Đề tài Quản lý và quy hoạch hoạt động hệ thống chợ quận Cầu Giấy

- Mặc dù có những đóng góp quan trọng trong sản xuất và đời sống, nhưng trong thời gian qua, công tác quy hoạch đầu tư phát triển chợ chưa được quan tâm đúng mức, sự phân bố mạng lưới chợ ở một số khu vực chưa hợp lý, nhiều khu vực không có chợ dẫn đến việc hình thành các chợ tự phát. - Công tác quản lý Nhà nước đối với các chợ tự phát, chợ tạm mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả mang lại còn nhiều hạn chế. Chợ tự phát hình thành không chỉ ở những nơi không có chợ mà còn hình thành chung quanh các chợ chính thức. Nhiều chợ tạm không phù hợp với quy hoạch chung, vi phạm lộ giới, lấn chiếm lòng lề đường nhưng lại không có biện pháp xử lý triệt để, gây mất an ninh trật tự và mỹ quan đô thị. Qua 10 năm phát triển từ 1997 đến nay mạng lưới chợ, trung tâm thương mại như trên, đã góp phần thay đổi bộ mặt thương mại thành phố văn minh, lịch sự hơn và góp phần tích cực trong việc phục vụ đời sống kinh tế-xã hội của thành phố.

doc97 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý và quy hoạch hoạt động hệ thống chợ quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường và không phù hợp với quy hoạch nên chủ yếu là hình thành các khu vực buôn bán chứ không có chỗ để giữ xe. Một mặt, do không có chỗ giữ xe nên các hộ tiểu thương có xu hướng tiến ra mặt tiền đường hoặc mặt tiền chợ để kinh doanh do ở những vị trí thuận lợi này thì khả năng bán hàng nhiều hơn ; mặt khác, nhu cầu giữ xe ở nhiều chợ chưa có quyết định công nhận không cao do chợ họp ở hai bên đường, người mua hàng có thể tự lái xe vào mua hàng rồi quay ra, tiết kiệm được tiền gửi xe và người mua hàng ngại đi bộ vì đa số các chợ loại này rất mất vệ sinh (do đường sá hư hỏng, thường xuyên có nhiều vũng nước hoặc rác thải mất vệ sinh,v.v...). 1.4.2- Về giá giữ xe tại chợ : Chỉ có khoảng 60% số bãi giữ xe tại các chợ là lấy đúng giá quy định. Giá giữ xe cũng thay đổi theo hình thức chợ trong đó chợ có quyết định chính thức thì tỉ lệ giữ xe đúng gia quy định cao hơn so với chợ chưa có quyết định công nhận, lần lượt là 66% và 53,7%. Nói chung, tình hình giữ xe cao hơn giá quy định diễn ra rất phổ biến và góp phần làm cho người đi chợ không muốn gửi xe, tạo ra tình trạng kẹt xe, mất trật tự trong chợ. 1.4.3- Thực trạng các bãi giữ xe tại chợ : Qua khảo sát, hơn một nửa số chợ (56%) có bãi giữ xe ổn định (dành một phần diện tích chợ để làm bãi giữ xe). Tỉ lệ này không thay đổi theo hình thức chợ (cả chợ đã có quyết định công nhận và chợ chưa có quyết định công nhận). Đây là một thành công của chợ chưa có quyết định công nhận vì việc bố trí bãi giữ xe cũng là một loại hình kinh doanh (có đóng góp vào ngân sách Nhà nước) đồng thời cũng là cách cải thiện tình hình an toàn, trật tự trong chợ. Ngoài việc bố trí bãi giữ xe ổn định, việc giữ xe còn thực hiện cả trong nhà dân xung quanh chợ. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu gửi xe và đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Và tỉ lệ huy động nhà dân vào việc giữ xe có thay đổi theo hình thức chợ (có quyết định công nhận và chưa có quyết định công nhận), lần lượt là 33,9% và 28%. Do nhu cầu đi chợ tại các chợ có quyết định công nhận cao hơn và do diện tích các bãi giữ xe chính thức còn hạn chế nên cần thiết phải huy động nhà dân vào việc giữ xe. Tuy nhiên, ngoài hai biện pháp trên, còn một số chợ còn bố trí bãi giữ xe lấn chiếm lòng lề đường, gây cản trở lưu thông trong và xung quanh chợ. Tỉ lệ này chiếm khoảng 13,3% số chợ và thay đổi theo hình thức chợ, theo đó chợ có quyết định công nhận có tỷ lệ thấp hơn (khoảng 10%) và chợ chưa có quyết định công nhận (16%). 2. Tình hình tắc nghẽn giao thông trong và xung quanh chợ : Theo số liệu khảo sát, có 65,1% số chợ gây tắc nghẽn giao thông khu vực xung quanh chợ. Mức độ nghiêm trọng của việc gây tắc nghẽn giao thông cao nhất ở loại chợ tự phát (100%) và giảm dần cho loại chợ chưa có quyết định công nhận (40%) và chợ có quyết định công nhận (22%). Theo thiết kế, các chợ nếu được xây dựng đúng tiêu chuẩn (kể cả chợ có quyết định công nhận hay chưa có quyết định công nhận) thì bốn mặt chợ đều có khoảng trống ngăn cách với các khu dân cư. Các khoảng trống này thường là các tuyến đường dẫn vào chợ hoặc là trục đường chính đi qua chợ. ở phần lớn các chợ truyền thống hiện nay, hầu hết các khoảng trống này được bố trí các quầy sạp kinh doanh, lấn chiếm một phần hoặc toàn bộ. Đối với các chợ có các trục đường chính đi qua, các quầy sạp được bố trí lấn ra tới lề đường, đẩy người đi bộ xuống lòng đường, đồng thời người đi chợ đậu xe ở lề đường để mua hàng. Trong nhà lồng, các quầy sạp được cơi nới, che chắn cả lối đi, che chắn tầm nhìn. Như vậy, việc tắt nghẽn giao thông ở các chợ không phải chỉ do không có bãi giữ xe mà còn do cách bố trí quầy sạp kinh doanh không hợp lý. Vấn đề ở đây là Ban quản lý chợ và các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng vừa buông lỏng quản lý, vừa khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh chợ mà không quan tâm tới việc đảm bảo giao thông trong và chung quanh chợ. Có thể nói, hầu hết các chợ ; khu vực chung quanh chợ hiện nay hoàn toàn không được thông thoáng. Các chợ nếu có các bãi giữ xe sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để việc tắc nghẽn giao thông thì phải thực hiện một cách đồng bộ giữa việc bố trí bãi giữ xe bố trí một cách hợp lý các quầy sạp kinh doanh. 3. Thực trạng về phòng cháy, chữa cháy ở các chợ : Trong thời gian qua, Ban quản lý chợ và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng cháy chữa cháy. Nhiều biện pháp đã được áp dụng như, nhắc nhỡ các tiểu thương đề cao cảnh giác, trang bị thiết bị chữa cháy, kiểm tra thường xuyên hệ thống điện, làm vệ sinh phòng cháy, trang bị hệ thống báo cháy, trang bị hệ thống cầu dao. Những biện pháp trên đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn cho các chợ. Tuy nhiên, hiện nay công tác phòng cháy chữa cháy ở các chợ tồn tại một số vấn đề sau : Thứ nhất, nhiều chợ chưa có đội phòng cháy chữa cháy. Theo số liệu khảo sát tại chợ các loại trên địa bàn thành phố, chợ có thành lập đội PCCC chiếm tỷ lệ 31) ; số còn lại chiếm tỷ lệ 69% chưa thành lập đội PCCC. Đối với chợ có quyết định công nhận, chỉ mới có 81,2% số chợ có đội phòng cháy chữa cháy ; chợ chưa có quyết định công nhận thì chỉ có 42,1%. Riêng các chợ tự phát thì không có đội PCCC. Thứ hai, chưa đảm bảo về thoát nạn. Để vật dụng, hàng hóa trên lối thoát nạn, gây cản trở lưu thông trên lối thoát nạn. Lối thoát nạn, hành lang thoát nạn, buồng đệm thoát nạn được bọc lót bằng chất dễ cháy, không an toàn cho việc thoát nạn cần phải tháo dỡ. Thiếu đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố trên đường thoát nạn cần phải lắp đặt thêm. Thứ ba, về ngăn cháy và chống cháy lan. Nhiều chợ có vách ngăn bằng chất dễ cháy trên diện rộng như ván ép. Thiếu tường ngăn cháy và thiếu cửa chống cháy nên nếu xảy ra cháy sẽ cháy lớn vì không được ngăn chặn. Thứ tư, về hệ thống điện. Đường dây điện không đi trong ống bảo vệ, trên đường dây có nhiều mối nối mà không dùng hộp đấu dây nên dễ gây chập mạch. Sắp xếp hàng hóa gần thiết bị tiêu điện, bắt đèn neon sát trần ván ép. Thiết bị đóng ngắt điện của các hộ kinh doanh trong nhiều chợ thiếu an toàn. Thứ năm, công tác chữa cháy và cứu hộ. Hệ thống ống dẫn nước chữa cháy làm bằng ống nhựa không đảm bảo chữa cháy. Số lượng họng nước chữa cháy hư hỏng hoặc thiếu. Thiếu hệ thống báo cháy tự động. Thiếu kiểm tra, sửa chữa, sung nạp bình chữa cháy. Bố trí bình chữa cháy không hợp lý. Trang bị bình chữa cháy thiếu. Thiếu máy bơm chữa cháy dự phòng. Ngoài ra, nhiều chợ có trang bị máy bơm chữa cháy là loại động cơ đất trong không đảm bảo hoạt động nhanh khi có sự cố và phục vụ chữa cháy. Việc sử dụng thành thạo các loại phương tiện phòng và chống cháy còn yếu, chưa thành thạo. Nhiều chợ có lối vào bị lấn chiếm nên không đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận. Chưa trang bị dụng cụ cứu người như thang, thang dây. Thứ sáu, các vi phạm khác. Xây dựng thêm phần mái che gây cản trở thoát khói khi có cháy. Tại một số chợ trung tâm (có qui mô lớn), hiện tượng quá tải về số lượng hộ kinh doanh và số lượng hàng hóa mua sắm trong khu vực chợ nên các hộ kinh doanh thường xuyên chiếm dụng đường đi nội bộ chợ, không đảm bảo cho thoát nạn và chống cháy lan. Chưa có phương án thoát nạn khi xảy ra cháy. VI.- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CÁC CHỢ : 1. Cơ sở pháp lý về quản lý Nhà nước ở các chợ : NghÞ ®Þnh 02/2003/ N§ - CP ngµy 14/01/2003 cña ChÝnh phñ vÒ ph¸t triÓn qu¶n lý chî. QuyÕt ®Þnh sè 559/Q§ - TTg cña Thñ t­íng ChÝnh phñ phª duyÖt ch­¬ng tr×nh ph¸t triÓn chî ®Õn n¨m 2010. Th«ng t­ sè 06/2003/TT - BTM ngµy 15/8/2003 cña Bé Th­¬ng m¹i vÒ h­íng dÉn chøc n¨ng, nhiÖm vô, quyÒn h¹n vµ tæ chøc cña Ban qu¶n lý chî. Th«ng t­ sè 07/2003/TT - BKH ngµy 11/9/2003 cña Bé KÕ ho¹ch vµ ®Çu t­ vÒ h­íng dÉn lËp c¸c dù ¸n quy ho¹ch ph¸t triÓn vµ ®Çu t­ x©y dùng chî. Th«ng t­ sè 67/2003/TT - BTC ngµy 11/7/2003 cña Bé Tµi chÝnh vÒ h­íng dÉn lËp c¬ chÕ tµi chÝnh cho Ban qu¶n lý chî, doanh nghiÖp kinh doanh khai th¸c vµ qu¶n lý chî. QuyÕt ®Þnh sè 5624/Q§ - UB ngµy 29/12/1998 cña UBND Thµnh phè Hµ Néi vÒ viÖc Quy ho¹ch vµ ph¸t triÓn m¹ng l­íi chî Hµ Néi ®Õn n¨m 2010. QuyÕt ®Þnh sè 142/Q§ - UB ngµy 9/9/2004 cña UBND Thµnh phè Hµ Néi vÒ viÖc ban hµnh Quy ®Þnh vÒ quy ho¹ch ph¸t triÓn, ®Çu t­ x©y dùng vµ qu¶n lý chî trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi. QuyÕt ®Þnh sè 63/2005/Q§-UB ngµy 29/4/2005 cña UBND thµnh phè Hµ Néi vÒ viÖc ban hµnh kÕ ho¹ch chuyÓn ®æi m« h×nh tæ chøc qu¶n lý chî trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi. QuyÕt ®Þnh sè 84/Q§ - UB ngµy 8/6/2005 cña UBND Thµnh phè Hµ Néi vÒ viÖc phª duyÖt ph©n lo¹i c¸c chî trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi. QuyÕt ®Þnh sè 1181/Q§ - UB ngµy 7/3/2006 cña UBND Thµnh phè Hµ Néi vÒ viÖc ban hµnh Quy ®Þnh vÒ c¬ chÕ ®Çu t­ vµ qu¶n lý sau ®Çu t­ x©y dùng, c¶i t¹o n©ng cÊp chî trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi. QuyÕt ®Þnh sè 15/2007/Q§ - UBND ngµy 23/1/2007 cña UBND Thµnh phè Hµ Néi vÒ viÖc ban hµnh Quy ®Þnh vÒ ®Êu thÇu lùa chän ®Çu t­ dù ¸n cã sö dông ®Êt trªn ®Þa bµn Thµnh phè Hµ Néi. QuyÕt ®Þnh sè 31/2007/Q§ - UBND ngµy 14/3/2007 cña UBND Thµnh phè Hµ Néi vÒ viÖc ban hµnh Quy ®Þnh vÒ quy tr×nh chuyÓn ®æi m« h×nh qu¶n lý khai th¸c chî trªn ®Þa bµn Thµnh phè Hµ Néi. §Ò ¸n sè 1718/UB - SNV ngµy 4/5/2005 cña UBND Thµnh phè Hµ Néi vÒ chuyÓn ®æi m« h×nh tæ chøc qu¶n lý chî trªn ®Þa bµn thµnh phè Hµ Néi. H­íng dÉn sè 1359/STM-QLTM ngµy 11/09/2007 cña Së Th­¬ng M¹i Hµ Néi vÒ viÖc thùc hiÖn lËp ®Ò ¸n, kÕ ho¹ch §TXD g¾n víi chuyÓn ®æi m« h×nh chî trªn ®Þa bµn qô©n huyÖn. 2. Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước ở các chợ : 2.1- Sở Thương mại : Sở Thương mại Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực thực hiện chức năng tham mưu đầu mối cho ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội trong việc quản lý Nhà nước đối với các chợ được phân cấp Cụ thể: - Lập quy hoạch xây dựng 8 chợ đầu mối về nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội - Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai các quy định của Nhà nước về tổ chức, quản lý chợ, về thực hiện các chính sách lưu thông hàng hóa trong chợ. - Theo dõi, tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của chợ ; tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tổ chức và quản lý chợ. 2.2- ủy ban nhân dân các quận Cầu Giấy : Trong thời gian qua, các quận-huyện đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các chợ được phân cấp cho quận- huyện với những nội dung đã được quy định tại Thông tư 15. Nhiều quận-huyện đã tiến hành quy hoạch, đầu tư xây dựng chợ mới, tổ chức nâng cấp, sửa chữa các chợ bị xuống cấp nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, phần lớn các quận-huyện chưa chú trọng nhiều đến việc quy hoạch, đầu tư phát triển chợ ; nhất là ở các khu dân cư mới hình thành, ở các khu công nghiệp. Thiếu kiên quyết trong việc xử lý các trường hợp vi phạm như tình trạng lấn chiếm chợ, trong việc xử lý các chợ tự phát,… Chưa có kế hoạch xử lý các chợ truyền thống chưa có quyết định công nhận. 2.3- Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý chợ : Trong những năm qua, Ban quản lý các chợ đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao như tổ chức sắp xếp, bố trí các quầy sạp kinh doanh khi tiếp nhận các hộ tiểu thương từ những nơi khác đến do việc giải tỏa các chợ tự phát, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất ở các chợ, giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự ở các chợ và an toàn phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, Ban quản lý chợ còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh sau : Thứ nhất, vấn đề san nhượng sạp hiện nay chưa được kiểm soát do phần lớn các chợ chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng sạp cho các hộ tiểu thương nên các hộ này tự sang tay lẫn nhau dẫn đến thất thu thuế. Thứ hai, vai trò của Ban quản lý chợ còn nhiều hạn chế và các chính sách của nhà nước đối với Ban quản lý chợ không khuyến khích Ban quản lý chợ phát huy tính năng động của mình. Ban quản lý chợ chưa thực hiện được việc quản lý theo nguyên tắc tập trung đầu mối quản lý do trong cùng một chợ nhưng một số khu vực do cơ quan khác quản lý và cho thuê mặt bằng và gần như nằm ngoài sự kiểm soát của Ban quản lý. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý do ngân sách cấp và không có chế độ đãi ngộ cho các Ban quản lý hoạt động tốt nên không tạo động lực. Có thể nói, mức lương quy định hiện nay đối với Ban quản lý chợ là khá thấp, không đảm bảo cuộc sống hàng ngày của Ban quản lý. Điều này rất dễ nảy sinh tiêu cực. Thứ ba, việc quy hoạch, tổ chức sắp xếp các quầy sạp kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Do chưa thống nhất được đầu mối quản lý, nhiều quầy sạp do các cơ quan khác cho thuê lại không tuân thủ quy hoạch ngành hàng của Ban quản lý chợ mà kinh doanh theo ý mình gây nhiều khó khăn trong việc quản lý chợ. Mặt khác, các hộ tiểu thương tự tiện cơi nới, che chắn các quầy sạp nhưng không bị xử lý triệt để. Thứ tư, việc khai thác, sử dụng mặt bằng chưa thật sự hiệu quả ở nhiều chợ. Mặt bằng chợ bị lấn chiếm sử dụng trái phép nhưng Ban quản lý chợ không xử lý triệt để. Thứ năm, thiếu sự phối hợp giữa Ban quản lý chợ với các cơ quan chức năng của phường trong việc giải tỏa các chợ tự phát lấn chiếm lòng, lề đường ở khu vực chung quanh chợ truyền thống. Thứ sáu, không chủ động trong việc sử dụng kinh phí tái đầu tư cho chợ. Các chợ có những đóng góp quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách ; tuy nhiên, nguồn thu này không được trích lại để đầu tư nâng cấp sửa chữa chợ, do đó khi chợ bị xuống cấp, hư hỏng thì không có tiền để sửa chữa. Thứ bảy, tình trạng nói thách, không niêm yết giá, bán hàng không đúng giá niêm yết còn diễn ra khá phổ biến nhưng không được xử lý. VII.- chợ tự phát : 1. Đặc điểm hình thành chợ tự phát : Do sự bùng nổ phát triển dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm gần đây, nhất là các khu đông dân cư, khu dân cư mới,… quận đã phát triển nhiều chợ tự phát không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội nói chung và của quận Cầu Giấy nói riêng, không đảm bảo lộ giới, lấn chiếm lòng lề đường, gây ách tắt giao thông, không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy. Đến cuối tháng 12 năm 2007 quận Cầu Giấy có khoảng 27 chợ tự phát các loại. Chợ tự phát phát triển mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Chợ tự phát hình thành bằng hai cách : + Chợ tự phát hình thành xuất phát từ nhu cầu khách quan ở những khu vực không có chợ, khu chế xuất tập trung đông dân cư, các khu dân cư mới. + Chợ tự phát hình thành ở những khu vực chung quanh chợ chính thức (ăn theo chợ chính thức). Hầu hết các chợ chính thức đều có chợ tự phát hình thành. Việc hình thành các chợ tự phát ăn theo chợ chính thức chủ yếu xuất phát từ vấn đề quản lý nhà nước chưa thật sự hiệu quả. Điều này đặt ra vấn đề là muốn xử lý chợ tự phát không phải chỉ xây thêm chợ là đủ mà phải tăng cường công tác quản lý ở những khu vực có chợ chính thức đang hoạt động. 2. Những ảnh hưởng của chợ tự phát đối với đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy : Trên thực tế, chợ tự phát góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm của dân cư ở những khu vực không có chợ. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, chợ tự phát có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và đối với quận Cầu Giấy nói riêng. Trước hết, chợ tự phát cạnh tranh không bình đẳng với các chợ chính thức. Hầu hết các hộ kinh doanh tự phát chung quanh chợ chính thức không phải tốn nhiều chi phí trong kinh doanh và lại đón đầu khách hàng vào chợ chính thức. Do đó, người đi chợ không cần vào trong chợ để mua hàng, nhất là các loại hàng thực phẩm tươi sống phục vụ bữa ăn hàng ngày. Điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh ở các chợ kém hiệu quả, sức mua giảm. Thứ hai, chợ tự phát ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư xây dựng chợ. Chợ tự phát làm giảm lợi nhuận của các hộ kinh doanh trong chợ chính thức, ảnh hưởng đến việc khai thác công suất thiết kế các quầy sạp kinh doanh. Điều này làm nản lòng các nhà đầu tư khai thác kinh doanh chợ. Thứ ba, chợ tự phát gây mất an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và an toàn phòng cháy chữa cháy do các chợ tự phát hình thành trên các tuyến đường vào chợ, các hẻm, các đường bao quanh chợ. Thứ tư, chợ tự phát tạo nên thói quen không tốt trong sinh hoạt và mua sắm của một bộ phận dân cư, đi ngược lại những nỗ lực xây dựng thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, trong đó có văn minh thương nghiệp và mỹ quan đô thị. Chợ tự phát tạo nên thói quen không tuân thủ luật lệ giao thông, không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. 3. Nguyên nhân hình thành chợ tự phát : Thứ nhất, do đời sống kinh tế khó khăn, nhất là các tỉnh. Kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng mặc dù có bước tăng trưởng đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Những người không có công ăn việc làm ở các tỉnh đổ xô về thành phố sinh sống bằng đủ loại nghề khác nhau. Phần lớn trong số này không có nghề nghiệp, công ăn việc làm ổn định. Vì vậy, chợ, các khu dân cư mới hình thành, các khu công nghiệp, các công sở, trường học, bệnh viện,… là những nơi mà dân nhập cư tìm đến để kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Ngoài ra, một bộ phận dân cư thành phố không có công ăn việc làm cũng tìm đến các chợ để buôn bán. Qua thời gian các khu vực này hình thành các chợ tự phát. Thứ hai, do thói quen sở thích của nhiều người, chỉ thích mua hàng hóa, nhất là hàng nông sản thực phẩm tươi sống và tiêu dùng hàng ngày bán dọc theo lòng lề đường và khu vực chung quanh chợ, vì như vậy vừa nhanh và không cần phải gởi xe. Thứ ba, các cấp chính quyền địa phương, nhất là công an phường-xã buông lỏng quản lý, chưa xử lý nghiêm túc và triệt để việc mua bán lấn chiếm lòng, lề đường và khu vực quanh chợ theo các văn bản quy định của Chính phủ và ủy ban nhân dân thành phố, thậm chí có địa phương phường-xã coi việc hình thành và phát triển chợ tự phát là nguồn thu của phường-xã. Thứ tư, do yếu kém về quản lý. + Việc quy hoạch đầu tư phát triển chợ của các cấp chính quyền chưa được coi trọng, dẫn đến nhiều khu vực không có chợ. + Đối với những khu vực đã có chợ nhưng các cơ quan chức năng không kiên quyết xử lý các hộ kinh doanh tự phát mới chớm hình thành mà để tồn tại một thời gian dài dẫn đến việc rất khó giải quyết sau này. + Các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp với nhau trong việc giải quyết các chợ tự phát trên phạm vi từng phường-xã, từng quận-huyện, liên phường, liên quận. Điều này dẫn đến tình trạng giải tỏa nơi này thì các hộ tiểu thương chạy về nơi khác tiếp tục kinh doanh. + Việc giải tỏa các chợ tự phát còn thụ động, chủ yếu mang tính chất đối phó, chưa giải quyết được vấn đề căn bản là đào tạo nghề cho những người này để họ có thể từ bỏ nghề buôn bán tự phát lấn chiếm lòng lề đường. Vì vậy, mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng việc giải tỏa chợ tự phát vẫn chưa mang lại kết quả mong muốn. Điều này cho thấy, việc giải tỏa chợ tự phát là vấn đề của toàn xã hội chứ không phải chỉ một cơ quan chức năng nào. Thứ năm, các chợ chính thức không đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, không có bãi giữ xe làm cho người đi chợ không muốn vào chợ mua sắm. Các nguyên nhân chủ yếu trên đưa đến hậu quả các năm gần đây trên địa bàn quận Cầu Giấy chợ tự phát phát triển rất nhanh, rất phức tạp, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chợ tự phát còn rất thấp so với yêu cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của một đô thị lớn nhất nước. I/. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY ĐẾN NĂM 2020. 1Quan điểm quy hoạch chợ. - Phát triển mạng lưới chợ phải đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển mạng lưới thương mại-dịch vụ trên địa bàn quận bao gồm chợ, như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ và phải mang tính đồng bộ giữa đầu tư phát triển, di dời, giải tỏa. - Quan điểm về kết hợp giữa chợ, siêu thị và trung tâm thương mại. Tùy từng giai đoạn phát triển, các chợ hiện hữu sẽ được đầu tư nâng cấp thành siêu thị, trung tâm thương mại khi có điều kiện. Một số chợ sẽ kết hợp xây dựng chợ và siêu thị, trung tâm thương mại với tầng trệt dùng kinh doanh thực phẩm tươi sống, các tầng lầu dùng làm siêu thị, trung tâm thương mại. - Là trung tâm thương mại – công nghiệp bên cạnh mạng lưới chợ mang nặng tính chất bán lẻ, quận Cầu Giấy cần đặc biệt lưu ý phát triển chợ, phối chợ bán buôn, phát luồng, chợ chuyên doanh, chợ vừa bán buôn vừa vừa bán lẻ… và các loại hình chợ khác như chợ đấu giá, chợ bán đồ cũ… - Phát triển chợ phải đi đôi với việc phát triển và đảm bảo các điều kiện về cơ sở, giao thông, cấp thoát nước, cung cấp điện và các dịch vụ hỗ trợ, đồng thời phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước… - Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn cần có chủ trương và chính sách khuyến khích huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển chợ theo phương hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước… 2. Nguyên tắc tổ chức quy hoạch mạng lưới chợ. - Tổ chức mạng lưới chợ phục vụ nhu cầu tổng hợp ( hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, hàng chế biến hoặc sơ chế và thực phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân ) cần phải gắn với các khu dân cư, các khu trung tâm, các khu sản xuất trong quy hoạch của quận. - Bảo đảm cự ly bán kính phù hợp với đại đa số dân cư. - Tuỳ theo phân loại của chợ mà xác định bán kính, quy mô phục vụ khác nhau. - Bố trí gần đường giao thông, bến xe, bến tàu, bảo đảm lưu thông hàng hoá và hành khách tới chợ; Đồng thời không được lấn chiếm lòng đường, hè phố, dễ gây ách tắc giao thông. - Đảm bảo đủ diện tích cho xây dựng và phát triển chợ; tuỳ theo quy mô của từng chợ, thiết kế xây dựng phải đảm bảo thông thoáng về không gian, mặt bằng cho người mua cũng như người bán, cơ chế dễ dàng, giải quyết tốt vệ sinh môi trường trong chợ cũng như khu vực xung quanh. - Đảm bảo đầy đủ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong chợ có gắn với khu vực bên ngoài như: giao thông, cổng cho khách ra vào, cổng cho xe vận chuyển hàng hoá ra vào chợ. - Phân loại chợ phải thể hiện được mối quan hệ thống nhất trong sự phân cấp phục vụ theo nhu cầu tiêu dùng hàng ngày với các nhu cầu có tính chất chu kỳ đối với người mua. 3.Mục tiêu - §¸p øng ®­îc nhu cÇu mua s¾m cña d©n c­. - Gãp phÇn thóc ®Èy viÖc lu©n chuyÓn hµng ho¸, kÝch thÝch s¶n xuÊt ph¸t triÓn. - §¶m b¶o tÝnh v¨n minh th­¬ng m¹i, trËt tù, an toµn giao th«ng , vÖ sinh m«i tr­êng, an toµn phßng chèng ch¸y næ. TiÕn tíi gi¶i quyÕt triÖt ®Ó t×nh tr¹ng chî tù ph¸t lÊn chiÕm vØa hÌ, lßng ®­êng. - N©ng cao hiÖu qu¶ kinh doanh cña c¸c chî, siªu thÞ , trung t©m th­¬ng m¹i. 4.Qui ho¹ch : a. X©y míi: - Trung t©m th­¬ng m¹i, siªu thÞ ®­êng TrÇn Quèc Hoµn (ph­êng DÞch Väng HËu): DiÖn tÝch 8000 m2, qui m« 5 tÇng, c«ng n¨ng sö dông : Chî tÇng I,II , trung t©m th­¬ng m¹i c¸c tÇng cßn l¹i, dù kiÕn tæng møc 15 tû ®ång VN, thêi gian thùc hiÖn n¨m 2008. - Më réng chî N«ng s¶n thùc phÈm DÞch Väng (ph­êng DÞch Väng HËu) x©y míi thµnh trung t©m th­¬ng m¹i : DiÖn tÝch 7500 m2( diÖn tÝch chî hiÖn t¹i: 2300 m2) qui m« 7-9 tÇng, c«ng n¨ng sö dông : Trung t©m th­¬ng m¹i, dù kiÕn tæng møc ®Çu t­ 30 tû ®ång VN, thêi gian thùc hiÖn n¨m 2009. b. Qui ho¹ch l¹i mét sè chî hiÖn cã : - Chî TrÇn Duy H­ng (ph­êng Trung Hoµ) : DiÖn tÝch 1500m2, qui m« 5-7 tÇng, c«ng n¨ng sö dông : Chî tÇng I,II , c¸c tÇng cßn l¹i lµ trung t©m th­¬ng m¹i vµ cho thuª v¨n phßng , dù kiÕn tæng møc ®Çu t­ 15 tû ®ång VN, thêi gian thùc hiÖn n¨m 2008. - Chî CÇu GiÊy (ph­êng Quan Hoa): DiÖn tÝch 1639 m2, qui m« 9 tÇng, c«ng n¨ng sö dông : Trung t©m th­¬ng m¹i vµ cho thuª v¨n phßng, dù kiÕn tæng møc ®Çu t­ 20 tû ®ång VN , thêi gian thùc hiÖn n¨m 2010. - Chî NghÜa T©n (ph­êng NghÜa T©n): DiÖn tÝch 5517 m2, qui m« 5 -7 tÇng, c«ng n¨ng sö dông : Chî , trung t©m th­¬ng m¹i, v¨n phßng cho thuª, dù kiÕn tæng møc ®Çu t­ 30 tû ®ång VN , thêi gian thùc hiÖn n¨m 2010. - Chî Xe m¸y DÞch Väng (ph­êng DÞch Väng): DiÖn tÝch 5900 m2, qui m« 9 tÇng, c«ng n¨ng sö dông: Siªu thÞ, trung t©m th­¬ng m¹i, v¨n phßng cho thuª, dù kiÕn tæng møc ®Çu t­ 30 tû ®ång VN, thêi gian thùc hiÖn n¨m 2009. C¸c dù ¸n khu ®« thÞ míi trªn ®Þa bµn quËn, ®· ®­îc thµnh phè phª duyÖt ®ång bé dù ¸n trong ®ã bao gåm c¸c hÖ thèng chî, siªu thÞ, trung t©m th­¬ng m¹i do vËy qui ho¹ch m¹ng l­íi chî, siªu thÞ, trung t©m th­¬ng m¹i trªn ®Þa bµn quËn kh«ng ®Ò cËp ®Õn nh÷ng qui ho¹ch thµnh phè ®· duyÖt ®Ó tr¸nh trïng lÆp. IX.- NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHINH SÁCH PHÁT TRIỂN CHỢ : 1. Chính sách để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các hộ tiểu thương : Việc đầu tư xây dựng mới các chợ theo quy hoạch trong những giai đoạn sắp tới là rất tốn kém do giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng. Mặt khác, phần lớn các chợ xây dựng mới theo quy hoạch nằm ở khu vực ngoại thành , quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của dân cư do đó sức mua thấp dẫn đến lợi nhuận thấp. Sức hấp dẫn của việc đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh chợ thấp hơn nhiều so với một số ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, để có thể thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng chợ, cần thực hiện những chính sách sau : 1.1- Chính sách phân bổ chi phí quyền sử dụng đất vào các dự án dân cư : Một phần giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng chợ có thể phân bổ vào các dự án đầu tư phát triển các khu dân cư mà chợ sẽ phục vụ. Như vậy, giá quyền sử dụng đất để xây dựng chợ trong trường hợp này sẽ thấp hơn so với giá thực của nó ở một mức có thể hấp dẫn các nhà đầu tư xây dựng chợ. Hình thức này có thể áp dụng để xây dựng chợ mới đối với các khu vực hình thành các khu dân cư mới. Để thực hiện hình thức này, đòi hỏi sự phối hợp của chính quyền địa phương với các chủ đầu tư xây dựng các khu dân cư trong việc xác định diện tích, giá cả quyền sử dụng đất đối với khu vực dành cho phát triển chợ và sự cam kết của nhà đầu tư khai thác kinh doanh chợ, rằng chỉ được xây dựng chợ chứ không được dùng vào mục đích khác đối với phần diện tích đã quy hoạch cho phát triển chợ. 1.2- Chính sách hỗ trợ lãi suất : Việc đầu tư khai thác kinh doanh chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, làm cơ sở để giải quyết tình trạng kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ, quận cần có chính sách hỗ trợ lãi suất hoặc áp dụng chính sách cho vay kích cầu đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ mới. 1.3- Chính sách ưu đãi về thuế và các khoản thu : 1.3.1- Theo quy định của các Luật thuế hiện hành và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, chưa có quy định nào về ưu đãi thuế đối với đầu tư xây dựng chợ mới cũng như di dời các hộ tiểu thương về kinh doanh ở các chợ đầu mối. Cơ sở để xét miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là hộ kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, kế toán, chứng từ, hóa đơn. Hầu hết các hộ kinh doanh tại chợ chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ những quy định này. Tuy nhiên, theo luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp , Cục Thuế có thẩm quyền điều chỉnh tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ lệ thu nhập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ổn định thuế. 1.3.2- Căn cứ vào luật ngân sách nhà nước và và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các khoản thu để lại 100% cho ngân sách địa phương bao gồm : tiền cho thuê mặt đất ; các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ ; thuế môn bài. Từ những cơ sở pháp lý này, khó có thể sử dụng chính sách thuế như một giải pháp nhằm kích thích hoạt động kinh doanh của chợ hoặc thực hiện quy hoạch chợ của thành phố, ngoại trừ ủy ban nhân dân quận kiến nghị uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có một chế độ riêng cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của chợ, trong đó có sự khuyến khích từ chính sách thuế. Hoạt động kinh doanh đối với chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn mang nặng vấn đề xã hội, liên quan tới an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy, chữa cháy. Để góp phần giải quyết tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường, khuyến khích đầu tư xây dựng chợ, nâng cấp sửa chữa chợ, thu hút tiểu thương vào chợ, cần có các chính sách ưu đãi về thuế cũng như các khoản thu khác theo hướng các hộ kinh doanh trong chợ có mức điều tiết về thuế và các khoản thu khác thấp hơn so với các hộ kinh doanh cùng ngành hàng ở khu vực đường phố. 2. Chính sách đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư : Để các doanh nghiệp có thể bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ cần phải đảm bảo những lợi ích chính đáng cho các nhà đầu tư cũng như các hộ tiểu thương kinh doanh trong chợ. Cần phải được giải quyết triệt để các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường ăn theo chợ chính thức. Đây là những chợ cạnh tranh không bình đẳng đối với các chợ chính thức. 3. Chính sách về mặt bằng cho xây dựng chợ : 3.1- Chợ đi theo các dự án đầu tư xây các khu dân cư mới. Các dự án đầu tư xây dựng các khu dân cư mới phải dành đất cho xây dựng chợ. Quy mô chợ tùy theo các khu dân cư mà chợ phục vụ. 3.2- Sử dụng mặt bằng của các xí nghiệp đã di dời ra khu vực ngoại thành, vào khu công nghiệp. Có thể sử dụng mặt bằng của các doanh nghiệp đã di dời ra khu vực ngoại thành hoặc các khu công nghiệp để đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Thực hiện vấn đề này, chính quyền địa phương cần công bố quy hoạch các khu vực phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại làm căn cứ để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng. 3.3- Chủ đầu tư thương lượng với các tổ chức, cá nhân để thuê hoặc mua quyền sử dụng đất để xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Thực hiện vấn đề này, chính quyền địa phương cần công bố quy hoạch các khu vực phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại làm căn cứ để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng. X.- NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ: 1. Phát triển chợ phải tuân thủ theo quy hoạch của thành phố và các quận - huyện, được ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. 2. Tổ chức triển khai thực hiện những nội dung của Nghị định 02 về phát triển và quản lý chợ 2.1- Xây dựng đường bao quanh chợ : Đối với các chợ hiện hữu chưa có đường bao quanh chợ thì phải tổ chức xây dựng đường bao quanh chợ. Đối với các chợ có đường bao quanh chợ nhưng đã bị lấn chiếm để buôn bán hay được bố trí các quầy sạp để buôn bán thì phải giải tỏa, trả lại sự thông thoáng cho các đường bao quanh chợ. 2.2- Bố trí bãi giữ xe : Đối với chợ có quyết định công nhận, hiện nay chỉ có 70,3% số chợ là có bãi giữ xe, 29,7% số chợ chưa có bãi giữ xe. Đối với chợ chưa có quyết định công nhận, chỉ có 57,9% số chợ là có bãi giữ xe, còn lại 42,1% là chưa có bãi giữ xe. Như vậy, cần phải tiến hành xây dựng, bố trí bãi giữ xe cho các chợ chưa có bãi giữ xe. Đối với các chợ có bãi giữ xe nhưng bị lấn chiếm hoặc sử dụng vào việc khác thì phải trả lại mặt bằng trở về đúng chức năng là bãi giữ xe. Đối với những chợ không thể bố trí bãi giữ xe trong phạm vi chợ, sẽ tổ chức một số điểm giữ xe ở khu vực gần chợ, có thể sử dụng nhà của các hộ dân cư. 2.3- Đối với các chợ loại 2, ngoài việc bố trí bãi giữ xe, khu ăn uống, khu vui chơi, cần phải có khu vực bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý, kinh doanh chợ : 3.1- Nhanh chóng triển khai cơ chế giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ đối với những chợ đang hoạt động do Nhà nước quản lý thông qua sự điều hành của Ban quản lý chợ. 3.2- Đối với chợ xây dựng mới do ngân sách Nhà nước đầu tư, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng chợ, sau đó thực hiện cơ chế giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp khai thác kinh doanh chợ sau khi chợ được xây dựng xong. Vốn ngân sách bỏ ra có thể được thu hồi thông qua các khoản điều tiết mà doanh nghiệp phải nộp hoặc ngân sách không thu hồi lại nhằm hỗ trợ các hộ tiểu thương cũng như doanh nghiệp đối với những chợ thuộc vùng sâu, vùng xa. 3.3- Đối với những chợ Nhà nước không cần phải đầu tư, thực hiện cơ chế đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư khai thác kinh doanh chợ trong trường hợp xây dựng chợ trên những mặt bằng do Nhà nước quản lý. 4. Tổ chức lại Ban quản lý chợ theo tinh thần của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ : Đối với các chợ đang hoạt động do Nhà nước đầu tư xây dựng, chưa thực hiện việc chuyển sang hình thức giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp khai thác kinh doanh chợ, Ban quản lý chợ cần xây dựng phương án để chuyển sang hoạt động theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 02/2003/NĐ-CP. Cụ thể : 4.1- Ban quản lý chợ tiến hành xây dựng nội quy chợ theo 9 nội dung của Nghị định 02/2003/NĐ-CP. 4.2- Ban quản lý tiến hành tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ như giữ xe, dịch vụ đo lường, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Để thực hiện điều này, Ban quản lý cần trang bị các phương tiện cần thiết cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo rằng các loại hàng hóa được kinh doanh tại chợ phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành. 4.3- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành nội quy chợ đối với các hộ kinh doanh trong chợ, bố trí sắp xếp lại các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương nghiệp, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy của các hộ tiểu thương như tự ý cơi nới sạp lấn chiếm lối đi, che chắn tầm nhìn,… 4.4- Phối hợp với các cơ quan chức năng của phường tiến hành giải tỏa, xử lý các hộ kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường khu vực chung quanh chợ và bên ngoài nhà lồng, trên các đường bao quanh chợ. 5. Giải tỏa các chợ tự phát : Giải tỏa chợ tự phát lấn chiếm lòng, lề đường là một trong những nội dung quan trọng của năm trật tự, kỷ cương đô thị. Để giải tỏa các chợ tự phát, cần thực hiện các biện pháp sau : 5.1- Tiến hành tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị 13 để rút kinh nghiệm và có giải pháp điều chỉnh thích hợp. 5.2- Thực hiện đồng bộ trên toàn thành phố và thường xuyên, liên tục về việc giải tỏa các chợ tự phát nhằm tránh tình trạng giải tỏa chỗ này thì các hộ kinh doanh lại chuyển sang chỗ khác. 5.3- Ngăn chặn kịp thời các tụ điểm kinh doanh tự phát mới phát sinh. 5.4- Đối với các chợ tự phát ăn theo chợ chính thức, kiên quyết giải tỏa. Giải tỏa các hộ kinh doanh lưu động, các hộ kinh doanh lấn chiếm lề đường, mái hiên. Đối với các hộ sử dụng nhà để kinh doanh, hàng hóa phải đưa vào trong nhà, không cho lấn chiếm lề đường. 5.5- Đối với các chợ tự phát hình thành những nơi có nhu cầu về chợ (các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp,…) nhưng chưa có chợ chính thức, việc giải tỏa chợ tự phát phải đồng thời với việc xây dựng chợ mới nhằn đảm bảo nhu cầu mua sắm. Trong quá trình chờ xây dựng chợ mới, cần duy trì các chợ tự phát trong một thời gian nhưng tổ chức sắp xếp lại, tăng cường công tác quản lý không cho phát sinh thêm. 5.6- Đối với các chợ tự phát hình thành những nơi có nhu cầu về chợ nhưng không thể xây dựng chợ mới có thể tổ chức các tụ điểm kinh doanh trên cơ sở sử dụng nhà của dân cư có điều kiện làm nơi mua bán, đưa các hoạt động buôn bán vào trong nhà, giải tỏa các hộ kinh doanh lưu động. 5.7- áp dụng cơ chế quản lý thông qua đăng ký kinh doanh và các quy định hiện hành để giải tỏa các chợ tự phát. Các hộ kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu không có thì cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định hiện hành. 5.8- Thực hiện nghiêm túc những quy định đã có về vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các hộ tiểu thương. Những hộ nào không đảm bảo những quy định sẽ bị xử lý. Xử lý các vi phạm của người mua hàng, như dừng xe ở lề đường gây cản trở giao thông. 5.9- áp dụng các biện pháp kinh tế để điều chỉnh hoạt động của các chợ tự phát. Đối với các chợ tự phát tạm thời duy trì hoặc chưa thề thực hiện giải tỏa, các hộ kinh doanh tự phải bị điều tiết các khoản thu với giá trị ở mức ngang bằng hoặc lớn hơn đối với các hộ kinh doanh trong chợ chính thức. 5.10- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh tự phát trong việc giải tỏa các chợ tự phát. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, nhất là chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên và những người có uy tín trong khu vực để tuyên truyền, vận động các hộ chấm dứt mua bán lấn chiếm lòng, lề đường. 5.11- Tổ chức đào tạo và bố trí, sắp xếp công ăn việc làm cho người lao động, giúp họ từ bỏ hoạt động mua bán lấn chiếm lòng, lề đường. 6. Giải pháp đối với các chợ chưa có quyết định công nhận : Phần lớn các chợ chính thức chưa có quyết định công nhận là không phù hợp với quy hoạch chung của quận, như vi phạm lộ giới ; lấn chiếm lòng, lề đường, chợ nằm trên đường, chợ nằm trong khu vực giải tỏa,… (hầu hết các chợ này có quy mô nhỏ, do quận-huyện quản lý) ; chỉ một số ít chợ mới xây dựng chưa làm thủ tục để được công nhận. Việc xử lý các chợ chưa có quyết định công nhận là cần thiết không những về mặt pháp lý mà còn làm cơ sở cho việc tiến hành giao hoặc tổ chức đấu thầu khai thác kinh doanh chợ sau này. Dưới đây là một số giải pháp chính để xử lý các chợ chưa có quyết định công nhận. 6.1- Đối với các chợ nằm trên đường, lấn chiếm, lòng lề đường, nằm trong khu vực giải tỏa ở các quận còn điều kiện xây dựng chợ mới : giải tỏa các chợ này đồng thời xây dựng các chợ mới, đưa các hộ kinh doanh về các chợ mới. 6.2- Đối với các chợ nằm trên đường, lấn chiếm, lòng lề đường ở các quận trung tâm, không còn điều kiện xây dựng chợ mới : tổ chức sắp xếp lại, đưa các hộ kinh doanh vào trong nhà, đưa các hộ kinh doanh còn lại vào kinh doanh ở một số chợ không sử dụng hết công suất. 6.3- Đối với các chợ vi phạm lộ giới, tiến hành giải tỏa phần vi phạm lộ giới, tổ chức sắp xếp lại quầy sạp kinh doanh và ra quyết định công nhận. 6.4- Việc giải tỏa, tổ chức sắp xếp lại các chợ chính thức chưa có quyết định công nhận do lấn chiếm lòng, lề đường, nằm trên đường cần được thông báo, tổ chức tuyên truyền rộng rãi đối với các hộ kinh doanh và thông báo thời gian thực hiện ít nhất là 1 năm trước khi tiến hành giải tỏa để các hộ kinh doanh có thời gian chuẩn bị. IV.- NHÓM CÁC GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC MẶT BẰNG KINH DOANH Ở CHỢ : 1. Kết hợp giữa chợ và siêu thị, trung tâm thương mại : Đối với các chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh, đặc biệt là chợ có lầu, nằm ở những vị trí thích hợp, có thể kết hợp trong việc xây dựng chợ và siêu thị, trung tâm thương mại. Các chợ loại này sẽ được xây dựng lại, tầng trệt dùng làm chợ và bãi giữ xe. Chợ chỉ buôn bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống, trái cây,… Các tầng lầu dành cho hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại. 2. Cải tạo lại kiến trúc của chợ : Nhiều chợ (trong đó có chợ có lầu, được xây dựng trong thời kỳ bao cấp), về mặt kiến trúc không phù hợp cho hoạt động kinh doanh chợ, không thu hút người đi chợ. Đối với những chợ nhà nước còn tiếp tục quản lý nhưng hoạt động không hiệu quả, cần nghiên cứu, cải tạo lại kiến trúc chợ phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. 3. Chuyển đổi công năng : 3.1- Đối với chợ có lầu khai thác kinh doanh không hiệu quả, tầng lầu có thể bố trí các loại hình dịch vụ, nơi bảo quản, đóng gói hàng hóa, dịch vụ đo lường và kiểm tra vệ sinh thực phẩm, hoặc các dịch vụ vui chơi giải trí, khu ăn uống,… 3.2- Đối với một số chợ không cần thiết tồn tại, có thể chuyển sang xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị,… Về lâu dài, phần lớn các chợ đang hoạt động trong khu vực nội thành sẽ chuyển đổi thành siêu thị có quy mô vừa và nhỏ. 4. Chuyển đổi hình thức quản lý : Lựa chọn một số chợ kinh doanh không hiệu quả, thực hiện cơ chế giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư khai thác kinh doanh chợ. 5. Giải pháp phát triển đồng bộ giữa hệ thống chợ và hệ thống thương mại khác : Chợ bị chi phối ngày càng nhiều bởi hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại. Vì vậy, về mặt hàng kinh doanh, ngoài những khu vực siêu thị chưa thể phát triển trong những giai đoạn tới như khu vực ngoại thành, chợ có thể kinh doanh tổng hợp từ các loại thực phẩm tươi sống đến hàng công nghệ phẩm và thực phẩm chế biến,…; đối với những khu vực mà siêu thị có thể phát triển trong tương lai, các mặt hàng kinh doanh chủ yếu tập trung vào thực phẩm tươi sống, hàng lương thực, thực phẩm và hạn chế kinh doanh những mặt hàng công nghệ phẩm, mỹ phẩm, hàng may mặc, thực phẩm chế biến,… Điều này cho phép chợ trong thời gian tới không cần quy mô lớn. Mặt khác, những khu vực có siêu thị, trung tâm thương mại thì không phát triển chợ. 6. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm : 6.1- Triệt để thực hiện những quy đinh đã có về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong thời gian gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định này chưa được tốt. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện những quy định đã có để rút kinh nghiệm, rà soát lại những quy định nào chưa thực hiện tốt, tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp khắc phục. 6.2- Bổ sung và hoàn thiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. 6.2.1- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về thực phẩm. 6.2.2- Xúc tiến để ban hành Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện. 6.3- Đổi mới về quy chế quản lý, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm-vệ sinh môi trường phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát vệ sinh thực phẩm-vệ sinh môi trường nói chung, ở các chợ nói riêng. (Bảo đảm kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực cán bộ để có đủ trình độ quản lý Nhà nước đối với toàn hệ thống ; thành lập các đơn vị chuyên trách công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quận-huyện, chợ… Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm-vệ sinh môi trường). 6.4- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục thương nhân nhằm nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi, ngăn ngừa thói quen xấu ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm (từ khâu sản xuất - phân phối đến tiêu dùng). KẾT LUẬN - Quận Cầu Giấy có điều kiện kinh tế-xã hội rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển chợ. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của mạng lưới chợ trên địa bàn : chợ bán buôn, chợ bán lẻ, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ đêm và một số chợ mang tính chất giao dịch hàng hóa. - Chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy đóng vai trò quan trọng không những trong đời sống và sinh hoạt của dân cư mà còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chợ là nơi tiêu thụ phần lớn hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất và phân phối đến các địa phương trong cả nước. - Cùng với sự phát triển dân cư, nhiều chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy không còn phù hợp với quy hoạch, như các chợ đầu mối kinh doanh hàng nông sản ở khu vực trung tâm thành phố. Điều này đặt ra vấn đế phải quy hoạch lại mạng lưới chợ. - Với mức sống ngày càng được nâng cao ; sự hình thành và phát triển nhanh chóng mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng bán lẻ ; đã tạo ra sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng kinh doanh ở các chợ : các mặt hàng thực phẩm chế biến, hàng may mặc, vải sợi, hàng công nghệ phẩm,… từng bước bị thu hẹp. Điều này đặt ra vấn đề phải có sự kết hợp giữa chợ và siêu thị, trung tâm thương mại nhằm khai thác một cách hiệu quả mặt bằng kinh doanh chợ. - Thực tiễn cho thấy, đối với mô hình chợ có tính truyền thống, việc xây lầu đã tỏ ra không hiệu quả. Nhiều chợ không khai thác hết tầng lầu để đưa vào kinh doanh, nhiều chợ phải chuyển công năng đối với các tầng lầu ở chợ. Đây là một bài học kinh nghiệm quý giá cho việc quy hoạch phát triển mạng lưới chợ sau này. - Mặc dù có những đóng góp quan trọng trong sản xuất và đời sống, nhưng trong thời gian qua, công tác quy hoạch đầu tư phát triển chợ chưa được quan tâm đúng mức, sự phân bố mạng lưới chợ ở một số khu vực chưa hợp lý, nhiều khu vực không có chợ dẫn đến việc hình thành các chợ tự phát. - Công tác quản lý Nhà nước đối với các chợ tự phát, chợ tạm mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả mang lại còn nhiều hạn chế. Chợ tự phát hình thành không chỉ ở những nơi không có chợ mà còn hình thành chung quanh các chợ chính thức. Nhiều chợ tạm không phù hợp với quy hoạch chung, vi phạm lộ giới, lấn chiếm lòng lề đường nhưng lại không có biện pháp xử lý triệt để, gây mất an ninh trật tự và mỹ quan đô thị. Qua 10 năm phát triển từ 1997 đến nay mạng lưới chợ, trung tâm thương mại như trên, đã góp phần thay đổi bộ mặt thương mại thành phố văn minh, lịch sự hơn và góp phần tích cực trong việc phục vụ đời sống kinh tế-xã hội của thành phố. Nhưng việc phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại hiện nay còn nhiều bất cập. Điều này thể hiện qua các nội dung chủ yếu như sau : (1) Vì việc quy hoạch phát triển chợ-trung tâm thương mại chưa thực hiện, nên việc phát triển thường theo chủ quản cục bộ của địa phương và của các nhà đầu tư, nên việc hình thành phát triển phân bổ hiện nay chưa hợp lý. Nhiều khu vực tập trung quá nhiều chợ, siêu thị kế cận nhau trong khi những khu vực khác lại không có. Các nhà đầu tư kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh, tìm kiếm được mặt bằng ở đâu thì đầu tư kinh doanh ở đó chứ chưa tính đến việc đầu tư kinh doanh theo quy hoạch của thành phố quận-huyện. (2) Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại phát triển nhanh chóng trong thời gian qua nhưng Nhà nước chưa có văn bản nào quy định về quy chế hoạt động phát triển và quản lý siêu thị, trung tâm thương mại. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về siêu thị, trung tâm thương mại hiện nay lỏng lẽo, phân tán và kém hiệu quả. (3) Vấn đề trật tự xã hội, an toàn giao thông khu vực quanh chợ chưa được đảm bảo tốt. Hầu hết các chợ ở khu vực nội thành không có bãi đậu xe hơi, trong khi đó việc mua sắm ở siêu thị bằng xe hơi diễn ra ngày càng phổ biến đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông. Việc đậu xe hơi đã gây cản trở giao thông ở các khu vực chung quanh siêu thị vẫn không được xử lý. Diện tích giữ xe hai bánh của các siêu thị còn nhiều hạn chế so với yêu cầu. LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỢ VÀ QUẢN LÝ CHỢ 3 I/. Hệ thống chợ và vai trò của hệ thống chợ đối với địa phương. 3 1. Khái niệm về chợ. 3 2 . Phân loại chợ : 5 2.1- Phân loại chợ theo quy mô: 5 2.2- Phân loại chợ theo chức năng kinh doanh : 5 3. Vai trò của chợ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 6 3.1. Lịch sử hình thành chợ giữ một vị trí quan trọng trong đời sống dân cư. 6 3.2. Vai trò của chợ 9 II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của chợ. 13 1. Yếu tố chính trị và pháp luật. 13 2. Yếu tố kinh tế. 14 3. Yếu tố khoa học – công nghệ. 16 4. Yếu tố văn hóa – xã hội. 16 5. Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. 17 III/. Vai trò và nội dung của quản lý nhà nước đối với Thương Mại trong nền kinh tế thị trường nói chung và hệ thống chợ nói riêng. 25 1. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. 25 2. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với Thương mại. 27 3. Quản lý Nhà nước về thương mại. 29 IV/. Nội dung của quản lý Nhà nước về hệ thống chợ. 33 1. Tổ chức quản lý hệ thống chợ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 33 2.Quy hoạch lại hệ thống chợ. 36 2.1 Sự cần thiết phải quy hoạch lại hệ thống chợ. 36 2.2 Dự án quy hoạch lại hệ thống chợ trên địa bàn thủ đô Tp. Hà Nội 40 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỢ CỦA QUẬN CẦU GIẤY. 43 I/.Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hệ thống chợ Cầu Giấy. 43 1. Vị trí địa lý. 43 2. Về xã hội. 44 3. Về kinh tế. 47 II/ Hiện trạng chợ và phân loại chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy. 50 1.Số lượng chợ. 50 2. Phân loại chợ theo quy mô. 52 III/.HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY. 53 1.Đánh giá khái quát về đặc điểm xây dựng chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm qua : 53 2. Hiện trạng về cơ sở vật chất các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy : 54 IV.- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÁC CHỢ : 58 1. Ngành hàng kinh doanh : 58 2. Hiệu quả sử dụng mặt bằng kinh doanh ở các chợ : 59 2.1- Khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ : 59 2.2- Các nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả : 60 3. Tình hình chung về vệ sinh môi trường : 62 4. Tình hình chung về vệ sinh thực phẩm : 64 5. Nguyên nhân hạn chế về vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm : 65 V/. HIỆN TRẠNG VỀ AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Ở CÁC CHỢ : 66 1. Hiện trạng về an ninh trật tự ở các chợ : 66 1.1- Về nội quy an toàn trật tự ở các chợ : 66 1.2- Tình hình an ninh, trật tự trong chợ : 67 1.3- Tình hình an ninh trật tự chung quanh chợ : 67 1.4- Tình hình giữ xe tại các chợ : 67 1.4.1- Về bãi giữ xe : 67 1.4.2- Về giá giữ xe tại chợ : 68 1.4.3- Thực trạng các bãi giữ xe tại chợ : 68 2. Tình hình tắc nghẽn giao thông trong và xung quanh chợ : 69 3. Thực trạng về phòng cháy, chữa cháy ở các chợ : 70 VI.- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CÁC CHỢ : 72 1. Cơ sở pháp lý về quản lý Nhà nước ở các chợ : 72 2. Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước ở các chợ : 73 2.1- Sở Thương mại : 74 2.2- ủy ban nhân dân các quận Cầu Giấy : 74 2.3- Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý chợ : 74 VII.- chợ tự phát : 76 1. Đặc điểm hình thành chợ tự phát : 76 2. Những ảnh hưởng của chợ tự phát đối với đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy : 77 3. Nguyên nhân hình thành chợ tự phát : 78 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY. 80 I/. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY ĐẾN NĂM 2020. 80 1. Quan điểm quy hoạch chợ. 80 2. Nguyên tắc tổ chức quy hoạch mạng lưới chợ. 81 3.Mục tiêu 81 4.Quy hoạch : 82 II.- NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHINH SÁCH PHÁT TRIỂN CHỢ : 83 III.- NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ: 86 IV.- NHÓM CÁC GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC MẶT BẰNG KINH DOANH Ở CHỢ : 91 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11492.doc
Tài liệu liên quan