- Nguồn vốn nội bộ doanh nghiệp ( Nguồin vốn tự có) phản ánh số vốn thuộc về các chủ sở hữu doanh nghiệp
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp ( Các khoản nợ phải trả)
Việc chia vốn lưu động của doanh nghiệp ra thành các loại vốn nói trên nhằm tạo khả năng để doanh nghiệp xem xét và quyết định huy động các nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ổn định và cần thiết tương ứng với quy mô kinh doanh nhất định. Các doanh nghiệp cần dự kiến nhu cầu đầu tư vốn lưu động trong kế hoạch dài hạn, đồng thời xây dựng kế hoạch dài hạn, đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch về huy động và sử dụng vốn lưu động hàng năm nhằm đạt hiệu quả cao
65 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý vốn lưu động trong kinh doanh của xí nghiệp cơ khí Long Quân và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản xuất sản phẩm đang có tín nhiệm trên thị trường và tổng số lợi nhuận. Phải xuất phát từ dự đoán tình hình đó, cần phải tổ chức huy động các nguồn vốn lưu động để đảm bảo sản xuất liên tục trong điều kiện thay đổi của thị trường để tranh thủ thời cơ đem lại lợi nhuận cao.
Như vậy, quán triệt nguyên tắc này một mặt bản thân doanh nghiệp phải chủ động khai thác và sử dụng các nguồn vốn tự có, mặt khác huy động các nguồn vốn khác bằng các hình thức linh hoạt và sử dụng vốn vay một cách thận trọng và hợp lý.
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Phải xác định chính xác số vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoach tổ chức vốn lưu động đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi, liên tục đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy vốn lưu động luan chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Lựa chọn hình thức khai thác, huy động các nguồn vốn lưu động thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triệt để khai thác các nguồn vốn lưu động bên trong doanh nghiệp, đông thời phải tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý của từng nguồn nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Ta biết rằng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thể hiện bằng hai chỉ tiêu là số vòng quay vốn lưu động trong kỳ và kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ được tính toán trên cơ sở mức luân chuyển vốn lưu động và số vốn lưu động bình quân. Vì vậy phương hướng chung để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo điều kiện tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở để tăng mức độ luân chuyển vốn lưu động, đồng thời phải sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý, tiết kiệm.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ nhằm thu hồi nhanh lượng vốn, một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, mặt khác cho phép doanh nghiệp giảm khối lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất: Phương hướng chủ yếu là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Do đó, những biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất là những biện pháp đẩy mạnh việc luân chuyển vốn lưu động trong khâu sản xuất. Muốn vậy doanh nghiệp phải có những biện pháp để rút ngắn thời gian trong quy trình công nghệ và hạn chế tới mức thấp nhất thời gian gián đoạn giữa các khâu trong quá trình sản xuất, thời gian ngừng việc do các nguyên nhân khác nhau.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian luân chuyển khấu lưu thông về cơ bản phụ thuộc vào cách tổ chức những hoạt động tiêu thụ và mua sắm. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có nhiệm vụ luôn luôn phấn đấu để rút ngắn thời gian luân chuyển tới mức tối thiểu. Khi xác định nhu cầu vốn thành phẩm phải nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp.
Muốn cho côngviệc trong lưu thông đúng kế hoạch thì phải hoàn thành kế hoạch sản xuất về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông luân chuyển nhanh được thể hiện ở chỗ nó nhanh chóng chuyển sang hình thái tiền tệ rồi tiếp tục luân chuyển phục vụ cho quá trình tái sản xuất. Do vậy cần có các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ, giải phóng vốn lưu động trong khâu lưu thông.
Vấn đề ký kết hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển. Hợp đồng sẽ điều hoà sự tiêu thụ sản phẩm và nhập nguyên liệu. Phải ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng như thế nào để đảm bảo hoạt động được liên tục và nhanh chóng. Hợp đồng góp phần vào việc thực hiện kế hoạch luân chuyển vốn lưu động và vào việc hạ thấp chi phí một cách thích đáng. Việc xác lập quan hệ hợp đồng kinh tế làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên phù hợp với yêu cầu và khả năng thực tế hơn, làm cho sản xuất kinh doanh gắn liền với thị trường để hình thành các quyết định sản xuất cái gì? với số lượng bao nhiêu? sản xuất như thế nào?
Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ quản lý tài chính.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì bên cạnh những điều kiện về công nghệ, máy móc thiết bị, thị trường... còn phải kể đến một vấn đề quan trọng là trình độ nghiệp vụ, sự nhạy bén, năng động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu có tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp
IV. Hình thức sổ kế toán
Sổ kế toán là nơi kế toán thực hiện việc ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh của doanh nghiệp theo trình tự thời gian. Tổ chức hệ thống sổ kế toán được lựa chọn theo một trong bốn hình thức sau, tuỳ thuộc vào qui mô hoạt động của doanh nghiệp & trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán.
Hình thức nhật ký chung: là hình thức sổ kế toán đơn giản, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp và có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện kế toán máy.
Hình thức nhật ký sổ cái: là hình thức sổ kế toán chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp có qui mô nhỏ, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít, trình độ nhân viên kế toán thấp,công việc kế toán thủ công.
Hình thức nhật ký chứng từ: là hình thức sổ kế toán chủ yếu áp dụng ở những doanh nghiệp có qui mô lớn, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán cao, khó áp dụng cho máy vi tính.
Hình thức Chứng từ ghi sổ:Hình thức sổ kế toán này thích hợp với mọi loại hình, qui mô của doanh nghiệp dễ thực hiện đối với kế toán thủ công cũng như kế toán máy.
Trình tự ghi sổ kế toán của các hình thức sổ được thể hiện theo các sơ dồ sau:
Hình thức Nhật ký chung:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
kê
Sổ nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Bảng kê tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kì
Quan hệ đối chiếu
Hình thức Nhật ký - Sổ cái:
Chứng từ gốc
Sổ quĩ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Số, thẻ kế toán chi tiết
Nhật kí - Sổ cáicái
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kì
Đối chiếu, kiểm tra
3. Hình thức Nhật kí - chứng từ:
Chứng từ gốc và các bảng phân bố
Bảng
kê
Nhật ký
chứng từ
Thẻ và sổ
kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng kê tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kì
Đối chiếu, kiểm tra
Hình thức Chứng từ ghi sổ:
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng kê tổng hợp chi tiết
Sổ quĩ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chương 2. Tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp cơ khí Long Quân
I. Khái quát về xí nhgiệp:
1. Quá trình hình thành và phát triển xí nhiệp:
Chức năng hoạt động của doanh nghiệp:
1, Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí.
2, Tư vấn, thiết kế, chế tạo, lắp ráp các thiết bị dây chuyền công nghệ đồng bộ.
3, Sửa chữa, chế tạo mới các phương tiện chuyên dùng đường sông, đường bộ.
4, Kin h doanh vật tư, tư liệu sản xuất.
5, Đào tạo công nhân kỹ thuật các ngành: Gò, hàn, gia công cắt gọt, thuỷ lực, khí nén.
Xí nghiệp cơ khí Long Quân được thành lập ngày 21/01/1998 theo giấy phép số 3379GP/TLDN do UBND thành phố Hà nội cấp. Xí nghiệp cơ khí Long Quân là một doanh nghiệp tư nhân được hình thành vào thời điểm nền kinh tế nước ta đã trải qua hơn mười hai năm đổi mới và có rất nhiều thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Đường lối kinh tế của Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra nhiều cơ hội và khả năng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời và phát triển. Tốc độ phát triển của nền công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này tương đối ổn định 11-12%/năm. Nhiều ngành công nghiệp đã được đầu tư thích đáng và phát triển vượt bậc. Do nắm bắt được nhu cầu đổi mới của ngành công nghiệp nói chung và của ngành cơ khí nói riêng, Xí nghiệp cơ khí Long Quân đã chọn cho mình mục tiêu là đi thẳng vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các phụ kiện của hệ thống thuỷ lực, khí nén và các thiết bị công nghệ sử dụng các hệ thống truyền động đó. Đó là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn cả về trang thiết bị, trình độ kỹ thuật và ý chí vươn lên.
Ngay từ khi mới thành lập (năm 1998), mặc dù vốn đầu tư rất hạn hẹp, năng lực sản xuất còn yếu nhưng Xí nghiệp đã tổ chức nghiên cứu, chế thử và đưa vào sử dụng các sản phẩm cơ khí có hàm lượng công nghệ cao, có nhu cầu thiết yếu cho các ngành kinh tế quốc dân, như hệ thống khớp nối ống dẫn thuỷ lực dùng cho các thiết bị thuỷ lực, khí nén trong các dây truyền công nghệ tự động thay thế hàng nhập khẩu, các hệ thống ống dẫn hoá chất, khí nóng cho công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su, hoàn chỉnh công nghệ sửa chữa, chế tạo các xilanh thuỷ lực loại nhỏ đưa vào sử dụng trên các thiết bị chuyên dùng đóng mới trong nước như xe ép rác, xe chuyên trở rác sử dụng hệ thống thuỷ lực.
Năm 1999, Xí nghiệp nghiên cứu một số lĩnh vực mới như thiết bị đúc nhôm áp lực để sản xuất bàn đạp xe thay cho thiết bị nhập ngoại, năng suất 2000 chiếc/ca, thiết bị lắp ráp phụ kiện bàn đạp xe đạp nâng cao năng suất lên 400% cho tổ hợp Toàn Lực, thiết bị lưu hoá lốp xe máy Chaly có hệ thống điều khiển tự động cho Công ty cao su Sao vàng.
Từ năm 1999 đến năm 2001 sản xuất hệ thống ép mũ cứng cho bộ đội, giầy dép, thắt lưng cho bộ đội...
Năm 2000 đến 2001 Xí nghiệp liên tục mở rộng quy mô sản xuất của mình bằng cách liên kết liên doanh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác với mục tiêu chuyên môn hoá trong sản xuất.
Cũng trong năm 2001 Xí nghiệp lại liên kết với một số xí nghiệp và liên doanh với cao su Inuoe Vietnam (IRV) để trở thành một bộ phận chuyên sửa chữa, bảo dưỡng, chế tạo một số thiết bị chuyên dùng cho công ty IRV.
Từ đầu năm 2002 đến nay Xí nghiệp tiến hành liên kết với công ty cơ khí Vĩnh Xuyên của Đài Loan.
Với mục đích tinh giản bộ máy quản lý và điều hành, toàn bộ bộ phận quản lý gián tiếp chỉ có 2 nhân viên phòng tài vụ là không tham gia váo vác hoạt động nghiên cứu, sản xuất của xí nghiệp. Còn lại các nhân viên khác đều kiêm nhiệm thêm ít nhất một chức năng.
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp:
Là một doanh nghiệp nhỏ, quá trình hoạt động còn rất ngắn lại đi vào một lĩnh vực chuyên môn rất hẹp, tuy vậy chủng loại sản phẩm rất đa dạng nên vấn đề tổ chức sản xuất sao cho phù hợp là một vấn đề không đơn giản. Các sản phẩm do Xí nghiệp sản xuất có hàm lượng công nghệ cao đòi hỏi một quá trình nghiên cứu công phu, đầu tư rất lớn cho giai đoạn chuẩn bị chế tạo thử. Mặt khác, các sản phẩm đó chủ yếu có số lượng ít, hầu như đều là đơn chiếc, vì vậy ở đây cách tổ chức hợp lý là trong cơ cấu sản xuất chia ra làm bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trợ kiêm luôn chức năng kinh doanh và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra do quy mô nhỏ, cơ cấu sản xuất đơn giản, không thông qua các bộ phận gián tiếp mà chỉ gồm doanh nghiệp - ngành - nơi làm việc. Trong Xí nghiệp có 4 ngành chính:
Gò hàn
Gia công cắt gọt
Thiết bị thuỷ lực
Thiết bị điện và hệ thống điều khiển
3. Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp
Bộ máy quản lý của xí nghiệp bao gồm các phòng, ban phù hợp với đặc điểm kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của xí nghiệp.
Sơ đồ tổ chức xí nghiệp
Giám đốc
Phòng kỹ thuật
Xưởng sản xuất
Tổ gò hàn kết cấu
Thiết kế, thi công
Tổ sản xuất ống thuỷ lực
Tổ sửa chữa
Tổ gia công cơ khí
Tổ thuỷ lực, khí nén
Phòng kế toán, tài vụ,
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Phòng kinh doanh
Tổ đào tạo CNKT
Tổ điện
Giám đốc: Giám đốc là đại diện pháp nhân của xí nghiệp, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của xí nghiệp trước pháp luật.
Trưởng phòng: Trưởng phòng trực tiếp điều hành hoạt động của phòng mình, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao.
Xí nghiệp cơ khí Long Quân bao gồm 04 bộ phận chính:
1, Phòng kỹ thuật: 5 cán bộ thạc sĩ kỹ thuật và kỹ sư. Trong đó có 3 người đã tốt nghiệp 2 trường đại học; 2 kỹ sư đã được du học tại Cộng hoà liên bang Nga.
2, Kế toán, tài chính: 2 cán bộ đã tốt nghiệp khoa kế toán trường Đại học Quản trị kinh doanh và 1 cán bộ kiêm nhiệm.
3, Phòng kinh doanh: 2 cán bộ, trong đó có 1 tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội và 1 tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Văn phòng giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp tại 73 đường Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, Hà nội.
4, Xưởng sản xuất: Bao gồm 6 tổ sản xuất:
4.1. Tổ gò hàn kết cấu: bao gồm 8 người với :
+ 4 máy hàn có công suất từ 10 á 36 KW;
+ 1 máy cắt tôn;
+ 1 máy cắt tay;
+ 1 máy cưa thép;
+ 2 máy khoan cần;
+ 1 máy sắn tôn;
+ 1 máy ép thuỷ lực 100 tấn cùng các dụng cụ cầm tay khác.
4.2. Tổ sửa chữa, lắp ráp thuỷ lực, khí nén: bao gồm 5 người với:
+ 2 máy chắn công suất 6 á 12 KW
+ 1 máy khoan cần;
+ 1 máy ép thuỷ lực 60 tấn;
+ 1 máy uốn ống;
+ 1 máy phay Nam Triều Tiên;
cùng các dụng cụ cầm tay khác và các bộ dụng cụ tháo lắp thiết bị. Ngoài ra, còn có 1 máy thử áp suất của hệ thống thuỷ lực; thử xilanh thuỷ lực.
4.3. Tổ điện: Bao gồm 2 người với các dụng cụ điện: đồng hồ đo; dụng cụ cầm tay khác.
4.4. Tổ sản xuất ống thuỷ lực, ống hơi nóng: Bao gồm 1 người với các thiết bị:
+ 1 máy cắt ống của Phần Lan;
+ 1 máy bóp dẫn ống của Phần Lan;
+ 1 máy mài cắt của Đức & các dụng cụ phục vụ cầm tay khác.
4.5. Tổ gia công cơ khí: Tổ này được chia làm 2 khu vực:
Khu vực 1: Địa điểm tại 87 Lĩnh Nam – Hai Bà Trưng – Hà nội (nơi văn phòng xí nghiệp hiện nay). Bao gồm 3 người, có:
+ 1 máy phay Nhật
+ 1 máy tiện loại lớn M63
+ 1 máy tiện loại trung bình T616
+ 1 máy tiện loại nhỏ để sản xuất cút nối thuỷ lực
cùng các loại máy khác như: khoan cần, mài dao, và các đồ gá khác.
Khu vực 2: Bãi phúc xá - Hà nội; Bao gồm 6 người, có:
+ 1 máy tiện loại lớn (làm chân vịt tàu thuỷ)
+ 1 máy phay lớn
+ 1 máy khoan
+ Cùng 4 máy tiện loại trung bình và các dụng cụ phục vụ khác (máy hàn điện, cắt hơi, ...)
4.6. Tổ sửa chữa: Bao gồm 8 người, do một kỹ sư cơ khí phụ trách. Hiện nay có 4 người đang làm việc thường xuyên tại công ty IRV. Thiết bị của tổ này bao gồm 5 máy hàn điện; 2 máy khoan cần; cùng các loại dụng cụ cầm tay khác (máy cắt tôn bằng tay; máy khoan cầm tay; palăng xích; máy mài tay; càlê; mỏlết; máy cắt hơi – ống,...)
4. Sản phẩm xí nghiệp.
Các sản phẩm chính bao gồm: các thiết bị thuỷ lực; khí nén chuyên dùng cho các dạng công nghệ: lưu hoá cao su; dập sâu; ép sản phẩm dân dụng như xe ép rác bằng thuỷ lực cho các công ty môi trường. hút bụi, khử độc...
Trong những năm qua, từng bước xí nghiệp đã có những bước tiến bộ về công nghệ như sau:
1998: Chế tạo máy sấy gỗ trong hệ kín, máy ép thuỷ lực 60 tấn.
1999: Chế tạo phần chuyên dùng cho xe ép rác của môi trường. Thiết bị hút bụi và thông gió cho bếp ăn khách sạn. Bắt đầu thiết kế máy ép 100 tấn, chế tạo máy ép để lưu hoá đế giày.
2000: Chế tạo máy ép 400 tấn để dập sâu, tiếp tục chế tạo các loại xe ép rác bằng thuỷ lực
2001: Chế tạo thành công máy ép 400 tấn để dập sâu, nâng cao kỹ thuật chế tạo xe ép rác bằng thuỷ lực; các loại thiết bị chuyên dùng khác; ép và lưu hoá mũ cứng. máy sấn tôn dày 12mm để làm cột điện dài 6m, 500 tấn.
2002: Chế tạo thành công máy ép gỗ dán 400 tấn, máy lưu hoá cao su kỹ thuật kép 150/150 tấn.; Máy thử ống thuỷ lực 200 áp (600 kg/cm2)
5. Các thông tin khác.
- Tổng diện tích mặt bằng: 1000m2
- Số người làm việc: 40 người
- Địa chỉ xí nghiệp: 87 Lĩnh Nam – Hai Bà Trưng – Hà nội
73 Đường Tam Trinh – Hà nội
- Điện thoại: 84 – 4- 8628198
- Email: long_quân@hn.vnn.vn
II. Hệ thống kế toán của xí nghiệp:
1. Phòng Kế toán, tài vụ:
Nhiệm vụ chính của phòng:
Thanh toán, quyết toán tài chính ngân hàng
Chịu trách nhiệm về các khoản thu chi tài chính của xí nghiệp
Thanh toán quyết toán thuế và làm nghĩa vụ thuế với nhà nước
Ngoài ra Phòng kế toán còn có nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính theo quy định với ban lãnh đạo nhằm giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp, thấy được những lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả kém để có biện pháp khắc phục hoặc đưa ra các phương án chiến lược kinh phù hợp với tình hình tài chính của xí nghiệp.
Nhân lực:
Như đã đề cập ở trên xí nghiệp chủ trương tinh giản tối đa bộ máy quản lý nên phòng kế toán chỉ bao gồm 2 cán bộ đã tốt nghiệp khoa kế toán trường Đại học Quản trị kinh doanh và 1 cán bộ kiêm nhiệm.
Sơ đồ tổ chức:
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Thủ quỹ
Kiểm toán, kiểm tra
Phân công công việc: 1 kế toán trưởng và 1 kế toán viên kiêm thủ quỹ, 1 kiểm tra nội bộ kiêm nhiệm
2. Hệ thống tổ chức kế toán:
Căn cứ qui mô hoạt động của doanh nghiệp và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ máy kế toán của công ty hiện nay ở mức hợp lý.
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ công tác hạch toán kế toán của Công ty trước ban Giám đốc:
Mở hệ thống sổ sách kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
Tổ chức việc lập luân chuyển, lưu giữ chứng từ hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán tài chính kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tổ chức thiết kế mẫu sổ, báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về nghiệp vụ bán hàng, xác định kết quả tiêu thụ, tình hình công nợ.
Tổ chức lập báo cáo quản trị theo tuần về chi tiết công nợ phải thu, công nợ phải trả, tình hình tài sản vào thời điểm thứ hai đầu tuần.
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, tư vấn cho Giám đốc lựu chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất.
Lập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra và bảng quyết toán thuế GTGT hàng tháng để nộp cơ quan thuế vào 10 ngày đầu tháng sau.
Lập các báo cáo quyết toán hàng năm, nộp theo đúng thời hạn qui định của chế độ kế toán và gửi tới đầy đủ các cơ quan chức năng liên quan theo qui định.
Kế toán viên: chịu sự quản lý phân công công việc của kế toán trưởng về các công việc liên quan đến hạch toán kế toán, chủ yếu là phần hành quản lý kho hàng, vào sổ chi tiết hàng hoá... và giữ chức năng thủ quỹ.
Cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ kiêm nhiệm thực hiện định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
Hình thức sổ kế toán được Xí nghiệp Cơ khí Long Quân lựa chọn áp dụng là Chứng từ - Ghi sổ trình tự ghi sổ được thực hiện như sau:
Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái để lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng làm Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ Và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
II. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp qua 2 năm 2000 - 2001
1. Kết cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp
Trước khi phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp, ta hãy hãy xem xét khái quát tỷ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn kinh doanh với kết cấu vốn của xí nghiệp được thể hiện qua một số năm ở bảng sau:
bảng: 1. Kết cấu vốn kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
±
%
±
%
Tổng số vốn
4830
100
5532
100
5802
100
702
14,5
270
4,9
Vốn lưu động
4320
87,5
4982
90
5266
90.7
752
17,8
284
5,7
Vốn cố định
600
12,5
550
10
536
9.3
-50
-8,3
-14
-2,6
Qua biểu 1 ta thấy năm 2000 tổng số vốn là 5532 triệu đồng tăng 702 triệu đồng tương ứng với 14.5% so với năm 1999. Năm 2001 tổng số vốn tăng 270 triệu đồng tương ứng với 4.9% so với năm 1999.
Trong tổng số vốn của doanh nghiệp thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn (từ 87,5% đến 90,7%). Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc điểm, tính chất của ngành cơ khí cần khối lượng vốn lưu động lớn để trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Năm 2000 so với năm 1999 vốn lưu động của xí nghiệp tăng cả về khối lượng lẫn tỷ trọng, năm 1999 vốn lưu động là 4320 triệu đồng chiếm 87,5% vốn kinh doanh, năm 2000 vốn lưu động là 4982 triệu đồng chiếm 90% vốn kinh doanh, năm 2001 vốn lưu động là 5266 triệu đồng chiếm 90,7% vốn kinh doanh. Như vậy cho thấy rằng việc huy động vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
Do tính chất của ngành cơ khí, vốn sản xuất chủ yếu là vốn lưu động nên vốn cố định của xí nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn (9,3% đến 12,5%). Tuy nhiên trong 3 năm qu cho thấy vốn cố định của xí nghiệp giảm đi không đáng kể (từ 600 triệu đồng năm 1999 xuống 536 triệu đồng năm 2001) chủ yếu là khấu hao tài sản cố định.
2. Kết cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp
Là một xí nghiệp cơ khí vốn lưu động của xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tại thờ điểm 31/12/2001 vốn lưu động của xí nghiệp là 5266 triệu đồng chiếm 90,7% tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng 5,7% so với năm 2000. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trước hết ta xem cơ cấu vốn lưu động ở bảng sau
bảng: 1. Kết cấu vốn kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2001/2000
Số tiền
%
Số tiền
%
±
%
Vốn bằng tiền
2491
50,0
2633
50,0
142
5,7
Tiền mặt tại quỹ
641
25,7
852
32,4
211
32,9
Tiền gưỉ ngân hàng
1850
74,3
1781
67,6
-69
-3,7
Khoản phải thu
1591
31,9
1933
36,7
342
21,5
Phải thu khách hàng
1440
90,5
1788
92,5
348
24,2
Phải thu khác
95
6,0
100
5,2
5
5,3
Dự phòng phải thu khó đòi
56
3,5
45
2,3
-11
-19,6
Vốn lưu động khâu dự trữ
900
18,1
700
13,3
-200
-22,2
Hàng mua đang đi đường
286
31,8
430
61,4
144
50,3
CCDC trong kho
100
11,1
0
0,0
-100
-100
Hàng tồn kho
500
55,6
250
35,7
-250
-50,0
Hàng gửi bán
14
1,6
20
2,9
6
42,9
Tổng vốn lưu động
4982
100
5266
100
284
5,7
Vốn bằng tiền dùng để thanh toán với khách hàng, trả nợ vốn vay, mua hàng hoá. Trong bảng 2 ta thấy, vốn vốn băng ftiền của xí nghiệp qua mối năm đều tăng: năm 2000 là 2491 triệu đồng chiếm 50%, sang năm 2001 số vốn này là 2633 triệu đồng cũng chiếm 50%, trong tổng số vốn lưu động của xí nghiệp. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của xí nghiệp tốt, khả năng thanh toán cao. Tuy vậy năm 2000 tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn tới những 74,3% đến năm 2001 giảm xuống còn 67,6%. Như thế là tiền bị đọng trong quỹ khá nhiều trong khi xí ngiệp vẫn phải chịu một số khoản nợ vay khiến cho mức sinh lời của vốn bị giảm.
Các khoản phải thu trong thành phần vốn lưu động năm 2001 tăng 21.5% so với năm 2000 và tỷ trọng ngày càng tăng: năm 2000 chiếm 31,9%, tăng lên 36,7% năm 2001. Trong cơ cấu các khoản phải thu, nợ phải thu từ khách hàng tỷ trọng luôn cao. Năm 2000 chiếm 90,5, năm 2001 tăng lên 92,5%. Như vậy vốn lưu động của xí nghiệp bị đọng vào các khoản nợ phải thu khá lớn, vốn chiếm dụng khá nhiều. Như thế chứng tỏ công tác thu nợ của xí nghiệp còn lỏng lẻo, chính sách thanh toán với khách hàng của xí nghiệp còn có một số điều kiện ràng buộc chưa chặt chẽ, làm ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp.
Vốn lưu động trong khâu dự trữ giảm: năm 2000 là 900 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,1% so với tổng số vốn lưu động, năm 2001 là 700 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,3% so với tổng số vốn lưu động. Trong đó:
- Hàng mua đi đường tăng 50,3% từ 286 triệu năm 2000 lên 430 triệu năm 2001 tỷ trọng tăng từ 31,8% lên 61,4%.
- Hàng tồn kho giảm từ 500 triệu năm 2000 xuống 250 triệu năm 2001 làm cho tỷ trọng giảm từ 55,6% năm 2000 xuống 35,7% năm 2001. Điều này chứng tỏ xí nghiệp có khả năng tiêu thụ hàng hoá tốt.
1.1. Tình hình quản lý vốn bằng tiền của xí nghiệp
Tiền mặt của xí nghiệp bao gồm: các khoản tiền tại quỹ, tiền đang chuyển, tiền ở dạng tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng.
- Các khoản tiền mặt tại quỹ của xí nghiệp phục vụ cho việc chi trả lương cán bộ công nhân viên, thanh toán đột xuất khi cần thiết, tạn ứng để mua hàng.
- Tiền gửi ngân hàng của xí nghiệp chính là tiền gửi thanh toán, phục vụ cho mục đích mua hàng nhập khẩu.
- Tiền đang chuyển là bộ phận tiền đang được chuyển trả cho người bán, chỉ trả giữa các ngân hàng thông qua các lêngân hàng chuyển tiền.
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền của xí nghiệp, ta có một số thông tin sau:
biểu 3: tình hình sử dụng và quản lý vốn bằng tiền
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh 2001/2000
Vốn bằng tiền
2491
2633
142
Tiền mặt tại quỹ
641
852
211
Tiền gửi ngân hàng
1850
1781
-69
Tiền đang chuyển
0
0
0
Để chủ động trong kinh doanh và đảm bảo an toàn trong thanh toán thì việc duy trì một số dư nhất định nào đó trong khoản “vốn bằng tiền” là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, thực tế xí nghiệp rất ít khi có tiền mặt tồn đọng lâu vì xí nghiệp sẽ chuyển nagy ra để thanh toán nợ ngắn hạn khi nó vượt qua một giới hạn nhất định nào đó so với nhu cầu dự tính trong ngắn hạn.
Thực tế công tác ngân quỹ tại xí nghiệp đã và đang rất được coi trọng, xí nghiệp luôn theo dõi tình hình số dư trên tài khoản của mình tại ngân hàng và kết hợp đối chiếu với nhu cầu thu-chi dự tính để lập dự trù ngân quỹ.
1.2. Quản lý dự trữ tồn kho
Để thấy được tình hình tồn kho của xí nghiệp, ta xem xét số liệu sau
biểu 4: Tình hình hàng tồn kho của xí nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh 2001/2000
Hàng mua đang đi đường
286
430
144
Công cụ, dụng cụ
100
0
-100
Hàng tồn kho
500
250
-250
Hàng gửi bán
14
20
6
Tổng cộng
900
700
-200
Tình hình hàng tồn kho của xí nghiệp có một số đặc điểm sau:
- Tổng hàng tồn kho của xí nghiệp năm 2001 giảm 22% so với năm 2000 từ 900 triệu đồng xuống 700 triệu đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp bán được hàng, lượng hàng tồn đọng không nhiều, tình hình kinh doanh tốt. Tổng hàng tồn kho giảm là do hàng tồn kho năm 2001 giảm 50% so với năm 2000 (250 triệu đồng).
- Đồng thời hàng mua đang đi đường năm 2001 tăng 144 triệu đồng so với năm 2000. Hàng mua đang đi đường của xí nghiệp chính là hàng hoá nhập khẩu, số hàng nhập khẩu tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh của xí nghiệp tiến triển tốt, xí nghiệp có nhiều đơn đặt hàng.
1.3. Quản lý các khoản thu
Khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn lưu động sử dụng của xí nghiệp. Hơn thế nữa nó liên quan trực tiếp tới chu kỳ vận động của vốn lưu động và ảnh hưởng đến lợi nhuận của xí nghiệp. Chính vì vậy, quản lý các khoản phải thu là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm đặc biệt của xí nghiệp nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
biểu 5: tình hình quản lý các khoản phải thu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
Số tiền
Số tiền
Số tiền
±
%
±
%
Phải thu khách hàng
1236
1440
1788
204
16,5
348
24,2
Phải thu khác
87
95
100
8
9,2
5
5,3
D/phòng phải thu khó đòi
75
56
45
-19
-25,3
-11
-19,6
Khoản phải thu
1398
1591
1933
193
13,8
342
21,5
Qua biểu số liệu trên ta thấy:
Tổng các khoản phải thu của xí nghiệp năm 2000 tăng 13,8% (193 triệu đồng) so với năm 1999, năm 2001 tiếp tục tăng 21,5% (342 triệu đồng) so với năm 2000. Khoản phải thu của xí nghiệp tăng lên là một điều không tốt. Trong đó khoản phải thu khách hàng có mức tăng cao, năm 2000 tăng 16,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng 24,2% so với năm 2000. Việc tăng này là điều bất lợi cho xí nghiệp, không chỉ vì rủi ro do sự thay đổi giá trị đồng tiền mà còn làm cho xí nghiệp tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh. Việc quản lý khoản mục này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của xí nghiệp, nó đòi hỏi phải được xem xét một cách nghiêm túc.
CHƯƠNG iii. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở xí nghiệp long quân
I. Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp
Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mức sinh lời của vốn lưu động
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Đvị tính
2000
2001
2001/2000
±
%
1.
Tổng doanh thu
Triệu đồng
2491
2633
142
5,7
2.
Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
573
866
293
51,1
3.
VLĐ bình quân
Triệu đồng
150
180
30
20,0
4.
Hiệu quả sử dụng VLĐ (=1/3)
Lần
16,6
14,6
-2
-11,9
5.
Mức sinh lời của VLĐ (=2/3)
Đồng
3,8
4,8
1
26,3
1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua một số chỉ tiêu:
1.1. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua bảng phân tích ta thấy hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001 giảm 11,9% so với năm 2000.
Theo công thức
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động
=
Tổng doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này của xí nghiệp năm 2000 và 2001 được tính như sau:
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2000)
=
2491
=
16,6
150
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2001)
=
2633
=
14,6
180
Qua bảng 6 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp giảm đi. Sự tụt giảm của hiệu quả sử dụng vốn lưu động là giai đoạn khó khăn của xí nghiệp trong những năm đầu thành lập. Tuy nhiên tốc độ sụt giảm của hiệu quả sử dụng vốn lại chậm, không có biến động mạnh. Mặc dù vậy, xí nghiệp cũng cần phải xem xét lại việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình vì hiệu quả sử dụng vốn lao động giảm xuống sẽ không đủ trang trải cho sự tăng lên của nguồn vốn huy động.
Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho xí nghiệp trong thời gian tới là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng có sự tăng giảm xen kẽ như trong thưòi gian qua. Việc này chỉ có thể thực hiện được bằng cách thúc đẩy tốc độ tăng của doanh thu hoặc giảm tốc độ tăng của vốn lưu động hoặc thực hiện đồng thời cả hai biện pháp trên.
Tuy nhiên, hệ số hiệu qủa sử dụng vốn lưu động chỉ phản ánh một phần mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Để đánh giá chính xác thực tế hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần đánh giá mức sinh lợi của vốn lưu động.
1.2. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động :
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Theo số liệu của bảng trên ta thấy sức sinh lợi của của vốn lưu động năm 2001 tăng 26,3% so với năm 2000.
Theo công thức:
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Mức sinh lợi của vốn lưu động (2000)
=
573
=
3,8
150
Mức sinh lợi của vốn lưu động (2001)
=
866
=
4,8
180
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động năm 2000 làm ra 3,8 đồng lợi nhuận thuần. Năm 2000 cứ một đồng vốn lưu động làm ra 4,8 đồng lợi nhuận thuần, như vậy mức doanh lợi vốn lưu động của xí nghiệp năm 2001 cao hơn năm 2000. Nguyên nhân chính là lợi nhuận năm 2001 tăng 293 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng tăng 51% nhưng vốn lưu động bình quân năm 2001 chỉ tăng hơn so với năm 2000 là 20%.
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Do vốn lưu động có đặc điểm riêng biệt là tham gia hoàn toàn và thường xuyên vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của quá trình sản xuất kinh doanh nên việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, đồng thời góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ phản ánh trình độ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì những lý do trên mà nhất thiết ta phải phân tích chỉ tiêu này để thấy được tình hình sử dụng vốn của xí nghiệp ra sa, thu hồi vốn nhanh hay chậm, từ đó có giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thời gian tiếp theo.
Biểu 7: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1999
2000
2001
2000/1999
2001/2000
±
%
±
%
Doanh thu thuần
Triệu đ
1698
2491
2633
793
46,7
142
5,7
VLĐ bình quân
Triệu đ
130
150
180
20
15,4
30
20,0
Số vòng quay VLĐ
Vòng
13,06
16,60
14,60
3,54
27,1
-2
-12,0
Số ngày lưu chuyển VLĐ
Ngày
27,60
21,70
24,60
-5,9
-21,4
2,9
13,4
Hề số đảm nhiệm VLĐ
0,08
0,06
0,07
-0,02
-25,0
0,01
16,7
2.1. Vòng quay vốn lưu động:
Qua bảng số liệu ta thấy: số vòng quay vốn lưu động năm 1999 là 13 vòng, đến năm 2000 tăng lên 16,6 vòng (27,2%) nhưng đến năm 2001 lại giảm xuống còn có 14,3 vòng (11,9%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp không ổn định, là do vốn lưu động của xí nghiệp không ngừng tăng lên lại luân chuyển rất chậm.
Theo công thức:
Số vòng quay vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Số vòng quay vốn lưu động (1999)
=
1698
=
13,06
130
Số vòng quay vốn lưu động (2000)
=
2491
=
16,6
150
Số vòng quay vốn lưu động (2001)
=
2633
=
13,6
180
+ So sánh số liệu năm 2000 với năm 1999 ta thấy vốn lưu động bình quân của xí nghiệp tăng 15,4% và vòng quay của vốn lưu động năm 1999 là 27 ngày nhưng số ngày luân chuyển sang năm 2000 là 21 ngày (tăng 6 ngày/vòng).
+ Năm 2001 so với năm 2000 ta thấy vốn lưu động bình quân tăng 20% và số ngày luân chuyển cũng tăng 13,4% (2,9 ngày/vòng).
Như vạy một thực tế là vốn lưu động không kịp thu hồi để trả nợ vay trong khi xí nghiệp vẫn vay để kinh doanh và nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ tốn kém chi phí để trả lãi vay mà đáng ra có thể giảm được.
Có thể nói vốn lưu động của xí nghiệp trong năm 1999 luân chuyển tốt hơn so với 2 năm 2000 và 2001 vì trong giai đoạn này vốn lưu động tập trung trong tay khách hàng ít hơn làm cho vòng quay vốn lưu động tăng lên. Năm 2000 vòng quay vốn tăng lên xí nghiệp sẽ giảm bớt được việc đi vay vốn và như vậy kết quả kinh doanh sẽ tăng lên.
2.2. Thời gian một vòng luân chuyển:
Được xác định theo công thức:
Thời gian một vòng luân chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của VLĐ
Chỉ tiêu này năm 1999, 2000, 2001 được tính như sau:
Thời gian một vòng luân chuyển (1999)
=
360
=
27,6
13,06
Thời gian một vòng luân chuyển (2000)
=
360
=
21,7
16,6
Thời gian một vòng luân chuyển (2001)
=
360
=
24,6
14,6
Năm 2000 doanh thu thuần tăng lên 793 triệu đồng tương ứng 46,7% trong khi đó vốn lưu động bình quân tăng 20 triệu đồng tương ứng với 15,4% so với năm 1999 làm cho vốn lưu động tăng lên nên thời gian một vòng luân chuyển tăng từ 27 ngày lên 21 ngày (6 ngày / vòng).
Năm 2001 doanh thu thuần cũng tăng 142 triệu đồng (5,7%) trong vốn lưu động tăng lên 30 triệu đồng (20%) so với năm 2000 làm cho vòng quay vốn lưu động giảm đi nên thời gian một vòng luân chuyển cũng giảm đi (3 ngày / vòng)
2.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Thời gian một vòng luân chuyển (1999)
=
130
=
0,08
1698
Thời gian một vòng luân chuyển (2000)
=
150
=
0,06
2491
Thời gian một vòng luân chuyển (2001)
=
180
=
0,07
2633
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng vốn luân chuyển năm 1999 cần 0,08 đồng vốn lưu động, năm 2000 cần 0,06 đồng vốn lưu động và năm 2001 là 0,07 đồng vốn lưu động. Như vậy tốc độ chu chuyển của vốn lưu động năm 2001 có giảm so với năm 1999 nhưng lại tăng so với năm 2000 nên xí nghiệp đã lãng phí một lượng vốn lưu động năm 2001 là:
Số VLĐ tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do thay đổi tốc độ luân chuyển
=
S doanh thu thuần
x
Thời gian 1 vòng luân chuyển kỳ phân tích năm nay
-
Thời gian 1 vong luân chuyển kỳ phân tích năm trước
360
=
2633
x
24,6
-
21,7
=
2,9 triệu đồng
360
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp
Trong thời gian qua xí nghiệp đã đáp ứng đầy đủ như cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Xí nghiệp đã nỗ lực, cố gắng để thích nghi với hoàn cảnh, có đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, không để xảy ra tình trạng chậm trễ, trì trệ trong kinh doanh.
Tuy việc quản lý vốn lưu động chưa được tốt như các doanh nghiệp khác đã được thành lập từ lâu, nhưng hoạt động kinh doanh của xí nghiệp vẫn có một số khả quan như sau:
Thứ nhất:
Qua báo cáo mới nhất đánh giá thì xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2001 và có lãi, bảo đảm công ăn việc làm và thu nhập cao cho người lao động.
Thứ hai:
Xí nghiệp đã thiết lập, mở rộng mối quan hệ với khách hàng, bạn hàng. Tất cả những điều này giúp xí nghiệp mở rộng được thị trường của mình, tìm thêm cho mình những khách hàng mới, thể hiện ở số lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều.
Thứ ba:
Đời sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp không ngừng được nâng cao. Nếu như năm 1999 lương bình quân của mỗi công nhân viên trong chỉ là 1 triệu đồng/tháng thì hiện nay con số này là hơn 1,5 triệu đồng/tháng. Đây chính là một minh chứng cụ thể nhất cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả của xí nghiệp.
Với số lượng lao động không phải là nhiều, toàn xí nghiệp chỉ có 58 người trong khi đó lại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật còn lạc hậu, sức cạnh tranh yếu. Với bộ máy xí nghiệp gọn nhẹ, cấu trúc đơn giản, đã cho phép xí nghiệp đạt được những kết quả khả quan trong thời gian mới thành lập.
II. TồN TạI Và NGHUYÊN NHÂN
Bên cạnh những thành tựu đạt được, xí nghiệp cơ khí Long Quân vẫn còn một số tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn lưu động, đó là:
* Quan hệ cung - cầu trên thị trường: xí nghiệp đã ra đời cùng với các đơn vị, tổ chức cùng kinh doanh những mặt hàng như xí nghiệp cơ khí Long Quân đã làm cho quan hệ cung - cầu thay đổi theo chiều hướng khó khăn cho xí nghiệp do phải cạnh tranh gay gắt hơn.
* Việc nắm bắt thông tin thị trường thế giới và trong nước còn chập, chưa nghiên cứu đầy đủ nhu cầu của thị trường nên sản phẩn sản xuất ra chưa tiêu thụ được ngay.
* Nợ phải thu năm 2001 so với năm 2000 tăng 21,5%. Một mặt gây ứ đọng vốn làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, mặt khác làm tăng chi phí lưu thông, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
III. Phương hướng hoạt động của xí nghiệp trong thời gian tới
Những năm tới tình hình kinh tế xã hội nước ta sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khó khăn về vốn lưu động, vấn đề tỷ giá... Do đó xí nghiệp đã đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới.
1. Mục tiêu thực hiện
a) Mục tiêu ngắn hạn:
Trong buổi họp tổng kết cuối năm của xí nghiệp, ngoài việc tổng kết kết quả đạt được so với kế hoạch đặt ra trong năm 2001, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp cũng đặt ra mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới.
Mục tiêu của xí nghiệp trong năm 2001 là:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
(thực hiện)
Năm 2001
(mục tiêu)
Tổng doanh thu
2.633
3.100
Tổng chi phí
1.404
2.480
Lợi nhuận
866
952
Theo đó, kế hoạch đặt ra trong năm 2001 là:
- Doanh thu tăng 17,74% so với năm 2001
- Lợi nhuận tăng 9,7% so với năm 2001
Mục tiêu trên đây không phải là quá xa vời đối với xí nghiệp vì với tổng doanh thu như năm 2001 thì xí nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đã vạch ra như trên. Thêm vào đó là sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, với kinh nghiệm sẵn có của họ và trình độ quản lý của Ban giám đốc thì mục tiêu này không phải là không thực hiện được.
b) Mục tiêu dài hạn:
Ngoài mục tiêu ngắn hạn là năm 2001 cần phải đạt được như trên, công ty cũng đặt cho mình kế hoạch mang tính dài hạn trong thời gian tới như sau:
* Mở rộng các mặt hàng kinh doanh và thị trường bán sản phẩm.
* Tuyển chọn, đào tạo thêm các chuyên viên có năng lực để phục vụ cho việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô hoạt động của xí nghiệp.
* Tiến hành hoạt động xuất khẩu.
2. Những giải pháp chủ yếu
ở trên, em đã nêu lên những thành tựu đã đạt được của xí nghiệp trong thời gian qua và những tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới. Trên cơ sở những tồn tại đó, em xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đó, giúp xí nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình trong thời gian tới.
a) Tiến hành kế hoạch hóa công tác sử dụng vốn lưu động
Để tiến hành xây dựng kế hoạch hóa công tác sử dụng vốn lưu động, xí nghiệp có thể dựa vào các cơ sở sau:
* Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kế hoạch kinh doanh là quan trọng nhất, nó là nơi bắt nguồn để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động SXKD. Đối với xí nghiệp cũng vậy, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh đã đề ra để xác định và định lượng về nhu cầu vốn của mình.
* Bên chạnh đó là các định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua của xí nghiệp. Trên cơ sở các định mức đó, giúp xí nghiệp định hình được định mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay, từ đó có kế hoạch huy động phù hợp.
* Một yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng đòi hỏi xí nghiệp phải xét đến là năng lực, trình độ quản lý của xí nghiệp. Vì trên thực tế, nếu kế hoạch kinh doanh, khả năng huy động vốn tốt nhưng năng lực quản lý yếu kém, không hiệu quả thì công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cũng trở nên vô dụng. Để làm được điều này, xí nghiệp có thể căn cứ vào kết quả thực hiện năm qua.
Sau khi đã đánh giá và xem xét cả ba nhân tố trên, xí nghiệp phải xác định nhu cầy vốn lưu động thường xuyên, tối thiểu của mình. Có nhiều phương pháp để xác định được nhu cầu này như phương pháp thống kê, phương pháp kinh tế lượng. Tuy nhiên phương pháp được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp thống kê kinh nghiệm, có nghĩa là căn cứ vào tình hình của các năm trước để xác định nhu cầu năm nay. Ví dụ như nếu số vòng quay hàng tồn kho năm trước là 1,6 vòng, doanh thu là 2,6 tỷ đồng, số vốn lưu động cần là 1,2 tỷ đồng, với kế hoạch đặt ra năm nay là 3 tỷ đồng, số vòng quay hàng tồn kho không đổi là 1,6 vòng thì số vốn lưu động cần thiết để tạo ra số doanh thu đó là 3/1,6 = 1,8 tỷ đồng. Căn cứ vào đó xí nghiệp có thể xác định được một cách tương đối chính xác số vốn lưu động tối thiểu của mình.
Trên cơ sở đó, xí nghiệp xây dựng cho mình kế hoạch huy động vốn phù hợp. Kế hoạch huy động vốn ở đây bao gồm: việc xác định thời điểm huy động, số lượng huy động ở mỗi thời điểm và nguồn huy động. Trong các nhân tố này, thì việc xác định nguồn huy động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp.
Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa nguồn vốn lưu động trên cơ sở xem xét các nhân tố khách quan và chủ quan sẽ giúp xí nghiệp đáp ứng được các yêu cần về nguồn vốn kinh doanh của mình.
b) Xác định nhu cầu thị trường
Có thể nói thị trường là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên kinh doanh mặt hàng gì? số lượng bao nhiêu? phương thức thanh toán ra sao? tất cả đều do thị trường quyết định.
Hiện nay tình hình kinh doanh trên thị trường ngày một khó khăn. Tuy nhu cầu về các mặt hàng cơ khí ngày càng tăng nhưng tình trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng diễn ra gay gắt, bên cạnh đó yêu cầu về giá cả, chất lượng... cũng được khách hàng quan tâm hơn, do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cơ khí phải thỏa mãn những yêu cầu của họ làm cho xí nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc ký được nhiều hợp đồng sản xuất.
Với điều kiện khách quan khó khăn như vậy đòi hỏi xí nghiệp cần phải tìm cách chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường. Có như vậy xí nghiệp mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình, tăng doanh thu đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, giải quyết tốt hơn đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Để nắm bắt thị trường được tốt, xí nghiệp cần tạo điều kiện mở rộng sản xuất hơn nữa, nhằm đẩy mạnh vòng quay của vốn, tăng tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Tóm lại, để làm tốt công tác thị trường, xí nghiệp nên đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhạy nắm bắt dự đoán được mọi diễn biến trên thị trường và phân tích trực tiếp thị trường.
c) Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt
Chu kỳ vận động của tiền mặt
=
Thời gian thu hồi các khoản phải thu
+
Thời gian vận động của NVL
+
Thời gian chậm trả các khoản phải trả
Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt cũng có nghĩa là xí nghiệp phải:
- Giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu
- Giảm thời gian vận động của tiền mặt
Giải pháp đối với việc giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu đã được trình bày ở trên, ta tập trung vào 2 giải pháp:
* Giảm thời gian vận động của nguyên vật liệu
Thời gian vận động của NVL
=
Hàng tồn kho
Mức bán ra mỗi ngày
Giảm thời gian hoạt động của nguyên vật liệu tức là phải tìm cách giảm hàng tồn kho và tăng mức bán mỗi ngày.
Để tăng mức bán mỗi ngày, thì đòi hỏi xí nghiệp phải tiến hành các giải pháp đồng bộ như: kết hợp Maketing với nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiến hành phân tích thị trường, từ đó xây dựng chiến lượng tạo nguồn hàng, tiến hành dự trữ, nhập hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng sao cho phù hợp, bao gồm: chính sách giá cả, quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ khách hàng...
* Kéo dài thời gian chậm trả
Đây là giải pháp mang tính tiêu cực song nó đem lại lợi ích rất lớn. Nhờ vào đó xí nghiệp có thể chiếm dụng được số vốn trong ngắn hạn để bổ sung vào vốn lưu động của mình mà không phải trả chi phí. Nhưng như đã nói nó có tính tiêu cực là xí nghiệp sẽ có thể mất uy tín, gặp khó khăn trong các lần giao dịch với bạn hàng tiếp theo, có thể bị phạt... điều này sẽ rất bất lợi cho xí nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Do đó, biện pháp này xí nghiệp có thể áp dụng nhưng phải xem xét tổng quan với các yếu tố khác, mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí để có được quyết định cho thích hợp.
d) Có giải pháp và kế hoạch cụ thể để thu hồi nợ nhanh và có kết quả.
Số liệu năm 2001 cho thấy: vốn lưu động của xí nghiệp là 5.266 tỷ đồng mà các khoản khách hàng nợ đã chiếm tới 1.933 tỷ đồng (hơn 30% tổng số). Điều đó làm vòng quay vốn lưu động chậm lại, hiệu quả kinh tế kém và rủi ro tăng lên. Bởi vậy xí nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
kết luận
Trên đây là thực tế tình hình sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp cơ khí Long Quân và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động mà em mạnh dạn nêu ra.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp cơ khí Long Quân cho thấy rằng, trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng xí nghiệp vẫn đạt được những thành tích như: sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được xí nghiệp vẫn còn không ít những hạn chế tồn tại trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn sản xuất nói chung và đồng vốn lưu động nói riêng. Từ đó đòi hỏi xí nghiệp phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhất là trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn cả về lý luận và thực tiễn song em đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất để xí nghiệp có thể xem xét và áp dụng. Những ý kiến trên chỉ là những suy nghĩ bước đầu thu thập trong quá trình thực tập của em tại xí nghiệp với mong muốn được góp một vài ý kiến của mình vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nhưng được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo và Ban lãnh đạo xí nghiệp cơ khí Long Quân đặc biệt là các cô chú phòng Tài chính - Kế toán của xí nghiệp, em đã hoàn thành công tác thực tập và viết bài luận văn này. Chắc chắn về nội dung còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự phê bình của các thầy cô để bảnluận văn được hoàn thiện.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lời các thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường đại học Kinh tế quốc dân và ban lãnh đạo phòng Tài chính - Kế toán và các phòng ban của xí nghiệp cơ khí Long Quân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2003
Sinh viên
Đỗ Thị Phương Lan
Phụ lục
Bảng tổng kết doanh thu năm 2002
Đơn vị tính: đồng
Tháng
Tổng thu
Tổng chi
Lãi
1
447 736 655
416 855 748
30 880 907
2
80 434 000
88 051 404
-7 617 404
3
130 313 600
140 063 970
-9 750 370
4
501 904 977
442 448 836
59 456 141
5
276 043 000
297 198 910
-21 155 910
6
151 155 000
206 893 098
-55 738 098
7
204 544 362
233 129 000
-28 584 638
8
217 050 750
195 779 478
21 271 272
9
116 674 400
120 315 129
-3 640 729
10
461 536 750
482 357 346
-20 820 596
11
590 607 062
387 911 150
202 695 912
12
751 032 703
601 017 686
150 015 017
Tổng cộng
3 929 033 259
3 612 021 755
317 011 504
Ghi chú:
Tổng doanh thu không bao gồm số phải thu khách hàng
Tổng chi phí không bao gồm số phải trả khách hàng
Hàng tồn kho trị giá: 386 928 600đ
TGNH còn: 259 885 756đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5628.doc