Đề tài Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ

Mục lục Lời cảm ơn PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng và khách thể nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Cơ sở lý luận Hệ khái niệm Các hướng tiếp cận lý thuyết Kết quả nghiên cứu 1. Tổng quan tình hình học ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của ngoại ngữ 3. Thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 3.1. Một số nhận xét và tương quan với sinh viên nói chung 3.2. Mô tả hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 4. Ảnh hưởng của định hướng nghề nghiệp đối với việc học ngoại ngữ 4.1. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học 4.2. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học trong tương quan so sánh với sinh viên nói chung 4.3. Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ 5. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc học thêm ngoại ngữ của sinh viên Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỉ 21 là thế kỉ của toàn cầu hoá, thế kỉ của sự giao lưu và hội nhập quốc tế. Việt Nam cũng hoà trong xu thế hội nhập của thế giới đồng thời với quá trình đổi mới toàn diện đất nước.Một nét nổi bật trong quá trình đổi mới là Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương đó đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, chúng ta đang có những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang thời kì mới, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nhu cầu thương mại, hợp tác quốc tế đang làm cho sự nhất thể hoá toàn cầu có nhiều khả năng trở thành hiện thực.Trong bối cảnh thời đại đó, mọi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm tới mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ-những chủ nhân tương lai , người sẽ quyết định sự phát triển kinh tế –xã hội ở mỗi quốc gia. Khi đưa ra nhữnh tiêu chuẩn về giáo dục cho thế hệ trẻ đến năm 2000, các nhà giáo dục Mĩ và Tây Âu cho rằng một trong những điều kiện không thể thiếu là các cá nhân phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Điều này quả thực rất hợp lý bởi nếu không có ngoại ngữ làm phương tiện giao tiếp thì không thể nói đến chuyện giao lưu, học hỏi và hội nhập quốc tế. Đối với sinh viên, ở tầm vĩ mô, sự quan trọng của ngoại ngữ đối với họ cũng chính là đối với xã hội, bởi sinh viên chính là những người trong tương lai sẽ sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện để giao lưu, học hỏi, hội nhập và phát triển xã hội. Ở tầm vi mô, ngoại ngữ chính là vốn kiến thức quan trọng của mỗi cá nhân, là yếu tố không thể thiếu trong hành trang gia nhập thị trường việc làm. Đối với sinh viên Xã hội học nói riêng, ngoại ngữ còn là yếu tố quan trọng cần cho sự xâm nhập thực tế, vốn là một đòi hỏi đặc trưng của chuyên ngành này, đồng thời là phương tiện để mở mang kiến thức qua nguồn tài liệu nước ngoài vì tài liệu tiếng Việt còn ít. Hơn nữa trong thế kỉ 21 này , khi Xã hội học sẽ thực sự trở thành một ngành khoa học mũi nhọn tại Việt Nam, ngoại ngữ sẽ trở thành điều kiện quan trọng giúp các nhà Xã hội học trao đổi, học hỏi, mở mang tri thức từ những nền Xã hội học phát triển trên thế giới. Và ngay lúc này, khi sự thăng hoa của Xã hội học Việt Nam chưa trở thành hiện thực thì ngoại ngữ vẫn là một yếu tố không thể thiếu, thúc đẩy thời điểm ấy tiến lại gần hơn. Nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của ngoại ngữ , các sinh viên Xã hội học đã quan tâm tới việc trau dồi trình độ ngoại ngữ của mình. Họ không chỉ tham gia học trong chương trình chính khoá của nhà trường mà còn đi học thêm nhằm củng cố và nâng cao trình độ . Tuy nhiên, liệu hoạt động học thêm ấy có thực sự đem lại hiệu quả mong muốn cho mọi sinh viên hay không ? Để đánh giá vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài “Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ ”để nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng của hoạt động này, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong việc sử dụng thời gian, công sức , tiền bạc để đạt được hiệu quả cao hơn. Trong phạm vi đề tài này, tôi không có điều kiện nghiên cứu toàn bộ sinh viên Xã hội học trên địa bàn Hà Nội mà chỉ có thể tập trung khảo sát sinh viên Xã hội học tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Tìm hiểu thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học. 2.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động học thêm ngoại ngữ. 2.3 Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học và tác động của nó đối với hoạt động học thêm ngoại ngữ trong sinh viên. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ tư, khoa Xã hội học, ĐHKHXH&NV

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những năm học mang tính quyết định, sinh viên những năm cuối phải dành nhiều thời gian hơn cho các môn chuyên ngành, cho tiểu luận, báo cáo khoa học, luận văn…nên lại có xu hướng đi học thêm ít hơn với tỉ lệ lựa chọn nhiều hơn ở phương án 1. Bảng 18: Thời gian học theo hộ khẩu STT Thời gian Đô thị Nông thôn 1 1 buổi/tuần 9,3% 5,7% 2 2-3 buổi/tuần 55,8% 74,3% 3 4-5 buổi/tuần 28% 14,3% 4 >5 buổi/tuần 7% 5,7% Với phương án 1 buổi hoặc trên 5 buổi, tỷ lệ lựa chọn ở cả 2 nhóm đều thấp nhưng có sự nhích hơn ở nhóm sinh viên đô thị. Với hai phương án còn lại, có sự chênh lệch khá lớn giữa hai nhóm. Nhóm sinh viên đô thị có xu hướng dành nhiều thời gian cho học thêm hơn với tỉ lệ chọn 4-5 buổi cao hơn gấp đôi và tỉ lệ chọn 2-3 buổi thấp hơn so với nhóm sinh viên nông thôn. Tóm lại , các bảng phân tích thời gian học thêm cho thấy: Giới tính là yếu tố không có tác động lớn đến việc dành thời gian cho học thêm ngoại ngữ. Sinh viên những năm đầu và sinh viên đô thị có xu hướng đi học thêm với lượng thời gian lớn hơn so với những sinh viên năm cuối và sinh viên nông thôn. 3.2.4 Chi phí cho học thêm Chi phí cho việc học thêm phụ thuộc vào địa điểm và thời gian học. Thường thì trung tâm nước ngoài, học gia sư hoặc lớp riêng sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn các địa điểm và hình thức còn lại. Chi phí học cũng tỷ lệ thuận với thời gian học, số buổi càng nhiều chi phí càng lớn. Qua khảo sát sơ bộ, tôi thấy rằng với những địa điểm, hình thức học khác nhau và lượng thời gian khác nhau, có rất nhiều mức chi phí với độ chênh lệch rất lớn, mức thấp nhất khoảng xấp xỉ 50.000đ, mức cao nhất có thể lên tới 1 triệu đồng. Tuy nhiên, do những mức học phí quá cao không phổ biến trong sinh viên nên tôi chỉ đưa ra các phương án từ dưới 50.000đ đến trên 200.000đ, mọi trường hợp vượt quá 200.000đ đều được tính vào một nhóm Bảng 19: Chi phí học thêm theo giới STT Chí phí Nam Nữ 1 Dưới 50.000đ/ tháng 12% 17% 2 50.000-100.000đ/tháng 52% 37,8% 3 100.000-200.000đ/ tháng 36% 34% 4 Trên 200.000đ/ tháng 0 11,3% Trong khi nam sinh viên tập trung vào 2 mức chi phí từ 50.000đ đến 200.000đ, nữ sinh viên lại trải rộng trên cả 2 mức chi phí cao , đặc biệt là mức trên 200.000đ.Nhìn chung, có thể nói nữ sinh viên có xu hướng chi phí cao cho học thêm ngoại ngữ hơn so với nam sinh viên. Bảng 20: Chi phí học thêm theo năm học STT Chi phí Năm I-II Năm học III-IV 1 Dưới 50.000đ/ tháng 23,3% 10,4% 2 50.000đ-100.000/ tháng 43,3% 41,7 % 3 100.000đ-200.000đ/ tháng 30% 37,5% 4 Trên 200.000đ/ tháng 3,3% 10,4% Bảng 20 cho thấy mức chi phí cho học thêm ở nhóm sinh viên năm I-II thấp hơn nhóm sinh viên năm III-IV vì tỷ lệ lựa chọn 2 phương án từ dưới 50.000đ đến 100.000đ cao hơn ở sinh viên những năm đầu, còn 2 phương án sau lại được các sinh viên những năm cuối lựa chọn nhiều hơn.Như vậy, mặc dù nhóm sinh viên những năm đầu đi học nhiều hơn nhưng vẫn có mức chi phí thấp hơn, điều này phụ thuộc vào hình thức và địa điểm học mà các sinh viên lựa chọn. Các sinh viên năm III-IV có tỉ lệ chọn nơi có học phí thấp ít hơn và tỉ lệ học gia sư hoặc lớp riêng cao hơn nên sẽ có chi phí lớn hơn. Bảng 21: Chi phí học thêm theo hộ khẩu STT Chi phí Đô thị Nông thôn 1 Dưới 50.000đ/ tháng 11,6% 20% 2 50.000đ-100.000đ/ tháng 34,9% 51,4% 3 100.000đ-200.000đ/ tháng 41,9% 25,7% 4 Trên 200.000đ/tháng 11,6% 2,9% Có một sự chênh lệch khá rõ ràng về chi phí cho học thêm giữa 2 nhóm sinh viên đô thị và nông thôn theo hướng đô thị có chi phí lớn hơn. Điều này thể hiện trên bảng 21 với tỷ lệ sinh viên đô thị lựa chọn 2 phương án từ 100.000đ đến trên 200.000đ lớn hơn và tỷ lệ sinh viên nông thôn lựa chọn 2 phương án với mức chi phí còn lại lớn hơn.Đây là kết quả có thể được suy ra từ 2 bảng 15 và 18. Nhóm sinh viên đô thị dành thời gian đi học nhiều hơn, tại những địa điểm có học phí cao hơn như trung tâm nước ngoài, gia sư hoặc lớp riêng, vì thế tất yếu họ phải bỏ ra một lượng chi phí lớn hơn. Tóm lại, phân tích chi phí cho học thêm ngoại ngữ trong sinh viên Xã hội học ta thấy rằng : Ba yếu tố giới, năm học, hộ khẩu thường trú đều có tác động nhất định đến chi phí cho việc học thêm. Các nhóm sinh viên nữ, năm thứ III-IV và đô thị có xu hướng chi phí nhiều hơn so với các nhóm sinh viên nam, năm thứ I-II và nông thôn. 3.2.5 Hiệu quả của việc học thêm Định lượng hiệu quả của việc học thêm là một công việc không dễ dàng, định lượng một cách khách quan và chính xác lại càng khó thực hiện hơn.Để đánh giá vấn đề này, tôi đưa ra câu hỏi “Theo bạn, so với trước khi đi học thêm, trình độ ngoại ngữ của bạn……..” và đưa ra 3 phương án trả lời : Vẫn như trước Khá hơn nhưng không nhiều Khá hơn nhiều Kết quả thu được cho thấy Bảng 22 : Cơ cấu hiệu quả học thêm STT Hiệu quả Giới Năm học Hộ khẩu 1 Vẫn như trước Nam 12% I-II 13,3% Đô thị 14% Nữ 18,9% III-IV 18,8% Nông thôn 20% 2 Khá hơn ít Nam 56% I-II 56,7% Đô thị 51,2% Nữ 52,8% III-IV 52,1% Nông thôn 60% 3 Khá hơn nhiều Nam 32% I-II 30% Đô thị 34,9% Nữ 28,3% III-IV 29,2% Nông thôn 22,9% Bảng 22 cho thấy đa phần sinh viên đều thu được hiệu quả nhất định từ việc học thêm. Các yếu tố giới, năm học và hộ khẩu thường trú không tạo nên những chênh lệch lớn trong hiệu quả học. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại những khác biệt nhất định. Ở phương án “vẫn như trước “ có sự phân biệt nhỏ trong sự lựa chọn của tất cả các nhóm sinh viên theo hướng sinh viên nữ, năm thứ III-IV và sinh viên nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn. Phương án “ khá hơn nhưng không nhiều “ được lựa chọn gần như nhau giữa các năm học và giới, riêng sinh viên nông thôn có nhích hơn so với sinh viên đô thị. Phương án “ khá hơn nhiều “ cũng được lựa chọn không khác nhau theo năm học và giới. Đối với hai nhóm còn lại thì tỉ lệ ngược lại : nhóm sinh viên đô thị có xu hướng thu được hiệu quả cao hơn nhóm sinh viên nông thôn. Tóm lại, việc phân tích hiệu quả học thêm cho thấy : Hầu hết sinh viên đều thu được hiệu quả tích cực nhất định từ việc học thêm, tuy nhiên các nhóm sinh viên nam, sinh viên đô thị và năm I-II có xu hướng thu được hiệu quả cao hơn so với nhóm sinhviên nữ, nông thôn và năm III-IV. 4.Ảnh hưởng của định hướng nghề nghiệp đối với việc học ngoại ngữ Ngoại ngữ là một yêu cầu không thể thiếu đối với rất nhiều ngành nghề trong xã hội. Đối với đội ngũ những người có trình độ cao đẳng- đại học trở lên, nếu làm việc ở một vị trí phù hợp với trình độ được đào tạo thì ngoại ngữ càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Theo đề tài nghiên cứu “ Định hướng giá trị của sinh viên- con em cán bộ khoa học “ của TS. Vũ Hào Quang, có tới 80,8% sinh viên muốn có việc làm đúng nghề, đúng chuyên môn. Vậy, với một tỉ lệ tương đương như thế, khoảng 80% sinh viên Xã hội học sẽ mong muốn được làm đúng chuyên ngành Xã hội học, điều này có nghĩa là ngoại ngữ sẽ trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với đa phần sinh viên Xã hội học bởi đó là một yêu cầu có ý nghĩa lớn gắn với đặc thù của chuyên ngành này. Tuy nhiên , định hướng nghề nghiệp của sinh viên không chỉ bao hàm yếu tố mong muốn làm đúng ngành nghề hay không mà còn bao hàm nhiều yếu tố khác, như định hướng về địa bàn, lĩnh vực và khu vực làm việc. Và ở mỗi địa bàn, lĩnh vực hay khu vực làm việc khác nhau lại có những đòi hỏi khác nhau về trình độ ngoại ngữ, do đó những sinh viên có định hướng nghề nghiệp khác nhau sẽ có những điểm không giống nhau trong việc học ngoại ngữ. Vậy, thực chất của vấn đề này là như thế nào ? 4.1 Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học 4.1.1 Định hướng địa bàn làm việc. Địa bàn làm việc trong tương lai đối với sinh viên là một vấn đề khá quan trọng mà trong suốt thời gian học tập tại giảng đường đại học sinh viên nào cũng từng nghĩ đến. Đối với các sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, vấn đề này có vẻ như “ không thành vấn đề “ , nghĩa là ít khi họ phải suy nghĩ xem sau này sẽ đi làm ở địa bàn nào. Hà Nội đối với họ gần như là địa bàn tất yếu. Chỉ trừ một số trường hợp định hướng tại các đô thị lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Hải Phòng… và một tỉ lệ rất nhỏ , vì một lí do nào đó, có ý muốn làm việc tại địa bàn nông thôn. Sinh viên ngoại tỉnh trọ học tại Hà Nội có một bộ phận khá lớn thường muốn được ở lại thủ đô sống và làm việc bởi thời gian sinh sống khá lâu tại thủ đô đã khiến họ quen với nhịp sống sôi động của nơi này và hơn hết , họ đều nhận thức được rằng đây là nơi có điều kiện sống tốt và có nhiều cơ hội phát triển hơn cho họ.Quy luật trên cũng đúng với trường hợp các sinh viên Xã hội học. Bảng 23: Định hướng nơi làm việc của sinh viên Xã hội học sau khi tốt nghiệp STT Địa bàn % 1 Đô thị 79% 2 Nông thôn 19% 3 Không xác định 2% Có tới 79% sinh viên Xã hội học muốn được làm việc ở địa bàn đô thị., địa bàn nông thôn là 19%, còn 2% chưa xác định mình sẽ muốn làm việc ở đâu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những con số sơ bộ phản ánh định hướng của sinh viên Xã hội học nói chung, định hướng này còn có sự phân hoá theo những nhân tố như giới , năm học và hộ khẩu thường trú.Sự phân hoá này được thể hiện trong bảng sau. Bảng 24 : Cơ cấu định hướng địa bàn làm việc sau tốt nghiệp STT Địa bàn Giới Năm học Hộ khẩu 1 Đô thị Nam 80,6% Năm I-II 80% Đô thị 95,7% Nữ 78,1% Năm III-IV 78,3% Nông thôn 64,2% 2 Nông thôn Nam 19,4% Năm I-II 15% Đô thị 0 Nữ 18,8% Năm III-IV 21,7% Nông thôn 35,8% 3 Không xác định Nam 0 Năm I-II 5% Đô thị 4,3% Nữ 3,1% Năm III-IV 0 Nông thôn 0 Hầu như không có sự phân biệt đáng kể về giới trong việc lựa chọn địa bàn làm việc. Địa bàn đô thị được nam sinh viên lựa chọn cao hơn không đáng kể, địa bàn nông thôn cũng có sự nhỉnh hơn của nhóm sinh viên nam. Mọi sinh viên nam đều đã lựa chọn được địa bàn làm việc cho mình , còn trong nhóm nữ vẫn tồn tại 3,1 % chưa xác định được điều này. Đối với tiêu chí năm học, có một sự chênh lệch đáng kể trong định hướng địa bàn làm việc.Tỉ lệ sinh viên những năm đầu chọn địa bàn đô thị nhỉnh hơn tỉ lệ này ở sinh viên những năm cuôí, do đó tỉ lệ chọn địa bàn nông thôn sẽ có xu hướng ngược lại.Cũng như đối với nam sinh viên, mọi sinh viên năm thứ III-IV đều đã lựa chọn được địa bàn làm việc cho mình sau khi ra trường, còn những sinh viên năm I-II có vẻ thong thả hơn với 5% chưa quyết định vấn đề này bởi họ còn nhiều thời gian để cân nhắc. Sự khác biệt trong định hướng địa bàn làm việc còn rõ rệt hơn nữa trong hai nhóm sinh viên có hộ khẩu thường trú tại đô thị và nông thôn. Tỉ lệ sinh viên đô thị định hướng tại đô thị cao áp đảo so với tỉ lệ này ở sinh viên nông thôn. Và trong khi hơn một phần ba sinh viên nông thôn muốn được làm việc tại nông thôn thì không một sinh viên đô thị nào lựa chọn phương án này. Đây là điều hoàn toàn hợp lí bởi đô thị là địa bàn làm việc hấp dẫn khiến nhiều sinh viên nông thôn muốn được tìm việc ở đó thì tất yếu các sinh viên vốn đã sinh trưởng tại đô thị sẽ không ai muốn xa rời địa bàn đó cả, cũng với lời giải thích như vậy ta thấy rằng một phần ba sinh viên nông thôn có định hướng làm việc tại nông thôn là do họ muốn làm việc và sinh sống tại quê nhà và như vậy tỉ lệ này ở sinh viên đô thị chắc chắn sẽ là 0. 4.1.2 Định hướng khu vực làm việc Trước đây, trong thời kì bao cấp, sinh viên sau khi tốt nghiệp không phải lo lắng hoặc không dược lo lắng cho chỗ làm của mình bởi họ đã được Nhà nước lo cho chuyện đó, Nhà nước sẽ phân họ về nơi cần họ và họ hầu như không có một sự lựa chọn nào.Cũng trong thời kì bao cấp, như cái tên của thời kì mà ta vẫn quen gọi, Nhà nước bao cấp, chiếm lĩnh hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Các cử nhân đại học sau khi ra trường hầu hết muốn làm việc trong khu vực nhà nước bởi không có sự lựa chọn nào khác hơn cho họ, các khu vực hoạt động khác chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé và hoàn toàn yếu thế. Việc định hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ lúc đó rất ít tính đến thị trường lao động bởi hệ thống nhà trường chỉ hướng học sinh chọn những nghề trong lĩnh vực quốc doanh, “Đào tạo theo biên chế nhà nước “ là tư tưởng chi phối mục tiêu hướng nghiệp lúc đó. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến hành cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế nhiều thành phần, bộ mặt kinh tế xã hội nước ta đã có nhiều biến chuyển cơ bản. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế nước ta, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng bên cạnh đó còn có sự tồn tại phổ biến của các thành phần kinh tế khác như kinh tế các thể, liên doanh, công ty nước ngoài…Mọi người dân đều được quyền tự do lựa chọn thành phần kinh tế phù hợp để tham gia. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội đều có những chuyển hướng tích cực với sự tham gia sâu rộng của những khu vực phi nhà nước. Do vậy , các cử nhân đại học sau khi ra trường có thể tự do lựa chọn công việc cho mình từ địa bàn làm việc, khu vực làm việc cho đến lĩnh vực, tính chất công việc, miễn là nó phù hợp với điều kiện và khả năng của họ. Để đánh giá định hướng của sinh viên Xã hội học về khu vực làm việc mà họ mong muốn, tôi đưa ra 5 phương án lựa chọn gồm 4 khu vực làm việc cơ bản và một phương án mở. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau : Bảng 25 : Định hướng khu vực làm việc của sinh viên Xã hội học STT Khu vực % 1 Nhà nước 78% 2 Liên doanh 9% 3 Tư nhân 3% 4 Công ty nước ngoài 3% 5 Không xác định 7% Tỷ lệ sinh viên Xã hội học định hướng trong khu vực nhà nước là rất cao.Các khu vực còn lại là liên doanh, tư nhân , công ty nước ngoài và những khu vực khác chiếm tỷ lệ không cao. Lý do cơ bản của thực trạng này là Xã hội học Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát triển mạnh mẽ chưa được ứng dụng sâu rộng. Nhà nước là khu vực chủ yếu sử dụng những người được đào tạo theo chuyên ngành Xã hội học, sinh viên lựa chọn các khu vực khác sẽ có ít cơ hội làm việc theo đúng chuyên môn ngành nghề. Điều này còn liên quan tới định hướng lĩnh vực làm việc của sinh viên bởi khi định hướng vào lĩnh vực giảng dạy hay nghiên cứu khoa học thì đa phần sinh viên phải lựa chọn khu vực nhà nước, chỉ có lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực hoạt động mạnh mà sinh viên có thể lựa chọn trong các khu vực phi nhà nước. Bảng 26: Cơ cấu định hướng khu vực làm việc STT Khu vực Giới Năm học Đô thị 1 Nhà nước Nam 72,2% Năm I-II 77,5% Đô thị 78,7% Nữ 81,3% Năm III-IV 78,3% Nông thôn 77,4% 2 Liên doanh Nam 13,9% Năm I-II 7,5% Đô thị 6,4% Nữ 6,3% Năm III-IV 10% Nông thôn 11,3% 3 Tư nhân Nam 5,5% Năm I-II 2,5% Đô thị 0 Nữ 1,6% Năm III-IV 3,3% Nông thôn 5,7% 4 Công ty nước ngoài Nam 0 Năm I-II 0 Đô thị 4,3% Nữ 4,7% Năm III-IV 3,3% Nông thôn 1,9% 5 Không xác định Nam 8,3% Năm I-II 10% Đô thị 10,6% Nữ 6,3% Năm III-IV 5% Nông thôn 3,8% Xét theo cơ cấu giới, tỷ lệ sinh viên nữ lựa chọn khu vực nhà nước nhỉnh hơn so với sinh viên nam. Các khu vực còn lại cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 giới theo hướng sinh viên nam lựa chọn khu vực liên doanh và tư nhân cao hơn , còn sinh viên nữ lại lựa chọn khu vực công ty nước ngoài cao hơn. Theo cơ cấu năm học, có sự nhỉnh hơn không đáng kể trong định hướng vào khu vực nhà nước ở nhóm sinh viên năm III-IV.Ba khu vực liên doanh, công ty tư nhân, nước ngoài không có sự phân biệt đáng kể. Riêng với phương án không xác định, sinh viên những năm cuối chiếm 5% còn tỷ lệ này ở sinh viên những năm đầu là cao gấp đôi. Đây là một sự phân hoá hợp lý bởi nhóm sinh viên năm I-II còn nhiều thời gian và một phần trong số họ chưa nghĩ tới hoặc chưa muốn vội vàng quyết định về khu vực làm việc sau này. Yếu tố hộ khẩu cũng tạo nên những định hướng nhất định trong khu vực làm việc. Khu vực nhà nước được lựa chọn với tỷ lệ cao tương đương ở 2 nhóm. Khu vực liên doanh lại được những sinh viên nông thôn lựa chọn nhiều hơn. Khu vực tư nhân không được một sinh viên đô thị nào lựa chọn còn tỷ lệ này ở sinh viên nông thôn là 5,7%. Trái lại, công ty nước ngoài không trở thành sự lựa chọn của sinh viên nông thôn nhưng lại được 4,3% sinh viên đô thị quan tâm. Tỷ lệ sinh viên chưa xác định được khu vực làm việc cho mình ở nhóm sinh viên đô thị cao hơn nhóm sinh viên nông thôn. 4.1.3 Định hướng lĩnh vực làm việc Hai phần định hướng như trên mới chỉ đưa ra những thông tin tổng quát về định hướng việc làm trong tương lai của sinh viên Xã hội học. Để tìm hiểu rõ hơn lĩnh vực cụ thể mà họ mong muốn, tôi đưa ra câu hỏi về vấn đề này với những phương án trả lời: Giảng dạy Nghiên cứu khoa học Kinh tế Chính trị, quản lý xã hội Khác Xã hội học là một khoa học có tính bao quát, mỗi chuyên ngành của nó lại đi sâu nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó lĩnh vực mà nhà Xã hội học có thể làm việc không gò ép trong một khuôn khổ nào mà trái lại mở rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên trong phạm vi báo cáo này tôi chỉ đưa 4 phương án tương ứng với 4 lĩnh vực tương đối bao quát và gần gũi với Xã hội học. Các lĩnh vực còn lại đều được đưa vào phương án mở cuối cùng. Bảng 27 : Định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực % 1 Giảng dạy 13% 2 Nghiên cứu khoa học 26% 3 Kinh tế 14% 4 Chính trị, quản lý xã hội 37% 5 Khác 10% Theo bảng 27 số sinh viên định hướng làm việc trong khu vực chính trị và quản lý xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Hai lĩnh vực giảng dạy và kinh tế có tỷ lệ tương đương nhau. Ta có thể tìm hiểu rõ hơn về định hướng làm việc của sinh viên thông qua cơ cấu của họ. Bảng 28 : Cơ cấu định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực Giới Năm học Hộ khẩu 1 Giảng dạy Nam 19,4% Năm I-II 10% Đô thị 14,9% Nữ 9,4% Năm III-IV 15% Nông thôn 11,3% 2 Nghiên cứu khoa học Nam 16,7% Năm I-II 40% Đô thị 21,3% Nữ 31,3% Năm III-IV 16,7% Nông thôn 30,2% 3 Kinh tế Nam 25% Năm I-II 10% Đô thị 10,6% Nữ 7,8% Năm III-IV 20% Nông thôn 16% 4 Chính trị, quản lí xã hội Nam 38,9% Năm I-II 37,5% Đô thị 38,3% Nữ 35,9% Năm III-IV 36,7% Nông thôn 35,8% 5 Khác Nam 0 Năm I-II 2,5% Đô thị 814,9% Nữ 15,6% Năm III-IV 15% Nông thôn 5,7% Nhìn vào cơ cấu giới của bảng, ta thấy rằng nhóm sinh viên nam và nữ đều chọn lĩnh vực chính trị, quản lí xã hội với tỷ lệ cao nhất và không có sự khác biệt lớn, còn những lĩnh vực khác đều có chênh lệch khá rõ.Lĩnh vực giảng dạy được nam sinh viên lựa chọn nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với thực trạng hiện nay về đội ngũ giảng viên đại học với số nam giảng viên nhiều hơn nữ giảng viên, đặc biệt là trong ngành Xã hội học.Nữ sinh viên lại có xu hướng tham gia mạnh hơn nam sinh viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Phải chăng điều này trong tương lai sẽ làm thay đổi "xu hướng nam trị trong khoa học" vẫn tồn tại từ trước đến nay ? Lĩnh vực kinh tế được nam sinh viên lựa chọn cao hơn hẳn so với nữ và trái lại, trong khi không một nam sinh viên nào định hướng vào những lĩnh vực khác với 4 lĩnh vực trên thì lại có tới 15,6% nữ sinh viên định hướng như vậy. Yếu tố năm học cũng tạo ra những khác biệt tương đối.Cũng như với cơ cấu giới, lĩnh vực chính trị quản lí xã hội cũng được cả hai nhóm sinh viên lựa chọn với tỷ lệ cao và không chênh lệch lớn.Trong 4 phương án trả lời còn lại, tồn tại một khoảng cách khá lớn giữa hai nhóm.Nhóm sinh viên những năm đầu có xu hướng định hướng nhiều hơn hẳn vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, còn nhóm sinh viên những năm cuối lại lựa chọn nhiều hơn ở lĩnh vực khác và hơn gấp đôi trong lĩnh vực kinh tế. Lĩnh vực giảng dạy có sự cân bằng hơn nhưng vẫn nghiêng về nhóm sinh viên năm I-II. Hộ khẩu thường trú dường như không ảnh hưởng lớn lắm tới việc lựa chọn lĩnh vực làm việc của sinh viên , tuy nhiên vẫn tạo ra những khác biệt nhất định. Ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học và kinh tế , nhóm sinh viên nông thôn có tỷ lệ lựa chọn cao hơn, còn nhóm sinh viên đô thị lại có xu hướng tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực chính trị, quản lý xã hội và giảng dạy. Lí do của thực trạng này có thể là hai lĩnh vực giảng dạy và chính trị, quản lí xã hội là hai lĩnh vực thường chỉ có nhiều cơ hội việc làm ở khu vực đô thị. Ở những lĩnh vực khác có 14,9% sinh viên đô thị lựa chọn còn tỷ lệ này ở sinh viên nông thôn chỉ là 5,7%. Tóm lại, những nhận định sơ bộ ban đầu cho thấy: Phần đông sinh viên Xã hội học mong muốn làm việc tại địa bàn đô thị Khu vực nhà nước chiếm ưu thế áp đảo trong sự lựa chọn của sinh viên về khu vực làm việc. Tỉ lệ sinh viên Xã hội học muốn làm việc trong lĩnh vực chính trị và quản lý xã hội cao hơn so với các lĩnh vực khác. 4.2 Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học trong tương quan so sánh với sinh viên nói chung. Định hướng nghề nghiệp là một bộ phận trong định hướng giá trị – một lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần của sinh viên. Hiểu được định hướng nghề nghiệp của sinh viên ta mới hiểu được những động cơ chi phối hoạt động học tập và phấn đấu của họ. Là sinh viên, trong những năm tháng học tập tại giảng đường đại học, hẳn ai cũng đã từng suy nghĩ, mơ ước về tương lai, về những công việc mà mình mong muốn. Định hướng nghề nghiệp là những mơ ước mang tính khả thi của sinh viên về nghề nghiệp của họ trong tương lai và họ sẽ học tập, tu dưỡng vì mơ ước đó để sớm biến nó thành hiện thực. Sinh viên Xã hội học, như tất cả những sinh viên khác, cũng có những định hướng nghề nghiệp của riêng mình, định hướng về cái nghề, cái nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước vào giảng đường đại học. Nghề nghiệp ấy cách đây không lâu còn rất xa lạ đối với họ bởi Xã hội học là một ngành khoa học non trẻ ở Việt Nam. Nhưng sau những năm tháng học tập ở nhà trường, thực sự hiểu được Xã hội học là gì, rất có thể họ sẽ gắn bó cả cuộc đời với cái nghiệp ấy. Cũng chính vì Xã hội học còn là một ngành mới ở Việt Nam, rất nhiều người không biết về nó và việc sử dụng những người được đào tạo theo chuyên ngành này còn rất hạn chế nên cũng tạo ra những tác động nhất định đến đinh hướng nghề nghiệp của các sinh viên Xã hội học. Ở các nước phát triển, nơi Xã hội học đã thực sự thăng hoa, nó đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và thực sự được coi là ngành khoa học mũi nhọn . Còn tại Việt Nam, nơi Xã hội học còn là một ngành khoa học non trẻ thì hầu hết các sinh viên Xã hội học đều gặp phải những rắc rối khi họ liên tục bị hỏi “Xã hội học là gì ? Ra trường thì làm gì ? “ Đây quả thực là những câu hỏi hết sức hóc búa đối với họ bởi chính họ cũng luôn phải băn khoăn về tương lai của mình. Người được học thì sẽ hiểu Xã hội học là gì và có thể được ứng dụng ở đâu nhưng điều quan trọng là những nơi, những người sẽ có thể sử dụng họ có hiểu được điều đó hay không. Hãy so sánh định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học và sinh viên nói chung để thấy được ảnh hưởng của những đặc trưng của chuyên ngành này. Về địa bàn làm việc sau khi ra trường, có tới gần 80% sinh viên Xã hội học muốn làm tại đô thị, tỉ lệ này ở sinh viên nói chung là 66,6%. Rõ ràng là có sự chênh lệch đáng kể. Đô thị là địa bàn làm việc hấp dẫn với đa số sinh viên dù họ có hộ khẩu thường trú ở đâu, bởi đó là nơi có điều kiện sống, điều kiện làm việc và những cơ hội phát triển cao hơn cho tương lai của họ.Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất chi phối quyết định lựa chọn địa bàn làm việc của sinh viên Xã hội học. Còn một yếu tố cũng rất quan trọng là sinh viên Xã hội học chỉ nhìn thấy ở đô thị những cơ hội việc làm cho họ. Bởi như đã trình bày, dù là ở đô thị, thậm chí ở thủ đô Hà Nội, Xã hội hoc còn ít được biết đến, nói gì đến việc sử dụng cử nhân Xã hội học ở địa bàn nông thôn. Điều này đã khiến cho đa phần sinh viên Xã hội học không muốn hoặc không thể định hướng làm việc ở nông thôn dù là tại quê nhà nếu họ thực sự muốn có công việc đúng ngành nghề chuyên môn. Về các lĩnh vực nghề nghiệp mà sinh viên dự định tham gia sau khi ra trường, giữa sinh viên Xã hội học và sinh viên nói chung cũng có những khác biệt nhất định. Bảng 29 : Định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực Sinh viên XHH Sinh viên 1 Giảng dạy 13% 32,8% 2 Nghiên cứu khoa học 26% 16,6% 3 Kinh tế 14% 15% 4 Chính trị, quản lí xã hội 37% 13,2% 5 Khác 10% 32,4% Đối với lĩnh vực giảng dạy, có tới 32,8% sinh viên lựa chọn, trong khi tỉ lệ này ở sinh viên Xã hội học chỉ là 13%.Có lẽ trong thời điểm Xã hội học còn chưa thực sự phát triển, mạng lưới đào tạo còn quá mỏng, nhu cầu về giáo viên Xã hội học không lớn thì ít sinh viên Xã hội học muốn làm công tác giảng daỵ cũng là điều dễ hiểu. Dù họ có yêu thích nghề giáo viên thì khi chọn lựa cũng phải cân nhắc yếu tố nhu cầu của xã hội , bởi định hướng nghề nghiệp là việc lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp “có chú ý tơí những đặc điểm tâm , sinh lí, lợi ích, khả năng của cá nhân và cả nhu cầu của nền kinh tế quốc dân “ Ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tình hình lại diễn ra theo xu hướng ngược lại. Chỉ có 16,6% sinh viên nói chung muốn được làm công tác nghiên cứu khoa học sau khi tốt nghiệp, còn tỉ lệ này ở sinh viên Xã hội học là gần 30%. Câu trả lời cho tình trạng này có lẽ cũng nằm ở thực trạng phát triển của ngành Xã hội học Việt Nam hiện nay. Còn là một ngành khoa học non trẻ, Xã hội học Việt Nam cần sự phát triển mạnh mẽ trước tiên về mặt lí luận, lí thuyết luôn đi đôi với thực hành, lí thuyết không mạnh sẽ không có thực hành tốt. Do đó, Xã hội học Việt Nam cần một đội ngũ cán bộ nghiên cứu đông đảo để có thể sớm phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Nhận thức được tình thế, bắt kịp được nhu cầu của xã hội, một bộ phận lớn sinh viên Xã hội học đã định hướng nghề nghiệp tương lai của mình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực duy nhất không có sự khác biệt lớn trong định hướng của hai nhóm sinh viên và tỉ lệ sinh viên lựa chọn lĩnh vực này ở cả hai nhóm là không thấp nhưng cũng không cao. Trái lại, lĩnh vực chính trị, quản lí xã hội lại có sự chênh lệch rất lớn. Có tới gần 40% sinh viên Xã hội học muốn được làm việc trong lĩnh vực này, còn ở sinh viên nói chung thí chỉ có 13,2%. Phải chăng chính trị và quản lí xã hội là những lĩnh vực đặc thù mà nhà xã hội học có thể tham gia ? Một lần nữa ta lại phải tìm câu trả lời trong tình hình phát triển của bản thân Xã hội học Việt Nam. Hiện nay, ứng dụng của Xã hội học đối với đời sống thực tế ở Việt Nam mới chỉ hạn chế trong một số lĩnh vực, trong đó ta thấy sự có mặt phổ biến nhất của các nhà Xã hội học trong các dự án, các chương trình phát triển của nhà nước ở các cấp khác nhau phục vụ cho các nhà lãnh đạo và quản lí. Do đó , lĩnh vực chính trị, quản lí xã hội trở nên hấp dẫn hơn đối với sinh viên do sự phong phú về cơ hội việc làm mà nó có thể tạo ra. Bên cạnh đó, không thể không nói tới yếu tố uy tín xã hội, bởi đó cũng là một yếu tố tác động tích cực tới sự lựa chọn của sinh viên đối với lĩnh vực chính trị , quản lí xã hội vì lĩnh vực này dễ đem lại cho cá nhân uy tín nghề nghiệp hơn so với những lĩnh vực khác. Tóm lại , so sánh định hướng nghề nghiệp của sinh viên nói chung và sinh viên Xã hội học, ta thấy rằng : Sinh viên Xã hội học có xu hướng mong muốn làm việc tại địa bàn đô thị nhiều hơn so với sinh viên nói chung. Các lĩnh vực làm việc giữa hai nhóm sinh viên cũng rất khác nhau. Sinh viên Xã hội học định hướng làm việc trong hai lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chính trị, quản lí xã hội với tỉ lệ cao trong khi sinh viên nói chung chỉ có tỉ lệ cao trong định hướng vào lĩnh vực giảng dạy. Tất cả những khác biệt nêu trên là do những đặc trưng và thực trạng phát triển của bản thân ngành Xã hội học Việt Nam qui định. 4.3 Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ 4.3.1 Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc có hoặc không học thêm ngoại ngữ 4.3.1.1Định hướng địa bàn làm việc Biểu đồ : Định hướng địa bàn theo tình trạng học thêm Ta thấy có một mối quan hệ tương đối rõ ràng trong định hướng địa bàn làm việc của sinh viên với việc có hoặc không đi học thêm ngoại ngữ. Sinh viên có định hướng làm tại đô thị có tỉ lệ đi học thêm cao hơn nhiều so với sinh viên định hướng làm việc tại nông thôn, bởi rõ ràng việc coi ngoại ngữ là một phương tiện thiết yếu không mấy phổ biến trong các công việc ở địa bàn nông thôn. Định hướng khu vực làm việc Biểu đồ : Tình trạng học thêm theo định hướng khu vực làm việc Biểu đồ này cho thấy có một sự khác biệt nhất định trong việc có hoặc không đi học thêm của hai nhóm sinh viên định hướng làm việc trong khu vực nhà nước hoặc phi nhà nước.Cũng tương tự như bộ phận các sinh viên định hướng làm việc tại đô thị hoặc nông thôn, nhóm sinh viên định hướng vào khu vực nhà nước có nhu cầu học thêm cao hơn nhiều so với nhóm định hướng vào khu vực phi nhà nước bởi dường như khu vực phi nhà nước hiện là một khu vực rộng lớn thu hút rất nhiều lao động và có phần "dễ dãi " hơn trong việc tuyển dụng. 4.3..1.3.Định hướng lĩnh vực làm việc Biểu đồ : Tình trạng học thêm theo định hướng lĩnh vực làm việc Theo biểu đồ trên, những sinh viên định hướng vào lĩnh vực giảng dạy có tỷ lệ đi học thêm cao nhất, tiếp đến là lĩnh vực chính trị, quản lí xã hội, rồi đến nghiên cứu khoa học. Lĩnh vực kinh tế có tỷ lệ đi học thêm rất thấp. Dường như những sinh viên định hướng vào ba lĩnh vực trên nhận thức được rằng công việc mà họ lưạ chọn sẽ đòi hỏi một trình độ ngoại ngữ cao, do đó họ đã đi học thêm nhiều. Trong khi đó,những sinh viên định hướng vào lĩnh vực kinh tế có thể lại nhận thấy rằng khi họ làm việc trong lĩnh vực này, họ sẽ hoạt động quản lí hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình kinh tế và vì vậy, ngoại ngữ đối với họ chỉ quan trọng một phần mà không trở thành một yêu cầu quá cao như đối với các lĩnh vực khác. Tóm lại , ta có thể thấy rằng : Những sinh viên có định hướng làm việc tại đô thị trong lĩnh vực giảng dạy, chính trị, quản lí xã hội và định hướng theo khu vực nhà nước có xu hướng học thêm ngoại ngữ nhiều hơn. 4.3.2 Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến kết quả học ngoại ngữ tại trường. Để đánh giá kết quả học ngoại ngữ theo chương trình chính khoá tại trường của sinh viên, tôi tiến hành khảo sát kết quả thi ngoại ngữ học kỳ gần nhất của họ theo thang đánh giá điểm thông dụng. Mặc dù kết quả này có thể chưa phản ánh hoàn toàn chính xác trình độ ngoại ngữ của sinh viên nhưng nó không thể quá xa sự thật. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 30 : Kết quả thi ngoại ngữ học kỳ gần nhất STT Kết quả % 1 Dưới trung bình 9% 2 Trung bình 46% 3 Khá 37% 4 Giỏi 8% Bảng 30 cho thấy chỉ có 45% sinh viên Xã hội học có kết quả thi ngoại ngữ đạt khá hoặc giỏi, trong đó tỷ lệ giỏi chỉ chiếm 8%. Còn lại 55% sinh viên có kết quả trung bình hoặc dưới trung bình. Đây thực sự không phải là một kết quả khả quan. Kết quả này cũng có sự khác biệt tuỳ theo địa bàn, lĩnh vực và khu vực làm việc mà sinh viên định hướng. Cụ thể như sau: Biểu đồ : Kết quả thi ngoại ngữ theo định hướng địa bàn làm việc Biểu đồ trên cho thấy có sự khác biệt rất lớn trong kết quả học ngoại ngữ giữa 2 nhóm sinh viên định hướng làm việc ở địa bàn đô thị và nông thôn. Nhóm sinh viên định hướng tại đô thị có kết quả cao hơn nhiều với gần 50% đạt khá và giỏi. Ngược lại, nhóm sinh viên định hướng tại nông thôn lại có tới gần 80% là trung bình và đạt dưới trung bình, đồng thời không có một sinh viên đạt loại giỏi nào. Đối với trường hợp định hướng khu vực làm việc, cũng có sự chênh lệch lớn nhưng không quá gay gắt như ở trên. Do sự lựa chon của sinh viên vào các khu vực phi nhà nước chiếm một tỷ lệ không lớn, ở đây tôi sẽ chỉ phân biệt 2 trường hợp định hướng nhà nước và định hướng khác(trừ 7 mẫu không xác định) Biểu đồ : Kết quả thi ngoại ngữ theo định hướng khu vực làm việc Như chúng ta có thể thấy trên biểu đồ, những sinh viên định hướng làm việc trong khu vực nhà nước có kết quả cao hơn với gần 50% loại khá, giỏi và chỉ có 6,4% dưới trung bình. Trong khi đó những sinh viên định hướng trong khu vực phi nhà nước lại có kết quả thấp hơn nhiều với hơn 30% khá, giỏi và 40% dưới trung bình và 26.7% trung bình. Định hướng làm việc là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất tới kết qủa học ngoại ngữ của sinh viên so với 2 yếu tố trên. Bảng 31 : Kết quả thi ngoại ngữ theo định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực Điểm Dưới trung bình Trung bình Khá Giỏi 1 Giảng dạy 7,7% 46,2% 38,5% 7,7% 2 Nghiên cứu khoa học 7,7% 42,3% 38,5% 11,5% 3 Kinh tế 14,3% 42,9% 35,7% 7,1% 4 Chính trị, quản lí xã hội 5,4% 46% 40,5% 8,1% 5 Khác 10% 60% 30% 0 Theo bảng 31 , nhóm sinh viên định hướng làm việc trong lĩnh vực kinh tế có tỷ lệ điểm dưới trung bình cao nhất. Tỷ lệ điểm giỏi cao nhất thuộc về nhóm sinh viên có định hướng nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ trung bình cao nhất là ở nhóm sinh viên định hướng những lĩnh vực khác (ngoài 4 lĩnh vực trên). Tuy nhiên, nhìn chung, nhóm sinh viên kết quả cao nhất lại là nhóm có định hướng vào lĩnh vực chính trị, quản lí xã hội, tiếp đến là nghiên cứu khoa học, thứ nữa là giảng dạy và cuối cùng, nhóm sinh viên có kết quả thấp nhất là sinh viên định hướng làm việc trong lĩnh vực kinh tế.( không kể những lĩnh vực khác ) 4.3.3Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc đọc tài liệu Kết quả thi chưa thể phản ánh toàn diện về việc học và trình độ ngoại ngữ của sinh viên. Do đó tôi đưa ra thêm một tiêu chí nữa để đánh giá là việc đọc tài liệu tiếng nước ngoài về Xã hội học. Tài liệu tiếng nước ngoài về Xã hội học hiên nay khá phong phú, là một nguồn tư liệu hỗ trợ rất quý báu trong tình trạng tài liệu tiếng Việt còn ít. Tuy nhiên không phải mọi sinh viên đều có điều kiện tiếp xúc với những tài liệu này và ngay cả khi có điều kiện đọc thì không phải ai cũng có thể hiểu vì còn phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ nói chung và vốn từ chuyên ngành nói riêng. Để đánh giá tình hình đọc tài liệu tiếng nước ngoài trong sinh viên, tôi đưa ra 3 phương án trả lời: Đọc rồi(hàm ý đọc và có thể hiểu) Đọc nhưng không hiểu Chưa đọc Kết quả thu được như sau: Bảng 32 : Thực trạng đọc tài liệu STT Đọc tài liệu % 1 Đọc rồi 19% 2 Chưa đọc 58% 3 Đọc nhưng không hiểu 23% Như vậy chỉ có gần 20% sinh viên đã từng đọc và có thể hiểu một tài liệu tiếng nước ngoài về Xã hội học, số chưa đọc chiếm hơn một nửa và còn lại là những người đọc nhưng không hiểu. Với định hướng nghề nghiệp khác nhau, thực trạng này cũng có nhiều thay đổi Biểu đồ : Thực trạng đọc tài liệu theo định hướng địa bàn Rõ ràng có một sự khác biệt lớn giữa nhóm sinh viên định hướng làm việc tại đô thị và nhóm sinh viên định hướng tại nông thôn trong việc đọc tài liệu. Không có một sinh viên định hướng tại nông thôn nào từng đọc và có thể hiểu một tài liệu tiếng nước ngoài về Xã hội học, còn tỷ lệ này trong nhóm sinh viên định hướng tại đô thi là hơn 20%. Tỷ lệ sinh viên chưa từng đọc cũng cao hơn hẳn ở nhóm sinh viên định hướng nông thôn, còn tỷ lệ đọc mà không hiểu thì không có chênh lệch lớn giữa 2 nhóm.Đây là kết quả có thể suy ra được từ biểu đồ "Kết quả thi ngoại ngữ theo định hướng địa bàn làm việc", bởi với kết quả học ngoại ngữ không cao, các sinh viên có định hướng tại địa bàn nông thôn chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đọc tài liệu tiếng nước ngoài. Định hướng khu vực làm việc cũng tạo nên sự khác biệt tương tự. Biểu đồ: Thực trạng đọc tài liệu theo định hướng khu vực Đây cũng là kết quả phù hợp với thứ tự về mức điểm thi giữa các nhóm được thể hiện trong biểu đồ "Kết quả thi ngoại ngữ theo định hướng khu vực làm việc". Trong khi tỷ lệ đọc hiểu ở nhóm sinh viên định hướng khu vực nhà nước là 20,5%, tỷ lệ này ở nhóm kia chỉ là 6,7%. Tỷ lệ đọc không hiểu cũng có sự chênh lệch theo xu hướng ngược lại, cao hơn hẳn ở nhóm sinh viên định hướng ngoài quốc doanh, còn tỷ lệ chưa đọc thì chênh lệch không nhiều. Định hướng lĩnh vực làm việc cũng tạo nên những khác biệt nhưng không quá lớn như 2 loại định hướng trên. Nhóm sinh viên có tỷ lệ đọc hiểu cao nhất là nhóm lựa chọn phương án trả lời cuối cùng.Các nhóm còn lại không có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ chưa đọc lớn nhất ở lĩnh vực giảng dạy, các lĩnh vực khác tỷ lệ này cũng tương đối cao. Bảng 33: Thực trạng đọc tài liệu theo định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực Đọc tài liệu Đọc rồi Chưa đọc Đọc nhưng không hiểu 1 Giảng dạy 15,4% 69,2% 15,4% 2 Nghiên cứu khoa học 19,2% 57,7% 23,1% 3 Kinh tế 14,3% 64,3% 21,4% 4 Chính trị, quản lý xã hội 18,9% 54,1% 27% 5 Khác 30% 50% 20% 4.3.4 Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả của việc học thêm Do đề tài này chủ yếu hướng vào việc học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học, khi đánh giá sự ảnh hưởng của định hướng nghề nghiệp với kết quả học ngoại ngữ ta không thể bỏ qua sự tác động của nó với hiệu quả của việc học thêm. Ở phần 3.2.5, tôi đã đề cập đến vấn đề hiệu quả và phân tích sự biến đổi theo giới, năm học và hộ khẩu. Trong phần này, tôi chỉ tập chung xem xét hiệu quả của việc học thêm dưới tác động của những định hướng nghề nghiệp. Trước hết ta xem xét ảnh hưởng của định hướng về địa bàn làm việc. Những người có định hướng tại nông thôn có tỷ lệ học hiệu quả không cao hơn và tỷ lệ học có hiệu quả ít nhiều thấp hơn nhưng lại có tỷ lệ học có hiệu quả cao hơn hẳn. Do đó, có thể nói ở mặt bằng chung thì có sự cân bằng tương đối trong hiệu quả học ở 2 nhóm sinh viên. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ : Hiệu qủa của việc học thêm theo định hướng địa bàn Định hướng về địa bàn làm việc hầu như không tạo nên sự chênh lệch đáng kể nào trong hiệu quả học thêm ngoại ngữ,tỷ lệ lựa chọn các phương án là gần như nhau giữa các nhóm định hướng đô thị và nông thôn. Đinh hướng về khu vực làm việc cũng không tạo nên một khác biệt đáng kể nào. Còn định hướng về lĩnh vực thì tạo nên những khác biệt nhất định. Bảng 34 : Hiệu quả học thêm theo định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực Hiệu quả Vẫn như trước Khá hơn ít Khá hơn nhiều 1 Giảng dạy 45,5% 18,1% 36,4% 2 Nghiên cứu 11,5% 53,8% 9% 3 Kinh tế 0 50% 50% 4 Chính trị, quản lý xã hội 3,4% 58,6% 38% 5 Khác 40% 50% 10% Có một sự phân hoá tương đối lớn trong hiệu quả học thêm ở nhóm sinh viên có định hướng giảng dạy, tỷ lệ học không hiệu quả và hiệu quả cao ở nhóm này đều cao , tỷ lệ học hiệu quả thấp lại khá khiêm tốn. Trong khi nhóm này có tỷ lệ khá lên ít rất thấp thì tỷ lệ này ở 4 nhóm kia lại khá cao, dao động từ 50% đến gần 60%. Nhóm có tỷ lệ khá hơn nhiều thấp nhất là ở nhóm sinh viên có định hướng nghiên cứu khoa học. Nhóm có hiệu quả cao nhất là nhóm định hướng kinh tế rồi đến chính trị, quản lý xã hội.Tựu trung, nhóm định hướng vào lĩnh vực kinh tế thu được hiệu quả lớn nhất, tiếp đến là chính trị, quản lí xã hội rồi đến giảng dạy, hai lĩnh vực còn lại có hiệu quả tương đương nhau. Tóm lại, ta có thể thấy định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả học ngoại ngữ của sinh viên ở những khía cạnh, mức độ khác nhau. Nhóm sinh viên có định hướng tại địa bàn đô thị có kết quả học ngoại ngữ cao hơn, đọc tài liệu ngoại ngữ nhiều hơn sinh viên định hướng làm tại nông thôn. Tương tự như vậy, nhóm sinh viên có định hướng làm việc trong khu vực nhà nước cũng có kết quả tốt hơn, đọc hiểu tài liệu nhiều hơn những nhóm khác. Nhóm sinh viên định hướng giảng dạy luôn có sự phân hoá rất lớn, vừa có hiệu quả cao vừa có hiệu quả thấp. Nhóm sinh viên định hướngkinh tế có hiệu quả thấp nhất. Hai nhóm định hướng nghiên cứu khoa học và chính trị, quản lý xã hội tương đối đều. 5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên. 5.1 Giới tính Theo các kết quả phân tích ở trên ta có thể thấy rằng nữ sinh viên có nhu cầu học thêm ngoại ngữ lớn hơn nam sinh viên. Nam sinh viên đi học với lý do chủ yếu để sau này dễ kiếm việc, trong khi nữ sinh viên đi học để nâng cao trình độ. Nam sinh viên đi học thêm với mục đích để dễ tìm việc làm, do đó không thể tránh khỏi những trường hợp chỉ vì cần một tấm bằng có tính hình thức. Phỏng vấn một nam sinh viên năm thứ tư có hộ khẩu nông thôn về tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với anh ta sau khi ra trường, anh ta cho rằng” Chỉ cần để xin việc thôi, hỏi các anh chị đi làm rồi, họ bảo có dùng gì đến đâu”. Trong khi đó, đa phần sinh viên nữ học thêm vì muốn nâng cao trình độ nên việc học chủ yếu hướng vào chất lượng , thậm chí có người còn cho rằng học thêm là học chính còn đi học ở trường “chỉ để điểm danh” thôi(nữ-năm thứ III-đô thị). Điều này có thể xuất phát từ việc chương trình chính khoá dễ và không phù hợp với những người được đào tạo cao ở bậc phổ thông.Tuy vậy, nhìn chung hiệu quả học thêm ngoại ngữ ở hai giới cũng không có những khác biệt đáng kể. 5.2 Năm học Theo những phân tích ở trên, năm học cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc học thêm ngoại ngữ của sinh viên. Sinh viên những năm cuối có xu hướng đi học thêm nhiều hơn sinh viên những năm đầu. Lý do của tình trạng này là vào chuyên ngành, sinh viên phải đọc tài liệu nhiều hơn và ngoại ngữ sẽ trở thành một phương tiện cần thiết, và trên hết, càng gần ngày ra trường sinh viên càng cần ngoại ngữ hơn để phục vụ cho hoạt động xin việc. Về động cơ đi học, những sinh viên năm I và II còn ít nghĩ đến mục đích kiếm việc vì họ còn nhiều thời gian, họ chủ yếu đi học nhằm củng cố hoặc nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân phục vụ cho chính hoạt động học tập tại trường. Còn những sinh viên năm cuối thì có tỷ lệ đi học vì việc làm cao. Tình trạng thất nghiệp rộng rãi của sinh viên tốt nghiệp hiện nay đã khiến cho mọi sinh viên đều phải lo nghĩ cho vấn đề việc làm của mình và càng gần ngày tốt nghiệp thì sự lo lắng sẽ càng tăng. Tuy khác nhau về động cơ và nhu cầu đi học, hiệu quả học thêm ngoại ngữ lại không có phân biệt giữa các năm học, về cơ bản việc học đều đem lại cho họ những chuyển biến tích cực nhất định trong trình độ ngoại ngữ. 5.3 Hộ khẩu thường trú Đây là yếu tố tác động lớn đến nhu cầu học thêm của sinh viên. Những sinh viên có hộ khẩu thường trú ở đô thị có xu hướng đi học thêm cao hơn hẳn sinh viên nông thôn. Điều này có nhiều lý do, chủ yếu là điều kiện học tập của sinh viên. Những sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi nhất vì họ sống cùng gia đình, bố mẹ có nhiều khả năng chu cấp ăn học, có điều kiện đi lại thuận tiện, quen biết và có điều kiện tìm hiểu nơi học tốt. Những sinh viên có hộ khẩu tại những đô thị khác ngoài Hà Nội cũng thường có điều kiện về tài chính tốt hơn so với những sinh viên nông thôn, đặc biệt là những sinh viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, trong số những sinh viên đi học thêm thì hộ khẩu thường trú lại không tạo ra những khác biệt lớn về động cơ và hiệu quả học mà chỉ tạo ra sự khác biệt trong lựa chọn hình thức học bởi nó liên quan nhiều đến vấn đề kinh phí, điều kiện đi lại……… của sinh viên. 5.4 Định hướng nghề nghiệp Như đã trình bày, định hướng nghề nghiệp của sinh viên ảnh hưởng khá lớn đến việc học ngoại ngữ nói chung và việc học thêm ngoại ngữ nói riêng của họ. Định hướng nghề nghiệp khác nhau tạo ra nhu cầu và hiệu quả học tập khác nhau. Những sinh viên định hướng làm việc ở địa bàn đô thị, trong khu vực nhà nước có nhu cầu học thêm ngoại ngữ cao hơn các nhóm khác. Một nam sinh viên có định hướng làm việc tại nông thôn cho biết”Ngoại ngữ đối với Xã hội học thì cần thật, nhưng về quê thì chắc là không được làm Xã hội học đâu” Đây là một trong những lý do cơ bản khiến các sinh viên có định hướng ở địa bàn nông thôn không mâý quan tâm tới việc nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình. Với mỗi một lĩnh vực làm việc định hướng khác nhau sinh viên lại có những nhận thức khác nhau, động cơ khác nhau về việc học thêm ngoại ngữ, do đó sẽ thu được những hiệu quả khác nhau. Những sinh viên có định hướng làm việc tại địa bàn đô thị, trong khu vực nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chính trị, quản lý xã hội có hiệu quả học ngoại ngữ tốt hơn cả trong chương trình chính khoá và trong việc học thêm. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận Học thêm ngoại ngữ là một hoạt động phổ biến trong sinh viên nói chung và sinh viên Xã hội học nói riêng, đây là một nhu cầu chính đáng cần được khuyến khích phát triển. Sinh viên Xã hội học tham gia hoạt động học thêm ngoại ngữ vì những lý do đa dạng nhưng chủ yếu nhằm nâng cao trình độ và để sau này dễ kiếm việc làm. Các hình thức học thêm cũng như chi phí về thời gian, công sức và tài chính cũng rất đa dạng. Những yếu tố này và cả hiệu quả học tập chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giới tính, năm học, hộ khẩu thường trú và đặc biệt là định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên với giới tính, năm học, hộ khẩu và định hướng nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu và những động cơ khác nhau trong việc học thêm ngoại ngữ, trên cơ sở đó những hình thức mà họ lựa chọn để theo học cũng không giống nhau và đem lạI cho họ hiệu quả học tập ở những mức độ khác nhau.Nói chung, nhóm sinh viên nam, năm thứ I-II, có hộ khẩu đô thị thu được hiệu quả học thêm cao hơn.Cũng tương tự như vậy, nhóm sinh viên có định hướng địa bàn làm việc tại đô thị, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chính trị, quản lí xã hội có xu hướng đi học thêm nhiều hơn và thu được hiệu quả cao hơn tương đối so với những nhóm còn lại. Nhìn chung, đòi hỏi cấp bách của xã hội về ngoại ngữ đã tạo nên một sức ép khiến hầu hết mọi sinh viên đều phải quan tâm đến việc học ngoại ngữ của mình. Dù họ đi học thêm vì động cơ nào , muốn củng cố, nâng cao trình độ, để làm việc hay để tìm việc thì tựu trung đều để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội Trong tương lai, hoạt động học thêm ngoại ngữ trong sinh viên nói chung và sinh viên Xã hội học nói riêng sẽ phát triển theo xu hướng gia tăng về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Xã hội càng phát triển, xu hướng nhất thể hoá thế giới càng gần hiện thực thì ngoại ngữ sẽ càng có vai trò quan trọng không thể phủ nhận. Thông qua việc tìm hiểu việc học thêm ngọai ngữ của sinh viên Xã hội học, ta có thể thấy được một số điểm hạn chế của hoạt động này như sau : -Một số sinh viên dành một lượng thời gian quá lớn cho hoạt động học thêm (1/3 số sinh viên học thêm từ 4 đến trên 5 buổi một tuần ) mà trên thực tế có thể họ chưa tận dụng đưọc thời gian cũng như điều kiện học tập chính khoá. - Mặc dù đi học thêm nhiều nhưng kết quả thi ngoại ngữ của sinh viên xã hội học cũng không thể nói là khả quan với trên 50% điểm trung bình và dưới trung bình. -Bên cạnh đó, việc vận dụng vốn ngoại ngữ vào việc đọc tài liệu tiếng nước ngoài để phục vụ thêm cho các môn học khác còn rất hạn chế voí hơn 80% chưa đọc hoặc đọc mà không hiểu. - Ngoài ra, ta có thể thấy còn nhiều điểm chưa phù hợp giữa định hướng nghề nghiệp của sinh viên và việc học ngoại ngữ của họ. Chẳng hạn như lĩnh vực nghiên cứu khoa học là lĩnh vực đòi hỏi một trình độ ngoại ngữ tương đối cao, đặc biệt là vốn từ chuyên ngành, nhưng lại có tới hơn 80% sinh viên định hướng trong lĩnh vực này chưa từng đọc hoặc đọc mà không hiểu một tài liệu tiếng nước ngoài về Xã hội học. Hay như lĩnh vực giảng dạy, cũng là lĩnh vực có đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ thì có tới gần 50% sinh viên đi học thêm mà không thu được hiệu quả gì và hơn 50% điểm thi trung bình và dưới trung bình. 2. Khuyến nghị Để tránh những xu hướng tiêu cực trong hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên như động cơ đi học không lành mạnh, hiệu quả học tập thấp... cũng như để giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong việc sử dụng thời gian, công sức, tiền bạc nhằm thu được hiệu quả cao hơn trong việc học thêm và học ngoại ngữ nói chung, đề tài mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị sau : -Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần có những biện pháp giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng thực sự của ngoại ngữ,( ví như có thể tổ chức hội thảo với chủ đề vai trò của ngoại ngữ đối với sinh viên) , có những chương trình giới thiệu các địa điểm, hình thức học thêm để sinh viên, đặc biệt là những sinh viên ngoại tỉnh thiếu thông tin, có thể cân nhắc, lựa chọn hình thức phù hợp với mình. -Khoa Xã hội học cần đẩy nhanh tiến độ của việc biên soạn giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên sớm được trang bị những kiến thức ngoại ngữ rất quan trọng mà họ khó thể có được từ những lớp học thêm. - Trường ĐH KHXH&NVcần tạo điều kiện cho mọi sinh viên học tốt hơn chương trình ngoại ngữ chính khoá bằng cách cho họ học trong những lớp có trình độ phù hợp với khả năng của họ trên cơ sở thi phân lớp từ những học kì đầu. - Bên cạnh đó, bản thân sinh viên cũng như các tổ chức nói trên cần có những biện pháp giúp sinh viên nhận htức rõ mối quan hệ giữa định hướng nghề nghiệp của họ với việc học tập, cụ thể là học ngoại ngữ, có phương hướng học ngoại ngữ phù hợp với định hướng nghề nghiệp, kết hợp tốt giữa hai hoạt động này, để chúng hỗ trợ lẫn nhau giúp sinh viên đạt được mục đích cuối cùng là một công việc tốt trong tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo Công an nhân dân- Số 1086 (11/4/2001) 2.Báo Công an nhân dân – Số 1087 (13/4/2001) 3.Định hướng giá trị của sinh viên – con em cán bộ khoa học TS . Vũ Hào Quang (NXB ĐHQGHN – 2001) 4. Nhập môn lịch sử Xã hội học Hermann Korte (NXB Thế Giới - 1997 ) 5. Nhập môn Xã hội học Tài liệu dịch (NXB KHXH – 1993) 6.Tạp chí Thế giới mới – Số 91 (năm 1994) 7. Tạp chí Thế giới mới – Số 100 (năm 1994) 8.Từ điển Bách khoa Việt Nam – Tập 1 (Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa ) 9. Xã hội học Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (NXB ĐHQG -1997 ) Mục lục Lời cảm ơn Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 Mục tiêu nghiên cứu 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Giả thuyết nghiên cứu 6 Cơ sở lý luận 7 Hệ khái niệm 7 Các hướng tiếp cận lý thuyết 7 Kết quả nghiên cứu 10 Tổng quan tình hình học ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 10 Nhận thức của sinh viên về vai trò của ngoại ngữ 12 Thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 15 Một số nhận xét và tương quan với sinh viên nói chung 15 Mô tả hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 20 Ảnh hưởng của định hướng nghề nghiệp đối với việc học ngoại ngữ 32 Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học 33 Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học trong tương quan so sánh với sinh viên nói chung 40 Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ 43 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc học thêm ngoại ngữ của sinh viên 54 Kết luận và khuyến nghị 56 Tài liệu tham khảo 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH12t.doc
Tài liệu liên quan