Giải thích kết quả: men Làng Vân - Hà Bắc do sau quá trình ủ mốc thu được lượng
đường khử thấp và hàm lượng tinh bột còn lại cao nên hiệu suất lên men thấp nhất.
Đây là một kết quả khá hợp lí. Nhưng lại có đến 3 loại men cho độ rượu cao nhất, điều
này có thể giải thích: quá trình thủy phân tinh bột thành đường là do nấm mốc thực
hiện nhưng quá trình lên men đường thành rượu lại do nấm men quyết định nên không
có nghĩa là bánh men nào cho hiệu suất đường hoá cao nhất thì hiệu suất của quá trình
rượu hóa cũng cao nhất. Độ rượu cao là do trong bánh men có đủ 2 giống nấm men
Endomycopsis và Saccharomyces với mật độ thích hợp và hoạt lực cao. Tuy hàm
lượng đường khử tạo thành của bánh men Gò Đen là cao nhất nhưng do mật độ và hoạt
lực của nấm men thấp hơn bánh men Hải Anh Quang, An Trường nên độ rượu của 3
loại là như nhau. Ngoài ra, còn do giới hạn về nồng độ của rượu vang.
34 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh khả năng của các lọai bánh men thuốc bắc trên thị trường thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao nhất còn khi sử dụng bánh men Làng Vân - Hà Bắc thì cho kết quả
ngược lại. Điều này có thể kết luận: bánh men thuốc bắc với thương hiệu Gò Đen có
khả năng lên men rượu tốt nhất còn Làng Vân - Hà Bắc thì thấp nhất.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 4
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................8
1.1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 8
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 8
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU....................................................................................................9
2.1. GIỚI THIỆU RƯỢU NẾP THAN ............................................................................... 9
2.1.1. Nếp than............................................................................................................... 9
2.1.2. Nước dùng trong sản xuất rượu nếp than............................................................... 9
2.2. BÁNH MEN THUỐC BẮC DÙNG TRONG SẢN XUẤT RƯỢU NẾP THAN........ 10
2.2.1. Giới thiệu ........................................................................................................... 10
2.2.2. Các thành phần chủ yếu của bánh men thuốc bắc................................................ 10
2.2.3. Hệ vi sinh vật trong bánh men thuốc bắc............................................................. 11
2.3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT RƯỢU NẾP THAN CỔ TRUYỀN ................................... 13
2.3.1. Khái quát quá trình lên men rượu........................................................................ 13
2.3.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình lên men ................................................................. 14
2.3.3. Cơ chế quá trình chuyển hóa các chất trong lên men rượu................................... 16
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................18
3.1. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU............................................................................... 18
3.1.1. Thời gian - địa điểm ........................................................................................... 18
3.1.2. Nguyên liệu - hóa chất - thiết bị .......................................................................... 18
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 19
3.2.1. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 19
3.2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................................................20
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................24
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 25
5.2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................. 25
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................26
Phụ lục A. Các phương pháp phân tích .................................................................................................26
Phụ lục 1: Xác định hàm lượng đường khử trong dịch đường hóa bằng phương pháp
BERTRAND.................................................................................................................... 26
1. Hóa chất sử dụng.......................................................................................................... 26
2. Phương pháp xác định .................................................................................................. 26
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 5
Phụ lục 2: Xác định hàm lượng tinh bột còn lại. ............................................................... 28
1. Hóa chất sử dụng.......................................................................................................... 28
2. Phương pháp xác định .................................................................................................. 28
Phụ lục 3 : Xác định nồng độ rượu theo phương pháp chưng cất ...................................... 28
Phụ lục B. Phân tích thống kê........................................................................................... 30
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 6
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Thành phần hóa học của gạo nếp than ....................................................................9
Bảng 2. Kết quả so sánh tốc độ lên men của các loại bánh men thuốc bắc...............21
Bảng 3. Bảng tra thể tích dung dịch chuẩn đường.............................................................27
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 7
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Nguyên liệu gạo và cơm nếp .........................................................................................9
Hình 2. Các loại bánh men thuốc bắc được dùng để nghiên cứu .................................10
Hình 3. Một số nấm mốc thường gặp trong lên men rượu .............................................11
Hình 4. Nấm men Saccharomyces cerevisiae .......................................................................13
Hình 5. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát khả năng lên men của các loại bánh men thuốc
bắc. .......................................................................................................................................................20
Hình 6. Mẫu rượu sau khi chan nước (1 ngày) ...................................................................21
Hình 7. Đồ thị biểu hiện hàm lượng đường khử tạo thành của các loại bánh men
................................................................................................................................................................22
Hình 8. Đồ thị biểu hiện hàm lượng tinh bột còn lại của các loại bánh men............23
Hình 9. Đồ thị biểu hiện thể tích rượu tạo thành của các loại bánh men ....................1
Hình 10. Hệ thống chưng cất rượu...........................................................................................29
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 8
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. GIỚI THIỆU
Rượu nếp than là thức uống lên men truyền thống nổi tiếng của người Việt Nam. Giá
trị của nó không chỉ thể hiện ở hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà còn thu hút người
tiêu dùng bởi màu sắc và hương vị đặc trưng.
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, để có thể cạnh tranh với các loại rượu nổi tiếng trên
thế giới như: Cognac, Whisky, rượu Rhum,.thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải không
ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng rượu nếp than. Mà trong quá trình sản xuất
yếu tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng rượu là men rượu hay còn gọi là bánh
men thuốc bắc.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều bánh men thuốc bắc được sản xuất từ những cơ
sở khác nhau. Để xác định được loại nào có khả năng lên men tốt nhất, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “So sánh khả năng lên men của các loại bánh men thuốc bắc trên
thị trường thành phố Cần Thơ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề trên, các công việc cần thực hiện trong đề tài này là:
- So sánh hàm lượng đường khử, tinh bột còn lại khi kết thúc giai đoạn lên men hiếu
khí.
- So sánh thể tích rượu tạo thành khi kết thúc thời gian lên men kỵ khí.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 9
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU RƯỢU NẾP THAN
2.1.1. Nếp than
Đây là nguyên liệu chính để sản xuất rượu. Hiện nay, ở vùng Đồng bằng Nam Bộ nếp
than được phân biệt theo màu sắc, có 2 loại:
- Nếp than đen huyền.
- Nếp than đỏ hồng.
Sắc tố của gạo nếp than là anthocyan, dễ tan trong nước nên sản phẩm cũng mang màu
đặc trưng của nguyên liệu.
Tuy khác nhau về màu sắc, nhưng nhìn chung, nếp than đều chứa các thành phần hóa
học tương tự nhau.
Bảng 1. Thành phần hóa học của gạo nếp than
Thành phần Hàm lượng (%)
Nước 14
Protein 8,2
Lipid 1,5
Glucid 74,9
Acid hữu cơ 0,6
Tro 0,8
Nguồn: Nguyễn Thị Hiền, 2004
Hình 1. Nguyên liệu gạo và cơm nếp
2.1.2. Nước dùng trong sản xuất rượu nếp than
Nước chiếm phần lớn trong sản phẩm rượu nếp than. Do đó, nước sử dụng trong sản
xuất rượu cần phải đạt các tiêu chuẩn:
- Độ cứng không vượt quá 7mg đương lượng/lít, phải trong suốt, không màu, không mùi.
- Không có hoặc có rất ít muối ion kim loại nặng như: Hg2+, Ba2+,.
- Khả năng oxy hóa 1 lít nước không vượt quá 2ml dung dịch KMnO4 (0,01N).
a) Gạo nếp than
b) Gạo nếp than sau khi đã nấu thành cơm
a) b)
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 10
- Chất cặn không vượt quá 1000mg/l.
- Muối CaSO4, MgCl2, NaCl với hàm lượng từ 300 - 400mg/l thích hợp cho hoạt
động của enzyme amylose, lượng đường khử tăng lên.
- Muối CaCO3, MgCO3, Fe2+, Fe3+ với lượng 400mg/l, muối nitrit 400mg/l sẽ ảnh
hưởng không tốt đến quá trình lên men.
- Ecoli < 20 tế bào/l.
2.2. BÁNH MEN THUỐC BẮC DÙNG TRONG SẢN XUẤT RƯỢU NẾP THAN
2.2.1. Giới thiệu
Hình 2. Các loại bánh men thuốc bắc được dùng để nghiên cứu
Hiện nay ở nước ta có nhiều loại men để sản xuất rượu. Men lá dùng sản xuất rượu
cần, men cơm rượu dùng làm cơm rượu, bánh men thuốc bắc dùng sản xuất rượu đế,
rượu nếp than.
Trong các loại trên, bánh men thuốc bắc được sử dụng phổ biến hơn cả, hầu hết địa
phương nào cũng có lò sản xuất bánh men thuốc bắc. Nguyên liệu chủ yếu là bột gạo,
nấm men và một số vị thuốc bắc. Các thành phần này với liều lượng khác nhau ở mỗi
lò men, đây được xem là bí quyết gia truyền.
2.2.2. Các thành phần chủ yếu của bánh men thuốc bắc
Bột gạo: phải chọn nguyên liệu tốt, đặc biệt không được nhiễm vi sinh vật hoặc côn
trùng vì sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của bánh men. Có thể sử dụng bột gạo hay bột
nếp với độ ẩm khoảng 11.3%.
Men giống: sử dụng ở dạng đông khô, gồm 2 chủng chủ yếu là: Saccharomyces và
Endomycopsis. Nấm men được hoạt hoá bằng nước trước khi cho vào hoà trộn với bột.
Thuốc bắc: thành phần hoá học của các vị thuốc bắc có thể chia thành 2 nhóm: nhóm
các chất độn và nhóm hoạt chất. Nhóm các chất độn bao gồm: nước, muối vô cơ,
đường, tinh bột, chất béo,Nhóm hoạt chất gồm: acid hữu cơ, acid vô cơ, tinh dầu,
chất béo,Nhóm này, tác động đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận
động. Ngoài ra, một số chất như: dầu, phenol, ancaloit còn chứa các chất kháng sinh.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 11
Nhìn chung, vai trò của các vị thuốc bắc trong viên men được quan tâm chủ yếu ở 2
tác dụng: kháng khuẩn và tạo hương cho rượu .Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay chưa
được nghiên cứu nhiều.
Một số công trình nghiên cứu cho thấy, các vị thuốc bắc có ảnh hưởng tốt đến sự phát
triển sinh khối của nấm men và nấm mốc trong giai đoạn đầu của quá trình lên men.
Hiện nay, có khoảng 20 vị thuốc bắc được sử dụng phổ biến trong sản xuất rượu nếp
than như: bạc hà, thảo quả, đinh hương, cam thảo bắc,
2.2.3. Hệ vi sinh vật trong bánh men thuốc bắc
Vi khuẩn
Trong bánh men có rất nhiều vi khuẩn, nhưng chủ yếu là vi khuẩn lactic và vi khuẩn
acetic. Trong thời gian đầu của quá trình lên men, các vi khuẩn này phát triển tạo ra
pH môi trường thích hợp cho sự phát triển của nấm men. Tuy nhiên, nếu pH quá thấp
sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình lên men. Mặc khác, nếu trong dịch lên men có mặt oxy
thì vi khuẩn acetic sẽ oxy hóa rượu thành acid acetic làm giảm lượng rượu hình thành.
Nấm mốc
* Các loại nấm mốc thường gặp trong viên men
Trong bánh men thuốc bắc, chủ yếu là các loại: Mucor, Aspergillus, penicillium,
Rhizopus. Trong đó, đặc biệt là loài Mucor rouxii có nhiều đặc tính quý như: có khả
năng chịu nhiệt độ cao 32-350C, vừa có khả năng đường hóa vừa có khả năng rượu
hóa.
Hình 3. Một số nấm mốc thường gặp trong lên men rượu
* Vai trò của nấm mốc trong lên men rượu
Nấm mốc có khả năng sinh ra các enzyme amylase, đặc biệt là α-amylase &
amyloglucosidase để thủy phân tinh bột thành đường, chủ yếu là glucose. Nguồn tinh
bột ban đầu được nấu hay hấp sau đó hóa lỏng bằng α-amylase, đường hóa bằng
amyloglucosidase.
a) Rhizopus
b) Penicillum
c) Mucor
d) Aspergillus niger
a) b) c) d)
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 12
- α-amylase cắt ngẫu nhiên các liên kết 1-4 glicozid trong mạch amylose và
amylopectin thành hỗn hợp các oligomer bao gồm các đoạn phân nhánh và không
phân nhánh.
- Amyloglucosidase cắt các nối α – 1,4 từ đầu không khử của amylose phóng
thích các monomer đơn D-glucose, đồng thời các nối α – 1,6 cũng được thủy giải
nhưng chậm hơn. Enzyme này có khả năng thủy phân hầu như hoàn toàn tinh bột
thành glucose (đến 98%).
* Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản sinh enzyme đường hóa của nấm mốc
- Các chất dinh dưỡng: Glucose là nguồn carbon tối hảo cho tất cả các sợi
nấm. Tuy nhiên, muốn cho sợi nấm sinh ra enzyme đường hóa thì tinh bột là nguồn
carbon thích hợp. Khi nuôi sợi nấm sinh enzyme thì nguồn nitrogen được sử dụng
dưới dạng sulfat amon. Tỷ lệ carbon và nitơ trong môi trường có ảnh hưởng lớn đến
tổng hợp sinh nấm và khả năng tạo ra enzyme. Khi nguồn carbon và nitơ đầy đủ thì sợi
nấm mới tích lũy enzyme tối đa.
- Hàm lượng nước trong môi trường: Hàm lượng nước thích hợp sẽ tạo điều
kiện tốt cho sự phát triển của nấm. Nếu môi trường thừa nước thì sẽ làm giảm trạng
thái xốp của môi trường, giảm lượng oxy khuếch tán, vi khuẩn dễ dàng phát triển. Nếu
thiếu nước thì bề mặt môi trường bị khô là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sợi
nấm và gây hiện tượng sinh bào tử sớm.
- Nhiệt độ: Trong quá trình phát triển của nấm sợi, sinh ra lượng nhiệt khá lớn
làm tăng nhiệt độ của môi trường. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 32-
330C, thông thường chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ vào giai đoạn đầu của quá trình nuôi
cấy nhằm kích thích bào tử nấm mọc ra sợi nấm tốt.
- Thời gian: phụ thuộc vào từng loại nấm, thông thường sau thời gian nuối cấy
từ 30-32 giờ thì nấm sợi sẽ phát triển mạnh nhất và sự tạo thành enzyme đường hóa
nhiều nhất kết thúc, khi sợi nấm bắt đầu sinh bào tử (Nguyễn Đức Lượng).
Nấm men
Nấm men là tên chung chỉ nhóm nấm men có cấu tạo đơn bào, thường sinh sản bằng
nẩy chồi hoặc phân cắt. Nhóm này, có nhiều trong tự nhiên và có thể sử dụng trong
sản xuất, rượu, bia, bánh mì,.Tế bào nấm men giàu protein, vitamin (đặc biệt là
vitamin nhóm B và tiền vitamin D2).
* Các loại nấm men thường gặp trong men rượu
Mỗi gam bánh men chứa vài chục triệu đến vài trăm triệu tế bào nấm men. Chúng
gồm 2 giống: Endomycopsis (chủ yếu là endo.fibuligenes) và Saccharomyces (chủ yếu
là S.cereviriae).
- Endo.fibuligenes là loài nấm men rất giàu enzyme amylase, glucoamylase nên
chúng vừa có khả năng đường hóa, vừa có khả năng rượu hóa.
- Saccharomyces cerviriae có khả năng lên men nhiều loại đường như: glucose,
saccharose, maltose, fructose, rafinose, galactose. Đồng thời, chúng có thể lên men ở
nhiệt độ cao (36 - 400C) và có khả năng chịu được độ acid. Ngoài ra, chúng còn có khả
năng chịu được thuốc sát trùng Na2SiF6 với nồng độ 0,02-0,025%. Đặc điểm này rất
thuận lợi trong trường hợp lên men có sử dụng thuốc sát trùng. Điều quan trọng hơn là
có khả năng lên men nhiều loại nguyên liệu: gạo, ngô, khoai, sắn với lượng đường
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 13
trong dung dịch 12-14%, có khi 16-18%. Nồng độ rượu cao nhất trong dịch lên men
mà nấm men có thể chịu được là 10-12%. Nhiệt độ lên men thích hợp nhất là 28-320C.
Ngoài 2 chi nấm men cơ bản trên, trong men thuốc bắc còn nhiều loài men dại khác.
Chúng vừa có khả năng thủy phân tinh bột, vừa có khả năng chuyển đường thành rượu
tuy sự chuyển hóa này thấp. Đặc biệt, các loài nấm men dại này chịu được nhiệt độ rất
cao (60-650C) và chịu được chất sát trùng ở nồng độ 0,05-1% (Nguyễn Đức Lượng).
Hình 4. Nấm men Saccharomyces cerevisiae
* Vai trò của nấm men trong quá trình chuyển hóa đường thành rượu
Nấm men đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men rượu cổ truyền. Trong suốt
thời gian lên men ngoài ethanol, CO2 còn tạo ra nhiều sản phẩm phụ như: Glycorol,
dầu fusel, ester, acid hữu cơ, diacetyl và aldehyde. Sự hiện diện của các hợp chất này
tùy thuộc vào dòng nấm men và điều kiện lên men, chúng góp phần quan trọng tạo nên
hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
Để thu được năng suất rượu cao, nấm men thường được lựa chọn dựa vào 2 đặc tính: Lên
men với tốc độ mạnh và khả năng chịu được nồng độ rượu cao trong môi trường lên men.
Ethanol là sản phẩm chính của quá trình rượu hóa nhưng ở một nồng độ nào đó ethanol có
thể: làm thay đổi cấu trúc và tính thấm của màng tế bào nấm men, ảnh hưởng đến sự phát
triển và các hoạt động biến dưỡng của nấm men, ức chế quá trình lên men.
So sánh khả năng chịu cồn cao của các dòng nấm men bằng cách cho lên men trong
dung dịch đường có nồng độ cao (15-30%v/v) hoặc có thể dùng phương pháp lên men
liên tục rồi bổ sung glucose vào từ từ đến khi đến thúc quá trình lên men. Đo độ rượu
của các dòng nấm men khác nhau, mẫu nào có nồng độ cao chứng tỏ dòng nấm men
đó có khả năng chịu đựng độ cồn cao nhất.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm men
- Nhiệt độ: Nấm men có thể chịu đựng được giới hạn nhiệt độ khá rộng từ
0-500C. Nếu lên men ở nhiệt độ lớn hơn 500C, nấm men sẽ chết.
- Ảnh hưởng của pH: Nấm men có thể phát triển được trong môi trường
pH = 2-8 nhưng thích hợp nhất là pH = 4,5-5
- Ảnh hưởng của oxy: Trong giai đoạn đầu của quá trình lên men, nấm men cần
oxy để tăng sinh khối nhưng ở các giai đoạn sau thì không cần.
- Ảnh hưởng của độ rượu: Hàm lượng ethanol sinh ra, nếu vượt quá giới hạn chịu đựng sẽ
ức chế sự phát triển của nấm men.
2.3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT RƯỢU NẾP THAN CỔ TRUYỀN
2.3.1. Khái quát quá trình lên men rượu
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 14
Lên men rượu là 1 quá trình trao đổi chất nhờ tác dụng của các enzyme tương ứng gọi
là chất xúc tác sinh học (được sinh ra từ sự trao đổi chất để duy trì sự sống của nấm
men). Tùy theo sản phẩm tích tụ sau quá trình lên men, người ta chia thành nhiều kiểu
lên men khác nhau. Tuy nhiên, có 2 hình thức lên men chính: lên men yếm khí và lên
men hiếu khí.
+ Lên men yếm khí: là sự thủy phân đường không có sự hiện diện của O2, như quá
trình lên men lactic, lên men rượu, lên men butylic,
+ Lên men hiếu khí: là sự thủy phân đường với sự hiện diện của O2 như quá trình lên
men acetic, lên men citric.
Lên men rượu là quá trình lên men yếm khí với sự hiện diện của nấm men (yeast).
Nấm men chuyển hóa đường lên men thành rượu etylic và CO2. Đôi khi, người ta còn
gọi là quá trình rượu hóa, cồn hóa.
Quá trình lên men rượu được chia thành 2 giai đoạn chính:
+ Thời kỳ phát triển sinh khối: giai đoạn này với sự hiện của O2, tế bào nấm men sẽ
phát triển sinh khối để gia tăng về kích thước và số lượng.
+ Thời kỳ lên men chuyển hóa đường thành rượu và CO2: Nấm men hấp thụ các chất
dinh dưỡng và sử dụng enzyme sẵn có để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá
trình trao đổi chất.
2.3.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình lên men
Cơ chế của quá trình lên men
Để lên men, người ta cho vào môi trường một lượng tế bào nấm men nhất định, tùy
thuộc vào phương pháp lên men. Thông thường, khi lên men, lượng tế bào nấm men
phải >10 triệu/ml dung dịch lên men. Do điện tích của tế bào nấm men lớn nên khả
năng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất mạnh. Đường lên men và các chất dinh dưỡng
khác được hấp thụ trên bề mặt nấm men sau đó khuếch tán qua màng vào bên trong,
tạo ra rượu và CO2.
Rượu etylic tạo thành sẽ khuếch tán ra môi trường bên ngoài qua màng tế bào nấm
men. Rượu hòa tan vô hạn trong nước nên tốc độ khuếch tán rất nhanh. CO2 cũng hòa
tan trong môi trường nhưng sự hòa ta không lớn, ở áp suất 800mmHg, nhiệt độ 25-
300C thì lượng CO2 hòa tan là 0,837-0,856 lít CO2/lít nước. Vì thế, CO2 sinh ra trong
quá trình lên men sẽ khuếch tán vào môi trường và nhanh chống đạt trạng thái bão
hòa. Khi đó, CO2 bám xung quanh tế bào nấm men hình thành những bọt khi. Tế bào
nấm men thường dính liền nhau, bọt khí sinh ra ngày càng nhiều và lớn dần lên thành
túi lớn, đến lúc nào đó sẽ có sự chênh lệch khối lượng riêng của môi trường và tế bào
nấm men sẽ nổi lên. Khi nổi lên, do có sự thay đổi đột ngột sức căng bề mặt nên chúng
bị vỡ ra làm cho CO2 phóng thích ra bên ngoài. Lúc này, khối lượng riêng của nấm
men đủ lớn trở lại nên chúng chìm xuống. Quá trình tế bào nấm men nổi lên rồi chìm
xuống diễn ra liên tục làm cho nấm men từ trạng thái tĩnh chuyển sang trạng thái động,
gia tăng khả năng tiếp xúc của tế bào với môi trường, điều này làm cho quá trình trao
đổi chất diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, khi đó, sẽ gia tăng tốc độ lên men.
Khí CO2 ức chế quá trình lên men nhưng trong quá trình thoát CO2 làm tăng khả năng
lên men của tế bào nấm men. Kích thước, vật liệu chế tạo thiết bị lên men, các chất
hòa tan mang điện tích, các vật lơ lững khác trong dịch lên men cũng ảnh hưởng đến
sự thoát CO2 nên cũng tác động đến quá trình lên men.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 15
Động học của quá trình lên men
Tốc độ của quá trình lên men có thể quan sát được bằng cách theo dõi sự thay đổi hàm
lượng đường trong dịch lên men, hàm lượng rượu và CO2 tạo thành.
Quá trình lên men chia làm 3 thời kỳ chính:
+ Thời kỳ đầu: Khoảng 60 giờ kể từ khi cho nấm men tiếp xúc với dịch lên men.
Tốc độ lên men rất chậm, đường lên men không đáng kể.
+ Thời kỳ 2: Đây là thời kỳ lên men chính. Chiếm 60-120 giờ sau thời kỳ đầu. Sự
phát triển của nấm men và sự lên men sau mỗi giờ tăng nhanh đáng kể và đạt đến trị số
cực đại.
+ Thời kỳ cuối: Đây là thời kỳ lên men phụ, tốc độ lên men rất chậm, đồng thời là
giai đoạn ổn định, tạo mùi cho sản phẩm. Tùy theo phương pháp lên men, loại sản
phẩm mà thời gian lên men phụ kéo dài khác nhau, không quan sát được.
Thời kỳ lên men chính là biến đổi sâu sắc các thành phần trong dịch lên men. Trong giai
đoạn này, ở điều kiện lên men bình thường sau mỗi giờ nồng độ đường trong dịch lên
men giảm đi khoảng 10 Brix, tùy thuộc vào sản phẩm, dây chuyền sản xuất.
Trong dịch lên men, nếu hàm lượng đường là 100% thì có 4-6% là dạng chất không
hòa tan, 75-77% được chuyển hóa thành maltose và 19% là dextrin.
Trong giai đoạn lên men phụ, sự đường hóa cũng xảy ra nhưng rất chậm và không
hoàn toàn, đặc biệt khó khăn đối với tinh bột không hòa tan. Do đó, tốc độ lên men
trong thời kỳ này không phụ thuộc vào số lượng tế bào nấm men mà chủ yếu phụ
thuộc vào sự thủy phân hàm lượng dextrin (không lên men) còn lại. Tuy vậy, chính
những đường không lên men này sẽ tạo vị ngọt cho sản phẩm. Như vậy, chu kỳ lên
men dịch đường phụ thuộc vào thời gian lên men cuối hay phụ thuộc vào khả năng
đường hóa của phức hệ enzyme amylase. Rất nhiều thí nghiệm cho thấy càng kéo dài
thời gian lên men cuối thì hiệu suất của quá trình lên men càng tăng.
Tuy vậy, tùy theo yêu cầu của sản phẩm, nồng độ glucid trong dịch đường, phương
pháp lên men mà nhà sản xuất sẽ tạo ra một qui trình sản xuất riêng biệt với chất lượng
và thành phần mong muốn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men
Hoạt động của vi sinh vật nói chung và nấm men nói riêng có liên hệ mật thiết với điều
kiện ngoại cảnh. Có 3 mức độ khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động sống của nấm men.
+ Điểm cực tiểu: là điều kiện tối thiếu để nấm men tồn tại, ở điều kiện này bắt đầu
xuất hiện các hoạt động sống.
+ Điểm cực thích: Là điều kiện tốt nhất cho hoạt động sống. Nấm men có cường
độ hoạt động mạnh nhất.
+ Điểm cực đại: Là điều kiện tối đa và là giới hạn trên tồn tại của hoạt động sống.
Quá giới hạn này, nấm men sẽ chết.
Do đó, vấn đề quan trọng là điều chỉnh điều kiện ngoại cảnh sao cho nấm men hoạt
động tốt nhất.
* Nồng độ đường
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 16
Nấm men chỉ có khả năng lên men đường thành rượu, trong khoảng nồng độ, đường từ
10-18%, nồng độ cao sẽ ức chế hoạt động của nấm men. Tương tự, nồng độ đường
thấp cũng giảm năng lực lên men.
* Nồng độ rượu
Quá trình nuôi cấy nấm men chủ yếu là tạo điều kiện cho nấm men phát triển sinh
khối, đạt số lượng theo yêu cầu. Song, nấm men cũng thực hiện quá trình lên men
rượu đáng kể (còn phụ thuộc vào mức độ thông khí).
Thường trong dịch nấm men có khoảng 4 - 6% rượu. Nồng độ sinh ra có ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển của nấm men. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào
thời gian, số lượng tế bào và môi trường nuôi cấy. Với các điều kiện ban đầu giống
nhau thì nồng độ rượu 1% chưa ảnh hưởng đến nấm men nhưng 4-6% thì bắt đầu có
ảnh hưởng đến hoạt động của nấm men.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nấm men. Chẳng hạn như
Saccharomyces Cerviriae Rasse VII phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30-330C, nhiệt độ tối
đa 380C, tối thiếu 50C. Thường nấm men được nuôi cấy ở 17-220C, (thấp hơn nhiệt độ
tối ưu) có năng lực lên men rất lớn. Trong quá trình lên men, nấm men chịu được giới
hạn nhiệt độ khá rộng (1- 450C), nếu quá 500C nấm men sẽ chết.
* Ảnh hưởng của pH
Nấm men có thể phát triển trong môi trường pH = 2-8 nhưng thích hợp nhất là pH = 4 -
4,5; vi khuẩn bắt đầu phát triển ở pH = 4,2 và cao hơn khi pH < 4,2 chỉ có nấm men phát
triển. Do đó, trong lên men rượu, để ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn, người ta thực
hiện trong giới hạn pH = 3,8 - 4. Tuy nhiên, có những loài vi khuẩn quen dần với pH
thấp nên ngoài việc điều chỉnh pH, người ta còn sử dụng thuốc sát trùng. pH = 8, nấm
men phát triển rất kém, ngược lại vi khuẩn phát triển rất mạnh, còn pH = 3,8 là điều kiện
tối ưu cho hoạt động của nấm men thì hầu như vi khuẩn chưa phát triển.
Để tạo pH thích hợp, có thể bổ sung vào môi trường bất cứ loại acid nào, miễn là anion
của nó không ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của nấm men.
* Ảnh hưởng của oxy
Nấm men là vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc. Nếu trong môi trường không có O2,
nấm men sẽ lên men đường tạo thành rượu và CO2, ngược lại thì sản phẩm tạo thành là
CO2 và H2O đồng thời tăng sinh khối.
Oxy là thành phần quan trọng trong giai đoạn phát triển sinh khối của nấm men. Tuy
nhiên, nó lại là nguyên nhân gây hư hỏng rượu ở các giai đoạn chế biến còn lại. Vì sự
có mặt của oxy nấm men sẽ lên men không hoàn toàn do phát triển sinh khối. Mặc
khác, oxy còn làm cho sản phẩm có nhiều aldehyde, dễ bị biến màu do các phản ứng
oxy hóa, hóa nâu, đồng thời làm cho sản phẩm bị chua do sự hình thành các acid hữu
cơ và gây thối rượu theo thời gian bảo quản.
Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn phát triển sinh khối không cung cấp đủ oxy thì sẽ
không cung cấp đủ tế bào nấm men cho quá trình lên men làm giảm tốc độ lên men,
gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặc khác, lại có một số chủng nấm men phát
triển nhanh và tạo ra hàm lượng rượu nhiều hơn trong môi trường không khí.
2.3.3. Cơ chế quá trình chuyển hóa các chất trong lên men rượu
Các quá trình vi sinh vật
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 17
Thực chất của quá trình này là sự sinh sản và sinh trưởng của vi sinh vật. Quá trình
này xảy ra rất nhanh ở giai đoạn đầu lên men. Sự phát triển mạnh của các vi khuẩn ở
giai đoạn này kéo theo sự tạo thành một số acid hữu cơ. Kết quả là pH môi trường
giảm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Song song đó, các loại nấm men bắt đầu
phát triển, tuy với tốc độ chậm hơn nấm mốc.
Việc phân chia các giai đoạn phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, nấm men một cách rõ
ràng là điều rất khó khăn. Vì thực chất, sự phát triển của các loài vi sinh vật trong dịch
lên men diễn ra đồng thời. Chỉ có điều, là sự phát triển đó thường không cùng mức độ.
Sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc thì đòi hỏi trong môi trường phải có một lượng oxy
nhất định. Chính vì vậy, các loài vi sinh vật này phát triển mạnh ở giai đoạn đầu. Nấm
men cũng cần oxy để tăng sinh khối. Tuy nhiên, mức độ đó không cao như nấm mốc.
Mặt khác, nấm men còn cần đường, nên cần phải có thời gian để nấm mốc tạo ra đường.
Do đó, ở các giai đoạn sau nấm men phát triển mạnh hơn nấm mốc và vi khuẩn.
Các quá trình sinh hóa
* Quá trình chuyển hóa đường và các thành phần khác thành acid hữu cơ
Có 2 quá trình tạo acid cơ bản: quá trình tạo acid acetic và quá trình tạo acid lactic.
Quá trình tạo acid lactic chiếm ưu thế hơn. Cả hai quá trình này xảy ra với cường độ
không lớn vì giai đoạn đầu lượng đường trong khối lên men chưa cao.
* Quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường
Do sự phát triển nấm mốc và nấm men Endomycopris, tinh bột được chuyển hóa thành
đường các loài vi sinh vật này phát triển tạo ra rất nhiều enzyme amylase,
glucoamylase. Các enzyme này hoạt động rất thuận lợi trong giai đoạn đầu và được
kéo dài trong suốt các giai đoạn sau.
Điều quan trọng cần đề cập là, các enzyme này chịu sự điều khiển bởi nồng độ glucose
trong dịch lên men. Bình thường thì glucose sẽ ức chế phản ứng thủy phân tinh bột.
Nhưng các loài nấm mốc Mucor Rouxei, Rhizopus delemar và nấm men Endomycopsis
vừa có khả năng tổng hợp enzyme amylase, glucoamylase vừa có khả năng chuyển
hóa đường thành rượu. Kết quả là lượng đường được tạo thành bao nhiêu thì ngay lập
tức sẽ được rượu hóa, một phần sử dụng cho việc sinh sản và phát triển của chính các
loài vi sinh vật đó. Vì vậy, trong dịch lên men thường không xảy ra cơ chế kiềm hãm
ngược bởi glucose.
* Quá trình chuyển hóa đường thành rượu
Quá trình này được thực hiện bởi các loài nấm men, nhưng chủ yếu là Saccharomyces.
Song song với quá trình này là các quá trình chuyển hóa đường, các acid hữu cơ thành
các sản phẩm phụ khác cũng diễn ra đồng thời.
Tuy nhiên, các quá trình chuyển hóa được xảy ra xen kẽ nhau, hỗ trợ nhau và tạo nên
một quá trình hài hòa, để tạo ra sản phẩm không chỉ có nước và cồn mà là một hỗn
hợp hài hòa về hương vị bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Chính vì vậy, rượu nếp
than mang hương vị đặc trưng và giá trị cảm quan khác rất riêng.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 18
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thời gian - địa điểm
- Thời gian thực hiện: 12 tuần (từ ngày 26/02/2007 đến 18/05/2007)
- Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm
Trường Đại học Cần Thơ.
3.1.2. Nguyên liệu - hóa chất - thiết bị
Nguyên liệu
- Gạo nếp than
- Bánh men thuốc bắc
- Nước
Hóa chất
- Hóa chất dùng xác định hàm lượng đường khử :
+ NaOH 30%, 10%
+ Pb(CH3COO)2 30%
+ Na2SO4 bão hoà
+ Metyl xanh 1% trong nước
+ Fehling A (69.28g CuSO4 trong 1 lít nước cất)
+ Fehling B ( 346g Kalinatritartraate và 100g NaOH trong 1 lít nước cất)
+ Phenolphtalein 1% trong cồn
- Hóa chất dùng xác định hàm lượng tinh bột:
+ HCl 5%
+ NaOH 0,5%
+ Pb(CH3COO)2 30%
+ Na2SO4
Dụng cụ, thiết bị
- Nồi cơm điện
- Bình tam giác
- Dụng cụ chuẩn độ
- Bình cầu
- Ống hút 10 ml
- Đũa thuỷ tinh
- Ống hút 1 ml
- Bếp điện
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 19
- Cốc thủy tinh
- Cân điện tử
- Tủ sấy
- Giấy lọc
- Giấy quỳ
- Bình định mức
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp phân tích
- Xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp BERTRAND (xem chi tiết phần
phụ lục).
- Xác định thể tích rượu tạo thành bằng phương pháp chưng cất (xem chi tiết phần phụ
lục).
- Xác định hàm lượng tinh bột còn lại (chi tiết xem phần phụ lục).
3.2.2. Nội dung nghiên cứu
* Khảo sát khả năng lên men của các loại bánh men thuốc bắc:
- Mục đích: Nhằm tìm ra loại bánh men có hiệu suất lên men cao nhất, cho sản
phẩm rượu nếp than có chất lượng tốt nhất.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3
lần lặp lại.
Nhân tố M : Loại bánh men sử dụng (6 loại) M1, M2 , M3 , M4, M5, và M6
Tổng số nghiệm thức = 6 x 3 = 18 nghiệm thức.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 20
Hình 5. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát khả năng lên men của các loại bánh men thuốc bắc.
Ghi nhận kết quả:
+ Hàm lượng đường khử
+ Hàm lượng tinh bột còn lại
+ Hàm lượng rượu tạo thành
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nếp than
Làm sạch
Nấu chín
Để nguội (30-350C)
Trộn
Ủ mốc
Chan nước
Lên men
M1 M3 M4 M6 M5 M2
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 21
Bảng 2. Kết quả so sánh tốc độ lên men của các loại bánh men thuốc bắc
Hình 6. Mẫu rượu sau khi chan nước (1 ngày)
Bánh men thuốc bắc Hàm lượng
đường khử (%)
Hàm lượng tinh bột
còn lại (% CBK)
Độ rượu (%v/v)
An Trường (M1)
Hải Anh Quang (M2)
Nàng Hương (M3)
Làng Vân - Hà Bắc (M4)
Hà Nội (M5)
Gò Đen (M6)
21,68c
25,02b
19,25d
13,92f
15,63e
26,71a
2,44d
1,84e
3,33c
5,54a
4,5b
0,99f
10,67a
11,33a
9,33b
7,33c
8,33bc
11,67a
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 22
Hình 7. Đồ thị biểu hiện hàm lượng đường khử tạo thành của các loại bánh men
Thảo luận:
- Từ hình 7 và bảng 2, ta thấy: hàm lượng đường khử của 6 loại bánh men tạo ra
sau 3 ngày ủ mốc khác biệt ý nghĩa và tăng dần theo thứ tự:
M4<M5<M3<M1<M2<M6 và đường trong cơm rượu cao nhất khi sử dụng bánh men
Gò Đen và thấp nhất đối với bánh men Làng Vân - Hà Bắc.
- Điều này có thể giải thích: quá trình thuỷ phân tinh bột thành đường do nấm mốc
thực hiện nên, nếu loại nào tạo ra nhiều đường hơn là do trong bánh men đó chứa
đầy đủ 3 loài mốc: Rizopus, Mucor, Aspergillus với mật độ thích hợp. Đồng thời,
chúng phải sản sinh ra nhiều enzyme thủy phân (hệ enzyme amylase), đảm bảo
cho quá trình đường hoá đạt hiệu quả cao nhất. Bánh men Gò Đen hội đủ những
điều kiện này còn bánh men Làng Vân - Hà Bắc thì ngược lại.
Đồ thị so sánh hàm lượng đường khử tạo thành của các loại
bánh men
0
5
10
15
20
25
30
M1 M2 M3 M4 M5 M6
bánh men
hà
m
lư
ợn
g
đư
ờn
g
kh
ử
(%
)
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 23
Hình 8. Đồ thị biểu hiện hàm lượng tinh bột còn lại của các loại bánh men
- Từ hình 8 và bảng 2, ta thấy: hàm lượng tinh bột còn lại trong cơm rượu (sau 3
ngày ủ mốc) được lên men từ các loại bánh men khác nhau thì khác biệt ý nghĩa và
giảm dần theo thứ tự: M4>M5>M3>M1>M2>M6. Trong đó, cao nhất đối với bánh
men Làng Vân - Hà Bắc và thấp nhất đối với bánh men Gò Đen.
- Giải thích kết quả: tinh bột còn lại nhiều là do trong bánh men (Làng Vân - Hà Bắc)
không có đủ 3 loài mốc cần thiết cho quá trình đường hóa (Hà Thị Cẩm Tú) hoặc có
với mật độ thấp hoặc do trong quá trình vận chuyển và bảo quản nấm mốc đã bị suy
giảm hoạt tính.
Đồ thị so sánh hàm lượng tinh bột còn lại của các loại
bánh men
0
2
4
6
M1 M2 M3 M4 M5 M6
bánh men
ti
n
h
b
ột
(
%
)
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 24
So sánh thể tích rượu tạo thành của các loại
bánh men
0
5
10
15
M1 M2 M3 M4 M5 M6
Bánh men
Đ
ộ
r ư
ợ
u
- Từ hình 9 và bảng 2, ta thấy: Độ rượu của rượu nếp than sau khi được lên men từ
các loại men khác biệt không nhiều. Bánh men: Gò Đen, Hải Anh Quang, An Trường
cho rượu có nồng độ cao nhất và khác biệt không ý nghĩa còn men Làng Vân - Hà Bắc
thì cho độ rượu thấp nhất.
- Giải thích kết quả: men Làng Vân - Hà Bắc do sau quá trình ủ mốc thu được lượng
đường khử thấp và hàm lượng tinh bột còn lại cao nên hiệu suất lên men thấp nhất.
Đây là một kết quả khá hợp lí. Nhưng lại có đến 3 loại men cho độ rượu cao nhất, điều
này có thể giải thích: quá trình thủy phân tinh bột thành đường là do nấm mốc thực
hiện nhưng quá trình lên men đường thành rượu lại do nấm men quyết định nên không
có nghĩa là bánh men nào cho hiệu suất đường hoá cao nhất thì hiệu suất của quá trình
rượu hóa cũng cao nhất. Độ rượu cao là do trong bánh men có đủ 2 giống nấm men
Endomycopsis và Saccharomyces với mật độ thích hợp và hoạt lực cao. Tuy hàm
lượng đường khử tạo thành của bánh men Gò Đen là cao nhất nhưng do mật độ và hoạt
lực của nấm men thấp hơn bánh men Hải Anh Quang, An Trường nên độ rượu của 3
loại là như nhau. Ngoài ra, còn do giới hạn về nồng độ của rượu vang.
Tóm lại, thông qua kết quả của quá trình thí nghiệm, mặc dù cuối cùng thu được 3 loại
men có độ rượu cao nhất nhưng trong đó men Gò Đen sau khi ủ mốc lại tạo ra nhiều
đường khử nhất và hàm lượng tinh bột còn lại thấp nhất. Điều này có thể kết luận rằng:
sử dụng bánh men thuốc bắc Gò Đen để làm rượu thì cho năng suất rượu cao nhất.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Hình 9. Đồ thị biểu hiện thể tích rượu tạo thành của các loại bánh men
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 25
5.1. KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu: “so sánh khả năng lên men của các loại bánh men thuốc
bắc trên thị trường thành phố Cần Thơ”, tôi xin rút ra kết luận: trong sáu loại bánh
men thuốc bắc (Gò Đen, Hải Anh Quang, Nàng Hương, Làng Vân - Hà Bắc, An
Trường, Hà Nội) được mua trên thị trường thành phố Cần Thơ thì bánh men thuốc bắc
với thương hiệu Gò Đen có khả năng lên men tốt nhất, cho độ rượu cao nhất.
5.2. ĐỀ NGHỊ
1. Tiếp tục khảo sát tỉ lệ bánh men thích hợp đối với loại men này.
2. Tiếp tục nghiên cứu tỉ lệ nước chan thích hợp .
3. Có thể nghiên cứu vị thuốc bắc sử dụng, mật số nấm mốc và mật số nấm men, để
trên cơ sở đó sản xuất ra loại bánh men tốt hơn.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 26
PHỤ LỤC
Phụ lục A. Các phương pháp phân tích
Phụ lục 1: Xác định hàm lượng đường khử trong dịch đường hóa bằng phương
pháp BERTRAND
1. Hóa chất sử dụng
- NaOH 30%, 10%
- Pb(CH3COO)2 30%
- Na2SO4 bão hoà
- Metyl xanh 1% trong nước
- Fehling A (69.28g CuSO4 trong 1 lít nước cất)
- Fehling B ( 346g Kalinatritartraate và 100g NaOH trong 1 lít nước cất)
- Phenolphtalein 1% trong cồn
2. Phương pháp xác định
- Vắt lấy dịch của cơm nếp than (sau khi 3 ngày ủ mốc), đem cân khoảng 10 - 20 g.
Rồi đem trung hoà bằng NaOH với chất chỉ thị là Phenolphtalein (đến màu hồng
nhạt bền trong 30 giây).
- Khử tạp chất bằng 7 ml Pb(CH3COO)2 30%. Để yên 5 phút đến khi thấy một lớp
chất lỏng trong suốt bên trên lớp cặn thì coi như đã khử xong.
- Loại bỏ kết tủa chì dư bằng 20 ml Na2SO4 bão hoà .
- Rồi đem lọc và pha loãng dịch lọc.
- Cho vào bình tam giác (loại 300ml) :5 ml fehling A + 5 ml fehling B + 15 ml dịch
lọc. Đem đốt trên bếp điện và chuẩn độ. Mỗi lần nhỏ 1 ml dịch chuẩn rồi lắc đến
màu đỏ gạch không còn ánh xanh.Thử lại bằng cách nhỏ 1 giọt metyl xanh vào
dung dịch đang sôi, nếu thấy mất màu xanh trở về màu đỏ gạch thì kết thúc quá
trình chuẩn độ. Đọc kết quả và tra bảng để tính hàm lượng đường theo công thức:
(Với HSPL là hệ số pha loãng dịch lọc)
số tra bảng*HSPL*100
Khối lượng mẫu*1000
Hàm lượng đường khử (%) =
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 27
Bảng 3. Bảng tra thể tích dung dịch chuẩn đường
Thể tích dd
đường yêu
cầu (ml)
Khối lượng
đường dịch
chuyển(mg)
Thể tích dd
đường yêu
cầu (ml)
Khối lượng
đường dịch
chuyển(mg)
Thể tích dd
đường yêu
cầu(ml)
Khối lượng
đường dịch
chuyển(mg)
15
16
17
18
18
20
21
22
23
26
25
26
336
316
298
282
267
254.5
242.9
231.8
222.2
213.3
204.8
197.4
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
190.4
183.7
177.6
171.7
166.6
161.2
156.06
152.2
147.09
143.9
140.2
136.6
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
133.3
130.1
127.1
124.2
121.4
118.7
116.1
113.7
111.4
109.2
107.1
105.1
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 28
Phụ lục 2: Xác định hàm lượng tinh bột còn lại.
1. Hóa chất sử dụng
- HCl 5%.
- NaOH 0,5%.
- Pb(CH3COO)2 30%.
- Na2SO4.
2. Phương pháp xác định
- Lấy từ trong bình lên men một ít cơm rượu (sau khi ủ mốc 3 ngày), vắt bỏ nước.
Chia thành 2 mẫu rồi đem cân:
+ Mẫu thứ nhất (5g) đem sấy khô đến nhiệt độ không đổi để xác định độ ẩm .
+ Mẫu thứ hai (20g), nghiền nhỏ, cho vào bình tam giác dung tích 100ml, thêm
vào đó 50ml nước cất, lắc đều, để yên 30-45 phút.
Lọc qua giấy lọc, rửa lại bằng nước cất. Chọc thủng giấy lọc và chuyển bã vào bình tam
giác có chứa 25ml HCl 5%. Đem đun cách thủy qua ống sinh hàn 3-5 giờ.
Sau khi tinh bột đã thủy phân hoàn toàn, làm lạnh dung dịch. Trung hòa hỗn hợp bằng
NaOH 0,5% đến pH =5,6 - 6.
Chuyển hỗn hợp vào bình định mức 100ml. Khử tạp bằng Pb(CH3COO)2 30% và loại muối
chì thừa bằng 20ml Na2SO4 bão hòa. Thêm nước cất đến vạch, lắc đều rồi lọc.
Định lượng glucose trong dung dịch bằng phương pháp Bertrand, từ đó tính được hàm
lượng tinh bột theo hàm lượng đường khử.
Hàm lượng tinh bột (%) = Hàm lượng đường khử * 0.9
Nhưng để kết quả chính xác, ta phải dựa vào căn bản khô. Vậy, hàm lượng tinh bột
theo căn bản khô được xác định theo công thức:
Hàm lượng tinh bột (% CBK) = Hàm lượng tinh bột (%) * (1 - W)
Với : 0.9: Hệ số chuyển đổi giữa đường khử và tinh bột.
W: Độ ẩm của cơm rượu (đã được vắt nước).
Phụ lục 3 : Xác định nồng độ rượu theo phương pháp chưng cất
số tra bảng*HSPL*100
Khối lượng mẫu*1000
Hàm lượng đường khử (%) =
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 29
• Phương pháp xác định
Cho vào bình tam giác 50 ml dung dịch rượu và 75 ml nước cất, rồi đưa vào hệ
thống. Bình này được đặt trên bếp điện. Đầu còn lại của ống sinh hàn là bình tam giác
100 ml (có chia vạch). Trong quá trình chưng cất bình được làm lạnh bằng nước đá,
nhằm làm cho việc chưng cất nhanh hơn đồng thời hạn chế rượu bay hơi. Rồi tiến
hành chưng cất. Muốn quá trình chưng cất có hiệu quả thì hệ thống này phải đảm bảo
kín và nhiệt độ của bếp điện không được quá cao.
Khi rượu đến vạch 50 ml của bình tam giác 100 ml thì kết thúc. Rượu thu được
đem làm lạnh đến 20 0C, rồi đo độ rượu bằng cồn kế và ghi nhận kết quả.
Hình 10. Hệ thống chưng cất rượu
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 30
Phụ lục B. Phân tích thống kê
Bảng B.1. Tổng hợp các thông số so sánh tốc độ lên men của 6 loại bánh men
Lặp
lại
Bánh men
Chỉ tiêu
phân tích
An
Trường
(M1)
Hải Anh
Quang
(M2)
Nàng
Hương
(M3)
Làng Vân-
Hà Bắc
(M4)
Hà Nội
(M5)
Gò Đen
(M6)
Đường
khử(%) 20,11 25 19 14,45 15,6 27,5
Tinh bột
còn lại
(%CBK)
2,79 1,89 3,33 5,02 4,53 0,85 Lần
1
Độ rượu
(% v/v) 10 11 9 8 8 12
Đường
khử(%) 21,2 25,35 19,87 13,54 16,3 25,97
Tinh bột
còn lại
(%CBK)
2,44 1,63 3,2 5,74 4,11 1,11 Lần 2
Độ rượu
(%v/v) 11 12 10 7 9 11
Đường
khử(%) 23,74 24,7 18,88 13,77 14,97 26,67
Tinh bột
còn lại
(%CBK)
2,09 2 3,45 5,87 4,87 1,02 Lần 3
Độ rượu
(%v/v) 11 11 9 7 8 12
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 31
Analysis of Variance for Tinh bot - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nam men 43.3544 5 8.67089 95.24 0.0000
RESIDUAL 1.09247 12 0.0910389
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 44.4469 17
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Multiple Range Tests for Tinh bot by Nam men
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
M6 3 0.993333 X
M2 3 1.84 X
M1 3 2.44 X
M3 3 3.32667 X
M5 3 4.50333 X
M4 3 5.54333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
M1 - M2 *0.6 0.536771
M1 - M3 *-0.886667 0.536771
M1 - M4 *-3.10333 0.536771
M1 - M5 *-2.06333 0.536771
M1 - M6 *1.44667 0.536771
M2 - M3 *-1.48667 0.536771
M2 - M4 *-3.70333 0.536771
M2 - M5 *-2.66333 0.536771
M2 - M6 *0.846667 0.536771
M3 - M4 *-2.21667 0.536771
M3 - M5 *-1.17667 0.536771
M3 - M6 *2.33333 0.536771
M4 - M5 *1.04 0.536771
M4 - M6 *4.55 0.536771
M5 - M6 *3.51 0.536771
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 32
Analysis of Variance for Duong khu - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nam men 386.826 5 77.3652 90.66 0.0000
RESIDUAL 10.2407 12 0.853389
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 397.067 17
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Multiple Range Tests for Duong khu by Nam men
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
M4 3 13.92 X
M5 3 15.6233 X
M3 3 19.25 X
M1 3 21.6833 X
M2 3 25.0167 X
M6 3 26.7133 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
M1 - M2 *-3.33333 1.64342
M1 - M3 *2.43333 1.64342
M1 - M4 *7.76333 1.64342
M1 - M5 *6.06 1.64342
M1 - M6 *-5.03 1.64342
M2 - M3 *5.76667 1.64342
M2 - M4 *11.0967 1.64342
M2 - M5 *9.39333 1.64342
M2 - M6 *-1.69667 1.64342
M3 - M4 *5.33 1.64342
M3 - M5 *3.62667 1.64342
M3 - M6 *-7.46333 1.64342
M4 - M5 *-1.70333 1.64342
M4 - M6 *-12.7933 1.64342
M5 - M6 *-11.09 1.64342
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 33
Analysis of Variance for Do ruou - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nam men 45.1111 5 9.02222 27.07 0.0000
RESIDUAL 4.0 12 0.333333
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 49.1111 17
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Multiple Range Tests for Do ruou by Nam men
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nam men Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
M4 3 7.33333 X
M5 3 8.33333 XX
M3 3 9.33333 X
M1 3 10.6667 X
M2 3 11.3333 X
M6 3 11.6667 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
M1 - M2 -0.666667 1.0271
M1 - M3 *1.33333 1.0271
M1 - M4 *3.33333 1.0271
M1 - M5 *2.33333 1.0271
M1 - M6 -1.0 1.0271
M2 - M3 *2.0 1.0271
M2 - M4 *4.0 1.0271
M2 - M5 *3.0 1.0271
M2 - M6 -0.333333 1.0271
M3 - M4 *2.0 1.0271
M3 - M5 1.0 1.0271
M3 - M6 *-2.33333 1.0271
M4 - M5 -1.0 1.0271
M4 - M6 *-4.33333 1.0271
M5 - M6 *-3.33333 1.0271
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Ngành Công Nghệ Thực Phẩm-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Quỳnh Hoa (2004), Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát,
Trường ĐHCT.
2. Hà Thị Cẩm Tú (2005), Khảo sát ảnh hưởng của chất lượng các loại bánh men
thuốc bắc trên thị trường đến chất lượng rượu nếp than, Trường ĐHCT.
3. Lê Thanh Mai (2006), Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men,
NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
4. Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ vi sinh vật -tập 1, 2, 3, Trường Đại Học Kỹ
Thuật Tp HCM.
5. Nguyễn Thị Hiền (2004), Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên
men truyền thống, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
6. Nguyễn Đình Thưởng (2005), Công nghệ sản xuấtt và kiểm tra cồn etylic, NXB
Khoa Học và Kỹ Thuật.
7.google.com.vn/images?hl=vi&q=Rhizopus&btnG=T%C3%ACm+H%C3%ACnh+%E1%B
A%A3nh
0&hl=vi&start=140&sa=N
8.
ACnh+%E1%BA%A3nh&svnum=10&hl=vi&gbv=2
9.
C3%ACm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh
10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0228.pdf