Đề tài Quy tắc thị trường? Biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nước ta đi theo đúng quy tắc đó

Ta đều nhận thấy là giá cả hiện nay là giá ảo, nhà nước cũng không thể kiểm tra, kiểm soát, chỉ có thể ban hàng khung giá từng thời điểm. Các doanh nghiệp nào trước khi tăng giá đều than lỗ, bị thâm hụt, nhưng mức lương thưởng của nhân viên bình thường lại rất cao, điều đó chứng tỏ lợi nhuận họ thu được là một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhà nước cần phải kiểm tra điều này để tránh tình trạng phải bù lỗ hàng chục tỷ đồng - Xử lí nghiêm minh các vi phạm Vừa quản lý, vừa kiểm tra, xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp vi phạm, ví dụ như trường hợp các doanh nghiệp ma nói trên đã gây ra tổn thất cho ngân sách nhà nước không nhỏ. * ) Hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện Hệ thống luật pháp nước ta có nhược điểm đó là: hay thay đổi, mập mờ, không nhất quán. Vì vậy, một số doanh nghiệp đã lợi dụng điểm này để làm ăn phi pháp. Cho nên hệ thống pháp luật của nước ta cần phải hoàn thiện và chặt chẽ hơn nữa để nhà nước có thể làm tốt chức năng quản lí của mình *)Nhận thức của các nhà kinh doanh hiện nay

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy tắc thị trường? Biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nước ta đi theo đúng quy tắc đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP KINH TẾ THƯƠNG MẠI Đề tài: Quy tắc thị trường? Biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nước ta đi theo đúng quy tắc đó MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I/ Khái niệm về quy tắc thị trường II/Thực trạng của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay III/Biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta theo đúng quy tắc thị trường KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế tạo ta tiền đề và cơ hội cho sự hình thành và phát triển lĩnh vực kinh doanh thương mại. và hoạt động kinh doanh thương mại này ngày càng phát triển đặc biệt là sau những năm đổi mới. Cùng với đó là sự ra đời của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và rất nhiều trong số đó đã mang lại những thành tựu to lớn góp phần vào sự phát triển của đất nước Nước ta đang trong quá trinh hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cùng với việc gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, nước ta đang đứng trước rất nhiều những cơ hội và thách thức. Điều này đòi hỏi đặc biệt các doanh nghiệp trong nước phải có những bước đi đúng đắn để nắm lấy những cơ hội, tăng khả năng cạnh tranh tiến vào hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để đạt được điều đó thì quan trọng là các doanh nghiệp phải vận dụng theo đúng quy tắc thị trường. Vậy quy tắc thị trường là gì? Trong bài này, em xin trình bày khái quát về quy tắc thị trường và biện pháp để đưa hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta theo đúng quy tắc thị trường. NỘI DUNG I/Khái niệm về quy tắc thị trường *) Khái quát về kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, cống sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hoá nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Mục tiêu của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận P = DT – CP Và khi đó lợi nhuận (P) chỉ có thể có được khi Doanh thu (DT) lớn hơn chi phí (CP) Thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp là bản thân các nhà kinh doanh có rất nhiều nhu cầu, nhưng không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng. Vì vậy, việc hình thành nhiều mục tiêu là tất yếu khách quan. Trong kinh tế thị trường tạo nên một “ tháp mục tiêu” trong đó đỉnh tháp là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất. Đối với doanh nghiệp thương mại, trong thực tế hoạt động kinh doanh xây dựng 5 mục tiêu cơ bản đó là: - Khách hàng - Đổi mới - Chất lượng - Cạnh tranh - Lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh hàng hoá và dịch vụ bao giờ cũng tuân theo cơ chế thị trường và thông qua hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện các mục tiêu hay là để mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thường tiến hành đông thời hai loại giải pháp: - Mở rộng thị trường và tăng doanh thu từ bán hàng - Doanh nghiệp phải hiểu rõ những chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh để từ đó giảm thiểu những chi phí không cần thiết Hai giải pháp trên áp dụng cho mọi loại hình sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp và mọi quốc gia. Và đó chính là quy tắc thị trường trong nền kinh tế thị trường. II/ Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 1) Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi phương diện và đã đạt được nhiều thành tựu trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, việc chuyển từ cơ chế tập trung, sang cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Các doanh nghiệp lớn ở nước ta đa phần là các doanh nghiệp Nhà nước, các tổng công ty Nhà nước chiếm đến 60% nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại, đến 70% vốn vay nước ngoài, đuợc hưởng nhiều ưu đãi về vốn, thuế , đát đai, cũng như các chính sách bảo hộ kèm theo. Tổng số tiền và tài sản của các công ty nhà nước sở hữu và sử dụng là một con số khổng lồ: 500000 tỷ đồng vốn vay và hơn 400000 tỷ đồng vốn vay nhà nước. Những con số mới nhấy của Bộ tìa chính cho hay 97% các tổng công ty Việt Nam làm ăn có lãi nhưng mức lợi nhuận trước thuế so với tổng doanh thu cũng chỉ đạt 6%. Có thể thấy là lợi thế cạnh tranh, lợi thế về độc quyền, khả năng vốn tiếp cận va tín dụng thì việc chỉ đạt lợi nhuận là 6% trước thuế là lợi nhuận thấp, mà chưa tính cả lạm phát thì con số này sẽ thành số âm Trong khu vực kinh tế tư nhân, nhiều công ty tư nhân, công ty TNHH ra đời nhưng chủ yếu là những công ty vừa và nhỏ. Năm 2006 cả nước có tất cả 160000 doanh nghiệp mới ra đời. Và theo số liệu thống kê mới nhất hiện nay cả nước ta có khoảng 281000 doanh nghiệp. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn những các doanh nghiệp này cũng dần dần thích ứng với cơ chế mới để không bị loại ra khỏi vong quay thị trường và ngày cang tụ khẳng định mình trên trường khu vực và quốc tế. 2) Những kết quả đạt được của các doanh nghiệp sau hơn 20 năm đổi mới - Về cơ chế vận hành của thị trường: cơ bản đã xóa bỏ cơ chế lưu thông cũ, chuyển sang cơ chế lưu thông mới, khắc phục được tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất, khá ổn định và thông suốt trong cả nước. - Quản lý nhà nước về thương mại có sự đổi mới từ trung ương đến địa phương cả về tư duy, nội dung và phương pháp quản lý, môi trường pháp lý cho lưu thông hàng hóa, hoạt động của thương nhân: liên quan đến mặt hàng kinh doanh, Nhà nước qui định những mặt hàng, dịch vụ cấm kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh; cơ chế chính sách đối với các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (quyền lợi, nghĩa vụ, tổ chức, quản lý của các loại hình thương nhân v.v...) và đối với các hình thức tổ chức kinh doanh (qui định về tổ chức, quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại v.v...). Bên cạnh chính sách chung, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến khích phát triển các HTX, chính sách phát triển thương nghiệp miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc... - Kiềm chế được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội: Chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng của thị trường xã hội năm 1986 là 20%, năm 1989 là 2,5%, năm 2000 là 1% và năm 2004 chỉ còn 0,79%; giá cả hàng hóa tương đối ổn định, các cơn sốt giá giảm dần. Đặc biệt, từ 1996 đến nay, không có các “cơn sốt” do quan hệ mất cân đối cung cầu gây ra ngay cả trong dịp lễ, Tết hoặc lúc bị thiên tai. Nhu cầu về các mặt hàng trọng yếu được bảo đảm bình thường. - Hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2005 ước đạt 440 ngàn tỷ đồng, gấp gần 710 lần năm 1985. - Về thành phần tham gia, từ chỗ chỉ có hai thành phần cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (năm 1985), đến nay ngoài 2 thành phần trên còn có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với tỷ trọng gần 90% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước đã từng bước vươn lên, thích ứng với cơ chế mới, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, giữ được vai trò nòng cốt ở những mặt hàng trọng yếu, ở những khâu và lĩnh vực then chốt, chi phối 70- 75% khâu bán buôn, chiếm 20 - 21% tổng mức lưu chuyển bán lẻ. - Từng bước hình thành các kênh lưu thông của một số mặt hàng chủ yếu: Với sự tham gia đông đảo của các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm các nhu cầu trong nước. Mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn: thành thị, nông thôn và miền núi, với sự tham gia của các chủ thể kinh doanh. Tổ chức và phương thức kinh doanh, phương thức mua bán ngày càng đổi mới, phong phú và linh hoạt hơn. - Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại: Năm 1996 cả nước có gần 5.000 chợ đến năm cuối 2004 tăng lên 8.751 chợ với sự đa dạng về loại hình kinh doanh và quản lý, xuất hiện một số chợ đầu mối nông sản và chợ chuyên doanh. Các hình thức Trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự phục vụ, hội chợ - triển lãm thương mại, trung tâm giao dịch hàng hóa... đang hình thành và phát triển ở khu vực thành thị, các vùng kinh tế trọng yếu. Năm 1997 cả nước mới có một số ít siêu thị, đến năm 2004 ở 21 tỉnh, thành phố đã có 681 trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, HTX với sự phong phú và đa dạng về mẫu mã chủng loại, chất lượng bảo đảm, phương thức phục vụ văn minh, hấp dẫn đối với khách hàng. - Thương mại trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dẫn tộc phát triển trên nhiều mặt, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các vùng này. 3) Những tồn tại nảy sinh, mặt trái trong làm ăn hiện nay Tuy đạt được nhiều thành tưu đáng kể trên, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những nảy sinh, mặt trái trong làm ăn kinh doanh hiện nay. Ví dụ như là bên cạnh những doanh nghiệp làm hoạt động theo đúng quy tắc thị trường, chúng ta còn bắt gặp những doanh nghiệp thành lập ra không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hoá đơn, chứng từ, trốn thuế và lấy tiền của nhân sách Nhà Nước (thường được gọi là các doanh nghiệp ma) Theo số liệu thống kê mới đay nhất của cục thuế Hà Nội, từ đầu năm 2005 đến nay trên địa bàn thủ đô đã có tới 453 doanh nghiệp mang theo hơn 9000 bộ hoá đơn, con số này năm 2004 là 499 doanh nghiệp với 46000 bộ hoá đơn Loại doanh nghiệp ma phổ biến nhất là các công ty TNHH, công ty cổ phần hay các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp đăng kí rất nhiều nganh nghề kinh doanh Nhiều doanh nghiệp có vốn kê khai hàng tỷ đồng song khi kiểm tra thì địa điểm là đi thuê, đi mượn, không có tài sản cũng như phương tiện để sản xuất. Thực chất là có được tư cách phap nhân và sử dụng hoá đơn khống nhằm mục đích khấu trừ thuế, thanh toán tiền của ngân sách Nhà Nước *)Hoặc một ví dụ về sự vi phạm quy tắc thị trường như: - Ngày 7/2, UB CNN đã ra Công văn 64/ UBCK-TT thông báo kết luận sau kiểm tra đối với Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) về một số vấn đề thiếu sót, vi phạm và các biện pháp xử lý, khắc phục Cụ thể, UBCKNN đã chỉ ra 6 vi phạm điển hình của VCBS, như các quy định về quy trình nhập lệnh của công ty này còn nhiều sơ hở, nhất là số nhà đầu tư nước ngoài không mở tài khoản lưu ký tại VCBS “không phải tuân theo quy trình đặt lệnh theo quy định”, mà được ưu tiên chuyển thẳng vào Hệ thống giao dịch của TTGDCK, phá vỡ quy tắc thị trường về tính trật tự, công bằng,công hai... Bên cạnh đó, nhân viên môi giới của công ty không thực hiện việc ghi thứ tự, thời gian đặt lệnh vào phiếu lệnh và mở sổ lệnh để theo dõi thứ tự, thời gian đặt lệnh theo quy định, tạo nên sự tùy tiện trong việc sắp xếp lệnh nhập vào Hệ thống giao dịch của TTGDCK, gây phản ứng cho khách hàng. VCBS cũng chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy trình, thứ tự nhập lệnh vào hệ thống theo quy định. Việc “ưu tiên” đặt lệnh trực tiếp vào Hệ thống giao dịch của TTGDCK TP.HCM cho một số nhà đầu tư kể cả tổ chức và cá nhân là vi phạm nguyên tắc trật tự của thị trường nên khách hàng khiếu kiện. Ngoài ra, phần lớn số nhân viên kinh doanh chứng khoán của VCBS (13/22) chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Từ những kết luận trên, UBCKNN đã yêu cầu VCBS phải sửa đổi bổ sung quy trình đặt lệnh; nghiêm túc thực hiện các quy định về đặt lệnh giao dịch, đảm bảo các nguyên tắc trật tự ưu tiên lệnh về thời gian, ưu tiên lệnh khách hàng trước lệnh tự doanh ... VCBS cũng phải chấm dứt ngay tình trạng ưu tiên đặt lệnh trực tiếp vào Hệ thống giao dịch của TTGDCK cho một số nhà đầu tư; đảm bảo nguyên tắc trật tự, công bằng, công khai của TTCK. Ngoài ra, UBCKNN còn yêu cầu VCBS cải tạo, nâng cấp Hệ thống phần mềm giao dịch phù hợp với sự phát triển của thị trường, tránh nghẽn mạng trong giờ giao dịch; đồng thời lập Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên Phòng giao dịch 4)Nguyên nhân của những tồn tại, mặt trái ấy *) Về phía các doanh nghiệp - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp so với thế giới còn rất kém, chưa thật sự nhạy bén với những sự thay đổi ngày một nhanh chóng của thị trường. Đứng trước những biến động của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, các doanh nghiệp thường tỏ ra rất lúng túng. -Nhiều doanh nghiệp không dám chấp nhận mạo hiểm, chưa biết giảm thiểu những bất lợi khi mở rộng thị trường -Nhiều doanh nghiệp còn non trẻ ít kinh nghiệm trên thương trường, làm ăn còn mang tính bôc phát - Đặc biệt là các doanh nghiệp không nắm rõ luật nên khi quyết định mở rộng thị trường ra bên ngoài còn gặp phải rất nhiều những khó khăn, mà nhiều doanh nghiệp đã gánh phải những thất bại nặng nề vì nguyên nhân này. *)Về phía Nhà nước - Cơ chế pháp luật còn nhiều hạn chế, đôi khi còn gây ra những khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp - Luật pháp còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp làm ăn phi pháp -Tệ nan tham ô, tham nhũng nặng nề khiến cho nhiều doanh nghiệp khó lòng yên tâm làm ăn chân chính -Lạm phát tăng cao -Thuế suất cao khiến nhiều doanh nghiệp phải lách luật -Các doanh nghiệp Nhà nước được bảo họ nhiều quá tạo ra bất công đối với các thanh phần kinh tế khác III/Biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta theo đúng quy tắc thị trường Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những yếu kém. Trong các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đường lối đổi mới thời gian qua, vấn đề phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quan trọng nhất. Tuy nhiên viêc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, đặc biệt là việc đưa hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đi đúng theo quy tắc thị truờng thì cần phải có những biện pháp như sau: Giải pháp cho các doanh nghiệp hiện nay đó là: cần phải tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những chi phí mà mình bỏ ra để từ đó có những biện pháp giảm chi phí cho phù hợp Khi mà sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường thì một điều tất yếu là doanh nghiệp cần tiến hành mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào quá trình trên. Tuy nhiên điều này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn chủ động, cẩn thận để có những kế hoạch hợp lý. Vậy đâu là bí quyết để doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả trong kinh doanh, mở rộng thành công thị trường của mình? Thì doanh nghiệp cần phải: -.Thông tin thị trường luôn là yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ thông tin theo thời gian thực tế - Hoà trộn quyết định, chiến thuật, kế hoạch - Cái mới mở ra thị trường mới Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những chi phí bỏ ra để có những chính sách đê giảm chi phí hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. - Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu - Cắt giảm đúng trọng tâm - Có tầm nhìn hướng về tương lai *) Vai trò điều tiết của nhà nước Để hội nhập vào nền kinh tế thị trường, các cơ quan quản lí cần làm đúng chức năng quản lí nhà nước, “buông” cho các doanh nghiệp tự hoạt động thiệp cơ chế thị trường với những quy luật vốn có của nó. Nhưng không có nghĩa là buông hẳn mà vẫn quản lí bằng pháp luật, bằng cơ chế điều tiết, có sự can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, không phải để cho các doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. - Xoá bỏ cơ chế độc quyền Mặc dù một số ngành thuộc lĩnh vưc chiến lược nhà nước cần phải quản lí chặt chẽ nhưng không có nghĩa là bao cấp. Ví dụ như ngành ngân hang hay viễn thông, sau khi phá bỏ thế độc quyền, các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội và đầu tư vào lĩnh vực này , chính sự cạnh tranh này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân đó là có thể lựa chọn cho minh những dịch vụ tốt nhất để sử dụng. Cũng như tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp. -Kiểm soát sự minh bạch của các doanh nghiệp Đây là một việc làm rất cần thiết nhất là đối với những doanh nghiệp lớn, nắm giữ những mặt hàng chiến lược. Chúng Ta đều nhận thấy là giá cả hiện nay là giá ảo, nhà nước cũng không thể kiểm tra, kiểm soát, chỉ có thể ban hàng khung giá từng thời điểm. Các doanh nghiệp nào trước khi tăng giá đều than lỗ, bị thâm hụt, nhưng mức lương thưởng của nhân viên bình thường lại rất cao, điều đó chứng tỏ lợi nhuận họ thu được là một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhà nước cần phải kiểm tra điều này để tránh tình trạng phải bù lỗ hàng chục tỷ đồng - Xử lí nghiêm minh các vi phạm Vừa quản lý, vừa kiểm tra, xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp vi phạm, ví dụ như trường hợp các doanh nghiệp ma nói trên đã gây ra tổn thất cho ngân sách nhà nước không nhỏ. * ) Hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện Hệ thống luật pháp nước ta có nhược điểm đó là: hay thay đổi, mập mờ, không nhất quán. Vì vậy, một số doanh nghiệp đã lợi dụng điểm này để làm ăn phi pháp. Cho nên hệ thống pháp luật của nước ta cần phải hoàn thiện và chặt chẽ hơn nữa để nhà nước có thể làm tốt chức năng quản lí của mình *)Nhận thức của các nhà kinh doanh hiện nay Hiện nay các nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng được đào tạo nâng cao trình độ, và rất nhiều trong số đó đã hướng hoạt động của doanh nghiệp mình tuân theo quy tắc thị trường, đạt được nhiều thành công. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó vì thế dẫn đến không ít những thiệt hại cho nền kinh tế, đến một lúc nào đó họ sẽ tự đào thải mình ra khỏi thị trường KẾT LUẬN Qúa trình đổi mới của nước ta qua hơn 20 năm trở lại đây đã đạt được rất nhiều những thành tựu, đặc biệt là mặt kinh tế với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Sự ra đời của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp đã tạo nên một nền kinh tế thị trường phát triển rất đa dạng Cùng với sự phát triển đó chúng ta cũng cần lưu ý để đưa ra các biện pháp mới nhằm định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy tắc thị trường tránh xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật làm tổn hại đến Nhà nước và nhân dân Hoạt động theo quy tắc thị trường tạo động lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh, mang lại hiệu quả hơn nữa, góp phần vào ổn định và tăng trưởng nền kinh tế của đất nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24935.doc