Đề tài Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và giải pháp phòng tránh

- TMĐT không thể hiện giao dịch trên giấy. Tất cả các văn bản đều thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm hoặc các phương tiện điện tử khác. Chính đặc điểm này làm thay đổi cơ bản văn hóa giao dịch bởi lẽ độ tin cậy không còn phụ thuộc vào các cam kết bằng giấy mà bằng niêm tin lẫn nhau giữa các đối tác. Giao dịch không dùng giấy tờ cũng làm giảm đáng kể chi phí và nhân lực để chu chuyển, lưu trữ và tìm kiếm văn bản khi cần thiết. Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa rủi ro do không lưu trữ hợp đồng mà khi xảy ra các tranh chấp kiện tụng sẽ không có bằng chứng để tranh tụng. - TMĐT phụ thuộc vào CNTT và trình độ của người sử dụng. Chính đặc điểm này tạo lên cách nhìn nhận về TMĐT của các quốc gia với các mức trình độ khoa học công nghệ khác nhau thì khác nhau. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT luôn phải được đào tạo để bắt kịp với thời đại của khoa học. - TMĐT phụ thuộc vào mức độ số hóa - TMĐT có tốc độ nhanh nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước của quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính

doc91 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và giải pháp phòng tránh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, số liệu năm 2007 (cập nhật đến tháng 11) theo nguồn của Internet World Stats tại: www.Internetworldstats.com Từ bảng thống kê trên ta thấy số người sử dụngInternet của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2005 từ 10.711.000 người lên 14.683.800 người năm 2006 và 18.226.700 năm 2007. Điều này đóng góp to lớn cho việc phát triển những giao dịch thương mại điện tử và những nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến mà các doanh nghiệp cung cấp. Số người sử dụng Internet ngày càng tăng cao là tiền đề cho sự mở rộng phát triển những ứng dụng của phương thức kinh doanh mới, phương thức kinh doanh thương mại điện tử. 1.2.2. Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Số doanh nghiệp có website tăng nhanh, số doanh nghiệp có website vào cuối năm 2004 ước tính vào khoảng 17.500, chiếm khoảng 19% tổng số doanh nghiệp và 35% những website này được thiết lập từ sau năm 200213 . Trong ba năm 2005-2007 số doanh nghiệp có website lên đến 38% vào cuối năm 2007. Tỷ lệ có website tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 năm cho thấy doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn triển khai các ứng dụng thực tế mà TMĐT đem lại để cải tiến phương thức kinh doanh của mình. Doanh nghiệp ngày càng tham gia các sàn giao dịch TMĐT, tính đến năm 2007 có tới 10% doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT của Việt Nam và nước ngoài với hơn một nửa các doanh nghiệp này đều tham gia một sàn. Những ứng dụng TMĐT sẽ ngày càng góp phần vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một sâu rộng. 1.3. Việt Nam gia nhập WTO giúp Việt Nam dễ dàng giao kết hợp đồng điện tử với 150 nước thành viên. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, với tư cách là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam dễ dàng giao kết hợp đồng điện tử với các thành viên khác trong hệ thống với đầy đủ các quyền lợi như các thành viên khác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói chung và giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói riêng, biểu hiện cụ thể trong từng lĩnh vực như trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán Việt Nam cam kết: “Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được quyền góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp này, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ phi pháp luật có quy định khách hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Một năm sau khi gia nhập, hạn chế mua 30% cổ phần doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị bãi bỏ, ngoại trừ việc mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần và với những ngành không cam kết trong biểu cam kết này. Với những ngành, phân ngành khác đã cam kết trong biểu phí này, mức cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khi mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với các hạn chế về tỷ lệ tham gia góp vốn của nước ngoài quy định trong các ngành và phân ngành đó, bao gồm cả hạn chế thời gian chuyển đổi, nếu có”(14 ). Việc cam kết thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu không hạn chế sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại điện tử tiếp cận được nguồn vốn quý giá trong giai đoạn đầu tiên, góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử. Vài năm gần đây, các quỹ mạo hiểm nước ngoài đã xuất hiện tại Việt Nam và tiến hành mua cổ phần một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến(15 ). Khi bãi bỏ hạn chế mua 30% cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2008, sự tham gia của các quỹ này trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa(16 ). Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO còn có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực trong danh mục cam kết như dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đặc biệt các dịch vụ về thông tin, dịch vụ phân phối và các dịch vụ tài chính. Tất cả những cam kết này một phần tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử nói chung và quan hệ về giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói riêng, tuy nhiên cũng đặt Việt Nam tới những thách thức về mặt quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp mà các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đổi mới, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để hội nhập thành công trong môi trường số hoá II. Giải pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 1. Nhóm giải pháp vĩ mô 1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử Sự ra đời của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, cùng với hàng loạt các nghị định và các văn bản dưới Luật để hướng dẫn áp dụng Luật TMĐT. Điều này cho thấy khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử đã và đang từng bước được hình thành. Tuy nhiên, trong kĩnh vực TMĐT, việc giao kết hợp đồng điện tử, khung pháp lý về hợp đồng điện tử nói chung và giao kết hợp đồng điện tử nói riêng, cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, thiếu, chưa đầy đủ, cần được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện. Việc hoàn thiện khung pháp lý cho giao kết hợp đồng điện tử, trước hết phải được bắt đầu từ việc xem xét, tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử năm 2005. 1.1.1 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật giao dịch điện tử năm 2005 Bổ sung thêm những quy định cụ thể hướng dẫn việc giao kết hợp đồng điện tử Vấn đề giao kết hợp đồng điện tử được quy định ở Chương IV với 6 điều, từ điều 33 đến điều 38. Ngoài ra còn có các điều 17,18,19 và 20 hướng dẫn về việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu như một quy trình giao kết hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ là những quy định về giao dịch điện tử và những quy định này rất sơ sài về giao kết hợp đồng điện tử. Chỉ với những quy định này, hàng loạt vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử vẫn chưa rõ ràng, như: thế nào là một đề nghị giao kết hợp đồng chắc chắn? Trong trường hợp người đề nghị giao kết hợp đồng điện tử đã gửi đi một đề nghị giao kết hợp đồng điện tử nhưng sau đó lại muốn thu hồi lại đề nghị đó thì phải làm thế nào vì các khâu thoa tác liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử thường diễn ra rất nhanh? Thế nào là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử? Khi người được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử nhưng nếu có điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị giao kết đã được gửi tới thì người này có được coi là đã đưa ra một đề nghị mới như đối với giao kết hợp đồng truyền thống hay không?...Tất cả các vấn đề này đều chưa có được quy định trong Luật giao dịch điện tử năm 2005. Và vì vậy, Luật này chưa thể coi là dủ cơ sở pháp lý cho giao kết hợp đồng điện tử. Ngay cả Nghị định 57/2006/NĐ-CP về TMĐT ngày 09/06/2006 cũng chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này. Rõ ràng, việc phải bổ sung thêm những quy định cụ thể hướng dẫn việc giao kết hợp đồng điện tử nói chung và giao kết hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Bổ sung khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, về thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, về thay đổi, rút lại, huỷ bỏ và chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng điện tử Bổ sung này sẽ giúp hợp đồng điện tử khi được giao kết tránh được những rủi ro về mặt pháp lý khiến hợp đồng điện tử vô hiệu. Có thể tham khảo Luật Giao dịch điện tử của Hàn Quốc Bổ sung như sau: “Một hợp đồng điện tử được xem là có giá trị pháp lý khi sự thoả thuận (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử) được chuyển vào máy tính của bên nhận. Dữ liệu được xem là đã chuyển vào máy tính của bên nhận khi bên này xác nhận rằng họ đã nhận được dữ liệu đó”. Quy định rằng dữ liệu được xem là đã chuyển vào máy tính của bên nhận khi bên này xác nhận rằng họ đã nhận được dữ liệu là quy định vừa rõ ràng, vừa cụ thể, vừa chặt chẽ. Đây là quy định rất hay mà Việt Nam cần tham khảo khi sửa đổi những quy định về giao kết hợp đồng điện tử trong Luật giao dịch điện tử năm 2005. - Bổ sung các quy định về trách nhiệm cụ thể do vi phạm hợp đồng điện tử Luật giao dịch điện tử năm 2005 chỉ quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi (Điều 42); trách nhiệm của các bên hữu quan trong việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử (Điều 50). Không có một quy định cụ thể nào trong Luật quy định về trách nhiệm của các bên giao kết hợp đồng điện tử (ví dụ của người bán hoặc người mua) khi họ vi phạm hợp đồng điện tử đã ký kết. Đây là “lỗ hổng” của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, mà nếu không được bổ sung để lấp đầy, việc vi phạm các hợp đồng điện tử đã được giao kết mà không có chế tài xử lý nghiêm khắc sẽ dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp bị thiệt hại sẽ không muốn giao kết hợp đồng điện tử nữa. Họ sẽ quy về với hợp đồng truyền thống, nếu như vậy TMĐT sẽ rất khó phát triển như chúng ta mong muốn. - Bổ sung các quy định cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định tại chương VII về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm tại 3 điều (Điều 50,51,53), Luật mới chỉ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử. Không có quy định nào nói về giải quyết tranh chấp phát sinh từ, hoặc liên quan đến việc giao kết hợp đồng điện tử. Giao dịch điện tử có thể bao gồm cả hợp đồng điện tử. Điều 121 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Chúng ta cũng có thể xem xét và tiếp cận với hợp đồng điện tử theo cách như vậy. Ví dụ quy định về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhận, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm. Vậy một vấn đề cũng cần được đặt ra để xem xét là những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử thì thời hiệu khởi kiện là bao nhiêu? Cần phải được bổ sung và quy định rõ ràng để doanh nghiệp cũng như những người sử dụng TMĐT bảo tránh được những rủi ro về mặt pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Bổ sung các quy định về các hành vi gian lận trong giao kết hợp đồng điệ tử và các chế tài trừng phạt Các hành vi như lừa đảo, mạo danh, mạo nhận chữ ký cần được quy định rõ ràng về khái niệm cũng như những biểu hiện của các hành vi này để người sử dụng giao kết hợp đồng điện tử biết và phòng tránh. Ngoài ra, cũng cần phải quy đinh cụ thể về mức phạt đối với những hành vi gian lân trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử để cảnh báo những đối tượng vi phạm cũng như bảp vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dung. 1.1.2 Ban hành hướng dẫn cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định một điều khoản liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài. Tuy nhiên, không có một quy định nào liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử với đối tác nước ngoài. Trong thực tiễn, việc giao kết hợp đồng với các bên là đối tác nước ngoài thường có những đặc điểm và yêu cầu riêng, đặc biệt về mặt pháp lý so với hợp hợp đồng trong nước. Trong thương mại điện tử cũng vậy, mặc dù hợp đồng điện tử mang tính phi biên giới, tính hiện đại, tính chính xác cao nhưng nó lại mang nhiều rủi ro. Việc giao kết hợp đồng điện tử giữa hai doanh nghiệp của hai nước khác nhau khi xảy ra tranh chấp phát sinh lập tức vấn đề đầu tiên cần giải quyết là tranh chấp từ hợp đồng điện tử đó sẽ được giải quyết bằng pháp luật của nước nào và tiếp tới là vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp (toà án hay trọng tài) của nước nào sẽ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử đó. Vì vậy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 không quy định về vấn đề này thì vấn đề sẽ bế tắc không giải quyết được, do đó cần bổ sung những quy định cụ thể đối với các giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài. 1.2. Nhóm giải pháp về đào tạo đội ngũ, đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và khuyến khích việc giao kết hợp đồng điện tử giữa các doanh nghiệp. 1.2.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ làm thương mại điện tử và chuyên trách giao kết hợp đồng điện tử. Nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định sự phát triển của thương mại điện tử cũng như giao kết và thực hiện thành công hợp đồng điện tử. Mỗi doanh nghiệp muốn thành công lâu dài trên thương trường thương mại điện tử thì phải có đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng chinh phục lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thương mại điện tử nói chung và vào giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói riêng có thành công hay không cũng phải nhờ vào nguồn lực con người. Một doanh nghiệp khi tham gia giao kết hợp đồng điện tử không chỉ phải chuẩn bị về mặt nhận thức, về hạ tầng kỹ thuật mà cả về con người. Doanh nghiệp cần phải đầu tư thích đáng cho việc đào tạo nhân lực, đào tạo các cán bộ chuyên trách về mặt kỹ thuật, về công nghệ, về thương mại và cả về pháp luật. Để có thể giao kết một hợp đồng điện tử thành công và có lợi nhất cho mình, doanh nghiệp không chỉ cần đến sự hiểu biết về hợp đồng điện tử, các vấn đề pháp lý khi ký kết, mà còn cần đến một đội ngũ cán bộ chuyên trách giỏi thao tác về nghiệp vụ ký kết hợp đồng điện tử. Đội ngũ cán bộ không những phải hiểu biết về mặt nghiệp vụ, về mặt kỹ thuật công nghệ thông tin mà còn cả về mặt pháp lý. Thực tiễn những năm qua cho thấy những cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều đi lên từ kinh nghiệm thực tế, tức là chưa qua đào tạo bài bản, chưa có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về mặt kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin và về mặt pháp lý. Chính điều này cũng đã và đang gây bất lợi cho các doanh nghiệp khi có sự thay đổi về mặt chính sách của Nhà nước, thay đổi môi trường pháp lý xung quanh. Sự hiểu biết không đầy đủ của các cán bộ từ các bộ lãnh đạo doanh nghiệp đến cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử sẽ làm cho doanh nghiệp lúng túng khi có sự thay đổi đó, dẫn đến sự vi phạm pháp luật không đáng có, đồng thời dẫn đến việc giao kết hợp đồng điện tử với những điều kiện bất lợi cho mình mà không biết, hay không thể bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải chú ý đầu tư thích đáng hơn nữa cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về ký kết hợp đồng điện tử.Công tác đào tạo có thể bắt đầu từ việc thu hút các nguồn lực là sinh viên các trường đại học, hoặc cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dài hạn, ngắn hạn trong nước và ở ngoài nước về vấn đề này. Đây là một trong những nhiệm vụ cấp thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, theo đó, thương mại điện tử phát triển ngày càng nhanh chóng. Việc giao kết hợp đồng điện tử đòi hỏi rất nhiều kiến thức. Nó gắn kết với quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh. Không hiểu biết kỹ về hợp đồng điện tử thì không thể giao kết và thực hiện tốt loại hợp đồng này. Rõ ràng, vấn đề đào tạo đội ngũ chuyên trách về thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tử là công tác bức xúc nhất hiện nay. Công tác này phải được lãnh đạo của các doanh nghiệp đặc biệt chú ý đầu tư cũng như phải được Nhà nước hỗ trợ thêm. Công tác đào tạo đội ngũ chuyên trách về thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tử không chỉ là yêu cầu bức xúc đối với các doanh nghiệp mà là yêu cầu bức xúc đối với các cơ quan quản lý của Nhà nước về thương mại điện tử. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử, hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử cũng phải có đội ngũ chuyên gia vừa giỏi về lĩnh vực kinh doanh thưong mại và vừa phải có sự hiểu biết về luật điều chỉnh giao kết hợp đồng điện tử. Chỉ với đội ngũ như vậy họ mới có thể tham mưu cho nhà nước chính sách đúng đắn thông thoáng nhằm tạo môi trường pháp lý phù hợp cho thương mại điện tử thành công. Các cơ quan không thể có ngay một đội ngũ cán bộ như vậy. Vấn đề là phải tăng cường công tác đào tạo đội ngũ từ ngay phía Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước. Rõ ràng, chưa bao giờ công tác đào tạo đội ngũ chuyên trách về thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tử trở nên cần thiết, quan trọng và bức xúc như hiện nay. 1.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Giao dịch điện tử năm 2005, về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Trong số các doanh nghiệp được hỏi tại Hà Nội, có tới 60% doanh nghiệp và ở thành phố Hồ Chí Minh, có tới 65% doanh nghiệp nói rằng họ rất biết tầm quan trọng của thương mại điện tử nhưng lại chưa bao giờ đọc Điều 49 khoản 3 của Luật Thương mại năm 1997 - điều khoản quy định về hình thức của hợp đồng điện tử. Chưa bao giờ đọc Điều 3 khoản 5 của Luật Thương mại năm 2005 quy định về thông điệp dữ liệu, theo đó, quy đình rằng điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hoá. 70% số doanh nghiệp được hỏi nói trên không biết sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống, nhất là sự khác nhau về độ an toàn và biện pháp phòng ngừa rủi ro. Họ ký các hợp đồng điện tử thông qua người môi giới, thông qua người trung gian là chính. Như vậy, nếu nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng điện tử trong điều kiện “điếc không sợ súng” cũng không có gì là quá. Chính vì vậy, chưa bao giờ công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, về sự cần thiết phải có sự hiểu biết những kiến thức về hợp đồng điện tử, về giao kết hợp đồng điện tử lại cần thiết và quan trọng như hiện nay. Nhiều giám đốc doanh nghiệp Việt Nam cho rằng họ cần phải được đào tạo ở mức chuyên sâu hơn, họ cần những kiến thức, kỹ năng, hiểu biết giúp họ giao kết được những hợp đồng điện tử và thực hiện tốt những hợp đồng điện tử đó. Họ không cần tuyên truyền về vai trò quan trọng của thương mại chung chung nữa. Rõ ràng là công tác tuyên truyền về Luật Giao dịch điện tử năm 2005 phải được đặc biệt chú ý hơn về nội dung chất lượng, quy mô của các hoạt động tuyên truyền. Nói cách khác, công tác tuyên pháp luật về hợp đồng điện tử phải được nâng ở mức chuyên sâu hơn. 2. Nhóm biện pháp vi mô 2.1. Đối với doanh nghiệp 2.1.1. Doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin, thực trạng tài chính của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bi lừa đảo, giả mạo. Trước khi thực hiện những đơn hàng từ các khách hàng mớ. doanh nghiệp cần phải kiểm tra thông tin để xác định dộ tin cậy và danh tiếng, kể cả thực trạng tài chính của khách hàng. Sự kiểm tra đó là quan trọng, trừ trường hợp người mua thanh toán bằng thẻ tín dụng như. Điều cốt yếu là người mua phải chứng tỏ được rằng họ có một tiền sử tốt đẹp trong việc thanh toán tiền hàng vag họ có khả năng trả tiền cho đơn vị đặt hàng đó. Ví dụ: như có bằng chứng cho biết họ có những khoản tiền đầy đủ gửi tại ngân hàng. Nếu bạn xuất khẩu hàng hoá đi xa hơn thì việc này sẽ khó khăn hơn. Nhưng dù người mua ở đâu. bạn cũng phải làm việc với một ngân hnàg cps danh tiếng tốt hơn là một ngân hnàg có quan hệ quốc tế. Nếu người mua trả tiền bằng thẻ tín dụng qua mạng thì việc kiểm tra và chấo nhận thanh toán phải diễn ra trên mạng vào thời điểm trả tiền. Trong quá trình kiểm tra, công ty thẻ tín dụng sẽ kiểm tra xem thẻ đó có còn giá trị không hay đã được báo cáo là bị đánh cắp và số tiền cần thanh toán có nằm trong phạm vi số dư có của người mua hay không rồi sau đó mới chấp nhận hoặc từ chối việc thanh toán. Nếu doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng thì doanh nghiệp nhớ là phải chờ kết quả kiểm tra của công ty tài chính thẻ để phòng tránh rủi ro về việc giao hàng nhưng không lấy được tiền hàng. Mặc dù có thể điều đó làm quá trình giao kết có chậm đi nhưng đảm bảo cho những lợi ích mà doanh nghiệp cần có được trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. 2.1.2. Doanh nghiệp cần có cơ chế hữu hiệu chống lại vius và sự thâm nhập Internet là một hệ thống thường xuyên thay đổi. Những nhược điểm của nó có thể xuất hiện và những dịch vụ, những giải pháp mới có khả dĩ khắc phục được khó khăn có thể nảy sinh sẽ ra đời. Mặc dù hệ thống an toàn đã có tiến bộ, nhưng những người sử dụng mạng vào mục đích lừa đảo, kể cả những kẻ quấy rối, vẫn thường thâm nhập và gâo nhiều loạn hoạt động của mạng. Do đó việc bảo vệ những thông tin trên mạng và những dữ liệu truyền đi bằng một hệ thống an toàn linh hoạt sẽ có thể thích ứng với sự thay đổi của tình hình. Hãy làm cho những kẻ lừa đảo phải thoái chí đến mức phải nhận ra rằng chúng đã phí thời gian sức lực để lừa ta. Có ba cách để phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về an toàn máy tính: có cấu bảo vệ kiểm tra như tên gọi và mật khẩu, thẻ thông minh, dụng cụ đo lường đều có thể được sử dụng để tiếp cận những dữ liệu nhạy cảm hoặc thiết bị an toàn. Cơ cấu bảo vệ bộ lọc đườnh truyền là một bộ phận đặt ngay giữa máy chủ và mạng để phong toả những cuộc truyền không mong muốn nhưng vẫn chấp nhận những cuộc truyền khác. Mặc dù có thể tạo lập được một cơ cấu bảo vệ cho máy chủ Internet của doanh nghiệp nhưng điều đó sẽ rất tốn kém về thời gian để tạo lập và xây dựng chương trình cho một cơ cấu đó, duy trì và bổ sung hình ảnh theo yêu cầu. 2.1.3. Những kiến nghị cụ thể đối với doanh nghiệp Việt Nam muốn giao kết hợp đồng điện tử Giao kết hợp đồng điện tử và hợp đồng thương mại điện tử là rất cần thiết. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp Việt Nam, với một khung pháp lý chưa cụ thể, chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp cần phải cẩn trọng khi giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là hợp đồng thương mại điện tử ký với các đối tác nước ngoài. Những khuyến cáo sau đây xin được chuyển tới các doanh nghiệp Việt Nam. 2.1.3.1. Đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng điện tử. Trước khi giao kết hợp đồng điện tử, những doanh nghiệp này cần phải: - Có năng lực thật sự về thương mại điện tử Các doanh nghiệp khi tham gia vào giao kết hợp đồng điện tử trước tiên cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức căn bản về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử. Điều này đòi hỏi từ ban lãnh đạo công ty đến các thành viên trong công ty đều phải được trang bị kiến thức không chỉ các vấn đề kỹ thuật mà cả vấn đề kinh doanh, về pháp lý liên quan đến thương mại điện tử. Điều này rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp làm chủ được môi trường kinh doanh nhiều tiện ích nhưng ẩn chưa nhiều rủi ro. - Cần tuyển dụng đội ngũ chuyên gia giỏi về tin học, về công nghệ thông tin. Điều kiện thứ hai, doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp ( thiết kế trang web quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc giao kết hợp đồng điện tử) và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phat sinh (như diệt các vius tấn công, có biện pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học) - Đầu tư đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật Điều kiện thứ ba là các yêu cầu về máy móc – công nghệ. Điều kiện này gồm hai nhánh: thứ nhất là về máy móc, doanh nghiệp phải được trang bị các máy tính và các thiết bị kỹ thuật (như các thiết bị mạng) đạt đủ các điều kiện kỹ thuật; thứ hai là truyền thông, doanh nghiệp phải có một đường truyền dẫn dữ liệu ổn định, nhanh, chính xác. Để có được điều này, cần phải có sự đầu tư thích đáng, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đầu tư nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Không chỉ có Nhà nước đầu tư mạnh mẽ mà doanh nghiệp cũng phải đầu tư đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật nhằm bảo đảm cho sự thành công về mặt công nghệ thông tin, cho việc giao kết hợp đồng điện tử tại doanh nghiệp mình. - Có kỹ năng bảo mật các hợp đồng điện tử Điều kiện thứ tư, doanh nghiệp phải có một phương pháp quản lý dữ liệu thích hợp nhằm đảm bảo tính bảo mật cho các hợp đồng điện tử. Ngay cả bằng giấy trắng mực đen thì tính bảo mật của các hợp đồng truyền thống cũng đã được quan tâm. Khi hoạt động ký kết hợp đồng diễn ra qua mạng Internet, một thế giới ảo không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được vì vấn đề này càng được nhấn mạnh. Nhiều khi đây là nhân tố quyết định thành bại trong kinh doanh, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp và có được sự tin tưởng từ phía khách hàng, đối tác. Hợp đồng trong thương mại điện tử sẽ không thể phát triển một khi người tham gia chưa an tâm về công tác bảo mật. Kỹ năng bảo mật này không phải chỉ được đặt ra đối với doanh nghiệp, với các cán bộ kinh doanh mà là đối với mọi thành viên của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu muốn giao kết hợp đồng điện tử thành công, lãnh đạo doanh nghiệp phải giáo dục ý thức bảo mật cho mọi thành viên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng cơ chế bảo mật và cơ chế giám sát việc thực thi cơ chế bảo mật đó. Sẽ là rủi ro không lường nếu tội phạm lừa đảo, tiết lộ thông tin, ăn cắp bí mật lại do chính thành viên trong nội bộ doanh nghiệp thực hiện. - Đổi mới nhận thức về vai trò của hợp đồng điện tử Điều kiện thứ năm là vấn đề nhận thức, nhận thức của người chủ doanh nghiệp, của nhân viên trong doanh nghiệp về hình thức kinh doanh mới này. Giao kết hợp đồng điện tử sẽ không thể thực hiện tại các doanh nghiệp nơi mà ở đó các nhân viên vẫn muốn duy trì phương thức giao kết hợp đồng truyền thống. Hoặc là sự bảo thủ, hoặc là sự do dự trước những rủi ro mà hình thức này có thể đem lại, đó là những lý do cản trở các doanh nghiệp vào cuộc. Xã hội phát triển, công nghệ thông tin phát triển sẽ tạo ra nhiều hình thức, phương thức kinh doanh mới, hiện đại, và là xu hướng phát triển của nền thương mại trong tương lai, đặc biệt là của nền thương mại quốc tế. Để hội nhập thành công, để phát triển trong bối cảnh thương mại quốc tế “số hóa” hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quyết tâm cao để vào cuộc nhằm nắm được những thời cơ mới. Tìm hiểu và nắm được những những vấn đề đặc biệt của thương mại điện tử và hợp đồng điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro có thể có, để có thể giao kết hợp đồng điện tử thành công và có được lợi ích từ phương thức giao kết hợp đồng rất mới mẻ này. -Có hiểu biết đầy đủ về những vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử. Như phần trên đã phân tích, mặc dù chưa hoàn hảo nhưng những quy tắc pháp luật điều chỉnh việc giao kết hợp đồng điện tử và đang từng bước được xây dựng, được hoàn thiện. Có rất nhiều quy định mới, phức tạp cần phải nắm bắt, hiểu và vận dụng vào thực tế. Vì vậy, trước khi giao kết hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử. Sự hiểu biết về pháp luật sẽ tạo cho các doanh nghiệp năng lực tự phân tích, tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm khi triển khai việc giao kết hợp đồng điện tử. Sự nắm vững các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp thận trọng hơn, chủ động hơn khi gặp những rủi ro, những “sự cố” về kỹ thuật cũng như rủi ro trên thương trường. Đặc biệt, sự hiểu biết về pháp luật cũng sẽ giúp doanh nghiệp có được những biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Những vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố quốc tế, là những vấn đề pháp lý phức tạp. Vì vậy, khi gặp những đối tác lần đầu quen biết, khi lần đầu thâm nhập vào một môi trường pháp luật xa lạ, khi giao kết những hợp đồng có giá trị lớn, tốt nhất là cần tìm đến luật sư tư vấn – những luật sư, những nhà tư vấn có kinh nghiệm về vấn đề này. 2.1.3.2. Đối với những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng điện tử. Thực tiễn thương mại điện tử trong những năm gần đây cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giao kết hợp đồng điện tử. Có những doanh nghiệp, để chớp thời cơ, đã giao kết hợp đồng điện tử thông qua người trung gian. Nhiều hợp đồng điện tử thành công và cũng nhiều hợp đồng điện tử bị đổ vỡ do không lưu lại chứng cứ pháp lý. Vì vậy, với những doanh nghiệp này, những khuyến cáo là: - Thận trọng khi thông qua người trung gian ( môi giới) để giao kết hợp đồng điện tử Điều 150 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. Điều 151 khoản 3 quy định người môi giới thương mại “chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ”. Không nên quá tin tưởng vào người môi giới như một số doanh nghiệp Việt Nam đã làm trong những năm vừa qua. Những doanh nghiệp này cũng đã gánh chịu hậu quả thua thiệt vì không có đủ cơ sở pháp lý để ràng buộc người trung gian môi giới. Điều 153 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau”. Điều này có nghĩa là nếu một trong hai bên phủ nhận hợp đồng điện tử đã giao kết thì người môi giới cũng không được hưởng thù lao. Vận dụng Điều 153 này cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro khi phải thông qua người thứ ba để giao kết hợp đồng điện tử. - Không nên giao kết hợp đồng điện tử với những khách hàng lần đầu tiên quen biết, với những hợp đồng có giá trị lớn. Nếu là khách hàng mới quen biết, nếu là thị trường lần đầu thâm nhập mà đã giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì rủi ro sẽ là rất lớn. Chính vì vậy cần phải xem xét thông tin đối tác thận trọng, có thể gọi điện tìm hiểu đối tác, hoặc yêu cầu đối tác xuất trình những bằng chứng cụ thể trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, nếu trong trường hợp chưa nắm chắc được những thông tin từ phía khách hàng thì có thể yêu cầu khách hàng giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống nhằm đảm bảo an toàn. Trong trường hợp khác có thể doanh nghiệp nên mời chuyên gia tư vấn chuyên về lĩnh vực giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, và khi hợp đồng đã được giao kết cần thận trọng trong việc lưu trữ hợp đồng để làm bằng chứng cho những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử. 2.2. Giải pháp từ phía người tiêu dùng 2.2.1. Sử dụng các công cụ hỗ trợ khách hàng khi mua hàng trực tuyến Trong thương mại điện tử, khách hàng có nhiều công cụ hỗ trợ khi ra quyết định mua hàng và trong suốt quá trình mua hàng. Khách hàng cần phải cân nhắc những sản phẩm dịch vụ gì, từ công ty nào, trang Web nào (có thể trang Web của người sản suất, nhà phân phối hoặc hãng bán lẻ) và sử dụng những dịch vụ nào. Một số trang Web hỗ trợ khách hàng trong việc so sánh giá cả, đánh giá chất lượng dịch vụ, độ tin cậy và những nhân tố khác. Đó là các cổng mua hàng, robot mua hàng, các trang Web xếp hạng kinh doanh, các trang xác minh độ tin cập và các dạng hỗ trợ mua hàng khác. 2.2.1.1. Cổng mua hàng ( shopping portal) Nhiều cổng mua hàng cung cấp các dịch vụ tư vấn hoặc xếp hạng các sản phẩm hoặc xếp hạng các công ty bán lẻ. Một số khác cung cấp các dịch vụ tương tác cho phép khách hàng thực hiện so sánh dựa trên các tiêu chí riêng của họ, một số cổng mua hàng khác chỉ cung cấp các đường dẫn để khách hàng tự lựa chọn và cân nhắc. Cổng mua hàng có thể là cổng hỗn hợp hoặc đơn. Cổng hỗn hợp là cổng có nhiều đường dẫn tới các người bán hàng khác nhau cung cấp các loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như Gomez Advios (gomez.com) và activebuyersguide.com. Nhiều công cụ tìm kiếm (search engines) và thư mục (directorie) cũng cung cấp trang web hỗ trợ so sánh khi mua hàng, ví dụ như shopping.altavista.com shoppingyahoo.com, eshop.msn.com và aol.com/shopping. Ở các trang đó thường có đường dẫn từ trang chủ của các công cụ tìm kiếm và các trang này thu tiền từ việc chuyển trực tiếp hàng tới các trang web liên kết. Một số trang web có thể cung cấp các công cụ so sánh để hỗ trợ việc xác định mức giá hợp lý cho khách hàng. Cổng mua hàng đơn chuyên môn hoá vào một sản phẩm cụ thể, cung cấp thông tin và đường dẫn cho việc mua những sản phẩm và dịch vụ như ôtô, đồ chơi, máy tính, du lịchVí dụ như zdnet.com/computer shopper hay shopper.cnet.com chuyên cho các sản phẩm máy tính các loại. 2.2.1.2. Robot mua hàng (shopbot) Người sử dụng thương mại điện tử và internet thành thạo có thể tìm được những trang web khác bán những sản phẩm tương tự với mức giá hấp dẫn hơn hoặc có những dịch vụ chất lượng cao hơn? Các robot mua hàng (shopping bot – shopbot) sẽ giúp khách hàng làm điều này. Các shopbot sẽ rà soát trên các trang web bán hàng khác nhau theo các tiêu chí do người sử dụng đặt ra. Mỗi shopbot sử dụng các phương pháp tìm kiếm khác nhau. Ví dụ, mysimon.com tìm kiếm trên thông tin internet giá cả tốt nhất cho hàng ngàn sản phẩm thông dụng. Ví dụ như Autobytel.com, Autovantge.com và carpoint.com hỗ trợ mua ôtô 2.2.1.3. Các trang web xếp hạng kinh doanh Bizrate.com và Gomez.com là hai trang web chính hỗ trợ việc xếp hạng những người bán lẻ và các sản phẩm bán trực tuyến dựa trên các tiêu chí khác nhau. Ở Gomez.com, người bán hàng có thể thay đổi trong số (mức độ quan trọng) của từng tiêu chí khi so sánh các ngân hàng trực tuyến, các hãng bán lẻ hàng đầuBizrate.com có hệ thống các khách hàng thông tin về các người khác nhau và sử dụng các thông tin này khi đánh giá xếp hạng các hãng bán lẻ. 2.2.1.4. Các trang web xác minh độ tin cậy Có nhiều công ty hỗ trợ việc đánh giá và xác minh mức độ tin cậy của các công ty bán lẻ trên mạng. Dấu TRUSTe xuất hiện ở dưới cùng các trang web của các công ty bán lẻ. Các công ty này phải trả tiền cho TRUSTe khi sử dụng dấu hiệu này. Các thành viên của TRUSTe là một minh chứng bảo đảm trang web hoặc công ty có trang có đáng tin cậy về tín dụng, chính sách bảo mật, an ninh và các thủ tục thực hiện đơn hàng. Do vậy, nếu khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau thì họ sẽ chọn web nào có độ tin cậy cao nhất. 2.2.1.5. Các loại công cụ hỗ trợ khách hàng khác Có nhiều loại trung gian khác nhau trong môi trường thương mại điện tử cung cấp dịch vụ hỗ trợ người mua, người bán, hoặc cả hai trong quá trình mua bán. Ví dụ như dịch vụ trung gian bên thứ ba. Vì cả người mua và người bán đều không nhìn thấy và không biết nhau nên thông thường họ có nhu cầu bên thứ ba đảm bảo việc chuyển giao tiền hàng giống như các cổng mua hàng, các trang web cung cấp dịch vụ pháp lý cũng hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin hoặc cung cấp các dịch vụ khác. Các trang web đó cũng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Trong thương mại truyền thống, hầu hết khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc séc cá nhân. Trong thương mại điện tử, tiền mặt không thể sử dụng được, trong khi khách hàng lo ngại việc cung cấp thông tin về thể tín dụng qua internet. Do vậy nhiều công nghệ đã phát triển để hỗ trợ thanh toán trực tuyến như tiền điện tử, các phương pháp kiểm tra tín dụng hợp lý, công nghệ ví tiền điện tử và nhiều hệ thống thanh toán có sự tham gia của bên thứ baCác loại công cụ hỗ trợ khách hàng như cộng đồng khách hàng sẽ cung cấp các thông tin, ý kiến vf tư vấn về sản phẩm và về người bán. Ví dụ Epinion.com cung cấp các thông tin và tư vấn khác nhau cho hàng ngàn sản phẩm. 2.2.2. Một số phương thức đáng tin cậy giúp khách hàng trên mạng: Mua hàng trên mạng: Hãy nghĩ về vấn đề an toàn khi bắt đầu liên hệ với đối tác. Nên nhớ rằng thông tin truyền đi qua internet có thể bị ngăn chặn. Nếu thông tin đó có cả ký hiệu thẻ tín dụng của bạn chẳng hạn thì cần có những biện pháp để bảo vệ những chi tiết của thẻ tín dụng. Một phương pháp phổ biến mà các thương gia trên mạng có thể cung cấp những mức độ an toàn có thể chấp nhận cho khách hàng của họ là sử dụng một thiết bị làm chức năng bảo vệ an toàn. Dịch vụ này sử dụng một văn bản đặc biệt đã được cải biên (HTTP) để bảo đảm rằng thông tin giữa khách hàng và đối tác của họ được mã hoá bằng một hệ thống mật mã chặt chẽ. Hầu hết những người đọc Internet thông thường có thể tham gia việc giao hẹn mật mã do đó mà lưu giữ được bí mật thông tin. Tuy nhiên khách hàng vẫn lo lắng về việc tiếp tục gửi thông tin qua internet. Mặc dù việc trao đổi thông tin được thực hiện cùng với việc sử dụng những dữ liệu chứa các bộ phận an toàn sau khi đã trao đổi không được mã hoá và có thể được tiếp tục chuyển đi mà bạn không hề biết, khi mở máy có thể bị ai đó đánh cắp vì họ đã tham nhập được vào chiếc máy tính làm chức năng bảo vệ an toàn. Cuối cùng cần nói rằng, điều đảm bảo an toàn duy nhất là sử dụng thông tin mật mã và quan hệ với công ty có danh tiếng bởi vì công ty đó sẽ tôn trọng bí mật của bạn về việc bảo vệ mật đó khi họ đã biết. Tìm hiểu thông tin cụ thể vể sản phẩm: Để có được những thông tin này, bạn hãy tìm những Web giới thiệu những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của các công ty bằng cách thức dễ nhìn và ngôn ngữ dễ hiểu. Đọc các điều khoản, điều kiện giao dịch và lưu giữ chúng: những điều này bao gồm giá hàng đầy đủ, điều kiện giao hàng, chính sách đối ứng, bảo hành và phương thức giao dịch. Nếu cần thiết, bạn hãy hỏi giá vận chuyển do đó mà biết trước những khoản tiền mà bạn sẽ phải chi. Trước khi đặt hàng, bạn cần biết chắc chắn chính sách đối ứng của công ty bán hàng. Kiểm tra chứng chỉ chất lượng các con dấu: các cơ quan cung cấp sự đánh giá và chứng chỉ trên mạng sẽ kiểm tra xem một doanh nghiệp nào đó có phải là đóng tại địa bàn mà họ công bố không và cung cấp kết quả kiểm toán cũng như các sự kiểm tra khác. Kiểm tra tính lành mạnh và rõ ràng về trình tự giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp: trong web của thương gia phải bao gồm một trình tự về việc giải quyết khiếu nại thắc mắc và yêu cầu của khách hàng. Một số địa chỉ internet còn yêu cầu bạn phải mở tài khoản kèm theo một ký hiệu mật. Để bảo vệ mình, bạn hãy nhớ đừng ký hiệu mật mã bạn sử dụng cho những tài khoản hoặc những địa chỉ internet khác. Những điều cần thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng: trước khi mua hàng trên internet bạn cần biết chắc rằng bạn cảm thấy thuận tiện trong qua trình mua hàng của thương gia đó và biết rõ phưong pháp huỷ bỏ một đơn đặt hàng. Hầu hết các web đều cho phép bạn hoàn thành đơn hàng theo mẫu có sẵn hoặc điền tên hàng mà bạn định mua vào phiếu đặt hàng.Chỉ sau khi bạn hoàn thành và xác nhận đơn hàng, phương thức giao dịch, bạn mới kết thúc việc đặt hàng bằng cách ấn nút gửi thư. Sau khi biết chắc chắn rằng giá cả đầy đủ, điều khoản và điều kiện cùng phương thức giao dịch đã được thể hiện rõ, bạn hãy in lại nội dung đó và lưu lại một bản. Trước khi phát tín hiệu thẻ tín dụng của ban lên internet, bạn phải biết chắc chắn rằng mạng máy tính ấy có hệ thống giao dịch an toàn để bảo vệ những thông tin về tài chính của bạn và doanh nghiệp đó có hệ thống an toàn tại chỗ. Thường thì những doanh nghiệp có hệ thống bảo vệ an toàn họ sẽ quảng cáo về hệ thống đó. Trước khi phát tín hiệu tín dụng của bạn lên mạng, bạn hãy tìm tài liệu chứng minh rằng công ty mà bạn liên hệ đang hoạt động trong điều kiện máy tính có chức năng bảo vệ an toàn. Nếu bạn không biết chắc về sự an toàn khi liên hệ với một công ty nào đó thì bạn đừng truyền đi thông tin về thẻ tín dụng của mình. Bạn cần biết rằng chiếc máy tính có chức năng bảo vệ an toàn không phải là nơi duy nhất mà từ đó dữ liệu của bạn có thể bị đánh cắp. Thông tin cá nhân: nếu ai đó hỏi bạn về những thông tin cá nhân, ký hiệu để nhận biết quốc tịch của bạn và những thông tin về tài khoản cá nhân của bạn tại ngân hàng thì bạn hãy cẩn thận đó. Đó là những thông tin không thể tiết lộ được. Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin về cá nhân đều quan trọng ngang nhau. Những thông cá nhân mà hầu hết mọi người không biết về bạn như ký hiệu để nhận biết quốc tịch của bạn hoặc tên của một người phụ nữ trước khi lấy chồng có ý nghĩa lớn so với tên người và địa chỉ mà bạn có thể tìm thấy trong danh bạ điện thoại. Ở nhiều nước, tên của một người phụ nữ trước khi lấy chồng được dùng để xác nhận tung tích người, đó là một thông tin đặc biệt quan trọng Kiểm tra chính sách của doanh nghiệp về việc bảo vệ thông tin cá nhân: Những công ty, doanh nghiệp có danh tiếng sẽ thông báo chính sách của họ về việc bảo vệ bí mật thông tin trên mạng nhằm báo cho bạn biết họ đối xử đối với thông tin mà bạn cung cấp khi mua hàng. Nếu bạn chưa biết chính sách của họ về việc bảo vệ bí mật thông tin thì hãy liên lạc và hỏi để biết về điều đó. Nói một cách khái quát, bạn cần nhớ rằng việc mua bán quốc tế tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Cần kiểm tra xem những sản phẩm bạn mua có phù hợp với các tiêu chuẩn về y tế và an toàn do Chính phủ quy định hay không. Cần biết rằng bạn sẽ phải gánh chịu bao nhiêu chi phí về những rủi ro có thể xảy ra nếu việc mua bán trục trặc do sự điều chỉnh phức tạp, tốn kém, do sự khác nhau về luật pháp,do phải kiểm tra mức độ bảo đảm của sản phẩm nước ngoài và do đồng tiền tính giá. 2.3. Nhóm các giải pháp khác Bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng điện tử; tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tử để việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói riêng thành công, Nhà nước cần phải: Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: 2.3.1 . Hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ của TMĐT thể hiện ở hai nhánh, đó là: thanh toán điện tử và truyền thông điện tử. Hạ tầng công nghệ bao gồm từ các chuẩn của doanh nghiệp, của trong nước, và sự kiên kết các chuẩn đấy với chuẩn quốc tế; tới các kỹ thuật và thiết bị ứng dụng; và không chỉ riêng từng doanh nghiệp, mà phải là cả hệ thông quốc gia, với tư cách là phân hệ của hệ thống quốc gia, hay một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực, và toàn cầu, và hệ thống ấy phải tới đựoc từng cá nhân. Hạ tầng cơ sở công nghệ phải bao gồm các tính: tính hiện hữu, có thể gọi là tính thường hữu để diễn đạt sắc thái ổn định, mà có hàm nghĩa là tính kinh tế sử dụng. Một nền tảng vững chắc của ngành điện lực, cũng được coi là yêu cầu không thể thiếu trong TMĐT 2.3.2. Hạ tầng cơ sở về nhân lực Trước tiên, là xây dựng lực lượng chuyên gia tin học mạnh, có khả năng thích ứng một cách nhanh nhậy với sự phát triển của công nghệ thông tin. Thứ hai, các thành viên tham gia vào TMĐT cần phải có năng lực hiểu biết các hoạt động trên mạng và thực hiện các thao tác thành thạo. Tin học phải được phổ cập hoá đến toàn dân, để từ đó giúp mọi người nhận thức được tiềm năng của Internet, có thể khai thác chúng một cách hiệu quả. Và cuối cùng là vấn đề ngoại ngữ giao tiếp trên mạng hiện nay chủ yếu là tiếng Anh. Như vậy, trong quá trình tiến đến nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lục sẽ là lực lượng chủ yếu, mấu chốt, lực lượng quan trọng nhất có vai trò quyết định của một quốc gia, trước mắt trong việc xây dựng một nền thương mại điện tử như Việt Nam. 2.3.3. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý Hạ tầng cơ sở kinh tế bao gồm yếu tố môi trường kinh tế quốc gia và môi trường quốc tế. Trước tiên, ở môi trường quốc gia, chủ thể Nhà nước (Chính phủ) phải có được những nhận thức, những tầm nhìn, mang tính chiến lược, để từ đó đưa ra những quyết định đúng đán nhàm tạo lập được môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật phù hợp với xu thế tiến tới nền kinh tế số hoá, nền kinh tế tri thức nói chung cũng như với dự phát triển của TMĐT nói riêng. Về mặt pháp lý của những giao dịch thương mại quốc tế, cần đưa ra những quy định cụ thể về cách sử dụng nguồn luật áp dụng và điều chỉnh hợp đồng mua bán. Thanh toán, đặc biệt là thuế. 2.3.4. Hạ tầng hệ thống thanh toán tài chính tự động Trước tiên, tin học hoá ngành tài chính ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng liên ngân hàng, có khả năng thực hiện các giao dịch tài chính tự động. Mạng thanh toán liên ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trong các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng hay giữa các ngân hàng. Để đảm bảo an ninh, mạng liên ngân hàng là mạng riêng, không kết nối với Internet và không xây dựng trên chuẩn TCP/IP. Với việc thiết lập một mạng nghiệp vụ tài chính ngân hàng toàn cầu, đã cung cấo các dịch vụ ngân hàng trong đó thông tin trao đổi đã được chuẩn hoá như dịch vụ mở thư tín dụng, dịch vụ chuyển tiềnSWIFT là một mạng như vậy. Hiện nay có khoảng 6500 tổ chức tài chính kết nối vào mạng trao đổi dữ liệi điện tử SWIFT. Hệ thống thanh toán điện tử sẽ đóng vai trò như của ngõ giữa internet và mạng ngân hàng. Hiện nay, thanh toán bằng các hình thức Master Card, Visa Card, thanh toán thẻ thông minh đang được sử dụng rộng rãi góp phần vào sự thuận lợi cho việc thanh toán các hợp đồng điện tử. 3. Các giải pháp khác - Người tiêu dùng nên tham gia các khóa học về thương mại điện tử ( các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn, dài hạn hay đào tạo trực tuyến) từ đó có được những kiến thức sâu sắc về chuyên môn, am hiểu cách thức hoạt động của thương mại điện tử và phòng tránh được rủi ro không đáng có. - Không ngừng nâng cao trình độ và nhận thức của bản thân mình về thương mại điện tử, phát hiện các rủi ro để từ đó có biện pháp hóa giải được chúng. - Bảo mật thông tin của mình, tiến hành giao dịch điện tử với các đối tác có uy tín và tìm hiểu kỹ các đối tác mà mình muốn giao dịch. KẾT LUẬN Sau hai tháng nghiêm túc nghiên cứu đề tài cả về khía cạnh lý thuyết và thực tế em đã nhận thấy một số vấn đề sau: Thương mại điện tử đã và đang là một xu thế phát triển tất yếu trên toàn thế giới. Việt Nam khi đã nhận thức và coi phát triển thương mại điện tử là một chiến lược cần đạt tới, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá khách quan những yếu tố còn tồn tại để có thể nhanh chóng từng bước khắc phục những yếu kém cũng như phòng tránh được những rủi ro trong những ứng dụng TMĐT nói chung và quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói chung.. Đặc biệt, mức độ ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp còn hạn chế, những điều kiện bước đầu về cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thương mại điện tử. Khung pháp lý cho giao dịch điện tử còn trong quá trình tiếp tục cần được hoàn thiện. Điều này sẽ còn ảnh hưởng không tốt đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong thời gian tới. Việc học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được những kinh nghiệm quý báu trong thời gian ngắn để có thể xây dựng được một môi trường pháp lý khoa học, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Hơn nữa, những rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử cần phải được nghiên cứu thường xuyên với những rủi ro mới xuất hiện cùng với quá trình phát triển của CNTT và những ứng dụng TMĐT. Vì vậy, không chỉ các nhà làm luật, các doanh nghiệp mà ngay cả những người tiêu dùng cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức về TMĐT nói chung và giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói riêng để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hoạt động tiêu dùng của mình một cách hiệu quả, tránh được những rủi ro không đáng Với mong muốn tạo cơ sở về mặt nhận thức cho chính bản thân mình để chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu sâu về hợp đồng điện tử và những rủi ro phát sinh từ quá trinh giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử sau này, đồng thời đóng góp một phần nào đó về mặt thống kê, phân tích và mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị của mình. Em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích và tổng hợp những thông tin, kiến thức qua nhiều nguồn khác nhau. Măc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên với thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế cũng như những hiểu biết còn chưa sâu sắc, vì vậy, khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, quý bạn đọc đóng góp ý kiến để khoá luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ (chủ biên): Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB lao động xã hội, Hà Nội năm 2006. 2. TS. Trần Văn Hoè: Giáo trình Thương mại điện tử, NXB thống kê, năm 2006. 3. PGS.TS. Vũ Ngọc Cừ. ThS.Trịnh Thanh Lâm, Thương mại điện tử, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội năm 2001. 4. Nguyễn Dương và Ngọc Quyên: Hạn chế rủi ro trong kinh doanh, NXB giao thông vận tải năm 2005. 5. Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005. 6. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. 7. Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005. 8. Luật CNTT Việt Nam năm 2005. 9. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996. 10. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 9/6/2006 về Thương mại điện tử. 11. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về chữ ký số và chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/2/2007. 12. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 trong hoạt động tài chính ban hành ngày 23/2/2007. 13. Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008. 14. Nguyễn Văn Thoan, hợp đồng và chữ ký điện tử theo Luật Thương mại Quốc gia và Quốc tế của Hoa Kỳ, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 12/2005. 15. Nguyễn Văn Thoan, Quy trình vận tải và giao nhận điện tử trong hệ thống Bolero, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 13/2005. 16. VDC, khám phá Internet, số 58, tháng 10/2005. 17. Quốc Vinh, Giải pháp cho hố ngăn cách số, tạp chí Tia sáng, số 17 (5/12/2005). II. Các website IDC, International Datel Corp: www.idc.com http:// www.mot.gov.vn www.thuongmaidientu.com www.Worltrade.B2B.com www.Eurotechnology.com www.ebusiness.vnn.vn www.emarket.com MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Á Châu B2B Mô hình Thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp với Người tiêu dùng C2C Mô hình thương mại điện tử người tiêu dùng với người tiêu dùng HĐĐT Hợp đồng điện tử TMĐT Thương mại điện tử UNCITAL Uỷ ban của Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế WTO Tổ chức Thương mại Thế Giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1: Quy mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra 44 Hình 2: Doanh nghiệp được điều tra theo khu vực địa lý 44 Hình 3: Doanh nghiệp được điều tra theo ngành nghề kinh doanh 45 Hình 4: Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2007 47 Hình 5: Tỷ lệ các doanh nghiệp có website qua các năm 48 Hình 6: Chuyển biến trong doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử qua các năm 51 Bảng 1: Danh sách các văn bản pháp luật 33 Bảng 2: Các hợp đồng điện tử ký nhờ ECVN 53 Bảng 3: Tốc độ phát triển của TMĐT toàn cầu 58 Bảng 4: Một số chỉ tiêu Internet của Việt Nam tổng tương quan với thế giới 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7340.doc
Tài liệu liên quan