Đề tài Quản lý học tập của học sinh

Chẳng hạn, nhiều lập trỡnh viờn kinh nghiệm khi viết cỏc cõu lệnh SQL trong Visual Basic thường dùng kèm bộ thiết kế query trong Access để sinh ra câu lệnh SQL một cách dễ dàng. Access Basic có những khác biệt nhất định so với Visual Basic. Chỉ đến phiên bản 7.0 thỡ Visual Basic 4.0 đến 6.0 và Access mới dùng chung ngôn ngữ lập trỡnh mà Microsoft gọi là VBA – Visual Basic for Application. Ta thấy Access và Visual Basic khác nhau ở cách tạo ra các ứng dụng với các công cụ thiết kế khác nhau nhưng thành phần xử lý CSDL thỡ cú nhiều điểm tương đồng vỡ chỳng sử dụng Jet Engine. Visual Basic cho phộp biờn dịch cỏc ứng dụng thành tập tin .EXE. trong khi Access ta phải phõn phối luụn cả tài nguyờn thiết kế. Khỏi niệm CSDL trong Access bao gồm cả phần dứ liệu (cỏc bảng) và phần ứng dụng (query, form, table, report, macro, module), trong khi đối với các hệ khác, CSDL chỉ bao gồm phần dữ liệu. Chiến lược bảo mật tài nguyên thiết kế phải được đặt lên hàng đầu khi chon Access làm công cụ phát triển ứng dụng.

doc31 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý học tập của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong trường học công tác quản lý học tập của sinh viên đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó phản ánh chất lượng dạy và học ở các trường đó là quá trình theo dõi và đánh giá kết quả lao động của thầy và trò. Nếu đánh giá đúng đó sẽ giúp cho Ban giám hiệu chỉ đạo một cách hiệu quả và kích thích được phong trào thi đua dạy, thi đua học, ngược lại nếu đánh giá không đúng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy của thầy và kết quả học tập của trò. Hiện nay, ở các trường bộ phận quản lý điểm và quản lý hồ sơ, phải xử lý một lượng khá lớn đống sổ sách giấy tờ và công việc tính toán điểm của sinh viên nhưng đều làm bằng phương pháp thủ công đơn thuần vì vậy nó chiếm rất lớn thời gian và công sức của đội ngũ này. Mặc dù công sức bỏ ra lớn nhưng hiệu quả công việc lại không cao và sai sót lớn. Do vậy dẫn đến tình trạng không công bằng trong đánh giá giữa các học sinh với nhau và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của học sinh và chất lượng giảng dậy của nhà trường. Để hạn chế những thiếu sót trên, phần mền quản lý học tập này giúp bộ phận quản lý khắc phục, giải quyết công việc một cách thuận lợi, nhanh chóng và tránh được các sai sót trong quá trình xử lý điểm của học sinh góp một phần bé nhỏ vào việc ứng dụng tin học vào trường học phục vụ cho công tác quản lý của nhà trường. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thái Hà Em đã chọn đề tài "Quản lý học tập của học sinh " làm nội dung nghiên cứu của đề án thực tập của mình. CHƯƠNG I TÌM HIỂU ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HỌC TẬP TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ Cùng với sự phát triển của xã hội thì công nghệ thông tin đã và đang triển khai các ứng dụng trên địa bàn toàn quốc, dần tiến tới tin học hoá tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực của các ngành nghề. Máy tính thực sự là công cụ đáng tin cậy không thể thiếu được trong mọi hoạt động của xã hội trong thời đại thông tin hiện nay. Chính vì vậy việc quản lý học tập ở các trường phải được tin học hoá toàn bộ, không còn phải làm theo lối thủ công để quản lý sổ sách, giấy tờ chậm chạp trong việc khai thác thông tin và chiếm nhiều thời gian lưu trữ. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI NÀY LÀ: - Giảm bớt thời gian ghi chép, không gây nhầm lẫn, thiếu chính xác. - Thực hiện tìm kiếm, sửa dữ liệu rất thuận tiện - Tận dụng tối đa khả năng tính đã có - Mọi công việc cập nhật, điều chỉnh, tìm kiếm, tra cứu đều được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian - Công việc của cán bộ không còn vất vả mà hiệu xuất công việc lại cao. PHẠM VI ĐỀ TÀI : Do thời gian hạn hẹp mà khối lượng công việc rất lớn nên đề tài này không thể giải quyết được toàn bộ yêu cầu của công tác quản lý học tập. Trong phạm vi đề tài này chỉ giải quyết những yêu cầu sau : Cập nhật thông tin : Cập nhật thông tin về sinh viên Cập nhật thông tin về môn học Cập nhật điểm . Lưu thông tin : Lưu thông tin về học sinh : mã học sinh, tên học sinh, ngày sinh, phân vào lớp Lưu thông tin về môn học : mã môn học , tên môn học , số học trình ,… Lưu thông tin về điểm Lưu thông tin về lớp học- năm học : MSLH, tên lớp học, năm học. Tìm kiếm thông tin : Tìm kiếm theo mã học sinh . Báo cáo thống kê : In bảng đểm In danh sách học sinh thi lại TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ BÀI TOÁN : 1. Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại trung bình về học lực Cách tính điểm: + Điểm trung bình học kỳ (ĐTBHK) ĐTBHK = S(ĐTB môn * Số học trình) SSố học trình 3 + Điểm trung bình toàn khoá (ĐTBTK): ĐTBTK = (SĐTBHK / SSố học kỳ) + Điểm thi TN 2 3 Các điểm trung bình chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân 2. Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại xét cho học sinh có phải thi lại hay không. Trường hợp phải thi lại Kết quả điểm thi hết môn dưới 5 điểm. Học sinh phải đăng ký môn thi lạii cho nhà trường chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức thi lại. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG Phân tích hệ thống về chức năng Hệ thống quản lý học tập của sinh viên được phân thành 4chức năng: Chức năng cập nhật học sinh Chức năng cập nhật danh mục môn học Chức năng cập nhật điểm Chức năng báo cáo thống kê Chức năng cập nhật học sinh : Chức năng này gồm 5 chức năng con. - Chức năng nhập học sinh :là chức năng cho phép nhập mã học sinh, tên học sinh ,ngày sinh ,lớp của các học sinh. Chức năng này còn cho phép ta nhập thêm những sinh viên mới . Người sử dụng có thể chọn lựa để nhập theo từng lớp hay từng khoá. - Chức năng chỉnh sửa: Khi những thông tin về sinh viên vì một lý do nào đó trong quá trình học tập có thể bị thay đổi người thực hiện sẽ sử dụng chức năng này để cập nhật những thông tin mới nhất về họ. Thông tin hiện lên bao gồm toàn bộ các mục như trong chức năng nhập dữ liệu, những thông tin này cho phép thay đổi, cập nhật mới. Những thông tin mới sẽ được ghi lại và tra cứu về sau.Chức năng chỉnh sửa được thiết kế ở các form nhập, để tiện cho việc sửa những thông tin mà người sử dụng cần thay đổi. - Chức năng xem : chức năng này sẽ hiện toàn bộ những thông tin về học sinh . - Chức năng xoá :Chức năng này sẽ xoá tên học sinh khỏi danh sách học sinh. - Chức năng tìm kiếm : chức năng này sẽ thực hiện việc tìm kiếm khi biết mã học sinh. 2- Chức năng cập nhật danh mục môn học: Chức năng này gồm 4 chức năng con - Chức năng nhập môn học : ta có thể nhập mã môn học , tên môn học , số học trình , năm học . - Chức năng xem : chức năng này sẽ hiện toàn bộ những thông tin về môn học . - Chức năng xoá : Chức năng này sẽ xoá môn học khỏi danh mục môn học. - Chức năng sửa : chức năng này để cập nhật những thay đổi liên quan đến môn học. 3- Chức năng cập nhật điểm: Chức năng này cập nhật đầy đủ các thông tin về điểm của từng bộ môn và điểm tổng kết. Chức năng này gồm các chức năng con: - Chức năng cập nhật điểm thi:Chức năng này để nhập , xem, sửa , xoá điểm của từng môn học. - Chức năng cập nhật điểm thi lại: sau khi học sinh đã thi lại thì chức năng này sẽ cập nhật điểm . 4-Chức năng báo cáo thống kê: Chức năng này gồm các chức năng con sau: - Chức năng in bảng điểm trung bình học kỳ :sau khi đã có điểm của tất cả các môn học thì hệ thống sẽ tính điểm trung bình sau đó sẽ in ra. - Chức năng in bảng điểm toàn khoá : Chức năng này sẽ in ra điểm của toàn khoá học. - Chức năng in bảng kết quả học tập cá nhân : Chức năng này sẽ in ra bảng điểm chi tiết của từng học sinh. - Chức năng in danh sách học sinh thi lại: Những học sinh có đểm thi dưới 5 sẽ được in ra. Từ việc phân tích trên ta có biểu đồ phân cấp chức năng sau: Quản lý học tập Cập nhật học sinh Báo cáo thống kê Cập nhật điểm Cập nhật danh mục môn học Nhập Điểm TB học kỳ Nhập Cập nhật điểm lần 1 Xem Điểm TB toàn khoá Sửa Cập nhật điểm thi lại Sửa Bảng KQHT cá nhân Xoá Xoá Danh sách HS thi lại Tìm kiếm Xem 1 - Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu 1.1- Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Khung Cảnh Các thông tin quản lý đi từ học sinh và giáo viên , luồng thông tin từ học sinh, giáo viên lên phòng đào tạo.Tại đây các thông tin được xử lý tổng hợp báo cáo về nơi quản lý hệ thống và thông tin . Riêng thông tin về học sinh , bất cứ học sinh nào vào học đều phải cung cấp cho phòng đào tạo một số chi tiết như : họ tên , ngày sinh,…phòng đào tạo tổ chức lưu, gửi các thông tin này về các ban nơi học sinh đó học. Căn cứ vào đầu vào , đầu ra ta có sơ đồ sau: Học sinh Giáo viên Kết quả học tập Lý lịch Hệ Thống Quản Lý Học Tập Kết quả học tập Danh mục môn học Phòng đào tạo Sơ đồ trên cho ta thấy mục đích của việc lập ra một hệ thống quản lý học tập là một việc làm rất cần thiết. 1.2 - Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Mức Đỉnh Cụ thể hoá các chức năng ta xây dựng luồng dữ liệu mức đỉnh của hệ thống . Khi học sinh vào học thì chức năng cập nhật học sinh sẽ lưu thông tin về học sinh vào kho dữ liệu hồ sơ học sinh . Phòng đào tạo gửi danh mục môn học cho bộ phận cập nhật danh mục môn học và danh mục môn học sẽ được đưa vào kho dữ liệu danh mục môn học. Bộ phận cập nhật đểm thi sẽ đọc thông tin từ kho hồ sơ học sinh và danh mục môn học để lưu vào kho đểm thi. Chức năng báo cáo thống kê sẽ đọc thông tin từ kho đểm thi và kho danh mục môn học để in ra danh sách các học sinh phải thi lại và in ra điểm . Học sinh Phòng đào tạo Danh mục môn học Lý lịch Cập nhật học sinh Cập nhật danh mục môn học Kết quả học tập Yêu cầu Báo cáo thống kê Danh mục môn Phòng đào tạo Hồ sơ học sinh Điểm thi Cập nhật điểm Giáo viên DS điểm các môn học Kho dữ liệu hồ sơ học sinh lấy trong sơ yếu lý lịch Kho dữ liệu danh mục môn học lấy trong danh mục môn học Kho dữ liệu đểm thi lấy từ danh sách đểm các môn học 1.3 Biểu đồ phân rã mức dưới đỉnh: Biểu đồ phân rã chức năng cập nhật học sin Yêu cầu sửa Học sinh Lý lịch HS mới vào lớp Nhập mới Sửa Xem Hồ sơ học sinh Tìm kiếm Xoá Yêu cầu xoá Phòng đào tạo Kho dữ liệu hồ sơ học sinh lấy trong sơ yếu lý lịch 1.3.2 Biểu đồ phân rã chức năng cập nhật danh mục môn học: Phòng đào tạo Danh mục môn học Nhập mới Xoá Danh mục môn học Xem Sửa 1.3.3 Biểu đồ phân rã chức năng cập nhật điểm: Danh mục môn học Hồ sơ học sinh Cập nhật điểm lần 1 Cập nhật điểm thi lại Điểm thi Điểm thi lại DS điểm các môn học Điểm thi lại Giáo viên Kho dữ liệu hồ sơ học sinh lấy trong sơ yếu lý lịch Kho dữ liệu danh mục môn học lấy trong danh mục môn học Kho dữ liệu điểm thi lấy từ danh sách đểm các môn học Kho dữ liệu điểm thi lại lấy từ danh sách điểm thi lại các môn học 1.3.4 Biểu đồ phân rã chức năng báo cáo thống kê: Phòng đào tạo Yêu cầu Kq học tập Kq học tập Yêu cầu Hồ sơ học sinh Điểm TB học kỳ Điểm TB toàn khoá Điểm thi Danh sách thi lại Bảng KQ học tập cá nhân Kq học tập Yêu cầu Hồ sơ học sinh Học sinh Kho dữ liệu hồ sơ học sinh lấy trong sơ yếu lý lịch Kho dữ liệu danh mục môn học lấy trong danh mục môn học Kho dữ liệu điểm thi lấy từ danh sách đểm các môn học Phân tích hệ thống về dữ liệu Mô hình thực thể liên kết Môn học Học sinh Lớp học MSMH Tên môn SHT Học kỳ Năm học MSLH Tên lớp Năm học MSHS MSLH Tên hs Ngày sinh Điểm thi Kết quả học tập MSHS MSLH MSMH Điểm thi MSHS MSLH ĐTBHK1 ĐTBHK2 ĐTBCN Trong mô hình trên ta có: + Liên kết giữa lớp học và học sinh là liên kết 1-N vì mỗi lớp học gồm nhiều học sinh còn mỗi học sinh thì chỉ học một lớp + Liên kết giữa học sinh và đểm thi là liên kết 1-N vì mỗi một học sinh có nhiều đểm thi + Liên kết giữa lớp học và kết quả học tập là liên kết 1-N vì một lớp học có nhiều kết quả học tập khác nhau + Liên kết giữa học sinh và kết quả học tập là liên kết 1-N vì có nhiều kết quả học tập của học sinh + Liên kết giữa môn học và kết quả học tập là liên kết 1-N vì một môn học có nhiều kết quả học tập + Liên kết giữa môn học và điểm thi là liên kết 1-N vì mỗi một môn có nhiều điểm thi . Chuẩn hoá dữ liệu Mô hình liên kết những khái niệm chuẩn hoá của nó sẽ cung cấp một lý thuyết chặt chẽ về việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Chuẩn hoá sẽ được dùng để bổ sung, củng cố các mô hình thực thể liên kết và bảo đảm rằng mọi thực thể kết hợp với các thuộc tính đúng đắn của nó, nhằm tránh sai sót trước khi chuyển mô hình sang các bảng vật lý. Nếu mô hình được triển khai cẩn thận thì các bảng trong thiết kế sẽ ở dạng chuẩn hoặc gần với dạng chuẩn. Trong trường hợp đó công việc chuẩn hoá chỉ đơn giản là việc kiểm tra lại các công việc trước đó. Ngược lại nếu có lỗi trong mô hình liên kết thì việc chuẩn hoá sẽ phát hiện chúng trước khi đi vào cài đặt và thi hành mô hình. Việc kiểm tra chuẩn hoá là giai đoạn cuỗi cùng của thiết kế và phân tích logíc. Một mô hình có thể chuyển thành đặc tả vật lý mà nó có thể được thực hiện bởi việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó. Mỗi thực thể trong mô hình trở thành một bảng. Mỗi dòng trong bảng tương ứng với thể hiện của một thực thể. Các dòng có thể theo một thứ tự bất kỳ. Các cột của bảng tương ứng với các thuộc tính của thực thể. Một cột chứa tất cả các dữ liệu về một thuộc tính đơn. Ví dụ: Họ và tên Mã học sinh Ngày sinh Lớp Nguyễn Tú Anh Hs0101 1985 T2003A2 Trần Tùng Linh Hs0106 1985 T2003A2 Trần Văn Lương Hs0103 1985 T2003A1 Lê Văn Thành Hs0105 1985 T2003A3 Phạm Như Nguyệt Hs0109 1984 T2003A1 Thiết kế hệ thống Thiết kế các tệp cơ sở dữ liệu Học sinh(hocsinh.mdb) ý nghĩa:thể hiện cho học sinh Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSMH Text 8 Mã số học sinh TEN HS Text 25 Họ và tên MSLH Text 4 Mã số lớp học Ngaysinh Date/time dd/mm/yyyy Ngày sinh Lớp học(lophoc.mdb) ý nghĩa:thể hiện cho lớp học Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSLH Text 4 Mã số lớp học TENLOP Text 8 Tên lớp HOCKY Text 2 Học kỳ NAMHOC Text 9 Năm học (yyyy - yyyy) ĐIÊM THI(DIEMTHI.mdb) ý nghĩa:thể hiện cho điểm thi Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSHS Text 8 Mã số học sinh MSMH Text 5 Mã số môn học MSLH Text 5 Mã số lớp học DIEMTHI Number Sing Điểm thi KQHT(KQHT.mdb) ý nghĩa: Thể hiện cho kết quả học tập của học sinh Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSLH Text 5 Mã số lớp học MSHS Text 8 Mã số học sinh ĐTBHK1 Number Sing Trung bình các môn học kỳ 1 ĐTBHK2 Number Sing Trung bình các môn học kỳ 2 ĐTBCN Number Sing Điểm trung bình môn của cả năm Hocluc Text Sing Học lực cả năm Môn học(monhoc.mdb) ý nghĩa:Thể hiện cho môn học Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSMH Text 5 Mã số môn học TENMON Text 30 Tên môn SHT Number Byte Số học trình CHƯƠNG III CÔNG CỤ LẬP TRÌNH CÀI ĐẶT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH I - NGÔN NGỮ VISUAL BASIC 1 - Giới thiệu về ngôn ngữ VisualBasic Khi tung ra VisualBasic 1.0 BillGates, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Microsoft đã mô tả một đó là sản phẩm “đáng nể”. Trải qua gần 10 năm và 6 phiên bản, VisualBasic như một “công cụ dễ và mạnh để phát triển các ứng dụng Windows trong Basic ”. Điều đó hình như chưa đủ để chứng thực những phô chương trên cho đến khi bạn thực sự thấy rằng, hiện nay đang có hàng chục triệu người sử dụng và phát triển ứng dụng MS Windows. VisualBasic đã nhanh mạnh hơn và dễ sử dụng hơn VisualBasic 1.0, VisualBasic 3.0 tăng thêm các cách thức đơn giản để điều khiển những cơ sở dữ liệu mạnh nhất sắn có. VisualBasic 4.0 hỗ trợ sự phát triển 32 Bit và bắt đầu tiến trình chuyển VisualBasic thành 1 ngôn ngữ lập trình hướng đối tựng đầy đủ. VisualBasic thêm khả năng tạo tập tin thi hành (.exe) thực sự và có khả năng lập các điêù khiển riêng cho bạn. Phiên bản 6.0 mới nhất của VisualBasic kế tục truyền thống này: những ứng dụng Windows 95/98 và Windows NT giờ đây được phát triển chỉ cần rất ít thời gian so với trước đây. Các lỗi lập trình (mối rối - bugs) không còn thường xuyên xẩy ra nữa và nếu có cũng dễ phát hiện và sửa chữa hơn. Nói đơn giản là với VisualBasic, việc lập trình dưới Windows trở nên hiệu quả hơn mà còn lý thú hơn. Đặc biệt VisualBasic cho phép bổ sung các menu, hộp văn bản, nút lệnh, nút tuỳ chọn, các hộp kiểm tra, các hộp danh sách, thanh cuộn và các hộp tập tin, thư mục cho các của sổ trống. Người dùng có thể dùng các lưới (Gird) để quản lý dữ liệu trên bảng. Chúng ta có thể truyền thông với các ứng dụng Windows khác và có thể là quan trọng nhất có phương phát dễ dàng để người dùng điều khiển và truy cập các cơ sở dữ liệu (những thành phần đó được VisualBasic gọi là các điều khiển Control) Có thể có nhiều cửa sổ trên màn hình. Các cửa sổ này có toàn quyền truy cập clipboard vào các thông tin trong hầu hết các ứng dụng Windows khác. Chúng ta có thể dùng VisualBasic để truyền thông với các ứng dụng khác đang chạy dưới Windows. a. Tổ chức của Mirosoft Visual Basis - Project: Là sản phẩm lập trình trong môi trường Microsoft được tổ chức thành một Project bao gồm: - MDI form: Một Project có thể có một màn hình làm theo chế độ Multi Document Interfaccce. Form: Các màn hình làm việc của Project. Form: Các màn hình làm việc của Project. - Module: Được sử dụng để khai báo các Sub, Function, Type, Constant tổng quát trong Proect. Class Module: khai báo đối tượng trong Project. Controls: Các đối tượng được sử dụng trong form Prọject là các thư viện kiểu VBX hoặc OCX. Mỗi đối tượng được đặc trưng Properties và các Events. Các đối tượng của Microsoft Visual Basic có thể phân chia thành các nhóm sau: Các control chuẩn của hệ điều hành Windows. - Các đối tượng do Microsoft cung cấp ( Data control, Rich Text Control...). Các đối tượng do hãng phần mềm thứ ba hỗ trợ. b. Lập trình trên Mirosoft Visual Basis Mirosoft Visual Basis hỗ trợ sử dụng Query trong chương trình của mình. Do vậy việc xử lí dữ liệu có nhiều thuận lợi, đặc biệt CSDL của Access. Trong khi viết chương trình có một số vấn đề quan trọng cần chú ý đó là lỗi và xử lí lỗi. Công cụ gỡ rối: Khi chạy thử chương trình có thể sử dụng công cụ gỡ rối khá mạnh của Mirosoft Visual Basis ( Debug ). Công cụ này cho phép hiệu chỉnh phần câu lệnh ngay trong khi thực hiện chương tình đối với các lôĩ không quan trọng. Để thiết kế cơ sở dữ liệu có thể sử dụng một trong các công cụ sau: ¨ Sử dụng phiên bản Micosofft Access tương ứng với phiên bản của cuả Mirosoft Visual Basis. ¨ Sử dụng chương trình DataManager được cung cấp kèm theo Visual Basic - Thiết kế báo cáo: Để thiết kế mẫu biểu báo cáo có thể sử dụng một trong các công cụ sau: - Sử dụng phiên bản DataEnviroment tương ứng trong Microsoft Visual Basic - Sử dụng DataReport được cung cấp kèm theo. c. Lý Do Chọn VisualBasic : Bất kể làm một việc gì chúng ta cũng đều bắt đầu từ những cái hiện có mà đi lên, không phải trở về con số không rồi mới bắt đầu. Chúng ta từng làm việc trên máy tính, và ít nhất là thao tác trên Windows, tạo ra những văn bản trên word, vậy chúng ta thấy những gì? có phải đó là những giao diện màn hình (màn hình tương tác với người sử dụng) gồm các dẫy thực đơn (Menu), hộp thoại (dialog box), các nút lựa chọn (Option button), các nút kiểm tra (Check button), các nút lệnh (OK) (Cancel) nếu phải học viên lập trình từ đầu, có thể nói chưa chắc chúng ta đã tạo ra những đề mục trên sau 1 đến 2 năm học. Nhưng với VisualBasic bạn đã có thể tạo ra được tất cả chúng, mà chỉ trong 1 đến 3 tháng mà thôi. Nói cách khác tất cả những gì chúng ta thấy phần mềm trong Windows chúng ta có thể tạo ra từ VisualBasic. Tuy nhiên không nói đến mặt trái của Visualbasic, thì cũng không thật khách quan khoa học. VisualBasic tuỳ thuộc hoàn toàn vào Windows, chúng ta không thể chạy các ứng dụng của VisualBasic trên một ứng dụng khác mà không phải là Windows. 2 - Visual Basic & Microsoft Access Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, nó giải quyết được mọi bài toán. Visual Basic cũng giải quyết được các bài toán quản lý như Access hay Foxpro, đó là những đặc trưng riêng của Visual Basic mà các ngôn ngữ khác không có. Để phát huy hết khả năng của Visual Basic và Access chúng ta phải hiểu thật rõ cơ chế xử lý dữ liệu ( Jet Engine), Jet Engine cho phép làm việc với nhiều dạng thức dữ liệu khác nhau và cung cấp giao diện lập trình hướng đối tượng để làm việc với CSDL. Jet Engine là thành phần cốt lõi của hệ quản trị CSDL Access do đó để có thể trở thành một nhà lập trình chuyên nghiệp với Visual Basic thì đầu tiên cần nghin cứu là jet Engine. Visual Basic 6.0 cho phép người lập trình nhúng các đối tượng hay sử dụng các hàm trong thư viện DLL một cách dễ dàng. VB 6.0 dùng ADO Control thay Data Control của VB 5.0, công cụ cải tiến truy nhập tới CSDL theo định hướng mạng và phổ quát hơn để có thể truy nhập đến nhiều dạng dữ liệu của các hãng khác nhau cung cấp. VB 6.0 có điều khiển ActiveX phong phú hơn các phiên bản khác, các điều khiển mới của VB 6.0 ADO Data, Coolbar, Datalist. DataCombo, DataRepeater, DataTimePicker, FlatSrollbar, HierarchicalFlexGrid, Inagecombo, MonthView thay cho một số điều khiển của VB5.0. 3 - Mối liên hệ giữa Access và Visual basic Microsoft có 2 hệ quản trị CSDL (Visual Foxpro và Access). Access do Microsoft phát triển từ đầu và trở thành một trong những sản phẩm thành công nhất. Visual Basic dùng kết nối Database Engine của Access để xử lý dữ liệu, Visual Basic không phải là một hệ quản trị CSDL mà là một ngôn ngữ vạn năng. Với Visual Basic, ta có thể phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau. Nó bao gồm cả trình biên dịch, cho phép nhà phát triển sinh ra các tập tin .EXE chạy độc lập (cần có thêm các thư viện .DLL, VBX, OCX). Còn Access hoàn toàn là một hệ quản trị CSDL. Access không có trình biên dịch như Visual Basic. Tuy nhiên Microsoft cung cấp thêm bộ Access Runtime để chạy các ứng dụng mà không cần cài đặt Access. Cách thiết kế trực quan (Visual) và cách lập trình hướng sự kiện được áp dụng trong Access và Visual Basic. Access tỏ ra mạnh hơn kho cho phép quản lý các sự kiện tinh tế hơn, chẳng hạn như TextBox control. Access cho phép phát triển các chương trình cập nhật dữ liệu thông minh hơn do kiểm soát được số liệu nhập một cách tinh tế. Ban đầu Access đơn giản là một hệ quản trị CSDL quan hệ (Relation Database Management System) dùng trong văn phòng (nằm trong bộ Microsoft office Professional cùng với Word Exel, Power Point) do đó Microsoft đặc biệt chú trọng đến người sử dụng cuối (End user) hơn là nhà phát triển. Điều này làm cho công cụ hỗ trợ thiết lế (giao diện thiết kế, các Wizard cho phép tự động hoá các quá trình thủ công trong quá trình thiết kế form, table, query) của Access tỏ ra mạnh hơn hẳn Visual Basic. Chẳng hạn, nhiều lập trình viên kinh nghiệm khi viết các câu lệnh SQL trong Visual Basic thường dùng kèm bộ thiết kế query trong Access để sinh ra câu lệnh SQL một cách dễ dàng. Access Basic có những khác biệt nhất định so với Visual Basic. Chỉ đến phiên bản 7.0 thì Visual Basic 4.0 đến 6.0 và Access mới dùng chung ngôn ngữ lập trình mà Microsoft gọi là VBA – Visual Basic for Application. Ta thấy Access và Visual Basic khác nhau ở cách tạo ra các ứng dụng với các công cụ thiết kế khác nhau nhưng thành phần xử lý CSDL thì có nhiều điểm tương đồng vì chúng sử dụng Jet Engine. Visual Basic cho phép biên dịch các ứng dụng thành tập tin .EXE. trong khi Access ta phải phân phối luôn cả tài nguyên thiết kế. Khái niệm CSDL trong Access bao gồm cả phần dứ liệu (các bảng) và phần ứng dụng (query, form, table, report, macro, module), trong khi đối với các hệ khác, CSDL chỉ bao gồm phần dữ liệu. Chiến lược bảo mật tài nguyên thiết kế phải được đặt lên hàng đầu khi chon Access làm công cụ phát triển ứng dụng. II - CÀI ĐẶT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH Cài đặt chương trình Chương trình được viết trên ngôn ngữ Visual Basic, vì đây là ngôn ngữ xử lý dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất trên các máy tính hiện nay, phù hợp với cấu hình máy tính, khả năng thao tác máy tính cũng như trình độ sử dụng chương trình ứng dụng của người quản lý. Hệ thống quản lý học tập yêu cầu phải có máy tính sử dụng hệ điều hành Window 95 trở lên, trên đó cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Basic Chương trình ứng dụng gói gọn trong file Dataqlht.mdb, được sử dụng với Visual Basic. Các chức năng làm việc được thể hiện trên thanh menu chính của chương trình. 2 - Hướng dẫn sử dụng chương trình: a. Menu Chính Khi thực hiện chươg trình, chương trình sẽ thiết lập môi trường làm việc. Sau đây là màn hình chính của chương trình gồm có các menu: Menu Cập nhật học sinh Menu Cập nhật danh mục môn học Menu Cập nhật điểm Menu Báo cáo thống kê b. Menu Cập nhật học sinh gồm có các menu sau : Menu Nhập Menu Xem Menu Sửa Menu Xoá Menu Tìm kiếm c. Menu Cập nhật danh mục môn học gồm có các menu sau : Menu Nhập Menu Xem Menu Sửa Menu Xoá c. Menu Cập nhật điểm gồm có các menu sau : Menu cập nhật điểm thi Menu cập nhật điểm thi lại d. Menu baó cáo thống kê gồm có các menu sau : Menu Dtbhk Menu Dtbtoan khoa Menu Bang ket qua hoc tap Menu Danh sach hoc sinh thi lai KẾT LUẬN Kết quả đạt được của đề tài Việc xây dựng hệ thống quản lý nói chung và việc xây dựng hệ thống quản lý học tập nói riêng mà đáp ứng được tất cả các vấn đề từ giải quyết vấn đề , giải quyết bài toán, thiết kế bài toán cho đến khi đưa ra thử nghiệm được là một vấn đề đòi hỏi có nhiều thời gian và công sức. Đồ án tốt nghiệp này của em đã giải quyết được phần phân tích, thiết kế của bài toán quản lý học tập và cài đặt được một số modul chính của hệ thống. Chương trình đã tự động hoá một phần các thao tác thủ công có kết xuất các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Quá trình tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu hệ thống quản lý học tập trong thời gian ngắn đạt được như sau: - Thiết lập các mối quan hệ giữa các công việc và tìm ra các nhân tố chính tác động trực tiếp đến hệ thống và các nhân tố tác động gián tiếp tạo nên một mô hình khép kín bao trùm từ đó giới hạn hoạt động của hệ thống cần giải quyết. - Đưa ra mô hình dữ liệu, phân tích tìm ra khoa chính, khoá phụ, đặt các mối quan hệ ràng buộc một cách phù hợp đảm bảo tối ưu theo mô hình lý thuyết đã nghiên cứu. - Thiết lập các chức năng hoạt động cho toàn hệ thống - Xây dựng được một ứng dụng thực hiện đáp ứng các yêu cầu, nghiệp vụ đặt ra, tạo các cơ chế tra cứu, thống kê, tìm kiếm nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Hạn chế - Chương trình chưa có tính chuyên nghiệp cao. - Chưa giải quyết trọn vẹn những vấn đề nẩy sinh trong công tác quản lý - Chương trình chưa đạt tính thẩm mỹ cao 3. Hướng phát triển của đề tài Chương trình này mới chỉ chạy trên máy đơn lẻ do yêu cầu tất yếu đối với chương trình là phải nâng cấp để trên môi trường nhiều người dùng. Trên đây là một ứng dụng mang tính thực thế, chương trình được xây dựng đáp ứng được một số những yêu cầu cơ bản của hệ thống. Để tăng cường ứng dụng trong trực tế thì đòi hỏi phải xây dựng thêm nhiều chức năng nhằm đưa ra những hỗ trợ cho người sử dụng thiết lập được những cơ chế bảo mật trên chuyền dữ liệu 4. Kết Luận Qua tìm hiểu nghiên cứu ta thấy được tính thiết thực, cũng như khoa học và nhu cầu ứng dụng của hệ thống, được sự đồng ý của ban và giáo viên hướng dẫn em đã nhận đề tài Quản lý học tập của học sinh. Trong thời gian nghiên cứu chưa nhiều được sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Thái Hà em đã đạt được kết quả như đã nêu ở trên, đáp ứng một phần yêu cầu mà để tài đặt ra một cách khoa học và mang tính thực tiến . Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Thành Nam, các thầy các cô trong ban tin và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ em về nhiều mặt trong thời gian em làm đồ án để hoàn thành nhiệm vụ. Qua đây em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô giáo, ban bè đồng nghiệp để hệ thống này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp em đã tham khảo những tài liệu sau: Phân tích và thiết kế hệ thống (Nhà xuất bản giao thông vận tải) Nhập môn CSDL quan hệ - Lê Tiến Vượng (Nhà xuất bản thống kê 1999) Giúp tự học Access 2000 - Võ Văn Viện (NXB Tổng hợp Đồng Nai) Microsoft Visual Basic 6.0 và lập trình CSDL - Nguyễn thị Ngọc Mai (Nhà xuất bản giáo dục) Tự học lập trình VisualBasic 6.0 trong 21 ngày - Nhà xuất bản Hà Nội Giải pháp cho người lập trình chuyên đề Microsoft Access 7.0 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 2 TÌM HIỂU ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HỌC TẬP 2 1- TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ 2 2- MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI NÀY LÀ: 2 3- PHẠM VI ĐỀ TÀI : 2 4- TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ BÀI TOÁN : 3 CHƯƠNG II 4 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 4 A. Phân tích hệ thống về chức năng 4 1- Chức năng cập nhật học sinh : 4 2- Chức năng cập nhật danh mục môn học: 4 3- Chức năng cập nhật điểm: 5 4-Chức năng báo cáo thống kê: 5 1 - Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu 6 1.1- Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Khung Cảnh 6 1.2 - Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Mức Đỉnh 7 1.3 Biểu đồ phân rã mức dưới đỉnh: 8 1.3.1 Biểu đồ phân rã chức năng cập nhật học sin 8 1.3.2 Biểu đồ phân rã chức năng cập nhật danh mục môn học: 10 1.3.3 Biểu đồ phân rã chức năng cập nhật điểm: 11 1.3.4 Biểu đồ phân rã chức năng báo cáo thống kê: 12 B. Phân tích hệ thống về dữ liệu 13 1. Mô hình thực thể liên kết 13 2. Chuẩn hoá dữ liệu 14 C. Thiết kế hệ thống 15 CHƯƠNG III CÔNG CỤ LẬP TRÌNH 17 CÀI ĐẶT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 17 I - NGÔN NGỮ VISUAL BASIC 17 1 - Giới thiệu về ngôn ngữ VisualBasic 17 a. Tổ chức của Mirosoft Visual Basis 18 b. Lập trình trên Mirosoft Visual Basis 18 c. Lý Do Chọn VisualBasic : 19 2 - Visual Basic & Microsoft Access 19 3 - Mối liên hệ giữa Access và Visual basic 20 II - CÀI ĐẶT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 21 1. Cài đặt chương trình 21 2 - Hướng dẫn sử dụng chương trình: 21 KẾT LUẬN 27 1. Kết quả đạt được của đề tài 27 2. Hạn chế 27 3. Hướng phát triển của đề tài 27 4. Kết Luận 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docP0153.doc