Đề tài Qui hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh–tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em có một số kiến nghị sau: - Cần làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân ủng hộ phương án quy hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh để mọi người dân biết và thực hiện tốt. - Tạo cơ sở pháp lý: căn cứ vào bản quy hoạch đất đai thị xã Bắc Ninh để xây dựng các quy định, quyết định.v.v. để thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai làm cho công tác quản lý đất đai ở đô thị ngày càng chặt chẽ và theo pháp luật - Trên cơ sở bản quy hoạch này tìm kiếm chính sách kinh tế hợp lý để xây dựng chính sách đèn bù, giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp, khiều nại về đất đai vv đáp ứng nhu cầu về đất đai để xây dựng thị xã Bắc Ninh thành đô thị loại 3 vào năm 2010.

doc55 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Qui hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh–tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể hiểu một cách khái quát vế qui hoạch sử dụng đất đai như sau: Qui hoạch sử dụng đất đai là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai và quản lí đất đai một cách đầy đủ, hợp lí, khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quĩ đất đai (khoanh định cho các tổ chức và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường. + Biện pháp kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai + Biện pháp kỹ thuật: Gồm các công tác chuyên môn như: Điều tra khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định xử lí số liệu. + Biện pháp pháp chế: Xác định tính pháp lí về mục đích sử dụng và quyền sử dụng đất đai theo qui hoạch nhằm bảo đảm sử dụng và quản lí đất đai theo đúng pháp luật + Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo đúng mục đích nhất định + Tính hợp lí: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, đặc tính phù hợp với yêu cầu sử dụng + Tính khoa học: Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến + Tính hiệu quả: Đáp ứng cả ba lợi ích, kinh tế, xã hội, môi trường 3.8. PHÂN LOẠI QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI - Theo điều 16, 17, 18 luật đất đai 1993 qui định: Qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành * Qui hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ có các dạng sau: + Qui hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước + Qui hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh + Qui hoạch sử dụng đất đai cấp huyện + Qui hoạch sử dụng đất đai cấp xã * Đối tượng của qui hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ: Toàn bộ diện tích đất đai tự nhiên của lãnh thổ. - Mục đích: Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai, để phát triển các ngành kinh tế quốc dân cụ thể hoá qui hoạch sử dụng đất đai của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn. * Qui hoạch sử dụng đất đai theo ngành gồm các dạng sau đây: + Qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp + Qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp + Qui hoạch sử dụng đất đai các khu dân cư nông thôn + Qui hoạch sử dụng đất đô thị + Qui hoạch sử dụng đất chuyên dùng * Đối tượng của qui hoạch sử dụng đất đai theo ngành: Là toàn bộ diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai cấp thêm cho ngành trong phạm vi ranh giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng. 3.9. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 3.9.1. Đối tượng nghiên cứu + Nghiên cứu các qui luật về chức năng của đất đai như một tư liệu sản xuất chủ yếu + Đề xuất các ý kiến, biện pháp về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao, kết hợp với bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành, căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ. 3.9.2. Phương pháp nghiên cứu trong qui hoạch sử dụng đất đai * Phương pháp luận trong nghiên cứu - Nghiên cứu các hiện tượng sự kiện phạm trù xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ở trạng thái vận động phát triển - Nhìn nhận sự phát triển như là sự chuyển hoá từ lượng thành chất - Xem xét các sự kịên và hiện tượng trên quan điểm thống nhất giữa các mặt đối lập - Phát hiện những cái mới, tiến bộ trong quá trình vận động, phát triển. * Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể + Phương pháp điều tra khảo sát + Phương pháp minh hoạ trên bản đồ + Phương pháp thống kê + Phương pháp nghiên cứu điểm + Phương pháp nghiên cứu mẫu 3.10. Đặc điểm đất đai trong đô thị Qui hoạch sử dụng đất đai trong khu vực đô thị luôn gắn chặt với giai đoạn qui hoạch tổng thể và giai đoạn qui hoạch chi tiết đô thị, trong đó trên sơ sở định hướng phát triển, dự báo dân số sẽ xác định nhu cầu diện tích đất đai cho toàn bộ đô thị, từng khu vực, và phân vùng chức năng. Đất đai trong đô thị (gồm đất nội thị và vùng ngoại vi gần đô thị) có vị trí và tác dụng quan trọng đối với nền kinh tế của bản thân đô thị cũng như nền kinh tế quốc dân. Ngoài những thuộc tính chung của đất đai nói chung thì đất đô thị còn có một số đặc điểm riêng như: 3.10.1. Sức chịu tải Đây là đặc trưng cơ bản của đât đô thị, do có sự tập trung cao về dân số và các hoạt động kinh tế. Vì vậy công năng của đất đai ở đây chính là chịu tải dân số và các loại công trình kiến trúc. 3.10.2. Tính quan trọng của vị trí Giá trị kinh tế của đất đai đô thị được quyết định bởi vị trí khu vực đất đai, vị trí địa lý quyết định điều kiện phát triển kinh tế, sự tốt, xấu của vị trí liên quan đến các điều kiện như giao thông, bưu điện, thông tin, cấp điện, cấp nước... và các điều kiện dịch vụ công cộng khác. Khu vực đông dân, buôn báo sầm uất, gần mặt đường, chỗ giao cắt... giá đất thường cao. 3.10.3. Tính cố định của công dụng đất đai. Sự khác nhau giữa sử dụng đất đai trong đô thị với đất nông nghiệp là ở công dụng của đất đai trong đô thị tương đối, còn đât đai nông nghiệp thì thường xuyên có sự thay đổi về phương hướng sử dụng và phương thức sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây khó khăn trong việc cải tạo các khu vực ở đô thị. 3.10.4. Giá đất tương đối cao Do sức tải và mật độ dân số và các hoạt động kinh tế ngày càng tăng vì thế công trình kiến trúc phải phát triển theo hướng cao tầng và giá đất đô thị tương đối cao gấp nhiều lần so với giá đất ở khu vực nông thôn có cùng diện tích. 3.10.5. Sự đa dạng, phức tạp của phương thức sử dụng đất đai Sự phân công các hoạt động kinh tế trong khu vực đô thị tương đối nhỏ, tỉ mỉ nên loại hình sử dụng đất đai ở đây khá phức tạp và yêu cầu cao về mức độ chi tiết. 3.10.6. Ô nhiễm đối với đất đai Chất thải sinh ra do các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt... đều trực tiếp hoặc gián tiếp làm ô nhiềm đất đai. 3.11. Phân loại đất đai trong khu vực đô thị Đất đai trong khu vực đô thị có thể phân loai theo loại hình công dụng hoặc các khu công năng của đô thị. Phân loại theo chức năng của đất đai trong khu vực đô thị + Đất đai trong khu vực đô thị được phân ra thành các loại sau: - Đất dùng cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đây là loại đất dành cho sản xuất chủ yếu nhất của đô thị, gồm có đất xây dựng và bố trí các nhà máy, công nghiệp quốc doanh, tập thể, tư nhân. - Đất dùng cho thương nghiệp: Gồm đất xây dựng các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khu dịch vụ... - Đất dùng để ở: Đây là đất xây dựng các khu trung cũ tập trung và nhà riêng của người dân. Loại đất này, chiến diện tích lớn nhất trong khu đất dân dụng. - Đất dùng cho các công trình công cộng, gồm đất xây dựng trụ sở của các cơ quan chính quyền giáo dục y tế,... - Đất cây xanh, thể dục, thể thao: Là các vành đai cây xanh, công viên, vườn hoa, các công trình thể thao... - Đất dùng cho giao thông: Gồm đất đường sắt, đường bộ, đường phố, bến bãi đỗ xe. - Đất khác. 3.12. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị Qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị thể hiện mục tiêu và kế hoạch của sự phát triển không gian đô thị trong thời kỳ nhất định, là sự sắp xếp và bố cục đối với sử dụng đất đô thị, là sự phân phối hợp lý và khống chế trong việc sử dụng đất đai, dùng quan điểm phát triển để thiết kế bố cục không gian ở thời điểm hiện tại và phát triển trong tương lai của đô thị. Qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị là qui hoạch mang tính tổng hợp, nó liên quan đến các đối tượng sử dụng đất, phải điều hoà nhu cầu và đất đai của các đối tượng này đồng thời gắn chặt với các yêu cầu về qui hoạch thiết kế xây dựng đô thị. - Mục đích và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất đai trong đô thị Thông qua sự sắp xếp hợp lý đất đai, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đô thị, thúc đẩy sự phát triển, sự phồn vinh kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của nhân dân về vật chất cũng như tinh thần. Qui hoạch sử dụng đất đai trong đô thị là cơ sở để xử lý chính xác các mối quan hệ giữa các ngành, điều hoà giữa các loại sử dụng đất, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, đồng thời xác lập những căn cứ làm cơ sở để quản lý đất đai đô thị. - Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai trong đô thị Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, căn cứ vào kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu và định hướng chiến lược, những thay đổi lịch sử, thực tế hiện trạng và điều kiện xây dựng đô thị... Để xác định một cách hợp lý qui mô phát triển không gian phương hướng phát triển và phân phối hợp lý các loại tỷ lệ sử dụng đất, bức tranh toàn cảnh tổng quát không gian phát triển đô thị. - Phạm vi quy hoạch sử dụng đất đai trong đô thị Là phạm vi phát triển lâu dài đã được xác định trong quy hoạch tổng thể vùng đã lập ra, bao gồm khu vực nội thị và ngoại vi mà quy hoạch đô thị có nhu cầu phát triển mở rộng, nhằm tránh xảy ra việc mở rộng khu vực nội thị một cách vô ý và hạn chế việc xây dựng khu vực ngoại vi một cách cân nhắc có kế hoạch, tạo quỹ đất dự phòng hợp lý thuận tiện cho việc bổ sung, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong tương lai lâu dài. 3.13. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong đô thị Tùy theo qui mô và đặc thù đô thị mà người ta xác định chỉ tiêu đất đô thị theo số dân, chẳng hạn như ở Bắc Ninh lấy 80 m2/người. Hoặc tính theo công thức sau: Trong đó: S0, St: Diện tích đất xây dựng hiện có và toàn đô thị D1: Đất dân dụng phát triển C: Tỷ lệ đất công nghiệp (%) Q: Tỷ lệ đất cơ quan ngoài đô thị (%) T: Tỷ lệ đất các trung tâm chuyên ngành (%) A: Tỷ lệ đất an ninh quốc phòng (%) X: Tỷ lệ đất khác (so với đất đô thị)(%) Hoặc có thể viết gọn: St: Diện tích toàn bộ đất xây dựng đô thị (ha) S0: Diện tích đất đô thị hiện có (ha) D1: Diện tích đất dân dụng mới (ha) ND1: Tỷ lệ phần đất ngoài khu dân dụng phát triển (%) (Nguồn: Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng qui hoạch sử dụng đất ) + Chỉ tiêu định hướng để xác định nhu cầu đất các khu chức năng chủ yếu trong quy hoạch tổng thể đô thị .Chỉ tiêu này được qui định ở qui chuẩn xây dựng Việt Nam. - Khu dân cư (khu ở): Là thành phần đất chủ yếu của đất đô thị, chiếm 50% - 60% tổng diện tích đất để xây dựng đô thị. Chỉ tiêu tính toán đất dân dụng khoảng 30 – 70m2/ người tuỳ theo quy mô đô thị và khu hiện trạng hoặc khu mới phát triển. Chỉ tiêu sử dụng các loại đất trong khu dân dụng như sau: Nhà ở: 15 - 29m2/người, phục vụ công cộng 16 – 18 m2/người Cây xanh, thể dục thể thao 13 – 17m2/ người, đường, quảng trường chiếm 8 – 13m2/người. - Khu công nghiệp, tiều thủ công nghiệp chiếm 7 – 25% diện tích đất toàn đô thị với chỉ tiêu khoảng 15 – 20m2/người diện tích cho công nhân là 23,5 - 136,4m2/ người. * Chỉ tiêu qui định như sau: + Đất xây dựng nhà máy:50-75% + Đất dành cho thiết bị phụ trợ, xưởng, dịch vụ quản lí:5-10% + Đất cây xanh tập trung:10-12% + Đất giao thông:5-10% + Đất cách ly khoảng cách:50-30 m. - Khu kho tàng: chiếm từ 2 - 6% đất xây dựng đô thị với tiêu chuẩn 3 - 5m2/người trong đó diện tích dành cho xây dựng công trình không được vượt quá 60%. - Đất giao thông đối ngoại: Chiếm khoảng 10% toàn bộ đất đô thị, đường sắt cần bố trí cách khu dân cư tối thiểu là 100m, cảng 50 m, đường phố chính là 200m, sân bay cách đô thị không 5 - 30Km tuỳ thuộc vào từng loại. - Đất cây xanh, thể dục thể thao: đối với đô thị lớn: 15 - 20m2/người đô thị nhỏ và trung bình 7 - 15m2/người và đô thị nghỉ mát là 30 - 40m2/người đối với các khu cây xanh tập trung, qui mô xác định như sau: + Công viên cấp thành phố: 8 - 10 ha + Công viên khu vực ở: 1- 3 ha + Công viên rừng: 30 - 40 ha Đối với đô thị nhỏ, trung bình chỉ tiêu đất công viên rừng là 50m2/người đô thị lớn và rất lớn là 100 - 200m2/người - Đất khu trung tâm đô thị: được xác định theo chỉ tiêu là 3 - 5m2/người trong đó đất giao thông các loại chiếm lớn hơn 50%. - Các chỉ tiêu sử dụng đất áp dụng khi lập quy hoạch chi tiết đô thị. - Diện tích: toàn bộ khu đất lập qui hoạch chi tiết được xác định trong phạm vi ranh giới lập qui hoạch chi tiết. - Diện tích Brulto là diện tích toàn bộ khu đất lập quy hoạch, trong đó có cả đất dành để xây dựng các công trình thuộc thành phố. - Diện tích Neto là diện tích dành để xây dựng các công trình thuộc khu đất đó. - Các chỉ tiêu cần xác định + Chỉ tiêu đất: Loại thấp : 2000 người/ha Trung bình: 300 - 600 người/ ha Cao : 600 - 7800 người/ha + Chỉ tiêu ở: Thấp : 9m2/người Trung bình: 12m2/người Cao : 18m2/người + Mật độ xây dựng: 1 - 4 tầng: 36 - 40% 5 tầng: 25 - 30% >9 tầng: 11 - 15% 3.14. Phương pháp dự báo một số loại đất chính trong khu vực đô thị 3.14.1. Dự báo nhu cầu đất phát triển đô thị Nhu cầu đất phát triển đô thị có thể tính theo công theo công thức sau: Z=N.P Trong đó : Z: Là diện tích đất phát triển đô thị N: Số dân thành thị hiện trạng P: Định mức đất dùng cho một khẩu đô thị năm qui hoạch (Nguồn: Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng qui hoạch sử dụng đất ) Ví dụ: ở Việt Nam mức đất đô thị cho các đô thị loại 3 và 4 là 70-80m2/người. 3.14.2. Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông Diện tích cần dùng cho phát triển giao thông có thể xác định căn cứ vào mối tương quan giữa lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong năm và diện tích chiếm đất của mạng lưới giao thông tính theo công thức sau: Trong đó: D: diện tích đất cần cho giao thông Yn: Trình độ phát triển nền kinh tế quốc dân năm qui hoạch Yo: Trình độ phát triển nền kinh tế quốc dân năm hiện trạng R: Hệ số co dãn lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong năm No: Lưu lượng hàng hoá vận chuyển năm hiện trạng E: Diện tích đất chiếm cho một đơn vị lưu lượng hàng hoá vận chuyển (Nguồn: tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch sử dụng đất) 3.14.3. Dự báo đất phát triển công nghiệp Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án khả thi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện tích đất cho phát triển công nghiệp theo công thức sau: Trong đó: Ps: tổng diện tích khu đất cần sử dụng Px: diện tích xây dựng các công trình Mx: mật độ xây dựng. Mật độ xây dựng Mx càng lớn thì mức độ tiết kiệm đất càng cao trong công nghiệp, Mx có thể dao động từ 17-74%. (Nguồn: tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch sử dụng đất) 3.15 . Các nguyên tắc cơ bản thiết kế qui hoạch xây dựng đô thị 3.15.1. Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị - Các đô thị được xây dựng sẽ tồn tại nhiều thế kỷ cho nên việc lựa chọn đất đai cho xây dựng đô thị là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, giải quyết đúng đắn nhiệm vụ ấy sẽ giải quyết tốt những vấn đề sản xuất, sinh hoạt của dân cư cũng như các vấn đề kinh tế trong công tác xây dựng và quản lí đô thị. Khi lựa chọn đất đai phải chú ý tới yêu cầu bố trí hợp lí giữa tất cả các thành phần đất đai của đô thị (đất ở, đất công nghiệp, đất giao thông, đất cây xanh, đất thể thao ) phải đánh giá đúng mức lợi ích phát triển của toàn bộ đô thị. * Những yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn đất đai để xây dựng đô thị bao gồm: + Điều kiện khí hậu và tác động của nó trong xây dựng đô thị - Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, nằm trong khu vực nội chí tuyến, giới hạn từ 23022’ Bắc đến 8030’ Bắc, kinh độ 1200-1100 kinh Đông, mỗi vùng đều có điều kiện khí hậu riêng nên phải thu thập đầy đủ số liệu về điều kiện khí hậu: - Mưa: Nước ta có lượng mưa trung bình hàng năm tương đối (1500-3000 mm/năm) và phân bố không đồng đều giữa các vùng. Các tài liệu về mưa cần thu thập là: * Lượng mưa trung bình/năm * Lượng mưa trung bình cao nhất và thấp nhất trong năm (tháng, ngày) * Lượng mưa và thời gian từng trận mưa * Số ngày mưa trong một năm, một tháng - Gió: Gió mang theo các yếu tố xấu, tốt, làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm , tỷ trọng và áp suất không khí. Từ việc phân tích các yếu tố của gió ta biết được tốc độ gió, hướng gió chủ đạo, theo mùa hoặc cả năm của một khu vực nào đó. Từ kết quả đó ta mới có cách xử lí, bố trí công trình xây dựng sao cho phù hợp, thuận lợi. Các tài liệu thu thập về gió bao gồm: * Tốc độ gió (lớn nhất, trung bình, nhỏ nhất (m/s)) theo mùa, từng hướng * Tần suất gió: Tần suất lặng gió (%) là số lần lặng gió so với số lần quan trắc * Tần suất hướng gió (%) là số lần gió theo hướng nào đó so với tổng số lần quan trắc thấy có gió - Nhiệt độ không khí, độ ẩm, độ bốc hơi, độ hút ẩm bão hoà + Nhiệt độ không khí cần thu thập: * Nhiệt độ trung bình trong năm (vào mùa hè, mùa đông) * Nhiệt độ cao nhất trong năm, thấp nhất trong năm hoặc trong tháng * Nhiệt độ hàng tháng trong năm * Nhiệt độ chênh lệch trong ngày vào mùa đông, mùa hè Dựa vào những yếu tố trên để tính toán hệ thống thoát nước mưa cho toàn bộ đô thị. + Độ ẩm cần thu thập: * Độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối * Độ ẩm tương đối cao nhất, thấp nhất, trung bình + Độ bốc hơi cần biết độ bốc hơi lớn nhất vào thời gian nào trong năm và lượng bốc hơi từ mặt nước là bao nhiêu để tính lượng nước dự trữ trong các hồ, sông - Nắng: Thời gian chiếu nắng (số ngày nắng trong năm, trong tháng và số giờ nắng trong ngày, trong tháng), để chọn hướng bố trí nhà, đường phố + Điều kiện địa hình: Các yếu tố địa hình cần nghiên cứu là: Hướng dốc, trị số độ dốc của địa hình, cao độ lớn nhất và nhỏ nhất, trung bình của từng khu vực và từ đó có biện pháp xử lí thích hợp. + Điều kiện thuỷ văn: Để hiểu rõ được những đặc tính của thuỷ văn cần nghiên cứu rõ những vấn đề sau: * Chế độ sông ngòi, ao hồdiện tích, chiều sâu, dài rộng, độ dốc lòng sông * Mức nước cao nhất, trung bình, nhỏ nhất * Lưu lượng (m3/s) tốc độ lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và đặc tính của dòng nước, qui luật lên xuống của mực nước sông (theo từng tháng, mùa, năm ) * Đặc tính và tần suất của các trận lũ, thời gian lũ lụt, và cao độ mực nước lớn nhất, số lần và phạm vi ngập lụt, thành phần hoá học của nước. Đối với các khu vực gần biển phải có số liệu về chế độ thuỷ triều (chiều dài, cường độ, vận tốc sóng .) + Điều kiện địa chất công trình: - Các tài liệu về hố khoan, thăm dò để biết cấu tạo địa tầng của các lớp đất đá thông qua các mặt cắt địa chất - Cường độ chịu tải của đất (kg/cm2) - Tình hình khoáng sản, các hiện tượng trượt lở, hốc ngầm + Điều kiện địa chất thuỷ văn: - Nước ngầm là nguyên nhân gây khó khó khăn trong việc thiết kế móng của công trình, phải xử lí tốn kém, phức tạp và nó cũng chính là những nguồn cung cấp nước cho các đô thị, nên phải nghiên cứu những đặc điểm của nó như: Chất lượng, thành phần hoá học của nước. + Đánh giá đất đai: Dựa vào các tài liệu đánh giá các yếu tố tự nhiên ở trên kết hợp với các tài liệu bản đồ nghiên cứu về hiện trạng công trình kiến trúc, kỹ thuật đô thị để tiến hành đánh giá đất đai và phải chỉ ra được: * Đất thuận lợi cho xây dựng: Là đất có điều kiện tự nhiên thoả mãn yêu cầu xây dựng, vốn đầu tư ít cho các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật. * Đất không thuận lợi cho xây dựng đô thị: Gồm đất có các điều kiện tự nhiên chưa đáp ứng ngay được cho yêu cầu xây dựng mà phải qua biện pháp xử lí kỹ thuật mới có thể xây dựng được. * Đất đặc biệt không thuận lợi cho xây dựng: Gồm đất đai có các điều kiện tự nhiên phức tạp và không nên lựa chọn đất này để xây dựng đô thị. - Những căn cứ để lựa chọn đất đai xây dựng đô thị: + Kết quả đánh giá đất đai + Điều kiện vệ sinh môi trường + Điều kịên kinh tế và khả năng khoa học kỹ thuật + Điều kiện quốc phòng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đô thị + Điều kiện vật liệu địa phương + Điều kiện mở rộng, phát triển đô thị trong tương lai thuận tịên - Những yêu cầu cụ thể đối với khu đất xây dựng: + Địa hình: Phải thuận lợi cho việc xây dựng, tức là chi phí cho việc xây dựng ít, thuận lợi cho việc bố trí các công trình kỹ thuật, độ dốc hợp lí nhất là từ 0,005-0,5. + Khu đất xây dựng không lầy lội, không bị ngập + Khu đất xây dựng không có điều kiện địa chất xấu + Điều kiện khí hậu phải thuận lợi và đặc biệt chú ý: * Khu nhà ở: Phải nằm ở đầu hướng gió so với nguồn gây bẩn không khí, nếu ở cạnh sông phải bố trí trên đầu các xí nghiệp có thể gây bẩn nguồn nước. * Khu công nghiệp: Phải nằm ở cuối hướng gió chủ đạo và phải đảm bảo thông gió, không đặt ở chỗ thấp dạng lòng chảo. + Khu đất xây dựng phải có sự liên hệ thuận lợi với hệ thống giao thông. + Khu đất phải đảm bảo các nguồn cung cấp nước sạch và những điểm xả nước thải phải thuận lợi. + Khu đất xây dựng không được chiếm dụng hoặc chỉ sử dụng hạn chế đất canh tác và không nằm trong khu vực có chức năng đặc biệt như: Rừng cấm, vườn quốc gia, khu khai thác mỏ, di tích lịch sử. + Khu đất xây dựng gần nguồn lấy nguyên liệu, vật liệu xây dựng và nguồn lao động. + Khu đất phải có điều kiện và khả năng dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị trong tương lai. Bảng đánh giá các yếu tố tự nhiên để lựa chọn đất xây dựng các công trình ở đô thị ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐẶC TÍNH CỦA ĐẤT Xây dựng thuận lợi Xây dựng ít thuận lợi Xây dựng không thuận lợi Địa hình : -Bố trí nhà ở, công trình công cộng -Xây dựng công trình công nghiệp -Cây xanh độ dốc I=0,5-8% 0,5-3% <10% <0,5;8-15% <0,5%;3-5% 10-30% >15%;<0,1% >5%;<0,1% >30% 2.Nền địa chất công trình Cát, cát pha, sét có cường độ chịu nén >1,5kg/cm2 Cát pha 1-1,5kg/cm2 <1kg/cm2 (đất bùn ) 3.Địa chất thuỷ văn nước ngầm Sâu 2,5-5m 0,8-2m <0,8m 4.Ngập lụt Không ngập lụt Tần suất ngập lụt <100 năm /1lần 25 năm /lần 5.Các hiện tượng địa chất: sói lở, hốc ngầm .. Không có Có hiện tượng địa chất đó nhưng đã ngừng hoặc có hoạt động nhưng kém Có hiện tượng đia chất đâng hoạt động 6. Khí hậu Có khả năng thông gió tốt, chống gió bão mạnh Lượng bức xạ nằm trong phạm vi hợp lí, hướng nắng tới phù hợp với địa hình địa hình lòng chảo gió lưu thông khó không có khả năng chống gió bão +bị che nắng nhiều Khuất gió hoàn toàn không được chiếu nắng 3.15.2. Nguyên tắc bố trí chức năng sản xuất công nghiệp - Đất công nghiệp là đất xây dựng các xí nghiệp sản xuất, các kho tàng, các khu hành chính quản lí và đào tạo cho khu công nghiệp. - Khu công nghiệp đóng vai trò chủ đạo cho việc phát triển của đô thị vì vậy việc bố trí các công trình công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó thu hút vốn đầu tư và hàng loạt các vấn đề khác. Việc bố trí chức năng sản xuất công nghiệp gồm các cụm sản xuất, các nhà máy xí nghiệp vị trí của chúng phải được nối với đường ô tô, đường sắt hay đường thuỷ. Cố gắng giảm bớt khoảng cách giữa các nhà máy, tăng mật độ xây dựng, nâng tỷ lệ tầng cao. Hạn chế tối đa sự ô nhiễm và phá vỡ môi sinh trong quá trình sản xuất. Khi chọn đất xây dựng khu công nghiệp phải lưu ý đến điều kịên gió và nguồn nước, xí nghiệp gây độc hại về không khí nên để ở cuối hướng gió chủ đạo, nếu gây độc hại cho nguồn nước phải để ở cuối dòng nướcCác công trình phục vụ cho sản xuất phải được bố trí đồng thời với khu sản xuất, vị trí của các kho tàng phải bố trí thuận lợi với hệ thống giao thông đô thị đảm bảo khoảng cách vệ sinh, phòng cháy và chữa cháy. Tuỳ theo tính chất chức năng của mỗi đô thị mà loại đất này chiếm khoảng từ 10%-15%. 3.15.3. Nguyên tắc thiết kế qui hoạch khu dân cư - Đất khu dân cư đô thị là đất dùng cho xây dựng các khu chung cư và nhà riêng của người dân. Đây là bộ phận đất đai chiếm diện tích lớn nhất trong khu đất dân dụng của đô thị, trong đó phải giải quyết nhu cầu về ở, sinh hoạt văn hoá, giáo dục và những yêu cầu khác có liên quan tới sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong khu vực đô thị. - Việc bố trí khu dân cư đô thị phải được xây dựng đồng bộ, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chức năng và tiện nghi sử dụng cân đối hài hoà. Qui hoạch phù hợp với cảnh quan và điều kiện cụ thể của từng đô thị. Bảo đảm tiện lợi cho người sử dụng, giao thông thuận tịên nhưng không ồn ào, khoảng cách đến nơi sản xuất không lớn. Nếu khu ở gần khu công nghiệp thì phải xen giữa khoảng cách đó là dải cây xanh để cách li sự ô nhiễm môi trường. - Loại đất này thường chiếm khoảng từ 45%-50% tổng quĩ đất của đô thị. 3.15.4. Nguyên tắc thiết kế các công trình công cộng - Khu đất các công trình công cộng gồm: Đất trung tâm đô thị, dùng để xây dựng các công trình văn hoá, thương nghiệp, công trình giáo dục, y tế, thể thao, các công trình hành chính xã hội - Những công trình này có liên quan thường xuyên đến đời sống dân cư. Tuỳ theo tính chất qui mô của từng loại công trình mà chúng được phân bố và tổ chức gắn liền với đô thị việc tổ chức các công trình công cộng theo nguyên tắc sau: + Vị trí ở trung tâm cần phục vụ như: Trung tâm đô thị, trung tâm thành phố, trung tâm quận. Các công trình này tạo thành mạng lưới trải đều trên toàn bộ đô thị, có thể kết hợp hai cấp phục vụ nếu bán kính phục vụ thích hợp. Tạo điều kiện thuận lợi tiết kiệm cho dân cư đô thị. Các công trình xây dựng công cộng cần được tổ chức hợp lí cho hoạt động và mối quan hệ của các công trình, sử dụng tối đa điều kiện, giảm vốn đầu tư và kinh phí bảo dưỡng. - Trong đô thị loại đất này chiếm khoảng 3%-7%. 3.15.5. Nguyên tắc thiết kế qui hoạch hệ thống giao thông - Đất giao là phần đất dành cho xây dựng hệ thống giao thông phục vụ cho việc đi lại trong nội bộ đô thị và giữa đô thị với các vùng lân cận gồm: Giao thông trên cao, trên mặt đất, trên mặt nước, và dưới mặt đất. - Luồng giao thông đối nội quan trọng nhất phải kể đến là tuyến giao thông từ nơi ở đến nơi sản xuất và quản lí và ngược lại. - Khi phân bố hệ thống giao thông cần phải bảo đảm sự liên hệ thuận tiện giữa đô thị và bên ngoài, giữa các bộ phận trong đô thị với nhau. Các loại giao thông đối nội nội và đối ngoại trong đô thị phải tạo thành một hệ thống liên tục và đồng bộ ngoài ra còn phải an toàn. Qui mô từng công trình giao thông phải đáp ứng dược nhu cầu giao thông, các tuyến giao thông còn phải triệt để lợi dụng địa hình. - Trong đô thị loại đất này chiếm khoảng 10%-20% tổng quĩ đất trong đô thị. 3.15.6. Nguyên tắc thiết kế qui hoạch các khu cây xanh trong đô thị: - Đây là loại đất không thể thiếu trong bất kỳ một đô thị nào, nó là nguồn cây xanh cung cấp dưỡng khí, cải tạo khí hậu, chống ồn, cản bụi, làm mát về mùa hè, ấm về mùa đông đặc biệt nó còn làm tăng tính mỹ quan cho đô thị. - Trong qui hoạch xây dựng đô thị khi phân bố các khu cây xanh phải đảm bảo tính sử dụng, tính thẩm mỹ và tính vệ sinh. Khu đất cây xanh lớn cần bố trí ở nơi thu hút lượng người đến đông nhất, các mảng cây xanh lớn của thành phố, khu cây xanh cách li với khu công nghiệp được nối với nhau bằng dải cây xanh đường phố, bunva, đường bờ sông, tạo nên hệ thống liên tục và thống nhất. Hệ thống cây xanh phải liên hệ chặt chẽ với địa hình, mặt nước, phù hợp với khí hậu của tong địa phương, đồng thời phải kết hợp với các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. - Trong đô thị loại đất này chiếm khoảng 20%-30% tổng quĩ đất trong đô thị. 3.15.7. Nguyên tắc thiết kế qui hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - Khu đất các công trình đầu mối của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm các khu cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, thoát nước, cấp điện, cấp khí đốt, thông tin liên lạc.công trình này cần có sự quan tâm ngay từ đầu trong công tác thiết kế qui hoạch xây dựng đô thị. - Các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết kế cùng với hệ thống giao thông. Đặc biệt khi thiết kế phải chú ý đến các công trình đầu mối của hệ thống. - Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị về qui mô cần phải đáp ứng được những yêu cầu của đô thị và có khả năng phát triển và mở rộng đô thị, vị trí của các công trình này cần an toàn cho người sử dụng và cho dân cư đô thị, phải thuận lợi khi sửa chữa và bảo dưỡng. Tránh sự chồng chéo, gây ảnh hưởng không tốt đến nhau nhất là đường cấp nước và đường thoát nước, đường điện và thông tin liên lạc. Chương 4 PHƯƠNG ÁN QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THỊ XÃ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2001-2010 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ BẮC NINH THỜI KỲ 2001 – 2010. 4.1.1. Phương hướng chung Đoàn kết phát huy sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân dân, tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, tích cực giải quyết việc làm và phòng chống tệ nạn xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo sức tổng hợp, nhằm xây dựng thị xã Bắc Ninh giầu đẹp, văn minh xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. 4.1.2.Mục tiêu về kinh tế + Nhịp độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt bình quân là 17,6% mỗi năm, trong đó nông nghiệp đạt 6%, công nghiệp –xây dựng tăng 19%, dịch vụ tăng 18%. + Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ: Dịch vụ chiếm 49,8%, công nghiệp và xây dựng chiếm 46,3%, nông nghiệp chiếm 3,9%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GDP) trên địa bàn đạt 2.300 USD /người/năm. + Tổng lượng lương thực qui thóc đạt 8.500 tấn, giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 35-36 triệu đồng /năm. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 84,4 tỷ đồng. + Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 132,7 tỷ đồng. Hình thành các trung tâm thương mại, khuyến khích các loại hình dịch vụ tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 550 tỷ đồng . 4.1.3. Mục tiêu về xã hội + Khai thác triệt để các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, tạo tiền đề để thị xã Bắc Ninh trở thành đô thị loại 3 vào năm 2010 và trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nôị vào năm 2020. + Có ít nhất 80% số dân được dùng nước máy, bảo vệ môi trường sinh thái, xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường, hoàn chỉnh cơ bản hệ thống thoát nước đô thị, xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh. + Ổn định qui mô dân số thông qua công tác kế hoạch hoá gia đình phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số còn dưới 1%. + 100% xã phường có cơ sở riêng của trường tiểu học và trung học cơ sở: 90-95% số phòng học được xây dựng kiên cố. + Có ít nhất 50-60% số làng, khu phố được công nhận là làng, khu phố văn hoá. + Thực hiện tốt chủ trương xoá đói giảm nghèo, động viên nhân dân làm giâù chính đáng, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1%. + Tạo việc làm và giải quyết việc làm mới cho 1.100-1.300 lao động. Đảm bảo công bằng trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đưa tuổi thọ trung bình lên trên 70 tuổi. 4.2. PHƯƠNG ÁN QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THỊ XÃ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2001-2010. 4.2.1. Quan điểm về qui hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh đến năm 2010. + Quan điểm chung : Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được của nhiều ngành kinh tế, thị xã Bắc Ninh là một địa bàn có qui mô đất đai hẹp, tổng diện tích đất tự nhiên là 2634,47 ha bình quân các loại đất thuộc loại thấp so với tỉnh và toàn quốc vì vậy quan điểm hàng đầu trong việc qui hoạch sử dụng đất đai hiện nay cũng như trong tương lai là sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiêu quả quĩ đất đai hiện có theo các mục đích khác nhau, tăng cường quản lý đất đai chặt chẽ theo qui hoạch và pháp luật. + Về đất dành cho công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng: Theo qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh và thị xã Bắc Ninh thời kỳ 1997-2010, cơ cấu kinh tế của thị xã sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Ưu tiên phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng trong cơ cấu kinh tế sẽ chiếm 46,3% ( năm 2005 ) lên 50,2% năm 2010. Vì vậy phải dành quĩ đất thích hợp cho phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, sẽ có một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển thành đất xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng, đây là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế hịên nay. Tuy nhiên cần cân đối và luận chứng chặt chẽ khi chuyển đất nông nghiệp, hạn chế đến mức tối đa việc chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp. Nguyên tắc là chuyển đất nông nghiệp có năng suất thấp và không ổn định sang đất chuyên dùng. + Đất ở đô thị Đầu tư thích đáng cho xây dựng thị xã Bắc Ninh thành đô thị loại 3 xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. + Định hướng phát triển không gian của thị xã Bắc Ninh: Trên cơ sở đô thị hiện có cùng với việc hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và sự gia tăng dân số đô thị, đất đai đô thị cũng sẽ được mở rộng và sắp xếp lại như sau: Phát triển thị xã Bắc Ninh thành đô thị loại 3 xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh, qui mô dân số của thị xã đến năm 2010 khoảng 14.8000 dân. Qui hoạch điều chỉnh xây dựng thị xã Bắc Ninh đã dược chính phủ phê duyệt với qui mô dân số đến năm 2005 là 716 ha, năm 2010 là 11363,3 ha. Khả năng mở rộng thị xã Bắc Ninh chủ yếu từ đường sắt quốc gia Hà Nội – Lạng Sơn trở về phía Đông Nam giáp với đường quốc lộ 1A mới và phía Tây Nam giáp với đường 18A mới. 4.2.2. Phương án qui hoạch sử dụng đất đai cho các khu chức năng * Phương pháp dự báo qui mô đất đai và dân số - Qui mô đất đai của thị xã + Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã là: 2634 ha Trong đó : Đất nội thị : 563 ha Đất ngoại thị : 2071 ha + Nhu cầu đất xây dựng đô thị trong ranh giới hành chính của thị xã Hạng mục Hiện trạng (ha) Dự báo 2005 (ha) 2010 (ha) 1. Đất dân dụng 2. Đất ngoài dân dụng Tổng cộng 144,25 112,60 256,85 854 296 1150 948 203,6 1151,6 Đất nông nghiêp dự trữ để phát triển đô thị còn: 1399 ha. - Qui mô dân số * Qui mô dân số + Cơ sở dự báo: - Phân tích biến động của dân số thị xã Bắc Ninh - Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Bắc Ninh - Xu hướng và dự báo đô thị hoá vùng Bắc Bộ và vùng Hà Nội - Yêu cầu phát triển thị xã với vai trò là thị xã tỉnh lỵ của Bắc Ninh và là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội. + Phương pháp dự báo - Theo phương pháp toán học và áp dụng công thức dự báo sau: Pn=Po(1+a )n±Pm1-Pm2 Trong đó: Pn: dân số đô thị năm dự báo Po: dân số đô thị năm dự báo a: tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên pm1: tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên pm2: dân số tăng giảm cơ học do dân nhập dân cưtới năm pm2: dân số đô thị hoá khu vưc ngoại thành năm Kết quả dự báo TT Danh mục Hiện trạng (2001) Dự báo Phương án chọn 2005 2010 1 2 Tỷ lệ tăng dân số Trung bình Trong đó: +Tăng tự nhiên +Tăng cơ học Qui mô dân số +Nội thị +Ngoại thị 2,45% 1,45% 1,06% 75783 39312 36471 6,09% 1,29% 4,8% 123950 101590 22360 1,74% 1% 0,8% 175500 175500 175500 Dự kiến đến năm 2005 sẽ mở rộng ranh giới nội thị ra 2 xã Vũ Ninh và Kinh Bắc. Đến năm 2010 mở rộng ranh giới 2 xã còn lại là xã Võ Cường và Đại Phúc. Như vậy đến năm 2010 dân số thị xã Bắc Ninh khoảng 18 vạn dân. Phương án qui hoạch sử dụng đất đai cụ thể cho các khu chức năng: * Qui hoạch đất ở đô thị: Hiện nay toàn bộ thị xã có 88,58 ha đất ở đô thị, chiếm khoảng 61,40% diện tích đất dân dụng của thị xã, bình quân là 22,53 m2/người. Đến năm 2010 bố trí khoảng 526,5 ha, khi đó bình quân đầu người khoảng 30 m2/người .Và được phân bố theo 4 khu nhà ở chính sau: + Khu vực Thị Cầu -Đắp Cầu rộng 150 ha chủ yếu phát triển dân cư trên cơ sở đô thị Thị Cầu - Đắp Cầu cũ. Đây là hệ thống có các đồi bát úp bao quanh Đồng Trầm, hướng ra sông Cầu với các điểm dân cư ẩn hiện quanh các đồi bát úp. Kiến trúc mái dốc, nhà vườn là chủ yếu, tại đây sẽ bố trí các khu nhà nghỉ cuối tuần. Tổ chức hệ thống các đường đi bộ bao quanh 6 quả đồi bát úp. + Khu trung tâm đô thị rộng 120 ha nằm giữa khu Thị Cầu - Đắp Cầu và khu Thành Cổ - Văn Miếu. Đây là khu vực trọng tâm của đô thị bao gồm các trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm thương mại, và một khu vực tái định cư nhà cao tầng, kiến trúc trong khu vực này tao thành một quần thể thống nhất. + Khu vực Thành Cổ rộng 120 ha đây là khu vực mang tính văn hoá cao, với các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và một công viên văn hoá vui chơi giải trí chung của toàn đô thị. Hình thành trục cảnh quan về văn hoá từ cổng Bắc Thành Cổ tới Văn Miếu. Kết thúc trục này tổ chức một đoạn phố văn hoá. + Khu vực Cổng Ô Hoà Đình rộng 106,5 ha ở đây sẽ bố trí khu nhà ở xây mới. Như vậy diện tích đất ở tăng 437,92 ha và được lấy từ các nguồn sau: + Đất nông nghiệp 337,56 ha Trong đó: - Đất lúa mầu 239,15 ha - Đất thuỷ sản 0,41 ha - Đất chuyên mầu 98,00 ha + Đất chưa sử dụng 3,46 ha + Đất chuyên dùng 96,90 ha Trong đó: - Đất giao thông 31,60 ha - Đất thuỷ lợi 25,74 ha - Đất chuyên dùng khác 39,56 ha * Qui hoạch đất công trình công cộng (toàn thị xã + khu vực ) Hiện thị xã có 9,68 ha đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng chiếm 61,71% diện tích đất dân dụng của thị xã, bình quân là 2,5 m2/ người . Đến năm 2010 bố trí khoảng 105,0 ha chiếm 11,07 %, khi đó bình quân đầu người là 6m2/người. Diện tích tăng 95,32 ha và được lấy từ các nguồn sau: + Đất nông nghiệp 89,63 ha + Đất chuyên dùng 5,08 ha + Đất chưa sử dụng 0,61 ha * Qui hoạch sử dụng đất cây xanh, TDTT (công viên cây xanh +hồ nước +công trình TDTT) Hiện trạng đất dành cho mục đích xây dựng các công viên cây xanh, hồ nước và cảnh quan đô thị gắn liền với các công trình TDTT là 4,2 ha chiếm 2,91% diên tích đất dân dụng, bình quân là 1,06 m2/người. Đến năm 2010 bố trí khoảng 105 ha khi đó bình quân đầu người là 6m2/người. Khu công viên cây xanh được bố trí như sau: + Các công viên vui chơi giải trí, bố trí tại các vị trí vườn hoa Thành Cổ, vườn hoa Ngân Hàng, đại lộ xanh từ trụ sở UBND thị xã đường Đấu Mã và trung tâm văn hoá Thanh niên. + Công viên cảnh quan, bố trí tại Thị Cầu- Đáp Cầu trên toàn khu đồi bát úp. Diện tích khu công viên cây xanh và TDTT và hồ nước, tăng là: 100,8ha. Và được lấy từ các nguồn sau: + Đất chưa sử dụng 40,62 ha + Đất chuyên dùng 25,32 ha + Đất nông nghiệp 10,34 ha + Đất chưa sử dụng khác 22,13ha + Đất chuyên dùng khác 2,39ha * Qui hoạch sử dụng đất đường nội thị và quảng trường Hình thành mạng lưới đường đô thị dạng ô bàn cờ gồm: + Đường trung tâm mới (đại lộ chính) từ đồi bệnh viện cắt qua đườmg 18, tỉnh lộ 288 hiện nay tới trung tâm làng nghề truyền thống Võ Cường, có chiều dài khoảng 3 km. + Các đường nhánh bố trí theo hệ ô bàn cờ, tạo thành hệ sườn vuông góc với đường trung tâm. Bảng tổng hợp các loại đường Tt Tên đường Chiều dài (m) Mặt cắt Diện tích (m2) Mặt đường Hè Cây xanh đường đỏ 1 Đường cấp I (1-1)A I (1-1) B 400 1850 14´2 14´2 10´2 10´2 30 5 78 53 31200 9800 2 Đường cấp II (2- 2) 15300 14-15 2(6-8) 26-31 428400 3 Đường khu vực (3- 3) 24150 10,05 6´2 22,5 544499 4 Đường nội bộ (4-4) 21600 7,0 2(3-4,5) 13-16 345600 Tổng »63km »145 ha Bảng các công trình giao thông trong thị xã Tt Tên Vị trí Diện tích Ghi chú 1 Bãi đỗ xe 9,0 ha 2 Bến xe 2,8 ha 3 Đường sắt 7,0 ha Đến năm 2010 dự báo bố trí 210,3 ha đất dành cho giao thông đối nội và quảng trường. Hiện trạng đất sử dụng vào mục đích để phát triển giao thông đối nội và quảng trường có 41,79 ha chiếm 28,97% diện đất dân dụng. Bình quân đầu người 10,63 m2/ người. Đến năm 2010 dự kiến bố trí 210,3 ha đất sử dụng vào mục đích này. Bình quân đầu người khoảng 12 m2/người Diện tích đất tăng 168,51 ha và chủ yếu lấy từ các nguồn sau: + Đất nông nghiệp 128,64 ha + Đất chuyên dùng 29,79 ha + Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 6,32 ha + Đất chưa sử dụng khác 3,72 ha * Qui hoạch đất giao thông đối ngoại + Quốc lộ 1A chuyển về phía Đông Nam cách thị xã 3 km cắt qua sông Cầu, cách cầu cũ khoảng 1km, tuyến qua tỉnh Bắc Ninh dài 7,4 km và được xây dựng theo hai giai đoạn: Chiều rộng mặt đường rộng 16 m Chiều rộng nền đường là 30 m Hiện giai đoạn một đã hoàn tất và bước vào xây dựng tiếp giai đoạn hai. Giai đoạn hai: Chiều rộng mặt đường 32m Chiều rộng nền đường 47-50 m Dải lưu thông mỗi bên là 20´20=40m Quốc lộ 1A nắn chỉnh về phía Nam thị xã, giao cắt với quốc lộ 1A cách trung tâm thị xã khoảng 2 km. + Nâng cấp tỉnh lộ 20 phục vụ chủ yếu cho việc phát triển hệ thống cảng sông của tỉnh Bắc Ninh. + Đường sắt quốc gia vẫn giữ nguyên hiện trạng, song trong tương lai sẽ dự kiến chuyển đường sắt về phía Tây Thành Cổ và khi đó sát nhập hai ga Bắc Ninh và Thị Cầu thành một ga trung tâm. + Cảng: Cải tạo nâng cấp hệ thống cảng sông để đạt công suất 0,3-0.5 triệu tấn/năm. Xây dựng thêm một cảng mới phục vụ hành khách du lịch gần đền Bà Chúa Kho. + Bến ô tô: Qui hoạch bến liên tỉnh ở phía Nam gần quốc lộ 18 mới, có diện tích 0,8 ha. Hiện trạng đất dành cho giao thông đối ngoại là 23,5 ha chiếm 20,87 % diện đất ngoài dân dụng. Dự kiến đến năm 2010 bố trí khoảng 42 ha. Diện tích đất tăng là 18,50 ha và được lấy từ các nguồn sau: + Đất nônh nghiệp 14,25 ha + Đất chuyên dùng 3,61 ha + Đất chưa sử dụng 0,64 ha * Qui hoạch đất công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp và kho tàng + Phương hướng chung Tổ chức thực hiện có hiệu quả qui hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010, triển khai xây dựng các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phấn đấu trong 5 năm tới xây dựng thêm ít nhất 10 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghiệp sạch, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 30%. Hiện trạng đất sử dụng vào mục dích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng là 47,2 ha, chiếm 41,74% đất ngoài dân dụng. Đến năm 2010 dự kiến bố trí khoảng 147,2 ha đất dành cho mục đích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng và được bố trí như sau: + Đất khu công nghiệp 69,5 ha + Đất cụm công nghiệp 48,7 ha Trong đó cụm công nghiệp Võ Cường là 20 ha + Đất làng nghề tiểu thủ công nghiệp 27,4 ha + Đất các xí nghiệp rời 1,6 ha Diện tích đất tăng là 100 ha và được lấy từ các nguồn sau: + Đất nông nghiệp 98,7 ha Trong đó: - Đất lúa 65,3 ha - Đất màu 24,7 ha - Đất thuỷ sản 8,7 ha + Đất chuyên dùng 1,3 ha * Qui hoạch đất trụ sở cơ quan Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp hiện có là 10,25 ha, chiếm 9,10% diện tích đất ngoài dân dụng. Trong thời kỳ qui hoạch cần được đầu tư xây dựng nhà cao tầng để có đất trồng cây xanh, tạo khuôn viên đẹp trong từng cơ quan. Tuy nhiên Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập nên nhu cầu đất dùng cho việc xây dựng trụ sở các cơ quan chức năng của tỉnh là rất lớn được đặt tại thị xã Bắc Ninh. Dự kiến đến năm 2010 đất sử dụng để xây dưng trụ sở các cơ quan là 20,2 ha, như vậy trong thời kỳ qui hoạch diện tích đất tăng là 9,95 ha và được lấy từ các nguồn sau: + Đất nông nghiệp 8,45ha Trong đó: - Đất lúa mầu 7,23 ha - Đất thuỷ sản 0,28ha - Đất chuyên màu 0,94 ha + Đất chuyên dùng 1,5 ha Trong đó: - Đất giao thông 0,93 ha - Đất thuỷ lợi 0,24 ha - Đất chuyên dùng khác 0,33 ha * Qui hoạch đất trường học (trung học cơ sở, trung học phổ thông, mầm non, chuyên nghiệp ) Để đảm bảo đất đai cho nhu cầu xây dưng lớp học, đất cho hướng nghiệp, rèn luyện thể chất cho học sinh, cần thiết phải dựa trên cơ sở qui định tiêu chuẩn trường quốc gia đối với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung học chuyên ban. Hiện tại đất dành cho mục đích xây dựng các trường học là 13,31 ha chiếm 11,28% đất ngoài dân dụng. Dự kiến đến năm 2010 đất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo khoảng 17 ha và được bố trí như sau: + Khối trường mầm non 1,0 ha + Khối trường tiểu học 2,7 ha + Khối trường trung học cơ sở 3,2 ha + Khối trường trung học phổ thông 4,0 ha + Khối các trường chuyên nghiệp, dậy nghề 6,0 ha Diện tích đất tăng là 3,7 ha và được lấy từ các nguồn sau: + Đất nông nghiệp 2,9 ha + Đất chuyên dùng 0,6 ha + Đất chưa sử dụng 0,2 ha * Qui hoạch đất di tích lịch sử, văn hoá Hiện tại đất sử dụng vào mục đích xây dựng các di tích lịch sử, văn hoá có 11,09 ha chiếm 9,84% đất ngoài dân dụng. Dự kiến đến năm 2010 đất sử dụng vào việc duy trì, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá sẽ bố trí 12,24 ha, như vậy trong thời kỳ qui hoạch diện tích đất này sẽ tăng là 1,15 ha và được lấy từ các nguồn sau: + Đất nông nghiệp 0,17 ha + Đất chuyên dùng 0,98 ha * Qui hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa: Trong thời kỳ 2001-2010 thị xã Bắc Ninh từng bước qui hoạch lại các khu nghĩa trang, nghĩa địa đảm bảo diện tích cho việc chôn cất của nhân dân và phù hợp với tập quán của địa phương, đảm bảo tiết kiệm văn minh theo nếp sống mới và vệ sinh môi trường. Hiện tại đất nghĩa trang, nghĩa địa có 8,11 ha chiếm 7,20 % đất ngoài dân dụng. Dự kiến đến năm 2010 đất nghĩa trang, nghĩa địa sẽ được bố trí 7 ha ở vùng ngoại thành. Trong thời kỳ qui hoạch thị xã Bắc Ninh có chủ trương di chuyển toàn bộ 8,11 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa hiện nay ra ngoài vùng ngoại thành, để đảm bảo vệ sinh môi trường và lấy đất để xây dựng khu dân cư đô thị. * Qui hoạch đất du lịch văn hoá quan họ: Thị xã Bắc Ninh là nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng mang đậm nét văn hoá vùng Kinh Bắc, tiềm năng du lịch tương đối. Trong thời kỳ qui hoạch từ nay đến năm 2010 dự kiến sẽ dây dựng khu du lịch sông Cầu, bố trí tại cánh đồng Trầm –Cổ Mễ với diện tích khoảng 65 ha. KẾT LUẬN Thị xã Bắc Ninh nằm trên tuyến quốc lộ số 1 và quốc lộ 18 là những trục kinh tế, kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển của vùng. Kinh tế trọng điểm vùng bắc bộ và vùng xung quanh thủ đô Hà Nội, nhu cầu đầu tư phát triển khu vực nói chung và thị xã nói riêng ngày một gia tăng, chủ trương nâng cấp quốc lộ số 1, quốc lộ 18, đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ, thương mại và du lịch tác động không nhỏ đến sự phát triển của thị xã. Với vị trí tiềm năng và những biến động trong khu vực như vậy, đòi hởi phải có sự quy hoạch chung cho toàn thị xã cho phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế mới và tốc độ đô thị hoá của cả vùng. Trong quy hoạch chung cho toàn thị xã Bắc Ninh thì quy hoạch sử dụng đất đai là một bước quan trọng và thực sự cần thiết trong quy hoạch thị xã Bắc Ninh nói chung. Trong nền kinh tế thị trường và cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ đô thị hoá ngày càng được đẩy mạnh và nhu cầu sử dụng đất đai ở đô thị ngày càng tăng và phương thức sử dụng đất đai ở đô thị rất phức tạp vì vậy quản lý đất đai ở đô thị ngày càng gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn, nên càn phải có phương án quy hoạch sử dụng đất đô thị một cách chặt chẽ để tạo cơ sở cho việc quản lý và sử dụng đất ở đô thị có hiệu quả cao. Đề tài “Quy hoạch sử dụng đất đai ở thị xã Bắc Ninh-tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2010” được nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội gắn liền với thực trạng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh và thị xã Bắc Ninh trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập sự ổn định về mặt pháp lý của đất đai đối với công tác quản lý thống nhất của Nhà nước; kết quả quy hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh là căn cứ để tiến hành giao đất, là cơ sở để chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp, đáp ứng nhu cầu về đất đai cho việc mở rộng và phát triển thị xã để đến năm 2010 thị xã trở thành đô thị loại 3 và xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Ninh và phát triển thị xã theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này, em đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: + Hiểu rõ hơn về bản chất của quy hoạch sử dụng đất đai ở đô thị + Nắm được những đặc điểm cơ bản của đất đai ở đô thị và sự khác biệt với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. + Hiểu rõ hơn về cơ sở khoa học và những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đô thị. + Biết phương pháp xác định các chỉ tiêu sử dụng đất ở đô thị và phương pháp dự báo một số loại đất chính trong đô thị. KIẾN NGHỊ. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em có một số kiến nghị sau: Cần làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân ủng hộ phương án quy hoạch sử dụng đất đai thị xã Bắc Ninh để mọi người dân biết và thực hiện tốt. Tạo cơ sở pháp lý: căn cứ vào bản quy hoạch đất đai thị xã Bắc Ninh để xây dựng các quy định, quyết định.v.v. để thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai làm cho công tác quản lý đất đai ở đô thị ngày càng chặt chẽ và theo pháp luật Trên cơ sở bản quy hoạch này tìm kiếm chính sách kinh tế hợp lý để xây dựng chính sách đèn bù, giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp, khiều nại về đất đai vv đáp ứng nhu cầu về đất đai để xây dựng thị xã Bắc Ninh thành đô thị loại 3 vào năm 2010. Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của T.S. Phạm Trọng Mạnh đã giúp đỡ em hoàn thành được đề tài này. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2002 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đất đai - năm 1993, NXB chính trị quốc gia 2. Phạm Trọng Mạnh, Giáo trình quy hoạch đô thị - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2000. 3. Tài liệu Đào tạo bồi dưỡng quy hoạch sử dụng đất - Tổng cục địa chính - năm 2000. 4. Nghị định 91/CP (17/8/1994) của Chính phủ quy định: về quản lý quy hoạch đô thị. 5. Nghị định 72/2001/NĐ-C P ngày 5/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị 6. Báo cáo Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2000-2010. Đoàn Công Quỳ, Quy hoạch phân bổ sử dụng đất, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 1996. Thuyết minh tóm tắt: “Điều chính quy hoạch chung thị xã Bắc Ninh giai đoạn 1997-2010”, năm 1997. Báo các của BHC Đảng bộ thị xã khoá 17 tại Đại Hội Đại biểu lần thứ 18 Đảng bộ thị xã Bắc Ninh. Một số tài liệu khác Bảng tổng hợp nhu cầu đất xây dựng đô thị và cân bằng đất TT Danh mục đất Hiện trạng (2001) Dự báo đến năm 2010 Đất (ha) B.q (m2/ng) Đất (ha) B.q (m2/ng) A Đất dân dụng 144,25 37,76 984 54 1 Đất ở đô thị 88,58 22,53 526,5 30 2 Đất công trình công cộng (toàn thị xã +khu vực) 9,68 2,5 105 6 3 Đất công viên cây xanh 4,2 1.06 105 6 4 Đất đường nội thị và quảng trường 41,79 10,63 210,3 12 B Đất ngoài dân dụng 112,6 203,6 1 Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng 47,2 147,2 2 Đất cơ quan 10,25 20,2 3 Đất trường học 13,31 17 4 Đất di tích lịch sử văn hoá 11,09 12,24 5 Đất giao thông đối ngoại 23,5 42 6 Đất nghĩa trang nghĩa địa 8,11 7 7 Đất du lịch văn hoá quan họ 65 Tổng cộng 256,85 1151,6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0112.doc
Tài liệu liên quan