Đề tài Quản lý thực phẩm biến đổi gen kinh nghiệm của Mỹ, liên minh châu Âu và Trung Quốc

Do gánh nặng về dân số ngày càng tăng cao, nên thực phẩm biến đổi gen là một giải pháp đầy hứa hẹn để đảm bảo an ninh lương thực, xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới. Bên cạnh đó, thực phẩm biến đổi gen còn góp phần vào công tác bảo vệ môi trường: thực phẩm biến đổi gen được cấp phép ra không những chỉ có những giá trị về dinh dưỡng và y tế tốt hơn mà các cây trồng hoặc vật nuôi tao ra chúng còn có thể chống chịu lại được sâu bọ và bệnh dịch, giúp giảm sử dụng thuốc trừ sâu, và chịu nhiệt độ cao. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, thực phẩm biến đổi gen cũng gây ra nhiều thách thức cho các chính phủ, các nhà khoa học, công nghiệp và những nhà hoạch định chiến lược, đặc biệt là trong lĩnh vực thử nghiệm an toàn, luật, chính sách quốc tế và dán nhãn thực phẩm. Với dân số là 86 triệu người, an ninh lương thực là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, phát triển cây trồng biến đổi gen là một trong những giải pháp để góp phần giải quyết bài toán đảm bảo an ninh lương thực. Hiện tại, Việt Nam đã có những bước tiến trong nghiên cứu và canh tác cây trồng biến đổi gen; nhập khẩu, sử dụng thực phẩm biến đổi gen và các nguyên vật liệu có chứa sinh vật biến đổi gen. Tuy nhiên, công tác quản lý và dán nhãn thực phẩm biến đổi gen ở Việt Nam vẫn mới đang ở trong giai đoạn sơ khai. Để cung cấp cho bạn đọc một cách nhìn tổng quát về kinh nghiệm quản lý thực phẩm biến đổi gen của một số nước trên thế giới, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã tổng hợp, biên tập và soạn thảo Tổng luận “QUẢN LÝ THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN: KINH NGHIỆM CỦA MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ TRUNG QUỐC”. Hy vọng Tổng quan này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong công tác quản lý thực phẩm biến đổi gen.

pdf57 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý thực phẩm biến đổi gen kinh nghiệm của Mỹ, liên minh châu Âu và Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn và trách nhiệm pháp lý. Sau khi quy định trên được ban hành, Bộ KH&CN yêu cầu các Bộ có liên quan soạn thảo và ban hành các quy định an toàn sinh học tương ứng về kỹ thuật sinh học (Ví dụ: Bộ Nông nghiệp về nông nghiệp còn Bộ Y Tế về An toàn thực phẩm). Tuân theo các hướng dẫn của Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp ban hành các Quy định Thực thi về Kỹ thuật sinh học Nông nghiệp vào năm 1996. Quy định này tương đồng ở nhiều khía cạnh với các quy định an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen của Mỹ. Dán nhãn không phải là một phần của quy định này, hay cũng không phải là sự hạn chế đối với xuất nhập khẩu các sản phẩm sinh vật biến đổi gen. Quy định này cũng không điều chỉnh các sản phẩm thực phẩm được chế biến có sử dụng sinh vật biến đổi gen làm nguyên liệu. Theo Chính sách Quy định an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen 1996, Cơ quan Quản lý an toàn Sinh học Kỹ thuật di truyền nông nghiệp (OGEBA) đã nhận được 433 đơn về thử nghiệm trên đồng ruộng, phân tán ra môi trường hoặc thương mại hóa trong giai đoạn 1997- 2000. Trong số đó, 322 trường hợp đã được thông qua, bao gồm hơn 60 cây trồng và một số động vật, cũng như rất nhiều vi sinh vật. - Các quy định an toàn sinh học mới: Vào tháng 5/2001, Hội đồng Nhà nước đã công bố luật chung và mới về Quy định Quản lý An toàn sinh vật biến đổi gen nông nghiệp để thay thế cho quy định cũ do Bộ KH&CN ban hành vào năm 1993. Sau đó, Bộ Nông nghiệp đã tuyên bố 3 quy định thực thi mới về quản lý an toàn sinh học, thương mại và dán nhãn các sản phẩm nông trang biến đổi gen. Những quy định này có hiệu lực từ 3/2002. Ngoài ra, cũng có một số thay đổi quan trọng đối với những thủ tục hiện có, cũng như những chi tiết về trách nhiệm giám sát sau thương mại hóa. Những thay đổi này gồm việc bổ sung giai đoạn thử nghiệm tiền sản xuất trước khi được chấp thuận thương mại hóa, các quy định chế biến mới đối với các sản phẩm biến đổi gen, các yêu cầu về dán nhãn đối với marketing, các quy định xuất nhập khẩu mới đối với sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm sinh vật biến đổi gen và các hướng dẫn giám sát sinh vật biến đổi gen cấp tỉnh 43 và địa phương. Trong thời gian này, Bộ Y tế cũng tuyên truyền quy tắc đầu tiên về Vệ sinh thực phẩm sinh vật biến đổi gen vào tháng 4/2002, và có hiệu lực từ tháng 7/2002. Tới cuối năm 2002, hệ thống quy định an toàn sinh học ở Trung Quốc đã trở nên ngày càng chi tiết và phức tạp. Nhiều tỉnh thành đã thành lập các văn phòng quản lý an toàn sinh học của tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp tỉnh. Những phòng quản lý an toàn sinh học này sẽ thu thập thống kê địa phương, giám sát việc thực hiện nghiên cứu và thương mại hóa CNSH nông nghiệp ở các tỉnh đó, đánh giá và thông qua (hoặc không thông qua) tất cả các đơn xin nghiên cứu về biến đổi gen, thử nghiệm trên đồng ruộng, và thương mại hóa ở những tỉnh đó. Chỉ những trường hợp được các phòng quản lý an toàn sinh học của tỉnh thông qua thì mới được đệ trình lên Ủy ban An toàn Sinh học Quốc gia để được thẩm định sâu hơn. – Giám sát an toàn sinh học về các hoạt động liên quan tới kỹ thuật di truyền Vào tháng 12/1993, Ủy ban KH&CN Nhà nước đã công bố “Quy định Quản lý An toàn về Kỹ thuật di truyền”. Quy định này được hoạch định để quản lý toàn bộ lĩnh vực kỹ thuật di truyền ở Trung Quốc, bao gồm nghiên cứu thử nghiệm, thí nghiệm trung gian, sản xuất các sản phẩm thương mại, phân tán các vi sinh vật biến đổi gen và sử dụng các sản phẩm biến đổi gen. Quy định này xác định “kỹ thuật di truyền” là việc đưa trực tiếp ADN lạ vào một sinh vật sống bằng cách sử dụng công nghệ ADN tái tổ hợp. Ở cấp độ quốc gia, Ủy ban KH&CN Nhà nước chịu trách nhiệm về giám sát hoạt động kỹ thuật di truyền và thành lập Hội đồng An toàn sinh học Kỹ thuật Di truyền Quốc gia, chịu trách nhiệm giám sát và điều phối hằng ngày về các hoạt động liên quan tới an toàn và trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật di truyền. Quy định tháng 12/1993 đã chia an toàn về kỹ thuật di truyền thành 4 cấp bậc, nhưng ở một số khía cạnh, hướng tiếp cận này thiếu tính khả thi hay phương pháp luận để thực hiện cả 4 cấp độ an toàn. Để cải thiện mức độ giám sát của hoạt động kỹ thuật di truyền, Bộ Nông nghiệp đã ban hành “Quy định Thực hiện Quản lý An toàn về Kỹ thuật Di truyền sinh học Nông nghiệp” vào tháng 7/1996. Quy định thứ hai này có hiệu lực mạnh hơn bởi vì nó giải thích rõ ràng những điều kiện về kiểm định an ninh mà các cơ quan kỹ thuật di truyền khác nhau và các sản phẩm của họ phải đáp ứng được, thiết lập nên hệ thống tuyên bố và phê chuẩn về công trình kỹ thuật sinh học nông nghiệp. Công trình kỹ thuật di truyền được chia thành 4 cấp độ an toàn sinh học từ nguy cơ thấp cho đến cao tuỳ thuộc vào đe dọa tiềm tàng mà hành vi này gây lên đối với sức khỏe con người và môi trường. - Quản lý an toàn sinh học các hoạt động liên quan tới vi sinh vật biến đổi gen Xây dựng trên nền tảng của 4 cấp độ về an toàn các hoạt động kỹ thuật di truyền, Hội đồng Nhà nước đã ban hành “Các quy định Quản lý An toàn về sinh vật biến đổi gen nông nghiệp” vào tháng 5/2001, mở rộng việc quản lý an toàn sinh học các vi sinh vật biến đổi gen nông nghiệp lên phạm vi sản xuất, chế biến, quản lý, xuất và nhập khẩu các sản phẩm sinh vật biến đổi gen. Kể từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp tuyên bố 4 tiêu chuẩn quản lý an toàn sinh học liên quan tới các quy định tháng 5/2001, đặc biệt là việc nhận dạng, đánh giá mức độ an toàn, khảo sát và chấp nhận quy trình chế biến, và nhập khẩu an toàn sinh vật biến đổi gen nông nghiệp. Như được thể hiện qua việc thực hiện những luật và quy định này, một hướng tiếp cận pháp lý, được chuẩn hóa đã được áp dụng vào quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen nông nghiệp ở Trung Quốc. 44 Tùy thuộc vào loại hình hoạt động sinh vật biến đổi gen nông nghiệp, nhiều hệ thống quản lý an toàn sinh học nông nghiệp đã được triển khai để giám sát lĩnh vực này. Những hệ thống này bao gồm các công cụ kiểm soát riêng rẽ để xác định, giám định, thông qua, và cấp phép các hoạt động sinh vật biến đổi gen nông nghiệp khác nhau ở nhiều giai đoạn từ nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, cho tới hoạt động bán. Các quy định của Trung Quốc cho rằng các hoạt động sinh vật biến đổi gen nông nghiệp phải được phân thành 4 cấp độ an toàn sinh học và thành một trong năm giai đoạn hoạt động, gồm nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu thử nghiệm trung gian, phân tán môi trường, thử nghiệm sản xuất, và nộp đơn cấp chứng chỉ an toàn sinh học. Ở mỗi giai đoạn, việc đánh giá an toàn sinh học của thực vật, động vật hay vi sinh vật sinh vật biến đổi gen được hoàn thành, cần được thông qua và ghi chép lại. Chứng chỉ an toàn sinh học phải được cấp cho hạt giống thực vật chuyển gen, động vật chăn nuôi và chim, cây trồng thủy sinh, và các sản phẩm sinh vật biến đổi gen nông nghiệp khác. Bất cứ một tổ chức nào sản xuất các đơn vị kể trên, đều phải trải qua giai đoạn đánh giá an toàn sinh học. Nếu được thông qua, Bộ Nông nghiệp sẽ cấp cho cơ sở này li-xăng sản xuất và kinh doanh để có thể sản xuất một hoặc nhiều sinh vật biến đổi gen nông nghiệp đã được cấp chứng nhận. Có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm sinh vật biến đổi gen nông nghiệp một khi đảm bảo được các giấy chứng nhận sản phẩm thích hợp và li-xăng của cơ sở. Các nhà quản lý nông nghiệp địa phương ở cấp chính quyền tỉnh cũng chịu trách nhiệm về đánh giá mức độ tuân thủ theo quy định của các cơ sở sản xuất, gồm các đơn vị sản xuất cá thể chế biến nguyên liệu thô (ví dụ, cây trồng, động, thực vật biến đổi gen), gồm cả sinh vật biến đổi gen có hoạt động sinh học ví dụ như sinh sản. Những cơ sở sản xuất này phải được cấp li- xăng trước khi họ có thể tham gia vào chế biến sinh vật biến đổi gen nông nghiệp. Toàn bộ các sản phẩm sinh vật biến đổi gen được bán ở Trung Quốc phải được xác định một cách chính xác và một danh mục sinh vật biến đổi gen nông nghiệp phải được thành lập nên cho mục đích đó. Danh mục này sẽ liệt kê, ví dụ, các sinh vật biến đổi gen nông nghiệp như hạt đậu tương, đậu tương, bột đậu nành, dầu đậu nành, bột thô đậu nành, hạt ngô, ngô, dầu ngô, bột ngô, hạt cải dầu, dầu hạt cải dầu, bột thô hạt cải dầu, hạt bông, hạt cà chua, cà chua ăn tươi, tương cà chua, tất cả đều phải được chính phủ Trung Quốc thông qua. Bất cứ sinh vật biến đổi gen nông nghiệp nào nhập khẩu vào Trung Quốc phải được nghiên cứu, xét nghiệm, sản xuất và chế biến theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc để bảo vệ an ninh môi trường và thực phẩm của Trung Quốc. Trên toàn quốc, Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm về giám sát an toàn sinh học các hoạt động sinh vật biến đổi gen nông nghiệp. Văn phòng Quản lý An toàn sinh học về sinh vật biến đổi gen nông nghiệp lãnh nhiệm vụ lãnh đạo trong lĩnh vực này. Để tạo điều kiện hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hệ thống cố vấn về đánh giá an toàn sinh học đã được thiết lập nên. Các hội đồng an toàn sinh học quốc gia về sinh vật biến đổi gen nông nghiệp bao gồm nhiều chuyên gia tham gia vào các lĩnh vực chuyên biệt của hoạt động sinh vật biến đổi gen nông nghiệp, ví dụ như nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thanh tra và kiểm dịch, vệ sinh và bảo vệ môi trường. Những hội đồng này chịu trách nhiệm về đánh giá an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen. Ngoài ra, ba tổ chức đã được thành lập để phát hiện các sinh vật biến đổi gen trong lĩnh vực an ninh môi trường, an ninh thực 45 phẩm và kiểm tra sản phẩm. Mục đích của hoạt động phát hiện này là chứng minh rằng sinh vật biến đổi gen nông nghiệp không có mặt trong thực phẩm hoặc các sản phẩm khác không được phép chứa sinh vật biến đổi gen nông nghiệp và rằng các sinh vật biến đổi gen được cấp phép không phân tán trên các cánh đồng gần với các vùng đang trồng các cây sinh vật biến đổi gen nông nghiệp được cấp phép. Với hướng tiếp cận đồng bộ này, hệ thống chuẩn an toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen nông nghiệp của Trung Quốc đang được cải thiện mạnh. 4.3. Những thách thức đối với an toàn thực phẩm của Trung Quốc Sau một thời gian dài phải chiến đấu chống lại việc thiếu lương thực, Trung Quốc đã tự cung cấp lương thực kể từ năm 1995. Trong Kế hoạch Hành động về An toàn Lương thực được Bộ Y tế Trung Quốc ban hành vào 14/8/2003, Chính phủ đã phân loại những nguy cơ hiện tại liên quan đến an toàn thực phẩm sau ở Trung Quốc là “rất nghiêm trọng” gồm: 1. Các bệnh dịch do thực phẩm gây ra vẫn là một nguy cơ nguy hiểm nhất đối với sức khỏe cộng đồng; 2. Các chất ô nhiễm hóa học và sinh học mới trong thực phẩm; 3. Các công nghệ và nguyên liệu thực phẩm mới (ví dụ như thực phẩm chuyển gen) làm tăng những thách thức mới; 4. Năng lực tự quản lý của những nhà sản xuất thực phẩm rất yếu; 5. Khủng bố lương thực; 6. Các cơ quan nhà nước giám sát an toàn lương thực chậm chạp. Một số vụ bê bối trong năm 2002 đã minh họa cho mức độ nghiêm trọng của tình hình. Chính phủ đang phải đối mặt với áp lực yêu cầu cầu về thực phẩm an toàn của người tiêu dùng. Ngoài ra, kể từ khi Trung Quốc ra nhập WTO, xuất nhập khẩu thực phẩm đã tăng và các cuộc tranh cãi về an toàn thực phẩm đã tăng lên giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại. Nhiều lần EU đã từ chối thực phẩm của Trung Quốc vì lý do an toàn. Những sự từ chối này không chỉ gây ra thiệt hại lớn về hàng hóa mà còn làm suy giảm các giao dịch thương mại trong tương lai. Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn là một mối ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Năm 1965, Trung Quốc tuyên truyền pháp luật an toàn thực phẩm đầu tiên của nước này: Các quy định về Quản lý Vệ sinh Thực phẩm (Thực hành thử nghiệm). Những quy định này chủ yếu đề cập tới các nhà sản xuất thực phẩm của nhà nước. Mối quan ngại chính ở thời điểm đó là mức độ an toàn của nguồn cung thực phẩm hơn là mức độ an toàn của chính thực phẩm, và được ban hành nhanh chóng ngay sau nạn đói kéo dài ba năm khủng khiếp. Tuy nhiên, những quy định đầu tiên này đã không có hiệu quả do sự sụp đổ của hệ thống luật ở Trung Quốc vào thập niên tiếp theo. Cuối thập niên 70, nền kinh tế Trung Quốc được nhà nước kiểm soát và hoạch định một cách chặt chẽ. Tất cả các xí nghiệp sản xuất thực phẩm đều được nhà nước kiểm soát và sở hữu và thực hiện một số tiêu chuẩn thực phẩm đơn giản. Thời gian này, cũng có một số vấn đề về an toàn thực phẩm bởi vì hầu hết thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống mà không sử dụng nhiều loại phân hóa học, thuốc diệt sâu bọ và các chất phụ gia. Lợi ích không phải là mục tiêu chính 46 của các nhà sản xuất thực phẩm bởi vì toàn bộ dây truyền sản xuất thực phẩm, từ nguyên liệu, trang thiết bị và công nghệ, tới phân phối và bán hàng, đều được nhà nước kiểm soát và hoạch định tập trung. Các sự cố về an toàn thực phẩm đôi khi xảy ra, nhưng không làm tổn hại tới tổng thể hình ảnh của an toàn thực phẩm. Tiếp theo Cuộc cách mạng Văn hóa và những cải tổ kinh tế ở cuối thập niên 70, nhiều điều luật và quy định mới đã được đổi mới hoặc ban hành. Vào năm 1979, Các quy định về Quản lý Vệ sinh Thực phẩm đã được dự thảo. Những quy định này được dựa trên Các quy định của năm 1965 và có tính tới hiện trạng mới kinh tế. Ba năm sau, các quy định mới này đã được thay thế bằng một phiên bản mới vào năm 1982. Đó là Luật Vệ sinh Thực phẩm. Đây cũng là thử nghiệm nhằm thích ứng với hiện trạng của các cải tổ kinh tế liên tiếp được tiến hành và các thay đổi chính sách liên tục. Luật Vệ sinh Thực phẩm hiện tại và sửa đổi được ban hành vào năm 1995. - Hệ thống luật hiện thời Luật Vệ sinh Thực phẩm năm 1995 hình thành nên khung pháp lý cho an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. Tuy vậy hệ thống này hơi cứng nhắc, cả Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995 lẫn những quy định tiền thân của nó đều không đưa ra định nghĩa về “vệ sinh thực phẩm”. Ở Luật Vệ sinh Thực phẩm 1982, những mối quan ngại chính liên quan tới vệ sinh tập trung vào thực phẩm bẩn hoặc thối rữa hoặc thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc, hoặc chế biến thực phẩm không sạch. Tuy nhiên, phạm vi của Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995 không bị giới hạn chỉ ở các vấn đề vệ sinh thực phẩm, mà nó còn bao trùm nhiều vấn đề an toàn, ví dụ như thực phẩm được chế biến bằng các nguyên liệu mới, thực phẩm trong bệnh viện hoặc thực phẩm ăn liền. - Luật vệ sinh thực phẩm 1995 Luật vệ sinh thực phẩm 1995, được Quốc hội công bố, bao gồm 57 điều khoản bao trùm lên các quy tắc chung, vệ sinh thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm, đóng gói và hộp đựng thực phẩm, ban hành các quy định và tiêu chuẩn vệ sinh về thực phẩm, quản lý vệ sinh thực phẩm, giám sát vệ sinh thực phẩm, phạt, các điều khoản hỗn hợp gồm cả định nghĩa. Nó đã bổ sung thêm 12 điều khoản mới vào Luật Vệ sinh Thực phẩm và đề ra các quy định về cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vệ sinh thực phẩm, giám sát vệ sinh thực phẩm của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cá nhân, sản xuất thực phẩm, thực phẩm không thể được sản xuất, cấm sự hiện diện của thuốc ở thực phẩm và thực phẩm cho quân đội và các dịch vụ. - Các quy định khác Nhiều quy định vệ sinh thực phẩm đã được phát triển để phù hợp với Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995. Những quy định này thường bao gồm 5 lĩnh vực sau: 1) thực phẩm và nguyên liệu thô, gồm các phương pháp quản lý chất phụ gia thực phẩm, thực phẩm chuyển gen, sữa, trứng, thịt và các sản phẩm có liên quan, các sản phẩm thủy sinh, thực phẩm sản xuất từ các nguyên liệu mới; 2) sản xuất và chế biến thực phẩm, chú trọng tới nhiễm khuẩn thực phẩm; 3) đóng gói thực phẩm, hộp đựng và trang thiết bị; 4) giám sát và phạt hành chính; 5) xét nghiệm và kiểm dịch thực phẩm. Rất khó có thể đánh giá những quy định này và tính hiệu quả của chúng trong thực tiễn. Những quy định được các Bộ ban hành gọi là điều lệ. Các cơ quan quản lý sẽ ban hành những điều lệ mới nhằm để đối phó với một vấn đề mới, mà không kiểm tra kỹ 47 xem liệu chúng đang có liên quan tới các luật hoặc quy định có hiệu lực được ban hành bởi cùng cơ quan quản lý hoặc bởi các cơ quan quản lý khác với quyền hạn trong cùng lĩnh vực. Vì vậy, mâu thuẫn, chồng chéo ở các điều lệ là không hiếm. - Các tiêu chuẩn Hệ thống về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc rất phức tạp. Về cơ bản có hai loại tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: bắt buộc và tự nguyện. Các tiêu chuẩn bắt buộc nhất được nhà nước thiết lập nên, tuy nhiên, chính quyền địa phương có quyền hình thành nên các tiêu chuẩn của địa phương, những tiêu chuẩn này không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn của quốc gia, hoặc khi không có các tiêu chuẩn quốc gia. Khi chính phủ hình thành nên một tiêu chuẩn bắt buộc sẽ tham khảo các tiêu chuẩn của nước ngoài và quốc tế, ví dụ như Luật Thực phẩm Codex Alimentarius được đồng hình thành bởi Tổ chức Nông lương và Cơ quan Y tế thế giới (Codex). Nhưng tham khảo Codex không có nghĩa là Trung Quốc ứng dụng Codex. Mức độ bảo hộ sẽ phụ thuộc lớn vào năng lực của các nhà sản xuất Trung Quốc, đặc biệt là với việc tính tới năng lực tài chính và kỹ thuật của họ và quan tâm thương mại của nhà nước. Vào đầu thập niên 80, đa phần các nhà sản xuất thực phẩm hoặc không thể hoặc không có đủ năng lực để sản xuất thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của Codex. Các mối quan tâm thương mại cũng đóng một vai trò trong việc xác định mức độ các tiêu chuẩn. Đối với thực phẩm mà Trung Quốc chủ yếu là quốc gia xuất khẩu ròng, Chính phủ có xu hướng đặt ra các tiêu chuẩn thấp để các nhà xuất khẩu dễ dàng đáp ứng được. Cho tới năm 2000, chỉ 14,6% các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn Codex. Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đưa ra các điều chỉnh luật và các tiêu chuẩn phù hợp với các điều luật của WTO. Trong lĩnh vực các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, chính phủ đã xét lại 464 tiêu chuẩn và xác định 1.379 vấn đề. Nước này đã thực hiện những thay đổi lớn, tăng tiêu chuẩn, đặc biệt là những tiêu chuẩn về giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu, 85,4% giới hạn này giờ đã đáp ứng được các yêu cầu Codex. Ngoài ra, 81% các tiêu chuẩn về chất ô nhiễm đã đáp ứng được các tiêu chuẩn Codex. Mặt khác, ở những lĩnh vực mà các nhà sản xuất thực phẩm Trung Quốc có thể sản xuất thực phẩm an toàn, hoặc các lĩnh vực ở ngành công nghiệp thực phẩm mà Trung Quốc chủ yếu là thị trường nhập khẩu ròng, thì chính phủ đề ra các tiêu chuẩn thậm chí còn cao hơn các tiêu chuẩn của Codex. Cả Chính phủ và các NGO, ví dụ các Phòng thương mại mà theo luật Trung Quốc là những tổ chức phi chính phủ, có thể gợi ý các tiêu chuẩn tự nguyện cho các nhà sản xuất thực phẩm. Những tiêu chuẩn này tập trung vào nhiều lĩnh vực thực phẩm. Một số chúng liên quan tới an toàn thực phẩm, có thể giúp các nhà chế biến thực phẩm tăng tỷ phần của họ trên thị trường xuất nhập khẩu. Với những cải tiến của công nghệ và khả năng tài chính, ngày càng nhiều nhà chế biến thực phẩm áp dụng nhiều tiêu chuẩn tự nguyện làm cho họ có thể tiếp cận tới các thị trường tốt hơn. Trong số tất cả các tiêu chuẩn tự nguyện, chương trình Thực phẩm Xanh xứng đáng được chú ý nhất. Chương trình thực phẩm xanh được Bộ Nông nghiệp khởi động vào năm 1992. Hai nhóm thực phẩm xanh, AA và A được chương trình này xác định. Thực phẩm xanh AA có cùng tiêu chuẩn với thực phẩm hữu cơ. Ví dụ, các nguyên liệu BIếN ĐổI GEN không được phép sử dụng để sản xuất thực phẩm xanh AA. Nhưng do phần 48 lớn đất nông nghiệp ở Trung Quốc bị ô nhiễm nặng thuốc trừ sâu hoặc các chất ô nhiễm khác, nên nó không chỉ đắt mà còn rất khó sản xuất. Nhóm thực phẩm xanh A được xác định để cung cấp thực phẩm an toàn dựa trên thực tiễn của môi trường tự nhiên Trung Quốc. Thực phẩm xanh có tiêu chuẩn cao hơn thực phẩm thông thường nhưng thấp hơn thực phẩm hữu cơ hay thực phẩm xanh nhóm AA. Ví dụ, chỉ những lượng hạn chế thuốc trừ sâu và phân hóa học được sử dụng để nâng cao cây trồng có thể được coi là “an toàn” mà không tác động tới sản lượng. Môi trường bao gồm đất, không khí và nước, trong đó cây trồng hoặc động vật sống, phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Chương trình Thực phẩm Xanh không được triển khai tốt ở những năm đầu. Tuy vậy, với việc xuất khẩu thực phẩm “bình thường” phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn và yêu cầu của người tiêu dùng, Thực phẩm Xanh ngày càng trở nên phổ biến. Xuất khẩu Thực phẩm Xanh ngày càng tăng đã thúc đẩy Chính phủ xúc tiến việc mở rộng sản xuất Thực phẩm Xanh. 4.4. Thực phẩm biến đổi gen Các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu công nghệ chuyển gen từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Họ thuyết phục những nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc về tiềm năng của biến đổi gen trong nông nghiệp khi mà Trung Quốc vẫn còn phải chống chọi với với sự thiếu hụt thực phẩm. Ở những năm đầu thập niên 90, cây trồng chuyển gen đầu tiên, cây thuốc lá, được canh tác ở một số vùng rộng lớn. Tại thời điểm đó, canh tác cây thuốc lá hóan chuyển gen ở Trung Quốc được thực hiện với quy mô chưa từng có đối với các cây trồng chuyển gen trên thế giới. Tỉnh Hà Bắc đã thử nghiệm trồng cây bông chuyển gen với hạt do Tập đoàn Monsanto cung cấp vào năm 1995. Hai công ty liên doanh CNSH sau này với Monsanto được thành lập ở tỉnh Hà Bắc và An Huy. Hiện giờ, tại Trung Quốc có tổng cộng 10 cây trồng biến đổi gen đang được trồng thử nghiệm và 6 loại cây có thể được sản xuất theo hướng thương mại hóa: hai loại cây bông, hai loại cây cà chua, ớt ngọt và cây cảnh tên là Ánh Dương. Năm 2001, khoảng 600 ngàn hecta được canh tác với sinh vật biến đổi gen. Quyết định phát triển và canh tác sinh vật biến đổi gen được đề ra hoàn toàn do Chính phủ mà không có sự tư vấn nào của giới hàn lâm hoặc của cộng đồng. Năm 1993, Ủy ban KH&CN Nhà nước trước đây (nay là Bộ KH&CN) đã ban hành Các quy định Quản lý về An toàn Kỹ thuật Di truyền, đây là các quy định liên quan tới an toàn sinh học đầu tiên của Trung Quốc về kỹ thuật di truyền. Theo Khoản 1, mục tiêu của các quy định này nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển về biến đổi gen, tăng cường quản lý an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sức khỏe của nhân lực tham gia vào nghiên cứu lĩnh vực biến đổi gen, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và duy trì cân bằng sinh thái. Quy định này không chứa đựng điều khoản nào về kiểm soát nhập khẩu sản phẩm chuyển gen. Thực phẩm biến đổi gen được nhập khẩu vào Trung Quốc vẫn với vai trò là thực phẩm thông thường trước năm 2002. Kể từ năm 1996, nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen vào Trung Quốc đã tăng theo từng năm. Nhập khẩu quá nhiều đậu tương Mỹ đã có tác động nghiêm trọng tới nông dân Trung Quốc những người có đời sống phụ thuộc vào sản lượng đậu tương. Đó là 49 một kết quả có thể dự đoán được về việc gia nhập vào WTO của Trung Quốc. Với ngày càng nhiều thực phẩm biến đổi gen xuất hiện trên bàn ăn của người tiêu dùng, vấn đề về tính an toàn đã tăng lên. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đã ban hành thêm các quy định quản lý an toàn của thực phẩm biến đổi gen nhập khẩu. - Các quy định về an toàn thực phẩm biến đổi gen Vào tháng 5/2001, Các quy định về Quản lý An toàn Sản phẩm Nông nghiệp Chuyển gen (RASTAP) được ban hành. Đây là một phần quan trọng của pháp chế. Tất cả các sinh vật chuyển gen, gồm thực vật, động vật và vi sinh vật, dù được nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc trung chuyển qua Trung Quốc, đều là đối tượng của những quy định này. Theo lệnh của Hội đồng Nhà nước, RASTAP sẽ có hiệu lực ngay từ ngày ban hành. Quy định này mâu thuẫn với các quy định minh bạch của WTO. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là thành viên của WTO vào tháng 5/2001. Mỹ là nước đầu tiên thể hiện thái độ không hài lòng với cung cách mà RASTAP đi vào hiệu lực. Hơn nữa, một số các điều khoản của chúng quá mơ hồ, đặc biệt là về sự đánh giá mức độ an toàn của sinh vật biến đổi gen và việc dán nhãn chúng. Do những lý do kể trên, RASTAP không thể có hiệu lực ngay vào ngày được đưa ra. Như được quy định ở RASTAP, Bộ Nông Nghiệp chịu trách nhiệm về việc giám sát và quản lý an toàn sinh vật biến đổi gen. Để làm cho RASTAP có hiệu lực, Bộ này ban hành 3 tập hợp các phương pháp quản lý vào tháng 1/2002, những biện pháp này đã đề ra các điều khoản chi tiết về an toàn, nhập khẩu và dán nhãn các sản phẩm nông nghiệp chuyển gen. Những phương pháp này đi vào hiệu lực từ tháng 3/2002. RASTAP và các phương pháp của nó, yêu cầu áp dụng hai thủ tục kiểm soát độ an toàn của các sản phẩm chuyển gen trong thương mại quốc tế. Thứ nhất, các nhà nhập khẩu Trung Quốc hay các nhà xuất khẩu nước ngoài phải nộp đơn cho các sản phẩm chuyển gen, những sản phẩm này có thể được nhập khẩu sau để đánh giá mức độ nguy hiểm. Ủy ban về An toàn Vi sinh vật Chuyển gen Nông nghiệp, nằm dưới sự điều hành của Bộ Nông nghiệp, chịu trách nhiệm chấp nhận đơn xin này, nhưng chỉ có thể cấp đơn 2 lần một năm. Cơ quan này phải hoàn thành việc đánh giá và phản hồi lại với người nộp đơn trong vòng 9 tháng kể từ ngày chấp nhận. Thứ hai, các nhà xuất khẩu nước ngoài phải dán nhãn sản phẩm chuyển gen của họ. Ba tập hợp phương pháp này được ban hành chỉ hai tháng trước ngày chúng có hiệu lực, gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà nhập khẩu sinh vật biến đổi gen. Do các đánh giá rủi ro mất tới 9 tháng, nên các nhà xuất khẩu không thể lấy được giấy phép cần thiết theo ngày có hiệu lực. Bộ Nông nghiệp phải đưa ra một thỏa thuận chuyển đổi nếu cơ quan này không muốn việc nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, đặc biệt là với đậu tương, bị tạm ngừng. Vì vậy, vào 11/03/2002, Bộ Nông nghiệp ban hành Các biện pháp Tạm thời về Quản lý An toàn Sản phẩm Nông nghiệp Chuyển gen (TMASTAP), theo đó các nhà xuất khẩu sinh vật biến đổi gen tới Trung Quốc có thể nộp đơn xin cấp giấy phép tạm thời dựa trên các tài liệu được in ấn công bố ở nước của họ. Các điều khoản của TMASTAP bị hết hạn vào 20/12/2002. Nhưng “vì các lý do kỹ thuật”, thời hạn hiệu lực của chúng được nới rộng tới 20/9/2003. Vào 16/7/2003, như Bộ Nông nghiệp tuyên bố, lần nữa lại vì lý do kỹ thuật, thời hạn này được mở rộng hơn nữa tới tận 24/4/2004. Vì không có biện pháp mới nào sắp được công bố, nên có thể thời hạn này sẽ lại được nới rộng lần nữa. 50 Lợi ích thương mại ở lĩnh vực sinh vật biến đổi gen là rất đáng kể và điều này giải thích cho mức độ phức tạp của tình trạng sinh vật biến đổi gen tại Trung Quốc, các vấn đề an toàn và công nghệ liên quan và “các lý do kỹ thuật” do Chính phủ đưa ra. Một ví dụ tiêu biểu, Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu tương lớn nhất. Nước này nhập khẩu 11,3 triệu tấn đậu tương vào năm 2002. Giá trị thương mại của đậu tương giữa Mỹ và Trung Quốc là khoảng 1 tỷ USD, và nhập khẩu được kỳ vọng tăng vào năm 2003. - Hệ thống quản lý Ở Trung Quốc, không có một cơ quan quản lý thống nhất có thẩm quyền đối phó với tất cả các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm. Bộ Y tế dường như là cơ quan quan trọng nhất quản lý an toàn thực phẩm, tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp; Cục Quản lý Chung về Giám sát Thực phẩm, Thanh tra và Kiểm dịch (GAQSIQ); Cục Quản lý Công nghiệp và Khởi đầu Quốc gia (SAIC), Cục Quản lý Bảo vệ Môi trường Nhà nước, Bộ Thương mại và Cục Quản lý Lúa gạo Quốc gia... đều có quyền hạn đối với các vấn đề thực phẩm, và/hoặc giám sát các nhà sản xuất thực phẩm. Tất cả những cơ quan này cần đề ra các nguyên tắc chi tiết để giải quyết các vấn đề liên quan tới việc quyền hạn của mình cũng như trong phạm vi của quyền hạn tương ứng của mình. Đây chính là một lý do tại sao Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995 không đưa ra các nguyên tắc cho canh tác và chăn nuôi, vốn thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp. Các phương pháp Quản lý 1993 về An toàn Kỹ thuật chuyển gen không đề cập tới thương mại các sản phẩm chuyển gen do đây thuộc quyền hạn của Bộ Thương mại. Trên thực tế, các luật và quy định dư thừa làm suy yếu hơn là nâng cao quản lý an toàn thực phẩm, làm tăng chi phí cưỡng chế luật, khiến cho các nhà sản xuất thực phẩm bối rối. Có quá nhiều cơ quan giữ vai trò cũng gây ra nhiều vấn đề về việc phối hợp từ ban hành cho tới cưỡng chế. Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Quốc gia (SFDA) được thành lập vào năm 2003 để tích hợp việc giám sát và quản lý an toàn thực phẩm, điều phối và tổ chức nghiên cứu và đề ra các quy định xử phạt đối với các vi phạm nghiêm trọng luật. Tuy nhiên, SFDA không có thực quyền. Quyền hạn của cơ quan này về an toàn thực phẩm lại nằm trong tay các Bộ và các cơ quan khác, còn bản thân SFDA thì chỉ là một bán Bộ. Cơ quan này phải hợp tác với một số bộ có cấp bậc cao hơn. Khi có mâu thuẫn giữa những cơ quan, thì các quyết định hoặc ý kiến của SFDA không có hiệu lực và không thể được thi hành. Cho tới nay, tiến bộ chính của cơ quan này liên quan tới an toàn thực phẩm là Chương trình Tái đảm bảo An toàn Thuốc và Thực phẩm, chương trình này yêu cầu rằng Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế, Cục Quản lý Chung về Giám sát Thực phẩm, Thanh tra và Kiểm dịch; Cục Quản lý Công nghiệp và Khởi đầu Quốc gia; Bộ Thương mại, Bộ An ninh Cộng đồng và Tổng Cục Hải quan (CGA) nên thực hiện những bước để đảm bảo an toàn thực phẩm trong phạm vi quyền hạn của mình. Tuy vậy, SFDA hầu như không thể hoàn thành thành nhiệm vụ điều phối khi có quá nhiều quyền hạn vừa chồng chéo vừa tách rời. Ví dụ, Bộ Y tế được quyền cấp chứng nhận vệ sinh cho nhà sản xuất thực phẩm, đây là một biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong khi đó, kể từ năm 2002, các giấy chứng nhận của GAQSIQ là không cần thiết. Sau khi Bộ Nông nghiệp công bố một số biện pháp quản lý liên quan tới sinh vật biến đổi gen, Bộ Y tế cũng ban hành Các biện pháp Quản lý về Vệ sinh Thực phẩm biến đổi gen. Trên thực tế, các cơ quan khác nhau thường đề ra các kế hoạch của riêng 51 mình liên quan tới an toàn thực phẩm, một tình trạng phổ biến sự chồng chéo và mâu thuẫn. Thực phẩm Xanh được Trung tâm Thực phẩm Xanh quản lý, và chịu sự giám sát của Bộ Nông nghiệp, còn thực phẩm hữu cơ được Trung tâm Thực phẩm Hữu cơ quản lý và chịu sự giám sát của Cơ quan Quản lý Bảo vệ Môi trường Nhà nước. Các tiêu chuẩn đối với thực phẩm xanh Nhóm AA hầu như giống hệt với các tiêu chuẩn của thực phẩm hữu cơ. Trên thực tiễn, chúng cạnh tranh với nhau. Tình trạng này làm phí hoài nguồn tài nguyên của nhà nước. Tương tự như vậy, an toàn của các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen được Bộ Nông nghiệp quản lý, còn an toàn của các sản phẩm thực phẩm thông thường được Bộ Y tế quản lý. Tình trạng lộn xộn này sẽ không dễ được cải thiện trong nay mai, bởi vì nó còn liên quan tới sự tái phân bổ quyền hạn giữa các cơ quan khác nhau, một chuyển biến rất khó thực hiện. Ngoài ra, việc quản lý thực phẩm tự thân nó là đặc biệt khó khăn, đặc biệt là đối với Trung Quốc, với lượng dân số lớn nhất thế giới. - Lợi ích thương mại thúc đẩy cải thiện an toàn thực phẩm Việc cải thiện an toàn thực phẩm không chỉ bị chi phối bởi các mối quan ngại về an toàn thực phẩm, mà còn bởi các lợi ích thương mại. Mặc dù điều này có thể không chính xác đối với tất cả các nước, nhưng Trung Quốc lại coi trọng an toàn thực phẩm trong mối tương quan tới thương mại. Một mục tiêu của việc quản lý vệ sinh thực phẩm là để hỗ trợ cho xuất khẩu thực phẩm bởi vì Trung Quốc sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp nhiều hơn nhu cầu của nước này. Theo Kế hoạch Hành động về An toàn Thực phẩm được Bộ Y tế công bố vào tháng 9/2003, Chính phủ sẽ “sửa đổi các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm liên tục để đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm này đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng”. Hướng tiếp cận này có thể rất đặc thù ở nhiều nước đang phát triển. Tính cưỡng ép của các quy định an toàn biến đổi gen cũng đã thể hiện sự quan tâm tới các lợi ích thương mại trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Sau khi ban bố Các phương pháp Dán nhãn Quản lý, Bộ Nông nghiệp đã công bố danh sách đầu tiên về sinh vật biến đổi gen phải được dán nhãn. Trong danh sách quan trọng này, chỉ có quy định 5 loại sinh vật chuyển gen gồm: đậu tương, ngô, bông, cà chua và hạt cải dầu phải được dán nhãn. Thậm chí đối với 5 nhóm này, không phải toàn bộ các sản phẩm có chứa chúng đều phải dán nhãn. Nếu an toàn là ưu tiên hàng đầu, thì dán nhãn của tất cả thực phẩm có chứa một tỷ lệ nhất định các thành phần sinh vật biến đổi gen sẽ phải bắt buộc. Tuy vậy quy định này không bao gồm, sữa đậu nành, xì dầu và chao. Xì dầu và chao được tiêu thụ phổ biến ở Trung Quốc, được sản xuất bằng các phương pháp truyền thống của Trung Quốc, chúng hiếm khi được nhập khẩu từ các nước khác. Nhưng kể cả khi đây là lý do chúng không bị buộc phải được dán nhãn thậm chí kể cả khi được sản xuất bằng đậu tương chuyển gen, thì lo ngại của chính phủ về sinh vật biến đổi gen dường như là không cần thiết. Các phương pháp Dán nhãn Quản lý năm 2002 cũng có hiệu lực đối với các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, cho tới mùa hè năm 2003, Chính phủ không kiểm tra các sản phẩm trên thị trường nội địa về việc tuân thủ theo các phương pháp dán nhãn này. Có thể nhận thấy hầu hết tất cả các nhà sản xuất dầu đậu nành chuyển gen đều vi phạm 52 luật dán nhãn này trước khi họ bị buộc tuân thủ thông qua biện pháp thanh tra. Nhưng thực phẩm biến đổi gen khác vẫn không được dán nhãn ở các siêu thị cho tới cuối năm 2003. Ngoài ra, các phương pháp dán nhãn quản lý không chỉ rõ hàm lượng tối thiểu của bất cứ một nguyên liệu chuyển gen nào trong một sản phẩm trước khi nó phải được dán nhãn. Vì vậy, không rõ là liệu một hỗn hợp các sản phẩm chuyển gen với các sản phẩm truyền thống có cần được dán nhãn. Sự pha trộn này thường xảy ra ở các sản phẩm nội địa hơn là các sản phẩm nhập khẩu. - Hiệu quả quản lý đạt được chưa cao thông qua trừng phạt Công tác quản lý chính được thực hiện bởi các cơ quan quản lý là thanh tra vài lần một năm (theo quy định Luật Vệ sinh Thực phẩm). Chính phủ không coi trọng việc giám sát quy trình sản xuất thực phẩm, hoặc giúp các nhà sản xuất thực phẩm tăng năng lực của họ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Hầu hết công tác thanh tra là về phát hiện và xử phạt những nhà sản xuất thực phẩm vi phạm luật. Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995 không đề ra bổn phận đảm bảo an toàn thực phẩm của các nhà sản xuất thực phẩm nhưng quy định rõ ràng các mức xử phạt vi phạm. Năm 2002, những hoạt động thanh tra như vậy được tiến hành trên 98% nhà sản xuất thực phẩm. Những doanh nghiệp bị phát hiện liên quan tới hoạt động bất hợp pháp sẽ bị xử phạt, phạt tiền hoặc thu hồi giấy phép. Ngoài ra, còn có các chương trình hoặc các kế hoạch khác để nâng cao an toàn thực phẩm, ví dụ như thực hiện một phương pháp tiếp cận “từ nông trang tới bàn ăn”, thu hồi các sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn, v.v... và nâng cao khả năng để lại dấu vết của nguyên liệu thực phẩm. Phạt tự nó đã là công cụ vừa thiếu vừa không hiệu quả đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Ví dụ việc cấm một số thuốc diệt sâu bọ nhất định sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm. Những loại thuốc diệt côn trùng như vậy phải được thu hồi và tiêu hủy để đảm bảo việc buôn bán và sử dụng chúng không được tiếp diễn. Mặc dù chính phủ đã nỗ lực để thi hành và giám sát việc áp dụng Luật Vệ sinh Thực phẩm, nhưng tình trạng an toàn thực phẩm ở Trung Quốc ngày nay vẫn chưa thỏa đáng. Năm 2001, hơn 19.000 người bị ngộ độc trong 611 vụ ngộ độc thực phẩm. Đáng ngạc nhiên là hầu hết các trường hợp ngộ độc lại diễn ra ở gia đình do các sản phẩm thực phẩm không an toàn. Một lượng lớn các thực phẩm không an toàn được sản xuất ở những vùng không còn là nông thôn nhưng vẫn chưa đô thị hóa, ở những nơi này việc quản lý ở cấp thành phố và nông thôn đều rất yếu. Nối tiếp theo quá trình công nghiệp hóa, các thành phố phát triển kéo theo là các vùng đệm nằm giữa các thành phố và vùng nông thôn. Việc quản lý của các cơ quan đô thị vẫn chưa được mở rộng tương ứng với đường biên của các thành phố, mặt khác, việc quản lý ở các làng xã suy giảm nhanh chóng do nông dân bị mất đất. Nhiều nhà sản xuất thực phẩm bất hợp pháp thuê nhà ở những vùng đặc biệt này để sản xuất hoặc chế biến thực phẩm và bán chúng ở các thị trường thành phố. Trường hợp của “mỡ ăn triết từ nước vo gạo, rửa bát” (ganshui you) hay “dầu ăn triết từ nước cống” (digou you) là điển hình. Có thể nói chỉ riêng vùng ngoại ô Bắc Kinh, có tới hơn 1.000 nhà sản xuất đang tinh chế loại dầu này. Một số nhà sản xuất có thể đã tồn tại ở đó hơn 30 năm mặc dù Cục Quản lý Bảo vệ Môi trường (AEP) Bắc Kinh đã phá tan những ổ nhóm này nhiều lần. Hơn nữa, để đối phó với một trường hợp 53 sản xuất mỡ từ nước vo gạo, thì phải có một vài cơ quan cùng phối hợp hành động, bởi vì Bộ Y tế chịu trách nhiệm về nước gạo, AEP chịu trách nhiệm về nước thải còn SAIC chịu trách nhiệm về cấp li-xăng kinh doanh. Tình trạng này giải thích cho vấn đề có quá nhiều cơ quan quản lý lại làm ngăn trở công tác quản lý an toàn thực phẩm. Hiện giờ, SFDA đã quyết định nâng cao việc quản lý ở các vùng “xám” giữa các thành phố và vùng nông thôn. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có biện pháp đặc biệt nào nhằm vào việc quản lý ở những vùng lộn xộn này. Bộ Y tế công bố một Kế hoạch Hành động về An toàn Thực phẩm đầy tham vọng, kế hoạch này đề ra một loạt các mục tiêu về an toàn thực phẩm đạt được trước hoặc tới năm 2008. Tuy vậy, vẫn còn nhiều ý kiến hoài nghi về mức độ khả thi của việc Bộ Y tế có thể đưa an toàn thực phẩm tới toàn bộ người Trung Quốc với quyền hạn hạn chế và dưới khung luật pháp hiện tại về an toàn thực phẩm. Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995 không bao gồm chăn nuôi và trồng trọt, vốn thuộc quyền hạn của Bộ Nông nghiệp. Tuy thế, việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học trong trồng trọt và thú y; hóc môn trong chăn nuôi đã gây ra rất nhiều vấn đề ở các sản phẩm nông nghiệp. Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn nhất phân hóa học trên thế giới. Thuốc trừ sâu được sử dụng rất phổ biến trong canh tác, trong số chúng 70% là rất độc hại. Hiện giờ, một số thuốc trừ sâu đã bị cấm ở EU mà vẫn được sử dụng ở Trung Quốc. Dư lượng thuốc trừ sâu ở rau quả phổ biến và đậm đặc tới nỗi nhiều chuyên gia vệ sinh gợi ý là nên rửa sạch rau trước sau đó nhúng chúng vào nước nóng trước khi nấu hoặc ăn chúng. Quyền quản lý phân hóa học, thuốc trừ sâu và thú y ở trong tay của Bộ Nông nghiệp. Cơ quan này sẽ giám sát quy trình trồng trọt và chăn nuôi. Các Quy định mới về An toàn Các sản phẩm Nông nghiệp, vẫn đang ở giai đoạn soạn thảo ban đầu, sẽ được cơ quan này ban hành. Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995 đưa ra một số quy định quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm theo một cách đơn giản, một việc có thể dễ gây nhầm lẫn trong việc thực hiện chúng. Hiện nay, Bộ Y tế quyết định ban hành các quy định chi tiết về việc thực hiện Luật Vệ sinh Thực phẩm 1995 trong giai đoạn 2004-2005. Một loạt các quy định và các tài liệu quy phạm đã được Bộ Y tế đưa lên chương trình nghị sự, gồm Quy định Quản lý về Thanh tra mẫu vật Vệ sinh Thực phẩm, Quy định Quản lý về Dán nhãn Dinh dưỡng Thực phẩm, sửa đổi và công bố 316 tiêu chuẩn thực phẩm và đưa vào hiệu lực các tiêu chuẩn mới ví dụ như tiêu chuẩn về độ tối đa của dư lượng 19 chất ô nhiễm hóa học ở nhiều sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm… Quản lý quá mức, trong đó một số cơ quan có quyền hạn quản lý sản xuất và bán thực phẩm, sẽ vẫn là một vấn đề khó khăn nhất trong việc thực hiện và giám sát luật và các quy định an toàn thực phẩm. Đây chính là thách thức chủ chốt đối với Nhà nước trong việc hình thành nên một cơ chế cho phép các cơ quan nhà nước riêng rẽ phối hợp hữu hiệu và hiệu quả. Giống như trường hợp mỡ từ nước gạo được nhắc ở trên, nếu các cơ quan liên quan không thể phối hợp đồng thời cùng nhau thì các nhà sản xuất phi pháp sẽ chốn thoát. Có tổng số 382.737 nhà sản xuất hoặc chế biến thực phẩm ở Trung Quốc vào năm 2002. Hầu hết là những nhà sản xuất nhỏ và trung bình, là nơi nảy sinh hầu hết các vấn đề về an toàn thực phẩm. Mặc dù Trung Quốc đang ngày càng trở nên thịnh vượng, nhưng thu nhập trung bình của dân đô thị chỉ là 86USD/tháng, mức này vẫn còn cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình của dân cư nông thôn. Số lượng lớn 54 dân cư thu nhập thấp là người tiêu dùng chủ yếu và lâu dài của thực phẩm chất lượng kém. “Mỡ từ nước gạo” được nhằm vào những người tiêu dùng như vậy. Năm 2002, Bộ Y tế thanh tra 505.084 nhà sản xuất thực phẩm, gồm cả các quán café và hiệu ăn trên toàn quốc. 13,68% được thanh tra bị phát hiện vi phạm luật. Xét về diện tích rộng lớn của Trung Quốc, việc giám sát quá nhiều nhà sản xuất thực phẩm có quy mô nhỏ là một thách thức to lớn đối với chính phủ. Đây cũng là thách thức chung đối với hầu hết các nước đang phát triển, là những nước mà hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, thiếu năng lực và nguồn tài nguyên để thực hiện việc tự quản lý về an toàn thực phẩm. Trung Quốc tiến hành thực hiện an toàn thực phẩm ngay sau khi thực hiện các giải pháp giải quyết thiếu hụt lương thực. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn chưa thành lập nên hệ thống pháp luật hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhiều vấn đề có nguồn gốc từ thể chế quản lý và ưu tiên phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tiếp nối theo sự hội nhập của Trung Quốc vào cộng đồng quốc tế, an toàn thực phẩm ở Trung Quốc đã được cải thiện. Tuy vậy, còn nhiều việc vẫn cần phải thực hiện cả về mặt lập pháp lẫn hành pháp. KẾT LUẬN VÀ LIÊN HỆ TỚI VIỆT NAM Trong những thập niên gần đây, thực phẩm biến đổi gen đã có bước phát triển vượt bậc. Thực phẩm biến đổi gen góp phần đảm bảo được nguồn cung lương thực cho dân số đang tăng với tốc độ chóng mặt trong những năm tới theo những cách như: cây trồng biến đổi gen có sức chống chịu sâu bệnh tốt hơn, chịu được thuốc diệt cỏ, chịu mặn, chịu hạn, chịu lạnh tốt; cây trồng hoặc động vật biến đổi gen có khả năng chống chịu bệnh dịch tốt hơn, có các đặc điểm dinh dưỡng nổi trội hơn so với những loài nguyên gốc không biến đổi gen. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thực phẩm biến đổi gen cũng đồng thời gây ra những mối lo ngại về những tác động tiềm tàng của nó tới sức khỏe con người (gây dị ứng, các tác hại không rõ nguyên nhân); tác động của sinh vật biến đổi gen và cây trồng biến đổi gen lên môi trường và sinh thái… Chính vì những nguyên nhân nêu trên, nhiều chính phủ trên thế giới đã nỗ lực thiết lập nên những hệ thống luật nhằm quản lý thực phẩm biến đổi gen. Ví dụ, EU yêu cầu dán nhãn bắt buộc thực phẩm biến đổi gen ở các siêu thị. Trong khi, Mỹ và nhiều quốc gia coi thực phẩm biến đổi gen như các sản phẩm bình thường. Luật pháp một số nước quy định trên bao bì những sản phẩm này phải ghi là sản phẩm có sử dụng công nghệ biến đổi gen, hoặc có thành phần nào đó đã được biến đổi gen để người dân biết và quyết định có chọn dùng sản phẩm này hay không. Tuy nhiên, dán nhãn thực phẩm biến đổi gen cho một sản phẩm thực phẩm lại là vấn đề gây tranh cãi trên thế giới. Xét tổng thể, ngành sản xuất thực phẩm cho rằng dán nhãn nên được tự nguyện và chịu tác động của nhu cầu thị trường tự do. Mặt khác, các nhóm lợi ích của người tiêu dùng lại yêu cầu việc dán nhãn bắt buộc. Người tiêu dùng phải được quyền biết họ đang tiêu thụ sản phẩm gì. 55 Tại Việt Nam, thực phẩm biến đổi gen đã có mặt trên thị trường với số lượng không nhỏ. Ví dụ, một điều tra ngẫu nhiên của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thực hiện từ tháng 3 đến tháng 4/2009 về 323 mẫu trên gồm nguyên liệu, sản phẩm sơ chế, chế biến có nguồn gốc từ bắp, đậu nành, khoai tây, gạo, đậu hà lan... được thu thập từ 17 chợ, siêu thị ở Tp. Hồ Chí Minh đã cho kết quả 111 mẫu (chiếm 34,37%) dương tính với promoter 35S hoặc terminator nos - một dạng biến đổi gen. Trong đó có 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 11 mẫu gạo, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua. Tuy vậy, hiện nay, trong văn bản luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định nào về việc sử dụng sản phẩm biến đổi gen. Bộ Y tế mới đang xây dựng hướng dẫn sử dụng sản phẩm này, đưa vào Dự thảo Luật An toàn thực phẩm.Theo Dự thảo này, đối với thực phẩm nhập khẩu, nếu là thực phẩm biến đổi gen phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận an toàn cho sức khỏe con người do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Ngoài ra, Dự thảo cũng đưa ra 2 phương án đối với việc ghi nhãn với thực phẩm biến đổi gen. Một là trên nhãn phải ghi rõ dòng chữ "Biến đổi gen" bên cạnh tên thành phần có gen bị biến đổi khi thành phần đó vượt tỷ lệ ở mức 1- 5% trở lên. Phương án hai là phải ghi rõ dòng chữ "Biến đổi gen" bên cạnh tên thành phần có gen bị biến đổi khi thành phần đó vượt mức tỷ lệ cho phép. Trước đó, Quyết định 212/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/08/2005 về Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đã quy định rõ về “Ghi nhãn hàng hóa” như sau: “Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa là sinh vật biến đổi gen hoặc sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen lưu thông, buôn bán trên thị trường, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa còn phải ghi thêm dòng chữ trên bao bì: "sản phẩm có sử dụng công nghệ chuyển gen" để người tiêu dùng xem xét, lựa chọn”. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020, diện tích trồng các giống cây trồng mới được lai tạo bằng CNSH sẽ chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc- xin cho vật nuôi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản từ Mỹ, Achentina, Trung Quốc… Chính vì vậy, việc quản lý an toàn sinh học cũng như thực phẩm biến đổi gen đang là một bài toán hóc búa đối với các nhà quản lý. Người xử lý: Ths. Nguyễn Phương Anh Nguyễn Mạnh Quân Phùng Anh Tiến 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Regulation (EC) no 1829/2003 of the european parliament ADN of the council of 22 September 2003 on genetically modified food ADN feed 2. Regulation (EC) no 1830/2003 of the european parliament ADN of the council of 22 September 2003 concerning the traceability ADN labelling of genetically modified organisms ADN the traceability of food ADN feed products produced from genetically modified organisms ADN amending directive 2001/18/ec 3. Directive 2001/18/EC of the european parliament ADN of the council on the deliberate release into the environment of genetically modified organisms ADN repealing council directive 90/220/EEC 4. Regulation (EC) no 178/2002 of the european parliament ADN of the council of 28 january 2002 laying down the general principles ADN requirements of food law, establishing the european food safety authority ADN laying down procedures in matters of food safety 5. Evaluation of the EU legislative framework in the field of food ADN feed. Food Chain Evaluation Consortium (FCEC), Civic Consulting - Agra CEAS Consulting - Van Dijk Management Consultants - Arcadia International, 06.08.2009. 6. Huỳnh Thị Mai. Tình hình sản xuất sinh vật biến đổi gen trên thế giới và quan điểm của các nước thuộc Liên minh châu Âu. Ban Quản lý Tài nguyên và Đa dạng sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. 23/10/2009 7. The Federal Food, Drug, ADN Cosmetic Act [As Amended Through P.L. 107- 377, Dec. 19, 2002]; 8. The Poultry Products Inspection Act; 9. The Meat Inspection Act; 10. Guide to U.S. Regulation of Genetically Modified Food ADN Agricultural Biotechnology Products (Pew Initiative on Food ADN Biotechnology, 2001, FDA); 11. FDA 1992 Statement of Policy; 12. Guidance on Consultation Procedures: Foods Derived From New Plant Varieties; 13. FDA Policy for Foods Developed by Biotechnology, U. S. Food ADN Drug Administration, CFSAN HADNout 1995; 57 14. Docket No. 00N-1396, CFSAN 74. "Premarket Notice Concerning Bioengineered Foods." 15. Docket No. 00D-1598, CFSAN 123. "Draft Guidance for Industry: Voluntary Labeling Indicating Whether Foods Have or Have Not Been Developed Using Bioengineering Availability"; 16. Guidance for Industry: Voluntary Labeling Indicating Whether Foods Have or Have Not Been Developed Using Bioengineering; Draft Guidance; 17. Premarket Notice Concerning Bioengineered Foods [Federal Register: January 18, 2001]; 18. Global status of Commercialized biotech/BIếN ĐổI GEN Crops: 2007, ISAAA Briefs. 19. 18 Tháng 5 năm 2009. 20. Agricultural Biotechnology Development ADN Policy in China. Jikun Huang ADN Qinfang Wang. AgBioForum, 5(4): 122-135. ©2002 AgBioForum 21. Chinese Biosafety Laws ADN Regulations, Including Matters of Biosecurity ADN Oversight of Genetic Engineering Activities. Hu Longfei, Xiang Dapeng, Shi Yongxia, HuangJicheng, Zheng Kui, Hong Ye, Li Xiaobo, ADN Xing Luqin 22. Development, Policy ADN Impacts of Genetically Modified Crops in China:A Comprehensive Review of China’s Agricultural Biotechnology Sector Paper presented at the workshop held at Villa Bellagio, Bellagio, Italy, June 2005.Project supported by the Rockefeller Foundation. 23. International Approaches to the Labeling of Genetically Modified Foods. Colin A. Carter ADN Guillaume P. Gruere. Choices, 2003 24. The Challenges for Food Safety in China: Current legislation is unable to protect consumers from the consequences of unscrupulous food production. Numéro 53 (May- June 2004) 25. China’s Regulation of Biotechnology - Does it Conform to the WTO? Laura J. Loppacher ADN William A. Kerr. Estey Centre for Law ADN Economics in International Trade Saskatoon, Canada 26. Report on the Review of Labelling of Genetically Modified Foods. Foods stADNards Australia ADN New Zealand, December 2003 27. 28.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTongluan92010R.pdf