Trong lịch sử, do vị trí địa kinh tế cực kỳ thuận lợi về phát triển giao thương, kinh tế nên quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn diễn ra tương đối sớm và rất nhanh chóng. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt Nam, có lịch sử hình thành, phát triển còn rất trẻ, song hiện nay là khu vực có nền kinh tế năng động nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm văn hóa lớn đồng thời là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Chỉ với số dân khoảng 8,5 triệu người (theo thống kê năm 2007), nhưng thành phố đã nộp ngân sách gần 70.000 tỷ đồng (chiếm 1/3 tổng thu ngân sách), GDP chiếm tới 20% và kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch của cả nước. Đánh giá đúng vị trí trọng yếu của Thành phố đối với đất nước, chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố công nghiệp có công nghệ cao của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của Việt Nam vào năm 2015 - 2017 (1). Nhìn từ góc độ lịch sử - văn hóa, quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh có những nét đặc trưng riêng gồm nhiều yếu tố phức hợp về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Bài viết đề cập đến vấn đề đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy đô thị hóa là một quá trình tất yếu, có những tác động lớn lao đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Qua nghiên cứu quá trình đô thị hóa của thành phố từ năm 1860 đến nay, người viết rất quan tâm và có đề xuất nhỏ liên quan đến việc khắc phục và giải quyết những vấn đề tồn tại để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị văn minh hiện đại trong thế kỳ XXI.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1860 đến năm 2008 và những kết quả tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất Việt Nam. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bến Nghé và phố thị
Bến Nghé (hay còn gọi là phố thị Bến Thành) xưa nằm trải trên bờ sông Sài Gòn và đường
Nguyễn Huệ ngày nay. Từ năm 1698, Sài Gòn trở thành trị sở quan trọng nhất cho vùng đất
mới phía nam.
Vào năm 1771 diễn ra giao tranh lớn giữa Tây Sơn và quân Nguyễn ở vùng đất
Đồng Nai; cù lao Phố bị tàn phá nên người Hoa (vốn nắm vai trò kinh tế trọng yếu ở đây) bỏ
4
chạy xuống Gia Định, tái lập cơ nghiệp dọc theo kênh Bến Nghé từ khu vực Chợ Cũ Sài
Gòn ngày nay đến khu vực Chợ Lớn cũ ngang Xóm Củi (khu vực bưu điện Quận 5 ngày
nay). Phố thị Sài Gòn xưa, nay là Chợ Lớn thuộc Quận 5. Nhiều người cho rằng địa danh
“Chợ Lớn” có lẽ được phát âm theo tiếng Khơ - me “Cần Chớ” có nghĩa là cái cần ché hay
xé, loại vật dụng đan bằng tre để phục vụ ngày mùa hay săn bắt thủy hải sản. Ở Nam Bộ
nhất là Sài Gòn, Chợ Lớn ngày nay vẫn còn thông dụng nhiều vật dụng đan lát bằng tre,
trong đó có cần xé - có nguồn gốc từ chữ Cần Chớ. Người Việt chỉ ghi nhận chữ “Chớ” đọc
thành “Chợ”. Người ta gọi Chợ Lớn ở Sài Côn có lẽ là để phân biệt với Chợ Nhỏ ở Bến
Nghé.
Sài Gòn vẫn phát triển không ngừng, kể cả trong giai đoạn tranh chấp giữa Nguyễn
Ánh và Tây Sơn. Không phải Tây Sơn không nhận thức rằng chiếm Sài Gòn sẽ làm chủ
được vùng đất phía Nam, nhưng do Nguyễn Huệ bận chinh chiến trong Nam ngoài Bắc,
Nguyễn Lữ lại không đủ năng lực quản lý đất Gia Định, nên thế lực Nguyễn Ánh dần dần
phục hồi. Sau khi lấy lại Gia Định (năm 1788), Nguyễn Ánh thấy các lũy đất chưa đủ vững
chắc để bảo vệ Gia Định, nên năm 1790, ông ta đã sai Trần Văn Học cùng một số người
Pháp xây dựng thành Gia Định theo kiểu công sự Vauban. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Đình Đầu, vị trí thành Gia Định nằm trên vùng đất tiếp giáp giữa bốn đường Lê Thánh Tôn -
Tôn Đức Thắng, Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay.
Từ thế kỷ XVII trở đi, Sài Gòn dần dần trở thành trung tâm hành chính quan trọng và là đầu
mối trung tâm, phố chợ của một vùng đất đai rộng lớn, với số dân “hơn 4 vạn hộ”. Trên
vùng đất mới này, vì muốn nhanh chóng khai thác đất đai, lúa gạo, chúa Nguyễn đã ban
hành cơ chế quản lý khá mềm dẻo: cho cư dân tự do khai phá và chiếm hữu ruộng đất, cho
mua bán nô tì và khuyến khích phát triển thương mại. Chính sách kinh tế xã hội khá
“thoáng” và linh hoạt của nhà Nguyễn đã góp phần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang lập ấp
và biến lúa gạo thành hàng hóa thương phẩm quan trọng ở vùng Gia Định xưa. Do vậy, việc
xuất hiện “thị trường lúa gạo ở Gia Định đã khá sớm, khá lớn, đã tấp nập, ít ra là từ giữa thế
kỷ XVIII” (7). Gia Định không chỉ trở thành vựa lúa quan trọng hàng đầu đối với vùng đất
phía nam mà còn đối với cả nước. Các hoạt động nông nghiệp truyền thống đã tạo điều kiện
cho kinh tế công thương nghiệp phát triển, thay đổi bộ mặt vùng đất mới . Do đấy, Sài Gòn
đã trở nên thành phố hay thành thị rất sớm và luôn phát triển cùng với toàn vùng đất miền
Nam.
1.2. Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc (1860 - 1945)
5
Sau khi đánh chiếm thành Gia Định (1859), Pháp đã đổi tên thành phố Chợ Lớn (khu
vực quận 5) và phố thị Bến Nghé (hay khu vực phố thị Bến Thành) là thành phố Sài Gòn.
Thành Gia Định (tức thành Phụng) Pháp cũng gọi là thành Sài Gòn. Từ 1860, Pháp xúc tiến
xây dựng, khai thác Sài Gòn để phục vụ cho nuôi dưỡng chiến tranh xâm lược, nên việc xây
cất Sài Gòn đã có những thay đổi mạnh mẽ. Ngày 22 tháng 2 năm 1860, Pháp cho mở hải
cảng Sài Gòn đón thương thuyền của Pháp và các nước Châu Âu và để xuất cảng lúa gạo,
nông sản Nam Kỳ (8). Thực dân Pháp bắt đầu xây dựng khu hành chính trung tâm, cùng
hàng loạt các công trình giao thông, dinh thự, nhà thờ cùng các cơ sở hạ tầng, đã làm thay
đổi nhanh chóng bộ mặt của đô thị Sài Gòn.
Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc là một đô thị thương cảng nổi tiếng ở vùng Đông Nam
Á và Đông Bắc Á. Sài Gòn trở thành một trong những thương cảng hàng đầu trong các quốc
gia thuộc địa của Pháp. Ngày 15 - 3 - 1874, tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố
Sài Gòn. Đầu thế kỷ XX, Chợ Lớn sáp nhập vào thành phố Sài Gòn và Sài Gòn trở thành đô
thị lớn nhất xứ Đông Dương thuộc Pháp. Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các công trình hạ
tầng ở Sài Gòn phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa, nên tiến trình đô thị hóa ở
thành phố Sài Gòn diễn ra khá mau chóng. Sơ đồ quy hoạch đô thị Sài Gòn được trung tá
công binh Pháp là Coffyn vẽ trên cơ sở của Nghị định do Charner phác họa ngày 11 - 2 -
1861. Phác đồ này gồm nhiều khu hành chính, thương mại, nhà ở công chức Pháp, trại lính
v.v… dành cho số dân là 500.000 người. Đề án của Coffyn bị coi là hết sức viển vông và bị
người Pháp bác bỏ, vì họ cho rằng không bao giờ Sài Gòn có đủ số dân đó (cả Nam Bộ lúc
đó chỉ có gần 1 triệu dân). Coffyn đã đúng, nhưng có lẽ ông cũng chưa hình dung hết quá
trình đô thị hóa ở Sài Gòn sau này lại diễn ra rất nhanh chóng. Điểm khởi đầu của quá trình
đô thị hóa ở Sài Gòn là việc xây dựng phố Catinat và một hệ thống nhà thờ Công giáo ở khu
vực người Việt và người Hoa. Từ năm 1905 cho đến năm 1935, đô thị hải cảng Sài Gòn đã
được xây dựng và hoàn chỉnh, cấu trúc đô thị Sài Gòn không khác nhiều lắm so với năm
1954 sau này. Cho đến năm 1905, phố xá và khu vực đô thị, các công thự, đường đi của đô
thị Sài Gòn đã có phần bề thế, khang trang còn hơn cả một số đô thị khác ở Đông Nam Á
như Singapour, Kualampur, Băng Cốc v.v... Đô thị trung tâm Sài Gòn được tập trung chỉnh
trang, xây cất nhiều ở các khu vực quận 1 và một phần đất của quận 3 ngày nay (9). Ở các
vùng lân cận hai khu vực trên tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra mạnh mẽ.
Suốt hơn 80 năm dưới thời thuộc Pháp, Sài Gòn là thành phố đứng hàng đầu Đông
Dương và được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Nó là thủ phủ của xứ Nam Kỳ thuộc
6
địa Pháp, trở thành thủ đô kinh tế của Liên bang Đông Dương (10) và là đầu cầu giao
thương với thị trường Hồng Kông và Singapour thuộc Anh. Vào năm 1929, Sài Gòn - Chợ
Lớn có hơn ba trăm ngàn dân và dân số của nó đạt tới 498.000 người vào năm 1943 (11).
Hàng vạn nông dân từ các vùng nông thôn đổ về Sài Gòn, làm thuê trong các nhà máy của
Pháp, đã làm cho dân số ở thành phố Sài Gòn tăng lên nhanh chóng.
1.3. Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh Việt Nam (1954 -
1975)
Do tác động của thực dân mới của Mỹ, tiến trình đô thị hóa ở Sài Gòn trong thời kỳ
1954 - 1975 có bước phát triển mau chóng, nhưng cũng tạo ra sự lộn xộn làm đảo lộn cấu
trúc xã hội (12), đặc biệt là gia tăng dòng người nhập cư. Ở miền Nam, từ năm 1955 cho
đến năm 1960, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức cưỡng bức dân nhập cư công giáo
(khoảng 1 triệu đồng bào công giáo miền Bắc di cư vào Nam) lập ra những vành đai dân cư
bảo vệ an ninh từ xa cho Sài Gòn và các căn cứ quân sự. Khoảng thời gian từ năm 1960 cho
đến đầu năm 1965, chính quyền Sài Gòn xúc tiến thực hiện đô thị hóa cưỡng bức tạo ra một
sự tăng vọt cư dân các đô thị miền Nam, nhất là thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Tỷ lệ dân số
đô thị miền Nam năm 1960 từ 10% so với tổng số dân tăng lên 30% năm 1965 (13). Do
chính sách khủng bố và đàn áp, chiến dịch bình định nông thôn, “tát nước bắt cá” của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn, hàng triệu nông dân miền Nam buộc phải rời bỏ làng quê, vào sống
trong các ấp chiến lược hoặc trở thành người tị nạn và kéo vào các thành phố.
Quá trình đô thị hóa cưỡng bức ở Sài Gòn diễn ra ráo riết dưới tác động của chiến
tranh xâm lược, đặc biệt là khi quân Mỹ nhảy vào miền Nam (8 - 3 - 1965). Các chiến dịch
khai quang của Mỹ từ 1961 đến 1972, đặc biệt là chương trình sử dụng chất độc hoá học
chứa dioxin trệt hạ lương thực (Denial Food Programs) đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn miền Nam Việt Nam nơi có tới 80% dân số là
nông dân. Nó đã tạo nên quá trình đô thị hóa cưỡng bức đã làm xáo trộn và gây ra những tác
hại toàn diện đối với môi trường và kinh tế xã hội miền Nam Việt Nam.
Ngoài khối lượng lớn bom đạn dội xuống miền Nam (vượt xa chiến tranh thế giới lần
thứ hai), Mỹ và quân đội Sài Gòn còn dùng chất độc làm trụi lá cây để đẩy nông dân vào các
trại tập trung. Một bộ phận quan trọng của nông dân bị đẩy ra khỏi ruộng đất canh tác, vốn
là nguồn sống cơ bản của một xã hội nông nghiệp. Ước tính dè dặt nhất cho rằng 1965 -
1968, có ít nhất 3 triệu nông dân bị đẩy khỏi làng quê, bị ép buộc vào sống trong các trại tập
trung, hoặc họ trở thành dân tỵ nạn vào sống lang thang trong các đô thị lớn, chủ yếu là Sài
7
Gòn. Hầu hết 3 triệu người tỵ nạn (chỉ tính từ 1965 - 1969) là nông dân mà nhà cửa ruộng
vườn của họ đã bị bom đạn và chất độc hoá học huỷ hoại sạch để cắt nguồn tiếp tế cho “Việt
cộng”. Người nông dân bị đẩy vào những trại tỵ nạn ở đô thị với kẽm gai rào quanh, thực
chất là một trại tập trung và là dạng nhà tù trá hình. Mỗi người tỵ nạn là nạn nhân của sự
ngược đãi và tài sản của họ đều bị huỷ diệt, mối liên hệ giữa họ và tổ tiên (mồ mả cha ông)
bị xâm phạm. Đô thị hoá cưỡng bức đã tạo nên mật độ dân cư ở Sài Gòn gia tăng nhanh
chóng. Trong các trại tập trung, những “khu tỵ nạn” với diện tích thường từ 2 - 4 km2 mà
phải chứa từ 1,5 vạn đến 3 vạn người. Các học giả Mỹ đến miền Nam nhận xét rằng những
người tỵ nạn ở Sài Gòn đều mòn mỏi về thể chất, suy sụp về tinh thần trong các trại tập
trung, đó là lỗi do chính người Mỹ gây ra (14). Những người dân nghèo thành thị phải sống
chen chúc nhau trong những căn hộ chật hẹp, với hệ thống xử lý chất thải đô thị và nhà ở
của người lao động là rất lạc hậu như chung cư Ấn Quang gồm 850 căn hộ trên khu vực đất
rộng 2,39 ha hay chung cư Bàn Cờ với 1.260 hộ/3,62ha (15). Do chỗ ở chật chội, người tỵ
nạn chui rúc thiếu oxy để thở, lại thêm khí thải của nhiều xe cộ lưu thông, cho nên không
khí trong các trại tỵ nạn bị ô nhiễm rất nặng. Tình trạng ăn ở chen chúc tồi tệ và thiếu vệ
sinh một cách kinh khủng như ăn đói, thiếu nước uống và tắm rửa, thiếu thuốc men khi đau
ốm, đã làm cho người dân bị cưỡng ép vào đây đi đến chỗ chết dần, chết mòn.
Sau tết Mậu Thân các trại tỵ nạn ở Sài Gòn đông nghẹt người, người tỵ nạn sống hoàn
toàn dựa vào đồ viện trợ của Mỹ. Đó là dịp để Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở ra chiến dịch
tuyên truyền chính trị rầm rộ, vu cáo cách mạng tạo ra cái gọi là dòng người “tỵ nạn cộng
sản”. Trong các thành thị và các khu dồn dân, bệnh lao, bệnh phong và các bệnh hoa liễu đã
trở thành phổ biến. Ở Sài Gòn có 15.000 người mắc bệnh phong đi lang thang trên đường
phố (16). Năm 1971, Jean Mayer cố vấn đặc biệt về dinh dưỡng của Nixon đã cảnh báo
rằng: chính sự thiếu ăn tại nhiều vùng ở miền Nam Việt Nam và những chứng bệnh nguy
hiểm như phù thũng, thiếu máu và lao sẽ gia tăng, nếu như chương trình huỷ diệt thực phẩm
bằng chất độc hoá học vẫn tiếp tục. Một khi đã vào trại tập trung, mức sống người nông dân
giảm đi mất hai phần ba, còn mất mát về tâm lý thì không sao kể xiết. Kết quả là đô thị hoá
một xã hội nông thôn một cách chưa từng thấy trong thế kỷ này (17). Nạn thất nghiệp và đủ
mọi loại tệ nạn xã hội tràn lan trong những người tỵ nạn. Ở Sài Gòn, Hoa kiều chiếm
khoảng 1/6 dân cư đô thị, nắm độc quyền hầu hết các hoạt động kinh tế quan trọng, những
người tới sau may mắn lắm chỉ có thể làm những công việc tạp dịch hoặc lao động thuê
mướn thủ công theo thời vụ.
8
Năm 1960, 20 % dân miền Nam sống trong các vùng đô thị; tỷ lệ đó lên 26 phần trăm
năm 1964, 36% năm 1968, năm 1971 còn tăng cao hơn nữa, một tốc độ tăng gấp năm lần so
với tất cả các nước kém phát triển trong cùng thập kỷ. Do kết quả của quá trình “đô thị hóa
cưỡng bức” này, dân số đô thị miền Nam Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Vào đầu
những năm 1970 dân số Sài Gòn đã tăng lên tới 3.000.000 người (gấp 10 lần trước đây)
(18). Dân cư tăng rất nhanh ở ngoại thành Sài Gòn, nhưng ở nội thành tỷ lệ tăng không lớn
so với các đô thị khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Biên Hoà, Huế v.v... Đến năm 1971 số dân ở
Sài Gòn chiếm 43 % toàn bộ số dân đô thị miền Nam, nhưng nếu không tính vùng ngoại ô,
thì tỷ lệ đó là 1/5. Nhìn chung, sự phát triển dân số đô thị Sài Gòn chủ yếu là nguyên nhân
chiến tranh, còn lý do kinh tế thì rất phụ, vào năm 1971, 3/4 những người dân đô thị ở Sài
Gòn không phải sinh ra ở đây (19). Làn sóng nông dân liên tục tràn vào Sài Gòn, làm cho
dân số của thành phố tăng gấp 3 lần, đến năm 1969 là 12.740 người trên một dặm vuông, đã
biến Sài Gòn trở thành một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới (20).
Dân tỵ nạn tăng vọt ở các trại tập trung và đô thị đã gây ra những đổ vỡ nền tảng đạo đức và
băng hoại đời sống xã hội miền Nam Việt Nam, dù vào đầu năm 1969 con số người tỵ nạn
tụt xuống còn 50% so với trước đây. Ngày15/9/1971 tổng giám đốc y tế Sài Gòn thú nhận
bệnh hoa liễu đang tràn lan khắp thành thị và vùng nông thôn do chính quyền Sài Gòn kiểm
soát (21). Hiện tượng thường thấy là trẻ con đánh giày, con gái bán “bar” hoặc một số làm
điếm, nhiều bé gái mới 13, 14 tuổi đã sa vào mãi dâm, cũng đã mắc bệnh này. Quá trình”đô
thị hoá cưỡng bức” đã phá hoại những yếu tố văn hoá truyền thống thôn quê và đẻ ra bao tệ
nạn xã hội.
Tuy nhiên, nhờ vào viện trợ của quân đội Mỹ đổ ồ ạt vào miền Nam, bộ mặt của
thành phố Sài Gòn biến đổi nhanh chóng. Nhiều cao ốc khách sạn, văn phòng sang trọng
nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở nghỉ ngơi, giải trí cho đội quân viễn chinh đông đảo. Do nhu
cầu phục vụ chiến tranh xâm lược, Sài Gòn - Gia Định ngày càng được mở rộng. Mỹ tăng
cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xa lộ, những công trình kiến trúc và các khu căn cứ
quân sự khổng lồ. Công việc chỉnh trang đô thị Sài Gòn được đẩy mạnh, sân bay được mở
rộng và xây dựng mới, khách sạn tối tân, nhà cao tầng, vũ trường, casino, nhà hàng snack -
bar, đại lộ mở rộng, các dịch vụ hiện đại, một số xí nghiệp tối tân ra đời, xe ô tô con thượng
hạng cùng xe jeep quân sự… đi lại ngày càng nhiều trên đường phố Sài Gòn. Bộ mặt phồn
vinh của đô thị Sài Gòn chỉ là bên ngoài, song về thực chất sự phát triển của đô thị Sài Gòn
trong giai đoạn 1954 - 1975 vẫn mang tính chắp vá, không thể phát triển đồng bộ theo chỉnh
9
thể và bố cục thống nhất. Giáo sư Mạc Đường cho rằng trước năm 1975, Sài Gòn chủ yếu
vẫn là một trung tâm quyền lực chính trị, không giống với các thành phố công nghiệp của
các nước tư bản phát triển (22). Đô thị Sài Gòn giai đoạn này phát triển theo qui luật của
một xã hội tiêu thụ hiện đại vừa mang tính lệ thuộc về kinh tế với nước ngoài, lại vừa có sự
chi phối của các hoạt động quân sự phục vụ chiến tranh xâm lược do Mỹ điều khiển.
1.4. Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 đến 2008
Ngày 30 - 4 - 1975, với sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, miền Nam hoàn
toàn giải phóng, đất nước Việt Nam thống nhất. Cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976, Quốc hội
khóa VI họp kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội, quyết định đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí
Minh. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thay đổi qua giai
đoạn 1975 - 1985 và từ 1986 đến nay (23).
- Giai đoạn 1976 - 1985: thành phố chú trọng phục hồi kinh tế sau chiến tranh, chưa
có công trình xây cất gì lớn. Năm 1982 với sự giúp đỡ của Liên Xô, Viện Quy hoạch bước
đầu triển khai phương hướng cải tạo và xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, dù chưa được
phê duyệt. Đến năm 1985, Trung ương xác định thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm
kinh tế lớn, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước… có vị trí quan trọng
chỉ sau thủ đô Hà Nội. Giai đoạn này, lượng người nhập cư chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc
(40,8%) (24), đại bộ phận là người miền Nam tập kết trở về cùng gia đình và những người
miền Bắc được phân công vào công tác ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn từ 1986 đến nay: thành phố bước vào giai đoạn đổi mới, dòng người
nhập cư vào thành phố trong giai đoạn này từ đồng bằng sông Cửu Long, khu 4 và duyên
hải miền Trung vào làm ăn sinh sống. Trong những năm 1991 - 1994 khi cả nước bước đầu
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước đầu phục hồi kinh tế thì sức ép về dân
nhập cư vào thành phố lại càng mạnh mẽ hơn.
Bảng 1: Thống kê số dân nhập cư vào thành phố qua các giai đoạn
(Đơn vị tính: người)
Giai đoạn Số người nhập cư Trung bình hằng năm
1976 - 1980 82.989 20.747
1981 - 1985 125.847 25.169
1986 - 1990 178.916 44.729
1986 - 1990 202.129 50.532
10
Nguồn: Lê Văn Năm (2002), “Di dân nông thôn - đô thị và sự phát triển đô thị bền vững -
nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”, Phát triển đô thị bền vững, Nxb Khoa học
Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 198, 650 trang.
Trong sự gia tăng dân số nhanh chóng của thành phố Hồ Chí Minh, con số gia tăng
cơ học đã đóng góp một phần quan trọng. Dân cư đổ về thành phố Hồ Chí Minh vì ở đây dễ
kiếm tiền và có việc làm, có mức sống tốt hơn nhiều so với nông thôn. Thành phố Hồ Chí
Minh trở thành một cực thu hút mạnh luồng người từ các nơi đổ về tìm việc làm và cư ngụ.
Bên cạnh người Việt, cộng đồng người Hoa gồm hơn 600.000 người đóng góp không nhỏ
cho sự phát triển của thành phố (25).
2. Những tác động ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển của Sài Gòn -
Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Những tác động ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế
Cũng như thời Pháp thuộc, đô thị hóa ở Sài Gòn (1954 - 1975) tiếp tục là một tiến
trình cưỡng bức, lệ thuộc, do đó bị buộc phải đô thị hóa gắn liền với tình trạng di dân ồ ạt
trước khi có quy hoạch đô thị và xây dựng phát triển hạ tầng. Về phương diện kinh tế, đời
sống của đô thị Sài Gòn và các đô thị miền Nam Việt Nam hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc kéo
dài chiến tranh xâm lược của Mỹ. Về khách quan, viện trợ Mỹ đổ vào và sự tiêu dùng của
quân đội viễn chinh Mỹ có kích thích một số ngành dịch vụ, kinh tế miền Nam phát triển.
Các ngành dịch vụ, ngân hàng, xây dựng, cầu đường, công nghiệp thực phẩm, đồ uống, đồ
hộp, thuốc lá, đồ điện, nhựa dẻo, giấy phát triển khá mạnh ở Sài Gòn và các khu đô thị lân
cận. Vào những năm 1970 - 1973, nhằm thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”,
phát triển kinh tế miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã mở rộng cho tư bản nước ngoài
đầu tư vào miền Nam. Trong những năm này, khu công nghiệp Sài Gòn - Biên Hòa hình
thành, tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp của cả miền Nam, với máy móc
trang thiết bị khá hiện đại. Đến giai đoạn này, hiện tượng nhập cư vào Sài Gòn - Gia Định
vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng không còn gay gắt như trước đây. Năm 1974, Sài Gòn - Gia
Định có khoảng 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đô thị Sài Gòn –Gia Định
trong thời kỳ 1954 - 1975 “tồn tại và phát triển theo định hướng phục vụ cho chiến tranh”,
“thành trung tâm chính trị, kinh tế của khu vực lệ thuộc vào Mỹ, trở thành hậu phương vững
chắc và nguồn nhân lực chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược” (26).
Trải qua một thời kỳ dài khó khăn (1975 - 1986), nhờ sự năng động và những cơ chế
chính sách hợp lý Thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, tiến trình
11
đô thị hoá tiếp tục đẩy mạnh theo đà tăng trưởng, khởi sắc của kinh tế. Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu, thành phố trở thành trung tâm xuất nhập
khẩu lớn nhất cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2004. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng
cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu
vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh
doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với
năm 2004 (27). Năm 2005, cơ cấu kinh tế của thành phố với các ngành nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ như sau:
- Nông nghiệp (khu vực I): 1,2%
- Công nghiệp (khu vực II): 48,2%
- Dịch vụ (khu vực III): 50,6% (28).
Vị trí công nghiệp của thành phố so với cả nước không ngừng tăng lên: 1980 chiếm
21,6%; 1985: 23,0%; 1990:25,8%; 1995:28,5 %; 1999: 29,6% (29). Thành phố Hồ Chí
Minh là thành phố đông dân nhất ở Việt Nam và là một trong những đô thị lớn trong khu
vực Đông Nam Á và thế giới. Theo Tiến sĩ Tôn Nữ Quỳnh Trâm (một người khá am hiểu về
đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh), Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt qua ngưỡng của đô
thị siêu hạng và đang có khuynh hướng trở thành thành phố cực lớn (mega city) (30). Thành
phố hiện có 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao và công viên phần
mềm Quang Trung . Người ta dự kiến đến năm 2010 dân số của Thành phố sẽ đứng ở mức
7,5 - 8 triệu người, tuy nhiên dân số của Thành phố thực tế đã vượt qua con số 8,5 triệu
người vào năm 2007 (31). Các nhà thiết kế cho biết sẽ xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
thành một đô thị đa trung tâm, với năm phân khu chính, vượt qua bờ bên kia sông Sài Gòn.
Trong đó, sẽ có hai khu đô thị xây mới hoàn toàn trên nền đất nông nghiệp hiện nay - khang
trang đẹp đẽ như khu Phú Mỹ Hưng. Ngoài ra, sẽ còn chín khu đô thị vệ tinh kết hợp với các
khu công nghiệp mới - xuất hiện như những cụm công nghiệp có dân cư, rải rác ở các huyện
ngoại thành; một số cụm sẽ kéo dài và tiếp giáp với các tỉnh lân cận (32). Bước vào năm
2007 - 2008, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động
nhất cả nước. Cả thành phố như một công trường lớn, các cao ốc và các khu công nghiệp,
khu dân cư cao cấp được xây dựng với tốc độ chóng mặt. Trong 6 tháng đầu năm 2008,
Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được hơn 7,1 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp của nước
12
ngoài; các ngành dịch vụ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều tăng trưởng rất khả
quan. Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm
2008, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố tăng 10,5% so năm 2007 (33).
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối
với vùng Đông Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng và đạt mức 30%
trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Nhìn từ góc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa là một
xu hướng tất yếu của sự phát triển. Ngày nay, để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu
cơ cấu lại nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - đồng nghĩa với
thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Cùng với quá trình thực hiện chính sách đổi mới kinh tế cộng
với quá trình đô thị hóa, thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện tại Hải quan Thành phố trong năm 2007 đạt
38,47 tỉ USD (34).
Do tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm qua, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất gia tăng, mức sống của người dân thành phố trở
nên tốt hơn nhiều so với trước. Nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị thường lớn, đa dạng và
có xu hướng đổi mới nhanh. Do đó mạng lưới dịch vụ, như các siêu thị nhà hàng ngày càng
phát triển nhanh hơn. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, góp phần làm thay đổi cơ cấu
ngành nghề giữa các khu vực: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Tình hình đó đã tạo nhu
cầu nhân công lớn, thu hút mạnh luồng người từ các nơi đổ về tìm việc làm. Ở nông thôn
nhất là ở miền Trung và cả miền Tây, mức thu nhập thấp, tình trạng dư thừa lao động là phổ
biến. Do đó, số lao động dư thừa trong nông thôn tìm đến đô thị mong tìm việc làm hoặc tìm
việc làm có thu nhập cao hơn ở quê nhà. Về khách quan, đô thị hóa đã phần nào giúp giải
quyết nạn thất nghiệp. Đô thị hóa đòi hỏi biến đổi nhanh chóng các hoạt động nghề nghiệp
của tầng lớp cư dân đô thị. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thương mại ngày
càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp… nếu họ muốn
nâng cao thu nhập. Trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động tăng lên,
nguồn chất xám phong phú đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Tuy nhiên, do lượng dân nhập cư đổ về thành phố là một con số khổng lồ và ngày
một tăng lên nên hiện nay thành phố đang phải đối đầu với nạn thất nghiệp, những vấn đề về
giải quyết việc làm. Một nghịch lý đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở các
đô thị khác : đô thị hóa càng nhanh thì số lượng người thất nghiệp càng nhiều. Tình trạng
“người thừa việc thiếu” vẫn luôn tồn tại. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh dao
13
động từ 9 - 19% (35). Thiếu việc làm, nhiều người phải làm tạm những công việc bán thời
gian để chờ cơ hội tìm việc làm chính thức, gây lãng phí nguồn nhân lực. Sự phân bố các cơ
sở hạ tầng kinh tế của thành phố cũng chưa hợp lý. Đô thị hóa cùng với việc xây dựng các
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp (nhưng không chú trọng xử lý chất thải) đã
làm cho môi trường thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm nặng. Mỗi ngày ở thành phố Hồ Chí
Minh có gần 4000 m3 rác thải. Bình quân nước sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh chưa tới
100 lít/ người/ ngày, không ít người dùng nước ngầm chứa các chất rất độc hại (khu Bình
Hưng Hòa, Gò Vấp v.v...). Ô nhiễm không khí độc không kiểm soát được. Ở thành phố Hồ
Chí Minh, tiếng ồn và không khí bụi gây ô nhiễm đến mức báo động, có nơi 24/24 giờ tiếng
ồn, vượt quá khả năng cho phép gấp 2 lần (mức chịu đựng của con người là 60 dB). Những
nhân tố trên tác động rất xấu đến sức khỏe, tuổi thọ của con người. Phát triển đô thị và bảo
vệ môi trường sinh thái là hai quá trình không thể tách rời nhau. Đô thị hóa đang thu hẹp
dần mặt bằng, dần dần phá vỡ cơ cấu sản xuất truyền thống của các làng nghề, như trường
hợp của làng hoa ở quận ven Gò Vấp. Làng hoa cung cấp đến 1/3 nhu cầu hoa của thành
phố Hồ Chí Minh. “Cơn sốt đất” lan đến Gò Vấp vào khoảng năm 1995 làm nhịp độ mua
bán đất (đất canh tác bị biến thành đất thổ cư) sôi động hẳn lên, làm diện tích làng hoa mau
chóng bị co hẹp lại. Để giữ lại làng hoa, Thành phố Hồ Chí Minh và quận Gò Vấp có chủ
trương quy hoạch một khu trung tâm vườn hoa với diện tích 20 ha, nhưng dự án này không
đứng vững trước sự tấn công của cơn lốc chuyển nhượng đất. Làng hoa kiểng Gò Vấp đang
teo dần (36), đất canh tác bị mua bán bất hợp pháp, kéo theo nhiều quan chức ra vành móng
ngựa. Sự tồn tại của nhiều làng nghề thủ công tại thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước
sức ép rất lớn của quá trình đô thị hóa, có nguy cơ thu hẹp hoặc biến mất. Nếu không có
những giải pháp tổng thể, đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể dẫn đến sự mất mát các
giá trị văn hóa truyền thống cùng với nạn thất nghiệp gia tăng.
2.2. Những tác động ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển văn hóa - xã hội
Đô thị hóa về khía cạnh văn hóa là “quá trình chuyển đổi văn hóa nông thôn thành
văn hóa đô thị”. Trải qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển, qua những biến động của
đô thị hóa, văn hóa cũng chịu ảnh hưởng, biến đổi. Văn hóa Sài Gòn là sự kết hợp của nhiều
nhân tố hỗn hợp của văn hóa cư dân Việt 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, văn hóa Hán
vùng Nam sông Dương Tử, đặc biệt là văn hóa Hán ở 3 tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây miền Nam Trung Quốc thông qua những dân nhập cư lâu đời tạo nên một nền
tảng của văn hóa Sài Gòn trên nhiều bình diện khác nhau (37).
14
Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp địa phương, đặc
biệt là miền Nam nước Pháp. Người Pháp khi xây dựng các công trình kiến trúc ở Sài Gòn
đã “bê nguyên si nghệ thuật kiến trúc Pháp và châu Âu vào” (38). Các công trình kiến trúc
mới lạ, khác hẳn kiến trúc truyền thống Việt Nam, xuất hiện sớm nhất ở Sài Gòn có thể kể
đến như: Nhà thờ lớn (nay là nhà thờ Đức Bà), phủ Toàn Quyền (nay là Hội trường Thống
Nhất), Tòa án, dinh Xã Tây (nay là Uỷ ban nhân dân), các biệt thự, khu cư xá và chung cư
mang nét văn hóa phương Tây (cư xá Les Terrasses Fleuries, Larégnère)…Văn hóa tỉnh lẻ
của Pháp đã theo gót chân quân viễn chinh tồn tại trong vùng phố chợ Bến Nghé - Sagun
(tức Chợ Lớn ngày nay). Sài Gòn khi ấy là một thành phố với những đại lộ râm mát bóng
cây và những ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu tân cổ điển, những khu cư xá thoáng
mát. Sài Gòn cũng là nơi du nhập thú vui nâng cao cảm giác, tạo ra nhiều suy nghĩ bằng
cách hút thuốc phiện - thú tiêu khiển đương thời của một vài nhóm trí thức. Sài Gòn là nơi
của những người giàu có, thượng lưu “làng Tây trắng và dân Tây da vàng” (tức người Việt
lấy quốc tịch Pháp), họ sống theo văn hóa, phong cách người dân tỉnh lẻ miền Nam nước
Pháp và hướng tới kiểu sống thời thượng của giới thượng lưu Paris lúc bấy giờ. Văn hóa đô
thị Sài Gòn trong lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1945 “là một nền văn hóa đô
thị phương Nam của tộc người Việt được xây dựng theo môtíp kiến trúc tân cổ điển châu Âu
và đã hòa nhập phần nào với văn hóa Hán và văn hóa Pháp. Văn hóa đô thị Sài Gòn vừa
mang tính chung của văn hóa đô thị Việt Nam, vừa mang tính riêng của đô thị Sài Gòn”
(39).
Khi Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, chiếm đóng các đô thị, …thì nhiều đô thị
như Sài Gòn, Mỹ Tho, Biên Hòa, Đà Nẵng v.v… nở rộ những hoạt động dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của đội quân xâm lược. Ở đây, một lối sống theo kiểu “lính Mỹ” nhằm đẩy mạnh
nhịp độ “văn hóa tiêu thụ” đã được hình thành. Nhiều cao ốc khách sạn, văn phòng sang
trọng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở nghỉ ngơi, giải trí cho sĩ quan, binh lính Mỹ và Sài Gòn.
Công việc chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, sân bay được mở rộng và xây dựng mới,
khách sạn tối tân, nhà cao tầng, vũ trường, casino, nhà hàng snack - bar, đại lộ mở rộng, các
dịch vụ hiện đại, một số xí nghiệp tối tân ra đời, xe ô tô con thượng hạng cùng xe jeep quân
sự … đi lại ngày càng nhiều trên đường phố Sài Gòn. Có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu như: Khách sạn Rex, khách sạn Palace … với đầy đủ tiện nghi hiện đại là nơi trú ngụ
dành cho sĩ quan Mỹ thuê. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 1954 - 1975, do chính
sách “tát nước bắt cá, bình định nông thôn” của Mỹ, lượng dân nhập cư đổ vào Sài Gòn
15
ngày càng đông, hậu quả là Sài Gòn bị biến thành một thành phố phát triển hỗn độn, xô bồ,
thiếu sự quy hoạch chung thống nhất: Những khu nhà ổ chuột, những khu dân cư nghèo nàn,
nhà trên kênh rạch mọc tràn lan … Điều đó đã để lại rất nhiều trở ngại mà cho đến nay việc
khắc phục nó vẫn còn rất khó khăn.
Thượng nghị sĩ Mỹ Fullbright đi Nam Việt Nam (1966) về nói rằng: “Mỹ đã biến Sài
Gòn thành một nhà chứa khổng lồ”. Một năm sau, báo Pháp viết: “Sài Gòn ngập ngụa trong
một làn sóng bán dâm, tham ô và nạn chợ đen rất ghê tởm, không thể tưởng tượng nổi”. Nạn
du đãng, hút chích thuốc phiện, văn hóa đồi trụy lan tràn. Đó là một thứ vũ khí của Mỹ -
ngụy nhằm phá hoại tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, tiêu hủy tâm hồn của thế hệ thanh
niên, nó là kẻ “mộ lính đánh thuê cho Mỹ” (40). Khi người dân quê chạy về đô thị, thì các
yếu tố truyền thống gắn với đời sống làng xã cũng mất theo. Nền văn hoá cổ truyền của
người Việt Nam bị huỷ diệt ngay tại các đô thị (41) và thay thế vào đó một trật tự xã hội
hoàn toàn sống phụ thuộc vào người Mỹ. Thanh niên xa rời văn hoá truyền thống, bị chi
phối bởi các yếu tố văn hoá lai căng, thực dụng. Bên cạnh âm mưu thâm độc tách cư dân
khỏi cách mạng, Mỹ muốn tạo miền Nam Việt Nam thành một xã hội tiêu thụ, hoàn toàn
phụ thuộc vào viện trợ Mỹ và phục vụ cho chiến tranh xâm lược của Mỹ.
Quá trình đô thị hoá từ 1954 đến 1975 đã gây nên sự phân hóa sâu sắc về văn hoá xã hội
ở miền Nam Việt Nam. Ngày càng có nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhờ vào các hoạt
động dịch vụ cho bộ máy chiến tranh xâm lược. Số những người tỵ nạn chạy trốn khỏi các
vùng bị pháo binh và máy bay Mỹ bắn phá và phun rải chất độc hóa học dạt vào Sài Gòn
ngày càng gia tăng.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc hoàn toàn thắng lợi, thành
phố Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với quá trình phát triển
không ngừng, hội nhập, giao lưu, quá trình đô thị hóa cùng với văn hóa thành phố đã có
những thay đổi mạnh mẽ. Về kiến trúc xây dựng nhà cửa, do tác động của đô thị hóa đã ảnh
hưởng rõ rệt lên sự sử dụng vật liệu xây cất nhà. Những vật liệu công nghiệp như tôn, bê
tông, thép, sắt, thủy tinh… thay thế dần cho những vật liệu như tre, gỗ, lá dừa. Kiểu dáng
nhà cũng đa dạng, do ảnh hưởng mạnh của đô thị hóa, nhất là ven các con đường lớn, trục
giao thông xuất hiện những căn nhà ống, mái bằng hoặc một mái theo kiểu phố thị. Xu
hướng của các gia đình hiện nay là sống theo kiểu gia đình nhỏ, một thế hệ, chứ không còn
là kiểu đại gia đình “tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường như ngày xưa”.
16
Ngày nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Hà Nội, trang phục hiện đại đã trở
nên quen thuộc trong đời sống. Chiếc áo dài truyền thống vẫn giữ vị trí độc tôn, nhưng các
trang phục khác như váy, áo đầm, quần short, jean, áo pull vẫn được ưa chuộng do tính chất
đơn giản, gọn gàng, tiện lợi của nó. Trong văn hóa ẩm thực của cư dân Sài Gòn cũng có
nhiều sự thay đổi. Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với những nhà hàng sang trọng với các
món ăn Việt Nam. Bên cạnh những món ăn ngoại nhập, các món ăn cổ truyền vẫn được lưu
giữ, ưa chuộng. Món ăn truyền thống vào những ngày lễ tết phải là thịt kho, canh chua. Tập
tục này không thay đổi, được lưu giữ cho đến ngày nay. Những thức ăn chế biến sẵn như:
mỳ ăn liền, phở ăn liền, đồ hộp, thực phẩm đông lạnh, món ăn nhanh ngày càng giành được
nhiều sự lựa chọn do tính tiện lợi, thích hợp với nhịp sống năng động của thành phố. Lối
sống, cư xử của con người sinh sống trong các đô thị cũng khác xa với cuộc sống thôn quê.
Ngoài mối quan hệ gia đình, xóm giềng, “cư dân đô thị còn có nhiều quan hệ giao tiếp ẩn
danh, ngẫu nhiên và giao tiếp công cộng hơn”(36). Cách cư xử của cư dân đô thị văn hóa,
lịch sự hơn, tuy nhiên lại mang tính khách sáo. Ảnh hưởng của đô thị hóa còn thể hiện cả ở
lễ cưới ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông mai, bà mối đã mất đi vai trò quyết định của mình
trong việc tác thành đôi lứa. Lục lễ không còn nữa, các lễ đã được giản lược đi nhiều (ngay
cả trong cộng đồng người Hoa). Trang phục của cô dâu không chỉ là áo dài mà là váy đầm
đủ kiểu. Chú rể cũng bận theo đồ Tây. Khách mời cũng ăn mặc theo kiểu đô thị. Hầu hết các
đám cưới ở Thành phố đều sử dụng dịch vụ cho thuê bàn ghế, chén dĩa, nấu nướng. Thành
phần khách mời cũng được chọn lựa kỹ hơn, chỉ những người thân tình mới được mời (42).
Đô thị hóa đã tạo nên những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống văn hóa - xã hội của cư
dân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.
Đô thị hóa làm sự chuyển hóa các cụm cư dân nông thôn thoát ly nông nghiệp theo
hướng phát triển trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, hình thành các ngành nghề mới xây
dựng nếp sống văn minh đô thị (43). Quá trình công nghiệp hoá ở thành phố Hồ Chí Minh
làm cho khối lượng xây dựng các công trình đô thị tăng lên mau chóng. Các khu chung cư,
cao ốc văn phòng, khu đô thị mới, khách sạn, các khu chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm và
các khu chế xuất nhanh chóng mọc lên. Đường phố đông đúc, nhộn nhịp. Một mặt có ý
nghĩa lớn trong mối quan hệ giữa đô thị hóa và phát triển nông thôn là vấn đề đô thị hóa
nông thôn. Chủ trương “điện, đường, trường, trạm” cho nông thôn đang tạo ra cơ sở hạ tầng
cho việc nâng cao cuộc sống của người dân. Khi chất lượng cuộc sống ở vùng nông thôn
được nâng lên, các cơ sở hạ tầng kinh tế được xây dựng, phát triển thì sẽ giảm được luồng
17
dân nhập cư vào thành phố, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho lực lượng lao
động ở nông thôn. Khi chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị được nâng cao, người ta có
nhu cầu dịch vụ bảo vệ sức khỏe, những tiện nghi giải trí để phục hồi và tái tạo sức lao
động. Nhu cầu giải trí của người dân Thành phố sau những giờ làm việc căng thẳng ngày
càng lớn. Các khu vui chơi tại thành phố Hồ Chí Minh như: Đầm Sen, Suối Tiên,
Wonderland, Thảo Cầm Viên, Văn Thánh, Suối Tiên v.v…các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
thẩm mỹ… đang thực sự trở thành những địa điểm không thể thiếu được trong đời sống
hằng ngày, giúp con người thư giãn đầu óc, nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Người dân xây cất nhiều hơn, tiêu dùng nhiều hơn, cần các dịch vụ đa dạng hơn. Muốn nâng
cao chất lượng cuộc sống, cần phải gia tăng nguồn thu nhập. Xuất phát từ nhu cầu muốn
nâng cao nguồn thu nhập cho bản thân, một nghề nghiệp đầy triển vọng, tương lai vững
chắc, nên phần đông thanh niên thành phố rất nỗ lực học tập, học hỏi, phấn đấu, thường
xuyên cập nhật, tiếp cận công nghệ thông tin. Con người cư xử với nhau văn minh, lịch sự,
biết tôn trọng ý kiến cộng đồng, tập thể. Đô thị hóa tạo nên những tác động rất tích cực, đặc
biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai sau này của thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng mâu thuẫn giữa văn hóa kiểu thực dân
đô hộ (Sài Gòn nằm khá lâu dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực
dân mới) và truyền thống văn hóa bản sắc Việt Nam, cũng đã tạo ra sự phát triển thiếu đồng
bộ, bảo thủ, lạc hậu của văn hóa đô thị thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Sự tập trung dân
cư trong đô thị đến mức quá tải so với nhu cầu phát triển của công nghiệp, dịch vụ và cơ sở
hạ tầng gây nên tình trạng khó khăn trong việc giải quyết nhà ở. Khu vực nội thành trở nên
chật chội hơn, nhà cửa được xây dựng chen chúc nhau, diện tích ở bình quân trên mỗi đầu
người rất thấp, các công trình vệ sinh, cống rãnh không đủ thỏa mãn cho nhu cầu sống của
từng căn hộ, xuất hiện các khu nhà ổ chuột. Bên cạnh đó, người ngụ cư bất hợp pháp cũng
xây dựng nhà cửa tạm bợ, trái phép dọc theo các kênh rạch, các vùng đất ngoại thành làm
tăng thêm sự hỗn độn trong kiến trúc đô thị. Ngoài đường phố thì mật độ xe cộ lưu thông
dày đặc. Tình trạng kẹt xe, tắc nghẽn giao thông xảy ra thường xuyên, thời gian tắc nghẽn
kéo dài hơn, tai nạn giao thông vẫn tiếp tục gia tăng. Sống trong một đô thị với nhiều áp lực,
sự mệt nhọc về thể xác, căng thẳng về tinh thần, áp lực công việc đeo đuổi mãi với người
dân thành thị, theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 1996 đã có 390 ca tự tử ở thành phố Hồ
Chí Minh (44). Ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, đã chuyển dần phương
thức ở kiểu đại gia đình theo huyết thống sang căn hộ tiểu gia đình độc lập của hai vợ
18
chồng. Lối sống đô thị đã làm thay đổi một cách sâu sắc truyền thống của dân tộc bắt đầu từ
đơn vị cơ sở của cộng đồng người Việt là gia đình ở thành phố (45). Những tập tục, những
giá trị văn hóa cổ truyền không phù hợp với xã hội mới bị phá vỡ. Điều đáng bàn là các hoạt
động mê tín dị đoan vẫn còn tác động, ảnh hưởng đến bộ phận không nhỏ cư dân thành phố.
Dù dân trí và đời sống văn hoá của người dân thành phố Hồ Chí Minh đã được nâng cao
đáng kể, nhưng các hoạt động bùa ngải, bói toán, đồng cốt vẫn còn tràn lan, khó kiểm soát
trong các dịp lễ hội ở các cơ sở văn hóa, tôn giáo lớn của thành phố.
Trong quá trình hội nhập, giao lưu, lối sống hiện đại, các chương trình nghèo nàn về
văn hóa và việc không lưu giữ cách ăn mặc truyền thống dần dần xâm nhập vào giới trẻ.
Ngày nay, giới trẻ không thể hình dung được cây lúa có hình dáng như thế nào, cảnh “con
trâu đi trước, cái cày đi sau” ra sao, mái nhà tranh, đồng ruộng là gì.Tình trạng thất nghiệp,
mong muốn thích nghi với cuộc sống mới ở đô thị, mong có một cuộc sống khấm khá hơn,
người ta buộc phải tìm mọi cách để kiếm ra tiền. Bên cạnh những người làm ăn lương thiện,
một số nhỏ đã dấn thân vào những việc không lành mạnh như buôn bán ma túy, buôn lậu,
bia ôm, mại dâm, cướp giật, lừa đảo, giết người. Tệ nạn xã hội lan tràn. Theo thống kê, tại
thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng hai tháng 8 và 9 năm 1996 đã xảy ra 21 vụ giết
người, trong đó 4 vụ là giết người cướp của, từ đầu năm 1996, bình quân mỗi tháng bắt
được từ 15 - 20 vụ vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và sử dụng ma túy, cuối tháng 10 năm
1996, phát hiện 95 vụ buôn heroin. Cần sớm có biện pháp khắc phục những hạn chế do đô
thị hóa mang lại để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố hiện đại,
năng động, nhưng vẫn bảo lưu được các giá trị văn hóa cổ truyền, xứng đáng là một trong
những trung tâm văn hóa lớn của đất nước.
Kết luận
Quá trình đô thị hóa từ năm 1860 đến nay đã có những tác động ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Đô thị
hóa là một quá trình tất yếu, góp phần tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội của
thành phố, nên rất cần có chính sách quy hoạch tổng thể. Các yếu tố của đô thị hóa nhiều khi
không tương thích với nhau. Dân số tăng 10% thì hạ tầng phải tăng 5%. Vì không có quy
hoạch tổng thể nên ở thành phố Hồ Chí Minh rất thường xuyên xảy ra tình trạng sụt lún, kẹt
xe, ngập nước. Phân luồng giao thông không dựa trên cơ sở khoa học. Nhiều quận, huyện
phân luồng mang tính chất cảm tính, không tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, nên tình
trạng tai nạn giao thông ngày một tăng lên, gây lãng phí nguồn lực quốc gia. Thậm chí, có ý
19
kiến cho rằng thành phố Hồ Chí Minh đang bị lún ở phía Đông. Đô thị hoá ở thành phố Hồ
Chí Minh góp phần tạo ra tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng cũng đang đạt ra những vấn
đề nan giải cho các nhà hoạch định chính sách, nhất là tăng trưởng kinh tế của thành phố có
biểu hiện chậm lại, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, công tác quản lý đô thị còn yếu, cải cách
hành chính còn chậm. Năm 2008, nạn đào đường tràn lan ở thành phố Hồ Chí Minh gây ra
kẹt xe dữ dội, làm thiệt hại thời gian, giá trị vật chất rất lớn, đó là chưa kể ô nhiễm môi
trường nặng do nạn ùn tắc giao thông trên diện rộng. Đô thị hóa tạo ra tăng trưởng mạnh mẽ
về kinh tế, nhưng chất lượng cuộc sống của cư dân thành phố Hồ Chí Minh chưa được chú
trọng thích đáng. Vấn đề phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh phải gắn liền với mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất và
tinh thần, hạn chế sự phân cực giàu nghèo trong xã hội. Nhân dân thành phố đang trông chờ
những giải pháp cho phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh trong kỳ họp sắp tới của Hội
đồng Nhân dân thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Thành phố Hồ Chí Minh”,
AD_Minh
2. Đình Quang (chủ biên), “Về quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở nước ta hiện nay”,
Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông
tin, Hà Nội, 2005, tr.17, 252 tr.
3. Nguyễn Thị Hồng Trang, “Tổng quan về đô thị hóa và quá trình đô thị hóa ở quận 2
trước năm 1997”, Quá trình đô thị hóa ở quận 2 thành phố Hồ Chí Minh (1997 -
2005), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử , ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr. 18, 160
tr.
4. Nguyễn Đình Đầu (2007), “Diện tích thành phố Hồ Chí Minh rộng bao nhiêu?”, Địa
lý Gia Định - Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, Văn hóa Sài Gòn, 2007, tr.16, 225 tr.
5.
6. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tái bản 1998, NXB Giáo Dục, Hà Nội
1998, 785 tr.
20
7. Nguyễn Đình Đầu, “Sài Gòn phát triển trong thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn, từ
1698 đến 1801”, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh - Tập I, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh, 1998, tr. 221, 676 tr.
8. Nguyễn Đức Hòa, Thương cảng Sài Gòn 1860 - 1975, Luận án Thạc sĩ Khoa học
Lịch sử, Đại học Tổng hợp Tp.HCM, 1998, tr.12, 188 tr.
9. Mạc Đường, “Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử”, Dân tộc học - Đô thị và
vấn đề đô thị hóa (An Introduction to unbananthropology and urbanization), NXB
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 54 - 55, 246 tr.
10. Phạm Đức Thành, “Đô thị hóa và môi trường nhân văn ở Đông Nam Á”, Môi trường
nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh, 1997, tr. 297, 477 tr.
11. Trịnh Duy Luân, “Quá trình đô thị hóa”, Xã hội học đô thị, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2004, tr. 75, 239 tr.
12. Lê Quang Hậu, “Vài nét về quá trình đô thị hóa cưỡng bức ở Sài Gòn thời kỳ 1954 -
1975”, Phát triển đô thị bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh,
2002, tr. 584, 650 tr.
13. Trần Văn Giàu (chủ biên), “Sài Gòn dưới ách thực dân Pháp (1859 - 1945)”, Địa chí
văn hóa thành phố Hồ Chí Minh - Tập I, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr.344,
676 tr.
14. Ủy Ban các học giả Hoa Kỳ nghiên cứu về các vấn đề châu Á, Đông Dương máu lửa,
Người dịch Trường Sơn, Độc lập, (445), 14/7/1971, tr.2.
15. Theo đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, “Sài Gòn dưới thời Mỹ Nguỵ”,
nhan_cua_dong_chay_ls/khang_chien_chong_my/sai_gon_duoi_thoi_my_nguy
16. Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh (1972), Tập tài liệu về việc Đế quốc Mỹ sử dụng
chất độc hoá học và tác dụng phá hoại cuả chất độc đối với môi trường Việt Nam,
Phông: Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh đế quốc Mỹ, Mục lục Hồ sơ số 102, Trung
tâm lưu trữ Quốc gia III, tr. 7 - 28.
17. Ủy Ban các học giả Hoa Kỳ nghiên cứu về các vấn đề châu Á, Đông Dương máu lửa,
Người dịch Trường Sơn, Độc lập, (449), 18/7/1971, tr.2.
18. Trịnh Duy Luân, “Quá trình đô thị hóa”, Xã hội học đô thị, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2004, sđd… tr. 75, 239 tr.
21
19. Gabrien Kolko, Giải phẫu một cuộc chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân, Hà nội,
1991, tr. 208 - 209, 290 tr.
20. Mạc Đường (2002), “Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử”, Dân tộc học - Đô
thị và vấn đề đô thị hóa (An Introduction to unbananthropology and urbanization),
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, sđd…tr. 69, 246 tr.
21. Francois Sully, “South Vietnam’s Urban Revolution”, News Week, Jan, (20), 1969,
p.32.
22. Mạc Đường, “Vấn đề đói nghèo và vượt nghèo trong quá trình đô thị hóa (trường hợp
nghiên cứu 3 địa điểm dân cư của thành phố Hồ Chí Minh)”, Vấn đề giảm nghèo
trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, NXB Khoa học Xã hội, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001, tr. 247, 645 tr.
23. Lê Văn Năm (2002), “Di dân nông thôn - đô thị và sự phát triển đô thị bền vững -
nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”, Phát triển đô thị bền vững, NXB
Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 198, 650 tr.
24. Nguyễn Đăng Sơn, “Môi trường nhân văn và phát triển đô thị”, Môi trường nhân văn
và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, 1997, tr. 298, 477 tr.
25. “Thành phố Hồ Chí Minh”,
%C3%AD_Minh
26. Lê Quang Hậu, “Vài nét về quá trình đô thị hóa cưỡng bức ở Sài Gòn thời kỳ 1954 -
1975”, Phát triển đô thị bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh,
2002, sđd…tr. 590 - 593, 650 tr.
27. “Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế của cả nước”
mai?left_menu=1
28. “Tình hình phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 - 2005
(24/07/2006)”
www.chicucptnthcm.com/chinhsach/Tinh%20hinh%20PTNT%20TPHCM%202001
- 2005.doc
22
29. Đình Quang (chủ biên), “Về quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở nước ta hiện nay”,
Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội, 2005, tr.31, 252 tr.
30. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002), “Vấn đề phát triển đô thị bền vững”, Phát triển đô thị
bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 19, 650 tr.
31.
32. “Một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010”
en_mao_thanh_pho_ho_chi_minh_nam_2000?left_menu=1
33.
943
34.
35. Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (chủ biên), “Đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay -
Những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm”, Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1998, tr. 146 - 147, 235 tr.
36. Tôn Nữ Quỳnh Trân, “Làng nghề thủ công truyền thống tại thành phố Hồ Chí Minh
đối diện với đô thị hóa”, Phát triển đô thị bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 428 - 429, 650 tr.
37. Mạc Đường (2002), “Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử”, Dân tộc học - Đô
thị và vấn đề đô thị hóa (An Introduction to unbananthropology and urbanization),
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, sđd…tr. 60, 246 tr.
38. Nguyễn Hữu Thái, Võ Đình Diệp, “Tổng quan về kiến trúc ở thành phố Hồ Chí
Minh”, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh - Tập III, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr 420, 457 tr.
39. Mạc Đường, “Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử”, Dân tộc học - Đô thị và
vấn đề đô thị hóa (An Introduction to unbananthropology and urbanization), NXB
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, sđd…tr. 58 - 60, 246 tr.
40. Trần Văn Giàu (chủ biên), “Sài Gòn trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ (tháng 7 -
1954 - tháng 4 - 1975)”, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh - Tập I, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, sđd…tr. 479 - 481, 676 tr.
23
41. Nam Chinh, “14 triệu dân Việt Nam trước hiểm họa cuả vũ khí hóa học và vi trùng”,
Tin Sáng, (283), 19/8/1970, tr.2.
42. Tôn Nữ Quỳnh Trân, “Hôn lễ truyền thống trong môi trường đô thị hóa tại vùng ven
thành phố Hồ Chí Minh”, Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông
Nam Á và Nhật Bản, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr. 455 - 458, 477 tr.
43. Đỗ Bang, “Mấy ý kiến về mối quan hệ giữa đô thị hóa bền vững và phát triển nông
thôn ở Việt Nam từ kinh nghiệm lịch sử”, Phát triển đô thị bền vững, NXB Khoa học
Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, 650 tr.
44. Nguyễn Văn Tài, “Đô thị hóa và vấn đề hội chứng đô thị (trường hợp thành phố Hồ
Chí Minh)”, Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật
Bản, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr. 338, 477 tr.
45. Phan Huy Xu (1997), “Vài ý kiến về môi trường nhân văn và đô thị Việt Nam”, Môi
trường nhân văn và đô thị hóa tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr.72, 477 trang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qua_trinh_do_thi_hoa_sai_gon_tp_ho_chi_minh_tu_1860_den_2008_va_ket_qua_cua_no_8752.pdf