Trong xu thế hội nhập hiện nay, trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề sống còn với mỗi ngân hàng là phải cơ cấu lại, phải đổi mới, phải đa dạng hoá dịch vụ. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương cũng đang chuyển mình và đã đạt được những thành tựu nhất định, được công nhận là Chi nhánh có thành tích hoạt động kinh doanh xuất sắc năm 2002. Đó là kết quả của sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh. Đây cũng là sự khích lệ lớn cho Chi nhánh tiếp tục khắc phục những khó khăn cũng như những tồn tại để ngày càng lớn mạnh, để làm được điều này, cần có sự nỗ lực và phối hợp của tất cả các phòng ban.
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ( ở đây là chi nhánh cấp 2 Yên Viên và Đức Giang).
3)Tổ chức quản lý bộ máy kinh doanh, điều hành của chi nhánh
3.1 Tổ chức bộ máy:
Tổ chức bộ máy được cụ thể hoá trong quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị do hội đồng quản trị của NHCT phê chuẩn, bao gồm: điều hành quản lý chi nhánh là Ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng( xem mô hình tổ chức tại chi nhánh NHCT KV Chương Dương hiện nay).
3.2 Chức năng của các cán bộ quản lý và các phòng ban
Ban lãnh đạo:
Cán bộ lãnh đạo chi nhánh do hội đồng quản trị NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc có chức năng điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người biết kinh doanh, năng động sáng tạo. Trong chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương giám đốc là người thực hiện nhiệm vụ của cấp trên (NHCTVN) giao phó. Giám đốc có chức năng sau:
Ký nhận về đất đai tài nguyên... theo mục tiêu nhiệm vụ của NHCTVN giao cho.
Sử dụng, bảo toàn phát triển vốn theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt.
Xây dựng chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.
Đề xuất những vấn đề đơn giá tiền lương
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Vai trò vị trí của giám đốc chi nhánh là độc lập tương đối. NHCT Việt Nam là nơi quyết định phương hướng kinh doanh, mục tiêu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các đơn vị thành viên, người giám đốc chi nhánh phải thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó và chỉ được độc lập hoạt động trong một phạm vi nhất định.
Dưới giám đốc là các phó giám đốc:
2 phó giám đốc phụ trách 2 chi nhánh phụ thuộc là chi nhánh Yên Viên và chi nhánh Sài Đồng
2 Phó giám đốc phụ trách các phòng như ngoại tệ, nguồn vốn, ngân quỹ, hành chính tổ chức...
Phòng nguồn vốn:
Phòng đầu vào của ngân hàng, có chức năng huy động vốn của các thành phần kinh tế , đặc biệt là trong dân cư – nguồn huy động vốn rất lớn xét trong tổng thể NHCT VN nói chung. Phòng này trực tiếp quản lý các quỹ (12 quỹ) và giao dịch với các khách hàng lớn là các doanh nghiệp
Phòng kinh doanh nội tệ:
- Phòng có chức năng thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh có lãi. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá , bảo lãnh. Tất cả các cán bộ tín dụng đều có thể thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Mỗi cán bộ tín dụng được phân công phụ trách một số đơn vị là khách hàng quen thộc.
Phòng tài chính kế toán: gồm 3 bộ phận
Tổ kế toán thanh toán ngân hàng
Tổ kế toán nguồn vốn
Tổ vi tính
Phòng gồm có 12 cửa, trong đó 6 cửa giao dịch với khách hàng, 6 cửa thực hiện các nghiệp vụ của phòng như thanh toán điện tử, hạch toán cho vay và bảo lãnh, hạch toán tài khoản vốn...
Phòng kinh doanh ngoại tệ: có 5 chức năng chính:
- Hạch toán kế toán:hạch toán các nghiệp vụ phát sinh như chuyển tiền đi chuyển tiền đến; các vấn đề liên quan đến L/C nhập, L/C xuất; hạch toán viẹc nhờ thu xuất nhập khẩu; thanh toán thể; mua bán chuyển đổi ngoại tệ...
- Thanh toán quốc tế: thực hiện việc chuyển tiền đi chuyển tiền đến , nhờ thu xuất nhập khẩu, mở L/C xuất, L/C nhập và chiết khấu chứng từ .
- Mua bán ngoại tệ: chi nhánh được phép thực hiện với Hội sở chính, với các đơn vị nhưng không được tham gia trên thị trường liên ngân hàng.
- Chi trả kiều hối: Chi nhánh nhận các bản kê có từ hội sở chính chuyển về cho chi nhánh, hạch toán vào tài khoản phải trả và thông báo cho khách hàng.
- Thanh toán séc thẻ
Phòng hành chính tổ chức:
Phòng này có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương phê duyệt; lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam ; Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư,bảo vệ, y tế ..;Thực hiện công tác xây dựng cơ bản , chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên; làm công tác tham mưu cho ban giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kiểm soát
Phòng này có chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và các văn bản liên quan, đặc biệt là các chỉ số về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng; các nguyên tắc , chế độ chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước , của ngành Ngân hàng. Ngoài ra phòng còn phục vụ yêu cầu phối hợp với thanh tra ngân hàng và kiểm toán quốc tế, thông qua công tác kiểm tra kiểm soát để kịp thời đề ra các biện pháp sửa chữa những sai lệch,xử lý các sai phạm.
-Phòng kho quỹ:
Phối hợp với các phòng khác thực hiện quản lý thu chi tiền mặt, bảo quản hồ sơ, tài liệu; thực hiện kiểm quỹ cuối ngày, cuối tháng, cuối quý; kiểm đếm chọn lọc,phân loại tiền; quản lý an toàn kho quỹ.
- Chi nhánh trực thuộc:
Tại các Chi nhánh này thực hiện hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lý của Chi nhánh NHCT Chương Dương. Hai Chi nhánh này được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo chức năng của mỗi phòng hiện có.
-Quỹ tiết kiệm:
Thực hiện các nghiệp vụ về công tác nhậnvà chi trả tiền gửi của dân cư theo đúng thể lệ, chế độ, quy định hiện hành của Ngân hàng Công Thương; đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng, hồ sơ lưu về khách hàngvà quản lý tốt tài sản, trang thiết bị làm việc; tuyên truyền , thu thập ý kiến, phản ánh kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh.
Một quỹ có thể có từ 4 đến 5 nhân viên trong đó có 1 trưởng quỹ , có từ 1 đến 2 phó quỹ.
3.3. Cơ cấu lao động
Theo độ tuổi
Theo giới tính
Theo trình độ
Tuổi
Số nguời
Giới
Số người
Trình độ
Số người
<30
82
Nữ
147
Tiến sĩ
1
31 – 40
53
Thạc sĩ
2
42 – 50
56
Nam
61
Đại học
124
51 - 60
17
CĐ, TH
81
4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tại các phòng
4.1 Phòng nguồn vốn:
4.1.1 Huy động tiền gửi dân cư:
Phòng nguồn vốn thực hiện chức năng huy động tiền gửi dân cư thông qua các hoạt động của các quỹ. Khách hàng gửi tiền vào quỹ dưới dạng tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi và được Nhà nước bảo hộ. Thủ quỹ quỹ tiết kiệm thu, chi trả tiền với khách hàng theo chứng từ đã được kế toán của quỹ lập và ký. Kế toán quỹ tiết kiệm ghi chép phản ánh vào nhật ký thu chi của quỹ để cuối ngày hoà nhập chung vào cân đối kế toán của chi nhánh.
4.1.2 Nhận tiền gửi của các tổ chức:
Thông thường các đơn vị giao dịch với ngân hàng là khách hàng qen thuộc, tại Chi nhánh này, chủ yếu là khách hàng lớn do đó được hưởng nhiều ưu đãi từ phía ngân hàng. Những khách hàng này không chỉ gửi tiền mà chủ yếu là hưởng các dịch vụ khác của ngân hàng như thanh toán...Các đơn vị có thể giao dịch trực tiếp với cán bộ phòng nguồn vốn hoặc hưởng các dịch vụ tại quỹ của Chi nhánh. Thông thường mỗi nhân viên của phòng cũng giao dịch chuyên về một số đối tượng khách hàng cụ thể, bao gồm nhiều khâu như tiếp thị, giao dịch..
4.2. Phòng ngoại tệ:
4.2.1 Hạch toán kế toán
Kế toán sử dụng 2 loại tài khoản là tài khoản điều chuyển vốn và hệ thống tài khoản khác. Tài khoản điều chuyển vốn dùng để hạch toán việc nhận và gửi vốn ngoại tệ luân chuyển giữa Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Chi nhánh. Tài khoản khác dùng để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh như các vấn đề liên quan đến L/C nhập – xuất, nhờ thu, thu nhận tiền vào tài khoản, mua bán chuyển đổi ngoại tệ, cho vay thu nợ.
4.2.2 Mua bán ngoại tệ
* Khi Chi nhánh có nhu cầu mua bán với Họi sở chính, đơn vị gửi giấy mua bán đến Hội sở chính để duyệt và đánh bảng kê MT 202, truyền bảng kê cho Hội sở chính. Việc mua bán này phải sử dụng mẫu biểu là giấy mua bán ngoại tệ.
*Khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ với Ngân hàng khác, sau khi ký hợp đồng, Chi nhánh chuyển tiền ngoại tệ cho Ngân hàng khác, Ngân hàng khác chuyển VND cho Chi nhánh hoặc ngược lại theo tỷ giá thoả thuận.
*Đối với khách hàng khác, Chi nhánh chỉ thực hiện bán ngoại tệ cho khách hàng có tài khoản tại chi nhánh và thực hiện mua ngoại tệ với tất cả các khách hàng đến giao dịch; nếu khách hàng có tài khoản tại chi nhánh thì sử dụng mẫu biểu là giấy mua bán ngoại tệ; ngược lại, phải sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ. Sau khi ký hợp đồng hoặc giấy mua bán và đã chuyển tiền ngoại tệ (VND) cho Ngân hàng, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, Ngân hàng sẽ chuyển vào tài khoản tiền gửi, trích thẳng thanh toán cho nước ngoài hay chi trả tiền mặt cho khách hàng.
4.2.3. Chi trả kiều hối
Chi nhánh nhận bảng kê có từ hội sở chính chuyển về sau đó hạch toán vào tài khoản phải trả, thông báo cho khách hàng và chi trả cho khách hàng bằng ngoại tệ hay VND tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Theo quy định, tên và địa chỉ người gửi trên giấy báo phải trùng với chứng minh thư và hộ khẩu. Chi nhánh thu phí là 0,25% trong đó phí hạch toán báo có là 0,1% tính trên số tiền chi trả (tối đa 100$, tối thiểu 2$) và phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ là 0,15% tính trên số tiền rút, nếu rút bằng VND thì không phải trả phí.
4.2.4. Thanh toán quốc tế
a. Chuyển tiền đi và chuyển tiền đến
*Chuyển tiền đi: khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền, nộp hồ sơ cho Ngân hàng, trong đó có: quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, mã số xuất nhập khẩu(nếu chuyển tiền lần đầu), hợp đồng ngoại, hợp đồng uỷ thác (nếu có), bộ chứng từ nhận hàng, tờ khai hải quan, giấy mua bán ngoại tệ, giấy phép nhập khẩu của bộ thương mại, lệnh chi của khách hàng. Ngân hàng sẽ kiểm tra tính khớp đúng giữa hợp đồng, hoá đơn, lệnh chi và các chứng từ khác, nếu đúng thì lập bảng kê MT100 và tiến hành hạch toán. Mức phí thu là 0,2% tính trên số tiền chuyển (tối thiểu 2$, tối đa 200$) và điện phí là 5$
* Chuyển tiền đến: Sau khi nhận giấy báo có của hội sở chính (điện MT 100 từ nước ngoài chuyển về), Ngân hàng sẽ hạch toán ghi có vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của khách hàng sau khi tiến hành thu phí (0,1% tính trên số tiền chuyển, tối đa 100$, tối thiểu 2$). Nếu có sai lệch thì Ngân hàng sẽ tiến hành tra soát, sau đó sẽ hạch toán báo có cho khách hàng.
b.Phương thức nhờ thu:
* Nhờ thu nhập khẩu: Ngân hàng nhận bộ chứng từ kèm thư đòi tiền từ Ngân hàng nước ngoài chuyển về, thanh toán viên sẽ kiểm tra nội dung trên thư và đối tượng chịu phí, sau đó sẽ thông báo cho khách hàng. Nếu là phương thức nhờ thu trả tiền ngay, Ngân hàng lập điện MT202 và chỉ chuyển bộ chứng từ cho khách để khách hàng đi lấy hàng khi nhận được tiền hoặc lệnh chi tiền của khách hàng; nếu là phương thức nhờ thu chấp nhận, đơn vị phải có công văn chấp nhận trả tiền, Ngân hàng mới chuyển bộ chứng từ cho khách hàng để đi lấy hàng, đến thời hạn thanh toán thanh toán viên mới lập điện MT202. Sau khi lập điện MT202, thanh toán viên sẽ chuyển chứng từ sang bộ phận kế toán để thanh toán. Phí thanh toán được phép thu ở mức 0,2% giá trị thanh toán(tối đa 200$, tối thiểu 2$), phí thông báo nhờ thu là 10$/1 lần.
* Nhờ thu xuất khẩu: Đơn vị xuất hàng mang chứng từ gồm có hợp đồng, yêu cầu nhờ thu đến Ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ giữa số tiền, hàng hoá, số lượng hàng trên hợp đồng và yêu cầu nhờ thu, sau đó lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi ra nước ngoài dể đòi tiền.......nhập tài khoản ngoại bảng để theo dõi số tiền chuyển về. Khi nhận được báo có của Hội sở chính, Chi nhánh ghi có vào tài khoản của đơn vị sau khi trừ phí ( phí gửi đi nước ngoài nhờ thu là 3$; phí gửi chứng từ được thu tuỳ theo thực tế của cơ quan chuyển phát nhanh; thu phí báo có 0,2%/trị giá báo có-tối thiểu 5$,tối đa 50$ ).
c. Thư tín dụng:
*L/C nhập khẩu: khách hàng có nhu cầu, phải gửi hồ sơ đề nghị mở L/C , bao gồm:
1. Hợp đồng ngoại
2. Hợp đồng uỷ thác (nếu là nhập khẩu uỷ thác)
3. Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại đối với mặt hàng có hạn ngạch
4. Giấy mua bán ngoại tệ
5. Đơn xin mở L/C của đơn vị
6. Cam kết thanh toán của đơn vị đã qua phòng kinh doanh, ban lãnh đạo duyệt
7. Giải trình mở L/C do phòng kinh doanh lập và đã được giám đốc Chi nhánh duyệt
Nếu khách hàng kí quỹ 100%giá trị L/C thì phòng thanh toán quốc tế thực hiện không cần qua phòng tín dụng và không cần có cam kết thanh toán và giải trình mở L/C(6,7) . Nếu đơn vị ký quỹ dưới 100% thì phải qua phòng tín dụng, phải được kiểm tra về hạn mức tín dụng đối với đơn vị. Thanh toán viên kiểm tra tính khớp đúng giữa hợp đồng với đơn xin mở L/C, giữa trị giá L/C với giấy cam kết và bản giải trình, sau đó sẽ mở L/C trên cơ sở điện MT100. Điện này sau khi được cán bộ kiểm soát, sẽ được truyền lên Hội sở chính.Tại Chi nhánh, kế toán sẽ hạch toán kí quỹ và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi.
Khi Chi nhánh nhận bộ chứng từ L/C, thanh toán viên kiểm tra sự phù hợp giữa L/C và bộ chứng từ, giữa các chứng từ với nhau, giữa chứng từ với quy tắc thực hành thống nhất UCP 500. Nếu chứng từ phù hợp, thanh toán viên sẽ thông báo cho khách hàng khi đến hạn(thời hạn 5 ngày kể từ khi Ngân hàng nhận được bộ chứng từ). Trường hợp thấy không phù hợp, thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận thì thanh toán viên tiến hành thanh toán(đối với L/C trả ngay), nếu khách hàng không chấp nhận, thanh toán viên gửi điện từ chối cho bên đối tác nước ngoài(trong vòng 5 ngay kể từ khi Ngân hàng nhận bộ chứng từ). Nếu là L/C trả ngay, Ngân hàng phải tiến hành thanh toán; nếu là L/C trả chậm, thanh toán viên sẽ gửi điện chấp nhận thanh toán . Khi thanh toán , thanh toán viên lập điện MT202 để chuyển tiền thanh toán và chuyển cho kế toán hạch toán. Phí phát hành thư tín dụng là 0,1%(tối thiểu là 10$, tối đa là 300$)và phí thanh toán L/C nhập là 0,2%(tối đa 300$, tối thiểu 15$) tính trên giá trị L/C nhập, điện phí mở L/C và điện phí thanh toán lần lượt là 15$ và 5$/ 1 lần.
*L/C xuất khẩu:
Sau khi giao hàng cho bên nhập khẩu, khách hàng chuyển bộ chứng từ hàng xuất, L/C xuất (bản gốc)và bảng kê các chứng từ liên quan cho ngân hàng. Thanh toán viên nhận, kiểm tra tính khớp đúng và hợp lí giữa chứng từ với L/C (bản gốc); giữa các chứng từ; giữa chứng từ với UCP 500, nếu phù hợp thì lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi cho Ngân hàng đối tác nước ngoài để đòi tiền. Trường hợp có sai sót, nếu có thể sữa chữa được thì yêu cầu khách hàng sửa chữa, nếu không sửa chữa được thì hoặc đơn vị gửi chứng từ ra nước ngoài hoặc điện hỏi Ngân hàng nươc ngoài có chấp nhận sửa chữa không. Kế toán hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi, khi có báo có từ Hội sở chính,kế toán ghi có vào tài khoản tiền gửi của đơn vị sau khi đã trừ phí( phí thông báo thư tín dụng là 15$; phí thanh toán là 0,075%/giá trị báo có, tối đa 120$, tối thiểu 10 $).
d. Chiết khấu chứng từ:
Chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu bộ chứng từ khi bộ chứng từ hoàn hảo .Nghiệp vụ này phải có sự phối hợp giữa thanh toán viên của phòng Thanh toán quốc tế với cán bộ tín dụng của phòng kinh doanh. Thanh toán viên phòng thanh toán quốc tế đảm bảo sự phù hợp giữa L/C với các quy định trong thanh toán quốc tế. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trong việc thẩm định tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và phương án kinh doanh của lô hàng.
4.2.5 Thanh toán séc, thẻ: khách hàng chuyển séc, thẻ cho Ngân hàng, thanh toán viên nhận, thông báo cho Ngân hàng nước ngoài.Thực hiện nghiệp vụ này còn tuỳ thuộc Ngân hàng nước ngoài có chấp nhận thanh toán không.
4.3. Phòng kinh doanh
4.3.1. Cho vay:
Khách hàng có nhu cầu vay vốn cung cấp thông tin và tiếp xúc với nhân viên giao dịch (cán bộ tín dụng), nếu là khách hàng vay lần đầu thì trước hết phải giao dịch trực tiếp với trưởng hoặc phó phòng tín dụng. Nếu là khách hàng quen thuộc thì tực tiếp giao dịch với cán bộ tín dụng phụ trách đơn vị mình. Khách hàng hoàn thiện hồ sơ và nộp cho phòng tín dụng, hồ sơ gồm có:
1. Đơn xin vay vốn
2. Hồm sơ pháp lý
3. Phương án sử dụng vốn hoặc dự án
Hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra về khả năng tài chính, tư cách pháp lý và các giấy tờ về bảo đảm tài sản. Dựa trên các văn bản quy định về điều kiện cho vay, phân loại khách hàng để ra quyết định tín dụng. Nếu từ chối cho vay, Ngân hàng phải có giấy báo nêu lý do hoặc cán bộ tín dụng phải phối hợp với khách hàng để giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ của mình. Nếu chấp nhận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các hợp đồng phụ, sau đó tiến hành giải ngân. Suốt thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng (hoặc thanh tra, kiểm soát viên, cấp quản trị) còn phải thực hiện giám sát việc sử dụng vốn vay. Nếu khách hàng vi phạm thì tùy theo mức độ mà có biện pháp xử lý như cảnh cáo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân hoặc thu hồi vốn vay. Đến thời gian đáo hạn, cán bộ tín dụng phải thu nợ, nếu nợ không được trả đầy đủ thì sẽ chuyển nợ quá hạn với lãi suất 150% lãi trong hạn hoặc gia hạn nợ cho khách hàng.
4.3.2. Bảo lãnh:
Doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh gửi đến phòng kinh doanh nội tệ những tài liệu sau:
1. Đơn xin bảo lãnh (theo mẫu của ngân hàng)
2. Tài liệu liên quan như: hồ sơ mời thầu, thông báo trúng thầu, hợp đồng liên quan...Đối với L/C trả chậm vay vốn nước ngoài phải có hợp đồng được sự đồng ý của ngân hàng Nhà nước (vụ quản lý ngoại hối).
3. Bảng tính toán hiệu quả kinh tế.
4. Bảng giải trình kế hoạch thực hiện hay tiến độ thi công, nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công( đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng).
5. Hợp đồng cầm cố thế chấp kèm thêm danh mục tài sản thế chấp có ý kiến của tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước và các cấp có liên quan ( đối với doanh nghiệp Nhà nước).
Nếu là khách hàng mới giao dịch lần đầu thì cần phải xuất trình thêm:
1. Quyết định thành lập
2. Bản đăng ký kinh doanh
3. Bảng tổng kết tài sản hai năm gần đây nhất
Hồ sơ sẽ được cán bộ tín dụng thẩm định về hiệu quả kinh tế, tuỳ vài mức ký quỹ mà xem xét đến tài sản thế chấp, sau đó trình cho trưởng phòng kinh doanh nội tệ để kiểm tra hồ sơ và ghi ý kiến của mình, trình giám đốc Chi nhánh duyệt và giải quyết (nếu thuộc thẩm quyền).Nếu không thuộc thẩm quyền của giám đốc Chi nhánh thì sẽ trình hồ sơ cho tổng giám đốc NHCT Việt Nam giải quết. Nếu nếu đồng ý thì sẽ chuyển hồ sơ cho phòng kinh doanh ngoại tệ (nếu là bảo lãnh nước ngoài) hoặc phòng kinh doanh nội tệ (nếu là bảo lãnh trong nước) để thực hiện mở thư bảo lãnh. Nếu không đồng ý thì phải từ chối bằng văn vản và trả lại hồ sơ cho khách hàng (trong vòng từ 10 đến 15 ngày - đối với bảo lãnh trên 1 năm, 6 ngày đối với bảo lãnh dưới 1 năm). Mức phí bảo lãnh là tối đa 2%/1 năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh.
Chi nhánh thực hiện các hình thức bảo lãnh như bảo lãnh trong nước (bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán..), bảo lãnh mở L/C trả chậm,...
4.3.3. Chiết khấu giấy tờ có giá:
Phòng tín dụng chỉ thực hiện chiết khấu những bộ chứng từ hoàn hảo. Công việc này phòng tín dụng cùng phối hợp vớo phòng kinh doanh ngoại tệ.
5)Đôi nét về hoạt động:
5.1 Đặc điểm tình hình.
Gia Lâm là địa bàn tập trung của nhiều xí nghiệp công nghiệp, công ty, chi nhánh của tổng công ty, có khu công nghiệp Sài Đồng, do đó tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Sự cạnh tranh trên địa bàn chưa cao so với ở các quận nội thành, nên với thế mạnh của mình, Chi nhánh đã tạo được nhiều lợi thế riêng. Chi nhánh ngân hàng Công Thương Chương Dương cũng như NHCT Việt Nam đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng. Chi nhánh đã được trang bị máy vi tính tại các quỹ và xử lý nghiệp vụ tại quỹ.
Với phương châm hoạt động “ổn định, an toàn, hiệu quả, phát triển” NHCTVN đã có các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng xấu từ các nhân tố khách quan, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam, đã làm cho Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương tiếp tục mở rộng và duy trì mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, doanh số hoạt động kinh doanh đối ngoại liên tục tăng so với năm .
5.2. Công tác huy động vốn
Cũng như các doanh nghiệp khác, đối với nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, ban lãnh đạo NHCT Chương Dương đã chủ động tích cực quan tâm phát triển nguồn vốn, mở rộng mạng lưới khách hàng với 12 quỹ.Các quỹ này được đặt ở những địa điểm thuận lợi cho khách hàng như gần chợ, ở những khu đông dân cư. Phòng nguồn vốn đã có nhiều biện pháp để thu hút khách hàng như đưa ra các dịch vụ tại quỹ như thu đổi ngoại tệ, thu tiền tại quỹ (gần doanh nghiệp), chính sách chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt. Hơn nữa, nhờ sự chỉ đạo linh hoạt của NHCT Việt Nam nên công tác huy động vốn tăng trưởng khá.
Cụ thể tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ở Ngân hàng Công Thương Chương Dương như sau:
( đơn vị: tỷ đồng)
Năm
TG tiết kiệm
TG doanh nghiệp
Trái phiếu kì phiếu
Tổng
Có KH
Không KH
Có KH
Không KH
2001
609
14
536
400
24
1667
2002
804,2
11,6
912
133,4
109
2476
Như vậy tổng vốn huy động tăng mạnh ( 809 tỷ 48,53%) so với năm 2001, vượt 23,5% so với kế hoạch. Trong đó vốn huy động bằng VNĐ tăng hơn 70% và nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm. Sở dĩ như vậy là do........
Về cơ cấu vốn thì tiền gửi từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (67% vào năm 2002 tăng 616 tỷ đồng, tốc độ tăng 59%)- đây là thuận lợi lớn cho Ngân hàng. Nguồn vốn tăng trưởng cả nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư, đảm bảo tính ổn định và lãi suất huy động hợp lý.Qua đó chung ta có thể thấy khách hàng chủ yếu của chi nhánh là doanh nghiệp, và tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp khá lớn - đây là nguồn vốn rẻ cho Ngân hàng.
Hệ thống mạng lưới huy động vốn bao gồm 12 quỹ tiết kiệm, tăng so với đầu năm 1 quỹ. Nhiều quỹ có mức tăng trưởng đạt mức dư tiền gửi trên 100 tỷ như quỹ 56, quỹ 58, quỹ 59.
Riêng hai chi nhánh mới thành lập, tổng nguồn vốn huy động đều tăng; Tại chi nhánh Sài Đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 334 tỷ đồng, tăng 187 tỷ, tốc độ tăng 127 % so với năm 2001, trong năm có mở thêm 1 quỹ tiết kiệm; tại chi nhánh Yên Viên, tổng nguồn vốn huy động đạt 126 tỷ, tăng 40 tỷ, tốc độ tăng 45% so với năm 2001.
Trong tình trạng khó khăn về nguồn vốn huy động của hệ thống Ngân hàng, để đạt được những chỉ số như trên, chứng tỏ những nỗ lực Chi nhánh chủ động tìm mọi biện pháp khơi thông nguồn vốn. Đến 31/12/2002 Chi nhánh chỉ phải nhận vốn điều hoà từ Trung ươgn là 49 tỷ đồng trên tổng đầu tư và cho vay là 2.525 tỷ.
5.3. Công tác sử dụng vốn
Tổng dư nợ đầu tư và cho vay đến 31/12/2002 ( kể cả VND và ngoại tệ quy VND) đạt 2525 tỷ đồng, tăng 808 tỷ đồng, tốc độ tăng 46%so với đầu năm và vượt lế hoạch 21%. Trong đó đồng tài trợ tăng 222 tỷ đồng, tốc độ tăng 249 % so với năm 2001 (thuộc dự án khí Nam Côn Sơn và dây chuyền II granit Thach Bàn).
5.3.1 Cho vay nền kinh tế
Tổng doanh số cho vay 2.978 tỷ đồng, tăng 10,3 % so với năm trước
Tổng doanh số thu nợ 2.412 tỷ đồng, tăng 22,2%so với năm 2001
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 2.198 tỷ đồng, tăng 556 tỷ đồng, tốc độ tăng 34% so với năm 2001, trong đó cho vay VND tăng 481 tỷ đồng, ngoại tệ tăng 75 tỷ đồng.
5.3.2 Cơ cấu dư nợ
+ Theo thể loại cho vay
-Cho vay ngắn hạn: Dư nợ đạt 1.265 tỷ đồng, tốc độ tăng 39% so với năm trướcvà chiếm tỷ trọng 50% trong tổng dư nợ.
-Cho vay trung và dài hạn: dư nợ đạt 1.185 tỷ đồng. Trong năm, Chi nhánh đã tiếp cận và đầu tư nhiều dự án lớn: dự án khuôn đúc Cty Kim khí Thăng Long, Cty Thạch Bàn, Công ty Điện lực Hà Nội, dự án sản xuất ống gang cầu Công ty Mai Động... Tiếp tục thực hiện cam kết đồng tài trợ dự án khí Nam Côn Sơn giải ngân trong năm 2002 là 14 triệu Đô la Mỹ, dự án đến nay đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả kinh tế.
Các dự án đầu tư được thẩm định chặt chẽ kỹ càng, một só dự án đã đi vào hoạt động phát huy hiệu quả kinh tế đảm bảo trả nợ gốc, lãi đúng hạn.
+ Theo thành phần kinh tế:
-Dư nợ cho vay Doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.294 tỷ, tốc độ tăng 47%, chiếm tỷ trọng 91% trong tổng dư nợ.
-Dư nợ cho vay thành phần kinh tế khác đạt 230 tỷ đồng, tốc độ tăng 44%, Chiếm tỷ trọng 9% trong tổng dư nợ.
+Phân theo ngành kinh tế và lĩnh vực đầu tư chủ yếu:
Bám sát đương lối chủ trương phat triển kinh tế của Nhà nước và thành phố Hà Nội, Chi nhánh đã chú trọng đầu tư cho vay đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành giao thông và thương mại dịch vụ ; đầu tư vào các TCT và các đơn vị thành viên cá khả năng tài chính mạnh như TCT Điện lực Việt Nam, TCT dầu khí, TCT BCVT Việt Nam, TCT công trình giao thông I, Tổng công ty Máy và Phụ tùng...
5.3.3 Nghiệp vụ bảo lãnh
Số dư bảo lãnh cả VND và ngoại tệ quy VND là 250 tỷ đồng. Trong đó số dư bảo lãnh trong nước là 64 tỷ đồng, chủ yếu là bảo lãnh thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp các công trình xây dựng; số dư bảo lãnh nước ngoài (chủ yếu là bảo lãnh LC ‘at sight’) 186 tỷ đồng.
Thông qua nghiêp vụ bảo lãnh đã giúp các đơn vị, tổ chức kinh tế tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình quan trọng, thực hiện nhiều hợp đồng với quy mô lớn, cung cấp nhiều hàng hoá, sản phẩm cho thị trường, tạo mối quan hệ khăng khít giúp đơn vị và Ngân hàng cùng phát triển. Với doanh số bảo lãnh như trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Khách hàng phải mất nhiều thời gian trong việc chờ phán quyết của NHCT Việt Nam trong trường hợp doanh số bảo lãnh vượt giới hạn cho phép, do đó gây nhiều trở ngại cho khách hàng.
5.3.4. Tình hình cho vay đầu tư tại 2 chi nhánh
a. Chi nhánh khu công nghiệp Sài Đồng
Doanh số cho vay đạt 990 tỷ đồng, tốc độ tăng 71% so với năm trước.
Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 500 tỷ đồng, tăng 231 tỷ đồng, tốc độ tăng 86% so với năm 2001.
b. Chi nhánh Yên Viên:
Doanh số cho vay đạt 629tỷ, tốc độ tăng 15% so với năm 2001
Dư nộ cho vay nền kinh tế đạt 4723 tỷ đồng, tăng 118 tỷ, tốc độ tăng 33% so với năm 2001
Kết quả cho thấy dư nợ đầu tư cho vay của Chi nhánh tronng năm qua vẫn tiếp tục tăng trưởng cao và vững chăc svề số lượng cũng như chất lượn, các chỉ tiêu về cho vay, thu nợ, dư nợ đều vượt xa so với năm 2001.
Trong đầu tư, Chi nhánh đề ra chiến lược cụ thể và lâu dài, tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có xu hướng phát tiển và có ưu thế cạnh tranh trong nước và khi tham gia hội nhập như ngành Điện, Dầu khí, Viễn thông, Giao thông...Các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh . Đặc biệt chú trọng đầu tư những dự án có tầm cỡ quốc gia theo chương trình của chính phủ và được sụ bảo lãnh của Bộ Tài chính như dự án cho vay sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Công ty may Đức Giang, Công ty vật tư bưu điện I, những dự án có tính hiện thực cao.
Hầu hết các phương án, dự án đều phát huy hiệu quả kinh tế cao, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật , đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị tăng năng lực, quy mô sản xuất kinh doanh, sản phẩm cung cấp có chất lượng tốt, giá thành hợp lý được thị trường chấp nhận như sản phẩm của nhà máy vật liệu bưu điện gạch men của công ty Thachj bBàn, chất tẩy rửa công nghiệp của nhà máy hoá chất Đức Giang, ống gang cầu Cty Mai Động, các công trình xây dựng cầu đường của Cty Cầu 12, Cầu 14, Cầu 75... là những sản phẩm có uy tín trên thị trường.
5.3.5 Thực hiện các chương trình tín dụng khác
- Chương trinh cho vay sinh viên ,tổng số sinh viên được vay vốn tại chi nhánh là 676 sinh viên, số dư nợ là 694 triệu đồng.
- Chương trình cho vay CBCNV: tổng số CBCNV vay vốn tại Chi nhánh là 203 người, số dư nợ đạt 2424 triệu đồng.
Thông qua việc cho vay các đối tượng trên đã giảm khó khăn cho học sinh, sinh viên, giúp CBCNV mua sắm phương tiện đi lại và ổn định chỗ ở.
- Chương trình hiện đại hoá Ngân hàng: thực hiện chương trình này, Chi nhánh đã triển khai và làm tôt chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính đảm bảo mọi giao dịch phát sinh được cập nhật, nhanh chóng, chính xác.
5.3.6 Chất lượng tín dụng
Tiếp tục thực hiện phương châm của NHCT Việt Nam: “ Phát triển an toàn hiệu quả”.
- Chi nhánh chú trọng tập trung đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao, sản xuất ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, lựa chọn, sàng lọc những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tín dụng sòng phẳng. Nâng cao khả năng tiếp thị, khả năng thẩm định của đội ngũ cán bộ tín dụng, đảm bảo cho vay theo đúng cơ chế, quy chế hiện hành. Thường xuyên theo sát mọi diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Qua đó tham mưu đề xuất, quyết định mức cho vay phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng.
Kết quả trong năm qua với tốc độ tăng trưởng dư nợ 46%, với khối lượng dư nợ trên 2.500 tỷ đồng, song vẫn nằm trong tầm quản lý giám sát của Chi nhánh. Các khoản đầu tư và cho vay đều thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn, các khoản cho vay mới không phát sinh nợ quá hạn, lãi treo.
Chi nhánh cũng xác định xử lý nợ tồn tồn đọnglà một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch ngân hàng năm 2002. Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại tất cả các khoản nợ quá hạn, đề ra phương án xử lý từng trường hợp cụ thể, như đôn đốc nhắc nhở, xử lý phát mại tài sản đảm bảo và khởi kiện trước pháp luật. Ban xử lý nợ tồn đọng thường xuyên nắm bắt tình hình, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan chức năng, bằng nhiều biện pháp xử lý hữu hiệu, nên trong năm qua, kết quả xử lý nợ tồn đọngcủa chi nhánh đạt rất cao. Tổng số tiền thu hồi đạt 27.500 triệu đồng; trong đóthu từ bán 21 tài sản 24.613 triệu đồng, thu bằng tiền 1.623 triệu và thu từ các món nợ đã được xử ly rủi ro 1.127 triệu. Đến31/12/2002, nợ chờ xử lý có tài sản đảm bảo, Chi nhánh đã tích cực cùng phối kết hợp các cơ quan hữu quan và người vay để xử lý tài sản thu hồi nợ, nên nợ tồn đọng giảm so với đầu năm là 2,1%, dư nợ quá hạn và nợ chờ xử lý giảm từ 5,5% xuống còn 3,4%. Chỉ tiêu thu hồi nợ tồn đọng được Chi nhánh đặc biệt coi trọng và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh.
5.3.7 Công tác thông tin phòng ngừa, xử lý rủi ro.
Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nợ nhằm lành mạnh hoá dư nợ trong hệ thống, Chi nhánh đã tích cực rà soát, xem xét xử lý và trình NHNH, NHCT Việt Nam xử lý rủi ro cho 7 khách hàng với số tiền là 1.103.triệu đồng và 160.000 USD, miễn giảm lãi cho 35 khách hàng.
5.4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại
5.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Năm 2002, tỷ giá đồng dollar Mỹ biến động thất thường và tăng ở mức độ chậm, tỷ giá các ngoại tệ khác cũng liên tục thay đổi. Mặt khác, do giá một số mặt hàng XK giảm nên doanh số hoạt động king doanh XK ở các doanh nghiệp cũng giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, phòng đã cố gắng tìm kiếm khách hàng và áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng có nguồn thu ngoại tệ, mạnh dạn phân công một cán bộ chuyên nghiên cứu biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ nên vẫn làm tốt nghiệp vụ này. Cụ thể:
+Đồng Dollar Mỹ:
- Mua vào:103 triệu USD
- Bán ra :102 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2001 là: 103%
+ Đồng Yên Nhật:
- Mua vào: 889 triệu JPY
- Bán ra :889 triệu JPY
-Tỷ lệ so với năm 2001 là: 161%
+Đồng EUR:
- Mua vào:2,96 triệu EUR
- Bán ra : 2,96 triệu EUR
- Tỷ lệ so với năm 2001: 139%
Ngoài ra, Ngân hàng còn kinh doanh một số loại ngoại tệ khác như: Frăng Thuỵ Sỹ, Dollar Uc...
Chênh lệch mua bán Ngoại tệ năm 2002 là 1.275.851.379 đồng, tỷ lệ so với năm 2001 là 63,36%.
Như vậy, mặc dù doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng nhưng chênh lệch mua bán ngoại tệ thấp hơn so với năm 2001, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá đồng Dollar Mỹ tăng ít (321 so với năm 2001 là 566), ngoài ra, theo chỉ đạo của Ban giám đốc nghiệp vụ này phải phục vụ cho công tác tín dụng. Chênh lệch mua bán ngoại tệ khác là 898 triệu đồng bằng 70% chênh lệch mua bán chung.
5.4.2 Nghiệp vụ chi trả kiều hối:
Năm 2002, chi trả kiều hối vẫn tiếp tục tăng, lượng khách mở tài khoản cá nhân để nhận tiền kiều hối tăng rõ rệt, vì vậy chi trả kiều hối tăng 23% so với năm 2001
Doanh số nhận về chi trả kiều hối của Dollar Mỹ:
- Số món: 350
- Trị giá: 920 ngàn USD
- Tỷ lệ so với năm 2001: 123%
Doanh số nhận về chi trả kiều hối của đồng Euro
- Số món: 25
- Trị giá: 35 ngàn EUR
5.4.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
+ Thanh toán hàng nhập: Trị giá quy USD là 128,5 triệu USD, tỷ lệ so với năm 2001 là: 126,6%. Trong đó:
- L/C nhập khẩu:
. Mở 792 L/C, trị giá quy USD: 86,6 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2001 : 100%
. Thanh toán 1.152 bộ chứng từ, trị giá quy USD 87,9 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2001: 98%
- Nhờ thu nhập khẩu:
. Nhận 168 bộ chứng từ, trị giá quy USD: 3,5 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2001: 106%
. Thanh toán 175 bộ chứng từ, trị giá quy USD: 3,7 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2001: 132%
- Chuyển tiền đi: Trị giá quy USD: 36,9 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2001: 318%
+ Thanh toán hàng xuất: Trị giá quy USD: 18,2 triệu USD
Tỷ lệ so với năm 2001: 147%. Trong đó:
- L/C xuất khẩu:
. Gửi ra nước ngoài 81 bộ chứng từ. Trị giá: 3,1 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2001 là 206%
. Nước ngoài đã thanh toán67 bộ chứng từ, trị giá: 2,3 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2001 là 164%
- Nhờ thu xuất khẩu:
. Gửi ra nước ngoài14 bộ chứng từ. Tri giá 214 ngàn USD. Tỷ lệ so với năm 2001là 83%
. Nước ngoài đã thanh toán13 bộ chứng từ, trị giá158 ngàn USD. Tỷ lệ so với năm 2001là 61%
- chuyển tiền đến: Trị giá 15,7 triệu USD. Tỷ lệ so với năm 2001 là 148%
+ Phí dịch vụ thu được năm 2002 là 4.717.246 đồng. Tỷ lệ so với năm 2001:90%
Tuy doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2002 tăng, nhưng tổng phí dịch vụ thu được chỉ bằng 90% năm 2001, nguyên nhân là do hầu hết các đơn vị mở L/C đều được ban giám đốc miễn giảm phí cam kết thanh toán, có một số doanh nghiệp còn được miễn giảm phí ở mức tối thiểu. Các đơn vị mở nhiều L/C với giá trị lớn nên phí thu được thấp hơn nhiều so với mức phí phải thu vì dù L/C có giá trị lớn nhưng Ngân hàng chỉ được thu phí ở mức tối đa.
5.5 Công tác kế toán tài chính
5.5.1 Công tác kế toán
Hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, các loại hình dịch vụ ngày cành phong phú. Công tác kế toán đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Với thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn chính xác, thủ tục thuận lợi đã tạo được niềm tin và uy tín của chi nhánh.
- Công tác hạch toán kế toán : Hạch toán kế toán luôn đảm bảo chính xác, đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo an toan tài sản của khách hàng, của Chi nhánh. Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với các phòng ban thực hiện tốt chính sách khách hàng và không ngừng đổi mới phong cách giao dịch văn minh lịch sự với sự ân cần của đội ngũ thanh toán viên . Vì vậy, trong năm qua đã có 308 khách hàng đến mở tài khoản giao dịch và qua các nghiệp vụ này thu phí dịch vụ đạt 1.040 triệu đồng, tăng 577 triệu đồng, tốc độ tăng 78% so với năm 2001.
- Công tác thanh toán điện tử và thanh toán liên ngân hàng: công tác này ngày càng thuận lợi đảm bảo nhanh chóng, chính xác vì vậy khách hàng sử dụng rất nhiều loại hình dịch vụ này, các chứng từ thanh toán điện tử đi, đến đều được thanh toán chính xác, kịp thời. Trong năm qua, Chi nhánh đã thực hiện 8.979 món thanh toán điện tử với số tiền 4.813 tỷ đồng; và thanh toán liên ngân hàng gồm 709 món đi với số tiền 447,6 tỷ đồng, 2.690 số món đến với số tiền 1.096 tỷ đồng.
- Kế toán cho vay và bảo lãnh: Thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ các khoản vay và trả nợ của khách hàng. Trong thanh toán có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thanh toán viên và cán bộ tín dụng từ khâu giao nhận hợp đồng tín dụng và các chứng từ khác có liên quan đến việc giải ngân, quản lý thu hồi gốc, lãi, phí theo đúng chế độ, nhất là khi thực hiện chương trình quản lý tín dụng trên máy, sự phối kết hợp giữa hai bộ phận này ngày càng có hiệu quả.
- Kế toán tài sản: Bộ phận kế toán tài chính đã phối kết hợp chặt chẽ với phòng hành chính xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sửa chữa nhà làm việc chi nhánh Yên Viên, xây dựng mới trụ sở làm việc đúng tiến độ.
-Kế toán thu chi tài chính: Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chibảo đảm theo đúng quy chế, chế độ tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo hoật động kinh doanh, tính toán đầy đủ kịp thời các khoản thuế, lợi nhuận. Thực hiện chi trả tiền lương, nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trích dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi đúng chế độ tài chính quy định.
5.5.2.Công tác điện toán
-Công tác thông tin điện toán luôn đảm bảo cung cấp số liệu chính xác kịp thời, hàng ngày đã cung cấp kịp thời cân đối vốn cho ban giám đốc điều hành kinh doanh, sổ hạch toán ngoại bảng cho thanh toán viênvà cho khách hàng, các loại báo cáo cân đối tháng, quý, năm gửi về NHCT Việt Nam và NHNH đúng thời hạn.
Chi nhánh thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy tính nhằm hạn chế sự cố ảnh hưởng đến công tác chuyên môn và cải tạo hệ thống mạng đảm bảo cho thanh toán quốc tế và thanh toán điện tử được an toàn, hiệu quả; cài đặt thành công chương trình thanh toán điên tử liên ngân hàng , chương trình mua bán trái phiếu, phối hợp với công ty ONE lắp đặt đường mạng cho trụ sở mới . Ngoài ra, Tổ vi tính còn phối hợp với bộ phận thanh toán viên nghiên cứu thành công chương trình thu phí liên ngân hàng trên máy.
5.6 Công tác tiền tệ kho quỹ
5.6.1 Công tác thu chi tiền mặt
- Tổng thu tiền mặt VND: 2.195 tỷ, tăng 272 tỷ đồng, tốc độ tăng 14% so với năm 2001
-Tổng chi tiền mặt: 1.842 tỷ đồng, tăng 629 tỷ đồng, tốc độ tăng 34%.
- Bội thu tiền mặt:424 tỷ đồng
- Thu ngoại tệ đồng USD: 16.946.000USD
Là một Ngân hàng có doanh số thu chi tiền mặt lớn và luôn bội thu thường xuyên nộp về NHNN. Đi đôi với việc thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng tại chi nhánh, còn nhiều tổ thu hoạt động lưu động trực tiếp thu tiền thường xuyên tại đơn vị như: Cty Điện lực, Bưu điện, Cty may Đức Giang.
Trong thu chi tiền mặt, chị em luôn có thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo, chấp hành nghiêm túc các quy trình thu chi tiền mặt, đảm bảo thu nhanh, thu đủ, chính xác kịp thời. Ngoài nhiệm vụ thu chi tiền mặt, Công tác điều hoàtiền mặt luôn được chú trọng, phối kết hợp giữa phòng kinh doanh , phòng ngoại tệ, đảm bảo đượ mức tồn quỹ VND, ngoại tệ, đảm bảo khả năng chi trả kịp thời cho khách hàng và không để đọng vốn.
5.6.2 Công tác quản lý an toàn kho quỹ
Công tác quản lý an toàn kho quỹ luôn được đặt lên hàng đầu và coi đay là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thu chi tiền mặt đảm bảo dún quy trình nghiệp vụ, việc ra vào bảo vệ canh gác kho tiền, chuyển tiền nộp NHNH, các quỹ tiết kiệm trong chi nhánh được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các tài sản khác bảo quản tại kho như hồ sơ tài sản thế chấp,giấy tờ in quan trọng được theo dõi quản lý chặt chẽ. Thực hiện cập nhật sổ sách, kiểm quỹ cuối ngày, cuối tháng theo đúng quy định. Công tác kiểm đếm chọn lọc phân loại ngày càng có chất lượng cao hơn, qua kiểm đếm đã phát hiện và thu hồi khối lượng lớn tiền giả: 19.985.000 đồng.
Luôn động viên khích lệ những gương điển hình về nêu cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất trong sáng của đội ngũ kiểm ngân. Trong năm qua, chi em kho quỹ đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 1.923 món, số tiền 1.1.15 triệu đồng.
5.7 Công tac kiểm toán kiểm tra nội bộ và xét khiếu tố
Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ và xét khiếu tố: công tác này tại Chi nhánh luôn được quan tâm chu trọng cả về số lượng và chất lượng. Trong năm đã tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của Chi nhánh như nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ kho quỹ,... tại trụ sở chính cũng như 2 chi nhánh.
Công tác kiểm tra được lập theo chương trình công tác cụ thể, kết hợp hai hình thức là kiểm soát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Công tác kiểm soát từ xa được thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng quý, kịp thời nắm bắt số liệu các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, nguồn vốn, kho quỹ. Từ đó xác định trọng tâm trọng điểm cần kiểm tra và đề ra biện pháp cần kiểm tra cho phù hợp, có hiệu quả. Qua đó tham gia góp ý chỉnh sửa kịp thời những sai sót.
- Công tác kiểm tra tại chỗ : Trong năm qua đã tổ chức được 24 đợt kiểm tra. Riêng 2 chi nhánh trực thuộc đã kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động . Thông qua những đợt kiểm tra đã phát hiện ra những sai sót và trực tiếp góp ý tới từng phòng, cán bộ nghiệp vụ, chỉnh sửa kịp thời , đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tham mưu đề xuất giúp ban lãnh đạo trong quản lý điều hành.
- Công tác khiếu tố: trong năm qua do làm tốt công tác công khai dân chủ sâu rộng, chăm lo quyền lợi hợp pháp chính đáng của CBCN cả vể vật chất tinh thần, tạo không khí vui tươi lành mạnh trong cơ quan, việc triển khai thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng , pháp luật Nhà nước đến từng CBCNV nên trong năm không có đơn thư khiếu tố, không có cán bộ nào vi phạm pháp luật.
5.8 Kết quả kinh doanh
Với sự điều hành linh hoạt, sự phối kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các nghiệp vụ, nên hoạt động kinh doanh năm 2002 đạt kết quả cao. Cụ thể:
-Tổng thu nhập: 153,2 tỷ đồng
- Tổng chi phí: 127,5 tỷ đồng
- Lợi nhuận ròng: 25,7 tỷ đồng (sau khi đã trích dự phòng rủi ro là10,4 tỷ đồng), tăng 9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 54% so với năm 2001, vượt kế hoạch trung ương giao 19%. Đây là năm đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.
6. Nhận xét về tổ chức bộ máy và hoạt động của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
6.1 Những kết quả đạt được:
a. Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực:
+ Sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực tạo điều kiện cho mỗi người phát huy được khả năng của mình, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
+ Việc nhân viên phòng nguồn vốn được tăng cường kịp thời cho các quỹ khi có nhu cầu đã đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng.
+ Nguồn nhân lực khá trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết.
+ Ngân hàng đã chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại bằng nhiều hình thức, tạo được đội ngũ cán bộ kế cận đáp ứng được yêu cầu công việc.
+ Mạng lưới các quỹ phân bố hợp lý
+ Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một số khách hàng cụ thể tạo điều kiện giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng được chặt chẽ hơn, dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp và các thông tin cần thiết về khách hàng.
b. Về hoạt động:
+ Đã chú trọng đến Marketing Ngân hàng trên một số mặt như: chăm sóc khách hàng, phong cách giao dịch tạo được lòng tin cho khách hàng, có hình thức dịch vụ tại quỹ do đó vẫn duy trì được mối quan hệ với khách hàng cũ và thiết lập quan hệ với nhiều đơn vị mới.
+ Đã chú trọng tới công tác hiện đại hoá ngân hàng, hiện đại hoá các quỹ và làm tốt việc xử lý thông tin ngay tại quỹ.
+ Nguồn vốn huy động tăng, tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân trong năm khá cao (135,7%).
+ Tiếp cận được nhiều dự án lớn, có hiệu quả, công tác thẩm định chặt chẽ, xâm nhập được vào một số ngành kinh tế trọng điểm, do đó có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao.
+ Công tác xử lý nợ tồn đọng khá tốt; tỷ trọng nợ qua hạn,nợ trả thay trong bảo lãnh, nợ liên quan đến vụ án chưa xử lý trên tổng dư nợ giảm từ 5,5% (tháng 6-2002) xuống 3,4% (tháng 31/12/2002), chất lượng tín dụng được nâng cao.
+ Doanh số bảo lãnh, chi trả kiều hối, một số nghiệp vụ thanh toán quốc tế tăng khá.
+ Hoạt động tại hai Chi nhánh trực thuộc Yên Viên và Sài Đồng tăng trưởng mạnh chứng tỏ hoạt động có hiệu quả của hai Chi nhánh và sự đúng đắn của quyết định mở rộng mạng lưới kinh doanh
6.2. Những vấn đề còn tồn tại.
+Nguồn vốn tăng trưởng cao song chưa thực sự ổn định, vững chắc, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư. Lượng tiền gửi không kì hạn của doanh nghiệp giảm mạnh.
+ Chưa có phòng hoặc bộ phận Marketting riêng nên gây khó khăn cho việc ứng dụng Marketing vào thực tiễn, chưa có chiến lược, chính sách rõ ràng.
+ Tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn, chưa có sự quan tâm thích đáng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn.
+ Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các doanh nghiệp chưa đạt được tỷ lệ NHCT Việt Nam giao.
+ Các dịch vụ chưa thực sự phát huy được thế mạnh, tỷ lệ thu phí dịch vụ còn quá thấp.
+ Hoạt động của phòng kinh doanh ngoại tệ tăng khá về doanh số nhưng kết quả thu được không tăng, đó là do Chi nhánh chưa thực sự được chủ động trong hoạt động này
+ Chưa có sự phân công rõ ràng thành các tổ chuyên trách về các nghiệp vụ cụ thể tại phòng kinh doanh nội tệ.
+ Một số nghiệp vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng + Số lượng nhân viên có có trình độ ngoại ngữ chưa cao ( sau C chiếm 27%), mặc dù cơ cấu nhân viên theo độ tuổi khá trẻ ( Dưới 35 tuổi chiếm 55%)
+ Vẫn chưa có trụ sở giao dịch chính thức và phù hợp với vị trí, tiềm năng của hai Chi nhánh Yên Viên và Sài Đồng
Phần III
Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Chi nhánh
1. Định hướng hoạt động năm 2003
+ Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn VND và ngoại tệ, trên cơ sở khai thác các nguồn từ các tổ chức kinh tế, xã hội và tiền gửi dân cư.
+ Rà soát và kiểm tra lại dư nợ cho vay đối với từng khách hàng, trên cơ sở đó tăng thị phần cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm đối với ngân hàng. Đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế trên cơ sở cho vay có bảo đảm, tiếp tục tiếp thị các khách hàng mới, dành vốn để mở rộng và tăng trưởng tín dụng lành mạnh ở cả 2 chi nhánh.
+ Đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệvà thanh toán quốc tế, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng.
+ Đảm bảo thu chi tiền mặt cho khách hàng kịp thời nhanh chóng, không để tiền mặt tồn quỹ quá quy định, tiếp tục triển khai mở rộng việc thu chi tiền mặt tại đơn vị.
+Tiếp tục quy hoạch bồi dưỡng cán bộ kế cận, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và phong cách giao dịch đối với đội ngũ cán bộ.
+ Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc, hoàn thành và chuyển trụ sở làm việc, tìm và xây dựng trụ sở cho hai chi nhánh.
2. Kiến nghị đối với Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương
Qua những phân tích trên, ta thấy Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Đặc biệt, sắp tới, ngân hàng còn phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh khá mạnh là Chi nhánh của Ngân hàng Ngoại Thương, tôi xin đề cử một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của Chi nhánh
+ Chi nhánh cần có thêm phòng hoặc bộ phận Marketting riêng để có chính sách, chiến lược Marketing cụ thể hơn. Từ đó, sẽ có chiến lược giá cả với từng đối tượng khách hàng cụ thể, đặc biệt là hiện nay đang thực thi chính sách lãi suất thoả thuận; sẽ thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu thị trườngvà thực hiện được mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm.
+Chi nhánh cần có sự quan tâm thích đáng hơn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở vẫn phát huy thế mạnh vốn có nhằm mở rộng thị phần, tạo thế mạnh trong cạnh tranh, từng bước chuyển đổi cơ cấu dư nợ.
+ Tạo thế chủ động trong kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế bằng cách tiếp cận với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu như Công ty may 10,..chú trọng hơn nữa tới công tác Marketing.
+Chi nhánh cần khuyến khích, tạo điều kiện và chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học,đặc biệt là cán bộ trẻ.
Kết luận
Trong xu thế hội nhập hiện nay, trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề sống còn với mỗi ngân hàng là phải cơ cấu lại, phải đổi mới, phải đa dạng hoá dịch vụ. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương cũng đang chuyển mình và đã đạt được những thành tựu nhất định, được công nhận là Chi nhánh có thành tích hoạt động kinh doanh xuất sắc năm 2002. Đó là kết quả của sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh. Đây cũng là sự khích lệ lớn cho Chi nhánh tiếp tục khắc phục những khó khăn cũng như những tồn tại để ngày càng lớn mạnh, để làm được điều này, cần có sự nỗ lực và phối hợp của tất cả các phòng ban.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I. Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam 2
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của NHCT Việt Nam 2
2. Mạng lưới tổ chức của NHCT Việt Nam 3
Phần II. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 4
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh 4
2. Vị trí pháp lý và chức năng của Chi nhánh 5
3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và điều hành của Chi nhánh 5
3.1. Tổ chức bộ máy 5
3.2. Chức năng của các cán bộ quản lý và các phòng ban 6
3.3. Cơ cấu lao động 9
4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tại các phòng 9
4.1. Phòng nguồn vốn 9
4.1.1. Huy động tiền gửi dân cư 9
4.1.2. Nhận tiền gửi doanh nghiệp 9
4.2 Phòng ngoại tệ 9
4.2.1. Hạch toán kế toán 9
4.2.2. Mua bán ngoại tệ 10
4.2.3. Chi trả kiều hối 10
4.2.4. Thanh toán quốc tế 10 4.2.5. Thanh toán séc, thẻ 13
4.3 Phòng kinh doanh 13
4.3.1. Cho vay 13
4.3.2. Bảo lãnh 14
4.3.3. Chiết khấu giấy tờ có giá 15
5. Đôi nét về hoạt động của Chi nhánh NHCT Chương Dương 15
5.1. Đặc điểm tình hình 15
5.2. Công tác huy động vốn 16
5.3. Công tác sử dụng vốn 17
5.3.1. Cho vay nền kinh tế 17
5.3.2. Cơ cấu dư nợ 17
5.3.3. Nghiệp vụ bảo lãnh 18
5.3.4. Tình hình cho vay và đầu tư tại hai Chi nhánh 18
5.3.5. Thực hiện các chương trình tín dụng khác 19
5.3.6. Chất lượng tín dụng 19
5.3.7. Công tác thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro 20
5.4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 21
5.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 21
5.4.2. Nghiệp vụ chi trả kiều hối 22
5.4.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 22
5.5. Công tác kế toán tài chính 23
5.5.1. Công tác kế toán 23
5.5.2. Công tác điện toán 24
5.6 Công tác tiền tệ kho quỹ 25
5.6.1. Công tác thu chi tiền mặt 25
5.6.2. Công tác quản lý an toàn kho quỹ 25
5.7. Công tác kế toán thanh tra nội bộ và xét khiếu tố 25
5.8. Kết quả kinh doanh 26
6. Nhận xét về tổ chức bộ máy và hoat đọng của Chi nhánh 27
6.1 Những kết quả đạt được 27
6.2. Những vấn đề còn tồn tại 28
Phần III. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh 29
1. Định hướng hoạt động năm 2003 29
2. Kiến nghị 29
Kết luận................ 31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC864.doc