Mục lục
Lời mở đầu
I. Giới thiệu nguyên liệu
1.1 Nguồn gốc ra đời của cây chè (trà)
1.2 Một số công dụng của trà xanh
1.3 Đặc điểm thực vật của cây trà
1.4 Thành phần hóa học của nguyên liệu
1.4.1 Thành phần hóa học của lá trà tươi
- Nước
- Hợp chất polyphenol
- Hợp chất anthoxanthin
- Hợp chất anthocyanne
- Các axit phenolcarboxylic
- Hợp chất alkaloid
1.5 Phụ gia
1.6 Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu
II. Quy trình công nghệ
2.1 Sơ đồ khối
- Quy trình 1
- Quy trình 2
2.2 Giải thích quy trình
- Quy trình 1:
2.2.1 Nấu syrup
2.2.2 Lọc 1
2.2.3 Làm nguội
2.3.4 Diệt men
2.3.5 Vò
2.3.6 Trích ly
2.3.7 Lọc 2
2.3.8 Phối trộn
2.3.9 Tiệt trùng UHT
2.3.10 Rót chai,đóng nắp
- Quy trình 2
III. So sánh hai quy trình công nghệ
IV. Chỉ tiêu sản phẩm
V. Thành tựu công nghệ
5.1 Trích ly trà có hổ trợ vi sóng
5.2 Trích ly trà co hổ trợ siêu âm
5.3 Giống trà
5.4 Nghịch đảo đường bằng xúc tác enzyme invertase
Tài liệu tham khảo
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình sản xuất Trà xanh đóng chai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ysaccharide và dẫn xuất của chúng. Phần lớn các chất pectin là những chất keo và
trong những điều kiện nhất định thì chúng đông tụ lại.
Hàm lượng pectin trong lá trà luôn luôn thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó quan sát thấy lá trà càng non thì càng chứa nhiều pectin tan trong nước nhưng tổng
hợp pectin thì càng ít so với lá trà già hơn, đặc biệt trong cẫng trà rất giàu pectin.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 17
Bảng 7: Hàm lượng pectin trong các bộ phận khác nhau của búp trà
(tính theo % chất khô)
Nhóm chất pectin Tôm và
lá thứ
nhất
Lá thứ hai Lá thứ ba Cẫng trà
Hòa tan trong nước 2.85 2.10 1.83 2.37
Hòa tan trong acid oxalic 5.10 6.31 6.51 7.11
Hòa tan trong amino oxalat 5.42 7.06 7.94 8.34
Hàm lượng pectin có liên quan mật thiết đến tính chất của trà tươi và trà thành
phẩm, ví dụ: trong quá trình chế biến trà, pectin tạo ra tính bám dính giúp cho trà cuộn
chặt lại trong thời gian vò hoặc giúp cho khối trà dính chặt vào nhau khi ép nóng trong
sản xuất trà ép bánh theo hình dạng của khuôn. Pectin cũng góp phần tạo nên vị ngọt dịu
của trà thành phẩm. Tuy nhiên, pectin là chất keo háo nước, cùng với những chất khác có
tính hút ẩm làm cho độ ẩm trong trà khô tăng lên, gây khó khăn cho bảo quản trà, và do
đó dẫn đến làm giảm chất lượng trà.
I.4.1.8 Tinh dầu
Hương thơm của trà được hình thành bởi các yếu tố sau:
- Lượng tinh dầu có sẵn trong nguyên liệu ban đầu.
- Các cấu tử mới của tinh dầu được hình thành trong quá trình chế biến trà (chủ yếu do
các quá trình oxy hóa, và dưới tác dụng của nhiệt độ cao), bao gồm
+ Các sản phẩm caramel hóa khi đường khử chịu tác dụng của nhiệt độ cao.
+ Các sản phẩm của sự tương tác giữa các acid amin và đường khử dưới tác dụng
của nhiệt độ và độ ẩm
- Các chất có tính hấp phụ và giữ mùi.
Trong đó, nhóm aldehyde là một trong những thành phần cấu tử quan trọng của tinh
dầu trà. Đối với chất lượng trà, các aldehyde bay hơi giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến hương thơm của nó vì bản thân một số aldehyde sẵn có mùi thơm, hơn nữa,
chúng còn tham gia vào sự tạo thành các phức chất có mùi thơm độc đáo của trà, tham
gia vào sự hình thành màu sắc và vị nước trà. Ngoài các aldehyde có sẵn trong nguyên
liệu, trà còn có nhiều aldehyde mới được tạo thành trong quá trình chế biến trà.
I.4.1.9 Chất tro
Thành phần tro của lá trà tươi dao động từ 4 – 7%.
I.4.1.10 Vitamin
Nhóm vitamin không hòa tan trong nước có trong lá trà là vitamin K (liều lượng
300 – 500 đơn vị sinh lý trong 1g trà).
Ngoài ra, lá trà cũng chứa nhiều vitamin C (1-acid ascorbic). Trong thời gian chế
biến trà, hàm lượng acid ascorbic giảm đi đáng kể dưới tác dụng của nhiệt độ cao.
Ngoài ra, trong trà còn có nhóm vitamin B, cụ thể là vitamin B1 (tiamin) và
vitamin PP (acid nicotinic), vitamin B2 (riboflavin) và acid pantotenic.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 18
I.4.1.11 Chất màu
Lá trà có chứa các chất màu, nhờ đó làm cho trà có màu sắc, chất màu thực vật
gồm từ chlorophyll, anthocyan là những chất có trong phân nhóm flavonoid và
carotenoid có màu vàng cũng như các flavon và flavoncla.
Chất màu đầu tiên được xét tới là chlorophyll. Nhờ có chlorophyll mà lá trà có màu xanh
lục. Chlorophyll cũng có các tính chất như những chất màu khác là ít hòa tan trong nước
nóng hơn so với khi hòa tan cùng với các nhóm chất màu khác trong dung môi hữu cơ.
Hàm lượng chlorophyll trong lá trà ảnh hưởng xấu đến chất lượng của trà.
I.4.1.12 Enzyme
Enzyme là một trong những nhóm chính có trong lá trà. Phần lớn enzyme ở đây
thuộc nhóm hydrolase. Các loại enzyme thủy phân thường gặp trong lá trà cần phải kể
đến là amylase, invertase, protease, … Ngoài ra, còn có enzyme thuộc nhóm enzyme oxy
hóa khử.
I.4.2 Các nguyên liệu khác
a) Nước
Nước được xem là nguyên liệu trong công nhiệp sản xuất trà xanh đóng chai. Đó là do
hàm lượng nước chiếm một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các hợp chất hóa học khác
trong sản phẩm. Ngoài ra, thành phần hóa học của nước nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến
những tính chất cảm quan và độ bền hóa lý của sản phẩm thức uống.
Tính chất:
Nhiệt độ đông đặc: 0oC
Nhiệt độ sôi: 100 oC
Chỉ số khúc xạ (ở 20oC) so với không khí: 1,333
Nhiệt độ nóng chảy: 6,012 KJ/mol
Nhiệt hóa hơi: 44,01 KJ/mol
Độ nhớt: 1,004 MPa.s
Nhiệt dung riêng ở áp suất 0,101 MPa của:
Nước đá (0
o
C): 1,039 J/kg.K
Nước (15
o
C): 4,185 J/kg.K
Hơi (100
o
C): 2,039 J/kg.K
Độ dẫn nhiệt của:
Nước đá (0oC): 2,34 W/m.K
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 19
Nước (45oC): 64,5 W/m.K
Hơi (100oC): 0,0231 W/m.K
Nước tự nhiên được xem là một dung dịch có chứa các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Ngoài
ra, trong nước còn có các tế bào vi sinh vật và một hàm lượng nhỏ các khí hòa tan.
Chất lượng nước được đánh giá chủ yếu thông qua ba nhóm chỉ tiêu: cảm quan, hóa lý và
vi sinh.
b) Đường:
Tính chất
Danh pháp IUPAC: Saccharose
Tên khác: Đường, đường mía, sacaroza
Phân tử gam: 342.29648 g/mol
Bề ngoài: rắn, trắng
Tỷ trọng: 1,587 g/cm³
Điểm nóng chảy: 186 °C
Độ hòa tan trong nước: 211,5 g/100 ml (20 °C)
Bảng 8: Độ hòa tan của saccharose tinh khiết
Độ hòa tan của saccharose tinh khiết
Nhiệt độ (oC) g Saccharose/g nước
50 2,59
55 2,73
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 20
60 2,89
65 3,06
70 3,25
75 3,46
80 3,69
85 3,94
90 4,20
Hình 9: Saccharose dạng hạt
Saccharose tinh khiết thông thường nhất hay được sản xuất dưới dạng bột kết tinh mịn
màu trắng, không mùi với vị ngọt dễ chịu; dưới tên gọi phổ biến là đường hay đường ăn.
Nó bao gồm 2 monosaccharide là α-glucose và fructose, được kết nối bằng liên kết
glucoside giữa nguyên tử cacbon 1 của khối glucose với nguyên tử cacbon 2 của khối
fructose. Cần phải chú ý vì saccharose không giống các polisaccharide khác, liên kết
glucoside được tạo giữa đuôi khử của cả glucose và fructose, không phải là đuôi khử của
monosaccharide này và đuôi không khử của monosaccharide kia. Do không có nguyên tử
C tự do có nhóm epime, nó được coi là đường không khử.
Saccharose nóng chảy và phân hủy ở 186 °C để tạo ra caramel (đường thắng), và khi
cháy tạo ra cacbon, dioxyde cacbon, nước. Nước có thể phá vỡ cấu trúc của saccharose
nhờ thủy phân, tuy nhiên quá trình này là rất chậm và vì thế saccharose có thể tồn tại
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 21
trong dung dịch trong nhiều năm mà gần như không thay đổi. Tuy nhiên, nếu enzyme
succarose được thêm vào thì phản ứng sẽ diễn ra nhanh chóng.
Saccharose thường gặp trong chế biến thực phẩm do nó vừa là chất tạo ngọt vừa là chất
dinh dưỡng; nó là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích quy,
kẹo ngọt, kem và nước trái cây, trong hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm.
Saccharose là chất dinh dưỡng vĩ mô dễ dàng tiêu hóa, là nguồn cung cấp năng lượng
nhanh chóng cho cơ thể, tạo ra sự gia tăng của glucose huyết trong quá trình tiêu hóa.
Tuy nhiên, saccharose tinh khiết thông thường không là thành phần trong khẩu phần ăn
của con người để có thành phần dinh dưỡng cân đối, mặc dù nó có thể thêm vào để làm
cho một số loại thực phẩm trở nên ngon hơn.
Việc sử dụng quá nhiều saccharose có liên quan tới một số các bệnh tật. Phổ biến nhất là
sâu răng, trong đó các vi khuẩn chuyển hóa đường (bao gồm cả saccharose) từ thức ăn
thành các acid dễ dàng phá hủy men răng.
Saccharose, như một hydratecacbon tinh khiết, cung cấp năng lượng 3,94 kilocalo trên
một gam (hay 17 kilojoule trên gam). Khi một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều
saccharose được tiêu thụ thì các thành phần dinh dưỡng có ích có thể bị loại ra khỏi thức
ăn, và điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh kinh niên. Người ta khuyến cáo rằng
các đồ uống chứa saccharose có thể liên quan với sự phát triển của bệnh béo phì và đề
kháng insulin.
c) Phụ gia
Acid citric:
Dạng kết tinh khan hoặc với một phân tử nước.
Danh pháp IUPAC: Acid 2-hydroxypropan-1,2,3-tricacboxylic
Tên khác: Acid 3-hydroxypentanedioic acid 3-cacboxylic, Citrat hiđrô, E330
Công thức phân tử: C6H8O7
Phân tử gam: 192,123 g/mol (khan), 210,14 g/mol (monohydrat)
Tính chất
Tỷ trọng: 1,665 g/cm³
Điểm nóng chảy: 153 °C
Điểm sôi: phân hủy ở 175 °C
Độ hòa tan trong nước: 133 g/100 ml (20°C)
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 22
Độ acid (pKa): pKa1=3,15, pKa2=4,77, pKa3=6,40
Hình 10: Acid Citric
Acid citric hay acid xitric là một acid hữu cơ yếu, và là một acid ba lần acid. Nó là một
chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các
loại nước ngọt. Nó được ký hiệu là E330
Ở nhiệt độ phòng, acid citric là chất bột kết tinh màu trắng. Nó có thể tồn tại dưới dạng
khan (không chứa nước) hay dưới dạng ngậm một phân tử nước (monohydrat). Dạng
khan kết tinh từ nước nóng, trong khi dạng monohydrat hình thành khi acid citric kết tinh
từ nước lạnh. Dạng monohydrat có thể chuyển hóa thành dạng khan khi nung nóng tới
trên 74 °C.
Đối với các dạng nước giải khát thì phép đo độ ngọt tốt nhất là tỷ lệ đường/acid. Gần
đây, việc sử dụng các thiết bị nhạy hồng ngoại đã cho phép đo cả Brix (hàm lượng
đường) và độ chua bằng phát hiện đường và acid citric thông qua các dao động phân tử
đặc trưng của chúng và điều này cho phép đánh giá chính xác hơn độ ngọt của đồ uống.
Acid citric được hầu hết các quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận là an toàn để sử dụng
trong thực phẩm. Nó hiện diện tự nhiên trong gần như mọi dạng sự sống, các lượng acid
citric dư thừa dễ dàng trao đổi và bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với acid
citric khô hay đậm đặc có thể gây ra kích ứng da và mắt, vì thế bảo hộ lao động nên được
sử dụng khi tiếp xúc với acid citric. Việc sử dụng quá nhiều acid citric cũng dễ làm tổn
hại men răng. Tiếp xúc gần với mắt có thể gây bỏng và làm mất thị giác.
Đôi khi hàm lượng quá cao acid citric có thể gây tổn hại cho tóc, do nó mở lớp cutin của
tóc. Nó có thể làm mất các chất cần thiết cho tóc và làm tóc bị bạc màu.
Ngoài chức năng tạo vị, acid citric còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm sợi và nấm
men. Đối với nhóm vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm, thí nghiệm của Minor và Marth
(1970) cho thấy dung dịch được chỉnh về pH 4,7 và 4,5 bằng acid citric có khả năng ức
chế 90% và 99% sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Theo
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 23
Subramanian và Marth (1968), acid citric cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của
Salmonella typhimurium.
Acid citric ức chế sự sinh trưởng của nấm sợi cũng như quá trình sinh tổng hợp toxin ở
nấm sợi. Theo số liệu nghiên cứu của Reiss (1976), nồng độ acid citric 0,75% không ảnh
hưởng đáng kể đến quá trình sinh trưởng của loài Aspergillus parasiticus, tuy nhiên quá
trình sinh tổng hợp toxin bị ức chế hoàn toàn. Còn đối với loài Aspergillus versicolor,
nồng độ acid citric 0,25% đủ để kìm hãm toàn bộ quá trình sinh tổng hợp toxin ở sợi
nấm.
Acid citric có khả năng tạo phức (chelation) với các ion kim loại. Các muối citrate
canxi, kali và natri đều hòa tan tốt trong nước và chúng cũng có khả năng ức chế vi sinh
vật.
Màu:
Sử dụng chất màu tự nhiên.
Hương liệu:
Hương chanh, đào, mật ong…
Vitamin C:
Bột hay tinh thể màu trắng hay hơi vàng, không hôi, vị chua.
I.5. Chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu
I.5.1 Chỉ tiêu chất lượng của lá trà tươi
Bảng 9: Chỉ tiêu hóa lý của lá trà tươi
Tên chỉ tiêu Mức hàm lượng
Hàm lượng chất hòa tan ≤ 8%
Hàm lượng tannin, không nhỏ hơn 9.0%
Hàm lượng cafein, không nhỏ hơn 1.8%
Hàm lượng chất xơ, không lớn hơn 16.5%
Hàm lượng tro tổng số 4 – 8%
Hàm lượng tạp chất lạ ≤ 0.2%
Hàm lượng Fe ≤ 0.05%
I.5.2 Chỉ tiêu của nước
Chỉ tiêu cảm quan và hóa lý:
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 24
Bảng 10: Các chỉ tiêu cảm quan và hóa lý
Chỉ tiêu vi sinh vật của nước
a) Phải đảm bảo chất lượng không gây rủi ro cho sức khoẻ người tiêu dùng (Không
được có các vi sinh vật gây bệnh)
b) Ngoài ra phải tuân thủ các yêu cầu về vi sinh vật sau đây
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 25
Bảng 11 :Chỉ tiêu vi sinh của nước uống (quy định số 80/778/EEC)\
Stt Chỉ tiêu Thể tích
mẫu phân
tích
Mức
khuyến
cáo
Mức cao nhất cho phép
Phương
pháp đổ
hộp (sử
dụng
membrance
vi lọc)
Phương
pháp
MPN
1 Tổng số vi
khuẩn hiếu
khí
1000 10 cfu (ở
37
o
C)
100 cfu (ở
27
o
C)
2 Coliforms
tổng số
100 0 MPN<1
3 Coliform
phân
100 0 MPN<1
4 Faecal
streptococci
100 0 MPN<1
5 Sulphite
reducing
clostridia
20 0 MPN<1
Chú thích: Phương pháp MPN (Most probable Number): Phương pháp sử dụng chỉ số
xác suất cao nhất.
Tóm lại, để kiểm tra và đánh giá chất lượng nguồn nước nguyên liệu, người ta phải dựa
vào đồng thời cả ba nhóm chỉ tiêu: cảm quan, hóa lý và vi sinh. Thông thường, mỗi nhà
máy phải tự đề ra mức quy định cụ thể cho từng chỉ tiêu để phù hợp với thực tiễn sản
xuất. Tuy nhiên, những quy định này phải nằm trong khoảng cho phép theo quy định
chung của từng quốc gia.
Nếu chất lượng nước không đạt yêu cầu, ta cần lựa chọn phương pháp phù hợp để xử lý
nước trước khi đưa vào sản xuất.
I.5.3. Chỉ tiêu của đường:
Chỉ tiêu hóa lý:
- Hàm lượng saccharose 99.8 (% chất khô)
- Độ ẩm 0.05 (% khối lượng)
- Hàm lượng đường khử 0.03 (%khối lượng)
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 26
- Hàm lượng tro 0.03 (%khối lượng)
Chỉ tiêu cảm quan:
Màu trắng óng ánh, tinh thể đồng đều, khô, không vón cục, khi hòa tan trong nước có vị
ngọt đặc trưng, không có vị lạ, mùi lạ, dung dịch trong suốt.
I.5.4. Chỉ tiêu của phụ gia
Acid citric:
Chỉ tiêu hóa học:
Bảng 12:Chỉ tiêu của acid citric dùng trong thực phẩm (Rehm và cộng sự, 1996)
Tên chỉ tiêu Đơn vị đo Mức quy định
Hàm lượng acid citric
Tro
Chì
Arsen
Sulphate
(%)
(%)
mg/kg
mg/kg
%
Không thấp hơn 99,5
Không vượt quá 0,05
Không vượt quá 10
Không vượt quá 3
Không phát hiện
Chỉ tiêu cảm quan:
- Tinh thể không màu hay bột trắng, không vón cục. Dung dịch trong nước cất 20g/l
phải trong suốt.
- Vị: chua, không có vị lạ.
- Mùi: dung dịch 20g/l phải không có mùi.
- Cấu trúc: rời và khô.
- Tạp chất cơ học: không được có.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 27
II. QUY
Quy trình công nghệ dạng sơ đồ khối
Saccharose
Acid citric
Nước
Than hoạt tính,
bột trợ lọc
Nấu syrup
Trà xanh
Diệt men
Vò
Trích ly
Lọc
Rót chai
Phối trộnLàm nguội
Lọc
Ghép mí
Tiệt trùng
Sản phẩm
Tạp
chất
Phụ gia
Bã
Chai PET
Nước
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 28
III
A. QUY TRÌNH 1
1. Nấu syrup
a) Mục đích
- Chuẩn bị: Đồng nhất dịch syrup để thuận tiện cho quá trình phối trộn. Dưới tác
dụng của nhiệt mà đường hòa tan vào hỗn hợp thành phẩm một cách tốt nhất. Đồng thời
các vi sinh vật lẫn trong nước đường ( nếu có) sẽ bị tiêu diệt. có tác dụng giải khát chống
mệt mỏi nhanh hơn,.
- Chế biến: Để thu nhận hỗn hợp đường nghịch đảo.
b) Những biến đổi trong quá trình nấu syrup:
Biến đổi vật lý: Nhiệt độ tăng, tăng áp lực thẩm thấu, tăng độ nhớt, sự thay đổi khối
lượng riêng, tỉ trọng.
Biến đổi hóa học:
• Tăng hàm lượng chất khô.
• Phản ứng thủy phân đường saccharose với xúc tác acid và nhiệt độ tạo thành hỗn
hợp đường glucose và fructose (có tỉ lệ mol 1:1).
• Sự chuyển hóa đường thành syrup được thực hiện qua phản ứng sau:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
• Phản ứng caramel hóa đường tạo các hợp chất sậm màu.
Biến đổi hóa lý:
• Sự hòa tan của đường saccharose vào nước dưới tác dụng của nhiệt.
• Sự hấp phụ của than hoạt tính đối với các tạp chất hữu cơ trong syrup, đặc biệt là
các hợp chất màu.
Biến đổi về mặt cảm quan:
• Sự thay đổi màu sắc do phản ứng caramel hóa đường tạo các hợp chất sậm màu.
• Sự có mặt của acid trong nước đường cùng tác dụng của nhiệt độ, nước là các tác
nhân chuyển hóa đường saccharose thành đường nghịch đảo làm tăng vị ngọt, độ ổn định
của sản phẩm cũng tốt hơn
T
o
> 80
o
C
pH = 5,5- 6,5
Glucose Fructose
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 29
c) Thiết bị
Ñöôøng
Boät trôï loïc
Than hoaït tính acid citric
Hôi nöôùc
Hình 11:Mô hình thiết bị nấu syrup
Syrup ra
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 30
Hình 12: Thiết bị nấu syrup
Cấu tạo thiết bị:
• Thiết bị có dạng hình trụ, đáy cầu, được chế tạo bằng thép không rỉ.
• Xung quanh phần thân dưới và đáy thiết bị có lớp vỏ áo dùng để gia nhiệt bằng
hơi.
• Nguyên liệu sẽ được nạp vào qua cửa nạp trên nắp thiết bị.
• Bên trong thiết bị có cánh khuấy để đảo trộn nguyên liệu, cánh khuấy được truyền
động bởi motor đặt trên nắp thiết bị.
• Sản phẩm được tháo ra qua cửa ở đáy thiết bị.
• Thể tích sử dụng của thiết bị thường là 75%.
Phương pháp thực hiện
• Cho nước vào thiết bị và gia nhiệt nước đến nhiệt độ 55 – 60
0
C.
• Cho cánh khuấy hoạt động với tốc độ 30 – 50 vòng/phút, rồi cho đường và acid
vào.
• Khi đường và acid đã hòa tan hoàn toàn vào nước, gia nhiệt hỗn hợp đến nhiệt độ
70 – 800C để thực hiện phản ứng nghịch đảo đường, thời gian không kéo dài quá 2 giờ.
• Ở nhiệt độ 700C, thực hiện quá trình tẩy màu hỗn hợp trong 20 – 30 phút, bổ sung
cả than hoạt tính và bột trợ lọc vào nồi nấu syrup.
• Sau cùng, gia nhiệt nhanh hỗn hợp đến sôi rồi tiến hành lọc và làm nguội syrup.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 31
d) Thông số công nghệ:
• Nhiệt độ: 70 – 800C
• Thời gian: không quá 2 giờ
• Xúc tác acid citric: 0.75% khối lượng so với đường saccharose.
Tiêu chuẩn chất lượng syrup
• Trong suốt, không màu, không mùi lạ
• Hàm lượng đường trung bình 65-70%
• Lượng đường chuyển hóa > 90-95%
2. Lọc:
a) Mục đích: phân riêng hỗn hợp không đồng nhất qua lớp lọc
• Tách tạp chất
• Cải thiện độ trong dịch syrup với sự hỗ trợ của bột trợ lọc
b) Những biến đổi trong quá trình lọc:
• Biến đổi vật lý: Khối lượng riêng hỗn hợp giảm, nhiệt độ giảm.
• Biến đổi hóa lý: Chỉ còn một pha đồng nhất.
• Biến đổi về mặt cảm quan: Tăng độ trong.
c) Thiết bị: Thiết bị lọc khung bản
Cấu tạo:
• Thiết bị làm việc gián đoạn, huyền phù nhập vào liên tục, nước trong chảy ra liên
tục, còn tháo bã theo chu kỳ
• Thiết bị lọc khung bản được cấu tạo chủ yếu bởi khung và bản.
• Khung giữ vai trò chứa bã lọc và là nơi nhập huyền phù vào.
• Bản tạo ra bề mặt lọc với các rãnh dẫn nước lọc.
• Khung và bản thường được chế tạo có dạng hình vuông và phải có sự ghép kín
giữa khung và bản.
• Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ. Giữa khung và bản là vật ngăn
lọc.
Vật ngăn lọc thể hiện 3 tính năng cơ bản:
Giữ pha rắn càng nhiều càng tốt, đồng thời trở lực đối với pha liên tục
càng nhỏ càng tốt.
Sự phân bố đồng đều các lỗ xốp (mao dẫn) trên bề mặt vách ngăn lọc.
Chịu được tác động của môi trường lọc như: độ thấm ướt, độ bền về áp
suất, nhiệt độ, hóa học, cháy nổ, điều kiện tái sinh bề mặt lọc.
Vách ngăn lọc có thể có dạng hạt, sợi, tấm, vật xốp.
• Ép chặt giữa khung và bản bằng cơ cấu vít đai ốc được thực hiện bởi tay quay.
• Lỗ dẫn huyền phù nhập liệu của khung và bản nối liền tạo thành ống dẫn nhô ra để
ghép với hệ thống cấp liệu.
• Khi tiến hành lọc, phải ép chặt khung và bản để áp suất lọc không làm dịch lọc rò
rỉ ra ngoài, vì thế thiết bị lọc khung bản còn gọi là thiết bị lọc ép.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 32
Hình 13: Cấu tạo máy ép khung bản
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 33
Nguyên tắc hoạt động:
Hình 14: Mô tả nguyên tắc hoạt động của thiết bị lọc khung bản
• Huyền phù vào theo đường nhập liệu sau đó phân ra theo số lượng khung tràn vào
khoang trống, dưới áp suất nước lọc đi qua vách ngăn lọc theo các rãng trên bản chảy
xuống và nhờ van được lấy ra ngoài.
• Bã được giữ trên bề mặt của vật ngăn lọc và được chứa trong khung.
• Khi bã trong khung đầy thì dừng bơm nước nóng vào để rữa bã nhằm trích ly thêm
chất hòa tan nhưng hiệu quả không cao.
• Nén khí để tách hết chất chiết, xả áp, tháo khung, tháo bã vệ sinh thiết bị
Ưu điểm:
• Thời gian lọc: nhanh.
• Lượng nước rửa: ít.
• Độ ẩm bã: thấp.
• Diện tích bề mặt lọc lớn.
• Có thể thay đổi năng suất bằng cách thay đổi diện tích lọc.
• Chi phí thấp và bền.
Nhược điểm:
• Độ tổn thất chất chiết cao.
• Thiết bị hở nên không áp dụng cho những thực phẩm dễ nhiễm vi sinh vật.
• Mức độ cơ giới hóa và tự động hóa: không cao.
• Thiết bị làm việc gián đoạn nên tốn thời gian cho việc tháo bã và rửa bã.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 34
Hình15 : Thiết bị lọc khung bản dùng trong quy mô công nghiệp
d) Thông số công nghệ:
Áp lực lọc: 3at (được tạo ra bởi bơm nhập liệu).
3. Làm nguội:
a) Mục đích:
Chuẩn bị: hạ nhanh nhiệt độ dịch nha, chuẩn bị cho quá trình phối trộn.
b) Những biến đổi trong quá trình làm nguội syrup:
• Biến đổi vật lý: độ nhớt hỗn hợp tăng, nhiệt độ giảm.
• Các biến đổi khác không đáng kể.
c) Thiết bị: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng
Cấu tạo
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 35
Hình 16: Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng .
Đây là loại thiết bị truyền nhiệt có bề mặt truyền nhiệt phẳng, tạo thành từ những
tấm bảng ghép vào thành những hộp rỗng nhiều ngăn, chúng có những lỗ nối nhau tương
ứng để tạo thành lối chuyển động riêng cho từng lưu chất. Giữa các tấm bản có dùng các
tấm đệm kín để đảm bảo ngăn cách hai lưu chất. Bên ngoài có hệ thống các thanh giằng
có ốc vặn để ép chặt các tấm bản
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 36
Nguyên tắc hoạt động:
Hình 17: Mô tả ngyên tắc hoạt động của thiết bị làm nguội
Cứ mỗi giây, ống dẫn mở ra cho lưu chất chảy vào. Giữa mỗi cặp đĩa có một miếng đệm
cao su, để ngăn cản lưu chất hòa lẫn vào nhau hoặc rỉ ra bên ngoài. Vì thế, nhiệt được
truyền từ lưu chất nóng sang lưu chất lạnh qua các đĩa mỏng làm bằng thép không rỉ.
Ưu điểm:
- Sử dụng vật liệu mỏng nhất cho bề mặt truyển nhiệt nên quá trình truyền nhiệt đạt tối
ưu.
- Ngoài ra, dòng chảy rối trong môi trường giúp cho quá trình đối lưu diễn ra thuận lợi
hơn, dẫn đến tăng hiệu quả truyền nhiệt giữa các môi trường.
- Những dòng chảy rối xuất hiện do bề mặt nhiều khía làm cặn khó hình thành, ưu
điểm này nổi bậc so với thiết bị truyền nhiệt dạng ống lòng ống
Nhược điểm: Không làm việc dưới áp suất cao và không thích hợp đối với các
nguyên liệu dạng nhão và dạng hạt.(Những nếp gấp trên đĩa tạo những điểm “tựa” đã giữ
các chất dạng bột nhão và dạng hạt ở lại đó. Vì thế, giữ cho thiết bị trao đổi nhiệt dạng
bản mỏng sạch trước khi chạy sản phẩm mới là điều vô cùng khó khăn)
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 37
d) Thông số công nghệ:
Nhiệt độ: làm nguội đến nhiệt độ 30-350C.
4. Diệt men
a) Mục đích
Chuẩn bị:
• Trong chế biến chè xanh, không cần tạo nên những biến đổi sinh hóa cho tanin,
nên enzyme không có ích cho quá trình chế biến. Vì vậy ngay từ giai đoạn đầu của quá
trình chế biến chè xanh người ta phải dùng nhiệt độ cao để vô hoạt enzyme có trong
nguyên liệu để không tạo ra sự biến đổi các chất dưới tác dụng của enzyme.
• Làm mềm lá chè tạo thuận lợi cho giai đoạn vò tiếp theo
b) Những biến đổi trong quá trình diệt men
Biến đổi vật lý: Làm thay đổi trọng lượng , thể tích, các tính chất cơ học chuẩn bị
cho giai đoạn vò xoăn cánh chè.
Biến đổi hóa sinh: Trong búp chè có 2 loại enzyme chủ yếu là:
• Nhóm enzyme thủy phân : amilase, protease, glucosidase, …
• Nhóm enzyme oxi hóa – khử : peroxidase, polyphenoloxidase, …
Enzyme peroxidase, polyphenoloxidase đóng vai trò quan trọng nhất và có tác dụng khác
nhau ở nhiệt độ cao hơn sẽ bị vô hoạt hoàn toàn.
Biến đổi hóa lý: Các chất mùi dễ bay hơi. Vì vậy, mùi giảm một ít.
c) Thiết bị : Thiết bị diệt men bằng không khí nóng
Cấu tạo
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 38
Hình 18: Thiết bị
Nguyên tắc hoạt động
2 - 3 kg/m
2
120
o
C - 125
o
0,45 - 1- 2
58 -
20- 25kg/m
2
30 -
, nguy
do ít hao hụt các chất tan hơn.
d) Thông số công nghệ
• : 120
o
C - 125
o
C
• : 1 - 2
• Thời gian làm nguội: 30 -
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 39
5. Vò
a) Mục đích
Chuẩn bị:
Tạo hình xoăn chặt cho cánh chè kết hợp với làm dập một phần tế bào của lá để dịch ép
chiết ra ngoài mặt lá tạo thuận lợi cho quá trình trích ly
b) Những biến đổi trong quá trình vò
Biến đổi vật lý:
-Sự thay đổi về kích thước và hình dạng.
-Nhiệt độ tăng do sự cọ xát cơ học của khối trà vào thành máng vò và do quá
trình oxy hóa trong khối trà vò.
Biến đổi hóa học:
-Giảm lượng chất hòa tan: giảm lượng tannin hòa tan, giảm lượng nhóm chất
catechin.
-Giảm nhiều lượng chlorophyll.
-Sự thay đổi các thành phần khác: các phức chất bay hơi (benzaldehyde, n-
pentanol…), các acid hữu cơ, giảm vitamin C ...
Cảm quan: màu sắc do sự oxy hóa tannin trong trà tạo nên các chất màu nâu
và đỏ, giảm lượng chlorophyll.
c) Thiết bị :
Cấu tạo
Hình 19 : Thiết bị vò trà
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 40
Thiết bị vò trà thường có 3 bộ phận chính: bộ phận động lực, mâm, thùng chứa nguyên
liệu và các bộ phận phụ trợ khác. Trên bề mặt của bàn có những gân nhằm tăng tác dụng
vò trà.
Nguyên tắc hoạt động
Sử dụng lực của máy chuyên dùng làm cho khối trà chuyển động và tự ma sát vào nhau.
Sau khi cho lá trà vào máy, khởi động máy, một tay quay sẽ được quay dưới sự điều
khiển của motor, 2 tay quay còn lại quay tự do quanh trục của nó. Trục đè sẽ sinh ra áp
lực tác dụng khối trà trong suốt quá trình vò trà. Áp lực sinh ra do trục đè cũng sẽ làm
cho các chất lỏng trong lá trà được thoát ra ngoài, nhờ đó thực hiện được quá trình vò trà.
d) Thông số công nghệ
Thời gian vò mỗi mẻ kéo dài khoảng 20 phút.
6. Trích ly:
Trích ly là quá trình hoà tan chất tan có trong trà vào dung môi thích hợp. Dung môi
thường dùng trong trích ly trà là nuớc. Nước là loại dung môi có nhiều ưu điểm: không
có mùi, không độc hại, không gây cháy nổ, rẻ tiền, dễ kiếm…..
a) Mục đích:
Thu nhận các chất chiết (các chất hòa tan, màu, mùi, …) từ lá trà.
b) Những biến đổi trong quá trình trích ly:
Biến đổi vật lý:
• Sự khuếch tán của các chất hòa tan vào nước.
• Độ nhớt dung môi tăng.
Biến đổi hóa học:
• Ở điều kiện nhiệt độ cao, tương tác của acid amin và polyphenol tạo ra các
aldehyde dễ bay hơi, tạo hương thơm cho trà. Các acid amin như alanin, phenylalanine,
valin, leucine, isoleucine bị giảm đi, trong khi đó hàm lượng các aldehyde như
acetaldehyde, aldehyde butyric, aldehyde valeric tăng lên
• Phản ứng Maillard - acid amin phản ứng với các đường khử tạo ra màu, mùi
của nước trà trích ly.
Biến đổi hoá lý: Có sự chuyển pha
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly:
• Đặc tính của nguyên liệu:
Hình dạng, kích thước, cấu trúc mao quản của nguyêu liệu.
Hàm ẩm của nguyên liệu,hàm ẩm càng cao thì quá trình trích ly càng khó
khăn.
• Đặc điểm của thiết bị trích ly: Cấu tạo, nguyên lý vận hành, …
• Tỉ lệ nguyên liệu : dung môi phải phù hợp. Dung môi quá nhiều sẽ làm tốn chi
phí năng lượng, nếu quá ít thì trích ly không triệt để, tốn thời gian trích ly.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 41
• Nhiệt độ trích ly càng cao càng tốt vì nhiệt độ cao làm tăng độ hoà tan của các
cấu tử vào dung môi làm giảm độ nhớt và do đó tăng hệ số khuyến tán và tăng tốc độ quá
trình trích ly.Đồng thời sử dụng nhiệt độ cao để vô hoạt enzyme và ức chế vi sinh vật.
Nhiệt độ cũng là tác nhân xúc tác cho các phản ứng oxy hóa các hợp chất polyphenol, tạo
giá trị cảm quan cho sản phẩm. Tuy nhiên nếu nhiệt trích ly quá cao sẽ gây mất mát các
cấu tử mẫn cảm với nhiệt vừa được tạo thành và đồng thới làm tăng độ hoà tan của các
chất không mong muốn vào dung dịch.
• Phụ thuộc vào thời gian trích ly.
• Sự khuấy đảo trong quá trình trích ly.
c) Thiết bị: Thiết bị trích ly nhiều bậc
Cấu tạo:
Thiết bị là một hệ thống gồm nhiều nồi mắc nối tiếp nhau.
Hình 20: Thiết bị trích ly nhiều bậc
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 42
Nguyên tắc hoạt động
Đây là thiết bị hoạt động gián đoạn. Thường có từ 3-5 nồi chiết. Giữa các nồi thường lắp
đặt thêm hệ thống gia nhiệt để điều chỉnh nhiệt cho dòng lưu chất, hay sử dụng vỏ cách
nhiệt.
Lá trà tươi sau khi qua quá trình vò được nạp vào các nồi và nước nóng sẽ lần lượt đi qua
các nồi đó để trích ly chất tan trong trà.
Đầu tiên, dung môi được nạp vào nồi 1, từ đó dịch trích ly từ nồi 1 sẽ đi qua nồi 2, quá
trình cứ thế tiếp diễn, khi quá trình trích ly ở nồi 4 kết thúc, tháo dịch trích. Bã trà trong
các nồi được tháo ra.
Nhiệt độ khi vào nồi đầu tiên khoảng 700C tăng dần qua các nồi và khi đến nồi
cuối cùng nhiệt độ khoảng 90
0
C.
d) Thông số công nghệ
• Tỉ lệ trà và dung môi: 1/10
• Nhiệt độ trích ly: 80 – 100oC.
• Nồng độ dịch trích: 5- 8%.
7. Lọc
a) Mục đích:
• Chuẩn bị: cho quá trình phối trộn.
• Hoàn thiện: loại tạp chất để tinh sạch và làm trong dịch chiết sau trích ly.
b) Những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình lọc:
• Có sự thay đổi về màu sắc do tạp chất trong dịch trích được tách ra, tăng độ
trong, có thể loại bỏ được một số vi sinh vật có hại.
• Tổn thất một số chất như: prôtêin kết tủa,chất màu
• Trong lọc khung bản có sự tiếp xúc với không khí, nếu diệt men không tốt sẽ
làm tổn hao các polyphenol trong trà (bị oxi hóa bởi O2 )
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc:
• Bã lọc trà là loại nén ép được, nên tính chất bã ảnh hưởng rất nhiều.
• Việc sử dụng than hoạt tính hoặc bột trợ lọc là bắt buộc .
• Vật ngăn lọc được làm bằng vật liệu gì.
• Nhiệt độ lọc
• Áp suất lọc
c) Thiết bị: thiết bị lọc khung bản
d) Thông số công nghệ:
Áp lực lọc: 3at (được tạo ra bởi bơm nhập liệu).
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 43
8. Phối trộn
a) Mục đích
Chế biến: Những thành phần nguyên liệu khác nhau bao gồm: nước, syrup đường,
dịch chiết từ trà, phụ gia sẽ được phối trộn theo một tỷ lệ xác định để tạo ra sản phẩm. .
b) Những biến đổi trong quá trình phối trộn:
Biến đổi vật lý: Sự thay đổi về khối lượng riêng, thể tích của hỗn hợp, các chỉ tiêu
vật lý như: độ trong, độ khúc xạ ánh sáng cũng thay đổi, sự biến đổi của các chỉ tiêu
nhiệt lý như hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung, …
Biến đổi hóa học:
- Xảy ra phản ứng Maillard.
- pH của hỗn hợp giảm.
Biến đổi hóa lý: Tăng nồng độ chất khô (chất khô của hỗn hợp là tổng chất khô của
các cấu tử so với khối lượng của hỗn hợp), tăng độ đồng nhất cho sản phẩm
Biến đổi về mặt cảm quan: Sau khi phối trộn, sản phẩm có vị hài hòa, hương vị đặc
trưng.
c) Thiết bị:
Hình 21: Thiết bị phối trộn
d) Thông số công nghệ:
- Nồng độ syrup đường đầu vào: 65%.
- Nồng độ đường đầu ra: 9- 11%.
- pH = 5.5-6
- Nhiệt độ phòng.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 44
9. Tiệt trùng UHT
a) Mục đích:
- Chuẩn bị: Cho quá trình rót sản phẩm vào chai.
- Bảo quản: Đun nóng sản phẩm ở nhiệt độ cao có thể tiêu diệt được vi sinh vật kéo dài
thời gian bảo quản cho sản phẩm.
b) Những biến đổi trong quá trình gia nhiệt:
Biến đổi vật lý: Sự thay đổi về thể tích, khối lượng, tỉ trọng (nước bốc hơi), nhiệt
độ…
Biến đổi hóa học: Thay đổi tốc độ các phản ứng hóa học (sự oxy hóa vitamin C,
các chất màu).
Biến đổi hóa lý: Độ hòa tan tăng, sự bốc hơi nước, độ nhớt giảm
Biến đổi hóa sinh: Enzym bị vô hoạt
Biến đổi sinh học: Tiêu diệt vi sinh vật trong sản phẩm.
Biến đổi về mặt cảm quan: Độ trong tăng, mùi có thể giảm do sự bay hơi của một
số cấu tử hương.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 45
c) Thiết bị tiệt trùng UHT
Sử dụng thiết bị truyền nhiệt gián tiếp dạng bản mỏng
Hình 22: Thiết bị trao đổi nhiệt bảng mỏng
Cấu tạo:
Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng được cấu tạo bởi nhiều đĩa truyền nhiệt rất mỏng,
gấp nếp, làm bằng thép không rỉ gắn chặt vào nhau trong khung. Các nếp gấp giúp cho
đĩa chống lại sự chênh lệch áp suất, tăng diện tích truyền nhiệt và tạo nên dòng chảy rối
trong đường dẫn. Cứ lần lượt như thế , sự chuyển động của dòng chảy rối mang lại hiệu
suất truyển nhiệt cao, đây chính là ưu điểm của thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng so
với thiết bị trao đổi nhiệt dạng vỏ - ống truyền thống
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 46
Nguyên tắc hoạt động:
Ban đầu, dung dịch sẽ được gia nhiệt sơ bộ lên đến 95
o
C trong thiết bị trao đổi nhiệt
dạng bảng mỏng. Tiếp theo, để phối trộn dung dịch và hơi , ta sử dụng thiết bị phối trộn
hình trụ đáy côn. Nhiệt độ phối trộn khoảng 140-150oC. Thời gian tiệt trùng kéo dài
trong vài giây. Sau đó, hỗn hợp sẽ được làm nguội và tách bớt 1 phần nước trong thiết bị
chân không. Rời thiết bị này dung dịch sẽ giảm nhiệt độ còn 80oC rồi đi vào thiết bị rót
sản phẩm
Hinh 23: Bộ phận làm nguội
d) Thông số kỹ thuật:
- Nhiệt độ tiệt trùng : 140oC- 150 oC
- Thời gian phối trộn hơi: 2s
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 47
10. Rót chai, đóng nắp:
a) Mục đích:
• Bảo quản:
Rót nóng hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật vào sản phẩm.
• Hoàn thiện:
Tạo sự thuận tiện trong phân phối, lưu kho, tạo hình thức đẹp hấp dẫn người tiêu
dùng.
b) Những biến đổi trong quá trình rót chai, đóng nắp:
Hầu như không có biến đổi sâu sắc nào diễn ra.
c) Thiết bị:
Hình 24: Thiết bị chiết rót chai PET tự động dạng tròn
Nguyên tắc hoạt động
Hỗn hợp sau khi gia nhiệt được chiết rót nóng ở nhiệt độ 75-80
o
C vào chai nhựa, sau đó
tiến hành đóng kín nắp.
Hỗn hợp được bơm từ bồn chứa vào thiệt bị rót với hệ thống tự động, hỗn hợp được rót
vào chai với một lượng cố định và chính xác. Sau khi rót, chai được đóng nắp ngay.
Thông số công nghệ :
Nhiệt độ chiết rót: 75-80oC
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 48
B. QUY TRÌNH 2
Trích ly: Thiết bị trích ly ngược chiều
Cấu tạo:
• Cửa nhập liệu chất rắn và cửa nhập liệu dung môi.
• Cửa tháo liệu chất rắn và cửa tháo liệu dịch trích ly.
Hình 25 : Thiết bị trích ly Kenedy
Nguyên tắc hoạt động
Nguyên liệu đi qua cửa nạp liệu ở đầu thiết bị, còn dung môi đi vào cửa nạp liệu ở cuối
thiết bị. Nhờ chuyển động xoay của các cánh quạt đặt từ đầu đến cuối thiết bị tạo động
lực đẩy nguyên liệu di chuyển về phía cuối thiết bị, còn dung môi thì đi về phía đầu thiết
bị theo đường dốc xuống .Trong quá trình di chuyển, dung môi và nguyên liệu tiếp xúc
với nhau, quá trình trích ly diễn ra. Nguyên liệu sau khi tiếp xúc với dung môi và đi về
phía cuối thân thiết bị thì được thải bỏ ra ngoài qua cửa tháo liệu, còn dịch trích ly thì đi
về phía đầu thân thiết bị và chảy vào bồn chứa.
Tốc độ của cánh quạt được điều chỉnh để nguyên liệu lưu lại thiết bị trong một khoảng
thời gian cần thiết và lưu lượng của dung môi cũng được điều chỉnh để dịch trích đạt
được nồng độ theo yêu cầu.
Thông số công nghệ:
• Thời gian lưu của nguyên liệu: 0.5 – 2 giờ.
• Nhiệt độ dòng dung môi: 80-900C.
• Nồng độ dịch trích: 8 – 10%.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 49
C. SO SÁNH HAI QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Quy trình 1 (sử dụng thiết
bị trích ly nhiều bậc chéo
dòng)
Quy trình 2 (sử dụng thiết
bị trích ly ngược chiều)
Hiệu suất Thấp hơn.
Cao hơn, vì dòng dung môi
và dòng nguyên liệu
chuyển động ngược chiều
nhau làm tăng động lực
quá trình khuếch tán.
Thiết bị Cồng kềnh hơn Ít cồng kềnh hơn
Vệ sinh thiết bị Phức tạp
Đơn giản (có thể tự vệ
sinh)
Tổn thất chất dinh dưỡng
Tổn thất nhiều hơn, do thời
gian lưu của dịch trích
trong thiết bị dài hơn
Ít tổn thất hơn
Chi phí năng lượng
Cao hơn, vì tốn nhiều năng
lượng để gia nhiệt cho
dung môi hơn.
Thấp hơn
Tính kinh tế Thấp hơn Cao hơn
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 50
IV. CHỈ TIÊU SẢN PHẨM
Chỉ tiêu vật lý:
Sản phẩm dạng lỏng
Chỉ tiêu hóa học :
Hàm lượng carbohydrate 8-10g/100ml.
Hàm lượng natri: 2.5-3.5mg/100ml.
pH = 5.5-6.
Hàm lượng chất béo : 0 mg
Hàm lượng chất đạm : 0 mg
Hàm lượng tannin: 2.5mg/lít.
Hàm lượng caffein: 0.3mg/lít.
Sản phẩm chứa 15-18 mg/100ml chất chống oxy hóa từ lá trà xanh
Chỉ tiêu hóa lý:
Sản phẩm chỉ có một pha đồng nhất
Chỉ tiêu sinh học:
Giá trị năng lượng: 34kcal/100ml.
Không có vi sinh vật gây bệnh: Samonella, E.coli, …nấm men, nấm mốc.
Chỉ tiêu hóa sinh :
Enzyme bị hoàn toàn vô hoạt.
Chỉ tiêu cảm quan:
Màu: màu vàng nhạt
Mùi: hương trà (nếu là trà xanh không độ vị chanh thì có thêm hương chanh)
Vị: ngọt, chát, chua
Chỉ tiêu bao bì:
Chai phải kín, đảm bảo các yếu tố của môi trường như hơi nước, bụi bẩn, khí, vi
sinh vật… không xâm nhập được vào trong thực phẩm.
Chai phải đảm bảo không bị biến dạng khi rót nóng sản phẩm vào trong chai.
Chai được bao bọc bằng nhãn in màu để hạn chế sự ảnh hưởng của ánh sáng đến
sản phẩm.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 51
V. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ
1. Trích ly có hỗ trợ vi sóng
Đã có rất nhiều báo cáo về việc hỗ trợ vi sóng trong quá trình trích ly các hợp chất có
hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ thực vật (David T. Bailey, Parh L. Yuhasz, Bo Lin
Zheng, Method for isolation caffeine –free catechins from green tea, US patent 6.210.679,
2001; David T. Bailey, Parh L. Yuhasz, Bo Lin Zheng, Method for isolation caffeine –
free catechins from green tea, US patent 6.210.679, 2001 ; E.Surducan, Camellia
Neamtu, V. Surducan, Gabiela Nagy, S.Filip, Microwave power assisted sample
preparation, extraction studies, Studia Universitatis Babes-Bolyai, Physica, Special Issue,
2001).
Quá trình trích ly đã được thực hiện trong một lò vi sóng trong nước (Whirpool oven,
công suất 450, 600, 800 W). Lá trà tươi được cắt với kích thước 1 – 1.5mm, sau đó ngâm
trong nước (tỷ lệ 1:5 đến 1:15 g/ml) trong thời gian nhất định (10 – 30 phút), sau đó được
chuyển đến bồn chứa, chỉnh pH rồi đưa vào lò vi sóng. Quá trình ngâm trước khi trích ly
giúp dung môi hấp thụ hoàn toàn vào nguyên liệu tăng hiệu suất trích ly. Hiệu suất trích
ly chỉ đạt 73.64% khi không có quá trình ngâm và đạt 82.56% khi thời gian ngâm là 30
phút. Việc bức xạ đã được điều chỉnh trong lò vi sóng theo chu kỳ bình thường (một phút
bức xạ và hai phút ngưng) để giữ nhiệt độ không tăng lên trên 80oC. Thời gian chiếu xạ là
khoảng 6 phút. Sau đó ngừng chiếu xạ và bắt đầu tiến hành trích ly. Quá trình trích được
lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi nước trích ly hầu như không thay đổi màu sắc. Thời
gian trích khoảng 18 phút.
Hình 26: Biểu đồ thể hiện kết quả trích ly bằng vi sóng
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 52
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nguyên liệu / dung môi không có nhiều ảnh hưởng đến sản
lượng trích ly. Có thể sử dụng số lượng dung môi lớn để đạt hiệu suất trích ly cao hơn, tỷ
lệ các chất không mong muốn cũng bị pha loãng (do nước là thành phần chính trong trà
xanh đóng chai nên không cần loại bỏ dung môi).
Phương pháp trích ly có sự hỗ trợ của vi sóng hữu hiệu hơn phương pháp trích ly thông
thường về chất lượng, thời gian và chi phí năng lượng.
Bảng 13: So sánh kết quả của việc trích ly có hỗ trợ vi sóng và các phương pháp khác
Phương
pháp
Sự trợ giúp của vi
sóng
Hoàn lưu
nước nóng
Khai thác ở nhiệt
độ phòng
Thời gian
trích ly
6 phút
60 phút 24 giờ
Catechins 16,90 (% trọng
lượng khô)
13,45
10,12
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 53
2. Trích ly trà có hỗ trợ siêu âm
Sóng siêu âm làm xuất hiện các bọt khí nhỏ. Các bọt khí này khi biến mất sẽ gây áp suất
cục bộ làm tổn thương màng tế bào tạo điều kiện cho các chất hòa tan khuếch tán tốt hơn
vào dung môi. Ngoài ra còn có thể giải thích cơ chế của phương pháp này dựa trên
nguyên lý nén và kéo. Sóng siêu âm có bản chất là các sóng hình sin có 2 nửa chu kì âm
và dương. Trong mỗi nửa chu kì của sóng siêu âm sẽ có hai sự tác động trái ngược nhau
lên các phần tử trên màng tế bào như là sự nén và kéo. Hai tác động này làm cho các phần
tử “căng thẳng” và bị xé nhỏ ra.
Trà sau khi được cắt nhỏ khoảng 1- 1,5 mm được cho vào bể ngâm với nước trong thời
gian 20-40 phút. Sau đó tiến hành xử lý trong bể sóng siêu âm (40W và 500 kHz) khoảng
15 phút. Tiến hành trích ly trà bằng nước ở nhiệt độ 300C. Lặp lại quá trình trích cho đến
khi nước trà hầu như không thay đổi về màu sắc. Thời gian trích ly là 60 phút, tương ứng
với khoảng 3-4 lần trích.
3. Giống trà
Trong trà xanh có chứa các loại polyphenol có khả năng chống oxy hóa, có lợi cho sức
khỏe con người như catechin, anthoxanthin, anthoxyanne...Do đó quá trình s ản xuất trà
xanh nên giữ lại các chất này. Nhưng do trong quá trình chế biến những chất này thường
bị oxy hóa bởi các tác nhân oxy hóa như ánh sáng, nhiệt đô, oxy không khí…Vì vậy
người ta đã tiến hành nghiên cứu trên 5 giống trà LD97,PH1, HAT, LDP, TB14 từ vùng
Bảo Lộc, Lâm Đồng để tìm ra giống trà cho sản lượng các chất trên là cao nhất.
Để theo dõi quá trình trích ly trà, caffeine và bốn catechins được chọn làm chuẩn, thành
phần của chúng đã được xác định bằng thang so màu HPLC. Trong thử nghiệm, dựa vào
các peak để định tính và định lượng catechin (C), epicatechin (EC), epicatechin gallate
(ECG), epicagallocatechin gallate (EGCG) và caffeine.
s Các kết quả cho thấy trà HAT có lượng catechin ( C / (C + ECG + EC + EGCG) =
20,49%) cao hơn của LD97, PH1, LDP1, TB14 (14.32%, 16.09%, 16.32% và 15.26%
tương ứng). Vì vậy, trà HAT nên được sử dụng làm nguyên liệu cho khai thác.
Trong số bốn hợp chất catechin xác định, phong phú nhất là epigallocatechin gallate
(trong đó chiếm 80% tổng số catechins trong HAT, PH1 và LDP1, 65% trong LD97 và
TB14), sau đó là epicatechin gallate (khoảng 12 - 18% của tổng số catechins) và
epicatechin (7 -12%). Caffeine được phân phối đều giữa các năm nguồn gốc trà (từ 2,5%
đến 3,3%). Lượng caffeine có thể không phụ thuộc vào nguồn gốc trà hoặc điều kiện của
các thử nghiệm.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 54
Bảng 14: Phân tích thành phần hợp chất catechin và caffeine trong dịch trích trà
Tea
breeds
Catechin
(% dried weight)
Caffeine
(%dried
weight)
C EC EGCG ECG Total
LD97 0.87 1.78 9.11 2.56 14.32 2.8
PH1 0.39 0.93 12.85 1.92 16.09 3.3
HAT 0.19 1.52 16.30 2.48 20.49 3.2
LDP 0.08 1.03 13.57 1.63 16.32 2.5
TB14 0.41 1.94 10.09 2.82 15.26 3.1
( Phạm Thành Quân , Nguyễn Hải Hà , Nguyễn Xuân Đề, Trương Ngọc Tuyền - đại học
Bách Khoa tp Hồ Chí Minh ,Tống Văn Hằng - đại học Quốc Tế tp Hồ Chí Minh)
4. Nghịch đảo đường bằng xúc tác enzyme invertase
Sản xuất đường nghịch đảo bằng phương pháp enzyme có một số ưu điểm so với sử dụng
xúc tác là acid :
- Điều kiện phản ứng ôn hòa hơn : các chế phẩm invertase hiện nay thường có nhiệt
độ tối thích dao động trong khoảng 50 – 60
0
C và pH tối thích nằm trong vùng acid
yếu. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí năng lượng cho quá trình sản xuất và ngăn ngừa
hiện tượng syrup bị sẫm màu.
- Chất lượng syrup thu được sẽ tốt hơn
Invertase có tên khoa học là β-D fructofuranosidefructrhydrolase với mã quốc tế
EC.3.3.3.26. Enzyme này xúc tác phản ứng thủy phân liên kết glycoside giữa gốc α –D-
glucose và β –D-fructose trong phân tử đường saccharose. Cơ chế xúc tác của enzyme
này đã được khảo sát bởi Reddy và Maley như sau :
- Đầu tiên enzym invertase sẽ tạo phức với cơ chất saccharose thông qua trung tâm
hoạt động tại vị trí Glu-204 bằng liên kết hydro.
- Tiếp theo gốc fructose trong phân tử saccharose sẽ liên kết với Asp-23 của phân tử
enzym bằng liên kết cộng hóa trị tại vị trí C2 và làm cho liên kết glucoside giữa
glucose và fructose bị cắt đứt. Khi đó , phân tử α-D- glucose sẽ nhận proton từ
Glu-204 và thoát ra khỏi trung tâm hoạt động của enzym.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 55
- Cuối cùng là sự cộng nước vào phân tử fructose và cắt đứt liên kết cộng hóa trị
giữa fructose và Asp-23. Phân tử fructose sẽ tách ra khỏi trung tâm hoạt động của
enzyme.
Ở quy mô công nghiệp, quá trình nghịch đảo đường bằng invertase được thực hiện bởi
hai dạng chế phẩm : enzyme hòa tan và enzyme cố định. Enzyme cố định được sử
dụng trong thiết bị phản ứng liên tục hoặc được sử dụng nhiều lần trong thiết bị phản
ứng gián đoạn. Ngược lại , enzyme tự do thường chỉ được sử dụng một lần trong thiết
bị phản ứng gián đoạn. Dựa trên đặc điểm này, khái niệm enzyme cố định bao gồm
những trường hợp sau :
- Enzyme ( dạng hòa tan) được gắn với chất mang ( dạng không tan ) để tạo phức
“enzyme-chất mang” không tan trong môi trường phản ứng pha lỏng ( cơ chất
và sản phẩm ở dạng hòa tan).
- Enzyme ( dạng hòa tan) được gắn lên chất mang ( dạng hòa tan) để tao phức
“enzyme- chất mang” hòa tan trong môi trường phản ứng pha lỏng nhưng sự
dịch chuyển của phức “enzyme-chất mang” trong môi trường phản ứng bị hạn
chế.
- Enzyme ( dạng hòa tan) trong môi trường phản ứng pha lỏng ( cơ chất và sản
phẩm ở dạng hòa tan) nhưng vị trí của enzyme trong bình phản ứng bị hạn chế
bởi hệ thống membrane.
Ứng dụng invertase cố định trong quá trình nghịch đảo saccharose theo phương pháp tĩnh:
cố định enzyme trong gel alginate. Hiệu suất thủy phân tăng từ chu kì một đén chu kỳ 4,
sau đó giảm dần. hiệu suất thủy phân cao nhát là 95% ở chu kỳ 4 và thấp nhất là 73% ở
chu kỳ 10. Mansour và cộng sự (2003) cố định invertase trên chất mang celite và
polyacrylamide. Kết quả thực nghiệm cho thấy invertase cố định có thẻ tái sử dụng đến
20 chu kỳ mà hoạt tính enzyme bị giảm đi không đáng kể. Tumturk và cộng sự (2000) khi
thủy phân saccharose bàng invertase cố định trên acid-co-alkyl polyamine, các tác giả có
thể tái sử dụng invertase cố định đến 50 lần trong 5 ngày liên tiếp. Ở lần sử dụng thứ 50,
hoạt tính invertase cố định vẫn giữ được 98% so với giá trị ban đầu.
Quy trình thủy phân saccharose bằng invertase cố định được thực hiện tương tự như trong
trường hợp sử dụng invertase tự do. Đặc điểm khác biệt là sau mỗi chu kì phản ứng,
chúng ta cần lọc hỗn hợp qua rây để tách chế phẩm invertase cố định ra khỏi dung dịch
phản ứng. sau đó dung dich phản ứng được đưa trở lại nồi nấu syrup. Ngoài ra, việc đun
sôi còn có tác dụng vô hoạt ngững phân tử enzyme invertase bị tách khỏi chất mang và bị
rửa trôi vào dung dịch phản ứng trong quả trình thủy phân. Cuối cung syrup được đưa qua
thiết bị lọc khung bản để tách các tạp chất không tan còn sót lại rồi được làm nguội trên
thiết bị trao bổi nhiệt trước khi được bơm vào bồn bảo quản.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 56
Đối với chế phẩm invertase cố định, sau khi được tách khỏi syrup , sẽ được đem xử lý
trước khi tải sử dụng cho mẻ sản xuất tiếp theo. Tùy thuộc vào bản chất của chất mang và
phương pháp cố định mà phương pháp sử lý sẽ khác nhau. Ví dụ như trong trường hợp
invertase cố định trong gel alginate, đầu tiên người ta sẽ ngâm các hạt gel có chứa enzyme
tronng nước vô khuẩn có khuấy đảo nhẹ. Nhiệt độ của nước rửa là 2-4
0
C. Khi đó, một số
tạp chất bám trên vùng bề mặt của hạt gel sẽ khuếch tán vào nước. Cần chú ý là sự khuấy
đảo trong quá trình rửa các hạt gel cần phải được thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm vỡ hạt.
Thời gian rửa hạt kéo dài khoảng 15-30 phút. Sau quá trình rửa, các hạt gel chứa invertase
có thể được tiếp tục tái sử dụng ngay cho một chu kì sản xuất mới. Trong một số trường
hợp, đẻ tăng độ rắn chắc cho các hạt gel, người ta có thể ngâm hạt trong dung dịch CaCl2
2% trong thời gian vài giờ.
NƯỚC TRÀ XANH ĐÓNG CHAI GVHD: Thầy Lê Văn Việt Mẫn
Trang 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. KS. Bùi Thế Đạt – PGS.PTS. Vũ Khắc Nhượng, Kỹ thuật gieo trồng và chế biến trà
và cà phê, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1999.
[2]. Lê Bạch Tuyết, Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm, Nhà xuất
bản giáo dục, 1996.
[3]. Lê Ngọc Tú, Hoá sinh công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
2002.
[4]. Ngô Hữu Hợp, Hóa sinh chè, Nhà xuất bản Đại học Bách Khoa, 1984.
[5]. Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống, tập 1 :
công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa , Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, 2004
[6]. Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống, tập21 :
công nghệ sản xuất thức uống, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
2004.
[7]. Võ Văn Bang-Vũ Bá Minh, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm,
Tập 3: truyền khối, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
[8]. Phạm Văn Bôn, Quá trình và thiết bị truyền nhiệt Tập1, tập 2, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
[9]. Brennan J.G., Butter J.R., Cowell N.D., Lilley A.E.V., Food engineering operations
3
rd
edition, Elsevier Applied Science, London & New York, 1990.
[10].George Di.Saravacos, Athanasios E.Kostaropoulos, Handbook of food processing
equipment, Kluwer Academic/Plenum Publishers, New York, 2002.
[11]. I.A.Khôtrôlava (dịch: Ngô Hữu Hợp – Nguyễn Đăng Vinh), Kỹ thuật chế biến trà,
Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1985.
[12]. Malcolm J.W.Povey and Timothy J.Mason, Ultrasound in food processing, Blackie
academic & professional.
Một số tài liệu tham khảo từ internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tra xanh.pdf