Với mục đích quy hoạch được một khu ẩm thực đa quốc gia – một dự án có tính thực tế và khả thi cao, chúng tôi đã tập thực hiện được quản lý - quản trị một dự án nắm vững tốt được những yêu cầu cầu môn học.
Đồng thời với sự tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như xây dựng, thiết kế, ẩm thực và giải trí, chúng tôi hy vọng sản phẩm của mình sẽ được đánh giá xứng đáng với những giờ giảng miệt mài của thầy trên lớp cho chúng tôi cũng như những cố gắng của tất cả các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài thảo luận này.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn nhiều yếu kém về thực tiễn cũng như trình độ nghiên cứu, xử lý thông tin và hạn chế của các nguồn lực về thời gian, chí phí nên bài thảo luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để sản phẩm quản lý dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia Sky-WORLD thành công hơn nữa.
67 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia Sky-WORLD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng ban hành 6/2005
Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTC-BXD ngày 26/04/2004 của liên bộ TC_BXD hướng dẫn việc thông báo và kiểm soát về kỹ thuật thiết kế công trình xây dựng
Phương pháp quản lý chi phí
CV (cost variance): biến thiên về chi phí
CV=BCWP-ACWP = Kết quả- Chi phí
Nếu CV>0: dự án dưới chi phí (under cost)
Nếu CV<0: dự án vượt chi phí (over cost)
Chỉ số đánh giá chi phí hoạt động của dự án (cost performance index CPI)
CPI= BCWP/ACWP
Nếu CPI >1: dự án dưới chi phí,
Nếu CPI <1: dự án vượt chi phí
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ HẠNG MỤC SKY FOOD PLAZA
STT
HẠNG MỤC CÔNG VIỆC
CHI PHÍ (VNĐ)
1.
Khu nhà hàng tầng 1
Thiết kế 20 nhà hàng đơn (15m2/nhà hàng)
Thiết kế dãy ăn chung
TỔNG CỘNG
600.000.000
180.000.000
780.000.000
Khu nhà hàng tầng 2
Thiết kế khu nhà hàng theo phong cách Châu Âu ( gồm 10 nhà hàng đơn )
Thiết kế khu nhà hàng kiểu Châu Mỹ ( có 5 nhà hàng )
Thiết kế nhà hàng kiểu Châu Phi, Châu Úc ( có 5 nhà hàng )
Thiết kế dãy ăn chung
TỔNG CỘNG
300.000.000
150.000.000
150.000.000
180.000.000
780.000.000
Thiết kế sảnh chào tầng 1
80.000.000
Thiết kế mặt tiền tổng thể nhà hàng
150.000.000
Thiết kế khu vệ sinh cho khách và nhân viên.
100.000.000
Thiết kế khu nhà nấu ăn
180.000.000
Thiết kế điện nước
150.000.000
Thiết kế móng
340.000.000
150.000.000
Hoàn thiện
Dự phòng (5% CPXD)
135.000.000
Tổng cộng
2.845.000.000
2.Quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán , dự toán công trình.
a. Quản lý tổng mức đầu tư
Khi lập dự án chúng tôi đã xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư, từ đó đưa ra số vốn dự trù yêu cầu chủ đầu tư.
Nếu có sự thay đổi từ phia chủ đầu tư chúng tôi sẽ có thông báo kịp thời đến nhà thầu để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
b. Quản lý tổng dự toán, dự toán công trình
- Tổng dự toán, dự toán công trình trước khi phê duyệt đều phải qua Hội đòng thẩm định. Nội dung thẩm định cụ thể như sau:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lưọng thiết kế và khối lượng dự toán.
- Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá và các chế độ chính sách liên quan.
- Xác định tổng dự toán, dự toán công trình được thẩm định
Giám đốc dự án phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.
3. Quản lý định mức dự toán và đơn giá thiết kế công trình xây dựng
a. Quản lý định mức dự toán
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công chúng tôi vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở các công trình khác làm cơ sở xác định gói thầu.
b. Quản lý đơn giá thiết kế công trình xây dựng
Đơn giá thiết kế xây dụng được lập theo định mức dự toán do Bộ xây dựng ban hành.Cơ sở tính toán đơn giá xây dựng như sau:
Bảng giá về thiết kế các hạng mục của công trình xây dựng theo quy định chung của bộ xây dựng ban hành 6/2005.
IV. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
Quản trị chất lượng dự án là quá trình định hướng, triển khai và kiểm soát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng sản phẩm dự án phải đạt được theo yêu cầu của dự án đã đề ra.
1. Kế hoạch quản trị chất lượng
Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi dự án. Chất lượng của các dự án quy hoạch cũng ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng liên quan vì hiện nay có quá nhiều dự án quy hoạch treo, kém chất lượng. Vì thế chúng tôi mong muốn quy hoạch được một dự án có chất lượng tốt.
Chính sách quản trị chất lượng
Mục tiêu của chúng tôi là quy hoạch được một công trình có chất lượng cao theo “Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng” .
Quy trình quản lý chất lượng dự án cũng phải tuân theo Luật xây dựng và các văn bản có liên quan, các thủ tục trình tự quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/01/2005 và nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng dự án công trình.
Các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án công trình của chúng tôi bao gồm:
Tiêu chuẩn xây dựng dự án của Việt Nam năm 1997 về quản lý chất lượng và nghiệm thu.
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ
Sơ đồ quản trị chất lượng:
Quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng khảo sát
Quản trị chất lượng thiết kế kiến trúc
Quản trị chất lượng nhân viên dự án
Quản trị chất lượng nghiệm thu dự án
Quản trị chất lượng khảo sát
Bao gồm cả khảo sát địa chất, khảo sát hiện trạng, đo đạc địa hình của dự án công trình
Nhiệm vụ khảo sát do đơn vị thiết kế lập được chủ đầu tư phê duyệt phải phù hợp với quy mô, các bước thiết kế
Quản trị chất lượng thiết kế kiến trúc: Quản trị chất lượng thiết kế dự án công trình bao gồm quản lý chất lượng thiết kế cơ sở và quản lý chất lượng thiết kế bản vẽ thi công.
Quản trị chất lượng thiết kế dự án bao gồm quản lý chất lượng thiết kế cơ sở và quản lý chất lượng thiết kế bản vẽ thi công. Thiết kế hai bước đã được lãnh đạo dự án phê duyệt. Các thiết kế được lập trên cơ sổ báo cáo và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng dự án đã tiến hành trước đó.
Bản thiết kế phải thể hiện tính hiện đại, tiện dụng và tính thẩm mỹ của công trình phù hợp với cả tổng thể chung
Thiết kế phải đảm bảo sự thoải mái, hiện đại, lịch sự của từng khu và cả khu sẽ tạo nên tổng thể hài hòa.
Thiết kế dự án sẽ là căn cứ để thực hiện các giai đoạn khác của dự án.
Quản trị chất lượng nhân viên dự án
Thành lập Ban quản lý dự án, phân công chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể đối với từng thành viên tham gia dự án. Và cũng có chính sách sử dụng, khen thưởng, đãi ngộ hợp lý lao động đảm bảo yếu tố con người cho dự án.
Bên cạnh đó sẽ thành lập ra Ban kiểm tra cán bộ, công nhân viên thường trực tại dự án. Giám đốc dự án trực tiếp quản lý Ban kiểm tra này.
Quản trị chất lượng nghiệm thu dự án:
Chúng tôi sẽ nghiệm thu theo tiến độ của dự án. Hoàn thành tới đâu nghiệm thu tới đấy. Trong quá trình nghiệm thu nếu phát hiện sót kỹ thuật hay chất lượng không đảm bảo sẽ không tiếp tục nghiệm thu công trình và yêu cầu nhà thầu xây dựng phải làm lại phần lỗi đó. Chi phí do nhà thầu xây dựng phải chịu.
Nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình dự án
Việc nghiệm thu công trình sẽ có sự tham gia của Giám đốc dự án, nhà thầu thiết kế và chủ đầu tư. Công trình sẽ được tiến hành kiểm tra và có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng dự án cảu các cơ quan Nhà nước.
2. Đảm bảo chất lượng
Tất cả các hạng mục của dự án trong khu ẩm thực đều phải đảm bảo các TCVN về chất lượng
Tất cả các cấu trúc của các hạng mục của công trình đều được thiết kế, tính toán và kiểm tra theo chất lượng TCVN
Lập sổ theo dõi thiết kế dự án theo từng hạng mục trong khu ẩm thực, khu bar - vũ trường, khu cafe và các khu còn lại.
Lập và kiểm tra thực hiện tiến độ quy hoạch dự án. Tạm dừng dự án để kiểm tra nếu có nghi ngờ về chất lượng của dự án đó.
Kiên quyết xử lý các sai phạm trong khi quy hoạch. Mọi thay đổi đều phải có sự nhất trí giữa các bên có liên quan.
Trong quá trình quy hoạch dự án, Ban quản lý dự án giám sát được tất cả các công việc vào bất cứ lúc nào. Mọi sai phạm kỹ thuật phải được sữa chữa kịp thời.
3. Kiểm soát chất lượng
Phạm vi: Quản trị chất lượng trong phạm vi dự án , không vượt quá mức quy định của dự án..
Tiêu chuẩn: Hoàn thành đúng quy hoạch trong thời gian đề ra. Mọi hạng mục trong khu phải được quy hoạch tỉ mỉ và cặn kẽ, dễ dàng đưa vào thi công, xây dựng sau này.
Ban quản lý dự án phải nghiên cứu kỹ bản thiết kế, nếu phát hiện có thiếu sót, những chi tiết không hợp lý thì kịp thời đề nghị bằng văn bản cho chủ đầu tư để bổ sung hoặc sửa đổi thiết kế để bảo đảo chất lượng cho sản phẩm của dự án.
Năng lực nhà thầu phải phù hợp với yêu cầu chuyên môn và chế độ quản lý đối với nhà thầu phụ đáp ứng yêu cầu của dự án
Có ứng dụng tiến bộ khoa học sử dụng các phần mềm thiết kế.
Quy định: Thành viên Ban dự án không được bớt xén thời gian, kinh phí làm ảnh hưởng tới chất lượng bản quy hoạch dự án. Các tiêu chuẩn phải được đề cao và tuân thủ chặt chẽ .
Trách nhiệm của Ban quản lý dự án đảm bảo và nâng cao chất lượng bản quy hoạch.
Ban quản lý chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng dự án, lãnh đạo Ban quản lý dự án phải có đầy đủ điều kiện, năng lực theo quy định.
4. Hệ thống đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là yếu tố cốt lõi của quản trị chất lượng . Bởi vậy trong dự án này chúng tôi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 làm cơ sở cho việc thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật, các tiêu chuẩn xây dựng và các quy trình hoạt động, các quy trình đánh giá hoạt động của dự án, đảm bảo dự án đáp ứng được yêu cầu của dự án.
Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:1994, lập kế hoạch chất lượng cụ thể cho thiết kế.
Bảng dưới đây cho thấy mối liên quan giữa yêu cầu của ISO 9000 với quản lý chất lượng dựa trên dữ liệu thực tế
Phân tích dữ liệu
ISO 9000:1994
Mục đích
Để kiểm soát và xác nhận khả năng của dự án và đặc tính của sản phẩm.
Các chức năng chủ yếu
Đánh giá năng lực quá trình và đặc tính của sản phẩm
Yêu cầu áp dụng
Tuỳ chọn, phụ thuộc vào dự án
Các hoạt động chủ yếu
Không qui định cụ thể
Các kỹ thuật áp dụng
Hướng dẫn trong ISO 9004
Cách dẫn giải yêu cầu
Là một yêu cầu độc lập
Yêu cầu về văn bản hoá
Phải xây dựng và duy trì văn bản thủ tục
V. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
- Đối với mỗi dự án ban quản lí dự án là rất quan trọng. Do đó chúng tôi đã thiết lập một ban điều hành quản lí có trình độ cao cho dự án này. Dưới đây là mô hình ban quản lí dự án:
Ban điều hành, quản lý dự án
Ban thanh tra
Giám sát
Ban tài chính
Ban tư vấn
Ban thông tin
Ban thư ký
Trợ giúp
Ban thiết kế và
Quy hoạch tổng thể
1. Ban điều hành, quản lý dự án:
Số lượng: 3 người
-Nhiệm vụ:
Ban điều hành dự án là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận tham gia dự án. Bộ phận này có vai trò chủ đạo trong tổng thể dự án, điều hành và ra các quyết định, phân công công việc cho các bộ phận khác.
Ban điều hành dự án có vai trò gắn kết các bộ phận khác của dự án. Đồng thời cũng là nơi tổng hợp và xử lí các thông tin.
-Công việc cụ thể:
Đại diện cho nhóm quản trị kí hợp đồng với chủ công trình và chịu mọi trách nhiệm với chủ công trình.
Đảm bảo các yêu cầu của chủ công trình.
Xây dựng kế hoạch tổng thể và quyết định lịch trình của dự án.
Phân tách công việc theo nhóm và quyết định lịch lựa chọn các trưởng nhóm, giao công việc cụ thể cho từng nhóm.
Thu thập thông tin do các nhóm chuyển đến, xem xét ý kiến của tư vấn.
Tiếp nhận các mẫu quy hoạch khác nhau để nghiên cứu.
Kiểm tra tiến độ công việc từng nhóm.
Đưa ra quyết định cuối cùng về tổng quan dự án.
Quyết định WBS, sơ đồ mạng và biểu đồ Gantt.
Tổ chức thẩm định và duyệt dự án.
Bàn giao dự án cho chủ công trình.
Kết thúc hợp đồng kinh tế giữa 2 bên.
Bảng phân tách công việc WBS
STT
WBS
TÊN CÔNG VIỆC
GHI CHÚ
1
1
Lập dự toán chi tiết
Ban tư vấn và ban thiết kể tổng thể
2
2
Tiếp nhận gói dự án
3
2.1
Tiến hành thiết kế
4
2.2
Nhận giải ngân
Tư vấn, ban kiểm tra giám sát, kế hoạch, tài chính
5
2.3
Giam sát thiết kế các
Hạng mục
Tư vấn, Ban kiểm tra giám sát
6
2.4
Bàn giao thiết kế cho các nhà thầu
Ban tư vấn, chủ đầu tư, ban điều hành quản lí, cơ quan chức năng
7
3
Quyết toán dự án
Ban kế hoạch và ban tài chính
8
4
Giám sát nhà thầu
2. Ban thiết kế và quy hoạch tổng thể:
-Số lượng: 5 người
-Nhiệm vụ:
Trực tiếp nghiên cứu và thực hiện quy hoạch tổng thể khi có thông tin đầy đủ về dự án:
Tiếp nhận ý tưởng ban đầu của chủ công trình và tư vấn để đưa ra ý tưởng cuối cùng.
Theo yêu cầu của chủ đầu tư, quyết định của ban điều hành, ý kiến cố vấn và các thông tin của các nhóm khác để đưa ra bản quy hoạch sơ bộ.
Tổ chức khảo sát thực địa và tiếp thu những thông tin cần thiết.
- Thực hiện các yêu cầu và chỉnh sửa trong thực hiện quy hoạch.
- Thiết kế bản quy hoạch tổng thể cuối cùng và trình cho ban điều hành và chủ công trình.
-Yêu cầu:
Có chuyên môn về thiết kế, quy hoạch.
Sử dụng thành thạo các phần mềm đồ hoạ.
Sáng tạo, có khả năng đưa ra những tư vấn cần thiết cho ban điều hành.
Bảng phân tách công việc WBS
STT
WBS
Tên công việc
Chú thích
1
1.0
Tiếp nhận nhiệm vụ từ Ban điều hành
Văn bản hoá thông tin
2
2.0
Họp bàn & thiết kế bản quy hoạch
Bám sát ý tưởng và yêu cầu từ phía chủ đầu tư
3
2.1
Xác định địa hình, vị trí thực hiện các công việc
4
2.2
Lên kế hoạch thiết kế tổng thể
5
3.0
Phối hợp với các ban liên quan để điều chỉnh cho phù hợp
6
4.0
Hoàn thiện chi tiết thiết kế
Có sự đóng góp của các ban liên quan
7
5.0
Trình bản thiết kế lên Ban điều hành dự án và chủ đầu tư
Bao gồm toàn bộ bản vẽ tổng thể các hạng mục
3. Ban thanh tra, giám sát:
Số lượng: 3 người
-Nhiệm vụ:
Theo dõi tiến độ thiết kế các hạng mục
Giám sát quá trình thực hiện dự án, kịp thời phát hiện các sai sót.
Kiểm tra chất lượng từng bộ phận.
Tổng hợp và báo cáo thường xuyên lên bộ phận điều hành.
-Yêu cầu:
Có khả năng làm việc độc lập với các bộ phận
Làm việc có trách nhiệm, trung thực.
Bảng phân tách công việc WBS
STT
WBS
Tên công việc
Chú thích
1
1.0
Tiếp nhận nhiệm vụ từ ban điều hành
Văn bản hoá thông tin
2
2.0
Lên kế hoạch thanh tra, giám sát
Nắm rõ ý tưởng và mục đích của dự án
3
2.1
Họp bàn, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
Căn cứ vào trình độ chuyên môn
4
2.2
Thu thập thông tin
Đa phương, khách quan, phối hợp chặt chẽ với các ban
5
2.3
Vạch kế hoạch giám sát cụ thể
Trình lên GĐ dự án trước khi tiến hành giám sát
6
3.0
Tiến hành giám sát
Liên tục báo cáo cho GĐ dự án, quản lý và giám sát đặc biệt với bộ phận thi công của nhà thầu
7
4.0
Báo cáo lên ban điều hành
4.Ban tài chính:
-Số lượng: 3 người
-Nhiệm vụ:
Quản lí điều hành chung về mặt tài chính, khai thác lập kế hoạch về vốn.
Nghiên cứu thị trường giá cả để tính toán các chi phí cho phù hợp với số vốn dự tính.
Giải ngân phù hợp với trình tự thực hiện dự án, đảm bảo theo đúng tiến độ và chất lượng công trình.
Báo cáo các thay đổi về tài chính xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo đề xuất liên quan đến tài chính với ban điều hành dự án.
Thanh toán và lập báo cáo tài chính cho ban điều hành và chủ công trình.
Luồng tiền vào
Nhận tiền chủ công trình
Luồng tiền ra
Thanh toán các chi phí cho ban quản lí dự án
Giải ngân cho nhà thầu thi công
Thanh toán tiền lương cho ban quan lí
Giải ngân cho tư vấn
-Yêu cầu:
Trung thực, có kinh nghiệm trong quản lý tài chính.
Bảng phân tách công việc WBS
STT
WBS
Tên công việc
Chú thích
1
1.0
Tiếp nhận nhiệm vụ từ ban điều hành
Văn bản hoá thông tin
2
1.1
Phân tích thông tin
Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, báo cáo bằng văn bản.
3
1.2
Tổng hợp thông tin
4
1.3
Báo cáo lên Ban điều hành
5
2.0
Lập kế hoạch chi phí
Được sự thống nhất của các ban bằng văn bản
6
2.1
Phân bổ chi phí cho từng giai đoạn dự án
Theo văn bản đã thống nhất
7
3.0
Lập báo cáo định kì
Vào cuối mỗi tháng
8
3.1
Lập báo cáo quyết toán
Vào cuối mỗi quý
9
3.2
Thanh toán số tiền còn lại khi dự án kết thúc
Báo cáo cho chủ đầu tư gồm toàn bộ hoá đơn, chứng từ liên quan
5. Ban tư vấn
-Số lượng: 5 người
-Nhiệm vụ: Tư vấn cho ban điều hành quản lý dự án về các vấn đề sau:
Tư vấn kĩ thuật công nghệ.
Tư vấn về kinh tế: tiếp nhận nhu cầu và nguyện vọng của chủ công trình thông qua ban điều hành, dự trù quy mô và dự trù các khoản phải thu khác của công trình dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Tư vấn pháp luật: giải quyết và tư vấn các vấn đề tranh chấp bất đồng về mặt pháp luật giữa các bên vơi nhau hoặc với cơ quan bên ngoài.
Phối hợp với ban điều hành và ban thi công thiết kế để xem xét, đánh giá bản quy hoạch.
Yêu cầu: Am hiểu tường tận về các lĩnh vực mình phụ trách.
Bảng phân tách công việc WBS
STT
WBS
Tên công việc
Chú thích
1
1.0
Tiếp nhận yêu cầu từ ban điều hành
Văn bản hoá thông tin
2
1.1
Phân tích yêu cầu
3
1.2
Tìm hiểu nhu cầu thực tế
4
1.3
Tổng hợp, báo cáo lại lên ban điều hành
Đảm bảo đầy đủ, chính xác
5
2.0
Phối hợp với các ban liên quan để xem xét và đưa ra phương án
Sau khi nội bộ ban đã có những ý kiến đề xuất
6.Ban thông tin:
-Số lượng: 3 người
-Nhiệm vụ:
Quản trị nguồn thông tin đến và đi, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và bí mật cho những thông tin nội bộ.
Đảm bảo nguồn thông tin chính xác, độ tin cậy cao, cập nhật thường xuyên thông tin mới.
Theo dõi và truyền tải thông tin đa phương giữa các bên có liên quan: chủ công trình, ban quản trị, các nhóm thực hiện và các thông tin bên ngoài.
Đảm bảo thông suốt về thông tin giữa các bộ phận.
Ghi chép các biên bản họp của ban điều hành.
Phân tích thông tin và dự tính rủi ro dựa vào số liệu thu thập được.
Lập báo cáo thường xuyên lên ban điều hành.
-Yêu cầu:
Có khả năng cập nhật và xử lý thông tin.
Ngoại giao và truyền tải thông tin tốt.
Sử dụng thành thạo phần mềm quản trị dự án & quản trị thông tin.
Bảng phân tách công việc WBS
STT
WBS
Tên công việc
Chú thích
1
1.0
Tiếp nhận nhiệm vụ từ ban điều hành
Văn bản hoá thông tin
2
2.0
Xử lý, phân tích thông tin đến
Thảm khảo ý kiến các ban liên quan
3
3.0
Họp bàn nội bộ
4
3.1
Truyền thông tin đến các ban chức năng
Thông quan văn bản, mạng nội bộ, fax, thư điện tử
5
3.2
Thu thập thông tin phản hồi
6
3.3
Phân tích và trao đổi thông tin
Bám sát ý tưởng và mục tiêu ban đầu
7
4.0
Lên kế hoạch thu thập thông tin bên ngoài
8
4.1
Kiểm tra, chọn lọc thông tin
9
4.2
Báo cáo kết quả lên GĐ dự án
Kèm theo cả bảng phân tích, phỏng vấn. Báo cáo bằng văn bản
10
5.0
Họp các ban chức năng và truyền đạt lại thông tin
Sau khi đã tổng hợp toàn bộ thông tin cần thiết.
7.Bộ phận thư ký, trợ giúp:
-Nhiệm vụ:
-Ban thư ký:
Ghi chép các vấn đề phát sinh trong dự án.
In sao, photo và chuyển tài liệu cho các bộ phận.
Bộ phận trợ giúp:
Phụ trách giám sát thiết kế
A-Tuyển dụng nhân lực:
-Bộ phận cơ hữu:
Dựa vào quy mô thực tế của dự án mà Trưởng ban quản lý nhân lực cùng với những người đứng đầu bộ phận đưa ra chỉ tiêu nhân sự cần thiết.Tiến hành sắp xếp, bổ sung và tinh giảm nhân sự một cách phù hợp nhất.
Số lượng nhân sự của dự án đã nêu ở trên.
-Bộ phận thuê ngoài:
1. Bộ phận thi công: Qua các dự án trước,chúng tôi quyết định thuê một trong các đơn vị thi công đã từng hợp tác trong các dự án trước đây. Sau khi xác định quy mô của công trình giao chỉ tiêu cho đơn vị thi công tự cung cấp đủ lực lượng phù hợp với tiêu chuẩn. Trong trường hợp dự án cần thêm nhân lực hoặc có công nhân không tiếp tục tham gia được đơn vị đó sẽ có nhiệm vụ cung cấp thêm.
2. Việc thuê kiến trúc sư thiết kế công trình và cố vấn quản lý nhân lực sẽ được thực hiện trên 2 kênh:
- Qua sự giới thiệu của các đơn vị bạn và 1 số nhà chuyên môn trong lĩnh vực trên.
- Đăng tuyển rộng rãi trên các phương tiện thông tin.
QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NHÂN LỰC TRẢI QUA 6 BƯỚC:
Bước 1: Phỏng vấn sơ bộ lần một để loại những người không đạt yêu cầu công việc.
Bước 2: Phát đơn xin việc cho những người dường như đã đạt yêu cầu.
Bước 3: Thực hiện những bài trắc nghiệm về việc làm để xác định năng lực và mức độ thích hợp của họ đối với công việc.
Bước 4: Kiểm tra vốn kiến thức của người xin việc
Bước 5: Phỏng vấn lần 2 đối với những người đạt yêu cầu
Bước 6: Trưởng ban quản lý nhân lực và những người đứng đầu từng ban sẽ đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.
B-Phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo nhân lực: Đào tạo trước và song song với việc thực hiện dự án thì đào tạo nhân sự là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác. Để việc đào tạo có hiệu quả nhất, chúng tôi thực hiện các công việc sau:
1- Xây dựng và lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bằng những hoạt động đào tạo co tổ chức những ban khác nhau. Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao động ở mọi trình độ.
2- Chuẩn bị chuyên gia để điều khiển, quản lý và đánh giá chương trình đào tạo.
3- Xây dựng kế hoạch đào tạo từng giai đoạn nhất định của dự án. Cập nhật những thay đổi của dự án để điều chỉnh cách đào tạo.
4- Chi phí đầu tư cho việc đào tạo nhân lực gồm:
۰ Những khoản phải trả cho người lao động trong khi học việc, chi phí đồ dùng học tập, giá trị công việc bị giảm xuống do giảm thời gian làm việc.
۰ Chi phí về đào tạo: Tiền thù lao cho giáo viên hay những nhân viên có kinh nghiệm đào tạo; những dụng cụ giảng dạy như: máy chiếu, tài liệu, sách, bài kiểm tra. Ngoài ra còn trả thù lao cho cố vấn và bộ phận bên ngoài khác.
a:Thuyên chuyển và đề bạt:
Xét tình hình hoạt động thực tế và khả năng của từng người, trưởng ban quản lý sẽ đưa ra những thay đổi về vị trí nhân sự.
1. Thuyên chuyển: gồm những dạng sau:
- Thuyên chuyển để thay thế.
- Thuyên chuyển linh hoạt để đào tạo lao động làm được nhiều loại công việc.
- Chuyển ca: Khi sự phân công theo ca không quay vòng luân phiên.
- Thuyên chuyển để điều chỉnh lại sai sót trong lựa chọn hay bố trí lao động.
2. Đề bạt nhằm:
Củng cố sự trung thành của người lao động đối với công việc.
- Để thưởng công cho những người có năng lực và sự tận tâm.
- Đề cao phẩm chất và khuyến khích họ phục vụ tốt nhất theo khả năng của mình.
B: Các chính sách khen thưởng và kỷ luật:
1. Khen thưởng: Có nhiều hình thức như:
- Tăng tiền lương, thưởng phù hợp và kịp thời.
- Biểu dương trước đoàn thể.
- Đề bạt lên chức.
- Có nhiều chính sách phúc lợi khác.
2. Kỷ luật:
- Kỷ luật ngăn ngừa: đưa ra sự nhắc nhở nhẹ nhàng mang tính xây dựng.
- Kỷ luật tích cực là hình thức kỷ luật tế nhị kín đáo để người sai phạm sửa sai.
- Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng bởi nó đưa ra những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
VI. QUẢN TRỊ THÔNG TIN
- Do yêu cầu của quản trị nên nguồn thông tin được truyền tải (nguồn thông tin đi) và nguồn thông tin thu thâp được (nguồn thông tin đến) phải đạt được sự chính xác, mức độ tin cậy cao, đồng thời:
- Phải cập nhật những nguồn thông tin đã qua chắt lọc.
- Từ những nguồn thông tin thu thập được phải cung cấp về các bộ phận, phòng ban khác nhau kịp thời để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất.
- Phát triển kênh thông tin đa phương bên ngoài và bên trong dự án.
- Luôn luôn cẩn trọng đối với những nguồn thông tin nội bộ cần bảo mật.
- Theo dõi, giám sát các nguồn thông tin dược truyền tải không bị bóp méo, sai với sự thật.
1.Kế hoạch quản trị:
STT
Công việc
Phương thức tiếp cận, truyền tin
1
Tiếp nhận chỉ thị, điều chỉnh từ ban điều hành
Thông qua các cuộc họp thường niên của ban quản trị và các cuộc họp của ban dự án.
2
Tiếp nhận yêu cầu từ phia chủ đầu tư
Qua gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua văn bản
3
Ghi nhận phản hồi từ các bộ phận trong ban quản lý,các phát sinh trong quá trình thực hiện
Tiếp xúc thường xuyên với các bộ phận.
4
Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về ngành xây dựng
Qua sách báo hoặc qua internet
5
Thu thập bảng kê giá vật liệu, trang thiết bị, máy móc liên quan đến thiết kế và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ xây dựng.
Tiến hành khảo sát định kỳ, tham khảo và cập nhật thông tin từ nhiều nguồn.
6
Tổng hợp, phân tích, truyền tin và lưu trữ
Thông qua bộ phận lưu trữ thông tin của công ty
2.Các nguồn thông tin.
a. Nguồn thông tin đi:
Là nguồn thông tin xuất phát điểm từ ban điều hành dự án tới chủ đầu tư, các nhà thầu và các cơ quan, tổ chức có liên quan:
- Các nội dung, quy chế hoạt động của ban điều hành phải được truyền tải một cách chính xác nhất đến các thành viên của công ty và các bên có liên quan.
- Thông báo về tiến độ thực hiện dự án, sự cân đối giữa hoàn thành và chưa hoàn thành cho các bên liên quan.
- Giải đáp mọi thắc mắc của nhà đầu tư về chất lượng và khối lượng của công trình.
- Truyền tải các văn bản ra quyết định của ban điều hành để giải quyết một số vấn đề phát sinh không thể khắc phục được như do thời tiết hay khủng hoảng kinh tế…làm chậm tiến độ của công trình.
BAN ĐIỀU HÀNH
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Các cơ quan, tổ chức khác
Ban thông tin
Trưởng ban giám sát
Trưởng ban tài chính
Bộ phận văn thư
b. Nguồn thông tin đến:
Là nguồn thông tin xuất phát điểm từ ban điều hành dự án tới chủ đầu tư, các nhà thầu và các tổ chức có liên quan:
- Các nội dung, quy chế hoạt động phải được truyền tải một cách chính xác nhất đến các thành viên của công ty.
- Thông báo về tiến độ thực hiện dự án, sự cân đối giữa hoàn thành và chưa hoàn thành cho các bên liên quan.
- Giải đáp mọi thắc mắc của nhà đầu tư về chất lượng và khối lượng của công trình.
- Một số phát sinh không thể khắc phục đươc như do thời tiết hay khủng hoảng kinh tế…làm chậm tiến độ của công trình
BAN ĐIỀUHÀNH
Ban thông tin
Trưởng ban giám sát
Trưởng ban tài chính
Bộ phận văn thư
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Các cơ quan, tổ chức khác
c.Thông tin nội bộ
Là nguồn thông tin chỉ được truyền đi giữa các ban của dự án, từ ban điều hành đến các ban trong dự án và từ mỗi ban đến các thành viên cụ thể hoặc ngược lại. Nguồn thông tin nội bộ kịp thời, chính xác là một phần quan trọng đảm bảo cho quá trình thi công có thể diễn ra theo đúng kế hoạch, dự toán ban đầu.
- Phải phân tách công việc cho mỗi bộ phận: bộ phận quy hoạch; Bộ phận thiết kế….
- Bộ phận có nhiệm vụ báo cáo về sự hoàn thành mức độ công việc của bộ phận mình: Hoàn thành được đến đâu và bao giờ hoàn thành xong toàn bộ khối lượng công việc được giao.
- Kịp thời thông báo những sự cố bất ngờ hoặc sai sót trong quá trình thiết kế, quy hoạch để ban điều hành dự án nhanh chóng đưa ra những cách giải quyết khắc phục sai sót hoặc sự cố đó.
3. Phân cấp thông tin:
Tuỳ theo tính chất các luồng thông tin ra vào ban Quản lý dự án, có thể chia chúng thành :
Thông tin chung : Được công khai cho mọi đối tượng có liên quan.Ví dụ như:
-Thông tin về thời gian dự án
-Tiến độ thực hiện dự án
Thông tin chuyên môn : Được truyền tới các ban phụ trách trực tiếp vấn đề có liên quan.
- Bản vẽ thiết kế tổng thể và chi tiết toàn bộ công trình được chuyển tới ban “Thiết kế và quy hoạch tổng thể”
- Tổng chi phí hoàn tất dự án được chuyển tới ban “Tài chính”
Thông tin mật : Với nguồn thông tin nhạy cảm này chỉ có các cấp lãnh đạo được phép tiếp cận.
- Thông tin về báo cáo tài chính thực tế và bảng cân đối kế toán thực tế.
- Sự thay đổi trong quy trình thực hiện dự án
4.Phương thứ tiếp cận, truyền tin:
Thông tin giữa các bộ phận của ban Quản lý dự án với Ban điều hành cũng như với Chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan liên quan khác chủ yếu được truyền đi nhờ văn bản, các báo cáo định kỳ. Bên cạnh đó các phương thức tiếp cận dưới đây cũng hết sức cần thiết, nó đảm bảo quá trình truyền tin nhanh chúng cập nhật hơn:
Truyền tin qua E-Mail, điện thoại trực tiếp, Fax: Các trang thiết bị được lắp đặt tại mỗi bộ phận để đảm bảo thông tin được truyền đi một cách kịp thời và chính xác nhất.
Truyền tin qua phương tiện thông tin đại chúng: Qua sách báo, đài hoặc tivi giới thiệu về công trình mà đơn vị mình đang thực hiện.
Thông qua mạng máy tính nội bộ: Được nối kết một hệ thống nhất và hiện đại.
Các cuộc họp báo cáo thường xuyên hay định kỳ: Thông qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp để tạo hiệu quả trong quản lí.
VII. QUẢN TRỊ ĐẤU THẦU
Quản trị đầu thầu là quá trình quản lý hoạt động mua sắm các hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho dự án.
Ban quản lý dự án đã thiết lập một quy trình để quản trị đấu thầu cho dự án Quy hoạch khu ẩm thực như sau:
1. Lập kế hoạch mua sắm
Bản kế hoạch mua sắm chi tiết được lập dựa trên:
Dự toán ngân sách đã được phê duyệt của dự án.
Báo cáo phân tích từ ban quản trị thông tin về tình hình giá cả và xu hướng biến động gía
Dựa vào bản kế hoạch mua sắm và các điều kiện, tiêu chuẩn của công trình, chúng tôi tiến hành mở 2 gói thầu chính, cụ thể như sau:
Gói thầu 1: Thiết kế khu nhà bao gồm tầng 1 và tầng 2
Gói thầu 2: Thiết kê mặt tiền, đại sảnh
Được ký kết theo khung hợp đồng như sau:
- Căn cứ lập bản Hợp đồng:
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Luật dân sự số 06/2005/L-CTN ngày 27/06/2005 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006.
Căn cứ vào năng lực và nhu cầu mua bán của hai bên A-B.
- Các bên tham gia ký Hợp đồng:
Bên mua: Ban Quản lý dự án -Nhóm 2
Địa chỉ:.
Điện thoại trụ sở chính: 033.736466 – 465 Fax: 033.545456
Tài khoản số: 1020 1000 004699 tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Mã số thuế: 0100108435.
Bên bán: Tên nhà thầu trúng thầu
Nội dung hợp đồng:
ĐIỀU1. QUY CÁCH VÀ GIÁ CẢ HÀNG HOÁ.
ĐIỀU2.CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ.
Hàng hoá được Bên bán cung cấp trong phạm vi hợp đồng này phải đảm bảo mới 100%, có quy cách, chủng loại theo đúng như bản chào hàng, có chất lượng theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của hãng sản xuất và phù hợp yêu cầu sử dụng của Bên mua.
Kiểm tra chất lượng của hàng hoá: Khi thầy cần thiết, Bên mua có quyền yêu cầu và cùng với Bên bán kiểm tra chất lượng hàng hoá theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, thông số kỹ thuật của hãng sản xuất, thông qua cơ quan kiểm tra chất lượng trung gian có đủ tư cách pháp nhân; Trường hợp chất lượng hàng hoá không đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã được hai bên thoả thuận thì Bên bán phải cung cấp lại lô hàng theo đúng tiêu chuẩ quy định và phải chịu mọi chi phí phát sinh.
ĐIỀU3.PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ.
- Thời gian giao hàng:(thoả thuận sau).
- Địa điểm giao nhận:
- Chứng từ khi giao hàng: (Nhà thầu phải nêu rõ các loại chứng từ liên quan cần thiết).
ĐIỀU4.THANH TO ÁN
- Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng đồng Việt Nam, theo hình thức chuyển khoản qua Ngân hàng, cụ thể như sau:
-Thanh toán tạm ứng: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng này và bên A nhận được các chứng từ dưới đây bên A sẽ thanh toán cho bên B số tiền tạm ứng tương đương 10% trị giá Hợp đồng.
Công văn yêu cầu bên A thanh toán tiền tạm ứng.
Bảo lãnh tiền tạm ứng tương đương 10% trị giá Hợp đồng và có hiệu lực trong 90 ngày kể từ ngày kỹ hợp đồng.
-Thanh toán theo tiến độ: 80% trị giá Hợp đồng tương đương với khối lượng hàng giao sẽ được bên A thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày hai bên tiến hành việc nghiệm thu và bàn giao xong và bên A nhận được các chứng từ thanh toán do bên B cung cấp trước ngày 15 hàng tháng, bao gồm:
Công văn đề nghị thanh toán của bên B
Bảng tổng hợp khối lượng giá trị thanh toán xó ký xác nhận của hai Bên A-B.
Hoá đơn tài chính GTGT.
Bản gốc Biên bản giao nhận hàng có ký xác nhận của hai Bên.
-Thanh toán lần cuối: 10% trị giá hàng còn lại sẽ được thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày bên B hoàn thành việc giao hàng theo Hợp đồng và hai bên A-B ký Biên bản thanh lý Hợp đồng,chứng từ thanh toán gồm:
Công văn đề nghị thanh toán của Bên B.
Biên bản thanh lý Hợp đồng có ký xác nhận của hai Bên A-B.
Bảo lãnh bảo hành do Ngân hàng phát hành cho bên A với giá trị tương 10% trị giá Hợp đồng có hiệu lực 24 tháng.
ĐIỀU5.TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN.
1.Trách nhiệm của Bên mua:
- Bố trí cán bộ cùng với Bên bán làm thủ tục giao nhận,kiểm tra chất lượng hàng hoá và xử lý các phát sinh trong quá trình giao nhận.
- Thanh toán tiền hàng cho Bên bán theo đúng thời gian quy định của Hợp Đồng.
- Bên mua có quyền từ chối việc nhận hàng hoặc đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng nếu Bên bán cung cấp hàng hoá không đúng xuất xứ, không đảm bảo chất lượng như thoả thuận.
2.Trách nhiệm của Bên bán:
- Trong mọi trường hợp Bên bán phải đảm bảo cung cấp hàng hoá đúng, đủ theo tiến độ và đảm bảo số lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hoá cho Bên mua theo hợp đồng đã ký kết trừ trường hợp bất khả kháng được hai bên chấp nhận bằng văn bản.
- Có trách nhiệm cung cấp những chứng từ cần thiết như quy định tại Điều 3 và đảm bảo tính pháp lý của hàng hoá đã cung cấp cho Bên mua.
ĐIỀU6. ĐIỀU KHOẢN CHUNG.
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung của hợp đồng đã ký kết, trên tinh thần hợp tác bình đẳng. Trong quá trình thực hiện dự án nếu có gì vướng mắc phát sinh thì 2 bên có trách nhiệm thông báo cho nhau bằng văn bản và phải được cả hai bên xác nhận, không đơn phương thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng; Các văn bản này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng. Trường hợp 2 bên không tự giải quyết được thì sẽ giải quyết tại Toà kinh tế Thành phố Hà Nội, án phí do bên có lỗi chịu.
- Các quy định của nhà nước, pháp luật không nêu tại Hợp đồng này, các bên cam kết tôn trọng thực hiện.
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 08 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ 06 bản, Bên B giữ 02 bản.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÓM 2 TÊN NHÀ THẦU
2.Lập kế hoạch mời thầu.
Dựa vào bản kế hoạch quản trị mua sắm hàng hóa phục vụ cho dự án và các bản báo cáo công việc mà chúng tôi lập ra kế hoạch mời thầu và tiến hành mời thầu để lựa chọn các nhà cung cấp đáp ứng được những nhu cầu của dự án.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đấu thầu về tư vấn, thiết kế để hoàn thiện bản kế hoạch mời thầu.
Căn cứ vào các điều luật về đấu thầu,các văn bản hướng dẫn và hồ sơ mời thầu theo mẫu qui định của nhà nước để lập ra các hồ sơ mời thầu theo mẫu tiêu chuẩn.
Tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đủ tiêu chuẩn.
3. Mời thầu và lựa chọn nhà thầu.
Sau khi lập kế hoạch mua sắm và kế hoạch mời thầu chúng tôi đưa ra thông tin đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, đài báo …
Hồ sơ mời thầu của chúng tôi có nội dung như sau:
1. Nội dung đấu thầu: đấu thầu các gói thầu như trong bản thiết kế.
2. Nguồn vốn: đã có của chủ đầu tư.
3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu: Tất cả các cá nhân tổ chức kinh doanh các hàng hóa nêu trên phải đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và có đủ tư cách pháp nhân đều được tham dự thầu.
4. Tính hợp lệ của hàng hoá: Phải có các thông số kỹ thuật đảm bảo chất lượng và thời gian bảo hành.
5. Chi phí dự thầu là: 1.000.000 (Một triệu đồng)
6. Đơn dự thầu theo mẫu quy định sẵn.
7. Tổng giá dự thầu : theo khung giá do bộ xây dựng quy định
8. Đồng tiền dự thầu là Việt Nam đồng (VNĐ)
9. Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ và tính phù hợp(đúng) của hàng hoá.
10. Bảo đảm dự thầu: hình thức tiền gửi ngân hàng giá trị 10% giá trị hợp đồng
Số tiền này chỉ được trả lại khi nhà thầu đã dự thầu và không trúng thầu
11. Thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu từ khi nộp cho đến khi kết thúc buổi mời thầu và chọn được nhà trúng thầu.
12. Quy cách hồ sơ dự thầu và chữ ký trong hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu phải được đánh máy cỡ chữ theo tiêu chuẩn theo mẫu (nếu có).Chữ ký đúng ,có con dấu đầy đủ.
13. Hồ sơ dự thầu phải nộp đúng hạn trước ngày giờ đóng thầu 30 phút
14. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu là Tiếng Việt
Hồ sơ mời thầu này không kèm theo bất kỳ bản sửa đổi nào và chỉ gồm 3 trang
15. Nội dung hồ sơ dự thầu:
Đưa ra các đáp án, kết quả mà nội dung hồ sơ mời thầu yêu cầu cung cấp.
16. Hồ sơ dự không đựoc rút lại và không được trả lại sau khi đã kết thúc buổi mở thầu và có kết thầu đã nộp quả đấu thầu.
17. Phạm vi cung cấp hàng hoá: Cung cấp đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn các hàng hoá đã nêu ở mục 7 (kèm thư đến, chủng loại hàng trong bảng giá chi tiết)
18. Tiến độ cung cấp
Dựa theo bảng biểu phân bổ thời gian của từng hạng mục công trình như trong phần quản trị thời gian mà bên trúng thầu bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo đúng tiến độ xây dựng.
4.Quản lý hợp đồng
Dựa vào hợp đồng hai bên đã kí kết, kết quả thực hiện của các hạng mục công trình, các đề xuất thay đổi khi gặp những vướng mắc như: giá cả hàng hóa tăng đột biến ,thay đổi thiết kế,…và các hóa đơn của nhà thầu để từ đó:
- Thành lập một ban giám sát thực thi hợp đồng xem nhà cung cấp và nhà thầu xây dựng có móc ngoặc liên kết với nhau để cung cấp sai hàng hoá vật liệu hay không và giám sát xem nhà thầu xây dựng có làm sai thiết kế không.
- Kết thúc từng hạng mục công trình phải có biên bản nghiệm thu,các hóa đơn chứng từ có xác nhận và đảm bảo tính trung thực.
- Có giấy thanh toán khi thanh toán tiền hành phù hợp với nôi dung hợp đồng đã ký.
- Hệ thống thanh toán phải đảm bảo tính hiệu quả cao, hoạt động tốt,luôn luôn kiểm tra để đưa ra hình thức thanh toán phù hợp nhất.
- Việc giám sát, nghiệm thu, diễn ra trung thực khách quan minh bạch.
Sau khi đưa ra được cách thức quản lý hợp đồng chúng tôi xem xét tính phù hợp và điều chỉnh những thay đổi (nếu có) của hợp đồng giữa hai bên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng với nhà cung cấp chúng tôi và phía nhà cung cấp sẽ đưa ra các đề xuất thanh toán phù hợp nhất.
5.Kết thúc hợp đồng.
Hợp đồng kết thúc là khi chúng tôi và bên nhà thầu đạt được kết quả tốt nhất cho công trình. Bên nhà thầu đảm bảo được chất lượng công trình theo đúng thiết kế và các điều khoản trong hợp đồng, đảm bảo đúng và đầy đủ các tài liệu có liên quan.
Chúng tôi sẽ dựa trên các báo cáo về kết quả kiểm tra, giám sát để hoàn tất quá trình thanh lý hợp đồng.
Quá trình thanh lý hợp đồng bao gồm:
Biên bản thanh lý hợp dồng do 2 bên lập và ký.
Các tài liệu đảm bảo không có việc kiện cáo sau khi đã thanh lý hợp đồng.
Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ khi bên mời thầu và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng.
VIII. QUẢN TRỊ RỦI RO
Quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều nội dung, nhiều khâu cộng nên. Mỗi khâu cũng có một nội dung riêng, thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các khâu sau. Các khâu công việc tạo nên một chu trình liên tiếp. Do đó quản lý rủi ro là một hệ thống các bước công việc, từ hoạt động xác định, nhận diện rủi ro đến phân tích đánh giá mức độ rủi ro, đề ra những giải pháp, chương trình để phòng chống rủi ro và quản lý hoạt động quản lý rủi ro.
Chu trình các khâu công việc quản lý rủi ro
Chương trình quản lý rủi ro
Hoạt động quản lý rủi ro
Nhận diện, phân loại rủi ro
Đánh giá mức độ rủi ro
Phát triển CT phòng chống rủi ro
Các công việc phải làm:
1 Lập kế hoạch rủi ro:
1.1.Phân loại rủi ro và mức độ ảnh hưởng:
a/ Phân loại rủi ro:
Rủi ro về yếu tố nhân lực:
Rủi ro trong quá trình quản lý nhân lực:
-Thiếu lao động
-Trình độ lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc,
-Trách nhiệm của người lao động không cao (rủi ro đạo đức),...
Giải pháp khắc phục:
-Tuyển chọn kỹ càng và chuẩn bị sẵn các nguồn lực thay thế (chú trọng khâu tuyển chọn đầu vào: thông qua kiểm tra trình độ năng lực).
-Thực hiện tất cả các chế độ về y tế, lương, thưởng, bảo hiểm theo bộ luật lao động đã ban hành.
-Tăng cường kiểm tra, giám sát về thông tin, thời gian, chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện dự án để tránh mọi hành vi gian lận, tham ô.
-Tạo môi trường làm việc thân thiện, thuận tiện để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.
Rủi ro giữa các bộ phận:
Yếu tố rủi ro:
-Thông tin đến và đi không đầy đủ hoặc sai lệch.
-Chậm tiến độ do việc phối hợp giữa các bộ phận không ăn khớp.
-Một số chi tiết của bản thiết kế chưa phủ hợp với địa hình thực tế.
Giải pháp khắc phục:
-Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các thông tin theo phương pháp đa phương.
-Kiểm tra sự ăn khớp giữa thông tin đến và đi.
-Giao nhiệm vụ rõ ràng cho người quản trị thông tin.
-Điều chỉnh ngay khi phát hiện sai sót.
-Lên lịch trình cho công việc cụ thể, khoa học, hợp lý bằng văn bản tạo cho việc thực hiện các công việc không bị chồng chéo, ảnh hưởng lẫn nhau.
-Khảo sát thực địa rõ ràng, chi tiết trước khi tiến hành vẽ kỹ thuật (sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn tốt.)
-Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các công đoạn của dự án.
Rủi ro về tài chính:
Yếu tố rủi ro: .
-Lãi suất ngân hàng thay đổi.
-Lạm phát xảy ra.
-Chi phí dự phòng không đủ.
-Tăng thuế suất.
-Xảy ra tranh chấp trong quá trình thi công ( ví dụ như:tranh chấp về đất đai…)
Giải pháp giảm thiểu:
-Theo dõi thường xuyên tình hình nền kinh tế thị trường và đưa ra dự báo trước đối với những sự kiện này tăng hay giảm trong thời gian thực thi dự án.
-Lập kế hoạch dự phòng .
-Tìm hiểu các nhà cung cấp khác nhau để có thể ký hợp đồng ngay với các nhà cung cấp khác để tránh bị gián đoạn thi công.
-Đồng thời có thể liên kết với nhiều nhà cung cấp khác nhau.
-Giảm thiểu rủi ro bằng cách xây dựng nhà kho và thu mua để dự trữ.
Rủi ro về phía chủ đầu tư:
Yếu tố rủi ro:
-Chủ đấu tư chậm rót vốn, làm chậm tiến độ thi công.
-Thời gian hoàn thành của dự án phải rút ngắn do yêu cầu của chủ đầu tư.
-Nhà đầu tư bị phá sản dẫn đến dự án bị đình laị giữa chừng.
Giải pháp:
-Thảo hợp đồng chi tiết rõ ràng, quy định rõ ràng trách nhiệm ràng buộc giữa các bên.
-Lập quỹ dự phòng.
-Phải nắm bắt được tình hình tài chính của chủ đầu tư và quá trình giải ngân.
-Đưa ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo luật định.
Rủi ro do yếu tố khách quan bên ngoài:
Yếu tố rủi ro:
-Xảy ra cháy nổ hoả hoạn do nhiều nguyên nhân.
-Thời gian thực hiện dự án bị thay đổi do yếu tố thời tiết.
Giải pháp:
-Đàm phán trong hợp đồng kết quả của quá trình khảo sát.
-Xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền.
-Nghiên cứu thực địa kỹ lưỡng trước khi thi công.
-Trang bị đầy đủ các thiết bị dự phòng, phòng chống cháy nổ ngay tại chỗ như bình cứu hoả, hệ thống báo động…
-Bộ phận an ninh và kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và các thiết bị an toàn.
b/ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro:
Thay đổi quan trọng: lịch biểu, đặc tính sản phẩm, ngân sách, và những gì được xem là quan trọng cho dự án. Làm thay đổi cơ bản kết quả của dự án.
Thay đổi nhỏ: không làm thay đổi kết quả chung cuộc của dự án nhưng có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.
Thay đổi mang tính sửa chữa/sửa lỗi: Đã coi nhẹ hoặc bỏ qua 1 điểm nào đó, bây giờ phải bổ sung hoặc khắc phục.
c/ Xem xét tác động của rủi ro:
Ảnh hưởng tới công việc, thời gian.
Ảnh hưởng tới kinh phí.
Ảnh hưởng tới con người: phải làm thêm việc.
Ảnh hưởng tới chất lượng bản thiết kế của dự án.
1.2 Phần mềm sử dụng:
Sử dụng phần mềm PROMSYS để xác định xác suất cũng như ảnh hưởng của các rủi ro đồng thời đưa ra các đánh giá về rủi ro của dự án cũng như rủi ro của các công việc thực hiện của dự án.
1.Nhận diện rủi ro và đề ra hướng giải quyết
Các yếu tố rủi ro
Hướng giải quyết
1. Chủ đầu tư chậm góp vốn
- Thảo hợp đồng chi tiết rõ ràng, ràng buộc giữa các bên, lập quỹ dự phòng
2.Thiếu và sai lệch thông tin
-thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các thông tin
3. Chính sách của chính phủ
- Thường xuyên cập nhật thông tin và dự đoán trước những thay đổi
5. Xảy ra cháy nổ
-Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và các thiết bị an toàn, cung cấp kiến thức cơ bản về phòng tránh cháy nổ
6.Lạm phát.
- Theo dõi thường xuyên tình hình nền kinh tế thị trường và đưa ra dự báo trước đối với những sự kiện này tăng hay giảm trong thời gian thực thi dự án.
- Lập kế hoạch dự phòng
7.Biến động tỷ giá ngoại hối.
8.Tăng thuế suất
9.Biến động lãi suất ngân hàng
11. Một số chi tiết của bản thiết kế không phù hợp với điều kiện địa hình thực tế.
Quá trình thi công phát hiện đất quy hoạch là vùng văn hoá, di tích lịch sử, có bia mộ.
- Lập kế hoạch khảo sát thực địa một cách rõ ràng.
- tìm hiểu về khu vực cần khoả sát để lường trước những khó khăn có thể xảy ra.
- Nhờ sự giúp đỡ của nhà chuyên môn, nhà sử học để tránh những sử cố đáng tiếc dẫn đến việc gián đoạn công trình.
12. Ngân hàng mà công ty mở tài khoản bị phá sản
- Luôn cập nhật thông tin từ nhiều nguồn về các ngân hàng.
- Mở tài khoản ở nhiều hơn một ngân hàng để tránh tình trạng sẽ mật tất cả khi chỉ có một tài khoản ở một ngân hàng duy nhất.
2. Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại
2.1.Thiệt hại tài sản trực tiếp
- Sự phá hoại của phần tử xấu.
- Thơì gian thực hiện dự án bị thay đổi do yếu tố khách quan như:cháy nổ,thời tiết xấu….
-Nhân viên thiết kê ôm, phá hợp đồng.
2.2.Thiệt hại tài sản gián tiếp
- Khủng hoảng tài chính ở trong nước làm cho công trình bị gián đoạn
Chiến tranh nội chiến xảy ra ở trong nước hay các nước lân cận nhưng có ảnh hưởng lớn trong nước làm cho dự án có nhiều thay đổi.
- Lạm phát.
- Biến động tỷ giá ngoại hối.
- Tăng thuế suất.
- Biến động lãi suất ngân hàng.
2.3.Thiệt hại trách nhiệm
- Thiết bị, máy móc, dụng cụ bị mất cắp.
- Xảy ra cháy nổ, hoả hoạn do nhiều nguyên nhân.
3.Phương pháp quản lý rủi ro:
- Đối với các dự án đều không lường trước hết những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thiết kế dự án. Vì vậy chúng ta cần phải có những phương pháp để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thiết kế và quy hoạch.
- Phương pháp hữu hiệu nhất để nhận diện các nguy cơ rủi ro, đồng thời tìm cách giảm thiểu tác động của chúng thường là thông qua các cuộc họp có sự tham gia của nhiều thành phần với những chức năng và quan điểm khác nhau. Không ai có thể một mình tính toán trước vô số sự việc có thể diễn biến sai lệch trong một dự án, đặc biệt là các dự án lớn, vì vậy họp nhóm phát huy hiệu quả thực sự, cần phải cố gắng xác định căn nguyên của những rủi ro này.
- Ngoài ra phân chia trách nhiệm, xử lý rủi ro nghiêm trọng cho từng thành viên. Những rủi ro chính phải có người chịu trách nhiệm, cá nhân đó nên xem xét những vấn đề được giao phó, cảnh giác nếu rủi ro có vẻ như đang chuyển từ trạng thái tiềm tàng thành nguy cơ thực sự. Đây cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về hậu quả do sự cố đó gây ra.
- Trong trường hợp tầm cỡ của dự án là quá lớn và rủi ro này thường rơi vào giai đoạn thiết kế hạng mục quan trọng. Những hậu quả này kéo theo những khoản chi phí phát sinh khá lớn làm chậm trễ lịch trình hoặc thậm chí phá hỏng kết quả sau cùng thì chúng ta cần những phương pháp quản lý có khả năng thích ứng với hoàn cảnh :
Tiếp cận nhiệm vụ nhiều lần: số lượng thành viên tham gia vào các nhiệm vụ nhỏ tăng lên
Đề cao việc bàn giao kết quả sớm
Bố trí vào dự án những người có khả năng học hỏi và thích nghi với tình hình mới
Ít phụ thuộc vào các công cụ ra quyết định có tính dự báo.
4.Định lượng rủi ro
Loại rủi ro
(1)
Xác xuất xảy ra
(2)
Ước tính rủi ro (theo đơn vị tiền tệ)
(3)
Phần bù rủi ro
(2)x(3)
1.Nguyên vật liệu, vật tư thị trường tăng giá cao đột ngột
0,50
30,000,000
15,000,000
2.Trong quá trình thi công, vật tư bị hao mòn, thất thoát không rõ nguyên nhân.
0,70
25,000,000
17,500,000
3.Thời gian thực hiện dự án bị thay đổi do yếu tố thời tiết.
0,23
14,000,000
3220000
5. Điều kiện địa chất có những điểm không lường trước được.
0, 5
30,000,000
15,000,000
6.Lạm phát.
0,20
50,000,000
10,000,000
7.Biến động tỷ giá ngoại hối.
0,05
10,000,000
500,000
8.Tăng thuế suất
0, 3
10,000,000
3000,000
9.Biến động lãi suất ngân hàng
0,04
40,000,000
1,600,000
10.Thiết bị, maý móc, dụng cụ bị mất cắp
0,84
80,000,000
67,200,000
11. Quá trình thi công phát hiện khu đất quy hoạch là khu di tích lịch sử, nghĩa địa, công trình quốc phòng, có bom mìn…
0,02
20,000,000
400,000,000
12. Ngân hàng mà công ty mở tài khoản bị phá sản
0,02
900,000,000
18,000,000
13. Xảy ra cháy nổ, hoả hoạn do nhiều nguyên nhân
0,80
50,000,000
40,000,000
14. Sự phá hoại của phần tử xấu.
0,22
100,000,000
22,000,000
IX. QUẢN TRỊ KẾT THÚC
-Khi đi vào giai đoạn này, dự án đã ở những bước cuối cùng của toàn bộ quá trình quản trị. Tuy nhiên không vì thế mà tính quan trọng của chúng bị mất đi, trái lại chính những công việc sau cùng này lại góp phần không nhỏ vào thành công chung của dự án, không chỉ đối với dự án hiện tại mà còn đóng góp cho việc thực hiện thành công cho các dự án về sau.
Trong giai đoạn này, Ban quản lý dự án phải thực hiện các công việc sau:
Nghiệm thu toàn bộ công trình để bàn giao lại cho chủ đầu tư.
Thực hiện quyết toán phần còn lại đối với nhà thầu.
Tiến hành lập báo cáo chi phí trong suốt quá trình thực hiện thiết kế và giám sát dự án.
Tập hợp các văn bản, chứng từ, hoá đơn, và tài liệu kỹ thuật có liên quan đưa vào lưu trữ.
Có kế hoạch giải phóng nguồn lực đã sử dụng trong dự án.
Xử lý môi trường thi công, đảm bảo gìn giữ cảnh quan xung quanh công tường.
Họp bàn tổng kết rút kinh nghiệm.
- Các công việc trên đều phải tiến hành và giám sát nghiêm túc, có vậy mới đảm bảo cho dự án không chỉ thành công trong việc đúng tiến độ thi công, chất lượng theo đúng quy chuẩn kỹ thuật mà còn tăng tính chặt chẽ, hợp lý trong công tác quản trị. Và quan trọng hơn là việc dự án thiết kế xây dựng một trung tâm ẩm thực, một nơi giao lưu văn hóa của các nước trên thế giới.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Với mục đích quy hoạch được một khu ẩm thực đa quốc gia – một dự án có tính thực tế và khả thi cao, chúng tôi đã tập thực hiện được quản lý - quản trị một dự án nắm vững tốt được những yêu cầu cầu môn học.
Đồng thời với sự tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như xây dựng, thiết kế, ẩm thực và giải trí, chúng tôi hy vọng sản phẩm của mình sẽ được đánh giá xứng đáng với những giờ giảng miệt mài của thầy trên lớp cho chúng tôi cũng như những cố gắng của tất cả các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài thảo luận này.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn nhiều yếu kém về thực tiễn cũng như trình độ nghiên cứu, xử lý thông tin và hạn chế của các nguồn lực về thời gian, chí phí nên bài thảo luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để sản phẩm quản lý dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia Sky-WORLD thành công hơn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31674.doc