Trên bán đảo Malắcca, toàn bộ các đảo Xumatơra, Calimantan, Xylavêđi và phần tây đảo Giava, trong điều kiện khí hậu xích đạo nóng và ẩm ướt quanh năm, rừng xích đạo ẩm ướt thường xanh quanh năm phát triển mạnh, thành phần loài ở đây rất phong phú và có nhiều loài địa phương độc đáo.
Quần đảo ở Indonesia có ba dạng rừng chủ yếu: rừng mưa nhiệt đới với các loại cây có giá trị kinh tế cao như lim, mun, gụ, tếch, trầm hương, long não ở các vùng đất thấp; rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển tại các vùng đồi núi cao với các loại cây chủ yếu như sồi, nguyệt quế, dẻ .; rừng ngập mặn ven biển phát triển ở đầm lầy Xumatơra, Calimantan, Tây Irian
107 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia: Thực trạng và các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã phê chuẩn hai dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát và thăm dò dầu khí ở Indonesia. Đây là hai dự án của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam) và Công ty Đầu tư và Phát triển dầu khí Việt Nam (PIDC). Hai hợp đồng này có tổng trị giá gần 10 triệu USD và có thời hạn hoạt động 3 năm.
Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
Trong khuôn khổ ASEAN, hai nước đang thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế, văn hoá như:
Dự án xây dựng đường ống dẫn khí xuyên ASEAN, đây là một dự án mới với lộ trình thực hiện dài từ nay đến năm 2010. Đường ống dẫn khí dài khoảng 7200 km với 7 hệ thống đấu nối với các mỏ các nước Việt Nam, Philipine, Indonesia, Malaisia và Thái Lan trên các vùng biển Đông, Andaman, Kalimantan, Sumatra, vịnh Thái Lan. Tổng vốn đầu tư vào khoảng 7 tỉ USD.
Thực hiện Hiệp định e- ASEAN về phát triển công nghệ thông tin
Thực hiện hiệp định về khu vực tư do đầu tư ASEAN (AIA)..
Chương 3
Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia
3.1 Triển vọng phát triển quan hệ Thương mại Việt Nam - Indonesia
3.1.1 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại, đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới
Chính sách thương mại là những chính sách và quy chế mà chính quyền trung ương và địa phương sử dụng để kiểm soát, hạn chế và khuyến khích các hoạt động thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng.
Trước đây Nhà nước Việt Nam giữ độc quyền ngoại thương. Hoạt động ngoại thương trước đây chỉ đơn giản là thu gom những mặt hàng sẵn có trong nước để xuất khẩu. Hàng xuất khẩu là để bù đắp nhập siêu, xuất theo kế hoạch để trả nợnên không tính đến hiệu quả của xuất khẩu. Mặt khác, chính sách thuế và công cụ tỉ giá cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Kết quả là trong một thời gian dài hoạt động ngoại thương Việt Nam phát triển rất hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư .đối với phát triển nền kinh tế trong nước, Chính phủ đã đưa ra chính sách mở cửa với nhiều cải cách sâu rộng trong nền kinh tế. Những cải cách này đã mang lại cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng một bộ mặt mới. Có thể nói hoạt động ngoại thương của Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất sôi động. Việc xoá bỏ độc quyền ngoại thương, ban hành những chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện cho sản xuất phục vụ xuất khẩu, đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ. Hoạt động ngoại thương phát triển, ngoài ý nghĩa tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước còn kéo theo nhiều ngành kinh tế phục vụ cho nó phát triển, nhờ đó tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tạo cơ hội tiếp nhận nhiều công nghệ mới hiện đại. Như vậy hoạt động ngoại thương phát triển đã trở thành động lực thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển.
Định hướng phát triển từ nay đến năm 2020 đã chỉ rõ cái đích mà nền kinh tế Việt Nam cần đạt được. Đó là " Đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kộm phỏt triển; nõng cao rừ rệt đời sống vật chất, văn hoỏ, tinh thần của nhõn dõn, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và cụng nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phũng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa được hỡnh thành về cơ bản; vị thế của nước ta trờn trường quốc tế được nõng cao."
Trong chiến lược phát triển kinh tế, mục tiêu phát triển cho từng giai đoạn cũng được làm rõ, cụ thể:
" Đưa GDP năm 2010 lờn ớt nhất gấp đụi năm 2000. Nõng cao rừ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đỏp ứng tốt hơn nhu cầu tiờu dựng thiết yếu, một phần đỏng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu; ổn định kinh tế vĩ mụ; cỏn cõn thanh toỏn quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngõn sỏch, lạm phỏt, nợ nước ngoài được kiểm soỏt trong giới hạn an toàn và tỏc động tớch cực đến tăng trưởng. Tớch luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trờn 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trờn 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nụng nghiệp 16 - 17%, cụng nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nụng nghiệp cũn khoảng 50%."
Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của đất nước, chính sách đưa ra đối với hoạt động ngoại thương được xây dựng theo hướng tận dụng triệt để nguồn lực bên ngoài trên cơ sở kết hợp với nguồn lực trong nước, hội nhập với kinh tế thế giới mà vẫn giữ được sự độc lập tự chủ. Cụ thể:
" ..Tiếp tục cải thiện mụi trường đầu tư để thu hỳt tốt hơn và sử dụng cú hiệu quả cỏc nguồn lực bờn ngoài. Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phỏt triển đất nước.
Gắn chặt việc xõy dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế cú hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế cú hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xõy dựng kinh tế độc lập tự chủ.
Xõy dựng kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối phỏt triển theo định hướng xó hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và cụng nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; cú cơ cấu kinh tế hợp lý, cú hiệu quả và sức cạnh tranh; cú thể chế kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mụ; bảo đảm nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phú được với cỏc tỡnh huống phức tạp, tạo điều kiện thực hiện cú hiệu quả cỏc cam kết hội nhập quốc tế.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phỏt triển trờn nguyờn tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xó hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn húa dõn tộc; bỡnh đẳng cựng cú lợi, vừa hợp tỏc vừa đấu tranh; đa phương húa, đa dạng húa cỏc quan hệ kinh tế đối ngoại; đề cao cảnh giỏc trước mọi õm mưu phỏ hoại của cỏc thế lực thự địch.
Trong quỏ trỡnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chỳ trọng phỏt huy lợi thế, nõng cao chất lượng, hiệu quả, khụng ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ. Nõng cao hiệu quả hợp tỏc với bờn ngoài; tăng cường vai trũ và ảnh hưởng của nước ta đối với kinh tế khu vực và thế giới." ( Trích: Chiến lược phát triển kinh tế 2000-2010; Nguồn bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Việt Nam đang điều chỉnh chính sách ngoại thương theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động ngoại thương phát triển mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo hoạt động ngoại thương phát triển sẽ hỗ trợ cho các thực hiện các mục tiêu dài hạn trong phát triển kinh tế nói chung. Nội dung cơ bản của chính sách thương mại nói chung và ngoại thương nói riêng chính trong thời gian tới là:
Phát triển hoạt động thương mại quốc tế nhằm đổi mới cơ cấu kinh tế, gia tăng các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ và vốn đầu tư cao, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động.
Thực hiện quá trình tự do hoá thương mại từ thấp đến cao theo xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc làm này nhằm thực hiện việc giảm thiểu các cản trở trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hiện nay.
Bảo đảm tính nhất quán và tính ổn định của hệ thống luật pháp, chính sách, quy định của các cấp, các ngành đối với các lĩnh vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và diễn đàn hợp tác kinh tế châu á-Thái Bình dương APEC, Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Xây dựng chiến lược thương mại thích hợp với điều kiện hội nhập từ việc xác định thị trường trọng điểm, quy hoạch mặt hàng xuất khẩu - nhập khẩu thích hợp, thực hiện chính sách đầu tư thích hợp, tổ chức mạng lưới phân phối hàng xuất khẩu hữu hiệu.
Sự dụng tổng hợp các công cụ tỷ giá hối đoái, lãi xuất trợ cấp và các biện pháp quản lí hành chính để điều chỉnh các hoạt động thương mại theo các mục tiêu đặt ra. Đồng thời, cần chú trọng đến các tác động riêng rẽ của từng loại công cụ đến hoạt động xuất nhập khẩu để sự dụng linh hoạt cho thích hợp đối với từng loại quan hệ thương mại trong tường giai đoạn phát triển.
Cải tiến mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và có quan hành pháp trong việc ban hành và thực hiện các văn bản về chính sách thương mại. Điều hoà hợp lí mối quan hệ giữa quản lí vĩ mô và vi mô trong điều tiết các hoạt động thương mại quốc tế. Tránh tình trạng các cơ quan quản lí có thẩm quyền không những không tạo điều kiện thuận lợi mà còn gây ách tắc cho hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu của doanh nghiệp.
Tăng cường hiệu lực thực hiện của các văn bản pháp luật về thương mại (tăng cường pháp chế thương mại). Xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy phạm pháp luật về quản lí thương mại của các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền lẫn các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu.
Bảo đảm cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại. Tránh tình trạng nhập khẩu các loại hàng hoá mà trong nước có thể sản xuất được hoặc sản xuất với chất lượng cao hơn. Tích cực thúc đẩy theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá trị trường.
Thực hiện được các chính sách trên tin rằng hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói riêng và các hoạt động kinh tế thương mại nói chung sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.1.2. Triển vọng phát triển quan hệ buôn bán thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế với Indonesia
3.1.2.1. Thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian qua
Kể từ năm 1990 thực hiện những đổi mới trong nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu to lớn quan trọng. Sau hơn 10 năm tổng sản phẩm trong nước đã tăng hơn gấp đôi ( 2,07lần). Tích luỹ nội bộ trong nền kinh tế từ mức không đáng kể đến năm 2000 đã đạt được 27% GDP. Từ tình trạng khan hiếm hàng hoá nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có những bước chuyển tích cực. Trong GDP tỉ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống còn 24,3%, công nghiệp từ 22,7% tăng lên 36,6% và dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%.
Về giáo dục: trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số tỉnh, thành phố, đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng lấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng. Năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến.
Mỗi năm tạo thêm 1,2 đến 1,3 triệu việc làm mới. Tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn nước ta) giảm xuống còn 11%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm đạt 67,3 tỉ USD vượt mục tiêu chiến lược (37-45 tỉ USD). Bình quân hàng năm tăng 18,2%, trong thời kì 1996-2000 là 50,1 tỉ USD tăng 18,6 %. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 gấp khoảng 5,3 lần so với năm 1990, tuy nhiên còn thấp hơn mục tiêu xuất khẩu đề ra trong Nghị Quyết đại hội VIII.
Thị trường được củng cố và mở rộng, đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đã có mặt tại thị trường của trên 150 nước trên thế giới, chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú hơn trước.
Cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản tuy vẫn ở vị trí đang kể trong kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng có xu hướng giảm dần, trong khi tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng lên tỉ trọng tương ứng là 38,5% và 35,9% trong giai đoạn 1996-2000.
Kim ngạch nhập khẩu tuy vẫn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Tỉ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu đã giảm so với trước, trong khi tỉ trọng nhóm nguyên vật liệu tăng nhanh. Thay đổi này phản ánh chính sách khuyến khích sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là
Bảng: 16 Một số mặt hàng xuất-nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
Mặt hàng
2000
2001
Ước 2002
Xuất khẩu
Dầu thụ (nghỡn tấn)
15.423,5
16.731,6
16.853,0
Dệt may (triệu USD)
1.891,9
1.975,4
2.710,0
Giày dộp (triệu USD)
1.471,7
1.559,5
1.828,0
Hải sản (triệu USD)
1.478,5
1.777,6
2.024,0
Gạo (nghỡn tấn)
3.476,7
3.729,5
3.241,0
Cà phờ (nghỡn tấn)
733,9
931,2
711,0
Điện tử mỏy tớnh (triệu USD)
788,6
695,6
505,0
Thủ cụng mỹ nghệ (triệu USD)
237,1
235,2
327,0
Hạt tiờu (nghỡn tấn)
37,0
57,0
77,0
Hạt điều (nghỡn tấn)
34,2
43,7
62,8
Cao su (nghỡn tấn)
273,4
308,1
444
Rau quả (triệu USD)
213,1
330,0
200
Than đỏ (nghỡn tấn)
3.251,2
4.290,0
5.870,0
Chố (nghỡn tấn)
55,6
68,2
75,0
Lạc (nghỡn tấn)
76,1
78,2
107,0
Nhập khẩu
Thiết bị dụng cụ (triệu USD)
2..572
2.706
3.700
Xăng dầu (nghỡn tấn)
8.775
9.100
10.000
Nguyờn phụ liệu dệt may da (triệu USD)
1.421
1.606
1.781
Sắt thộp (nghỡn tấn)
2.867
3.801
4.900
Phõn bún (nghỡn tấn)
3.971,3
3.189,3
3.650
Trong đú: urờ
2.108,3
1.605,3
1.735
Thuốc trừ sõu (triệu USD)
143,5
110,0
138
Hoỏ chất (triệu USD)
307
343
404
Tõn dược (triệu USD)
325
295,6
312
Chất dẻo (nghỡn tấn)
530,6
495,0
404
Sợi dệt (nghỡn tấn)
84
113,1
94
ễtụ (nghỡn chiếc)
22,8
33,0
56,1
Xe mỏy (nghỡn chiếc)
1.807,0
2.503,6
1.250
Điện tử mỏy tớnh (triệu USD)
881
667
649
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 09/05/2003
Nền kinh tế Việt Nam từ sau khủng hoảng kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, tuy vậy với rất nhiều nỗ lực đến năm 2002 Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,1% năm và dự kiến năm 2003 đạt 7,3% năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt khá, năm 2002 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 16.700.100 nghìn USD, đến 7 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 11.588.108 nghìn USD tăng 130,8% so với cùng kì năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 14.272.907 nghìn USD tăng 136 % so với cùng kì năm trước, trong đó khu vực ĐTNN chiếm 4,943 tỉ USD (kể cả nhập khẩu phục vụ ngành dầu khí) tăng 39,7%. Tính đến nay, có 5 trong số 17 mặt hàng nhập khẩu giảm so với cùng kì năm trước, ôtô nguyên chiếc giảm 20%, linh kiện xe máy giảm 2,6%, phôi thép giảm 3,1%, bông các loại giảm 14,5%, sợi các loại giảm 19%. Những mặt hàng còn lại đều tăng cao thậm chí rất cao.
Như vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong vòng 7 tháng đầu năm đạt khoảng 25.861.015 ( Nguồn: Kim ngạch xuât nhập khẩu 7 tháng đầu năm trích từ Tạp chí Ngoại thương số 26 năm 2003
) nghìn USD, vượt so với kế hoạch đặt ra trong cả năm 2003 (18.550.800 nghìn USD). Nhìn chung so với những dự đoán không mấy khả quan về tình hình tăng trưởng kinh tế của những tháng đầu năm, kết quả đạt được như vậy là rất đáng khích lệ.
Về tình hình đầu tư, năm 2002 Việt Nam thu hút được 745 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng kí đạt 1,49 tỉ USD, vốn pháp định đạt 690,9 tỉ USD chiếm 46% tổng số vốn ĐTNN. Năm 2002 số dự án tăng nhiều so với năm 2001, tăng 42% nhưng tổng số vốn lại giảm đáng kể 41%, do các dự án đầu tư chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Các dự án đầu tư có ở cả 3 lĩnh vực, trong đó chiếm vị trí chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chiếm 80,5% tổng số vốn đăng kí. Trong lĩnh vực công nghiệp thì các dự án tập trung chủ yếu đầu tư vào công nghiệp nặng và công nhẹ.
Lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản thu hút được 29 dự án với tổng số vốn đăng kí 49,5 triệu USD. Vốn đầu tư vào ngành này chỉ chiếm hơn 3% tổng vốn đăng kí nhưng các dự án tập trung và một số lĩnh vực quan trọng như chế biến nông sản; chế biến thức ăn gia súc.góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nguyên liệu, tạo ra nền sản xuất hàng hoá ở nông thôn đặc biệt là mở thị trường xuất khẩu cho nông sản.
Lĩnh vực dịch vụ có 109 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí đạt 242 triệu USD chiếm khoảng 16% tổng số dự án và 14,6% Nguồn: các số liệu về tình hình đầu tư năm 2002 được rút từ trang web bộ Kế hoạch và Đầu Tư www.mpi.gov.vn
tổng vốn đăng kí. Chủ yếu các dự án tập trung vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, giáo dục và các dịch vụ tư vấn thiết kế. So với các năm trước số dự án đầu tư vào các ngành dịch vụ gia tăng, mở ra nhiều dịch vụ có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngoài.
3.1.2.2. Triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia
Để đảm bảo thực hiện những mục tiêu kinh tế đề trong trong thời kì 2000-2010 là GDP tăng gấp đôi trong vòng 10 năm, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động ngoại thương là tốc độ tăng của xuất khẩu gấp hai lần nhịp độ tăng GDP. Trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu tăng, nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế cũng sẽ tăng theo tương ứng. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam phải nỗ lực trong phát triển quan hệ ngoại thương, khai thác mạnh hơn nữa các tiềm năng triển vọng của hoạt động này thì mới có thể thực hiện được kế hoạch đặt ra.
Về phía Indonesia, tuy vẫn phải tiếp tục khắc phục những hậu quả của khủng hoảng kinh tế nhưng có thể thấy được triển vọng tốt đẹp của kinh tế Indonesia.Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã vượt qua mức 0%. Theo dự báo của nhiều nhà kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia trung bình trong 10 năm từ 2002 đến 2012 sẽ vào khoảng 4,0%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá so với tốc độ tăng trưởng của nhiều nước được dự đoán trong khu vực châu á Thái Bình dương. Với những nỗ lực của chính phủ Indonesia, tin rằng Indonesia sẽ nhanh chóng lấy lại được vị trí của mình như trước khủng hoảng.
Về triển vọng trong quan hệ với Indonesia, chính phủ hai nước đang có những bước đi tạo thuận lợi cho mối quan hệ này điển hình là việc xúc tiến kí kết nhiều hiệp định thương mại, chính trị quan trọng trong thời gian gần đây và đặc biệt là cam kết hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa hai nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy quan hệ ngoại thương giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, tuy vậy vẫn còn rất nhiều tiềm năng về hợp tác giữa hai bên chưa được khai thác, đây chính là cơ sở cho việc phát triển hơn nữa mỗi quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian tới
Về xuất khẩu: chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng đã qua chế biến, phấn đấu đến năm 2005 đạt 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chú trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, đầu tư, hỗ trợ và đẩy mạnh các mặt hàng có nhiều tiềm năng như đồ gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, cáp dây điện, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm cơ khí, và dịch vụ phần mềm.
Đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hoá dịch vụ mà Việt Nam có tiềm năng như du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng.. Hiện tại trong quan hệ ngoại thương nói chung và trong quan hệ xuất nhập khẩu với Indonesia nói riêng, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các dịch vụ này. Khai thác được các dịch vụ nói trên trong ngoại thương vừa tiết kiệm được ngoại tệ lại vừa góp phần tăng thu cho đất nước
Các doanh nghiệp FDI của Việt Nam hiện chiếm một phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với ưu thế là các sản phẩm chế biến hoặc các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đây là khu vực có nhiều sản phẩm tiềm năng phục vụ xuất khẩu. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh xuất khẩu, nâng dần tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng giá trị của khối này, giảm dần nhập siêu bằng tăng cường xuất khẩu.
Về hoạt động nhập khẩu: phương hướng đưa ra trong thời gian tới là nhập khẩu để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được mà chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng, chú trọng nhập khẩu để sản xuất, để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hiện tại những sản phẩm chủ yếu Việt Nam nhập khẩu của Indonesia là xăng dầu, phân bón, hoá chất, vải sợi trong thời gian tới chúng tiếp tục là các sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam từ Indonesia. Sự gần gũi về địa lí cũng là một lợi thế tương đối quan trọng cho hàng của Indonesia tiếp cận thị trường Việt Nam vì chi phí cước vận chuyển sẽ thấp hơn.
Việt Nam hướng tới việc giảm nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng để giảm nhập siêu. Tỉ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm vị trí không lớn trong tỉ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia, thời gian tới với việc thực hiện CEPT, hàng hoá Indonesia sẽ có lợi thế khi xâm nhập thị trường Việt Nam nên việc nhập khẩu hàng tiêu dùng có thể tăng, vì vậy cần phải có biện pháp thích hợp về cân đối cán cân thương mại theo chiều hướng thuận lợi.
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tỉ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị linh kiện các loại phục vụ cho sản xuất: như các linh kiện điện tử, linh kiện ôtô các loại.
Về định hướng cụ thể với thị trường xuất khẩu Châu á Thái Bình Dương : dự kiến xuất khẩu vào thị trường châu á Thái Bình Dương tăng 12,2% năm. Năm 2003 dự kiến kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu á Thái Bình Dương sẽ đạt 10.580 triệu USD, tăng 10,6% so với năm 2002. Với mức tăng kim ngạch xuất khẩu như trên đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 13.000 triệu USD. Đây chính là kế hoạch đồng thời cũng là thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này là gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, rau quả, nông sản chế biến, thuỷ sản, dệt may, giày dép, hàng thủ công mĩ nghệ, linh kiện điện tử. Ngoài việc củng cố thị phần tại các thị trường truyền thống, để tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải tăng cường công tác phát triển các thị trường mới, các ngành hàng mớitrong đó có thị trường Indonesia.
Nói về hợp tác thương mại Indonesia - Việt Nam, kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2001 là 563,34 triệu USD và năm 2002 tăng lên 700 triệu USD, cả hai chính phủ đều nhận định quan hệ thương mại giữa hai nước chưa xứng với tiềm năng mà hai bên có thể đạt được. Các doanh nghiệp hai bên ít thông tin về nhau, nên trao đổi thương mại còn hạn chế. Trong thời gian tới hai nước sẽ tích cực hơn nữa trong thúc đẩy thương mại song phương nhằm mục tiêu kim ngạch buôn bán hai chiều sẽ nhanh chóng tăng lên 2 tỉ USD.
Về mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước, những mặt hàng truyền thống như gạo, dầu thô, lạc, thực phẩm, rau quả, linh kiện ôtô, hoá chấtsẽ tiếp tục là những mặt hàng chính trong trao đổi buôn bán. Bên cạnh đó các mặt hàng như nguyên phụ liêu gia dầy, máy thiết bị ngành dệt cũng đang được quan tâm phát triển.
Theo ông Aiyub Mohsin, Đại sứ của Indonesia tại Việt Nam, với dân số hơn 210 triệu người, trong đó 50 % là tầng lớp trung lưu, Indonesia là một thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Do hai nước có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương đối giống nhau nên việc thiết lập một uỷ ban hợp tác song phương để hỗ trợ các hoạt động hàng đổi hàng sẽ tạo điều kiện để phát triển trao đổi thương mại giữa hai nước trên cơ sở tận dụng được một cách có hiệu quả lợi thế so sánh trong hoạt động ngoại thương; hai bên cũng hướng tới hợp tác trong vấn đề mở rộng tìm thị trường mới và giảm lệ thuộc vào các thị trường như Mĩ, EU.
Triển vọng hợp các trong các lĩnh vực: đầu tư, du lịch, khai thác dầu khí, và các lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực đầu tư, mặc dù có không nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam, nhưng đầu tư của Indonesia cũng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển, góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến của Indonesia hiện đang được quan tâm phát triển mạnh, hai nước có thể tính đến việc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực này.
Dựa vào đặc điểm về địa lí, văn hoá, Indonesia có nhiều thuận lợi trong phát triển du lịch, hai bên có thể hợp tác trong thực hiện các tour du lịch xuyên ASEAN, dành cho khách du lịch trong nội bộ khối và quốc tế.Để tạo thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch, trước mắt hai nước cần thiết lập đường bay trực tiếp nối liền Việt Nam và Indonesia. Đường bay trực tiếp sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại và làm ăn của công dân hai nước.
Hiện nay Việt Nam đang gọi vốn đầu tư vào nhiều dự án mà Indonesia có nhiều khả năng thực hiện như:
Bảng: 17 Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Thời kỳ 2001-2005)
Ban hành kèm theo Quyết định số 62 ngày 17/ 5 / 2002 của Thủ Tướng Chính phủ
TT
Tên dự án
Địa điểm
Thông số kỹ thuật
I
Công nghiệp
Công nghiệp dầu khí
1
Nhà máy chế biến sản phẩm sau hóa dầu
KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng
17 triệu USD
2
Nhà máy sản xuất khí công nghiệp
KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng
10 triệu USD
3
Thăm dò, khai thác các mỏ mới
Vịnh Bắc Bộ; Miền Trung;Vùng biển Nam Côn Sơn
4
Đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn
Khu vực thềm lục địa Tây Nam (dẫn khí từ Lô B đến đồng bằng sông Cửu Long)
Dài khoảng 289 km ngoài biển và 43 km trong đất liền; công suất tối đa 2 tỷ m3/năm, công suất thiết kế:1,5 tỷ m3/năm;
300 triệu USD
Công nghiệp khai khoáng
5
Khai thác quặng sắt
H.Thạch Hà, Hà Tĩnh
10 triệu T/ năm
6
Khai thác Bauxit, luyện nhôm
Lâm Đồng, Đắc Lắc
1 triệu tấn /năm
7
LD bột kẽm Việt Thái
Bắc Kạn
26.500 T/ năm
8
Khai thác và tinh luyện thiếc
Quỳ Hợp, Nghệ An
500.000 T/ năm
CN hóa chất - phân bón
9
Nhà máy sản xuất phân bón DAP
Đình Vũ, Hải Phòng
330.000 T/ năm
10
Nhà máy hóa dầu Methyl Tertiary Butyl Ether (MTBE)
KCN Dung Quất, Quảng Ngãi
60.000 tấn/ năm ;
12 triệu USD
11
Nhà máy sản xuất cao su tổng hợp
KCN Dung Quất, Quảng Ngãi
40.000 tấn BR/năm; 50.000 tấn SBR/năm;
190 triệu USD
12
Nhà máy sản xuất than hoạt tính-lọc màu
Phờng 4, thị xã Trà Vinh
100 tấn SP/năm
13
Sản xuất Acid Photphoric
Lào Cai
450.000 T/năm
14
Sản xuất linh kiện, chi tiết nhựa ôtô
Đồng Nai
1000 T/năm
15
Sản xuất PE
Miền Trung hoặc Miền Nam
350.000 T/ năm ; 320 triệu USD
16
Sản xuất lốp ô tô tải và máy kéo
Miền Bắc hoặc Miền Trung
3 triệu bộ/năm;
100 triệu USD
17
Nhà máy sản xuất nhựa đường Long Sơn
Bà Rịa - Vũng Tàu
0,2 tr.tấn nhựa đường/năm;
0,9 triệu tấn dầu FO và DO/năm;
160 triệu USD
Công nghiệp thép
18
Sản xuất phôi thép
Quảng Ninh hoặc Hải Phòng
500.000 tấn/ năm
120 triệu USD
53
Nhà máy cán nóng thép tấm
Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai
1 triệu tấn/ năm ; 350 triệu USD
19
Công nghiệp cơ khí
20
Sản xuất các loại phụ tùng ô tô, xe máy
Vĩnh Phúc, Quảng Ninh
20 triệu USD
21
SX động cơ xăng đa dụng
Hà Tây
300.000 động cơ/năm;
22
Sản xuất máy kéo
Hải Phòng, Vũng Tàu
từ 50 HP trở lên
23
Sản xuất động cơ diesel
30-50 mã lực (gồm 2,3,4 xi lanh)
Thái Nguyên, Hà Nội, các tỉnh khác.
100.000 động cơ/năm
24
Lắp ráp máy thi công xây dựng
25
Đóng mới và sửa chữa container
Xã Kênh Giang, Thuỷ Nguyên, HP
26
Sản xuất máy thủy
Hải Phòng, Thái Nguyên
lắp ráp/sản xuất 500 máy thủy có công suất: 80-600 mã lực
27
Chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu
Khu CN (Ninh Thủy-Ninh Hòa), Khánh Hòa
28
Sửa chữa, đóng tàu thuỷ
Hải Phòng, Quảng Ninh
10000 DWT trở lên
29
Sản xuất ốc vít và bộ phận tiêu chuẩn
Hà Nội, Tp HCM, Đồng Nai
30
Sản xuất vòng bi các loại
Thái Nguyên
100 triệu USD
31
SX thiết bị cơ khí ngành dệt may
Thái Nguyên
5 triệu USD
Công nghiệp điện-điện tử
32
SX mạch in điện tử (nhiều lớp)
TP Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội
17 triệu USD
34
Sản xuất vật liệu và sản phẩm từ tính
Hà Nội, Tp HCM, Đồng Nai
10.000.000 SP/năm
35
Sản xuất IC
Hà Nội, TPHCM, Bình Dơng, Đồng Nai
800 triệu SP/năm; 110 triệu USD
35
Sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh ...)
KCN Khai Quang hoặc Kim Hoa, Vĩnh Phúc
100.000 đơn vị SP/ năm
Công nghiệp phần mềm
37
Phát triển phần mềm công nghệ thông tin
Hà Nội, Hải Phòng, Tp HCM, Đồng Nai
Công nghiệp da giày
38
SX các SP da từ da đã thuộc
các KCN thuộc tỉnh Đồng Nai
10.000 tấn/ năm , vốn ĐT khoảng 10 triệu USD, cung cấp nguyên liệu cho ngành da giày
Công nghiệp dệt may
101
Sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất
KCN Nghi Sơn, Thanh Hóa
N/M sợi: 5000-10000 T/ năm ;
N/M dệt: 10-40 tr. mét vải/năm
102
Sản xuất phụ kiện ngành giày dép và may mặc
Cụm CN Đại Bản, An Hải, Hải Phòng
103
Nhà máy dệt vải tổng hợp
Nam Định
20 tr.USD
107
Sản xuất: sợi, dệt, nhuộm hoàn tất
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá
N/M sợi 2000 - 5000 T/năm;
N/M dệt 10-40 tr. m/năm;
N/M nhuộm 20-40 tr.m/năm
Công nghiệp giấy
112
Nhà máy chế biến bột giấy và giấy các loại Lâm Đồng
Lâm Đồng
50.000-100.000 T/ năm ;
100 triệu USD
CN vật liệu xây dựng
116
Nhà máy sản xuất ván ép từ mùn dừa
KCN Long Đức, Trà Vinh
122
Sản xuất ván Okan (gỗ nghiền ép)
Bắc Cạn hoặc Thái Nguyên
150.000 m3/năm
123
Nhà máy sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt, làm vách ngăn và tấm trần
Hải Phòng
120.000 m3/năm
124
Nhà máy sợi thuỷ tinh bền kiềm để làm tấm lợp
Quảng Nam, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu
10.000 T/ năm
Công nghiệp nhựa
125
Sản xuất màng nhựa BOPP
Hưng Yên
8.000 T/ năm ;
20 triệu USD
126
Chế tạo thiết bị, khuôn mẫu ngành nhựa
Hưng Yên
80.000 T/ năm;
8 triệu USD
II
Nông Lâm Ng nghiệp &chế biến thực phẩm
136
Trồng và chế biến chè xuất khẩu
Vùng núi phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái
137
Chế biến dừa xuất khẩu
Phú Yên, Cà Mau, Bình Định, Bến Tre, Trà Vinh
145
Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
Thái Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cà Mau, ...
150
Sản xuất gỗ ép từ bã mía, tre nứa
Sơn La
10.000 m3/năm; 5 triệu USD
162
Trồng và chế biến rau quả xuất khẩu
Các tỉnh
III
Giao thông vận tải
166
Đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Dây và Long Thành-Vũng Tàu
TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu
4-6 làn xe, dài103km
170
Cảng trung chuyển Bến Đình-Sao Mai
Bà Rịa-Vũng Tàu
C/s bốc xếp 25-50 triệu tấn/ năm
172
Xây dựng trục đường trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè; tuyến đường Hoàng Văn Thụ-Công trường dân chủ
TP Hồ Chí Minh
V
Xây dựng
175
Xây dựng khu nhà ở chung cư cao tầng đờng Nguyễn Văn Trỗi, Biên Hòa, ĐN
TP Biên Hòa, Đồng Nai
5,5ha; 86.810m2 sàn; 1257 căn hộ
176
Xây dựng nhà ở và khu đô thị mới ngã 5, Cát Bi, Hải Phòng
Hải Phòng
230ha; 1800 căn hộ
Cơ sở hạ tầng
180
XD hạ tầng KCN Nghi Sơn, Thanh Hóa
h.Nghi Sơn, Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
100 tr.USD, 1.400 ha
181
XD hạ tầng KCN Dung Quất
Tỉnh Quảng Ngãi
182
Khu Công nghệ cao của TPHCM (Q2 và Q9)
TP Hồ Chí Minh
183
XD hạ tầng KCN Hng Phú
Cần Thơ
928ha; 100 tr.USD
Văn hóa-Y tế-Giáo dục
186
Trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật
h.Long Thành, Nhơn Trạch, Đồng Nai
1.000 học viên
187
Trường trung học kỹ thuật công nghiệp
Xã Long Thọ, h.Nhơn Trạch, Đồng Nai
2.000 học viên
VII
Du lịch - dịch vụ
200
XD khu văn phòng cho thuê
Thái Nguyên
15 tr.USD
201
Khu du lịch vịnh Văn Phong
Bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh), Khánh Hòa
Khu du lịch phức hợp
202
XD làng du lịch ven biển thôn 4, xã Xuân Hải, h.Sông Cầu, Phú Yên
Phú Yên
100ha
Nguồn: Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kì 2001-2005; Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Dựa trên nền tảng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Indonesia, cùng với những tiến triển tốt đẹp đang đưa tình hình Indonesia đi vào ổn định, quan hệ thương mại - đầu tư Indonesia và Việt Nam góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của cả hai nước là coi trọng phát triểnquan hệ hữu nghị nhiều mặt Indonesia - Việt Nam, vì lợi ích của mỗi bên đồng thời góp phần vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong toàn khu vực và trên thế giới
3.2 các Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia
Căn cứ vào thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Indonesia, căn cứ đặc điểm kinh tế xã hội, triển vọng phát triển kinh tế mỗi nước cũng như triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, những giải pháp sau đây được đề xuất với hi vọng chúng sẽ góp phần biến những triển vọng trên thành hiện thực
3.2.1 các Giải pháp vĩ mô
3.2.1.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thường xuyên rà soát sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo tính thống nhất công khai. Từng bước hoàn thiện tính rõ ràng minh bạch của thể chế pháp luật thương mại tại Việt Nam. Cụ thể cần phải hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về xuất nhập khẩu, thuế..
+ Cải tiến các quy định về tài chính tín dụng-ngân hàng áp dụng với ngân hàng thương mại.
+ Ban hành các luật về tự do cạnh tranh, chống phá giá,
- Tích cực tham gia vào các cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế và khu vực; Cơ chế hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư tại Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam như Hiến pháp, Luật Đầu tư, Luật thương mại.. Việt Nam hiện đã tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương như công ước New York; Công ước MIGA; Nghị định thư về giải quết tranh chấp của ASEAN, các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam các nước, các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các nước. Trong thời gian vừa qua Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp: như ban hành mới luật doanh nghiệp, các pháp lệnh về Luật sư, Pháp lệnh về trọng tài thương mại,.
3.2.1.2. Xây dựng - bổ sung - hoàn thiện các hệ thống chính sách tạo thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
Về chính sách ngoại hối Việt Nam đang từng bước nới lỏng việc kiểm soát ngoại hối đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (như bỏ chế độ kết hỗi bắt buộc) giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Nhà nước áp dụng chế độ tỉ giá hối đoái thích hợp với từng đối tượng xuất- nhập khẩu và khu vực thị trường. Đối với các mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu, nhà nước cần áp dụng một chế độ tỉ giá theo hướng khuyến khích. Tuy vậy thực hiện điều này không dễ, gắn với nói phải là một cơ chế đảm bảo thực hiện các chế độ tỉ giá thích hợp để tránh sử dụng các chế độ tỷ giá không đúng mục tiêu đặt ra.
Việt Nam đang xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu như quỹ bảo hiểm xuất khẩu. để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Bước đầu thực hiện còn có những vướng mắc nhưng tin rằng những biện pháp này sẽ đem lai hiệu quả cho phát triển xuất khẩu. Bên cạnh biện pháp trên, ta có thể tính đến việc tài trợ xuất khẩu. Việc tài trợ xuất khẩu được thực hiện theo hướng xác định mặt hàng tài trợ trên cơ sở so sánh kết quả tài trợ với chi phí bỏ ra. Khi tài trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương thức và cơ chế bảo đảm để tránh tình trạng các doanh nghiệp ỷ lại, trì trệ và không cố gắng để vươn ra thị trường thế giới.
Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các loại nông sản, khoáng sản sẵn có ở Việt Nam, khuyến khích đầu tư vào các ngành có hàm lượng chất xám cao. Thực ra những chính sách này vẫn đang tồn tại nhưng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước trong thu hút đầu tư nước ngoài rất gay gắt, những chính sách hiện đang có bị đánh giá là kém ưu đãi hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Về môi trường đầu tư: tuy Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế và chậm so với một số nước trong khu vực; nhất là chi phí đầu tư cao, luật pháp chính sách còn đang hoàn thiện và đôi khi chưa nhất quán, thủ tục còn nhiều phiền hà, hành chính công chưa hiệu quả
3.2.1.3. Về quản lí nhà nước
Khẩn trương xây dựng và áp dụng ngay các công cụ quản lý nhập khẩu mới như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối để tạo cơ sở pháp lý điều hành nhập khẩu. Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật hàng nhập khẩu chuyên ngành để bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với các quy định và nguyên tắc của WTO.
Rà soát hệ thống thuế, phí và lệ phí để xử lý, cắt giảm ngay những chi phí dịch vụ đầu vào đang ở mức cao (ví dụ như ngành may xuất khẩu hiện phải chịu 12 loại chi phí dịch vụ, có những chi phí mức rất cao, thu ở nhiều mức và không theo quy định của Nhà nước).
Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lí hoạt động xuất nhập khẩu theo từng góc độ nhất định như theo mặt hàng và theo thị trường. Đỗi với mặt hàng thông thường bộ Thương mại là đầu mỗi giải quyết vấn đề về xuất-nhập khẩu. Đối với hàng hoá là các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, linh kiện kiện lắp ráp nhập khẩu cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí bao gồm: Tổng cục đo lường tiêu chuẩn và chất lượng, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, Bộ khoa học công nghệ và môi trường để tiến hành các hoạt động quản lí tránh tình trạng quản lí chồng chéo, gây ách tắc đối với hoạt động thương mại.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại: tư vấn thương mại, môi giới, cung cấp thông tin thương mại, xuất bản các ấn phẩm thông tin về thị trường và sản phẩm, tổ chức các hội chợ triển lãm, trao đổi các đoàn khảo sát thị trường. Hiện nay Việt Nam có khoảng 16 cơ quan thương vụ tại nước ngoài, đây là những đầu mối thông tin quan trọng giúp các nhà đầu tư, kinh doanh tìm đến Việt Nam và ngược lại giúp doanh nhân Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài. Trong thời gian tới cần phát huy có hiệu quả hơn hoạt động của các thương vụ này, cần giới thiệu cho các doanh nghiệp về hoạt động và những trợ giúp mà cơ qua thương vụ có thể mang lại cho các doanh nghiệp, từ đó mới có thể tăng cường trợ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.1.4. Phát triển và hoàn chỉnh hệ thống kinh doanh phục vụ
Một trong những vấn đề cần điều chỉnh trong hệ thống kinh doanh phục vụ thương mại là hệ thống ngân hàng. Cần phát huy cai trò và chức năng của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ vay vốn, bảo lãnh, cầm cố, tư vấn cho các hoạt động xuất khẩu, thẩm định các dự án vay vốn của doanh nghiệp.
Về cơ sở vận tải, viễn thông: Đây là những dịch vụ gẵn liền với hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Cần đẩy mạnh hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống kho tàng, sân bay, bến cảng để phục vụ cho các hoạt động vận chuyển hàng hoá, chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất và các dịch vụ kho vận, phát triển mạnh các phương tiện vận tải đa phương thức.Trước mắt cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các thành phố lớn, những nơi có mật độ giao dịch thương mại quốc tế dày đặc như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng bởi vì theo xu hướng phát triển các thành phố lớn này có thể được xây dựng thành các trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế, trong đó hoạt động thương mại quốc tế là một nội dung quan trọng. Thực hiện tốt điều này mức phí đầu tư, vốn bị đánh giá là còn khá cao sẽ giảm xuống đáng kể tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá hệ thống thông tin về thị trường xuất-nhập khẩu, xây dựng hệ thống thông tin thị trường xuất nhập khẩu, xây dựng thông tin thương mại từ các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua các đại sứ quán, các đại lí, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, cơ quan xúc tiến xuất- nhập khẩu để đảm bảo tính cập nhật và tính toàn diện thông tin về thương mại.
Đối với các khu công nghiệp, cần thành lập các kho ngoại quan dưới các hình thức trung tâm phân phối hàng hoá với các chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận vận chuyển hàng hoá xuất-nhập khẩu, cung ứng nguyên vật liệu, vật tư cho các xí nghiệp và chức năng môi giới hải quan. Các trung tâm này sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và phân loại kiểm tra chất lượng một số loại sản phẩm nhập khẩu chuyên ngành trước khi làm thủ tục hải quan.
3.2.1.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động thương mại cần được phân loại đánh giá lại để biết được mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực đối với yêu cầu giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động thương mại. Việt Nam cần tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời phải chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực bao gồm việc đào tạo những nhà hoạch định chính sách như chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, đào tạo các chuyên gia về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, về pháp luật thương mại quốc tế, về thị trường của từng ngành hàng như gạo, cà phê, cao su, dầu khí. về từng thị trường Song song với đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta cần kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ kém phẩm chất, cán bộ không đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động quản lí thương mại.
Trong hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ, cần chú trọng đào tạo thông qua các trung tâm đào tạo, các trường đại học.với các hệ đào tạo khác nhau: ngắn hạn, dài hạn, đại học, sau đại học theo các chương trình tương thích với điều kiện thương mại hiện đại trong khu vực và thế giới.
3.2.2 các Giải pháp vi mô
3.2.2.1 Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp:
Xuất phát từ thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, để đạt được lợi thế tổng lực các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến các khía cạnh sau:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm dựa vào đổi mới thiết kế. Tìm kiếm các nguồn nhập khẩu yếu tố đầu vào trung gian thực sự cần thiết để sản xuất các sản phẩm có chi phí thấp hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu và triển khai áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng hiện đại trong hoạt động của doanh nghiệp. Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể các dịch vụ phục vụ trước trong và sau khi bán hàng. Lựa chọn các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm để tiến hành hiện đại hoá sớm. Xây dựng năng lực nắm bắt và phản ứng nhanh của doanh nghiệp trước những thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
+ Đổi mới và hiện đại hiện đại hoá công nghệ với chi phí thấp: nhập khẩu các thiết bị nước ngoài, học tập các nguyên tắc thiết kế, tự thiết kế lại, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất và chế tạo tại Việt Nam. Cần khai thác thông tin qua mạng để tham gia các hướng công nghệ mới và tìm kiếm sự giúp đỡ kĩ thuật từ bên ngoài doanh nghiệp. Tận dụng khả năng đóng góp của các chuyên gia kĩ thuật, công nghệ Việt Nam ở nước ngoài. Dựa vào sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, các trường Đại học, Viện nghiên cứu để hiện đại công nghệ của mình. Tìm kiếm cơ hội liên doanh với những công ty nước ngoài có khả năng công nghệ hiện đại.
+ Nâng cao chất lượng con người trong hoạt động doanh nghiệp: Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp. Nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lí doanh nghiệp nhất là nâng cao trình độ và kinh nghiệm kinh doanh của giám đốc. Đa dạng hoá kĩ năng cho người lao động và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động với các khâu hoạt động của doanh nghiệp khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động đào tạo lao động tại chỗ, nâng cao khả năng thích ứng lao động với tính chuyên biệt về công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời giảm được khâu tuyển dụng và thử tay nghề của lao động từ nơi khác đến.
3.2.2.2. Các giải pháp mở rộng thị trường
Trong chiến lược kinh doanh không nên quá chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà nên chọn những sản phẩm mà doanh nghiệp có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Các yếu tố kĩ thuật tích luỹ được sẽ giúp doanh nghiệp trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để thực hiện điều đó ngay từ bây giờ các doanh nghiệp nên chú trọng một số vấn đề sau:
+ Chiến lược chuyên biệt hoá sản phẩm: luôn tìm mọi cách để sản phẩm của doanh nghiệp có tính khác biệt, đặc biệt nó phải mang một nét độc đáo nhất định dựa trên các thế mạnh sẵn có của Việt Nam. Cần phải đặc biệt chú ý đến phong tục tập quá, tôn giáo của nước nhập khẩu để có chiến lược sản phẩm phù hợp.
+ Chiến lược tiêu điểm: cũng có thể doanh nghiệp chỉ tập trung vào một vài phân đoạn của thị trường trọng điểm, trực tíêp phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng hạn chế có thể phân theo khu vực địa lí hoặc theo mức độ giầu nghèo, tuổi tác, nghề nghiệp hoặc phân theo đoạn nhỏ của thị trường.
+ Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được một đội ngũ những người tiếp thị, phát triển mạng lưới những người tiếp thị nhanh nhạy, rộng khắp luôn có kế hoạch mở rộng thị trường. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối kể cả dịch vụ trước và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hoá tiêu dùng ở những thị trường tiêu thụ khác nhau. Cần xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu về thị trường các nước trong khu vực.
Thành lập hiệp hội các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập hợp lại thành hiệp hội nhằm phối hợp và phát huy thế mạnh của nhau trong việc khảo sát thị trường, sản xuất và cung cấp hàng hoá với khối lượng lớn và chất lượng hàng cao. Có nghĩa là cần tiếp tục cải tổ để tăng cường năng lực cho hệ thống doanh nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường tâm lý xã hội ủng hộ rộng rãi cho khu vực này phát triển. Hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
3.2.2.3. Một số giải pháp khác
Với một số lĩnh vực ngành nghề khác có thể đề cập một số giải pháp cơ bản sau:
+ Đối với lĩnh vực nông nghiệp các doanh nghiệp cần tập trung cải tạo giống, cải tiến công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với một số mặt hàng cần khắc phục sớm tình trạng cạnh tranh thiếu điều tiết dẫn đến giảm giá xuất khẩu, gây bất lợi khi thị trường được mở cửa cho các doanh nghiệp ASEAN.
+ Đối với ngành rau quả: Để tận dụng ưu đãi CEPT, hầu hết các mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam đã được đưa vào danh sách cắt giảm. Tuy nhiên điều kiện căn bản vẫn là nâng cao trình độ ở khâu chế biến. Cụ thể giai đoạn đầu, các doanh nghiệp cần các giải pháp thích hợp phát triển. Vùng nguyên liệu đồng thời phải xây dựng chương trình đầu tư mở rộng sản xuất để nhanh chóng đạt được ưu thế về quy mô.
+ Đối với ngành chăn nuôi: nên tập trung vào đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường ngoài khu vực cũng như sang các nước ASEAN. Muốn vậy cần kêu gọi sự hỗ trợ về vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành chăn nuôi của nhà nước vì vấn đề này vượt quá khả năng của các doanh nghiệp. Đầu tư các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, phát triển trang trại chăn nuôi công nghiệp. Tiến hành cải tạo giống để có chất lượng sản phẩm tốt. Hiện nay do chưa có trang trại lớn nên vấn đề này là khâu yếu của Việt Nam.
Đối với ngành dệt may: cần tập trung vào khâu dệt. Hiện nay ngành dệt Việt Nam dang còn thiếu và yếu. Chúng ta có nghề dệt lụa truyền thống rất có tiềm năng phát triển.
Kết luận
Quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia thời gian qua đã thu được nhiều thành công. Biểu hiện cụ thể là kim ngạch buôn bán hai chiều tăng khá đều, tuy ta thường nhập siêu từ Indonesia nhưng tỉ trọng nhập siêu đang giảm dần và đến nay có thể coi là khá cân bằng. Cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu với Indonesia đang có những chuyển biến tích cực, nhiều mặt hàng xuất khẩu mới được khai thác, nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm dần trong khi nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, linh kiện tăng lên.
Lĩnh vực đầu tư tuy không sôi động như trong hoạt động thương mại nhưng thành công của những dự án đang triển khai cũng tạo cơ sở cho hoạt động này phát triển mạnh hơn nữa.
Để hội nhập kinh tế có hiệu quả, đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước là một nhiệm vụ, bước đi quan trọng, riêng đối với Indonesia, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt bởi Indonesia là một thành viên của ASEAN mà ASEAN đang hướng tới việc hợp tác sâu rộng chặt chẽ hơn nữa trên nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Biểu hiện cụ thể nhất chính là việc ASEAN đang thực hiện AFTA với công cụ chính là CEPT.
Để tận dụng những lợi thế mà AFTA mang lại trong quan hệ với từng thành viên ASEAN nói chung và Indonesia nói riêng, Việt Nam cần đổi mới công tác tổ chức quản lí, tăng cường khuyến khích đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tiến hành công tác thị trường sâu rộng và có hiệu quả hơn
Thực hiện được điều này tin rằng không chỉ quan hệ với Indonesia sẽ phát triển hơn nữa mà quan hệ thương mai của Việt Nam với các nước trên thế giới cũng sẽ có những thành tựu lớn. Những thành tựu này sẽ góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tư liệu tham khảo
Địa lí Đông Nam á - Những vấn đề kinh tế, xã hội - Phan Huy Xu; Mai Phú Thanh- Nhà xuất bản giáo dục- tái bản lần thứ 5, 1992
Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN - Nhà xuất bản thống kê- 2001
Niên giám thương mại 2000 - Nhà xuất bản thông kê - 2001
Niên giám thông kê 2001 - Nhà xuất bản thống kê - 2002
Thể chế trính trị thế giới đương đại - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản chính trị quốc gia- 2003
Liên kết kinh tế ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá- Trung tâm khoa học và nhân văn quốc gia- Viện nghiên cứu Đông Nam á- Nhà xuất bản khoa học xã hội- 2002
Lịch sử kinh tế thế giới- Thế Đạt- Nhà xuất bản Hà Nội- 2000
Những con rồng lâm bệnh, khủng hoảng tài chính ở Đông Nam á- Hội khoa học kinh tế Việt Nam - Nhà xuất bản khoa học xã hội- 2000
Giáo trình lịch sử kinh tế- Trường đại học kinh tế quốc dân- 2003
198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới- Nhà xuất bản thế giới - 2001
Almanac văn hoá thế giới 2002-2003 - Nhà xuất bản văn hoá thông tin - 2003
Các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới trước ngưỡng cửa thể kỉ XXI - Văn phòng chính phủ - Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Các nước ASEAN - Trung tâm châu á- Thái Bình Dương- Trường đại học tổng hợp Hà Nội- NXB Thông tin-Lí luận- 1991.
Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam; NXB Chính trị quốc gia -1999
Indonesia những chặng đường lịch sử; Ngô Đăng Doanh, NXB Chính trị quốc gia- 1995.
Tạp chí Ngoại thương các số 27/ 2002; 2- 16-17- 20 /2003
Tạp chí Kinh tế châu á Thái Bình Dương các số: 5(34)- 2001; 1(42) 2-2003; 2(43) 4-2003.
Tạp chí Kinh tế Châu á Thái Bình Dương ( 2tháng/số) số: 2/ 2003
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/ 2002; 7/ 2003
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 6 tháng 12/2001; 2(98)-3/2003
Trang web của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư: www.mpi.gov.vn
Trang web của Bộ Ngoại Giao: www.mofa.gov.vn
Trang web của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh
Báo: www.vnexpress.vn
Trang www.home.vnn.vn
Trang Web của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) www.apec.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa luan tot nghiep.doc