-Cần tôn trọng luật pháp trong việc kinh doanh về nhãn mác, tránh tình trạng ăn cắp thương hiệu của các công ty khác thành nhãn mắc của công ty mình.
-Nên tạo dựng hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ thương hiệu của tất cả những doanh nghiệp trong nước. Chính sự liên kết chặt chẽ này sẽ làm cho các doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, tránh tình trạng hội lấy cắp thương hiệu lẫn nhau.
-Hiểu biết về luật pháp là điều không thể thiếu đựơc đối với các doanh nghiệp, nếu mỗi công ty không thể tự thuê cho mình một luật sư riêng thì họ có thể đến các trung tâm tư vấn luật pháp để hiểu rõ hơn những gì nên làm hoặc không, hiểu rõ luật pháp chính là một bí kíp của sự thành công.
- Đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách có đầu tư thích đáng vào việc tạo dựng thuơng hiệu cho chính doanh nghiệp của mình cả về thời gian lẫn tiền bạc.
- Quản trị doanh nghiệp cũng là vấn đề vô cùng quan trọng trong tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Thành công hay không nó còn xem là có phù hợp với thị trường hay không, việc xây dựng các chiến lựơc thích ứng với thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thành công một cách nhanh chóng hơn.
-Cần tích cực tham gia các hoạt động marketing quốc tế nhờ có sự tham gia của các kiều bào sống ở nước ngoài là điều vô cùng ý nghĩa trong việc xuất khẩu hàng hóa và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trong nước.
-Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên trách trong vấn đề marketing. Hiện nay sinh viên Việt Nam đang có những tiềm năng rất hứa hẹn trong việc giúp các công ty trong chiến lược cạnh tranh, vì đội ngũ này ngày càng được đào tạo bài bản về chuyên môn, nhất là con mắt tầm nhìn chiến lược, ngoại ngữ là một lợi thế và khả năng vô cùng lớn của sinh viên. Do đó trong quá trình hội nhập nhân tài là vấn đề mà doanh nghiệp nên quan tâm và đầu tư thích đáng, nên tạo điều kiện cho sinh viên thực tập ở doanh nghiệp mình đó chính là điều kiện cũng như cơ hội cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm được thật nhiều các tài năng trẻ tuổi, không cần phải khó khăn ở đâu cả đó là tầm nhìn mà nhiều doanh nghiệp nên nghĩ đến trong việc đạt được mục đích của chính mình.
-Tận dụng tối đa các nguồn lực mà công ty sẵn có nhất là nguồn lực về giá trị thương hiệu mà công ty đã có từ việc xây dựng các sản phẩm có uy tín trước đó. Giảm thiểu chi phí mà tăng hiệu quả và lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
-Đối với các doanh nghiệp cần nghiêm túc tự đánh giá xem doanh nghiệp đang ở đâu, vị trí nào, điểm nào đã được và điểm nào chưa được từ đó điều chỉnh cho phù hợp với với tiến trình hội nhập, như nâng cao hình ảnh DN, các doanh nghiệp cần có sự liên kết hay nói cách khác chính là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ục l ục.
I. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thương hiệu của các doanh nghiệp
Việt Nam.
1. Khái niệm về thương hiệu.
1.1.Thương hiệu là gì.
1.2.Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu.
2 . Sự cần thiết của quản lý nhà nước về thương hiệu.
2.1.Sự cần thiết của quản lý nhà nước.
2.2. Vai trò của thương hiệu.
3. Mục tiêu của quản lý nhà nước về thương hiệu.
4. Nội dung của quản lý nhà nước về thương hiệu.
II. Thực trạng.
Thực trạng.
Ưu điểm.
Nhược điểm và hạn chế.
Nguyên nhân.
4.1. Nguyên nhân xuất phát từ nhà nước.
4.2. Nguyên nhân thuộc về phía doanh nghiệp.
III. Giải pháp.
Giải pháp từ phía nhà nước.
Giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam.
Đề mục các tài liệu tham khảo.
Các giáo viên khoa khoa học quản lý (xuất bản năm 2004). Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế (tập 1 và 2). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Nhà xuất bản quốc gia (xuất bản năm 2006),Tạp trí quản lý nhà nước,
Hội Mảrketing VN (2006). Tạp trí tiêu dùng và marketing.
Tác giả: hội marketing Việt Nam (2006), tạp trí marketing và sự kiện
Các giáo viên khoa Marketing (2004),Giáo trình quản trị marketing, NXB : Thống kê.
Trường Đại Học Ngoại Thương (2006), Tạp trí ngoại thương.
Đại học kinh tế quốc dân (2006).Tạp trí phát triển kinh tế.
Khoa Marketing Trường Đại học kinh tế quốc dân (2004).Giáo trình marketing. (NXB Thống kê).
9. Kolin (1994).Từ điển tiếng anh kinh tế của Colin.
10. Jamés Comer (2004).Giáo Trình Quản trị bán hàng.
11. Phillip Copter (1994), Giáo Trình Quản Trị Marketing, NXB thống kê
12. Nguyễn Quốc Trị và Nguyễn Văn Toản (2005), Thương hiệu với nhà quản trị.
13. Trường đại học kinh tế quốc dân (2006), Tạp trí kinh tế.
14. Tiến sĩ Mai Văn Bưu (2006), Giáo trình phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, NXB thống kê.
15.Khoa đầu tư đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình đầu tư kinh tế.
L ỜI M Ở ĐẦU.
Thương hiệu là vấn đề mà không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay quan tâm, nó còn được cả xã hội quan tâm. Nó là yếu tố tất yếu mà giúp cho các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh, thu lại hiệu qủa cao cho các chủ doanh nghiệp.
Thương hiệu là yếu tố cần thiết không thể phủ nhận. Bởi vì mỗi một khách hàng có những đặc điểm về nhu cầu là rất khác nhau, khi một số khách hàng nào đó sau khi tiêu dùng sản phẩm họ cảm thấy sản phẩm đó thật tốt, họ thực sự hài lòng về sản phẩm. Khi đó nhãn hiệu của sản phẩm đã gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng, tất nhiên sản phẩm sẽ trỏ nên nổi tiếng và sẽ được khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi cần mua một loại sản phẩm nào đó.
Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, mặc dù nó không thể nhìn thấy được nhưng chúng ta có thể đánh giá đựơc giá trị của nó. Nó không chỉ mang lại lợi ích ở tầm vi mô là doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối sự phát triển của đất nước.
Việc xây dựng thương hiệu không chỉ là xây dựng trên các mặt về sản phẩm mà còn nhiều loại hình thương hiệu như là: thương hiệu vùng, lãnh thổ địa phương,đất nước và con người…Nhờ có việc xây dựng được thương hiệu đựơc cho vùng lãnh thổ hay quan trọng hơn là thương hiệu hình ảnh của đất nước chúng ta, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư từ nứơc ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau như ; trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra nó còn góp phần thu hút khách du lịch đến đất nước vùng và lãnh thổ đó thăm quan làm tăng nguồn thu cho khu vực và đất nước đó.Chính những yếu tố này làm tăng động lực cho các nhà lãnh đạo quan tâm ngày một nhiều đến marketing lãnh thổ cho điạ phương đất nước mình với mục đích duy nhất đó là làm tăng lợi ích quốc gia, vùng và khu vực họ sinh sống và quản lý.Chính vai trò không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia,vùng và lãnh thổ nên cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nứơc cơ quan các cấp.
Bài viết còn những sai sót rất mong được cô góp ý, giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Hồng Việt đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
I.C Ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
1. Thương hiệu.
1.1 .Khái niệm về thương hiệu.
Thương có nghĩa là kinh doanh buôn bán, thuộc sở hữu củ ai đó mà cụ thể là doanh nghiệp.
Hiệu có nghĩa là ký hiệu của một doanh nghiệp trên thưong trường.
Thương hiệu có nghĩa là một sản phẩm hay đặc trưng của một sản phẩm cụ thể nào đó dùng để nhận biết hoặc phân biệt với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu còn có nghĩa là một tên thương mại hay một nhãn hiệu.
1.2. Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là tên hay các biểu tượng dùng để phân biệt hàng hóa đuợc sản xuất hoặc phân phối của một doanh nghiệp với hàng hóa được sản xuất hay phân phối của đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu đuợc chính thức đăng ký thì đuợc pháp luật bảo vệ và vì vậy được gọi là nhãn hiệu đăng ký.
Vậy đôi khi một số tính chất của thương hiệu cũng nằm trong nhãn hiệu như: nó là một tên, nói về một sản phẩm của hay dịch vụ .
Một số các nhà kinh tế khác cho rằng: “Phillip Kotler(1997)” thương hiệu là nhãn hiệu được đăng ký , việc đăng ký nhãn hiệu làm cho nó trở thành thương hiệu hay dịch vụ hiệu cho người sở hữu quyền duy nhất được sử dụng nó.
Còn theo Gilbert A.Cherchill, thương hiệu là nhãn hiệu đuợc cho một danh phận pháp lý bằng cách đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của chính phủ’.
Trong một số tài liệu về luật thì thượng hiệu được định nghĩa một cách cụ thể hơn là: bất kỳ một ký hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác đều có thể trở thành thương hiệu”.
Vậy thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau chủ yếu ở chỗ: chủ thể của luật về quyền sở hữu trí tuệ thuộc về nhãn hiệu, nhưng không phải là thương hiệu.
Đăng kí là thuộc về nhãn hiệu chứ không thuộc thương hiệu.Thể hiện uy tín, danh tiếng của hàng hóa, danh tiếng của hàng hóa, dịch vụ của công ty nó là thương hiệu chứ không phải là nhãn hiệu.
Ta có một bảng phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu.
NHÃN HIỆU
THƯƠNG HIỆU
1.Khái niệm về luật pháp, tài sản hữu hình
1. Khái niệm về thương mại, tài sản vô hình.
2. Hiện diện trên văn bản pháp lý.
2.Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng
3. DN đăng ký, cơ quan chức năng quan trọng.
3. DN xây dựng, ngưòi tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng.
4. Xây dựng trên hệ thống luật pháp quốc gia.
4. Xây dựng do hệ thống tổ chức của công ty.
2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về vấn đề thương hiệu.
2.1. Sự cần thiết phải quản lý của nhà nước.
-Nhất thiết cần phải có sự quản lý nhà nước về thương hiệu là bởi vì xuất phát từ tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển, tồn tại của các doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế . Thương hiệu chính là tâm tuởng, cảm nghĩ tốt đẹp của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp nên nhờ nó mà khách hàng lúc nào cũng tưởng nhớ đến nó đầu tiên khi muốn mua, chính điều này đã thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy từ đó có nhiều điều kiện hơn cho việc mở rộng quy mô sản xuất cả số lượng và chất lượng. Từ những khoản lợi nhuận đó còn là khoản tiền vô cùng ý nghĩa cho doanh nghiệp thay đổi công nghệ, áp dụng ngày càng nhiều công nghệ hiện đại sản phẩm tạo ra ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được cao hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Chính tầm quan trọng của thương hiệu đã làm cho nhiều doanh nghiệp ăn cắp thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh nhằm thu được ngày càng nhiều hơn lợi nhuận mà không phải mất chi phí để tạo ra nó. Từ đó cần có sự quản lý của nhà nước trong vấn đề này để tránh tình trạng ăn cắp thương hiệu lẫn nhau của các công ty kinh doanh trên cùng một loại sản phẩm.
2.2. Vai trò của thương hiệu.
- Đối với người tiêu dùng.
+thương hiệu giúp khách hàng nhanh chóng phân biệt được hàng hóa cần mua trong hàng vạn hàng hóa có cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc của nó.Mỗi hàng hóa do một nhà cung cấp khác nhau, vì thế thông qua thương hiệu người tiêu dùng có thể nhận dạng dễ dàng hàng hóa và dịch vụ của từng nhà cung cấp.Khi thương hiệu của doanh nghiệp đã được khẳng định thì khách hàng của họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng hàng hóa, những dịch vụ kèm theo và thái độ cư xử của nhà cung cấp với các sự cố xảy ra đối với hàng hóa, dịch vụ.
- Đối với doanh nghiệp.
+Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.Ngưòi tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của mình. Khi một hàng hóa có thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có một hình ảnh nào trong tâm trí những người tiêu dùng.Những kết cấu hình dáng, kích thước, màu sắc…Qua thời gian, bằng kinh nghiệm sử dụng và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng hóa được định vị dần trong tâm trí người tiêu dùng.
+ Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp dựa vào rất nhiều yếu tố như các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ kèm theocủa doanh nghiệp, uy tín hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.
Các thông điệp mà thương hiệu đưa ra trong các quảng cáo, khẩu hiệu, logo…luôn tạo ra một sự kích thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng một nội dung như những cam kết ngầm địnhnào đó của doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử dụng hàng hóa.
+Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường.
+Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm.
+Thương hiệu mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp, một hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng hơn có thể bán được với giá cao hơn so với hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ.
+ Thu hút đầu tư.
+ Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp.
- Quản lý về thiết kế thương hiệu: thiết kế thương hiệu là việc thiết kế và xây dựng hệ thống tín hiệu thương hiệu, nó chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm bổ sung những yếu tố không thể thiếu trong định vị thị trường.
-Thương hiệu là công cụ để vượt qua các rào cản kinh tế. Chỉ có việc xác lập được thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam thì nó mới có đủ khả năng chinh phục tình cảm của người tiêu dùng tại các nước, khi đó hàng hóa được xem là có chỗ đứng thực sự trong lòng công chung quốc tế.
3. Mục tiêu của quản lý nhà nước về thương hiệu.
-Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, đang và đã ngày càng mở rộng thị trường và thu được lợi nhuận cao.
-Tăng cường và thúc đẩy hơn nữa cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của thương hiệu đến sự thành bại của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
-Tránh tình trạng vi phạm bản quyền thương hiệu, không để tình trạng bất công bằng trong môi trường kinh doanh.
4. Nội dung của quản lý nhà nước về thương hiệu và nhiệm vụ.
Nội dung của quản lý bao gồm quản lý các doanh nghiệp trong vấn đề nhãn hiệu đăng kí bản quyền trí tuệ về thương hiệu là quảnlý tất cả các mặt, các ngành nghề như công nghiệp vận tải, du lịch…trong những lĩnh vực đó lại bao gồm quản lý về nhãn hiệu, đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, xử lý những sai phạm đối với những cơ sở sản xuất vi phạm bản quyền của các doanh nghiệp khác bên cạnh đó còn phải quản lý tài sản của các thương hiệu của các sản phẩm để dễ dàng hơn trong công tác giúp các doanh nghiệp cổ phần hóa, sát nhập hay tách công ty, xác định vị thế của doanh nghiệp và sức cạnh tranh, mua bán thương hiệu.
II. TH ỰC TR ẠNG QU ẢN L Ý NH À N ƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
1. Thực trạng
1.1. Những điều đáng mừng.
-Trước sự phát triển không ngừng trong nền kinh tế của các nước. Sự tràn ngập thị trường Việt Nam những sản phẩm mang nhãn mác nước ngoài. Từ đó Nhà nước đã thay đổi quan điểm trong quản lý và đã quan tâm không ngừng đến các doanh nghiệp trong việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho chính doanh nghiệp của họ.Bằng một loạt các chính sách mới, cùng với sự quan tâm sâu sắc hơn của ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: cụ thể là liên tục các cuộc thăm hỏi, hội nghị đã được diễn ra giưã Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các ban ngành có liên quan đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã tham gia nhằm hiểu sâu hơn nhu cầu, mong muốn của các doanh, cũng như những chăn trở của các doanh nghiệp. Đó chính là động lực giúp cho các doanh nghiệp phấn khởi hơn trong việc kinh doanh phát triển doanh nghiệp mình để tạo ra một sức cạnh tranh lành mạnh với các sản phẩm có nhãn hiệu nước ngoài.
Từ những sự quan tâm này mà ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt đã xây dựng những thương hiệu nổi tiếng cho chính công ty mình trong nước và thế giới. Nó không chỉ là trong một lĩnh vực hàng hóa hay dịch vụ mà ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Như cà phê “Trung Nguyên”, “ Phở Hai Tư” từ những ý tưởng và lòng ham mê nghiên cứu mà Trung Nguyên đã ra đời, tồn tại và phát triển 30 năm nay. Phở hai tư xuất phát từ kinh nghiệm lâu năm trong ngành du lịch và khách sạn, trong nỗ lực tìm hướng đi mới mang tính đột phá, tháng 6/2003, tiến sĩ Lý Quý Trung cùng các thành viên trong gia đình -hầu hết là dân kinh doanh.
Quyết định khai trương thương hiệu “Phở Hai Tư” với của hàng đầu tiên tại số 5 Nguyễn thiệp thành phố HCM, Phở tuy là một món phổ biến ở Việt Nam, xong chưa có một thương hiệu nào định vị được trên thì trường mang hình ảnh của đất nước hiện đại với đẳng cấp và tiêu chuẩn quốc tế.
Họ xây dựng một cửa hàng hoàn toàn mang tính ẩm thực và bản sắc văn hóa dân tộc đạt tiêu chuẩn quốc tế về mọi mặt.
tại sao nó lại được đặt là “phở 24” vì nó được tạo nên từ 24 loại gia vị.
Mục tiêu lớn nhất của “Phở 24” là trở thành một thương hiệu nổi tiếng quốc gia và thế giới. Khách hàng mục tiêu của họ là ai? Phần lớn chiếm đến > 35-4 % là người nước ngoài, còn lại là thực khách trong nước là những người có thu nhập cao. Cùng với nó là các thương hiệu kèm theo như nội thất kiến trúc AA, gốm xứ Minh Long đang cùng cộng hưởng với phở 24, cửa hàng không chỉ mở ở Việt Nam mà còn được mở ở Jakarta.
Domesco đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường, cùng với quá trình đổi mới đất nước thì Domesco cũng không ngừng thay đổi và phát triển, đến nay nó đã trở thành một thương hiệu phát triển và có uy tín trên thị trường, ngoài việc sản xuất các mặt hàng truyền thống công ty còn sản xuất thêm cả nước hoa và mỹ phẩm từ các nguyên liệu trong nước, sản xuất nước tinh khiết, kinh doanh dược phẩm chế biến, lưu thông trang thiết bị y té, hóa chất xét nghiệm và sản xuất thuốc. Nếu như năm 2001, doanh thu là 355,513 tỉ đồng. trong đó, doanh thu từ sản xuất 69 tỉ đồng thì đến năm 2005 đã lên tới 569,380 tỉ đồng, doanh thu từ sản xuất đạt 258,884 tỉ đồng.Mặt hàng sản xuất ngày càng mở rộng. Trong giai đoạn từ 2001-2005, tổng lợi nhuận đã tăng từ 13,2 tỉ đồng lên 45,159 tỉ đồng. thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động năm 2001 là 2,174 triệu đồng đã tăng lên 4.45% triệu đồng vào năm 2005. Trong giai đoạn 2001-2005, sản phẩm của công ty đã kiêntục được người tiêu dùng tín nhiệm, bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, đoạn cup topten thương hiệu Việt, giải thưởng sao vàng đất Việt, công ty đã đạt 37 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 giải vàng về giải thưởng khác do các bộ, ban, ngành… ----- Các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và mối liện hệ giữa các thương hiệu đã được khẳng định và có uy tín trên thị trường thì các doanh nghiệp đã tận dụng các lợi thế này cho việc mở rộng thêm các lĩnh vực sản phẩm không chỉ có liên quan mà đôi khi là không liên quan đến nhau nhưng nhờ thương hiệu của hàng hóa trước đó mà sản phẩm sau cũng được lợi theo và lợi cho cả doanh nghiệp làm ra nó.
-Ngoài gặp mặt trò chuyện khuyến khích mang tính lý thuyết mà bằng hành động cụ thể Nhà Nước ta đã tổ chức ra một cuộc trao giải hàng năm cho các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm nổi tiếng bằng chương triìn “Sao Vàng Đất Việt” một giải thưởng cao quý mà chưa bao giờ các doanh nghiệp được trao giải và được tôn vinh, nó đã khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng thi đua trong việc tạo ra các thương hiệu nổi tiếng quốc gia.Gelimex là một trong những ví dụ điển hình. Khi nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp mình thế nào, Công ty luôn nỗ lực và bằng sự phấn đấu của toàn bộ cán bộ công ty về công nghệ, chất lượng, kiểu dáng, giá thành sản phẩm, và khả năng đáp ứng tốt mọi yêu cầu của người tiêu dùng nên thương hiệu Gelimex đã chiếm được cảm tình đặc biệt từ phía khách hàng, năm 2004 doanh thu là 130 USD cùng với những danh hiệu và phần thưởng cao quý. Công ty đã thiết lập các đại lý mua,bán, liên kết kinh doanh ,sản xuất với các đôí tác, mở rộng hoạt động quy mô, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển mạng lưới kinh doanh.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều công ty có thương hiệu nổi tiếng như: Goldsun, Dầu Ăn Tường An, An Phước…nổi tiếng về chất lượng sản phẩm, cũng như chất lượng phục vụ.
Thẩm mỹ viện Loan Anh phun xăm thẩm tốt nghiệp và đi đào tạo từ hàn quốc về với con mắt tinh tế, con mắt nghiệp vụ Loan anh sẽ và mãi là nơi làm đẹp tốt nhất cho phụ nữ có thể che hoàn toàn khuyết điểm, toát lên vẻ đẹp tự nhiên…
-Sự thành công đó là nhờ các doanh nghiệp này đã đầu tư một cách thích đáng và có hiệu quả vào việc xây dựng thương hiệu, có tính chuyên nghiệp trong đào tạo và con mắt nhà nghề. Sự đầu tư này không chỉ là mang nghĩa là theo chiều rộng mà là chủ yếu theo chiều sâu của vấn đề.
-Chúng ta đã thấy có những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng thế giới mang thương hiệu Việt Nam đó là các thương hiệu như: Bia đại việt, cà phê trung nguyên, đệm kyndan…mặc dù doanh số và thị phần của các doanh nghiệp còn rât ít ỏi nhưng những thành tựu đó quả là đáng trân trọng. Bởi lẽ để tạo được một thương hiệu nổi tiếng quốc gia đã là cả một quá trình tìm tòi, học hỏi, sáng tạo không ngừng của các thành viên công ty, kết hợp với những khỏan chi phí khổng lồ mà nhà quản lý giám mạo hiểm bỏ ra trong công việc kinh doanh của mình.
-Hội nhập là điều kiện vô cùng lớn cho các doanh nghiệp VN trong việc xuất khẩu thêm được nhiều hàng hóa có thuơng hiệu nổi tiếng thế giới, các doanh nghiệp lớn, giới thượng lưu, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đáng rất hào hứng khi VN ra nhập WTO vì họ là người được hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp này, vì họ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập và cách để phát triển cho doanh nghiệp của mình đó là điều vô cùng đáng mừng cho nước ta. Họ nghĩ rằng đó là điều kiện cho họ có nhiều điều kiện tìm tòi, và học hỏi kiến thức kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh, sẽ đẩy nhanh được sự phát triển cũng như sự minh bạch hóa trong các chính sách, cơ chế, nâng cao trí thức cũng như tầm nhìn cho các doanh nghiệp này.
1.2. Hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu đó nhà nước còn gặp phải một số hạn chế trong quá trình quản lý như là:
- Mặc dù đã có những cố gắng trong việc cải thiện chính sách cũng như sự quan tâm nhưng những thành tựu thu được là chưa cao hoặc chưa có kết quả gì cả, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam vẫn không đươc cải thiện, điều này chứng tỏ chính sách đưa ra còn chưa phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các doanh nghiệp.Tính phức tạp của các chính sách là chưa được điểu chỉnh, Trong khi đó Việt Nam chưa sử dụng công nghệ tiên tiến và chưa được nhà nước quan tâm toàn diện.
+ Theo điều tra của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt Nam chỉ có 23.8 % doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13.7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu , 62.5% doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu. Nó là do:
- Năng xuất lao động chưa cao.
-Chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm còn thấp.
- Trình độ công nghệ hạn chế.
-Thị trường đầu ra cho sản phẩm còn chưa ổn định.
-Chí phí đầu vào cao, gía cả không cạnh tranh đuợc với hàng nhập khẩu.
Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của VN theo xếp hạng của WEF.
Vị trí của VN chưa bao giờ thoát khỏi vị trí số 20.
Năm Xếp hạng.
1997 49/53
1998 43/53
1999 48/53
2000 53/59
2001 60/75
2002 65/80
2003 65/80
2004 77/104.
Năm 1997 VN là một trong các nước có vị trí cạn tranh thấp nhất. Năm 98 đã vươn lên vị trí 43/53 nhưng không phải do VN đã lỗ lực mà nhiều nước trong khu vực gặp khủng hoảng.
2000 vị trí liên tục giảm khi các nền kinh tế bị khủng khoảng dẫn đến tuơng quan so với 99,5 % đã bị sụt 5 bậc , đã bị loại ra khỏi tốp 50 nước, năm 2000 đã bị loại ra khỏi tôp 50 nước.
2001 đứng 60/75, 2002 VN giữ vị trí số 16 đứng từ cuối bảng , 2003 vị trí của VN giứ nguyên, 2004 bị xếp hạng 77/104.
+Theo thống kê cho thấy việc mở rộng thị trường ở nước ngoài đối với các sản phẩm việt Nam là vô cùng thành công trong việc quảng bá thương hiệu và tăng thêm nguồn doanh thu cho doanh nghiệp khi mà có sự tham gia của cộng đồng nguời Việt ở nước ngoài như số liệu sau:
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài nhờ vào kiều bào ở Nga là 80%, 60% tại Sec, 50% là tại Balan, 34% tại Rumani, 27% tại Bungari, 11% là tại Hungari.
-Chưa có những chính sách quản lý chặt chẽ đối với thương hiệu của các doanh nghiệp, cùng với kết hợp không đồng bộ giữa các cơ quan ở các tỉnh, Thành Phố trong việc đăng kí bản quyền thương hiệu dẫn đến các doanh nghiệp làm nhái sản phẩm dễ dàng qua mặt các cơ quan quản lý mà bao lâu sao mới biết và lúc đó xử lý là quá muộn vì không biết được cơ sở nào sản xuất ra nó. Chưa có những chính sách xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp vi phạm bản quyền thương hiệu.
+ Điều đáng lo ngại nhất hiện nay đó là việc các công ty vi phạm bản quyền trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp ngày càng phổ biến với nhiều hình thức tinh vi. Nhưng lại không được nhà nứơc quản lý một cách sát sao, và nhanh chóng xử lý ví dụ như: Công ty bánh kẹo “Hải Hà” đã và đang tạo dựng được thương hiệu kẹo nổi tiếng được nguời tiêu dùng ư chuộng với mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm cao rất ngon, mà giá lại rẻ. Mất nhiều công nghiên cứu và chi phí cho hàng loạt các công nghệ sản xuất đó và vui mừng với thành công mới này thì doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo “Hacco” cũng nhái lại sản phẩm này cả về chất lượng kẹo lẫn kiểu dáng vỏ, chỉ thay đổi lôgo của công ty và nhãn tên công ty này. Sau vụ kiện vi phạm bản quyền này các nhà quan chức về tòa án chỉ cảnh cáo và phạt tài chính với số tiền vô cùng nhỏ. Rất nhỏ so với số lợi nhuận mà Hacco thu được từ việc vi phạm bản quyền này.
Lại một trường hợp vi phạm bản quyền về kiểu dáng công nghiệp nữa là “xe máy” công ty xe máy Honda đang bị nhái kiểu dáng công nghiệp ở quy mô rộng mà nhiều vụ việc vẫn chưa phát hiện và xử phạt được hết, Không chỉ Honda mà còn cả công ty xe máy Future, Dream, Wave… cũng đang bị vi phạm nghiêm trọng kiểu dáng công nghiệp bằng các ký hiệu nhìn qua thì rất khó phát hiện như: HDNOA với Honda. Hay là việc gián tem giả trên nhán hiệu Honda, nhiều trưòng hợp vi phạm kiểu dáng công nghiệp khi bị kiểm tra phát hiện thì lại đổ lỗi cho nhà kinh doanh tự ý thay thé chứ không phải do cơ sở sản xuất, điều này không những ngây khó khăn cho nguời tiêu dùng mà còn dễ dàng qua mắt các nhà kiểm tra kiểm soát. Việc làm còn tinh vi hơn là họ sản xuất ở những điểm nhỏ lẻ, khác nhau dễ tung ra thị trường bán lẻ. Hay việc nộp đơn tra cứu đăng kí mẫu xe ở cục SHTT, cục đăng kiểm khác với mẫu xe được sản xuất và đưa vào lưu thông trên thực tế.
Giá trị hàng hóa rẻ hay không không quan trọng, quan trọng là có thể làm nhái được từ kẹo cho đến xe máy, rồi cả đối với thức ăn cho lợn cũng bị vi phạm bản quyền, rồi đạm cho cây…
-Hình phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm bản quyền mà nhà nước đưa ra là quá thấp so với những khoản lợi mà các doanh nghiệp thu được từ việc vi phạm đó, do không có một sự điều tra kỹ lưỡng nào về các hình phạt nên đưa ra trong vấn đề này.
Theo thống kê của cục sở hữu trí tuệ tính đến thời điểm này thương hiệu con heo vàng đã bị hơn 25 đơn vị phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp với hơn 38 sản phẩm vi phạm “con heo vàng”. Đây là thương hiệu đứng thứ hai về vi phạm bản quyền toàn quốc sau thương hiệu Lavie. Thương hiệu con heo vàng của công ty trách nhiệm hữu hạn bị 5 đơn vị khác nhái thành: 5 con heo vàng, con lợn vàng, heo vàng…với kiểu dáng rất giống con heo vàng, làm cho người tiêu dùng rất khó phân biệt được.
Cụ thể là sau khi kiện thì công ty TNHH hà thành đã bị thu giữ 1 tấn hàng giả và xử phạt hành chính 6 triều đồng, công ty này đã có cam kết là không vi phạm tiếp vào ngày 29/3/2005. Tuy nhiên công ty này lại tiếp tục vi phạm khi tung ra thị trường sản phẩm “Siêu heo vàng”. Nó là thương hiệu của công ty trách nhiệm hữu hạn “Vic” đã đăng kí ở cục sở hữu trí tuệ. Qua vụ việc này công ty đã quyết tâm cao trong việc chống hàng giả bằng cách công ty sẽ thưởng nóng 4 triệu đồng/ vụ cho cục sở hữu trí tuệ và công nghiệp và 8 triệu đồng / vụ hàng giả (khi có quyết định chính thức về việc xử lý vi pham kèm theo giấy các giấy tờ khác có liên quan đối với các cơ sở vi phạm) cho các cơ quan chức năng nếu phát hiện được hàng giả, hàng nhái thương hiệu con heo vàng.
+Afiex đang phải đương đầu với gian lận thương mại vì gắn sai nhãn mác cho sản phẩm thủy sản chế biến, điều này cho thấy ý thức xây dựng thương hiệu của ngay cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng chưa cao, hết sức hạn chế ở nhiều mặt. Đi dạo vòng quanh siêu thị giày trên đường lý trinh thắng thành phố Hồ Chí Minh, quanh đi quẩn lại chỉ có vài kiểu dáng giầy da bóng lộn chỉ nhìn thấy lớp xi bên ngòai chứ chưa cảm nhận vẻ đẹp của lớp da, các chuyên gia thuộc da (như doanh nghiệp hưng thái Quận hai thành phố HCM) đôi khi phải bực mình năng lực thiết kế và óc thẩm mỹ của các chuyên gia thời trang Việt Nam,do Chúng ta thiết kế kiểu dáng sản phẩm chủ yếu dựa trên tư duy chủ quan và ngẫu hứng thậm trí “bắt trước mẫu mã nước ngoài”. Các chuyên gia kiểu dáng mỹ thuật công nghệ lại thiếu tư duy marketing và làm việc theo những tiêu trí cái đẹp “truyền thống, bản sắc văn hóa” để phục vụ cho thị trưòng tiêu dùng quốc tế, nghĩa là buộc họ phải theo cái gu thẩm mỹ yếu kém của ta, dư luân đôi khi vẫn kỳ thị với sự phá cách của thế hệ 8x mà trong đó ít nhiều các bạn trẻ này, với tư duy phóng khoáng, họ đang trải nghiệm những khám phá phong cách đương đại củ văn hóa thời trang quốc tế. Không ai hiểu được chữ “Cool” để làm ra những sản phẩm thời trang “cool” thật sự, những cái tên thương hiệu “cool’ thực sự bị coi là ngoại lai trong khi bản thân sứ mệnh của các thương hiệu này là chinh phục thị trường thế giới, với vị thế của một nước nhỏ về của khu vực châu á rộng lớn, Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Italy của châu Âu. Trong lĩnh vực xuất khẩu thương hiệu thời trang Việt Nam rất cần có được năng lực tư duy và sáng tạo như người ý để vượt qua được những rào cảnlà các đối thủ ở Châu Á và dẫn đầu bằng “thương hiệu và thời trang” chứ không phải tiếp tục làm thuê gia công với thu nhập lao động rẻ mạt.Các giải thưởng mà bộ tặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dựa trên “số lượng xuất khẩu” đơn thuần kể cả xuất thô và xuất gia công. Chưa có một tiêu chí nào rõ ràng để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam, bởi không có chi phí và nỗ lực nào quan trọng và mang lại hiệu quả bền vững hơn là nỗ lực xác lập thương hiệu ngay tại các thị trường đích, nơi mà thương hiệu Việt Nam chỉ là chàng Davis đối mặt với những gã khổng lồ Goliath. nếu chúng ta có riêng một cơ chế hấp dẫn dành cho thươnghiệu Việt Nam, thì doanh nghiệp cũng phấn khởi và nỗ lực đầu tư thương hiệu Việt của họ được xã hội tôn vinh và một phần nào bù đắp chi phí cho xây dựng thưong hiệu, thay vì chỉ chạy theo con số “doanh số xuất khẩu gia công” rỗng tuếch.
+ Tên thương hiệu Việt nam không nhất thiết phải là thuần Việt. Trong khi Hàn Quốc và Trung Quốc có những nhãn hiệu như Debon, LG, Lenono…nhận lĩnh Sứ mệnh chinh phục thị trường quốc tế, tinh thần dân tộc được hòa lẫn và ẩn dấu bên trong những phong cách phá cách thời thượng mang tính hội nhập xuất hiện bên ngoài để chinh phục người tiêu dùng quốc tế. Tinh thần quốc tế hay sứ mệnh quốc tế là những tiêu trí mà các thươnghiệu này, dẫn đầu Sony được xác lập cao hơn tinh thần dân tộc ẩn chứa bên trong thương hiệu, “sứ mệnh đa quốc gia”.
- Việc đầu tư xây dựng các trường đào tạo cán bộ nhân viên quản lý thương hiệu là chưa có một điều cốt yếu là để quản lý được vấn đề thương hiệu thì ngay cán bộ quản lý cũng phải biết rõ về nó thì hiệu quả làm việc mới cao và chính xác. Nhưng thực tế cho thấy nhiều cán bộ trong ban kiểm soát bản quyền sở hữu công nghệ là chưa có đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này. hiện nay nghề quản lý là đang rất đắt hàng với mức lương mà ai cũng phải mơ ước, để quản lý được tốt các doanh nghiệp trong vấn đề phát triển thương hiệu cũng như việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương hiệu thì đầu tiên phải chú ý đến đội ngũ các nhà làm marketing. Thật vậy, đi kèm với vấn đề phát triển thương hiệu đó là người làm marketing, đó là nguồn nhân lực không thể thiếu được trong mỗi công ty có quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Nghề giám đốc marketing hiện nay đang rất hấp dẫn nó là do nghề này phải đối mặt với nhiều thách thức rất thú vị, thách thức cũng là một phần làm nên thú vị cho mỗi công việc. Vì nó đòi hỏi công việc này phải thay đổi và sáng tạo liên tục, phải làm mới mình và cố gắng nắm bắt, và chế ngự những khó khăn, thay đổi trong công việc.
+ Làm giám đốc thương hiệu là đồng nghĩa với việc chựu trách nhiệm về xây dựng nền móng của thương hiệu, định vị thương hiệu, đề ra những chiến lựơc phát triển thương hiệu, định vị thị trường, truyền thông quảng bá, thậm trí cả tuyển dụng nhân viên và đào tạo cán bộ quản lý thương hiệu nếu cần.
+ Một giám đốc thương hiệu phải để mắt đến mọi vấn đề cóliên quan đến sản phẩm, từ hình thành sản phẩm, sản xuất, giá thành, đóng gói, vận chuyển và phân phối, và thực hiện chiến lược tung ra thị trường những sản phẩm mới, làm mới hình ảnh thương hiệu.
+ Giám đốc thương hiệu yêu cầu một người cần có sức sáng tạo không ngừng. Đó là khi những sáng tạo của cá nhân, khả năng và những gì tích lũy được, trong học tập trong cuộc sống được huy động tổng lực trong mỗi hành động, trong mỗi suy nghĩ. Là một giám đốc doanh nghiệp phải là người am hiểu nếu không muốn nói đến là người góp phần vào tạo ra văn hóa cho doanh nghiệp mình, xác định văn hóa doanh nghiệp, nhận diện được những khác biệt của nó so với các đối thủ cạnh tranh và sau đó là tìm ra một cá tính đặc trưng và phù hợp thống nhất với công ty và thị trường. Những công việc này đòi hỏi cần cân nhắc rất kỹ lưỡng khi ra quyết định.
+ Sức hấp dẫn từ thu nhập cao. Những con số thống kê cho thấy từ nhiều nguồn khác nhau đều thấy mức lương trả cho những GĐTH, mức lương có thể khác nhau và là niềm ước mơ của nhiều người vói mức lương này là tất nhiên còn phụ thuộc vào những yêu tố như kinh nghiệm, trình độ của ứng viên, bản thân công ty và môi trường làm việc của mỗi quốc gia.Theo thông kê ở Mỹ cho thấy mức lương trả cho những giám đốc Marketing không hề nhỏ với mức lương bình quân của GĐTH là 88.838 USD/ năm. Con số tối thiểu một GĐTT nhận được là 40.000 USD/ năm. Còn theo con số thống kê của www.about.com thì mức lương bình quân của năm của GĐTT là 76.100 USD/ năm. Trên 50% GĐTT có thu nhập khoảng từ 65.597 tới 87.169 USD/năm, trợ lý giám đốc vào khoảng 40000-60000 USD so với mức lương của giám đốc.
ở VN thì dù cho ngưòi giám đốc vẫn chưa cóthu nhập cao bằng với thu nhập của nứơc ngoài trong cùng lĩnh vực thì nó cũng là một trong những nghề đựơc trả lương cao nhất trong giới nhân sự cao cấp. Cụ thể là có khoảng từ 24000 USD/năm - 36.000USD/năm, còn mức phổ biến dừng lại ở 6000 – 18000 USD/năm. mặc dù là có mưc lương hấp dẫn nhưng VN vẫn chưa thực sự có nhiều nhà marketing nổi tiếng và giỏi trong lĩnh vực, chính vì vậy đã gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển chiến lược của công ty, có khi là các doanh nghiệp đang cần người có năng lực nhưng lại không đủ tài chính chi trả cho mức lương cao vì các công ty nước ngoài đã chớp lấy cơ hội này vì họ trả với giá cao hơn, nguồn nhân lực thì phong phú nhưng lại chưa thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển nên ở nứoc ta xảy ra tình trạng thất nghiệp thì cứ thất nghiệp, người thì làm không hết việc.
Điều này là do các nhà lãnh đạo chưa thực sự có các mối liên hệ cũng như việc tạo ra các mối quan hệ đào tạo cán bộ nhân viên cho cả nhà nước và doanh nghiệp là chưa đạt được gì nhiều, lĩnh vực liên kết với nước ngoài trong việc gửi nhân viên đi đào tạo với học bổng là chưa đuợc mở rộng.
2. Những mặt đạt được của quản lý Nhà nước đối với thương hiệu.
-Nhờ có những chính sách mới và sự quan tâm thích đáng của nhà nước mà ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt đã tự xây dựng thương hiệu đựơc cho chính công ty của mình.
-Đã có sự thắt chặt hơn trong công tác quản lý đối với việc đăng kí bản quyền thương hiệu và nhanh chóng phát hiện các tình huống vi phạm bản quyền, và xử lý kịp thời.
-Mở ra nhiều chương trình trao giải đến các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng quốc gia, giúp khuyến khích các doanh nghiệp có tinh thần cao hơn, cũng như động lực để họ trang bị đầu tư thêm cho phát triển sản phẩm cũng như khuyếch trương sản phẩm.
- Kết hợp tốt hơn trước giữ các cơ quan quản lý trong việc cấp giấy phép đăng kí bản quyền thương hiệu.
3. Hạn chế của quản lý Nhà nước về thương hiệu.
- Do công tác khuyến khích của ban ngành còn chưa đồng bộ đến các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nước ta các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chi ếm ph àm lớn nên vẫn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thờ ơ với việc xây dựng thương hiệu cho chính mình Các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng có giá trị không cao cho lắm, chưa có thương hiệu nào thực sự nổi tiếng về công nghệ, ô tô, xe máy để cạnh tranh với các nước bạn.
- Chưa có một hệ thống luật pháp nghiêm ngặt để hạn chế việc vi phạm thương hiệu của các doanh nghiệp với nhau. Bằng chứng là hình phạt mà nhà nước đưa ra là quá nhẹ và phạt hành chính là quá bé với số lượng lợi nhuận mà việc vi phạm mang lại.
-Sự đầu tư của nhà nước cho việc giúp đỡ các doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu còn chưa rõ ràng và chưa cao.
-Hệ thống các cơ quan quản lý về thương hiệu chưa có một phương pháp quản lý thống nhất nào giữa các cấp, cơ sở, ngành dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền thương hiệu của các doanh nghiệp ngày càng có nhiều tình trạng vi phạm bản quyền.
-Liên kết với nước ngoài trong việc gửi cán bộ đi học với học bổng là chưa có nhiều.
4. Nguyên nhân của những hạn chế.
4.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước.
- Các doanh nghiệp còn nhận thức được rõ vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp trước những thách thức một phần là do chính doanh nghiệp một phần khác nữa là chưa có sự quan tâm đồng bộ, bình đẳng giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nước trong quá trình tuyên truyền, khấy lên phong trào tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp cho chính doanh nghiệp họ.
- Các doanh nghiệp một số vấn tiếp tục tình trạng vi phạm bản quyền vì nhà nước thực sự chưa có những hình phạt thích đáng, hình phạt về tài chính còn là quá nhỏ so với lợi nhuận thu được từ việc vi phạm đó.
-Hệ thống luật pháp còn chưa rõ ràng minh bạch trong việc xét xử những vụ vi phạm này, ngày càng nhiều càng vụ vi phạm xảy ra đó còn là do nhiều cơ quan công chức lợi dụng quyền hành tham ô bênh vực, tiếp tay cho các công ty đó tiếp tục vi phạm mà sau đó không bị sử phạt.
4.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp.
-Hiểu được thương hiệu là một vấn đề quan trọng nhưng để xây dựng nó trở thành một thương hiệu nổi tiếng hay chỉ là người tiêu dùng biết đến thì quả là không đơn giản một chút nào cả như: nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngọt ở Hà Nội chất lượng sản phẩm rất ngon không thua kém gì những thương hiệu bánh kem nổi tiếng nhưng sản phẩm được sản xuất ra thì chưa bán được nhiều mà lại còn với giá rẻ đó là do doanh nghiệp chưa xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình và đành phải sản xuất gia công còn sử dụng nhãn mắc của các xí nghiệp nổi tiếng khác bán cho với mức giá cao hơn rất nhiều mà còn không kịp sản xuất, đã có nhiều doanh nghiệp cung đã có đầu tư cho phát triển thương hiệu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ.
-Nội dung xây dựng chiến lược không được định vị rõ ràng dẫn đến tác dụng của việc thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển không rõ ràng và không cao.
Hiện nay nước ta đã ra nhập WTO nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lười biếng và thờ ơ với nó như là nó chẳng hề ảnh hưởng gì tới doanh nghiệp mình cả
-Nhiều trường hợp doanh nghiệp có thương hiệu rất nổi tiếng và được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Nhật…với khổi lượng sản phẩm lớn, giá trị thu được quả là không nhỏ tẹo nào. Nhưng thật đáng tiếc thay là quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài kiện vì tội bán phá gía,…nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hiểu rõ luật pháp trong nước cũng như luật quốc tế dẫn đến việc tổn hại rất lớn về tiền của, đặc biệt là suy nghĩ của người tiêu dùng nứơc ngoài đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Việc các doanh nghiệp còn chưa mặn mà gì với tư vấn pháp luật là nguyên nhân gây ra những vụ kiện và thiệt hại đó.Một hội nghị với chủ đề “WTO và giải pháp của DN” tại thành phố HCM, các doanh nghiêp đã thực sự thấy nguy hại có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như không trang bị tốt về vấn đề tư vấn pháp luật. - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nếu được hỏi là thương hiệu của anh giá bao nhiêu tiền thì họ đều ngấp ngứ trả lời rằng: “cái này chưa đánh gía được hoặc chưa bao giờ nghĩ đến câu hỏi này”, nếu hỏi các doanh nghiệp nước ngoài thì chớp mắt cũng trả lời được. Thập trí hiện nay nhiều doanh nghiệp còn chưa có bộ phận quản lý và phát triển thương hiệu.Thương hiệu chính là tài sản vô hình mà không có sự quan tâm củ doanh nghiệp đối vói tài sản vô hình và chưa tự tin vào giá trị gia tăng do thương hiệutạo ra của doanh nghiệp Việt thì đã cản trở việc đầu tư cho xây dựng và phát triển thuơng hiệu. Nó giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng mới, phân phối sản phẩm dễ hơn, thuận lợi cho việc triểnkhai tiếp thị xâm nhập vào thị trường mới.
-Do pháp luật còn chưa nghiêm, nhận thức về những nguy hại về việc mình làm cho các doanh nghiệp khác, ngưòi tiêu dùng cũng như các hình phạt mà công ty sẽ phải chựu khi vi phạm bản quyền thương hiệu. Yếu tố chủ quan, khinh thường pháp luật là vẫn còn nhiều vì nếu có bị phát hiện thì chúng chẳng mất gì nhiều so với những gì họ thu được từ việc vi phạm này. - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nếu được hỏi là thương hiệu của anh giá bao nhiêu tiền thì họ đều ngấp ngứ trả lời rằng: “cái này chưa đánh gía được hoặc chưa bao giờ nghĩ đến câu hỏi này”, nếu hỏi các doanh nghiệp nước ngoài thì chớp mắt cũng trả lời được. Thập trí hiện nay nhiều doanh nghiệp còn chưa có bộ phận quản lý và phát triển thương hiệu.Thương hiệu chính là tài sản vô hình mà không có sự quan tâm củ doanh nghiệp đối vói tài sản vô hình và chưa tự tin vào giá trị gia tăng do thương hiệu tạo ra của doanh nghiệp Việt thì đã cản trở việc đầu tư cho xây dựng và phát triển thuơng hiệu. Nó giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng mới, phân phối sản phẩm dễ hơn, thuận lợi cho việc triểnkhai tiếp thị xâm nhập vào thị trường mới.
-Nhiều doanh nghiệp đã ra sức phát triển thương hiệu của mình vì họ đã nhận thức được nó có tầm quan trọng như thế nào trong thành công của doanh nghiệp. Mục đích của các nhà kinh doanh là thu đuợc lợi nhuận cao, nếu thu được lợi nhuận siêu ngạch thì họ càng muốn và thưong hiệu chính là điều mang lại cho công ty lợi nhuận siêu ngạch, không chỉ nhờ vào công nghệ nữa.
-Các hình thức mua lại thương hiệu, hay kinh doanh nhờ trên các thươnghiệu khác còn chưa phổ biến giữa các doanh nghiệp.
-Nhiều doanh nghiệp thường quên lãng đi hình thức bán hàng ở nước ngoài hay chính là hình thức xuất khẩu ra nước ngoài trong việc mở rộng thị phần của doanh nghiệp, nhất là việc quảng bá thương hiệu qua các kiều bào ở nứơc ngoài.
- Chưa biết tận dụng một cách tối đa những nguồn lực sẵn có từ những thương hiệu trước đó mà doanh nghiệp đã xây dựng được.
-Chưa có đội ngũ nhân viên marketing thực sự am hiểu, có khả năng phân thích được nhu cầu của khách hàng, cũng như việc nhiều doanh nghiệp còn chưa chựu đầu tư cho việc sáng chế ra các mẫu mã, kiểu dáng mầu sắc và chất lượng theo yêu cầu của sự phát triển trong chất lượng cuộc sống.
- Không có sự đoàn kết một cách chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong việc bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính tại Việt Nam, cũng như việc kết hợp chông hàng giả được nhập tràn nan từ Trung quốc và các nước bạn sang chúng ta.
- Các doanh nghiệp hiện nay chỉ tập trung vào việc đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn. Trong khi đó lại quên đi mất các dịch vụ kèm theo làm tăng thêm giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Ngân hàng Đông Á là một trong những ví dụ điển hình trong việc tạo các dịch vụ kèm theo cho người tiêu dung, đó là đem lại cho người tiêu dùng nhiều dịch vụ hơn như có rất nhiều điểm rút thẻ ở mọi nơi trên đất nước, tại mọi thời điểm mà không cần có người trông, ngoài các dịch vụ về rút tiền và nạp tiền vào tài khoản, ngân hàng này còn cung cấp thêm những dịch vụ như bạn có thể mua luôn thẻ sim cho điện thoại của mình qua đó mà không phải đi đâu xa cả, công ty cũng cung cấp thẻ phụ có những tính năng chuyên biệt cho người sử dụng và làm họ rất hài lòng. Nhưng quả là khó khi có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và tạo uy tín được như thế cho khách hàng nên đó chính là nguyên nhân mà quá nhiều doanh nghiệp VN đi theo con đường cũ là chỉ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá-Hiểu được thương hiệu là một vấn đề quan trọng nhưng để xây dựng nó trở thành một thương hiệu nổi tiếng hay chỉ là người tiêu dùng biết đến thì quả là không đơn giản một chút nào cả như: nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngọt ở Hà Nội chất lượng sản phẩm rất ngon không thua kém gì những thương hiệu bánh kem nổi tiếng nhưng sản phẩm được sản xuất ra thì chưa bán được nhiều mà lại còn với giá rẻ đó là do doanh nghiệp chưa xây dựng đựoc thương hiệu cho doanh nghiệp mình và đành phải sản xuất gia công còn sử dụng nhãn mắc của các xí nghiệp nổi tiếng khác bán cho với mức giá cao hơn rất nhiều mà còn không kịp sản xuất, đã có nhiều doanh nghiệp cùng đã có đầu tư cho phát triển thương hiệu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ.
rẻ hơn. Mà không thể thay đổi hoặc chưa kịp thay đổi hình thức tạo ra thương hiệu cho doanh nghiệp mình.với tình trạng hiện nay cứ tiếp diễn thì e rằng là các doanh nghiệp VN sẽ không thể cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài nhất là sản phẩm của Trung Quốc vì giá của họ quá rẻ, sau khi ra nhập WTO thì giá của những mặt hàng TQ còn rẻ nữa và liệu sau 12 năm chuẩn bị cho quá trình hội nhập thì có kịp không nếu như tầm nhìn của chúng ta còn qúa hẹp.chính vì vậy doanh nghiệp VN cần nhanh chóng đi vào kinh doanh cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ kèm theo mà hàng TQ không có thì chúng ta mới tồn tại và phát triển được.
III. GIẢI PH ÁP
1. Giải pháp từ phía nhà nước.
-Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ hơn trong vấn đề quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp cũng như việc đăng kí sử dụng của các doanh nghiệp.
-Nó những hình phạt thích đáng cho các doanh ghiệp vi phạm bản quyền thương hiệu của các doanh khác. Nhà nước cần tính ký các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra với doanh thu nó thu được từ việc vi phạm bản quyền của thương hiệu khác mà có những hình phạt về hành chính lớn hơn mà doanh thu doanh nghiệp thu đuợc từ việc vi phạm đó.
-Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, chặt chẽ cho việc chống hàng giả, hàng nhái, tình trạng vi phạm bản quyền. để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính ngày càng có cơ hội phát triển, mở rộng sản sản phẩm.
-Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về thương hiệu của các doanh nghiệp, có lễ trao giải hàng quý hàng năm cho các doanh nghiệp nhằm khuyết khích hơn các doanh nghiệp trong nỗ lực kinh doanh và phát triển thương hiệu của chính mình vừa thuận lợi cho doanh nghiệp, nó còn thuận lợi cho cả người tiều dùng biết đến sản phẩm.
-Tăng cường truyền bá tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự tồn tại, phát triiển của công ty nói riêng và sự phát triển chung của cả nền kinh tế.
-Không ngừng áp ụng khoa học công nghệ trong công tác quảnlý quá trình thành lập phát triển công ty, đăng kí bảnquyền nhãn hiệu, thuơng hiệu cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng quan liêu hách dịch trong cán bộ quảnlý nhà nước trong các vụ kiện vi phạm bản quyền thương hiệu, tránh tình trạng thất thoát lớn cho các doanh nghiệp bị vi phạm bản quyền thương hiệu.
-Phạt nặng đối với những cán bộ làm nhiệm vụ nhà nước tham ô ăn tiền từ các vụ kiện vi phạm bản quyền tránh hiện tượng đúng mà vẫn bị thua kiện. Gây mất niềm tin từ phía doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
-Cần tôn trọng luật pháp trong việc kinh doanh về nhãn mác, tránh tình trạng ăn cắp thương hiệu của các công ty khác thành nhãn mắc của công ty mình.
-Nên tạo dựng hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ thương hiệu của tất cả những doanh nghiệp trong nước. Chính sự liên kết chặt chẽ này sẽ làm cho các doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, tránh tình trạng hội lấy cắp thương hiệu lẫn nhau.
-Hiểu biết về luật pháp là điều không thể thiếu đựơc đối với các doanh nghiệp, nếu mỗi công ty không thể tự thuê cho mình một luật sư riêng thì họ có thể đến các trung tâm tư vấn luật pháp để hiểu rõ hơn những gì nên làm hoặc không, hiểu rõ luật pháp chính là một bí kíp của sự thành công.
- Đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách có đầu tư thích đáng vào việc tạo dựng thuơng hiệu cho chính doanh nghiệp của mình cả về thời gian lẫn tiền bạc.
- Quản trị doanh nghiệp cũng là vấn đề vô cùng quan trọng trong tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Thành công hay không nó còn xem là có phù hợp với thị trường hay không, việc xây dựng các chiến lựơc thích ứng với thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thành công một cách nhanh chóng hơn.
-Cần tích cực tham gia các hoạt động marketing quốc tế nhờ có sự tham gia của các kiều bào sống ở nước ngoài là điều vô cùng ý nghĩa trong việc xuất khẩu hàng hóa và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trong nước.
-Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên trách trong vấn đề marketing. Hiện nay sinh viên Việt Nam đang có những tiềm năng rất hứa hẹn trong việc giúp các công ty trong chiến lược cạnh tranh, vì đội ngũ này ngày càng được đào tạo bài bản về chuyên môn, nhất là con mắt tầm nhìn chiến lược, ngoại ngữ là một lợi thế và khả năng vô cùng lớn của sinh viên. Do đó trong quá trình hội nhập nhân tài là vấn đề mà doanh nghiệp nên quan tâm và đầu tư thích đáng, nên tạo điều kiện cho sinh viên thực tập ở doanh nghiệp mình đó chính là điều kiện cũng như cơ hội cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm được thật nhiều các tài năng trẻ tuổi, không cần phải khó khăn ở đâu cả đó là tầm nhìn mà nhiều doanh nghiệp nên nghĩ đến trong việc đạt được mục đích của chính mình.
-Tận dụng tối đa các nguồn lực mà công ty sẵn có nhất là nguồn lực về giá trị thương hiệu mà công ty đã có từ việc xây dựng các sản phẩm có uy tín trước đó. Giảm thiểu chi phí mà tăng hiệu quả và lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
-Đối với các doanh nghiệp cần nghiêm túc tự đánh giá xem doanh nghiệp đang ở đâu, vị trí nào, điểm nào đã được và điểm nào chưa được từ đó điều chỉnh cho phù hợp với với tiến trình hội nhập, như nâng cao hình ảnh DN, các doanh nghiệp cần có sự liên kết hay nói cách khác chính là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0603.doc