Đề tài Quan điểm của Keynes về lí thuyêt tiền tệ và giá cả và ý nghĩa, sự vận dụng của lí thuyêt đó đối với riêng Việt Nam ta

MỤC LỤC Trang A: PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 5. ý nghĩa 4 6. Bố cục 4 B: NỘI DUNG 5 I. Vài nét về John Meynard Keynes 5 II. Quan điểm của Keynes về lí thuyết tiền tệ và giá cả 5 III. Đánh giá chung về quan điểm của Keynes 9 1. Đóng góp 9 2. Hạn chế 9 3. Nguyên nhân đưa đến những hạn chế của Keynes 10 IV. SỰ VẬN DỤNG LÍ THUYẾT CỦA KEYNES TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 11 1. Tình hình kinh tế nước ta trong những năm qua 11 2. Giải pháp hoàn thành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 20 a. Dự trữ bắt buộc 20 b. Tái chiết khấu 21 c. Hoạt động thị trường mở 22 d. Lãi suất 23 e. Hạn mức tín dụng 24 C: KẾT LUẬN 26 D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 A :PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề cấp thiết,mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia.Từ thời cổ đại đến xã hội hiện đại luôn tồn tại những hệ thống quan điểm kinh tế trong việc nghiên cứu các hình thái xã hội. Đặc biệt theo đà phát triển của kinh tế thị trường đã có nhiều học thuyết kinh tế làm cơ sở lí luận cho các chiến lược kinh tế nhà nước mà tiêu biểu có các lí thuyết về tiền tệ và giá cả của Keynes.Thông qua vai trò hay sự điều tiết vĩ mô để kích cầu quốc gia.Tức kích thích tiêu dùng làm tăng đầu tư tăng việc làm tăng thu nhập dẫn tới nâng cao đời sống cho người dân đồng thời giảm bớt hay hạn chế khủng hoảng,lạm phát trầm trọng. Ngoài ra với mô hình kinh tế hỗn hợp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay cho thấy bên cạnh "Bàn tay vô hình (cơ chế thị trường)- thì sự tồn tại của bàn tay hưu hình (Kinh tế nhà nước)" là vấn đề cần thiết. Bởi lẽ kinh tế thị trường tuy mở ra động lực cạnh tranh kích thích kinh tế nhưng sự phát triển luôn đi kèm với không ít những khuyết tật như khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp ô nhiễm, môi trường, độc quyền . Thì lúc này sự đóng góp của nhà nước là vô cùng quan trọng để điều tiết các tình trạng đó cũng như bảo vệ cạnh tranh bằng các chính sách tài khóa: thuế, chi tiêu, các luật lệ, chính sách pháp luật, đặc biệt là các chính sách tiền tệ Hơn nữa trong sự biến động không ngừng của nền kinh tế ngày nay thì tiền tệ và giá cả đóng vai trò cực kì quan trọng. Nó như chìa khóa mở ra cánh cửa tiêu dùng, kích thích tiêu dùng hiệu quả. Mà khi tiêu dùng tăng thì lẽ dĩ nhiên đầu tư sẽ tăng. Kéo theo đó là sự phát triển đi lên của kinh tế xã hội. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Trong những năm gần đây thị trường tài chính tiền tệ thế giới đang phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng sâu sắc kể từ cuộc đại khủng hoảng thế giới 1929-1933, rồi khủng hoảng tài chính tiền tệ 1987-1989. Rồi mới đây thôi cuộc đại khủng hoảng không thua kém gì thời kì 1929-1930 là 2007-2008. Làm cho nền kinh tế rơi vào bế tắc. Có thể khẳng định rằng: ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả là điều kiên cơ bản để phát triển kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang trong thời kì hội nhập và phát triển như Việt Nam. Hơn nữa một sự thật mà ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy. Với sự thành công trong việc chặn đứng lạm phát phi mã năm 1989 nhờ áp dụng công cụ lãi suất ngân hàng (đưa lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên cao vượt tốc độ lạm phát), đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đạt các mục tiêu ngắn hạn ổn định thị trường. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, do đó một công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như chính sách tiền tệ được tận dụng trước tiên với hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên gần đây ở Việt nam có dấu hiệu của sự lạm dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý và sử dụng chính sách tiền tệ của nhà nước ta. Vì vậy đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của lạm phát, việc nghiên cứu chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát là vô cùng cần thiết. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề tài "Quan điểm của Keynes về lí thuyêt tiền tệ và giá cả và ý nghĩa, sự vận dụng của lí thuyêt đó đối với riêng Việt Nam ta".

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm của Keynes về lí thuyêt tiền tệ và giá cả và ý nghĩa, sự vận dụng của lí thuyêt đó đối với riêng Việt Nam ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A: PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 5. ý nghĩa 4 6. Bố cục 4 B: NỘI DUNG 5 I. Vài nét về John Meynard Keynes 5 II. Quan điểm của Keynes về lí thuyết tiền tệ và giá cả 5 III. Đánh giá chung về quan điểm của Keynes 9 1. Đóng góp 9 2. Hạn chế 9 3. Nguyên nhân đưa đến những hạn chế của Keynes 10 IV. SỰ VẬN DỤNG LÍ THUYẾT CỦA KEYNES TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 11 1. Tình hình kinh tế nước ta trong những năm qua 11 2. Giải pháp hoàn thành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 20 a. Dự trữ bắt buộc 20 b. Tái chiết khấu 21 c. Hoạt động thị trường mở 22 d. Lãi suất 23 e. Hạn mức tín dụng 24 C: KẾT LUẬN 26 D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 A :PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề cấp thiết,mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia.Từ thời cổ đại đến xã hội hiện đại luôn tồn tại những hệ thống quan điểm kinh tế trong việc nghiên cứu các hình thái xã hội. Đặc biệt theo đà phát triển của kinh tế thị trường đã có nhiều học thuyết kinh tế làm cơ sở lí luận cho các chiến lược kinh tế nhà nước mà tiêu biểu có các lí thuyết về tiền tệ và giá cả của Keynes.Thông qua vai trò hay sự điều tiết vĩ mô để kích cầu quốc gia.Tức kích thích tiêu dùng làm tăng đầu tư tăng việc làm tăng thu nhập dẫn tới nâng cao đời sống cho người dân đồng thời giảm bớt hay hạn chế khủng hoảng,lạm phát trầm trọng. Ngoài ra với mô hình kinh tế hỗn hợp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay cho thấy bên cạnh "Bàn tay vô hình (cơ chế thị trường)- thì sự tồn tại của bàn tay hưu hình (Kinh tế nhà nước)" là vấn đề cần thiết. Bởi lẽ kinh tế thị trường tuy mở ra động lực cạnh tranh kích thích kinh tế nhưng sự phát triển luôn đi kèm với không ít những khuyết tật như khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp ô nhiễm, môi trường, độc quyền...Thì lúc này sự đóng góp của nhà nước là vô cùng quan trọng để điều tiết các tình trạng đó cũng như bảo vệ cạnh tranh bằng các chính sách tài khóa: thuế, chi tiêu, các luật lệ, chính sách pháp luật, đặc biệt là các chính sách tiền tệ…Hơn nữa trong sự biến động không ngừng của nền kinh tế ngày nay thì tiền tệ và giá cả đóng vai trò cực kì quan trọng. Nó như chìa khóa mở ra cánh cửa tiêu dùng, kích thích tiêu dùng hiệu quả. Mà khi tiêu dùng tăng thì lẽ dĩ nhiên đầu tư sẽ tăng. Kéo theo đó là sự phát triển đi lên của kinh tế xã hội. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Trong những năm gần đây thị trường tài chính tiền tệ thế giới đang phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng sâu sắc kể từ cuộc đại khủng hoảng thế giới 1929-1933, rồi khủng hoảng tài chính tiền tệ 1987-1989. Rồi mới đây thôi cuộc đại khủng hoảng không thua kém gì thời kì 1929-1930 là 2007-2008. Làm cho nền kinh tế rơi vào bế tắc. Có thể khẳng định rằng: ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả là điều kiên cơ bản để phát triển kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang trong thời kì hội nhập và phát triển như Việt Nam. Hơn nữa một sự thật mà ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy. Với sự thành công trong việc chặn đứng lạm phát phi mã năm 1989 nhờ áp dụng công cụ lãi suất ngân hàng (đưa lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên cao vượt tốc độ lạm phát), đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đạt các mục tiêu ngắn hạn ổn định thị trường. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, do đó một công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như chính sách tiền tệ được tận dụng trước tiên với hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên gần đây ở Việt nam có dấu hiệu của sự lạm dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý và sử dụng chính sách tiền tệ của nhà nước ta. Vì vậy đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của lạm phát, việc nghiên cứu chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát là vô cùng cần thiết. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề tài "Quan điểm của Keynes về lí thuyêt tiền tệ và giá cả và ý nghĩa, sự vận dụng của lí thuyêt đó đối với riêng Việt Nam ta". 2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Do Keynes là một nhà kinh tế lỗi lạc nên đã có vô số các tác gia với những phương pháp phân tích, đánh giá và vận dụng các lí thuyết của ông nói chung và lí thuyết về tiền tệ- giá cả nói riêng trong sản xuất- kinh doanh và cả trong nền kinh tế nhà nước (kinh tế vĩ mô). Tuy nhiên với phạm vi bài tiểu luận em không thể phân tích đánh giá một cách đầy đủ, sâu sắc nhất và vẫn tồn tại không ít những thiếu xót mong các thầy, các cô và các bạn đọc góp ý bổ sung. 3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu phân tích lí thuyết về tiền tệ và giá cả của Keynes để biết được đặc trưng, hạn chế cũng như là tầm quan trọng mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ giá cả tác động tới nền kinh tế nói chung và nền kinh tế đổi mới, hội nhập mở cửa của việt nam nói riêng. Từ đó đưa ra các biện pháp, chính sách nhằm hạn chế khủng hoảng, lạm phát đưa nền kinh tế phát triển bền vững. 4.ĐỐI TƯỢNG,PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề về tiền tệ, giá cả trong lí thuyết Keynes và sự vận dụng trong nền kinh tế Việt nam. Phạm vi nghiên cứu: Lí thuyết tiền tệ- giá cả của Keynes. 5.Ý NGHĨA 5.1 ý nghĩa khoa học: Từ cơ sở lí thuyết đó áp dụng linh hoạt vào thực tiễn điều tiết nền kinh tế tăng trưởng Việt Nam với vấn đề kích cầu. 5.2 ý nghĩa thực tiễn: Thấy được vai trò của các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả đối với nền kinh tế. Từ đó xác định nhà nước phải làm gì để thị trường hoạt động đúng hướng, hiệu quả cao, trong tình hình suy thoái hiện nay. 6. BỐ CỤC Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì trong phần nội dung gồm các danh mục lớn: I. Vài nét về John Meynard Keynes. II. Quan điểm của Keynes về lí thuyết tiền tệ và giá cả. III. Đánh giá chung về quan điểm của Keynes. IV. Sự vận dụng lí thuyết của Keynes trong nền kinh tế Việt Nam. B: NỘI DUNG I. VÀI NÉT VỀ JOHN MEYNAD KEYNES J.M.Keynes sinh ngày 5/6/1883 tại Cambridge (Anh) trong một gia đình cố văn hóa và được chăm sóc đầy đủ. Bố ông là John Neville Keynes, giảng dạy tại một trường đai học ở Cambridge. Mẹ ông là Florence Ada, là một trong những người đầu tiên tốt nghiệp trường Newham. Năm 1932, bà được bầu làm thị trưởng Cambridge và nổi tiếng về chủ nghĩa nữ quyền. Có thể nói bố mẹ của Keynes là những công dân tiến bộ đậm màu sắc vị tha. J.M.Keynes là nhà kinh tế học người Anh, giáo sư trường đại học Cambridge, một nhà hoạt động xã hội, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thống đốc ngân hàng Anh, cố vấn kinh tế chính phủ Anh về ngân khố quốc gia, chủ bút tạp chí nhà kinh tế. Năm 1925, ông kết hôn với một nữ diễn viên chính Liu Boves Kaia của đoàn múa bale nga, sinh được hai người con. Tác phẩm nổi tiếng của J.m.Keynes "Lí thuyết chung về việc làm, tiền tệ và giá cả" xuất bản năm 1936, Trong đó ông trình bày một số quan điểm cơ bản đặc biệt phê phán các quan điểm của trường phái cổ điển, tân cổ điển và một số vấn đề lý luận, chủ yếu là quan điểm thị trường tự điều chỉnh. Đồng thời, ông đã nêu lên quan điểm về vấn đề khủng hoảng, thất nghiệp và vai trò điều tiết của nhà nước. Ông được các học giả phương tây coi là người có tính sáng tạo, Là nhà kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế học phương tây hiên đại và chính sách kinh tế của các chính phủ. II. QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES VỀ LÍ THUYẾT TIỀN TỆ VÀ GIÁ CẢ Vào những năm 30 của thế kỉ 20 khủng hoảng và thất nghiệp ở các nước tư bản phương tây sảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 đã chứng tỏ lí thuyết của trường phái cổ điển và tân cổ điển bị mất sức thuyết phục làm tan rã tư tưởng tự do kinh tế. Sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội cao đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, tình trạng độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực Sự thành công trong quản lí nhà nước Xô Viết tác động vào tư tưởng các nhà kinh tế tư bản. Trong bối cảnh đó J.M.Keynes quan tâm đến khủng hoảng kinh tế đã từng diễn ra nhất là ở Mỹ và Anh. Ông đã từ bỏ phương pháp tư duy, diễn đạt truyền thống và học thuyêt của Keynes ra đời. Trường phái Keynes đã có ảnh hưởng nhiều trong đời sống các nước tư bản chủ nghĩa nhưng năm 1950-1960 nhất là chính sách của chính phủ. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt là tác phẩm "lí thuyết chung về việc làm, tiền tệ và giá cả" xuất bản năm 1936. Giới kinh tế học phương tây đánh giá quyển sách đã dẫn đến một cuộc cách mạng trong kinh tế học. Nó thể hiện được đầy đủ tư tưởng đặc điểm học thuyết của Keynes. Là hệ thống lí luận kinh tế vĩ mô lấy lí thuyết chung về tiền tệ việc làm, giá cả làm chung tâm. Lấy nguyên lí cầu hữu hiệu làm nền tảng. Ông hoàn toàn vứt bỏ định lí Say mà các nhà kinh tế học truyền thống vẫn tin theo "cung tạo cầu".Nguyên lí cầu hữu hiệu khẳng định rằng lượng cung hàng hóa do lượng cầu quyết định. Do đó vào những thời kì suy thoái kinh tế nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng thì sản xuất và việc làm tăng theo. Về nội dung đề cao vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước, dựa trên phương pháp phân tích vĩ mô hiện đại nghiên cứu các tổng lượng kinh tế như tổng cầu, tổng cung, tổng đầu tư, tổng việc làm, tổng thu nhập…Trong nền kinh tế thị trường phê phán tư tưởng tuyệt đối hóa thị trường tự do. Ông nêu ra hiện tượng gọi là " bẫy thanh khoản ", qua đó coi chính sách tài khóa là biện pháp chủ yếu giải quyết mọi vấn đề kinh tế. Keynes cho rằng thị trường không hoàn hảo mà tình trạng khủng hoảng thất nghiệp của nền kinh tế tư bản do những chính sách lỗi thời, bảo thủ thiếu sự can thiệp của nhà nước. Chính vì vậy ông luôn nêu cao vai trò của nhà nước để bình ổn kinh tế. Ngoài những chính sách đầu tư tăng việc làm cho người lao động ông còn quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng những hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ. Tác động tới nhiều thành phần khác nhau trong đó có giá cả hàng hóa nhằm mục đích kích cầu có hiệu quả. Hay nói cách khác là điều tiết vĩ mô nền kinh tế . Thứ nhất về hệ thống tài chính: Ông chủ trương sử dụng các công cụ thuế khóa. Theo ông cần phải tăng thuế đối với người lao động để điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của họ và giảm thuế đối với các nhà kinh doanh, sản xuất. Từ chính sách đó có thể điều tiết sản xuất, khuyến khích tiêu dùng cá nhân. Qua đó mở rộng các hình thức tạo việc làm để nâng cao thu nhập, tăng sức mua, tăng cầu hiệu quả, phát triển thêm ngành nghề mới. Đồng thời tăng chi tiêu chính phủ hay tăng đầu tư công cộng để kích cầu có hiệu quả. Thứ hai: về công cụ tiền tệ và lưu thông tiền tệ. Theo Keynes, cần tăng thêm khối lượng lớn tiền tệ vào trong lĩnh vực lưu thông. Làm tăng cung tư bản cho vay để giảm lãi suất. Khuyễn khích các nhà tư bản đầu tư vay vốn mở rộng sản xuất, tăng thêm khối lượng việc làm.Ông chủ trương chủ động bơm thêm tiền vào lưu thông thực hiện "Lạm phát có mức độ". Ông cho rằng đây là biện pháp hưu hiệu để kích thích thị trường mà không có nguy hiểm gì. Khi nền kinh tế đạt tới mức cân bằng với sản lượng và việc làm cao thì lam phát sẽ tự động dừng lại. Đồng thời với nó là khuyến khích đẩy nhanh chu kì chu chuyển của tiền tệ trong quá trình sản xuất cũng như là lưu thông. Và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, qua các công cụ tài chính và phát hành công trái nhằm hạn chế số lượng tiền mặt đi vào lưu thông trên thị trường mà tập trung, dồn nén nó lại trong lĩnh vực sản xuất tạo giá trị thặng dư hay lợi nhuận lớn cho các nhà doanh nghiệp, hay cụ thể hơn là khuyến khích sản xuất phát triển mạnh. => Từ những điều trên Keynes cho rằng nhà nước cần dùng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của doanh nhân. Thứ ba: Về giá cả, tiền công. Một sự khác biệt rõ rệt nhất và cũng là quan điểm sai lệch nhất của Keynes so với các trường phái cổ điển và tân cổ điển đó là ông coi giá cả và tiền công (hay còn gọi là giá cả của sức lao động) luôn luôn ổn định hay cứng nhắc. Để làm rõ điều đó ta đi đến ba lập luận sau. Một: đấy là vấn đề hợp đồng lao động. Các nhà sản xuất hay chủ doanh nghiệp để giữ được lao động làm việc cho mình giữa họ đã hình thành những bản hợp đồng lao động dài hạn. Chính vì thế mà lương theo hợp đồng lao động không thể điều chỉnh đột ngột. Trong trường hợp có thay đổi hợp đồng vì không thể tất cả doanh nghiệp, các ngành sản xuất trong nền kinh tế cùng đồng loạt thay đổi hợp đồng vào cung một thời điểm. Nên chỉ có một bộ phận lao động được thay đổi tiền công. Nhưng nhìn chung, xét tổng quan trên toàn nền kinh tế thì tiền công là không đổi. Hai là về tiền công hiệu xuất. Tức là để khuyến khích sự nhiệt tình lao động và giữ lại những lao động lành nghề trong thời điểm thất nghiệp phát sinh các nhà doanh nghiệp vẫn có thể không cắt giảm tiền. Nhưng khi tiền công không bị cắt giảm khối lượng tiền mặt tham gia thị trường không bị hạn chế mà ngược lai ngày càng gia tăng làm cho nền kinh tế rơi vào bế tắc khủng hoảng thì lẽ dĩ nhiên thất nghiệp vẫn không thể được giải quyết, thị trường lao động vẫn mất cân bằng. Ba là về giá cả hàng hóa. Khi mà thị trường có sự cạnh tranh không hoàn hảo hay sảy ra tình trạng độc quyền thị trường thì cho dù thị trường có biến động đi chăng nữa thì các doanh nghiệp độc quyền đó chưa chắc hay nói đúng hơn là không muốn thay đổi giá bán của mình. Bởi các doanh nghiệp lo sợ khi giá bán thay đổi doanh nghiệp xẽ thu được khoản lợi nhuận ít đi, hoặc không thu được lợi nhuận gì và thậm chí có thể sẽ thua lỗ do doanh thu không bù lại những chi phí đã bỏ ra dể sản xuất ra hàng hóa đó. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES 1. ĐÓNG GÓP Về mặt lí luận: Keynes đã có công trong việc điều chỉnh kinh tế học truyền thống, xây dựng hệ thống lí luận mới. Dùng các chính sách tiền tệ nói riêng và vai trò can thiệp của nhà nước nói chung tác động bình ổn nền kinh tế. Thay thế hoàn toàn tư tưởng tự do kinh doanh của các trường phái kinh tế trước đó. Về mặt chính sách: Keynes đã phủ định hoàn toàn tư tưởng kinh tế của các nhà cổ điển cho rằng tiền tệ chỉ là để làm vật trung gian, thước đo của giả trị của các hàng hóa mà không có tác động gì thêm. Ngược lại thông qua nhà nước Keynes coi các chính sách tài chính, tiền tệ là biện pháp chủ yếu giải quyết các vấn đề quan trọng của nền kinh tế và chủ trương áp dụng chính sách số hụt tài chính mở rộng. 2. HẠN CHẾ Trong một thời gian dài lí thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi tuy nhiên nó cũng thể hiện một số hạn chế: - Mục đích của lí thuyết Keynes là chống khủng hoảng và thất nghiệp song thực tế trong những năm thực hiện lí thuyết này thì cứ bốn năm lại có một lần chấn động kinh tế. - Nạn thất nghiệp không những không được khắc phục mà còn có xu hướng gia tăng. Tư tưởng "lạm phát có điều tiết" của Keynes góp phần làm tăng sự trầm trọng của lạm phát, một căn bệnh nan giải của nền kinh tế hiện đại. - Công cụ lãi xuất, tiền tệ điều tiết đầu tư không có hiệu quả và nhiều khi còn tác động ngược lại. - Nắm nhu cầu xã hội đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, Keynes đưa ra lí thuyết chủ nghĩa tư bản được điều tiết. Song khi đánh giá cao vai trò của nhà nước ông lại bỏ qua vai trò của tư tưởng tự do của bàn tay vô hình, của cân bằng tổng quát. - Lí luận "Tăng cầu hiệu quả" của keynes còn phiến diện. Song nguy hại hơn là kích thích lối sống hưởng thụ và đặc biệt hơn là kích chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế. Điều này lại càng thúc đẩy mạnh bởi Keynes quá đề cao vai trò của nhà nước trong việc can thiệp vào đời sống kinh tế. => Điều đó làm gia tăng xu hướng xu hướng phê phán lí thuyết của ông. 3. NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KEYNES Ngay từ đầu trong cách tiếp cận vấn đề của Keynes, ông đã xuất phát và đi thẳng vào quan điểm giá cả, tiền lương ổn định, cứng nhắc, không có sự biến động. Theo quan điểm của Keynes, các chính sách tiền tệ và tài khóa có thể thay thế cho giá cả tiền lương linh hoạt, kích thích nền kinh tế trong thời kì suy thoái, làm giảm tổng cầu trong thời gian khủng hoảng kinh tế, nhằm ngăn chặn các xu hướng lạm phát. Những người thuộc trường phái Keynes tin tưởng rằng: chính phủ có thể tác động đến hoạt động kinh tế thực sự, bằng cách thi hành các chính sách tiền tệ hay tài khóa nhằm thay đổi tổng cầu trong hoạt động kinh tế bị đình trệ. Hoăc kìm chế chi tiêu trong thời kì lạm phát. Khi chi tiêu chính phủ tăng, giảm thuế hay tăng cung tiền, tất cả đều tạo sẩn phẩm hơn và vì vậy khuyến khích đầu tư. Trong khi thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Thị trường không đứng yên, nó không ngừng biến động giữa hai đại lượng cung và cầu hàng hóa. Khi cung không đổi mà cầu lại tăng thì lẽ đương nhiên giá hàng hóa sẽ phải tăng hay khi cung tăng cầu không đổi, giá hàng hóa sẽ giảm xuống. Các sự tác động ấy sẽ kéo cung- cầu về vị trí cân bằng, ổn định nền kinh tế. Về vấn đề tiền lương, khi cung hàng hóa tăng các nhà sản xuất cần một lượng lớn sức lao động, lúc này tiền lương sẽ tăng. Ngược lại, khi cung hàng hóa giảm làm giảm cầu về nguồn lao động dẫn tới tiền lương giảm. Nhưng đấy là sự điều tiết khách quan của thị trường mà Keynes đã không nhìn ra khi quá kì vọng vào bàn tay nhà nước. IV. SỰ VẬN DỤNG LÍ THUYẾT CỦA KEYNES TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 1. TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC TA NHỮNG NĂM QUA Một đặc điểm quan trọng của Việt Nam là chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường từ một nền kinh tế hậu chiến, tuân theo mệnh lệnh và kế hoạch hóa. Chính vì thế khi chuyển đổi Việt Nam thiếu rất nhiều kinh nghiệm trong điều hành kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách kích thích động cơ của các chủ thể kinh tế. Theo thời gian, tính thị trường của nền kinh tế ngày càng phát triển, thì vai trò nhận thức nền kinh tế càng trở nên cấp thiết, Xét trên lĩnh vực chính sách kinh tế, mặc dù không có sự đồng thuận rõ ràng nào về một trường phái kinh tế theo đúng nghĩa đen của cụm từ này nằm sau các chính sách của Việt Nam sau 20 năm qua, nhưng dường như đã có một dạng thô sơ của chủ nghĩa Keynes trong các chính sách kinh tế của Việt Nam trong đó có các lí thuyết về tiền tệ và giá cả. Có hai lí do thực tế để đất nước ta theo chủ nghĩa Keynes đấy là. Thứ nhất: Những nhà chính sách có ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn đầu đều là những người được đào tạo trong thời kế hoạch hóa, do đó họ tìm thấy ở kinh tế học trường phái Keynes một chỗ dựa khá thân quen và dễ chịu cho những gợi ý chính sách của mình. Thứ hai nền kinh tế Việt Nam được đặc trưng bởi vai trò chi phối của nhà nước ngay từ những ngày đầu chuyển đổi( Và cho đến tận bây giờ), đã trở thành "một mảnh đất màu mỡ" cho các loại chính sách can thiệp, xuất hiện và tồn tại vững chắc. Hai nhân tố trên tự hỗ trợ và tự tái tạo lẫn nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây nhà nước ta quy định giá cả thu mua nông sản của nông dân, giá cả đối với tất cả các loại hàng hóa, vật tư nguyên liệu, nhiên liệu là đầu vào của sản xuất nên giá cả của hàng hóa luôn luôn cứng nhắc không biến đổi, và quản lí, phân phối các loại hàng hóa này thông qua một hệ thống các cơ quan cung ứng vật tư của nhà nước. Giá cả hàng hóa nói chung đều do nhà nước quy định và phân phối bằng tem phiếu và thông qua hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán gọi là thị trường có tổ chức. Cơ chế giá cả đó đã làm cho nền kinh tế mang tính hiện vật, hạn chế tác dụng của các quy luật kinh tế thị trường và làm giảm hiệu quả kinh tê, dẫn tới tất yếu nền kinh tế giai đoạn này trì trệ, kém phát triển. Chính vì vậy nhà nước thi hành chính sách một giá kinh doanh, cuộc cải cách giá cả được thực hiện căn bản trong những năm 1987-1990: cụ thể là: + Xóa bỏ cơ chế định giá nông sản bán theo nghĩa vụ đối với nông dân. Nông dân sau khi hình thành nghĩa vụ về thuế, có quyền tự do bán sản phẩm trên thị trường. Năm 1987-1988, nhà nước dùng vật tư đổi lấy nông sản hoặc mua bằng tiền mặt theo khung giá do Trung ương chỉ đạo (giá mua nông sản đã được tăng lên). Đến năm 1988 nhà nước quy định khung giá cho toàn bộ cơ chế và giá mua bán nông sản đã do thị trường quyết định. + Điều chỉnh giá bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ những năm 1986-1988 được thực hiện theo chính sách hai giá: giá cung cấp những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu theo quy định của nhà nước. Có phân biệt nhóm các hàng tiêu dùng quan trọng theo khung giá chỉ đạo của nhà nước (vẫn tồn tại tình trạng giá hàng hóa là cứng nhắc). Sự định giá linh hoạt ở chỗ giá điều chỉnh phù hợp với từng vùng miền. + Giá vật tư cung ứng của nhà nước được điều chỉnh tăng dần theo sự điều chỉnh giá mua nông sản và giá vật tư nhập khẩu. Thực hiện chính sách hai giá dối với một số vật tư xây dựng nhưng tới năm 1990 đã đưa về một giá chung. => Quá trình cải cách giá cả góp phần thúc đẩy phân phối và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn. Song nó cũng thúc đẩy mức giá chung tăng đột biến, Siêu lạm phát kéo dài những năm 1986-1988. Thời gian gần đây nhà nước ta đang thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ trên thị trường bằng hàng loạt các chính sách khuyến khích người dân sử dụng hệ thống thanh toán tín dụng bằng thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm,...để hạn chế khối lượng tiền mặt trên thị trường. Ngoài ra cũng nhằm mục đích tích tụ khối lượng lớn tiền trong hệ thống các ngân hàng cho các nhà sản suất vay vốn đầu tư thúc đẩy sản xuất. Mặt khác điều mà bất cứ ai tam gia vào vòng xoáy của đồng tiền đều nhạn ra vai trò của hệ thống ngân hàng có tầm rất quan trọng trong nền kinh tế. Dể làm rõ ván đề sau đây ta đi tim hiểu tình hình họat động của các ngân hàng nước ta những năm qua: - Về chính sách tài chính tiền tệ Về thu ngân sách, trước đây ngân sách nhà nước chủ yếu dựa vào thu quốc doanh, từ cuối năm 1987 nhà nước ta bắt đầu sửa đổi một số loại thuế (tăng thuế): thuế môm bài , thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế hang hóa …Dần dần những nguồn thu từ thuế này đã làm cho ngân sách nhà nước tăng vọt. Ngoài ra nhà nước ta còn ban hành và sửa đổi, bổ xung thêm nhiều luật thuế mới như: thuế xuất nhập khẩu, luật thuế doanh thu, luật thuế tiêu thụ đặc biệt luật thuế sử dụng đất nông nghiệp -> nguồn thu từ thuế dần thay đổi cho nguồn thu quốc doanh. Về sử lí thâm hụt ngân sách, trong những năm 1981-1985 ngoài nguồn viện trợ và vay vốn từ nước ngoài (chiếm 65%) ngoài ra nhà nước ta còn chủ trương in và phát hành thêm tiền (chiếm 30%). Đến giai đoạn 1986-1990 thâm hụt ngân sách vẫn rất lớn vì chính sách "bù giá vào lương", nhưng do nguồn viện trợ và vay nợ nước ngoài giảm xuống nên nhà nước lại càng tăng cường việc in và phát hành thêm tiền làm cho khối lượng tiền mặt đi vào lưu thông tăng đột biến lên tới mức 61%. Chính sách đó đã dẫn tới tình trạng lạm phát nghiêm trọng, trong thời kì đó lạm phát đã lên tới mức 3 con số (890%). -Về hệ thống ngân hàng và lưu thông tiền tệ: Ngân hàng nhà nước để thực hiện cung ứng tiền tệ và cân đối cung cầu tiền tệ đã vận dụng và từng bước hoàn thiện hàng loạt các công cụ như: Dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, hoạt động thị trường mở, lãi suất, hạn mức tín dụng …Nhờ vào hoạt động của ngân hàng mà nước ta đã chặn đứng được cuộ siêu lạm phát ba con số thời kì 1987-1989 và cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 diễn ra ở châu á. Sau đây ta đi phân tích và xem xét hiện trạng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở nước ta trong những năm qua trong hệ thống các ngân hàng: Thứ nhất về chính sách tài chính tín dụng: Ngân hàng nhà nước đã quy định "Ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất ở mức 10% và nhiều nhất ở mức 35% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Trong thời gian đầu, tuy pháp lệnh ngân hàng đã quy định như trên nhưng thực tế trong một thời gian dài, tỷ lệ 10% được ổn định một cách cố định, mặc dù chính sách tín dụng từ năm 1989 đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau theo chủ trương lúc thì thắt chặt, lúc thì nới lỏng (nhằm kiểm soát lạm phát). Nghĩa là việc thực hiện đưa tiền vào lưu thông điều khiển khối lượng tiền lưu thông luôn được thực hiện theo những dự kiến nhất định, bằng những công cụ khác nhau. Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc vẫn được thực hiện với một tỷ lệ cố định. Đầu năm 1994, Ngân hàng trung ương đã có quy định bổ sung : tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi không kỳ hạn là 13%, đối với loại tiền gửi là 7% nhưng cũng là để thi hành cho một thời gian dài. Sự ổn định như vậy đã nói lên rằng, ở nước ta vào thời kỳ này mới bước đầu sử dụng công cụ này , nên chưa có khả năng điều khiển nó một cách linh hoạt theo tình hình tiền tệ luôn biến động trong lưu thông, nên chưa thực hiện đầy đủ vai trò điều khiển khối lượng tiền lưu thông hạn chế bội số tín dụng của các Ngân hàng thương mại như chức năng vốn có của công cụ này. Đặc biệt ở năm 1991-1992 các ngân hàng quốc doanh ngoài số vốn dự trữ tối thiểu theo luật định còn có một lượng vốn tiền gửi khá lớn taị Ngân hàng trung ương. Điều này trong một chừng mực nhất định đã vô hiệu hoá công cụ dự trữ bắt buộc vì như vậy khi nâng cao hay hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì hầu như cũng chẳng ảnh hưởng gì đến khả năng thanh toán và khối lượng tín dụng cung ứng. Mặt khác một số vấn đề tồn tại về mặt nghiệp vụ và tổ chức thực hiện dự trữ bắt buộc đã giảm tính chất nhaỵ cảm của công cụ. Tuy nhiên, thời gian qua Ngân hàng nhà nước cũng đã sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc nhằm mục tiêu góp phần điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Vấn đề cần đặt ra là phải nghiên cứu nội dung của luật ngân hàng nhà nước nhằm đưa ra quy chế dự trữ bắt buộc phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn mới trong đó mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế cũng như kiểm soát lạm phát là quan trọng nhất. Thứ hai về tái chiết khấu: Tái chiết khấu là một công cụ khá nhạy cảm trong quá trình điều hành khối lượng tiền tệ. Nhưng trong thực tế ở nước ta những năm qua do thừa hưởng tiềm thế của một nền lưu thông trong đó không được phép tồn tại tín dụng thương mại, vì vậy chưa có các công cụ truyền thống trực tiếp để thực hiện việc chiết khấu và tái chiết khấu như các loại kỳ phiếu, thương phiếu... Luật thương mại nước ta mới được công bố và từ ngày 1-1-1998 mới có giá trị thi hành, bởi vậy nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu của ngân hàng thương mại chưa được quy định. Do đó việc tái chiết khấu được thực hiện dựa trên căn cứ các chứng từ do ngân hàng thương mại đã cho vay, nhưng chưa đến hạn các doanh nghiệp phải trả nợ lãi. Căn cứ vào chứng từ đó ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay lại những khoản nợ mà các ngân hàng thương mại đã cho các doanh nghiệp vay. Một mặt ngân hàng trung ương còn thực hiện phương thức "mua lại" các dự án đã được các ngân hàng thẩm định trước khi đầu tư nhưng ngân hàng thương mại không đủ vốn. Trong thời gian qua do chưa có những công cụ nghiệp vụ để thực hiện công cụ lãi suất tái chiết khấu nên ngân hàng nhà nước Việt Nam đã sử dụng hình thức cho vay cầm cố. Hình thức này được thực hiện bằng cách, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đem một số loại giấy tờ có giá trị đến ngân hàng trung ương làm vật thế chấp để vay tiền. Loại tín dụng này nhằm giải quyết khó khăn tài chính tạm thời cho các ngân hang thương mại. Hình thức mua lại các dự án đầu tư tái cấp vốn theo hình thức cho vay thế chấp một thời gian dài là công cụ thay thế cho thương phiếu và kỳ phiếu . Những hạn chế của công cụ tái chiết khấu ở nước ta trong thời gian qua đó là tất yếu trong thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường . Tuy nhiên cùng với các công cụ khác của chính sách tiền tệ công cụ tái chiết khấu (chưa hoàn thiện) đã góp phần đưa tỷ lệ lạm phát ở nước ta từ mức 3 con số ở các năm trước xuống mức 1 con số ở năm 1993. Thứ ba: về hoạt động thị trường mở Đây là một trong những công cụ quan trọng được ngân hàng thương mại các nước sử dụng để điều hành có hiệu quả chính sách tiền tệ. Thậm chí một số ngân hàng coi đây là công cụ sắc bén nhất trong các hoạt động của mình. Nhưng ở Việt Nam, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp gồm suốt 4 thập kỷ qua, phù hợp với cơ chế đó ngân hàng nhà nước Việt Nam không thể sử dụng các công cụ gián tiếp (dự trữ bắt buộc, thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu) để điều hành chính sách tiền tệ. Công cụ đó chỉ có thể và trên thực tế bước đầu đã phát huy tác dụng khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực sự đổi mới. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định "ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu ngân hàng nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Quy định trên về mặt phương diện pháp lý luật ngân hàng nhà nước Việt Nam đã mở ra cho công cụ thị trường mở một lối đi khá thông thoáng, không bị ức chế bới khía cạnh nào. Thực tế lại cho thấy vốn nằm trong các dịnh chế tài chính còn khá nhiều nhưng cho vay ra thì đang gặp không ít những rủi ro. Chính vì vậy các định chế tài chính quay trở lại mua tín phiếu kho bạc để đảm bảo an toàn và chống lỗ. Tuy nhiên do thị trường đấu thầu chỉ bán tín phiếu kho bạc có kỳ hạn một năm nên không tạo ra công cụ tiền tệ để thúc đẩy sự ra đời của hoạt động thị trường mở của ngân hàng trung ương. Chúng ta có thể thấy rằng nghiệp vụ thị trường mở là yếu tố tác động quyết định nhất đến những biến động trong cung ứng tiền tệ, làm thay đổi cơ sở tiền tệ trên thị trường. Chính vì vậy đây là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế. Thứ tư: về lãi xuất Trước năm 1933, hệ thống ngân hàng ở Việt nam là hệ thống ngân hàng một cấp, về thực chất nó là một bộ phận của ngân sách nhà nước. Mối quan hệ của ngân hàng với kinh tế ngoài quốc doanh và với dân chúng là hạn chế : khi ngân sách nhà nước thâm hụt, các ngân hàng phát hành thêm tiền để bù đắp. Khi các Doanh nghiệp nhà nước thiếu vốn thì ngân hàng phát hành tiền cho vay tín dụng. Vì vậy dẫn tới lạm phát trầm trọng tới mức 3 con số (trong thời kỳ này ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi và nhỏ hơn tốc độ trượt giá). Đây là sự bất hợp lý, cho nên không huy động được vốn trong dân và làm cho hệ thống ngân hàng tê liệt) Tháng 3 năm 1988, đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong chính sách tiền tệ ở Việt nam bằng nghị định 53 vào tháng 5/1990 là việc ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sự hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp cùng với việc áp dụng chính sách lãi suất đã góp phần rất cơ bản vào việc kiềm chế lạm phát những năm sau đó. Vào đầu năm 1989, chính phủ đã quyết định thay đổi một cách cơ bản chính sách lãi suất. Quyết định số 39/HĐBT ngày 10/4/1989của HĐBT đưa ra các nguyên tắc cơ bản để xác định lãi suất tiền gửi và cho vay của NHNN. Các nguyên tắc đó là: - Lãi suất áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế và được điều chỉnh theo sự biến động của chỉ số giá cả trên thị trường xã hội. - Mọi nguồn vốn mà ngân hàng huy động để cho vay đều được hưởng lãi, mọi khoản vốn ngân hàng cho vay đều phải thu lãi. - Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân 0,6% tháng. - Trong cơ cấu lãi suất tiền gửi và cho vay phải bao gồm lãi suất cơ bản (lãi suất thực dương) và chỉ số trượt giá của thị trường xã hội. Cụ thể từ giữa tháng 3-1989 đã đưa lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên cao hơn chỉ số lạm phát hàng tháng. Tháng 1 và tháng 2 năm 1989 chỉ số giá chỉ tăng hơn 7,4% và 4,2% nhưng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng và không có kỳ hạn đã được mạnh dạn đưa lên 12% và 9% mỗi tháng . Biện pháp lãi suất thực dương này lần đầu tiên được thực thi đã phá vỡ sự trì trệ của các kênh thu hút tiền thừa trong dân và khắc phục căn bản sự tê liệt của chính sách lãi suất cần ổn định từ năm 1985 đến quý I năm 1989. Số dư tiền tiết kiệm tăng lên nhanh chóng ngay tháng đầu, quý đầu. áp dụng chính sách này ngay lần đầu đã giảm lạm phát một cách nhanh chóng (cũng bất lợi và khó khăn đó là chỉ 3 tháng sau đã trở thành thiểu phát. Tháng 6/1992. Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất theo hướng : - Đảm bảo lãi suất dương, tức là lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất huy động bình quân. - Ngân hàng nhà nước chỉ quy định mức lãi suất cho vay tối đa và mức lãi suất tiền gửi tối thiểu, còn mức lãi suất cụ thể sẽ do các ngân hàng thương mại quyết định. - Xoá bỏ cơ chế nhiều mức lãi suất phân biệt theo thành phần kinh tế cũng như theo các loại hình doanh nghiệp , thực hiện chính sách lãi suất bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế . Đây là bước cải tiến cơ bản theo hướng từng bước tự do hoá lãi suất. Trong những năm tiếp theo biện pháp chủ yếu để kiểm soát cung ứng tiền tệ (qua đó kiểm soát được lạm phát) là nâng cao lãi suất bằng biện pháp hành chính lên mức cao, thực hiện thắt chặt tín dụng cấp cho khu vực kinh tế quốc doanh và ngân sách nhà nước. Ngoài ra nhà nước không ngừng đưa ra các chính sách khác áp dung cho lãi xuất tiền tệ. Thành quả lớn nhất mà cơ chế lãi suất trần mang lại chính là đã tạo ra các cơ hội giảm chi phí một cách bình đẳng đối với mọi thành phần doanh nghiệp , tăng cường thêm động lực cho guồng máy kinh tế cũng như góp phần kiềm chế tốt tốc độ lạm phát. Qua thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đây chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đã được sử dụng như một công cụ quan trọng góp phần tăng trưởng và ổn định thúc đẩy kinh tế phát triển không ngừng. => Chính sách tiền tệ đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát cũng như ổn định kinh tế thị trường ở Việt Nam những năm qua. Nhưng đứng trước nguy cơ có thể dẫn tới tái lạm phát (tuy rằng tỷ lệ lạm phát năm qua rất thấp 3,6%), việc hoàn thiện hơn nữa chính sách tiền tệ trong điều kiện hiện nay là cần thiết. Ngoài ra những năm gần đây nhà nước ta luôn không ngừng thực hiện những chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất, cung ứng việc làm cho người dân, hoàn thiện và nâng cao đời sống cho người dân...như cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi xuất thấp, ra luật thuế thu nhập cá nhân, gia tăng các phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội...Chính vì vậy trong thời gian này sản xuất không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. 2. GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Để hoàn thiên chính sách tiền tệ chúng ta phải biết hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ cũng như phối hợp điều hành các công cụ đó. a. Dự trữ bắt buộc. Công cụ dự trữ bắt buộc có ưu điểm lớn trong việc kiểm soát cung tiền tệ là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ. Tuy vậy, khi mà dự trữ bắt buộc không được trả lãi, chúng tương đương với một khoản thuế và có thể dẫn tới tình trạng phi trung gian hoá hơn nữa, dự trữ bắt buộc thiếu tính mềm dẻo, hoặc những thay đổi lớn và thường xuyên ở mức dự trữ cũng sẽ gây nên hỗn loạn và tổn thất cho các ngân hàng thương mại. Nhưng trước tình trạng lạm phát thấp như hiện nay cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bởi vì nhu cầu vốn của nền kinh tế khá lớn, nhưng khả năng huy động vốn hạn chế, cho nên việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ thêm nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng cho vay nền kinh tế. Mặt khác sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức kiểm soát được, và tỷ lệ lạm phát cũng có thể kiểm soát được sao cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Do vậy hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc có thể chấp nhận và phù hợp trong thời kỳ này. Một mặt khi quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần chú ý tới quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện nay sao cho hợp lý. Còn về đối tượng thi hành quy chế dự trữ bắt buộc cần bổ sung thêm ngân hàng hợp tác xã quỹ tín dụng nhân dân và hợp tác xã tín dụng để phù hợp với quy định nội dung luật ngân hàng nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc huy động vốn đối với loại tiền gửi từ 12 tháng trở lên (chiếm 15% so với tổng nguồn vốn huy động). Chính vì vậy nếu muốn huy động được loại tiền gửi này các ngânhangf thương mại phải nâng mức lãi suất tiền gửi (huy động vốn) lên cao sát lãi suất tiền cho vay. Do đó nếu quy định loại tiền gửi này cũng phải chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh cũng như không khuyến khích được huy động vốn trung và dài hạn để cho vay và đầu tư phát triển . Vì vậy trong giai đoạn hiện nay chưa nên quy định dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mà chỉ tạm thời quy định dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi huy động dưới 12 tháng. Việc quy định trên sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại bằng các nghiệp vụ của mình (phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại phát hành kỳ phiếu...v.v) thu hút nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư và phát triển . b. Tái chiết khấu. Để thực hiện được công cụ tái chiết khấu có hiệu quả đòi hỏi phải có các công cụ truyền thống của nó là kỳ phiếu và thương phiếu. Thương phiếu là giấy chứng minh cho hành vi mua chịu bán chịu hàng hoá , hành vi này gọi là tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ kinh doanh của mình, tăng vòng quay của vốn. Do đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế cao. Vì vậy muốn áp dụng công cụ tái chiết khấu như là một công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát đòi hỏi phải có nền tảng vững chắc cho sự ra đời của tín dụng thương mại. Lãi suất tái chiết khấu có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất chiết khấu của ngân hàng thương mại. Vì vậy để hoàn thiện công cụ tái chiết khấu cần hoàn thiện việc chiết khấu kỳ phiếu do Ngân hàng thương mại phát hành cụ thể ở đây là chứng từ có giá. Hiện nay các ngân hàng thường dùng hình thức nhận cầm cố để cho vay hơn là nhận chiết khấu các chứng từ có giá. - Nên xác định mức chiết khấu bằng với lãi suất cho vay được tính bằng phí ngân hàng cộng với lãi suất sinh lợi của các chứng từ có giá, nhưng tối đa không vượt quá mức tiền của lãi suất cho vay ngắn hạn. Mặt khác ngân hàng trung ương cần định rõ hơn việc vận dụng chính sách và công cụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu: có như vậy mức kích thích việc xuất hiện các loại thương phiếu, kỳ phiếu và chính chúng là cơ sở cho phép ngân hàng nhà nước trung ương vận dụng công cụ tái chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu hữu hiệu để thực thi chính sách tiền tệ. c. Hoạt động thị trường mở: Về mặt lý luận cũng như trong thực tế thị trường mở là một công cụ quan trọng điều tiết linh hoạt khối lượng tiền tệ trong lưu thông và liên quan trực tiếp đối với cơ chế phát hành tiền của ngân hàng trung ương. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay cần đưa công cụ thị trường mở vào hoạt động và tăng cường sử dụng công cụ này. Tuy nhiên đến nay cho thấy các điều kiện để đưa thị trường mở vào hoạt động còn chưa chín muồi. Vì vậy cần có các giải pháp hoàn thiện công cụ này để mau chóng đưa công cụ này vào hoạt động. Trước hết việc vận dụng công cụ thị trường mở đòi hỏi trước mắt không chỉ đối với tín phiếu kho bạc mà ngay cả với trái phiếu kho bạc và các chứng chỉ đầu tư của nhà nước (trái phiếu công trình), cần phải phát hành theo phương thức đấu thầu thông qua hoạt động của ngân hàng nhà nước thương mại và án ngân hàng thương mại trong đó tăng cường vai trò của ngân hàng nhà nước thương mại trong việc phát hành tiền để mua trái phiếu chính phủ và sau đó thực hiện mua bán lại trái phiếu chính phủ với các ngân hàng thương mại, với các tổ chức kinh tế theo tín hiệu thị trường . Một mặt : - Cần ban hành chính thức các quy chế hoạt động thị trường mở phù hợp với luật. - Thành lập ban chỉ đạo thị trường mở để tiến hành mua bán thử - Làm việc với bộ tài chính phát hành các tín phiếu kho bạc có kỳ hạn dưới 12 tháng để tạo công cụ cho thị trường mở. Đồng thời làm việc với Bộ tài chính để chuyển số nợ hiện nay của Bộ tài chính vay ngân hàng thương mại thành các trái phiếu chính phủ để ngân hàng nhà nước sử dụng công cụ này cho hoạt động thị trường mở. - Ngân hàng nhà nước phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước thường xuyên, định kỳ với thời hạn ngắn. - Hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ để các ngân hàng tiến hành các giao dịch ngắn, phát triển nghiệp vụ vay mượn thúc đẩy thị trường liên ngân hàng phát triển là cơ sở để phát triển nghiệp vụ thị trường mở. Song để nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu quả vốn có của nó trong việc điều hành chính sách tiền tệ, thì bên cạnh việc khẩn trương tạo ra các điều kiện như trên cho thị trường mở có thể hoạt động, cần thiết phải đổi mới đồng thời các công cụ chính sách tiền tệ như công cụ tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, lãi suất các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của thị trường liên ngân hàng.... để ngân hàng nhà nước có thể điều hành một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ, qua đó có thể nâng cao năng lực điều hành của ngân hàng nha nước nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. d. Lãi xuất Trong những năm gần đây, chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đã được sử dụng như một công cụ quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Bằng các biện pháp điều hành linh hoạt theo chỉ đạo của chính phủ ngân hàng nhà nước đã chuyển từ chính sách lãi suất âm sang lãi suất thực dương, lãi suất trần đã dần dần bám sát chỉ số trượt giá, và quan hệ cung cầu vốn tín dụng trên thị trường tiền tệ bảo toàn giá trị đồng tiền cho người gửi và được người vay chấp nhận từ đó ngày càng thu hút thêm nguồn vốn vào hệ thống ngân hàng , đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Tuy nhiên, công cụ lãi suất khá quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát hiện nay. Do đó, chúng ta nên thực hiện các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công cụ lãi suất. - Nên kiên trì nguyên tắc lãi suất thực dương để kích thích tiết kiệm đồng thời linh hoạt điều chỉnh lãi suất theo diễn biến lạm phát nhằm hỗ trợ đầu tư. - Trong thời gian tới, trước mắt vẫn duy trì cơ chế lãi suất trần nhưng về phương diện tiến hành cần xúc tiến nhanh việc hình thành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tạo tiền đề mở rộng quá trình tự do hoá lãi suất. - Cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt (lãi suất cho vay và vay). Về việc xây dựng chính sách lãi suất, ngân hàng nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho một số ngành hoặc đối tượng kinh tế quan trọng. Mặt khác lãi suất và tỷ giá là hai vấn đề nhạy cảm, có tác động tức thời và ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Do giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý đồng bộ trong quan hệ phù hợp. Chính vì vậy biện pháp điều chỉnh lãi suất đồng Việt Nam cần đi đôi với việc quy định lãi suất thích hợp đối với tiền gửi bằng USD để phát huy tối đa vai trò của công cụ lãi suất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Tóm lại, điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với các diễn biến kinh tế và mục tiêu chính sách là một biện pháp thông thường của các chính phủ và ngân hàng thương mại trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của chính phủ cùng với các biện pháp chính sách khác, ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với tình hình và các diễn biến kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ. e. Hạn mức tín dụng: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng đóng vai trò điều tiết thường xuyên đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Dựa vào việc mở rộng tín dụng người ta có thể đạt đến sự mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản. Ngược lại thu hẹp tín dụng là một trong những cách thức quan trọng để hạn chế sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh và sự gia tăng của lạm phát. Vì vậy công cụ hạn mức tín dụng có ý nghĩa quan trọng và việc xác định hạn mức tín dụng là rất cần thiết để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, bình ổn kinh tế. C: KẾT LUẬN Nhờ sự vận dụng một cách linh hoạt và khéo léo các lí thuyết của Keynes nhất là lí thuyết về tiền tệ mà nước ta đã vực dậy một cách nhanh chóng sau mỗi đợt khủng hoảng( Nhất là cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới với mức siêu lạm phát ba con số thời kì 1987-1989). Đưa nền kinh tế không ngừng phát triển đi lên. Tuy nhiên cũng do nhiều lí do khác tác động tới mà việc vận dung lí thuyết của Keynes không triệt để đã càng làm cho nền kinh tế ngày càng lún sâu vào các cuộc khủng hoảng nhất là lạm phát. Để làm được như lí thuyết mà Keynes đã đưa ra tức cần duy trì "Lạm phát có kiểm soát" để "Kích cầu có hiệu quả" là cả một vấn đề lớn đặt ra cho nền kinh tế còn non kém như nước ta. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của các chính sách tiền tệ trong hệ thống các ngân hàng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế vĩ mô. Nhà nước Việt Nam ta cần đặc biệt ưu tiên kiểm soát lạm phát và cân đối ngân sách, cần duy trì một mức lạm phát thấp và ổn định. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Thống kê, Hà Nội-2005 2. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Tài chính, Hà Nội-2008 3. Lí thuyết tài chính tiền tệ. NXB Thống kê. 4. Niên giám thống kê 2005 - 2008 5. Kinh tế vĩ mô. NXB lao động 2007 6. Website: www.google.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_lon_li_thuyet_tien_te_cua_keynis_2231.doc