Hình thức tổ chức sản xuất của công ty theo sự chuyên môn hoá tính chất của sản phẩm: Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng, hình thức này làm giảm chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng hóc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại không linh hoạt khi thay đổi sản phẩm. Do đó không đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ lẻ nhưng rất khó tính về chất lượng và mẫu mã hàng hóa.
Một hình thức tổ chức sản xuất mà Công ty Dệt may Hà Nội áp dụng là sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng nhà máy. Hình thức này có ưu điểm là linh hoạt khi thay đổi từng loạt sản phẩm theo đơn đặt hàng lớn.
41 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Dệt – May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi được bán cho các công ty thương mại sản xuất hàng dệt trong nước và nước ngoài với thị trường miền Nam là chủ yếu. Các loại sợi của công ty có chất lượng cao, đạt các chỉ tiêu chất lượng như: Chỉ số rộng (từ Ne8 đến Ne60); độ đều cao, điểm dầy – mỏng kết tạp ở mức độ cho phép.
Mặt hàng sợi của công ty được đánh giá là có uy tín, chất lượng cao trên thị trường. Một số sản phẩm sợi chủ yếu như Ne 30 (60/35); Ne 45 (65/35); Ne 8 OE; Ne 10 OE; Ne20 cotton; Ne 45 (83/17); Ne 32 cotton; Ne 40 CK; Ne 30 CK; Ne 20 CK.
Mặt hàng dệt kim: bao gồm vải dệt kim các loại như Rib, Lacost, single, Interlok…, sản lượng 400 tấn mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như các loại quần áo cho người lớn, trẻ em với số lượng khoảng hơn 8 triệu sản phẩm mỗi năm trong đó xuất khẩu 7 triệu sản phẩm mỗi năm. Đặc điểm của mặt hàng dệt kim là vải dệt kim có độ co dãn lớn, nguyên liệu đầu vào là sợi chất lượng cao chải kỹ, công đoạn nhuộm khá phức tạp. Sản phẩm dệt kim công ty có ba chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim cổ bo ( T-shirt + Hineck), quần áo thể thao…
Mặt hàng vải Denim: Là mặt hàng mới của công ty nhưng đã cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với nhiều mẫu mã đa dạng phong phú như vải bò truyền thống, vải bò chun, vải bò kiểu, ước tính sản lượng năm 2004 đạt khoảng 7,5 triệu mét/năm. Mặt hàng này hiện nay có chỗ đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước khác.
Mặt hàng khăn: Bao gồm khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt với sản lượng khoảng 700 tấn mỗi năm. Đây là những sản phẩm công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen thuộc như Nhật Bản, Mỹ…
Các sản phẩm may: Gồm các sản phẩm quần áo T-shirt,sơ mi,dệt kim, bò ...Các sản phẩm này sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước.Phần còn lại dùng để tiêu thụ trong nội địa qua các đại lý,cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây
Công ty Dệt may Hà Nội có bốn chủng loại sản phẩm chủ yếu có sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của toàn công ty. Đó là các sản phẩm thuộc chủng loại mặt hàng sợi đơn các loại, các sản phẩm dệt kim, các sản phẩm vải bò Denim và các sản phẩm may bằng vải bò Denim.
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty
Đơn vị: tr. đồng
Mặt hàng
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
So sánh (%)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
- Sợi
kg
11.055.820
264.049,0
12.016.841
317.374,5
108,69
120,20
- Vải Denim
M
3.237.694
69.159,0
6.032.904
16.386,6
186,33
182,75
- Vải dệt kim
Kg
146.800
8.971,8
352.583
22.495,4
240,18
250,74
- SP may
SP
15.739.229
276.845,0
16.745.546
366.762,2
106,39
132,48
+ QA dệt kim
“
7.301.629
222.356,0
7.359.565
293.525,7
100,79
132,01
+ Khăn
“
8.140.998
35.325,0
8.769.035
44.442,0
107,71
125,81
+ QA khác
“
296.602
19.164,0
616.947
28.794,5
208,01
150,25
Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty Dệt May Hà Nội đều tăng cả về số lượng và giá trị. Đặc biệt, trong năm 2004 sản lượng tiêu thụ vải dệt kim tăng mạnh tới 240%, sản phẩm vải Denim tăng 186,33%. Tổng giá trị tiêu thụ năm 2004 tăng 213.993,9 tỷ đồng (833.018,7 – 619.024,8) tương ứng với 34,57%, trong đó sản phẩm sợi tăng 53.325,5 tỷ đồng; Vải Denim tăng 57.227,6 tỷ đồng; vải dệt kim tăng 13.523,6 tỷ đồng; sản phẩm may tăng 89.917,2 tỷ đồng.
2.1.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm sợi:
Do sản phẩm của công ty có chất lượng cao nên sản phẩm chủ yếu được bán cho các công ty làm hàng dệt may xuất khẩu, đặc biệt là các công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh như công ty Nam Tiến; công ty Mạnh Phát; công ty Vinh Phát… Đây là thị trường tiêu thụ rất mạnh các mặt hàng sợi chải thô với một số lượng rất lớn tới hơn 150 tỷ đồng mỗi năm. Thị trường Hà Nội và các tỉnh khác chưa tiêu thụ mạnh lắm, Hà Nội khoảng 14 tỷ đồng, các tỉnh khác khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt các nhà máy dệt trong công ty cũng tiêu thụ một lượng không nhỏ, khoảng 20 tỷ đồng hàng năm. Thị trường xuất khẩu mặc dù chưa cao nhưng cũng đóng vai trò quan trọng và tăng đều hàng năm, năm 2003 xuất khẩu 4.418.784 USD; năm 2004 là 4.993.454 USD.
Thị trường may mặc dệt kim, khăn bông:
Khác với thị trường sợi, thị trường may mặc, dệt kim, khăn bông chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Italia, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan… Trong đó, Nhật là thị trường truyền thống tiêu thụ nhiều nhất, doanh thu năm 2004 là 22.480.284 USD. Đặc biệt là thị trường Mỹ, tuy mới nhưng năm 2003 đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các nước khác là thị trường mới nhưng cũng đầy tiềm năng. Tỷ lệ khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này tăng đều hàng năm, khoảng trên 12 %. Thị trường nội địa khá ổn định với gần 80 triệu dân. Tuy nhiên, thị trường này tiêu thụ còn ít, tỷ lệ doanh thu còn thấp khoảng hơn 10%.
Thị trường tiêu thụ vải Denim:
Mặc dù đây là sản phẩm rất mới của công ty nhưng đã sớm chiếm lĩnh được thị trường trong nước và đang từng bước tích cực đẩy mạnh sang thị trường nước ngoài. Đây là thị trường đầy tiềm năng của công ty, thị trường chủ yếu là các khách hàng phía Nam như công ty Mạnh Phát, công ty Nam Tiến, công ty Yến Lợi… Sản phẩm đã được xuất sang các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Irắc, Nhật Bản… với doanh thu năm 2003 chỉ là 290.596 USD nhưng năm 2003 là 453.505 USD và sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới.
2.1.4. Giá cả của một số sản phẩm chủ yếu và phương pháp định giá
Do sản phẩm của công ty có nhiều loại nên có rất nhiều phương pháp xây dựng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, ta có thể quy chúng lại thành các bước sau:
+ Xác định mục tiêu đặt giá
+ Xác định nhu cầu đối với sản phẩm
+ Xác định chi phí
+ Xác định giá cả sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, công ty đang sử dựng phương pháp định giá là:
Giá bán = Giá thành + Thuế + Lợi nhuận kỳ vọng
Trên thực tế, cách tính này đôi khi không còn phù hợp nữa, bởi vì một chính sách giá cả hợp l, linh hoạt cần phải dựa trên hai yếu tố là: chi phí sản xuất và những điều kiện khách quan của thị trường.
Ngoài ra, để khuyến khích người mua, công ty còn sử dụng phương pháp định giá theo hệ số và một chính sách như:
+ Giá phân biệt: Giảm giá bán theo khă năng thanh toán và khối lượng.
+ Tuỳ từng sản phẩm mà công ty có chính sách giá theo mùa vụ.
+ Tuỳ theo từng khách hàng mà có sự ưu tiên giảm giá.
* Giá bán một số sản phẩm chính của công ty
Bảng 2.3: Giá bán sản phẩm sợi tại thời điểm đầu năm 2004
Đơn vị tính: đồng/kg
Sản phẩm
Giá
Sản phẩm
Giá
Ne 40 PE
22.727
Ne 46 83/7 CT
28.455
Ne 45 PE
28.091
Ne 36 Cotton CT
32.455
Ne 30 PE
25.455
Ne 46/2 Cotton CT
29.545
Ne 45 38/17 CT
28.636
Ne 20 OE
20.727
Ne 32 Cotton CT
32.000
Ne 46/183/17
30.900
Nguồn: Phòng KTTC
Bảng 2.4: Giá bán sản phẩm vải Denim tại thời điểm cuối năm 2004
Đơn vị tính: đồng/mét
Sản phẩm
Giá
Sản phẩm
Giá
DL 6115/108
26.018
DL 6115/301
27.727
OG 7100/103
22.273
OG 7100/301
23.355
LL 7108/103
26.364
LL7108/301
27.890
OO 7100-4103
22.273
OO 7100 – 4/301
23.356
LL 7122/103
26.818
LL 7122/301
28.000
OO 5125 – 2/103
24.500
OO 5125 – 2/301
25.600
OO 5135 – 6/103
25.455
OO 5135 – 6/301
26.700
Nguồn: Phòng KTTC
2.1.5. Hệ thống phân phối
Hiện nay Công ty Dệt may Hà Nội đang thực hiện các hình thức tiêu thụ sau:
Xuất khẩu trực tiếp.
Phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp dệt may.
Phân phối qua trung gian, môi giới, qua đại lý qua người bán buôn.
Phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Do đặc điểm khác biệt giữa hai loại sản phẩm (Sợi vật liệu cho sản xuất; Sản phẩm dệt may là hàng tiêu dùng) nên các kênh phân phối trong các công ty cũng khác nhau để phù hợp với từng loại sản phẩm.
Kênh phân phối sản phẩm sợi
Kênh trực tiếp: Cung cấp trực tiếp cho các công ty dệt may qua các hợp đồng kinh tế, chủ yếu là các khách hàng truyền thống, ổn định hàng năm của công ty. Các hợp đồng này có thể trực tiếp k kết hoặc qua các phương tiện thông tin. Kênh phân phối này đạt được trên 80% doanh thu.
Kênh gián tiếp: Kênh phân phối này công ty thực hiện để có thể vươn ra thị trường sợi xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng lấy sợi hàng loạt. Công ty phân phối gián tiếp qua các tổ chức có uy tín trên thị trường như: Các công ty thiết bị dệt may nổi tiếng thế giới, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam để nhằm đưa sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng bán sợi cho các tổ chức trung gian, từ đó họ có chính sách phân phối đến các cơ sở nhỏ, cơ sở thủ công.
Công ty
Các công ty thương mại
Các DN dệt may
Các đơn vị thành viên trong công ty
Công ty
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
Các DN dệt may nước ngoài
Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm sợi
Kênh phân phối sản phẩm T-shirt, dệt kim, khăn bông.
Sản phẩm may của công ty chủ yếu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua các tổ chức trung gian, đó là các công ty thương mại lớn có văn phòng đại diện tại Việt Nam, mua sản phẩm của công ty và xuất bán cho các công ty bán lẻ, các cửa hàng đặt tại khắp nơi trên thế giới.
Riêng đối với thị trường trong nước, các kênh tiêu thụ cho sản phẩm này bao gồm:
Kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng: Công ty có các cửa hàng đại lý hoặc giới thiệu sản phẩm bán sản phẩm tại các tỉnh, thành phố, các thị trấn, chợ đầu mối. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 60 % doanh thu nội địa hàng năm.
Kênh phân phối gián tiếp: Qua các đại lý của công ty, các nhà bán buôn lấy hàng với khối lượng lớn sau đó đem tiêu thụ tại các tỉnh, huyện, thị xã, vùng sâu, vùng xa. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 40% doanh thu nội địa.
Hình 2.2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm dệt kim
Công ty
Nhà bán sỉ
Đại lý
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Nhà bán lẻ
Công ty
Công ty
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
NTD nước ngoài
Công ty sử dụng hai hình thức cơ bản đó là bán lẻ tại các cửa hàng đại lý bán lẻ của công ty ở các thành phố lớn trên toàn quốc và bán buôn cho các công ty thương mại, các tổ chức trung gian, trong bán buôn, có bán theo hợp đồng và bán theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng.
Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ qua một số hình thức phân phối
Đơn vị: tr. đồng
Hình thức bán
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Cửa hàng GTSP & bán lẻ
2.145
2.522
2.859
Đại lý
40.803
40.247
51.614
Bán buôn
515.461
625.180
810.785
Tổng cộng
558.409
667.948
865.258
Nguồn: Phòng KHTT
Nhìn vào bảng trên ta dễ nhận thấy hình thức tiêu thụ chủ yếu qua các năm là hình thức bán buôn. Công ty bán sản phẩm của mình cho các công ty thương mại như: Công ty TNHH Vinh Phát; Công ty Tuy Tiến; Công ty Long Nguyên; Công ty TNHH Bảo Long; Công ty DVTM Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã áp dụng
Việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu rất quan trọng, nó là việc làm mang tính sống còn của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngoài các chính sách khác ra, chính sách xúc tiến là không thể thiếu được.
Công ty Dệt may Hà Nội thực hiện hình thức quảng cáo trên biển hiệu, báo chí hay catalogue… Hàng năm công ty quảng cáo từ 20 đến 30 số báo, tạp chí với chi phí khoảng 200 – 300 triệu. Ngoài ra, công ty còn in rất nhiều catalogue để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của công ty.
Công ty tham gia các hội chợ triển lãm mỗi năm từ 5 đến 10 hội chợ trong nước và quốc tế, đây là hoạt động quan trọng trong hoạt động xúc tiến của công ty. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc giới thiệu về các mặt hàng của công ty. Hàng tuần công ty thực hiện hàng trăm cuộc giao dịch với khách ngoại, thu được nhiều kết quả, nhiều hợp đồng được kí qua kết quả giao dịch trên Internet.
2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty
2.1.7.1. Thị trường sợi
Luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt mà các đối thủ cạnh tranh chính nằm trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Tại phía Bắc: Các công ty sản xuất sợi như: Công ty dệt Vĩnh Phú, công ty dệt 8/3, công ty dệt Nam Định. Các công ty này xét về quy mô và năng lực máy móc, thiết bị máy móc đã quá lạc hậu, không được đầu tư đổi mới thường xuyên và xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy sợi của các công ty này sản xuất ra có chất lượng kém hơn so với sợi của công ty. Các loại sợi có chất lượng cao, các loại sợi chải kỹ để dệt ra các loại vải cao cấp thì các công ty này không thể sản xuất ra được.
Tại phía Nam: Các công ty sản xuất sợi như Công ty Dệt Huế, Công ty Dệt Thành Công, Công ty dệt Quảng Nam - Đà Nẵng, công ty dệt Nha Trang, công ty dệt Việt Thắng, công ty dệt Thành Công… Trừ công ty dệt Nha Trang, các công ty còn lại đều là xí nghiệp từ thời cũ để lại, máy móc trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu. Tuy nhiên, do đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, một thành phố đầy sôi động nên những năm gần đây, các công ty này đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, một vài công ty đã cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Công ty dệt Nha Trang ra đời cùng với công ty Dệt may Hà Nội, máy móc thiết bị do Nhật Bản trang bị có quy mô tương đương, đầu tư lớn nên chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt và thị trường cũng chủ yếu tập trung ở TP.Hồ Chí Minh.
2.1.7.2. Thị trường dệt kim
Tại phía Bắc: Có các công ty như: Dệt kim Đông xuân, Dệt kim Thăng Long, Dệt kim Thắng Lợi. Các công ty này có công nghệ cũ và lạc hậu. Riêng dệt kim Thăng Long là công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất loại sản phẩm này, đã có uy tín trên thị trường. Những năm gần đây công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, hợp tác sản xuất với nước ngoài, nhưng vẫn chưa thoả mãn được yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm không cao nên không đủ sức cạnh tranh.
Tại phía Nam: Hiện nay có hai công ty sản xuất sản phẩm dệt kim lớn là dệt Nha Trang và dệt Thành Công. Đây là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty tại thị trường này.
Các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài xuất khẩu vào thị trường Việt Nam: Ngoài các đối thủ trong nước, công ty phải đương đầu với những sản phẩm dệt kim nhập ngoại cả chính thức và không chính thức (hàng lậu) từ các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan chiếm thị phần lớn. Đặc biệt, hàng Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn. Những sản phẩm này thường có chất lượng thấp nhưng bù lại nó có những đặc điểm mạnh là:
Mẫu mã phong phú, đa dạng, màu sắc hài hoà, tiện lợi, nhanh thay đổi mới, đáp ứng cho mọi lứa tuổi.
Giá bán vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập rộng rãi vào thị trường Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có thu nhập thấp như nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Như vậy, việc cạnh tranh đối với hàng dệt kim ngoại nhập là vấn đề nan giải, bức bách đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói chung và Công ty Dệt may Hà Nội nói riêng.
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ của công ty tăng đều trong những năm gần đây. Trong khi công ty đặc biệt coi trọng thị trường xuất khẩu, công ty vẫn chú trọng thị trường trong nước, luôn cố gắng để đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hoá mà thị trường này còn chưa khai thác hết.
Điểm mạnh: Tính năng, công dụng, mẫu mã và các yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của Công ty Dệt may Hà Nội là tương đối tốt, cộng với uy tín và truyền thống đã có từ lâu, Công ty Dệt may Hà Nội vẫn đang là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu của cả nước.
Điểm yếu: Do phụ thuộc vào Tổng Công ty nên một số chính sách của công ty không thực sự được linh hoạt, các hình thức xúc tiến bán hàng của công ty ít được quan tâm nên chưa thật phong phú. Cụ thể các chương trình quảng cáo chưa nhiều, chưa có tính hấp dẫn.
Việc nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin, í kiến của khách hàng chưa được coi trọng đúng mức.
Trong công tác xuất khẩu, thương hiệu của công ty chưa được quan tâm, các sản phẩm xuất khẩu khi xuất ra nước ngoài không còn là thương hiệu Hanosimex.
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty
TT
Trình độ
Số lượng lao động
Tăng giảm
Tỷ trọng 2002
8/2003
4/2004
Trên đại học
3
3
0
0,06
Đại học
307
331
+24
6,96
Cao đẳng
42
35
-7
0,73
Trung cấp
177
167
-10
3,51
Công nhân bậc 1
507
433
-47
9,10
Công nhân bậc 2
493
509
+16
10,70
Công nhân bậc 3
940
718
-222
15,09
Công nhân bậc 4
992
1169
+177
24,57
Công nhân bậc 5
926
973
+47
20,45
Công nhân bậc 6
272
379
+107
7,96
Công nhân bậc 7
37
39
+2
0,82
Tổng cộng
4.696
4.756
+60
100,00
*
Tỷ lệ lao động gián tiếp
460
10,000
*
Tỷ lệ lao động trực tiếp
4296
90,00
*
Tỷ lệ lao động nữ
3273
Nguồn: Phòng TCHC
Qua bảng trên ta thấy trình độ và bậc thợ của công nhân viên được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả đó là do công ty đã nhận thức được vai trò của nhân tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tuyển dụng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng được nâng lên. Hàng năm công ty tổ chức cho công nhân thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học đại học tại chức, các lớp ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học kỹ thuật.
Do đặc thù của ngành dệt may nên số lao động chủ yếu là nữ chiếm phần lớn trong công ty. Lực lượng lao động trong công ty là lao động trẻ, tổng số lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 71% tổng số lao động của công ty, tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất. Với đội ngũ lao động trẻ có ưu điểm dễ nắm bắt và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến. Họ là những người nhiệt tình, say mê sáng tạo trong công việc. Các nhà lãnh đạo của công ty đã nhìn thấy những ưu điểm này và có chính sách đúng đắn động viên, khích lệ họ phát huy hơn nữa khả năng của mình mang lại lợi ích cho công ty và chính bản thân họ.
Nhìn chung, trình độ của cán bộ, công nhân viên của công ty chưa cao trong những năm gần đây. Số lượng có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,06%. Số có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 7,7%. Bậc thợ của công nhân còn thấp (bậc thợ bình quân của công nhân là 3,5). Để đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, công ty cần tổ chức bộ máy sao cho gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả trên cơ sở trình độ năng lực của từng cán bộ công nhân viên
2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động
Hiện nay, công ty đang áp dụng ba phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là:
- Phương pháp thống kê: Mức thời gian lao động được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công việc đã hoàn thành trước đó. Các số liệu thống kê này thường được lấy từ các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.
- Phương pháp kinh nghiệm: Mức lao động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của cán bộ định mức hay những người công nhân lành nghề.
- Phương pháp bấm giờ: Mức thời gian lao động được xây dựng thông qua việc sản xuất thử và đo thời gian. Phương pháp này thường áp dụng đối với những mặt hàng mới đưa vào sản xuất, chưa có số liệu quá khứ.
Định mức thời gian lao động khi sản xuất sợi Ne30:
Máy bông : 1,3 tấn xơ PE / người xé bông
Máy chải : 6 máy / người / ca
Máy ghép : 3 máy / người / ca
Máy thô : 1 máy / người / ca
Máy sợi con : 4 máy / người / ca
Máy ống nối tay : 24 cọc / người / ca
Máy ống tự động : 60 cọc / người / ca
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Lao động của công ty được chia làm hai khối như sau:
Khối công nhân sản xuất: Do công ty bao gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy thành viên sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau:
Các nhà máy sợi, dệt chuyên sản xuất trên 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện theo đúng quy định của nhà nước – ngày làm việc 8 tiếng. Trường hợp cần thiết do đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca cho kịp giao hàng.
Thời gian các ca được chia ra như sau:
+ Ca sáng: từ 6 giờ đến 14 giờ
+ Ca chiều: từ 14 giờ đến 22 giờ
+ Ca đêm: từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục.
Các nhà máy may với đặc thù riêng của mình chỉ làm hai ca. Trường hợp cần thiết thì công nhân phải ở lại làm thêm để kịp đơn đặt hàng cho khách.
Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: Làm việc theo giờ hành chính 44 giờ/tuần, chiều thứ bảy và ngày chủ nhật nghỉ. Sáng làm việc từ 7h30 đến 12 giờ; Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30.
2.2.4. Năng suất lao động
Bảng 2.6: Năng suất lao động quy chuẩn của công nhân may
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Loại không thêu
Loại có thuê
áo Pholo Shirt ngắn tay
áo/ người/ ca
14,9
14,7
áo Pholo Shirt dài tay
“
15,4
15,4
áo T- Shirt
“
23,9
23,6
áo Hi neck
“
26,4
25,9
Bộ thể thao
Bộ/người/ca
8
7
Nguồn: Phòng KTĐT
Nhìn chung, tình hình thực hiện năng suất lao động của các nhà máy trong công ty là tương đối tốt. Do có sự đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị nên năng suất lao động ngày càng được nâng cao.
Năng suất lao động của một công nhân đứng máy sản xuất sợi Ne 30 PE như sau:
Máy bông : 1,3 tấn PE/người xé bông
Máy chải : 1,3 tấn/người/ca
Máy ghép : 2,5 tấn/người/ca
Máy thô : 478 kg/người/ca
Máy sợi con : 234 kg/người/ca
Máy ống nối tay : 112 kg/người/ca
Máy ống tự động : 600 kg/người/ca
2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động
Nguồn nhân lực Công ty Dệt may Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tuyển nội bộ gồm các bước sau:
Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu tuyển dụng.
Phân tích vị trí cần tuyển: Tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình độ, kinh nghiệm.
Thông báo xuống từng nhà máy thành viên.
Nhà máy lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển chọn.
Phòng tổ chức hành chính cùng với trung tâm y tế kiểm tra sức khoẻ (kiểm tra vòng 1).
Phòng tổ chức hành chính sẽ bố trí theo từng trường hợp sau:
+ Những công nhân cần phải đào tạo thì gửi trường dạy nghề tổ chức thi tuyển trình độ cho những công việc đòi hỏi trình độ cao, nếu ai đạt sẽ được chọn vào học (kiểm tra vòng 2). Khi học xong học viên phải qua một lần thi nữa, nếu qua thì được nhận vào làm.
+ Nếu người đã có tay nghề, khi vào cũng phải qua một vòng thi tuyển tay nghề tại công ty hoặc kết hợp với trường dạy nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng.
+ Trong trường hợp cần thiết thì phải đào tạo tại công ty khoảng 6 tháng sẽ được thi ra nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng.
- Đào tạo:
Công ty luôn có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ lao động cũ và mới để phù hợp với công việc hiện tại và công nghệ tiên tiến.
- Chương trình đào tạo bao gồm
Đào tạo công nhân mới: bao gói, thêu, sợi, dệt, nhuộm, lò hơi, khí nén…
Đào tạo lại
Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ
Ngoài ra còn có chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ như: bồi dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; đào tạo tại chức.
2.2.6. Tổng quỹ lương của công ty
Tổng quỹ lương của Công ty Dệt may Hà Nội bao gồm các thành phần sau:
Tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương sản phẩm, lương thời gian…)
Các khoản phụ cấp: lễ, ốm, học, phụ cấp trách nhiệm.
Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ.
Các khoản trả theo chế độ bảơ hiểm xã hội: độc hại, ốm đau, thai sản,…
Phương pháp xác định: Công ty áp dụng phương pháp khoán quỹ lương. Tuỳ vào từng bộ phận sản xuất khác nhau mà quy định mức khoán khác nhau, gồm:
Khoán quỹ tiền lương và thu nhập theo chi phí sản xuất: Việc khoán này được áp dụng cho nhà máy sợi, nhà máy may, nhà máy dệt nhuộm, dệt Denim, dệt Hà Đông.
Khoán quỹ tiền lương và thu nhập theo doanh thu: được áp dụng cho sản phẩm ống giấy.
Khoán quỹ lương và thu nhập theo tỷ lệ % trên doanh thu tạm tính theo sản phẩm nhập kho: áp dụng cho nhà máy cơ điện.
Khoán quỹ tiền lương theo sản phẩm cuối cùng: áp dụng cho tổ bốc xếp, bao gói.
Khoán quỹ tiền lương theo định biên lao động: áp dụng cho các phòng ban chức năng.
Công thức tính:
Quỹ
Thu
Nhập
Lương
Thỏng
=
Đơn
giỏ 1
đơn
vị
S.P.L
x
Số
lượng
S.P.L
x
Hệ
số
chất
lượng
S.P.L
+
Khuyến
khớch
XK
+(-)
Số tiền
thưởng
(phạt)
+(-)
Số tiền thưởng
hoàn
thành
KH
+
Quỹ
thu nhập
bổ
xung
(nếu cú)
2.2.7. Cách xây dựng đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương tổng hợp là định mức chi phí tiền lương của toàn bộ lao động trên dây chuyền sản xuất một sản phẩm A, tính cho đơn vị sản phẩm A đó.
Việc xác định đơn giá tiền lương dùng để khoán quỹ lương cho các nhà máy. Cuối tháng căn cứ vào số sản phẩm nhập kho, người lao động trong nhà máy có thể tính được lương của mình là bao nhiêu. Cách trả lương này sẽ hạn chế được phế phẩm trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc, kích thích người công nhân hăng say, nghiêm túc làm việc, gắn chặt quan hệ hợp tác giữa các bộ phận sản xuất trên dây chuyền.
Công thức tính đơn giá lương tổng hợp
Pth = Mth * Lgbq ( 1 + k )
Mth = Mcn + Mgl + Mpv
Trong đó:
k: hệ số phụ cấp
Lgbq: Lương bình quân giờ công của lao động
Mth: Mức lao động tổng hợp của 1 đơn vị sản phẩm
Mth = Mcn + Mql + Mpv
Mcn: Mức lao động công nghệ, mức tiêu hao lao động của công nhân chính trên dây chuyền.
Mpv: Mức lao động phục vụ, mức tiêu hao lao động của công nhân phụ trên dây chuyền.
Mql: Mức lao động quản lý, gồm các giám đốc, phó giám đốc, nhân viên kinh tế nhà máy…
2.2.8. Các hình thức trả lương ở công ty
2.2.8.1. Hình thức lương và thời gian: Tiền lương căn cứ theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc đảm nhận và hệ số phân phối thu nhập của người lao động. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Công thức:
Thu nhập
Hàng thỏng
một người
=
Tiền
lương
ngày cụng
x
Số ngày
làm việc
thực
x
Hệ số
Phõn phối
Thu nhập
x
Hệ số
phõn hạng
thành tớch
x
Hệ số
điều chỉnh
+
T.N
lương
khỏc
(phộp, lễ)
Lương ngày = Mức lương tháng / 26
Mức lương tháng = Lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc công việc đảm nhận.
2.2.8.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Công thức:
TN của người LĐ = Lương S.P ngày + Lương S.P đêm + Lương khác (phép, lễ)
Lương S.P ngày = SL ngày * Đơn giá theo CL * H.số PP-TN * H.số đ.chỉnh
Lương S.P đêm = Lương S.P ngày + phụ cấp đêm.
Bảng 2.7: Tình hình chung về lao động và tiền lương của công ty
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm
SS (02/01)
(%)
2000
2001
2002
Lao động b/ quân năm
Người
4922
4625
4805
103,9
Tổng quỹ lương
Tr. đồng
53.054
59456
63023.36
106
Thu nhập b/ quân năm
đ/ng/thg
- Khu vực Hà Nội
“
1.213.000
1.292.000
1.350.000
140
- Khu vực đông mỹ
“
767.500
792.000
1.150.000
145
- Khu vực Hà Đông
“
849.900
820.000
900.000
105
- Khu vực Vĩnh
“
842.600
888.000
950.000
111
Nguồn: Phòng KHTT
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình thu nhập bình quân người lao động trong công ty tăng lên hàng năm ở tất cả các khu vực, riêng khu vực Đông Mỹ tăng tới 145%.
2.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư tài sản cố định
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: bông, xơ (đối với nhà máy sợi), chủ yếu nhập ngoại từ các nước như Hàn Quốc, Tây Phi, Nga. Sợi, hóa chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy (đối với nhà máy dệt máy dệt nhuộm, nhà máy Denim), ngoại trừ mặt hàng sợi cotton, PE là công ty sản xuất được còn lại các nguyên liệu khác như sợi chun, hoá chất, thuốc nhuộm công ty phải nhập từ các công ty trong và ngoài nước.
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Hiện nay nguyên vạt liệu sản xuất của công ty chủ yếu là các loại bông cotton và xơ PE chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm (65 - 70%) cho nên vấn đề tiết kiệm và định mức tiêu hao bông xơ là cần thiết.
Công ty đã sử dụng phương pháp kinh nghiệm và phương pháp khảo sát thực tế để xây dựng định mức tiêu hao vật tư theo các bước sau:
+ Khảo sát từng công đoạn: bông, chải, ghép, thô, sợi con.
+ Từ số liệu khảo sát kết hợp với các kết quả kinh doanh ở kỳ trước, người làm công tác định mức sẽ tạm giao định mức (kg bông, xơ / kg sợi), các số liệu khảo sát sẽ được xem xét định kỳ hàng tháng.
+ Tiếp tục theo dõi thực hiện định mức một tháng một lần, phân tích nguyên nhân tăng giảm so với định mức tạm giao.
+ Xem xét lại định mức để rút ra kinh nghiệm và tìm biện pháp khắc phục sửa chữa kịp thời.
Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ giúp công ty tính toán chính xác được nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất, từ đó có thể đưa ra được khối lượng nguyên vật liệu cần nhập để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt hơn công tác quản lý nguyên vật liệu và đóng vai trò quan trọng việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện định mức bông xơ năm 2003
Đơn vị: kg bông, xơ/kg sợi.
N/M
Định mức
Thực hiện
Thực hiện/ định mức
xơ PE
1,0185
1,006
-0,0125
Sợi Hà Nội
Bông chải thô
1,08201
1,0865
0.0044
Bông chải kỹ
1,25819
1,2698
0,0116
Bông phế OE
1,446
1,1425
- 0.0021
Sợi vinh
Xơ PE
1,01657
1,009
- 0,00757
Bông chải thô
1,0837
1,0847
0.001
Bông chải kỹ
1,268
1,2712
0,0032
Bông phế OE
1,102
1,102
0
Qua bảng trên ta thấy ở cả hai nhà máy đã hoàn thành được định mức về xơ PE và bông phế OE, còn bông chải thô và bông chải kỹ thì không hoàn thành định mức. Nguyên nhân so bông đưa vào sản xuất có tỷ lệ hơi ẩm cao so với tỷ lệ hơi ẩm quy định, vì thế, công ty cần phải có biện pháp khắc phục như kiểm tra độ ẩm của bông trước khi nhập lô hàng về và thực hiện chế độ bảo quản đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra khi dự trữ vật liệu.
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
Tình hình dự trữ: Nguyên vật liệu chính để sản xuất là bông xơ được nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài nên tình hình sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Vì vậy, dự trữ nguyên vật liệu là điều cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và đạt hiệu quả. Hiện nay, do giá cả nguyên vật liệ bông xơ, hoá chất trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, vì thế, công ty hiện đang áp dụng hình thức dự trữ theo quý, tháng đối với từng loại nguyên vật liệu khác nhau. Bông, hoá chất, thuốc nhuộm theo quý; nilon, ống giấy theo tháng.
Tình hình bảo quản: Kho có kệ cao để bảo quản hàng hoá để phòng chống bão lụt. Hàng hoá được bọc túi nilon và đóng kiện. Có hệ thống PCCC như bình bột cứu hoả, vòi nước chữa cháy để đề phòng hoả hoạn có thể xảy ra.
Tình hình cấp phát nguyên vật liệu: Cấp phát nguyên vật liệu có hạn mức và được khống chế. Nguyên vật liệu được cấp phát theo tháng căn cứ vào dự trù vật tư hàng tháng của các bộ phận trong công ty. Bông là nguyên liệu chính được cấp phát ba lần trong một tuần. Sợi, hoá chất, thuốc nhuộm được cấp trước tám ca sản xuất, sau khi sử dụng hết lạo cáp tiếp bởi vì các hàng hoá trên đều phải được bảo quản trong điều kiện kho hàng phải theo tiêu chuẩn cho phép.
2.3.5. Tình hình tài sản cố định: cơ cấu, tình trạng TSCĐ
Tài sản cố định của Công ty Dệt may Hà Nội bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu, tình trạng kỹ thuật. Toàn bộ máy móc thiết bị của công ty được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Italia, Nhật… Một số thiết bị mới được trang bị từ năm 1992 trở lại đây, còn lại được trang bị từ những năm 1979 (khi mới thành lập) nên đã cũ và lạc hậu.
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.8: Bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2003
Nhóm tài sản
Đơn vị tính
Thành tiền
1. Đất đai, nhà xưởng
triệu đồng
652777
2. Máy móc thiết bị
triệu đồng
247792
3. Phương tiện vận tải
triệu đồng
6853
4. Thiết bị quản lý
triệu đồng
7484
Do Công ty Dệt may Hà Nội là công ty sản xuất nên máy móc thiết bị của công ty chiếm phần lớn. Máy móc của công ty sử dụng hầu hết được nhập từ nhiều nước khác nhau như Đức, Nhật, Thuỵ Sỹ,… Công ty tính trích khấu hao cho tài sản bằng phương pháp khấu hao đều. Gần đây, công ty mới đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới tại nhà máy sợi và nhà máy dệt nhuộm để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Về phương pháp tính khấu hao, công ty áp dụng theo Thông tư số 1062/BTC của Bộ Tài chính. Đối với nhà xưởng 4%/năm, đối với máy móc thiết bị 10%/năm.
Hệ số hao mòn = Số trích KHTSCĐ/nguyên giá TSCĐ * 100 = 55,5%
2.4. Phân tích chi phí và giá thành
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công viêch, sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
2.4.1. Phân loại chi phí của công ty
Do chi phí sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Đó là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định.
Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo các nhà máy, theo địa chỉ phát sinh, trong đó, chi tiết cho từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm. Công ty áp dụng phân loại chị phí theo khoản mục bao gồm 5 khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giá cả thực tế của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, bán thành phẩm…
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng thường xuyên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí tổ chức và quản lý chung phát sinh ở bộ phận sản xuất trong phân xưởng gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bán hàng: Chi lương bán hàng, hoa hồng, khấu hao thiết bị, tiền thuê cửa hàng, điện, điện thoại, nước…
2.4.2. Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch là do phòng KHĐT và KTTC kết hợp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành KH là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của công ty.
Phương pháp tính giá thành kế hoạch của một đơn vị sản phẩm được tính theo 3 khoản mục sau:
Phương pháp tính chi phí NVL trực tiếp:
CF NVLtt = Đ.mức tiêu haon / Đ.vị SP * Giá KH của NVL n
Phương pháp tính chi phí nhân công trực tiếp, gồm:
+ Tiền lương CNSXn = Đ.mức hao phí lao độngn * Đơn giá tiền lương SPn
+ Bảo hiểm XH, BHYT tính theo quy định của Nhà nước
Phương pháp tính chi phí sản xuất chung:
Vì công ty sản xuất nhiều loại hàng sản phẩm khác nhau nên chi phí này được công ty đưa vào giá thành theo phương thức phân bổ, gồm hai bước sau:
Bước 1: Lập dự toán chi phí kế hoạch theo yếu tố cho cả năm: Chi phí nhân công; Chi phí vật liệu: Khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Bước 2: Phân bổ tổng chi phí cho từng loại sản phẩm
Tiêu thức phân bổ theo tiền lương:
Tổng CFSPC
Tổng ( SLSPi * TLSPi )
CFSXCi = * TLSPi
Công thức tính giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm
ZKHđvsp = CF NVLKH + TLKH + BH + CPSXCKH
ZKH toàn bộ sl = ZKHđvsp * SLKH
2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế toàn bộ sản lượng và đơn vị sản phẩm chủ yếu
Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ cùng với sản lượng thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Công ty tính giá thành định kỳ hàng tháng để phù hợp với kỳ kế toán, tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất, tiết kiệm chi phí.
Bảng 2.8.1. Tập hợp chi phí cho toàn bộ sản lượng Quý 3 năm 2004
Khoản mục
Thành tiền (VNĐ)
Chi phí NVL
NVL chính
36245162830
NVL phụ
722719237
Chi phí NCTT
Tiền lương
2587672219
Bảo hiểm
196946828
Chi phí SXC
Điện SXC
915473904
Khấu hao MMTB
1686314962
Phân xưởng
4186877978
Tổng giá thành
56541167958
Nguồn: Phòng KTTC
2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty
2.5.1. Các báo cáo tài chính của Công ty Dệt may Hà Nội
Bảng 2.9: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2003
ĐVT: VNĐ
Mã số
Chỉ tiêu
Kỳ trước
Kỳ này
Luỹ kế
01
Doanh thu
498.528.472.637
169.791.100.708
668.319.573.345
02
Trong đó: Doanh thu hàng XK
244.551.845.561
104.388.429.596
348.940.275.157
03
Các khoản giảm trừ
2.152.828.397
697.009.849
2.849.838.246
04
- Chiết khấu
05
- Giảm giá
1.418.513.726
372.894.878
1.791.408.604
06
- Hàng bán bị trả lại
734.314.671
324.114.971
1.058.492.642
07
- Thuế tiêu thụ ĐB, thuế XK
10
1. Doanh thu thuần (10=01-03)
496.375.644.240
169.093.920.628
665.469.564.868
11
2. Giá vốn hàng bán
422.807.787.381
149.259.485.288
572.067.272.669
20
3. Lợi tức gộp (20=10-11)
73.567.856.859
19.834.435.340
93.402.292.199
21
4. Doanh thu hoạt động tài chính
296.215.983
815.080.976
1.111.296.959
22
5. chi phí tài chính
31.554.169.125
7.387.640.526
38.941.809.651
23
- Trong đó: lãi vay phải trả
21.061.995.035
6.607.317.008
27.669,312,943
24
6. Chi phí bán hàng
22.706.639.599
8.178.549.483
30.885.189.082
25
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
17.957.022.340
4.919.117.229
22.876.139.569
30
8. Lợi nhuận kinh doanh
1.646.241.778
164.209.078
1.810.450.856
31
9. Thu nhập khác
543.142.172
257.531.832
800.674.004
32
10. Chi phí khác
297.110.644
297.110.644
40
11. Lợi nhuận khác
246.031.528
257.531.832
503.563.360
60
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40)
1.892.273.306
421.740.910
2.314.014.216
70
13.Thuế thuê nhập doanh nghiệp
605.641.724
134.842.825
740.484.549
80
14. Lợi nhuận sau thuế (60-70)
1.286.631.582
286.898.085
1.573.529.667
Tổng công ty dệt may
Công ty dệt may Hà Nội
Mẫu số: B01-DN
Ban hành theo QĐ số: 167/2000/QĐ-BTC
Ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính
Bảng cân đối kế toán
Tại thời điểm 31/12/2003
ĐVT: VNĐ
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
Tài sản
A. TS Lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
327.854.228.215
357.810.510.319
I. Tiền
110
19.435.632.558
10.127.147.629
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
111
1.633.117.348
1.076.489.952
2. Tiền gửi ngân hàng
112
17.802.515.210
9.050.657.677
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu.
130
134.743.703.871
141.939.436.989
1. Phải thu của khách hàng
131
97.058.485.869
102.995.596.291
2. Trả trước cho người bán
132
26.174.062.161
28.954.241.689
3. Phải thu nội bộ
133
7.695.936.228
7.288.562.762
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.
134
76.629.532
5. Các khoản phải thu khác
138
4.450.949.933
3.413.396.099
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
-712.359.852
- 712.359.852
IV. Hàng tồn kho
140
169.551.908.874
201.574.697.443
1. Hàng mua đang đi đường.
141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho.
142
60.591.507.877
78.520.828.714
3. Công cụ, dụng cụ tồn tại
143
2.417.561.067
3.236.233.076
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
144
34.849.703.241
35.815.414.815
5. Thành phẩm tồn kho
145
71.889.705.937
86.709.445.493
6. Hàng hoá tồn kho
146
7. Hàng hoá gửi đi bán
147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
-196.569.248
-2.707.324.655
V. Tài sản lưu động khác
150
4.122.982.912
4.169.228.258
1. Tạm ứng
151
1.049.810.610
832.475.304
2. Chi phí trả trước
152
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngăn hạn
155
3.073.172.302
3.336.752.954
VI. Chi sự nghiệp
160
1. Chi sự nghiệp năm trước
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
275.670.036.342
325.533.940.712
I. Tài sản cố định
210
272.757.065.830
322.885.088.347
1. Tài sản cố định hữu hình
211
272.757.065.830
322.885.088.347
- Nguyên giá
212
612.817.717.709
693.043.229.194
- Giá trịhao mòn luỹ kế
213
-340.060.651.879
-370.158.140.847
- Giá trị hao mòn luỹ kế
216
3. Tài sản cố định vô hình
217
- Nguyên giá
218
- Giá trị hao mòn luỹ kế
219
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1. Đầu tư tài chính dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
3. Đầu tư dài hạn khác
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
2.912.970.512
2.648852.365
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
Tổng cộng tài sản
250
603.524.264.557
683.344.451.031
Nguồn vốn
I – Nợ phải trả
300
450.354.400.477
520.584.952.649
I. Nợ ngắn hạn
310
270.075.961.599
305.919.650.064
1. Vay ngắn hạn
311
222.762.342.043
235.307.731.059
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả cho người bán
313
32.756.645.330
55.647.493.333
4. Người mua trả tiền trước
314
1.475.911.424
2.806.484.898
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
315
2.680.998.198
1.363.794.431
6. Phải trả CNV
316
8.293.694.181
7.969.106.632
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác318
318
2.106.370.423
2.825.039.711
II. Nợ dài hạn
320
180.278.438.878
214.646.307.585
1. Vay dài hạn
321
180.278.438.878
214.646.307.585
2. Nợ dài hạn
322
III. Nợ khác
330
18.995.000
1. Chi phí phải trả
331
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
153.169.864.080
162.759.498.382
I. Nguồn vốn quỹ
410
153.070.895.658
162.660.819.960
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
160.464.334.701
162.984.991.128
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3. Chênh lệch tỷ giá
413
-7.447.250.999
-345.271.168
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
32.711.956
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
6. Lợi nhuận chưa phân phối
416
7. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
417
21.100.000
21.100.000
II. Nguồn kinh phí
420
98.968.422
98.678.422
1. Quỹ quản lý cấp trên
421
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp
422
98.968.422
98.678.422
3. Nguồn kinh phí đã hoàn thành TSCĐ
425
Tổng cộng nguồn vốn
430
603.524.264.557
683.344.451.031
2.5.2. Phân tích kết quả kinh doanh
Các tỷ số doanh lợi:
1.573.529.667
Lợi Nhuận
Tỷ suất sinh lợi
của vốn KD
0,0024
=
643, 434, 357, 794
=
Vốn KD
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng của toàn bộ vốn kinh doanh sẽ mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Kết quả này cho ta biết 1 đồng vốn kinh doanh đã thu được 0.0024 đồng lợi nhuận. Tỷ số của năm 2001 là 0,0028. Như vậy, tỷ suất sinh lợi của năm 2002 giảm so với năm 2001
1.573.529.667
Lợi Nhuận
0,01
=
=
=
Tỷ suất sinh lợi
của vốn CSH
157, 964, 681, 231
Vốn CSH
Tương tự như tỷ suất trên, tỷ suất này cho biết 1 đồng vốn CSH đã mang lại cho công ty 0,01đ lợi nhuận. Chỉ tiêu này của năm 2002 là 0,00994. Như vậy, tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng trong năm 2003.
2.5.3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
I. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.
1. Bố trí cơ cấu tài sản
- TSCĐ/TTS
%
0,457
0,476
- TSLĐ/TTS
%
0,543
0,524
2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng NV
%
0,746
0,762
- Nguồn vốn CSH/ Tổng NV
%
0,254
0,238
II. Khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,51
0,49
2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
1,28
1,16
III . Tỷ suất sinh lời
1- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
đồng
0,0026
0,0035
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu
“
0,0018
0,0024
2- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/TTS
“
0,00242
0,00339
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /TTS
“
0,00165
0,00230
3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ NVCSH
“
0,00648
0,00967
IV. Khả năng quản lý tài sản
“
- Vòng quay hàng tồn kho = D T / Hàng tồn kho
“
2.94
3.32
-Kỳ thu nợ bán chịu = Khoản phải thu x 360/ DT
ngày
97
76
-Vòng quay tài sản cố định = DT / TS CĐ
Lần
1,8
2
- Vòng quay tài sản lưu động = DT / TSLĐ
Lần
1,52
2,87
-Vòng quay tổng tài sản = DT / T TS
“
0,8
1
Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty Dệt may Hà Nội rất tốt, tuy năm 2003 có giảm xuống đôi chút nhưng công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao. Chỉ số về khả năng thanh toán của Công ty Dệt may Hà Nội không được khả quan, chỉ số này vẫn tiếp tục giảm xuống còn 0,49. Điều này do công ty có quá nhiều hàng tồn kho chưa được xử lý, chiếm tỷ trọng lớn.
Khả năng sinh lợi của công ty tiếp tục tăng trong năm 2003, chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua khá tốt, thích ứng được với sự thay đổi của thị trường.
Khả năng về quản lý tài sản của công ty nhìn vào bảng chỉ tiêu ta thấy chỉ số này khá cao cho thấy về mặt này công ty hoạt động khá tốt.Còn các khoản thu nợ bán chịu do hàng hóa của công ty thường là hàng xuất khẩu nên khae năng thanh toán của các bạn hàng là khá chậm.( sau 3 tháng)Do phải bảo đảm về chất lượng của hàng hóa ,sản phẩm của mình.Về vòng quay của tài sản năm 2003 so với năm 2004 có tăng lên rõ rệt chửng tỏ hoạt động kinh tế của công ty này đang hoạt động ngày càng tốt hơn.
Phần 3. Đánh giá chung và lựa chọn
hướng đề tài tốt nghiệp
3.1. Đánh giá nhận xét chung tình hình của Công ty
Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử phát triển. Mặc dù là một doanh nghiệp Nhà nước được nhiều sự quan tâm của các cấp nhưng nếu công ty không có mọt đội ngũ lãnh đạo nhạy bén, các cán bộ kỹ sư, công nhân lành nghề thì việc tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt là một điều không dễ dàng. Công ty đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn cả trên khu vực và thế giới. Sản phẩm của công ty sản xuất ra với chất lượng cao luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được mà trong báo cáo thực tập đã nêu, công ty còn tồn tại một số khó khăn bất cập, nhiều hoạt động còn hạn chế, kém hiệu quả cần có biện pháp khắc phục như: các hoạt động marketing, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường cạnh tranh để thúc đầy sản xuất, doanh thu lớn nhưng lợi nhuận thu được chưa phản ánh thực chất năng lực sản xuất kinh doanh do chi phí quá lớn, tình hình tài chính chưa thực sự tốt: trình độ, kinh nghiệm quản lý cũng như sản xuất còn nhiều hạn chế, các phòng ban chức năng chưa phối hợp nhịp nhàng trong công việc, các tiêu chuẩn chưa được chuẩn hoá nhất là trong thiết kế sản phẩm…
Để giải quyết được những tồn tại, bất cập trong công ty, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý, sự năng động nhiệt tình của các phòng ban chức năng, sự hăng say lao động, sáng tạo của công nhân viên trong công ty, trước khi cần giải quyết một vấn đề nào đó cần phải đưa ra bàn bạc, phân tích,m đánh giá nghiêm túc và xin ý kiến thì sẽ tránh được những rủi ro, lãng phí, mang lại hiệu quả công việc và sự toàn tâm nhất trí của mọi người.
3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp
Giá thành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là một quá trình mà nhờ nó, một tổ chức có thể tập trung mọi nguồn lực và mục tiêu cảu mình vào việc nhận biết và chớp lấy các cơ hội của thị trường trong nước và thế giới. Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải xây dựng được giá thành sản phâm sao cho phù hợp nhất để kinh doanh có lợi nhuận thu được là tối ưu. Do đó, các doanh nghiệp phải lấy mục tiêu giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng của sản phẩm làm động lực, mục tiêu của quá trình kinh doanh. Qua quá trình thực tập tại công ty Hanosimex, em nhận thấy hiện nay giá thành sản phẩm trong ngành dệt may chiếm một tỷ trọng lớn trong giá bán. Giảm giá thành sản phẩm sẽ mang lại sức cạnh tranh lớn cho công ty với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, công ty đang tìm cách tiết kiệm, giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải tiến hành phân tích cụ thể những yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm, tìm biện pháp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của công ty. Bởi vậy, em quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình thức hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm vải Denim của Công ty Dệt may Hà Nội”.
Để góp một tiếng nói chung với công ty, đồng thời cũng mong muốn được học hỏi, trau dồi kiến thức thâm nhập thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cùng với những kiến thức đã học trong nhà trường. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Vũ Bích Uyên và sự giúp đỡ của công ty Hanosimex.
Tài liệu tham khảo
Ngô Trần ánh (chủ biên), Kinh tế và Quản lý Doanh nghiệp, NXB Thóng Kê, Hà Nội, 2000.
Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng Quản trị Marketing, Hà Nội, 2003.
Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000.
Nguyễn Tấn Thịnh, Quản trị nhân lực, Hà Nội, 2002.
Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2001, 2002 của công ty Hanosimex
Phụ lục
Phụ lục 1 : Tình hình tăng giảm tài sản cố định 2002
Phụ lục 2 : Giá thành kế hoạch Q3/2003 - NM sợi
Phụ lục 3 : Giá thành thực tế sợi đơn Q3/2003 - NM sợi
Phụ lục 4 : Thực trạng thiết bị đến tháng 12/2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT37.DOC