Đề tài Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đất đai có vị trí hết sức quan trọng về nhiều mặt đối với đời sống một dân tộc, quốc gia, với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đất cũng là vấn đề nhạy cảm đối với sự duy trì trật tự và tâm lý của mỗi người dân. Chính vì thế, quản lý nhà nước về đất đai luôn là sự chú ý của nhà nước. ở nước ta, trong những năm đổi mới, do hậu quả của cơ chế quan liêu bao cấp, sự buông lỏng trong quản lý của nhiều cấp chính quyền nên vấn đề quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn nhiều yếu kém mà cụ thể là tình trạng lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra thường xuyên, mua bán đất đai diễn ra dưới hình thức trao tay là chủ yếu. Trong tình hình đó, việc nhà nước chú ý hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, tăng cường quản lý đã làm cho việc sử dụng đất có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện khá rõ trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Thực hiện đường lối công nghiệp hoá- hiện đại hoá, xây dựng thủ đô văn minh lịch sự, có nền kinh tế phát triển, duy trì trật tự xã hội và tiến tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội thì vấn đề đảm bảo cho mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm pháp luật trong đó có luật đất đai là điều hết sức quan trọng. Một số giải pháp đã được đặt ra để có thể đạt được mục tiêu đó như đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, nâng cao ý thức pháp luật đất đai của người sử dụng đất đã được đề cập trong bài để có thể khắc phục những yếu kém đó. Dưới ánh sáng của nghị quyết IX của Đảng và nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII thì các cơ quan quản lý đất đai cũng như người dân Hà Nội đã và đang phát huy sự năng động sáng tạo, tíêp tục thực hiện những giải pháp đặt ra để làm cho công tác quản lý ngày càng hiệu quả, xoá bỏ những bức xúc vẫn còn tồn tại để đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của thủ đô, để Hà Nội xứng đáng là thủ đô anh hùng trong thời kì đổi mới.

doc104 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng đất do đối tượng sử dụng đất chưa có đủ điều kiện pháp lý để ký kết hợp đồng thế chấp. d. Công tác tổ chức thống kê đất đai: Trước khi tổ chức quản lý đất đai, công tác đo đạc địa chính được tiến hành để nhằm thành lập bản đồ địa chính. Đơn vị thực hiện công tác này đó là UBND xã, phường phân theo địa giới hành chính thống nhất để thực hiện. Việc xây dựng bản đồ địa chính nhằm xác định các đối tượng sử dụng đất như tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhà nước Sau khi đo đạc xong phải lập hồ sơ đăng ký đất nhằm xác định rõ chủ sở hữu của khu đất đó. Từ chủ sở hữu mới xác định chủ sử dụng cụ thể như tổ chức, cá nhân hoặc xã quản lý. Tiếp theo phải thành lập Hội đồng xét duyệt quyền sử dụng đất hợp pháp. Thông qua Hội đồng sẽ xem xét ai có đủ điều kiện đươc làm chủ hợp pháp thì được đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sơ đó mới tổ chức thống kê gồm có thống kê số tờ bản đồ, số thửa, vị trí của khu đất, diện tích của khu đất là bao nhiêu. Từ đó xác định các loại đất : đất canh tác, đất thổ cư, đất chưa sử dụng, đất đô thị, chuyên dùng có diện tích là bao nhiêu sau đó xác định chủ sử dụng đất hợp pháp. Từ đó có thể thấy công tác thống kê đất đai được tiến hành theo 3 loại: Thống kê loại đất là bao nhiêu:5 loại đó là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, chưa sử dụng, đô thị. Thống kê theo chủ sử dụng : cá nhân, tổ chức, liên doanh với nước ngoài, xã quản lý. Kết hợp 2 loại trên : với loại đất này thì chủ sử dụng là ai. Công việc này thường được các cơ quan quản lý làm theo chương trình. Đối với ngành địa chính, sau mỗi lần đo đạc bản đồ lại phải tiến hành công tác thống kê. Hàng năm phải tiến hành công tác thống kê để nắm được sự biến động của các loại đất, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các loại đất khác là bao nhiêu để cuối năm tổng hợp diện tích đất còn lại của từng quỹ đất. Công việc này được giao cho UBND xã làm và các UBND huyện tập hợp lại đến cuối năm trình cho cấp trên là Sở địa chính nhà đất và UBND thành phố xem xét. 6. Công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại tranh chấp về đất đai. Công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp luật về sử dụng của các đối tượng sử dụng giúp cho việc sử dụng đất theo đúng pháp luật và có hiệu quả, tăng cường pháp chế góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước và lợi ích hợp pháp của các đối tượng sử dụng đất. Có thể nói, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, cá nhân đều có mối quan hệ với nhau thông qua việc sử dụng đất, các mối quan hệ này rất phức tạp đa dạng, đan xen, chồng chéo và tương tác lẫn nhau nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường ai cũng chạy theo lợi nhuận và chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của chính mình. Bởi vậy cần phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật đất đai của các đối tượng sử dụng mặt khác hạn chế được sự buông lỏng trong quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền cũng như tạo ra được sự ổn định và công bằng trong việc sử dụng đất. Từ năm 1999, ngành Thanh tra đất đai đã tiến hành thanh tra theo chương trình, thanh tra theo chuyên đề tới hơn 20 địa điểm trong toàn thành phố. Điển hình là xử lý vi phạm lấn chiếm đất đai xây dựng không phép đường Láng- Hoà Lạc và vành đai 3, thanh tra 32 đơn vị sử dụng đất có vi phạm tại quận Tây Hồ, phát hiện 68 doanh nghiệp chưa kí hợp đồng sử dụng đất theo qui định của pháp luật. Đến năm 2002, Sở địa chính nhà đất đã tiến hành tiếp dân 3243 lượt. Toàn ngành đã kiểm tra giải quyết 87 vụ khiếu nại tố cáo, trong đó có một số vụ điển hình như thanh tra kiểm tra việc sử dụng đất của công ty TNHH Ngọc Linh - Đội Cấn, thanh tra việc quản lý sử dụng đất của bà Đinh Phi Nga và bà Nguyễn Thị Bạch Ngân nhà 34B Cao Bá Quát. Thanh tra kiểm tra việc lấn chiếm đất đai của công ty Rượu -nước giải khát Thăng Long quản lý tại 45 Lạc Long Quân - Tây Hồ. Kiểm tra việc xây dựng trụ sở các cơ quan phường Bách Khoa. Ngành thanh tra đã tham gia phối hợp cùng liên ngành giải quyết các điểm nóng, vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp như : giải quyết khiếu nại của bà Đắc Thị Đức- 55 Kim Mã- Ba Đình, giải quyết tranh chấp ranh giới đất giữa chùa Pháp Vân với công ty 56 thuộc tổng công ty Thành An -Bộ Quốc Phòng tại xã Hoàmg Liệt Thanh Trì. Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân xã Việt Hùng - Đông Anh tố cáo cán bộ xã giao đất trái thẩm quyền Ngày 12/4/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 273/TTg về việc kiểm tra quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Kết quả kiểm tra theo QĐ273 này như sau: - Trên địa bàn thành phố có 182 trường hợp được giao đất sau 12 tháng liên tục không sử dụng với diện tích là 2644252m2 đất. Các cấp chính quyền đã xử lý tình trạng trên được 61 trường hợp với diện tích là 474382m2 đất trong đó: + Cấp phường xã, thị trấn xử lý 47 trường hợp vi phạm có diện tích là 335463m2 đất với hình thức xử lý : Phạt hành chính 43 trường hợp với diện tích là 316017m2, lập hồ sơ kiến nghị thu hồi 4 trường hợp có diện tích là 19446m2. + Cấp quận huyện xử lý 13 trường hợp với diện tích là 82478m2 đất với hình thức xử lý là lập hồ sơ kiến nghị UBND thành phố thu hồi đất. + Cấp thành phố xử lý được 24 trường hợp với hình thức quyết định thu hồi đất. - Các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được giao : Có 1585 trường hợp sử dụng không đúng mục đích được giao với tổng diện tích là 15462,38m2 đất, trong đó chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác trái pháp luật là 802 trường hợp với diện tích chuyển đổi là 192,878m2 đất. Tình trạng trên đã được xử lý như ssau: + Cấp phường xã xử lý 842 ttrường hợp diện tích là 175874m2 với hình thức lập biên bản cảnh cáo, cưỡng chế dỡ bỏ công trình xây dựng trả lại hiện trạng là 539 trường hợp, lập biên bản kiến nghị thu hồi 303 trường hợp. + Cấp quận huyện xử lý 81 trường hợp với diện tích là 9421 m2 đất với hình thức xử lý là lập biên bản cảnh cáo cưỡng chế dỡ bỏ 44 ttrường hợp, kiến nghị UBND thành phố thu hồi 37 trường hợp. + Cấp thành phố xử lý 2 trường hợp diện tích là 5561m2 đất. - Các trường hợp lấn chiếm: Tổng số trường hợp lấn chiếm là 2220 với diện tích là 233264m2 đất, đã xử lý 1203 trường hợp diện tích là 91064m2. + Cấp phường xã thị trấn xử lý 1167 trường hợp với diện tích là 84937 m2, thu hồi 181 trường hợp có diện tích là 20714,9m2, lập niên bản kiểm tra xử lý dỡ bỏ công trình xây dựng trả lại hiện trạng là 986 trường hợp diện tích là 64223m2. + Cấp huyện xử lý 34 trường hợp có diện tích là 6127m2, hình thức xử lý là thu hồi đất. - Các trường hợp chuyển nhượng trái pháp luật. Có 358 ttrường hợp chuyển nhượng trái pháp luật có diện tích là 80682m2 trong đó chuyển nhượng đất nông nghiệp là 294 trường hợp diện tích là 57573m2 đất. Đã xử lý 36 trường hợp diện tích là 9380 m2 với hình thức xử lý là 3 trường hợp thu tiền sử dụng đất, thuế, lệ phí và đã được UBND thành phố quyết định hợp thức hoá cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 33 trường hợp báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi. Ngày 22/4/2001, UBND thành phố đã ban hành chỉ thị 15 về tăng cường quản lý đất đai, kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn. Để thực hiện chỉ thị này, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 19/KH_UB ngày 8/5/2001 tổ chức giao nhiệm vụ triển khai thực hiện với quan điểm chỉ đạo kiên quyết tập trung thống nhất đồng bộ từ phường xã đến các quận huyện và các ngành của thành phố. UBND thành phố đã quyết định thu hồi đất của 34 đơn vị để đất hoang hoá sử dụng sai mục đích với diện tích là 26,6ha. UBND các quận huyện đang triển khai công tác bồi thường cho người bị thu hồi đất và lập phương án sử dụng đất thu hồi phù hợp với quy hoạch. Đến nay, việc sử dụng đất thu hồi có hiệu quả là 22 dự án với diện tích là 18,9ha đất chiếm 71,05% diện tích đất có quyết định thu hồi. BIỂU SỐ 14 :KẾT QUẢ THU HỒI ĐẤT CỦA 34 ĐƠN VỊ VI PHẠM LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2001 TT Đơn vị sử dụng đất Quận huyện S giao (m2) S thu hồi (m2) %so với S giao CT XNK Rau quả 1 Hai Bà 50000 3874 7.75 2 XN VT vân tải chăn nuôi Hai Bà 2291 2291 100 3. Cty VT&DVCC Tây Hồ 4283 4283 100 4. XN SX DC thể dục thể thao Thanh Xuân 16.000 8349 52.18 5. Cty ĐA băng hình Hà Nội Gia Lâm 1714 1714 100 6. Cty NL thuốc lá bắc Sóc Sơn 4084 4084 100 7. Cty hoá chất Đông Anh 22.765 18.491 81.22 8. Cty VL&XD Đại La Thanh Trì 49.471 49.471 100 9. Cty CPĐT XD& SXVLXD nông thôn Từ Liêm 33.860 33.860 100 10. Cty dệt kim Thăng long Hoàn Kiếm 5524 5524 100 11 Cty dệt Minh Khai Hai Bà 8.000 3.000 37.5 12. Nhà máy CKTrần Hưng Đạo Hai Bà 3649.3 3649.3 100 13. Cty CP Cơ khí XD Gia Lâm 11087.8 11087.8 100 14. Cty Thương mại Hà Nội Thanh Trì 1.000 1.000 100 15. XN Dược TƯ II Hai Bà 2356.4 2356.4 100 16 Cty kiến thiết và lập dự án ĐT Ba Đình 6580 1564.8 23.78 17 Cty hoá chất Cầu Giấy 3836.7 3836.7 100 18 Cty lương thực Sóc sơn 4000 2970 74.25 19 Cty dịch vụ Thương mại số1 Gia Lâm 13213,6 13213,6 100 20 Cty Thể thao Việt nam Từ liêm 826 826 100 21 XN Chế biến thuỷ sản Phú Yên Gia Lâm 26825,5 19769,5 73.69 22 Viện cơ đIện NN &Cty TVXD&PTNT Đống Đa 1606,4 1606,4 100 23 Cty CP may Lê TRực Ba Đình 76 76 100 24 Viện Dược liệu Thanh Trì 6540 6540 100 25 Xn tạp phẩm Hà Nội Từ Liêm 6170,5 6170,5 100 26 Cty VLXD&XNK Hồng Hà Ba Đình 26000 17782,8 68.39 27 Cty Cao su Phú Riềng Hoàn Kiếm 609 609 100 28 Cty lương thực Đông Anh Đông Anh 4346 4346 100 29 Cty lương thực Đông Anh Đông Anh 4888 4888 100 30 XN may Thuỷ sản Gia Lâm 10788 10788 100 31 Cty XNK Rau quả Đông Anh 3200 3200 100 32 Cty khai thác VLXD Hà Nội Gia Lâm 1375 1375 100 33 Cty lương thực Hà Nội Ba Đình 3547 3547 100 34 Cty Dâu tằm Gia Lâm 10118 10118 100 Tổng 350631 266161,4 75.91 Việc ban hành chỉ thị 15 của UBND thành phố đã được các cấp các ngành thực hiện khách quan quyết liệt, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Thực hiện chỉ thị này, các cấp, các ngành đã phân loại các dạng vi phạm cho thấy có 1925 tổ chức vi phạm theo chỉ thị 15 với diện tích là 4855643m2, 1774 hộ gia đình cá nhân với diện tích là 218.810m2( chi tiết xem bảng phụ lục). Xử lý các vi phạm này được thực hiện theo chỉ thị 16 ngày 8/4/2002 về việc thực hiện kháng nghị số 01/ VKSTC-KNVTTPL ngày 14/1/2002của Viện Kiểm sát tối cao về khắc phục xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn. Đây là việc khó khăn và phức tạp vì phải giải quyết những tồn tại của công tác quản lý sử dụng đất đai, tài chính có liên quan do lịch sự để lại. UBND thành phố đã thành lập 4 tổ công tác liên ngành thành phố để thực hiện 4 nội dung kháng nghị. Tổ liên ngành thành phố khắc phục xử lý vi phạm liên quan đến tổ chức sử dụng đất, tổ đã có thông báo kế hoạch thực hiện và phương án xử lý đến 1925 tổ chức vi phạm trong đó có: + 188 tổ chức kê khai theo chỉ thị 245/TTG có giấy tờ hợp pháp phải liên hệ với Sở địa chính nhà đất để lập hồ sơ kí hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định. +1737 tổ chức đã kê khai sử dụng đất theo chỉ thị 245 chưa có giấy tờ hợp pháp phải lập hồ sơ theo quy định để làm thủ tục hợp thức quyền sử dụng đất. Như vậy các tổ chức kinh tế đã được thông báo cụ thể để khắc phục các vi phạm sử dụng đất, đảm bảo ý thức pháp luật đất đai để tiếp tục sản xuất kinh doanh, làm cho họ nhận rõ được trách nhiệm của mình. Bởi vậy đến tháng 11/2002, đã có 800/1737 đơn vị liên hệ với Sở địa chính nhà đất để được làm thủ tục hợp thức hoá quyền sử dụng đất đạt 46%, 60/188 tổ chức có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp đã ký hợp đồng thuê đất đạt tỉ lệ 32%. Các con số tỉ lệ này vẫn còn thấp nhưng nó cho thấy những vi phạm sử dụng đất đã bước đầu được khắc phục. mặt khác cũng có nhiều đơn vị chủ động tự giác hoàn thiện hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ tài chính đói với nhà nước. Ngoài ra tổ liên ngành cũng đã rà soát các đối tượng theo từng dạng và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân. Thực hiện theo chỉ thị 16 tổ liên ngành thành phố đã truy thu nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng đất chưa thực hiện, thông báo đến 77 tổ chức còn nợ đọng nghĩa vụ tài chính và 188 đơn vị nợ tiền thuê đất, đã truy thu được 14.432.408.000 đồng và xử lý nợ được 19.161.414.000 đồng. Tổ công tác do lãnh đạoUBND quận huyện nơi có vi phạm đã kiểm tra tại huyện Từ Liêm có 4 xã giao trái thẩm quyền cho 110 cá nhân với diện tích 11.829m2 và 1 đơn vị với diện tích 4.118 m2, tại huyện Đông Anh có 15 xã giao trái thẩm quyền cho 154 hộ với diện tích 26.688m2, tại huyện Thanh Trì, cấp xã giao trái thẩm quyền cho 102 cá nhân với diện tích 31.136m2 đất và 8 đơn vị với diện tích 50.050m2 đất, quận Cầu Giấy đã phát hiện Hợp tác xã nông nghiệp Yên Hoà giao trái thẩm quyền cho 1 đơn vị với diện tích là 3.960m2 đất. Nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, ngăn chặn, xử lý việc mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trái phép, ngày 9/4/2002, UBND thành phố đã ban hành chỉ thị 17. Thực hiện chỉ thị này, Sở địa chính nhà đất đã phát hiện 126 trường hợp mua bán trái phép đất nông nghiệp tại các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, 1761 trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp với diện tích là 333.757m2. Sau khi ban hành chỉ thị 17, về cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng mua bán, chuyển nhượng và chuyển mục đích đất nông nghiệp trái pháp luật, nhất là tại các khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Để có thể đạt được kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo tập trung thống nhất của thành phố từ Trung ương tới địa phương, quan điểm của thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố là kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, bởi vậy đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành thành phố, cấp uỷ địa phương đã thật sự công tâm, làm cho quần chúng nhân dân đồng tình và ủng hộ từ đó góp phần sử dụng đất ngày càng hiệu quả hơn. IV. Đánh giá chung Những kết quả cụ thể đạt được : Trong những năm qua, ngành ĐCNĐ Hà Nội đã thực hiện có kết quả nhiều nhiệm vụ được giao, giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ cấp bách, đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra đối với công tác quản lý đất đai, góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố, thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực đất đai. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ, UBND thành phố, sự phấn đấu quyết tâmcủa cán bộ, công nhân viên Sở địa chính nhà đất vì sự lập lại trật tự quản lý đất đai ở Hà Nội đã đặt được những kết quả to lớn: Đã ban hành nhiều văn bản pháp quy dưới hình thức chỉ thị, kế hoạch, quyết định, quy định trong công tác quản lý đất đai, đã giải quyết tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, cải cách một bước về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nhiều đợt thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật đất đai và chỉ đạo xử lý vi phạm đã được tổ chức thành công. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) của thành phố đã dược thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số1115/QĐ-TTg ngày 25/11/2002, đã tổ chức thực hiện công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm 1995- 2000 báo cáo thủ tướng. Công tác giao đất cho thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đã được triển khai theo đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố. Hoàn thành cơ bản công tác giao đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân theo Nghị định 64CP và chỉ đạo hướng dẫn chuyển đổi ruộng để tạo điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Hoàn thành cơ bản công tác đo đạc bản đồ địa chính trên toàn địa bàn thành phố và bàn giao cho các quận huyện, phường xẫ, thị trấn để kịp thời phục vụ cho công tác quản lý đất, đồng thời triển khai lập hồ sơ Địa chính ở cả 3 cấp theo quy định làm nền tảng đưa công tác quản lý đất đai có hiệu quả trên cơ sở khoa học. Đã chỉ đạo lập và bàn giao đất công, đất chưa sử dụng cho 102 phường và 8 thị trấn để quản lý với tổng diện tích đất công và đất chưa giao sử dụng là 1911ha. Đây là hồ sơ quan trọng để quản lý chặt chẽ có hiệu quả qũy đất trên địa bàn các phường xã. Những tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục: Trong công tác quản lý đất đai, tuy số lượng văn bản ban hành nhiều nhưng chất luợng xây dựng văn bản còn hạn chế về nội dung và chưa kịp thời. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra, công tác thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn, kết quả thực hiẹn không cao do sự cản trở từ nhiều cấp. Vai trò quản lý của các cấp chính quyền phường xã, thị ttrấn theo quy định phân cấp chưa rõ ràng. Không ít trường hợp cơ quan quản lý đất đai không thể xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh trong quan hệ sử dụng đất của các thành phần kinh tế. Có lúc vai trò quản lý bị coi nhẹ, hạn chế về quyền lực. Công tác cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế còn gặp nhiều khó khăn phức tạp làm cản trở thực hiện các dự án đầu tư. Thủ tục thuê đất phải qua nhiều cấp nhiều cơ quan, thời gian xét duyệt lâu dài làm nản lòng các nhà đầu tư. Cơ chế cho thuê lại đất trong khu công nghiệp còn bất hợp lý, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nông nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Việc lập phương án bồi thường cho các chủ sử dụng đát thực hiện theo quyết định thu hồi đất theo chỉ thị 15 và phương án sử dụng đất có hiệu quả nhìn chung còn chậm, có nhiều bất cập, một số tổ chức sử dụng đất không có hệu quả khi lập hồ sơ thu hồi đất còn có ý thức không chấp hành, thậm chí có đơn vị còn chống đối làm cho hiệu lực thu hồi đất có nhiều hạn chế. Công tác thanh tra sử dụng đất đai ở các quận huyện chưa thường xuyên thiếu kiên quyết trong quá trình xử lý làm kéo dài thời gian thanh tra, gây tác động xấu đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Các đoàn kiểm tra mới chỉ dừng lại ở khâu kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý mà chưa có kế hoạch và quan tâm thực hiện giám sát kết quả xử lý. Vấn đề nổi cộm đó là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm thủ tục phiền hà. Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta nhưng ở nông thôn, vẫn có xã chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm những người nông dân ở xã đó không yên đầu tư sản xuất nông nghiệp. Việc lấn chiếm đất đai tuỳ tiện để xây dựng nhà ở của nhân dân vẫn xảy ra trong khi đó sự quản lý của các cấp chính quyền còn thiéu chăt chẽ bởi vậy đã dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện tranh chấp, tố cáo những vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất. Trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, chưa được trải qua đào tạo chu đáo bài bản về công tác quản lý, có những đơn vị cán bộ là những người đươc đào tạo trái ngành nghề nhưng vẫn làm công tác quản lý bởi vậy trình độ chuyên môn của họ không có hoặc họ chỉ biết sơ qua về quản lý đất đai là như thế nào cho nên hiệu qủa quản lý không cao, nhất là ở những nơi phường xã, thị trấn. ở một số địa phương còn chưa có sự chỉ đạo đồng bộ thiếu kiên quyết còn có tư tưởng né tránh trong xử lý vi phạm quản lý sử dụng đất, tao tiền lệ xấu, gây sức cản trong khi triển khai đồng bộ xử lý thu hồi đất. Hồ sơ quản lý đất đai đối với các trường hợp vi phạm tại một số quận huyện chưa chặt chẽ, chưa theo dõi cập nhật được những biến động, gây khó khăn kéo dài khi xử lý vi phạm. 3. Nguyên nhân của những tồn tại đó là: Việc chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vu tài chính của các tổ chức sử dụng đất còn chưa tự giác, chưa ý thức được trách nhiệm ccủa họ trong việc sử dụng đất. Đồng thời kiến thức pháp luật của các đối tượng sử dụng còn thấp. Công tác ban hành văn bản pháp luật đất đai còn chưa đồng bộ, chưa kịp thời và thiếu ổn định, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai chưa sâu rộng đó cũng là nguyên nhân của những tồn tại trên và nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật vẫn xảy ra. Sự quan tâm chỉ đạo của các cáp quận uỷ địa phương còn chưa thường xuyên và sâu sát, công tác quản lý và hiệu lực của chính quyền các cấp một số nơi chưa chặt chẽ, chưa theo kịp với yêu cầu trong quản lý cũng là nguyen nhân không nhỏ gây khó khăn khi tién hành thanh tra, kiểm tra xử lý v phạm. Tổ chức quản lý Nhà nước về đất đai có nhiều khâu, nhiều việc còn chồng chéo giữa cơ quan chức năng, gây ách tắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Việc quy hoạch xây dựng mở rộng đô thị ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và kết quả giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo nghị định 64 CP. Bên cạnh đó phương pháp giao đất không thống nhất của các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng là nguyên nhân làm cho cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, làm cho công tác quản lý đất chưa thực sự hiệu quả. Quản lý các cấp các ngành còn chưa đồng bộ từ trung ương đến xã phường, làm hạn chế việc chỉ đạo thực hiện những vấn đề mang tính chất chính trị và cấp bách của thành phố. Một số ngành có liên quan của thành phố chưa tích cực tham gia, tham gia không thường xuyên trong công tác đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các quy định quận, huyện thực hiện các quyết định của thành phố Những kết quả đạt được của công tác quản lý đất đai tạo tiền đề quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho những năm tiếp theo, đồng thời cũng khuyến khích động viên cán bộ địa chính phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Việc tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế nhằm khắc phục, giải quyết triệt để những hạn chế đó góp phần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố vào nề nếp theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI I. Quan điểm của việc quản lý Thực tiễn của hơn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới cho thấy quan điểm đúng đắn của Đảng về giải phóng mọi tiềm năng của lực lượng sản xuất đã tạo ra những động lực to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Đường lối kinh tế, các giải pháp đúng đắn đã nâng cao năng lực sản xuất, phát huy cao độ tiềm lực của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ra sức làm ăn để làm giàu cho mình và cho đất nước. Những năm qua, đường lối, cơ chế chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta về vấn đề đất đai là đúng đắn sáng tạo. Việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân đã giải quyết được vấn đề lương thực và dành một phần cho xuất khẩu. Các nguồn thu từ đất như giao đất có thu tiền, cho thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất đã tạo ra một nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, quan hệ đất đai luôn luôn biến đổi và để cho đất đai trở thành một hàng hoá đặc biệt hình thành nên thị trường bất động sản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì đòi hỏi phải có những quan điểm quản lý đúng đắn phù hợp với sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước ta hiện nay. 1. Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, quan điểm này đã được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng và được ghi nhận trong hiến pháp 1992. Đây là quan điểm cực kì quan trọng và đúng đắn của Đảng ta bởi vì đất đai của nước ta ngày nay là kết quả của quá trình chế ngự thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm của dân tộc với hàng nghìn năm dựng và giữ nước, trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã đổ nhiều sức lực và xương máu để giữ gìn từng tấc đất. Chính vì vậy đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người thay mặt nhân dân đứng lên quản lý toàn bộ đất đai, nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai. Sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng chính là sự gắn bó thống nhất giữâ hai quyền này. Từ đó trách nhiệm của chủ sở hữu cũng như hiệu quả sử dụng đất của các đối tượng sử dụng được nâng cao. Sự kết hợp giữa hai quyền này đảm bảo cho quyền sở hữu vẫn không hề thay đổi còn quyền sử dụng được thực hiện bằng hình thức nhà nước giao đất cho các hộ gia đình cũng như tổ chức kinh tế sử dụng lâu đài ổn định, ngoài ra nhà nước còn cho thuê đất, có quyền thu hồi đất khi cần thiết. Việc sử dụng đất của các đối tượng được nhà nước bảo đảm bằng pháp luật và từ đó mở rộng các quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Từ đó cho thấy nhà nước quan tâm đến lợi ích của những người sử dụng đất và nhà nước công nhận quyền và nghĩa vụ của họ nhất là các hộ gia đình, cá nhân đã tạo ra động lực thúc đẩy quá trình sử dụng đất đai hợp lý hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển. Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quan trọng và quý giá của mỗi dân tộc. Không có một tổ chức hay một tập đoàn nào có thể đứng ra quản lý đất đai. Chỉ có nhà nước, người đại diện hợp pháp của mọi tầng nhân dân mới có quyền tối cao để quản lý đất đai. Và cũng chỉ có nhà nước mới có khả năng biến mọi đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch để có thể quản lý đất đai. Nhà nước phải nắm giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản trong tay mà đại diện là các cơ quan như chính phủ, các bộ, đồng thời nhà nước giao quyền cho các địa phương, các ngành tức là thực hiện phân cấp quản lý, nhà nước giao quyền được sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức quản lý điều hành để thực hiện luật và các văn bản pháp quy của trung ương cho các cấp, các ngành. Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được quy định là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa các hoạt động trong quá trình quản lý sử dụng đất. Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai, làm cho pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm minh. Quyền quản lý tập trung thống nhất được thực hiện ở việc nhà nước thông qua công tác quy hoạch kế hoạch để điều chỉnh các hoạt động sử dụng đất và cũng dựa vào đó nhà nước giao đất cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. Thông qua hệ thống văn bản pháp lý về quyền quản lý mà văn bản có tính chất pháp lý cao nhất là Luật đất đai để thực hiện quyền thống nhất quản lý. Để đảm bảo quyền này, nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp. Nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước sẽ được duy trì và vai trò quản lý nhà nước về đất đai sẽ được phát huy đầy đủ. Ngược lại, nếu công cụ quản lý sử dụng không tốt, không có sự kết hợp một cách hiệu quả giữa công cụ và phương pháp quản lý đặc biệt là trong cơ chế thị trường thì quyền quản lý tập trung thống nhất bị giảm đi, đất đai sử dụng không hiệu quả và vi phạm luật đất đai ngày càng tăng. 2. Quan điểm kết hợp quản lý đất đai với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội.. Vấn đề rất lớn đặt ra trong quản lý đất đai khi đẩy mạnh công ngiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là sử dụng đất đai, các tài nguyên thiên nhiên từ lòng đất có hiệu quả và phải bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Mỗi hoạt động của con người đều làm biến đổi môi truờng một cách mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm đất, lạm dụng các chất hoá học, xác sinh vật, động vật, các chất thải công nghiệp sẽ làm giảm năng suất chất lượng cây trồng, huỷ diệt sự sống của một số sinh vật khác và đe doạ dến sức khoẻ con người. Sự ô nhiễm không khí do sử dụng các phương tiện vận tải, của các nhà máy công nghiệp cùng quá trình đô thị hoá làm cho môi trường sinh thái bị mất cân bằng. Nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm, các tài nguyên thiên nhiên cũng đang trong quá trình cạn kiệt dần. Đặc biệt là tài nguyên đất bị khai thác tuỳ tiện. Sự mất cân bằng sinh thái làm biến đổi khí hậu và làm tăng các thiên tai dồn dập gây hậu quả to lớn. Tất cả những thách thức về môi trường đó đòi hỏi chúng ta phải khai thác giư gìn đất đai, phát huy tiềm năng của rừng, mặt khác phải chăm sóc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình văn hoá Vì vậy phải có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học và trong quá trình sử dụng phải kết hợp với các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Đó là sự đảm bảo hạnh phúc lâu dài cho các thế hệ. Do đó phải thực hiện quan điểm này trong quá trình quản lý đất đai. 3. Quan điểm quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ. Có thể nói, đất đai là tài nguyên quý giá của đất nước và vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đã được nhà nước ta phân cấp cụ thể cho các cơ quan quản lý từ trung ương cho đến địa phương. Việc quản lý đất đai bao gồm 7 nội dung mà các nội dung quản lý đều có liên quan đến nhau, thực hiện quản lý theo 7 nội dung này phải đảm bảo tính hệ thống từ nội dung thứ 1 cho đến nội dung thứ 7, từ việc xác định ranh giới diện tích đất để xác định chủ sử dụng cụ thể của mảnh đất đó, đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ và đăng kí cập nhật biến động đất đai Công tác quản lý này liên quan đến nhiều cơ quan quản lý : quản lý chuyên môn và quản lý hành chính. Cụ thể về đất đai liên quan đến UBND thành phố, Sở địa chính nhà đất, UBND quận- Phòng ĐC-NĐ quận, UBND phường- cán bộ địa chính nhà đất phường. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai cũng được quy định trong các văn bản nghị định, quy định, quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn của nhà nước và các cơ quan liên quan. Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, bảo vệ chế độ sở hữu đất đai thì quản lý phải được triển khai một cách đồng bộ, đảm bảo tính hệ thống trong suốt quá trình thực hiện nội dung, trong việc ra quyết định của các cơ quan quản lý cấp trên cho đến các cơ quan cấp dưới, giữa các cơ quan liên ngành với nhau. Tính đồng bộ được thể hiện ở việc ban hành các văn bản, văn bản được ban hành phải đảm bảo cho việc áp dụng dễ dàng, không chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Nội dung quy định về quản lý hay hướng dẫn thực hiện các quy định, quyết định do các cơ quan quản lý chuyên môn và quản lý hành chính phải nhất quán với nhau. Trong trường hợp một số các quy định do cơ quan quản lý ban hành không phù hợp với thực tế cần phải rà soát và bổ sung, sửa đổi để đảm bảo cho nội dung được ban hành không bị lạc hậu giúp cho công tác quản lý được thực hiện tốt. 4. Chủ động xây dựng và quản lý tốt thị trường bất động sản Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã nêu rõ : “ Tổ chức quản lý tốt thi trường bất động sản. “. Trong bộ luật dân sự cũng đã quy định :” Đất đai là một yếu tố bất động sản “. Như vậy chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của nhà nước về thị trường bất động sản đã được hình thành. Tuy vậy trong thực tế vẫn còn có những ý kiến khác nhau về vấn đề đất đai có phải là hàng hoá không, đất đai tham gia thị trường bất động sản như thế nào. Mặt khác chủ trương về thị trường bất động sản của Đảng và nhà nước đã được thể hiện nhưng các quy định cụ thể của pháp luật đất đai đối với vấn đề này còn chưa rõ. Thực tế cho thấy, kể cả từ trước khi pháp luật đất đai cho phép, thị trường bất động sản ngầm đã từng tồn tại và hoạt động. Việc buông lỏng quản lý thị trường, để thị trường ngầm phát triển vừa làm mất đất, mất tiền và sự công bằng trong xã hội không được thực hiện tốt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản ở Hà Nội đã trở nên sôi động, đã xảy ra những cơn sốt đất nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà nguyên nhân cơ bản là các quy định của pháp luật về bất động sản còn thiếu và không kịp thời với yêu cầu thực tế. Chính vì vậy để có thể xây dựng một thị trường bất động sản hoạt động hiệu quả và lành mạnh thì phải coi đất đai là một tư liệu hàng hoá đặc biệt, là yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất và phải chủ động xây dựng thị trường bất động sản, tiến tới xoá bỏ thị trường phi chính thức trên địa bàn thành phố. II. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Hà Nội: Việc đảm bảo cho đất đai được sử dụng theo đúng pháp luật, nhằm tạo được trật tự kỉ cương trong quản lý sử dụng, thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ đất đai, hình thành thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước nhất là ở các đô thị lớn trong đó có Hà Nội là vấn đề hết sức bức xúc hịên nay. Từ thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn trong thời gian qua và các quan điểm quản lý, căn cứ vào pháp luật đất đai hiện hành, em xin đề xuất một số giải pháp sau: Đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính: -Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác địa chính. Bởi vì cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân cho nên cần phải đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ địa chính là yêu cầu cấp bách. + Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, trong đó chú trọng cả hai phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn. Việc xây dựng và tiêu chuẩn hoá cán bộ có ý nghĩa lớn đối với việc đào tạo bồi dưỡng, lựa chọn và sử dụng có hiệu quả cán bộ công chức địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. + Đào tạo và đào tạo lại cán bộ địa chính, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng, làm cho cán bộ địa chính thấy vai trò vô cùng quan trọng của đất đai đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội. + Đặc biệt chú trọng công tác địa chính ở cấp xã phường, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính ở cấp này bởi vì họ là những người hiểu sâu sắc các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong quá khứ cũng như ở hiện tại, các tâm tư nguyện vọng của người sử dụng đất, các trường hợp lấn chiếm đất đai, tranh chấp đất đai, vi phạm pháp luật đất đai trong địa phương mình quản lý. Cán bộ địa chính cấp xã còn là người đầu tiên xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai nên nếu trình độ của họ yếu kém thì công tác quản lý đất đai sẽ không đạt hiệu quả. Mặt khác cần phải xác định họ là những công chức nhà nước và làm việc lâu dài trong ngành địa chính, vừa chịu sự quản lý của cơ quan địa chính vừa chịu sự quản lý của UBND xã. Điều đó sẽ đảm bảo tính hệ thống và tính khách quan trong quản lý đất đai tại địa bàn cấp xã. Thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính xã về khoa học quản lý và sử dụng đất, về pháp luật đất đai trong cơ chế thị trường. Đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao năng lực của họ sẽ làm cho việc giải quyết các quan hệ đất đai được hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai hiên nay. Đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn thành phố theo pháp luật quy định đảm bảo mục tiêu quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời theo dõi cập nhật thường xuyên biến động về đất đai là một trong những nhiệm vụ chiến lược của ngành địa chính và công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương các cấp. Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa được hoàn thành, một số xã thuộc các huyện ngoại thành vãn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là cấp giấy chứng nhậ quyền sử dụng đất theo nghị định 60CP vẫn còn chậm, gây lực cản trong giao dịch dân sự về mua bán nhà đất của các chủ thể trong thị trường bất động sản. Bởi vậy để đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần thực hiện những giải pháp sau: - Cần phải đơn giản hoá căn cứ và thủ tục cấp giấy chứng nhận theo hướng coi trọng hiện trạng sử dụng đất hơn là tìm hiểu về ngọn ngành về lịch sử hình thành và phát triển của nó. Thực tế sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, hoà thuận với xóm giềng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước là một cơ sở quan trọng chứng nhận quyền sử dụng đất chính đáng của người đó. Để làm được điều này nên đẩy mạnh hơn nữa vai trò của đơn vị chính quyền nhỏ nhất là UBND xã, phường, thị trấn cùng với hệ thống cụm dân cư và tổ dân phố cũng như cảnh sát khu vực, những người hàng ngày lăn lộn với cuộc sống và biết rõ nhất tình hình sử dụng đất đai ở khu vực mình. Mặt khác trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, để có thể đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận thì không nên trông chờ vào sự hoàn hảo ngay từ đầu, nôn nóng muốn đạt thành tích cao mà phải đi từng bước một và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra. - Về chính sách truy thu các loại thuế: Chính sách thu tiền sủ dụng đất khi hợp thức hoá để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá cao. Tuy Thủ tướng chính phủ đã cho phép chậm nộp các khoản thu theo quy định của nhà nước khi xét hợp thức hoá để cấp gíây đến nay vẫn được duy trì nhưng vẫn còn tồn tại những điều bất hợp lý, để được cấp giấy, người dân phải nộp đầy đủ các khoản thu cho ngân sách như tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, phạt tiền xây dựng không phép, sai phép, truy thu các loại thuế đất, lệ phí trước bạ... Chính sách thu này không phù hợp vơí khả năng tài chính của người dân và khó có thể đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận được. Bởi vậy giải pháp đặt ra là nhà nước cần nghiên cứu các chế độ nhằm giảm bớt mức thu của từng khoản, nhà nước xem xét cho người dân chậm nộp các khoản thu theo quy định của nhà nước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Về tài chính để phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Để kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm phục vụ công tác quản lý đất đai được tốt cần phải đưa công nghệ thông tin vào trong quá trình kê khai đăng ký. Để hoàn thiện hệ thống hồ sơ quản lý về đất đai thì công tác cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành trên quy mô lớn, khối lượng hồ sơ sẽ tăng lên rất nhiều và quản lý hồ sơ cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó đầu tư tài chính vào công tác này là rất cần thiết, nó vừa đáp ứng được khối lượng công việc và nhu cầu quản lý được nhanh gọn, thông tin được lưu trữ an toàn. Bởi vậy để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, các cơ quan quản lý địa chính cũng như UBND các quận, huyện cần tập trung tài chính cho công tác này và xin hỗ trợ về tài chính của cấp trên. - Ngoài ra phải có sự phối hợp, giúp đỡ của cơ quan địa chính với UBND các quận, huyện về chuyên môn, thủ tục cấp giấy chứng nhận nhằm giải quyết nhanh các thủ tục, đơn giản hoá các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy. Sở Địa chính - Nhà đất phải tập trung chỉ đạo tới cấp cơ sở, đôn đốc các cơ sở thực hiện công tác này, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để có thể thực hiện được mục tiêu hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện giải pháp này sẽ giúp cho cơ quan địa chính hoàn thành được công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, làm ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội và cuộc sống của người sử dụng đất. Nâng cao ý thức pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng đất. Hiện nay, ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới quản lý nhà nuớc về đất đai. Do đó phải nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho các chủ thể này. Việc nâng cao ý thức pháp luật đất đai của các cán bộ quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo các quy phạm pháp luật đất đai được thực hiện tốt hơn từ giai đoạn ban hành quy phạm pháp luật đất đai cho tới lúc áp dụng các quy phạm này. Để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, đảm bảo cho ý thức pháp luật đất đai trở thành nhân tố tác động có hiệu quả tới công tác quản lý thì cần phải tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai cho toàn thể cán bộ và nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một biện pháp rất ưu việt vì nó có ưu thế về mặt không gian, thời gian và liên tục, đưa pháp luật đất đai đến các đối tượng trong xã hội làm cho mọi người hiểu sâu sắc pháp luật đất đai, các nghị định của chính phủ, các quy định quản lý đất đai, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất từ đó làm cho người sử dụng đất nhận thức rõ được vai trò quan trọng của pháp luật đất đai trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn pháp luật đất đai trong các trường đại học. Với biện pháp này sẽ chuyển tải được một lượng lớn kiến thức về pháp luật đất đai cho sinh viên, làm cho họ hiểu được cả chiều rộng cũng như chiều sâu của pháp luật đất đai. Đây là biện pháp có tính chiến lược để nâng cao ý thức pháp luật đất đai bởi sinh viên là những cán bộ tương lai của đất nước. Mặt khác để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, góp phần quản lý đất đai có hiệu quả thì cũng phải đổi mới và tăng cường công tác hoà giải các vụ tranh chấp đất đai ở cấp phường xã thị trấn. Bởi vì thông qua hoà giải mà các cán bộ hoà giải đã vận dụng các quy phạm pháp luật đất đai để thuyết phục phân tích đúng sai. Trên cơ sở đó làm cho người sử dụng đất hiểu sâu hơn và có thái độ đúng đắn đối với pháp luật đất đai từ đó nâng cao ý thức pháp luật đất đai của họ. Giải pháp về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là công cụ để nhà nước quản lý đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Công tác quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất đã được các ngành quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch kế hoạch vẫn còn nhiều hạn chế như quy hoạch sử dụng đất chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tiến hành quy hoạch chậm lại thiếu công bố rộng rãi nên có một số đối tượng nắm được quy hoạch, kế hoạch đã lợi dụng để làm giàu. Quy hoạch, kế hoạch thiếu nghiên cứu một cách đồng bộ nên chắp vá sửa đi sửa lại nhiều lần Những khiếm khuyết này đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể về quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. Bổ sung thêm một số quy định vào luật đất đai hiện hành để xác định rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ lập và thực hiện quy hoạch – kế hoạch của UBND các cấp. Bổ sung những quy định pháp lý để đảm bảo cho quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được công khai hoá, thực hiện được nguyên tắc dân chủ công khai trong quản lý và sử dụng đất. Quy định cụ thể chi tiết việc lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất trên toàn địa bàn thành phố, từng quận, huyện và đối với từng loại đất trong đó chú trọng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đô thị, quy định chi tiết hơn trình tự và thủ tục các bước tiến hành trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định nghĩa vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước quản lý đất đai và các cá nhân được trao quyền trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất. Xác định ranh giới cụ thể giữa các vùng để có quy chế đối với việc quy hoạch các vùng, các quận, huyện của thủ đô. Từ đó có sự kết hợp giữa các thành phố với các quận huyện để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể trên toàn địa bàn thành phố cũng như quy hoạch từng vùng trên địa bàn. Có sự phân cấp mạnh hơn trong việc sử dụng các công cụ điều tiết như hạn ngạch, thuế, lệ phí và nghĩa vụ tài chính để đảm bảo cho Hà Nội có một chế độ thực hiện quy hoạch. Sự phân cấp hợp lý sẽ đảm bảo được sự lựa chọn việc sử dụng đất đúng đắn và thực hiện có kết quả các chiến lược phát triển của thành phố Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chuyên môn của thành phố. Kiểm tra việc giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giải quyết các khiếu nại tố cáo đất đai, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai kéo dài nhằm ổn định tình hình chính trị xã hội. Tăng cường và tạo chuyển biến mới trong công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về lĩnh vực đất đai, góp phần quản lý trật tự đô thị, thống kê và phân loại các vụ tranh chấp đất đai để giải quyết các vụ nổi cộm, điểm nóng. Đẩy mạnh việc phân cấp và làm rõ trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai. Tiến hành kiểm tra thanh tra về các hoạt động nghiệp vụ như đo đạc, quy hoạch, thực hiện các chế độ chính sách, quy trình quy phạm kĩ thuật thống nhất của Tổng cục Địa chính ban hành về công tác này. Kiên quyết xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai để tăng cường pháp chế, thi hành nghiêm luật đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đối với cả cán bộ công chức trong bộ máy quản lý, làm trong sạch bộ máy quản lý đất đai. Mặt khác khi thanh tra kiểm tra cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng nội dung thanh tra rõ ràng, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp chính quyền một cách chặt chẽ đồng bộ. Cần phải tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra thường xuyên, toàn diện, phát huy được vai trò của pháp luật, vai trò quản lý cua nha nước đối với các vi phạm trong quản lý sử dụng đất. Xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức thanh tra từ Sở ĐCNĐ đến các phòng ĐC ở các quận huyện để cán bộ thanh tra có đủ khả năng, năng lực hoàn thành nhiệmvụ. Thực hiện giải pháp này, sẽ làm cho hoạt động quản lý và sử dụng đất được trong sạch theo đúng các quy định của pháp luật, lấp kín được những kẽ hở trong pháp luật đất đai mà các đối tượng xấu có thể lợi dụng để đầu cơ trục lợi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai hiện nay. III. Một số kiến nghị. Từ những giải pháp trên, để góp phần làm cho đất đai được sử dụng có hiệu quả và ổn định, em xin đề xuất một số kiến nghị sau: - Luật đất đai năm 1993 đã hai lần được sửa đổi bổ sung một số điều vào các năm 1998và 2001dẫn đến việc phổ biến và thực hiện luật đất đai còn gặp nhiều khó khăn đăc biệt là đối với những đối tượng sử dụng đất. Đề nghị chính phủ cần thay thế bằng luật mới, luật này lớn hơn luật cũ về các điều và có bổ sung các chế tài xử lý hành vi vi phạm luật đất đai để đảm bảo tính khả thi của pháp luật. - Quản lý và sử dụng đất đô thị có đặc thù riêng và phức tạp nhất, đặc bịêt ở các đô thị phát triển nhanh. Cũng ở khu vực đô thị, ngân sách bổ sung từ các nguồn thu về đất là nhiều nhất vì vậy chính phủ cần tập trung nghiên cứu, bổ sung chính sách về quản lý sử dụng đất đô thị. - Để quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và ngăn chặn các vi phạm sử dụng đất có hiệu quả, chính phủ nên nghiên cứu các phương án định giá các loại đất và thành lập tổ chức định giá thống nhất để xác định giá trị tài sản đất mà nhà nước giao cho các chủ sử dụng đất. Các vấn đề tài chính liên quan đến đất đề nghị nhà nước phải nghiên cứu ban hành luật thuế về đất đai trong đó bao gồm tất cả các quy định về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất với nhà nước thay thế cho luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và pháp lệnh thuế nhà đất, luật thuế chuyển quyền sử dụng đất - Luật đất đai cần được thực hiện đồng bộ với việc ban hành các nghị định mới của chính phủ, bổ sung hoặc thay thế các nghị định trước đây để phát huy hiệu lực của pháp luật vào cuộc sống thực tế. Đề nghị chính phủ chỉ đạo cho các bộ ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu trình chính phủ ban hành nghị định mới thay thế nghị định số 87CP về quy định khung giá đất và nghị định 22CP về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà đây là những vấn đề bức xúc trong thực tế. - Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục phiền hà để thu hút đầu tư, tập trung theo hướng một đầu mối quản lý : Sở địa chính nhà đất là đầu mối quản lý nhà đất, Kiến trúc sư trưởng thành phố là đầu mối quản lý về quy hoạch – kiến trúc, Sở Kế hoạch đầu tư là đầu mối về quản lý đầu tư. Quận huyện là đầu mối thoả thuận địa phương về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. - Đề nghị chính phủ và UBND thành phố Hà Nội rà soát lại các văn bản quản lý đất đai trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn thành phố nhằm cắt bỏ các văn bản trùng lặp, mâu thuẫn giữa các văn bản với luật đất đai, xử lý kịp thời những bất hợp lý của các văn bản đó làm cho các quy phạm pháp luật đất đai được gọn nhẹ, điều chỉnh các quan hệ đất đai có hiệu quả. KẾT LUẬN Đất đai có vị trí hết sức quan trọng về nhiều mặt đối với đời sống một dân tộc, quốc gia, với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đất cũng là vấn đề nhạy cảm đối với sự duy trì trật tự và tâm lý của mỗi người dân. Chính vì thế, quản lý nhà nước về đất đai luôn là sự chú ý của nhà nước. ở nước ta, trong những năm đổi mới, do hậu quả của cơ chế quan liêu bao cấp, sự buông lỏng trong quản lý của nhiều cấp chính quyền nên vấn đề quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn nhiều yếu kém mà cụ thể là tình trạng lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra thường xuyên, mua bán đất đai diễn ra dưới hình thức trao tay là chủ yếu. Trong tình hình đó, việc nhà nước chú ý hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, tăng cường quản lý đã làm cho việc sử dụng đất có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện khá rõ trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Thực hiện đường lối công nghiệp hoá- hiện đại hoá, xây dựng thủ đô văn minh lịch sự, có nền kinh tế phát triển, duy trì trật tự xã hội và tiến tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội thì vấn đề đảm bảo cho mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm pháp luật trong đó có luật đất đai là điều hết sức quan trọng. Một số giải pháp đã được đặt ra để có thể đạt được mục tiêu đó như đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, nâng cao ý thức pháp luật đất đai của người sử dụng đấtđã được đề cập trong bài để có thể khắc phục những yếu kém đó. Dưới ánh sáng của nghị quyết IX của Đảng và nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII thì các cơ quan quản lý đất đai cũng như người dân Hà Nội đã và đang phát huy sự năng động sáng tạo, tíêp tục thực hiện những giải pháp đặt ra để làm cho công tác quản lý ngày càng hiệu quả, xoá bỏ những bức xúc vẫn còn tồn tại để đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của thủ đô, để Hà Nội xứng đáng là thủ đô anh hùng trong thời kì đổi mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0101.doc
Tài liệu liên quan