Toàn bộ nội dung phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Mai Lâm huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội trong giai đoạn 2000- 2010 đã được trình bày như trên. Trong phương án quy hoạch này chúng tôi đã tính toán các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2000- 2010 trên cơ sở điều tra phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã. Từ đó lập quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2000- 2010 cụ thể như sau: Đất nông nghiệp từ 319,19 ha tăng lên 336,62 ha, đất chuyên dùng từ 121,3 ha tăng lên 123,58 ha, đất khu dân cư từ 53,47 ha lên 55,3 ha, đất chưa sử dụng từ 90,12 ha xuống còn 68,58 ha. Việc bố trí khu dân cư mới vừa khoa học, phù hợp với phong tục tập quán sinh sống của nhân dân địa phương.
Tóm lại các chỉ tiêu kinh tế xã hội, đã được xây dựng đầy đủ, hợp lý sẽ tạo điều kiện sử dụng đất đai tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của xã. Tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phân, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông thôn, xây dựng Mai Lâm thành một vùng nông thôn mới giầu đẹp văn minh.
69 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoai tây của Trung Quốc vào thị trường đã làm ảnh hưởng tới đầu ra của nhân dân, do vậy việc trồng khoai tây đã giảm rõ rệt trong một vài năm gần đây. Phấn đấu đến năm 2010 cây trồng vụ đông của xã sẽ phát triển mạnh và đạt hiệu quả năng suất cao 6- 9 tấn/ha bình quân lương thực 300 kg.
Nhằm tận dụng triệt để tiềm năng đất đai trong sản xuất nông nghiệp và trong trồng trọt, ngoài việc trồng lúa và cây vụ đông, dự kiến trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi sẽ đưa 3,16 ha đất hoang chưa sử dụng khác có khả năng cải tạo để đưa vào trồng rau các loại như: xà lách, rau thơm, cà rốt, xu hào phục vụ nhu cầu của nhân dân và các vùng lân cận, tăng thêm giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất.
* Nhập một số ngành trồng trọt chính.
Trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi dự kiến sẽ đưa kết hợp trồng cây ăn quả ngắn ngày trong diện tích đất vườn tạp ở các khu dân cư trong xã như: táo, hồng xiêm, bưởi diện tích tối đa có thể sử dụng được là 4,05 ha.
Để thực hiện các chuyển đổi trên một cách có hiệu quả cần phải có sự quan tâm của các ngành nông nghiệp và sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến nông về kinh nghiệm và tổ chức giống, kỹ thuật cho các hộ gia đình và cá nhân có nguyện vọng sản xuất.
Trong giai đoạn từ năm 2000- 2010 xã cần mạnh dạn tổ chức cho thực hiện mô hình trang trại cùng với mô hình tổ chức nông nghiệp, xã sẽ khuyến khích đấu thầu khu cực đất hoang hoá để tổ chức sản xuất theo mô hình VAC với các loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh, kết hợp với chăn nuôi.
*Ngành chăn nuôi.
Trong tương lai xã cần chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Tạo điều kiện giống, vốn, kỹ thuật và khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô và cơ cấu đàn tuỳ theo khả năng kinh tế của từng hộ. Cơ cấu vật nuôi trong các hộ gia đình là chăn nuôi lợn- gà, gà công nghiệp.
Bên cạnh đó là việc tổ chức cho việc đấu thầu hoặc giao khoán những diện tích đất mặt nông nghiệp để nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách xã, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân và tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước hoang chưa sử dụng của xã. Đồng thời đề nghị chính quyền xã có chính sách ưu đãi cho những đối tượng tham gia sản xuất trên những diện tích đất này.
* Ngành nghề phụ và dịch vụ.
Trong tương lai thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh cạnh tranh với sự phát triển nông nghiệp, nông nghiệp sẽ mất vai trò chỉ đạo trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay. Mở rộng và phát triển các ngành nghề sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lao động đang dư thừa, nhàn rỗi trong nông thôn, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, mang lại thu nhập cho mỗi hộ gia đình, tăng thu nhập cho nhân sách xã.
Với nghề trạm trổ và điêu khắc, trong tương lai xã cần khôi phục bằng việc mở rộng quy mô sản xuất, cho công nhân học thêm để nâng cao tay nghề, có như vậy thì sản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng cao, cạnh tranh được với thị trường bên ngoài. Đây là thế mạnh phát triển kinh tế của xã trong những năm tới cần đầu tư các trang thiết bị máy móc kỹ thuật và xây dựng nhà xưởng kho hàng.
Ngoài ra trong xã còn có một số ngành phụ khác như nuôi cá, làm chổi tre, trẻ lạt và đan quạt nan. Đây là một số ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời của nhân dân trong xã, mức thu nhập của ngành này chỉ trung bình nhưng tạo thêm cho người dân có việc làm.
Ngành thương nghiệp dịch vụ của xã cần chú trọng phát triển hơn nữa về dịch vụ ăn uống, giải trí công cộng, thăm viếng lễ hội, phát triển ngành thông tin bưu điện và các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp .
Trong tương lai cơ cấu kinh tế của xã nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính nhưng giảm so với trước, công nghiệp- thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thời đại.
Đến năm 2010 cơ cấu phát triển kinh tế của xã sẽ là: nông nghiệp chiếm 40,7% tổng giá trị sản phẩm của xã, thương mại và dịch vụ chiếm 32,4%, công nghiệp- thủ công nghiệp chiếm 26,9%.
* Phát triển văn hoá xã hội.
Sự phát triển của kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển văn hoá xã hội, khi đời sống của của nhân dân được ổn định và nâng cao kéo theo đời sống xã hội, nhu cầu văn hoá cũng vì thế mà được nâng cao. Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá lâu đời của cha ông là việc thừa hưởng học hỏi nền văn hoá tiến bộ của các nơi khác góp phần làm cho xã hội ổn định, công bằng, văn minh. Đó chính là mục tiêu phát triển văn hoá, xã hội của chính quyền và nhân dân xã Mai Lâm từ nay cho đến năm 2010.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua xã Mai Lâm coi việc giảm dân số là nhiệm vụ quan trọng, bởi vậy tỷ lệ tăng dân số của xã thấp chỉ có 1,2% đồng thời đưa ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 0,92%. Về vấn đề dân số hợp lý và không cần phải quan tâm trong những năm tiếp theo, không phải cứ như vậy là không để ý đến tình trạng phụ nữ sinh con thứ 3, năm 2000 xã có 3 phụ nữ sinh con thứ 3, trong những năm tới cố gắng không còn phụ nữ sinh con thứ 3, phấn đấu mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con và thực hiện chính sách đẻ thưa, đẻ ít để nuôi dạy con cái tốt, xoá bỏ tình trạng phân biệt con trai, con gái trong các hộ gia đình ở xã.
Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống du nhập những ngành nghề mới để tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách.
Hoàn chỉnh hệ thống các cơ sở văn hoá, phúc lợi công cộng như đường xá, sân vận động, trường học, trạm xá, câu lạc bộ văn hoá để nhân dân có điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân một cách thuận lợi và đầy đủ.
Củng cố tăng cường hiệu quả QLNN bằng pháp luật, xây dựng chính quyền xã vững mạnh đáp ứng được yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới.
3.2. Phương hướng sử dụng đất.
* Những căn cứ để xây dựng phương hướng sử dụng đất
Căn cứ vào chủ trương chính sách lớn của Đảng và chính phủ đối với nông nghiệp và nông thôn. Trong dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội 8 của Đảng, một trong những mục tiêu của đất nước ta đến năm 2000 và 2020 là đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản gắn với công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp dịch vụ cả ở thành thị và nông thôn. Đặc biệt coi trọng sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an toàn lương thực cho xã nói riêng, góp phần đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia nói chung. Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, từng bước cơ giới hoá điện khí hoá nông thôn, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn gần với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn, phát triển các làng nghề làm nghề xuất khẩu và loại hàng dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới về giao thông, thuỷ lợi, nhà ở và trường học, trạm y tế, cơ sở thông tin văn hoá, cấp điện, lắp đặt điện thoại.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên xu thế phát triển và phương hướng kinh tế xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Căn cứ vào định hướng quy hoạch của thành phố và huyện để xây dựng định hướng của địa phương cho phù hợp.
Chúng ta đều biết đất đai là một trong những nguồn tài nguyên có hạn không chỉ trong phạm vi một nước mà còn toàn thế giới nhưng khả năng sinh lợi của đất là rất lớn vì vậy cần có một kế hoạch sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên này. Nó không những quyết định tương lai của nền kinh tế một nước mà còn đảm bảo cho sự tồn vong của đất nước nếu không có sự ổn định về chính trị và sự phát triển của xã hội.
Xã Mai Lâm là một xã nông nghiệp có diện tích tự nhiên thuộc loại trung bình trong huyện ( 584,08 ha ) địa hình tương đối bằng phẳng, cuộc sống của nhân dân tuy được cải thiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn, việc đề ra phương hướng sử dụng đất sẽ là kim chỉ nam dẫn đến sự phát triển bền vững của địa phương. Đây là yếu tố tạo cho người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất có niềm tin vào tương lai, xoá bỏ cho họ tư tưởng an phận với cuộc sống khó khăn, lạc hậu từ đó có hướng phấn đấu tới một tương lai tốt đẹp hơn.
* Đất nông nghiệp
Xã Mai Lâm có điều kiện địa lý và thiên nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt phong phú và đa dạng nhưng hiện nay năng suất cây trồng chính chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng của đất, khả năng tăng vụ khai thác tốt tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản. Để khắc phục tình trạng này nhiệm vụ đầu tiên là xã cần phải đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống thuỷ lợi như kênh mương trạm bơm.
Dân số theo thời gian ngày càng tăng mà diện tích đất tự nhiên lại không thay đổi do đó sẽ gây áp lực mạnh cho đất đai. Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng của xã là 90,12 ha chiếm 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên, vì vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất, cố gắng lấy diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác. Trong thời gian quy hoạch đến năm 2010 xã từng bước tiến hành thâm canh tăng vụ đưa 6.307 ha đất một vụ có khả năng cải tạo thành đất 2 vụ, đưa 58,4298 ha đất 2 vụ thành đất 3 vụ, đưa 1,58 ha diện tích đất hoang bằng chưa sử dụng thành đất 1 vụ màu.
Ngoài việc tiến hành thâm canh tăng vụ, cũng cần cải tạo đồng ruộng, đầu tư phân bón, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoàn thiện hệ thống tưới, tiêu nước cho cây trồng nhằm ổn đinh và nâng cao năng suất cây trồng, tăng cao sản lượng lương thực của xã đạt 2752,2 tấn/năm, tăng so với hiện trạng là 2250 tấn/năm, bình quân lương thực trên khẩu đạt 300 kg.
* Đất ở
Trong quá trình phát triển xã hội thì sự phát triển dân số gia tăng số hộ dẫn đến sự mở rộng đất khu dân cư là điều tất yếu. Mai Lâm là xã thuộc huyện ngoại thành chịu ảnh hưởng rất lớn của sự đô thị hoá, lấn chiếm các diện tích đất khác làm nhà ở. Việc phát triển mơ rộng khu dân cư trên cơ sở Luật đất đai, các văn bản pháp luật có liên quan trên cơ sở phát triển sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã, tốc độ đô thị hoá của khu vực, hạn chế thấp nhất việc lấy đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác hàng năm sang làm nhà ở, cần tận dụng diện tích đất trống đất hoang để xây dựng cơ bản trong các điểm dân cư đã hết ý nghĩa sử dụng. Để đảm bảo công bằng xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh Luật đất đai việc cấp đất ở mới phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng và đúng mục đich sử dụng. Theo dự tính đến năm 2010 diện tích đất ở của xã sẽ là 55,3 ha tăng so với hiện nay là 1,83 ha.
* Đất chuyên dùng
Trong những năm quy hoạch cần ưu tiên quỹ đất cho giao thông nhằm mục đích mở rộng, nâng cấp và cải tạo làm mới một số tuyến đường trong xã như đường liên thôn Lê Xá- Lộc Hà, đường từ quốc lộ vào thôn Lộc Hà và tuyến đường từ UBND xã tới thôn Du Nội, ngoài ra còn phải bê tông hoá các tuyến đường thôn xóm nhất là thôn Lê Xá để phục vụ việc đi lại sinh hoạt của nhân dân. Dự kiến đến năm 2010 diện tích làm đường giao thông sẽ tăng thêm 0,72 ha
+ Đất thuỷ lợi
Để khai thác triệt để tiềm năng đất nông nghiệp của xã, nâng cao hệ số sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng vụ thì trong tương lai xã cần có kế hoạch nạo vét tu sửa các tuyến kênh mương hiện có, đồng thời làm một số công trình mương tiêu để hạn chế tình trạng ngập lụt vào mùa mưa. Dự kiến trong tương lai diện tích đất thuỷ lợi sẽ tăng là 0,06 ha.
+ Đất xây dựng cơ bản
Trong tương lai quỹ đất cho xây dựng cơ bản của xã tăng lên đáng kể, cụ thể là xây dựng thêm 1 sân vận động có diện tích là 5000 m2, cho y tế, xây dựng thêm 1 nhà văn hoá của xã với diện tích là 400 m2, mở rộng chợ Dốc Vân 1000 m2.
+ Các loại đất chuyên dùng khác
Trong tương lai diện tích đất nghĩa địa tăng lên, trong giai đoạn quy hoạch diện tích đất nghĩa địa tăng 0,9 ha. Như vậy chỉ tính đến năm 2010 diện tích đất chuyên dùng của xã sẽ là 123,81 ha tăng so với hiện trạng là 2.51 ha.
+ Đất chưa sử dụng
Sau thời gian sử dụng xã Mai Lâm còn tồn tại nhiều diện tích đất hoang hoá, nhất là ao hồ mặt nước hoang lên tới 15,87 ha.
Hiện trạng xã có 3,99 ha đất chưa sử dụng khác, diện tích này manh mún được chia thành từng miếng thửa nhỏ nằm rải rác trên khắp địa bàn của xã, chúng nằm lẫn trong diện tích đất canh tác và khu dân cư.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần phải xây dựng kế hoạch thâm canh tăng vụ và cải tạo đất hoang hoá. Đầu tiên phải khảo sát đất hoang hoá, đánh giá chi tiết mức độ cải tạo, mục đích sử dụng sau cải tạo.
Dự kiến trong tương lai chúng tôi sẽ tiến hành cải tạo 3,07 ha đất hoang chưa sử dụng khác để trồng các loại rau và 15,87 ha đất mặt nước hoang chưa sử dụng vào cấy lúa 1 vụ, cố gắng giảm tối đa diện tích đất chưa sử dụng trong giai đoạn quy hoạch tới mức thấp nhất với khả năng cho phép.
4. Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm, huyện Đông Anh – TP. Hà Nội
4.1. Quy hoạch ranh giới.
Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT ban hành năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính Phủ, dưới sự chỉ đạo của UBND Thành Phố Hà Nội,UBND huyện Đông Anh cùng với các cơ quan chuyên môn đã tiến hành họach định ranh giới hành chính xã.UBND xã Mai Lâm cùng các xã giáp ranh là: xã Dục Tú, xã Đông Hội và huyện Gia Lâm đã tiến hành hoạch định ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc theo chỉ thị 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung.
Các xã, huyện, ỉnh giáp ranh đã công nhận đường ranh giới được xác định bằng các yếu tố cố định ngoài thực địa và đối chiếu với vị trí của chúng trên bản đồ, hiện nay không có hiện tượng tranh chấp về ranh giới. Xã Mai Lâm tiến hành đặt mốc ranh giới cố định cùng với các xã giáp ranh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Đônh Anh.Các tài liệu ranh giới đã được các cấp có thẩm quyền công nhận và Quốc hội phê chuẩn.
4.2. Quy hoạch khu dân cư.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992,tại điều 60 đã quy định: “Mọi công dân đều có quyền có nhà ở”, theo điều 52 Luật đất đai 1993 thì đất đai khu dân cư nông thôn là đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các cônh trình phục vụ sinh hoạt ở nông thôn.
Đất ở của mỗi hộ nông thôn bao gồm đất làm nhà ở và các công trình phục vụ đời sống của các gia đình(nhà,sân nhà,công trình phục vụ,ao hồ).
Cũng theo Luật đất đai 1993 Nhà nước chủ trương giao đất ổn định và lâu dài cho các hộ gia đình.Do vậy vấn đề quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai trong phạm vi toàn xã nhằm ổn định quỹ đất,từ đó dự kiến phân bổ quỹ đất cho các ngành,các chủ sử dụng trong tương lai,trong đó vấn đề dự báo nhu cầu đất ở chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.
Việc cấp đất ở cho nhân dân phải tuân theo các điều khoản của Luật đất đai 1993 và công điện số 1044 của Thủ tướng Chính Phủ.
* Dự báo mức gia tăng dân số.
Nhiệm vụ trọng tâm của việc lập quy hoạch sử dụng đất là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai,nhằm giải quyết tốt mâu thuẫn giữa người và đất.
Dân số luôn gia tăng,cùng với sự gia tăng dân số là sự gia tăng về nhu cầu xã hội và đòi hỏi nhu cầu đất ngày càng lớn.
Trong khi đó sức tải dân số của đất lại có hạn,mâu thuẫn giữa người và đất lại càng thêm gay gắt.Vì vậy dự báo dân số có ý nghĩa rất quan trọng là tiền đè của quy hoạch sử dụng đất đai.Dân số gia tăng không những tác động đến việc sử dụng đất mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân,ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và gây áp lực dân số với các thành thị.
Để đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoan quy hoạch,nhận thức rõ tác hại của việc tăng dân số tự nhiên quá nhanh,UBND xã Mai Lâm đã chú trọng thực hiẹn chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình,cùng với việc đầu tư,đẩy mạnh các biẹn pháp tuyên truyền,vận động,khuyến khích xã thực hiện đúng chính sách đẻ ít,đẻ thưa,đồng thời cho sử phạt hành chính đối với những trường hợp không nghiêm chỉnh chấp hành chính sách dân số.Xã đã không ngừng từng bước nâng cao đời sống của nhân dân,tạo điều kiện giúp đỡ họ trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày để họ yên tâm đầu tư sản xuất bám đất bám làng, không chuyển đi nơi khác.
Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong những năm qua của xã Mai Lâm cụ thể là:Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1,2% tăng so với năm1999là 0,3%, tăng so với năm1997là 0,1% và cân bằng so với năm 1998,1996. Điều đáng chú ý là từ năm 1996-1998 xã Mai Lâm có số người chuyển đến khá lớn, tỷ lệ tăng dân số cơ học là dương nên tỷ lệ tăng dân số trong những năm đó cao. Do trong những năm đó xã có nghề trạm đá và điêu khắc phát triển nên người dân nơi khác di chuyển đến ở nhiều.Nhưng đến năm 1999-2000 thì nghề trạm đá không còn phát triển như trước nữa nên một số người dân trong vùng lại chuyển đi nơi khác làm ăn, bởi vậy năm 1999-2000 số lượng người chuyển đi lớn hơn số lượng người chuyển đến, dẫn tới tỷ lệ tăng dân số cơ học bị âm 0,18, góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số, tính đến cuối năm 2000 là 1,02%.
Để dự báo mức tăng dân số trong những năm quy hoạch, chúng tôi dựa vào tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ tăng dân số cơ học, dân số, số hộ trong những năm gần đây và căn cứ vào mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai doạn 2000-2010 của địa phương và của vùng, từ đó có thể đưa ra tỷ lệ tăng dân số đạt được trong những năm tới.
Chúng tôi dự kiến đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số của xã Mai Lâm là 0,92%.Căn cứ vào số liệu điều tra dân số của xã năm 2000 về tổng nhân khẩu và tỷ lệ phát triển dân số,phấn đấu trong giai đoạn quy hoạch từ năm 2000-2010 chúng tôi dự báo dân số của xã trong thời kỳ quy hoạch theo công thức sau:
và
Trong đó:
Nt: Dân số năm quy hoạch
N0: Dân số năm hiện trạng
n: Số năm dự tính
P: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
V: Tỷ lệ tăng dân số cơ học
Ht: Số hộ năm tương lai
H0: Số hộ năm hiện trạng
Từ công thức trên chúng tôi dự tính được dân số và số hộ của xã đến năm quy hoạch như sau:
Năm 2000 toàn xã có 9272 nhân khẩu và 2179 hộ, năm 2005 có 9726 nhân khẩu và 2285 hộ. Năm 2010 có 10173 nhân khẩu và 2390 hộ.
Như vậy dân số của xã đến năm 2010 có 10173 nhân khẩu và 2390 hộ tăng 901 người và 211 hộ so với năm 2000. Đây là số hộ phát sinh trong thời kỳ quy hoạch. Tình hình gia tăng dân số và số hộ của xã Mai Lâm trong giai đoạn quy hoạch được thể hiện cụ thể trong bảng 9.
Bảng 9: Dự báo dân số, só hộ của xã đến năm 2010.
Các thôn
ĐVT
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Tỷ lệ tăng dân số
%
1,02
0,97
0,92
Du Nội
Số nhân khẩu
Người
1057
1108
1159
Số hộ
Hộ
248
260
272
Du Ngoại
Số nhân khẩu
Người
1080
1133
1185
Số hộ
Hộ
254
266
278
Thái Bình
Số nhân khẩu
Người
1049
1730
18100
Số hộ
Hộ
388
407
426
Phúc Thọ
Số nhân khẩu
Người
503
528
552
Số hộ
Hộ
117
123
129
Lê Xá
Số nhân khẩu
Người
950
996
1042
Số hộ
Hộ
223
234
245
Mai Hiên
Số nhân khẩu
Người
1492
1565
1636
Số hộ
Hộ
351
368
384
Lộc Hà
Số nhân khẩu
Người
1992
2089
2185
Số hộ
Hộ
469
492
515
Cơ Quan
Số nhân khẩu
Người
549
575
601
Số hộ
Hộ
129
135
141
Toàn xã
Số nhân khẩu
Người
9272
9726
10173
Số hộ
Hộ
2179
2285
2390
4.3 Dự báo nhu cầu đất ở.
Để dự báo nhu cầu diện tích đất ở, chúng tôi căn cứ vào kết quả điều tra thực tế và kết quả dự báo trong quy hoạch về số dân, số hộ ở hiện trạng, tương lai và số nóc nhà, số hộ trong một nóc nhà hiện có, số cặp kết hôn, số phụ nữ nỡ thì, khả năng thừa kế nhà và đất ở. Từ đó chúng tôi dự báo được nhu cầu đất ở của xã trong tương lai.Thể hiện cụ thể qua bẳng 10.
Bảng 10: Dự báo nhu cầu đất ở của xã Mai Lâm
Các chỉ tiêu
Toàn xã
Du Nội
Du Ngoại
Thái Bình
Phúc Thọ
Lê Xá
Mai Hiên
Lộc Hà
Cơ quan
Số hộ HT
2179
248
254
388
117
223
351
469
129
Số hộ QH
2390
272
278
426
129
245
384
515
141
1. Hộ phát sinh
211
24
24
38
12
22
33
46
12
2. Hộ tồn đọng
88
10
11
15
5
9
14
18
6
3. Phụ nữ độc thân
20
2
3
3
2
3
2
4
1
Tổng số hộ
319
36
38
56
19
34
49
68
19
Tự giãn
146
17
17
17
8
15
23
31
9
Thừa kế
21
1
3
4
1
2
4
5
1
Cấp mới
152
16
18
26
10
17
22
32
9
Căn cứ vào sự phát triển dân số, số hộ phát sinh khả năng đất đai của xã và các hộ gia đình, theo kinh nghiệm của các nhà tâm lý học thì số cặp kết hôn có nhu cầu tách hộ ngày càng tăng. Chính vì lý do trên chúng tôi dự báo đến năm 2010 xã có 319 hộ có nhu cầu đất ở trong đó có 211 hộ phát sinh, 88 hộ tồn đọng và 20 hộ phụ nữ nhỡ thì.
Để hạn chế việc lấy đất sản xuất nông nghiệp do nhu cầu đất ở tăng, cần triệt để tận dụng các loại đất khác trong khu dân cư, đưa các loại đất công trình xây dựng cơ bản cũ hoặc không còn giá trị sử dụng và các loại đất có hiệu quả kinh tế thấp vào diện tích đất ở. Nơi cấp đất ở phải thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hoá, đảm bảo vệ sinh môi trường, phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Đồng thời phù hợp với tốc độ đô thị hoá tạo ra các cụm trung tâm kinh tế xã hội. Những hộ gia đình hiện có đất ở rộng trên 200 m2 thì khi phát sinh hộ phải tự giãn trên đất vườn. Chỉ cấp cho hộ gia đình và phụ nữ nhỡ thì thực sự có nhu cầu đất ở. Theo kết quả điều tra thì trong 319 hộ ở xã có nhu cầu đất ở thì có 146 hộ có khả năng tự giãn, 21 hộ có khả năng thừa kế, như vậy trong thời kỳ quy hoạch có 152 hộ thực sự có nhu cầu đất ở. Tại điều 54 Luật đất đai năm 1993 có quy định về mức đất khu dân cư của mỗi hộ gia đình như sau: “ Căn cứ vào quỹ đất đai của địa phương, UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc TW quyết định mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định của Chính Phủ đối với từng vùng nhưng không quá 400 m2”. Căn cứ vào Luật đất đai năm 1993, căn cứ vào đặc điểm của xã Mai Lâm là đồng bằng bình quân đất nông nghiệp cao
( 340 m2/khẩu). Thực hiện Luật đất đai năm 1993, UBND Thành Phố Hà Nội ra quyết định số 3455/QĐ-UB ngày 20/09/1995 về việc Thành Phố chỉ có thể cấp bình quân mỗi hộ từ 100- 120 m2 để làm nhà ở. Ngoài ra để xây dựng các công trình hạ tầng trong khu vực thổ cư mới, đề nghị cấp thêm diện tích để làm đường giao thông thuỷ lợi.
Chúng tôi dự kiến định mức đất ở cho mỗi hộ ở mỗi vị trí quy hoạch là 120 m2/hộ. Như vậy tổng diện tích đất ở cần sử dụng trong tương lai của xã là 18240 m2. Ngoài ra ở mỗi vị trí quy hoạch chúng tôi cấp thêm diện tích để làm đường giao thông và thuỷ lợi.
* Lựa chọn khu vực cấp đất ở mới.
Trong quy hoạch sử dụng đất, việc lựa chọn phân bố khu dân cư không chỉ là vấn đề nghiệp vụ kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề mang tính chất kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trong đó khía cạnh kinh tế được coi là vấn đề chủ đạo.
Căn cứ vào Luật đất đai năm 1993, căn cứ vào quyết định mức cấp đất ở cho mỗi hộ, tiêu chuẩn cấp đất ở cho mỗi hộ gia đình. Việc xác định các khu vực cấp đất cho nhân dân làm nhà ở phải phù hợp với điều kiện của địa phương đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành Phố về phát triển đô thị và các điều kiện vệ sinh môi trường cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất của các xã nông nghiệp.
Từ tính toán nhu cầu đất ở, chúng tôi tiến hành điều tra lựa chọn khu vực cấp đất ở mới. Khu vực phát triển khu dân cư mới phải đảm bảo các điều kiện sau:
Gần khu vực thổ cư cũ, thuận tiện cho việc cấp điện nước, đi lại và sử dụng các công trình công cộng sẵn có.
Không gây trở ngại cho sản xuất, đảm bảo liền vùng, liền khoảnh.
Đáp ứng nhu cầu của địa phương và nguyện vọng của nhân dân.
Phù hợp với yêu cầu của Thành Phố.
Khi bố trí các khu nhà ở mới phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Khu ở có diện tích đất ở đủ rộng để bố trí nhà cửa độc lập cho các hộ gia đình theo định mức sử dụng đất. Giữa mỗi hộ gia đình phải có đường ranh giới rõ ràng để nhận biết.
Khu vực phải có địa hình cao, thoát nước tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và kiến trúc.
Đảm bảo yêu cầu vệ sinh phòng dịch
Sau khi điều tra khảo sát chúng tôi chọn 6 vị trí cấp đất ở mới
+ Vị trí 1: Cấp cho 27 hộ, vị trí giữa thôn Du Ngoại và khu tập thể kho giấy.
+ Vị trí 2: Cấp cho 27 hộ, vị trí giữa thôn Lê Xá và Phúc Thọ.
+ Vị trí 3: Cấp cho 18 hộ, vị trí ở thôn Du Nội.
+ Vị trí 4: Cấp cho 26 hộ, vị trí ở thôn Thái Bình.
.+ Vị trí 5: Cấp cho 22 hộ, vị trí thôn Mai Hiên.
+ Vị trí 6: Cấp cho 32 hộ, vị trí ở thôn Lộc Hà.
Vị trí cấp đất ở mới trong giai đoạn quy hoạch của xã được thể hiện trong bảng 11.
Tên khu vực
Số thửa
Loại đất
Tổng diện tích
DT SD (m2)
Định mức
Số hộ cấp
Cấp cho thôn
Đất ở
GT,TL
1.Giữa thôn Du Ngoại và khu tập thể kho giấy
134
06
4121
3240
881
120
27
Du Ngoại và cơ quan
2. Giữa Lê Xá và Phúc Thọ
113
06
4037
3240
797
120
27
LX - PT
3. Du Nội
137
06
277
2160
612
102
18
Du Nội
4. Thái Bình
119
60
4122
3120
1002
120
26
Thái Bình
5. Mai Hiên
121
07
3475
2640
835
120
22
Mai Hiên
6. Lộc Hà
18
60
4677
3840
837
120
32
Lộc Hà
Tổng
23476
18240
4964
120
152
4.4. Quy hoạch đất chuyên dùng
4.4.1. Quy hoạch đất giao thông
Khi nước ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế,phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì việc trao đổi hàng hoá tiêu thụ sản phẩm cũng vì thế mà phát triển,để đáp ứng được những vấn đề trên cần phải có một hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh.Hiện tại trên địa bàn xã ngoài tuyến đường QL3 vừa được nông Nhà nước tu sửa và nâng cấp, có chiều dài chạy qua địa bàn xã là 3325 m ,rộng 10 m, chất liệu làm bằng bê tông Asphant, như vậy trong thời gian quy hoạch tuyến đường này vẫn đảm bảo tốt việc đi lại của nhân dân.
Tuyến đường liên xã,đó là đường đê chạy dọc theo Sông Đuống,chiều dài chạy qua địa bàn xã là 2930 m, rộng 5m dường cũng vừa được nâng cấp và tu sửa. Ngoài ra xã còn có những tuyến đường bị xuống cấp,chất lượng sử dụng kém không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của nhân dân.Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã trong giai đoạn quy hoạch từ năm 2000-2010 chúng tôi dự kiến quy hoạch một số tuyến giao thông chính trong xã cụ thể là:
+ Mở rộng tuyến đường Lộc Hà-Lê Xá.
Hiện trạng có chiều dài là 1175 m rộng 3 m.Dự kiến mở rộng thêm là 5m. Diện tích cần sử dụng để mở rộng là 2350 m2 lấy vào đất canh tác 2 vụ.
- Mở rộng tuyến đường Lê Xá- Phúc Thọ.
Hiện trạng có chiều dài là 540 m rộng 3 m.Dự kiến mở rộng thêm là 5m.
Diện tích cần sử dụng để mở rộng là 1080 m2.Trong đó qua đất 3 vụ là 175 m, diện tích đất 3 vụ bị mất là 350 m2,qua khu vực đất canh tác 2 vụ là 365 m,diện tích đất 2 vụ cần sử dụng là 730 m2.
- Mở rộng tuyến đường sau thôn Lê Xá.
Hiện trạng có chiều dài là 370 m2 rộng 2 m.Dự kiến mở rộng thêm là 4 m,diện tích cần mở rông là 740 m2.
Trong đó qua đất 2 vụ là 170 m ,diện tích đất 2 vụ cần sử dụng là 340 m2,qua đất 3 vụ là 200 m,diện tích đất 2 vụ cần sử dụng là 400 m2..
- Mở rộng tuyến đường từ đường trục chính qua UB đến thôn Du Nội.
Hiện trạng 3 m,dài 375 m mở rộng thêm 2 m,diện tích cần sử dụng để mở rộng là 750 m2 ,trong đó qua đất 1 vụ là 270 m diện tích cần sử dụng là 540 m2 ,qua đất chưa sử dụng khác là 105 m diện tích cần sử dụng là 210 m2 .
- Ngoài ra còn có 2 tuyến đường từ QL vào thôn Lộc Hà cũng cần phải giải nhựa hoặc bê tông trong thời gian quy hoạch.hiện trạng hai tuyến đường này vẫn là đường đất nên việc đi lại của nhân dân rất khó khăn. Vì vậy tuyến đường này phải được nâng cấp ngay tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và phát triển sản xuất, bề rộng của tuyến đường này không cần phải mở rộng.
- Tuyến đường từ đầu làng Mai Hiên lên dốc đê cũng được cần tu bổ và nâng cấp trong thời gian quy hoạch. Song song với nó 2 dốc đê xuống uỷ ban và từ đê về đầu làng Mai Hiên cũng phải được cải tạo lại.
Vậy tổng diện tích tổng diện tích đất cần sử dụng để mở rộng đường, trong giai đoạn quy hoạch là 4920 m2, các kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 12.
4.4.2. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi
Hiện xã Mai Lâm đã có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, chủ động cấp nước cho cây trồng. Tổng chiều dài các đoạn kênh mương 30 km. Trong đó kênh cấp I có chiều dài là 1,2 km kênh cấp II là 13 km, kênh cấp III là 15,8 km. Hiện trạng chất lượng sử dụng của các tuyến kênh mương tốt có khả năng cung cấp nước trong tương lai.
Bảng 12: Quy hoạch giao thông, thuỷ lợi.
Tuyến công trình
Chiều rộng
Chiều dài
Diện tích
Loại đất
HT(m)
QH(m)
Giao thông
Đường Lộc Hà - Lê Xá
3
5
1175
2350
06
Đường Lê Xá - Phúc Thọ
3
5
540
1080
05-06
Đường sau thôn Lê Xá
2
4
370
740
05-06
Đường trục chính – Du Nội
3
5
375
750
07-60
Tổng cộng
4920
4.4.3. Quy hoạch đất xây dựng cơ bản.
Xã Mai Lâm có các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở UBND xã, trường cấp I, cấp II, trạm y tếPhần lớn những công trình trên đều được bố trí ven đường giao thông rất thuận tiện cho việc đi lại. Hiện trạng diện tích của các công trình trên đã đủ rộng đáp ứng được nhu cầu làm việc, học tập, khám chữa bệnh của nhân dân trong xã. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho nhân dân trong tương lai xã cần có một kế hoạch đầu tư nâng cấp trang thiết bị sử dụng cho mỗi loại công trình trên.
Ngoài những côn trình trên xã còn một số công trình mà chất lượng sử dụng đã kém hoặc đã trở nên chật chội, gây khó khăn cho nhân dân khi sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Để đáp ứng nhu sử dụng cho số lượng dân trong năm định hình quy hoạch, ngoài việc cải tạo mở rộng chúng tôi dự kiến còn xây dựng mới một số công trình sau.
Hiện trạng trụ sở UBND xã là nhà 3 tầng với diện tích 525 m2 mà tổng diện tích trụ sở UBND xã lên tới 11200 m2. Khu nhà này đã được xây dựng và sử dụng rất lâu, nay đang xuống cấp trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi dự kiến xây dựng trụ sở với diện tích 600 m2.
Để làm cơ sở giải trí, sinh hoạt tập thể, truyền bá trí thức cho thanh niên nông thôn, dự kiến trong giai đoạn quy hoạch sẽ xây một câu lạc bộ văn hoá thanh niên trong khu đất của trụ sở uỷ ban, diện tích cần sử dụng là 550 m2. Tổng diện tích mở rộng thêm là 2150 m2, như vậy còn lại 9050m2 diện tích dùng để trồng hoa cây cảnh, trồng cỏ và một số cây khác nhằm tạo khung cảnh đẹp đẽ cho UBND xã.
Đối với trạm xá hiện trạng có diện tích sử dụng là 1750 m2 diện tích sử dụng là 1000m2, với diện tích như vậy là đủ rộng không phải mở rộng thêm nữa nhưng phòng khám và chữa bệnh thì chưa đủ và còn giải rác.Trong giai đoạn quy hoạch sẽ xây dựng thành hai dãy nhà với tổng diện tích 1200m2 ,xây 1 sân cầu lôngvới diện tích 200m2,còn lại 350m2sẽ ínhrồng các loại cây thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh cuả nhân dân trong xã.Ngoài ra còn phải đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho nhân dân trong xã và các vùng lân cận.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của việc mua bán và trao đổi hàng hoá của người dân trong xã và các vùng khác ,chúng tôi dự kiến mở rộng thêm chợ Dốc vân,hiẹn trạng chợ có diện tích là 500m2 với 2 dãy nhà tranh tre,trong giai đoạn quy hoạch sẽ mở rộng thêm 1000m2.
Tổng diện tích sẽ là 1500 m2,và sẽ đầu tư xây dựng lại bằng gạch ngói,lấy vào đất hoang bằng chưa sử dụng .
Ngoài chợ chính là Dốc Vân còn dự kiến xây dựng thêm 1 chợ ở đầu làng Mai Hiên với diện tích 400m2 lấy vào diện tích đất chuyên dùng khác .
Nhắm đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao, vui chơi gải chí của thanh niên chúng tôi dự kiến sẽ bố chí một sân vận động mới ở khu vực thôn Lê Xá .Diện tích đất cần sử dụng là 5000m2 lấy vào đất hai vụ ,địa điểm được bố trí ở sau thôn Lê Xá .
Dự kiến trong giai đoạn quy hoạch sẽ mở rộng thêm 2 trạm bơm .Hiện trạng 2 trạm bơm đều có diện tích là 75m2 dự kiến mở rộng là 100m2, 25m2cho Đồng Bẩm, Ngòi Châu ,75 m2 cho đồng nhà, đồng thời bổ xung thêm 3 máy bơm, một cho Đồng Bẩm, Ngòi Châu, hai máy bơm cho đồng nhà, tận dụng đất chuyên dùng cũ.
Dự kiến mở rộng 3 nghĩa trang cũ diện tích đất cần sử dụng để mở rộng là 0,9 ha đất canh tác.
- Khu vực 1:Mở rộng thêm nghĩa trang ở thôn Lê Xá,diện tích là 0,3 ha lấy vào đất canh tác 2 vụ.
- Khu vực 2:Mở rộng thêm nghĩa trang ở thôn Du Nội,diện tích là 0,2 ha,lấy vào đất canh tác 2 vụ.
- Khu vực 3 :Mở rộng thêm nghĩa trang ở thôn Thái Bình và Mai Hiên diện tích là 0,4 ha lấy vào đất canh tác 2 vụ.
Như vậy trong giai 2000 đến 2010 tổng diện tích đất xây dựng cơ bản cần sử dụng để quy hoạch là 17125 m2.
Tóm lại tổng diện tích đất cần sử dụng cho mục đích chuyên dùng trong giai đoạn quy hoạch là 22045 m2 trong đó lấy vào đất canh tác 2 vụ là 17420 m2, một vụ là 540 m2 , qua đất chưa sử dụng khác là 210 m2 , đất 3 vụ là 750 m2, đất chuyên dùng cũ là 2125 m2, và đất bằng chưa sử dụng là 1000 m2. Các kết quả bố trí sử dụng các công trình xây dựng cơ bản cuả xã trong giai đoạn 2000- 2010 được thể hiện trong bảng 13.
TT
Tên công trình
D.T(m2)
Loại đất
Vị trí
1
Trụ sở UBND
225
CD cũ
Tại trụ sở UBND
2
CLB văn hoá thanh niên
1400
CD cũ
Tại UBND
3
Chợ Dốc Vân
1000
55
Tại khu chợ cũ
4
Chợ Mai Hiên
400
CD cũ
Đầu thôn Mai Hiên
5
SVĐ
5000
06
Sau thôn Lê Xá
6
Trạm bơm nước
100
CD cũ
Vị trí cũ
7
Nghĩa trang
9000
06
3 khu vực
8
Trạm xá
400
CD cũ
ở thôn Mai Hiên
Tổng cộng
17125
4.4.4. Quy hoạch đất nông nghiệp .
Ngày nay diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do việc chuyển mục đích sử dụng,như lấy đất nông nghiệp để xây dựng các công trình chuyên dùng,làm nhà ở
Vì thế việc phân bổ hợp lý đất nông nghiệp nhằm sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không mất đi giá trị sản xuất của nó.Để đất nông nghiệp được phân bổ hợp lý thì căn cứ vào tiềm năng đất đai và quy mô diện tích đất nông nghiệp hiện có.
+ Xác định tiềm năng tăng vụ.
Đất đai của xã thuộc loại đất phù sa Sông Hồng không được bồi đắp hàng năm.Thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ và trung bình,dung trọng và độ xốp thuộc loại khá.Nhìn chung đất đai của xã có điều kiện khá tốt để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hiện xã có 27 ha đất 3 vụ mặc dù đất đai có điều kiện tương đối thuận lợi,vì vậy trong tương lai cần chú trọng công tác thâm canh tăng vụ,tăng hiệu số sử dụng đất ,đồng thời phải mạnh dạn,nhanh chóng đưa giống mới có hiệu quả và năng suất cao vào gieo trồng,đầu tư phân bón,chủ động tưới tiêu,vận động nhân dân đầu tư sức người,sức của vào sản xuất nông nghiệp,có như vậy mới góp phần tăng cao năng suất và sản lượng lương thực của xã.Diện tích đất nông nghiệp hiện nay của xã là 319,19 ha trong đó :Đất 1 vụ là 6,67 ha,đất 2 vụ là 212,29 ha,đất 3 vụ là 27 ha,đất trồng cây hàng năm khác là 32,04 ha,đất vườn tạp là 4,05 ha,đất NTTS là 37,14 ha.Sau khi tiến hành điều tra khảo sát,căn cứ vào dặc điểm điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội dự kiến đến năm 2010 chúng tôi sẽ đưa 58,4298 ha đất 2 vụ lên 3 vụ ,đưa 6,307 ha đất 1 vụ thành 2 vụ.Trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi dự kiến sẽ cải 4,05 ha đất vườn tạp để trồng hoa,cây cảnh và các cây ăn quả ngắn ngày,cũng trong thời kỳ quy hoạch,chúng tôi dự kiến sẽ cho thí điểm thực hiện hình thức sản xuất trang trại vừa và nhỏ theo mô hình VAC.
+ Xác định tiềm năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp .
Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp phụ thuộc vào diện tích đất hoang của xã hiện nay nhưng có khả năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp .Hiện trạng xã có 90,12 ha đất chưa sử dụng trong đó có 15,87 ha đất mặt nước hoang,1,68 ha đất bằng chưa sử dụng,3,99 ha đất chưa sử dụng khác có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 68,58 ha diện tích sông suối thì không thể đưa vào sản xuất nông nghiệp được.Như vậy trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi sẽ đưa 15,87 ha đất mặt nước hoang vào cấy lúa 1 vụ, 1,58 ha đất bằng chưa sử dụng có thể đưa vào trồng màu, còn 3,155 ha đất chưa sử dụng khác vào trồng rau các loại.
Tóm lại trong giai đoạn quy hoạch chỉ có thể cải tạo 20,605 ha đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ,còn 68,58 ha diện tích Sông Đuống nằm trong địa bàn xã vẫn dữ nguyên.
4.4.5. Quy hoạch phân bổ đất nông nghiệp .
Sau khi tiến hầnh điều tra khảo sát đặc điểm đất đai của từng khu vực, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tính chất khí hậu thuỷ văn cuả từng vùng, dựa vào vị trí các khu dân cư trong xã. Chúng tôi dự kiến tiến hành thâm canh tăng vụ đưa 58,4298 ha đất 2 vụ lên 3 vụ ở 5 khu vực sau:
-Khu Rau Xanh:8,936ha
-Khu Bãi Mýa:6,2438 ha
-Khu Ngõ Ngang:4,72 ha
-Khu Ba:31,16 ha
-khu Cửa Ngõ:7,37 ha
Đưa 6,307 ha đất 1 vụ lên 2 vụ ,cải tạo15,87 ha đất mặt nước hoang vào cấy lúa 1 vụ,tận dụng 4,05 ha đất vườn tạp để trồng hoa,cây ăn quả ngắn ngày ,cải tạo 1,58 ha đất hoang bằng vào trồng màu,cải tạo 3,155 ha đất chưa sử dụng khác vào trồng rau các loại.Như vậy đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của xã sẽ là 336,6178 ha trong đó:
- Đất 3 vụ là 85,3548 ha
- Đất 2 vụ là 157,428 ha
- Đất 1 vụ là 15,87 ha
- Đất trồng cây hàng năm khác là 33,62 ha
- Đất vườn tạp 4,05 ha
- Đất chuyên rau là 3,155 ha
- Đất NTTS là 37,14 ha
5. Kế hoạch sử dụng đất.
5.1. Kế hoạch sử dụng đất ở nông thôn .
Trong giai doạn quy hoạch vẫngiải quyết chỗ ở cho các hộ gia đình chưa có đất ở tồn tại từ những năm trứơc mà không có khẳ năng thừa kế hoặc tự giãn trên đất vườn,những phụ nữ nhỡ thì chưa có đất ở .
Quy hoạch được xác định dựa vào tỷ lệ %của số hộ phát sinh được cấp mới của thôn đó trong liên hạn quy hoạch . số hộ phát sinh mới của xã trong liên hạn quy hoạch chính bằng tổng số hộ phát sinh được cấp mới của từng thôn trong giai đoạn đó.
Kế hoạch cấp đất ở mới của chúng tôi được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 2000 - 2005
Cấp cho 12 hộ phụ nữ nhỡ thì
Cấp cho 50 hộ tồn đọng
Cấp cho 20 hộ phát sinh
Giai đoạn này cấp cho 82 hộ với diện tích ở cần sử dụng là 9840 m2
+ Giai đoạn 2006 – 2010
Cấp cho 9 hộ phụ nữ nhỡ thì
Cấp cho 38 hộ tồn đọng
Cấp cho 23 hộ phát sinh
Giai đoạn này cấp cho 70 hộ với diện tích 8400 m2 , định mức cấp cho mỗi hộ là 120 m2/hộ tổng diện tích đất ở cần sử dụng là 18240 m2, cấp thêm 4964 m2để xây dựng giao thông, thuỷ lợi và các công trình công cộng khác.
Kế hoạch thực hiện cấp đất ở mới được thể hiện trong bảng 14.
Bảng 14: kế hoạch cấp đất khu dân cư.
Giai đoạn quy hoạch
Tổng diện tích
Tổng số hộ
Số hộ ở các vị trí quy hoạch
I
II
III
IV
V
VI
2000-2005
9840
82
15
14
10
14
12
17
2006-2010
8400
70
12
13
8
12
10
15
Tổng cộng
18240
152
27
27
18
26
22
32
5.2. Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
5.2.1. Đất giao thông, thuỷ lợi.
Hiện nay việc sử dụng đất chuyên dùng vào mục đích giao thông, thuỷ lợi đang là việc làm cấp bách: Vì vậy kế hoạch sử dụng đất cào các mục đích giao thông, thuỷ lợi đều được cấp tiếp vào các thời kỳ 2001 – 2005 và 2006 – 2010.
Năm 2001 – 2005
+ Mở rộng tuyến đường lê Xá - Phúc Thọ, hiện trạng có chiều dài là 540 m rộng 3m. Dự kiến mở rộng thêm 2m, diện tích cần sử dụng là 1080 m2
+ Mở rộng tuyến đường sau thôn Lê Xá, hiện trạng có chiều dài là 37 0 m2 rộng 2m. Dự kiến mở rộng thêm 2m diện tích cần sử dụng là 740 m2.
+ Mở rộng tuyến đường từ trục chính qua uỷ ban đến Du Nội, hiện có chiều dài là 375 m, rộng 3m. Dự kiến mở rộng thêm 2m diện tích cần sử dụng là 750 m2.
Năm 2006 – 2010
+ Mở rộng tuyến đường Lê Xá - Lộc Hà, đường có chiều dài 1775 m rộng 3m. Dự kiến mở rộng thêm 2m, diện tích cần sử dụng là 2350 m2
+ Nâng cấp và tu sửa các tuyến đường sau: Đường từ quốc lộ đến thôn Lộc Hà có 2 tuyến đường, nâng cấp và tu sửa tuyến đường từ đầu thôn Mai Hiên lên đê.
5.2.2. Đất xây dựng cơ bản.
Năm 2001 – 2005
+ Cấp 1000 m2 để mở rộng chợ Dốc Vân
+ Cấp 100 m2 để mở rộng thêm 2 trạm bơm, đồng thời bổ sung thêm 3 máy bơm
+ Cấp 5000 m2 để làm sân vận động
Năm 2006 – 2010
+ Cấp 1625 m2 để xây dựng lại UBND xã, xây dựng câu lạc bộ văn hoá thanh niên và một số công trình khác.
+ Cấp 400 m2 để mở rộng và xây dựng lại trạm xá.
+ Cấp cho 400 m2 để xây dựng thêm một chợ ở đầu làng Mai Hiên và mở rộng thêm 3 khu nghĩa trang với diện tích 9000 m2.
5.2.3. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp và cải tạo đất chưa sử dụng.
Giai đoạn 2001 – 2005
+ Chuyển đổi 4,05 ha đất vườn tạp sang trồng hoa cây cảnh và cây ăn quả ngắn ngày
+ Tiến hành thâm canh tăng vụ đưa 2 vụ lúa lên 2 lúa một màu ở 2 khu vực: Khu 3 và rau xanh với tổng diện tích 40,096 ha
+ Đưa 3,155 ha đất chưa sử dụng khác và trồng rau các loại
+ Đưa 6,307 ha đất 1 vụ lên 2 vụ
+ Từng bước cải tạo khoanh vùng, khoanh thửa 7,50 ha đất mặt nước hoang chưa sử dụng vào cấy lúa một vụ
+ Cải tạo và đưa 1,58 ha đất hoang bằng chưa sử dụng và trồng màu.
Giai đoạn 2006 – 2010
+ Tiến hành thâm canh tăng vụ đưa 2 lúa lên 2 lúa một màu ở 3 khu vực còn lại với tổng diện tích là 18,3348 ha
+ Từng bước cải tạo khoanh vùng khoanh thửa 8,37 ha đất mặt nước hoang còn lại vào cấy lúa.
5.2.4. Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
Từ kế hoạch sử dụng đất đối với từng loại đất theo phương án quy hoạch trên chúng tôi tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của từng giai đoạn trong niên hạn quy hoạch theo bảng 15 và đưa ra kết quả quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 của xã Mai Lâm.
Bảng 15: Bảng tổng hợp kế hoạch sử dụng đất quy hoạch
Hạng mục
Giai đoạn – khối lượng thực hiện theo giai đoạn
Tổng diện tích
2001 – 2005
2006 – 2010
- Thâm canh, tăng vụ
64,74
46,40
18,33
- Chuyển đổi
4,05
4,05
-
- Cải tạo
20,61
12,24
8,37
- Cấp đất thuỷ lợi
- Cấp đất xây dựng cơ bản
1,75
0,61
1,14
- Đất ở nông thôn
1,8
0,98
0,84
- Cấp đất giao thông
0,49
0,26
0,24
Tổng
93,46
64,54
28,92
6. Tổng hợp phương án quy hoạch và chu chuyển đất đai.
Từ phương án quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm huyện Đông Anh TP. Hà Nội giai đoạn 2000 – 2010 ta có bảng chu chuyển đất đai ( Bảng 17) Từ số liệu bảng chu chuyển tổng hợp, để thực hiện cho việc theo dõi có thể lập sơ đồ phân bố đất đai.
Bảng 16: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2000 – 2010
xã Mai Lâm huyện Đông Anh TP. Hà nội.
Loại đất
Mã số
HT năm 2000
QH năm 2010
So sánh
DT
(ha)
Tỷ lệ (%)
DT (ha)
Tỷ lệ (%)
Tăng
Giảm
Tổng DT đất nông nghiệp
02
319,19
100
336,62
100
17,43
I. Đất trồng cây hàng năm
03
278,00
87,1
295,43
87,8
1. Đất lúa, lúa màu
04
245,96
258,65
12,69
- Ruộng 3 vụ
05
27
85,35
58,35
- Ruộng 2 vụ
06
212,29
157,43
54,86
- Ruộng 1 vụ
07
6,67
15,87
9,2
2. Đất trồng cây HN khác
12
32,04
36,78
4,74
- Đất trồng và cây CN NN
13
32,04
3,62
1,58
- Đất chuyên rau
14
0
3,16
3,16
II. Đất vườn tạp
17
4,05
1,3
4,05
1,2
III. Đất mặt nước NN
26
37,14
11,6
37,14
11
- Chuyên cá
27
37,14
37,14
Bảng 18: Sơ đồ cân đối đất đai
Hiện trạng Quy hoạch
Đất chưa sử dụng 90,12
Tổng diện tích đất tự nhiên 584,08
Đất chuyên dùng 121,30
Đất nông nghiệp 319,19
Đất khu dân cư 53,47
Đất chưa sử dụng 68,58
Đất chuyên dùng 123,81
Đất khu dân cư 55,30
Đất nông nghiệp 336,39
Tổng diện tích đất tự nhiên 584,08
53,47
121,30
68,58
1,13
1,19
20,61
0,7
0,32
584,08
315,87
Từ những kết quả trên có thể so sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch như trong bảng 19
Bảng 19: Bảng sơ sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch
Loại đất
Năm 2000
Năm 2010
So sánh
DT(ha)
Tỷ lệ(%)
DT(ha)
Tỷ lệ(%)
Tăng, giảm
Tỷ lệ(%)
Tổng diện tích
584,08
100
584,08
100
0
I. Đất nông nghiệp
319,19
54,6
336,39
57,6
+17,20
3,0
1. Đất cây hàng năm
278,00
295,20
17,2
- Đất lúa, lúa màu
245,96
258,51
12,85
- Đất cây hàng năm khác
32,04
36,69
4,74
2. Đất vườn tạp
4,05
4,05
0
3. Đất NTTS
37,14
37,14
0
II. Đât chuyên dùng
121,3
20,8
123,81
21,2
2,51
0,4
1. Đất xây dựng
23,37
23,97
0,6
2. Đất giao thông
30,67
31,39
0,72
3. Đất thuỷ lợi
48,46
48,52
0,06
4. Đất an ninh quốc phòng
3,28
3,82
5. Đất sản xuất vật liệu xây dựng
9,75
9,75
6. Đất nghĩa địa
5,27
6,17
0,9
7. Đất chuyên dùng khác
0,5
0,5
III. Đất ở
53,47
9,2
55,3
9,5
1,83
0,3
Đất ở nông thôn
53,47
55,3
1,83
IV. Đất chưa sử dụng
90,12
15,4
68,58
11,7
-21,54
-3,7
1. Đất bằng chưa sử dụng
1,68
-1,68
2. Đất mặt nước chưa sử dụng
15,87
-15,87
3.Sông suối
68,58
68,58
0
4. Đất chưa sử dụng khác
3,99
3,99
Theo bảng 19 ta thấy diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên. Việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác, được dựa trên cơ sở khoa học, hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy trong phương án sử dụng đất đai chúng tôi đã khai thác triệt để tiềm năng đất đai của xã bằng việc thâm canh tăng vụ, cải tạo diện tích đất hoang đưa vào sử dụng.
7. Biện pháp thực hiện và hiệu quả của phương án quy hoạch
7.1. Biện pháp thực hiện, phương án quy hoạch sử dụng đất
Để thực hiện các nội dung của phương án quy hoạch. Chính quyền và nhân dân xã Mai Lâm thực hiện một số hình thức sau:
Biện pháp quản lý Nhà nước kết hợp với biện pháp phát triển kinh tế
Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ mục đích của việc lập quy hoạch
Việc cấp đất ở cho nhân dân phải được tiến hành nhanh gọn
Các công trình giao thông thuỷ lợi, xây dựng cơ bản cần tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch sử dụng đất mà phương án quy hoạch đã đề ra.
Đối với đất nông nghiệp cần áp dụng các biện pháp đầu tư, khoán cho nhân dân trong việc cải tạo lại các loại đất chưa sử dụng và sản xuất nông nghiệp
Thường xuyên thanh tra, chỉ đạo sát sao việc sử dụng đất của nhân dân.
Cần phân định rõ ràng ranh giới giữa các chủ sử dụng đất tránh tình trạng tranh chấp về đất đai.
Xã cần nhanh chóng thực hiện Nghị Định 64/CP của Chính Phủ về việc giao đất đến hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Biện pháp thuỷ lợi
Lập kế hoạch nâng cấp, tu bổ hoặc mở rộng hệ thống thuỷ lợi để chủ động hơn nữa việc tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác đặc biệt là hệ thống mương tiêu của xã.
+ Biện pháp đầu tư phân bón
Để đảm bảo kế hoạch, diện tích – năng suất, sản lượng theo nội dung phaương án quy hoạch cần phải có kế hoạch đầu tư phân bón kịp thời và cân đối.
+ Biện pháp giống và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng cần phải áp dụng giống mới và khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhanh chóng thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
+ Tổ chức nguồn vốn đầu tư và lao động
Vốn đầu tư có thể lấy từ quỹ hoặc các nguồn thu của xã như: thuế, tiền thuê đất hay vốn.
7.2. Hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất
Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội đã đề ra các chỉ tiêu kinh tế, xã hội cho giai đoạn 2000- 2010 và phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. Định hướng phát triển kinh tế và cơ cấu sản xuất của các ngành đến năm 2010 của xã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 20: Định hướng phát triển kinh tế và cơ cấu sản xuất
các ngành đến năm 2010.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Cơ cấu (%)
Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn
Tr. đồng
35.605
100
Trong đó:
+ Nông nghiệp
Tr. đồng
14.491
40,7
+ Công nghịêp- thủ công nghiệp
Tr. đồng
11.536
32,4
+ Thương mại- dịch vụ
Tr. đồng
9.578
26,9
Bình quân thu nhập trên người
Tr.đồng
3.5
- Đảm bảo sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý dựa trên nguyên tắc tiết kiệm, đất được giao cho đúng đối tượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các chủ sử dụng và các ngành.
- Đảm bảo nhu cầu đất ở cho nhân dân cả trong sinh hoạt và sản xuất.
- Đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Đất chưa sử dụng được triệt để tận dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.
- Hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.
- Hạn chế được sự gia tăng dân số.
- Đời sống nhân dân được cải thiện và ổn định.
Để đánh giá hiệu quả của đồ án quy hoạch phân bổ đất đai chúng tôi tính toán một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã năm 2010 so với năm 2000. Kết quả được thể hiện ở bảng 21.
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2010
So sánh
1. Tổng số nhân khẩu
Người
9272
10173
901
2. Tỷ lệ phát triển dân số
%
1,02
0,92
- 0,1
3. Tổng số hộ
Hộ
2179
2390
211
4. Tổng số nóc nhà
Nhà
2091
2302
211
5. Diện tích đất nông nghiệp
Ha
319,19
336,62
17,43
6. Bình quân đất nông nghiệp/khẩu
M2
344
331
- 13
7. Diện tích đất ở
Ha
53,47
55,3
1,83
8. Bình quân đất ở/ hộ
M2
245
237
- 8
9. Tổng sản lượng lương thực
Tấn
2250
3057
870
10. Bình quân lương thực/khẩu
Kg
243
300
57
Phần thứ năm
Kết luận và đề nghị
1. Kết luận
Toàn bộ nội dung phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Mai Lâm huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội trong giai đoạn 2000- 2010 đã được trình bày như trên. Trong phương án quy hoạch này chúng tôi đã tính toán các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2000- 2010 trên cơ sở điều tra phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã. Từ đó lập quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2000- 2010 cụ thể như sau: Đất nông nghiệp từ 319,19 ha tăng lên 336,62 ha, đất chuyên dùng từ 121,3 ha tăng lên 123,58 ha, đất khu dân cư từ 53,47 ha lên 55,3 ha, đất chưa sử dụng từ 90,12 ha xuống còn 68,58 ha. Việc bố trí khu dân cư mới vừa khoa học, phù hợp với phong tục tập quán sinh sống của nhân dân địa phương.
Tóm lại các chỉ tiêu kinh tế xã hội, đã được xây dựng đầy đủ, hợp lý sẽ tạo điều kiện sử dụng đất đai tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của xã. Tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phân, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông thôn, xây dựng Mai Lâm thành một vùng nông thôn mới giầu đẹp văn minh.
2. Kiến nghị
Đề nghị UBND xã tăng cường vận động, tuyên truyền để nhân dân thấy rõ hiệu quả tích cực của việc sử dụng phương án quy hoạch.
Cần có sự kết hợp chỉ đạo giữa các cấp, các ngành có liên quan nhằm thu hút trí tuệ và vốn đầu tư.
UBND xã cần tổ chức thành lập một ban quản lý xây dựng nhà ở nông thôn để quản lý, giám sát việc xây dựng cơ bản của nhân dân, đảm bảo cho phương án được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.
Đề nghị xã, huyện, các ngành chức năng xem xét cho ý kiến và công nhân để đồ án trên có cơ sở pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện sử dụng đất theo đúng quy hoạch.
UBND xã cần quan tâm hơn nữa việc hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình để bảo tồn quỹ đất nông nghiệp, sử dụng đất được hợp lý, tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc thực hiện đồ án quy hoạch là những vấn đề tổng hợp vì thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc chưa tối ưu, đề nghị các ngành có ý kiến kịp thời để chỉnh lý và bổ xung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0166.doc