Hệ thống Quản lí dạy và học nghề tại các TTGDKTTH là một hệ thống hệ thống nhỏ nằm trong dự án tin học hoá công tác quản lí giáo dục phổ thông. Khi được ghép nối, hệ thống sẽ trở thành một bộ phận trong hệ thông tin quản lí thống nhất. Khi đó cần thêm một số chức năng để chuyển số liệu cho các hệ thống quản lí khác.
Đây là một đề tài mang tính thực tế, nó nâng cao hiệu quả cho công tác quản lí dạy và học nghề phổ thông từ xưa vẫn là thủ công. Thành công của đồ án giúp cho người làm công tác quản lí dạy và học nghề phổ thông giảm bớt được những khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thông tin với độ chính xác cao, thống kê nhanh chóng, thuận tiện, đưa công tác quản lí dạy và học nghề phổ thông tiến lên một bước mới.
Chương trình được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu tại TTGDKTTH Số 1 - Hà Nội trong các năm học tới và có thể áp dụng cho tất cả các trung tâm dạy nghề phổ thông khác trên địa bàn Hà Nội. Hy vọng chương trình sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, cho phép tự động hoá công việc một cách cao độ: chỉ cần nhiều nhất là hai người nhập các thông tin ban đầu là chương trình sẽ tính và in ra các bảng sơ, tổng kết theo yêu cầu, những người có trách nhiệm chỉ việc kí tên vào các bảng đó.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý dạy và học nghề phổ thông trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, Công nghệ thông tin đóng góp một phần rất quan trọng trong các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, đời sống kinh tế - xã hội. Trong các bài toán quản lí, tin học có vị trí rất lớn nhằm đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của công tác quản lí. ở nước ta, ứng dụng Công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế - xã hội là một yêu cầu cấp thiết cần được quan tâm nhằm đưa đất nước ta tiến kịp thời đại.
Trước đây ở Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp (TTGDKTTH) Số 1 (và hiện nay ở một số Trung tâm khác), công tác quản lý việc dạy và học nghề phổ thông được tiến hành một cách thủ công hoặc bán tự động (dùng chương trình Excel), vì vậy khối lượng công việc thường lớn, việc thực hiện rất vất vả và thiếu chính xác, chưa phát huy hết sức mạnh của các máy vi tính được trang bị.
Visual FoxPro là một ngôn ngữ mạnh dùng cho công tác quản lý, là một ngôn ngữ dễ, được sử dụng rộng rãi vì vậy chúng em đã sử dụng ngôn ngữ này để làm đồ án cho mình với đề tài: Quản lý dạy và học nghề trường trung học nghề.
Qua đây, em xin chân thành cảm on thầy Lê Quang Huy người đã tận tình giúp em hoàn thành đồ ấn này.
Giới thiệu chương trình
1. Đề tài: Quản lý dạy và học nghề phổ thông trung học
II. Mục đích, yêu cầu của đề tài :
Xây dựng một chương trình nhằm tin học hoá công tác cập nhật, lưu trữ, phân tích, thống kê kết quả Dạy và Học nghề phổ thông, khi cần có thể đưa ra kết quả theo yêu cầu một cách nhanh chóng.
Đảm bảo sự chính xác cao độ, tránh các thay đổi, sửa chữa một cách tuỳ tiện.
Lưu trữ tốt, tránh mất mát dữ liệu.
Khi cần có thể tìm kiếm nhanh.
Cung cấp kịp thời các thông tin theo yêu cầu của Ban Giám đốc Trung tâm, Sở GDĐT, Ban Giám hiệu các trường PTTH cũng như các học sinh.
Giảm bớt tới mức tối thiểu các công đoạn ghi chép và báo cáo thủ công, sử dụng một cách có hiệu quả các trang thiết bị tin học đang có.
Đồ án bao gồm hai phần:
Phần I: Phân tích và thiết kế hệ thống Quản lí dạy và học nghề tại các Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật tổng hợp.
Phần II: Chương trình.
Phần I
Phân tích và thiết kế hệ thống Quản lí dạy và học nghề
Chương 1
Mô tả hệ thống
1.1. Mô hình hoạt động ở các Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật tổng hợp
Vào đầu mỗi năm học, song song với việc học tập văn hoá tại các trường PTTH, các học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 phải học thêm nghề phổ thông tại các TTGDKTTH. Mỗi một nghề tại Trung tâm được phân thành một ban, ví dụ: ban Tin học, ban Điện, ban May, ban Điện kĩ thuật... Việc học ban nào do học sinh tự chọn và đăng kí với giáo viên chủ nhiệm tại trường PTTH, từ đó giáo viên chủ nhiệm gửi lên Ban giám hiệu và gửi tới Trung tâm học nghề kèm theo các thông tin khác về học sinh.
Vào đầu mỗi học kì của các năm học, căn cứ vào số lượng học sinh mà các trường PTTH gửi đến, chương trình đào tạo mà Ban giám đốc Trung tâm thông báo kế hoạch giảng dạy cho các ban. Các ban tiến hành phân chia lớp, tổ và lập bảng phân công giảng dạy cụ thể cho từng giáo viên và thông báo kế hoạch đó cho Ban giám đốc Trung tâm. Dựa vào quỹ phòng học hiện có, hệ thống trang thiết bị thực hành, yêu cầu giảng dạy và các bảng phân công giảng dạy của các ban mà Ban giám đốc Trung tâm xây dựng thời khoá biểu cho Trung tâm trong cả học kì. Từ thời khoá biểu chung này, Trung tâm trích ra và cấp phát thời khoá biểu cho các lớp, các giáo viên và Ban quản lí phòng học và thực hành. Theo thời khoá biểu này mà các giáo viên, học sinh cùng Ban quản lí phòng học thực hiện dưới sự quản lí của Ban giám đốc Trung tâm.
Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải đạt yêu cầu trong các đợt kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút và 45 phút, điểm thực hành 1, điểm thực hành 2 và điểm thi kết thúc học kì.
Cuối mỗi học kì, các ban tập hợp bảng điểm, kết quả học tập của học sinh các lớp và báo cáo tổng hợp kết quả lên Ban giám đốc Trung tâm, từ đó gửi cho Ban giám hiệu các trường PTTH. Mặt khác, các ban cũng tiến hành sơ, tổng kết theo từng giáo viên, ban, tổ và toàn Trung tâm.
1.2. Thực trạng quản lí dạy và học nghề tại các Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật tổng hợp và nhu cầu tin học hoá
Ta thấy ở mô hình hoạt động của hệ thống cũ vẫn còn theo cách cổ truyền, thủ công hoặc mới chỉ áp dụng tin học ở mức thấp, bán tự động. Thực tế này đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và thời gian trong công tác quản lí. Các công việc cần phải tiến hành nhiều lần trong suốt học kì như việc cập nhật điểm các đợt kiểm tra, số buổi học và nghỉ của học sinh, theo dõi việc thực hiện đúng chương trình đào tạo của giáo viên... Công việc tổng kết và xếp loại cho học sinh cuối mỗi học kì cũng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều người tham gia nếu chỉ dùng cách thủ công... Mặt khác, trong hệ thống cũng cần đáp ứng được các nhu cầu tra cứu nhanh chóng, thuận tiện khi có yêu cầu của các cấp lãnh đạo cũng như của giáo viên và học sinh.
Trước thực trạng như vậy và trước xu hướng tin học ngày càng được ứng dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một chương trình nhằm quản lí việc dạy và học nghề phổ thông nhằm đưa việc thực hiện công tác này tiến lên một bước mới.
Dữ liệu đầu vào của chương trình là các tệp cơ sở dữ liệu ghi các thông tin về các tổ, ban, giáo viên, các trường PTTH, danh sách học sinh các lớp, điểm kiểm tra, số buổi học và nghỉ học kì I, học kì II của từng học sinh...
Đầu ra của chương trình là các bảng kiểm diện và ghi điểm cho các lớp, tính điểm trung bình và xếp loại cho học sinh, in kết quả theo từng lớp, tạo các báo cáo tổng hợp kết quả...
Chương 2
Phân tích hệ thống
2.1. Các chức năng chính của hệ thống
Công tác quản lí dạy và học nghề tại các TTGDKTTH bao gồm rất nhiều chức năng phức tạp, đòi hỏi nhiều cấp, ban ngành tham gia, dưới góc độ một đề tài nhằm đưa công tác tin học vào quản lí, đề tài xin đưa ra các chức năng chính của hệ thống như sau:
2.1.1. Chức năng Quản lí giáo viên với các công việc sau:
- Cập nhật thông tin về các giáo viên
- Quản lí hồ sơ giáo viên
- Tra cứu điện thoại, địa chỉ giáo viên
- Nhận phân công giảng dạy
- Quản lí công tác giảng dạy của giáo viên
2.1.2. Chức năng Quản lí học sinh với các công việc sau:
- Nhận đăng kí học nghề theo ban của học sinh
- Lên danh sách lớp
- Xử lí điểm kiểm tra và thi kết thúc học kì học sinh
- Thống kê số buổi học và nghỉ của từng học sinh
- Sơ/ tổng kết, xếp loại học kì I và cả năm
2.1.3. Chức năng Quản lí chương trình đào tạo với các công việc sau:
- Nhận chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy từng học kì
- Quản lí danh sách trường, lớp, tổ, ban
- Xây dựng, cập nhật bảng phân công giảng dạy
- Xây dựng, cấp phát thời khóa biểu toàn Trung tâm, cho giáo viên, học sinh, ban quản lí phòng học, thực hành và giám sát việc thực hiện thời khoá biểu
- Lập báo cáo tổng hợp kết quả (theo giáo viên, tổ, ban, toàn Trung tâm và các trường).
Trên đây là sự phân rã chức năng chính (Quản lí dạy và học nghề) của hệ thống thành ba chức năng con. Tiếp tục ta tổng hợp, phân tích các công việc của từng chức năng con để phân rã tiếp thành các chức năng ở mức tiếp theo.
Ta có sơ đồ chức năng nghiệp vụ của hệ thống Quản lí dạy và học nghề phổ thông như sau:
Quản lí hồ sơ giáo viên
Theo dõi giảng dạy
Tra cứu
Lập phân công giảng dạy
Sơ/ tổng kết học kì
Theo dõi kế hoạch giảng dạy học kì
Quản lí thời khoá biểu
Thu thập thông tin
Quản lí dạy và học nghề phổ thông
Quản lí giáo viên
Quản lí
Chương trình đào tạo
Cập nhật, xử lí điểm, số buỏi nghỉ học
Lập danh sách lớp
Quản lí học sinh
Mục tiêu: Quản lí công tác dạy và học nghề phổ thông, đưa ra được kết quả học sinh, các báo cáo tổng hợp kết quả
Trách nhiệm: Liên quan đến Ban giám đốc trung tâm, Ban giám hiệu trường PTTH, các tổ, ban...
Sơ đồ chức năng nghiệp vụ của hệ thống “Quản lí dạy và học nghề tại các TTGDKTTH”
2.2. Dòng dữ liệu nghiệp vụ của hệ thống
Từ sơ đồ chức năng nghiệp vụ ta xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu nghiệp vụ của hệ thống như sau:
Sơ đồ chức năng nghiệp vụ của hệ thống cho ta biết sự dịch chuyển thông tin giữa các chức năng, tiến trình, bộ phận trong hệ thống, chỉ ra thông tin cần thiết cho các chức năng, tiến trình, bộ phận có thể hoạt động được.
Các thông tin có nhu cầu cần lưu trữ và khai thác trong hệ thống, có thể cấu trúc hoá được sẽ được lập thành các kho thông tin.
Nhìn trên sơ đồ ta thấy chức năng quan trọng nhất của hệ thống là chức năng Quản lí chương trình đào tạo, chức năng này cần thu thập, tổng hợp các thông tin từ các đối tượng, bộ phận trong hệ thống cũng như từ các chức năng khác để lập được ra một thời khoá biểu chung cho toàn trung tâm và cấp phát cho từng đối tượng, bộ phận trong hệ thống và từ thời khoá biểu này mới quản lí được quá trình dạy và học của trung tâm. Mặt khác chức năng này cũng đưa ra được các báo cáo sơ, tổng kết theo từng đối tượng, bộ phận từ thông tin về bảng điểm, xếp loại, số buổi học và nghỉ của học sinh do chức năng Quản lí học sinh cung cấp.
2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu
1) TOBAN.DBF &&Lưu các thông tin về Tổ, Ban
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
ý nghĩa
1
MATO
Character
1
Mã tổ
2
MABAN
Character
2
Mã ban
3
TENBAN
Character
15
Tên ban
4
TRUONGBAN
Character
23
Họ tên trưởng ban
5
TOTRUONG
Character
23
Họ tên tổ trưởng
Tệp chỉ số được lập theo trường MABAN có tên CS1.IDX
Index on MABAN to CS1
2) TRUONG.DBF &&Lưu các thông tin về Trường, Lớp
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
ý nghĩa
1
MAT
Character
3
Mã trường
2
TENTRUONG
Character
22
Tên trường
3
MALOP
Character
4
Mã lớp
4
TENLOP
Character
22
Tên lớp
Tệp chỉ số được lập theo trường MALOP có tên CS2.IDX
Index on MALOP to CS2
3) GV.DBF &&Lưu các thông tin về Giáo viên
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
ý nghĩa
1
STT
Numeric
2,0
Số thứ tự
2
HOTEN
Character
24
Họ và tên
3
MABAN
Character
2
Mã ban
4
NGSINH
Date
8
Ngày sinh
5
GIOITINH
Character
3
Giới tính
6
NGVAOCQ
Date
8
Ngày vào cơ quan
7
TDO
Character
12
Trình độ
8
DT
Character
10
Điện thoại
9
DC
Character
40
Địa chỉ
10
FILEANH
Character
8
Tên tệp ảnh
Lập chỉ số: Index on HOTEN to CS3
4) BPCGD.DBF &&Lưu các thông tin về Phân công giảng dạy và các thông
tin sơ, tổng kết của lớp
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
ý nghĩa
1
STT
Numeric
2,0
Số thứ tự
2
HOTEN
Character
24
Họ và tên Giáo viên
3
MABAN
Character
2
Mã ban
4
TENBAN
Character
15
Tên ban
5
MALOP
Character
4
Mã lớp
6
TENLOP
Character
22
Tên lớp
7
CA
Character
1
Ca
8
MATO
Character
1
Mã tổ
9
SBH1
Numeric
2,0
Số buổi học Học kỳ I
10
SOHS1
Numeric
3,0
Số học sinh Học kỳ I
11
SOYEU1
Numeric
3,0
Số học sinh Yếu Học kỳ I
12
SOTB1
Numeric
3,0
Số học sinh TB Học kỳ I
13
SOKHA1
Numeric
3,0
Số học sinh Khá Học kỳ I
14
SOGIOI1
Numeric
3,0
Số học sinh Giỏi Học kỳ I
15
PTYEU1
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh Yếu Học kỳ I
16
PTTB1
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh TB Học kỳ I
17
PTKHA1
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh Khá Học kỳ I
18
PTGIOI1
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh Giỏi Học kỳ I
19
CC1
Numeric
4,1
Hệ số Chuyên cần Học kì I
20
DTBHK1
Numeric
4,1
Điểm trung bình Học kì I
21
SBH2
Numeric
2,0
Số buổi học Học kỳ II
22
SOHS2
Numeric
3,0
Số học sinh Học kỳ II
23
SOYEU2
Numeric
3,0
Số học sinh Yếu Học kỳ II
24
SOTB2
Numeric
3,0
Số học sinh TB Học kỳ II
25
SOKHA2
Numeric
3,0
Số học sinh Khá Học kỳ II
26
SOGIOI2
Numeric
3,0
Số học sinh Giỏi Học kỳ II
27
PTYEU2
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh Yếu Học kỳ II
28
PTTB2
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh TB Học kỳ II
29
PTKHA2
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh Khá Học kỳ II
30
PTGIOI2
Numeric
4,1
Tỷ lệ học sinh Giỏi Học kỳ II
31
CC2
Numeric
4,1
Hệ số Chuyên cần Học kì II
32
DTBCN
Numeric
4,1
Điểm trung bình Cả năm
Lập chỉ số theo các trường MATO,MABAN,HOTEN,MALOP,CA, tên tệp chỉ số CS.IDX
Index on MATO+MABAN+HOTEN+MALOP+CA to CS
5)BD_??.DBF &&Bảng điểm các ban, ?? thay cho mã ban
BD_DA
Bảng điểm ban Đan
BD_MA
Bảng điểm ban May
BD_TE
Bảng điểm ban Thêu
BD_DL
Bảng điểm ban Điện lạnh
BD_HA
Bảng điểm ban Hàn
BD_NG
Bảng điểm ban Nguội
BD_TI
Bảng điểm ban Tiện
BD_XM
Bảng điểm ban Xe máy
BD_DK
Bảng điểm ban Điện kỹ thuật
BD_DT
Bảng điểm ban Điện tử
BD_TH
Bảng điểm ban Tin học
Các tệp DBF trên có cấu trúc giống nhau
STT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
ý nghĩa
1
STT
Numeric
2,0
Số thứ tự
2
HOTEN
Character
22
Họ và tên Học sinh
3
MABAN
Character
2
Mã ban
4
MALOP
Character
4
Mã lớp
5
LOP
Character
4
Lớp Văn hoá
6
CA
Character
1
Ca
7
GV
Character
24
Họ và tên Giáo viên
8
SOBH1
Numeric
2,0
Số buổi học HK I
9
SOBN1
Numeric
2,0
Số buổi nghỉ HK I
10
DKTM1
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra miệng HK I
11
DKT151
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra 15’ HK I
12
DKT451
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra 45’ HK I
13
DTH11
Numeric
4,1
Điểm thực hành 1 HK I
14
DTH21
Numeric
4,1
Điểm thực hành 2 HK I
15
DKTTB1
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra trung bình HK I
16
DKTHK1
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra học kì HK I
17
DTBHK1
Numeric
4,1
Điểm trung bình HK I
18
XLOAI1
Character
4
Xếp loại học lực HK I
19
SOBH2
Numeric
2,0
Số buổi học HK II
20
SOBN2
Numeric
2,0
Số buổi nghỉ HK II
21
DKTM2
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra miệng HK II
22
DKT152
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra 15’ HK II
23
DKT452
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra 45’ HK II
24
DTH12
Numeric
4,1
Điểm thực hành 1 HK II
25
DTH22
Numeric
4,1
Điểm thực hành 2 HK II
26
DKTTB2
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra trung bình HK II
27
DKTHK2
Numeric
4,1
Điểm kiểm tra học kì HK II
28
DTBHK2
Numeric
4,1
Điểm trung bình HK II
29
XLOAI2
Character
4
Xếp loại học lực HK II
30
DTBCN
Numeric
4,1
Điểm trung bình cả năm
31
XLOAICN
Character
4
Xếp loại học lực cả năm
2.3.Thiết kế các Form:
2.3.1. Form TRUONG.SCX &&Cập nhật danh sách Trường, Lớp
* Các thuộc tính
Đối tượng
Thuộc tính
Giá trị
FrmTRUONG
AutoCenter
.T. - True
CloseAble
.F. - False
MaxButton
.F. - False
MinButton
.F. - False
WindowType
1 - Modal
Grid1
AllowAddNew
.T. - True
ColumnCount
4
DeleteMark
.F. - False
RecordSource
TRUONG
RecordSourceType
1 - Alias
ScrollBar
2 - Vertical
CommandGroup1
.CmdXOA
.CmdGHI
.CmdTHOAT
ButtonCount
3
2.3.2. Form BPCGD.SCX &&Cập nhật bảng phân công giảng dạy
* Các thuộc tính
Đối tượng
Thuộc tính
Giá trị
FrmBPCGD
AutoCenter
CloseAble
MaxButton
MinButton
WindowType
.T. - True
.F. - False
.F. - False
.F. - False
1 - Modal
GrdBPCGD
AllowAddNew
ColumnCount
DeleteMark
RecordSource
RecordSourceType
ScrollBar
.T. - True
7
.F. - False
BPCGD
1 - Alias
2 - Vertical
CboGV
ColumnCount
RowSource
RowSourceType
2
GV.HOTEN,MABAN
6 - Fields
CboLOP
ColumnCount
RowSource
RowSourceType
2
TRUONG.MALOP,TENLOP
6 - Fields
CboCA
RowSource
RowSourceType
1,2
1 - Value
CboSBH1
RowSource
RowSourceType
11,12,13,14,15
1 - Value
CboSBH2
RowSource
RowSourceType
11,12,13,14,15
1 - Value
CommandGroup1
.CmdTHEM
.CmdXOA
.CmdGHI
.CmdTHOAT
ButtonCount
5
Phần 2
Chương trình
Chương 1
Ngôn ngữ lập trình Visual FoxPro
1.1. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình
Từ những đặc điểm và yêu cầu của bài toán, vấn đề đặt ra là cần lựa chọn một ngôn ngữ lập trình:
- Dễ thiết kế giao diện.
- Có khả năng quản lý, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu linh hoạt, nhanh chóng để có thể đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người sử dụng.
Trình ứng dụng Excel có ưu điểm là quen thuộc với nhiều người, tốc độ tính toán nhanh nhưng nhược điểm là mức độ tự động hoá thấp, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức nhất định.
Nếu viết trên Acess thì không thể sử dụng dữ liệu nhập bằng Access Version cao ở máy cài Access Version thấp (ví dụ Access 7. 0 không nhận biết được Access 97...). Trong khi đó nếu chương trình viết bằng Visual FoxPro được dịch ra EXE có thể chạy trên hệ điều hành (HĐH) Windows Version bất kỳ (từ Win95 trở lên), tại những máy không cài hệ quản trị dữ liệu này. Một ưu điểm nữa là dữ liệu được nhập từ máy cài HĐH Version cao hơn vẫn sử dụng được một cách bình thường ở máy cài HĐH Version thấp hơn (ví dụ dữ liệu nhập ở máy cài Win 2000 hoặc Win 98 vẫn có thể chuyển sang máy cài Win 95 để sử dụng). Những người đã làm quen với Hệ soạn thảo văn bản Word hoặc Bảng tính Excel có thể đễ dàng sử dụng chương trình vì nó có giao diện chuẩn, các thực đơn và nút bấm lại được Việt hoá.
Vì thế, trong đồ án này em chọn Visual FoxPro 6.0 làm ngôn ngữ lập trình.
Chương 2
Cài đặt và Sử dụng chương trình
2.1. Cài đặt chương trình
2.1.1. Yêu cầu thiết bị
a) Về phần cứng:
- Máy tính bộ vi xử lý 486 DX4 trở lên
- Bộ nhớ RAM: từ 8 MB trở lên
- Đĩa cứng còn trống tối thiểu 10 MB
- Máy in bất kỳ (nếu có nhu cầu in ngay)
b) Về phần mềm:
- Windows bất kỳ từ Version 95 trở lên
- Cài font tiếng việt theo bảng mã tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5712 - 1993 như ABC hoặc VietKey
2.1.2. Cài đặt
Chương trình được để trên 4 đĩa mềm 1.44 MB. Các bước cài đặt như sau:
- Lần lượt sao chép toàn bộ các tệp trên 4 đĩa mềm nói trên vào thư mục nào đó.
- Chạy tệp SETUP trong thư mục con DISK1 của thư mục này.
Việc cài đặt được tự động thực hiện vì thế rất dễ dàng, chỉ phải trả lời câu hỏi duy nhất là cài cài đặt vào đâu (C:\HN là thư mục ngầm định)
- Để thuận tiện cho việc khởi động chương trình, tạo một ShortCut để chạy tệp HN.EXE.
Sau này mỗi khi chương trình có sự sửa đổi, ta chỉ việc sao chép duy nhất một tệp HN.EXE vào thư mục nói trên là được mà không cần cài lại.
2.2. Sử dụng chương trình
2.2.1. Khởi động chương trình
Do được dịch ra EXE nên có thể khởi động như chạy bất kỳ một ứng dụng nào khác trên Windows, ví dụ như nháy đúp vào ShortCut của nó hoặc sử dụng lệnh RUN.
Để chạy chương trình, nhập mật khẩu trong hộp thoại sau (nhiều nhất 6 ký tự):
Nếu đúng mật khẩu, người dùng được toàn quyền truy nhập dữ liệu kể cả việc sửa mật khẩu, sửa, xoá danh sách các Tổ, Ban, bảng phân công giảng dạy, danh sách các lớp, nhập điểm, sử dụng cửa sổ lệnh của Visual FoxPro .v.v.
Nếu sai, chỉ được xem hoặc in mà không được sửa hoặc nhập dữ liệu.
2.2.2. Các danh sách
Nhấp vào mục này, một danh sách kéo xuống như hình dưới đây:
* Danh sách các Tổ, Ban
Hình dưới là bảng để nhập danh sách các Tổ, Ban (gồm Tên Ban, Mã Ban, Họ và tên Trưởng Ban, Họ và tên Tổ trưởng để trong tệp TOBAN.DBF). Trong bảng này có thể thêm hoặc xoá một Ban và các thông tin của ban đó bằng cách nhấp chuột vào nút tương ứng. Để chống mất điện, thường xuyên nhấn nút Ghi để ghi danh sách lên đĩa. Kết thúc việc nhập thông tin về các Tổ, Ban bằng cách nhấn nút Quay ra. Nếu thông tin được cập nhật mà không ghi lại, chương trình sẽ nhắc ghi.
.
* Danh sách các Giáo viên
Nhấp vào mục này thì xuất hiện một menu dọc gồm các mục Nhập mới; Sửa, Xoá; Bảng Điện thoại, địa chỉ.
Lúc đầu cần chọn mục Nhập mới để vào toàn bộ danh sách các Giáo viên của Trung tâm. Trường hợp thêm một Giáo viên đã có trong danh sách, chương trình sẽ báo lỗi.
Nếu cần cập nhật thông tin về Giáo viên nào, chọn mục Sửa, Xoá, sau đó chọn Giáo viên từ danh sách và tiến hành sửa hoặc xoá như hình dưới đây:
Chương trình cũng in ra Bảng Điện thoại, địa chỉ của Giáo viên.
Mọi cập nhật thông tin về các Giáo viên đều được ghi vào têp GV.DBF
* Danh sách các Lớp
Chọn mục Trường, Lớp để cập nhật danh sách các Lớp như bảng dưới:
Cần chú ý là mỗi lớp chỉ nhập một lần (các mã Lớp không được trùng nhau, nếu trùng chương trình sẽ báo lỗi !).
Mọi cập nhật thông tin về các Trường, Lớp được ghi vào tệp TRUONG.DBF
* Bảng phân công giảng dạy
Nhấp vào mục này để cập nhật Bảng phân công giảng dạy. Công việc này thật đơn giản vì không cần phải gõ mà chỉ việc nhấp chuột. Ví dụ để thêm một lớp ta nhấp nút Thêm, chọn Giáo viên, chọn Lớp, chọn Ca từ danh sách kéo xuống, để xoá một lớp, nhấp chuột vào dòng của lớp đó rồi nhấp nút Xoá.
Khi chọn Giáo viên, mã Ban và Tổ tự động được điền vào. Trường hợp phân công giáo viên trùng với lớp giáo viên này đang dạy thì chương trình sẽ báo lỗi.
Nếu sau một thời gian có sự thay đổi Giáo viên của lớp nào đó, chỉ cần chọn mục Thay đổi Giáo viên của Lớp, sau đó làm theo hướng dẫn trên hộp thoại, chương trình sẽ tự động cập nhật lại tất cả các tệp dữ liệu liên quan đến lớp đó.
Mọi cập nhật thông tin được ghi vào tệp BPCGD.DBF
* Danh sách các Lớp
Nhấp vào mục này, một bảng chọn dọc như sau xuất hiện :
Để tạo tệp cơ sở dữ liệu ghi tên, điểm và các thông số khác về từng học sinh của từng ban, chọn mục Tạo Bảng điểm mới cho các Ban. Nếu tệp này đã có, chương trình sẽ thông báo số bản ghi, ngày giờ cập nhật của tệp để tránh làm mất dữ liệu. Chỉ có người biết mật khẩu toàn quyền mới được sử dụng mục này.
Khi đã có Bảng điểm có thể nhập danh sách học sinh cho các lớp.
Bảng điểm được để theo Ban trong các têp BD_??.DBF
Để in Bảng Kiểm diện và ghi điểm cho từng học kỳ, chọn mục tương ứng từ thực đơn, để in cho lớp nào làm theo hướng dẫn trên hộp thoại.
Hình trên là hai lớp được chọn để in
Chương trình còn cho phép cập nhật các bảng cơ sở dữ liệu do nhiều người cập nhật ở nhiều máy khác nhau bằng cách nhấp vào mục Nhận dữ liệu từ máy khác.
2.2.3. Học kỳ I
Nhấp vào mục này, một bảng chọn dọc như sau xuất hiện :
Chọn mục cần thiết để làm việc
* Nhập điểm
Nhấn vào mục này, một bảng như sau xuất hiện để nhập điểm cho lớp được chọn:
Chương trình sẽ kiểm tra tính hợp lệ của điểm nhập vào (báo lỗi nếu điểm nhỏ 0 hoặc lớn hơn 10)
* Tính điểm trung bình và xếp loại
Chọn mục này trước khi in Bảng điểm trung bình và xếp loại theo lớp hoặc mỗi khi cập nhật lại điểm.
* Lập báo cáo
Chọn mục này trước khi in các Bảng sơ kết. Chương trình sẽ tổng hợp số liệu Học kỳ I theo từng Giáo viên, Ban, Tổ, Trường và toàn Trung tâm.
* Bảng Sơ kết Học kỳ I
Chọn mục này, sau đó chọn mục tương ứng từ bảng chọn vừa xuất hiện để xem/ in Bảng sơ kết Học kỳ I theo Giáo viên, Ban, Tổ, Trường và toàn Trung tâm. Trước khi chọn mục này nên chạy mục Lập báo cáo ở trên để các Bảng sơ kết phản ánh mọi sửa đổi nếu có.
Hình dưới đây là Bảng Sơ kết Học kỳ I theo Giáo viên, ta có thể xem trước hoặc In ra giấy.
Các Bảng Sơ kết khác cũng có dạng tương tự.
2.2.4. Học kỳ II và Cả năm
Các chức năng của mục này cũng giống như mục Học kỳ I nói trên, chỉ khác ở chỗ là chương trình tổng hợp số liệu cả năm.
2.2.5. Tra cứu
Chức năng này đáp ứng được các yêu cầu tìm kiếm một cách nhanh nhất, chọn mục tra cứu giáo viên để biết các thông tin liên quan đến giáo viên đó
Ta chỉ việc gõ vào Họ và tên giáo viên và nhấp vào nút Thực hiện, nếu tìm thấy, chương trình sẽ hiện các thông tin về giáo viên đó, nếu không có giáo viên vừa gõ vào, chương trình sẽ thông báo.
Chọn mục Theo Xếp loại học sinh để lọc ra những học sinh có xếp loại học lực học kỳ I, học kỳ II hay cả năm theo yêu cầu.
Hình trên là tra cứu theo xếp loại Học kỳ II, Xếp loại Khá của lớp như đã chọn trên hình
2.2.6. Hệ thống
Các chức năng đáng lưu ý của mục này là An toàn Dữ liệu và Các lệnh của Visual FoxPro
* An toàn Dữ liệu
Mục này gồm 3 mục nhỏ là Sao lưu Dữ liệu, chuyển Dữ liệu và Sửa Mật khẩu.
a) Chương trình giúp người dùng Sao lưu Dữ liệu (các tệp DBF) quan trọng nhất sang đĩa hoặc thư mục tuỳ chọn mà không cần đến các tiện ích khác như NC hoặc Windows Explorer. Các thao tác rất đơn giản, khi gặp lỗi, chương trình sẽ thông báo. Hình dưới là các tệp Bảng điểm của các ban May, Điện Kỹ thuật, Tin học và Bảng Phân công giảng dạy được chọn để sao lưu.
b) Nếu người dùng quen sử dụng FoxPro 2.x, có thể chọn mục Chuyển Dữ liệu sang Fox 2.x để thao tác trên các tệp DBF bằng các Hệ quản trị dữ liệu này.
c) Để An toàn Dữ liệu, chương trình cho phép sửa Mật khẩu nếu người dùng được quyền. Hình dưới đây là hộp thoại Sửa Mật khẩu. Giống như các trình ứng dụng khác, mật khẩu gõ vào 2 lần phải giống nhau mới có tác dụng.
* Cửa sổ lệnh của Visual FoxPro
Vì chương trình được dịch ra dạng EXE nên có thể chạy mà không cần cài đặt Visual FoxPro. Nếu người dùng cần thực hiện một số lệnh của trình ứng dụng đó, có thể chọn mục này. Các lệnh được gõ vào và thực hiện như đang ở cửa sổ lệnh của Hệ quản trị dữ liệu này.
Điều này thật tiện lợi vì người dùng có thể thực hiện một lệnh của riêng mình mà không cần ra khỏi chương trình, ngay cả khi Hệ Quản trị dữ liệu Visual FoxPro 6.0 không được cài đặt.
Nhấp vào Kết thúc chương trình để thoát khỏi chương trình.
Đánh giá và kết luận
Hệ thống Quản lí dạy và học nghề tại các TTGDKTTH là một hệ thống hệ thống nhỏ nằm trong dự án tin học hoá công tác quản lí giáo dục phổ thông. Khi được ghép nối, hệ thống sẽ trở thành một bộ phận trong hệ thông tin quản lí thống nhất. Khi đó cần thêm một số chức năng để chuyển số liệu cho các hệ thống quản lí khác.
Đây là một đề tài mang tính thực tế, nó nâng cao hiệu quả cho công tác quản lí dạy và học nghề phổ thông từ xưa vẫn là thủ công. Thành công của đồ án giúp cho người làm công tác quản lí dạy và học nghề phổ thông giảm bớt được những khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thông tin với độ chính xác cao, thống kê nhanh chóng, thuận tiện, đưa công tác quản lí dạy và học nghề phổ thông tiến lên một bước mới.
Chương trình được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu tại TTGDKTTH Số 1 - Hà Nội trong các năm học tới và có thể áp dụng cho tất cả các trung tâm dạy nghề phổ thông khác trên địa bàn Hà Nội. Hy vọng chương trình sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, cho phép tự động hoá công việc một cách cao độ: chỉ cần nhiều nhất là hai người nhập các thông tin ban đầu là chương trình sẽ tính và in ra các bảng sơ, tổng kết theo yêu cầu, những người có trách nhiệm chỉ việc kí tên vào các bảng đó.
TàI liệu tham khảo
[1]. Visual Foxpro
[2]. www.echip.com
[3]. www.quantrimang.com
[4]. www.thuvientinhoc.com
Mục lục
Lời nói đầu 1
Giới thiệu chương trình 2
Phần1: Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý dạy và học nghề 3
Chương1: Mô tả hệ thống 3
1.1. Mô hình hoạt động ở các Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật tổng hợp 3
1.2. Thực trạng quản lý dạy học nghề tại các Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật tổng hợp và nhu cầu tin học hoá 4
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống 5
2.1. Các chức năng chính của hệ thống 5
2.1.1. Chức năng Quản lí giáo viên với các công việc sau 5
2.1.2. Chức năng Quản lí học sinh với các công việc sau 5
2.1.3.Chức năng Quản lí chương trình đào tạo với các công việc sau 5
2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 8
2.3. Thiết kế các Form 11
2.3.1. Form TRUONG.SCX &&Cập nhật danh sách Trường, Lớp 11
2.3.2. Form BPCGD.SCX &&Cập nhật bảng phân công giảng dạy` 12
Phần 2: Chương trình 13
Chương1: Ngôn ngữ lập trình Visual FoxPro 13
1.1. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình 13
Chương 2: Cài đặt và sử dụng chương trình 14
2.1. Cài đặt chương trình 14
2.1.1. Yêu cầu thiết bị 14
2.1.2. Cài đặt 14
2.2. Sử dụng chương trình 15
2.2.1. Khởi động chương trình 15
2.2.2. Các danh sách 15
2.2.3. Học kì 1 21
2.2.4. Học kì 2 và cả năm 23
2.2.5. Tra cứu 24
2.2.6. Hệ thống 25
Đánh giá và kết luận 27
Tài liệu tham khảo 28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0683.doc