MỤC LỤC
1. Tổng quan về nguyên liệu
1.1 Đậu nành
1.2 Lúa mì
1.3 Gạo
1.4 Nước
1.5 Muối
1.6 Phụ gia bảo quản
2. Giống vi sinh vật
3. Qui trình công nghệ sản xuất SHOYU
4. Giải thích qui trình công nghệ
4.1 Tách tạp chất
4.2 Ngâm đậu nành
4.3 Hấp đậu nành
4.4 Rang lúa mì, gạo
4.5 Xay lúa mì và gạo
4.6Trộn
4.7 Nuôi mốc Koji
4.8 Lên men
4.9Trích ly, lọc
4.10Thanh trùng
4.11 Lắng
4.12 Rót chai
5. SHOYU thành phẩm.
5.1 Mô tả sản phẩm
5.2 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
6. Thành tựu công nghệ
7. Tài liệu tham khảo
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất nước tương SHOYU theo phương pháp mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ LÊN MEN
ĐỀ TÀI :
THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
GVHD :PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Họ Và Tên SV MSSV
Lê Tấn Luận 60701406
Nguyễn Văn Tỵ 60702889
Nguyễn Tấn Phát 60701777
Nguyễn Văn Phụng 60701855
Năm Học: 2009-2010
MỤC LỤC
1. Tổng quan về nguyên liệu ……………………………………………..2
1.1 Đậu nành………………………………………………………………..4
1.2 Lúa mì ………………………………………………………………….6
1.3 Gạo……………………………………………………...……………..10
1.4 Nước…………………………………………………………………...11
1.5 Muối……………………………………………………...…………....12
1.6 Phụ gia bảo quản…………………………………………………...….13
2. Giống vi sinh vật...………………………………………………………13
3. Qui trình công nghệ sản xuất SHOYU...………………………...……16
4. Giải thích qui trình công nghệ…………………………………………17
4.1 Tách tạp chất……………………..……………...…………………….17
4.2 Ngâm đậu nành………………………………………….……...……..17
4.3 Hấp đậu nành………………………………………..……...………....18
4.4 Rang lúa mì, gạo...……………………………………………..………19
4.5 Xay lúa mì và gạo……………………………………………………...20
4.6Trộn……………………………………………………………………..21
4.7 Nuôi mốc Koji………………………………………………...………..21
4.8 Lên men…………………………………………………...…………...25
4.9Trích ly, lọc……………………………………………………………..28
4.10Thanh trùng…………………………….……………………………..29
4.11 Lắng………………………………………………………………......29
4.12 Rót chai………………………………………………………...……..30
5. SHOYU thành phẩm....………………………………………………...30
5.1 Mô tả sản phẩm………………………………………………...……...30
5.2 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.......…………………………………….31
6. Thành tựu công nghệ...………………………………………………....33
7. Tài liệu tham khảo....…………………………………………………...34
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1.2.1 : Thành phần hóa học của hạt đậu nành ....................................4
Bảng 1.1.2.2 : Thành phần các acid amin trong protein đậu nành..................5
Bảng 1.2.1.1 : Tỷ lệ khối lượng từng phần hạt lúa mì
(theo % khối lượng toàn hạt).....................................................7
Bảng 1.2.2.1 : Sự phân bố các chất trong hạt lúa mì
(xem mỗi chất trong hạt là 100%)............................................8
Bảng 1.2.2.2 : Hàm lượng chất béo trong từng phần của hạt lúa mì
( theo % chất khô)…………………………….…………....10
Bảng 1.2.3.1 : Tiêu chuẩn chọn lúa mì…………………………………….10
Bảng 1.3.1 : Thành phần hóa học của hạt gạo ( % chất khô)…………....11
Bảng 1.4.1 : Tiêu chuẩn của nước…………………………….…….........11
Bảng 1.5.1 : Thành phần tạp chất(mg/kg)trong muối………………........12
Bảng 3.3.1 : Bảng chọn năng suất quạt phụ thuộc vào loại bể…………..24
Bảng 4.2.1 : Các chỉ tiêu hóa học………………………………………..32
Bảng 4.2.2 : Các chỉ tiêu vi sinh………………………………………....32
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1 : Qui trình công nghệ sản xuất shoyu………………….…….16
Hình 3.1.1.1 : Thiết bị tách tạp chất.............................................................17
Hình 3.1.2.1 : Thiết bị tách tạp chất.............................................................18
Hình 3.1.3.1 : Thiết bị hấp………………………………………………....19
Hình 3.1.5.1 : Mặt cắt máy nghiền búa Beater Mill.....................................20
Hình 3.1.5.2 : thiết bị nghiền trục………………………………….………21
Hình 3.2.1 : Máy trộn khô.........................................................................21
Hình 3.3.1 : Khay nuôi mốc......................................................................23
Hình 3.3.2 : Bể nuôi mốc………………………………………………...24
Hình 3.4.1 : Thùng lên men truyền thống..................................................26
Hình 3.4.2 : Canh trường trước lên men…………………………………26
Hình 3.4.3 : Bể lên men trong công nghiệp……………………………...26
Hình 3.5.1 : Thiết bị lọc, ép băng tải………………………….…………27
Hình 3.6.1 : Thiết bị thanh trùng bản mỏng..............................................28
Hình 3.7.1 : Thiết bị lọc ly tâm..................................................................29
Hình 3.8.1 : Thiết bị đóng rót sản phẩm....................................................30
Hình 4.1.1 : Sản phẩm SHOYU................................................................30
GIỚI THIỆU
• Shoyu (“Sho” là chữ “tương” nghĩa là nước tương, “yu” nghĩa là “dầu”,
“dầu ăn”) là thuật ngữ để chỉ nước tương lên men của Nhật.
• Shoyu bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn của Nhật vào khoảng giữa
thời kỳ Muromachi (1333-1568) và vào cuối thế kỷ 16, shoyu đã trở nên
phổ biến đối với người Nhật.
• Hàng năm ở Nhật sản xuất l,2 triệu tấn shoyu, chiếm khoảng 20 - 50%
thị phần thực phẩm trong các chợ ở Nhật.
• Có 5 dạng chính của shoyu ở Nhật là koikuchi, usukuchi, tamari,
saishikomi và shiro. Trong đó, koikuchi là loại phổ biến nhất, chiếm hơn
80% sản lượng nước tương tại Nhật
1 . NGUYÊN LIỆU :
1.1 Đậu nành :
1.1.1 Cấu tạo :
Hạt đậu nành gồm 3 bộ phận :
-vỏ hạt chiếm 8% trọng lượng hạt
-phôi chiếm 2%
-tử dịp chiếm 90%
1.1.2 Thành phần hóa học :
• Trong protein của đậu nành , glubolin chiếm 85-95% ngoài ra có một
lượng nhỏ albumin và một lượng không đáng kể prolamin và glutelin.
• Carbohydrate trong đậu nành có 2 loại : loại tan trong nước ( chiếm 10%)
và loại không tan trong nước (chiếm 90%)
• Ngoài ra trong đậu nành còn chứa nhiều loại vitamin khác trừ vitamin C
và vitamin D.
Bảng 1.1.2.1 : Thành phần hóa học của hạt đậu nành
Các phần
của
Tỉ lệ % Thành
phần
% trọng Lượng
chất
khô
Hạt đậu
nành
Trọng lượng
hạt
Protein
(%)
Lipid
(%)
Tro
(%)
Carbohy
drat
(%)
Hạt nguyên 100 40 20 4.9 35
Tử diệp 90 43 23 5 29
Vỏ hạt 8 8.8 1 4.3 86
Trụ dưới lá
mầm (phôi)
2 41 11 4.4 43
Bảng 1.1.2.2:Thành phần các axit amin trong protein đậu nành
Loại axit amin Phần trăm(%)
Alanine 4.2
Arginine* 7.5
Axit aspartic 11.5
Cystine 1.3
Axit glutamic 19
Glycine 4.1
Histidine* 2.6
Isoleucine* 4.8
Leucine* 8.1
Lysine* 6.2
Methionine* 1.3
Phenylalanine* 5.2
Proline 5.1
Serine 5.2
Threonine* 3.8
Tryptophan* 1.3
Tyrosine 3.8
Valine* 5.0
(Dấu * chỉ thành phần các axit amin không thay thế)
Protein :
Thành phần protein quan trọng trong đậu nành là glycinine và β-
conglycinine.Ngoài ra,protein đậu nành còn chứa các thành phần
không mong muốn:
-Chất ức chế trypsine:ức chế enzyme trypsine trong hệ tiêu hóa của
người
-Hemagglutinin là protein có khả năng kết hợp với hemoglobin nên
làm giảm hoạt tính của hemoglobin
-Đậu nành cũng như tất cả các hạt khác đều chứa enzyme cần thiết
cho quá trình nảy mầm.Trong số đó,lipoxygenase là enzyme cấn được
quan tâm.Enzym này xúc tác cho phản ứng oxy hóa chất béo,gây mùi
ôi cho đậu nành
Lipid :
• Trong dầu đậu nành còn chứa một lượng nhỏ phosphatid , đặc biệt
nhiều lecinthin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, tăng trí nhớ , tái sinh mô
,tăng sức đề kháng…
• Điều cần chú ý khi sử dụng dầu đậu nành là các axít béo thiết yếu rất
dễ bị hủy hoại trong quá trình chế biến với nhiệt độ cao, kéo dài vì vậy
đối với dầu đậu nành đã tinh luyện nên sử dụng không thông qua nấu
nướng (trộn salad, cho thêm vào thức ăn như canh, cháo, súp vào cuối
giai đoạn nấu nướng.)
Carbonhydrates :
• Thành phần carbonhydrates trong đậu nành
Loại Phần trăm%
Cellulose 4,0
Hemicellulose 15,4
Stachyose 3,8
Rafinose 1,1
Saccharose 5,0
Các loại đường khác 5,1
Chất khoáng :
• Chất khoáng trong đậu nành từ 4,5-6,8% . Nếu tính theo phần trăm
chất khô toàn hạt thì thành phần tro như sau :
P2O5 0,6-2,18% SO3 0,41-0,44%
K2O 1,91-2,64% Na2O 0,38%
CaO 0,23-0,63% Cl 0,025%
MgO 0,22-0,55% Chất khác 1,1
• Ngoài ra còn có các nguyên tố khoáng khác : Al , Fe , I , Mn , Cu , Mo
…
1.1.3 Tiêu chí lựa chọn đậu nành :
Loại đậu nành được dùng nhiều nhất là loại có màu vàng sáng, vỏ hạt
mỏng và mịn, rốn hạt màu vàng nhạt hoặc trắng, hàm lượng protein cao
khoảng 40%, hấp thu nước đồng đều và chín nhanh, đậu có kích thước lớn.
Hạt phải khô, sạch, không sâu, không mọt, không có mùi hôi thối.
Vỏ hạt nguyên vẹn, nhẵn và có màu vàng sẫm.
Độ ẩm không lớn hơn 17%.
Hạt nứt không quá 5% khối lượng, hạt hư hỏng không quá 2% khối
lượng, hạt xanh không quá 2%.
Tạp chất không quá 3% khối lượng
1.2 Lúa mì :
1.2.1 cấu tạo :
• Khác với các hạt hòa thảo khác, lúa mì có phía lưng và phía bụng. Phía
lưng là phía phẳng và có phôi còn phía bụng có rãnh lõm vào dọc theo
hạt.
• Cấu tạo bên trong hạt lúa mì cũng giống các hạt hòa thảo khác gồm: vỏ,
lớp alơrông, nội nhũ và phôi.
Bảng 1.2.1.1 : Tỷ lệ khối lượng từng phần hạt lúa mì (theo % khối
lượng
toàn hạt)
Các thành
phần của hạt
Cực tiểu Cực đại Trung bình
Nội nhủ 78.33 83.69 81.6
Lớp alorong 3.25 9.48 6.54
Vỏ quả và vỏ
hạt
8.08 10.80 8.92
Phôi 2.22 4.00 3.24
- Vỏ:
Vỏ là một bộ phận bảo vệ cho phôi và nội nhũ khỏi bị tác động cơ học cũng
như hóa học từ bên ngoài. Thành phần chủ yếu của vỏ là cellulose,
hemicellulose, licnhin, không có giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến chất
lượng bột mì nên trong quá trình chế biến càng tách được nhiều vỏ ra càng
tốt.
+ Vỏ quả: Gồm một vài lớp tế bào chiếm 4-6% khối lượng toàn hạt. Lớp vỏ
quả của hạt lúa mì mỏng, cấu tạo không được chắc như vỏ trấu của thóc nên
trong quá trình đập và tuốt, vỏ dễ bị tách ra khỏi hạt.
+ Vỏ hạt: Chiếm 2¸2,5% khối lượng hạt, gồm hai lớp tế bào, lớp ngoài là
những tế bào xếp khít với nhau chứa các sắc tố, lớp trong gồm những tế bào
không màu ít thấm nước. Vỏ hạt có cấu tạo rất bền và dai. Nếu dùng lực xay
xát khô thì khó bóc vỏ do đó trong sản xuất bột mì người ta phải qua khâu
làm ẩm và ủ ẩm.
- Lớp alơrông :
Lớp alơrông nằm phía trong các lớp vỏ, được cấu tạo từ một lớp tế bào lớn
có thành dày, có chứa protein, chất béo, đường, xelluloza, tro, và các
vitamin B1, B2, PP.
- Nội nhũ :
Nội nhũ lúa mì chiếm 82% khối lượng toàn hạt, là phần chủ yếu để sản xuất
ra bột mì. Nội nhũ là phần dự trữ chất dinh dưỡng của hạt, nó chứa đầy tinh
bột và protein, ngoài ra trong nội nhũ còn có một lượng nhỏ chất béo, muối
khoáng và vitamin.
Bột mì tách từ nội nhũ thì trắng đẹp. Bột tách từ nội nhũ và một phần từ lớp
alơrông thì có màu trắng ngà, có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khó bảo
quản.
- Phôi :
Phôi là phần phát triển thành cây con khi hạt nảy mầm vì vậy trong phôi có
khá nhiều chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng trong phôi chủ yếu gồm có
35% protein, 25% các gluxit hoà tan, 15% chất béo. Phần lớn lượng sinh tố
và enzim của hạt đều tập trung ở phôi.
Phôi chiếm khoảng 3,24% khối lượng hạt.
1.2.2 Thành phần hóa học :
Thành phần hóa học của lúa mì có: Nước, Protein,
Chất béo, Tinh bột, Đường trước chuyển hóa, Đường sau chuyển hóa,
Xelluloza, Pentoza, Tro. Ngoài các chất trên, trong lúa mì còn có một lượng
dextrin, muối khoáng, sinh tố, chất men và một số chất khác. Các chất này
phân bố không đều trong từng phần của hạt. Protein chủ yếu tập trung ở nội
nhũ và lớp alơrông còn chất béo chủ yếu lại ở vỏ. Trong vỏ còn nhiều
xelluloza, pentoza, và chất tro. Trong phôi thì nhiều đường và chất béo.
Thành phần hóa học trung bình của lúa mì theo %chất khô như sau:
Ngoài các chất trên, trong lúa mì còn có một lượng dextrin, muối
khoáng, sinh tố, chất men và một số chất khác.
Các chất này phân bố không đều trong từng phần của hạt. Protein chủ yếu
tập trung ở nội nhũ và lớp alơrông còn chất béo chủ yếu lại ở vỏ. Trong vỏ
còn nhiều xelluloza, pentoza, và chất tro. Trong phôi thì nhiều đường và
chất béo.
Bảng 1.2.2.1 : Sự phân bố các chất trong hạt lúa mì (xem mỗi chất trong
hạt là 100%)
Các phần
của hạt
Protein Tinh bột Chất béo Ðường Xenluloza Pentoza Tro
Hạt
Nội nhũ
Vỏ và
alơrông
Phôi
100
65
27
8
100
100
-
-
100
25
55
20
100
65
15
20
100
5
90
5
100
28
68
4
100
20
70
10
• Protein
- Hàm lượng protein của lúa mì dao động trong khoảng khá lớn từ
9,6¸25,8%. Ngoài protein còn có một lượng nitơ phi protein chiếm
khoảng 0,033¸0,061%.
- Protein lúa mì gồm albumin, globulin, gliadin và glutenin, trong đó
chủ yếu là gliadin và glutenin. Hai protein này chiếm khoảng 75%
toàn lượng protein của lúa mì. Hai protein này không hòa tan trong
nước mà khi nhào với nước thì trương lên tạo thành một khối dẻo
đàn hồi gọi là gluten. Loại lúa mì khác nhau thì lượng gluten khác
nhau. Ðối với lúa mì bình thường thì lượng gluten tươi chiếm
khoảng 20-25% khối lượng hạt. Gluten màu sáng xám, đàn hồi, độ
giãn đứt cao.
- Thành phần hóa học của gluten phụ thuộc loại giống và chất lượng
lúa mì. Trung bình trong gluten sấy khô chứa khoảng 85% protein,
2-3 % chất béo, 2% chất khoáng, còn lại khoảng 10-12% các chất
gluxit.
• Ðể đánh giá chất lượng gluten người ta dùng các chỉ số sau:
- Màu sắc: Gluten tốt có màu sáng đôi khi xám hoặc hơi vàng, gluten
xấu thì màu xám.
- Khả năng hút nước của gluten: Nếu khả năng hút nước của gluten
cao thì là gluten tốt vì vậy sau khi xác định gluten tươi phải xác định
lượng gluten khô. Bình thường gluten tươi chứa 65¸75% nước.
- Ðộ đàn hồi: Là tính chất rất quan trọng của gluten. Nó thể hiện khả
nãng giữ khí của bột.
- Độ căng đứt: Cũng đặc trưng cho khả năng giữ khí của bột.
- Sự thay đổi thể tích gluten khi nướng: Là chỉ số quan trọng đặc
trưng độ nở của gluten.
- Ðể đánh giá chất lượng protein của lúa mì không những chú ý tới
hàm lượng và chất lượng gluten mà về mặt dinh dưỡng cần phải chú
ý tới thành phần aminoaxit của protein nữa.
• Gluxit
Trong thành phần của lúa mì có nhiều gluxit, trong đó tinh bột chiếm
từ 48¸73%, ngoài ra còn có lượng đường khử từ 0,11¸0,37%,
sacaroza 1,93¸3,67% và maltoza 0,93¸2,63%.
• Chất tro
Trong lúa mì có một lượng nhỏ chất tro. Nó phân bố không đều
trong từng phần của hạt, chủ yếu là P, Ca và Mg.
• Chất béo
Hạt lúa mì có một lượng nhỏ chất béo. Theo Ivanop thì sự phân bố
chất béo trong hạt chủ yếu tập trung ở phôi và cám còn nội nhũ rất ít.
Thành phần chất béo của lúa mì bao gồm axit béo no và không no (
panmitic, xtearic, licnoseric, oleic, linolic, linolenic). Hàm lượng
chất béo trong từng phần của hạt lúa mì được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1.2.2.2 : Hàm lượng chất béo trong từng phần của hạt lúa mì (
theo % chất khô)
Hạt và
sản phẩm
chế biến
Khoảng dao động Trung
bình
Hạt 1,42 - 3,20 1,92
Bột trắng
(lõi bột
của nội
nhũ)
0,82 - 1,44 1,18
Cám (lớp
alơrông
và vỏ)
3,68 - 6,78 5,12
Phôi 7,14 - 15,80 8,76
• Vitamin
Trong lúa mì có một lượng vitamin gồm vitamin A, nhóm B, H, E,
K và một vài loại khác.
Vitamin A, B1, B2, B3, E… chủ yếu tập trung ở phôi hạt vì vậy
thường dùng cám mì để sản xuất các vitamin này. Ngoài những chất
trên, trong lúa mì còn có một lượng chất men như amylaza, men
thủy phân protein, men oxy hóa khử, lipoxydaza, phitaza, lipaza...
1.2.3 Tiêu chuẩn chọn lúa mì
• Khối hạt có kích thước đồng đều,màu vàng sáng,hạt không bị hư
hỏng.
Bảng 1.2.3.1 : Tiêu chuẩn chọn lúa mì
Độ ẩm =< 14.5 %
Kim loại nặng
Pb =<0.2 mg/kg
Chất hữu cơ =<1.5 % m/m
Chất vô cơ =<0.5% m/m
Các loại ngũ cốc khác =<2 % m/m
Nấm =<0.05 % m/m
Hạt nhân bị hỏng =<6 % m/m
Hạt nhân bị hỏng do côn trùng =<1.5 % m/m
Xác động vật và côn trùng chết =<0.1 % m/m
1.3 Gạo :
• Hạt gạo gồm có ba thành phần chính là nội nhủ (chiếm 93% trọng lượng
hạt ),mầm (4 % ) và lớp vỏ cám (3%).
• Hàm lượng các hợp chất hóa học trong các thành phần trên được trình
bày trong bảng sau :
Bảng 1.3.1 :Thành phần hóa học của hạt gạo ( % chất khô)
Các hợp
chất
Tinh bột Protêin Chất béo Chất khô Khoáng Các chất
khác
Nội nhủ 90.2 7.8 0.5 0.4 0.6 0.4
Mầm 2.4 20.2 21.6 3.5 7.9 44.4
Lớp vỏ
cám
16.0 15.2 20.1 10.7 9.6 28.4
• Tinh bột gạo gồm có : amylose ( 15-35%) và amylopectin ( 65-85% ).
Trong nội nhủ ,tinh bột ở dạng hạt với kích thước trung bình 3-8 x10-6m.
các hạt tinh bột có cấu trúc rất chặt chẽ.
• Thành phần protêin trong hạt gạo gồm có : albumin 5% ,globulin 10%
,prolamin 5% ,glutelin 80% . phần lớn các protêin này không hòa tan
được vào môi trường lên men.
• Tiêu chuẩn chọn gạo :
Gạo có kích thước hạt lớn,tròn , đồng đều, màu trắng, độ bền cao, khó bị
gãy.
1.4 Nước :
Tiêu chuẩn nước trong sản xuất nước tương :
Bảng 1.4.1 Tiêu chuẩn của nước
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu vật lý
Mùi vị
Độ trong (ống Dienert)
Màu sắc (thang màu coban)
Không có
100 mL
5o
Chỉ tiêu hóa học
pH
CaO
MgO
Fe2O3
MnO
BO4
3-
SO4
2-
NH4+
NO2
-
NO3
-
Pb
As
Cu
Zn
6.0 - 7.8
50 - 100 mg/L
50 mg/L
0.3 mg/L
0.2 mg/L
1.2 - 2.5 mg/L
0.5 mg/L
0.1 - 0.3 mg/L
không
không
0.1 mg/L
0.05 mg/L
2 mg/L
5 mg/L
F 0.3 - 0.5 mg/L
Chỉ tiêu vi sinh
Tổng số vi sinh vật hiếu khí
Chỉ số Coli (số Coli/1 lít nước)
Chuẩn số Coli (số mL nước có
1Coli)
Vi sinh vật gây bệnh
< 100 cfu/mL
< 20
>50
Không có
1.5 Muối :
Thành phần chính của muối ăn là NaCl. Muối ăn sau khi sản xuất ở
đồng muối phải được tinh chế trước khi đưa vào sản xuất. Trong sản xuất
nước tương thường dùng muối hột hay muối xay.
Chỉ tiêu hóa học :
- Muối sử dụng trong sản xuất nước tương càng ít tạp chất càng tốt vì
ngoài thành phần chính NaCl còn lẫn tạp chất (MgSO4, MgCl2, KCl,
CaSO4...). Muối Mg có vị đắng và dễ hút ẩm làm muối dễ chảy không có
lợi trong sản xuất nước tương.
- Độ ẩm : không quá 4%.
- Màu sắc : trắng, có thể có ánh hồng hoặc vàng.
- Mùi : không mùi
- Vị : khi pha thành dung dịch 5% có vị mặn, không có vị khác.
- Tình trạng : đồng nhất, không lẫn tạp chất khi nhìn bằng mắt thường,
không vón cục.
- Kích thước : gồm những hạt tinh thể nhỏ, khi qua lưới sàng có kích
thước 1×1mm thì lọt qua 95%.
Bảng 1.5.1 :Thành phần tạp chất(mg/kg)trong muối
Hàm lượng tạp chất Số mg/kg
Độ tinh khiết 95-99,5%
Iod
Pb <2
Kali <35
Magie <0,13
Canxi <30
Ion sulfat <70
K4Fe(CN)6 <10
Na4Fe(CN)6 <10
CaCO3 <20
Cu <2
asen <0,5
cát <0,5
coliform không
1.6 Phụ gia bảo quản :
Natri benzoate : chất bền vững, không mùi, hạt màu trắng hay bột kết
tinh, có vị
hơi ngọt, tan ít trong nước, ít độc, có tác dụng bảo quản thực phẩm, chống
nấm
mốc, có hoạt tính cao nhất ở pH 2.5 – 4. Trong bảo quản nước tương
thường dùng
natri benzoate có nồng độ 0.07 – 0.1 %.
Tiêu chuẩn lựa chọn phụ gia bảo quản :
- Có tính kháng khuẩn, nấm mốc và nấm men cao hoặc có tính chống oxy
hóa xảy ra trong quá trình bảo quản.
- Không gây độc cho người .
- Không làm biến đổi hoặc rất ít tính chất hóa lý, cảm quan của thực
phẩm.
- Không tạo phản ứng phụ hoặc những sản phẩm độc hại cho sản phẩm
B. GIỐNG VI SINH VẬT :
• Những loại thường gặp nhất là Mucor mucedo, Rhizopus nigricans,
Aspergillus oryzae, Aspergillus niger, Penicillium protatum, Tricoderma
liguorum.
• Nấm mốc thường được dùng trong sản xuất shoyu là A. oryzae và A.
sojae. Trong 65 chủng mốc koji dùng trong sản xuất shoyu thì 80% là A.
oryzae và
20% là A. sojae.
Tiêu chuẩn chọn giống:
Trong sản xuất tương công nghiệp, khi lựa chọn một giống nấm mốc điều
cấn nhất là phải tạo được giống vi sinh vật thuần chủng . Giống vi sinh
vật đưa vào sản xuất phải đảm bảo các điều kiện sau:
Hoạt lực protease cao :
- Một số enzyme của A. oryzae được tìm thấy cả ở nội bào và ngoại
bào. Trong môi trường nuôi cấy rắn A. oryzae trong sản xuất shoyu
truyền thống, glutaminase có hoạt tính nội bào, trong khi các enzyme
khác như protease và α-amylase thì hầu như có hoạt tính ngoại bào.
Trong môi trường bị nhận chìm, A. oryzae tạo ít glutaminase hơn, và
hầu hết đều thải ra ngoài tế bào. Sự nuôi cấy A. oryzae theo phương
pháp này làm giảm sự tạo glutaminase, nhưng lại tăng tạo protease.
- Sự giải phóng enzyme ra ngoài rất quan trọng cho việc thủy giải
protein và tinh bột, vì vậy chủng nào có lượng enzyme ngoại bào cao sẽ
được ưa chuộng hơn. Nếu không, phải cần những phương pháp để giải
phóng enzyme nội bào ra ngoài.
Khả năng phát triển mạnh và chống tạp khuẩn tốt
Ảnh hưởng tốt đối với hương thơm
Không sinh độc tố (Aflatoxin)
Aspergillus oryzae:
Đặc điểm hình thái:
Asp. Orizae 29B là loài nấm vi thể thuộc bộ Plectascales lớp Ascomycota,
cơ thể sinh trưởng là một hệ sợi, bao gồm những sợi rất mảnh chiều
ngang
5 – 7μm phân nhánh và có nhiều vách ngăn chia sợi thành nhiều tế bào.Từ
những sợi nằm ngang này hình thành những sợi thẳng đứng gọi là cuống
đính bào tử, ở đầu cơ quan sinh sản vô tính.
Khối mốc tương hay mốc nước chấm thường thấy có màu vàng chính là
màu của bào tử của Asp. Oryzae
Điều kiện sinh trưởng:
Độ ẩm canh trường 45 – 55%
pH môi trường 5,4 – 6,5
Độ ẩm không khí 85 – 95%
Nhiệt độ 27 – 30oC
Thời gian 30 – 60h
• Nguồn dinh dưỡng:
- Nguồn cacbon: lấy từ hợp chất hữu cơ của : tinh bột gạo, lúa mì và đậu
nành.
- Nguồn Nitơ: lấy từ protein của các nguyên liệu giàu protein như đậu
nành
- Nguồn khoáng: đã có đủ trong nguyên liệu như trong pepton( đậu nành
),muối ,và gạo, lúa mì.
- Nguồn các chất sinh trưởng : vitamin nhóm B ,acid amin
Nấm mốc A. orizae có các loại enzyme sau: amilase, protease, các enzyme
oxi hóa khử như glucooxydase. Glucooxydase xúc tác quá trình phản
ứng oxy hóa glucose bằng oxy tạo thành acid gluconic, pH tối thích của
nó là 5.5 – 5.8 , nhiệt độ tối thích 30 – 40 0C, trên 500C hoạt lực giảm
rất nhanh, khi có cơ chất (glucose), tínhbền về nhiệt tăng, glucooxydase
có tính chất oxy hóa sinh học cao và là chất kháng sinh..
Môi trường giữ giống và nhân giống: 40g đường, 25g nước chiết đậu, 25g
thạch, pH 5,5 – 6,0 hoặc có thể sử dụng môi trường thạch malt thông
thường. Từ ống nghiệm nhân giống trung gian ở các bình tam giác với
môi trường gạo hoặc bắp mảnh đã hấp chín. Nuôi ở 28 – 29oC trong 3 –
4 ngày.
Một số vi sinh vật được sinh ra và có vai trò quan trọng :
Pediococcus halophilus Zygosaccharomyces rouxii
Zygosaccharomyces rouii :
Z. rouii là loài nấm men có thể phát triển được trong cả môi trường chứa
muối và không chứa muối, có khả năng thích nghi mạnh với nồng độ
muối trong khoảng 24 – 26 % hay độ ẩm 0.787 – 0.810.
Nhiệt độ và pH cần thiết cho sự phát triển của Z.rouii :
- Môi trường không chứa muối: pH : 3 – 7, nhiệt độ: 20 – 350C.
- Môi trường chứa muối: pH: 4 – 5, nhiệt độ: 400C.
Các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của Z. rouii: biotin,
thiamine, pantothenic acid, inisitol. Hàm lượng inositol cần tăng cao
trong môi trường nuôi cấy có chứa hàm lượng muối cao.
2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ :
Hình 2.1 : Qui trình công nghệ sản xuất shoyu
Lúa mì
Xay
Gạo
Xay
Đậu nành
Ngâm
Hấp Trộn
Giống
Nước
cc
Nuôi mốc
koji
Ngâm
Lên men
Lọc ép Bánh shoyu
Kiaga
shoyu
Thanh trùng
Lọc ly tâm
Sản phẩm
Lắng
trong
Rang
Rang
Nước muối
Dầu shoyu
CAÁP LIEÄU BUÏI
Taïp chaát nheï
Taïp chaát lôùn
I
II
Taïp chaát lôùn
Taïp chaát beù Haït
chính
3. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH :
3.1. Xử lý nguyên liệu:
3.1.1 Tách tạp chất ,phân loại : đậu nành, lúa mì, gạo.
mục đích : chuẩn bị cho quá trình tiếp theo được thực hiện dễ dàng
hơn. Quá trình này bao gồm các công đoạn tách những tạp chất kim
loại,đồng thời loại bỏ 1 phần vi sinh vật bám trên bề mặt hạt.
- Loại bỏ các tạp chất có trong nguyên liệu hay bám trên bề mặt vỏ
(đá, đất, bụi, hạt cỏ, kim loại).
- Loại bỏ được một số vi sinh vật bám trên bề mặt vỏ.
Các biến đổi trong quá trình làm sạch :
Chủ yếu là biến đổi về cảm quan, các biến đổi khác hầu như không
đáng kể :
- Cảm quan : Làm cho hạt sạch hơn, sáng hơn, tăng giá trị cảm
quan, đồng thời cũng tăng chất lượng sản phẩm.
phương pháp thực hiện :
- phân loại bằng sàng rung : tách đá ,sỏi…
- phân loại bằng nam châm : tách tạp chất kim loại.
- phân loại bằng sức gió : phương pháp này được sử dụng khi tạp chất
có kích thước bằng kích thước hạt cần làm sạch, nhưng khối lượng
riêng của tạp chất và hạt khác nhau.
Đầu tiên, đậu nành được qua thiết bị sàng rung để tách các tạp chất cơ
học lớn như đá, sỏi. sau đó,khối hạt được đưa qua thiết bị nam châm để
tách kim loại. sau cùng, đậu nành được làm sạch trên rây,có thổi khí để
tách bỏ bụi,tạp chất nhẹ và một phần vi sinh vật.
Thiết bị :
Hình 3.1.1.1 : thiết bị tách tạp chất
3.1.2 Ngâm đậu nành :
mục đích ; chuẩn bị
- làm hạt đậu mềm, giúp dễ tách vỏ hơn
- giúp quá trình hấp chín dễ dàng hơn,nhanh hơn
- cải thiện màu sắc, mùi,vị sản phẩm
- Vô hoạt một phần các chất ức chế enzyme Trypsin (Trypsic) và
enzyme Lipoxygenase.
- Giảm hàm lượng oligosaccharide (raffinose, stachyose)
Các biến đổi của nguyên liệu :
- vật lí : hạt đậu nành hút nước,trương nở dẫn đến tăng về kích thươc và
khối lượng. hạt đậu trở nên mềm hơn
- Hóa lí : hạt đậu nành bị hydrat hóa. Một phần các oligosaccharide như
raffinose, stachyose (là nguyên nhân gây khó tiêu ) được trích ly ra khỏi
hạt đậu nành.
- Cảm quan : làm giảm bớt mùi hen của đậu nành
- Hóa sinh : Dưới tác dụng của nhiệt độ và pH kiềm, các enzyme
Lipoxygenase, các chất ức chế enzyme Trypsin sẽ bị vô hoạt. Đồng thời,
một số protein cũng bị biến tính
Phương pháp thực hiện :
Thiết bị
- Cấu tạo : thiết bị hình trụ có cánh khuấy
- Nguyên tắc hoạt động : đậu nành được gầu tải
Hình 3.1.2.1 : thiết bị ngâm
Thông số công nghệ :
-tỉ lệ đậu : nước là 1: 3 (w/w)
- nhiệt độ ngâm đậu : dao động trong khoảng 20-250C
- thời gian ngâm : từ 6-8 giờ. Thời gian dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng đến
hiệu suất thu hồi protêin. Sau khi ngâm hạt đậu có độ ẩm 55-65% là tốt.
tách đôi hạt đậu kiểm tra,thấy mặt đậu bằng phẳng,không có vêt lõm là
được.
3.1.3 Hấp đậu nành :
Mục đích: khai thác. Hấp làm chín bột, protein bị biến tính, đây là
nguồn thức ăn cho nấm mốc phát triển . Đồng thời hấp cũng có mục đích
tiêu diệt vi sinh vật.
Biến đổi:
- Vật lý: nguyên liệu trở nên mềm hơn
- Hóa học: protein bị biến tính
- Sinh học: tiêu diệt vi sinh vật bề mặt giúp cho nấm mốc dễ phát
triển hơn.
Thiết bị: nồi hấp áp lực cao
Nöôùc ngöng
Hôi nöôùc
Ñaàu vaøo
Ñaàu ra
Hình 3.1.3.1 : thiết bị hấp
Thông số công nghệ: đối với nguyên liệu phối trộn như trên thì :
Áp lực: 1.2–1.4kg/cm2
Thời gian: 20–30 phút
Nguyên liệu sau hấp phải chín đều , hấp cho đến khi chuyển sang màu hơi
nâu là được, không quá sẫm màu, có mùi thơm của đậu tương
3.1.4 Rang lúa mì và gạo :
Mục đích: chuẩn bị. Mục đích là làm biến đổi tính chất cơ lí của
hạt tinh bột làm cho quá trình xay tiếp theo được dễ dàng hơn. Hạt có độ
bền cơ học giảm,độ dòn tăng lên,hạt dễ dàng vỡ ra.
Biến đổi của nguyên liệu
- Vật lý: nhiệt độ tăng
- Hóa học: độ ẩm giảm, tinh bột bị biến tính.
- hóa lí : hiện tượng bay hơi ẩm và các hợp chất dễ bay hơi, quá trình
này làm cho cấu trúc bên trong hạt trở nên dòn,xốp
- hóa sinh và vi sinh : enzim và vi sinh vật bị vô hoạt hoàn toàn.
Thiết bị: Rang thùng quay
Thông số công nghệ:
Nhiệt độ rang: 170 – 1800C
Thời gian: 5 – 7 phút.
3.1.5 Xay gạo và lúa mì :
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình phối trộn và nuôi mốc . Gạo và lúa mì
được nghiền nhỏ để khi ph ối trộn, nước thấm đều hơn . Nghiền còn nhằm
mục đích tăng diện tích phát triển của nấm mốc và khả năng xúc tác của
enzyme khi thủ y phân . Kích thước nguyên liệu sau khi nghiền càng mịn
càng tốt .
Các biến đổi nguyên liệu:
Vật lý:
Kích thước nguyên liệu: giảm
Nhiệt độ trong khối nguyên liệu: tăng do ma sát giữa các hạt với
nhau và với máy nghiền.
Thiết bị và thông số công nghệ :
-Gạo được xay bằng thiết bị nghiền búa
Ñaàu vaøo
Ñaàu ra
Hình 3.1.5.1: mặt cắt máy nghiền búa Beater Mill
-Lúa mì được xay bằng thiết bị nghiền trục ( 4 trục hoặc 6 trục )
Hình 3.1.5.2 : Thiết bị nghiền trục
3.2. Trộn :
Mục đích : chuẩn bị cho quá trình nuôi giống tốt hơn.
Biến đổi : khối nguyên liệu với giống đươc trộn đều
Phương pháp thực hiện và các thông số kỹ thuật:
Khi đưa giống vào nên trộn giống trước với một số nguyên liệu cho đều, sau
đó dùng nguyên liệu này rắc đều lên nguyên liệu định cấy giống. Khi rắc nên rắc
đều và trộn kỹ để có mốc giống đều khắp trên khối nguyên liệu và mốc phát triển
đồng đều cũng làm cho nhiệt độ của khối nguyên liệu tăng đều.
Thiêt bị : máy trộn khô hay sàn,khay
Nguyên tắc hoạt động: nguyên liệu và mốc được cho vào từ dưới máy trộn,
sau đó khởi động vít tải để trộn đều nguyên liệu với mốc.
Ñaàu vaøo
Ñaàu ra
Hình 3.2.1: Máy trộn khô
3.3. Nuôi mốc koji :
- Làm koji là quá trình lên men bề mặt của hỗn hợp đậu nành nấu/hấp và bột
mì ,gạo rang. Nó được chủng giống với bào tử Aspergillus oryzae hoặc
A.sojae và được ủ ở 25°C trong 2-3 ngày để thu được sự phát triển dày đặc
và sự tạo bào tử xanh vàng chỉ ra rằng mức độ cao của enzim đã được tạo
ra. Những enzim này bao gồm peptidases, proteinases, glutaminase,
amylase, pectinases và cellulases cần thiết cho sự thuỷ phân từng phần của
đạm và các hợp chất carbon của vật liệu thô.
Mục đích: khai thác, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển đều trên môi
trường nuôi cấy để hình thành các hệ enzyme cần thiết có hoạt lực cao , có
khả năng thủy phân protein và tinh bột đạt hiệu suất cao , đặc biệt là
enzyme protease và amylase.
Biến đổi:
Hóa sinh : sự tổng hợp các enzyme , đặc biệt là protease và
amylase.
- Vai trò của enzyme trong phân giải protein :
- Hoạt tính của enzyme trong Koji :
Khi so sánh với các loại nấm mốc khác, Aspergillus oryzae có hoạt tính
peptidase cao nhất. Chúng chứa protease kiềm và acid và tất cả hoạt tính
enzyme quan trọng trong sự phân giải các mô thực vật như pectin, tinh bột,
cellulose. A. oryzae cũng chứa glutaminase.
Sinh học: nấm mốc phát triển và sinh trưởng, tăng sinh khối.
Vật lý: nhiệt độ tăng do quá trình hô hấp của nấm mốc.
- Phương pháp nuôi mốc thủ công.
Thiết bị : theo phương pháp làm nước tương truyền thống , hỗn
hợp sau cấy giống trải đểu trên khay gỗ và đặt trong phòng nuôi mốc.
Trong quá trình nuôi mốc cần trang bị quạt ly tâm có lưu lượng gió 6000
m3/tấn nguyên liệu giờ với áp lực 100mmH2O.
Thông số công nghệ:
PROTEINS
Alkaline Proteinase
Semi-Alkaline Proteinase
Proteinase trung tính I và II
Proteinase acid I - III
PEPTIDES
Acid Carboxypeptidase I - IV
Leucine Aminopeptidase I - VII
AMINO ACIDS
GLUTAMINE
GLUTAMIC ACID
PYROGLUTAMIC
ACID Glutaminase
Nhiệt độ: 28 – 30 0C
Độ ẩm không khí: 85 – 90 %
Thời gian đặt trong phòng nuôi mốc : 2 – 3 ngày để thu được sự
phát triển dày đặc và sự tạo bào tử xanh vàng chỉ ra rằng mức độ cao
của enzim đã được tạo ra.
Bề dày lớp mốc trong khay: 1 – 2 cm
Hàm lượng nước trong khối nguyên liệu 27 – 37 % sẽ cho hoạt
tính enzyme protease và amylase cao nhất.
Hình 3.3.1 : Khay nuôi mốc
- Phương pháp nuôi mốc khối.
o Nguyên liệu được trải vào trong thùng, hộp hoặc bể. Phương pháp này
đã được áp dụng từ lâu ở một số nước, có ưu điểm, năng suất cao hơn
nuôi mốc trên khay, mành. 1m2 có thể nuôi được 75 – 80 kg nguyên
liệu (trong khi 1m2 phòng nuôi mốc theo phương pháp thủ công chỉ
được 24 – 27kg), giảm nhẹ sức lao động của công nhân và dễ cơ giới
hoá.
o Nuôi mốc nhằm thu nhận được số lượng enzyme cao nên các yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm, thoáng khí đóng vai trò rất quan trọng , đặt biệt là nhiệt
dộ. Vì vậy trong suốt quá trình nuôi mốc cần chú ý tới các yếu tố này.
o Quá trình phát triển của nấm mốc chia làm 3 giai đoạn:
Sau khi cấy giống 6 – 8 h, nhiệt độ tăng dần.
Giai đoạn sợi nấm phát triển mạnh, nhiệt tạo ra nhiều và hệ sợi
thường kết thành tảng. 3 – 4h sau khuẩn ty xuất hiện rõ rệt.
Sau 24h, bào tử của nấm mốc chuyển sang màu vàng hoa cam.
• Trong suốt quá trình nuôi mốc , nhiệt độ và độ ẩm của khối nguyên liệu
được kiểm soát bằng cách đảo trộn . Nếu đảo trộn trễ , nhiệt độ khối
nguyên liệu tăng cao , khuẩn ty phát triển không tốt , làm giảm khả năng
sinh tổng hợp enzyme và có thể làm mốc giống bị chết.
Thiết bị:
- Quạt: để thông khí tốt cần trang bị quạt ly tâm có lưu lượng 6000m3/tấn
nguyên liệu × giờ với áp lực 100mm cột nước. Nói chung tuỳ theo khối
nguyên liệu mà chọn quạt.
Bảng 3.3.1: Bảng chọn năng suất quạt phụ thuộc vào loại bể
Loại bể
(kg)
400 800 1000 1200
Năng suất
quạt
(m3/giờ)
2400 4800 6000 7200
- Bể nuôi mốc: có chiều dài khoảng 8m, chiều rộng khoảng 1,2 – 1,5m và
mương cấp khí ở đáy bể có độ dốc 3 – 40 và công suất mỗi bể chỉ nên
tối đa 1200kg.
- Để đảm bảo nhiệt độ của không khí 28 – 320C và hàm ẩm của nó là
95%, mỗi bể nuôi mốc phải có ống phun hơi nóng và tia nước ở đầu mỗi
bể. Nói chung ở thời kỳ 2, nhiệt độ tăng tới 35 – 360C thì cứ 1 giờ chạy
quạt 10 phút để hạ nhiệt và cấp ẩm. Về mùa hè có thể sử dụng quạt
nhiều hơn mùa đông.
Khoâng khí
saïch
Hình 3.3.2: Bể nuôi mốc
3.4 Ngâm :
Mục đích :
chuẩn bị :
- Tiêu diệt và ức chế nấm mốc và một số vi sinh vật có hại, nhưng
enzyme vẫn phát triển tốt.
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic và nấm men phát triển
- Tạo vị
- Hòa tan một số protein tan trong muối loãng.
Khai thác : tách enzyme ra khỏi bề mặt hệ nấm. ( vì enzyme liên
kết với bề mặt hệ nấm bằng liên kết ion.
Thiết bị : thiết bị hình trụ có cánh khuấy
Thông số công nghệ : thời gian ngâm khoảng 3 giờ.
3.4. Lên men :
Mục đích: chế biến. Tạo pH thích hợp cho enzyme protease và amylase
của nấm mốc hoạt động , làm b iến đổi sâu sắc thành phần nguyên liệu theo
hướng tạo ra sản phẩm là nước tương.
Biến đổi:
- Hóa sinh:
Protein thủy phân thành những chất trung gian như peptide ,
polypeptide và cuối cùng là thành các acid amin đơn giản dưới tác d ụng của
enzyme protease.
Tinh bột bị thủy phân thành đường maltose và glucose do enzyme
amylase.
• Hóa lí : pH giảm (pH đầu của dung dịch khoảng 6.5 – 7 ) do sự hình
thành các acid hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho enzyme protease và
amylase hoạt động và góp phần ức chế các vi sinh vật tạp không có lợi
cho quá trình lên men.
- Vật lý:
Thể tích: tăng do có bổ sung nước muối
Nhiệt độ: tăng ( phản ứng thủy phân là phản ứng tỏa nhiệt)
Độ nhớt: giảm do sự thủy phân protein thành acid amin và nhiệt
độ tăng.
- Cảm quan:
Màu sắc: tạo màu cho nước tương.
- Hóa học :
- Trong sản xuất, một lượng koji được khuấy trộn với nước muối (22 –
23% muối) → hỗn hợp moromi → lên men kín (6 - 12 tháng).
- umami được sinh ra từ các axit amin của protein đậu nành đã được sản
xuất bởi các vi sinh vật
- Muối và nước sau đó được bổ sung vào Koji để tạo mash moromi, sau đó
lên men và thời gian khoảng sáu tháng. Trong giai đoạn đầu của quá trình
lên men moromi, các enzym sản xuất bởi các mốc Koji phá vỡ các protein
trong đậu nành để tạo thành các axit amin, trong đó tăng cường umami. Các
enzym cũng lao xuống tinh bột trong lúa mì và gạo để hình thành đường, và
đây là những yếu tố tạo hương vị độc đáo và màu sắc cho nước tương.
- Trong quá trình lên men, nồng độ muối cao và sự thay đổi pH đã tiêu diệt
A. oryzae và A. sojae. Cơ chất trong đậu nành và lúa mì được thủy giải bởi hệ
enzym như proteinase, amylase và peptidase sinh ra trong quá trình koji trước
đó.
- Giai đoạn sau của quá trình lên men moromi (khoảng 6 tháng) ở 15-
200c,Pediococcus halophilus phát triển và sản sinh ra acid lactic, làm giảm pH.
Loài Pediococcus halophilus là vi khuẩn chịu mặn và đặc trưng cho sản phẩm
shoyu, được xác định như là lactobacillus chính trong hỗn hợp moromi. pH
của vật liệu khởi đầu là 6,5 - 7,0; nồng độ muối 16-18%, tạo tính hoạt động
trong nước (water activity - WA) là 0,80, đây là điều kiện thích hợp cho P.
halophilus.
- PH ban đầu của hỗn hợp nhanh chóng giảm xuống vì enzyme phân giải
protein và tạo thành acid lactic. Khi pH đạt đến 5,5; lactobacilli được thay thế
bằng sự phát triển của Zygosaccharomyces rouxii. Đi kèm với sự giảm pH là
sự lên men rượu xảy ra mạnh bởi Z.rouxii. Sau 60 ngày, một lượng lớn ethanol
được tạo ra bởi tác động của sự thông khí và tăng nhiệt. Kết quả thu được là 2-
3% ethanol và nhiều thành phần hương thơm được sản xuất bởi nấm men.
Hình 3.4.1 : Thùng lên men truyền thống
Hình 3.4.2 : Canh trường trước lên men
Thiết bị:
Sử dụng thiết bị thủy phân : có cảm biến , có vỏ áo để gia nhiệt
Ñaàu vaøo
Ñaàu ra
Hình 3.4.3 : Bể lên men trong công nghiệp
Thông số công nghệ:
Nhiệt độ lên men:
- Giai đoạn đầu : 50 – 60 0C. thời gian 3 ngày,Tùy từng loại nguyên
liệu, lượng nước trộn vào để quyết định thời gian lên men.
- Giai đoạn sau : 15 – 25 0C. thời gian 6 tháng
Nhiệt độ là một thông số rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho enzyme
của nấm mốc xúc tác các phản ứng thủy phân tinh bột và protein thành đường
và acid amin. Trong quá trình lên men không nên để nhiệt độ quá cao làm cho
sản phẩm có mùi khét , cháy hoặc nếu nhiệt độ quá thấp sẽ kéo dài thời gian
lên men, sản phẩm có màu nhạt, không sánh.
Lượng nước cho vào : 30 – 40 % so với nguyên liệu , tương đương với
60 – 70 % so với mốc. Khi cho nước vào nên cho 5 – 10 % NaCl để vi sinh vật
tạp gây hư hỏng không thể phát triển nhưng sự phân cắt enzyme vẫn diễn ra.
Thời gian thủy phân : khoảng 3 ngày. Tùy từng loại nguyên liệu , lượng
nước trộn vào để quyết định thời gian lên men.
3.5. Lọc ép:
Mục đích: khai thác . Sau khi thủy phân và ủ hương , tiến hành trích ly .
Lấy bã sau trích ly tiếp tục cho nước muối vào tiếp tục trích ly lần hai rồi lọc
đề khai thác triệt để các chất hòa tan trong hỗn hợp.
Biến đổi:
- Vật lý: độ nhớt giảm.
- Hóa lý: sự tách rời hai pha lỏng và rắn.
- Cảm quan: dung dịch trong hơn
Thiết bị: thiết bị trích ly, thiết bị lọc băng tải
Bôm chaân khoâng
Hoãn hôïp vaøo
Dòch loïc
Baõ loïc
Hình 3.5.1 : Thiết bị lọc, ép băng tải
Thông số công nghệ và biện pháp thực hiện:
- Dùng nước muối có nồng độ 20 – 25 % ở nhiệt độ 600C để hòa tan đạm
và đường đã thủy phân trong quá trình lên men.
- Sau khi cho muối nên tiến hành đảo trộn trong khoảng 24h để các chất
hòa tan tan vào trong nước muối sau đó lọc rút nước chấm ra.
3.6. Thanh trùng :
Mục đích :
Bảo quản , tiêu diệt vi sinh vật , kéo dài thời gian b ảo quản sản
phẩm.
Hoàn thiện: tăng thêm hương vị cho sản phẩm.
Biến đổi:
- Hóa học : tăng cường phản ứng tạo mùi đặt trưng cho sản phẩm . Phản
ứng tạo màu: phản ứng Maillard.
- Vật lý:
Nhiệt độ: tăng
Thể tích dung dịch giảm do sự bốc hơi nước do nhiệt độ tăng.
Độ nhớt: giảm do nhiệt độ tăng.
Tỷ trọng: tăng
- Hóa lý:
Sự bay hơi nước.
Protein chưa bị thủy phân hết bị đông tụ.
- Sinh học: vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt.
- Cảm quan: màu sắc đậm hơn, sản phẩm tương đối trong phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng.
Thiết bị: thiết bị thanh trùng bản mỏng.
Hình 3.6.1 : Thiết bị thanh trùng bản mỏng
Thông số công nghệ:
Nhiệt độ thanh trùng: 70 – 80 0C
Thời gian thanh trùng: 30 – 45 phút.
Lượng natri benzoate thêm vào : 0.07 – 0.1 % lượng nước tương .
Ở nồng độ này natri benzoate có tác dụng bảo quản tốt , khống chế được sự
phát triển nấm mốc , nấm men đồng thời không có hại đối v ới cơ thể con
người.
3.7. Lọc ly tâm :
Mục đích : hoàn thiện , ổn định mùi vị của nước tương . Lắng các phần
muối kết tinh ở nhiệt độ thường , loại bỏ protein đông tụ trong quá trình thanh
trùng .
Biến đổi:
Cảm quan: độ trong của nước tương tăng lên.
Phương pháp thực hiện : sử dụng máy ly tâm để lọc dịch sữẵ
Thiết bị
• Cấu tạo
- Buồng lọc.
- Ống cấp dịch để cung cấp dịch cần lọc vào thiết bị.
- Ống tháo dịch và màng lọc để tháo sản phẩm của quá trình lọc.
- Ống tháo bã để tháo bã ra khỏi thiết bị.
- Trục vít xoắn để tách bã ra khỏi dịch cần lọc.
- Động cơ để quay trục vít xoắn.
• Nguyên tắc hoạt động : Dịch lọc qua bộ phận cấp dịch vào buồng
lọc. Trục vít xoắn quay tạo ra lực ly tâm làm cho các hạt rắn chuyển
động ra khỏi tâm buồng lọc và va vào thành thiết bị. Những hạt rắn
này sẽ được trục vít đẩy về ống tháo bã. Phần lỏng còn lại tiếp tục
qua màng lọc theo ống tháo sản phẩm ra ngoài
Hình 3.7.1 : Thiết bị lọc ly tâm
3.8. rót chai :
Mục đích:
Bảo quản: tránh sự tiếp xúc của sản phẩm với mội trường ngoài
Hoàn thiện : tạo sản phẩm có hình dạng , mẫu mã đẹp , thu hút
người tiêu dùng.
Thiết bị:
Hình 3.8.1 : Thiết bị đóng rót sản phẩm
Biện pháp thực hiện và thông số công nghệ:
Chai thủy tinh đựng sản phẩm phải được rửa sạch( rửa bằng nước sôi sau đó
rửa lại bằng cồn 980, thanh trùng (thời gian 10 – 20 phút) để tiêu diệt vi sinh
vật bám trên chai và loại bỏ bụi bẩn bám trên chai. Sản phẩm được rót vào
chai theo dung tích quy định. Sau đó đóng nút, dán nhãn ra nước tương thành
phẩm
4. SẢN PHẨM SHOYU :
4.1. Mô tả sản phẩm :
Hình 4.1.1 : sản phẩm shoyu
Hình 15 : Sản phẩm SHOYU
• Nước tương là một dạng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng do chứa
nhiều axit amin, được cơ thể hấp thu trực tiếp và là một gia vị rất
được nhiều người ưa chuộng, thường được dùng trong bữa ăn
hàng ngày. Trung bình một người lớn có thể dùng từ 50-150ml
nước tương trong một ngày.
• Nước tương có đặc điểm chất lượng khác nhau, có độ đạm từ 80N
đến 400N, có màu sắc, độ nhớt khác nhau, người ta còn gọi là xì
dầu, hắc xì dầu, được các nhà sản xuất pha chế theo nhiều mùi vị
khác nhau theo sở thích của người tiêu dùng.
• Lên men là phương pháp sản xuất nước tương cổ truyền, dùng vi
sinh vật để thủy phân protein và carbohydrate trong nguyên liệu
thành các acid amine và đường đơn
• Tuy nhiên có một loài nấm sợi có màu sắc và hình thái rất giống
với loài Aspergillus oryzae nhưng lại rất nguy hiểm rất có thể
nhiễm từ không khí vào. Đó là loài Aspergillus flavus, một loài
nấm có thể sinh ra độc tố Aflatoxin – một loại độc tố gây ung thư.
Chỉ có các chuyên gia có kinh nghiệm mới phân biệt được hai
loại này.
• Thời gian sản xuất rất dài, khoảng 6 tháng vì cần thêm công đoạn
nuôi mốc giống và quá trình lên men chậm.
• Xì dầu Nhật Bản, hay shō-yu – theo truyền thống được chia
thành 5 loại chính, phụ thuộc vào các khác biệt trong thành phần
và phương pháp sản xuất. Xì dầu Nhật Bản có thành phần chính
là lúa mì, và điều đó làm cho xì dầu ngọt hơn loại của Trung
Quốc; chúng có hương vị hơi giống của một loại rượu vang Tây
Ban Nha là sherry. Xì dầu Nhật Bản và xì dầu Trung Quốc không
thể thay thế lẫn nhau trong nhiều công thức chế biến. Loại xì dầu
sẫm màu của Trung Quốc gần với xì dầu Nhật Bản ở màu sắc
tổng thể, nhưng không gần về độ mạnh của hương vị hay kết cấu.
4.2. Chỉ tiêu chất lượng:
Theo tiêu chuẩn nhà nước TCVN 1763 – 75, chất lượng nước tương sản
xuất theo phương pháp lên men bằng vi sinh vật phải đạt tiêu chuẩn sau:
Nước tương phải sản xuất theo đúng quy trình công nghệ đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền duyệt y, phải dùng chủng loại nấm mốc không
có độc tố do cơ quan thẩm quyền cung cấp.
• Chỉ tiêu cảm quan:
- Màu sắc: màu nâu cánh gián.
- Mùi: mùi thơm đặc trưng của nước tương lên men.
- Vị: ngọt đậm (đối với hạng đặc biệt), ngọt dịu (với hạng 1 và hạng 2),
không có vị chua lạ.
- Độ trong: trong, không vẩn đục.
• Các chỉ tiêu hóa học:
Nhìn chung, shoyu chất lượng tốt chứa 1,0-l,6% đạm tổng số; 2-5% đường
khử; 1-2% acid hữu cơ, 2,0- 2,5% ethanol và 17–19% NaCl.Lượng
alcohol có ảnh hưởng quan trọng đến mùi thơm của shoyu lên men .
Bảng 4.2.1 : các chỉ tiêu hóa học
Tên chỉ tiêu Loại đặc
biệt
Loại 1 Loại 2
Hàm lượng N toàn phần, g/l ≥20 ≥16 ≥12
Hàm lượng N formol, g/l ≥10 ≥8 ≥6
Hàm lượng N ammoniac, g/l ≤3 ≤2.5 ≤2
Hàm lượng NaCl, g/l 230 – 250 230 –
250
230 –
250
Hàm lượng acid tính theo số ml
NaCl 0.1Ndùng để trung hòa ml mẫu
hay pH
4.2 4.6 5– 5.6
• Các chỉ tiêu vi sinh vật:
Theo quy định của bộ y tế, đối với nước chấm quy định như sau (dự
thảo chỉ tiêu vệ sinh) giới hạn cho phép trong 1 ml thực phẩm.
Bảng 4.2.2 : các chỉ tiêu vi sinh
TT Tên vi khuẩn Giới hạn cho phép
1 TSVKHK 104
2 Coliforms 102
3 E.coli 0
4 Clostridium
perfringens
10
5 S. aureus 3
6 Samonella / 25ml 0
7 TSTBNM 10
- TSVKHK: tổng số vi khuẩn hiếu khí
- TSTBNM – NM : tổng số bào tử nấm mốc – nấm men.
- Hàm lượng kim loại trong nước chấm được quy định như sau:
Pb ≤ 2mg/l
As ≤ 2mg/l
Zn ≤2mg/l
Cu ≤10mg/l
Nâng cao chất lượng nước chấm:
Cần phải sản xuất nước chấm có độ đạm cao, giữ đúng hàm lượng muối từ
230 – 250 mg/l, giảm hàm lượng đường trong nước chấm để hạn chế nấm
mốc, nấm men phát triển; dùng tỷ lệ phối chế giữa đậu nành và bột mì
thích hợp, phơi nắng để tiêu diệt vi sinh vật, thực hiện nghiêm túc chế độ
vệ sinh trong quy trình sản xuất và phân phối.
5. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ:
5.1 Những nghiên cứu và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất shoyu
Sử dụng bột đậu nành tách dầu thay vì toàn bộ là đậu nguyên.
Tăng sự phân giải protein của nguyên liệu thô từ 65 - 90% bằng cách
lựa chọn và gây biến tính nấm mốc; xác định các thông số tối ưu: nhiệt
độ, pH, chủng giống lactobacilli và nấm men, và các thành phần hóa học.
Sử dụng giống thuần chủng lactobacilli và các nấm men.
Tự động hóa thiết bị và mở rộng sản xuất.
Giảm thời gian cho quá trình nuôi cấy koji từ 72 giờ xuống còn 48 giờ.
Giảm giai đoạn lên men của hỗn hợp từ l-3 năm xuống còn 6 tháng.
Cải thiện chất lượng và giảm giá thành .
5.2. Sản xuất shoyu bằng hệ phản ứng sinh học (bioreactor)
5.2.1 Tiến trình sản xuất :
• Phương pháp sử dụng hệ bioreactor khác với phương pháp dân gian
ở một số điểm như sau :
– Enzyme protease được sử dụng liên tục trong nuôi cấy chìm.
– Sự lên men được thực hiện ở trạng thái lỏng.
– Giai đoạn lên men ngắn (mất một vài tháng cho sự lên men dân gian
nhưng chỉ khoảng 2 ngày cho phương pháp dùng hệ bioreactor).
• Trong phương pháp dùng hệ bioreactor, dịch lỏng chưa tinh chế trải
qua các khâu sau:
– Sử dụng enzyme glutaminase cố định để gia tăng hàm lượng acid
glutamic.
– Sử dụng Pediococcus halophilus để thực hiện sự lên men lactic.
– Sử dụng Zygosaccharomyces rouxii thực hiện sự lên men rượu và
sử dụng Candida versatilis để tạo các hợp chất phenol như 4 -
ethylguaiacol.
5.2.2 Sự lên men liên tục :
• Sự lên men liên tục nhờ những tế bào ổn định của Pediococcus
halophilus, Zygosaccharomyces rouxii, Candida versatilis diễn ra trên
100 ngày mà không có bất kỳ vi sinh vật gây hỏng nào. Tổng thời gian
tồn tại do lên men acid lactic và alcohol khoảng 30 giờ. Thời gian này
ngắn hạn so với giai đoạn lên men dân gian khoảng từ 3-4 tháng để cho ra
cùng một hàm lượng acid lactic và ethanol.
• Số lượng lớn của những tế bào không xác định hiện diện trong chất rắn
và chất lỏng ở mỗi tác nhân, tổng số từ 10-100, cao hơn gấp đôi khối
moromi. Sự thu hẹp không gian trong phương pháp dùng hệ bioreactor
thích hợp với mật độ cao của các tế bào cố định trong chất rắn và những
tế bào tự do trong chất lỏng. Những thành phần hóa chất chính của chất
lỏng lên men từ hệ bioreactor đã được kiểm tra bao gồm acid lactic,
glucose, ethanol và những hợp chất nitrogen.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. PGS .TS . Lê Văn Việt Mẫn ,Sách công nghệ chế biến thực phẩm ,nhà
xuất bản ĐH quốc gia tp.hcm -2009
2.
mi/Cau-tao-hat-lua-mi/1
3.
4.
5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nuoc tuong Shoyu.pdf