Đề tài Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6

Chi phí cố định là các chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ(theo thời gian), chi phí tiền lương trả cho cán bộ, nhan viên quản lý, chuyên gia, lãi tiền vay phải trả,chi phí thuê tài sản, văn phòng. Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất. Thuộc loại chi phí này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sx, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ cung cấp như tiền điện, nước, điện thoại.

doc65 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- (%) I.Tài sản lưu động II.Tài sản cố định Tổng tài sản III.Nợ phải trả IV.Nguồn vốn CSH Tổng nguồn vốn 56.191.146.007 2.639.988.887 58.831.134.894 52.529.028.763 6.302.106.131 58.831.134.894 95,5 0,5 100 89,3 10,7 100 74.951.221.081 3.079.479.233 78.030.700.314 70.177.772.364 7.852.927.950 78.030.700.314 96,05 3,95 100 90 10 100 18.760.075.074 439.490.346 19.199.565.420 17.648.743.601 1.550.821.819 19.199.565.420 33.4 16,65 32,64 33,6 24,61 32,64 Xét về tài sản: Tái sản của Công ty đã tăng lên 19.199.565.420 đồng với tỷ lệ tương ứng là 32,64%, mức tăng này do sự tăng trưởng của cả TSCĐ và TSLĐ trong đó chủ yếu là TSLĐ. Mức tăng TSLĐ đạt 18.760.075.074 đồng đạt mức tăng trưởng rất cao 33,6%, qua Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2002 ta có thể thấy rõ, TSLĐ tăng chủ yếu do tăng thêm của khoản phải thu, năm 2002 các khoản phải thu có số dư cuối kỳ là 65.664.861.707 đồng, Công ty cần có các biện pháp giảm bớt tỷ trọng của các khoản phải thu nhằm tăng khả năng linh động cho Vốn kinh doanh. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh của TSLĐ là sự tăng trưởng chậm của TSCĐ, năm 2002 TSCĐ có tỷ lệ tăng 16,65% tuy không thấp nhưng giá trị tăng lại không lớn 439.490.346 đồng, đó là sự cố gắng của Công ty để tận dụng hết những máy móc thiết bị đã đầu tư từ trước đó. Xét về nguồn hình thành: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 có số dư cuối kỳ là 7.852.927.950 đồng, tỷ trọng 10% trong Tổng nguồn vốn, giảm 0,7% tỷ trọng so với năm 2001. Mặc dù trên lý thuyết Nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng về mặt giá trị tuơng đương 1.550.821.819 đồng, tỷ lệ tăng 24,61%. Tuy nhiên, Nợ phải trả của Công ty năm 2002 có tỷ lệ tăng cao hơn 33,6% tương đương giá trị tăng 17.648.743.601 đồng. Nừu không có những biện pháp kịp thời và hữư hiệu thì trên lý thuyết Công ty đang mất dần khả năng tự chủ vế Vốn. 1.4.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001, 2002 Bảng 3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001, 2002 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Mã số 2001 2002 Chênh lệch So sánh Tổng doanh thu Trong đó: Doanh thu hang xuất khẩu Các khoản giảm trừ +Giảm giá +Hàng bị trả lại +Thuế TTĐB,XNK 1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán 3.Lợi nhuân gộp 4.Chi phí bán hàng 5.Chi phí quản lý Doanh nghiệp 6.LN thuần từ hoạt động kinh doanh 7.Thu nhập hoạt động tài chính 8.Chi phí hoạt động tài chính 9.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 10.Các khoản thu nhập bất thường 11.Chi phí bất thường 12.Lợi nhuận bất thường 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 14.Thuế thu nhập doang nghiệp phải nộp 15.Lợi nhuận sau thuế 103.065.250.579 103.065.250.579 96.983.749.181 6.081.501.398 928.445.073 3.170.417.590 1.982.638.735 378.045.000 652.138.032 274.138.032 1.523.588.044 3.232.088.747 808.022.187 2.424.066.560 97.003.228.763 97.003.228.763 92.148.633.808 4.854.594.955 2.696.518.986 2.158.012.969 986.641.013 986.641.013 2.158.012.969 691.332.150 1.466.680.819 -6.062.021.816 -6.062.021.816 -6.237.459.050 -928.445.073 -473.898.604 +1.753.374.234 -5,88 -5,88 -6,43 100 -14,95 +8,85 Năm 2002 Tổng doanh thu giảm 6.062.021.816 Đồng so với năm 2001, tỷ lệ giảm 5,88%. Tuy nhiên, tổng chi phí sx-kd năm 2002 lại giảm so với năm 2001 là 6.237.459.050 Đồng làm cho tỷ suất Tồng chi phí sx-kd trên Doanh thu thuần năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0,003; sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên làm cho LN từ hoạt động sx-kd năm 2002 tăng so với năm 2001 là 175.3374.234 Đồng, tỷ lệ tăng 8,85%. Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 có hiệu quả hơn so với năm 2001. Qua bảng ta cũng có thể thấy có thể thấy năm 2002 chi phí bán hàng bằng 0 giảm 100% so với năm 2001 doanh nghiệp đã có những biện pháp sử lý hữu hiệu trong quá trình phân bổ nguyên vật liệu vào quá trình xây dựng, tránh lãng phí thừa nhiều cho nên năm 2002 không cần chi cho chi phí bán hàng (NVL thừa từ quá trình xây dựng), chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm đáng kể 473.898.604 đồng, tỷ lệ giảm 14,95%. Bảng 4 Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 Chỉ tiêu Đv tính Thực hiện 2001 Kế hoặch 2002 Thực hiện 2002 So sánh(%) TT2002/ TT2001 TT2002/ KH2002 Giá trị Tồng sản lượng Tr.đ 110.644 80.000 101.477 91,715 126,85 Phục vụ Nông nghiệp và PT Nông thôn Tr.đ 64.000 60.000 63.000 98,438 105,00 Tình hình tài chính Doanh thu Tr.đ 105.276 76.190 96.852 92,00 127,10 Chi phí Tr.đ 102.351 74.190 94.052 91,90 126,74 ước lãi(lỗ) Tr.đ 2.925 2.000 2.800 95,73 140,00 Các khoản nộp Ngân sách Số phải nộp Tr.đ 2.341 1.457 1.650 70,50 113,25 Số đã nộp Tr.đ 1.426 1.000 1.813 127,14 181,30 Chỉ tiêu lao động Lao động trong danh sách Người 120 120 170 141,67 141,67 Thu nhập bình quân 1000đ/người/ tháng 1.250 1.300 1.250 100,00 96,154 Qua biểu trên ta thấy: Năm 2002 Công ty gần như đã vượt tất cả các chỉ tiêu kế hoặch đề ra trong đó Giá trị Tổng sản lượng đạt 126,85%, Tổng doanh thu đạt 127,10%. Nhưng so với năm 2001 cả hai chỉ tiêu trên đều giảm, Tổng doanh thu năm 2002 chỉ đạt 92% so với năm 2001 tuy nhiên Tổng chi phí năm 2002 lại chỉ bằng 91,90% so với năm 2001, điều đó chứng tỏ phương pháp sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Chỉ tiêu duy nhất không đạt được so với ké hoach đề ra là chỉ tiêu “Thu nhập bình quân” chỉ đạt 96,154% kế hoạch đề ra, tuy nhiên có thể giải thích, nguyên nhân cơ bản là do số lao động trong danh sách đạt 141,67% so với kế hoạch đề ra, so sánh chênh lệch tương quan việc thực hiện kế hoạch giữa chỉ tiêu “ thu nhập bình quân” và “Số lao động trong danh sách” (96,154%/141,67%) ta có thể dễ dàng nhận thấy Công ty đã có những biện pháp hiệu quả trong việc tạo công ăn việc làm, mà vẫn đảm bảo thu nhập( đạt 100% sovới năm 2001). Là Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn, Phục vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một trong những trọng tâm lớn nhất của Công ty, Năm 2002 mặc dù giá trị sản lượng phục vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giảm 1.562% so với năm 2001, tuy nhiên thực hiện so với kế hoạch vẫn đạt 105%, một điều đáng khích lệ. 2. Tính giá thành xây dựng ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Xuất phát từ đặc điểm của Công ty xây dựng thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, quy trình sản xuất phức tạp và phức hợp, thời gian xây dựng dài, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình xây dựng và tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình. Do vậy, đối tượng tính giá thành ở Công ty được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành, giai đoạn công việc hình thành. Dẫn tới kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là hàng Quý. Tuỳ theo phần khối lượng hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc hợp đồng đã ký trong quý, căn cứ vào tiên đọ thực tế cuả Công ty mà thực hiện bàn giao thanh toán từng khối lượng xây lắp hoàn thành theo từng công trình. 2.2 Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí phát sinh trực tiép cho từng công trình, hạng mục công tình từ khi khởi công xây dựng công trình cho tới khi hoàn thành bàn giao chính thức là giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình đó. Do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài nên trong quý công ty chỉ tính giá thành cho các công trình hoàn thành bàn giao hoặc cho các công trình hoàn thành cho đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Trong trường hợp này, giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định thoe công thức: Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế KLXL dở dang cuối kỳ Theo như công thức trên, với số liệu công trình Bệnh viện đa khoa Hữu Lũng mà công ty đã xây dựng có các số liệu sau: -Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ: 56.142.600 đồng -Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: 598.347.610 đồng -Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: 42.638.662 đồng Ta có giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý của công trình Bệnh viện đa khoa Hữu Lũng: Giá thành thực tế KLXL hoàn = 56.142.600 + 598.347.610 - 42.638.662 = 611.851.548 đồng thành bàn giao Tương tự, ta cũng có thể tính được giá thành cho từng công trình, từng hạng mục công trình trong quý của Công ty. Việc tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình được thể hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Bảng 5 Bàng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thànhcủa công ty Đơn vị : đồng TT Tên công trình Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí dở dang cuối kỳ Gí thành KLXL hoàn thành Giá trị dự toán KLXL hoàn thành 1 Bệng viện đa khoa Hữu Lũng, Lạng sơn 56.142.600 598.347.610 42.638.662 611.851.548 610.981.000 2 Cụm xử lý bảo vệ môi trường Đức thọ, Hà tĩnh 12.402.124 189.837.000 15.125.612 187.113.512 200.125.000 3 Trung tâm hỗ trợ đầu tư Phố Nối, Hưng yên 50.788.805 409.437.920 46.522.545 413.704.185 433.096.000 ........................ Cộng 119.956.309 1.144.388.948 107.094.995 1.156.950.267 1.253.386.000 3. tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và công tác phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty 3.1 Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty 3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 là một Công ty Xây dựng chính quy, sản phẩm chủ yếu của Công ty là các công trình xây dựng. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất đó Công ty tổ chức thi công theo các đội xây dựng, mỗi đọi xây dựng đảm nhiệm một công trình hoặc một hạng mục công trình mà Công ty chiu trách nhiệm thi công. Để phù hợp với đặc điểm công nghệ và đặc điểm kinh doanh của đơn vị, Công ty đã xác định: -Đối tượng tập hợp chi phí là các đọi xây dựng(các đọi xây dựng phụ trợ và các đội xây dựng chính), hình thức áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Trong đó kế toán các đội xây dựng chịu trách nhiệm tổng hợp các chứng từ phát sinh ban đầu. Định kỳ hàng tháng tập hợp và gửi về cơ quan. -Đối tượng tính giá thành của Công ty là các công trình xây dựng hoặc các hạng mục công trình Công ty nhận thi công. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành của Công ty có sự khác biệt. Tại phòng kế toán, kế toán Công ty chiu sự phân công của kế toán trưởng, lập chứng từ ghi sổ. Sau khi đã kiểm tra tính chính xác và hợp lý của chứng từ phát sinh ban đầu như phiếu nhập, xuất kho, bảng chấm công...Cuối tháng lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho bộ phận kế toán thanh toán làm thủ tục thanh toán tiền lương cho tửng đọi xây dựng. Tại các đọi xây dựng, kế toán đội có nhiệm vụ dựa vào các chỉ tiêuphát sinh như chi phí NVL, chi phí nhân viên quản lý, bảng chấm công của công nhân trong đội.... để làm thủ tục thanh toan chi phí và lương cho cán bộ công nhân viên trong đội. áp dụng phương pháp như vậy sẽ giảm bớt thơig gian và chi phí trong quả trình tổng hợp, công việc dến mỗi đọi xây dựng dều đã được đơn giản hoá đi rất nhiều. 3.1.2 Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành tại Công ty Công ty Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 là một doanh nghiệp xây dựng và mặt hàng chủ yếu của công ty là các sản phẩm mang những đặc trưng riêng của nghành xây dựng. Trong quả trình sản xuất kinh doanh, Công ty các chi phí phát sinh chủ yếu là các ci phí sản xuất sản phẩm(NVL,NC,...), sau đó là các chi phí để quản lý phân xưởng, quản lý Doang nghiệp, ngoài ra trong một số trường hợp đặ biệt Doanh nghiệp có tổ chức hoá giá một số sản phẩm xây dựng hay máy móc trang thiết bị xây dựng, nguyên vật liệu xây dựng mà công ty không dùng tới thì sẽ phát sinh thêm chi phí cho bộ phận bán hàng. Nói chung, chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí quản lý doanh nghiệp mang tính chất liên tục gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, chi phí bán hàng mang tinh chất bất thường nhưng trong trường hợp phát sinh chi phí bán hàng thì chi phí đó vẫn được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Doanh nghiệp Bảng 6 Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2001-2002 đv:Đồng Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (%) Số tiền (%) A.Tổng doanh thu B.Tổng chi phí I.Chi phí sản xuất sản phẩm 1.Chi phí nguyên vật liệu 2.Công cụ lao động 3.Chi phí nhân công 4.Chi phí KH TSCĐ 5.Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.Chi phí bằng tiền khác II.Chi phí bán hàng III.Chi phí QL Doanh nghiệp 103.065.250.579 101.082.611.844 96.983.749.181 62.565.990.283 134.891.552 20.553.443.053 4.811.572.801 5.835.923.864 3.081.927.628 928.445.073 3.170.417.590 100 96 61,9 0,15 20,35 4,76 5,77 3,08 0,9 3,1 97.003.228.763 94.845.215.794 92.148.633.808 61.303.737.447 48.664.930 19.881.978.131 1.796.774.309 6.347.879.045 2.765.918.986 0 2.696.581.986 100 97,16 64,65 0,06 20,98 1,89 6,75 2,93 0 2,82 Qua bảng ta thấy ngayTổng doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 6.062.021.816(đồng), tỷ lệ giảm 5,9%. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy Tổng chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty năm 2002 giảm so với năm 2001 là 6.237.396.050(đồng), tỷ lệ giảm 6,2% lớn hơn tỷ lệ giảm của Tổng doanh thu do vậy có thể kết luận tạm thời hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2002 là có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận(trên tổng doanh thu) tăng hơn so với năm 2001 là (2,22 - 1,92=) 0,3%. Như vậy nhìn chung Công ty đã có những tiến triển trong quá trình phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí sản xuất inh doanh của Công ty được chia thành 3 nhóm: chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 3.1.2.1 Chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất sản phẩm của công ty năm 2002 giảm so với năm 2001 là 6.237.396.050(đồng), tỷ lệ giảm 6,2% trong khi tỷ trọng tăng 1,16%. Điều này cho thấy Công ty đã tập trung điều phối chi phí hợp lý hơn để có thể phân bổ hợp lý cho các khoản mục chi phí khác không mang tính trực tiếp. 3.1.2.1.1 Chi phí Nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trong chi phí sản xuất sản phẩm bao chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... được sử dụng trực tiếp trong toàn bộ quy trình xây dựng sản phẩm (chiềm khoảng 70% tổng giá thành sản phẩm). Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh, vì sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng có khối lượng lớn cho nên nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phong phú và nhiều chủng loại. Nguyên vật liệu chính: đây là nguyên vật liệu quan trọng nhất cấu thành lên hình thái vật chất của sản phẩm: xi măng, gạch ngói,sơn vôi, sắt thép lớn nhỏ, khung thép, dây điện...rất phong phú về cung cách và chủng loại chiếm khoảng 80% tổng chi phí nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu phụ: những vật liệu này kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm và đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động bình thường: cốt pha, xà gỗ, lưới bạt,...chiếm khoảng 5% tổng chi phí nguyên vật liệu. Nhiên liệu: Với quy mô sản xuất sản phẩm lớn nên công ty có nhu cấu rất lớn về năng lượng phục vụ sản xuất, với tính chất của sản phẩm xây dựng riêng biệt nên tuỳ thuộc vào từng công trình mạng lưới năng lượng phục vụ thi công sẽ được bố trí hợp lý nhất và thuận tiện nhất để phục vụ cho quá trình sản xuất sao cho thật hiệu quả và tiết kiệm nhất. Phụ tùng thay thế: Máy móc thiết bị vì phải chuyên chở và di chuyển liên tục nên khó tránh khỏi hỏng hóc, Công ty cần nhiều loại phụ tùng thay thế để đảm bảo máy móc thiết bị thi công luôn luôn ở trạng thái sãn sàng tốt nhất. Phế liệu thu hồi là toàn bộ những nguyên vật liệu còn chưa sử dụng hết và con sử dụng được phục vụ cho những công trình sau. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra để có được lượng nguyên vật liệu mang đi phục vụ sản xuất, ngoài ra còn có chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí thu mua, vận chuyển, hao hụt định mức trong quá trình vận chuyển. Chi phí nguyên vật liệu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 1.262.252.836(đồng), tỷ lệ giảm 2,02% do quy mô sản xuất giảm, số lượng công trình thực hiện thi công ít đi. Công ty cần co những biện pháp cụ thể để mở rộng quy mô hơn nữa đặc biệt là trong quá trình hội nhập cả trong và ngoài nước đã xuất hiện rấy nhiều các công ty xây dựng lớn trong nước và các công ty xây dựng xuyên quốc gia. Nhưng việc làm trước tiên là áp dụng các biên pháp để có thể quản lý chặt chẽ khoản chi phí này. 3.1.2.1.2 Chi phí nhân công Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ lương chính và lượng phụ của toàn bộ công hân viên trong toàn công ty. Tại công ty việc tính trả lương cho công nhân viên được áp dụng theo hai hình thức: Trả lương theo từng hạng mục công trình khi hoàn thành áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty thực hiện giao đơn giá tiền lương hạng mục mục công trình xuống các công trình xây dựng. Vd: đưa ra đơn giá cho 100m2 nền nhà khi hoàn thiện xong giai đoạn giậm nền móng. Trả lương theo thời gian: áp dụng với cán bộ công nhâ viên làm ở bộ phận gián tiếp, nhân viên trong các phòng ban nghiệp vụ, nhân viên quản lý phân xưởng và công nhân phân xưởng cơ động. Cơ sở để hạch toán tiền lương thời gian là bảng chấm công, được lập riêng cho từng phòng ban, bộ phận và được tổ trưởng hoặc người chấm công theo dõi bảng chấm công công khai để người lao động biết rõ số công lao động mà mình đã thực hiện. Ngoài tiền lương được tính theo sản lượng, chất lượng lao động. Công ty còn chi trả BHXH,BHYT trong các trường hợp ốm đau bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hưu trí,...Nguồn bù đắp BHXH,BHYT là quỹ tiền BHXH,BHYT. Tại Công ty việc trích các khoản theo lương và chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ quy định. Trích BHXH: 20% theo lương cấp bậc Trong đó 15% tính vào chi phí, 5% trừ vào thu nhập người lao động. Trích KPCĐ: 2% theo lương cấp bậc, tính toàn bộ vào chi phí. Trích BHYT: 3% theo lương thực tế. Trong đó 2% tính vào chi phí, 1% người lao động chịu. Cuối tháng phòng kế toán kiểm tra đói chiếu để xác định lương và BHXH. Công ty cần phải tinh lọc đội ngũ cán bộ quản lý gon nhẹ, có trình độ năng lực tránh lãng phí tiền lương và BHXH. Năm 2002 chi phí công nhân trong Chi phí sản xuất sản phẩm giảm 671.464.922(đồng), tỷ lệ giảm 3,27%. 3.1.2.1.3 Chi phí khấu hao Tài sản cố định Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình đang sử dụng phục vụ quá trình sản xuất các TSCĐ hữu hình là các máy móc hiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng.... Tại công ty năm 2002 giá trị TSCĐ cuối năm là 2.954.095.596(đồng).TSCĐ ở Công ty được hình thành tử 3 nguồn: Nguồn ngân sách Nhà nươc cấp, nguồn vốn Công ty tự bổ sung và nguồn vốn vay từ cán bộ công nhân viên trong Công ty. TSCĐ trong Công ty được đánh giá theo hai chỉ tiêu cơ bản là Nguyên giá và giá trị còn lại trong đó: Chi phí vận Nguyên giá TSCĐ= Giá mua(chưa thuế) + chuyển bốc dỡ, chạy thử(nếu có) Khấu hao luỹ kế đến Giá trị còn lại= Nguyên giá - thời kỳ điểm tính Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần (hao màn hữu hình và hao mòn vô hình). Do vậy, hàng tháng Công ty trích khấu hao TSCĐ tại bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý khấu hao phương pháp TSCĐ. áp dụng phương pháp khấu hao đều: Mức khấu hao Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao(năm) phải tính hàng = TSCĐ x tháng 12 tháng Hàng tháng căn cứ vào biên bản mua sắm, biếu tặng làm tăng TSCĐ, bán thanh lý, nhượng bán,...làm giảm TSCĐ, căn cứ voà nguyên giá, thời gian sử dụng để kế toán tính và phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng sử dụng theo các quy định như sau: TSCĐ tăng trong tháng thì đầu tháng sau mới bắt đầu tinh khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng thì hết tháng hiện tại mới thôi tính khấu hao. Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao phải tính = phải tính + tăng trong - giảm trong tháng này tháng trước tháng tháng Tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại TSCĐ cụ thể chứ không tính khấu hao bình quân. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bộ phận sản xuất năm 2002 giảm 3.014.798.492(đồng), tỷ lệ giảm 62,66%.Do trong năm Công ty đã thanh lý và nhượng bán một số lượng lớn TSCĐ. 3.1.2.1.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị kinh doanh khác như: nươc, điện thoại, vệ sinh,chi phí hàng háo mua ngoài và các dịch vụ khác. Thuộc các chi phí này có nhiều khoản mang tính chất lặp lại và băng nhau trong từng kỳ như chi phí điện, nước, điện thoại...do vậy công ty dễ dàng đưa ra định mức giới hạn, khi có sự tăng đột biến Công ty se có thể phát hiện được ngayvà tìm nguyên nhân, xử lý. Tuy nhiên có những khoản phát sinh mang tính đột xuất mà cần có sự báo cáo xet duyệt của Ban Gíam đốc khi có khả năng phát sinh, nếu hợp lý sẽ được phê duyệt và phòng kế toán sẽ cấp cho người thực hiện. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2002 tăng 511.955.181(đồng), tỷ lệ tăng 8,77% với sự chênh lệch tăng giảm tỷ lệ giữa chi phí mua ngoài và các chi phi bộ phận khác thuộc chi phí sản xuất sản phẩm Công ty cần đi sâu nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hạ thấp chi phí mua ngoài sao cho có xu hướng tăng giảm tỷ lệ hoà hợp với các bộ phận khác. 3.1.2.1.5 Chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác trong chi phí sản xuất sản phẩm năm 2002 giảm so với năm 2001 là 316.008.642(đồng), tỷ lệ giảm 10,25%. Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản chi phí sản xuất chưa được hặch toán trong các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội họp, công tác phí, chi phí sửa chữa lặt vặt, vật xuất dung không qua kho. 3.1.2.2 Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng, như đã biết Công ty Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 có các sản phẩm là các công trình Xây dựng. Không như các sản phẩm đơn thuần, các công trình Xây dựng thường có quy mô lớn nên khoản chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm là rất lớn. Các công ty xây dựng không thể chấp nhận một khả năng rủi ro rất cao để đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình sau khi hoàn thành đem ra tiêu thụ(giao bán) như các sản phẩm thông thường khác. Có thể nói đơn giản, hầu hết các sản phẩm xây dựng của Công ty đều đã được đặt hàng trước khi tiến hành sản xuất(xây dựng) vì vậy việc Công ty phải làm sau khi đã hoàn tất thi công sản phẩm là bàn giao cho bên có trách nhiệm, không phát sinh chi phí trong quá trình bàn giao, toàn bộ các chi phí có liên quan đều được phân bổ vào chi phí sản xuất sản phẩm. Trong một số trường hợp đặc biệt khi Công ty cần đem ra thị trường tiêu thụ hoặc thanh lý một số nguyên vật liệu dự trữ còn lại, giao bán máy móc thiết bị xây dựng,....thì sẽ phát sinh chi phí bán hàng. Ngoài ra một số biện pháp phục vụ cho việc ra các quyết định SXKD đạt kết quả cao như tiến hành điều tra thu thập thông tin thị trường và phân tích thi trường.... cung phát sinh chi phí. Tuy nhiên nếu chi phí phát sinh đó quá nhỏ so với các chi phí khác thi Công ty có thể kết chuyển khoản chi phí đó vào một khoản mục chi phí hợp lý hơn. Năm 2001 chi phí bán hàng phát sinh là 928.445.073(đồng), chiếm tỷ trọng 3,1% trong Tổng chi phí, sang năm 2002 như số liệu của Công ty cho thấy không có phát sinh chi phí bán hàng hoặc khoản chi phí phát sinh quá nhỏ nên đã được kết chuyển vào khoản mục khác. 3.1.2.3 Chi phí quản lý Doanh nghiệp Chi phí quản lý Doanh nghiệp: Đây là khoản chi phí tương đối quan trọng vì để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần có chi phí hợp lý cho công tác quản lý và điều hành toàn bộ Công ty. Chi phí quản lý năm 2002 giảm so với 2001 la 473.835.604(đồng), tỷ lệ giảm 14,95%. Đây là một kết quả khả quan khi chúng ta đánh giá chung toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh toàn Công ty năm 2002 và khoản chi phí quản lý Doanh nghiệp phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh đó. 3.1.3 Tình hình thực tế quản lý giá thành tại nhà máy Theo như tài liệu Công ty về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Công trình Vườn tre trúc cau dừa xương rồng-Ba vì(Quý I/2002). Bảng 7 Bảng số liệu phân tích một số khoản mục chi phí trong giá thành công tác xây lắp công trình Vườn tre trúc cau dừa xương rồng-Ba vì: Đơn vị: triệu đồng Khoản mục giá thành Giá thành kế hoạch lập đầu kỳ Giá thành kế hoạch theo khối lượng và cơ cấu khối lượng thực tế Giá thành thực tế A.Phí tổn trực tiếp 996,50 989,742 965,50 1.Chi phí vật liệu 707,80 710,152 683,00 2.Chi phí nhân công 224,90 208,752 207,00 3.Chi phí sử dụng máy thi công 63,80 70,813 75,50 B.chi phí chung 164,20 159,581 184,80 Cộng 1160,70 1148,96 1150,30 3.1.3.1. Chi phí vật liệu Dựa theo số liệu ở bảng ta thấy trong kỳ Doanh nghiệp đã có mức chi phí vật liệu thấp hơn so với kế hoạch dự tính. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch vật liệu là: 683/710,152 = 0,9618 hay 96,18% Với mức chi phí thực tế chỉ bằng 96,18% mức chi phí kế hoạch, trong quá trình thực hiện công trình Doanh nghiệp đã tiết kiệm được 683,00 - 710,152 = -27,152 triệu đồng chi phí vật liệu. Bảng 8 Bảng xác định ảnh hưởng của các nhân tố về lượng vật liệu tiêu hao và đơn giá vật liệu đối với chi phí của một số vật liệu: Loại vật liệu ĐV tính Lượng vật liệu tiêu hao Đơn giá vật liệu (1000đ) Tiết kiệm (-) , lãng phí (+ ) (1000đ) Do lượng vật liệu tiêu hao Do đơn giá vật liệu Định mức Thực tế Kế hoạch Thực tế Cho đơn vị tính Cho toàn bộ loại vật liệu Cho đơn vị tính Cho toàn bộ loại vật liệu Gạch 1000v 1340 1333 54,3 50,6 -7 -354 -3,7 -4935 Ngói 1000v 161 160,18 137,0 130,7 -0,82 -117 -6,3 -1005 Gỗ m3 138 134,7 242,7 247,5 -3,3 -815 +4,8 +644 Xi măng Tấn 553 554,2 184,4 182,2 +1,2 +221 -2,2 -1220 Qua bảng ta thấy thực tế vật liệu tiêu hao vào quá trình thi công công trình, công ty đã tiết kiệm rất có hiệu quả so với kế hoạch đề ra về tiết kiệm ci phí. Cụ thể: Gạch: Tiết kiệm do thay đổi lượng vật liệu tiêu hao 7000 viên, tổng trị giá 354000đ. Tiết kiệm do thay đổi đơn giá 3700đ/1viên tiết kiệm được 4.935.000đ. Ngói: Tiết kiệm được 820 viên tổng trị giá 117000đ. Giảm đơn giá 6.300đ/1viên, tiết kiệm được 1.005.000đ. Gỗ: Tiết kiệm 3,3m3, trị giá tiết kiệm 815000đ so với kế hoạch. Đơn giá thực tế tăng so kế hoạch 4800đ/m3 tương đương 644000đ. Xi măng: Công ty đã lãng phí 1,2 tấn làm tăng chi phí tương đương 221000đ. Tuy nhiên Công ty tiết kiệm được 1.220.000đ do giảm đơn giá so với kế hoạch 2200đ/tấn. Tổng hợp Công ty đã thực hiện tiết kiệm được 5289 + 1122+171+999 = 7.581 nghìn đồng 3.1.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp. Trong giá thành dự toán công tác xây dựng, chi phí được hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp hiện nay bao gồm tiền lương cấp bậc của nhóm I, bảng lương A6 kèm theo nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ; phụ cấp lưu động bằng 20% so với tiền lương tối thiểu; phụ cấp không ổn định ở mức 10% so với lương cấp bậc; một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% so với lương cấp bậc và một số chi phí có thẻ khoán trực tiếp bằng 4% so với lương cấp bậc. Bảng 9 ảnh hưởng của các nhân tố với khoản mục “nhân công” Chỉ tiêu ĐV tính Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1. Tổng quĩ lương công nhân xây lắp trực tiếp Triệu đồng 210,936 207,315 3,621 2. Số công nhân xây lắp BQ trong danh sách làm việc tại các công trình xây lắp chính Người 282 271 -11 3. Mức tiền lương bình quân của một công nhân xây lắp 1000đồng 748 765 +17 Qua số liệu trong bảng ta nhận thấy, trong kì phân tích doanh nghiệp đã tiết kiệm được - 3,621 triệu đồng của quĩ lương công nhân xây lắp trực tiếp. Việc tiết kiệm quĩ lương như vậy tất yếu sẽ làm giảm chi phí nhân công trong giá thành công tác xây lắp. ảnh hưởng cụ thể: ảnh hưởng của việc giảm số công nhân xây lắp làm việc tại các công trình xây lắp chính: (271 - 282) x 748 = (-11) x 748 = - 8228 nghìn đồng. ảnh hưởng của sự tăng mức tiền lương bình quân của công nhân trực tiếp xây lắp: 271 x (765 - 748) = 271 x (+17) = +4.607 nghìn đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: (-8.228) + (+4.607) = -3.621 nghìn đồng. Ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm giảm chi phí tiền lương trong kì là do doanh nghiệp đã giảm được số công nhân xây lắp làm việc tại các công trình xây lắp chính bằng các biện pháp: loại trừ những tổn thất do ngừng việc, loại bỏ những bất hợp lí trong tổ chức lao động, không sử dụng công nhân lành nghề trong các công việc phụ..,. tổ chức tốt các quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động của công nhân trên công trường. 3.1.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơ điện, động cơ diêzen, hơi nước... (kể cả hệ thống trang bị phục vụ cho việc sử dụng máy thi công) trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp để hoàn thành các khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp, bao gồm: chi phí khấu hao cơ bản, chi phí khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí khác của máy. Qua bảng số liệu phân tích khoản mục chi phí (B3.2) ta nhận thấy khoản mục chi phí sử dụng máy thi công thực tế trong kì đã tăng lên = +4.687 nghìn đồng (=75,50-70,813), hay tăng + 6,62% so với mức kế hoạch đề ra. Sự tăng lên của khoản mục này đã làm thay đổi tỉ trọng chi phí sử dụng máy chiếm trong chi phí trực tiếp và trong giá thành công tác xây lắp. Bảng 10 Tỉ trọng chi phí sử dụng máy trong chi phí trực tiếp và trong giá thành công tác xây lắp. Chi phí sử dụng máy so với Kế hoạch Thực hiện Chi phí trực tiếp (70.813:989.742) x 100 = 7.15% (75,5:965,5) x 100 = 7,82% Tổng giá thành sản phẩm xây lắp (70,813:1148,96) x 100 = 6,16% (75,5:1150,3) x 100 = 6,56% Tỉ trọng của chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành công tác xây lắp thay đổi tuỳ theo mức độ cơ giới hoá thi công trên từng công trình và theo từng thời kì. Mức độ cơ giới hoá thi công càng cao sẽ làm cho chi phí sử dụng máy thi công tăng lên, giảm chi phí nhân công xây lắp trực tiếp trong giá thành công tác xây lắp. 3.1..3.4. Chi phí chung Chi phí chung là một khoản mục của giá htành sản phẩm xây lắp, đó là những chi phí gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, chúng phục vụ cho việc tổ chức thi công xây lắp công trình và duy trì bộ máy quản lí của doanh nghiệp xây lắp. Theo thông tư số 03/BXD - VKT ngày 30 tháng 3 năm 1994 do Bộ Xây dựng ban hành, nội dung của chi phí chung được chia thành bốn phân tổ: - Chi phí quản lí hành chính. - Chi phí phục vụ công nhân. - Chi phí phục vụ thi công. - Chi phí khác. Qua số liệu ở bảng (B3.1) ta nhận thấy, Công ty trong kì nghiên cứu có mức hoàn thành kế hoạch khối lượng công tác xây lắp là 98,89% = (1193,6/1205,8 = 0,9899). Trong kì doanh nghiệp có mức chi khoản mục chi phí chung (đã điều chỉnh theo khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp thực hiện) theo dự kiến kế hoạch là 159,581 triệu, thực tế đã chi 184,8 triệu. Phân tích so sánh giản đơn (sau khi điều chỉnh tổng chi phí chung theo mức độ hoàn thành kế hoạch công tác xây lắp , đã tính tới sự thay đổi khối lượng và cơ cấu công tác xây lắp), ta nhận được kết quả so sánh 184,8 - 159.581 = +25,219 triệu hay tăng 15,8%. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả với các công trình xây dựng Công ty đã trực tiếp nâng cao được lợi nhuận của mình. 3.1.4 Phương pháp lập kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm của Công ty Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là việc tính toán trước mọi chi phí mà Công ty dự chi trong kỳ kế hoạch để tiến hành thi công công trình. Lập kế hoạch giá thành là việc xác định toàn bộ các khoản chi phí mà Công ty sẽ chi ra để hoàn thành một công trình hoặc một khoản mục công trình trong tổng thể một công trình. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm sẽ giúp cho Công ty có mục tiêu để phấn đấu, có cơ sở để tìm tòi, khai thác mọi khả năng có thể trong sản xuất kinh doanh nhầm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu. Hiện nay, tại Công ty căn cứ để lập kế hoạch giá thành sản phẩm là định mức kinh tế kỹ thuật cho mỗi công trình hoặc hạng mục công trình do Công ty giao khoán thực hiện. Trên cơ sở đó và đòng thời căn cứ vào mức sản lượng , chất lượng, mức chi phí Công ty phấn đấu thực hiện, căn cứ vào tình hình thị trường cung cấp đầu vào cho công trình, tình hình thực hiện quản lý giá thành năm trước, cũng như những nhận định thây đổi của thị hiếu và thị trường năm tới Công ty dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch giá thành, phát hiện những khả năng tiềm tàng hạ giá thành kế hoạch để xác dịnh giá thành dơn vị cho mới khoản mục công trình, mỗi công trình. Công ty đã thực hiện lập kế hoạch giá thành sản phẩm chi tiết cho từng loại chi phí đói với từng công trình và hạng mục công trình. Việc lập kế hoạch giá thành cùng với chế độ thưởng phạt xứng đáng tới từng ca làm việc cho việc sử dụng chi phí đã tạo điều kiện giúp Công ty đẩy mạnh công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, đồng thời khuyến khích tiết kiệm sử dụng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí đầu vào giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong hoạt động của Công ty. Để thấy rõ tình hình thực hiệnkế hoạch giá thành của Công ty ta đi vào so sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch công trình nâng cấp sửa chữa kênh mương Hoà mục- Lạng Sơn(Quý I/2002) Bảng 11 Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục giá thành Giá thành đơn vị kế hoạch Giá thành thực tế sản xuất So sánh +/- % 1.Chi phí NVLTT 724,50 683,00 -41,50 -5,73 2.Chi phí NCTT 213,30 207,00 -6,30 -2,953 3.Chi phí sử dụng máy Thi công 72,70 75,50 +2,8 +3,85 4.Chi phí sản xuất chung 183,10 184,80 +1,7 +0,93 Cộng 1193,60 1150,30 -43,3 -3,63 Qua bảng ta thấy Nhà máy đã hoàn thành kế hoạch về giá thành ở các khoản mục chi phí Nguyên vật liệu , chi phí nhân công đồng thời giá thành kế hoạch chung cho toàn bộ công trình đã hoàn thành và giảm được chi phí so với kế hoạch ở mức tiết kiệm chi phí cho toàn bộ công trình là 43,3 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí về sử dụng máy thi công tăng, chủ yếu là do trong quá trình thi công đơn vị không có đủ máy móc thiết bị phục vụ quá trình xây dựng nên phải tiến hành thuê máy thi công, khoản chi phí đi thuê máy thi công là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí sử dụng máy thi công. Dù sao đây cũng là chủ trương của Công ty khi cố gắng tận dụng tối đa máy móc thiết bị hiện có nên trong một số công trình đặc biệt khó trành khỏi tình trạng phải đi thuê máy của các Công ty khác. Chi phí sản xuất chung cũng vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, tăng 1,7 triệu đồng so với kế hoạch, tỷ lệ tăng 0,93%. Nguyên nhân là do chỉ tiêu số công nhân xây dựng trong các đội sản xuất có mặt trên công trường tăng hơn so với kế hoạch nên các chi phí phát sinh chung tăng lên. Điều này1 cũng có nghĩa là khả năng tạo công ăn việc làm của Công ty đang có xu hướng tốt. Nhìn chung năm 2002 vừa qua Công ty đã thực hiện tốt mức giá thành kế hoạch cho các công trình mà Công ty đã tiến hành thi công, đây là kết quả tốt vì trong quá trình kinh tế hiện nay thị trường xây dựng có sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước, ngoái yếu tố chất lượng công trình thỉ yếu tố giá thành là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. 3.1.5 Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 Trong quá trình hội nhập của nước nhà, cùng với sự lớn mạnh dần lên của nền kinh tế quốc là sự bùng nổ của thị trường xây dựng. Yêu cầu về nhà ở, điện nước, hiện đại hoá nông thôn,...đã là những vấn đề gần như thiết yếu. Là một Công ty xây dựng thuộc Tổng Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn, Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6 đã và đang không ngừng chú ý việc giữ gìn và nâng cao uy tín của mình trên thị trường xây dựng nước nhà trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Điều này thể hiện ở việc Công ty luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng xây dựng, phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành công trình nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả hoạt động.Trong quá trình đó Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình quản lýchi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm song còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Về thành tích: 1.Công ty đã áp dụng có hiệu quả một số biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành -Xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, quản lý sử dụng nguyên vật liệu theo định mức, giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu có thể cho một số công trình. -Thực hiện quản lý giá đầu vào nguyên vật liệu có hiệu quả. Ký kết hợp đồng dài hạn với những Công ty cung ứng nguyên vật liệu mà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty có nhu cầu sử dụng thường xuyên và số lượng lớn để có một giá mua hợp lý nhất, đồng thời khống chế giá những nguyên vật liệu có khối lượng sử dụng nhỏ không mang tính thường xuyên. -Lập được kế hoạch giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.Tận dụng tối đa và tương đối có hiệu quả máy móc thiết bị của Công ty tránh được đầu tư mua sắm mới không cần thiết. 3.Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn: -Việc tính đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đội xây dựng, đôứi tượng tính giá thành là các công trình và hạng mục công trình rất phù hợp với quy trình SXKD của Công ty tạo điều kiện cho công tác hạc toán, quản lý kinh tế đạt hiệu quả cao. -Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục là rất hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho công tác tính giá thành cụ thể, nhanh chóng và quản lý các khoản mục được thuận lợi. Đồng thời qua đó phân tích được sự ảnh hưởng của các khoản mục đến giá thành sản phẩm từ đó tăng cường biện pháp quản lý, tiết kiệm chi phí. 4.Đã thực hiện lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho từng năm kế hoạch. Nhữn mặt hạn chế cần khắc phục: 1.Chưa thực hiện tốt việc quản lý chi phí sử dụng máy thi công phục vụ quá trình xây dựng. Trong năm vừa qua khoản mục chi phí thuê máy thi công trong chi phí sử dụng máy tăng lên đáng kể, vượt định mức kế hoạch. Công ty cần có biện pháp để quản lý tốt khoản mục chi phí này để tiết kiệm hơn nữa chi phí và hạ giá thành. 2.Chi phí sản xuất chung mặc dù có lý do chính đáng để vượt định mức kế hoạch, đó là do chỉ tiêu số công nhân làm việc tăng lên khiến chi phí phục vụ chung tăng lên trong quá trình thi công xây dựng.Tuy nhiên một hình thức quản lý tốt hơn nữa đối với khoản mục chi phí này là điều cần thiết vì trong những năm tới các công trình xây dựng ra tăng có thể khiên số công nhân xây dựng của Công ty tăng hơn nữa, chi phí phục vụ quá trình sản xuất chung sẽ tăng lên theo, việc quản lý tốt khoản mục này sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí phục vụ cho toàn bộ quá trình thi công xây dựng. Thành tích thì cần được phát huy, còn hạn chế thì cần được khắc phục. Những biện pháp kịp thời và hiệu quả sẽ giúp Công ty thực hiện tiết kiệm hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành. Chương III: Một số đề xuất quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 Trong thời gian thực tập tại Công ty tôi nhận thấy chỉ với những bước đầu làm quen với thực tế quá trình sản xuất kinh doanh tôi đã có thể nhận thấy rằng đó là một thực thể rất phức tạp. Để có thể làm tốt một quá trình sản xuất kinh doanh cần có một khả năng nhận biết về thực tiễn và lý thuyết vững chắc và sự tổng hợp chính xác nhiều yếu tố khác cộng lại, công việc của một nhà quản lý thực thụ. Tại Công ty với đề tài mà ngay từ đầu tôi đã xác định, thông qua những tài liệu mà Công ty đã cung cấp cùng với sự phân tích tôi thấy trình độ quản lý của Công ty ngày một hoàn thiện hơn, cụ thể là công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Đây là kết quả xứng đáng cho cả quá trình phấn đấu của tập thể cán bộ quản lý cũng như công nhân viên của Công ty. Cố gắng và không ngừng cố gắng, kế hoạch sản xuất là cái đích để hướng sự cố gắng của toàn Công ty đến những nấc thang hoàn thiện hơn. Điều này thể hiện phần nào qua kế hoạch sản xuất của Công ty đề ra cho năm 2003: Bảng 12 Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2003 Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2003 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 150.000 Doanh thu Triệu đồng 142.857 Lao động trong danh sách Người 200 Thu nhập bình quân 1000Đ/Người/ tháng 1.400 Lãi thực hiện Triệu đồng 4.200 Nộp ngân sách Triệu đồng 3.183 Để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trên cần sự nỗ lực cố gắng rất lớn của Công ty, đồng thời mức đạt chỉ tiêu kế hoạch trên chỉ thực sự có ý nghĩa khi Công ty thực hiện được chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm hợp lý, phù hợp với quá trình hạt động để đảm bảo Công ty làm ăn có lãi góp phần vào sự vững mạnh của Công ty cũng như của Tổng công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn. Tôi xin manh dạn đề đạt một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty, với tư cách là một sinh viên thực tập tại Công ty. Thứ nhất: Tăng cường lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh và khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh Đánh giá và nhận thức những thành tích đã đạt được để phát huy, những tồn tại để có những biện pháp giải quyết hợp lý là nhiệm vụ quan trọng sau mỗi lần hoàn thành một công trình hoặc sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua dự toán và thực hiện là một cách so sánh chính xác nhất sự tiến triển của Công ty so với những năm về trước và tính chính xác những nhận định của bộ máy quản lý trước mỗi công trình và mỗi kỳ sản xuất. Chính vì vậy, tăng cường và tăng cường hơn nữa công tác lập dự toán chi phí và các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Thứ hai: Xác định chính xác những khoản chi phí phát sinh nào có nguồn tài trợ hay đài thọ thì không đưa vào chi phí sản xúât kinh doanh Xác định chính xác các khoản chi phí phát sinh không để tình trạng đánh giá làm thất thoát chi phí hoặc làm tăng chi phí hơn so với thực tế Công ty phải bỏ ra. Những chi phí phát sinh trong Công ty có những nguồn đài thọ theo định kỳ, định mức thì đến khi Công ty xác định chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết phải đem ra so sánh chênh lệch giữa thực tế tiêu hao và định mức đài thọ của khoản chi phí đó đẻ có những biện pháp xử lý hợp lý. Nừu khoản chi phí phát sinh nằm trong quy mô định mức đài thọ thì khoản chi phí đó không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, ngược lại chênh lệch hơn giữa thực tế phát sinh khoản chi phí đó và định mức đài thọ thì khoản chi phụ trội hơn sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Tương tự như vậy với các công trình Công ty chịu trách nhiệm thi công mà có nguồn tài trợ của các tổ chức khác ngoài Công ty. Thứ ba: Xét lập định mức tiêu hao chi phí và chấp hành định mức tiêu hao chi phí Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh để đưa ra những quyết định về định mức sát với tình hình thực tế của Công ty. Để định mức dược chính xác Công ty cần phải dựa trên những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và kinh tế tài chính để xác định một cách chính xác về chế độ tiền lương, tỷ lệ khấu hao. Lập định mức tiêu hao cụ thể cho những khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh cũng như những bộ phân chi phí chi tiết nằm trong khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh. Việc lập định mức chi tiết như vậy sẽ giúp Công ty dễ dàng hơn trong quá trình đánh giá chất lượng công tác quản lý, tiết kiệm chi phí. Xác định chính xác hơn nguyên nhân gốc dễ của việc phát sinh chi phí, nhờ đó lựa chjn có hiệu quả những biện pháp xử lý. Mặt khác, Công ty cần đề ra chế độ thưởng phát rõ ràng đối với công tác chấp hành định mức chi phí, biện pháp này sẽ có hiệu quả hơn tác động trực tiếp vào việc tổ chức tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Thứ tư:Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới Thực tế năm vừa qua mặc dù phần lớn các chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì khoản mục chi phí sử dụng máy thi công lại tăng lên so với kế hoach ban đầu. Nguyên nhân là do Công ty phải chi cho khoản đi thuê máy thi công, việc tổ chức tận dụng tối đa những máy móc trang thiết bị sẵn có của Công ty là rất tốt nhưng trong một khuôn khhổ nào đó đẻ có thể cạnh tranh đuợc với các Cong ty xây dựng khác thì Công ty cần có sự đầu tư mới một số máy móc trang thiết bị cần thiết , hợp lý. Về lâu dài đây là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể Công ty sẽ giảm bớt được khoản chi đi thuê máy thi công không cần thiết, tăng cường tính linh động trong quá trình thi công xây dựng. Thứ năm: Tăng cường hơn nữa công tác tổ chức và quản lý Tổ chức công tác cung ứng vật tư thiết bị phục vụ thi công một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất, tránh để thất thoát quỹ thời gian cũng như tiền của trong khâu tổ chức này. Xây đựng và hoàn thiện công tác quản lý sử dụng vốn, cụ thể là cần thiét đè ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn.Trong cơ ché thị trường Công ty muốn hoạt đọng sản xuất kinh doanh diến ra trôi chảy thì điều kiện đầu tiên là không thể thiếu vốn. Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy đọng và sử dụng vốn là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh công tác thu nợ tử khách hàng, nhanh chóng thu hồi vốn cho nhu cầu sản xuất. Hạn chế tồn đọng ở các khấu sản xuất, dự trữ. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Tổ chức quản lý chặt chẽ và có hệ thống chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ các khoản chi. Kết luận Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty Xây Dưng và Phát Triển Nônh Thôn 6. Em nhận thức rõ ràng là đi đôi với việc học tập, nghiên cứu lý luận, thì việc tìm hiểu thực tế cũng là một giai đoạn hết sức quan trọng không thể thiếu được. Đó là thời gian để sinh viên vận dụng kiểm nghiẹm những kiến thức mà mình đã học được vào công tác thực tiễn. Mặt khác nó còn tạo điều kiện cho sinh viên hiểu đúng hơn, sâu hơn những kiến thức mà mình đã có, bổ sung thêm những kiến thức mà chỉ qua công tác thực tế mới có được. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập, em đã cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu lý luận cũng như thực tế. Em đã hiểu được rằng Xây dựng cơ bản là nghành sản xuất giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó sản xuất ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy, tiết iệm chi phí và hạ giá thành công tác xây lắp là một trong những vấn đề cần thiết tròn giai đoạn hiên nay, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả kinh doanh sản xuất của Công ty cũng như đến quá trình đi lên củat nền kinh tế quốc dân. Đến thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình tận tâm của các bác, các anh, các chị trong Công ty, đặc biệt là phòng kế toán Công ty, Em đã hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp với đề tài:”Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn 6”. Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong bản Chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận sự thông cảm, giúp đỡ đóng góp chỉ bảo của các cô, các bác, anh chị trong Công ty, cũng những sự nhận xét đánh giá của các thấy cô để nhận thức của Em được tiến bộ hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô, các bác, các anh chị trong Công ty Xây Dựng và Phát Triển Nônh Thôn 6, cũng như toàn thể các thầy cô giáo Học viện Tài chính đã giúp đỡ Em hoàn thành bản Chuyên đề tốt nghiệp này. Mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung đề tài 2 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất - kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3 1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3 1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 3 1.2. Phạm vi của chi phí sản xuất - kinh doanh trong các doanh nghiệp 6 1.3. Phân loại chi phsi sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.4. Yêu cầu quản lý và l ập kế hoạch chi phí sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp 12 1.5. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 14 1.6. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 16 2. Một số chỉ tiêu cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16 2.1. Đối với hoạt động sản xuất có các chỉ tiêu 16 2.2. Đối với hoạt động kinh doanh gồm các chỉ tiêu 17 2.3. Những biện pháp chủ yếu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 23 Chương 2: Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 27 1. Đặc điểm tổ chức của công ty 27 1.1. Giới thiệu về Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 26 1.2. Một số đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 29 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 32 1.4. Khái quát vốn, cơ cấu nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 35 2. Tính giá thành xây dựng ở Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 39 2.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tình giá thành 39 2.2. Phương pháp tính giá thành 39 3. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và công tác phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty 41 3.1. Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty 41 3.2. Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để chi phí sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả, khi tiến hành tổ chức quản lý chi phí Công ty dựa vào hệ thống căn cứ 46 3.3. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành tại Công ty 47 Chương 3: Một số đề xuất quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 60 Kết luận 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4579.doc
Tài liệu liên quan