Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
36 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý xây dựng - Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng kể từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư đã xác định.
2.2. Nội dung quản lý dự án xây dựng.
- Quản lý lập báo cáo đầu tư để xin phép đầu tư
- Quản lý lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.
- Quản lý việc điều chỉnh dự án đẩu tư xây dựng công trình.
- Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
- Quản lý về cấp phép xây dựng công trình
- Quản lý lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Quản lý thi công xây dựng công trình
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng
- Quản lý môi trường xây dựng
- Quản lý bảo hành công trình xây dựng.
3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.
Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường.
Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp vói các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Ngoài những nguyên tắc trên thì tùy thuôc theo từng nguồn vốn sử dụng cho dự án mà quản lý nhà nước đối với dự án còn phải theo nguyên tắc sau:
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách: Nhà nước quản lý toàn diện quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
- Đối với dự án sử dụng vốn khác kể cả vốn tư nhân: Chủ đầu tư quyết định hình thức đầu tư và nội dung quản lý dự án. Riêng trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với loại nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
1. Đặc điểm tình hình:
Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng phát triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Ngoài việc tập trung tăng thêm vốn đầu tư từ các nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn như trả nợ khối lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp giao trách nhiệm đến cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành lang đường bộ, an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị quyết về chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong xây dựng. Tuy vậy thời gian qua các dự án xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai.
2. Thành tựu đạt được trong những năm gần đây
* Giai đoạn 2005-2008, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là 237.447 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý là 151.774 tỷ đồng và các bộ, ngành trung ương là 85.673 tỷ đồng.
Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ đã được giải ngân ở các địa phương là 757,850 tỷ đồng. Tổng số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được giải ngân là 4.876 triệu USD.
Tính đến tháng 6/2008, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là 5.820 triệu USD, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 384 nghìn tỷ đồng (nguồn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Những tồn tại:
Theo số liệu thống kê của Đoàn Giám sát Quốc hội, trong số 1.505 dự án được kiểm tra có 176 dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; 198 dự án công trình vi phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, công trình thi công sai thiết kế, sai chủng loại vật tư, thiết bị, không phê duyệt khối lượng phát sinh, vi phạm các quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, về chất lượng nghiệm thu, thanh toán công trình; 415 dự án, công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi phạm quy định trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
1.1. Tồn tại trong khâu qui hoạch, khảo sát thiết kế , lập dự án khả thi thấp:
- Một số dự án không có qui hoạch hoặc qui hoạch chất lượng thấp, khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình lớn, trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. ở đây còn chưa nói đến việc quy hoạch vĩ mô chậm trễ hơn so với đà phát triển của cả nước hoặc quy hoạch vĩ mô bị sai hướng không phù hợp hoặc thay đổi liên tục. Bằng chứng là việc xây dựng nhà hát chèo Kim Mã đã xảy ra nhiều điều kỳ lạ. Đã 10 năm nay một công trình văn hoá với một bản thiết kế không hợp lý lại chi một khoản kinh phí đầu tư lớn, nhưng lại sập sệ mà vẫn nghiệm thu và quyết toán chìm trong im lặng, đến giờ này vẫn không thấy ai chịu trách nhiệm trước những sai sót của công trình; lại còn nhiều công trình như đầu tư xây một số cảng quy hoạch không hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao như những cảng được xây dựng chỉ cách nhau từ 10 đến 30 km như cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng áng 25km, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km; cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10 km và kết quả là công suất khai thác so với thiết kế chỉ đạt 10 - 15%, nơi cao chỉ đạt 40%. Sự thất thoát và lãng phí này không thể tính hết được như chuyện một số nhà máy đường liên tục làm ăn thua lỗ phải di chuyển nhà máy. Nguyên nhân là do qui hoạch không thoả đáng dẫn đến không có vùng nguyên liệu như chương trình xây dựng 44 nhà máy mía đường có tổng số vốn xây dựng là 10.050 tỷ đồng nhưng có tới 25 nhà máy thua lỗ, phát sinh dư nợ trên 6.000 tỉ đồng.
Những sai sót này trong qui hoạch là do không có một cơ quan nào, kể cả Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) đưa ra một kế hoạch tổng thể, đa ngành. Bộ Công nghiệp không có tiếng nói lớn đối với quy hoạch các khu công nghiệp địa phương vì nó lại thuộc Bộ KHĐT. Sự không thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương trong qui hoạch và lập kế hoạch cơ bản là do có một vòng khép kín bao quanh. Những dự án hạn chế hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát từ khâu qui hoạch đến khâu kế thừa bố trí thuộc một Bộ, ngành đến khi có dự án và phân cấp theo chính phủ thì bộ Trưởng được quyền quyết định những dự án kể cả nhóm A, nhóm B, nhóm C từ viết dự án đến thẩm định dự án, tư vấn thiết kế kỹ thuật, tổng dự án, tư vấn giám sát công trình đếu ở Bộ đó.
Khâu thiết kế hiện nay có điểm yếu là tính chuyên nghiệp không cao, trình độ nhân viên thấp từ đó dẫn đến các giải pháp kỹ thuật thiết kế không đúng, không hợp lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình, những giải pháp cho tổng công trình thiếu cụ thể, thiết kế sơ sài, không sát với thực tế nên giá thành công trình nhiều khi không kiểm soát được và rất cao. Đây là tiền đề cho đơn vị thi công ăn vào khối lượng, chất lượng công trình sau này dẫn tới thất thoát không kiểm soát được. Nhiều cơ quan tư vấn thiết kế không có nhân lực chuyên môn, chuyên ngành chưa nói đến các chuyên gia có kiến thức và trình độ cao nhưng vẫn được nhận và thực hiện thiết kế các công trình, lĩnh vực đó. Một vài công trình không đạt chất lượng và hư hỏng ngay sau khi thi công xong, thậm chí chưa kịp đưa vào sử dụng như cầu Văn Thánh. Thực ra nếu rà soát kỹ thì rất nhiều công trình như vậy nhưng trách nhiệm của thiết kế không nói đến mà chỉ đổ lỗi cho thi công. Nên nhớ giải pháp thiết kế sai thì thi công thực hiện đúng sơ đồ thiết kế, không còn bớt xén vật tư thì công trình vẫn bị hư hại như thường, trách nhiệm của thiết kế hầu như được xem rất nhẹ hoặc không có. Có dự án lập thiết kế kỹ thuật và thi công công trình trên đất đã được qui hoạch, bố trí dự án khác như dự án Hoóc Môn - Bắc Bình Chánh thuộc dự án thuỷ lợi miền trung và Thành phố Hồ Chí Minh, gây thất thoát và lãng phí 630 triệu đồng. Dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 51 (đoạn km 0 - km 5) và đoạn km 5 - km 73 + 600 trong quá trình thi công phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần các hạng mục công trình do không tính toán, đánh giá đầy đủ yêu cầu, khả năng phát triển của khu vực, tăng chi phí 41,7 tỷ đồng. Dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nghề cá khối lượng phát sinh ở 6 cảng cá được kiểm toán lên đến 11,8 tỷ đồng bằng 10,3% giá trị quyết toán. Những công trình nút giao thông Tây Phú Lương, cầu Thanh Trì do phạm lỗi ở khâu tư vấn thiết kế nên khi thi công phát sinh khối lượng rất lớn, chất lượng không đảm bảo.
Đáng lẽ dự án khả thi phải được xem xét với nhiều phương án khác nhau, phân tích kỹ lưỡng cái lợi cái hại và tìm ra phương án tối ưu có hiệu quả kinh tế cao về tổng thể. Thực tế, nhiều dự án khả thi được lập lên cho gọi là có và đầy đủ thủ tục, mặt khác dự án khả thi chỉ được lập lên hợp thức hoá ý đồ của chủ đầu tư. Do đó, ý nghĩa của dự án khả thi thực tế khôn còn cho nên nhiều dự án khả thi chỉ nêu lên 1 phương án cho gọi là có và hết sức sơ sài không có phân tích so sánh gì.
1.2. Tồn tại trong việc xác định chủ trương đầu tư:
Định hướng đầu tư, xác định khả năng hiệu quả đầu tư, tính khả thi của dự án xây dựng. Đây là công đoạn ảnh hưởng lớn nhất. Chủ trương đầu tư sai chiếm tới 60-70% số thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có thể mất trắng toàn bộ vốn và gây hậu quả lâu dài cho khu vực và xã hội có thể lớn hơn rất nhiều lần so với vốn trực tiếp đầu tư cho công trình ban đầu. Riêng phần này báo chí trước đây hầu như không đề cập tới, thời gian gần đây mới có nói đến nhưng không nhiều và không đi vào gốc rễ vấn đề. Nếu tổng kết thì con số lớn khủng khiếp. Là một nước không lớn nhưng đã có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố (một số cảng biển chỉ cách nhau 130 km); 80 cảng hàng không và sân bay chuyên dùng, chi phí đầu tư cho một sân bay lên đến hàng tỷ đô la Mỹ. Ví dụ: chi phí ước tính cho sân bay Long Thành (Đồng Nai) là 8 tỷ USD. Việc bố trí nhiều bến cảng ở các vùng, địa phương quá gần nhau mà chưa tính đến sự liên kết trong việc khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật hiện có, chưa phù hợp với khả năng phát triển kinh tế: cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng áng 25km, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km; cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10 km. Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Tân Kỳ - Tân Quý, theo kết luận của thanh tra nhà nước do không gắn việc xây dựng dự án với qui hoạch giao thông nên khi dự án xây xong phải phá bỏ toàn bộ hệ thống gồm 216 hầm thoát hố ga và 711 cống phi 400, số tiền thất thoát và lãng phí chiếm 3% tổng mức đầu tư của công trình. Hay như đầu tư dự án không tính đến nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất tương ứng với qui mô của nhà máy dẫn đến thiếu nguyên liệu như công trình nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh), nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum chương trình xây dựng 44 nhà máy mía đường có tổng số vốn xây dựng là 10.050 tỉ đồng nhưng có tới 25 nhà máy thua lỗ, phát sinh dư nợ trên 6.000 tỉ đồng.
Việc đầu tư theo phong trào dẫn đến hiệu ứng xi măng lò đứng và các nhà máy đường mọc lên ở khắp mọi nơi. Vì vậy khi xây dựng xong một số nhà máy không có đủ điều kiện và nguyên liệu để hoạt động, một số nhà máy phải di dời đến các địa phương khác gây thất thoát và lãng phí về tiền của. Chẳng hạn, công ty đường Linh Cảm (Hà Tĩnh) khi xây dựng xong đã phải vay 70 tỉ đồng để di chuyển qua cả nghìn cây số vào Trà Vinh; nhà máy đường Thừa Thiên Huế cũng phải di chuyển về Phú Yên. Một số Nhà máy đường làm ăn thua lỗ do không tính toán hết các điều kiện khi xây dựng như nhà máy đường Quảng Bình đến hết năm 2002 lỗ khoảng 136 tỉ đồng chưa kể khoản vay khó trả để xây dựng nhà máy là trên 170 tỉ đồng.
- Thất thoát và lãng phí trong khâu quyết định đầu tư thường bắt nguồn từ việc xác định mục tiêu đầu tư dự án do không được chủ đầu tư cân nhắc, tính toán trước khi xây dựng nên khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới nhận thấy công trình phát huy không hiệu quả. Ví dụ: Tại một số địa phương đã đầu tư hành trăm tỉ đồng để cải thiện và xây dựng mới một loạt chợ như chợ đầu mối Đền Lừ với số vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng, chợ đầu mối Xuân Đỉnh, chợ xe máy Quảng An (Tây Hồ) đầu tư hơn 6 tỉ đồng, chợ đầu mối Hải Bá (Đông Anh) đầu tư 13 tỉ đồng,
+ Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào các công trình thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư của nghành), chủ yếu là các công trình thuỷ lợi phục vụ cây lúa, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho các loại cây công nghiệp còn ít, còn coi nhẹ đầu tư thuỷ lợi cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thuỷ sản. Vốn cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thời gian đầu chưa được quan tâm thoả đáng (những năm gần đây đã được điều chỉnh).
+ Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý như đầu tư ngân sách cho một số nghành và sản phẩm được bảo hộ; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và cơ sở hạ tầng còn thấp, Việc đầu tư phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn ít, nặng về đầu tư quốc doanh, chưa có chính sách tốt để thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.
+ Mới quan tâm đầu tư “đầu vào” nhằm phát triển năng lực sản xuất, chưa quan tâm đến đầu ra của sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hoá, đầu tư cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch, đầu tư thông tin thị trường chưa tương xứng. Mới quan tâm đầu tư theo chiều rộng, lấy số lượng làm chính, do vậy một số hàng hoá nông sản làm ra thường chất lượng không cao, chủng loại, mẫu mã kém, không phù hợp với yêu cầu của thị trường, giá thành cao hơn các nứơc trong khu vực và trên thế giới, khả năng cạnh tranh khó khăn; tỷ lệ nông sản qua chế biến thấp, phần lớn xuất khẩu hàng nông sản của ta vẫn là sản phẩm thô.
+ Do khả năng ngân sách còn hạn chế, nên bố trí đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chỉ đáp ứng được khoảng 55 - 60% yêu cầu phát triển của nghành, chưa tương xứng với vai trò và vị trí của khu vực nông nghiệp và nông thôn.
+ Trong công nghiệp và các nghành kinh tế, hầu hết các công trình đầu tư đã quá chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất mà chưa chú ý đúng mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm được thị trường chấp nhận đến mức nào; tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túng trong việc tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường, nên đã dẫn tới việc đầu tư quá mức trong một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu; chưa tập trung đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nên chất luợng sản phẩm chưa cao, giá thành chưa hạ; chưa đầu tư đúng mức cho công nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao để tăng cường khả năng chủ động của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu. Một số dự án, chương trình đầu tư phát triển công nghiệp đã đề ra trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm chưa được triển khai hoặc triển khai chậm do chưa tính hết các yếu tố khách quan từ phía đối tác và cả yếu tố chủ quan, trong đó có yếu tố thiếu nguồn vốn.
1.3. Tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, tổng dự toán:
- Tình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay. Thậm chí một số dự án được phê duyệt, điều chỉnh sau khi đã hoàn thành quá trình xây lắp, thực chất là hợp pháp hoá các thủ tục thanh quyết toán khối lượng phát sinh, điều chỉnh. Dự án mở rộng nhà máy đường Quảng Ngãi không thực hiện khảo sát, thiết kế, lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà sau khi bàn giao đưa vào sử dụng mới xin phê duyệt, vi phạm nghiêm trọng qui chế quản lý đầu tư và xây dựng. Tổng mức đầu tư của dự án cầu Sông Danh phải điều chỉnh 3 lần trong quá trình thực hiện (năm 1995 là 186 tỉ đồng, năm 1998 là 239 ti đồng và năm 2000 là 257 tỉ đồng). Dự án toà nhà 11 tầng Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang thi công phải phê duyệt lại, dự án ký túc xá 5 tầng Đại học Tây Nguyên phê duyệt 2 lần, Chất lượng công tác thẩm định thiết kế, dự toán có nhiều sai sót, có nơi bị xem nhẹ, dẫn đến ở một vài dự án giá trị trúng thầu cao hơn giá trị thực tế do tính toán sai khối lượng (Dự án Đại học Quốc gia Hà nội, Học viện Hành chính quốc gia), tại dự án khôi phục cải tạo quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn do phê duyệt không đảm bảo chất lượng nên phải phê duyệt lại làm tăng chi phí khảo sát hàng tỉ đồng, dự án nhà máy xi măng Tam Điệp trong quá trình khảo sát đã phát hiện có sự cố nhưng không khảo sát và xử lý hiện tượng caster gây tốn kém chi phí, việc phê duyệt lại làm tăng chi phí còn xảy ra đối với nhiều dự án khác như dự án cầu Non Nước (Ninh Bình), cầu Tân Đệ (Thái Bình). Dự án xây dựng quốc lộ 5 sử dụng vốn JBIC Nhật Bản do bàn giao mặt bằng chậm nên Nhà nước đã phải bồi thường cho nhà thầu 570.595.797 Yên nhật.
1.4. Tồn tại trong khâu kế hoạch hoá đầu tư:
- Trong những năm qua, mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng tình trạng đầu tư dàn trải trong bố trí kế hoạch của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây thất thoát và lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp nhưng chậm được khắc phục. Năm 2004, chúng ta có 1200 dự án tăng gấp đôi so với năm 2001. Tuy nhiên tốc độ tăng dự án không tương ứng với tốc độ tăng của vốn đầu tư và không khớp với kế hoạch vốn, dẫn đến vượt quá khả năng quản lí, chỉ số về đầu tư giảm rõ rệt. Thông thường, để tạo ra 1 đồng tăng trưởng GDP cần đầu tư 3 đồng thì ở nước ta cần tới 5 đồng.
- Việc bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước còn dàn trải thiếu tập trung, số lượng các dự án năm sau lớn hơn năm trước là điểm yếu và lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Do đó số dự án tích tụ lại quá lớn, vượt qua khả năng cân đối vốn của ngân sách và của nền kinh tế nói chung. Chẳng hạn, tổng dự toán của các công trình giao thông được đưa vào kế hoạch năm 2004 gấp hơn 10 lần số vốn bố trí trong kế hoạch. Do đó chỉ một số ít công trình có thể tập trung vốn để hoàn thành sớm, tình trạng đầu tư kéo dài là phổ biến.
- Việc bố trí các dự án dàn trải còn thể hiện ở bình quân vốn bố trí cho 1 dự án qua các năm có xu hướng giảm dần; năm 2001 là 5,33 tỉ đồng/1 dự án ; năm 2002 là 5,3 tỉ đồng/1 dự án; năm 2003 là 4,43 tỉ đồng/ 1 dự án. Một số Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa chấp hành đúng qui định về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí vốn cho các dự án nhóm B quá 4 năm, nhóm C quá 2 năm. Tổng hợp chung các Bộ, ngành và địa phương vẫn còn khoảng 141.430 dự án (khoảng 13%) thuộc nhóm B và C bố trí quá thời gian qui định, trong đó có khoảng 250 dự án nhóm B (14,2%) bố trí vốn kéo dài quá 4 năm (các Bộ ngành khoảng 119 dự án, địa phương khoảng 140 dự án) có 1.180 dự án nhóm C ( 12,9%) bố trí vốn kéo dài quá 2 năm (các Bộ ngành là 145 dự án, địa phương là 1035 dự án).
- Việc phân cấp quản lý trong quản lý đầu tư là phù hợp nhưng việc giám sát ở nhiều địa phương để đầu tư tập trung có trọng điểm chưa có kết quả rõ rệt.Tổng số dự án trong cả nước năm 2001 có 6.942 dự án; năm 2002 có 7.614 dự án tăng hơn 672 dự án so với năm 2002; năm 2003 có 10.596 dự án tăng 2.982 dự án so với năm 2002; năm 2004 có 12.355 dự án, tăng 1.759 dự án so với năm 2003. Số dự án tăng trong các năm chủ yếu là các dự án thuộc nhóm A,B,C (do các Bộ, tỉnh, thành phố lựa chọn và bố trí vốn); năm 2002 tăng 648 dự án, năm 2003 tăng 2.969 dự án, năm 2004 có tiến bộ hơn chỉ tăng 1.708 dự án (thấp hơn số tăng của năm 2003 chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo do các địa phương quản lý, đây là lĩnh vực được chú trọng đầu tư nhiều trong thời gian gần đây thông qua nhiều chương trình mục tiêu, số dự án thường có qui mô nhỏ). Số dự án (cả nhóm A,B,C) dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng lên dần từ 19,2 đến 19,9%. Tuy nhiên, số dự án có quyết định đầu tư mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng lên từ 18,4 đến 30%.
Ngoài ra, qua kiểm toán, một số địa phương đã phê duyệt kế hoạch đầu tư nhưng không có nguồn để thực hiện, trong khi địa phương khác lại phân bố vốn khi chưa có quyết định đầu tư, do đó hầu hết các địa phương đều phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nhiều lần. Năm 2002 trong kế hoạch đầu năm của thành phố Hà Nội có 89/329 dự án chưa đủ thủ tục như thiếu thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, chưa có quyết định đầu tư nhưng vẫn được giao kế hoạch với 392 tỉ đồng. Trong năm UBND thành phố đã giao kế hoạch bổ sung nhưng còn 23 dự án chưa đủ thủ tục 12 dự án chưa có quyết định đầu tư, 11 dự án chưa có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán) vẫn được giao kế hoạch vốn 30 tỉ đồng, trong khi đó lại có 26/253 dự án đầu tư dở dang từ các năm trước với tổng số vốn cấp phát luỹ kế đến 31 tháng 12 năm 2001 là 8 tỉ đồng chuyển sang năm 2002 nhưng không được UBND thành phố ghi kế hoạch năm 2002. Năm 2002, tỉnh Khánh Hoà có 40/151 dự án chưa có quyết định đầu tư, nhưng đầu năm đã ghi kế hoạch vốn là 59,1 tỉ đồng, cuối năm không triển khai được. Tỉnh Hà Tĩnh có kế hoạch đầu tư lớn hơn kế hoạch vốn trên 35,84 tỉ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh giao kế hoạch vốn đầu tư gấp 5 lần dự toán Trung ương giao, cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế không phù hợp với tỉ lệ cơ cấu đầu tư được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Đồng thời, trong những năm gần đây, hiện tượng vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản đang có chiều hướng gia tăng ở các tỉnh, thành phố và một số dịa phương, vượt khả năng cân đối của ngân sách địa phương và cao hơn so với qui định của Pháp luật. Qua kiểm toán 17 tỉnh, thành phố đã vay 3.280,8 tỉ đồng; trong đó đưa vào cân đối ngân sách 1.731,8 tỉ đồng (An Giang 515 tỉ đồng, Cần Thơ 248 tỉ đồng, Hà Nội 400 tỉ đồng) có tình trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không giải ngân hết, cứ vay để đầu tư và bố trí vốn cho các dự án chưa có phương án đầu tư, chưa có luận chứng kinh tế kỹ thuật
1.5. Tồn tại trong công tác đấu thầu xây dựng :
- Hiện tượng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu khá phổ biến đối với các địa phương và các dự án nhóm B,C; Nhiều dự án đấu thầu nhưng hiệu quả không cao, tỉ lệ giảm thầu không đáng kể. Năm 2002, Thành phố Hà Nội có nhiều dự án đấu thầu giảm 0,3% so với giá trị dự toán được duyệt. Tương tự, năm 2003 tỉnh Hoà Bình có một số dự án đấu thầu có tỉ lệ là 0,1% ; 11 dự án thuộc chương trình kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã có 6 dự án được chỉ định thầu
- Khâu đấu thầu thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Nhiều công trình dùng chỉ định thầu như trên nhưng cũng có công trình đấu thầu một cách hình thức để tạo “công ăn việc làm cho người trong nhà”, “Phổ biến việc đi đêm” giữa nhà thầu với chủ đầu tư, thông đồng giữa các nhà thầu với nhau. Qui chế đấu thầu thiếu chặt chẽ, không công khai, minh bạch đã dẫn đến việc một nhà thầu trúng sau đó chia phần cho các nhà thầu còn lại hay giành giật gói thầu bằng giá thấp giật mình chỉ bằng 28,9% giá gói thầu (gói 2B hầm đèo Hải Vân) hoặc chênh lệch lên tới 400 tỉ đồng (Gói thầu xây dựng cảng Cái Lân) dẫn đến công trình kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài, chi phí phát sinh lớn vẫn được quyết toán.
1.6. Tồn tại trong công tác chuẩn bị xây dựng :
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa chấp hành đúng các qui định của Nhà Nước ở một số dự án như dự án khôi phục và phát triển hệ thống thuỷ lợi khu vực miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh, các hồ sơ đền bù thiếu và không đảm bảo so với qui định (không có bản đồ hiện trạng, không có bản đồ định vị mốc giới, bản đồ giải thửa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng đã chi phí đền bù 39 tỉ đồng. Ban quản lý cho tiến hành xây dựng trong khi công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành nên khi dân khiếu kiện phải dừng thi công gây thiệt hại gần 400 triệu đồng.
- Theo các chi cục thuế, đến thời điểm thanh tra (tháng 10-2004) nhiều đơn vị còn nợ tiền sử dụng đất như công ty Đầu tư và Xây dựng TNXP Cincô nợ hơn 60 tỉ đồng, Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận nợ trên 26 tỉ đồng, công ty TNHH và Xây dựng - Thương Mại và Kinh doanh nhà Trung Sơn Hải 10 tỉ đồng, Công ty TNHH Him Lam trên 7 tỉ (Thành phố Hồ Chí Minh). Tổng số tiền sử dụng đất chưa nộp của các công ty hơn 140 tỉ đồng. Ngoài ra, cơ quan thuế xác định giá tiền sử dụng đất chưa có sự thống nhất về đơn giá và diện tích đất tính thuế. Như diện tích để tính tiền sử dụng đất dự án Thanh Mỹ Lợi là 733.200 m2 trong khi diện tích phải tính là hơn 1 triệu m2. Số tiền chênh lệch do xác định sai diện tích ở dự án này là hơn 11 tỉ đồng. Việc các chi cục chấp thuận tiền đền bù do chủ đầu tư thực tế chi trả (tiền đất và tiền hồ sơ) vượt giá trị đất tính thuế để cho các chủ đầu tư chỉ phải nộp tiền sử dụng đất tối thiểu 10% là không đúng qui định. Như dự án Phú Hữu do công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Minh Sơn làm chủ đầu tư thực tế chi trả là 617.435 đồng/ m2 cao hơn giá đền bù do Sở Tài chính xác định (100.000/đồng m2) nên tiền sử dụng đất chi nộp 10%. Chỉ riêng dự án này làm thất thoát tiền sử dụng đất hơn 8,7 Tỉ đồng. Tình trạng nhận chuyển nhượng đất đai, thoả thuận đền bù bằng hình thức đổi lấy đất nền không hạn chế số lượng diễn ra khá phổ biến, tạo cơ hội cho nhiều cá nhân buôn bán bất động sản và trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất
- ở nhiều dự án, chủ đầu tư đã đền bù, chuyển nhượng đất trước khi có qui định hay qui hoạch, chưa có phương án đền bù được duyệt và chưa có quyết định giao đất. Điều này dẫn đến việc nhiều tổ chức, cá nhân đứng ra chuyển nhượng đất trao tay trực tiếp với dân, mua đi bán lại nhiều lần, làm tăng giá đất một cách giả tạo, phát sinh khiếu kiện.
- Lại có những dự án, sau khi giải phóng mặt bằng xong thì lại bỏ không, chẳng thấy đầu tư, xây dựng gì. Chẳng hạn như dự án đầu tư cụm khách sạn 5 sao- Trung tâm hội nghị quốc tế và cao cố văn phòng ở ngã sáu đường Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tri Phương, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thu hồi đất cấp cho công ty bất động sản Sông Đà để đầu tư xây dựng. Sau khi được giao đất, công ty này đã san lấp mặt bằng và rào chắn bằng một hệ thống tôn bao che. Bên trong, tiến độ tiến độ xây dựng ban đầu có triển khai một cách chậm chạp và đến nay thì dừng hẳn, chẳng thấy bóng dáng một công nhân hay máy móc thiết bị nào. Tương tự, Trung tâm thương mại PLAZA, tại ngã tư Nguyễn Huệ, Bà Triệu, Hùng Vương cấp đất cho công ty dệt Phong Phú (Hồ Chí Minh) sau khi khởi công đã để trống không thực hiện gây thất thoát và lãng phí rất lớn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng
1.7. Tồn tại trong khâu tổ chức thực hiện
- Khâu thi công được coi là đục khoét kinh phí đã được nói đến nhiều. Việc còn bớt nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng xảy ra ở hầu hết các công trình xây dựng làm cho công trình không đảm bảo chất lượng khi đưa vào sử dụng. Một vài công trình hư hỏng ngay sau khi thi công xong thậm chí chưa kịp đưa vào sử dụng như cầu Văn Thánh
- Tiến độ xây dựng công trình chậm diễn ra phổ biến ở rất nhiều dự án. Theo thanh tra Nhà nước thì có tới một nửa các dự án thanh tra kiểm tra chậm tiến độ. Dự án tuyến ống kho cảng LPG Thị Vải do kéo dài thời gian thêm 24 tháng làm tăng phí nhiều tỉ đồng. Dự án Ba Zan siêu mỏng thuộc tổng công ty Dầu khí Việt Nam do kéo dài thời gian làm phát sinh chi phí hơn 7 tỉ đồng. Dự án xây dựng quốc lộ 5 sử dụng vốn JBIC Nhật Bản do bàn giao mặt bằng chậm nên nhà nước đã phải bồi thường cho nhà thầu 570.595.797 Yên Nhật.Công trình bị chậm tiến độ cũng phải coi là sự lãng phí lớn . Vì tiến độ công trình bị chậm sẽ dẫn đến nguyên vật liệu bị trượt giá, rồi tác động đối với lưu thông, vận chuyển của nhiều nghành. Chỉ riêng dự án đường vành đai III ở Hà Nội, việc chậm tiến độ đã làm phát sinh thêm khoảng trên 1000 tỷ đồng đầu tư.
1.8. Tồn tại trong khâu nghiệm thu thanh toán
- Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán được duyệt, hoàn toàn là bản sao của thiết kế, trong nhiều trường hợp bản vẽ hoàn công chỉ mang tính chất thủ tục, hình thức dẫn đến khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công. Kết quả qua10 năm tiến hành kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị giảm trừ giá trị quyết toán công trình, giảm cấp phát và thu hồi từ các đơn vị thi công hơn 500 tỉ đồng.
2. Phân tích nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân thể chế
- Tập trung trách nhiệm và quyền lực quản lý đầu tư xây dựng vào các bộ chủ quản dẫn đến quá trình đưa ra quyết định quá tập trung là nguyên nhân của tệ quan liêu. Các thủ tục quan liêu làm chậm quá trình ra quyết định phê duyệt. Đối với mỗi dự án vốn ngân sách nhà nước, bộ quyết định chủ đầu tư là một ban quản lý dự án nào đó thuộc bộ chịu trách nhiệm quản lý điều hành dự án. Như vậy cục quản lý chuyên ngành là cơ quan thay mặt nhà nước sở hữu sản phẩm của dự án lại đứng ngoài hoạt động đầu tư này, sẽ không hợp lý.
- Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật yếu. Nhiều dự án không tuân thủ các quy định như trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư, tổ chức này cũng chưa hoàn toàn tuân thủ các quy trình, quy phạm và tính khách quan khi đưa ra quyết định.
- Chỉ đạo của trung ương đối với các địa phương trong công tác quản lý còn yếu kém. Mặc dù đã có sự phân cấp quản lý giữa trung ương và đia phương về quản lý cũng như xây dựng quy hoạch. Trung ương và địa phương nhiều khi không thống nhất, phân cấp quản lý còn nhập nhằng, sử dụng nguồn vốn của trung ương và địa phương không hiệu quả.
- Chưa có được cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia dự án do thiếu các quy định pháp lý có tính hiệu lực cao cũng như các cơ chế hòa nhập hiệu quả đẻ quản lý các mặt phân giới này.
- Thiếu cơ sỏ pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng một cách thường xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án. Các quy định chưa cụ thể quy trách nhiệm không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám sát đầu tư chất lượng không đảm bảo còn mang tính hình thức đối phó. Chỉ nêu ra các hiện tượng mà thiếu phân tích nguyên nhân.
- Các doanh nghiệp xây dựng thiếu sự cạnh tranh để phát triển. Các công ty tư vấn và công ty xây dựng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước phần nào vẫn được nhà nước ưu tiên và phân chia công việc đẻ thực hiện, các thành phần kinh tế khác rất nhỏ, yếu vì vậy tính cạnh tranh lành mạnh để phát triển tiến tới hội nhập rất kém. Tiến trình cổ phần hóa các công ty tư vấn và xây dựng đang được tiến hành song còn chậm.
2.2. Nguyên nhân về trình độ quản lý
- Năng lực của các tổ chức, các cán bộ lập quy hoạch, quản lý quy hoạch còn yếu nhất là ở các Cục chuyên ngành và các địa phương.
- Năng lực tư vấn còn yếu nhất là khả năng phân tích thị trường (dự báo nhu cầu vận tải), phân tích tài chính, kinh tế của dự án, phân tích tác động môi trường, Năng lực của tư vấn giám sát rất yếu, chưa có tổ chức tư vấn giám sát riêng.
- Năng lực của các cục quản lý chuyên ngành về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng rất yếu kém vì vậy gặp khó khăn khi đứng ra chịu trách nhiệm quản lý các dự án lớn của ngành mình.
- Năng lực của một số ban điều hành dự án trong việc quản lý mặt phân giới giữa các tổ chức tham gia dự án còn hạn chế. Một dự án quản lý đồng thời nhiều dự án thậm chí một đơn vị của ban quản lý dự án phải quan lý nhiều gói thàu của các dự án khác nhau, chưa thể hiện được vai trò của Giám đốc điều hành dự án là quản lý, điều phối các bộ phận khác nhau của dự án để đảm bảo dự án đạt các mục tiêu và thỏa mãn các giới hạn về thời gian, chi phí; trực tiếp kiểm tra, kiếm soát việc thực hiện dự án về tiến độ, thời gian, chất lượng mà chỉ như một cơ quản kiểm tra giám sát các nhà thầu.
- Năng lực của nhà thầu yếu về tài chính, thiết bị, phòng thí nghiệm hiện trường. Tình trạng thi công các công trình ngoài ngành không có kế hoạch vốn, đặc biệt là những công trình do địa phương làm chủ đầu tư dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài, doanh nghiệp bi thua lỗ và trong nhiều trường hợp là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đển tiến độ, chất lượng thi công.
2.3. Nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý
- Công cụ và kỹ thuật đánh giá tác động của môi trường của dự án và các bên tham gia dự án đến dự án còn lạc hậu. Trong việc đánh giá căn cư tồn tại dự án và các rủi ro của dự án để xác định dự án cần tính đến tác động của các yếu tố môi trường của dự án và tính đến tác động của những mong chờ của các bên tham gia dự án hiện tại cũng như trong tương lai một cách đầy đủ.
- Khung logic của dự án chưa được sử dụng như một công cụ quản lý dự án hữu hiệu. Khung logic là một công cụ quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của dự án hiện chưa được sử dụng.
- Chưa vận dụng các kỹ thuật và công cụ quản lý mặt phân giới giữa các bên tham gia dự án một cách hiệu quả. Có một số công cụ quản lý dự án có thể hỗ trợ phối hợp hoạt động của các tổ chức này như khung logic của dự án và WBS của dự án kết hợp với bảng phân công trách nhiệm quản lý nhưng chưa được sử dụng phổ biến.
- Chưa ứng dụng phổ biến các công cụ quản lý dự án tiên tiến vào việc quản lý thời gian và quản lý chi phí của dự án như: Sử dựng các phần mềm quản lý dự án để tối ưu hòa việc lập kế hoạch thực hiện dự án và bổ sung nguồn lực, lập báo cáo tiến độ và điều chỉnh kế hoạch.
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTVT Ở VIỆT NAM
1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
1.1. Bổ sung quy định trách nhiệm pháp lý trong khâu lập quy hoạch
- Nội dung Quy hoạch: Các bộ ngành chủ quản các công trình xây dựng như Bộ Xây dựng và Bộ GTVT cần đưa ra quy định pháp lý về yêu cầu nội dung quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Cần quy định rõ các tổ chức có chức năng làm quy hoạch các cấp, quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức này đối với chất lượng quy hoạch do họ thiết kế, nghiên cứu; quy định chế độ cập nhật, sửa đổi các quy hoạch nhằm mục đích nâng cao chất lượng của quy hoạch, tăng tính thống nhất giữa các quy hoạch các cấp; hạn chế tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi phát triển theo các ngành kinh tế theo từng thời kỳ.
- Trách nhiệm lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch: Cần tăng cường hiệu lực pháp lý của các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức liên quan đến công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch để tránh tình trạng thời gian phê duyệt dự toán và giao nhiệm vụ quá kéo dài làm rút ngắn thời gian nghiên cứu thời gian lập quy hoạch, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quy hoạch hoặc có những quy hoạch đã hoàn thành song thời gian chờ thẩm định, phê duyệt kéo dài mà không ai chịu trách nhiệm.
- Trách nhiệm quản lý: Xác định rõ trách nhiệm quảy lý và kiểm soát thực hiện quy hoạch để tránh có những đầu tư trái với quy hoạch. Quy định kỳ rà soát, kiểm tra tiến trình thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo tính thời sự của quy hoạch.
1.2. Nâng cao chất lượng các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Bổ sung một số yêu cầu trong nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Phân tích ảnh hưởng của môi trường của dự án đến thành công của dự án. Môi trường trong đó dự án tồn tại bao gồm môi trường địa lý tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường pháp lý môi trường tổ chức, môi trường công nghệ của dự án hiện tại và tương lai.
Phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan đến thành công của sự án. Phân tích mục đích, mong đợi cũng như quyền lực của họ đối với dự án, các tác động mà họ có thể thực hiện cho dự án.
Phân tích rủi ro của dự án bao gồm các dự kiến rủi ro có thể xảy ra, ước tính tần suất có thể xảy ra rủi ro, đánh giá tác động của rủi ro đến dự án, đề xuất các biện pháp có thể thực hiện để giảm rủi ro.
Xác định rõ các cơ chế, nguyên tắc chuyển giao kết quả giữa các giai đoạn của dự án để đảm bảo có được tất cả những hỗ trợ cần thiết cho đơn vị thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án.
Trên cơ sở phân tích như vậy mới thấy được toàn diện những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án để có những sự chuẩn bị trước đảm bảo cho sự thành công của dự án.
- Tăng cường dự báo nhu cầu vận tải, nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đến môi trường, phân tích tài chính, phân tích kinh tế dự án và xây dựng mới các đơn giá định mức cho các hạng mục công việc này (% giá trị trong tổng giá trị của lập dự án đầu tư xây dựng công trình) nhằm nâng cao chất lượng của dự án đầu tư.
- Coi trọng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải không hiệu quả góp phần chống thất thoát lãng phí ngay từ chủ trương đầu tư. Cần phải phân tích, so sánh đánh giá hiệu quả của các dự án thuộc danh mục đề nghị đầu tư để tập trung đầu tư vào một số dự án đem lại hiệu quả cao nhất và khả thi về nguồn vốn đầu tư, có như vậy công trình đầu tư mới nhanh kết thúc đưa vào khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.3. Xác định rõ cơ chế phối hợp và kiểm tra giữa các bên liên quan trong thực hiện đầu tư
Lý thuyết quản lý dự án chỉ ra rằng khâu yếu nhất trong một hệ thống là nơi giáp ranh hay còn gọi là mặt phân giới giữa các cấp, giữa các chức năng, giữa các chủ thể, giữa các thành phần của hệ thống.
Thực hiện đầu tư là một giai đoạn quan trọng của quá trình đầu tư xây dựng mà trong đó có sự tham gia của nhiều bên hữu quan với những quan hệ rất phức tạp. Xuất phát từ thực tiễn quản lý dự án xây dựng giao thông ở nước ta và lý thuyết quản lý dự án dưới đây là một số đề xuất về cơ chế phối hợp và kiểm tra giữa các bên.
- Xác định cơ chế hòa nhập hiệu quả ở các mặt phân giới: Để tạo ra một sự phối hợp tốt nhất là nhân tố quan trọng quyết định thành công của dự án. Để có sự phối hợp cần thiết thì phải có các quy định pháp lý có hiệu lực cao về trách nhiệm của môi bên, phải xây dựng các định mức, tieu chuẩn, thiết lập các quy trình phối hợp làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế hòa nhập tại ranh giới giữa các bên, các mặt phân giới quan trọng là:
Mặt phân giới động giữa khâu giải phóng mặt bằng và khâu thực hiện xây dựng, các bên liên quan là chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu và chính quyền địa phương nơi dự án thi công. Để giải quyết tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với địa phương cần đẩy nhanh chương trình tái định cư và giải phóng mặt bằng, thực hiện các quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết về lãnh thổ. Các dự án đề xuất của các quy hoạch xây dựng cần được phổ biến rõ cho chính quyền địa phương các cấp để có kế hoạch chuẩn bị trước. Công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân là rất quan trọng.
Các địa phương cần nắm rõ các quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn mình nhất là quy hoạch đất đai và công bố cho toàn dân được biết phải tuân theo các quy định về sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch.
Các địa phương cần có kế hoạch dài hạn thu hồi các vùng đất đã quy hoạch này để đảm bảo có mặt bằng sẵn sang khi bắt đầu thực hiện dự án. Khi dự án có quyết định đầu tư, giữa giám đốc điều hành dự án và chính quyền địa phương cần xây dựng chương trình tái định cư và giải phóng mặt bằng cụ thể và khả thi. Giám đợc điều hành dự án cần thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình này như vậy mới đảm bảo đúng tiến độ.
Mặt phân giới tĩnh giữa các tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu, cục giám định và quản lý chất lượng công trình và tư vấn giám sát. Trong đó nổi bật lên là vấn đề tuân thủ các quy định pháp lý trong đấu thầu và hợp đồng tư vấn.
- Tuân thủ ngiêm ngặt quá trình đấu thầu
Quá trình đấu thầu thường diễn ra rất khốc liệt giữa các nhà thầu với nhau. Mỗi công ty có một quan điểm lợi ích khác nhau, mặt khác còn bị ràng buộc bởi các điều kiện của tổ chức cho vay vốn và phải tuân thủ theo pháp luật. Thêm vào đó các mối quan hệ xã hội phức tạp điều này đòi hỏi những người thực hiện công tác quản lý dự án phải tuân thủ nghiêm túc những quy định về mặt pháp lý của quá trình đấu thầu. Mọi thủ tục cần thiết phải được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt, không đi tắt, đốt cháy giai đoạn làm sai quy định.
Việc bảo mật hồ sơ, tài liệu và mọi thông tin trong quy trình đấu thầu là rất quan trọng, nhân tố con người là quyết định. Phải chú trọng những người đủ tư cách đạo đức nghề nghiệp và điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng đến việc bảo mật hồ sơ. Nếu có sự tiết lộ thông tin ra ngoài có thể dẫn tới khiếu kiện gay cản trỏ rất lớn đến quá trình thực hiện. Sử dụng trình duyệt việc bảo mật thông tin luôn phải được chú ý.
Hồ sơ mới thầu phải rõ ràng, chặt chẽ: hồ sơ phải chi tiết đầy đủ phù hợp với các nội dung của hồ sơ mời thầu và phải được phê duyệt trước ngày mở thầu để làm cơ sở đánh giá và lựa chọn ứng thầu thắng cuộc.
- Sử dụng tư vấn:
Giai đoạn thiết kế: Lựa chọn tư vấn thiết kế phải có đủ năng lực, kinh nghiệm với một đội ngũ kỹ sư giỏi theo đúng chuyên ngành, trong quá trình thực hiện cần tăng cường công tác kiểm tra theo dõi việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng về chất lượng nhân sự Theo dõi, giám sát phẩm chất con người.
Các số liệu khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn, số liệu điều tra, dự báo lưu lượng giao thông là đầu vào quan trọng cho khâu thiết kế. Phần kinh phí cho công tác này nằm trong hợp đồng tư vấn và thường bị cắt giảm nên trong quá trình thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư phải yêu cầu tư vấn giải trình cụ thể và chi tiết để đảm bảo những tài liệu này được cung cấp đầy đủ.
- Xây dựng cơ chế
Cần tăng cường hiệu lực quản lý về điều kiện hành nghề của tư vấn giám sát, quy định, kiểm tra, giám sát của cục giám định và quản lý chất lượng công trình. Nghiên cứu có thêm chế tài mạnh mẽ hơn nữa để các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc công tác giám sát đánh giá đầu tư, gắn báo cáo với giám sát tại chỗ. Báo cáo giám sát đầu tư phải thực chất đi sâu vào phân tích nguyên nhân của các vướng mắc, tránh tình trạng báo cáo hình thức, đối phó.
1.4. Hoàn tất các thủ tục yêu cầu đối với giai đoạn kết thúc đầu tư
Đơn giản hóa các hồ sơ phải hòan tất, ứng dụng tin học trong quản lý lưu trũ hồ sơ.
Cải cách công tác nghiệm thu đảm bảo sự nghiêm minh và sản phẩm nghiệm thu phải đảm bảo yêu cầu theo các tiêu chuẩn quy định.
Cần đưa ra các quy định đối với việc phân tích đánh giá sau dự án trên quan điểm mức độ thỏa mãn các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của dự án. Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng là người sử dụng sản phẩm của dự án và phân tích hiệu quả kinh tế sau dự án.
2. Một số giải pháp cải tiến tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1. Thúc đẩy quá trình phân cấp quản lý trong công tác lập quy hoạch và quản lý dự án đầu tư
- Đối với công tác lập quy hoạch: Phân định rõ nhiệm vụ lập quy hoạch: Các Bộ ngành cần phối hợp với Bộ xây dựng để lập quy hoạch tổng thể phát triển các công trình xây dựng trên toàn quốc và vùng, các cục chuyên ngành chịu trách nhiệm lập quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chuyên ngành phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, ra soát quy hoạch của các chuyên ngành và địa phương để đảm bảo quy hoạch đạt chất lượng và đảm bảo tính thống nhất giữa các quy hoạch.
- Đối với công tác quản lý:
Phân cấp các trách nhiệm và quyền lực quản lý nhà nước cho các cục chuyên ngành thuộc bộ. Xóa bỏ hoặc thu hẹp tối đa mô hình các Ban QLDA trực thuộc bộ như hiện tại, chuyển trách nhiệm quản lý đầu tư cho các cục chuyên ngành.
2.2. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng
Ưu tiên hàng đầu cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp xây dựng của nhà nước và các doanh nghiệp tư vấn để các doanh nghiệp này chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Bổ sung, sửa đổi luật khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng .
Xác định các tiêu chuẩn và những hướng dẫn, định mức, đơn giá xây dựng cơ bản để bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư.
Nâng cao các tiêu chuẩn và chất lượng của các công việc được ký kết hợp đồng để tăng giá trị của kinh phí được chính phủ đầu tư cho Cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng do thiếu kinh phí ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc kinh phí đầu tư phải thay đổi, điều chỉnh nhiều ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng.
2.3. Mở rộng cạnh tranh trong hoạt động bảo trì
Hoàn thiện hệ thống quản lý khai thác sửa chữa công trình: Các doanh nghiệp bảo trì cơ sở hạ tầng sẽ hoạt động như các doanh nghiệp kinh doanh của nhà nước để tăng các biện pháp khuyến khích cũng như quyền tự chủ đối với việc quản lý.
Tiến tới đấu thầu quyền quản lý khai thác, thu phí và ký kết hợp đồng phụ đối với các công việc bảo trì trong những lĩnh vực thích hợp với nguồn kinh phí hợp lý.
Nhiệm vụ sửa chữa lớn công trình cần được xác định rõ ràng và được kiểm soát thông qua cơ chế đấu thầu được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh nhiều hơn, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đấu thầu.
Từng bước nâng cao các chỉ tiêu chất lượng về bảo trì, tăng chi phí cho công tác bảo trì, tăng cường các biện pháp huy động vốn, bảo trì Cơ sở hạ tầng.
2.4. Chính sách và biện pháp phát triển nguồn nhân lực.
Công bố rõ ràng về chính sách khuyến khích đào tạo, nâng chuẩn về trình độ tối thiểu đối với đội ngũ cán bộ của Bộ, chuẩn về trình độ đối với các nhà thầu, tư vấn, đặc biệt là các tiêu chuẩn về học vị và ngoại ngữ đối với cán bộ được đề bạt. Tạo ra nhiều cơ hội đào tạo thông qua việc định hướng lại cho các viên nghiên cứu, các trường về nhiệm vụ đào tạo và nâng cao các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Nâng cao năng lực tổ chức cán bộ lao động trong việc đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực và xây dựng các chính sách và chiến lược cụ thể bao gồm cả kế hoạch đào tạo cho ngành giao thông vận tải, đưa ra những ưu tiên rõ ràng cho việc đào tạo.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA cho những lĩnh vực mà đặc biệt còn thiếu những chuyên gia trong nước đồng thời cần phải nâng cao trình độ và tiêu chuẩn đào tạo phù hợp với thế giới như: Hoạt động chiếược, dự báo nhu cầu vận tải bằng phương pháp hiện đại, lập quy hoạch bằng phương pháp hiện đại, phân tích tài chính, kinh tế cho dự án, thiết kế thi công tổ chức đào tạo trong nước hoặc đào tạo nước ngoài.
2.5. Sử dụng các kỹ thuật và công cụ quản lý
- Quản lý thời gian và tiến độ dự án.
- Phân phối các nguồn lực dự án.
- Dự toán ngân sách và quản lý chi phí dự án.
- Quản lý chất lượng dự án.
2.6. Sử dụng MS Project để quản lý dự án
- Sử dụng MS Project để xây dựng WBS: MS Project cho phép thiết lập cấu trúc phân chia công việc dưới dạng mục phân cấp các nhiệm vụ và cho phép kết hợp cấu trúc phân chia công việc với sơ đồ Gantt trỏ thành một công cụ quan trọng giúp cho các nhà quản lý dễ dàng phân chia nhiệm vụ, tổ chức, quản lý quá trình thực hiện dự án.
- Sử dụng MS Project trong việc quản lý thời gian của dự án: MS Project được sử dụng trong hai quá trình của quản lý thời gian là xây dựng lịch trình thực hiện công việc và kiểm soát thời gian thực hiện dự án. MS Project sử dụng kỹ thuật lập kế hoạch mạng, cho phép tự động hóa lập kế hoạch thực hiện dự án trong điều kiện hạn chế nhân lực, thiết bị và thời gian, đảm bảo kế hoạch lập ra tối ưu hóa giữa thời gian và tổng chi phí thực hiện dự án và khả thi về các nguồn lực của dự án.
- Sử dụng MS Project quản lý chi phí của dự án: MS Project được sử dụng trong cả 4 quá trình của quản lý chi phí dự án, cho phép lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, tối ưu hóa giữa thời gian thực hiện dự án và tổng chi phí của dự án vị mỗi một lần thay đổi phương án bổ dụng nguồn máy sẽ tự động tính toán lại tổng chi phí cho dự án. MS Project cho phép ghi lại kế hoạch tối ưu đã lập chính là ngân sách kế hoạch gốc của dự án dùng trong kiểm tra giám sát dự án lập báo cáo tiến độ thực hiên dự án, nó xác định rõ nhiệm vụ nào vượt chi hoặc chậm tiến độ ước tính được mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí của dự án và thời hạn hoàn thành dự án và nó cho phép điều chỉnh kế hoạch thực hiện các công việc còn lại, thay đổi sử dụng nguồn để đáp ứng được mục tiêu của dự án.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Nhờ đó hệ thống công trình xây dựng đã đạt được một số thành tựu đáng kể: nhiều công trình mang tính quốc gia được đầu tư xây dựng mới hoặc hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nổi lên nhiều bất cập như tình trạng thất thoát lãng phí, rút ruột công trình dẫn đến tình trạng chất lượng công trình không được đảm bảo, thời gian thi công kéo dài, Nguyên nhân chính là công tác quản lý hoạt động đầu tư còn bị buông lỏng, chuyên môn của nhiều cán bộ còn kém.
Mặt khác quản lý dự án là một vấn đề rất rộng và phức tạp gồm nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy trong phạm vi một đề án có giới hạn, em chỉ trình bày đôi nét sơ lược về: (1) lý thuyết quản lý dự án, (2) đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam, tìm ra các tồn tại vướng mắc hiện đang gặp phải trong thực tế và phân tích nguyên nhân của những tồn tại này. Tập trung chủ yếu vào các vấn đề về thể chế quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và việc vận dụng các kỹ thuật và công cụ quản lý tiên tiến trong quản lý các dự án. (3) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số vấn đề trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường thể chế quản lý đầu tư Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và các đề xuất mới nhằm ứng dụng một số công cụ quản lý dự án hữu hiệu mà việc sử dụng nó ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Với vốn kiến thức còn ít ỏi, các nguồn thông tin không thể khai thác hết, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô để được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6131.doc