Đề tài Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp - Ưu, nhược điểm và điều kiện phạm vi áp dụng

Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn , chúng ta có thể thấy được rằng việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Mỗi một phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện, phạm vi áp dụng riêng tuy nhiên phương pháp nào cũng nhằm giúp cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được hợp lý hơn , hoạt động có hiệu quả hơn, để từ đó giúp cho việc điều hành quá trình kinh doanh có thể giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy biến động để từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cơ chế cạnh tranh gay gắt của thị trường . Để đưa ra phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp và có hiệu quả tối ưu nhất thì đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng cũng như có những quyết định sáng suốt trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp . Có như vậy mới có thể đưa kinh tế đất nước phát triển bền vững theo đúng định hướng của đảng và nhà nước ta.

doc13 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp - Ưu, nhược điểm và điều kiện phạm vi áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, phải tự quyết định từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển do đó nó ngày càng tạo ra các loại máy móc, thiết bị hiện đại, các loại dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến…đòi hỏi các nhà quản lý phảI nắm bắt kịp thời và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp với một nền kinh tế thị trường đầy biến động .Vì vậy yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho doanh nghiệp là phải xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đầy những khó khăn và biến động. Bộ máy quản lý của một doanh nghiệp được coi là một bộ phận đầu não cho sự ra đời những chủ trương, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp đó. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp được tạo lập để thực hiện các kế hoạch , chiến lược của doanh nghiệp đó nên nó luôn luôn phải được xây dựng để phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu mới. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp mà hợp lý, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý không phải là một việc làm đơn giản mà nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì những lý do đó nên em xin chọn đề tài : “Phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp. Ưu, nhược điểm và điều kiện phạm vi áp dụng.” Vì tầm hiểu biết còn hạn chế nên trong bài em không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong các thầy cô của khoa quản lý doanh nghiệp giúp em nhận ra những thiếu sót đó để sửa chữa. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô ! Nội Dung I- Cơ sở lý luận chung về cơ cấu tổ chức. KháI niệm cơ cấu tổ chức. + Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng lẻ cũng như những công việc chung, sự phân chia các công việc thành những phần việc cụ thể nhằm xác định ai là người làm việc gì ? và họ có mối quan hệ với nhau như thế nào ?, và chỉ rõ họ sẽ phải cùng nhau hợp tác bằng những phương thức nào ?. + Cơ cấu của một tổ chức quản lý là kết quả tổng thành của sự bố trí các bộ phận gắn bó với nhau một cách hợp lý tạo thành một hệ thống; và khi các bộ phận hoạt động thì cả bộ máy vận hành ăn khớp nhịp nhàng theo sự đIều khiển thống nhất của một trung tâm, tạo ra hiệu lực quản lý chung. + Cơ cấu tổ chức phảI hợp lý mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, đIều hoà phối hợp các hoạt động. Đặc đIểm, vai trò của cơ cấu tổ chức . 2.1 Đặc đIểm của cơ cấu tổ chức. + Đảm bảo sự chuyên môn hoá: Chuyên môn hoá là quá trình nhận diện những công việc cụ thể và phân công các cá nhân hay nhóm làm việc đã được huấn luyện thích hợp nhằm đẩm nhiệm chúng. Chính vì vậy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đẩm bảo được mỗi cá nhân hay nhóm lam việc có thể chuyên sâu vào công việc nhất định trong chu trình sản xuất. + Đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá: Tiêu chuẩn hoá là quá trình phát triển các thủ tục của tổ chức mà theo đó các nhân viên có thể hoàn thành công việc của họ theo một cách thức thống nhất và thích hợp. Do đó, cơ cấu tổ chức đảm bảo cho các nhà quản trị theo dõi thành tích của các nhân viên theo một tiêu chuẩn nhất định, đồng thời cùng với bản mô tả công việc, các tiêu chuẩn công việc là cơ sở để tuyển chọn nhân viên của tổ chức. + Xác định rõ được sự phối hợp: Phối hợp bao gồm những thủ tục chính thức và phi chính thức để liên kết những hoạt động do các nhóm riêng rẽ trong tổ chức đảm nhiệm. Vì vậy cơ cấu tô chức của một doanh nghiệp đảm bảo cho sự phối hợp một cách linh hoạt trong việc giảI quyết những vấn đề của toàn công ty, đòi hỏi sự sẵn lòng chia sẻ trách nhiệm và sự truyền thông một cách hiệu quả giữa các thành viên của tổ chức. + Xác định rõ được dòng quyền lực: Quyền lực là quyền ra quyết định và đIều khiển hoạt động của người khác. Cơ cấu tổ chức xác định rõ quyền lực thuộc về tay ai, phân bổ như thế nào trong một tổ chức, một doanh nghiệp…để từ đó đảm bảo công việc của tổ chức được thực hiện một cách tốt nhất. 2.2 Vai trò của cơ cấu tổ chức. + Một là phân bổ các nguồn nhân lực và các nguồn lực khác cho từng công việc cụ thể: Mỗi một công việc đều đòi hỏi những nguồn lực khác nhau, do vậy cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp được xây dựng nhằm đảo bảo cho các nguồn lực được phân công cho đúng các công việc của nó từ đó giúp cho công việc được hoàn thành một cách có hiệu quả nhất. + Hai là xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức: Cơ cấu tổ chức xác định rõ mỗi một thành viên đều phảI định rõ công việc và trách nhiệm của mình trước công việc được giao để từ đó chịu trách nhiệm trước những hậu quả mà mình gây ra đảm bảo cho công việc hoàn thành mang tính tối ưu nhất. + Ba là làm cho nhân viên hiểu được những kỳ vọng của cấp trên cũng như của tổ chức đối với họ thông qua các quy tắc, quy trình làm việc và những tiêu chuẩn về thành tích của mối công việc: ĐIều đó giúp cho mỗi nhân viên sẽ càng tích cực hơn trong công việc của mình vì họ cảm thấy được cấp trên cũng như tổ chức trân trọng họ từ đó đem lại hiệu quả tốt nhất trong công việc cho doanh nghiêp, cho tổ chức. + Bốn là xác định quy chế về thu thập, xử lý thông tin nội bộ từ đó đề ra quyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức: Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp giúp cho việc thu thập thông tin nội bộ một cách nhanh chóng nhất, chính xác nhất để từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra cách thức giảI quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác. II- Các phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp. Ưu, nhược đIểm và đIều kiện, phạm vi áp dụng. Bốn phương pháp thiết kế cơ cấu tổ chức của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý. Phương pháp loại suy (hay còn gọi là phương pháp ngoại suy): Là phương pháp dùng những kinh nghiệm tiên tiến đIển hình, từ đó suy luận và loại bỏ những đIều kiện bất hợp lý rồi từ đó áp dụng cho các mục tiêu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác phương pháp này suy từ cáI có sẵn (bên ngoàI) để lược bỏ và lấy những cáI phù hợp, hợp lý nhất. + Ưu điểm: - Chi phí thấp. - Đã được kiểm nghiệm trên thực tế. - Đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. + Nhược đIểm: - Không phù hợp với thời thế . - Dễ bị dập khuôn máy móc. - Không phù hợp với đặc điểm nghành nghề và quy mô của doanh nghiệp Việt Nam. + Phạm vi áp dụng: Vì phương pháp này có những ưu đIểm cũng như những hạn chế đã nêu ở trên nhưng trong thực tế muôn màu, muôn vẻ cho nên không phải trong trường hợp cụ thể nào cũng có thể sao chép, chỉ nên tham khảo để vận dụng cho sáng tạo, chọn lọc các ưu đIểm phù hợp với đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp mình. Thực tế cho thấy phương pháp này được áp dụng nhiều ở Việt Nam vì có chi phí thấp ( trong xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thì vấn đề về chi phí xây dựng là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam), hơn nữa phương pháp này lại được kiểm nghiệm trên thực tế, từ đó có thể rút ra được các kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đẩm bảo cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất. Phương pháp kết cấu hoá các mục tiêu: Là phương pháp dựa trên các mục tiêu của doanh nghiệp để đề ra cơ cấu tổ chức theo nội dung của nguyên tắc 1về tổ chức ( Từ mục tiêu hoạt động mà định ra các chức năng của tổ chức, từ chức năng xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức, từ cơ cấu bộ máy mà bố trí con người) . Thực chất của phương pháp này là xuất phát từ để thấy các chức năng cần được thực hiện bằng cơ cấu tổ chức phù hợp. Ưu điểm : - Xác định rõ chức năng của từng phòng ban, tránh trùng lặp các nhiệm vụ. - Từ các mục tiêu đã đề ra có thể xác định , lập kế hoạch một cách chính xác nhất các nhu cầu phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. - Phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và phù hợp với đIều kiện hiện tại. Nhược điểm : - Phương pháp này có thể dẫn tơí việc xây dựng co cấu tổ chức cồng kềnh -Tốn chi phí về nhân công cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Phạm vi áp dụng: Phương pháp này phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ : Một trong những cơ cấu tổ chức áp dụng phưong pháp kết cấu hoá các mục tiêu là cơ cấu chức năng Đặc điểm là: mỗi bộ phận có chức năng về từng lĩnh vực quản lý ( theo dõi và phân tích tình hình , chuẩn bị các quyết định quản lý ,hướng dẫn cấp dưới thi hành). Trong một doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng có thể phân ra thành các phòng ban thể hiện việc kết cấu hoá các mục tiêu như sau : + Phòng cung ứng : Nguyên liệu , vật tư... + Phòng kế toán tài chính ( tài vụ ) :tài chính, kiểm tra dự án. + Phòng kinh doanh : marketing , tiêu thụ sản phẩm,kế hoạch sản xuất. + Phòng tổng hợp ( hành chính tổ chức ) : thông tin quản lý ,tổng hợp hành chính. + Phòng tổ chức hoạt động: phúc lợi ,khen thưởng. Qua phân tích có thể thấy việc xây dựng cơ cấu tổ chức theo phuơng pháp kết cấu hoá các mục tiêu là cách tổ chức tổng thể nhằm hoàn thành mục tiêu đă định . Mọi việc thực hiện tổ chức phải phục vụ cho cái đích cuối cùng ấy , nếu công việc nào không đóng góp cho mục tiêu ấy thì là không cần thiết và không nên tiến hành . Các tổ chức bộ phận cũng thế . Mỗi ban , xí nghiệp , phân xưởng , đơn vị , tổ , nhóm...của công ty đều có mục tiêu cụ thể riêng và là bộ phận của mục tiêu chung, hoà nhịp vói mục tiêu chung . 1.3 Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp dùng kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia về các lĩnh vực và các chức năng chuyên môn theo yêu cầu của doanh nghiệp, từ đó các chuyên gia xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức dựa vào mục tiêu, quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp . + Ưu điểm: - Tận dụng được những kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau. - Các chuyên gia sẽ có cơ hội để thử nghiệm trong điều kiện của doanh nghiệp. - Tận dụng được những kết luận trước đó của doanh nghiệp thông qua các chuyên gia. Tóm lại, các chuyên gia là những người giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn vì vậy có thể đưa ra các phương án tối ưu phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. + Nhược điểm: - Có thể mang tính chất chủ quan. - Có thể bị ảnh hưỏng của những người có quyền lực - Tốn kém về thời gian và chi phí cho việc thuê các chuyên gia giỏi, nếu các chuyên gia giỏi là những người nước ngoài thì còn ảnh hưởng trong vấn đề bất đồng ngôn ngữ, từ đó có nhiều thông tin không đựơc chính xác. + Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, có chi phí lớn trong việc xây dựng cơ cấu của doanh nghiệp. 1.4 Phương pháp mô hình hoá: Là phương pháp dùng các mô hình toán học để thông qua đó bằng các dữ liệu của doanh nghiệp rồi vẽ lên sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chương trình hoặc mô hình có sẵn. + Ưu điểm: - Nhanh trong việc thiết kế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng. - Khá chính xác trong việc thiết kế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo bộ máy của doanh nghiệp không bị cồng kềnh và bộ máy đó hoạt động một cách có hiệu quả nhất. + Nhược điểm: Vì dùng các mô hình toán học, hình mẫu, đồ thị…trong việc thiết kế cơ cấu của doanh nghiệp do đó nhiều khi cơ cấu tổ chức sẽ hơi bị gò bó, không mang tính linh hoạt. Dù có theo bất kỳ phương pháp nào trong bốn phương pháp thiết kế cơ cấu tổ chức ở trên thì cũng phảI đối chiếu với các nguyên tắc cơ bản về tổ chức( Tám nguyên tắc trong chương 1) để kiểm tra tính đúng đắn của phương án đã lựa chọn và để đảm bảo cho cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mang lại tính tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất. 2 - Theo một cách khái quát cao hơn, người ta có thể gộp chung lại làm hai phương pháp chính. 2.1. Phương pháp tương tự : Đây là phương pháp thừa kế những kinh nghiệm thành công và gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý trong một số cơ cấu tổ chuức đã tỏ ra có nhiều ưu điểm . Điều kiện để áp dụng phương pháp này là có những đặc điểm tương tự giữa doanh nghiệp cần thiết kế tổ chức với doanh nghiệp làm mẫu bao gồm : tính đồng nhất về mục tiêu và kết quả cuối cùng (sản phẩm, dịch vụ, công nghệ ) tính đồng nhất về các chức năng quản lý cần thực hiện;tính gần nhau về đặc điểm địa bàn( điều kiện kết cấu hạ tầng , môi trường ) cùng các ngành kinh tế, kỹ thuật... + Đây là phương pháp áp dụng khá phổ biến, do có các ưu điểm nổi bật là: Quá trình tổ chức nhanh, chi phí thiết kế ít, thừa kế được kinh nghiệm quí báu của quá khứ( đã được thực tế kiểm nghiệm) tuy vậy vẫn cần tỉnh táo khi vận dụng tránh sao chép dập khuôn, thiếu phân tích cụ thể không hoàn toàn giống nhau. 2.2. Phương pháp phân tích theo yếu tố : Đây là phương pháp khoa học, được áp dụng rộng rãi cho mọi cấp tổ chức quản lý, mọi đối tượng quản lý . Tiến trình thực hiện gồm ba giai đoạn như sau : - Giai đoạn I : Gồm có các công việc sau + Xây dựng sơ đồ cơ cấu tổng quát. + Xác định những kết luận có tính chất nguyên tắc của cơ cấu - Giai đoạn II : Gồm có các công việc sau + Xác định các thành phần cho các bộ phận của cơ cấu. + Xác định mối liênhệ giữa các bộ phận. - Giai đoạn III : Gồm có các công việc sau + Xác định những đặc trưng của các yếu tố cơ cấu( chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn). + Quy định hoạt động của cơ cấu tổ chức quản lý( đIều lệ, quy chế ). Phương pháp phân tích theo yếu tố là phương pháp khoa học, cơ bản nhất được áp dụng trong việc thiết kế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, phương pháp này đòi hỏi chi phí không cao hơn nữa nó lại đi sâu, đi sát trong công việc thiết kế cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp đảm bảo cho cơ cấu đó hoạt động một cách linh hoạt, có hiệu quả cao từ đó mang lại cho cơ cấu tổ chức tính tối ưu nhất, đáp ứng được với những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như những thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hơn cho cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp. Đồng thời, phương pháp trên còn tiết kiệm được tối đa những chi phí trong công việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng như chi phí trong việc điều hành cơ cấu tổ chức đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để thu được lợi nhuận cao nhất, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp . áp dụng xây dựng cơ cấu tổ chức ở Việt Nam. 1- Đặc điểm nền văn hoá, kinh tế Việt Nam. 1.1 . Văn hoá . + Nằm trong khu vực Đông Nam á do vậy đăc điểm văn hoá Việt Nam mang đậm nét Phương Đông, đó là : Coi trọng thuần phong mỹ tục, kính trọng người lớn tuổi và đề cao yếu tố kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực . + Về tính cách con người : Thiên về duy cảm( cảm tính, đức trị…), từ đó phản ứng thiên về “nên” hay “không nên”, “hay” hay là “dở”. Hay có tính cách trầm, an bài, giấu mình. Trên cơ sở lấy cộng đồng làm tâm để có thể dễ lẩn tránh, mai phục, chờ đợi cơ hội ..trong công việc. 1.2. Kinh tế . Việt nam có xuất phát điểm thấp là một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu . Hơn nữa, nước ta đã từng trải qua thời kỳ xây dựng nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp với những yếu kém về quản lý dẫn đến việc nảy sinh tiêu cực và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế . Do đó, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước chúng ta đã gặp phải những khó khăn, thách thức không nhỏ trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp để đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tồn tại, đứng vững trước sức ép của nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát tiển được. 2. Đề xuất mô hình xây dựng cơ cấu tổ chức ở Việt Nam . + ở Việt Nam, từ cuối những năm 1990 khối lượng và mức độ phức tạp trong quá trình quản lý doanh nghiệp ngày một tăng nhanh và rất lớn vì chúng ta chuyển sang làm ăn thực sự, bị sức ép ngày càng tăng của cạnh tranh, trong khi đó trình độ của lực lượng quản lý và trang bị cho hoạt động quản lý ở phần đông doanh nghiệp tăng lên không đáng kể. Do đó vấn đề đặt ra là phải làm sao xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cho phù hợp để bảo đảm cho doanh nghiệp ngày một đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt. + Dựa trên những đặc điểm về văn hoá- kinh tế của Việt nam có thể đưa ra một mô hình xây dựng quản lý như sau : 1. Làm theo nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp và của người lao động theo pháp luật 2. Đề bạt và đánh giá theo tiêu chuẩn chức danh tiêu chuẩn công việc của doanh nghiệp , theo năng lực điều kiện của người lao động và Cơ chế kiểm tra cá nhân tự đánh giá tập thể tham gia ý kiến , trưởng xác nhận. 3. Giỏi một nghề, biết vài nghề khác có liên quan để từ đó có thể phối hợp hay thay thế cho người khác khi cần thiết. Những vấn đề quan trọng cơ bản lâu dài do tập thể quyết định, những vấn đề diều hành , đột xuất do cá nhân quyết định . 5. Người tập thể ra quyết định có trách nhiệm về nghĩa vụ của mình với quyết định của tập thể, thủ trưởng có trách nhiệm liên đới( trách nhiệm ở một mức độ nào đó ). Quyền lợi, lương, thưởng phân phối theo sự đóng góp của người lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian làm việc . Đơn vị quan tâm tạo quỹ phúc lợi chính đáng để tăng thu nhập cho người lao động (kể cả khi về hưu). + Tuy nhiên mô hình xây dựng trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo bởi không thể đề ra một mô hình xây dựng chuẩn cho tất cả các doanh nghiệp Viêt Nam trong thời đại ngày nay.Các doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn cho minh một mô hình xây dựng phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. + ở Việt Nam một số doanh nghiệp đã biết vận dụng những mô hình quản lý xây dựng tiên tiến trên thế giới vào doanh nghiệp của mình và thu được những thành công đáng kể trong kinh doanh như : Công ty dệt 10-10 chịu ảnh hưởng của mô hình quản lý của Đức hay công ty có ảnh hưởng bởi mô hình quản lý Nhật Bản đó là : Công ty Panel-plastic, chuyên sản xuất lưới thể thao . Một trong những bí quyết thành công của họ là quan tâm đế lợi ích của nhân viên , cất nhắc người có tài …để từ đó giúp cho họ làm việc hết mình vì lợi ích tập thể mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp KếT LUậN Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn , chúng ta có thể thấy được rằng việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Mỗi một phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện, phạm vi áp dụng riêng tuy nhiên phương pháp nào cũng nhằm giúp cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được hợp lý hơn , hoạt động có hiệu quả hơn, để từ đó giúp cho việc điều hành quá trình kinh doanh có thể giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy biến động để từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cơ chế cạnh tranh gay gắt của thị trường . Để đưa ra phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp và có hiệu quả tối ưu nhất thì đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng cũng như có những quyết định sáng suốt trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp . Có như vậy mới có thể đưa kinh tế đất nước phát triển bền vững theo đúng định hướng của đảng và nhà nước ta. Mục lục lời mở đầu. Tầm quan trọng của vấn đề và lý do chọn vấn đề lý luận . nội dung. cơ sở lý luận chung về cơ cấu tổ chức. Khái niệm cơ cấu tổ chức. Đặc điểm, vai trò của cơ cấu tổ chức. 2.1. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức. 2.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức. II– Các phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp. Ưu, nhược điểm và điều kiện, phạm vi áp dụng. Bốn phương pháp thiết kế cơ cấu tổ chức của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý. Phương pháp loại suy. Ưu đIểm. Nhược đIểm. Điều kiện, phạm vi áp dụng. Phương pháp kết cấu hoá các mục tiêu. Ưu điểm. Nhược điểm. Điều kiện phạm vi áp dụng. Phương pháp chuyên gia. Ưu điểm. Nhược điểm. Điều kiện, phạm vi áp dụng Phương pháp mô hình hoá Ưu điểm. Nhược điểm. ĐIều kiện, phạm vi áp dụng. Theo một cách khái quát hơn người ta phân ra làm hai phương pháp. 2.1. Phương pháp tương tự 2.2. Phương pháp phân tích theo yếu tố. III - áp dụng xây dựng cơ cấu tổ chức ở Việt Nam. 1 - Đặc đIểm văn hoá, kinh tế Việt Nam. 2 - Đề xuất mô hình xây dựng cơ cấu tổ chức ở Việt Nam. C – Kết luận. Tóm tắt lại vấn đề lý luận. DANH SáCH TàI LIệU THAM KHảO. Giáo trình Tổ chức quản lý - Trường Đại học quản lý & kinh doanh Hà Nội ( Xuất bản năm 2000). Tài liệu hướng dẫn học tập môn Tổ chức quản lý doanh nghiệp – Trường Đại học quản lý & kinh doanh Hà Nội ( Xuất bản năm 2004). Sách khoa học quản lý hoạt động kinh doanh – PGS.Tsĩ Đỗ Văn Phức ( Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật ) . Tinh hoa quan lý – Nguyễn Cảnh Chắt biên dịch (Nhà xuất bản lao động- xã hội, 2002 ). Báo kinh tế – Số ra năm 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0836.doc
Tài liệu liên quan