Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, có một yếu tố đang dần thay thế vai trò chủ đạo của quảng cáo đại chúng đối với quá trình xây dựng nhãn hiệu: kinh nghiệm của người tiêu dùng. Yếu tố này bao gồm tổng hoà các tương tác của một người tiêu dùng đối với một Công ty mà theo các mức độ khác nhau, các tương tác này có thể làm mạnh lên hoặc suy yếu nhãn hiệu. Một "kinh nghiệm" tích cực mà người tiêu dùng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm hay nhãn hiệu của Công ty sẽ có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng nhãn hiệu của tập đoàn và duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng đó. Hành động mua hàng, trước đây được xem là kết thúc của mô hình marketing truyền thống vẫn thường được giảng dạy trong các rường đại học, giờ trở thành sự khởi đầu của một mối quan hệ giữa công ty-khách hàng và sự hình thành của các yếu tố vô hình của sản phẩm (dịch vụ hậu mãi và nhu cầu thoả mãn của người tiêu dùng).
46 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý Nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ một danh tiếng tốt. Bởi thế sở hữu một nhãn hiệu với một hình ảnh và danh tiếng tốt tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Phân biệt nhãn hiệu với một số thuật ngữ dễ hiểu lầm
- Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
- Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa dùng để thể hiện các nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa. (Nhãn hàng hóa được qui định tại NĐ số 89/2006/NĐ-CP ngày 30.8.2006 của Chính phủ).
2/ Quản lý Nhà nước sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa
2.1/ SHTT nhãn hiệu hàng hóa
a/ Khái niệm SHTT
Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng không một văn kiện nào đề cập đến một định nghĩa về cụm từ này, có chăng thì cũng chỉ liệt kê ra các phạm trù của sở hữu trí tuệ một cách khái quát. Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được kí tại Stockholm vào ngày 14/7/1967 điều 2 (viii) quy định rằng sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền đối với :
(1) Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học;
(2) Chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình
(3) Sáng chế và giải pháp hữu ích trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người
(4) Các phát minh khoa học
(5) Kiều dáng công nghiệp;
(6) Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn thương mại và tên thương mại
(7) Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh
Kể từ khi thông qua công ước này, quyền sở hữu trí tuệ còn được mở rộng thêm, bao gồm đối với giống cây trồng, mạch dẫn tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại và thông tin bí mật và thể hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Một danh mục đầy đủ hơn về các quyền sở hữu trí tuệ được liệt kê trong phần II của hiệp định TRIPS với danh nghĩa là các đối tượng của hiệp định nay, cụ thể là quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và thông tin bí mật
Sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh: Sở hữu công nghiệp và quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả.
Tuy nhiên đứng trên góc độ người nghiên cứu xin mạnh dạn đưa ra một số ý hiểu về lĩnh vực SHTT:
Sở hữu: là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của mỗi người đối với tài sản mà người đó hay còn gọi là quyền sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản tương ứng.
Tài sản: là đối tượng của sở hữu, bao gồm: tài sản vật chất và tài sản trí tuệ.
Tài sản vật chất: bao gồm vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá bằng tiền và các quyền về tài sản; chúng được chia thành bất động sản (đất đai, nhà ở, công trình xây dựng...) và động sản (những tài sản không phải là bất động sản: đồ dùng cá nhân, các phương tiện đi lại, trang thiết bị gia đình....).
Tài sản trí tuệ: là sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật (tiểu thuyết thơ ca, các tác phẩm điêu khắc, hội họa...) và các thành quả sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp....).
Sở hữu trí tuệ: là khái niệm dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với tài sản trí tuệ tương ứng. Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao gồm sở hữu công nghiệp và bản quyền.
b/ SHTT nhãn hiệu hàng hóa
Từ khái quát về SHTT ở phần trên ta có thể hiểu một cách khái quát về sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa : Nhãn hiệu hàng hóa một mặt là sản phẩm trí tuệ và sáng tạo của cá nhân , tập thể để phân biệt hàng hóa của mình với các doanh nghiệp khác vì vậy các cá nhân, tập thể đó có quyền sở hữu nó và được quyền yêu cầu bảo hộ nó vì nó là sản phẩm phải tốn chất xám, công sức và vật chất để tạo ra, mặt khác nó là cơ sở để các cơ quan chức năng dám sát hoạt động kinh doanh và tuân thủ theo pháp luật của các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy đứng trên cả hai khía cạnh kinh doanh và quản lý thì SHTT nhãn hiệu hàng hóa là bộ phận quan trọng không thể không hiểu và áp dụng một cách chính xác và thống nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiểu rõ và hiểu chính xác về nó không phải nhiều doanh nghiệp thậm chí cơ quan quản lý nhà nước làm được. SHTT nhãn hiệu hàng hóa trước đây chỉ áp dụng với các sản phẩm là hàng hóa nhưng ngày nay nó đã được mở rộng ra cả dịch vụ.
2.2/ Quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam
Quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa là một trong các hoạt động để quản lý kinh tế cũng như thực hiện các chính sách giám sát, thực thi pháp luật trong lĩnh vực này. Năm 2005, luật SHTT ra đời là một bước tiến lớn và là cơ sở để các cơ quan quản lý trong lĩnh vực SHTT thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý nhãn hiệu trên thị trường. Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa có một số cơ quan chủ yếu là :Cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp ( Cục SHTT Việt Nam); Các cơ quan quản lý thị trường; Cơ quan Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và du lịch; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan công an và các cơ quan hành pháp khác ( Cục hải quan )
Chương II
Thực trạng quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa trong giai đoạn 2005-2007
1/ Thực trạng về SHTT nhãn hiệu hàng hóa
1.1/ Thực trạng chung
Việc sản xuất hàng giả, hàng nhái đã trở thành một ngành công nghiệp có qui mô lớn nằm rải rác khắp nơi. Có thể tìm thấy dễ dàng trên đường Nguyễn Trãi hay Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) những áo thun từ xuất xứ trong nước đến Hong Kong, TQ, Thái Lan, Indonesia, Ý... với số lượng lớn, có giá thượng vàng hạ cám từ 60.000-300.000 đồng/chiếc, gồm các nhãn hiệu CK, Dolce & Gabbana hay Chanel, Versace... nổi tiếng. Ngay đồ chơi trẻ em, công nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả tại TQ và Đông Nam Á đã chiếm tỉ lệ 80% trên thị trường thế giới, thu về hằng năm trên 4 tỉ đôla chứ không còn là hàng thủ công như xưa kia.
Trong lĩnh vực sản xuất xe máy: Honda bị vi phạm quyền SHCN nhiều nhất vì đây là thương hiệu mạnh. Không chỉ một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước mà một số liên doanh nước ngoài cũng làm nhái kiểu dáng, phụ tùng của Honda. Cứ mỗi khi có một dòng xe mới ra đời, không bao lâu sau trên thị trường đã xuất hiện những chiếc xe "hệt 100%", chỉ khác tên gọi. Dòng xe Best của Suzuki, Jupiter của Yamaha được làm nhái khá nhiều.Giá một chiếc Honda giả, nhái có từ 5,2-12 triệu không kể cả giá cao ngất trời của một chiếc Dylan hay SH chính gốc Nhật là 7.000-8.000 đôla (tương đương giá một chiếc ôtô mới cỡ nhỏ ở Mỹ), trong khi hàng giả của TQ chào bán 30 triệu đồng (tương đương 1.600-1.700 đôla. Từ sản phẩm công nghiệp nhẹ đến cơ khí như máy phay - bào - tiện, thổi nhựa, khuôn mẫu cho ngành bao bì, thực phẩm, in ấn, đúc... đều có tương tự các nhãn hiệu thế giới tại thị trường trung gian ở Hong Kong, Đài Loan hay các nước dung dưỡng và tiêu thụ hàng nhái ở khắp nơi.
Danh sách hàng hiệu bị làm giả, nhái nhiều nhất là giày thể thao, túi xách phụ nữ, quần áo, đồng hồ, dụng cụ gia đình bằng điện (tủ lạnh, TV, video...), phần mềm máy tính, phim ảnh, đĩa DVD, VCD, thuốc lá, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, nữ trang, thuốc chữa bệnh... (theo vietbao.vn :
Mỗi năm Cục Quản lý thị trường phát hiện và xử lý khoảng 5.000 vụ sản xuất và tiêu thụ hàng giả, trong đó hình thức "mượn" nhãn hiệu có tên tuổi chiếm phần lớn. Theo phản ánh của một số công ty sản xuất xe máy thì nhiều hộ kinh doanh đã bước đầu nhận thức được hành vi vi phạm quyền SHCN và hậu quả pháp lý của nó. Nhiều hộ đã yêu cầu các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước phải cam kết sản phẩm của mình không vi phạm quyền SHCN
Trong lĩnh vực dược phẩm, theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), mỗi năm Việt Nam có khoảng 80 bằng độc quyền được cấp liên quan đến dược phẩm. Tuy nhiên, đó hầu hết là các loại dược phẩm nước ngoài, trong khi doanh nghiệp dược trong nước cũng như cơ quan quản lý chưa thích ứng kịp với các quy định liên quan đến vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm dược nội địa đã và đang đứng ở một vị trí bất lợi mà nó có thể gây ra thiệt hại rất lớn khi tranh chấp sở hữu trí tuệ xảy ra.
Trong lĩnh vực phần mềm Việt Nam vẫn đang đứng trên top-5 thế giới về tỉ lệ phần mềm lậu (88%) năm 2006. Không chỉ phần mềm lậu, Việt Nam vốn nổi tiếng là “thiên đường” của các sản phẩm sở hữu trí tuệ lậu, nhất là phim ảnh, âm nhạc, sách tiếng Anh, và games. Trong khi đó, chúng ta đã ký công ước Berne và nó có hiệu lực từ ngày 26 tháng 10 năm 2004
1.2/ Tại địa bàn Hà Nội
Không ít doanh nghiệp vẫn thờ ơ, thậm chí thiếu hiểu biết về bảo hộ sở hữu công nghiệp hay lợi ích thực sự của việc làm này. Trong khi đó, pháp luật về sở hữu trí tuệ của VN chưa hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở. Đây là một thực tế khiến tình trạng vi phạm diễn ra ngày càng nghiêm trọng và phức tạp.
Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý thị trường phát hiện và xử lý khoảng 5.000 vụ sản xuất và tiêu thụ hàng giả, trong đó hình thức "mượn" nhãn hiệu có tên tuổi chiếm phần lớn. Thực trạng này đang gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp cả về uy tín và doanh thu. Theo ông Trịnh Sỹ, Phó Giám đốc Công ty Bánh kẹo Tràng An, do sự gia tăng của các sản phẩm bánh kẹo giả, doanh thu của công ty năm nay đã giảm 30% so với năm ngoái. Tương tự như vậy, các sản phẩm bánh kẹo giả mạo sản phẩm của Công ty Hải Hà đã làm giảm 40% sản lượng của công ty so với trước đây. Những đối tượng vi phạm ngày càng có nhiều hành vi tinh vi hơn. Thậm chí, hành vi của nhiều đối tượng còn có một lực lượng hậu thuẫn giúp việc "tư vấn" để lách luật
Trên thực tế là nhiều doanh nghiệp không thể lường trước được việc nhãn hiệu hàng hóa uy tín của mình đã có người khác nhanh chân đăng ký bảo hộ "giúp" một cách hợp pháp. Thậm chí nhiều sản phẩm hàng hóa giả và nhái nhãn mác của họ đã được sản xuất và tung ra thị trường với số lượng lớn gây sự nhầm lẫn khó phân biệt cho người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp phải làm lại từ đầu, bằng cách xây dựng một nhãn hiệu mới, điều này đồng nghĩa với việc họ tự đánh mất mình. "Trước thực tế trên, nhiều doanh nghiệp nhằm tránh những "vết xe đổ" đi trước, vội vàng làm thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp cho cả những sản phẩm/dịch vụ chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường.
Tại địa bàn Hà Nội, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2007 khi Cục quản lý thị trường tiến hành khảo sát đã có HN có 19 tụ điểm nghi vấn có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đã lập danh sách 178 đầu mối sản xuất nghi có sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Trong đó, có 33 cơ sở lương thực, thực phẩm, 128 cơ sở hàng tiêu dùng, 7 cơ sở vật liệu xây dựng, 20 cơ sở thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, còn có 171 điểm giáp ranh mà lực lượng QLTT khó kiểm soát (13 khu vực giáp ranh với các tỉnh bạn, 55 khu vực giữa các quận, huyện, 103 khu vực giữa các phường, xã). Ngoài ra, với 631 chợ, 73 bến ôtô, 7 ga xe lửa, 4 khu vực triển lãm và 603 tụ điểm về hình sự... là những nơi hoạt động thương mại phức tạp. Có thể nói, hàng hoá Trung Quốc nhập vào TP đã tác động lớn tới thị trường HN và đây là nguồn chính của hàng giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ. Qua 860 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2007, có tới 415 vụ hàng giả, kinh doanh trái phép và vi phạm quy chế hàng hoá. Nổi lên một số thủ đoạn giả mạo và vi phạm nhãn hiệu hàng hoá như sau: Thị trường hàng giả đã "nội địa hoá" bằng phương thức nhập linh kiện, bán thành phẩm vào VN qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì nhãn mác mới thành các sản phẩm "made in" Thái Lan và Nhật Bản như giày da các loại, kính mắt, bánh kẹo, tất chân...
Một số DN, đơn vị VN đặt hàng Trung Quốc sản xuất giống y hàng hiệu đã được thị trường chấp nhận như: Thiết bị vệ sinh (hiệu Joden, Clever), bếp ga Rinnai, Paloma, hoá mỹ phẩm (Gucci, Chanel...), máy nghe nhạc MP3, MP4. Hàng hoá này được đưa ra thị trường, bày bán công khai tại các khu phố thương mại với số lượng lớn.
Cũng trong thời gian này, cơ quan QLTT HN đã phát hiện thêm thủ đoạn mới của một số đối tượng như: Mở cửa hàng lấy tên thương hiệu nổi tiếng sau đó lừa bán cả cửa hàng và hàng hoá cho người khác (tập trung chính vào mặt hàng hoá mỹ phẩm). Một số đơn vị, cá nhân đăng ký tên thương mại trùng với tên nhãn hiệu đã được bảo hộ hàng hoá nổi tiếng để lừa dối người tiêu dùng như Cty TNHH cáp điện Trần Phú đặt Cty Thiên Phú sản xuất dây điện mang tên "Trần Phú" của Cty cơ điện Trần Phú đã bị CP15 và QLTT tịch thu tiêu huỷ 328 cuộn dây.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số hàng giả đã đến mức báo động không chỉ đồng hồ, máy ảnh mà các loại linh kiện, cạc, sim, bộ nhớ, USB, màn hình LCD... giả mạo nhãn hiệu xuất xứ tăng rõ rệt với giá bán cạnh tranh tỉ lệ nghịch với chất lượng hàng hoá. Ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT HN - cho biết: "Việc kinh doanh sử dụng tem NK giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn đang tăng lên khó kiểm soát. Một số vụ hàng giả cho thấy có yếu tố móc nối với cá nhân, tổ chức nước ngoài làm hàng giả, nhất là giả mạo xuất xứ đưa vào VN ( theo Viêtbao.vn :
Bên cạnh đó, việc lợi dụng các nhãn hiệu nổi tiếng để sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng kém chất lượng cũng là tình trạng phổ biến và dễ bắt gặp. Chẳng hạn nhãn vụ nhãn hiệu Bia Hà nội, một thương hiệu được người dân biết đến như là một thương hiệu nổi tiếng trong thị trường bia và cũng không ngoại lệ nhãn hiệu này bị các cơ sở sản xuất khác nhái và cung cấp ra thị trường.
thống kê vi phạm nhãn hiệu – Cục sở hữu trí tuệ
1.3/ Đánh giá, kết luận
Xét trên bình diện chung, vi phạm sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa có thể được xem như một vấn nạn mà nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung phải ghánh. Qua thực trạng trên ta thấy mặc dù các cơ quan chức năng ngày càng nâng cao khả năng kiểm soát cũng như nhận thức của các cá thể kinh tế đã thay đổi khá nhiều nhưng về căn bản do còn quá nhiều mâu thuẫn cũng như bất cập và yếu kém đã làm cho vấn đề này không được giải quyết thấu đáo và hiệu quả mà ngược lại nó càng diễn ra phức tạp, sâu rộng và khó kiểm soát. Bản thân người làm chuyên đề khi khảo sát cũng như tìm hiểu cũng thực sự ngạc nhiên là thực trạng của vấn đề này lại lại phức tạp và mang tính thời sự hơn là những nhận định và cái nhìn cục bộ trước đó nhiều đến như vậy. Do đặc thù về địa bàn mà Hà nội là một trong nhưng trọng điểm của vấn đề sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa. Điểm sáng thì ít nhưng điểm tối lại dễ thấy và nhiều hơn nhiều lần so với những thống kê vì trên thực tế rất khó kiểm soát nếu không có một cơ chế, một nền tảng của pháp chế thực thi và kiểm soát gắn liền với thực tế và hiệu quả. Vậy các cơ quan chức năng và một trong số đó là Cục Sở hữu trí tuệ đã quản lý lĩnh vực này thế nào trong những năm gần đây khi mà Việt Nam đã và đang đứng trước quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu và đã ra nhập WTO ?
2/ Thực trạng quản lý nhà nước đối với SHTT nhãn hiệu trong Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam giai đoạn 2005-2007 tại địa bàn Hà Nội
2.1/ Hệ thống các văn bản Luật và dưới luật liên quan đến quản lý SHTT nhãn hiệu hàng hóa
2.1.1/ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ban hành năm 2005
Luật Sở hữu trí tuệ - một đạo luật lớn và phức tạp đã được quốc hội thông qua ngày 29/11/2005. Đây là một sự kiện quan trọng đối với hoạt động sở hữu trí tuệ nói riêng và hoạt động quản lý nhãn hiệu nói chung. Nó là một nền tảng lớn để Việt Nam thắng lợi trong quá trình đàm phán ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học, công nghệ, văn học nghệ thuật và kinh doanh đồng thời là công cụ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Chúng ta điểm qua một vài điều quan trọng liên quan đến hoạt động quản lý nhãn hiệu hàng hóa của Cục Sở hữu trí tuệ.
Theo điều 3- Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu hàng hóa nằm trong đối tượng quyền sở hữu công nghiệp cần được bảo hộ SHTT. Đối tượng SHCN bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Tuy vậy vẫn có nhiều người nhầm lẫn rằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là tách biệt hoàn toàn với sở hữu công nghiệp trong khi trên thực tế nó lại là một bộ phận của SHCN. Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiều dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Theo nội dung điều 3 ta thấy khi các sản phẩm được trao đổi, tiêu dùng sẽ phát sinh nhu cầu được bảo hộ nhãn hiệu của hàng hóa đó trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều sản phẩm có chức năng và thiết kế giống nhau. Điều này càng làm tăng ý nghĩa và tầm quan trọng của nhãn hiệu trong kinh tế thương mại và đời sống.
Điều 6 : Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Như vậy cũng như quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa chỉ được công nhận và xác lập quyền sở hữu trí tuệ khi nó được đăng kí bảo hộ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Cục Sở hữu trí tuệ, tuân theo quy định tại luật SHTT và các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia như Thỏa ước Marid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp... Nếu nhãn hiệu hàng hóa không đăng kí hoặc đăng kí chậm thì nhãn hiệu đó mất quyền bảo hộ SHTT; bị loại trừ không được tồn tại và lưu hành trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Như vậy bộ luật nhấn mạnh vào điều kiện để một nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ sở hữu trí tuệ là phải đăng kí đầu tiên và có đầy đủ điều kiện để thẩm định nhãn hiệu theo quy định của pháp luật. Điều này nghe có vẻ không phức tạp nhưng trên thực tế do sự thiếu hiểu biết và không nắm được luật mà có cá nhân doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn. Điển hình là các nhãn hiệu của Việt Nam bị mất quyền bảo hộ quốc tế hay bị kiện vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong điều 6 này có một thuật ngữ không phải ai cũng hiểu rõ đó là ”nhãn hiệu nổi tiếng”. Theo giải thích từ ngữ trong bộ luật có ghi” Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Tuy nhiên để hiểu rõ nhãn hiệu khi nào trở thành nhãn hiệu nổi tiếng cần có những tiêu chí như đánh giá như :(Theo điều 75 trong bộ luật này)
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo
Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành
Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp
Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu
Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng;
Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị gop vốn đầu tư cảu nhãn hiệu.
Cũng bởi những tiêu chí đánh giá này mà sự thừa nhận nó lại không phụ thuộc vào thủ tục đăng kí mà lại dựa trên cơ sở sử dụng. Đây là điểm khác biệt mà người làm kinh tế cũng như các nhà hành pháp và lập pháp cần quan tâm.
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ
Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
+ Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
+ Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
+ Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
+ Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
+ Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
+ Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
+ Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
+ Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
+ Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
2.1.2/ Một số nghị định, thông tư liên quan đến SHTT nhãn hiệu
2.1.2.1/ Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong nghị định, các hình thức vi phạm, mức phạt, thẩm quyền, thủ tụcđều được quy định một cách chi tiết giúp các cơ quan chức năng có cơ sở, thang đo cụ thể trong các hoạt động đánh giá mức độ vi phạm, mức phạt, tình tiết giảm nhẹ cũng như cách thức để khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm. Nghị định này ra đời cũng giúp các cơ quan áp dụng luật không còn bối rối trước hoạt động vận dụng luật vào trong công tác quản lý, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm vì vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, chưa đi vào được đông đảo ý thức người dân và ngay cả các cán bộ làm luật và áp dụng luật cũng không phải là hiểu hết, hiểu tường tận và có tầm nhìn xa đối với vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong nghị định có một điểm đề cập đến tình tiết giảm nhẹ đó là phụ nữ có thai, người già, khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi của mình. Điều này thực sự rất khó hiểu. Chưa có chứng minh cụ thể nào về việc ảnh hưởng đến nhận thức và kiểm soát hành vi của những đối tượng này và hơn thế nữa cũng chưa có quy định cụ thể trong việc giảm nhẹ hình phạt, giạm nhẹ tối đa là bao nhiêu trong khung hình phạt hay được giảm trong tất cả các trường hợp vi phạmCũng trong các hình thức xử phạt có một điều đáng chú ý đối với hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hóa đó là mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm càng lớn thì mức xử phạt càng tăng. Điều này sát với thực tế về hành vi vi phạm nhằm dăn đe và nghiêm khắc với các hành vi có mức độ vi phạm gây thiệt hại lớn.
2.1.2.2/ Nghị định sô 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp.
2.1.2.3/ Nghị định sô 105/2006/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về SHTT
NghÞ ®Þnh nµy quy ®Þnh chi tiÕt, híng dÉn thi hµnh mét sè ®iÒu cña LuËt Së h÷u trÝ tuÖ vÒ b¶o vÖ quyÒn së h÷u trÝ tuÖ, gåm viÖc x¸c ®Þnh hµnh vi, tÝnh chÊt vµ møc ®é x©m ph¹m quyÒn së h÷u trÝ tuÖ, x¸c ®Þnh thiÖt h¹i, yªu cÇu vµ gi¶i quyÕt yªu cÇu xö lý x©m ph¹m, xö lý x©m ph¹m b»ng biÖn ph¸p hµnh chÝnh, kiÓm so¸t hµng ho¸ xuÊt khÈu, nhËp khÈu liªn quan ®Õn së h÷u trÝ tuÖ, gi¸m ®Þnh së h÷u trÝ tuÖ vµ quy ®Þnh qu¶n lý nhµ níc vÒ së h÷u trÝ tuÖ
2.1.2.4/ Thông tư số 49/2001/TT-BKHCNMT
Thông tư của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư này nhằm sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/5/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NÐ-CP, như sau:
1. Nội dung sửa đổi, bổ sung
Ðiểm 7.3 Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT được thay thế bằng nội dung mới như sau:
7.3. Cách xác định yếu tố vi phạm
c. Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá, kể cả nhãn hiệu nổi tiếng, và tên gọi xuất xứ hàng hoá có thể thuộc một trong hai dạng sau đây:
- Dấu hiệu đóng vai trò nhãn hiệu hàng hoá (chữ cái, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu...) hoặc đóng vai trò tên gọi xuất xứ hàng hoá (địa danh), gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, kể cả phương tiện điện tử, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
- Dấu hiệu đóng vai trò chỉ dẫn thương mại (mọi thông tin dưới dạng chỉ dẫn, lời chú, ký hiệu...) trình bày trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, kể cả phương tiện điện tử, làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc, mối liên hệ của hàng hoá/dịch vụ với hàng hoá/dịch vụ có nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố vi phạm nhãn hiệu hàng hoá là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ, đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế, Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Căn cứ để xem xét yếu tố vi phạm tên gọi xuất xứ hàng hoá là phạm vi bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá, gồm địa danh và hàng hoá, đã được xác định tại Quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá. Ðể xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm có phải là yếu tố vi phạm hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu/địa danh, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định yếu tố vi phạm nêu trên trong trường hợp đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
- Ðiều kiện thứ nhất: Dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu/địa danh thuộc phạm vi bảo hộ.
Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu/địa danh thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo (kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa), cách trình bày (kể cả màu sắc). Một dấu hiệu bị coi là tương tự với nhãn hiệu/địa danh nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc.
- Ðiều kiện thứ hai: Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm trùng, hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc hàng hoá, dịch vụ bất kỳ mang dấu hiệu đáp ứng điều thứ nhất đối với nhãn hiệu nổi tiếng gây ấn tượng sai lệch rằng người sử dụng dấu hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc có quan hệ với chủ sở hữu nhãn hiệu (quan hệ cấp li-xăng, quan hệ trực thuộc về vốn...).
2.1.2.4/ Thông tư của liên bộ ủy ban khoa học Nhà nước và Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và du lịch số 1191- TT/LB ngày 29/6/1991 quy định về việc quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hóa
Điều 2. Sản phẩm, hàng hoá phải đủ các điều kiện sau đây mới được in nhãn hoặc quảng cáo:
- Có giấy phép sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc đăng ký chất lượng phải được cơ quan Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cấp giấy đăng ký.
- Sản phẩm, hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) phải được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cấp giấy chứng nhận phù hợp TCVN.
- Sản phẩm, hàng hoá là hoá dược hay thuốc chữa bệnh phải được cơ quan quản lý Y tế cấp giấy phép sản xuất.
- Bản thảo nhãn đưa vào in phải có giấy phép hợp lệ của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Cơ sở in (nhà in) muốn được in nhãn; tổ chức làm dịch vụ quảng cáo sản phẩm hàng hoá phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
- Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch cấp cho tổ chức làm dịch vụ quảng cáo và các cơ sở in được in nhãn ở cấp Trung ương.
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cấp cho tổ chức làm dịch vụ quảng cáo và các cơ sở in được in nhãn ở cấp địa phương.
Các cơ sở in, các tổ chức làm dịch vụ quảng cáo phải tuân thủ các quy chế về công tác quảng các tại Chỉ thị số 738/VP ngày 10-8-1990 của Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch và quy định của Thông tư này.
Điều 6. Cấm mọi tổ chức, cá nhân buôn bán, trao đổi các loại nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá và bao bì đã in sẵn nhãn sản phẩm hay nhãn hiệu hàng hoá mà không được chủ sở hữu nhãn sản phẩm hay nhãn hiệu hàng hoá cho phép bằng văn bản hợp lệ.
2.1.3/ Một số hiệp ước quốc tế liên quan đến SHTT nhãn hiệu hàng hóa
2.1.3.1/ Hiệp ước marid
Thoả ước madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (1891-1979).
Thoả ước này được ký tại Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva. Theo Thoả ước này thì công dân của một nước thành viên của Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình (nước được chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 1 năm nước được chỉ định không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước đó.
2.1.3.2/ Hiệp ước nhãn hiệu
Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu (TLT), được thông qua ngày 27/10/1994, đã có hiệu lực ngày 1/8/1996. TLT được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký và hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau. TLT đã hài hòa thủ tục của các cơ quan cấp phép đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia khác nhau thông qua việc quy định những yêu cầu tối đa mà một bên tham gia có thể đưa ra.
TLT dành cho nhãn hiệu dịch vụ - dấu hiệu nhận biết đặc thù của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để phân biệt với hàng hóa - quy chế “bình đẳng” với nhãn hiệu. Trước đây, nhiều nước dành quy chế pháp lý khác nhau cho nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. TLT đã yêu cầu các quốc gia thành viên đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và dành quy chế pháp lý tương tự như nhãn hiệu hàng hóa.
Một khía cạnh quan trọng khác của TLT là đem lại lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu là cấm các cơ quan cấp phép của các quốc gia thành viên yêu cầu xác thực các hồ sơ và chữ ký đối với các đơn thư xin đăng ký nhãn hiệu. Nhiều quốc gia yêu cầu bất kỳ chữ ký nào nộp kèm trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cũng cần phải công chứng hoặc phải được hợp pháp hóa phù hợp với luật pháp của quốc gia đó. Theo quy định của TLT, trong hầu hết mọi trường hợp, không cần phải tuân thủ các thủ tục này nữa. Khía cạnh này cho phép người chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn tất và nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
Một lợi thế nữa của TLT là việc hài hòa thời hạn đăng kí nhãn hiệu ban đầu và gia hạn giữa các quốc gia thành viên: TLT quy định thời hạn đăng ký ban đầu là 10 năm, và có thêm 10 năm gia hạn.
Các đặc điểm chính khác của TLT còn bao gồm việc giới thiệu hệ thống ứng dụng đăng ký mục đích sử dụng (có bằng chứng chứng tỏ các nhãn hiệu này đã sử dụng trước khi đăng ký); hợp lý hóa thủ tục gia hạn; giảm thiểu những yêu cầu hoàn tất ngày nộp đơn đăng ký và đơn giản hóa thủ tục thay đổi tên và sở hữu hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu.
Nói tóm lại, TLT nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại quốc tế: Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm thị trường ở các quốc gia khác. Hiện tại, Ủy ban Thường trực về Nhãn hiệu, Thiết kế công nghiệp và Ký hiệu địa lý WIPO (SCT) đang đàm phán các đề xuất sửa đổi TLT. Ủy ban này kiến nghị Đại hội đồng WIPO tổ chức một hội nghị ngoại giao từ ngày 13-31/3/2006 để xem xét việc thông qua TLT sửa đổi.
2.1.3.3/ Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Phần 3 của Hiệp định đề cập đến quyền SHTT trong đóViệt Nam cam kết thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại (TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới sau 18 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định song phương về TRIPs này còn có những quy định cao hơn so với hiệp định TRIPs của WTO do còn có những cam kết của Việt Nam về bảo hộ tín hiệu vệ tinh trong vòng 30 tháng
2.2/ Quy trình xét duyệt và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
2.2.1/ Quy trinh xét duyệt truyền thống
a/ Điều kiện để được đăng kí nhãn hiệu
Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu tập thể,quyền nộp đơn thuộc về tổ chức,cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
b/ Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu
- Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai),làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
Quy chế sử dụng nhãn hiệu,nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
Mẫu nhãn hiệu;
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp,nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế,Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);
Giấy uỷ quyền,nếu cần;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;
Tài liệu xác nhận về xuất xứ,giải thưởng,huy chương,nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
Chứng từ nộp phí nộp đơn.
Bản gốc Giấy uỷ quyền;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
- Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu,trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt,thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa,thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
- Nếu các chữ,từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu,thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ,từ ngữ đó.
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã,thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
- Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm,thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
- Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).
- Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm,và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
- Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
c/ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
- Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ.
- Địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ:
Cục Sở hữu trí tuệ, 386 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội
Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
- Tổ chức,cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu,hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp,thay mặt mình làm và nộp đơn.
- Tổ chức,cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp,không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
-Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt,séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu.
d/ Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu
- Thẩm định hình thức
Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ,thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ,số đơn hợp lệ,ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung,các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
- Công bố đơn
Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
- Thẩm định nội dung
Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,Đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung,nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ,thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ,lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ,lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .
Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên,thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn,đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu,thì đơn coi như bị rút bỏ.
- Gia hạn
Nhãn hiệu có thể gia hạn vô số lần bằng việc nộp khoản phí gia hạn theo quy định nhưng việc đăng kí có thể bị đình chỉ hoàn toàn hoặc đối với một số hàng hóa dịch vụ nhất định nếu nhãn hiệu đó không được sử dụng trong thời hạn cụ thể theo quy định của luật pháp về nhãn hiệu
Số đơn đăng kí và đơn được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2005-2007.( Bao gồm cả đơn đăng kí của người nước ngoài)
Đối tượng
Tiếp nhận đơn
Cấp văn bằng/chấp nhận bảo hộ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nhãn hiệu hàng hoá
18018
23.086
27.074
9760
12287
20044
Tăng so với năm trước
28,13%
17,12%
25,89%
63,13%
Số lượng đơn đăng kí và đơn được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Hà nội giai đoạn 2005-2007
Đối tượng
Tiếp nhận đơn
Cấp văn bằng/chấp nhận bảo hộ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nhãn hiệu hàng hoá
3796
4969
5937
1276
2258
3129
Tăng so với năm trước
30.90%
19,48%
76.95%
55,90%
Số lượng đơn tiếp nhận
Số văn bằng bảo hộ được cấp
2.2.2/ Hệ thống quản trị sở hữu công nghiệp-IPAS
Trước năm 2000, Việt Nam chưa có một hệ thống quản trị tổng hợp về sở hữu công nghiệp mà mới chỉ có một hệ thống đơn lẻ, rời rạc phục vụ cho từng nhóm công việc với mục đích hẹp. Việc phối với, trao đổi giữa các hệ thống đó rất giới hạn bởi thiếu sự đồng bộ. Để khắc phục các khiếm khuyết trên, dự án MOIPA xây dựng Hệ thống quản trị sở hữu công nghiệp ( IPAS – Industrial property administration system ). Hệ thống IPAS đã áp dụng kĩ nghệ thông tin hiện đại để quản lý tất cả các quy trình xử lý đơn sở hữu công nghiệp từ khi nộp đơn cho đến xét nghiệm hình thức, công bố đơn, đăng bạ, cấp văn bằng bảo hộ trong đó có quản lý nhãn hiệu hàng hóa, cũng như theo dõi hiệu lực cho các nhà quản lý và những người quan tâm đến đơn sở hữu nhãn hiệu hàng hóa. Hệ thống IPAS gồm những chức năng chính :
a/ Nhập dữ liệu
Cho phép nhập, lưu giữ các thông tin thư mục và ảnh quét của tài liệu đơn, mẫu nhãn hàng, ảnh, kiểu dángChức năng này có phần mềm nhận dạng tiếng Việt (ORC) hỗ trợ người dùng nhập dữ liệ nhanh chóng. Khi có công văn, tài liệu bổ sung liên quan đến đơn, các tài liệu đó cũng được nhập nhờ chức năng này.
b/ Xét nghiệm hình thức
Cho phép xét nghiệm viên kiểm tra, hiệu chỉnh các thông tin về đơn, ra các thông báo liên quan đến kết quả xét nghiệm theo các mẫu công văn chuẩn thống nhất. Chức năng này cũng hộ trợ ghi nhân các thông tin liên quan đến tài liệu đối chứng khi xét nghiệm nội dung đơn. Việc phê duyệt và gửi công văn được thực hiện trên máy, các công văn đã gửi được lưu trữ trong cơ sở dữ liệ để xét nghiệm viên và mọi người quan tâm có thể xem lại. Ngoài ra các chức năng này còn cho phép theo dõi thời hàn xét nghiệm nhằm hỗ trợ xét nghiệm viên và những người quản lý nắm chắc tiến độ giải quyết công việc do mình quản lý.
c/ Công bố đơn
Cho phép lấy thông tin để công bố theo đúng các quy định pháp luật. Các trang công báo được tạo tự động từ cơ sở dữ liệu, vì thế độ chính xác đảm bảo cao. Các thông tin công bố như số Công báo, ngày công bố được cập nhạt vào cơ sở dữ liệu.
d/ Đăng bạ
Cho phép theo dõi các đơn đã có kết luận được bảo hộ, thông báo bổ sung lệ phí, ra quyết định cấp văn bằng, đăng, in Văn bằng và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo đúng quy định
e/ Các chức năng khác
Ngoài các chứng năng trên, Hệ thống IPAS còn nhiều chức năng khác như khiếu nại (đêr tạo các công văn và ghi nhận các công văn liên quan đến kết quả giải quyết khiếu nại); tra vấn (Xem xét thông tin về đơn hoặc văn bằng); Quản trị Hệ thống (quản lý, cấp quyền cho người dùng và thay đổi thông tin hệ thống); Thống kê (Thực hiện nhiệm vụ thống kê theo các yêu cầu khác nhau) và Sửa đổi, gia hạn, theo dõi hiệu lực Văn bằng bảo hộ.
Tất cả các chức năng trên được giao cho các bộ phận, người dùng khác nhau thực hiện, nhưng kết quả công việc được ghi nhận vào một Hệ thống thống nhất. Bộ phận này có thể dùng, tham khảo kết quả, thông tinh từ bộ phận khác, nhờ đó việc xử lý đơn được thống nhất, chuẩn xác và nhanh chóng
Sơ đồ hệ thống IPAS (ảnh scan)
2.2.3/ Hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến
Hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến được quản lý bằng phần mềm E-Filing (Phần mềm nộp đơn điện tử) cung cấp cho người dùng những công cụ giúp tạo đơn điện tử, lưu trữ đơn. Phần mềm hỗ trợ phương thức chuyển đơn trực tuyến cũng như sử dụng phương pháp sao dữ liệu đơn vào CD_R, đĩa mềm.
ÍCH LỢI
Phần mềm đảm bảo những đơn được tạo ra đáp ứng được yêu cầu theo mẫu chuẩn của NOIP.
Phần mềm sử dụng các định dạng XML, cung cấp khả năng tra cứu toàn diện.
Cuối cùng và cũng quan trọng nhất, phần mềm E-filing giúp rút ngắn quá trình tạo và nộp đơn. Người nộp đơn có thể nhanh chóng biết đơn đang ở trạng thái nào trong quá trình xử lý.
TÍNH NĂNG
Phần mềm E-Filing hỗ trợ ngươi dùng rất nhiều tính năng hữu ích:
In đơn đăng ký .
Tính toán các loại phí và lệ phí theo các thông số nhập vào trong đơn
Đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu đơn lưu trữ dạng thông thường và dạng tệp nén
Cho phép sửa đổi dữ liệu nhập vào đơn (bao gồm hình ảnh và văn bản)
Hỗ trợ nhập dữ liệu điện tử vào hệ thống
Cung cấp chức năng quét ảnh và tài liệu, đồng thời cho phép chuyển dữ liệu dạng file ảnh scan sang đúng định dạng chuẩn của NOIP.
Hỗ trợ mã ngôn ngữ TCVN-3 và UTF-8
Cung cấp chức năng lọc dữ liệu, tổng hợp báo cáo.
Người dùng (các vai trò trong hệ thống)
E-Filing hỗ trợ những người dùng sau:
v Nhân viên:
- Quản lý bản đơn nháp: Người dùng có vai trò là thành viên có thể quản lý tất cả các đơn vừa mới tạo hoặc sửa. Khi đơn ở trạng thái bản nháp, hệ thống cho phép người dùng thành viên xem chi tiết đơn, sửa, xoá đơn.
- Kết thúc quá trình chuẩn bị đơn: thành viên có thể quản lý toàn bộ bản nháp đơn và chuyển trạng thái sang đơn chờ duyệt.
- Quản lý đơn đã nộp: người dùng quản lý các đơn đã nộp có thể xem chi tiết từng đơn.
- Báo cáo thống kê: Người dùng được hỗ trợ in, chỉnh sửa định dạng báo cáo thống kê
- Quản lý dữ liệu danh mục: người dùng có thể quản lý các dữ liệu (Country, Province, IP Agent, IPC Class, Nice Class. Vienna Class, Locarno Class, Fee, Attachment Document Type
v Quản lý:
Người dùng với vai trò quản lý được cấp quyền sử dụng chức năng duyệt đơn.
Nguồn : Cục Sở hữu trí tuệ
- Duyệt đơn: Quản lý và duyệt các đơn.
- Quản lý dữ liệu danh mục: Người dùng có thể quản lý các loại dữ liệu danh mục như danh mục quốc gia, tỉnh thành; danh mục phí, lệ phí và tài liệu đính kèm; danh mục phân loại (phân loại Nice, Vienna, Locarno)
2.3/ Hệ thống quản lý thông tin về nhãn hiệu hàng hóa
Ngày 2/2/2007, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất Dự án "Ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam".
Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, tiếp theo Dự án "Hiện đại hoá quản trị sở hữu công nghiệp", Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục tài trợ cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện Dự án "Ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam (UTIPINFO) từ 01/01/2005 đến 31/03/2009. Mục tiêu của Dự án này là tạo điều kiện cho quá trình xử lý đơn và cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp tới công chúng tốt hơn.
Ngày 2 tháng 2 năm 2007, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất Dự án "Ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam". Tham dự Hội thảo có Ông Nakagawa Hiroaki, Trưởng Đại diện Văn phòng Việt Nam của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ông Phạm Phi Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, một số đại diện của các Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp khu vực Hà Nội và một số trường Đại học.
Lần đầu tiên, thư viện điện tử về sở hữu công nghiệp (IP Lib) tại địa chỉ đã được giới thiệu và trình diễn. Thư viện này bao gồm tất cả các đơn sở hữu công nghiệp được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 1982 đến nay đã được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (vào khoảng 130.000 đơn các loại và hơn 90.000 văn bằng bảo hộ) và theo dự kiến được cập nhật thường xuyên. Thư viện điện tử IP Lib này là nguồn thông tin pháp lý đầy đủ nhất và là nguồn thông tin khoa học công nghệ có giá trị về tình trạng bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Công chúng có thể sử dụng IP Library để kiểm tra sơ bộ khả năng bảo hộ của đối tượng dự định nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp, theo dõi tình trạng đơn đã được nộp.
Hội thảo cũng đã giới thiệu về một Hệ thống nữa do Dự án UTIPINFO xây dựng là Hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến (IPFile) và tiến tới nộp đơn trực tuyến (dự kiến sẽ thực hiện vào quý I năm 2009).
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã rất quan tâm đến các thành quả của Dự án này, vì những Hệ thống thư viện điện tử và Hệ thống nộp đơn điện tử sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển các dịch vụ điện tử trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
2.4/ Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cục
2.5/ Đánh giá, kết luận
Chương III
Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa
1/ Hệ thống luật pháp
2/ Quy trình xét duyệt
3/ Quản lý hệ thống thông tin nhãn hiệu
4/ Kiểm tra, thanh tra về SHTT nhãn hiệu
5/ Sự phối hợp giữa các cơ quan
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6205.doc