Đề tài Quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đá trang trí Vĩnh Cửu

Tiếp nhận khác nhau trong ngành, ngoài ngành hay trong nội bộ doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm. Phải xác định chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc phải làm thủ tục đánh giá, xác nhận nếu có hư hỏng mất mát. - Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận sẽ được thủ kho ghi số thực nhập và người giao hàng cùng với thủ kho ký vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ. Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp được phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Bên doanh nghiệp và bên cung ứng phải thống nhất địa điểm tiếp nhận, cung ứng thẳng hay qua kho của doanh nghiệp. Những vật tư mẫu theo kế hoạch hoặc hợp đồng đặt hàng thì theo quy định “Những công ty có nhu cầu vật tư ổn định, trước hết là những hộ tiêu thụ lớn được nhân thẳng hợp đồng dài hạn về mua bán vật tư “.

doc61 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đá trang trí Vĩnh Cửu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về số lượng nguyên vật liệu quá lớn, đa dạng về chủng loại và có tính chất lý, hoá riêng biệt CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY ĐÁ TRANG TRÍ VĨNH CỬU 2.1. Khái quát chung về công ty đá trang trí Vĩnh Cửu 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên công: Công ty cổ phần đá trang trí Vĩnh cửu Tên tiếng Anh: Vinh Cuu stone Joint stock company Tên giao dịch: Vinh Cuu Stone JSC. Trụ sở giao dịch: 319 Xa Lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (84 - 8) 3898 9597 (5 lines). Fax: (84-8) 3896 0583 CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG TRÍ ĐÁ VĨNH CỬU Địa chỉ: 211 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.5537671 Fax: 04.5537671 Số Đăng ký kinh doanh: 011000003 Ngày cấp: 07/07/2008 Website: www.vinhcuustone.com.vn Email: import-export@vinhcuustone.com Ngành nghề kinh doanh chính: - Sản xuất vật liệu xây dựng bằng xi măng và thạch cao phục vụ cho trang trí nội thất; - Mua bán hàng trang trí nội, ngoại thất; - Thi công tượng mỹ thuật; - Sản xuất, mua bán hàng trang trí bằng nhựa, composite; - Mua bán hoa, cây kiểng, cá cảnh, tiểu cảnh, non bộ; - Thi công trang trí nội thất, ngoại thất, sân vườn, công viên, khu vui chơi; - Khai thác, chế biến, đá xây dựng, đá mỹ nghệ; - Sản xuất, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa, composite; - Xây dựng: Dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, giao thông; - Kinh doanh phát triển khu du lịch; - Trồng rừng, cây công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm); - Đầu tư xây dựng khai thác thủy điện. - Khai thác, chế biến các loại khoáng sản; - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá; - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng; - Đại lý phân phối, ký gửi hàng hóa. Quá trình hình thành và phát triển Vĩnh Cửu Vĩnh Cửu tiền thân là một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dân dụng nhỏ do ông Nguyễn Vui (nghệ nhân Giang Vỹ) thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1986 tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Khi mới thành lập, cơ sở chỉ có ba người. Lúc đó, ông Nguyễn Vui vừa là thợ, vừa là người điều hành kinh doanh. Với tầm nhìn chiến lược về nhu cầu của thị trường vật liệu trang trí nội-ngoại thất, sân vườn trong nước và quốc tế, với đôi mắt người nghệ nhân từng trải trong nghề điêu khắc từ thời niên thiếu và sự say mê nghệ thuật bẩm sinh, ông đã sớm khẳng định thế mạnh độc tôn của mình trong nghề điêu khắc, trang trí nội ngoại thất, sân vườn. Năm 1989, Ông dời cơ sở về số 600B, xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức (nay là Quận 2), TP. Hồ Chí Minh. Lúc này nhân sự đã tăng lên 12 người. Năm 1993-1994, ông phát triển Vĩnh Cửu trở thành hệ thống gồm 22 cơ sở sản xuất chiếm tới 70% thị phần vật liệu trang trí nội, ngoại thất, sân vườn trên khắp khu vực miền Nam (Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Biên Hoà, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh) với trên 50 cán bộ công nhân viên. Năm 1995, Vĩnh Cửu được đăng ký kinh doanh dưới hình thức Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hai thành viên do ông Nguyễn Vui làm chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc điều hành. Là người đầu tiên phát triển ngành thạch cao trang trí ở Việt Nam và bằng chính sự tài năng, sáng tạo của mình, ông đã nhanh chóng đưa Vĩnh Cửu trở thành nơi hội tụ của những nghệ nhân điêu khắc, trang trí nội-ngoại thất, sân vườn. Năm 2006, Công ty TNHH Điêu Khắc-Trang Trí Vĩnh Cửu đổi thành Công ty Cổ Phần Trang Trí Đá Vĩnh Cửu. Sản phẩm của Công ty Vĩnh Cửu đạt chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hiện nay, Vĩnh Cửu là một trong những công ty đứng đầu cả nước sản xuất các sản phẩm điêu khắc, đá mài, sản phẩm giả đá,với trên 1000 mẫu phục vụ cho trang trí sân vườn, nội thất. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty có chức năng sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị tổng hợp, tư vấn - đầu tư - chuyển giao công nghệ xây dựng các công trình, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong phạm vi hoạt động của mình góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước, nâng cao vị thế và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện đúng đắn các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Đá trang trí Vĩnh Cửu góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần nhằm phát triển lực lượng sản xuất của công ty nói riêng và của xã hội nói chung, đồng thời góp phần tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước - thông qua nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Thực hiện tốt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật về chất lượng sản phẩm và thực hiện việc bình ổn giá cả theo quy định của nhà nước đối với các hàng hoá công ty đang sản xuất và kinh doanh. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm phù hợp với nhu cầu thị trường. - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng các khoản thu từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của công ty. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ Luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty. - Tự đảm bảo trang trải về mặt tài chính, tự tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh phát triển nhằm tạo hiệu quả cao. Song cũng phải thực hiện các qui định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Ngoài ra, công ty còn có các nhiệm vụ khác như thực hiện các nghĩa vụ báo cáo tài chính, thống kê, kế toán hạch toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước qui định. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Nguồn: Phòng Hành chính Quản trị 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban - Phòng Tổ chức - Lao động: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương - bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. - Phòng Hành chính - Quản trị: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản trị hành chính, xây dựng hệ thống nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Công ty, thực hiện lưu giữ các văn bản của công ty, đảm bảo an ninh chung của toàn Công ty. - Phòng Tài chính - Kế hoạch: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty theo đúng quy định về kế toán - tài chính của Nhà nước. - Phòng Vật tư: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý vật tư, thành phẩm. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vật tư, chủ trì đề xuất phương án mua sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. - Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục theo đúng kế hoạch. - Phòng Đầu tư: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch đầu tư, quản lý các dự án đầu tư, hoàn tất thủ tục quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành. - Phòng Công nghệ - Chất lượng: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định kế hoạch chất lượng, xây dựng và điều phối thực hiện hệ thống quản lý ISO 9001-2000, chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu thị trường, xây dựng quy trình và công thức sản xuất, chuyển giao cho đến khi sản xuất đại trà đạt tiêu chuẩn. - Phòng Kỹ thuật: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc; hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn Công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây Bảng 01: Bảng cân đối kế toán TT Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Tăng/giảm (+/-) A TÀI SẢN I Tài sản ngắn hạn 236.578.382.358 154.961.247.885 81.617.134.474 1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền 16.510.264.920 2.482.099.319 14.028.165.601 1.2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 9.500.000.000 9.500.000.000 1.3 Các khoản phải thu ngắn hạn 49.916.523.590 49.179.431.944 737.091.646 1.4 Hàng tồn kho 145.318.672.782 94.357.367.666 50.961.305.116 1.5 Tài sản ngắn hạn khác 15.332.921.067 8.942.348.956 6.390.572.111 II Tài sản dài hạn 235.046.076.720 228.681.519.080 6.364.557.640 2.1 Tài sản cố định 198.460.195.164 227.103.920.567 -28.643.725.403 2.2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 35.000.000.000 35.000.000.000 2.3 Tài sản dài hạn khác 1.585.881.556 1.577.598.513 8.283.043 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 471.624.459.079 383.642.766.965 87.981.692.114 B NGUỒN VỐN I Nợ phải trả 288.776.864.452 346.271.918.266 -59.495.053.814 1.1 Nợ ngắn hạn 219.783.560.646 119.252.451.291 100.531.109.355 1.2 Nợ dài hạn 68.993.303.806 229.019.466.975 -160.026.163.169 II Nguồn vốn chủ sở hữu 182.847.594.627 35.370.848.699 147.476.745.928 2.1 Vốn chủ sở hữu 182.335.696.400 35.211.436.167 147.124.260.233 2.2 Các quỹ 511.898.227 159.412.532 352.485.695 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 471.624.459.079 383.642.766.965 87.981.692.114 Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính TH năm 2007 KH năm 2008 TH năm 2008 Thực hiện so với KH năm 2008 (%) Tăng trưởng so với thực hiện năm 2007 (%) 1 Tổng giá trị SXKD Tr. đồng 584.594 728.545 768.156 105,44 31,40 2 Giá trị SXCN và VLXD Tr. đồng 257.075 322.217 344.404 106,89 33,97 3 Giá trị kim ngạch NK Tr. USD 8,81 9,40 10,13 107,77 15 4 Giá trị kim ngạch XK Tr. USD 11,91 16,00 16,19 101,25 35,89 5 Doanh thu Tr. đồng 202.554 264.000 270.430 102,43 33,51 6 Tổng nộp Ngân sách Tr. đồng 1.569 3.238 3.533 109,11 125,11 7 Đầu tư Tr. đồng 17.701 55.887 137.044 245,22 674,22 8 Khấu hao Tr. đồng 45.494 47.335 41.315 87,28 - 9 Cổ tức % 14 17 20 117,65 42,86 10 Tổng LN trước thuế Tr. đồng 5.622 24.643 41.149 166,98 631,93 11 Lao động & Tiền lương - Lao động sử dụng BQ Người 288 306 325 106,21 12,79 - Thu nhập bình quân người/tháng Đồng 2.507.887 3.278.000 3.365.584 102,67 34,2 Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Qua phân tích những số liệu trên có thể thấy các chỉ tiêu tài chính năm 2008 đều có sự tăng trưởng cao so với năm 2007 là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Uy tín và thương hiệu Vĩnh Cửu trên thị trường tiếp tục được khẳng định và ngày càng nâng cao; cơ cấu, mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế được khách hàng tín nhiệm. - Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của Công ty không ngừng trưởng thành cả về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp điều hành, tổ chức sản xuất, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo đầy đủ, cơ bản, có trình độ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, đoàn kết và có tinh thần trách nhiệm cao là nền tảng cho sự phát triển bền vừng trong tương lai của Vĩnh Cửu. - Việc áp dụng sáng kiến, cải tiến vào sản xuất đã làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng số giờ chạy máy, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tăng hiệu quả và tính ổn định của quá trình sản xuất. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng mở rộng, nhất là Công ty đã bước đầu tiếp cận với thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng với mức tiêu thụ lớn, đảm bảo chữ tín với khách hàng. Nguồn vốn và các chỉ số tài chính: Nguồn vốn chủ sở hữu của Vĩnh Cửu chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần và các khoản lợi nhuận giữ lại. Giai đoạn 2005 – 2008, Công ty đã thông qua 2 lần tăng vốn liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều ở mức cao, cụ thể là 84,8%; 77% cho các năm 2007, 2008. Số liệu này cho thấy Vĩnh Cửu có sự tự chủ lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, giảm áp lực về chi phí lãi vay. - Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh - Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn máy móc thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần. - Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn chặn các tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng này là toàn diện và thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu 2.2.1. Tình hình biến động tài sản: Tổng tài sản của Vĩnh Cửu có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007 – 2008. Sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản là chủ yếu ở tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn. Hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều có sự gia tăng mạnh mẽ gồm có: đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Năm 2007, tài sản ngắn hạn của Công ty là 154,961 tỷ đồng, năm 2008 là 236,578 tỷ đồng, tăng thêm 81,617 tỷ đồng tương đương với 52,66% so với năm 2007. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn tăng lên nhanh chóng là do sự tăng đột biến của hàng tồn kho trong năm 2008 (tăng 54,01% so với năm 2007) cùng với khoản mục tiền và tương đương tiền (tăng thêm 565%). Cơ cấu tài sản của năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2007 khi tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn chiếm 40,39% trong năm 2007 nhưng đã có xu hướng khá cân bằng giữa tài sản ngắn và dài hạn trong năm 2008 là : 50,16%. Tài sản dài hạn của Vĩnh Cửu tăng nhẹ trong năm 2007-2008, Công ty có nhiều hoạt động trong đầu tư tài sản cố định (thường chiếm tỷ trọng lớn nhất: 84,43% năm 2008) nhằm tăng công suất, nâng cao năng lực và mở rộng sản xuất nhà máy hiện tại bao gồm các hạng mục như: đầu tư bổ sung dây chuyền mài bóng, đầu tư mở rộng kho chứa vật tư, thành phẩm, xây dựng xưởng cơ điện... đã được Công ty thực hiện với tổng mức đầu tư 8 triệu USD trong năm 2008 và sẽ hoàn thành vào Quý I/2009. Từ quý 4 năm 2011 trở đi, dây chuyền máy móc thiết bị chính của Công ty sẽ hết khấu hao (chính sách khấu hao dây chuyền máy móc thiết bị chính hiện tại là khấu hao trong thời hạn 6 năm, máy móc đưa vào sử dụng từ năm 2005), khoản chi phí khấu hao hàng năm của Công ty sẽ giảm đi đáng kể. 2.2.2. Tình hình biến động của nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Vĩnh Cửu giai đoạn 2005 - 2008 cũng tăng tương ứng với mức tăng của tổng tài sản. Nhưng có một điểm rất đáng chú ý trong cơ cấu nguồn vốn của Vĩnh Cửu, đó là tỷ trọng nợ dài hạn đã giảm đáng kể trong hai năm 2007 và 2008, tương ứng là sự tăng lên về tỷ trọng của nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Do vậy, các khoản vay ngân hàng, chi phí lãi vay của Công ty (hàng năm hiện nay là khoảng 30 tỷ đồng) không những sẽ giảm đi mà từ năm 2010, Công ty sẽ có thu nhập từ lãi tiền gửi, dự kiến năm 2010 lãi tiền gửi là 6,6 tỷ đồng, năm 2011 là 19 tỷ và những năm tiếp theo số lãi này sẽ tăng lên nữa. Nguồn vốn chủ sở hữu của Vĩnh Cửu chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần và các khoản lợi nhuận giữ lại. Giai đoạn 2005 – 2008, Công ty đã thông qua 2 lần tăng vốn liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều ở mức cao, cụ thể là 84,8%; 77% cho các năm 2007, 2008. Số liệu này cho thấy Vĩnh Cửu có sự tự chủ lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, giảm áp lực về chi phí lãi vay. 2.2.3. Khả năng thanh toán ngắn hạn Biểu đồ 01: Khả năng thanh toán ngắn hạn Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Khả năng thanh toán ngắn hạn của Vĩnh Cửu có xu hướng giảm hơn đôi chút so với năm 2007. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy một đồng nợ ngắn hạn phải trả của Công ty được đảm bảo bằng 1,3 đồng tài sản ngắn hạn vào năm 2007; và 1,08 đồng năm 2008. Tuy nhiên, việc công ty kí kết được các hợp đồng lớn trong hai năm 2007, 2008 và có thời hạn thực hiện dài hạn, ổn định sẽ đảm bảo cho công ty trước các khoản nợ, giữ hệ số này luôn ở mức trên 1. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công ty có thể nhận được các khoản vay từ các tổ chức tín dụng nếu như doanh nghiệp có nhu cầu. Tỷ số thanh toán nhanh cũng thấp hơn trong năm 2007 xuất phát chủ yếu từ cơ cấu vay nợ của công ty có sự thay đổi chuyển từ vay nợ dài hạn sang vay nợ ngắn han (tăng hơn 84% và chiếm 76% trong cơ cấu nợ phải trả). Còn đối với tỷ số thanh toán tiền mặt tuy có tăng lên gấp 5 lần so với năm 2007 nhưng đều ở dưới mức đòi hỏi đối với một doanh nghiệp là 0,5. Do vậy công ty cần có sự quan tâm hơn trong việc xử lý đối với các khoản nợ mang tính đột xuất. 2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động Vòng quay khoản phải thu liên tục tăng qua các năm thể hiện hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ rằng tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao được luồng tiền mặt và tạo ra sự chủ động hơn trong việc tài trợ vào nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Đây là điều rất đáng ghi nhận đối với Vĩnh Cửu trong bối cảnh doanh nghiệp mở rộng thị phần, hướng tới các bạn hàng mới. Biểu đồ 02: Đánh giá hiệu quả hoạt động Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với khách hàng. Vòng quay các khoản phải trả trong năm 2008 nhỏ hơn năm 2007 chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm 2006. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2007 do số lượng hàng tồn kho gia tăng (đều chiếm tỷ lệ là hơn 60% trong các năm 2007 và năm 2008). Hàng tồn kho của Vĩnh Cửu chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm; lý do là một số vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng 15% trong giá thành sản phẩm. Do vậy, công ty phải luôn có chính sách dự trữ nguyên vật liệu phù hợp nhằm đối phó và hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào. 2.2.5. Đánh giá khả năng quản lý công nợ Biểu 03: Đánh giá khả năng quản lý công nợ Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Tổng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, kéo theo đó là sức ép về tài chính. Hàng quý, Công ty phải trả một phần gốc vay và lãi vay vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc của Vĩnh Cửu đối với chủ nợ đã giảm dần qua từng năm, hay khả năng quản lý các khoản nợ vay của Công ty được cải thiện. Bên canh việc thay đổi cơ cấu vốn vay (từ dài hạn giảm dần, tăng vay nợ ngắn hạn) thì công ty sang năm 2007 đã tăng vốn điều lệ từ 35 tỷ lên 100 tỷ nhằm tài trợ hoạt động sản xuất, mở rộng dự án Công ty đã có thể chủ động hơn về nguồn vốn để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, kì vọng với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và luồng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu, Công ty hoàn toàn có khả năng trả gốc và lãi vay đúng hạn, giảm dần công nợ. 2.2.6. Đánh giá khả năng sinh lời Biểu 04: Khả năng sinh lời Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của Công ty năm 2008 cao hơn năm 2007 và các năm kế hoạch sau đều cao hơn năm trước là do Công ty tăng thị phần, tăng công suất sản xuất nên giảm được giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm. Doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng đột biến làm chuyển đổi cơ cấu tỷ trọng thị trường của Công ty từ 5% năm 2007 lên 26% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008. Công ty đang được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể: -Được miễn thuế 02 năm (2007,2008) và giảm 50% trong 05 năm tiếp theo (từ năm 2009 đến hết năm 2013). -Từ năm 2014 Công ty nộp thuế TNDN với thuế suất 25% (theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 667/BKH/DN ngày 29/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. -Về thuế nhập khẩu: Được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư là đá, hoá chất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Theo kế hoạch mà công ty đã đề ra thì chỉ tiêu này sẽ đạt trên 10% trong hai năm 2008-2009. Các dòng sản phẩm đá trang trí nhân tạo vẫn sẽ tiếp tục đóng góp phần lớn trong tỷ trọng doanh thu của công ty, đặc biệt là về kim ngach hàng xuất khẩu: Dự kiến năm 2008 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 22 triệu USD và phấn đấu đạt 28 triệu USD năm 2009. Chỉ số sinh lời ROE và ROA đều tăng mạnh cho thấy hiệu quả chung của Công ty trong việc sử dụng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận; đặc biệt là ROE năm 2008 đã đạt được mức 23%. 2.3. Đánh giá chung Cơ hội - Thực tế là nguồn đá tự nhiên là hữu hạn và chi phí khai thác đá tự nhiên ngày càng tăng cao. Cùng với hạn chế của việc sử dụng đá tự nhiên là khó khăn trong việc khai thác đá cỡ lớn thì xu thế tăng cường sử dụng sản phẩm đá nhân tạo thay thế cho đá tự nhiên trên thế giới. - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ ở mức cao, kéo theo tốc độ đô thị hoá, mở ra cơ hội lớn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất đá ốp lát nhân tạo nói riêng. - Thị trường đá trang trí và ốp lát đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, hiện nay cung các sản phẩm đá nhân tạo vẫn thấp hơn cầu trên thị trường thế giới. - Nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm đá nhân tạo tương đối dồi dào do sử dụng bột đá thuận tiện hơn nhiều và sẵn có hơn nhiều so với đá tự nhiên đòi hỏi khổ lớn. Thách thức - Thị trường đá trang trí có nhiều đối thủ cạnh tranh. - Giá của các nguyên liệu nhập ngoại phụ thuộc vào giá dầu nhiều biến động, trong tình hình bất ổn tại khu vực tập trung nguồn dầu mỏ lớn nhất thế giới là Trung đông. - Hệ thống chính sách và cơ chế Pháp luật của Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện và đồng bộ, tính ổn định lại không cao. Điểm mạnh - Về hoạt động: Sản phẩm của Công ty có tính công nghệ và chất lượng cao, tính ổn định rất lớn, có nhiều ưu thế vượt trội so với đá tự nhiên và các loại gạch ốp lát như: đa dạng về màu sắc, mẫu mã; kích thước tấm lớn; đồng nhất về màu sắc trên diện tích lớn và không thấm nước; là sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hợp thời trang cho hiện tại và tương lai. - Về thị trường: Công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của Công ty đang được các thị trường khó tính như: Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Úc chấp nhận. - Về công nghệ: Công ty đã xây dựng thành công bí quyết công nghệ của riêng mình phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đảm bảo sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế. - Về giải pháp: Công ty có nhiều giải pháp nguyên liệu thay thế. Ngoài sản phẩm sử dụng nguyên liệu đá thạch anh nhập khẩu, Công ty cũng rất chú trọng phát triển dòng sản phẩm sử dụng nguyên liệu cát Silic rất sẵn có tại Việt Nam. - Về nhân sự: Công ty có đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, kỹ sư, công nhân Công ty trong những năm qua không ngừng được củng cố, ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn, trình độ quản lý. Điểm yếu - Tổng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, kéo theo đó là sức ép về tài chính. Hàng quý, Công ty phải trả một phần gốc vay và lãi vay vốn đầu tư ban đầu với tổng số tiền là 20 tỷ đồng. Mặc dù vậy, với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và luồng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu, Công ty hoàn toàn có khả năng trả gốc và lãi vay đúng hạn. - Phụ thuộc nhiều vào chất lượng và đặc tính của hoá chất, đặc biệt là các loại hoá chất Việt Nam chưa sản xuất được. 2.2. Thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại công ty đá trang trí Vĩnh Cửu 2.2.1. Đặc điểm của nguyên vật liệu của công ty Sản phẩm của Công ty gồm vật liệu xây dựng bằng xi măng và thạch cao phục vụ cho trang trí nội thất, tượng mỹ thuật, hàng trang trí bằng nhựa, composite phục vụ cho ngành xây dựng là chủ yếu và và một số ngành khác. Nguyên vật liệu sử dụng ở Công ty rất đa dạng và phong phú được sử dụng với khối lượng lớn. Có gần 50 loại nguyên vật liệu chính và hơn 3000 loại phụ tùng, công cụ dụng cụ. Mỗi chủng loại nguyên vật liệu lại bao gồm hàng chục loại khác nhau. Có thể kể đến những loại nguyên vật liệu chính của Công ty như đá granit, granodiorite, rhyolite, aplite, than bùn, cát, vỏ sò, đất sét bentonite, cao lanh, molipden, mangan, các loại vật liệu phụ như: dung môi, bột màu, mực in, keo dán. Tất cả các loại nguyên vật liệu của Công ty đều được công ty tự khai thác tại các nguồn nguyên liệu trong nước và mua ngoài với những nguyên liệu không thể tự khai thác, một số bột hoá chất phải nhập từ nước ngoài. Hiện nay, chi phí về nguyên vật liệu chiếm khoảng 80% trong giá thành sản phẩm. Vì vậy muốn hạ giá thành sản phẩm Công ty phải có biện pháp giảm chi phí về nguyên vật liệu nhưng lại không được làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Từ những đặc điểm trên cho thấy việc quản lý nguyên vật liệu tại Công ty phải được thực hiện chặt chẽ chỉ ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trưc, sử dụng, để đảm bảo tính hiệu quả tính tiết kiệm, hạn chế tới mức thấp nhất việc hư hỏng mất mát. 2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu của công ty Vật tư của Công ty do phòng cung ứng vật tư và nhân viên làm việc tại kho chịu trách nhiệm quản lý. Công ty có hệ thống kho gồm kho nguyên vật liệu chính và một kho phụ liệu, CCDC. Phòng cung ứng vật tư căn cứ vào định mức vật tư kỹ thuật để dự trữ, cấp phát vật tư. Định mức vật tư do phòng kỹ thuật xây dựng. Nguyên vật liệu được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm bao gồm: đá granit, granodiorite, rhyolite, aplite, than bùn, cát, vỏ sò, đất sét bentonite, cao lanh, molipden, mangan, - Nguyên vật liệu phụ: góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm bao gồm: dung môi, hạt màu, mực in, nước rửa... - Nhiên liệu: xăng, dầu. - Vật liệu, thiết bị máy móc: trục vít, dòng can nhiệt, rơle - Phế liệu thu hồi: sản phẩm hỏng, bột quét kho sản xuất.. 2.2.2.1. Trong khâu quản lý thu mua: Căn cứ vào kế hoạch của tháng quý và trên cơ sở nhu cầu vật tư được xét duyệt, phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh tìm kiếm nguồn cung cấp thích hợp, đám bảo nguên vật liệu đúng chất lượng đủ về số lượng, hợp lý về giá cả. 2.2.2.2. Khâu bảo quản: Công ty bảo quản nguyên vật liệu tương đối tốt, bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu đúng đủ. Tuy kho bảo quản còn hạn chế và cách xa công ty nhưng công ty đã sắp xếp hợp lý và gọn gàng có khoa học nên không bị hư hang và mất mát, thiếu hụt. 2.2.3. Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 2.2.3.1. Khâu dự trữ nguyên vật liệu Xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu chỉ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu luôn biến động thường xuyên nên việc dự trữ nguyên vật liệu ở công ty rất được coi trọng. - Vì công ty VĨnh Cửu là công ty sản xuất sản phẩm mà sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các công trình xây dựng trên cả nước nên để tránh sự biến động của nguyên vật liệu nên việc dự trữ nguyên vật liệu của công ty là rất cần thiết. 2.2.3.2. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng Xuất phát về sự đa dạng về sản phẩm và quy trình sản xuất của mỗi sản phẩm nên công ty phải sử dụng một lượng nguyên vật lỉệu khá lớn. Việc xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng của công ty là hết sức quan trọng công ty đã chi tiết vật liệu cho từng dòng sản phẩm là rất cụ thể để tránh tình trạng thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu. 2.2.3.3. Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua Căn cứ vào vào cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý và trên cơ sở nhu cầu vật tư được xét duyệt phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đã hoạt động rất tích cực, tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu đúng về quy cách, số lượng, chất lượng cung cấp hợp lý kịp thời cho công tác sản xuất, nên hiện tượng thiếu hụt nguyên vật liệu rất ít khi xảy ra. 2.2.4. Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu Do sản phẩm của công ty rất đa dạng nên kế hoạch mua những nguyên liệu công ty không khai thác hoặc không thể sản xuất thì thường ký những hợp đồng dài hạn với những công ty chuyên cung cập cho xây dựng khác nhau để đảm bảo nguồn nguyên liệu. Việc này nhằm tránh hiện tượng giá nguyên vật liệu trên thị trường thay đổi và biến động khi khan hiếm. 2.2.5. Tổ chức tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu Ở Công ty, mua cũng như bán vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm phải thông qua hợp đồng kinh doanh. Giám đốc giao hàng cho phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng kế hoạch chuẩn bị hợp đồng. Các trưởng phòng phải kiểm tra hợp đồng về quy cách, số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả cũng như thời hạn giao nhận. Tất cả các hợp đồng kinh tế do giám đốc ký, phòng kế toán, phòng kinh doanh có trách nhiệm theo dõi để kiểm tra việc thực hiện và thanh lý hợp đồng. Các hoá đơn vật tư hàng hoá mua về đều có hoá đơn đỏ của bộ tài chính. Tuỳ từng loại vật liệu mà có những hình thức cân, đong, đo đếm khác nhau. Việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu được tiến hành từ thấp đến cao, từ ngoài vào trong. Trước hết, nhân viên tiếp nhận xem xét kích thước, tình hình bao bì và những ký hiệu ghi trên bao bì có phù hợp với những điều kiện quy định trong hợp đồng giao hàng hay không. Do có sự thống nhất trong hợp đồng nên khi giao hàng diễn ra hết sức thuận lợi. Khi kiểm tra số lượng và chất lượng xong, nếu là những loại nguyên vật liệu có giá trị lớn thì công ty kiểm nghiệm và lập “Biên bản kiểm kê “. Căn cứ vào “biên bản kiểm nghiệm “nếu nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn nhập kho thì phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ tiến hành lập phiếu “nhập kho “. Thủ kho không được tự ý nhập số nguyên vật liệu trên nếu chưa có ý kiến của phòng kinh doanh. Do thủ kho thuộc phòng kinh doanh nên mọi nhu cầu nhập xuất đều tại phòng kinh doanh để tiện cho việc quản lý. Phiếu nhập kho được lập thành ba liên: - Phòng kinh doanh lưu một liên. - Thủ kho giữ một liên để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán vật tư. - Một liên do ngươi đi mua giữ hoá đơn mua giao lại cho kế toán lam cơ sơ thanh toán sau này. Căn cứ để viết phiếu nhập kho của công ty nhập tại kho của công ty là các hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp. Hoá đơn này phải có đóng dấu của bộ tài chính và dấu của đơn vị bán, đồng thời phải có xác nhận của thủ kho là hàng đã nhập kho. Quản lý kho: Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng loại nguyên vật liệu khi nguyên vật liệu được nhập kho về công ty nó sẽ được đưa vào các kho khác nhau nhằm đảm bảo an toàn một cấch tối đa cho nguyên vật liệu. Nhìn chung, nguyên vật liệu trong kho của công ty được sắp xếp khoa học, theo dúng quy cách, thực hiện khẩu lệnh “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra phát hiện “nhằm thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc: Nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất sau. Với những loại nguyên vật liệu của công ty hiện nay thì việc quản lý nguyên vật liệu là rất dễ dàng vì do các nguyên vật liệu không bị hao hụt, nguyên vật liệu dễ mua nên khối lượng nguyên vật liệu tồn kho ít. Kho là điểm xuất phát và là điểm cuối cùng của quá trình sản xuất. Do đó việc tổ chức và bảo quản kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm của công ty đều được ghi theo văn bản. Khi nhập hay xuất kho, thủ kho phải kiểm nhận theo chứng từ. Bán, xuất vật tư ra ngoài công ty phải thông qua giám đốc ký duyệt. Còn xuất trong nội bộ thì giám đốc uỷ quyền cho phó giám đốc ký. Phòng kinh doanh của công ty liên kết chặt chẽ với phòng bảovệ để quản lý nguyên vật liệu. Hàng ngày, bảo vệ phải mở sổ theo dõi khách đi đến công ty hoặc các loại vật tư hàng hoá công ty ra vào đơn vị ghi rõ thời gian, số lượng, chủng loại và phương tiện vận chuyển. Tất cả các kho tàng của công ty đèu được dùng hai khoá để đảm bảo độ chắc chắn, thủ kho quản lý một chìa, bảo vệ quản lý một chìa. Để đảm bảo độ an toàn, mỗi quý công ty thay khoá một lần. Trong công ty có hành vi trộm cắp nguyên vật liệu thì mọi người đều có ý thức trách nhiệm đấu tranh các hành vi tiêu cực. công ty có một hệ thống nội quy an toàn, quy chế kho như nội quy ra vào, nội quy bảo quản, nội quy xuất nhập, nội quy phòng cháy nổ. Vì thế công tác bảo quản kho đi vào nền nếp chặt chẽ ở cửa kho có biển “không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vào kho “. Thủ kho luôn nắm chắc số lượng, chất lượng, chủng loại từng nguyên vật liệu, tuyệt đối giữ bí mật và chỉ cung cấp số liệu cho những người được giám đốc đồng ý. Hàng ngày, thủ kho ghi một cách chúnh xác số lượng xuất - nhập - tồn. Hàng năm công ty tiến hành kiểm kê đánh giá định kỳ tình hình nguyên vật liệu, việc bảo quản và cấp phát tại kho. Từ biên bản kiểm kê, các phòng chức năng có quyết định xử lý một cách hợp lý đối với những nguyên vật liệu thừa, thiế hay hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng 2.2.6. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu Việc tổ chức cấp phát nguyên vật liệu chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho sản xuất của công ty tiến hành nhịp nhàng, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu và nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty luôn đảm bảo cấp phát các loại nguyên vật liệu cho các phân xưởng được đồng bộ, đủ số lượng, đúng quy cách, phẩm chất và kịp về thời gian Việc tổ chức cấp phát nguyên vật liệu ở công ty được tiến hành theo mức, ngoại trừ một số dụng cụ khác là cấp phát theo hình thức: “Bán vật tư - Mua thành phẩm”. Hàng tháng, phòng Kế hoạch kỹ thuật và phòng kinh doanh tiến hành đối chiếu giữa lượng vật tư nhận về và lượng sản phẩm giao nộp. Căn cứ vào hệ thống định mức đã có, hai bên có thể tính toán và biết được tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng để từ đó có kế hoạch sản xuất trong tháng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng do phòng kỹ thuật thực hiện, cán bộ định mức của công ty lập tức gửi định mức và sản lượng kế hoạch xuống các phân xưởng, theo đó các phân xưởng cử cán bộ xuống kho lĩnh vật tư. Hàng ngày, tuỳ theo yêu cầu của sản xuất và yêu cầu dự trữ mà cán bộ các phân xưởng trực tiếp lên phòng kinh doanh viết hoá đơn, dùng hoá đơn xuống kho để lĩnh vật tư. Thủ kho có trách nhiệm cấp – phát nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chủng loại, chất lượng đã ghi theo hoá đơn xuất kho. 2.2.7. Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu Công tác thanh toán được thực hiện sau mỗi lần nhập nguyên vật liệu. Cụ thể công ty căn cứ và số lượng hàng thực nhập và đơn giá để thanh toán. Có 3 phương thức thanh toán cho các nhà cung cấp là trả bằng tiền mặt, trả bằng tạm ứng và thanh toán chậm. Công tác quyết toán NVL được công ty thực hiện một cách đều đặn theo hàng quý. Việc quyết toán nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý sử dụng vật tư trong sản xuất Cơ sở để tiến hành quyết toán vật tư cho các sản phẩm được công ty dựa trên: - Định mức chi phí vật tư: nguyên, nhiện liệu do một đơn vị sản phẩm mà công ty đã ban hành trong kỳ trước. - Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của công ty, bao gồm tình trạng máy móc thiết bị, vật tư đưa vào sản xuất. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ĐÁ TRANG TRÍ VĨNH CỬU 3.1. Định hướng quản lý nguyên vật liệu tại công ty Quản lý NVL trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính, tôn trọng chế độ kế toán vì kế toán là công cụ quản lý tài chính Quản lý NVL phải phù hợp với đặc điểm từng sản phẩm, từng nghiệp vụ sản xuất kinh doanh. Quản lý trên cơ sở tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí, thất thoát. Hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải hướng tới công tác kế toán hiện đại hoá, đưa ra những thành tựu khoa học áp dụng vào công tác kế toán và tiến tới tiếp cận với hệ thống kế toán quốc tế. 3.2. Giải pháp thực hiện quản lý nguyên vật liệu tại công ty 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập sổ danh điểm vật tư Với sự đa dạng, phong phú của nguyên vật liệu về chủng loại. Việc chưa lập sổ gây khó khăn trong công việc sử dụng nguyên vật liệu và trong công tác kiểm kê cuối tháng. Để khắc phục mặt hạn chế này, công ty nên lập sổ danh điểm nguyên vật liệu để giúp cho việc quản lý vật tư được thuận lợi. Mỗi nhóm nguyên vật liệu sẽ được ghi trên một trang sổ, trong đó nhóm nguyên vật liệu sẽ ghi đầy đủ các loại nguyên vật liệu nhóm đó. Sổ danh điểm nguyên vật liệu này được xác định trên cơ sở số liệu của loại nguyên vật liệu, nhóm nguyên vật liệu, chủng loại nguyên vật liệu của công ty. Sổ này sẽ được chia thành từng phần mỗi phần dành riêng một số trang nhất định để ghi số dư vật liệu của công ty hiện có, mỗi nhóm nguyên vật liệu đuợc mã hoá theo số hiệu riêng. Cách xác định sổ danh điểm nguyên vật liệu về phổ biến là kết hợp giữa số liệu tài khoản và việc phân chia vật tư cho mỗi loại được đánh số liên tục theo quy ước của loại đó. Giữa các loại để trống phòng khi có các loại nguyên vật liệu mới ghi bổ sung. Với nguyên tắc này sẽ giúp cho kế toán nhận biết được nguyên vật liệu một cách nhanh chóng thông qua sổ danh điểm vật tư. Sổ danh điểm được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn công ty đảm bảo cho các bộ phận trong công ty phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nguyên vật liệu được dễ dàng, thuận tiện. 3.2.2. Lập biên bản kiểm nghiệm vật tư Kết quả của việc kiểm nghiệm vật tư phải được ghi vào “Biên bản kiểm nghiệm vật tư “để làm căn cứ quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. “Biên bản kiểm nghiệm vật tư “thường được áp dụng cho các loại vật tư kiểm nghiệm trong những trường hợp sau: - Nhập kho với số lượng lớn - các loại vật tư có tính chất lý hoá phức tạp - Các loại vật tư quý hiếm Ban kiểm nghiệm phải ghi rõ số lượng, chất lượng của từng thứ, loại vật liệu vào. “Biên bản kiểm nghiệm vật tư “, ghi rõ ý kiến về số lượng, chất lượng, nguyên nhân đối với vật tư không đúng về số lượng, quy cách phẩm chất và đưa ra cách xử lý. 3.2.3: Về công tác quản lý kho Công tác sắp xếp nguyên vật liệu chưa gọn gàng, không có lối thoát ngang do đó thủ kho phải sắp xếp nguyên vật liệu một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo an toàn ngăn nắp, thuận tiện cho việc xuất - nhập - kiểm kê. công ty nên mua nhiều giá để đựng hàng, tránh để hàng hoá xuống đất vì do đặc điểm của một số nguyên vật liệu như nhựa bạt PVC, đồng, sắt thép dễ ẩm ướt, hao mòn do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trinh sản xuất. Thực tế hiện nay, nhà kho đang bị xuống cấp trần nhà phía ngoài bị hở, tường bong vôi do đó công ty cần phải sửa sang lại để tránh hao hụt, hư hỏng nguyên vật liệu. Có thể nói việc sử dụng chung nguyên vật liệu nhập về, nguyên vật liệu dự trữ cùng một kho đã gây không ít khó khăn cho công ty. Bởi vậy, công ty nên có kho dự trữ để tránh lẫn lộn với những nguyên vật liệu khác, tạo điều kiện thuận lợi cấp phát nguyên vật liệu khi cần thiết. Việc dự trữ hàng hoá giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Dự trữ không có nghĩa là dẫn đến tình trạng ứ đọng nguyên vật liệu, ứ đọng vốn. Để đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và tránh tình trạng dữ trữ quá nhiều, công ty cần phải tiến hành định mức dự trữ sản xuất. Định mức dự trữ sản xuất là sự quy định đại lượng vật tư cần thiết phải có theo kế hoạch ở công ty để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đều đặn. Việc quy định đúng đắn mức dự trữ có ý nghĩa rất lớn, nó cho phép giảm các chi phí về bảo quản hàng hoá, giảm hao hụt mất mát. 3.2.4. Tăng cường sử dụng hợp lý - tiết kiệm nguyên vật liệu Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đã trở thành một nguyên tắc, đạo đức, một chính sách kinh tế của công ty. Song việc sử dụng hợp lý - tiết kiệm nguyên vật liệu của công ty chưa được thực hiện một cách triệt để, sâu sát. Tiết kiệm phải được thực hành ở mọi khâu trong quá trình sản xuất và biện pháp quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm là biện pháp công nghệ tiên tiến. Trước hết, công ty phải không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Giảm mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm là yếu tố quan trọng để tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất. Song muốn khai thác triệt để yếu tố này phải phân tích cho được các nguyên nhân làm tăng, giảm mức tiêu hao vật tư, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm được nhiều vật tư trong sản xuất. Công ty đã xây dựng các định mức tiêu hao vật liệu song khi đi vào sản xuất chưa kiểm tra chặt chẽ công nhân có thực hiện đúng với mức đề ra chưa, bởi vậy còn gây ra lãng phí nguyên vật liệu. Do đó, trong thời gian tới, các quản đốc phân xưởng cần theo dõi chặt chẽ hơn tình hình thực hiện mức trong quá trình sản xuất của các công nhân. Người công nhân là người trực tiếp sử dụng các loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, họ biết rõ giá trị của các loại nguyên vật liệu và công dụng của chúng. Vì vậy, cần áp dụng hơn nữa các biện pháp sau: - Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích tiết kiệm đối với từng người. Hàng tháng công ty nên tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận, đề cao tầm quan trọng của việc tiết kiệm nguyên vật liệu cho công nhân để họ hiểu rõ hơn từ đó họ làm việc có ý thức hơn. - Bên cạnh đó, công ty nên có biện pháp khuyến khích về vật chất và tinh thần thích đáng, kịp thời đối với việc tiết kiệm. Khi tổ sản xuất hay cá nhân nào đó phát huy ý thức tiết kiệm trong sản xuất thì quản đốc phân xưởng, giám đốc có thể thưởng cho họ tiền, biểu dương trước công ty. - Nâng cao trình độ tay nghề cho mọi công nhân bằng cách học hỏi từ những thợ bậc cao hay tổ chức thi tay nghề cho họ. Thực tế hiện nay ở công ty có một số máy móc đã ở tình trạng lạc hậu, cũ kỹ do đó công ty nên đầu tư mua thêm máy mới để sản xuất được tốt hơn. 3.2.5. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn để đáp ứng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu Kế hoạch mua sắm vật tư là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp. Vốn có tác động rất lớn đối với việc mua sắm nguyên vật liệu. Thực tế hiện nay, công tác tài chính của công ty chưa làm tốt công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn. Các khoản nợ phải thu và nợ phải trả còn nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Việc thiếu vốn ảnh hưởng đến công tác mua sắm nguyên vật liệu, đến kết quả kinh doanh. Nhiều khi công ty vẫn mua chịu nguyên vật liệu của bạn hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến uy tính của công ty, đến khả năng cung ứng nguyên vật liệu. Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản trị vốn, trong thời gian tới, công ty cần: - Tăng cường hơn nữa công tác thu hồi công nợ và coi đây là biện pháp chính để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh. - Đa dạng hoá các biện pháp thu hồi công nợ như thu hồi qua công ty hay thu trực tiếp. - Ưu tiên vốn cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lý không để vật tư hàng hoá ứ đọng hoặc chậm luân chuyển. - Thực hành tiết kiệm và chi tiêu hợp lý 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với phía doanh nghiệp Công ty cần chú trọng hơn nữa việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liện trước khi nhập kho Mỗi chủng loại nguyên vật liệu cần đặt tại một kho nhỏ riêng biệt để dễ kiểm tra tránh hao hụt mất mát Công ty có thể xây dựng một hệ thống kho bãi hợp lý hơn nữa cho đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty Công ty hiện nay vẫn chưa lập một phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Do thực tế trên em nhận thấy, công ty cần có một đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu. Khi nguyên vật liệu về đến công ty sẽ được kiểm tra về chủng loại, các chỉ tiêu của vật liệu, phù hợp với yềi cầu sản xuất. Từ thực tế trên cho thấy công ty cần hoàn thiện phân loại nguyên vật liệu trên cơ sở sau: + Tất cả vật liệu có cùng công dụng, vai trò được sắp xếp vào một loại + Nguyên vật liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế mỗi loại phải có sổ sách theo rõi riêng + Trong mỗi loại căn cứ vào tính chất của vật liệu mà chia thành các nhóm và ký hiệu từng thứ vật liệu trong nhóm cho phù hợp. Đồng thời để phục vụ cho công tác quản lý nguyên vật liệu công ty cần thiết mở sổ danh điểm vật liệu để phục vụ cho nhu cầu quản lý của công ty. Trong việc đó mã hoá vật liệu theo thứ tự trên cơ sở danh điểm là rất quan trọng Bảng 02 : Sổ danh điểm vật liệu Ký hiệu Tên nhãn hiệu quy cách Đơn vị tính Đơn giá Ghi chú Nhóm Danh điểm 101 1521 152.101 1.521.011 NVL chính: các loại đất sét, cao lanh.. Kg 102 152.102 1.521.021 1.521.021 NVL phụ: Dung môi, hoá chất,.. Kg/Lít 103 152.103 1.521.031 Nhiên liệu: xăng, dầu lít Nguồn: Phòng Vật tư 1.2 Lâu dài Do sự biến động về giá cả nguyên vật liệu là tương đối vì vậy công ty nên tìm kiếm nhà cung cấp ổn định giá cả (kể cả trong nước và ngoài nước) nhằm hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Ngoài ra công ty nên tìm biện pháp làm giảm mức biến động giá mua nguyên vật liệu Tìm nguồn cung cấp vật liệu ổn định tìm kiếm bạn hàng tin cậy Cập nhập về các thông tin về tỷ giá đổi ngoại tệ ra Việt Nam đồng nhằm tạo điều kiện nắm bắt được cơ hội, tình hình thực tế để có nguồn nguyên liệu đầu vào với giá trị nguyên vật liệu hợp lý mà chất lượng vẫn cao, phục vụ tốt cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Đối với các cơ quan quản lý Hoàn thiện các chính sách về nguyên vật liệu, tạo điều kiện cho các công ty sản xuất vật liệu xây dựng như các chính sách về giảm thuế nhập khẩu clanke, đất sét trắng Tạo điều kiện quy hoạch, hỗ trợ các doanh ghiệp khai thác khoáng sản tại các vùng nguyên liệu, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh như các nguồn vốn vay ngân hàng, các lớp đào tạo về quản lý.. KẾT LUẬN Một lần nữa cần khẳng định quản lý nguyên vật liệu có tác dụng to lớn trong việc quản lý sản xuất và kinh doanh của một công ty. Thông qua công tác quản lý nguyên vật liệu giúp cho công ty quản lý ngyên vật liệu an toàn phòng ngừa hiên tượng mất mát, lãng phí nguyên vật liệu, tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, từ đó tăng cường tích luỹ vốn. Vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, quản lý phát huy tác dụng như một công cụ sắc bén có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều kiên nền kinh tế thị trường hiện nay. Qua thời gian tìm hiểu tại công ty Vĩnh Cửu em thấy công tác quản lý nguyên vật liệu là công cụ đắc lực giúp Ban lãnh đạo công ty nắm bắt tình hình và chỉ đạo sản xuất, quản lý vật liệu có đảm bảo phản ánh chính xác tình hình thu mua vật liệu, sử dụng và dự trữ thì lãnh đạo công ty mới có biện pháp chỉ đạo đúng đắn. Sau một thời gian ngắn thực tập, nắm bắt được tầm quan trọng của công tác quản lý nguyên vật liệu đối với công tác lãnh đạo của công ty, em đã mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu để thấy được những ưu điểm cần phát huy, Những mặt tồn tại cần khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng và công tác quản lý nói chung. Thời gian thực tập tai công ty tuy có hạn chế nhưng đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố lại kiền thức đã học để vận dung vào thực tế. Để đạt được điều này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình các cán bộ công nhân viên của công ty đồng thời nhờ sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thuỷ. Tuy nhiên báo cáo thực tập của em còn có những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi thiếu sót. Do vậy em rất mong sự góp ý của cô giáo cùng các cán bộ công nhân viên công ty để em hoàn thiên hơn nữa báo cáo thực tập và đề tài em nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS-TS. Đồng Thị Thanh Phương - Giáo Trình Quản Trị Doanh Nghiệp - Nhà xuất bản: Nxb Thống kê, 2007 PGS.TS Đồng Thị Thanh Phương,Th.S. Nguyễn Đình Hòa, ThS Trần Thị Ý Nhi Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - NXB: Thống kê PGS.TS Bùi Xuân Phong - Thống kê và ứng dụng. NXB Thống kê, 2002 TS. Hồ Sỹ Chi - Thống kê doanh nghiệp. NXB Tài chính, 2000 TS. Nguyễn Công Nhự - Giáo trình Thống kê công nghiệp. NXB Thống kê, 2003 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Bảng 01: Bảng cân đối kế toán Bảng 02 : Sổ danh điểm vật liệu Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2008 Biểu đồ 01: Khả năng thanh toán ngắn hạn Biểu đồ 02: Đánh giá hiệu quả hoạt động Biểu đồ 03: Đánh giá khả năng quản lý công nợ Biểu đồ 04: Khả năng sinh lời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2019.doc
Tài liệu liên quan