Đề tài Quy hoạch phát triển vùng Bắc trung bộ

Bắc Trung Bộ ở vào vị trí trung bình của cả nước cả về diện tích và dân số (5117,4 nghìn ha và trên 10,6 triệu người, chiếm tỷ lệ tương ứng 15,8% về diện tích và 12,78% dân số cả nước). Đây là vùng lãnh thổ có hình thể độc đáo kéo dài trên nhiều vĩ độ, một hành lang giao thông hẹp nối Bắc và Nam, có bờ biển dài 670 km và có 1294 km biên giới với Lào, là cửa ngõ quan trọng của Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông.

doc29 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển vùng Bắc trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Bắc trung bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế: tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, địa hình thuận lợi, cảnh quan rất đẹp rất thuận tiện cho phát triển du lịch… Tuy nhiên Bắc trung bộ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thực có của mình. Vì vậy chúng tôi làm bản “Quy hoạch phát triển vùng Bắc trung bộ” nhằm góp phần đưa Bắc trung bộ trở thành một vùng kinh tế trọng điểm trong tương lai. Trong quá trình thực hiện có gì sai sót chúng tôi mong được sự đóng góp của các bạn để cho bản quy hoạch này hoàn thiện hơn. NỘI DUNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ Vị trí địa lí kinh tế, đặc điểm địa hình địa mạo và tài nguyên thiên nhiên. - Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An...) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma... - Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miền núi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đang dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lí. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. - Tài nguyên phong phú đa dạng: + Đất: 80% là đồi núi, 20% đồng bằng có nhiều cồn cát, bãi bồi, đất dùng cho nông nghiệp không lớn song có nhiều mặt bằng sử dụng cho phát triển công nghiệp, đô thị. Tổng quĩ đất 5117,4 ngàn ha, đã sử dụng 2791,2 ngàn ha (54,4%) chưa sử dụng 2362,2 ngàn ha (45,6%). (Đất nông nghiệp 693 ngàn ha, 13,5%). + Rừng: Lâm nghiệp quản lý 3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn ha, trữ lượng gỗ 134737 triệu m3 gỗ, 1466,49 triệu cây tre nứa. Đứng sau Tây Nguyên về tài nguyên rừng, song chủ yếu là rừng nghèo. Đất không có rừng 1599,8 ngàn ha (không kể 204011 ha núi đá), đây là đối tượng phát triển kinh doanh nghề rừng. + Biển: có 670 km bờ biển, 23 cửa sông, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuận lợi phát triển du lịch và kinh tế tổng hợp biển (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2750 tấn, mực 5000 tấn...). + Khoáng sản: có 60% trữ lượng quặng sắt, 80% thiếc, 100% Cronit, 40% đá vôi so toàn quốc. Xếp theo trữ lượng thì hàng đầu là đá (hoa cương hàng tỷ tấn, đá vôi xi măng hàng tỷ tấn), sắt nửa tỷ tấn, sau đó đến thiếc, cao lanh... dầu mỏ khí đốt có nhiều triển vọng. Đây là cơ sở tốt cho công nghiệp khai khoáng luyện kim, VLXD đưa Bắc trung bộ trở thành vị trí nổi bật về ngành công nghiệp. + Du lịch: Nhiều bãi biển dẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển, hồ, đầm phá. Với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước để lại nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc có giá trị (có 144/1221 di tích đã xếp hạng). Ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống mang tính văn hoá đặc sắc lành mạnh, tất cả tạo điều kiện tốt để phát triển du lịch. Nhiều dân tộc ít người sinh sống, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia với nhiều động vật phong phú. + Nước: Tổng trữ lượng nước mặt: 154,3 km3/năm (18,39 m3/năm người) song phân bố không đồng đều theo thười gian nên gây lũ và hạn cục bộ. Nguồn thuỷ năng lớn khoảng 7 tỷ Kwh với 30 vị trí có thể xây dựng nhà máy điện, diện tích ngập lại không nhiều, có thể kết hợp thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông vận tải, nông lâm ngư nghiệp. + Tài nguyên thực vật: Có 194 họ, 723 chi, 1438 loài thực vật, có 4 loài gỗ tứ thiết và nhiều loại gỗ quý khác, 200 loài cây cho gỗ, 150 loài cây thuốc, 70 loài cây cảnh... 9 loài đặc hữu và 60 cây quý hiếm. + Tài nguyên động vật: Có 669 loài thuộc 111 họ, 35 bộ động vật. Song một số loài thực vật và động vật (đặc biệt là loại quý hiếm) đang mất dần do khai thác bừa bãi. Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia chiếm 1,7% diện tích lãnh thổ, đang được mở rộng như: Bạch Mã, Bến én, Vũ Quang, Anh Sơn, Tam Quì, Hòn Mê, Thanh Thuỷ, Bù Huống, Ngọc Trạn, Lam Sơn, Kẻ Bàn, đặc biệt là rừng thiên nhiên và động Phong Nha. Dân số và nguồn nhân lực Dân số trung bình (Nghìn người) Diện tích (Km2) Mật độ dân số (Người/km2) Bắc trung bộ 10620,0 51510,8 206 Thanh Hóa 3677,0 11116,3 331 Nghệ An 3042,0 16487,4 185 Hà Tĩnh 1300,9 6055,6 215 Quảng Bình 842,2 8051,8 105 Quảng Trị 621,7 4745,7 131 Huế 1136,2 5054,0 225 Nguồn: Niên giám thống kê 2005 - Dân số bằng 12,78% cả nước, tốc độ tăng trưởng trên trung bình của cả nước (2,26%) trong khi tốc độ tăng kinh tế thấp hơn trung bình cả nước nên đời sống BTB còn thấp. Có 50,4% dân số trong tuổi lao động và Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 4,98%. Đặc biệt chỉ có 3,02% dân số làm việc trong cơ quan nhà nước, 25 dân tộc; dân tộc ít người chiếm 9,4%, chủ yếu phân bố ở phía Tây, đời sống nghèo, mù chữ nhiều. Mật độ dân cư 206 ng/km2, tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ 12%, nông thôn chiếm 86,3% dân số, có 3 thành phố, 7 thị xã và 61 thị trấn. Tỷ lệ biết chữ 87,8% bằng mức trung bình cả nước. - Có 5,4 triệu lao động, sản xuất chưa phát triển, lao động gia tăng 3,1% năm, sức ép việc làm lớn, hàng năm hàng chục ngàn người ra khỏi vùng lập nghiệp. Trong lao động có 35,7% trẻ, song học vấn không cao, trình độ nghề kém, thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ chuyên môn KHKT để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỷ lệ thất nghiệp 4,98% phần nhiều là dân nông thôn. Cơ cấu lao động nông lâm nghiệp là chiếm đến 73,4%, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chỉ có 26,6%, năng suất lao động thấp. - Mức thu nhập thành thị gần 2 lần nông thôn, số hộ rất giàu 0,57%, giàu 1,17%, dưới trung bình 26,07%, nghèo và rất nghèo 24,88%. Nhìn chung nguồn nhân lực, tính nhân văn còn chưa được khai thác, nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết trong giai đoạn phát triển mới. Thực trạng kinh tế Nhiều năm qua, Chính phủ có những chính sách đầu tư, kể cả khoa học - công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ven biển Trung Bộ nói chung và bắc trung bộ nói riêng. Do vậy giai đoạn từ năm 1991 đến 2002, kinh tế bắc trung bộ tăng trưởng ở mức khá, đạt 8,4%/năm; ngành nông - lâm - thủy sản tăng 5,29%/năm, cùng kỳ, cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp cả năm giảm 14,3% (trung bình mỗi năm giảm 1,3%). Tuy nhiên, đến nay bắc trung bộ vẫn là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm 2002, bằng 52% mức trung bình cả nước. Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (37,8%). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, giá trị sản phẩm tính trên một ha canh tác còn thấp, chỉ đạt trung bình 15 - 17 triệu đồng/ha Lợi thế và hạn chế - Ở vị trí trung độ cả nước có điều kiện quan hệ với các vùng trong nước với Lào và khu vực, tài nguyên khoáng sản phong phú đặc biệt sắt, đá xi măng... cho phép phát triển công nghiệp luyện kim và VLXD. Bờ biển dài với nhiều cảng biển, vũng, vịnh... thuận lợi phát triển GTVT và đánh bắt nuôi trồng hải sản, nhiều bãi tắm, di tích, cảnh quan để phát triển du lịch, đồng thời trình độ dân trí cao, có truyền thống yêu nước, cần cù thông minh hiếu học,... là những lợi thế rất cơ bản. - Tuy nhiên hạn chế không ít: Lãnh thổ bị phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho cây trồng, cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch. Kính tế chậm phát triển, tăng trưởng chưa tương xứng tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch không đáng kể, công nghiệp dịch vụ còn kém. Trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau giữa các vùng lãnh thổ, nền kinh tế chưa có tích luỹ. Cơ sở hạ tầng yếu kém gây trở ngại nhiều, cơ sở phúc lợi xã hội y tế, giáo dục đầu tư ít, xuống cấp nhiều, đời sống nông dân còn bấp bênh, đặc biệt ven biển và vùng núi. Đội ngũ cán bộ trình độ yếu, thiếu nhân tài. QUI HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ Quan điểm và mục tiêu phát triển Quan điểm - Xây dựng hệ thống kinh tế mở cả về cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết phát triển kinh tế vùng phải gắn với thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh duyên hải Trung bộ, đồng thời không ngừng mở rộng thị trường quốc tế, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, khai thác các nguồn lực bên ngoài vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và có tính đến bền vững. Đưa vùng trở thành khu vực có trình độ phát triển ở một số mặt đạt trên mức trung bình so với cả nước. - Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư. Trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng (cảng biến, đường bộ nối liền với phía Tây, đường xuyên á, hệ thống điện.v.v...) đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh đi đôi với mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. giải quyết tốt các chính sách xã hội cho khu vực nông thôn, miền núi theo tinh thần Nghị quyết TW 5 về phát triển nông thôn nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách ở trong vòng 15 năm tới về sự chênh lệch mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư theo hướng ngày càng nâng cao. Phát triển kinh tế đi đôi vưói nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực. - Kết hợp cải tạo tự nhiên với phòng tránh thiên tai đặc biệt là những bất lợi của điều kiện thời tiết, địa hình. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu, tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch, phát triển nông lâm ngư nghiệp. Xây dựng các khu vực ven biển như Thanh Hoá, Nghi Sơn, Vinh, Vũng áng, Hoàn La, Huế đặc biệt là những khu vực có điều kiện xây dựng cảng biển thành những trọng điểm phát triển. Đồng thời trên mỗi lãnh thổ tỉnh lựa chọn những ngành, sản phẩm mũi nhọn, đưa vào trọng điểm để tạo sự đột phá trong nền kinh tế của toàn tỉnh và của vùng như các trục đường 7,8,9,29... nối qua các nước phía Tây. Cơ cấu kinh tế mới phải được hình thành theo yêu cầu của thị trường trong nước, ngoài nước và lợi thế tài nguyên của vùng được điều chỉnh dân qua từng thời gian. - Đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của vùng có cân nhắc để kế thừa có chọn lọc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp hiện có, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh (hạ tầng, con người, chính sách) để chủ động nguồn lực trong vùng, đồng thời kết hợp nguồn lực bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới các các vùng trong nước và ngoài nước. - Nhanh chóng xây dựng hệ thống đô thị trở thành các trung tâm kinh tế với chức năng là những hạt nhân thúc đẩy vùng nông thôn phát triển, đặc biệt là các đô thị hạt nhân: Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế. - Quá trình phát triển kết hợp chặt chẽ các yếu tố kinh tế - xã hội với môi trường sinh thái: kinh tế với an ninh quốc phòng trên từng khu vực, chú trọng vùng ven biển và hải đảo, vùng biên giới và các vùng có đồng bào dân tộc. Mục tiêu phát triển - Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của vùng là phải huy động mọi nguồn lực trong vùng kết hợp với gọi vốn đầu tư bên ngoài để đầu tư phát triển, trước hết cho tăng trưởng kinh tế và kết cấu hạ tầng để nhanh chóng có nguồn thu lớn, tạo điều kiện cho bước phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị, giải quyết các vấn đề xã hội đưa vùng Bắc Trung Bộ ra khỏi tình trạng nghèo và chậm phát triển, đưa nền kinh tế vùng dần dần tiến kịp mức trung bình toàn quốc, tạo điều kiện tiến xa hơn nữa vào những năm tiếp theo. - Các mục tiêu cụ thể: Do xuất phát điểm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ còn thấp và có nhiều khó khăn ở các mặt vì vậy các mục tiêu phát triển được xác định như sau: - Tiếp tục tạo điều kiện để giữ vững nhịp độ tăng trưởng: năm 2001-2010: 11,44 - 14,5%. - GDP bình quân đầu người: Đạt 10.934 triệu đồng - Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách từ GDP: 28,7 - 29,5% - Tích luỹ đầu tư phát triển từ nội bộ nền kinh tế: 18,06 - 19,65% GDP - Tỷ lệ đô thị hoá: 21,0 - 27,0% - Tận dụng cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân năm là 20 - 25%. - Trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng nhanh GDP bình quân đầu người mà nâng cao từng bước đời sống nhân dân - Từng bước tạo chuyển biến tích cực về văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế và các vấn đề xã hội khác theo tinh thần Nghị quyết V Trung ương nhằm cải thiện đời sông tinh thần của nhân dân. - Giải quyết cơ bản tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện tốt chế độ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tốc độ phát triển dân số khoảng 1,25%, xây dựng nếp sống văn hoá mới. - Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển môi trường sinh thái bền vững. Phương án phát triển Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 vùng Bắc Trung Bộ dự báo có những khả năng phát triển theo các phương án sau đây: Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ và khẩn trương hơn kể cả các trục quốc lộ dọc như QL1, đường xa lộ Bắc Nam, đường 15 và hệ thống các đường Đông Tây như đường 8, đường 9, đường 29. Các cảng nước sâu như Vũng áng và KCN Vũng áng, cảng Chân Mây khu cảng Nghi Sơn và công nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ.v.v... Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 14,5%/năm thời kỳ 2001-2010; năm 2010 đạt khoảng 143232,7 tỷ đồng. Vùng Bắc Trung Bộ sẽ dần giảm được khoảng cách chênh lệch so với cả nước. Trong bối cảnh dân số của vùng tăng thêm 1,1 triệu người. Thời kỳ 2006-2010 khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa vùng Bắc Trung Bộ với cả nước sẽ dần được thu hẹp lại, GDP bình quân đầu người sẽ đạt bằng mức bình quân chung cả nước. Tuy nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào vốn đầu tư từ bên ngoài, vào khả năng chuyển giao và tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Dự báo cơ cấu kinh tế và nhịp độ tăng trưởng GDP STT Danh mục 2010 Nhịp độ tăng trưởng Tỷ đồng (%) I Tổng GDP 143.232,7 100,0 14,5 1 Công nghiệp 36.407,2 25,4 20,0 2 Xây dựng 23.919,9 16,7 17,7 3 Nông lâm nghiệp 14.225,9 9,9 4,6 4 Dịch vụ 68.679,7 48 15,0 II Tỷ lệ thu ngân sách từ GDP 32,3 III Tích luỹ đầu tư từ GDP 22,1 * Tổng nhu cầu đầu tư vốn: Giai đoạn 2001-2010 là 280.049,4 tỷ Qui hoạch phát triển ngành và lĩnh vực - Công nghiệp Cơ cấu năm 2010 Năm 2010 Chế biến (nông lâm sản, thực phẩm) 44% Vật liệu xây dựng 35,8% Luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất 12,7% Dệt, da, may mặc  2,5% Chế biến lâm sản 4,5% Ngành khác 0,5% Giá trị công nghiệp 21369,4 tỷ đồng (2010). - Nông nghiệp Cơ cấu nông nghiệp toàn vùng (%) Năm 2010 - Trồng trọt 68 - 73,6 - Chăn nuôi 26,4 - 32 + Lương thực: 3.370.000 tấn thóc và 255.000 tấn ngô. + Cây công nghiệp và cây ăn quả: lạc, đỗ tương, đỗ xanh, vừng, cà phê, chè, tiêu, mía, cam, cây ăn quả, bông, cao su, dâu tằm. + Phát triển nông nghiệp tổng hợp: ở các huyện đồng bằng thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Cây công nghiệp: Vùng đất đồi Thanh Hoá, Ba zan Nghệ An, Quảng Trị. Diện tích cây công nghiệp dài ngày 184300 ha. + Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn vùng dự kiến 1.238.159 ha. - Lâm nghiệp + Bảo đảm độ che phủ 40%, bảo vệ rừng đầu nguồn ở các sông Mã, sôngChu, sông Cả, sông Gianh và sông Hương,.... + Bảo tồn sinh học: các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia Bến én, Bạch Mã, Sông Mã, Bù Huống, Phù Mạt, Vũ Quang, Phong Nha,... + Bảo vệ vốn rừng 1.633.033 ha trong đó có 1.464.607 ha rừng tự nhiên và 168426 ha rừng trồng, khoanh nuôi phục hồi 962.676 ha, trồng thêm 500.108 ha rừng vào năm 2010. + Cơ cấu đất: Rừng phòng hộ: 1.583.619 ha, rừng đặc dụng 304.640 ha, rừng kinh doanh 1.538.061 ha. + Sản xuất: Dự kiến khai thác 707.000 - 2.523.000 m3 gỗ, 125-514 triệu cây tre luồng, 305.500 tấn nhựa thông và 30 - 100.000 tấn cánh kiến vào thời kỳ 2001-2010. - Thủy sản + Sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đóng tàu lớn khai thác ngoài khơi, nuôi trồng cả vùng nước nợ, nước ngọt, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đánh bắt và chế biến hải sản (cảng cá,v.v...). + Nuôi trồng 55.150 - 65.170 ha mặt nước, khai thác 125.000 - 205.000 tấn hải sản, sản phẩm chế biến đạt trên 50% sản lượng đạt 11.120 tấn - 21.500 tấn đông lạnh xuất khẩu vào thời kỳ 2001 - 2010. Xây dựng và nâng cấp các cảng cá: Lạch Bang, Hới (Thanh Hoá), Cửa Hội (Nghệ An), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị) và Thuận An (Huế). - Du lịch + Thực hiện 4 nội dung: bảo vệ, tôn tạo, khai thác di sản vật chất và phi vật chất, đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới CSHT, lập các dự án lớn và đào tạo cán bộ. + Phấn đấu đạt bằng 7,9% tổng GDP du lịch cả nước, và đến năm 2010 tăng trưởng 618,6%. Lượng khách đến 14,6% so cả nước. Nhu cầu khách sạn và 31.350 buồng. Nhu cầu đầu tư 34.485 tỷ đồng. Có 5 cụm du lịch (Thanh Hoá, Vinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế - Nam Thừa Thiên Huế). Có 8 tuyến du lịch nội vùng, 2 tuyến liên vùng và 3 tuyến quốc tế. - Thương mại Phương hướng chính là: Đến năm mở rộng thị trường, đẩy mạnh bán buôn phát luồng, tổ chức lại mạng lưới thương mại 3 đầu mối: chương trình tổng hợp, xuất nhập khẩu, vật tư. Về xuất khẩu: Tăng trưởng 28%, đạt: 330.286 tỷ đồng (3,4% so cả nước). Về nhập khẩu:  Tăng trưởng 36% năm, đạt 768.000 tỷ đồng Có các hành lang thương mại: hành lang 1: dọc QL8 gắn với cảng Cửa Lò (trước mắt). Hàng lang 2: QL29 gắn với cảng Vũng áng và Hòn La (trong tương lai). Hành lang 3: Dọc QL9, gắn với cảng Cửa Việt - cửa khẩu Lao Bảo (trước mắt) và QL1 nối với cảng Chân Mây (tương lai). - Dân số, lao động tính + Dân số: 13,1 triệu. + Lao động: 7,9 triệu. + Tăng tự nhiên giảm dần xuống còn 1,67% (2001-2010). + Nâng cao toàn diện nguồn nhân lực về thể lực, trình độ học vấn, đào tạo nghề trình độ nghề nghiệp và quản lý. + Cải thiện cơ cấu nguồn nhân lực, giảm số lượng tuyệt đối những người không có việc làm và có việc nhưng không ổn định. - Văn hoá, giáo dục đào tạo y tế + Tiếp tục đổi mới giáo dục, cân đối qui mô ngành học, phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ đạt tiêu chuẩn quốc gia toàn vùng, đa dạng các loại hình trường lớp và hình thức học. + Xây dựng gia đình văn hoá gắn với làng bản, văn minh đô thị, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành một số trung tâm văn hoá vùng, kết hợp với du lịch khai thác hiệu quả các di tích. + Xây dựng và củng cố mạng y tế cơ sở, tới tận xã, phường, cải tạo nâng cấp các cơ sở y tế hiện có... Chú ý các địa bàn trọng điểm, cải thiện khu vực nông thôn đặc biệt là những vùng khó khăn như miền núi hải đảo. - Hạ tầng kỹ thuật + Giao thông: Phục hồi tiến tới nâng cấp QL1A, nâng cấp các QL 7, 8 , 29 đặc biệt QL9 và đường 15. Cải tạo hệ thống đường sắt, xây dựng tuyến ngầm (cả sắt, bộ) 8km qua đèo Hải Vân và xây dựng tuyến xa lộ Bắc Nam. Xây dựng cảng Nghi Sơn (trước mặt cảng chuyên dùng), cảng thương mại Vũng áng, Chân Mây và củng cố nâng cấp các cảng hiện có như Cửa Lò, Lệ, Môn, Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An. Nâng cấp sân bay Phú Bài, Vinh, phục hồi sân bay Đồng Hới, ái Tử và nghiên cứu phát triển sân bay tắc xi Thanh Hoá. + Thủy lợi và cấp nước sạch: Đảm bảo an toàn lương thực, cân bằng nguồn nước tưới, an toàn khi có lũ lụt từng bước hiện đại hoá thủy lợi. Cân đối 22 con sông cho 14 vùng: vùng sông Bưởi; Bắc sông Mã, Bắc Sông Chu; Nam sông Mã, Bắc Nghệ An; Nam Nghệ An; Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh; vùng đèo Ngang, Bắc Lí Hoà; sông Dinh, Lí Hoà; Nam Quảng Bình, vùng sông Bến Hải, vùng Thạch Hãn; Nam Bắc sông Hương và các vùng núi. Mức cấp cho công nghiệp đô thị lấy tiêu chuẩn cấp 90% dân, nguồn chủ yếu nước mặt: . Khu vực Thanh Hoá: sử dụng sông Mã, sông Chu cho Thanh Hoá- Sâm Sơn, nước ngầm cho Bỉm Sơn, hồ Yên Mỹ, sông Hiến cho Nghi Sơn. . Khu vực Nghệ An: nước sông Cấm cho Vinh và phụ cận . Khu vực Hà Tĩnh: nước sông Bộc Nguyên cho thị xã hồ Kẻ Gỗ, sông La cho Thạch Khê; Hồng Lĩnh, Gia Lách. . Khu vực Quảng Bình: nước hồ Bầu Tró, Phú Vinh, vực Tròn, sông Ròn. . Khu vực Quảng Trị: nước sông Vĩnh Phước, nước ngầm Gio Linh. . Khu vực Thừa Thiên Huế: nước sông Hương. + Năng lượng: Tổng năng lượng thương phẩm là 3970,2 GWh, tăng trưởng 2010 là 11,8%. Bình quân đầu người 318,4 KWh/ng.năm. Nguồn từ tuyến 500 KV đã có, bổ sung thủy điện Bản Mai 500 MW, Rào Quán 80 MW, bổ sung 420 km đường dây 220 kv, 257 km đường dây 110 kv, 7 trạm 220 KV/110 và 36 trạm 110/35. + Thông tin: Đảm bảo 26,4 máy/100ng; số hoá 90%, xây dựng, nâng cấp 550 bưu cục Qui hoạch phát triển lãnh thổ, đô thị và vùng trọng điểm Tổ chức không gian lãnh thổ Chia 3 không gian lãnh thổ xuyên suốt chiều dài vùng và phân theo chiều ngang. - Không gian hành lang QL1 và ven biển: đây là lãnh thổ ưu tiên phát triển giai đoạn 1 xây dựng với mô hình: cảng biển - công nghiệp - thương mại du lịch dịch vụ - đô thị. Có các khu cụm công nghiệp: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai, Cửa Lò, Cầu Cấm, Vinh, Cửa Hội, Nghi Xuân, Thạch Khê, Vũng áng, Cửa Gianh, Thanh Hóa - Ba Đồn, Đồng Hới, Nam Long Đại, Cửa Việt, Đông Hà, Thuận An - Huế - Phú Bài, Chân Mây. Các khu du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Xuân Hải, Thiên Cầm, Thuận An, Nhật Lệ, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bạch Mã... Các đô thị hạt nhân: Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà và Huế. Ngành công nghiệp chủ yếu về khai khoáng, VLXD, cơ khí, luyện kim, chế biến nông lâm hải sản và có thể có lọc hoá dầu. - Không gian hành lang đường 15 nội đồng và trung du, từng bước khai thác, đầu tư phát triển với mô hình là: khai hoáng - cây công nghiệp - công nghiệp - đô thị. Có các khu cụm công nghiệp: Lam Sơn - Mục Sơn, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Con Cuông, Hương Hoá, Lao Bảo... - Không gian hành lang vùng cao biên giới. Khai thác tài nguyên rừng - thương mại - bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Hình thành các trục phát triển kinh tế xã hội: . Trục kinh tế bám theo hành lang chiến lược quốc gia đường 1 và ven biển. . Trục kinh tế quốc phòng đường 15. . Trục kinh tế hàng lang đường 7,8,9,29. . Các trục công nghiệp đô thị - du lịch: Thanh Hoá - Sầm Sơn, Vinh - Cửa Lò, Hà Tĩnh - Thiên Cầm - Vũng áng, Thanh Hoà - Phong Nha - Đồng Hới, Huế - Châm Mây Bạch Mã. Qui hoạch phát triển đô thị - Phương hướng phát triển: đô thị hoá và phát triển đô thị, tạo dựng đô thị hạt nhân làm động lực phát triển, phát triển các đô thị vừa và nhỏ, phát triển hạ tầng đô thị, tổ chức lại các điểm dân cư đô thị hoá dọc quốc lộ huyết mạch gắn phát triển đô thị với phát triển cảng biển, công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch. - Hệ thống đô thị: tỷ lệ đô thị hoá 21-27% năm 2010, tổng số dân đô thị 2650 - 3450 ngàn người, hình thành các trục đô thị hoá. Hình thành các trung tâm đô thị hạt nhân: Vinh, Huế và các hạt nhân đô thị Thanh Hoá, Đồng Hới, Đông Hà, Hà Tĩnh... Hình thành nhiều cụm đô thị với 2 đô thị loại 2, 6 đô thị loại 3, 16 đô thị loại 4, 75 đô thị loại 5. Có 28 đô thị mới nâng cấp từ các thị tứ, huyện lị, các khu cụm công nghiệp mới. Tổng số đất đai xây dựng đô thị khoảng 300 km2. Quy hoạch Vinh thành "thủ phủ" của Bắc Trung bộ Chính phủ sẽ triển khai sớm đường cao tốc Hà Nội - Vinh; Hoàn thiện xây dựng quốc lộ I đoạn tránh ở phía Tây thành phố Vinh; Mở rộng, nâng cấp tuyến đường 46 từ Vinh lên phía Tây; Xây dựng đường ven sông Lam từ Cửa Hội - Vinh - Nam Đàn; Xây dựng cầu Bến Thuỷ 2 ở phía Nam cầu Bến Thuỷ hiện nay; Xây dựng cầu Cửa Hội nối Nghi Hải (Cửa Lò) sang Nghi Xuân (Hà Tĩnh)... Bên cạnh đó, sân bay Vinh hiện nay sẽ được nâng cấp và mở thêm một số tuyến bay mới, như Vinh - Viêng Chăn, Vinh - Đông Bắc Thái Lan. Sau đó, Chính phủ dự kiến mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy mô lớn, mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Đông Bắc Á và các nước khác. Trong kế hoạch của mình, Chính phủ cũng đẩy nhanh xây dựng Nhà máy sản xuất ôtô Trường Sơn với công suất 12.000 xe tải/năm; phát triển Công ty ôtô Nghệ An thành trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng các loại xe hơi cho cả vùng; tìm kiếm liên doanh xây dựng Nhà máy sản xuất máy nông nghiệp có quy mô vùng; Liên doanh lắp đặt dây chuyền lắp ráp máy tính, công suất 5.000 - 10.000 chiếc/năm. Vinh - Cửa Lò sẽ trở thành Trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung bộ, là đầu mối trung chuyển hàng hóa, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh Nghệ An và cả vùng. Thành phố sẽ phát triển các cụm du lịch trung tâm thành phố Vinh; núi Quyết - Bến Thuỷ; Tây Nam Vinh; cụm du lịch phía Nam; Cửa Lò; sông Cấm. Đề án cũng đưa ra mục tiêu: nhịp độ tăng trưởng GDP của thành phố Vinh mở rộng giai đoạn 2004 - 2010 đạt bình quân 14%/năm. Tỷ trọng GDP của thành phố bằng 12,4% GDP của vùng Bắc Trung bộ vào năm 2010, bằng 15,2% vào năm 2015 và 18,2% vào năm 2020. Không gian đô thị Vinh sẽ được mở rộng theo hướng Bắc và Đông Bắc. Dự kiến sau khi mở rộng, ranh giới của thành phố Vinh về phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông. Dự kiến diện tích thành phố Vinh mở rộng trên 250 km2. Mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại II và tiến đến các tiêu chí của đô thị loại I. Mục tiêu: Xác định vị trí, chức năng của thành phố Vinh trong mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh lân cận nhằm góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kết hợp giữa xây dựng đô thị với bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữa cải tạo với xây dựng mới để từng bước xây dựng thành phố Vinh trở thành đô thị hiện đại, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, giữ vai trò là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá, giáo dục thể dục thể thao, y tế, du lịch khoa học của tỉnh Nghệ An và của vùng Bắc Trung Bộ. Phạm vi nghiên cứu và định hướng phát triển không gian: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2020 có phạm vi nghiên cứu rộng 300 km2, bao gồm: - Vùng đô thị trung tâm có 13 phường nội thành, 5 xã ngoại thành và một phần của 2 xã Nghi Kim, Nghi Liên huyện Nghi Lộc với diện tích 6.500 ha; - Vùng ảnh hưởng trực tiếp bao gồm 24 xã của huyện Nghi Lộc; xã Hưng Chính và thị trấn Thải Lão thuộc huyện Hưng Nguyên; thị trấn Xuân An và thị trấn Nghi Xuân thuộc huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh; - Ngoài ra, có nghiên cứu đến ảnh hưởng của thành phố đối với các đô thị dọc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 46 với bán kính ảnh hưởng khoảng 20 - 30 km. - Mở rộng đô thị trên cơ sở kết hợp giữa phát triển đô thị hiện có và xây dựng các đô thị vệ tinh, phát triển kết cấu hạ tầng để từng bước hình thành chùm đô thị Vinh. Quy mô dân số: Đến năm 2020: Dân số thành phố Vinh khoảng 450.000 người, (trong đó nội thành 408.000 người); dân số các đô thị vệ tinh khoảng 252.000 người. Quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị Về chỉ tiêu sử dụng đất và hướng phát triển thành phố: - Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân: 120 m2/người (năm 2005) và 115 m2/người (năm 2020). - Hướng phát triển thành phố: + Phát triển theo hướng Đông Bắc, về phía thị xã Cửa Lò huyện Nghi Lộc; + Phát triển theo hướng Bắc, về phía các xã Nghi Kim, Nghi Liên huyện Nghi Lộc. Về phân khu chức năng: - Các khu dân cư bao gồm: + Khu đô thị hiện có, diện tích khoảng 3.000 ha, dân số 258.000 người, được tổ chức thành 5 khu ở; + Khu đô thị mới, diện tích khoảng 1.800 ha, dân số 150.000 người, gồm các khu Nam Nguyễn Sỹ Sách, Bắc Lê Lợi, Nghi Phú, Hưng Lộc. - Khu công nghiệp Bắc Vinh có quy mô 143 ha tại các xã Hưng Đông và Nghi Kim. Các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm hiện đang nằm tại nội thành sẽ di chuyển đến vị trí thích hợp. Diện tích xây dựng các khu công nghiệp, kho tàng của thành phố khoảng 470 ha. Tiếp tục nghiên cứu các khu công nghiệp phía Nam cầu Cấm, Cửa Lò trên trục đường Vinh - Cửa Lò. Về quy hoạch giao thông Đường bộ: Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Vinh chạy về phía Tây thành phố, vòng xuống Nam qua cầu Bến Thuỷ; tổ chức 2 nút giao thông lập thể khi giao với Quốc Lộ 46 Nam Đàn và đường từ Quán Bánh qua Truông Gió về phía Tây. Mở rộng Quốc lộ 46 từ Vinh lên phía Tây làm cửa ngõ nối thành phố Vinh với đường Hồ Chí Minh và là tuyến đường đi cửa khẩu sang nước Lào tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương. Mở rộng các trục đường Vinh - Cửa Lò, Vinh - Cửa Hội và tổ chức giao thông công cộng nhằm bảo đảm yêu cầu giao lưu giữa Vinh và Cửa Lò, Cửa Hội. Xây dựng thêm cầu vượt sông Lam về phía Đông Bắc cầu Bến Thuỷ vào thời điểm thích hợp để nối hai khu đô thị ở hai bờ sông Lam, nối với các vùng kinh tế ven biển. Đường sắt:Có kế hoạch dành đất dự trữ để xây dựng đường sắt đôi khổ đoạn đường sắt Bắc Nam qua thành phố Vinh và dành đất để tách ga hàng hoá khỏi ga hành khách khi có nhu cầu phát triển. Đường thuỷ: Nâng cấp cảng Bến Thuỷ, bảo đảm năng lực vận tải hàng hoá ven biển phục vụ nhu cầu của thành phố và vùng lân cận; một phần dành để tổ chức bến khách phục vụ du lịch đường thuỷ. Tổ chức các tuyến du lịch đường sông đến các điểm danh thắng ven sông và ra đảo Ngư, đảo Mắt. Đường hàng không: Sân bay Vinh là sân bay sử dụng chung quân sự và dân sự, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trong khu vực. Hướng phát triển sân bay là hướng Bắc, cần dành quỹ đất để phát triển và mở rộng sân bay. Giao thông nội đô: Trong khu đô thị hiện có, mạng đường về cơ bản giữ nguyên về tuyến và mặt cắt ngang như Quy hoạch chung thành phố Vinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 603/TTg ngày 20 tháng 12 năm 1993. Về cấp nước:  Tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2020: nước sinh hoạt là 160 lít/người ngày đêm; nước cung cấp cho các khu công nghiệp là 50 m3/ha. Quy mô nhà máy nước: 150.000 m3/ngày đêm, cấp cho thành phố Vinh và Cửa Lò, Cửa Hội. Tận dụng nhà máy nước và trạm Bơm hiện có; thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước theo mạch vòng khép kín toàn thành phố. Về cấp điện: Nguồn cung cấp là lưới điện quốc gia qua các trạm biến thế trung gian 110/35/22/KV Hưng Đông và Bến Thuỷ. Xây dựng thêm trạm biến áp trung gian 110/22/KV tại khu vực Cửa Lò. Cải tạo, nâng cấp lưới điện hiện có các cấp điện khác nhau 6KV, 10KV thành lưới điện có điện áp chuẩn là 22 KV. Về thông tin, bưu chính viễn thông: Hiện đại hoá mạng thông tin liên lạc theo dự án của ngành Bưu điện; hoàn chỉnh mạng lưới trạm bưu cục khu vực, mạng điện thoại công cộng; phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông tiên tiến. Phát triển kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái Sử dụng và khai thác rừng hợp lí, nhanh chóng khôi phục hệ sinh thái rừng, bảo vệ và nâng cao năng lực, khai thác hợp lí động thực vật. Cần xây dựng công nghiệp song phải giữ gìn môi trường trong sạch, đảm bảo nước sạch, khắc phục tiếng ồn và giải quyết chất thải và bụi ở khu công nghiệp và đô thị. Hạn chế cát bay, cát chảy, sói mòn, sụt lở, bồi lấp cửa sông ven biển phủ xanh đồi trọc, trồng rừng phòng hộ. Bố trí mùa vụ, công nghệ thích hợp, tránh thiên tai. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, áp dụng mô hình trồng rừng hỗn giao nhiều loại cây, sử dụng và cải tạo tốt quĩ đất nông nghiệp và kiểm tra chặt chẽ phân hoá học thuốc trừ sâu. Phát triển khoa học công nghệ Lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp, cải tiến nâng cấp, hiện đại hoá công nghệ truyền thống và tranh thủ công nghệ tiên tiến hiện đại. Cần ưu tiên công nghệ điện tử tin học, sinh học, chế tạo máy, gia công chế biến, nâng cao tiềm lực cán bộ khoa học công nghệ và có chính sách và biện pháp phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ. Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng Phải có quan điểm toàn diện về an ninh quốc phòng: xây dựng kinh tế để tăng tiềm lực quốc phòng an ninh chính trị, kinh tế tài chính, thương mại, văn hoá xã hội, môi trường sinh thái... phải giải quyết các vấn đề cụ thể trên từng địa bàn, có trọng điểm gắn với các phương án qui hoạch kinh tế xã hội và ngay cả trong định hướng phát triển, cả trên bộ, trên biển, trên không. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU Giải pháp Giải pháp về vốn, thị trường Huy động vốn trong vùng, tích luỹ từ GDP 18-20%, đóng góp xây dựng hạ tầng (lệ phí), phát hành cổ phiếu trái phiếu và tạo nguồn vốn từ quĩ đất. Tranh thủ vốn bên ngoài: vốn ODA và FDI liên doanh liên kết hoặc đầu tư toàn bộ vốn của các vùng khác trong nước và vốn nước ngoài (Nhà nước, các tổ chức và cá nhân). - Khai thác thị trường các vùng khác: trao đổi hàng hoá về các mặt hàng cơ khí, máy móc, chế biến nông lâm hải sản, VLXD... cần thiết lập quan điểm chặt chẽ vừa linh hoạt vừa bền vững. - Tranh thủ thị trường quốc tế: xuất nhập các mặt hàng phù hợp nhu cầu phát triển: gỗ, lạc, tôm, cua, cá, VLXD, kim loại, đá quí... tới Mỹ, Nhật, châu âu... tái chế cho khách du lịch các mặt hàng cao cấp, thủ công mỹ nghệ. Cần có tổ chức tìm kiếm thị trường, đại diện của tỉnh, vùng khai thác và các nước, xây dựng các cảng thương mại và các cửa khẩu lớn. Dân số nguồn nhân lực: - Giảm tốc độ tăng tự nhiên dân số, đảm bảo sức khoẻ phấn đấu đạt 2500 Kcal/ngày/người, quan tâm điều kiện vệ sinh an toàn lao động bảo hiểm xã hội. Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo các nghề cần thiết, khuyến khích bảo tồn văn hoá dân tộc, bài trừ tệ nạn xã hội. Có biện pháp thu hút nhân tài người ngoài vùng (đặc biệt có gốc Bắc Trung Bộ)... Đầu tư công trình trọng điểm: Kinh phí đầu tư có hạn, yêu cầu đầu tư lại rất lớn vì vậy cần phải xác định được các ngành kinh tế mũi nhọn, những vấn đề trọng yếu để đầu tư. Trong quy hoạch phát triển các ngành cần quan tâm ưu tiên các ngành kinh tế mũi nhọn và những vấn đề mấu chốt. Những vùng trọng điểm cần ưu tiên đầu tư các ngành kinh tế mũi nhọn: - Công nghiệp: công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, luyện kim. + Trong công nghiệp vật liệu xây dựng, ưu tiên xi măng và khai thác chế biến đá. + Trong công nghiệp luyện kim, ưu tiên khai thác quặng sắt Thạch Khê và luyện kim, cán kéo thép. + Trong chế biến nông lâm thủy sản, ưu tiên công nghiệp mía , đường và chế biến hải sản. - Du lịch: đầu tư xây dựng các vùng du lịch trọng điểm, các tuyến du lịch có giá trị như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Vinh, Phong Nha, Bạch Mã, Lăng Cổ. - Thương nghiệp: đầu tư các trung tâm thương nghiệp vùng và khu mậu dịch tự do. - Hạ tầng: ưu tiên xây dựng các cảng nước sâu Vũng áng, Nghi Sơn, Chân Mây. Các đường 7,8,9,12 tạo cửa ngõ cho các nước Lào, Đông Bắc Thái Lan và Mianma ra biển Đông. Mở rộng, nâng cấp sân bay Huế, Vinh, phục hồi sân bay Đồng Hới, ái Tử. Các vùng trọng điểm: - Khu công nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ bao gồm xi măng, hoá chất, đóng sửa chữa tàu biển, chế biến lương thực thực phẩm và lọc hoá dầu. - Khu công nghiệp Thạch Khê, Vũng áng: cảng khai khoáng tuyển quặng và luyện cán thép, cơ khí. - Khu du lịch công nghiệp Chân Mây, thương cảng, công nghiệp sạch và vùng du lịch Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô. Chính sách và cơ chế quản lý Mục tiêu Các chính sách và cơ chế quản lý áp dụng cho vùng Bắc Trung Bộ phải đáp ứng được những mục tiêu chủ yếu sau: Phát huy được tính ưu việt của cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN trong điều kiện của vùng; Tạo ra được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ổn định, giải pháp tốt công ăn việc làm, và nâng cao mức thu nhập, tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động một cách bình đẳng với các vùng khác trong cả nước; Phát triển và hiện đại hoá CSHT, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư, phục vụ tốt cho phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở thành thị - nông thôn; Giải quyết các vấn đề xã hội, trước hết là phân bố lại dân cư, giải quyết công ăn việc làm, xoá dần sự phát triển chênh lệch lớn giữa đô thị - nông thôn và các giữa các vùng; Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và giữ gìn an toàn cân bằng sinh thái; Đảm bảo an ninh, củng cố quốc phòng và an toàn xã hội; Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, phát huy thế chủ động của các doanh nghiệp, cá nhân, trong sản xuất kinh doanh, đầu tư nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước; Các chính sách và cơ chế vĩ mô của Nhà nước chế định sự phát triển vùng Bắc Trung Bộ Để tạo điều kiện nền kinh tế - xã hội của vùng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Nhà nước cần tập trung tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách khuyến khích sản xuất ở tầm vĩ mô như: Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, trong đó tập trung phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ; tổ chức quản lý thị trường lao động, hướng dẫn tốt việc thuê mướn và sử dụng nhân công; cải tiến chế độ tiền lương trong khu vực Nhà nước; tăng cường quản lý đất đai, tổ chức quản lý thị trường kinh doanh bất động sản; xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán; Tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung hệ thống pháp luật về kinh tế - xã hội, nhằm cụ thể hoá một số luật, pháp lệnh hiện hành, tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh, chiến lược và các chủ trương chính sách của Đảng, hình thành khuôn khổ pháp lí đồng bộ và cần thiết cho các hoạt động kinh tế xã hội. Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá, trên cơ sở quán triệt các chủ trương của Đảng, để xây dựng các hệ thống các mục tiêu vĩ mô, xác định tốc độ phát triển, cơ cấu và các cân đối lớn, các chính sách, giải pháp để dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng của kế hoạch. Kế hoạch phải xây dựng trên cơ sở chiến lược và các quy hoạch phát triển, bao gồm hệ thống các chương trình, dự án có mục tiêu kèm theo các chính sách, cơ chế và biện pháp thực hiện phù hợp với từng giai đoạn. Đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, trong đó cần triển khai các nội dung cải cách cơ chế phân cấp ngân sách hiện hành theo tinh thần Luật ngân sách Nhà nước; xác định rõ ràng nội dung ngân sách Nhà nước TW và ngân sách địa phương; các khoản thu, chi nào thuộc ngân sách địa phương, do chính quyền địa phương hoàn toàn chủ động trong thu chi theo thẩm quyền và chế độ tài chính Nhà nước, nhằm phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương mỗi cấp trong phạm vi, giới hạn cho phép. Từng bước chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường; tiếp tục hoàn thiện hệ thống giá cả và đổi mới công tác quản lý giá. Cải cách thể chế hành chính Nhà nước, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế Nhà nước, trong đó cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thành lập, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giao đất hoặc cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng và một số lĩnh vực trọng tâm khác theo tinh thần Nghị quyết 38/CP của Chính phủ. Chỉ đạo tổ chức tốt Nghị định 42/CP của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng, nghiên cứu sửa đổi Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Nghị định 18/CP của Chính phủ; đẩy mạnh việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân. Xác định rõ chức năng của Nhà nước là định hướng phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn đất đầu tư, thiết lập khuôn khổ pháp luật, có các chính sách khuyến khích hoặc ngăn cấm kịp thời các hoạt động kinh tế xã hội đảm bảo cho nền kinh tế xã hội phát triển theo định hướng XHCN. Kiến nghị một số chính sách và cơ chế tạo điều kiện cho vùng Bắc Trung Bộ phát triển theo đúng mục tiêu của quy hoạch Chính sách về tạo lập thị trường trong đó tập trung phát triển mạnh thị trường về các mặt dịch vụ, vận tải quá cảnh sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên quặng sắt, thiếc, vật liệu xây dựng, du lịch, chế biến, nông lâm nghiệp, sử dụng hiệu quả lao động xã hội; kinh doanh bất động sản, nhất là việc đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở.v.v... Chính sách tạo vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, kỹ thuật và xã hội: Quản lí chặt chẽ theo đúng trình tự đầu tư và xây dựng đối với các nguồn vốn ngân sách trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng chung toàn vùng không trực tiếp và không có khả năng thu hồi vốn; Phát triển thị trường vốn, thu hút nguồn vốn trung, dài hạn qua ngân hàng và các Công ty tài chính để đáp ứng đầu đủ nhu cầu cho vay vốn đầu tư phát triển; Tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư thực hiện các dự án BOT, liên doanh thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư thực hiện các dự án BOT, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, vốn đóng góp của cộng đồng bằng tiền bạc, ngày công.v.v... Đánh giá một số tài nguyên chưa sử dụng hoặc đang sử dụng như kém hiệu quả để bán hoặc cho thuê, tạo vốn phát triển quay vòng; Cho phép các tỉnh, thành phố được thu một số các loại phí và phụ thu tăng ngân sách địa phương, để duy tu sửa chữa hạ tầng công cộng. Chính sách về đất đai: Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Luật đất đai đặc biệt trong việc giao đất nông lâm nghiệp, bảo vệ chặt chẽ đất nông nghiệp, giữ vững an toàn lương thực, thực phẩm cho vùng; hạn chế tối đa việc sử dụng đất lúa nước vào mục đích xây dựng; đẩy mạnh việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, nhất là tại các khu vực đô thị; Tiếp tục hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất; triển khai chủ trương sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các dự án đầu tư xây dựng tập trung trong các đô thị và khu công nghiệp, trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lí quỹ đất, tạo nguồn lực phát triển đô thị và khu đô thị nông thôn; Chính sách đô thị hoá và công nghiệp hoá: Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị vùng, gồm hệ thống các đô thị trọng tâm 4 cấp: cấp vùng (Huế và Vinh); cấp tỉnh: Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà; cấp huyện, gồm các thị xã thị trấn huyện lị; cấp cơ sở, gồm có thị trường thị tứ là trung tâm các cụm khu dân cư xã; Trên cơ sở đó, mở rộng hệ thống mạng lưới đô thị ra các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp, du lịch và cảng như Nghi Sơn, Hoàng Mai, Vũng áng, Chân Mây.v.v... từng bước đô thị hoá nông thôn; Cải tạo và xây dựng đô thị, các khu công nghiệp và nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phù hợp với quy hoạch và theo đúng quy định pháp luật; Chính sách bảo vệ môi trường: Xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên cơ sở bảo vệ quỹ rừng hiện có, tiếp tục phủ xanh các vùng đất trống đồi trọc, xanh hoá các vùng ben biển chắn cát, chắn gió; Có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, nguồn nước và một số nguồn năng lượng trong vùng; Xây dựng các vành đai xanh bảo vệ đô thị và tăng diện tích cây xanh che phủ trong các đô thị, khu công nghiệp, cải thiện vi khí hậu, chống gió Lào; Chính sách ưu đãi đầu tư và tạo điều kiện phát triển vùng: Xuất phát từ một vùng kém phát triển, để tạo ra tiền đề và động lực phát triển vùng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu như QL1, xa lộ Bắc Nam, các tuyến đường xuyên á, liên hệ sang Lào, Thái Lan, đường sắt liên quốc gia, sân bay Phú Bài, Vinh, Đồng Hới, các cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng áng, Chân Mây.v.v... và các dự án cấp nước, cấp điện, thông tin bưu điện cho các trung tâm đô thị và công nghiệp của vùng; - Hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi, ổn định định canh định cư cho các vùng dân tộc, các khu kinh tế mới; các vùng kém phát triển và vùng mới phát triển để cải thiện điều kiện làm việc, ở, sinh hoạt, đi lại cho nhân dân trong vùng; Chính sách phát triển kinh tế kết hợp với củng cố an ninh quốc phòng và dân tộc miền núi: - Bắc Trung Bộ ở vị trí đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia vì có bờ biển và đường biên giới dài, nhiều hải đảo, nên cần có đầu tư thích đáng đối với việc phát triển mạnh mẽ các đô thị, trọng tâm kinh tế sát bờ biển, tại các cửa khẩu. Kết hợp với việc xây dựng các căn cứ quốc phòng, giữ vai trò là tiền đồn bảo vệ vùng xung yếu của đất nước. - Đối với vùng núi, hải đảo, nơi có dân tộc ít người và kinh tế chưa phát triển, chính sách của vùng là phải tập trung đầu tư phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng xã hội, định canh, định cư, ổn định cuộc sống cho các vùng dân tộc miền núi và những người đi khai phá những vùng đất mới. Chính sách đầu tư cho lĩnh vực này đối với vùng Bắc Trung Bộ là hết sức cần thiết, không những giữ vững được đất nước, mà còn tạo ra được nguồn lực phát triển ổn định vùng, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sinh thái. Các chính sách khuyến khích và hạn chế phát triển: - Trong giai đoạn đầu cần tập trung đầu tư cho một số khu vực kinh tế trọng điểm để tạo ra thế cân bằng trong phát triển liên vùng, trước hết là khu vực Thanh Hoá, Sầm Sơn, khu vực Nam Thanh - Bắc Nghệ, khu vực Vinh - Cửa Lò, khu vặc Hà Tĩnh - Vũng áng và khu vực Huế - Chân Mây, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ để các vùng còn lại phát triển. - Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, khai khoáng, thương mại, du lịch nghỉ mát, công nghiệp, giao thông vận tải, kinh tế biển, thông qua các chính sách ưu đãi về mặt đất đai, miễn giảm các khoản thuế, thành lập doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp với chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định pháp luật. - Hạn chế việc khai phá tài nguyên tự phát làm ảnh hưởng đến an toàn sinh thái vùng, cấm việc trồng cây thuốc phiện, hạn chế tăng trưởng dân số tự nhiên và chống các hành vi buôn lậu qua biên giới, các tệ nạn xã hội. KẾT LUẬN Bắc Trung Bộ ở vào vị trí trung bình của cả nước cả về diện tích và dân số (5117,4 nghìn ha và trên 10,6 triệu người, chiếm tỷ lệ tương ứng 15,8% về diện tích và 12,78% dân số cả nước). Đây là vùng lãnh thổ có hình thể độc đáo kéo dài trên nhiều vĩ độ, một hành lang giao thông hẹp nối Bắc và Nam, có bờ biển dài 670 km và có 1294 km biên giới với Lào, là cửa ngõ quan trọng của Lào, Đông Bắc Thái Lan ra biển Đông. Bắc Trung Bộ có tài nguyên đa dạng về khoáng sản, rừng và biển, nhưng thường xuyên chịu anhe hưởng của thiên tai. Đây là vùng có nhiều đóng góp cho hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc nhưng mặt khác đến nay hậu quả nặng nề của chiến tranh vẫn còn dai dẳng chưa dễ khắc phục. Vì vậy đây là vùng còn nhiều khó khăn và chậm phát triển so với các vùng khác trong cả nước. GDP bình quân đầu người mới đạt 3,5 triệu đồng /ng.năm Giá trị gia tăng công nghiệp chỉ có 4,47% và gia tăng dịch vụ có 4,74% so với toàn quốc. Tỷ lệ đô thị hoá 10,87% thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc (20,2%). Cơ sở hạ tầng như giao thông, bưu điện, điện, nước, bệnh viện, trường học, ngân hàng... còn yếu kém, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thiếu vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân của tình hình trên là do các thế mạnh của vùng chưa được khai thác có hiệu quả trước hết là tài nguyên kinh tế biển, khoáng sản. Kinh tế vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước có nguy cơ tụt hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Niêm gián thống kê 2005 Diễn đàn kinh tế miền trung: Bộ kế hoạch và đầu tư: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0070.doc