Đề tài Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan

Qua bài viết ở trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn phần nào về công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan và về vùng nguyên liệu của công ty. Mặc dù công ty đã gặt hái được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế và thiếu sót về quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty cần phải hoàn thiện trong thời gian sắp tới để vùng nguyên liệu của công ty phát triển ổn định và hiệu quả. Qua 13 năm hoạt động công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan nhìn chung đã phát triển khá ổn định trước tình hình biến động của thị trường. Trong đề tài này tôi đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu chung và của công ty. Tôi hy vọng công ty và các cơ quan chức năng xem xét những kiến nghị mà tôi đưa ra để phát triển hơn nữa vùng nguyên liệu mía của công ty và các vùng nguyên liệu mía nói chung

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trồng mía. … - Vụ ép năm 2000- 2001 diện tích vùng nguyên liệu mía là 11.352 ha, tăng 277 ha. Sản lượng mía đưa vào ép tại nhà máy là 458.383 tấn, giảm 96.125 tấn mía nguyên liệu. Nguyên nhân của việc giảm năng suất là do thời tiết vụ mía này không thuận lợi, có nhiều dịch bệnh làm giảm năng suất của cây mía, công tác phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn trong xử lý do người trồng mía chưa có nhiều kinh nghiệm. - Vụ ép năm 2001-2002, đây là năm có nhiều thay đổi trong chính sách của tỉnh Thanh Hóa về quy hoạch mía nguyên liệu cho công ty, một phần quỹ đất trước đây trồng mía đã được dành cho trồng các cây khác như cây cao su, cà phê… do vậy diện tích mía nguyên liệu của công ty giảm. Một nguyên nhân rất quan trọng khác làm cho 2 vụ mía từ năm 2000- 2002 có năng suất là sản lượng sụt giảm mạnh là do bị ảnh hưởng của đại dịch bọ hung phá hại mía nặng nề, diện tích mía phế canh lên đến trên 1000 ha. Trong vụ này diện tích trồng mía nguyên liệu là 8.359 ha, sản lượng mía là 419.271 tấn. - Trong các năm từ 2002- 2005 diện tích và sản lượng mía của công ty không có sự thay đổi đáng kể. Trong 4 vụ sản xuất này thì vụ sản xuất năm 2003- 2004 là có kết quả tốt nhất với diện tích trồng mía là 10.381 ha, sản lượng đạt 571.947 tấn mía nguyên liệu, năng suất là 49 tấn/ha. Thời gian từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến vụ ép năm 2002- 2003 công ty đều hoạt động dưới công suất do thiếu nguyên liệu mía, với công suất chế biến là 900.000 tấn mía nguyên liệu/1 năm, nhưng vụ ép lớn nhất tính đến thời điểm bấy giờ thì lượng mía nguyên liệu cũng chỉ đáp ứng được 62,61% công suất chế biến của nhà máy vào năm 1999- 2000. Do vậy đến vụ mía năm 2002- 2003 công ty đã quyết định mua mía nguyên liệu của tỉnh Nghệ An là 104.787 tấn về chế biến. Việc mua mía từ tỉnh Nghệ An chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 4 vụ ép từ năm 2002- 2006, nguyên nhân là do Nghệ An là tỉnh có khoảng cách rất xa địa điểm chế biến của nhà máy, mà mía là loại nguyên liệu có khối lượng rất lớn, cước vận chuyển cao, do vậy cũng rất cao nên không mang lại hiệu quả về kinh tế. - Vụ ép năm 2005- 2006 do nắng hạn và không có mưa trong thời gian dài, nên 70% diện tích mía lưu gốc phát triển kém, do một số cây trồng khác như ngô, sắn, dứa có hiệu quả hơn nên nông dân đã tự ý chuyển đổi không trồng mía mất một số diện tích. Vì vậy diện tích mía của vụ này giảm xuống còn 8.739 ha, tổng sản lượng là 358,293 tấn mía nguyên liệu. 2.3.3. Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2006- 2008 (là giai đoạn có sự đột phá về năng suất mía.) Vụ ép DT mía NL (ha) Tổng SL (tấn) Năng suất (tấn/ha) Tỷ lệ thu hồi (%) Lượng đường SX (tấn) 2006-2007 10.418 521.317 50 9,98 52.017 2007-2008 11.320 675.972 59,7 9,32 63.001 (Nguồn:Báo cáo tại hội nghị tổng kết của hội đồng quản trị năm 2007) - Năm 2006- 2007 là năm đánh dấu cho nhiều chính sách hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh Thanh Hóa và công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan. Bao gồm các chính sách về giá thu mua mía nguyên liệu và phương thức thanh toán, các chính sách về mở rộng diện tích mía nguyên liệu. Sự tác động của các chính sách này mang lại kết quả sản xuất kinh doanh khá tốt của công ty: Năng suất mía đạt 50 tấn mía nguyên liệu/1ha, diện tích trồng mía nguyên liệu đạt 10.418 ha, tổng sản lượng đạt 521.317 tấn. - Năm 2007- 2008 có thể nói là năm thành công nhất trong 12 năm đã hoạt động của công ty. Năng suất mía lên tới 59,7 tấn/1 ha, diện tích trồng mía đạt 11.320 ha, tổng sản lượng đạt 675.972 tấn mía nguyên liệu. Để có kết quả sản xuất kinh doanh rất tốt này có nhiều nguyên nhân như: Sự hiệu quả của các chính sách của công ty, thời tiết trong năm rất thuận lợi cho cây mía phát triển, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong công ty… Có thể nói để có được thành công của vụ ép này trong bối cảnh nên kinh tế khó khăn, giá cả đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc phòng trừ bệnh… tăng cao là nhờ vào các chính sách thúc đẩy sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu của công ty. Ngay từ đầu vụ công ty đã đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ, bảo đảm giá và phương thức thu mua mía hợp lý cho người dân. Từ đó người trồng mía yên tâm hơn, ổn định sản xuất. 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 2.4.1. Thực trạng quy hoạch và lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía của công ty 2.4.1.1. Quy hoạch diện tích trổng mía của các tỉnh cho công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan Trong công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của bất kỳ một công ty nào thì giai đoạn đầu tiên và cũng là rất quan trọng là quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu. Căn cứ vào quy hoạch để xây dựng, quản lý và phát triển vùng nguyên liệu. - Trước khi xây dựng nhà máy chế biến đường thì tỉnh Thanh Hóa và công ty đã xây dựng quy hoạch cho vùng nguyên liệu của công ty. Để phục vụ cho dự án liên doanh mía đường, tỉnh Thanh hóa đã quy hoạch đất trồng mía cho nhà máy riêng khu vực tỉnh Thanh Hóa là 18.000 ha, trong đó có 15.000 ha mía đứng, 3.000 ha đất luân canh, Nhưng trên thực tế quỹ đất đã quy hoạch không thể chỉ đạo thực hiện được, nhiều diện tích đất lúa nằm trong quy hoạch, nhưng không thể triển khai vì cơ sở hạ tầng thấp kém, diện tích đất nhỏ lẻ manh mún trong khi công tác dồn điền đổi thửa lại không được chỉ đạo và triển khai. - Trước tình hình diện tích quy hoạch không đảm bảo, đến năm 2003 tỉnh Thanh Hóa quyết định cho rà soát quy hoạch lại, tổng diện tích đất quy hoạch giảm xuống còn 13.210 ha trong đó có 11.000 ha mía đứng, 2.210 ha đất luân canh. Trên thực tế năm cao nhất tại khu vực tỉnh Thanh Hóa mới chỉ đạt 10.134 mía ( vụ 2007/2008), trong khi Công ty đã phải mở rộng vươn ra một số địa vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ( thậm chí chưa được quy hoạch như Cẩm Thủy, Bá Thước). - Đứng trước tình trạng diện tích thực tế trồng mía không đúng như quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa, công ty đã phải quy hoạch lại xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho công ty vươn ra các tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hòa Bình. Cụ thể đối với tỉnh Hoà Bình mở rộng diện tích ở 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Sơn từ 1.000 đến 1.500 ha mía, tỉnh Ninh Bình thực hiện quy hoạch từ 1.500 đến 2.000 ha. 2.4.1.2. Quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty - Trong thời gian tới công ty xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu như sau: Bám sát quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt để mở rộng theo quỹ đất thực tế với hướng cụ thể là: Phát triển diện tích 13.000 ha mía đứng theo chỉ tiêu được duyệt, cần chỉnh thêm ở huyện Cẩm Thuỷ 500 ha để bù đắp cho 2 huyện Vĩnh Lộc và Yên Định không còn khả năng đạt được theo quy hoạch, phía hữu ngạn sông Mã có thể đạt được 500 ha, mở rộng huyện Bá Thước 1.000 ha bù cho 3 nông trường (chuyển về Công ty cao su) và bù 500 ha cho việc mở rộng khu công nghiệp thị xã Bỉm Sơn. Tiếp tục làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và các huyện để nhờ giúp đỡ thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt cho cây mía. Đối với tỉnh Hoà Bình cần bám sát để mở rộng diện tích ở 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Sơn từ 1.000 đến 1.500 ha mía, tỉnh Ninh Bình thực hiện quy hoạch từ 1.500 đến 2.000 ha ( đã duyệt). 2.4.1.3. Lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía của công ty Vào đầu mỗi vụ mía công ty đều xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong vụ mía đó và trong thời gian tới. Sau đó công ty triển khai thực hiện kế hoạch mà công ty đã đặt ra, công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch được thực hiện trong quá trình triển khai thực hiện và cuối mỗi vụ ép. Kế hoạch quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía được tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo và phòng nông vụ xây dựng để trình lên hội động quản trị phê duyệt. Để thực hiện kế hoạch đặt ra các cán bộ phòng nông vụ bám sát và chỉ đạo các trạm nông vụ thực hiện kế hoạch. Dưới đây là kế hoạch sản xuất kinh doanh của một số vụ gần đây và các vụ sắp tới đến năm 2010. - Kế hoạch năm 2006- 2007. Mở rộng diện tích mía nguyên liệu: 12.400 ha, sản lượng mía 650.000 tấn, do tỉnh Thanh Hóa giao chỉ tiêu cho các huyện, thị và các nông lâm trường thực hiện, Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ. Thực hiện kế hoạch trồng, chăm sóc và quản lý mía theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. - Kế hoạch năm 2007- 2008. Mở rộng diện tích mía nguyên liệu: 12.000 ha, sản lượng mía 650.000 tấn, do Tỉnh giao chỉ tiêu cho các huyện, thị và các nông lâm trường thực hiện, Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ.Thực hiện kế hoạch trồng, chăm sóc và quản lý mía theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Vụ 2007/2008: 12.000 ha x 55 tấn/ha = 66.000 tấn (đạt 73,33% công suất) - Kế hoạch năm 2008- 2009 và 2009- 2010 Mở rộng diện tích mía nguyên liệu: 11.800 ha, sản lượng mía 700.000 tấn trở lên, Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ. Vụ 2008/2009 và 2009- 2010: 11.800 ha x 58 tấn/ha = 684.400 tấn ( đạt 76,04% cụng suất ). 2.4.2. Thực trạng việc triển khai thực hiện các kế hoạch của công ty về quản lý và phát triển vùng nguyên liệu 2.4.2.1. Triển khai thực hiện kế hoạch thông qua các chính sách của công ty đối với người trồng mía. Để thực hiện các kế hoạch mà công ty đã đặt ra thì công ty đưa ra các chính sách đối với người trổng mía để hỗ trợ và thúc đẩy việc sản xuất của người dân. Dưới đây là các chính sách của công ty trong một số vụ mía gần đây. a. Chính sách về giá thu mua mía nguyên liệu và phương thức thanh toán: - Về giá thu mua mía nguyên liệu tại đầu bờ + Bảo đảm mía nguyên liệu vụ 2006-2007 giá thu mua tại đầu bờ thấp nhất là 270.000 đ/tấn mía sạch. + Bảo đảm mía nguyên liệu vụ 2007-2008 giá thu mua tại đầu bờ là 380.000 đ/tấn mía sạch. + Vụ mía 2008- 2009 Bảo đảm giá thu mua mía nguyên liệu không thấp hơn các nhà máy đường khác trong tỉnh ( giá thu mua chính thức sẽ được công bố trước khi vào vụ thu hoạch 1 tháng ). Riêng giá thu mua áp dụng cho giống mía My5514 sẽ thấp hơn 5% so với giá thu mua chung khi Công ty chính thức công bố. - Phương thức thanh toán tiền mía: Công ty sẽ vay vốn của ngân hàng nông nghiệp để thanh toán cho người bán mía, mía nguyên liệu nhập về nhà máy cứ 5 ngày tính toán 1 lần và trả hết tiền trong vòng 10 ngày tiếp theo. - Phương thức chi trả tiền mía: Chuyển tiền mía tới số tài khoản của các chủ hợp đồng, các nông hộ tại ngân hàng hoặc trực tiếp chi trả tiền mặt cho các chủ hợp đồng, các nông hộ, nhưng khi ký hợp đồng phải lập cam kết để làm cơ sở thanh toán. b. Chính sách mở rộng diện tích mía nguyên liệu : - Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan thực hiện các khâu mở rộng diện tích, hướng dẫn trồng mía, giáo dục khuyến nông, quản lý thu hoạch vận chuyển. Tất cả số mía nguyên liệu đã ký hợp đồng với Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan bảo đảm sẽ được thu hoạch hết trong vụ ép đó. - Vay vốn trồng mía nguyên liệu: + Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan sẽ đầu tư trực tiếp đối với diện tích trồng mới mở rộng theo quy định của Công ty. + Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công thương, công ty phân bón, các chủ máy cày cho các nông hộ trồng mía vay vốn, các đơn vị cho vay vốn sẽ ký hợp đồng giúp đỡ thu hộ vốn vay với Công ty. + Khi đề nghị máy đào và được sự đồng ý của Công ty để tiến hành các công việc như sửa đường giao thông, đào mương tiêu thoát nước, làm các đập tràn, sẽ miễn thu cước phí . +Khi đề nghị máy cày của Công ty để tiến hành các công việc như làm đất trồng mía, cày xáo, cày chăm sóc, rạch hàng và vun đất... đều thu cước phí và tính theo giá tiêu chuẩn của Công ty. +Trong niên vụ năm 2006- 2007 những hộ còn nợ Công ty tiền đầu tư của 3 vụ: 1996-1997, 1997-1998, 1998-1999 chưa trả hết, nếu còn tiếp tục trồng mía, Công ty đồng ý năm đầu trồng mới không thu nợ, sẽ trả nợ vào các năm tiếp theo. + Riêng năm 2008- 2009 Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan sẽ đầu tư trực tiếp đối với diện tích trồng mới ( bao gồm diện tích trồng mới mở rộng và diện tích phá gốc trồng lại ), với định mức không quá 15.000.000 đ/ha (cho các khâu: làm đất bằng máy, mía giống, phân bón). Diện tích mía lưu gốc sẽ thực hiện theo phương thức đầu tư gián tiếp. Những xã trọng điểm có diện tích mía lớn, có ký hợp đồng thâm canh cao, được Công ty chọn lọc và đồng ý sẽ được đầu tư trực tiếp tiền chăm sóc đối với diện tích mía lưu gốc với định mức không quá 10.000.000 đ/ha. + Theo quy định hoạt động của ban chỉ đạo trồng mía, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho ban chỉ đạo trồng mía các huyện, thị là 300 đ/tấn mía sạch, ban chỉ đạo trồng mía các nông lâm trường là 3.000 đ/tấn mía sạch, ban chỉ đạo trồng mía các xã, phường là 2.000 đ/tấn mía sạch (do BCĐ mía huyện hướng dẫn sử dụng), hỗ trợ các chủ hợp đồng (bao gồm HTX) là 1.000 đ/tấn mía sạch. Riêng năm 2007- 2008 ban chỉ đạo trồng mía các nông lâm trường là 2.000 đ/tấn mía sạch, ban chỉ đạo trồng mía các xã, phường là 1.000 đ/tấn mía sạch (do BCĐ mía huyện hướng dẫn sử dụng) + Chính sách thưởng cho ban chỉ đạo mía huyện, thị và xã: Nếu tổng diện tích và năng suất (Tính theo từng đơn vị) đều tăng so với vụ ép 2005-2006, phần diện tích tăng sẽ thưởng cho xã 100.000 đ/ha, thưởng cho huyện 20.000 đ/ha + Khi Công ty tổ chức các lớp học khuyến nông cho người trồng mía, sẽ hỗ trợ cho người tham gia học tập 15.000 đ/người/ngày. c. Chính sách hỗ trợ Mỗi vụ mía thì công ty có những chính sách hỗ trợ phù hợp khác nhau đối với người trồng mía, dưới đây là các chính sách hỗ trợ của công ty đối với người trồng mía trông một số vụ gần đây: - Vụ mía 2006- 2007. Đối với mía trồng mới vụ thu làm giống (trồng từ 1/6/2005 đến 10/8/2005): Qua nghiệm thu đạt tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ 1.800.000 đ/ ha (Sau khi trồng và nghiệm thu xong sẽ phát trước 900.000 đ/ha, sau khi chặt làm giống nếu đạt năng suất từ 30 t/ha trở lên sẽ phát tiếp 900.000 đ/ha, các trường hợp khác phải được sự đồng ý của Công ty). Nếu chặt mía làm giống, Công ty sẽ cử cán bộ kết hợp chỉ đạo chặt giống và nghiệm thu qua cân, giá mía giống quy định là 300.000 đ/tấn (người mua mía giống trả 300.000 đ/tấn), Công ty hỗ trợ người bán giống 50.000 đ/tấn, không bao gồm loại giống MY5514. Nếu không có cán bộ nông vụ cùng chỉ đạo chặt và nghiệm thu cân giống theo giá quy định sẽ không cấp tất cả các khoản tiền hỗ trợ. Nếu không thể chặt hết giống, phải để làm mía nguyên liệu cho vụ 2006/2007 sẽ hỗ trợ 50.000 đ/tấn mía sạch nhập nhà máy. Đối với mía trồng vụ thu (trồng từ 11/8/2005 đến 30/9/2005): Sau khi nghiệm thu, hỗ trợ 1.000.000 đ/ha. Nếu chặt mía làm giống, Công ty sẽ cử cán bộ kết hợp chỉ đạo chặt giống và nghiệm thu qua cân, giá mía giống quy định là 300.000 đ/tấn (người mua mía giống trả 300.000 đ/tấn), Công ty hỗ trợ người bán giống 50.000 đ/tấn, không bao gồm loại giống MY5514. Nếu không có cán bộ nông vụ cùng chỉ đạo chặt và nghiệm thu cân giống sẽ không cấp tiền hỗ trợ cho người bán giống 50.000 đ/tấn. Vụ xuân: Diện tích khai hoang, với yêu cầu ít nhất phải trồng mía ký hợp đồng với Công ty từ 3 năm trở lên, sau khi nghiệm thu hỗ trợ người trồng 1.200.000 đ/ha. Diện tích mía trồng mới 10 ha trở lên, Công ty đồng ý để làm vườn mía thí điểm với năng suất quy định là 70 tấn/ha trở lên (trừ các nông lâm trường ra), thực hiện theo quy trình của Công ty, dùng cơ giới làm đất: Cày, bừa, rạch hàng.... Khi thu hoạch nếu đạt năng suất quy định từ 70 tấn/ha trở lên sẽ hỗ trợ 1.200.000 đ/ha. Nếu năng suất đạt từ 50 t/ha đến dưới 70 t/ha sẽ hỗ trợ theo tỷ lệ năng suất. Nếu năng suất chỉ dưới 50 tấn/ha sẽ không cấp phát tiền hỗ trợ. Hỗ trợ kinh phí thuốc trừ bọ hung đen hại mía: Những vườn mía trồng trong vùng đã từng bị bọ hung đen phá hoại, khi trồng qua UBND xã xác nhận và có rắc thuốc trừ bọ hung, Công ty kết hợp phát thuốc và sau khi nghiệm thu xong sẽ hỗ trợ 1/3 số tiền thuốc trừ bọ hung. Khi thời cơ thích hợp sẽ tiến hành mua bọ hung non và bọ hung trưởng thành (giá mua sẽ công bố sau). - Vụ mía 2007-2008 Đối với mía trồng mới vụ thu làm giống (trồng từ 1/6/2006 đến 15/8/2006): Số lượng tiền hỗ trợ như vụ trước, nhưng trong vụ này có sự thay đổi về giá mía giống như sau: Công ty sẽ cử cán bộ kết hợp để chỉ đạo, giá mía giống Công ty hướng dẫn tiêu thụ là 450.000 đ/tấn (riêng mía MY5514 giá hướng dẫn là 420.000 đ/tấn).Trong trường hợp không thể chặt hết làm giống, thì sẽ chuyển thành mía nguyên liệu của vụ ép 2007/2008. Đối với mía trồng mới vụ thu và diện tích khai hoang trong vụ xuân, hỗ trợ về thuốc diệt trừ bọ hung hại mía thì chính sách hỗ trợ như vụ trước. - Vụ mía 2008-2009 Diện tích trồng mía trên đất khai hoang: Với yêu cầu ít nhất phải trồng mía và ký hợp đồng với Công ty từ 3 năm trở lên, sau khi trồng và nghiệm thu xong hỗ trợ người trồng mía 2.000.000 đ/ha. Diện tích đất lúa chuyển đổi sang trồng mía: Sau khi trồng và nghiệm thu xong, hỗ trợ người trồng mía 1.500.000 đ/ha. Diện tích đất chuyển đổi (đang trồng cây khác chuyển trồng mía ): Sau khi trồng và nghiệm thu xong, hỗ trợ người trồng mía 1.000.000 đ/ha. Hỗ trợ kinh phí thuốc trừ bọ hung đen hại mía như các vụ trước. Diện tích mía bị nhiễm rệp nặng, nếu có nhu cầu Công ty sẽ cho vay thêm tiền mua thuốc trừ rệp theo định mức 500.000đ/ha. d. Chính sách thưởng đối với mía cao sản: áp dụng với tất cả những ruộng mía đã đăng ký mía cao sản với trạm nông vụ và đã được Công ty kiểm tra đồng ý: Nông hộ các xã, phường đăng ký mía cao sản trồng mới vụ xuân, theo quy trình hom 2 mắt hoặc trồng mía bầu của Công ty, hàng cách hàng từ 1,20m - 1,30m, làm đất bằng cơ giới: Cày, bừa, rạch hàng..., sau khi được Công ty nghiệm thu đạt tiêu chuẩn, sẽ được cấp hỗ trợ là 1.200.000 đ/ha . Khối nông lâm trường đăng ký mía cao sản trồng mới vụ xuân, trồng theo kiểu mía bầu, sau khi được Công ty nghiệm thu đạt tiêu chuẩn, sẽ được cấp hỗ trợ là 1.200.000 đ/ha . Tiêu chuẩn mía cao sản: Đất đồi 100 tấn/ha, đất màu bãi 120 tấn/ha trở lên. Nông hộ các xã, phường nếu đạt năng suất tiêu chuẩn đăng ký mía cao sản sẽ được thưởng 5.000 đ/tấn mía sạch, ai không đạt sẽ không được cấp tiền thưởng . Khối nông lâm trường nếu tổng sản lượng vượt hơn so với vụ trước, phần vượt về tổng sản lượng đó mỗi tấn mía sạch được thưởng 5.000 đồng . Diện tích mía cao sản của các xã sẽ do Công ty chỉ định thời gian thu hoạch. 2.4.2.2. Triển khai thực hiện kế hoạch thông qua quá trình quản lý từ Phòng Nông Vụ đến các trạm. Phòng Nông Vụ chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ vùng nguyên liệu mía của công ty. Các cán bộ phòng Nông Vụ trực tiếp chỉ đạo các trạm thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Toàn bộ vùng nguyên liệu mía của công ty được phân chia cho 9 trạm quản lý, mỗi trạm quản lý mỗi khu vực của mình. Phó giám đốc nông vụ và trưởng phòng nông vụ chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ vùng nguyên liệu mía. Trưởng phòng nông vụ trực tiếp chỉ đạo các cán bộ của phòng nông vụ và các trạm trưởng của các trạm. Các cán bộ nông vụ được phân theo nhiệm vụ của mình theo các ban nhỏ bao gồm: Ban kinh tế, tài chính nông vụ; Ban kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, vận tải. Các trạm nông vụ trực tiếp chỉ đạo người trồng mía thực hiện chăm sóc cây mía, hiểu rõ về vùng nguyên liệu mình quản lý, hàng tháng các trạm thực hiện công việc dự đoán diện tích và sản lượng của vùng nguyên liệu mía mà mình quản lý để báo cáo lên công ty, lần dự đoán đầu tiên các trạm phải báo cáo lên công ty thường là vào ngay 30 và 31-8 hàng năm. Số liệu dự đoán lần cuối cùng của các trạm sẽ được so sánh với số liệu thực tế mà vùng đó đạt được trong vụ mía đó để dùng làm căn cứ xét khen thưởng hoặc kỷ luật vào cuối vụ mía đó. Ngoài ra khi vào vụ thu hoặch thì các trạm trưởng phải chịu trách nhiệm điều hành số lượng mía được thu hoạch và phương tiện vận tải về nhà máy theo sự phân phối lượng chặt của phòng Nông Vụ. Dưới đây là các trạm và các địa bàn quản lý của mỗi trạm: - Trạm 21: Bao gồm: xã Thành Tiến, xã Thành Hưng, xã Thành Kim, xã Thành An, xã Thành Long, xã Ngọc Trạo, xã Thành Tâm, xã Thành Vân, xã Thành Tân, xã Thành Thọ, thị trấn Vân Du, nông trường Vân Du, lâm trường Thạch Thành. T.H.S. - Trạm 22: Bao gồm các xã: Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Long, nông trường Thạch Quảng, nông trường Thạch Thành. - Trạm 31: Bao gồm các xã: Hà Long, Hà Giang, Hà Tiến, Hà Bắc, Hà Sơn, Hà Đông, Hà Vinh, phường Ngọc Trạo, phường Lam Sơn, phường Đông Sơn, phường Ba Đình, nông trường Hà Trung, Nga Bình, Nga Thạch, Quy Lộc. -Trạm 41: Bao gồm các xã: Vĩnh Long, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Phúc, Cẩm Vân, Yên Thinh, Yên Lâm, Yên Trung, Thọ Thắng. - Trạm 51: Bao gồm các xã: Cẩm Phú, Cẩm Long, Cẩm Nga, Cẩm Phong, Cẩm Tú, Cẩm Giang, Cẩm Quý, nông trường PPO, lâm trường Cẩm Thủy. - Trạm 52: Bao gồm các xã: Cẩm Vân, Cẩm Yên, Cẩm Sơn, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Liên, trị trấn Cẩm Thủy, Lương Trung, Điền Trung, Điền Thượng, Điền Hạ. - Trạm 61: Bao gồm các xã thuộc tỉnh Ninh Bình: Yên Quang, Đồng Phong, Phú Long, Cúc Phương, Kỳ Phú, Quảng Lọc, Sơn Lai, Quỳnh Lưu, Thạch Bình, công ty Yên Phú, nông trường Quỳnh Sơn, nông trường Sông Bôi, Già Sinh, Già Hòa, Yên Sơn, Quảng Sơn, Nam Sơn, Đông Sơn, Yên Thăng. - Trạm 71: Vùng nguyên liệu thuộc tỉnh Hòa Bình Bao gồm: 20: 01, 02, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 13, 82; 21: 01, 02, 03, 05. 2.4.3. Thực trạng việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của công ty về quản lý và phát triển vùng nguyên liệu 2.4.3.1. Kiểm tra, giám sát trực tiếp của cấp trên đối với cấp dưới trong quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của công ty - Phó tổng giám đốc nông vụ trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của trưởng phòng nông vụ và các cán bộ nông vụ. Đối với các cán bộ nông vụ có thành tích tốt hay chưa làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình đều có hình thức khen thưởng hay kỷ luật tương ứng. - Trưởng phòng nông vụ trực tiếp giám sát và kiểm tra công việc của các cán bộ nông vụ và các trạm trưởng trạm nông vụ mà mình phụ trách. Hàng tháng trưởng phòng nông vụ có trách nhiệm báo cáo lên phó tổng giám đốc nông vụ về tình hình thực hiện kế hoạch về vùng nguyên liệu mía. - Các cán bộ phòng nông vụ trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch của các trạm trưởng trạm nông vụ. Các cán bộ phòng nông vụ phải có trách nhiệm báo cáo công việc lên trưởng phòng nông vụ. - Các trạm trưởng trạm nông vụ trực tiếp giám sát và kiểm tra nhân viên của trạm thực hiện công việc được giao để thực hiện kế hoạch chung. Các trạm trưởng có trách nhiệm báo cáo công việc của trạm mình quản lý lên phòng nông vụ. 2.4.3.2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch về quản lý và phát triển vùng nguyên liệu thông qua dự đoán diện tích và sản lượng. Để thúc đẩy tính tích cực của mọi người phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đưa ra, thực hiện biện pháp thưởng phạt đối với nhân viên nông vụ theo sản lượng thu hoạch thực tế (không tính lượng mía nguyên liệu mua ngoài), so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Đây cũng là công cụ tốt để cấp trên kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch của mỗi trạm nông vụ. Các trạm nông vụ căn cứ tổng lượng mía thu hoạch thực tế so với tổng lượng mía kế hoạch, nếu tăng thêm 0~3% thưởng 200.000 đ ,Tăng thêm 3~5% thưởng 500.000 đ, tăng thêm 5~7% thưởng 700.000đ, tăng thêm 7~10% thưởng 1.000.000 đ, tăng thêm 10% trở lên thưởng 1.500.000 đ . Các trạm nông vụ căn cứ tổng lượng mía thu hoạch thực tế so với tổng lượng mía kế hoạch, nếu giảm 0~3% thì không được thưởng cũng như không bị kỷ luật. Nếu sản lượng chênh lệch giảm dưới 3% thì trạm nông vụ đó bị xử lý kỷ luật. 2.5. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 2.5.1. Ưu điểm - Vùng nguyên liệu mía của công ty có những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho cây mía phát triển, do vậy co điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu trở thành vùng nguyên liệu mía có năng suất và sản lượng cao. - Vùng mía của Công ty tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng được UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND các huyện trong vùng nguyên liệu mía quan tâm giúp đỡ, có quy hoạch cụ thể và giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất mía hàng năm cho các xã để phấn đấu. Trong những vụ mía mà công ty đã sản xuất được sự quan tâm và chỉ đạo rất sát sao tạo ra chuyển biến mới, các vụ sau có năng suất và sản lượng thường cao hơn các vụ trước. - Các chính sách của công ty đối với vùng nguyên liệu của công ty không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới luôn biến động trong sản xuất và kinh doanh. Các chính sách này đã phát huy hiệu quả để tạo ra sự ổn định và phát triển cho vùng nguyên liệu mía của công ty. - Các công tác đối với vùng nguyên liệu được công ty đặc biệt quan tâm. Do vậy công ty quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nông vụ, không ngừng hoàn thiện quy trình quản lý của công ty đối với vùng nguyên liệu sao cho có hiệu quả cao hơn. Trong năm 2009 công ty đang xây dựng phần mềm chuyên về quản lý vùng nguyên liệu, do vậy công tác quản lý của cán bộ nông vụ sẽ có hiệu quả cao hơn. - Một vấn đề quan trọng trong quá trình quản lý vùng nguyên liệu là nâng cấp hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng mía sản suất và tiêu thụ. Hệ thống giao thông trong vùng nguyên liệu được Tỉnh, Huyện đầu tư nâng cấp qua nhiều năm, đến nay đã đáp ứng được yêu cầu vận chuyển 6.000 tấn mía/ngày. Công ty cũng đã đầu tư sữa chữa và nâng cấp được nhiều hệ thống đường vận chuyển nội đồng cho các xã, tạo điều kiện giúp dân mở rộng diện tích trồng mía. - Hiện nay công ty đã trải qua 13 vụ mía, người trồng mía đã ý thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây mía trong việc chuyên dịch cơ cấu cây trồng do vậy công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu có nhiều thuận lợi hơn trong việc thuyết phục người dân trồng mía. - Phát triển vùng nguyên liệu đi vào chiều sâu để nâng cao năng suất đang được các cán bộ nông vụ và người dân quan tâm. Tuy nhiên công tác này chưa được triển khai sâu rộng. 2.5.2. Hạn chế. - Trải quan 13 vụ mía nhưng chưa năm nào nhà máy hoạt động đúng với công suất thiết kế là 900.000 tấn/năm. Năm có sản lượng lớn nhất cũng chỉ đáp ứng được 75,108% công suất của nhà máy. - Diện tích trồng mía của công ty thấp hơn diện tích quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa, theo quy hoạch thì có 13.210 ha trồng mía, nhưng năm có diện tích lơn nhất cũng chỉ là 11.352 ha. - Trong cơ cấu giống mía thì giống mía MY5514 vẫn còn chiếm một tỉ lệ lớn. Đây là một loại giống mía đã có ở Việt Nam từ rất lâu, có trữ lượng đường thấp, không mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Các giống mía từ Đài Loan như ROC1, ROC10, ROC16… có trữ lượng đường cao nhưng tỉ lệ trồng các giống này còn hạn chế. - Diện tích và sản lượng mía nguyên liệu của công ty có sự thay đổi tăng giảm qua các năm. Chưa tạo ra sự ổn định cao về vùng nguyên liệu của công ty. - Hiện nay còn xảy ra nhiều tình trạng người dân phá bỏ cây mía để trồng những loại cây trồng khác như ngô, sắn, cao su… - Giá cả thua mua mía nguyên liệu của công ty còn thấp hơn khi so sánh với các công ty mía đường lân cận như: Lam Sơn, Nông Cống. 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan - Nền kinh tế toàn cầu đang giảm sút, suy thoái dẫn đến nhu cầu tiêu thụ đường trên thế giới và trong nước sụt giảm. Do vậy ảnh hưởng đến lượng đường và giá đường tiêu thụ của công ty. Vấn đề quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của công ty không thể tách rời với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Khi công ty làm ăn có lãi khi đó có nhiều thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu, tuy nhiên khi công ty gặp khó khăn thì phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty cũng gặp khó khăn. - Hiện nay giá cả các đầu vào để sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất mía như: Phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, giá nhân công lao động, giá nhiên liệu tăng cao, gây khó khăn cho người trồng mía. - Tỉnh Thanh Hóa đã có quy hoạch cho công ty nhưng diện tích thực tế trông mía lại thấp rất nhiều so với quy hoạch. Quỹ đất không có đủ 18.000 ha như yêu cầu, tỉnh Thanh Hóa quy hoạch lại chỉ có 13.210 ha, trong đó diện tích đất trồng mía đứng hàng năm chỉ có 11.000 ha. Hiện nay tỉnh lại giảm diện tích quy hoạch trồng mía cho công ty bằng việc them 4 nông trường chuyển sang trực thuộc Công ty cao su. Quỹ đất manh mún, chia nhỏ lẻ, khó áp dụng cơ giới hóa, hiệu quả của người trồng mía trên diện tích nhỏ thu lợi không đáng kể. - Thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 6 năm sau ( 7 tháng lượng mưa không đảm bảo đủ cho cây mía phát triển). Khi vào mùa mưa thì thường hay ngập úng, đặc biệt lũ sông Bưởi thường xuyên gây thiệt hại cho diện tích 2.500 ha mía ở hai bên bờ sông, kết hợp với dịch bọ hung, rệp mía phá hoại. - Người trồng mía đa số là đồng bào dân tộc, dân trí thấp, đời sống còn nghèo, ít vốn đầu tư và chưa có ý thức tư duy sản xuất hàng hóa, trình độ thâm canh cây mía còn rất thấp làm cho năng suất mía khu vực thấp, hiệu quả người trồng mía chưa cao, còn nhiều nông hộ muốn trồng mía nhưng không có vốn để trồng mía. 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Hình thức đầu tư gián tiếp thông qua ngân hàng cho vay vốn và các đơn vị đầu tư (Công ty phân bón, dịch vụ máy cày) đã hạn chế rất nhiều đến khả năng thâm canh tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng mía trong toàn vùng vì người trồng mía không có đủ vốn và không kịp thời. Các Công ty phân bón phải đầu tư trả chậm nên bán ra lượng phân rất ít, vốn vay ngân hàng thì khó khăn, do đó mía không có đủ phân bón dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra hình thức đầu tư gián tiếp cũng dẫn đến mối ràng buộc giữa Công ty và người trồng mía là lỏng lẽo, người trồng mía có thể bán mía cho nhà máy đường khác có giá cao hơn, Công ty không thể đưa ra pháp luật để xử lý được. - Chính sách giá thu mua của Công ty luôn luôn thấp hơn giá thu mua của 2 Công ty Lam Sơn và Nông Cống, do đó cũng hạn chế việc mở rộng diện tích liên tục ở các năm. - Hệ thống giống mía thay đổi chậm chạp, riêng giống MY5514 là giống có chữ đường thấp lại có chiều hướng tăng từ 35% đến 55%, đây là biểu hiện không có lợi cho cả người trồng mía và nhà máy. Các loại giống mía mới có được du nhập nhưng số lượng ít, nên hệ số nhân trồng chậm. - Công tác tuyên truyền khuyến nông kỹ thuật trồng mía cho nông dân làm được rất ít, Công ty không muốn bỏ tiền làm việc này, hàng năm không mở lớp tập huấn cho nông dân. Có xây dựng các mô hình thâm canh nhưng không tuyên truyền mở rộng được, việc thăm quan học tập kinh nghiệm từ các nhà máy đường khác được tiến hành rất hạn chế. - Cán bộ nông vụ trình độ kỹ thuật chuyên môn còn có những hạn chế, chưa làm tốt được công tác khuyến nông và chỉ đạo kỹ thuật cho dân, không đủ thời gian theo dõi chỉ đạo kiểm tra đồng ruộng. Hệ thống Nông vụ quản lý vùng nguyên liệu thiếu không có đủ người làm, chỉ có 54 người ( bao gồm cả bộ phận kinh tế, theo dõi đầu tư và thanh toán tiền mía cho dân), số cán bộ nông vụ thực tế ở 9 trạm chỉ có 48 người, quản lý 10.500 ha mía nằm ở 3 tỉnh, nơi xa nhà máy nhất là khoảng 75 km. - Tổng giám đốc Công ty thường xuyên thay đổi, từ năm 2003 đến 2006 thay 4 tổng giám đốc, mỗi Tổng giám đốc lại có phương pháp điều hành khác nhau, quan điểm khác nhau, làm cho công tác nông vụ bị xáo trộn thường xuyên và rất khó thực hiện được các phương án tốt, gặp khó khăn trong công tác điều hành. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 3.1.1. Rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển của vùng nguyên liệu mía. Giải pháp đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển vùng nguyên liệu mía trở thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn đó là phải rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển cùng vùng nguyên liệu mía mà UBNN tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt. Đến năm 2003 tỉnh Thanh Hóa quyết định cho rà soát quy hoạch lại, tổng diện tích đất quy hoạch giảm xuống còn 13.210 ha trong đó có 11.000 ha mía đứng, 2.210 ha đất luân canh. Tuy nhiên đến nay diện tích trồng mía chưa đạt theo quy hoạch của tỉnh. Quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa chủ yếu dựa vào các điều kiện về tự nhiên mà chưa xem xét thật cụ thể và chi tiết về tình hình kinh tế- xã hội và tập quán canh tác của người dân trong vùng quy hoạch. Do vậy, đến nay chưa có năm nào công ty có diện tích trồng mía nguyên liệu đạt theo quy hoạch, năm nào nhà máy cũng không đủ mía nguyên liệu hoạt động đúng công suất thiết kế. Nguyên nhân chính mà diện tích trên thực tế chưa đạt theo quy hoạch của tỉnh là quy hoạch đã khoanh vùng diện tích tự nhiên để trồng mía nguyên liệu, trong đó thì có nhiều diện tích đất không phù hợp để trồng mía; do tập quán canh tác của người dân nên việc chuyển đổi sang trồng mía rất khó khăn. Trước tình hình trên thì công ty đã tự mở rộng diện tích trồng mía cho công ty sang các khu vực không được quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa và sang hai tỉnh là Ninh Bình và Hòa Bình, đây là những nơi nằm cách xa nhà máy chế biến, nơi xa nhất lên tới 75km, dẫn đến chi phí vận tải mía cao. Trước tất cả tình hình như trên thì công ty cần phối hợp với tỉnh và các huyện rà soát lại quy hoạch về diện tích trồng mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy để loại bỏ những diện tích đất không phù hợp cho trồng mía nguyên liệu, giảm dần những diện tích ở quá xa nhà máy, tập trung khai thác triệt để các diện tích phù hợp cho trồng mía ở gần khu vực nhà máy. Quy hoạch phải phù hợp với các điều kiện về tự nhiên, về kinh tế- xã hội. Trên cơ sở đó tỉnh Thanh Hóa ban hành khung pháp lý về quy hoạch diện tích trồng mía để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp với các cây trồng khác như việc chuyển một phần diện tích trồng mía sang trồng cây cao su trong thời gian vừa qua. Việc quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch đề ra cũng rất quan trọng. Để thực hiện tốt thì địa phương và công ty cần đưa ra các chính sách hỗ trợ người trồng mía, giúp người trổng mía ổn định, yên tâm và tin tưởng vào cây mía. Có như vậy thì sự phối hợp của chính quyền địa phương và công ty mới có hiệu quả thúc đẩy người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng mía, chuyên canh cây mía có hiệu quả kinh tế cao. 3.1.2. Nâng cao hiệu quả các chính sách về phát triển vùng nguyên liệu. Chính sách đầu tư phát triển trồng mía là những cam kết của công ty đối với người trồng mía và các địa phương trồng mía. Đây là cơ sở của hợp đồng kinh tế giữa công ty với người trồng mía trong việc đầu tư, trồng và bán mía. Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan trong thời gian qua thường đưa ra những chính sách này đối với người trồng mía vào đầu mỗi vụ mía, hàng năm thì các chính sách này lại có sự thay đổi. Chính sách đầu tư phát triển vùng mía phải được đổi mới theo hướng lấy chính sách đầu tư phát triển mía làm công cụ chủ yếu để điều tiết, quản lý quá trình phát triển vùng nguyên liệu mía, khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang trồng mía, thực hiện thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng mía. Ngoài ra các chính sách này còn khuyến khích các cấp chính quyền địa phường, ban chỉ đạo mía, các hợp tác xã và các tổ chức chính trị- xã hội khác phối hợp tham gia vận động nông dân trồng mía. Hiện tại công ty đang áp dụng các chính sách như: Chính sách về giá thu mua mía nguyên liệu và phương thức thanh toán; Chính sách mở rộng diện tích mía nguyên liệu; Chính sách thưởng đối với mía cao sản. Trong các chính sách lớn này thì có nhiều chính sách nhỏ. Hầu hết những chính sách này đã phát huy tính hiệu quả của mình trong thời gian qua giúp người trồng mía ổn định và yên tâm hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính sách có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiến như chính sách hỗ trợ mía giống vụ thu hưởng 1.800.000đ/ha. Phát lần 1: 900.000đ/ha do giá công bố chậm do đó bà con không trồng mía nên không tiêu thụ được hết nên không được phát lần 2 gây thiệt thòi cho người trồng mía giống, do vậy nên phát toàn bộ 1 lần. Đổi mới chính sách đầu tư phát triển vùng mía của công ty nên thay đổi theo những hướng sau: - Chính sách phát triển vùng mía phải đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân, vốn là những người có trình độ dân trí còn hạn chế, nhất là vùng nguyên liệu mía của công ty có rât nhiều người trồng mía là người dân tộc thiểu số. - Mặc dù hàng năm công ty đều có sự thay đổi chính sách phát triển vùng nguyên liệu, nhưng vẫn phải có một kế hoạch về việc xây dựng chính sách trong dài hạn. Bởi vì, mía là loại cây trồng lưu gốc nhiều năm nên người nông dân thận trọng trước khi chuyển đổi sang trồng mía. - Chính sách phát triển vùng nguyên liệu mía phải rõ ràng, cụ thể trong từng điều khoản. Đặc biệt, cần có sự thay đổi về tăng giá mía đối với những giống mía có chất lượng về chữ đường cao để khuyến khích người trồng mía thay đổi cơ cấu giống mía, giảm diện tích trồng giống mía MY5514. - Trong thời gian tới công ty nên thay đổi về chính sách thu mua mía, có thể thua mua mía bằng trữ đường. Đây là hình thức thu mua khắc phục được các nhược điểm của hình thức thu mua cũ, chỉ căn cứ vào khối lượng mà bỏ qua chất lượng mía. Tuy nhiên, cần xây dựng khuôn mẫu và tiêu chuẩn đo lường cụ thể, rõ ràng để người bán mía không hoài nghi về phương thức thu mua này. 3.1.3. Đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng phụ phẩm để nâng cao giá trị của cây mía, từ đó tăng thêm thu nhập cho nông dân Các sản phẩm và phụ phẩm từ cây mía có nhiều giá trị sử dụng nếu được chế biến một cách hợp lý. Đây là phương thức để nâng cao hiệu quả và giá trị thu được từ cây mía để nâng cao thu nhập cho công ty cũng như cho người trồng mía. Từ cây mía chế biến sản phẩm chính là đường, tuy nhiên còn có thể chế biến ra các sản phẩm khác như cồn, men, phân bón, bánh kẹo… Hiện tại công ty đang xây dựng nhà máy chế biến men. Mặc dù vậy thì vẫn còn có nhiều sản phẩm khác mà công ty có thể khai thác như cồn, nhiên liệu sinh học, bánh kẹo, phân bón. Phế thải từ chế biến đường là phân mùn hiện tại chưa được công ty khai thác có hiệu quả, phần lớn là công ty bán thô phân bùn có giá rất rẻ cho người trông mía. Tuy nhiên, công ty nên xây dựng dây chuyển sản xuất chế biến phân mùn này thành phân hữu cơ vi sinh thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều. 3.1.4. Hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng Tiền lương, tiền thưởng là động lực để khuyến khích cán bộ công ty, các địa phương, ban chỉ đạo mía và người trồng mía tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển vùng nguyên liệu. Vai trò quan trọng của tiền lương, tiền thưởng là không thể phủ nhận, do vậy công ty cần sử dụng các chính sách về tiền lương và khen thương hợp lý để tạo ra hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Các cán bộ nông vụ là những người trực tiếp tham gia vào việc quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy. Các chế độ về tiền lương của lực lượng cán bộ nông vụ nên thay đổi theo hướng tăng lên để khuyến khích lực lượng này yên tâm hơn để quản lý và phát triển vùng nguyên liệu có hiệu quả hơn. Tiền lương phải phù hợp với tính chất và mức độ của công việc. Chế độ khen thưởng, kỷ luật của công ty đối với cán bộ nông vụ phải nghiêm minh, tránh tình trạng các cán bộ nông vụ gây khó khăn, phiền hà cho người trồng mía. Công ty nên có chế độ khen thưởng trên mỗi đơn vị khối lượng mía(tấn) tăng thêm so với năm trước cho lực lượng cán bộ nông vụ. 3.1.5. Tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ nông vụ Vùng nguyên liệu của công ty đã phát triển qua nhiều năm, có thể nói đạt được những thành công như ngày nay là có vai trò rất lớn của lực lượng cán bộ nông vụ của công ty. Cán bộ nông vụ là đầu mối quan trọng và là người liên kết giữa người trồng mía và công ty, là những người trực tiếp thực hiện các chủ trưởng chính sách của công ty, đưa những chủ trưởng chính sách này đến với người trồng mía. Tuy đã đạt được những thành công, tuy nhiên vùng nguyên liệu mía của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Năng suất và chất lượng mía còn thấp, diện tích trồng mía còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ công suất chế biến của nhà máy. Nguyên nhân của những hạn chế này cũng một phần là do lực lượng cán bộ nông vụ còn mỏng về số lượng, chưa có thật nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế. Vì vậy, việc cần thiết trong thời gian sắp tới là công ty cần tổ chức, đào tạo để nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ nông vụ, nên đổi mới theo những hướng sau: - Tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ nông vụ. Hiện nay số lượng cán bộ nông vụ chỉ khoang 50 người quản lý vùng nguyên liệu lên tới hơn 10.000ha mía, vùng xa nhà máy nhất lên tới 75km. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải cho lực lượng cán bộ nông vụ, họ có ít người nhưng lại quản lý vùng nguyên liệu rộng lớn nên tình trạng không đi sâu, đi sát người trồng mía để hướng dẫn kỹ thuật canh tác là khá phổ biến. - Xây dựng lực lượng cán bộ nông vụ vừa có trình độ kỹ thuật thâm canh mía, vừa có kiến thức quản lý, hiểu biết địa bàn, phong tục tập quán của người dân trong vùng nguyên liệu mía, có phẩm chất và trách nhiệm cao để gắn bó lâu dài với công ty và vùng nguyên liệu mía. Muốn làm được như vậy công ty cần có chính sách đào tạo cán bộ nông vụ, có các chính sách về tiền lương, khen thưởng và kỷ luật hợp lý. - Tăng cường đầu tư cả về nhân lực và cơ sở vật chất cho các trạm nông vụ. Hiện tại công ty có 9 trạm nông vụ nhưng lại quản lý một địa bàn rộng lớn. Lực lượng cán bộ tại các trạm và cơ sở vật chất tại các trạm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu. - Trong thời gian tới công ty nên xây dựng hệ thống thông tin quản lý vùng nguyên liệu, xây dựng phần mềm giữa các trạm với phòng nông vụ và công ty tạo thuận lợi cho quản lý điều hành từ khâu kế hoạch, thực hiện và kiểm tra. 3.1.6. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp Để đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài cho vùng nguyên liệu thì cần thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa công ty và người trồng mía. Để mối quan hệ này có hiệu quả hơn cần thực hiện theo hướng sau: - Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để ổn định và phát triển sản xuất. - Công ty thông qua các tổ chức như Ngân hàng và công ty phân bón để hỗ trợ vốn cho người trồng mía. Hoàn thiện thủ tục để giúp người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. - Công ty phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người trồng mía tự nguyền tham gia các hợp tác xã. Thông qua hợp tác xã để tăng cường khăng khít hơn nữa mối quan hệ giữa người trồng mía và công ty. Nâng cao hơn nữa giá trị pháp lý của hợp đồng kinh tế giữa người trồng mía và công ty. Hợp đồng này phải thực hiện đúng theo luật hợp đồng kinh tế, nên có sự bảo lãnh thực hiện của chính quyền địa phương. 3.1.7. Xây dựng cơ sở vật chất và đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển vùng nguyên liệu mía. Xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho phát triển vùng nguyên liệu là việc làm hết sức cần thiết. Việc này tạo điều kiện cho vùng nguyên liệu phát triển khả năng thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng mía. Mía là loại cây trồng hàng năm, bị ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện tự nhiên và sự chăm sóc của người trồng mía. Do vậy, sự chăm sóc của người trồng mía đóng vai trò quan trọng để tạo nên năng suất và chất lượng mía. Muốn thâm canh năng suất và chất lượng cao đòi hỏi cần phải được đầu tư cơ sở vật chất về thủy lợi, các máy móc thiết bị làm đất, chăm sóc mía. Trong thời gian tới công ty nên đầu tư hơn nữa các máy móc, cơ sở vật chất để thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất trong toàn vùng nguyên liệu mía của công ty. Giống mía là một yếu tố không thể thiếu trong việc tạo mía nguyên liệu ra năng suất và chất lượng cao. Hiện tại cơ cấu giống mía MY5514 của vùng nguyên liệu còn rất lớn, như đã nói, đây là loại giống mía có chữ đường thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy, công ty nên đầu tư những giống mía mới có năng suất và chất lượng cao cho người dân, áp dụng thí điểm và rộng rãi mô hình thâm canh mía chất lượng cao. Mía là loại cây trồng mà có sinh khối rất lớn, do vậy việc vận chuyển mía nguyên liệu đến nhà máy chế biến có chi phí vận chuyển cao, để giảm chi phí này công ty nên đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trong vùng nguyên liệu phục vụ cho việc thu hoạch và vận chuyển mía nguyên liệu dễ dàng. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.2.1 . Một số kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hiện nay mía là một cây trồng mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của nhiều địa phương, đây cũng là một cây trồng có thế mạnh của nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các giống mía hiện nay ở nước ta đều là các giống mía nhập khẩu hoặc là các giống mía trong nước đã tồn tại từ rất lâu. Đây là những giống mía mà không thật sự phù hợp với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của nước ta. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nên xây dựng các trung tâm nghiên cứu, lai tạo, du nhập để nhân nhanh các giống mía phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương cụ thể có năng suất và chất lượng cao cung cấp cho các vùng nguyên liệu mía trên cả nước. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nên có chính sách giá đối với mỗi vụ mua bán mía nguyên liệu. Nên có chính sách ở đầu mỗi vụ mía quy định giá sàn và giá trần mua mía nguyên liệu trên cả nước. Giá sàn là giá thấp nhất và doanh nghiệp có thể thu mua mía nguyên liệu cho người trồng mía, điều này tránh được phần nào tình trạng các cơ sở chế biến đường ép giá người trồng mía, gây khó khăn cho người trồng mía. Giá trần là giá cao nhất mà nhà nước quy định người trồng mía có thể bán mía cho các cơ sở chế biến đường, giá trần giúp hạn chế tình trạng các nhà máy đường nâng giá thu mua mía nguyên liệu để tranh chấp nguyên liệu với nhà máy khác. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nên xem xét rất kỹ các khía cạnh trước khi đưa ra cụ thể giá sàn và giá trần để tránh gây tình trạng không bám sát tình hình thực tế. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nên đưa ra các gói hỗ trợ về tài chính đối với người trồng và chế biến mía. Các gói hỗ trợ về tài chính này nên đưa ra vào những thời điểm mà có những biến động bất thường gây ra tình trạng khó khăn cho người trồng mía hoặc người chế biến sẽ có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Các quyết định hỗ trợ, ưu đãi này phải dựa theo tinh thần của Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/03/2004 về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với ngành mía đường; Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng. - Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn, bồi dưỡng đối với các cán bộ ngành mía đường để nâng cao năng lực và trình độ của các cán bộ ngành mía đường. 3.2.2. Một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương - Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các huyện vùng nguyên liệu mía có những giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của vùng. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát, điều chỉnh và tổ chức lại quy hoạch vùng mía của công ty đường mía Việt Nam-Đài Loan. Quy hoạch của tỉnh phải phù hợp với tình hình thực tế tại vùng mía, những khu vực nào đất đai không phù hợp để trồng mía thì tỉnh quy hoạch sang trông cao su, còn những diện tích có khả năng trồng mía để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì nên quy hoạch cho trồng mía nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của nhà máy trong thời gian tới. - Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và chính quyền địa phương phối hợp với công ty để nâng cấp hệ thống đường giao thông, thủy lợi trong vùng nguyên liệu mía. Việc nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông, thủy lợi không chỉ có ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy mà còn ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế-xã hội của người dân trong vùng. - Địa phương nên có sự hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu đãi với người trồng mía trong vùng nguyên liệu như giảm các loai thuế, phí. KẾT LUẬN Qua bài viết ở trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn phần nào về công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan và về vùng nguyên liệu của công ty. Mặc dù công ty đã gặt hái được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế và thiếu sót về quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty cần phải hoàn thiện trong thời gian sắp tới để vùng nguyên liệu của công ty phát triển ổn định và hiệu quả. Qua 13 năm hoạt động công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan nhìn chung đã phát triển khá ổn định trước tình hình biến động của thị trường. Trong đề tài này tôi đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và phát triển vùng nguyên liệu chung và của công ty. Tôi hy vọng công ty và các cơ quan chức năng xem xét những kiến nghị mà tôi đưa ra để phát triển hơn nữa vùng nguyên liệu mía của công ty và các vùng nguyên liệu mía nói chung. Để hoàn thành để tài này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hưỡng dẫn rất tận tình của cô giáo Ths Bùi Thị Hồng Việt, sự giúp đỡ của các cán bộ của công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại học Kinh tế Quốc dân- Khoa Khoa học quản lý- Giáo trình khoa học quản lý tập 1, tập 2-Chủ biên: PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyên Thị Ngọc Huyền- Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Đại học Kinh tế Quốc dân- Khoa Khoa học quản lý- Giáo trình Chính sách kinh tế-xã hội- Chủ biên: PGS.TS Nguyên Thị Ngọc Huyền, PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Đại học Kinh tế Quốc dân- Khoa Kinh tế phát triển - Giáo trình kinh tế phát triển - Chủ biên: GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng- Nhà xuất bản Lao động-Xã hội-2006 Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002, Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/03/2004. Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia,1996. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động các năm từ 2004-2008 của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan. Báo cáo về công tác phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan năm 2007- 2008. The Analysis of Cane for Commercial Purposes in Queensland FAO report: Global sugar trends, 05/2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31673.doc
Tài liệu liên quan