thành tích xuất sắc trong giáo dục và rèn luyện thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Các cuộc vận động, các phong trào hoạt động bổ ích, hấp dẫn của Đội luôn được dấy lên rộng khắp, sôi nổi, qua đó làm nảy nở nhiều gương sáng, nhiều tài năng nhỏ tuổi góp phần làm rạng rỡ gương mặt của Tổ Quốc ta” “Tôi mong rằng Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ hãy giúp thiếu niên, nhi đồng cả nước đọc lịch sử Đội, noi gương những tấm gương học tập và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi để phấn đấu, rèn luyện xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên nhi đồng, Bác rất quan tâm giáo dục các em, Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà nên phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì vậy, một người giáo viên Tổng phụ trách Đội cần trau dồi và thấm nhuần tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thiếu nhi, chính vì lẽ đó giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác dạy là nhiệm vụ cần thiết. Từ nhận thức trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giúp các em hiểu sâu sắc về 5 điều Bác dạy, về nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, không phải là thuộc 5 điều Bác dạy mà phải giúp các em hiểu rõ, thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ của mình, càng thực hiện càng thấm nhuần tư tưởng giáo dục thiếu niên nhi đồng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy chính là quán triệt tốt tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thế hệ trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục, điều này đã xác định trong “Luật giáo dục” của nước ta. Hiểu rõ tầm quan trọng đó vì thế, Liên đội đã tập trung công tác tuyên truyền vận động Đội viên - Học sinh hưởng ứng tích cực nội dung cuộc vận động, giúp các em hiểu được ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động, từ đó hướng dẫn hành động bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi, thời gian hợp lý, để từ đó các em thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Theo tôi, để hoàn thành thắng lợi chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm, ngoài việc học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt, cần duy trì thực hiện hiệu quả các hoạt động xã hội để các em được trưởng thành lớn lên trong phong trào, tạo tính phát triển toàn diện, nâng cao kỹ năng sống cho các em, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU: Năm học 2006-2007 Trung Ương Đoàn triển khai cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, mặc dù thực hiện 5 điều Bác dạy đã có từ nhiều năm qua, nhưng khi bước vào cuộc vận động cũng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc như: cuộc vận động còn trừu tượng, chưa có hướng dẫn cụ thể về hình thức triển khai cuộc vận động, nội dung thực hiện như thế nào, làm sao để có hiệu quả cao … Vì thế kết quả của năm đầu thực hiện cuộc vận động vẫn chưa được mỹ mãn, công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế, một số đội viên, học sinh chưa hiểu, chưa tham gia mạnh dạn vào các hoạt động… Khó khăn về kinh phí cũng làm cho công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như “Diễn đàn”, “Hội thi”, “Hội diễn” còn gặp nhiều khó khăn, một số đối tượng học sinh vẫn đứng ngoài cuộc vận động, chưa năng nổ tham gia phong trào. Bên cạnh đó, thời gian biểu học tập của các em quá vất vả, thời gian cho công tác Đội là khó khăn, nhiều phụ huynh, học sinh cho rằng tham gia các hoạt động Đội , tham gia các hoạt động phong trào sẽ ảnh hưởng đến học tập. Có ý kiến cho rằng cứ học tập tốt là được, không cần tham gia các hoạt động Đội…, họ đâu hiểu rằng những hoạt động phong trào là những nội dung liên quan đến cuộc vận động. * Ví dụ: Để giáo dục các em lòng “yêu tổ quốc, yêu đồng bào”, ngoài công tác tuyên truyền giáo dục qua các tấm gương còn phải tổ chức cho các em tham gia công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, quyên góp giúp đỡ các bạn thiếu nhi khó khăn, thiếu nhi vùng lũ lụt, thiên tai, làm tốt công tác nhân đạo, từ thiện… Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các phong trào chính là giúp các em trưởng thành, tự tin, nâng cao kỹ năng sống, có khả năng ứng xử thông minh trong mọi tình huống, linh hoạt, đó chính là mục tiêu của giáo dục đào tạo. Từ những khó khăn, bản thân tôi luôn xác định vai trò, trách nhiệm của người GV-TPT Đội, tổ chức sắp xếp cho Liên đội thực hiện phong trào một cách hiệu quả, khoa học, không ảnh hưởng đến nhiệm vụ học tập, đến quyền lợi của các em. Truyền thống công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương đã sẵn có, nhưng không hề có ý nghĩ lãng quên trong chiến thắng, không có tư tưởng xả hơi, tiếp tục thực hiện phong trào, bản thân không ngừng học tập, tìm tòi, nắm bắt kịp thời chủ trường đường lối của đảng, kế hoạch của Hội đồng Đội các cấp, toàn tâm, toàn ý với công việc, triển khai nội dung cuộc vận động phù hợp với tình hình của Liên đội để tiếp tục phát huy truyền thống của nhà trường, Liên đội, mà trong đó giáo dục theo 5 điều bác Hồ dạy, hay nói cách khác - thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy” là việc làm thường xuyên, không thể thiếu trong Liên đội. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Những định hướng khắc phục: Là GV-TPT Đội bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, của việc thực hiện cuộc vận động, tôi thường có nhiều trăn trở: làm thế nào để cuộc vận động mang tính thực tiễn, không chỉ là cách hô khẩu hiệu, không chung chung… mà phải bắt đầu từ việc tìm hiểu ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động, lịch sử của việc ra đời 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, tính cụ thể, thiết thực cho việc thực hiện nội dung cuộc vận động. Ngay từ đầu mỗi năm học, Liên đội xây dựng chương trình hành động của việc thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy” theo từng tuần, tháng, năm, dựa trên các chủ đề, chủ điểm. Kết hợp với các giáo viên bộ môn: giáo dục công dân, các tiết sinh hoạt Đội, các tiết chào cờ, chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các nội dung sinh hoạt định kỳ của Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội để quán triệt thực hiện nội dung cuộc vận động. Muốn mỗi đội viên thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy người GV-TPT Đội có hướng tổ chức một cách phù hợp, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh ở từng khối lớp để giáo dục, tổ chức các hoạt động phù hợp. * Ví dụ: Cũng trong nội dung tìm hiểu 5 điều Bác dạy học sinh khối 6, 7 tìm hiểu sự ra đời, nội dung, học sinh khối 8, 9 tìm hiểu, phân tích, liên hệ thực tế qua việc tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy. Thông qua phụ trách Chi đội, Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội hướng dẫn các em thực hiện, không tập trung ở một nhóm đối tượng nào mà phải có tính chất đại trà, em nào cũng phải thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, đưa các em vào hoạt động, tham gia Hội thi, Hội diễn, các chương trình phát thanh tuyên truyền để các em nắm bắt, từ đó tạo thành phong trào. Để thu hút đông đảo các em tham gia phong trào phải có tính hấp dẫn, sự lôi cuốn, mới mẻ, yêu cầu đặt ra cho người TPT Đội, phụ trách các Chi đội phải có sáng tạo trong tổ chức, khen thưởng phong trào kịp thời. Tất nhiên trong thực hiện sẽ xuất hiện những hạt nhân tích cực, từ những hạt nhân tích cực lấy đó làm nòng cốt phong trào, làm hạt nhân, nêu gương sáng điển hình để học tập trong toàn Liên đội. Các tập thể, cá nhân hưởng ứng tích cực cuộc vận động cần có khen thưởng, động viên kịp thời vì đó là yếu tố tốt, thúc đẩy cho cho công tác thực hiện. 2. Biện pháp: Để thực hiện nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, hiệu quả - thực tế Liên đội THCS Nguyễn Tri Phương đã thực hiện những biện pháp như sau: * Giúp phụ trách - học sinh - Đội viên nhận thức sâu sắc, sự cần thiết của việc thực hiện cuộc vận động: - Lập kế hoạch hàng tuần, kế hoạch lồng ghép thực hiện nội dung 5 điều Bác Hồ dạy: thực hiện nề nếp tác phong, nề nếp học tập tốt, thực hiện phong trào “Tiết kiệm”, công tác Đội, phong trào vệ sinh, phát huy tinh thần đoàn kết trong từng Chi đội, lớp, đoàn kết học sinh trong nhà trường… - Qua tuyên truyền giáo dục giúp các em hiểu sâu sắc về ý nghĩa, hoàn cảnh ra đời, nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy, bài nội dung tuyên truyền của chúng tôi đã nêu bật một số vấn đề như sau: + Hoàn cảnh ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Bác viết thư gửi các cháu TNNĐ và cũng từ đó hàng năm Người đều viết thư cho thiếu nhi. Trong thư Bác đều khuyên các cháu TNNĐ biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, bảo vệ của công, mạnh dạn, hoạt bát… Suốt 15 năm bác luôn suy nghĩ, nghiên cứu, mỗi năm có bổ sung để cuối cùng hoàn chỉnh thành 5 điều, mỗi điều có 6 tiếng. Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5/1961, 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ ra đời: 1.Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 2. Học tập tốt, lao động tốt. 3. Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt. 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. + Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy: 5 điều Bác Hồ dạy là sự đúc kết kinh nghiệm rèn luyện của bản thân Bác đúc kết kinh nghiệm động viên thiếu nhi của Bác, cuộc đời của bác gắn liền với 5 điều Bác dạy chúng ta. 5 điều Bác dạy được thể hiện rõ nét trong “Di chúc” của Người, đặt cơ sở bước đầu trong giáo dục con người mới, là mục tiêu, cương lĩnh giáo dục thiếu niên nhi đồng Việt Nam thể hiện tính toàn diện, cả đức dục, trí dục, thẩm mỹ, thể chất để xây dựng thế hệ có đủ đức, đủ tài. 5 điều Bác dạy có ý nghĩa giáo dục cao nhưng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ được sắp xếp trật tự, hợp lý, có giá trị trong công tác giáo dục TNNĐ. + Nội dung của 5 điều Bác dạy: Nội dung rộng lớn, cần phân tích kỹ từng điều để các em hiểu cái sâu sắc, cái ý nghĩa của từng điều Bác dạy, lý do Bác đặt thứ tự cho từng điều, phân tích để em hiểu được từng điều và liên hệ với nhiệm vụ của các em khi đang là học sinh THCS… Bác là Người kỳ vọng nhất vào lớp thiếu nhi của đất nước, mọi tình yêu thương, sự chăm sóc Bác đều dành cho thiếu nhi, vì thế trong các bài phát thanh tuyên truyền, những bài viết về Bác cần làm nổi bật tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, những thư gửi thiếu niên nhi đồng luôn thể hiện tình cảm và kỳ vọng của Bác với thiếu nhi Việt Nam. Rất nhiều năm trôi qua, trên đất nước Việt nam yêu quý chúng ta đã có bao đổi thay lớn lao, bao biến cố lịch sử trọng đại, nhưng lời dạy của Bác vẫn sáng ngời giá trị giáo dục và khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền Tổ quốc. - Công tác tuyên truyền 5 điều Bác Hồ dạy là hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức giúp các em nâng cao nhận thức về lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hiểu biết về truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội. Từ đó xây dựng cho các em tình cảm tốt đẹp, nâng cao tình yêu nước, tinh thần tự lập, tự cường, truyền thống bất khuất kiên cường nhưng giàu lòng nhân ái vị tha của dân tộc. Qua giáo dục truyền thống các em biết ơn các anh hùng liệt sỹ, biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo, phát triển lòng nhân ái, vị tha, tích cực tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng. - Sau mỗi đợt tuyên truyền cho các em viết bài thu hoạch, nêu hành động cụ thể của các em khi học tập theo 5 điều bác Hồ dạy. Tổ chức chấm thi tìm hiểu nghiêm túc, tuyên dương những bài làm tốt có sáng kiến hay, thực tế, qua kiểm tra thực tế ở các Chi đội đánh giá cá nhân thực hiện nghiêm túc 5 điều bác dạy thiếu niên nhi đồng. * Quy định mỗi lớp học, góc học tập ở nhà của các em được trang trí ảnh Bác, 5 điều Bác Hồ dạy, đặt nơi trang trọng, các em dễ nhìn thấy để nhắc nhở hành động hàng ngày của các em. 100% các lớp học của Liên đội được nhà trường trang trí ảnh Bác, 5 điều Bác dạy, và nhiều lời dạy của Bác dành cho thiếu nhi làm công tác tuyên truyền, nhắc nhở. * Tổ chức xây dựng diễn đàn “Chúng em vâng lời Bác Hồ dạy”: diễn dàn được tổ chức hấp dẫn, mời đại biểu về tham dự, tại diễn đàn các em được giao lưu, học tập kinh nghiệm việc thực hiện 5 điều bác Hồ dạy, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với thầy cô, cán bộ đoàn thể để tạo tính tự tin, dám nghĩ, dám làm … Về chương trình diễn đàn “Chúng em vâng lời Bác Hồ dạy” Liên đội đã xây dựng chương trình mẫu cho cụm, nhiều anh chị TPT Đội ở các Liên đội bạn về tham dự rút kinh nghiệm vào năm học 2007-2008. * Tổ chức “Hội thảo” về 5 điều Bác Hồ dạy, biểu dương cá nhân, tập thể thực hiện tốt 5 điều Bác dạy, tại Hội thảo các em Chỉ huy Đội trao đổi kinh nghiệm thực hiện thành công, nêu một số tham luận, báo cáo và được các Chi đội khác học tập… * Tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” nhằm học tập đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính”, giản dị của Bác, tạo cho các em sân chơi lý thú để học tập về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, qua Hội thi cũng thể hiện tình cảm của các em đối với Bác Hồ kính yêu, liên hệ thực tế trong nhiệm vụ học tập rèn luyện như: khiêm tốn học hỏi, biết bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, sống giản dị, hoà đồng với mọi người, giữ gìn vệ sinh, có ý thức bảo vệ môi trường …. Từ đó giúp các em có điều kiện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” Năm học 2006-2007 Liên đội Nguyễn Tri Phương đã tổ chức Hội thi mẫu cho cụm, đạt giải nhất cấp huyện, giải nhì cấp tỉnh qua câu chuyện “Bác của chúng ta là như thế” của em Nguyễn Thị Thanh Nhàn - học sinh lớp 8a7 của nhà trường. * Tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ hàng năm nhằm báo công với Bác những việc các em đã làm trong năm, là dịp để bình chọn cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc, từ Đại hội lựa chọn những đội viên tiêu biểu dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp. Báo cáo việc thực hiện cuộc vận động hàng năm, đúc rút kinh nghiệm cho năm tiếp theo thực hiện hiệu quả hơn. Trong Đại hội cháu ngoan Bác Hồ trao công nhận cho thiếu nhi đạt cháu ngoan Bác Hồ cấp Liên đội để các em nhận thực được quá trình phấn đấu trong năm về thực hiện nhiệm vụ của học sinh, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Để tạo tính thi đua, thúc đẩy các em thực hiện tốt, qua Đại hội tổ chức khen thưởng cho cá nhân, tập thể xuất sắc. Hàng năm công tác khen thưởng các em có thành tích trong học tập, rèn luyện, tham gia tốt phong trào, các em có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em có điều kiện học tập tốt như qua chương trình: “Thắp sáng ước mơ”, tặng quà cho học sinh nghèo, chương trình “Vì bạn nghèo” … * Liên đội tổ chức các đợt thi tìm hiểu về quê hương, đất nước để tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào. Tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”… tổ chức cho các em thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ thường xuyên, thăm hỏi giao lưu với đơn vị bộ đội huyện đội CưMgar, thăm gia đình chính sách, mẹ Việt nam anh hùng vào dịp 22/12, lễ, tết hàng năm, viết thư, tặng quà cho đơn vị bộ đội Biên giới ở EaSup… qua các hoạt động phong trào nhắc nhở các em sự hy sinh của lớp cha anh đi trước, trách nhiệm của các em đối với Tổ quốc, với đồng bào mà ở điều thứ nhất Bác đã dạy. * Xây dựng các phong trào học tập tốt: học sinh có góc học tập ở nhà, thái độ học tập nghiêm túc, thực hiện các phong trào học tập như: “Vượt điểm 5, qua điểm 7, đạt điểm 10”, “Hoa điểm 10”, thực hiện các khẩu hiệu trong học tập “Chưa học bài chưa đi ngủ”, tổ chức các phong trào “Giúp bạn học tập”, “Đôi bạn cùng tiến”, để kích thích sự sáng tạo, nâng cao kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục. Bằng những đôn đốc nhắc nhở thường xuyên, tỉ mỉ, phong trào mới đạt hiệu quả cao. Hướng dẫn các em thực hiện “Học tập tốt”, phải cho các em hiểu học tập tốt là học tập như thế nào, so sánh với các thời kỳ đất nước khó khăn nhưng Bác Hồ và Đảng vẫn nhận định “Giặc dốt” là bạn đồng hành của “Giặc ngoại xâm”. Các phong trào học tập cũng gắn với việc thực hiện chủ điểm trong năm phù hợp. Ví dụ: Tháng 10 xây dựng phong trào: “Tiết học hay, ngày học tốt” Tháng 11: “Hoa điểm 10 tặng thầy cô giáo”… * Xây dựng chương trình sinh hoạt tự quản: sinh hoạt 15’ đầu giờ, sinh hoạt Đội để truy bài, chữa bài tập, tập ca khúc truyền thống, đọc báo Đội …cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp là dịp để các Chi đội kiểm điểm việc thực hiện 5 điều Bác dạy, triển khai kế hoạch thực hiện tuần sau. Các tiết sinh hoạt Đội phải có nội dung sinh hoạt hấp dẫn, thu hút đội viên tham gia nhiệt tính, phụ trách Chi đội tham gia cùng các em, TPT Đội xếp thời gian tham gia sinh hoạt ở các Chi đội khối 6,7 và các Chi đội có chất lượng sinh hoạt chưa cao, phân công BCH Liên đội cùng tham gia sinh hoạt với các Chi đội để kịp thời nắm bắt tình hình và góp ý xây dựng phong trào. * Xây dựng chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hấp dẫn để ôn tập kiến thức, nâng cao kỷ năng sống, qua các chương trình giúp các em tự tin, xử lý tình huống thông minh, sắc sảo, biết phòng chống tai nạn, tệ nạn. Công tác vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường cũng được Liên đội quan tâm nhắc nhở về ý thức chấp hành nề nếp vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, cây xanh, nhờ đó cảnh quang môi trường luôn sạch, đẹp. Phải phân tích để các em hiểu được, ngoài học tập còn phải biết lao động, Bác Hồ đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, tổ chức cho các em lao động để phục vụ cho bản thân, gia đình, làm công tác xã hội, qua đó các em biết qúy trọng sức lao động, tiết kiệm tài sản, của cải… . Ngoài ra lao động giúp các em thực hiện “Học đi đôi với hành”, lý luận gắn liền với thực tiễn, hình thành cho các em tính tự giác, kỷ luật cao, trở thành người lao động có trách nhiệm trong tương lai. * Xây dựng phong trào “Người tốt việc tốt”, “Nói lời hay làm việc tốt” hàng ngày, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên hoạt động đã thu hút nhiều đội viên tham gia, học sinh luôn có ý thức “Nhặt của rơi trả người mất”, nhiều em nhặt được những vật dụng có giá trị như tiền, vàng đều mang trả lại. Chương trình phát thanh măng non luôn có những bài viết về gương sáng kịp thời, cuối năm Liên đội tổ chức tổng kết, đánh giá, khen thưởng để động viên tinh thần thực hiện của các em. * Chăm lo xây dựng khối đoàn kết trong từng Chi đội, Liên đội, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập, thi cử, hướng dẫn cho các em cách phát giác, tốt cáo kịp thời những hành động sai trái, thiếu đạo đức, nhất là tính trạng bùng phát công nghệ thông tin, học sinh tham gia các trò chơi điện tử, tình trạng bạo lực học đường đang len lỏi vào các trường học, xây dựng khối đoàn kết chính là đã đánh bại được những tiêu cực đó. Đồng thời phải giáo dục các em biết dũng cảm, phải chỉ rõ, dũng cảm ở đây là dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, không bao che cái xấu, bảo vệ lẻ phải…, khiêm tốn học hỏi bạn bè, thầy cô để nắm bắt hành trang tri thức, vững bước vào tương lai. * Tóm lại: Phương pháp thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy” luôn phong phú đa dạng, người GV-TPT Đội có sự năng động, sáng tạo, tạo những hạot động phù hợp với thời gian cũng như tình hình của Liên đội, tuyên truyền sâu rộng để toàn thể đội viên- học sinh đều tham gia, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy là nhiệm vụ của các em nhưng tổ chức hướng dẫn thực hiện là nhiệm vụ của thầy cô giáo. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Thực hiện nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy” chính là thực hiện tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy với thiếu niên nhi đồng. Liên đội xem đây là quá trình thường xuyên, liên tục. 5 điều Bác Hồ dạy rất gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với các em, nhưng không phải em nào cũng hiểu được, làm được và hoàn chỉnh khi đọc xong, vì thế không thể một sớm một chiều mà phải là một quá trình giáo dục tiếp nối, xen kẽ, lồng ghép đa dạng. Nhờ thực hiện nghiêm túc cuộc vận động, tính kỷ luật của học sinh ngày càng cao, học sinh có ý thức, nhận thức tốt, học sinh xếp loại đạo đức tốt ngày càng cao, học sinh nhà trường được đánh gia ngày càng nề nếp, ngoan ngoãn. Học sinh có đạo đức tốt đi kèm theo là học lực tốt, các em học tập chăm chỉ, chất lượng đại trà ngày càng tăng. Số lượng cháu ngoan Bác Hồ hàng năm đạt từ 80% đến 90%, có Chi đội đạt 100% cháu ngoan Bác Hồ như Chi đội: 9a2, 7a1, 6a2, 8a4 (Năm học 2006-2007); Chi đội: 9a4; 8a1, 7a2, 6a1 (Năm học 2007-2008); Chi đội: 9a4; 8a1, 7a2, 6a1 (Năm học 2008-2009); Qua nghiên cứu rõ ràng trên các con số chứng minh học lực và hạnh kiểm được xếp loại qua 3 năm liên tiế, chất lượng năm sau cao hơn năm trước: Năm học T.SỐ HỌC TẬP HẠNH KIỂM GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM 2006 - 2007 1033 44 4.3% 292 28.3% 657 63.6% 38 3.7% 2 0.2% 741 71.7% 239 23.1% 52 5.0% 1 0.1%  0 0.0% 2007 - 2008 915 72 7.9% 334 36.5% 500 54.6% 8 0.9% 1 0.1% 821 89.7% 89 9.7% 5 0.5% 2008- 2009 774 72 9.3% 307 40% 374 48.3% 21 3% 705 91% 64 8% 5 1% - Thực hiện phong trào hoa điểm 10: Năm học TS HS TS Chi đội số lần phát động Số hoa điểm 10 Số tuần học tốt 2006-2007 1033 27 2 1500 150 2007-2008 915 25 2 1860 156 2008-2009 774 22 2 2100 200 2009-2010 700 21 2 2616 215 Phong trào “Hoa điểm 10” được phát động thường xuyên vào các tháng trọng điểm của ở cả 2 kỳ học, học sinh tham gia phong trào đạt hoa điểm 10 hăng hái hơn, chương trình phát động ngày càng chất lượng và quy mô hơn. - Xếp loại tập thể: Năm học TS HS TS Chi đội Chi đội mạnh Chi đội khá SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 2006-2007 1033 27 23 85.2% 4 14.8% 2007-2008 915 25 20 80% 5 20% 2008-2009 774 22 20 90,9% 2 9,1% 2009-2010 700 21 19 90,5% 2 9,5% - Số cháu ngoan Bác Hồ hàng năm: Năm học TS đội viên TS Chi đội Số cháu ngoan Bác Hồ cấp Liên đội 2006-2007 933 27 800 (86%) 2007-2008 810 25 720 (89%) 2008-2009 774 22 710 (92%) 2009-2010 700 21 650 (93%) - Danh hiệu đã đạt được: Năm học Đạt danh hiệu Cấp khen 2006-2007 Liên đội vững mạnh Hội đồng đội tỉnh tặng bằng khen 2007-2008 Liên đội vững mạnh Hội đồng đội tỉnh tặng bằng khen 2008-2009 Liên đội vững mạnh Hội đồng đội TW tặng bằng khen V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua thực tế thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội nhiều năm qua, bản thân tôi rút ta được một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Người GV-TPT Đội cần xác định nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phải yêu nghề, yêu công việc, mến trẻ, biết chăm chút, tận tuỵ với thiếu niên nhi đồng. Người GV- TPT Đội cần có năng lực sư phạm, có năng lực tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội, phải khiêm tốn học hỏi và phấn đấu hoàn thiện nhân cách của mình. 2. Cần vận dụng sáng tạo các kế hoạch cấp trên phù hợp với tình hình của Liên đội, biết tổ chức xây dựng phong trào, cần học tập để bắt kịp với nội dung đổi mới của nhiệm vụ, nghiên cứu các chương trình công tác Đội, hướng dẫn của Hội đồng Đội cấp trên. 3. Phát huy nội lực, thuận lợi của Liên đội, bám sát nội dung của cuộc vận động, tổ chức những phong trào phù hợp với từng nội dung của việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. 4. Phương pháp giáo dục thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy phải cụ thể, thiết thực và thường xuyên. Vì thiếu niên nhi đồng không phải một sớm một chiều mà nhận biết hết được hoặc trưởng thành ngay được mà phải liên tục, khéo léo, biện pháp thích hợp. 5. Cần có biện pháp giúp đỡ các Chi đội yếu kém, giúp các em đi từ nhận thức đến thực tế, không nói suông mà phải bằng hành động thiết thực, cụ thể, bắt đầu từ những anh chị phụ trách, tổng phụ trách, ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội và từng đội viên. 6. Phương pháp nêu gương sáng cũng là phương pháp có nhiều ưu điểm, có tính lan toả mạnh, cần làm kịp thời để động viên tinh thần, làm gương cho các em khác noi theo, và cũng là biện pháp tuyên truyền, vận động các em hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 7. Không thể thiếu trong giáo dục là tính công bằng, qua mỗi phong trào thi đua, Hội thi, Hội diễn phải thực hiện nghiêm túc tính công bằng, công khai để các em thoả mãn, thấy được điểm mạnh của mình để phát huy, điểm yếu để khắc phục hoặc cố gắng, tránh thái độ bất mãn, tự ti trong các lần tham gia hoạt động của các em. VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: - Ban giám hiệu nhà trường, các anh chị phụ trách, các tổ chức đoàn thể cần quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn để các em hoàn thành tốt việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. - Nhà trường hổ trợ kinh phí phù hợp cho Liên đội tổ chức thực hiện các hoạt động của cuộc vận động hiệu quả, vừa mang tính giáo dục vừa nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Các học sinh trong đối tượng yếu kém, khó khăn cần được Liên đội tạo điều kiện, giúp đỡ để các em tự tin trong học tập, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. VII. KẾT LUẬN: Thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” chính là cuộc vận động giáo dục đạo đức và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Trong “Di chúc” thiêng liêng của Người, Hồ Chủ Tịch rất coi trọng vấn đề “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và đặc biệt nhấn mạnh “Phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng” cho thế hệ trẻ. Những người làm công tác giáo dục càng thấm thía lời dạy của Người “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, nội dung giáo dục đạo đức cần giáo dục cho học sinh chính là dựa vào 5 điều Bác Hồ dạy: 1.Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 2. Học tập tốt, lao động tốt. 3. Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt. 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. 5 điều Bác Hồ dạy là hệ thống đức dục hoàn chỉnh, vừa đề cập phạm trù đạo đức lớn, vừa đề cập những phẩm chất đạo đức cụ thể thích hợp. Trong cùng cấp THCS giáo dục 5 điều Bác Hồ dạy cho học sinh khối 8, 9 khác với khối 6,7, hoặc khối 6 khác với khối 7, từ dó giáo dục thiếu niên nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là mục tiêu đào tạo con người mới, nội dung giáo dục được xác định chủ yếu vào 5 điều Bác Hồ dạy là rất đúng, làm theo lời Bác và hành động theo gương Bác sống. 5 điều Bác Hồ dạy là trải nghiệm thực tế của cuộc đời Bác, những điều Bác dạy là những điều Bác đã làm, đã vận dụng trong cuộc đời của Bác. Giáo dục thiếu niên nhi đồng thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy” là cuộc vận động cần thiết trong quá trình đào tạo con người mới mà ở đó những người GV-TPT Đội như tôi vừa là người triển khai và cũng là người thực hiện. Đề tài chỉ là một số công việc mà bản thân tôi đã thực hiện tại Liên đội THCS Nguyễn Tri phương, trong quá trình ghi chép lại sẽ không tránh khỏi thiếu sót, bản thân chỉ muốn nói một điều rằng tôi đã hết sức mình cho công việc mình đang làm, bằng niềm say mê cống hiến, nhiệt huyết và trách nhiệm của bản thân cùng với sự hổ trợ của nhà trường, đồng nghiệp, Liên đội nguyễn Tri phương đã có một chút thành công trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi muốn được chia sẽ cùng đồng nghiệp./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang thực hiện chương trình phụ trách Đội – Tập I – Nhà xuất bản Thanh niên. 2. Cẩm nang thực hiện chương trình phụ trách Đội – Tập II – Nhà xuất bản Thanh niên. 3. Hồ Chí Minh – Giáo dục, bồi dưỡng Thanh thiếu niên và nhi đồng – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 4. Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam – Nhà Xuất bản Thanh niên. 5. Sổ tay phụ trách Đội – Hội Đồng Đội Trung Ương. 6. Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản giáo dục. KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1. TNCS Thanh niên cộng sản 2. THCS Trung học cơ sở 3. BGH Ban giám hiệu 4. TNTP Thiếu niên tiền phong 5. BCH Ban chỉ huy 6. TNNĐ Thiếu niên nhi đồng 7. CHXHCNVN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8. GV-TPT Giáo viên – tổng phụ trách 9. TPT Tổng phụ trách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuc hien cuoc van dong thieu nhi thuc hien 5 dieu Bac ho dayduongthitrinhcumgar.doc
Tài liệu liên quan