Khái niệm rủi roRủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo lưòng bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.
Rủi ro trong quản lý dự án là một đại lượng có thể đo lưòng. Trên cơ sỏ tần suất xuất hiện lặp một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định nó lại xuất hiện tương tự trong tương lai. Trong quản lý dự án, một hiện tượng được xem là rủi ro nếu có thể xác định được xác suất xuất hiện của nó. Trong trường hợp đó, rủi ro có xu hưóng được bảo hiểm và có thể được lượng hóa như sau:
Rủi ro = Xác suất xuất hiện X Mức thua thiệt/kết quả
Cần phân biệt hai phạm trù: rủi ro và bất trắc. Bất trắc phản ánh tình huống, trong đó không thể biết được xác suất xuất hiện của sự kiện. Như vậy, khái niệm bất trắc chứa đựng yếu tố chưa biết nhiều hơn khái niệm rủi ro. Rủi ro và bất trắc có thể xem như hai đầu của đoạn thăng. Rủi ro nằm ở phía đầu có khả năng đo lường được nhiều hơn và nhiều số* liệu thông kê hơn để đánh giá. Bất trắc nằm ở đầu còn lại: “sẽ không có số liệu” để đo lưòng. Có thể mô tả sự phân biệt này qua hình sau:
[IMG]file:///C:/DOCUME~1/Admin/LOCALS~1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG] Rủi ro Bất trắc
- Có thể định lượng - Không có khả năng định lượng
- Đánh giá được về thông kê - Không đánh giá được
- Số liệu tin cậy - Ý kiến không chính thức
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý rủi ro dự án giai đoạn thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI QUẢN LÝ RỦI RO
Khái niệm rủi ro
Rủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo lưòng bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.
Rủi ro trong quản lý dự án là một đại lượng có thể đo lưòng. Trên cơ sỏ tần suất xuất hiện lặp một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định nó lại xuất hiện tương tự trong tương lai. Trong quản lý dự án, một hiện tượng được xem là rủi ro nếu có thể xác định được xác suất xuất hiện của nó. Trong trường hợp đó, rủi ro có xu hưóng được bảo hiểm và có thể được lượng hóa như sau:
Rủi ro = Xác suất xuất hiện X Mức thua thiệt/kết quả
Cần phân biệt hai phạm trù: rủi ro và bất trắc. Bất trắc phản ánh tình huống, trong đó không thể biết được xác suất xuất hiện của sự kiện. Như vậy, khái niệm bất trắc chứa đựng yếu tố chưa biết nhiều hơn khái niệm rủi ro. Rủi ro và bất trắc có thể xem như hai đầu của đoạn thăng. Rủi ro nằm ở phía đầu có khả năng đo lường được nhiều hơn và nhiều số* liệu thông kê hơn để đánh giá. Bất trắc nằm ở đầu còn lại: “sẽ không có số liệu” để đo lưòng. Có thể mô tả sự phân biệt này qua hình sau:
Rủi ro Bất trắc
Có thể định lượng - Không có khả năng định lượng
Đánh giá được về thông kê - Không đánh giá được
Số liệu tin cậy - Ý kiến không chính thức
Phân loại rủi ro
Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính (Pure risk & Speculative risk)
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu nó xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. Đặc điểm của rủi ro này :
- Rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất. Ví du, rủi ro hỏa hoan sẽ làm mất mát một số tài sản nhưng nếu không bị hỏa hoạn sẽ không bị thiệt hại.
- Rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy).
- Biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh hưồng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế. Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lòi cho ngưòi có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thể đốỉ phó bằng biện pháp rào chắn (hedging).
Rủi ro có thể tính đươc và không tính được
Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định.
Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần suất của nó quá bất thường và rất khó dự đoán được.
Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về hình thức. Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô sô' mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lường mang tính chất tương đối. Một số có thể đo lường được nhiều, một số đo được ít hơn.
Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm
Rủi ro không thể bảo hiểm bao gồm rủi ro cờ bạc và suy tính.
Cờ bạc tạo ra rủi ro mà không tồn tại trước đó, trong khi, bảo hiểm có tác dụng làm giảm rủi ro. Cá cược là một loại rủi ro theo suy tính (khi nó bao hàm khả năng được mất) nhưng cũng có nét khác nhau. Cá cược đưa đên kết quả ít nhất một bên được một bên thua. Các loại rủi ro theo suy tính khác sẽ đưa đến kết cục tất cả đều thắng hoặc tất cả đều thua.
Rủi ro có thể bảo hiểm
Rủi ro có thể bảo hiểm là những rủi ro nếu xảy ra có thể dẫn đến các thiệt hại. Đặc điểm của rủi ro có thể bảo hiểm như sau:
1-Khả năng thiệt hại của một tập hợp các đơn vị tương tự nhau. Trên cơ sở này tính toán chính xác mức phí
2-Thiệt hại có tính ngâu nhiên.
Không phải thiệt hại do tự tạo ra. Vì nếu như vậy tiền đóng bảo hiểm của các thành viên sẽ rất cao và có thể khuyên khích các hành động như ăn trộm, tội phạm để được trả bảo hiểm.
Không phải do hiện tượng hao mòn vật chất tự nhiên như mòn, sờn, hỏng trong quá trình sử dụng. Những thiệt hại này không phải là thiệt hại ngẫu nhiên, mà là việc giảm giá trị kinh tế.
3-Thiệt hại phải được định dạng, có thể do lưòng và đủ để tạo ra những khó khăn kinh tế.
Thiệt hại được bảo hiểm phải được xác định rõ nguyên nhân. Ví dụ, bảo hiêm ngôi nhà đôi với lửa chứ không bảo hiểm hiện tượng bị môi xông, cần phân biệt lòi hứa đảm bảo của các tổ chức dịch vụ chống mối với tổ chức bảo hiểm, Hoạt động kinh doanh của các tổ chức dịch vụ chông mối cho ngôi nhà, công trình và các tài sản khác đều không phải là bảo hiểm.
Phải có khả năng đo lường mức độ thiệt hại. ví dụ, con mèo của gia đình nào đó bị chết làm mọi người buồn nhưng lại rất khó đo lường mức độ đau buồn này
Thiệt hại phải đủ tạo ra những khó khăn kinh tế. Không bảo hiểm những thiệt hại xảy ra thường xuyên, giá trị nhỏ mà bảo hiểm những thiệt hại lớn và bất định.
4-Xác suất thiệt hại thảm họa thấp
Thiệt hại thảm họa là thiệt hại cực lân so vối quy mô tài sản trong nhóm bảo hiểm. Ví dụ, thiệt hại 1000 tỷ đồng có thể là thảm họa trong trường hợp này nhưng không phải là thảm họa trong trường hợp khác. Động đất, núi lửa, lụt lội là những thảm họa đối với hệ thông bảo hiểm tư nhân. Thiệt hại thảm họa có đặc điểm là chúng giới hạn trong một phạm vi địa lý và không thể cự đoán chính xác. Thiệt hại thảm họa nói chưng không thể được bảo hiểm bởi hệ thống bảo hiểm tư nhân.
Trong hệ thống bảo hiểm, mọi người có động cơ ngăn cản thiệt hại và ít nhất là tiếc nếu có thiệt hại xảy ra. Một hệ thông bảo hiểm không thể hoạt động thành công nếu các thành viên của tổ chức lại thờ ơ trước thiệt hại.
Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh
Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy mô, độ phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế và xây dựng, hệ thông tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội sinh.
Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân ngoài gây nên, Những nhân tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất định vế chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết.
Chương trình quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều nội dung, nhiều khâu công việc. Mỗi khâu công có một nội dung riêng. Thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các khâu sau. Các khâu công việc tạo nên một chu trình liên tiếp. Quản lý rủi ro là một hệ thống các bước công việc, từ hoạt động xác định, nhận diện rủi ro đến phân tích đánh giá mức độ rủi ro, đề ra những giải pháp, chương trình để phòng, chống rủi ro và quản lý các hoạt động quản lý rủi ro như thể hiện trong hình.
Chu trình các khâu công việc quản lý rủi ro
Nhận diện rủi ro
Xác định rủi ro là quá trình phân tích đánh, giá, nhận dạng lĩnh vực rủi ro,các loại rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án.
Nhận diện rủi ro không phải công việc chỉ diễn ra một lần mà đây là một quá trình thực hiện thường xuyên trong suốt vòng đời dự án. Những căn cứ chính để xác định rủi ro là:
Xuất phát từ bản chất sản phẩm dự án. Sản phẩm công nghệ chuẩn hóa ít bị rủi ro hơn sản phẩm cần sự cải tiến đổi mới. Những rủi ro ảnh hưởng đến sản phẩm thường được lượng hóa qua các thông tin liên quan đến tiến độ và chi phí.
Phân tích chu kỳ dự án.
Căn cứ vào sơ đồ phân tách công việc, lịch trình thực hiện dự án.
Phân tích chi phí đầu tư, nguồn vốn đầu tư.
• Căn cứ vào thiết bị, nguyên liệu cho dự án.
Thông tin lịch sử các dự án tương tự về tình hình bán hàng, nhóm quản lý dự án.
Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại
Thiệt hại có nhiều loại. Có thể phân loại như sau:
Thiêt hại tài sản trưc tiếp
Thiệt hại tài sản trực tiếp là những thiệt hại vật chất do nguyên nhân trực tiếp nào đó gây nên. Ví dụ, do hỏa hoạn, va chạm, vật tư kém chất lượng.
Thiệt hại tài sản gián tiếp là những thiệt hại do hoạt động của bên thứ ba gây nên. Ví dụ, do cháy chiếc máy quan trọng nhất mà doanh nghiệp bị giảm thu nhập.
Chú ý:
Thiệt hại trực tiếp của hoạt động đầu tư kinh doanh theo mùa vụ thưòng khác nhau giữa mùa làm ăn và thời kỳ nhàn rỗi.
Nhiều trường hợp thiệt hại gián tiếp lại lớn hơn thiệt hại trực tiếp.
Thiêt hại trách nhiệm
Thiệt hại trách nhiệm là những thiệt hại do bị phạt liên quan đến trách nhiệm của công ty mà ngưòi bị hại kiện thành công. Có 3 loại thiệt hại trách nhiệm chính:
Thiệt hại do bồi thường tai nạn lao động. Trường hợp này chi phí rất lớn cho cả chủ và người làm công, do đó, cần ngăn ngừa.
Trách nhiệm đốì với sản phẩm sản xuất. Ví dụ, sản phẩm kém chất lượng do thiết kế sai sót hoặc sai sót trong quá trình thực hiện dạ án mà bên dự án phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro
Có thể phân tích và đánh giá mức độ rủi ro bằng phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích định tính là việc mô tả tác-động của mỗi loại rủi ro và sắp xếp chúng vào từng nhóm mức độ: rủi ro cao, trung bình thấp. Mục đích của phân tích định tính là nhằm đánh giá tổng thể xem rủi ro tác động đến những bộ phận nào va mức độ ảnh hưởng của nó đến từng bộ phận và toàn bộ dự án. Đối với những dự án đơn giản có thể chỉ áp dụng phương pháp định tính để xác định rủi ro. Ngoài ra, cũng có một số dự án không thể áp dụng phương pháp phân tích định lượng thì việc phân tích định tính để xác định rủi ro là rất cần
thiết.
Phân tích định lượng là việc sử dụng các phương pháp toán, thống kê và tin học để ước lượng rủi ro về chi phíf thời gian nguồn lực và mức độ bất định. Một sô công cụ thưòng sử dụng để lượng hóa rủi ro như phân tích mạng, phân tích xác suất, phương pháp đồ thị, phân tích quan hệ.
Phương pháp đo lường rủi ro
Có nhiều phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích rủi ro. Đó là các phương pháp: phân tích phương sai hoặc độ lệch chuẩn, phân tích hệ số biến thiên (xét phạm vi một dự án); phương pháp tính lại hệ số chiết khấu; phân tích độ nhạy; phân tích nhân tố ảnh hưồng; phân tích kịch bản; phân tích cây quyết định; phân tích xác suất... Dưới đây trình bày một số phương pháp chính:
a) Phân tích xác suất
Phân tích xác suất cụ thể hóa mức phân bố xác suất cho mỗi rủi ro và xem xét ảnh hưỏng của rủi ro tác động đến toàn bộ dự án. Đây là phương pháp phân tích định lượng thường được sử dụng trong phân tích rủi ro, đặc biệt sử dụng kỹ thuật lấy mẫu. Phương pháp này dựa vào sự tính toán ngẫu nhiên các giá trị trong các phân phối xác suất nhất định, được mô tả dưới ba dạng ước lượng là tối thiểu, trung bình và tối đa. Kết quả của dự án là sự kết hợp của tất cả các giá trị được lựa chọn cho mỗi mức rủi ro. Sự tính toán này được lặp lại một sô' lần khá lớn để nhận được phân bố xác suất cho kết quả dự án.
b) Phương sai và hệ số biến thiên
Phương sai
Phương sai là trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa lượng biến với số trung bình của lượng biến đó.
Công thức tính phương sai:
σ2=∑Pi(i-)2
i là tỷ suất đầu tư (%)
Trong đó: p là xác suất xảy ra biến cố
Hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên cho biết mức độ rủi ro tính trên một đơn vị tỷ suất đầu tư.
Tính hệ số biến thiên theo công thức:
cv =
Khi so sánh hai dự án, hệ số biến thiên của dự án nào lớn hơn thì dự án đó có độ rủi ro cao hơn. S
c)Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích nhằm xác định mức độ thay đổi của nhân tố kết quả (ví dụ, NPV và tỷ lệ hoàn vốn) khi thay đổi một mức nhất định những biến đầu vào quan trọng, trong khi cố định những biến khác.
Khi xem xét các dự án người ta thường dùng chỉ tiêu NPV để nghiên cứu. Để tính NPV cần phải biết doanh thu và chi phí hay cần biết số lượng sản phẩm và giá cả củachúng. Nhưng những tham số này đều biến động, mức độ biến động của chúng khác nhau, do vậy dẫn đến sự biến động (tăng giảm) khác nhau của NPV.
d) Phân tích cây quyết định
Cây quyêt định là phương pháp đồ họa mô tả quá trình ra. quyet định. Thong qua sơ đô hình cây về quá trình, ra quyết định, nhà quản lý có thể sử dụng lý thuyết xác suất để phân tích những qưyêt định phức tạp gồm nhiều khả năng lựa chọn, nhiểu yếu tố chưa biết.
Nguyên tắc xây dựng cây quyết định
Quá trình xây dựng cây quyết định được bắt đầu đi từ gốc đến ngọn cây và sử dụng những ký hiệu sau:
Điểm quyết định. Điểm ra quyết định được mô tả bằng hình vuông. Các cành xuất phát từ điểm quyết định là các tình huống lựa chọn. Tại đây nhà quản lý dự án phải chọn một trong các phương án với chuỗi các khả năng khác nhau.
Điểm lựa chọn. Điểm lựa chọn được mô tả bằng hình tròn. Các cành xuất phát từ điểm nút này phản ánh các khả năng có thể xảy ra và nó không chịu sự chi phối của người ra quyết định.
Nguyên tắc phân tích cây quyết định
Quá trình phân tích cây quyết định được bắt đầu đi từ ngọn cây về gốc cây (hay từ phải qua trái) theo nguyên tắc sau:
Phân tích điểm nút lựa chọn (vòng tròn). Tại điểm nút tròn tính các giá trị dự đoán bằng cách nhân xác suất trên từng nhánh xuất phát từ nút đó vối mức lợi nhuận ghi ở tận cùng của nhánh. Sau đó cộng tất cả các kết quả tính được của các nhánh xuất phát từ nút này và ghi vào nút tròn.
Phân tích điểm nút quyết định. Lựa chọn giá trị kết quả lớn nhất trong sô’ các tất cả các giá trị của các cành xuất phát từ điểm nút này đặt vào ô vuông và loại bỏ các cành còn lại bằng việc đánh dấu hai gạch nhỏ trên từng cành.
1.3.4. Các phương pháp quản lý rủi ro
Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án có đọ rủi ro quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu. Ví dụ, nhiều nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào những nước có sự bất ổn định về chính trị vì độ rủi ro thiệt hại cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có loại rủi ro không thể né tránh. Ví dụ như rủi ro bị phá sản, bị kiện trách nhiệm. Trong trường hợp này, chỉ có thể làm giảm thiệt hại mà không thể loại trừ khả năng bị thiệt hại.
Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt hại không lốn. Ngoài ra, cũng có những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận (ví dụ, trường hợp thiên tai bất ngờ phá hủy công trình đang xây dựng dở dang).
Tự bảo hiểm
Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Giải pháp tự bảo hiểm có đặc điểm:
Là hình thức chấp nhận rủi ro.
Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bô' mẹ (ví dụ, một tổng công ty) hoặc một ngành.
Có hoạt động dự đoán mức thiệt hại (giống hoạt động bảo hiểm).
Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chỉ tiêu của hệ thống bảo hiểm.
Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trả bảo hiểm nhanh gọn, đồng thòi, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều kiện quay vòng vốn. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhược điểm là đơn vị phải chi phí để vận hành chương trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp nội bộ những dịch vụ có giá trị như những thiết bị ngăn ngừa thiệt hại; khi khả năng bị thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê người điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm. Phương pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố' rủi ro cờ bac vì ở đây thưc tê đơn VỊ châp nhận rui ro với hy vọng thiệt hại có thể không xảy ra trong một số năm.
Ngăn ngừa thiệt hại
Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thưòng xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện.
Để ngăn ngừa thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố thuộc vể nội tại dự án. Một số biện pháp ngăn ngừa như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ
Giảm bớt thiệt hại
Chương trình giảm bồt thiệt hại là việc chủ đầu tư cán bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo lường, phân tích đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và xây dựng các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức độ thiệt hại khi nó xảy ra. Tuy nhiên, khi mức độ thiệt hại sẽ nghiêm trong nếu nó xảy ra và khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù hợp.
Chuyển dịch rủi ro
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên khác để cùng chịu rủi ro. Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo hiểm ỏ chỗ: độ bất định về thiệt hại được chuyến từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ở chồ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lổn trước khi nó xuất hiện. Ví dụ, hoạt động thuê tài sản, thiêt bị... là những hoạt động chuyển dịch rủi ro. Người đi thuê chuyển rủi ro tài sản hao mòn lạc hậu sang người cho thuê.
Bảo hiểm
Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng. Từ trên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch rủi ro mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm người có rủi ro tương tự nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó xuất hiện . Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng.
Chương trình quản lý rủi ro cần được xem xét đánh giá lại thường xuyên. Vì môi trường kinh doanh và đầu tư luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi trong kinh doanh có thể nảy sinh khả năng thiệt hại mới. Cần xác định lại thiệt hại, số lượng, nguyên nhân... và chuẩn bị các chương trình quản lý rủi ro thích hợp. Có nhiều chương trình quản lý rủi ro nhưng một nguyên tắc chung là khi lợi ích do chương trình nào đó tạo ra nhỏ hơn chi phí của nó thì nên thay thế bằng một chương trình khác hợp lý hơn.
2. Quản lý rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án
2.1. Đặc điểm giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm các bước sau
Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư
Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình
Giai đoạn đấu thầu
Giai đoạn chuẩn bị công trường
Thi công xây lắp công trình
Chạy thử và nghiệm thu sử dụng
Giai đoạn thực hiện đầu tư có đặc điểm là sử dụng vốn đầu tư lớn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư, bên cạnh đó thời gian thực hiện đầu tư dài. Do vậy trong giai đoạn thực hiện đầu tư, dự án chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố không ổn định, và có thể gặp phải rất nhiều các rủi ro. Thời gian thực hiện đầu tư càng dài thì xác suất xảy ra rủi ro càng cao, nhưng nếu rút ngắn thời gian thực hiện đầu tư thì chi phí lại tăng lên, dự án có thể gặp phải các rủi ro về huy động vốn, khả năng trả nợ. Trong việc quản lý dự án nói chung và trong quản lý rủi ro nói riêng, cần quan tâm đến sự đánh đổi giữa chi phí va thời gian thực hiện để đạt được lợi ích cao nhất.
Giai đoạn thực hiện đầu tư: Vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, trên cơ sở phải đảm bào chất lượng công trình và chi phí trong phạm vi được duyệt. Đây là giai đoạn có chi phí chiếm đại bộ phận trong tổng mức đầu tư (85-95.5% vốn đầu tư được chia ra và huy động trong suốt những năm thực hiện đầu tư). Đây là những năm vốn không sinh lời, nằm khê đọng trong suốt thời gian thực hiện đầu tư. Hơn nữa, thời hạn thực hiện đầu tư cũng kéo dai, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tác chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình việc thưc hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư. Do vậy càn đảm bảo đúng tiến độ, chi phí không được vượt quá tổng mức đầu tư, chất lượng đảm bảo.
2.2. Những rủi ro thường gặp phải trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư và hậu quả để lại do những rủi ro này
2.2.1. Những rủi ro thường gặp:
Giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn có xác suất xảy ra rủi ro nhiều nhất trong cả quá trình thực hiện dự án đầu tư do tổng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện kéo dài, quá trình xây dựng với nhiều giải pháp kỹ thuật phức tạp. Các loại rủi ro có thể gặ phải trong giai đoạn này có thể kể đến như sau:
Rủi ro
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
Chậm trễ hoặc không thể hoàn tất các thủ tục triển khai dự án gây chậm tiến độ hoặc không thể thực hiện dự án.
Do nhà đầu tư chưa chuẩn bị tốt các văn bản, thủ tục pháp lý cần thiết
Nghiên cứu kỹ tất cả các thủ tực cần thiêt, hoàn thiện trước một thời gian so với dự tính bắt đầu triển khai dự án
Chậm tiến độ thi công
- Từ phía nhà thầu
- Công tác quản lý thời gian chưa tốt
Đấu thầu, chọn thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đông
Vượt tổng mức đầu tư
- Lập dự toán chưa sát với thực tế
- Quản lý chi phí
Kiểm tra hợp đồng giá (môt giá hoặc các điều kiện phát sinh tăng giá
Cung cấp dịch vụ kỹ thuật công nghệ không đạt tiêu chuẩn
- Lựa chọn công nghệ thiết bị chưa kỹ càng
- Không kiểm tra sát sao công nghệ đặt mua
- Kiểm tra hợp đồng trọn gói
- Bảo lãnh hợp đồng
Tài chính (thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến đô)
- Nguồn huy động vốn không đảm bảo trong cả quá trình thực hiện
Cam kết đảm bảo nguồn góp vốn, bên cho vay hoặc tài trợ vốn
Bất khả kháng
Thiên tai, chiến tranh, bạo loạn, khủng hoảng…
Mua bảo hiểm đầu tư hoặc bảo hiểm xây dựng
2.2.2. Những hậu quả để lại
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, nếu xảy ra rủi ro thì hậu quả để lại thường là nghiêm trọng do giai đoạn này sử dụng vốn lớn, chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể, khi rủi ro xảy ra có thể để lại những hậu quả như sau:
* Trong việc hoàn tất các thủ tục và triển khai thực hiện đầu tư
Rủi ro trong giai đoạn này có thể dẫn đến việc chậm thời gian triển khai thực hiện dự án, dẫn dến chậm tiến độ thực hiện dự án, có thể nghiêm trọng hơn nếu dự án không thể hoàn thành các thủ tục để triển khai dự án thì có thể bị đình chỉ thực hiện, sẽ dẫn đến mất hoàn toàn chi phí cho các giai đoạn trước, đồng thời bỏ lỡ cơ hội đầu tư và cơ hội thu được lợi nhuận trong tương lai.
* Trong thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình
Các rủi ro trong giai đoan này có thể đãn đến sai sót trong các bản thiết kế, thiết kế lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, thiếu dự toán chi tiết, dẫn đến sai sót trong quá trình thi công xây lắp. Nếu trong khi thi công xây lắp phát hiện ra sai sót cần sửa chữa thì sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án và phát sinh tăng chi phí dự án. Nếu không thể sửa chữa trong quá trình xây lắp thì trong quá trình vận hành dự án sẽ không đạt được năng suất tối đa, sản phẩm không có tính cạnh tranh trên thị trường, không thể tiêu thu được, dự án không thu được lợi nhuận và có nguy cơ đóng cửa, gây lãng phí một lượng lớn vốn đầu tư.
Trong trường hợp dự toán không sát với nhu cầu thực tế, nếu thiếu so với tổng vốn đầu tư thực tế thì sẽ không có đủ vốn để xây dựng, mà chưa tính đến phương án huy động cho phần vốn thiếu hụt nên sẽ dẫn đến rủi ro về huy động vốn, dự án không huy động đủ vốn, có thể chậm tiến độ hoặc không thể thực hiện tiếp dự án, có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh đã đươc xác định trước. Nếu dự toán thừa so với thực tế thì sẽ dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Nếu trong quá trình dự toán xây dựng, xác định đơn giá không phù hợp với giá thị trường thì sẽ không xác định đúng chi phí thực hiện dự án, chi phí có thể vươt so với dự toán.
* Trong thi công xây lắp công trình
Rủi ro trong thi công xây lắp công trình là các rủi ro thường gặp nhất và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất.
Thứ nhất: rủi ro chất lượng xây dựng kém, không đáp ứng được yêu cầu, chất lượng vật liệu kém và bớt khối lượng. Rủi ro này gây hậu quả cho quá trình vận hành khai thác, do chất lượng xây dựng kém nên thời gian sử dụng ngắn hơn nhiều so với dự kiến, doanh thu không được đảm bảo. Bên cạnh đó có thể dẫn tới chất lượng sản phẩm giảm do chất lượng công trình kém.
Thứ hai: chậm tiến độ xây dựng dẫn đến tăng khả năng rủi ro của dự án, dự án không hoàn thành đúng tiến độ dự kiến có thể sẽ mất cơ hội kinh doanh.
Thứ ba: các rủi ro tài chính như không huy động đủ vốn, hay huy động đủ vốn nhưng giải ngân không đúng tiến độ dẫn đến không có vốn để xây dựng, có thể chậm tiến độ.
Thứ tư: các rủi ro bất khả kháng ở mức độ nghiêm trọng như thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng ảnh hưởng đến đự án ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng, tăng chi phí xây dựng…
Thứ năm: một số rủi ro khác có như quyết toán chậm, nợ đọng lâu ngày, xây dựng ảnh hưởng tới môi trương, hồ sơ xây dựng không đầy đủ, hay không quyết toán được các hạng mục đã hoàn thành cũng ảnh hưởng tới dự án nhưng mức độ không lớn, có thể bỏ qua
2.3. Quy trình quản lý rủi ro đưa vào giai đoạn thực hiện dự án
Bước 1: Xây dựng một kế hoạch quản lý rủi ro
Mục tiêu của quy trình lập kế hoạch rủi ro
- Xác định thời gian, chi phí, yêu cầu chất lượng
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
- Giúp việc kiểm soát và theo dõi
- Cung cấp dữ liệu
® Gia tăng cơ hội đạt được mục tiêu của dự án
Ai sẽ tham gia
- Chủ đầu tư
- Bên nhà thầu
+ thiết kế
+ Tư vấn
+ Cung cấp hàng hóa
+Xây lắp
Sơ đồ trách nhiệm
Ví dụ việc phân trách nhiệm các bên của công trình ngầm
Bảng 1. Trách nhiệm của các bên tham gia dự án tới công tác quản lý rủi ro
Chủ đầu tư
Đơn vị thiết kế
Nhà thầu thi công
Xác định mục đích của dự án và những yêu cầu kỹ thuật cần thiết;
Đưa ra giới hạn (tiêu chí) xác định rủi ro;
Đánh giá nguy cơ rủi ro theo các mặt: điều kiện địa kỹ thuật, tài chính, môi trường, sức khỏe và an toàn lao động;
Lập kế hoạch quản lý rủi ro trong các giai đoạn của dự án;
Chỉ ra cách thức quản lý rủi ro, thời gian thực hiện và người chịu trách nhiệm chính;
Đưa ra các điều kiện trong hồ sơ thầu theo quan điểm chấp nhận có rủi ro;
Đảm bảo trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào, đều phải có các phương án quản lý rủi ro hiệu quả được thảo luận kỹ giữa các bên;
Đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý rủi ro giữa các bên (gồm cả tư vấn thiết kế và nhà thầu)
Nắm rõ những yêu cầu cơ bản của dự án và tiêu chí xác định rủi ro;
Xác định những rủi ro liên quan đến thiết kế;
Sử dụng các phương pháp phân tích rủi ro để xác định, đánh giá định lượng, sắp xếp rủi ro theo mức độ nguy hiểm và xác định yêu cầu khảo sát tương ứng;
Đưa ra giải pháp kỹ thuật (thiết kế và thi công) tương ứng với các rủi ro được dự báo
Với mỗi rủi ro được xác định, phải đưa ra tối thiểu 2 phương án xử lý;
Chỉ ra biện pháp kiểm soát rủi ro và quan trắc trong quá trình thi công;
Tạo sự linh hoạt trong giải pháp thiết kế cho phép thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của quá trình thực hiện và trên cơ sở kết quả quan trắc thu được;
Tham gia quản lý rủi ro từ giai đoạn đấu thầu;
Xác định các rủi ro chưa được đề cập tới bởi chủ đầu tư và đơn vị thiết kế
Nếu dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng thiết kế - xây dựng; cần xem xét những rủi ro do địa chất và thu thập những dữ liệu bổ sung tại hiện trường;
Quan trắc và ghi nhận những biểu hiện của kết cấu công trình trong thời gian thi công;
Cung cấp các dữ liệu tới đơn vị thiết kế, có kèm theo những giải thích cần thiết; điều chỉnh phương pháp thi công nếu cần.
Bảng 2. Ví dụ về chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu đối với một số hạng mục công việc cụ thể
Hạng mục công việc
Trách nhiệm của các bên
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Dữ liệu địa chất
x
-
Giải thích các dữ liệu địa chất
s
(s)
Phương pháp đào:
(a) Trong điều kiện địa chất đã dự kiến
-
x
(b) Trong điều kiện địa chất bất thường
s
(s)
Thiết kế kết cấu CTN
(s)
s
Kết cấu chống (KCC) tạm:
(a) Là một phần của KCC cố định
(s)
s
(b) Không là một phần của KCC cố định
-
x
Kết cấu chống cố định
(s)
s
Chất lượng vật liệu và công việc được thực hiện
-
x
"x": hoàn toàn chịu trách nhiệm; "s": có chia sẻ rủi ro nhưng chịu trách nhiệm chính; "(s)": có chia sẻ rủi ro nhưng không chịu trách nhiệm chính
Nội dung kế hoạch quản trị rủi ro
Từ việc phân trách nhiệm nêu trên, lập kế hoạch quản trị rủi ro gồm các nội dung sau:
- Chính sách quản lý rủi ro của tổ chức thực hiện dự án
- Phân loại rủi ro: Xác định các loại rủi ro mà dự án có thể phải gánh chịu
- Các phương pháp áp dụng khi quản lý rủi ro: Phương pháp định tính (Phương pháp ma trận PI) và phương pháp định lượng (xác suất, mô phỏng, sơ đồ cây…)
- Các công cụ kĩ thuật: nhằm nhận diện, phân tích và đối phó với rủi ro
- Báo cáo rủi ro
Bước 2: Nhận dạng rủi ro
Xác định thông tin cần thiết
Ai tham gia
Xác định đúng rủi ro
Phương pháp lập tài liệu rủi ro
Phương pháp xác định rủi ro
Các bước xác định rủi ro
Đầu ra của quá trình xác định rủi ro
Bước 3: Phân tích định tính
Mục tiêu
Xác định tần số và thời gian
Đánh giá giả định
Đánh giá chất lượng dữ liệu
Phân loại mức độ xác suất và tác động
Xác định xác suất và tác động
Xác định thứ hạn rủi ro trong dự án
Ngưỡng rủi ro
Điểm rủi ro
Xác định thứ hạng rủi ro giữa các dự án
Lập tài liệu kết quả
Các bước phân tích định tính
Đầu ra của phân tích định tính
Từ những tài liệu để lập kế hoạch quản lí rủi ro và kế hoạch quản lý rủi ro của dự án, những thông tin thu thập được, kinh nghiệm của nhà quản lý để tìm ra rủi ro và nguyên nhân cốt lõi của các rủi ro này.
Rủi ro
Nguyên nhân
Mức độ xuất hiện
Mức độ tác động
I/ Giai đoạn thiết kế và dự toán
Thiết kế lạc hậu, không đáp ứng được
Yếu kém trong năng lực của đơn vị thiết kế
Trung bình
Nghiêm trọng
Đơn giá xây dựng không còn phù hợp với giá thị trường
Sự biến động giá cả trên thị trường
cao
Nghiêm trọng
Sai sót trong thiết kế
Yếu kém trong năng lực của đơn vị thiết kế
cao
Nghiêm trọng
Những vấn đề bất ngờ về nước ngầm hoặc địa kỹ thuật
chất lượng công tác thăm dò khảo sát thiết kế chưa cao
Thấp
Nghiêm trọng
Dự toán khối lượng không hoàn thiện
Công tác thẩm định còn sai sót
cao
Trung bình
6. Thiết kế của tư vấn không cập nhật với những tiêu chuẩn của Bộ
Lỗi của đơn vị thiết kế
Thấp
Trung bình
II/ Giai đoạn đấu thầu
Để lộ thông tin nhạy cảm trong quá trình thầu
Quy trình đấu thầu thực hiện chưa tốt
Trung bình
Nghiêm trọng
Liên kết tiêu cực giữa các nhà thầu
Trung bình
Nghiêm trọng
Nhà thầu không đủ năng lực
Trung bình
Nghiêm trọng
III/ Giai đoạn chuẩn bị công trường
1.Chậm giải phóng mặt bằng
cao
Nghiêm trọng
2.Chi phí đền bù đất, hoa màu vượt quá dự toán
Trung bình
Trung bình
3.Tái chiếm đất sau giải tỏa
Thấp
Trung bình
4. Những tuyến dây điện đã không được nhìn thấy và có xung đột với việc xây dựng
Chất lượng khảo sát thăm dò chưa cao
Thấp
Trung bình
IV/ Giai đoạn xây dựng
Chất lượng xây dựng kém
Chất lượng nhà thầu kém hoặc do tiêu cực
Trung bình
Nghiêm trọng
Bớt xén khối lượng vật liệu
Chất lượng công tác giám sát kém, tiêu cực
Cao
Nghiêm trọng
Chậm tiến độ xây dựng
cao
Nghiêm trọng
Thời gian chờ hàng lâu đối với những thiết bị tiện ích do bởi thiết kế và sản xuất của những bộ phận đặc biệt (tháp thép hoặc những ống đặc biệt )
cao
Trung bình
Tăng chi phí xây dựng
cao
Nghiêm trọng
Xây dựng ảnh hưởng đến môi trường (nước thải, bụi…)
cao
Trung bình
-Xác định khả năng xảy ra theo 3 mức: thấp, trung bình, cao
-Xác định mức độ ảnh hưởng theo 4 mức: bỏ qua, thấp, trung bình, nghiêm trọng
-Xác định mức độ nguy cơ của rủi ro
Khả năng xảy ra
Mức độ tác động
Thấp
Trung bình
Cao
Nghiêm trọng
1,7,8,9,14
2,3,10,15,16,17,18
Trung bình
6
11
5,19
Thấp
4
12,13
Bỏ qua
Bước 4: Phân tích định lượng
Mục tiêu
Xác suất và tác động
Giá trị kỳ vọng
Lập tài liệu các rủi ro ít quan trọng
Làm rõ rủi ro
Giá trị kỳ vọng của dự án
Mô phỏng theo Monte Carlo
Các bước phân tích định lượng
Đầu ra của phân tích định lượng
Ví dụ :Tính đo lường rủi ro làm phát sinh chi phí trong giai đoạn thưc hiện của dự án
Bằng các số liệu thu thập được và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn xác định xác suất xảy ra rủi ro
Rủi ro
Phát sinh chi phí
Xác suất
Huy động vốn không đủ
10tỷ đồng
0,6
Thi công chậm tiến độ
0,4
Thi công đảm bảo chất lượng
0,7
Huy động không đủ vốn CF=10 không đảm bảo chất lượng CF=4 tỷ
P= 0,4 Thi công đúng tiến độ P= 0,3
P=0,6 đảm bảo chất lượng CF= 0tỷ
Huy động đủ vốn P=0,7
P= 0,6 không đảm bảo chất lượng CF=8 tỷ
Thi công chậm tiến độ P= 0,3
P=0, 4 đảm bảo chất lượng
P=0,7 CF=3tỷ
Sau khi sử dụng cây quyết định xác định được chi phí phát sinh thêm kì vọng của dự án trong giai đoạn thực hiện là 5,5 tỷ đồng.
Bước 5: Chiến lược đáp ứng
Sau khi đã tìm được chiến lược đáp ứng đối với rủi ro gặp phải thì cần tạo ngân quỹ dự phòng để đối phó với rủi ro.Trong mọi dự án hiện nay đều có quỹ dự phòng tính trên tổng mức đầu tư thông thường các quỹ này chiếm từ 10 – 15% tổng giá trị vốn đầu tư, mục đích là để xử lý các rủi ro phát sinh.
Ví dụ chiến lược quản lý rủi ro dự án “xây dựng trồng hoa công nghệ cao ở Sóc Sơn”
stt
Rủi ro
Phương pháp phòng tránh rủi ro
Cách xử lý
I/ Giai đoạn thiết kế và dự toán
1
Đơn giá xây dựng không còn phù hợp với giá thị trường
Chấp nhận rủi ro
Điều chỉnh đơn giá dự toán
2
Sai sót trong thiết kế
Chấp nhận rủi ro
Sửa lại
3
Thiết kế của tư vấn không cập nhật với những tiêu chuẩn của Bộ
Chấp nhận rủi ro
Sửa lại
II/ Giai đoạn đấu thầu
1
Nhà thầu không đủ năng lực
Né tránh rủi ro
Đấu thầu lại
III/ Giai đoạn chuẩn bị công trường
1
Chậm giải phóng mặt bằng
Giảm thiểu rủi ro
Dàn xếp, nhờ can thiệp chính quyền địa phương
2
Chi phí đền bù đất, hoa màu vượt quá dự toán
Chấp nhận rủi ro
Điều chỉnh dự toán
IV/ Giai đoạn xây dựng
1
Chất lượng xây dựng kém
Chia sẻ rủi ro cho người thứ 3
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
2
Chậm tiến độ xây dựng
Chia sẻ rủi ro cho người thứ 3
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
3
Thời gian chờ hàng lâu đối với những thiết bị tiện ích do bởi thiết kế và sản xuất của những bộ phận đặc biệt (tháp thép hoặc những ống đặc biệt )
Chia sẻ rủi ro cho người thứ 3
Bảo lãnh hợp đồng
4
Tăng chi phí xây dựng
Chia sẻ rủi ro cho người thứ 3
Kiểm tra hợp đồng giá
Từ chiến lược đã hoạch định từ trên, cần đưa ra phương án hành động cụ thể và thực hiện ngay khi có thể. Để thực hiện được cần phải có sự tham gia và liên kết chặt chẽ của mọi đối tượng có liên quan. Do đó yêu cầu phải có tinh thần trách nhiệm của các thành viên và sự chỉ đạo sáng suốt của người lãnh đạo
Bước 6: Theo dõi và kiểm soát rủi ro
o Giám sát và kiểm soát rủi ro liên quan tới việc hiểu biết tình trạng của các hạng mục công việc đang được thực hiện
o Kiểm soát rủi ro liên quan đến việc thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro khi chúng xảy ra
o Kết quả chính của việc giám sát và kiểm soát rủi ro là điều chỉnh hoạt động, yêu cầu thay đổi dự án, cập nhật những kế hoạch mới
o Kiểm soát đối phó rủi ro liên quan đến việc chấp hành những quy trình quản lý rủi ro và kế hoạch rủi ro để đối phó với những sự kiện rủi ro.
o Rủi ro phải được kiểm soát cơ bản theo đặc điểm từng công việc cụ thể, có sự quyết định đối với những rủi ro và có chiến lược làm giảm nhẹ rủi ro
Để kiểm soát được dự án hiệu quả ban quản lý có thể sử dụng hệ thống quản lý chi phí, chất lượng, tiến độ và những hệ thống quản lý khác như bảo hộ quốc phòng, phòng cháy chữa cháy…Nhờ có việc theo dõi kiểm soát rủi ro mà các thông tin được đưa đến kịp thời để có thể xử lý ngay lập tức, tránh để lâu khiến cho việc xử lý kéo dài gây tốn kém và mất thời gian.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qlda quan li rui ro.doc