Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuLỜI NÓI ĐẦU
Khắp nơi trên đất nước Việt Nam ta, gần như nơi đâu cũng tồn tại những làng nghề truyền thống. Bên cạnh những làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mất dần đi vì nhiều lý do thì nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp lại phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay trên cả nước có khoảng 1490 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng. Với nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn thì càc làng nghề tiểu thủ công nghiệp càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Các làng nghề tồn tại từ lâu đã góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, thu hút lao động, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó, một vấn đề bức xúc nảy sinh từ khi tốc độ đô thị hoá gia tăng, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề. Hoạt động sản xuất của người dân ngày càng tăng trong nền cơ sở hạ tầng cũ kĩ, thấp kém. Sự thải ra môi trường quá sức chịu tải của môi trường khiến cho nảy sinh không ít vấn đề liên quan. Điều kiện vệ sinh không tốt, sản phẩm kém chất lượng và không an toàn là những vấn đề bức xúc và nhanh chóng cần được giải quyết.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển trong làng nghề cũng gặp không ít khó khăn khi vướng víu vào việc quy hoạch không rõ ràng. Điều này càng đặt ra thêm một yêu cầu cấp bách là làm sao phát triển làng nghề truyền thống một cách tốt nhất, và thu hút các doanh nghiệp phát triển để nâng cao lợi ích kinh tế, xã hội cho đất nước.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I .Đặc điểm điều kiện tự nhiên xã Dương Liễu 2
1) Vị trí địa lý 2
2) Địa hình 2
3) Khí hậu 2
4) Thuỷ văn 2
5) Đất đai 3
II. Điều kiện kinh tế xã hội 3
.1. Dân số và lao động 3
.2. Cơ cấu kinh tế 3
.3. Thực trạng phát triển các ngành nghề và các lĩnh vực. 3
III. Phương pháp nghiên cứu 4
.1. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường 4
2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu. 5
IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
1. Hiện trạng sản xuất tại làng nghề 5
a. Loại hình sản xuất 5
b. Công nghệ sản xuất 6
2. Hiện trạng môi trường làng nghề 9
a. Chất lượng môi trường nước 9
b. Chất lượng môi trường không khí 10
c. Chất thải rắn 11
3. Hiện trạng quản lý và quy hoạch làng nghề. 12
V: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 16
1. Quy hoạch đối với một hộ sản xuất : 16
Về không gian sản xuất: 16
Về nước thải của hộ sản xuất 18
Về vấn đề bã thải của hộ sản xuất: 18
.2. Quy hoạch cụm sản xuất: 19
.3. Quy hoạch sử dụng đất 19
.4. Quy hoạch hạ tầng kĩ thuật: 20
a. Giao thông 20
b. Thoát nước và vệ sinh môi trường 21
4. Cấp nước 21
5. Quy hoạch quản lý môi trường làng nghề: 21
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 23
Kết luận: 23
Khuyến nghị: 23
Tài liệu tham khảo: 23
33 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3432 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Khắp nơi trên đất nước Việt Nam ta, gần như nơi đâu cũng tồn tại những làng nghề truyền thống. Bên cạnh những làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mất dần đi vì nhiều lý do thì nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp lại phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay trên cả nước có khoảng 1490 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng. Với nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn thì càc làng nghề tiểu thủ công nghiệp càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Các làng nghề tồn tại từ lâu đã góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, thu hút lao động, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó, một vấn đề bức xúc nảy sinh từ khi tốc độ đô thị hoá gia tăng, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề. Hoạt động sản xuất của người dân ngày càng tăng trong nền cơ sở hạ tầng cũ kĩ, thấp kém. Sự thải ra môi trường quá sức chịu tải của môi trường khiến cho nảy sinh không ít vấn đề liên quan. Điều kiện vệ sinh không tốt, sản phẩm kém chất lượng và không an toàn là những vấn đề bức xúc và nhanh chóng cần được giải quyết.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển trong làng nghề cũng gặp không ít khó khăn khi vướng víu vào việc quy hoạch không rõ ràng. Điều này càng đặt ra thêm một yêu cầu cấp bách là làm sao phát triển làng nghề truyền thống một cách tốt nhất, và thu hút các doanh nghiệp phát triển để nâng cao lợi ích kinh tế, xã hội cho đất nước.
Trong bài này tôi xin chọn làng nghề Dương Liễu, xã Dương Liễu, Huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây với đề tài : “Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu”. Đây là làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã có truyền thống lâu năm làm nhiều nghề như sản xuất miến dong, bánh, kẹo,..và làng nghề này cũng được nhắc đến không ít khi nói tới ô nhiễm làng nghề và vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lý do tôi chọn đề tài này vì rất nhiều vấn đề hiện đang được dư luận quan tâm, đó là:
Sự suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng môi trường làng nghề
Chưa có hình thức xử lý nước thải, bã thải hợp lý
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong làng và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Chưa có hình thức quản lý rõ ràng
Mục đính của đề tài:
Đề xuất mô hình trong hộ sản xuất kinh doanh hợp lý
Đề xuất phương án quản lý nước thải, rác thải trong làng nghề nhằm đưa ra một mô hình hợp lý và giúp quản lý tốt hơn cho làng nghề, tránh tình trạng ô nhiễm do quá tải.
Đề xuất phương án quản lý tổng thể làng nghề
Trong bài này có sử dụng một số kết quả nghiên cứu của một số tác giả và tham khảo một số tài lieu khác (ghi ở trang cuối).
I .Đặc điểm điều kiện tự nhiên xã Dương Liễu
1) Vị trí địa lý
Xã Dương Liễu nằm ở phái Tây Bắc huyện Hoài Đức, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km.
Phía Đông giáp xã Đức Thượng.
Phía Tây giáp huyện Đức Thọ.
Phía Bắc giáp xã Minh Khai
Tổng diện tích đất tự nhiên 410,54 ha với dân số 11.667 người; mật độ phân bố bình quân 2845 người/km².
Toàn xã chia làm 14 xóm bao gồm
Bản đồ hành chính xã Dương Liễu
(miền làng : 10 xóm và miền bãi : 4 xóm )
2) Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, đất dốc về phiá Tây Bắc có đê chia địa phương thành 2 miền : miền làng và miền bãi. Nhìn chung địa phương có điều kiện để phát triển giao thông, mở rộng sản xuất và giao lưu hàng hóa, đặc biệt là phát triển các ngành nghề, vật nuôi, đa dạng hóa cây trồng vùng bãi và phát triển sản xuất CN_TTCN.
3) Khí hậu
Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc bộ, Một năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22.5°C, độ ẩm tương đối cao. Lượng mưa trung bình 1800 đến 1900 mm, số giờ nắng trung bình : 1567 giờ/năm.
4) Thuỷ văn
Nguồn nước mặt: Trữ lượng tương đối dồi dào, cung cấp chủ yếu bởi sông Hồng thông qua hệ thống kênh thuỷ lợi Đan Hoài và sông Đáy cấp nước cho khu vực ngoài đê.
Nước ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ Sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nước ngầm phục vụ phần lớn cho sinh hoạt và sản xuất của địa phương.
5) Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên: 4105 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp : 288.83 ha. chiếm 70.36% diện tích đất tự nhiên.
Đất chuyên dùng : 62.44 ha chiếm 15.21% diện tích đất tự nhiên.
Đất ở : 55 ha chiếm 13.39% diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng : 4.27 ha chiếm 1.04% diện tích đất tự nhiên
II. Điều kiện kinh tế xã hội
.1. Dân số và lao động
Dân số toàn xã có 11.780 người chia làm 14 xóm trong đó 4 xóm vùng bãi và 10 xóm vùng đồng. Lực lượng lao động của xã dồi dào nhưng chủ yếu là thủ công, chưa qua đào tạo do khó khăn trong việc tiếp thu khoa học công nghệ mới. Tổng lao động của xã là 6.825 người trong đó có 3.549 là lao động nữ, phân bố lao động nông nghiệp 1.300 người, lao động công nghiệp, thủ công nghiệp 4.300 người, lao động thương mại và dịch vụ 800 người.
.2. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua tỷ trọng kinh tế của xã Dương Liễu tăng trung bình từ 8 – 10%/năm theo hướng tăng trưởng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, riêng ngành nông nghiệp tỷ lệ ngành chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao từ 50 – 54%. Năm 2005 tổng thu nhập ước đạt: 96.5tỷ đồng, tăng trưởng đạt mức 8.5% trong đó:
Ngành nông nghiệp đạt 20.3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20.8%.
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 50.2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52.3%.
Ngành thương mại dịch vụ đạt 26 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26.9%.
(Nguồn Báo cáo tình hình môi trường làng nghề xã Dương Liễu tháng 8/2006)
.3. Thực trạng phát triển các ngành nghề và các lĩnh vực.
Bảng 1: Phân bố ngành nghề của xã Dương Liễu
Loại hình sản xuất
Số hộ
Loại hình sản xuất
Số hộ
Mô hình hộ gia đình
Mô hình doanh nghiệp công ty
1.Sản xuất mì bún
70
1. Sản xuất bánh kẹo
25
2. Nấu nha
100
2. Sản xuất gương, ghế nhựa
4
3. Lọc tinh bột
235
3. Cơ khí
6
4. Sản xuất miến
55
4. In lưới
4
5. Chế biến tinh bột sắn thô
1.200
5. Bóc tách đỗ xanh
15
6. Chế biến tinh bột dong thô
1200
6. Sơ chế vừng lạc
4
7. Dệt len
300
7. Dệt
3
8. Xay, nghiền
300
8. Sản xuất khác
26
9. Sản xuất khác
45
-
-
Sản xuất và chế biến tinh bột sắn, dong riềng là những loại hình sản xuất chính ở xã Dương Liễu (73%). Bên cạnh đó cũng có một số ngành đang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh/.
III. Phương pháp nghiên cứu
.1. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường
Đánh giá nhanh môi trường là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trường dựa trên cơ sở quan sát, phỏng vấn, tính toán định tính trung bình trong trường hợp cần thiết.
Đánh giá nhanh môi trường giúp cho việc khám phá và chẩn đoán các vấn đề môi trường trong khu vực nghiên cứu, bổ trợ cho việc thiết kế giám định và thực hiện đánh giá dự án.
Đánh giá nhanh hỗ trợ quá trình chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cho việc soạn thảo các quy định và chính sách, giúp cho việc đối phó với các thảm hoạ, thiên tai, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do các nguồn phát thải.
Đánh giá nhanh môi trường cho phép cùng một lúc thu thập nhiều số liệu toàn diện về môi trường trong một khu vực mà các phương pháp khác khó có thể thực hiện được.
Tuy nhiên phương pháp đánh giá nhanh môi trường là phương pháp định tính, ít định lượng, đặc biệt đối với các vấn đề môi trường tự nhiên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp cần phải bổ sung bằng phương pháp định lượng.
Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi đã thực hiện một số kỹ thuật đánh giá nhanh sau đây:
a.Tổng kết số liệu thứ cấp: là phương pháp tổng kết từ các số liệu thu được nhờ tham khảo tài liệu đã được nghiên cứu của các tác giả khác. Đó là từ các tài liệu dự án, tạp chí khoa học, báo cáo khoa học, báo cáo của ban lãnh đạo địa phương. Một số tài liệu quan trọng đã thu thập là của:
- Uỷ ban nhân dân xã Dương Liễu huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây
- Thư viện khoa Môi trường - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
b. Quan sát thực địa: Là phương pháp kiểm tra, quan sát trên địa bàn nghiên cứu. Đây là phương pháp phổ biến đơn giản, nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng môi trường và kiểm chứng lại số liệu đã thu thập được, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành bản báo cáo này chính xác và đầy đủ hơn.
c. Phỏng vấn bán chính thức: Là sự trò chuyện thân mật với người địa phương, những hiểu biết về các vấn đề mà ta quan tâm. Đây là phương pháp thu thập thông tin có tính linh động, trong thời gian ngắn và khó truyền đạt nội dung. Mục tiêu của phỏng vấn bán chính thức là học hỏi tri thức của đối tượng. Có thể nói, phỏng vấn bán chính thức là sự kết hợp tri thức của địa phương và kiến thức người phỏng vấn.
Phỏng vấn bán chính thức có các yêu cầu sau:
Người phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên và không được thông báo trước về nội dung phỏng vấn.
Câu hỏi đặt ra tuỳ theo mức độ thân mật và nội dung thông tin.
Không cần thiết phải có mặt quan chức địa phương.
Phỏng vấn ngay tại hiện trường
2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu.
Là phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được và tổng hợp mối quan hệ giữa chúng , phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.
IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hiện trạng sản xuất tại làng nghề
a. Loại hình sản xuất
Dương Liễu là xã có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống phát triển từ rất lâu đời đặc biệt là nghề chế biến nông sản như: Chế biến tinh bột thô, miến dong, mạch nha…trong những năm gần đây do nhu cầu thị trường ở Dương Liễu xuất hiện thêm nhiều ngành nghề khác như Dệt may, làm bánh kẹo…toàn xã có 2652 hộ thì có tới 2556 hộ tham gia vào một công đoạn hay cả quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Bảng : Các loại hình sản xuất và % số hộ xã Dương Liễu tham gia.
STT
Hoạt động sản xuất
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
Sản xuất tinh bột sắn
1200
47.1%
2
Sản xuất tinh bột dong
100
7.9%
3
Lọc tinh bột
235
9.2%
4
Sản xuất miến
55
2.1%
5
Sản xuất bún khô
70
2.8%
6
Sản xuất nha
100
3.9%
7
Thuần nông
102
4%
8
Sản xuất khác
584
23%
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã DươngLiễu)
Bảng : Thống kê các sản phẩm chủ yếu
TT
Sản phẩm
Số lượng
Số hộ
Tỷ lệ sản lượng(%)
1
Tinh bột sắn
60.000
1200
55.6%
2
Tinh bột dong
17.000
340
15.7%
3
Bánh kẹo các loại
4000
-
3.7%
4
Đỗ xanh bóc tách
4.500
-
4.2%
5
Vừng lạc sơ chế
1000
-
0.9%
6
Miến dong
4.500
55
4.2%
6
Bún, phở khô
2000
70
1.8%
6
Mạch nha
15.000
100
13.9%
b. Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất bột sắn và dong riềng
Sơ đồ công nghệ:
Công nghệ sản xuất chính ở làng nghề là bán thủ công với sự trợ giúp của máy móc tại một số khâu như: rửa, nghiền, khuấy trộn,…Quy trình sản xuất tinh bột sắn và dong riềng thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ sản xuất tinh bột sắn:
Sắn củ
Lắng lần 2
Máy cạo vỏ và rửa củ
Lắng lần 1
Lọc thô
Máy nghiền
Điện, nước cấp
Điện
Điện, nước cấp
Bã thải
Nước thải, thu bột mủ
Nước thải, thu bột đen
Nước cấp
Nước + vỏ sắn
Sơ đồ sản xuất tinh bột dong:
Dong củ
Nước thải, Tinh bột dong, loại 1
Lắng lần 1
Máy cạo vỏ + rửa củ
Lọc lần 2
Điện
Điện, nước cấp
Nước thải, đất cát, vỏ
Lọc lần 1
Máy nghiền
Điện, nước cấp
Bã thải
Bã thải
Điện, nước cấp
Nước cấp
Lắng lần 2
Nước thải, Tinh bột dong, loại 2
Giải trình công nghệ: [5]
1) Quy trình thu mua nguyên liệu
Qua quá trình quan sát thực địa và phỏng vấn người dân địa phương, nhóm tác giả đã biết thêm thông tin: Vùng cung cấp nguyên liệu chính cho sản xuất là các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, và một phần từ Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Vĩnh Phú.
Phương tiện vận chuyển chính là ô tô tải, vụ chính bắt đầu từ tháng 8 đến tháng tư năm sau (âm lịch), có hàng trăm xe từ các nơi tới đây họp thành chợ. Tuy quá trình này không phát sinh nhiều rác thải nhưng do đường giao thông của địa phương không tốt gây nên bụi bẩn, mất mĩ quan, gây tiếng ồn.
Rửa và bóc vỏ
Hiện nay tại xã có sử dụng máy móc trong sản xuất nên khâu rửa và bóc vỏ cũng là một thao tác trong quy trình sản xuất. Lượng nước cấp cần thiết trong khâu này từ 2 – 3 m3/ tấn và từ 4 – 5 m3/tấn củ dong. Khâu này tạo ra nhiều cặn lắng theo nước chảy thẳng xuống làm ách tắc cống rãnh trong khu vực.
Nghiền củ
Khâu này không cần sử dụng nước nhiều (nghiền khô), thao tác này được thực hiện bởi máy móc, nguyên liệu được nghiền đến độ mịn thích hợp sau đó cho qua quá trình lọc.
Lọc
Mục đích của quá trình này là lôi kéo các hạt tinh bột nhờ nước và tách riêng phần bã xơ. Toàn bộ nguyên liệu sau khi nghiền được đưa vào lọc li tâm tách riêng phần bã thô, phần bột lẫn nước tiếp tục được đưa qua máy khuấy sau đó sàng qua một cái lá ngâm trong nước để tách bã lần 2. Phần bột lẫn nước được đưa qua bể lắng. Nhu cầu nước cho công đoạn này là 4- 5m3/tấn củ.
Năm 2000 – 2001đã xuất hiện máy liên hoàn từ khâu nghiền và lọc, bã thải được xả thẳng cùng nước thải ra ngoài là điều đáng lo ngại vì lượng bã thải lớn này có thể gây tắc xuống hệ thống cỗng rãnh. Đến nay có khoảng 200 hộ sản xuất tinh bột dong đã trang bị loại máy móc này.
Quá trình lắng
Lắng 1: Mục đích là tách bột đen (lẫn tạp chất khác) và bột tươi riêng ra. Nước thải ở lần lắng này có hàm lượng chất hữu cơ cao do sự lên men của vi sinh vật làm nước có mùi chua rất khó chịu.
Lắng 2: Mục đích làm trắng thêm và cứng thêm bột (với bột sắn). Trong quá trình sản xuất bột dong thì bột thu được qua lắng 2 là bột loại 2 vì đó chính là bột còn lại sau khi lọc lần 1. Nhu cầu nước ở quá trình này là 3.5 – 5.5m3/tấn nguyên liệu.
2. Hiện trạng môi trường làng nghề
a. Chất lượng môi trường nước
Theo ước tính, ở Dương Liễu mỗi ngày nước thải từ các hộ chế biến nông sản khoảng 600m3, thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều, nhất là 7 tháng vào vụ chính. Loại nước thải này chứa các chất tẩy rửa hoá học, mang tính axit, kiềm qua quá trình phân huỷ tạo ra những khí độc có mùi hôi thối rất khó chịu. Hệ thống chứa dẫn nước thải rất kém, thường xuyên ứ đọng do các loại rác thải rắn rớt xuống gây tắc nghẽn. Nguy hại hơn nữa là toàn bộ hệ thống nước ngầm bị ô nhiễm nặng. Nhiều giếng khơi bị bỏ không hoặc do không có nước hoặc là có cũng không ai giám dùng. Ao tù nước đen sánh gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của các loài thuỷ sinh.
Nước thải từ nghề chế biến nông sản cộng với nước thải rửa chuồng trại gia súc, gia cầm cỡ 7.500 m3/ ngày đêm, chủ yếu không qua xử lý, xả trực tiếp vào hệ thống mương tiêu thoát rồi tuôn thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy.
Nước thải, chất thải rắn (bã dong riềng, sắn) làm cho các nguồn nước tại làng nghề nơi đây bị nhiễm khuẩn cao gấp 5 - 8 lần mức cho phép; các bệnh về mắt, đường hô hấp cao gấp 3 - 5 lần so với các địa phương. Qua điều tra cho thấy tại Dương Liễu, Cát Quế, Hà Tây, tỷ lệ dân đau mắt hột chiếm tới 70%.
Bảng : Chỉ tiêu ô nhiễm nước thải làng nghề xã Dương Liễu
Các chỉ tiêu phân tích
Đơn vị tính
Nước thải từ các hộ chế biến
Nước thải từ các kênh thải
TCVN(5945-1995) loại B
pH
mg/l
4
0,5
5,5-9
BOD
mg/l
2116
496,5
50
COD
mg/l
3638
987
100
Cặn lơ lửng
2366
501
100
K
mg/l
112
197,5
P
mg/l
26
10,5
4
N
mg/l
108
105,2
30
Tổng vi khuẩn
Vk/100ml
750
16450
-
Ecoli
Vk/100ml
-
10883
-
Trứng giun đũa
Tr/100ml
-
2,7
-
Trứng giun móc
Tr/100ml
-
1,8
-
Trứng giun tóc
Tr/100ml
-
0,54
-
Hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần đặc biệt là BOD, COD cao hơn cả chục lần.
Nước thải từ các hộ chế biến được thải trực tiếp qua hệ thống cống rãnh, ao hồ trong khu dân cư đã phần nào được xử lý nên pH và các chất ô nhiễm có giảm đáng kể.
b. Chất lượng môi trường không khí
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do sản xuất không được nghiên cứu đầy đủ như ô nhiễm nước, xuất phát từ thực tế rằng phần lớn các công đoạn chế biến và vận hành được thực hiện trong quá trình sản xuất bột sắn đều là quá trình “ướt”. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng nhất của làng nghề chế biến nông sản là mùi hôi thối do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh, kênh mương.sinh ra các khí như NH2, H2S, NH3...gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề.
Một nguồn gây ô nhiễm không khí nữa là khói, bụi sinh ra trong quá trình đốt than, củi phục vụ cho đun nấu và đốt lò nấu mạch nha, làm miến. Nhu cầu nhiên liệu tương đối lớn, trung bình các hộ dân sử dụng khoảng 3.000 - 4.000 tấn than đá/năm.
c. Chất thải rắn
Theo số liệu thống kê cho thấy, bã thải từ sản xuất, chế biến tinh bột sắn, bột dong, các loại bánh kẹo, khu vực chợ của xã mỗi ngày lên tới hơn 400 tấn rác.
Bảng : Thống kê tình hình rác thải, bã thải
Loại rác thải, bã thải
Lưu lượng (kg/ngày)
Số hộ tham gia
Lượng rác(tấn/ngày)
Rác thải sinh hoạt
5
2600
13
Rác thải chăn nuôi
12
900
10.8
Rác thải từ chế biến tinh bột sắn thô
800
400
32
Rác thải từ chế biến tinh bột dong thô
3000
100
300
Rác thải từ loại hình sản xuất khác
50
1200
60
Rác thải sinh hoạt dịch vụ
52
1200
17.4
Tổng
433.2 tấn
(_Nguồn: Báo cáo tình hình môi trường làng nghề sản xuất xã Dương Liễu)
Bã thải sắn chứa hàm lượng xơ cao, một phần được phơi khô làm nhiên liệu, thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá, phụ gia cho sản xuất tương ớt... phần lớn còn lại được thải bỏ. Nguồn thải này góp phần chính làm ô nhiễm môi trường đất và trực tiếp gây ô nhiễm môi trường khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm. Ở làng nghề, xỉ than là chất thải rắn tạo bụi trong quá trình đốt lò. Hầu hết các chất thải của các làng nghề không qua xử lý mà thải trực tiếp ra các mương rãnh ao hồ xung quanh gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường khu vực.
Bảng : Khối lượng bãi thải vào mùa chế biến 2001-2002 tại xã Dương Liễu
Nguồn thải
Khối lượng nguyên liệu (tấn)
Khối lượng bã tươi (tấn)
Sắn củ
120.000
48.000
Dong củ
52.000
15.000
Tổng
172.000
63.000
Tổng khối lượng bã thải từ sản xuất sắn và dong riềng là 63.000 tấn, nhưng thực tế lượng bã tạo ra qua quá trình lọc tinh bột chứa rất nhiều nước, có thể lên tới 90% lượng nhiên liệu đầu vào. Chính vì vậy, quá trình vận chuyển hay tái sử dụng các loại bã thải này rất khó khăn. Khoảng 95% lượng bã sắn sử dụng trong chăn nuôi còn lại hầu như toàn bộ lượng bã dong không được sử dụng.
3. Hiện trạng quản lý và quy hoạch làng nghề.
Trong những năm qua nhận thức rõ được vấn đề bảo vệ môi trường, Đảng Uỷ, Hội Đồng Nhân Dân (HĐND), Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền vận động sâu rộng trong nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường. Cuối năm 2001, HĐND xã đã thành lập tổ vệ sinh môi trường của xã với 15 thành viên với công việc chủ yếu là khơi thông cống rãnh, xử lý cục bộ các điểm ùn tắc; thu gom rác thải trong nhân dân.
Tuy nhiên do lượng rác thải quá nhiều, nguồn kinh phí đầu tư có hạn vì vậy họat động của tổ vệ sinh môi trường (VSMT) chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nhân dân, đồng thời hiệu quả tuyên truyền ý thức của nhân dân trong vấn đề thực hiện thu gom còn chưa cao. Quy chế VSMT và bảo vệ môi trường còn hạn chế; các điểm tập kết rác thải, bã thải đang bị quá tải.
Xưởng xử lý nước thải của công ty TNHH Mặt Trời Xanh tuy đã đi vào hoạt động nhưng do thiết kế dự tính ban đầu nhỏ hơn so với tốc độ sản xuất của làng nghề hiện tại, mặt khác chưa tính hết khả năng lượng bã thải trong sản xuất củ dong và chăn nuôi của các hộ xả thẳng xuống hệ thống cống rãnh nên những tháng vào niên vụ thường xảy ra quá tải không xử lý theo quy trình dự kiến dẫn đến tắc nghẽn cục bộ, nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý.
Việc sản xuất, chăn nuôi của các hộ dận tập trung ở trong khu dân cư (Sản xuất song song với sinh hoạt) trong khi đó diện tích bình quân hộ thấp (Đất ở: Sản xuất, kinh doanh và chăn nuôi tập trung ở một nơi, bình quân 120 đến 144 m2/ hộ), mặt bằng chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hình thức xử lý các loại rác thải, bã thải:
Đối với rác thải trong sinh hoạt: Chủ yếu vẫn là hình thức thu gom rác thải của tổ VSMT và các gia đình tự thu gom tập kết ở các bãi rác.
Đối với rác thải chăn nuôi: Một phần được các gia đình thu gom làm phân bón, còn lại xả thẳng ra hệ thống cống rãnh.
Đối với rác thải CN - TTCN:
Sản xuất tinh bột sắn thô: Bã được thu gom làm thức ăn chăn nuôi, nước thải ra hệ thống cống rãnh, vỏ củ sắn, dong một phần được thu gom, một phần thải ra hệ thống cống rãnh và tập kết ở ven các trục đường làng.
Sản xuất tinh bột dong thô: Bã được nghiền nhỏ theo hệ thống xả nước của máy liên hoàn, xả thẳng ra hệ thống cống rãnh (Đây là loại hình sản xuất mà bã thải, nước thải có lưu lượng lớn, gây tắc hệ thống cống rãnh và là tác nhân chính gây ô nhiễm nhất).
Sản xuất khác như: Miến dong, mạch nha, bánh kẹo, bún phở khô, lọc tinh bột, các ngành nghề khác...một phần chất thải rắn được hộ gia đình tự thu gom còn hầu hết thải xả thẳng ra hệ thống cống rãnh.
Rác thải trong thương mại dịch vụ: Được Ban quản lý các khu chợ, hộ gia đình tự thu gom và tập trung tại các điểm xử lý, lượng rác thải chủ yếu ở các khu vực chợ hàng nông sản, chợ tiêu dùng.
Nước thải của toàn xã: Được tập trung về 2 cống XIPHONG đầu làng sau đó tập kết về hồ điều hoà lắng đọng, qua hệ thống xử lý sơ bộ của xưởng xử lý chất thải(Do công ty TNHH Mặt trời xanh đảm nhận) thu gom lượng cặn, bã và xử lý sơ bộ.
Chất thải xây dựng: Ngoài ra với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay phải tính đến lượng chất thải trong xây dựng trong cộng đồng dân cư là rất lớn, các loại chất thải từ vật liệu xây dựng của các công trình thải ra như hiện nay chưa có giải pháp xử lý, gây ô nhiễm, biến dạng cảnh quan môi trường vì các hộ dân có thể đổ và tập kết các loại chất thải này tại bất kì điểm nào, khâu quản lý gặp nhiều khó khăn.
Tại xã: Xây dựng và ban hành Quy chế vệ sinh môi trường thời điểm tháng 3/2000 với mức thu 3000 đồng/khẩu hoặc 20.000 đồng/hộ/năm.
Năm 2003 sửa đổi bổ sung quy chế VSMT, triển khai thu phí vệ sinh môi trường. Phí VSMT: 5000 đồng/ 01 nhân khẩu.
Quỹ bảo vệ môi trường đối với các ngành nghề sản xuất thu theo hướng dẫn của UBND tỉnh với mức thu từ 50.000 đồng đến 1.500.000 đồng/ hộ tuỳ theo ngành nghề sản xuất. Thực tế việc thu này rất hạn chế một phần do nhận thức của nhân dân chưa đầy đủ, thông thường hàng năm mức thu chỉ đạt từ 20 đến 50% kế hoạch đề ra.
Đầu năm 2001, UBND xã thành lập tổ vệ sinh môi trường với chức năng thu gom rác thải sinh hoạt trong nhân dân; xử lý ách tắc cục bộ về nước thải ở các điểm nút công cộng với mức lương trung bình 500.000 đồng/ người/ tháng lấy từ nguồn thu phí và quỹ bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện tại nguồn kinh phí này rất hạn chế do sự đóng góp của nhân dân chưa được đầy đủ, vì thế hàng năm ngân sách xã phải đầu tư một khoản kinh phí rất lớn (xấp xỉ 100 triệu đồng) cho hoạt động của tổ VSMT. Nếu với mức thu như hiện nay thì trong những năm sắp tới ngân sách xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động của tổ VSMT.
Bảng 7: Kinh phí cho hoạt động vệ sinh môi trường
Năm
Nguồn kinh phí
Hoạt động vệ sinh môi trường
Quỹ VSMT
Phí MT
Ngân sách xã bù
Chi lương
Chi hoạt động
2001
Xóm quản lý
2002
Xóm quản lý
2003
14.605.000
22.989.000
47.705.700
74.124.700
11.175.000
2004
24.628.000
36.535.000
28.091.300
88.054.300
1.200.000
Bảng 8: Các điểm xử lý chất thải, bã thải hiện tại:
STT
Điểm tập kết
Địa hình
Diện tích sử dụng (m2)
1
Ao khoảnh 1 cạnh xưởng xử lý chất thải
Vùng đồng
1.600
2
Ao ải cạnh nghĩa trang
Vùng bãi
1.700
3
Chuôm trũng sen
Vùng đồng
4
Hồ lò gạch
Vùng bãi
5
Hồ sân kho A( Bụng chứa nước thải)
Vùng đồng
4.100
Khoảng cách của các bãi tập kết rác thải tới khu dân cư gần nhất là 200m còn lại cách xa từ 1km đến 2km gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khoẻ của người dân trong khu vực; nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, UBND xã đã thường xuyên tổ chức hoạt động san lấp các bãi đổ chất thải. Hình thức vận chuyển chất thải, bã thải của xã hiện nay là bằng xe đẩy (3 người/xe) nên khối lượng rác chuyên chở trong một ngày là không đáng kể.
Hiện nay, trong quy hoạch sử dụng đất đai, địa phương đã dự kiến quy hoạch một số khu vực nhằm tập trung các ngành sản xuất, xa khu dân cư như: Ở vùng bãi, dự kiến quy hoạch khu vực mở rộng phát triển làng nghề với diện tích gần 16 ha; ở miền đồng quy hoạch điểm công nghiệp với diện tích gần 12 ha.
V: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1. Quy hoạch đối với một hộ sản xuất :
Đối với những hộ sản xuất lớn, khả năng gây ô nhiễm lớn thì cần được đưa ra khỏi vùng quy hoạch
Đối với những hộ sản xuất nhỏ và vừa, lượng chất thải nhỏ:
Về không gian sản xuất:
Chỉ tiêu: xây dựng cơ sở sản xuất nhỏ trong hộ gia đình một cách hợp lý, sử dụng phần đất vào việc sản xuất một cách hợp lý, đảm bảo sụ thoáng mát, vệ sinh trong môi trường sản xuất.
Dưới đây tôi xin đưa ra mô hình của hai loại hình sản xuất phổ biến nhất trong làng, đó là các hộ sản xuất tinh bột sắn, hộ sản xuất tinh bột dong, hộ sản xuất miến dong.
Mô hình 1:
Nhà ở
Nhà bếp
Kho sắn củ
Máy rửa
Máy nghiền
Bã, vỏ sắn
Máy ép bã và nơi chưá bã
Bể nước
Bể lắng
Kho chứa tinh bột
p.giao dịch
Cổng vào
Sơ đồ quy hoạch hộ sản xuất tinh bột sắn
Mô hình 2:
Phòng giao dịch
Bếp
Nhà ở
Kho để phên
Cổng vào
Bể nước
Kho thành phẩm
Máy làm tấm miến
Kho bột nguyên liệu
Bể bột sạch
Bể lắng
Máy cắt
Sơ đồ quy hoạch hộ sản xuất miến dong
Về nước thải của hộ sản xuất
Tình trạng hiện nay là nhiều cống thoát nước thải bị tắc do nước thải kéo theo nhiều rác. Hầu hết các hộ xay bột dong đều xả nước có lẫn bã để trôi theo đường cống vì người dân không muốn giữ bã lại vì sợ bãi thải bốc mùi không có cách xử lý. Vấn đề xử lý bã thải cho các hộ kinh doanh sẽ được phân tích và đề xuất ở phần sau.
Vì tình trạng như vậy nên mỗi hộ sản xuất rất cần một hệ thống lọc bã ngay từ nguồn thải để thu gom lại, tránh xả nước có lẫn bã làm tắc cống.
Mô hình hệ thống lọc bã từ nguồn thải của hộ sản xuất có thể như sau:
Mô hình 3:
Cống chính
Lưới 2
Lưới 1
Nước thải
Nguồn thải
Về vấn đề bã thải của hộ sản xuất:
Các hộ chế biến tinh bột sắn sẽ thải ra nhiều vỏ sắn, phần sắn thừa và bã sắn.Bã sắn thừa còn chứa nhiều dinh dưỡng nên được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Song, vấn đề đặt ra là trong làng thì lượng bã sắn mỗi mùa sản xuất lại dư ra quá nhiều so với lượng tiêu thụ của gia súc. Vì vậy, mỗi hộ sản xuất với quy mô tương đối lớn cần có dụng cụ ép bã sắn, bã sắn có thể phơi khô và bán cho các hộ chăn nuôi khác hoặc bán cho các hộ chăn nuôi trong làng khi hết mùa sắn. Vỏ và sắn thừa với số lượng không lớn lắm sẽ được thu gom lại để xử lý.
Đối với các hộ chế biến tinh bột dong:
Theo như số liệu thống kê bên trên thì rác thải từ việc chế biến tinh bột dong thô có lưu lượng thải lớn nhất trong số các loại rác thải khác trong làng. Bã dong chỉ còn lại chất xơ và ít giá trị dinh dưỡng nên gia súc không thể tiêu thụ được. Người dân chỉ biết thải theo dòng nước để tiêu thoát lượng bã khổng lồ. Việc này làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước, mất mỹ quan vì bã rong bị oxy hoá trong không khí nên có màu đen ngòm, mùi hôi nồng nặc. Đối với riêng từng hộ sản xuất và kinh doanh tinh bột dong, tôi có đề xuất như sau:
Cũng giống như đề xuất với các hộ chế biến tinh bột sắn, hộ kinh doanh tinh bột dong cũng cần có hệ thống lưới lọc bã phù hợp ngay từ nguồn thải, tránh xả trực tiếp xuống cống. Mắt lưới phải có đường kính phù hợp để bã dong ít lọt khỏi lưới.Mô hình cũng giống với mô hình 3.
Bã dong sau khi thu gom lại có thể vận chuyển ra khu thoáng để phơi và ép thành bánh, sấy khô để làm chất đốt. Việc làm này phải đảm bảo không gây ô nhiễm cho người dân xung quanh. Cũng có thể ép thành bánh ngay tại cơ sở sản xuất rồi vận chuyển ra khu thoáng phơi khô làm chất đốt.
Bên cạnh bã thải, xỉ than cũng cần được tập trung lại, có thể tận dụng để đổ lên vườn cây hay đưa ra ngoài đồng ruộng, trộn vữa trát tường…
.2. Quy hoạch cụm sản xuất:
Đối với các hộ có tiềm năng kinh tế đủ lớn và khả năng gây ô nhiễm lớn có thế đưa ra một khu sản xuất riêng. Những hộ sản xuất cùng loại có thể được tập trung lại một cụm sản xuất tập trung. Việc phân cụm sản xuất này không những thuận lợi cho viêc kinh doanh, sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom xử lý nước thải. Do vậy điều kiện quy hoạch ở đây cũng có những yêu cầu nhất định, cụ thể như sau :
Cần xây dựng lại một khu sản xuất tập trung, đảm bảo không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân.
Bố trí nơi sản xuất ở cuối hướng gió, xa khu dân cư, gần đường giao thông,thuận tiện cho việc chuyên chở, Có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện
Giữa các cụm sản xuất nên có khoảng trống nhất định để tạo điều kiện thông thoáng cho xưởng sản xuất, thuận tiện việc vệ sinh phân xưởng.
3. Quy hoạch sử dụng đất
Làng nghề Dương Liễu có quy mô nhỏ, mang tính chất đa ngành nghề truyền thống. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, phát triển nền kinh tế địa phương cũng như cả nước, thu hút nhiều lực lượng lao động trong nhân dân nên cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
Tổng hợp, nghiên cứu các loại ngành, nghề có tính chất tương đối giống nhau sẽ nằm cạnh nhau theo từng vùng có ưu tiên các ngành nghề thường phải vận chuyển khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu và hàng hoá lớn ở cạnh các trục đường lớn.
Do tính chất sản xuất là làng nghề nên cần phải quy hoạch các khu vực như nhà xưởng sản xuất, kho chứa hàng hoá, văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm…
Mô hình sản xuất có tính chất hộ gia đình và cơ sở sản xuất diện tích quy hoạch khoảng từ 300m2 đến 700m2/ 1 nhà xưởng với các chỉ tiêu về kĩ thuật như sau:
Công trình xây dựng: nhà cấp bốn độ cao không quá 6m, nền nhà cao so với mặt bằng hiện tại không quá 0,7m. Khoảng cách xây dựng các công trình và tường bao bảo vệ là 0,5m.
Yêu cầu đối với khu vực sản xuất không được gây tiếng ồn quá lớn. Nếu gây tiếng ồn phải có biện pháp h ạn chế như xây tương cách âm chống ồn, trồng hàng rào cây xanh…
Nước thải và khí thải khi thải ra môi trường cần phải theo đúng quy định và hướng dẫn của luật bảo vệ môi trường.
Các nhà xưởng phải có hệ thống cứu hoả, phương án cứu hoả kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Cân đối sử dụng quĩ đất: Tổng 16,03ha, đất xây dựng nhà xưởng, trồng cây xanh, một số công trình khác là 14,8ha; đất giao thông là 1,21 ha.
Bảng : Quy hoạch một số điểm sản xuất chế biến nông sản
STT
Khu vực
Diện tích
Loại ngành, nghề
1
Văn sĩ, Cát thành
4,50 ha
Chế biến tinh bột-sản xuất khác
2
Khu tạ hàm gốc cây
4,50 ha
Nấu nha, bánh kẹo, sản xuất khác
3
Khu ven xóm mới
3,60 ha
Chế biến tinh bột, dịch vụ
4
Khu cửa Đình
1,40 ha
Kinh doanh, dịch vụ
5
Khu cỏ gừng, ngọn giám
2,03 ha
Chế biến nông sản, hoa quả
Cộng
16,03 ha
4. Quy hoạch hạ tầng kĩ thuật:
a. Giao thông
Điểm công nghiệp Dương liễu nằm cạnh trục đường giao thông trung tâm xã rộng 20m (4+12+4) và nằm cạnh đường giao thông giáp với xã Minh Khai rộng 13,5 m (3+7,5+3).
Đường nội bộ điểm công nghiệp rộng 13,5 m(3+7,5+3), lòng đường là 7,5 m, vỉa hè mỗi bên 3m dùng để bố trí hệ thống kĩ thuật, cấp điện cấp nước, thoát nước, trồng cây xanh bóng mát.
Tổng chiều dài đường giao thông nội bộ là 895m.
Đường nội bộ trong nhà máy các doanh nghiệp thuê đất sẽ có quy hoạch cụ thể trong các dự án nhưng phải đảm bảo các yêu cầu giao thông và phòng chống hoả hoạn.
b. Thoát nước và vệ sinh môi trường
Xây dựng hệ thống thoát nước chung, bao gồm thoát nước mưa và thoát nước thải. Hệ thống rãnh kín B*H= 600*800 bằng gạch chỉ đặc 75% là vữa và 50% xi măng. Tổng chiều dài rãnh là 1515m, chiều dài cống là 20m. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp phải tự xử lý nước thải trước khi đổ vào hệ thống cống chung. Việc xử lý nước thải phải đảm bảo đúng các quy định bảo vệ môi trường và phải đăng kí đạt tiêu chuẩn của sở khoa học công nghệ và môi trường.
Rác thải các doanh nghiệp phải tự xử lý dưới sự kiểm tra của các cơ quan chức năng hoặc được hợp đồng xử lý với đơn vị chuyên ngành.
Rác thải sinh hoạt phải được thu gom phân loại trước khi chuyển đi xử lý tại các bãi rác và có sự thoả thuận của đơn vị chủ quản.
Rác thải công nghiệp phải được phân loại xử lý theo quy định của sở khoa học công nghệ môi trường.
4. Cấp nước
Định hướng lâu dài xây dựng trạm xử lý cấp nước sạch cho các doanh nghiệp bằng hệ thống đường ống cấp nước chung.
5. Quy hoạch quản lý môi trường làng nghề:
Việc quản lý tổng thể tốt môi trường làng nghề sẽ giúp giả quyết tốt môi trường ô nhiễm, nhưng việc này cũng có không ít những khó khăn trong điều kiện kinh tế địa phương hiện nay. Tuy nhiên đây là việc cấp thiết phải thực hiện, tránh để tác hại của ô nhiễm làm thiệt hại cho kinh tế xã hội địa phương cũng như cả nước.
Trước hết, để quản lý tốt môi trường làng nghề cần có một cơ quan chuyên biệt quản lý môi trường làng nghề, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thuộc các bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường làng nghề
Tạo nguồn kinh phí phục vụ việc BVMT
Nguồn kinh phí này chủ yếu dựa trên đóng góp theo quy mô sản xuất, bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.Kinh phí này cụ thể sẽ được dung vào việc đầu tư xây dựng, sửa sang cơ sở hạ tầng(ví dụ hệ thống cấp thoát nước),xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải,trồng cây xanh.,…
Có chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để bản thân mỗi người dân có thể tự ý thức được trong mỗi việc làm của mình.
Thực hiện phân bố và sắp xếp quỹ đất sử dụng một cách hợp lý, cải tạp hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, giao thông, có nơi xử lý, chôn lấp rác hợp lý,…
Quản lý tổ chức các cơ sở sản xuất: Bố trí máy móc, dụng cụ gọn gang, hợp lý.Vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất, đảm bảo môi trường thoáng mát, không khí không bị ô nhiễm.
Thực hiện giám sát lượng thải của các cơ sở gây ô nhiễm nặng và tiến hành di rời khỏi khu dân cư.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
Qua quá trình tìm hiểu làng nghề Dương Liễu, tôi có một số nhận xét sau:
Làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu hiện đang phát triển và ngày càng có nhu cầu mở rộng quy củ
Tốc độ phát triển của các hộ sản xuất kinh doanh nhanh ngày càng không phù hợp với cơ sở hạ tầng trong làng
Mức độ ô nhiễm môi trường nặng nề và kéo theo nhiều vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng
Nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn chưa cao
Chưa có biện pháp xử lý chất thải rắn và nước thải một cách hiệu quả
Việc quy hoạch môi trường làng nghề là thực sự cần thiết
Khuyến nghị:
Người dân cần được thay đổi nhận thức, giáo dục ý thức về môi trường
Chính quyền xã cần phối hợp với cơ quan chuyên quản lý môi trường trong vấn đề quan trắc diễn biến môi trường làng nghề để giải quyết kịp thời sự cố ô nhiễm xảy ra
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn theo hướng tập trung , áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường
Có chế tài quản lý phù hợp nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình đây mạnh sản xuất và thay thế công nghệ mới.
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Quyết Thắng, Quy hoạch môi trường,2005, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Các báo cáo của uỷ ban nhân dân xã Dương Liễu
3. Nguyễn Thị Dịu. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề chế biến bột sắn Dương Liễu và đề xuất hệ thống xử lý thích hợp, 2007. Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ môi trường – Khoa môi trường - Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN.
4. Lê Ngọc Thuận, 2003. Nghiên cứu xử lý bã dong riềng của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ môi trường - Khoa môi trường - Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN.
5.
6.
7.
Trường ĐH khoa học tự nhiên
Hình 3: Cơ sở sản xuất tinh bột sắn Hình 4: Cơ sở sản xuất miến dong
Hình 5: Cơ sở nấu mạch nha Hình 6: Mương đặc quánh bã thải dong riềng
phơi miến dong
ĐH Quốc gia Hà Nội
Bài tiểu luận môn Quy hoạch môi trường
Đề tài:
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Tỉnh Hà Tây
GV : Vũ Quyết Thắng
SV: Nguyễn Thị Thanh Hương
Lớp: K50Khoa học môi trường
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2008
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT (40).doc