Đề tài Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP)

Qua đó tìm ra những giải pháp hiệu quả khắc phục những yêú kém trong bộ máy quản lý làm cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước thực sự là của dân do dân và vì dân. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu này khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến và sự chỉ dẫn của thầy để hoàn thiện nội dung của đề án.

doc45 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồng và thu hoạch bằng công nghệ siêu tốc. Những hộ trồng rau đã rút ngắn tối đa thời gian thu hoạch để kiếm lời một cách nhanh chóng. Bình thường, để thu hoạch một lứa rau phải đợi ít nhất một tuần nhưng ở đây cứ 2 ngày cắt một lần. Những cây rau cắt sát gốc chỉ cần tưới nửa kilogam thuốc tăng trưởng là chỉ sau 1 đêm đã dài cả tấc. Thực phẩm ngoài chợ đã vậy nhưng cả hàng trong siêu thị cũng không kém gì. Lâu nay, khi nói đến hàng hoá siêu thị, người ta luôn nghĩ rằng nơi đây đảm bảo về chất lượng.Thế nhưng, qua kiểm định của các cơ quan chức năng tại Hà Nội và TP HCM, đã phát hiện ra nhiều kết quả bất ngờ: các mẫu nước tương lấy từ các siêu thị có tỷ lệ chất3-MCPD khá cao:8/20 mẫu có chứa 3-MCPD(loại chất có thể gây ung thư) vượt mức cho phép;Các món giò lụa, giò lưỡi, dưa chua, nem chua, bồn bồn, rau chuối xanh...đều có chứa hàn the(ăn nhiều có thể bị ngộ độc mãn tính) và chất formol(là loại hoá chất độc hại gây ung thư)-từ năm 1951 Hội đồng Tiêu chuẩn Thực phẩm(FSC)đã cấm sử dụng chất này nhưng ở Việt Nam, nửa thế kỷ qua, nhà sản xuất vẫn ngang nhiên pha trộn nó vào thức ăn để giữ độ lâu bền cho sản phẩm mà quên đi nguy cơ độc hại cho người tiêu dùng. Thực chất nếu không kiểm tra thì chắc không ai biết có điều này xảy ra. Không những thế sau khi bị phát hiện thì ngay lập tức tất cả những loại hàng đó và những mặt hàng của cơ sở khác cung ngành cung bị dỡ bỏ mà chưa kiểm nghiệm để biết loại sản phẩm đó có vi phạm không. Như là vụ nước tương của một số doanh nghiệp sản xuất khi phát hiện ra chất 3-MCPD có quá nhiều so với quy định cho phép có trong thành phần của sản phẩm thì ngay lập tức tất cả các loại nước tương hay xì dầu đều bị dỡ khỏi quầy trưng bày kể cả sản phẩm không vi phạm trả lại nhà cung cấp. Điều này gây hiểu lầm cho người tiêu dùng”chắc phải vi phạm nên siêu thị mới không bán nữa” Trong hoạt động chế biến, giết mổ gia súc gia cầm thì VSATTP cũng đang ở trong tình trạng rất đáng ngại. Phần lớn các cơ sở giết mổ động vật không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh. Theo cục thú y, phần lớn các cơ sở giết mổ động vật không đáp ứng yêu cầu vệ sinh, cơ quan thú y chỉ kiểm soát được dưới 50% thịt lưu thông trên thị trường. Một số thành phố lớn như Hà Nội có tới 300 điểm giết mổ gia súc,trong đó chỉ có 7 điểm được cấp giấy phép và chịu sự giám sát thường xuyên, còn lại là các điểm giết mổ giải rác, không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy số lượng thịt đem bán trên thị trường khó có thể xác định có được kiểm nghiệm. Ở lợn đã phát hiện một số bệnh như: nhiệt than, tụ huyết trùng, lở mồn long móng, tai xanh....Khi người tiêu dùng ăn phải sẽ dễ bị nhiễm bệnh gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. Trong thực tế không phải tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đều vị phạm yêu cầu về VSATTP. Ví dụ như công ty Sao Việt đã áp dụng hệ thống quản lý đồng bộ trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, từ khâu trồng trọt đến thu mua, chế biến và phân phối. Hiện Sao Việt có thể cung cấp rau sạch tận nhà cho khách hàng là người tiêu dùng ở TP HCM. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ và hoạt động từ người trồng rau đến người bán. Đồng thời việc lưu trữ hồ sơ giúp công ty có thể dễ dàng truy lục hồ sơ để xác định rõ trách nhiệm trong việc cung cấp sản phẩm rau các loại cho khách hàng. Điều này tạo lòng tin của khách hàng về sản phẩm của công ty. Đã có một số doanh nghiệp cung cấp thực phẩm áp dụng các phương pháp quản lý VSATTP như áp dụng tiêu chuẩn HACCP(phân tích nguy cơ và thiết lập điểm kiểm soát).Đây là một tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhân rộng rãi về quản lý chất lượng ATVSTP. HACCP là một phương pháp quản lý nhằm giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất,chế biến thực phẩm kiểm soát được mọi khâu trong quá trình sản xuất từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra của sản phẩm.Việc kiểm soát này nhằm tìm ra những nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến VSATTP trong suốt quá trình sản xuất chế biến. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể khắc phục phòng ngừa những nguy cơ đó.Toàn bộ việc kiểm soát này buộc phải ghi lại thành hồ sơ để theo dõi và để xuất trình theo yêu cầu của khách hàng bao gồm các đối tác của doanh nghiệp và khách hàng. Một ví dụ điển hình là công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Long Phụng đã mạnh dạn áp dung tiêu chuẩn nà trong việc sản xuất các loại giò, chả, xúc xích, jambon để tiêu thụ ở thị trường trong nước...Hay Công ty Nestlé Việt Nam-Nhà máy Ba Vì, Công ty Rượu-Nước giải khát Thăng Long... 2.Tình trạng tràn lan của các loại hàng hoá trong và ngoài nước Việt Nam hiện nay đang là một thành viên của tổ chức WTO(tổ chức thương mại thế giới). Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế trong xu thế phát triển của thế giới. Nhờ hội nhập tạo điều kiện cho chúng ta tăng doanh thu xuất khẩu, giảm rào cản thương mại, tăng cường nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài...nhưng nó cũng làm cho ta khó có thể kiểm soát được hết các hoạt động diễn ra trên thị trường. Mặt hàng thực phẩm tràn lan khắp nơi mà chưa rõ nguồn gốc không được kiểm định. Nhiều loại thực phẩm được nhập lậu từ Trung Quốc được đưa vào nước ta với chất lượng rất kém ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.Thực phẩm nhập lậu rất đa dạng và nhiều chủng loại, bao gồm rất nhiều mặt hàng có nguy cơ ô nhiễm, gây ngộ độc cao. Mặt khác tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới...hầu như chưa có biện pháp để ngăn chặn và không thể kiểm soát được. VSATTP là vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khoẻ, thậm trí là tính mạng của người tiêu dùng. Cho nên nó được cả xã hội trú trọng. Gần đây nhất là vụ tiêu chảy cấp đang gây xôn xao dư luận. Chỉ trong một thời gian ngắn đã thành nạn dịch gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Dịch tiêu chảy đã xuất hiện ở Hà Nội và một số tỉnh phía bắc. Đến tối 31/10/2007 đã có 111 người mắc bệnh phải nhập viện trong đó 90% số người bệnh này đã ăn các thực phẩm tươi sống chủ yếu mắn tôm, mắm tép. Đây có thể coi là những món ăn truyền thống của người Việt Nam, được sử dụng thường xuyên không thể thiếu trong các bữa ăn mà từ trước đến giờ vẫn ăn có sao đâu. Nguyên nhân do đâu vẫn đang còn là một câu hỏi chưa lời đáp rõ ràng. Các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ và các nước Châu Âu quy định rằng chỉ những nước có đủ điều kiện vệ sinh chứng minh được rằng sản phẩm thực phẩm của mình hợp vệ sinh an toàn với sức khoẻ thì mới được đưa hàng hoá vào những nước này. Theo hệ thống cảnh báo và thông báo cua Châu Âu, năm 2004, trong số hàng thực phẩm Việt Nam xuất sang Châu Âu, có 59 lô không đạt tiêu chuẩn chất lượng ( Việt Nam xếp thứ 13 trong số các nước bị cảnh báo), con số này là 124 và Việt Nam xếp thứ 7 trong năm 2005. Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô hàng nông thuỷ sản xuất khẩu bị Hoa Kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên sân nhà. Một thực tế không thể phủ nhận được đó là ý thức của người tiêu dùng. Có lẽ còn rất lâu mới đạt tiêu chuẩn “nhà tiêu dùng thông thái” nếu những thói quen và sự dễ dãi vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của họ. Người ta biết được việc đó là rất bẩn nhưng vẫn chấp nhận. Ví dụ như khi đi chợ một khách hàng yêu cầu xay thịt người bán thit vẫn cầm miếng thịt vẫn còn dính lông chỉ cắt ra nhúng vào xô nước nổi đầy váng mỡ và đỏ lòm rồi cho vào máy xay. Nhìn thấy như vậy nhưng vẫn nói như không có gì “xay luôn cho tiện, nhà mình ăn suốt, có ai bị làm sao đâu, cứ nấu sôi sùng sục là vi khuẩn chết hết”. Không những thế ở các nhà hàng cũng bẩn không kém, ngồi ngay bên xô nước rửa bát và được tận mắt chứng kiến cách làm bẩn thỉu, cẩu thả của nhà hàng, nhưng vẫn làm ngơ như không có chuyện gì cả. Việc người tiêu dùng có thói quen thích hàng rẻ, thích mua hàng tươi sống hàng ngày...cũng là một nguyên nhân gia tăng việc sử dụng các hoá chất bảo quản. II.Những tác động tích cực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP Trong những năm gần đây nước ta đã có nhiều thay đổi với một nền kinh tế phát triển.Việc thông thương hợp tác với các nước trên thế giới đã làm tăng lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu của chúng ta. Những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn về GDP với những loại hàng nông sản như gạo (đứng thứ 2 trên thế giới), cà phê, chè....và thuỷ sản như cá tra, cá basa, tôm...., những hàng thủ công, mỹ nghệ như gốm sứ, may mặc công nghiệp .... Đồng thời cũng tăng lượng hàng nhập khẩu vào nước ta về đủ các mặt hàng. Điều này tạo ra sự cạnh tranh rất cao giữa hàng trong nước và nước ngoài, các mặt hàng trong nước cạnh tranh với nhau... Chính vì vậy không thể tránh khỏi tranh chấp, cạnh tranh không lành mạnh, các tổ chức cá nhân kinh doanh vì lợi nhuận mà làm tổn hại đến con người và xã hội...Cho nên cần có sự quản lý can thiệp của nhà nước. Trên thị trường xuất khẩu hàng hoá đang rất gay gắt do những vụ kiện bán phá giá về cá tra, cá basa, hàng may mặc xuất khẩu... của ta trên thị trường Mỹ. Chúng ta phải mất rất nhiều thời gian mới giải quyết xong. Để hạn chế tình trạng này các cơ quan nhà nước đã làm hết sức của mình để bảo vệ quyền lợi cho những mặt hàng xuất khẩu. Để hạn chế tình trạng trên nhà nước đã ban hành các văn bản luật và hướng dẫn thi hành đối với các mặt hàng thạm gia xuất khẩu. Thường xuyên kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh giúp họ nắm bắt được thực trạng của tình hình hiện nay. Đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình sản xuất. Các cơ quan nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ quyền lợi cho những nhà xuất khẩu trong nước.Các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP là nơi có quyền và trách nhiệm đảm bảo chất lượng ATTP trên thị trường. Các cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng, ban hành và hướng dẫn thi hành luật. Đã có nhiều văn bản luật được thi hành như Pháp lệnh về Thú y, Pháp lệnh về VSATTP, Luật về thuỷ sản, Pháp lệnh về chất lượng hàng hoá và sắp tới đây là Luật về Chất lượng sản phẩm hàng hoá và các nghị định hướng dẫn thi hành. Như Cục thú y năm 2006 đã xây dựng chương trình Bộ ban hành 12 văn bản quy phạm pháp luật và 31 quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến công tác VSATTP, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y: quản lý và sử dụng thuốc thú y. Đã tổ chức phát hành được 2000 cuồn tài liệu tập hợp các văn bản QPPL và quy chuẩn kỹ thuật liên quan tạo thành hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập; Tập huấn cho các đơn vị trực thuộc Cục thú y và Chi cục thú y các tỉnh về hiệp định SPS, hội nhập kinh tế quốc tế và các yêu cầu vệ sinh thú y trong buôn bán động vật, sản phẩm động vật; Tăng cường hợp tác với các nước về công tác thú y, ký kết hiệp định thoả thuận với các nước; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cục, chi cục Thú y các tỉnh, thành phố Trung ương phối hợp với chính quyền các ban ngành tại địa phương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo chương trình hoạt động hàng năm đối với các cơ sở giết mổ, buôn bán động vật; thanh tra và chỉ đạo công tac kiểm dịch tại các cửa khẩu, ngăn chặn tình trạng buôn lậu; Nhà nước đã ban hành các văn bản luật, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 08/1999/CT-TTg ngày 15/04/1999 về việc “Tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” và Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 phê duyệt kế hoạch bảo đảm VSATTP giai đoạn 2006 -2010. Để công tác quản lý VSATTP được thực hiện thống nhất, có hiệu quả đòi hỏi sự lỗ lực của các cơ quan có trách nhiệm và toàn xã hội. Hiện nay, hành lang pháp lý về VSATTP ở nước ta cơ bản đã được thiết lập và củng cố; công tác phối hợp liên ngành được tăng cường và ngày càng có hiệu quả. Công tác giáo dục truyền thông được đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao trách nhiệm lãnh đạo của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng. Đó là những bước tiến quan trọng trong công tác đảm bảo VSATTP ở nước ta. Các cơ quan , đơn vị có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kiểm dịch. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh với những biện pháp chế tài hợp lý. Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng một số chủng loại thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường; giám sát các chất tồn dư trong thực phẩm như trong thịt, trứng, sữa, mật ong( kháng sinh, kim loại nặng, hoóc- môn, sudan) hay trong hoa quả....Các cơ quan đã cử người đi học tâp công tác ở nước ngoài như Cục thú y năm 2006 đã cử 112 lượt người đi học tập/ công tác ở nước ngoài về phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và VSATTP; Phối hợp với tổ chức FAO, WB và các địa phương tổ chức 1 lớp huấn luyện về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật cho 883 học viên tại 18 Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố; III.Những tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP Hiện nay bộ máy hoạt động trong các cơ quan quản lý nhà nước của chúng ta còn rất nhiều bất cập nhiều vấn đề cần giải quyết. 1.Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP còn yếu, phân tán và thiếu sự đồng bộ. Thực tế hiện nay có khá nhiều bộ, ngành tham gia quản lý VSATTP nhưng sự phối hợp còn thiếu đồng bộ, không có đơn vị chuyên trách thực hiện việc quản lý VSATTP nên hoạt động không hiệu quả. Theo quy định hiện hành, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về Chất lượng VSATTP trong khâu lưu thông nhưng đội ngũ cán bộ còn quá mỏng, lại thiếu những phương tiện hoạt động cần thiết, chưa có cơ quan chuyên trách quản lý VSATTP. Việc đánh giá,cảnh báo nguy cơ và kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm hiện còn chưa được thường xuyên. Sự chồng chéo trong việc phân công trách nhiệm quản lý. Đây là vấn đề gây tranh cãi và bức xúc trong hoạt động của hệ thống các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong vấn đề VSATTP. Có người đã phát biểu rằng “ việc đăng ký của các cơ sở kinh doanh này là đúng theo các quy định hiện hành. Còn những sai phạm của họ thì...không thuộc quyền quản lý của chúng tôi. Quản lý thông tin quảng cáo là trách nhiệm của Bộ Văn hoá Thông tin”. Đến nay trách nhiệm thuộc về cơ quan nào vẫn chưa rõ ràng và còn chồng chéo. Dư luận rất bất bình về việc các cơ quan chức năng ngành Y tế không thừa nhận yếu kém trong khâu quản lý. Cụ thể là trách nhiệm của thanh tra Sở Y tế TPHCM đã xem nhẹ với những lập luận những lý do “thiếu quyết đoán”. Còn lãnh đạo Thanh tra Bộ Y tế và Cục ATVSTP cũng nhân lúc đó đổ hết mọi tội lỗi cho Sở Y tế TPHCM. Trong khi người tiêu dùng đang cần những thông tin chính xác và nhanh chóng thì các cơ quan từ chối với lý do “ tất cả các kết quả đều được chúng tôi báo cáo với cục ATVSTP. Cục mới là cơ quan chức năng đủ thẩm quyền công bố..”. Tuy nhiên ông Cục trưởng Cục ATVSTP lại cho biết rằng, cục chỉ nhận được thông tin nước tương chứa chất 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép thông qua báo chí. Ngoài ra, ông Chánh thanh tra Bộ Y tế cũng cho rằng, cơ quan này đã 2 lần gửi công văn yêu cầu Thanh tra sở Y tế TPHCM công bố kết quả đợt thanh tra nước tương vào quý I/2007 nhưng cũng không nhận được hồi âm. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở đó mà sau khi cục ATVSTP nhân được báo cào kết quả kiểm nghiệm cũng không công bố cho người tiêu dùng biết mà lại là trách nhiệm của Sở Y tế TPHCM. điều này làm người ta nghi ngờ không hiểu vậy thì trách nhiệm của Cục ATVSTP là gì? 2.Chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung,chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp, đảm bảo chất lượng VSATTP Tình trạng chung hiện nay là việc giết mổ gia súc, gia cầm rất phân tán và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ngay ở thành phố lớn TP.HCM, đến tháng 4/2004 mới có VISSAN là cơ sở giết mổ gia súc theo phương pháp công nghiệp được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ 20, mới cung chỉ cung cấp được 20-30% nhu cầu thực phẩm gia súc chế biến đảm bảo chất lượng VSATTP của thị trường. Hệ thống labo kiểm nghiệm so với yêu cầu quá ít. Hiện nay mới có 16 labo trong tổng số 64 tỉnh, thành có máy sắc ký lỏng. Năng lực xét nghiệm các chỉ tiêu về hoá chất, kháng sinh, hoóc-môn, độc tố...còn rất hạn chế. Trên thực tế, các kháng sinh tồn dư trên thịt tươi vẫn rất cao, từ khâu giết mổ gia súc đến khâu bảo quản, vận chuyển và phân phối kinh doanh cũng làm mỗi nơi một kiểu. Hiện nay người ta còn phát hiện ra trong thịt lợn còn có chứa chất “muốn diêm” đây là loại hoá chất gốc Nitric- NO2 và Nitrat- NO3 làm cho thịt luôn có màu tươi đỏ dù có để từ ngày hôm trước đến hôm sau. Chất này còn được sử dụng trong nghề bóc vỏ tỏi rất nhanh chóng. Tỏi chỉ cần ngâm muối diêm 15 phút, lấy chân đạp cho bong vỏ sau đó vớt ra và gọt đầu thế là xong. Nhưng loại tỏi này chỉ cần để một thời gian ngắn sẽ bị ngả sang màu vàng và bốc mùi nồng nặc. Nhiều chi cục đã buông lỏng công tác quản lý kiểm dịch vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sai quy định; Hệ thống trạm, chốt kiểm dịch đầu mối giao thông trang thiết bị nghèo nàn, nhiều nơi không có trụ sở làm việc, hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu chỉ kiểm tra trên giấy tờ. Bộ Y tế vẫn chưa có những văn bản cụ thể quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật về việc xây dựng các cơ sở giết mổ chuyên dùng. Đến nay, Pháp lệnh vè VSATTP (có hiệu lực từ tháng 11/2003) là văn bản pháp lý cao nhất về quản lý trong lĩnh vực này. 3.Các văn bản, quy định phục vụ cho công tác quản lý nhà nước ban hành chậm, thiếu đồng bộ, nhiều quy định đã lạc hậu, đặc biệt là các văn bản kỹ thuật. Thực tế đòi hỏi phải có vài ngàn tiêu chuẩn về thực phẩm, song đến nay chỉ mới ban hành được 717 tiêu chuẩn Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bất cập trong việc thanh tra, kiểm soát thực phẩm trên thị trường. Pháp lệnh VSATTP có hiệu lực từ tháng 11/2003 nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thi hành. Vấn đề VSATTP liên quan mật thiết tới nhiều ngành sản xuất nhưng khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các Bộ, ngành chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề này, chưa có sự thống nhất chung về yêu cầu VSATTP đối với các sản phẩm thực phẩm. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về VSATTP còn chậm, một số tiêu chuẩn về VSATTP không còn phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm hiện nay. Theo đánh gía của uỷ ban KH, CN&MT của Quốc hội, phần lớn các tiêu chuẩn không đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (mức độ tương thích của tiêu chuẩn VSATTP Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay ở mức 32,2%). Mặc dù bộ Y tế- Ban chỉ đạo liên ngành đã có công văn gửi tất cả các địa phương trong cả nước cũng như các bộ ngành liên quan đề nghị đánh giá kế hoạch thực hiện chương trình hành đông quốc gia đến năm 2010 của Chính phủ, nhưng đến cuối tháng 7/2007 mới chỉ có 30/64 tỉnh, thành phố và 8/13 bộ, ngành gửi báo cáo về bộ Y tế. Có thể thấy rằng, ngay cả các cấp chính quyền vẫn còn thái độ thờ ơ, vô cảm với vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống của người đan như thế thì việc chỉ có gần 38% người sản xuất; 42,5% người kinh doanh thực phẩm và gần 40% người tiêu dùng có hiểu biết và thực hành đúng về VSATTP. Hiện nay việc bộ luật về VSATTP vẫn còn nhiều bất cập. Thực phẩm bị phát hiện chứa hàn the nhưng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được chỉ có thể xử lý bằng hình thức thiêu huỷ bởi vì luật pháp nước ta quy định việc vi phạm phải được chứng minh là gây hậu quả nghiêm trọng trong khi đó phải 20 năm sau khi ăn, người tiêu dùng mới bị hàn the gây tác động lúc đó thì lấy đâu ra chứng cứ để truy tố nữa. Thiếu cơ sở pháp lý để thanh tra xử lý các đơn vị vi phạm là ý kiến chung của nhiều nhà quản lý. ví dụ như trong năm 2003 trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 22 vụ ngộ độc trong đó có đến 17 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1000 lượt người bị ngộ độc. Nguyên nhân chính là do sử dụng thực phẩm không đảm bảo VSATTP. Trước tình hình trên sở Y tế đã tiến hành thanh tra và đã xử phạt vi phạm với hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên khi phát hiện vi phạm lại thiếu quy chế xử phạt. Điều này khiến cho việc xử phạt rất lúng túng 4. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên hiệu quả còn thấp. Hiện nay cả nước có hơn 200 thanh tra viên thuộc ngành y tế, thanh tra cả về VSATTP. Chế tài xử phạt vi phạm còn thiếu cụ thể hoặc quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Có thể nói, công tác thanh tra về VSATTP chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về VSATTP. Do nguồn thanh tra chuyên ngành quá mỏng như hiện nay không đủ nguồn lực để kiểm tra và giám sát. Số cán bộ chuyên trách cấp của ngành y tế cấp tỉnh, thành về vấn đề này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cấp quận huyện thì kiêm nhiệm, phường xã thì hầu như không có kinh nghiệm. Do vậy mà hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm chỉ thực hiện từng đợt. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý thường chỉ bắt tay vào cuộc, thanh tra và kiểm tra sau khi sự việc được báo chí phanh phui. Ví dụ như năm 2003, Báo Gia đình và Xã hội có bài điều tra về lợn chết do dịch bệnh, đã được chôn nhưng một số người ham lợi vẫn lén lút đào bới, chế biến thành patê, thịt lợn quay. Khi báo chí phất hiện thì các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh mới xử lý. Hay khi báo Lao Động phản ánh tình trạng sữa, bột dinh dưỡng không rõ nguồn gốc và nhà sản xuất bán tràn lan tại một số điểm ở Hà Nội. Sau đó sở Y tế Hà Nội và các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Gần đây nhất là tình trạng nước tương có chứa chất 3-MCPD một loại chất hoá học gây ung thư có chứa rất nhiều trong nước tương. Điều này đã làm người tiêu dùng vô cùng hoang mang, lo ngại. Nó đã gây xôn xao dư luận trong thời gian dài. Việc phát hiện chất 3-MCPD có trong nước tương đã được tiến hành kiểm tra từ cuối năm 2001 nhưng các cơ quan có chức năng vẫn “ém nhẹm” vụ này và đến thời gian gần đây mới tiến hành công bố vì bị dư luận lên án quá gay gắt. Một đặc điểm tình hình hiện nay là cứ Bộ nào được giao quản lý ngành là có xu hướng phải thành lập phòng kiểm nghiệm riêng, vừa tốn kém, vừa khó tránh khỏi trùng lắp, vừa khó có đủ kinh phí để trang bị thật hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi yêu cầu kiểm nghiệm sẽ rất đa dạng và khắc nghiệt trong thời gian sắp tới. Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá vẫn gặp nhiều hạn chế do số phòng thử nghiệm có trình độ và kinh nghiệm còn ít và việc moẻ rộng hoạt động kiểm nghiệm đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chưa được thật phổ biến. 5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về VSATTP còn hạn chế. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng đã trú trọng tới việc thông tin, tuyên truyền về VSATTP nhưng chưa thường xuyên, chỉ được đẩy mạnh trong “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP”. Các cơ quan chức năng cũng chưa thường xuyên cung cấp các thông tin cảnh báo về các mối nguy hại do sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng cũng như các thực phẩm, chất phụ gia, chất bảo quản,...bị cấm và hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Thêm nữa, những người tiêu dùng cũng chưa nhận thức đúng hoặc có thái độ làm ngơ trước những hành vi vi phạm VSATTP. Một nghiên cứu đánh giá về nhận thức và thực hành VSATTP của các nhóm đối tượng trong một số làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống cho thấy, ở nhóm người quản lý: chỉ có 55,6% số người được phỏng vấn hiểu được về ngộ độc thực phẩm: 77,8% số người hiểu được tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm: hơn 90% số người không nhớ được một văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP. Ở nhóm người sản xuất, kinh doanh thực phẩm: có 82,4% số người chưa được qua tập huấn về VSATTP; còn 25-85% số người thực hiện không đúng các quy định VSATTP trong kinh doanh chế biến thực phẩm. Một nghiên cứu khác đánh giá về hiểu biết của cong nhân sản xuất nước giải khát ở Hà Nội cho thấy: năm 2000 có26.2% số công nhân biết về danh mục các chất phụ gia quy định trong chế biến thực phẩm; đến năm 2004, tỷ lệ này là 32,7%; chỉ có 39,7% số công nhân được đánh giá đạt về kiến thức VSATTP CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VSATTP Từ những thực trạng trên cho thấy có nhiều vấn đề cấp thiết cần cải thiện hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP 1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP Điều đầu tiên có lẽ phải là giải pháp về vấn đề hệ thống luật pháp về VSATTP , cần phải có những chế tài chặt chẽ, tiếp đó là xây dựng luật hoàn chỉnh. Dựa trên bộ khung pháp luật đó mới có khả năng quản lý. Tuy nhiên việc quản lý không đồng nghĩa với việc kiểm soát được hoàn toàn. Phối hợp với các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác ATVSTP; đẩy mạnh một bước công tác tuyên truyền cho người trực tiếp sản xuất hiểu biết và thực hành theo các quy chuẩn VSATTP. Đối với các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm cần sự phối hợp với các sở Nông nghiệp thực hiện chỉ thị 30/2006- TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2007, 100% các tỉnh thành phố có quy hoạch hệ thống giết mổ; trên 70% số gia súc, gia cầm được kiểm soát giết mổ trước khi đưa ra thị trườgn tiêu thụ. Phối hợp với các tổ chức triển khai thực hiện dự án kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm chất tồn dư trong nông sản thực phẩm đến 2010 và dự án về VSATTP do Chính phủ Canada tài trợ; kiểm tra chất lượng một số chủng loại thuốc thú y đang được tiêu thụ trên thị trường; Hoàn thành kế hoạch giám sát chất lượng mật ong xuất sang EC; Tăng cường tài lực và nhân lực cho các trung tâm để phân tích các chất tồn dư, vi sinh vật trong sản phẩm động vật đảm bảo đựơc các yêu cầu xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước. Tăng cường hợp tác với các Bộ, Ngành trong việc ngăn chặn, kiểm soát buôn lậu thịt, trứng, sữa qua biên giới; Thực hiện theo kế hoạch hành động của Ban chỉ đạo Quốc gia ATVSTP; Tăng cường công tác đào tạo huấn luyện về VSATTP cho các cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước. Do đội ngũ cán bộ có hiểu biết về vấn đề này còn thiếu và yếu nên nhà nước phải có những chính sách khuyến khích trợ cấp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để họ có khả năng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về VSATTP, nhất là hệ thống thanh tra chuyên ngành về VSATTP. Thường xuyên huấn luyện về VSATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt đối với các cơ sở thực phẩm quy mô nhỏ, do quận huyện phường xã quản lý. Chú ý giáo dục ý thức chấp hành đúng các quy định pháp luật liên quan đến VSATTP Thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dặc biệt là các quy định về VSATTP trong sản xuất rau quả, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản; quản lý chặt chẽ việc kinh doanh hoá chất phụ gia thực phẩm trên nguyên tắc hoá chất phụ gia thực phẩm chỉ được bán trong các cửa hàng thực phẩm; sắp xếp lại các khu vực kinh doanh thực phẩm trong các chợ; thường xuyên kiểm tra thanh tra, xử lý việc chế biến thực phẩm ăn ngay tại khu công nghiệp và khu chế xuất, các trường học, các chợ, siêu thị, các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể và dịch vụ thức ăn đường phố Tăng cường các biện pháp kiểm tra thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phậm pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc trong đơn vị mình. Trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, tái diễn do buông lỏng quản lý, không tuân thủ pháp luật thì phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Tăng cường đầu tư ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ bản kiểm soát VSATTP Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục về VSATTP thường xuyên, liên tục. Đây là vấn đề cần được quan tâm trú trọng để nâng cao hiểu biết của tất cả mọi người cả người sản xuất và người tiêu dùng. Ở nhiều nước Châu Âu, để đảm bảo VSATTP, biện pháp hàng đầu của họ là giáo dục, giáo dục và giáo dục. Giáo dục cho người tiêu dùng, ngay từ khi còn học trong trường, khi lên đại học và cả khi ra ngoài cuộc sống. Người tiêu dùng cũng phải thường xuyên được bồi dưỡng các kiến thức về VSATTP và cập nhập thường xuyên những thay đổi về thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và cho xã hội. Tại Singapore, khi mở một quán ăn hay một xe bán thực phẩm lưu động, thì họ phải qua một lớp tìm hiểu các quy định về VSATTP. Lớp này được tổ chức thường xuyên tại rất nhiều nơi, đến tận cấp phường. Khi đã biết rồi mà vi phạm thì sẽ bị xử lý rất nghiêm theo pháp luật và tất nhiên là hàng quán cũng được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Người dân cứ nhìn vào đó mà lựa chọn. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là người dân tin tưởng vào giấy chứng nhận đó bởi vì người ta tin tưởng vào cơ quan kiểm nghiệm. Còn ở Việt Nam như chúng ta đã thấy bộ máy quản lý chồng chéo chức năng không rõ ràng khi sự việc xảy ra không được giải quyết nhanh chóng triệt để thì đổ trách nhiệm lên nhau. Quản lý VSATTP có nhiều công đoạn, tuy nhiên UBND thành phố là cơ quan đứng đầu tiếp đó là trách nhiệm của Sở Y tế. Nhiệm vụ của sở Y tế là bảo vệ sức khoẻ cho người dân. Nếu phía y tế không làm được việc đó thì xem như chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình với người dân. Những người có trách nhiệm cần phải thấy được tầm quan trọng cũng như thực trạng của vấn đề VSATTP hiện nay, cần phải nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, tự kiểm điểm bản thân; cần phải biết vì sao làm không được, phần nào là trách nhiệm của mình, phần nào là trách nhiệm của ba ngành....thì mới cải thiện được tình hình VSATTP đang bức xúc hiện nay. Điều cơ bản nữa là cơ quan chức năng phải tiến hành những biện pháp quản lý lâu dài chứ không phải làm một hai ngày, làm kiểu chiến dịch mỗi năm một lần rồi bỏ đó. Nếu ngành y tế kiểm tra, phát hiện và không công nhận sản phẩm thực phẩm nào đó đảm bảo VSATTP, không chấp nhận cho sản phẩm đó lưu hành thì phải báo cáo với chính quyền và công bố cho người dân biết thì chắc chắn sẽ không ai dám bán cung chẳng ai dám mua. Vấn đề là lâu nay phía y tế chưa hành xử hết quyền của mình Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người là vấn đề cũng cần phải quan tâm. Động thái tích cực cho vấn đề này là mở rộng truyền thông theo hướng phổ biến kiến thứuc, giáo dục ý thức và xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện. Báo chí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các điều kiện cơ bản này. Báo chí cũng không nên đưa những thông tin không đầy đủ và một chiều gây tác dụng ngược như cung cấp các thông tin quá chi tiết, mô tả quy trình sản xuất, cách sử dụng phụ gia không được phép. Điều này sẽ giống như hướng dẫn cho các đối tượng chưa sử dụng biết cách sử dụng. Hoặc những thông tin chưa được xác định rõ như trứng gà giả, xoài giả, vải nhãn nhiễm virut viêm màng lão làm cho người tiêu dùng lo sợ không dám sử dụng nữa trong khi không có cơ sỏ khẳng định kết luận đó. Nó dẫn đến nhiều hậu quả cho người sản xuất làm cho họ có thể sẽ bị phá sản gây mát ổn định nền kinh tế. Để các hoạt động thực hiện hiệu quả thì xử phạt vi phạm thế nào là vấn đề rất khó nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Một vấn đề đáng báo động là các cơ quan chức năng tỏ ra kém năng lực trong việc kiểm soát vấn đề này. Nhiều người cho rằng không hiểu các cơ quan chuyên trách về vệ sinh thực phẩm đã làm gì trước những việc làm đáng sợ của các cơ sở chế biến thực phẩm, từ chuyện hàn the đến phoóc- môn và những hoá chất độc hại mà người tiêu dùng không thể biết bằng mắt thường. Nhưng sản phẩm vẫn được bày bán trên thị trường mà không có sự quản lý kiểm định. Thỉnh thoảng mới thấy có một đợt ra quân rầm rộ( tất nhiên là các cơ sở chế biến đều biết và đối phó) nhưng cũng chỉ giải quyết được tức thời mà thôi sau đó thì đâu vẫn vào đó. Ngoài việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở chế biến thực phẩm đối với sức khoẻ con người thì các cơ quan chức năng cũng cần thực hiện kiểm tra thường xuyên và không báo trước các cơ sở, nhà hàng kinh doanh ăn uống, đồng thời có chế tài xử phạt thật nặng đối với những trường hợp vi phạm và không cho phép kinh doan ( việc này giao cho ban quản lý chợ nếu hộ kinh doanh tỏng chợ, đối với các cơ sở sản xuất thì giao cho xã phường chịu trách nhiệm...), dù chỉ vi phạm một lần. Cần quán triệt chủ chương này tới từng hộ chế biến kinh doanh. Nhất thiết cần xử lý với thái độ quyết liệt, không nhân nhượng thì việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm là không quá khó. Tờt nhiên là trong tình hình hiện nay, vấn đề nhân sự của các cơ quan chuyên trách là rất khó khăn nhưng không phải là không giải quyết được. Điều này phụ thuộc váo năng lực, sự quyết đoán cũng như trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bản thân những cán bộ này cũng cần nhận thức rằng tính mạng của con em họ cũng đang bị đe doạ bởi các laọi thực phẩm sử dụng hàng ngày. Chúng ta đang hướng tới xã hội văn minh mà ở đó con người được nhà nước bảo vệ về sức khoẻ, tính mạng. Điều này đồng nghĩa với việc người dân và các quan chức công quyền cũng phải có ý thức cao trong từng hành động để có thể hình thành nên một ý thức hệ bền vững trong xã hội để mà khi một người nào đó làm một việc mà xã hội cho là sai thì họ sẽ tự cảm thấy hổ thẹn dù chẳng có ai phê phán gì. Có như vậy chúng ta mới có một xã hội văn minh thật sự 2. Một số giải pháp áp dụng các tiêu chuẩn về VSATTP Hiện nay nhiều quốc gia, thị trường chấp nhận tiêu chuẩn sạch ở mức đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và đã đề ra nhiều biện pháp quản lý nhằm kiểm soát một cách chặt chẽ vấn đề VSATTP như GMP, GAP, SQF, HACCP, ISO 22000...Đồng thời các tiêu chuẩn về VSATTP đã thực sự trở thành rào cản kỹ thuật trong thương mại. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải có cai nhìn đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn về vấn đề VSATTP mà trước hết cần phải đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân để từ đó có quyết sách đúng đắn đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Chúng ta cần có sự đổi mới trong công tác quản lý một cách chặt chẽ, liên kết trong tất cả các khâu các quá trình từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, từ nhà cung cấp nguyên liệu với nhà sản xuất- chế biến và nhà phân phối sản phẩm. Trước đây việc quản lý, kiểm soát VSATTP chỉ dừng lại ở từng khâu từng quá trình riêng lẻ ( trong toàn bộ dòng đời của sản phẩm) thậm chí còn chồng chéo giữa các ngành quản lý với nhau. Điều này dẫn tới việc quản lý, xử lý vấn đề VSATTP chỉ ở phần ngọn, không tìm thấy được nguyên nhân và do đó không cải tiến được tình hình. Thực tế cho thấy, các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra( đặc biệt ở nơi có bếp ăn tập thể, khu công nghiệp...) thường khó xác định nguyên nhân và như thế không thể phòng ngừa những trường hợp ngộ độc ấy không còn tái diễn. Do vậy để kiểm soát được vấn đề VSATTP, chúng ta cần nghiên cứu áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp quản lý tiên tiến của quốc tế. Chính vì vậy UBND các tỉnh, thành phố cần có chủ trương, chính sách nhất quán, kiên quyết đồi hỏi các Sở, Ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên quan đến vấn đề VSATTP phải áp dụng triệt để có hệ thống các giải pháp này sao cho toàn bộ dòng đời của sản phẩm: từ khâu nuôi trồng nguyên liệu, cho đến khâu sản xuất, chế biến và lưu thông, phân phối sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ về VSATTP theo yêu cầu và chuẩn mực quốc tế. Để lầm được điều này, mỗi một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm phải có một chương trình quản lý thông nhất (chương trình tiên quyết) do một sở ngành đứng ra chủ trì, chịu trách nhiệm chính. Chương trình này ngoài việc áp dụng các giải pháp quản lý VSATTP của quốc tế, còn thể hiện việc gắn kết giữa các nhà: cung cấp nguyên liệu, sản xuất- chế biến và tiêu thụ sản phẩm( theo tinh thần Quyết định 80/TTg của Thủ Tướng Chính phủ), đồng thời cũng là quá trình hình thành các vùng nuôi tròng chuyên canh, phát triển các hợp tác xã trong nông nghiệp ( theo NQ TW 5, khoá IX). Bởi lẽ chỉ có thể tổ chức quản lý dưới dạng HTX vung nuôi tròng chuyên canh và gắn kết vùng nguyên liệu với sản xuất- chế biến, tiêu thụ mới áp dụng có hiệu quả các Hệ thống quản lý VSATTP quốc tế. Sau đay là một vài Hệ thống quản lý chủ yếu mà chúng ta có thể áp dụng: * GAP, EUREP- GAP: GAP: (good Agriculture Practice). Gọi là quy phạm thực hành nông nghiệp tốt. Được áp dụng trong lĩnh vực nuôi tròng sản phẩm nông nghiệp ( kể cả thuỷ sản). Quy phạm này được thực hiện dựa trên nguyên tắc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong từng công đoạn của toàn bộ quy trình sảm xuất nằhm loại bỏ các yếu tố không an toàn cho sản phẩm và đạt được kết quả tôt nhất EUREP- GAP (European Retail Products – Good Agriculture Practice): Tháng 9/2003, Tổ chức bán lẻ Châu Âu (EUREP) công nhận GAP là tiêu chuẩn để đánh giá nhà cung ứng các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn này (gọi là tiêu chuẩn EUREP GAP) để vào thị trường Châu Âu (áp dụng ISO Guide 65=EN 45011). Và chỉ những sản phẩm nông nghiệp được áp dụng theo GAP mới được tiêu thụ trong EUREP. Do vậy, GAP đã trở thành TBT. Hiện nay, ở Việt Nam tổ chức SGS được EUREP công nhận là tổ chức chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn này( gọi là tiêu chuẩn EUREP GAP) để vào thị trường Châu Âu. * GMP, SSOP: GMP ( Good Manufactu- ring Practice) gọi là quy phạm thực hành sản xuất tốt. Nó được áp dụng cho nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm. Nguyên tắc của Quy phạm này cũng giống như GAP, nhưng trong môi trường, điều kiện nhà máy. Theo đó, để đảm bảo yêu cầu VSATTP, tất cả các yếu tố: môi trường trong, ngoài nhà máy; các máy móc, thiết bị; kho ( nguyên liệu, thành phẩm); nguyên- vật liệu; các vật dụng trong nhà máy ( điện, nước, cửa sổ, trần nhà...) và vệ sinh của công nhân... đều được đánh giá khả năng nhiễm bẩn vào sản phẩm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp phòng ngừa, kiểm soát để việc nhiễm bẩn không xảy ra. Có như vậy sản phẩm mới đảm bảo khả năng an toàn. SSOP ( Sanitation Standard Operating procedủe) gọi là Quy phạm thực hành theo tiêu chuẩn vệ sinh gọi tắt là Quy phạm vệ sinh, là phần chủ yếu của GMP. Sau khi đánh giá, ở những nơi có khả năng nhiễm bẩn sản phẩm, tổ chức ( đơn vị áp dụng GMP) phải xây dựng SSOP( bao gồm tất cả các yêu cầu, điều kiện, chuẩn mực, kế hoạch, phương pháp, trách nhiệm...) để trong hoạt động không xảy ra việc nhiễm bẩn. * HACCP, SQF 1000,SQF 2000: HACCP ( Hazard Analysis Critical Coltrol Point) gọi là Hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, gọi chung là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được ra đời từ sự nghiên cứu của Công ty Pillsbury trong việc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn cho các nhà du hành vũ trụ. Công ty Pillsbury cho rằng kỹ thuật kiểm tra chất lượng mà họ đang áp dụng không đủ đảm bảo việc chông gây ô nhiễm cho sản phẩm trong sản xuất sản phẩm và thấy rằng phải kiểm nghiệm quá nhiều thành phần tới mức chỉ còn lại rất ít thực phẩm có thể cung cấp cho các chuyến bay vào vũ trụ. Từ đó Công ty Pillsbury kết luận: chỉ có cách xây dựng hệ thống phòng ngừa, không cho các mối nguy xảy ra trong quá trình sản xuất mới đảm bảo được an toàn thực phẩm. Hiện nay các nước phát triển như Mỹ, EU, Canada...bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn này cho ngành sản xuất thực phẩm, cũng như hàng hoá nhập khẩu vào nước họ và đặc biệt là các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)...cũng đã khuyến khích cũng đã khuyên các doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn này. Hệ thống HACCP được xây dựng trên nền tảng của các quy phạm sản xuất (GMP) và quy phạm vệ sinh (SSOP). SQF 1000 ( Safety Quality Food 1000CM code): là Hệ thống quản lý dựa trên HACCP áp dụng cho các nhà cung cấp nhằm đảm bảo ATTP nguyên liệu đầu vào cho các nhà chế biến. SQF 2000 ( Safety Quality Food 2000CM code): là Hệ thống quản lý dựa trên HACCP áp dụng cho các nhà máy chế biến thực phẩm. Hiện nay SQF 1000 và SQF 2000 thường được áp dụng trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản và ở nước ta có hai tổ chức được EU công nhận là tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn này, đó là NAFIQUACENT – Bộ Thuỷ sản và SGD (Tổ chức chứng nhận của Thuỵ Sỹ, chi nhánh VN). * ISO 22000: 2005 : Food safety management systems – Requirements for any organizations in the food chain ( Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm): Tháng 9/2005, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 trên cơ sở thống nhất với các tổ chức quốc tế: Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm –CODEX, Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO), và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây lad bộ tiêu chuẩn tích hợp hai hệ thống quản lý: ISO 9000:2000 và HACCP áp dụng cho mọ tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, gọi là Bộ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Việc ISO ban hành Bộ tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 cho thấy tầm quan trọng của vấn đề VSATTP trong bối cảnh toàn cầu háo về kinh tế, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải thống nhất một tiêu chuẩn về ATTP được áp dụng chung cho mọi đối tượng sản xuất thực phẩm ( cả người nuôi trồng lẫn nhà sản xuất – chế biến; cả nông, thuỷ sản và dược phẩm...) và cho tất cả các nước. Diều này khắc phụcnhược điểm trước đây là mỗi nơi, mỗi nước áp dụng theo tiêu chuẩn và cách thức đánh giá khác nhau làm cho vấn đề VSATTP trở thành rào cản quá mức cần thiết trong thương mại. Cho đến nay bộ tiêu chuẩn này, ngoài tiêu chuẩn chính nêu trên, còn có các tiêu chuẩn cụ thể sau: - ISO/TS 22004, Food safety management systems. Guidance on the application ò 22000:2005 ( Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – hướng dẫn áp dụng ISO 22000: 2005). - ISO/TS 22003, Food safety management systems – Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems ( Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Yêu cầu đối với cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm). - ISO 22005, Traceability in the feed and food chain – General principlé anh guidance for system design and development (Khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi thức ăn và thực phẩm – Nguyên tắc và hướng dẫn chung đối với việc phát triển và thiết kế hệ thống). Để thực hiện có hiệu quả định hướng thập niên chất lượng 2006- 2015 và chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp chủ lực thì việc áp dụng các tiêu chuẩn trên đây là rất cần thiết đối với các ngành các doanh nghiệp 3. Một số gợi ý cho các giải pháp Trên cơ sở các luật, pháp lệnh, nghị định thi hành, chính phủ cần xem lại phương thức tổ chức quản lý về mặt nhà nước để giảm bớt chồng chéo, ít nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đảm bảo chất lượng nông thuỷ sản thực phẩm xuất khẩu và tiêu dùng trong nước Tại các thành phố lớn, nên có một uỷ ban điều phối chung mà đứng đầu là một phó chủ tịch UBNDTP để thống nhất hành động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền của và nhân lực. Mặt khác, cần gấp rút tăng cường và mở rộng hệ thống kiểm nghiệm đến các phòng thử nghiệm của Viện, Trường Đại học, phòng thử nghiệm tư nhân nếu xét thấy hội đủ các yêu cầu quy định về chất lượng kiểm nghiệm. Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thông quản lý thị trường, thanh tra sản phẩm hàng hoá. Thường xuyên thông tin rộng rãi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng những vấn đề liên quan đến chất lượng nông thuỷ sản thực phẩm sản xuất và lưu hành trong và ngoài nước. Có những biện pháp có hiệu quả buộc người sản xuất, người bán phải luôn tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc thú y, hoá chất phụ gia thực phẩm đang được báy bán trên thị trường, tránh tình trạng người mua lẫn người bán đều không hiểu bản chất và đặc trưng của hoá chất sử dụng. Việc quản lý chất lượng thức phẩm cho chăn nuôi cũng cần khắt khe như thực phẩm dành cho người tiêu dùng Tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về chât lượng sản phẩm hàng hoá, đặc biệt trú trọng đến đội ngũ kiểm tra, đánh giá, giám định chất lượng. Tăng cường hợp tác quốc tế Trong vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu có dấu hiệu vi phạm, nên tiến hành phân tích kiểm nghiệm ở hai hay tốt hơn ở cả ba đơn vị chuyên môn để đảm bảo tính đúng đắn và tính pháp lý của việc sử phạt. Cần rà soát lại, bổ xung, thiết lập thêm các quy định liên quan đến các hoá chất, phụ gia thực phẩm đã bị cấm sử dụng ở nước ngoài Về phía nhà sản xuất - Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc được chứng nhận là hợp chuẩn, hợp quy - Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng - Thường xuyên theo dõi các thông tin trong và ngoài nước, nhất là những vấn đề có liên quan đến mặt hàng mình sản xuất - Tăng cường hộ tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng Về phía người tiêu dùng Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chon trước rất nhiiwuf mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị. Tuy nhiên cái họ cần quan tâm đến mà có thể nói là dễ nhận biết đó là - Thương hiệu - Thời hạn sử dụng - Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chr tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng Phải làm sao để chứng tỏ là “người tiêu dùng thông thái” là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế Về phía cơ quan truyền thông, hội bảo vệ người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan - Thông qua nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng và cho cả người sản xuất, đặc biệt các kiến thức về chất lượng hàng hoá, về VSATTP - Giúp cho người sản xuất luôn cải tiến chất lượng hàng sản xuất, người bán buôn, bán lẻ hiểu những nguyên tắc giữ cho hàng hoá luôn luôn đảm bảo VSATTP - Giúp người tiêu dùng biết cách chọn lựa hàng, nhất là trong thời gian sắp tới khi mà nhiều mặt hàng ngoại đa dạng được đưa vào nước ta trong thời kỳ hội nhập và chúng ta đã chính thức là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. - Trong thực tế hiện nay, các hội phải phát huy vai trò tư vấn phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực chuyên môn của hội KẾT LUẬN Việt Nam hiện nay đã là một thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì hàng rào thuế quan sẽ giảm và các hàng rào phi thuế quan như tiêu chuẩn chất lượng, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm...sẽ tăng lên. Trong đó vấn đề VSATTP để bảo đảm sức khoẻ cho con người đang là vấn đề đang được quan tâm hàng ngày hàng giờ. Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú cả mẫu mã và chất lượng. Đó là chưa nói đến thành phần cụ thể của từng loại thực phẩm. Chính vì vậy cơ quan nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường theo khuôn khổ nhất định. Hoạt động của các cơ quan nhà nước mang tính định hướng dẫn dắt, tất cả vì sức khoẻ con người và xã hội. Từ những nghiên cứu trên có thể thấy rõ được thực trạng về vấn đề an toàn thực phẩm của nước ta hiện nay. Đồng thời qua việc phân tích đề tài đã làm rõ phần nào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP những tác động tích cực và một số mặt còn hạn chế trong việc quản lý an toàn thực phẩm. Qua đó tìm ra những giải pháp hiệu quả khắc phục những yêú kém trong bộ máy quản lý làm cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước thực sự là của dân do dân và vì dân. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu này khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến và sự chỉ dẫn của thầy để hoàn thiện nội dung của đề án. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “ Quản lý chất lượng trong các tổ chức” Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Chủ biên GS. TS Nguyễn Đình Phan. Tạp chí “ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng” số 7 ( 4/2007) Tạp chí “Tiêu chuẩn đo lường chất lượng” số 11( 6/2007) Tạp chí “ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng” số 7+8 (108- 109) 2006 Tạp chí “ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng” số 13, 14, 15 ( 90, 91, 92) 2005 Tạp chí “ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng” số 21, 22 (74, 75 ) 2004 Tạp chí “ Tuổi trẻ” ra ngày 28/5/2007 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL- UBTVQH11 ngày 26/07/2003 Nghị định số 163/2004/NĐ- CP ngày 07/09/2004 Internet Chỉ thị 08/1999/CT-TTg ngày 15/04/1999 Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LUỢNG ATVSTP 4 I.Khái niệm,nội dung của chất lượng và quản trị chất lượng 4 1.Chất lượng 4 1.1 Khái niệm về chất lượng 4 1.2 Yêu cầu và đặc điểm của chất lượng sản phẩm 5 1.3 Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh 6 2.Quản lý chất lượng 7 2.1 Khái niệm quản lý chất lượng 7 2.2 Vai trò của quản lý chất lượng 7 II.Quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP 8 1.Vai trò của quản lý nhà nước 8 2.Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước 10 2.1 Trách nhiệm chung 11 2.2. Trách nhiệm trong viêc phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm 13 2.3 Trách nhiệm trong việc phối hợp kiểm tra thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các quy định về VSATTP 14 CHƯƠNG2:THỰC TRẠNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VSATTP 16 I.Thực trạng về VSATTP ở Việt Nam hiện nay 16 1.Sự bất ổn trong tâm lý người tiêu dùng về ATVSTP trên thị trường hiện nay 16 2.Tình trạng tràn lan của các loại hàng hoá trong và ngoài nước 21 II.Những tác động tích cực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP 22 III.Những tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP 25 1.Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP còn yếu, phân tán và thiếu sự đồng bộ. 25 2.Chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung,chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp, đảm bảo chất lượng VSATTP 26 3.Các văn bản, quy định phục vụ cho công tác quản lý nhà nước ban hành chậm, thiếu đồng bộ, nhiều quy định đã lạc hậu, đặc biệt là các văn bản kỹ thuật. 27 4. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên hiệu quả còn thấp. 28 5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về VSATTP còn hạn chế. 30 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VSATTP 31 1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP 31 2. Một số giải pháp áp dụng các tiêu chuẩn về VSATTP 35 3. Một số gợi ý cho các giải pháp 40 KẾT LUẬN 43

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0066.doc
Tài liệu liên quan