Đời sống của người lao động tuy đó được cải thiện xong vẫn cũn rất nhiều khú khăn, chính vỡ vậy mà cỏc doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các mức lương, thưởng, phụ cấp để đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến phúc lợi của công nhân, tỡm cỏch để công nhân cảm thấy thoải mái, hoà hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới; tạo môi trường làm việc thoải mải là cách thức tốt nhất để khuyến khích tinh thần lao động nhiệt tỡnh, hăng say. Nước ta chưa phát triển được như các nước phương Tây, lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động cũn thấp chưa đủ để nuôi sống gia đỡnh họ; cỏc doanh nghiệp nờn chọn “ quyền lợi toàn cục” theo mụ hỡnh quản lý Nhật Bản vỡ nú phự hợp với tỡnh hỡnh kinh tế nước ta hơn.
Dự chọn mụ hỡnh nào đi chăng nữa thỡ cũng phải xem xột xem liệu nú cú phự hợp với tỡnh hỡnh đất nước, với khả năng của doanh nghiệp hay khụng và nú sẽ mang lại những lợi ớch gỡ.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh những ưu nhược điểm của mô hỡnh quản lý phương Tây, Nhật Bản và đề xuất mô hỡnh quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vậy chúng ta cần phải làm gì để đưa nền kinh tế đất nước đi lên cùng với xu hướng toàn cầu nền kinh tế thế giới. Để nền kinh tế phát triển đi lên được, trước hết tuỳ thuộc vào đường lối chính sách của Nhà nước, tiếp đến là chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam và sau đó là năng lực trí tuệ bản thân và phải học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Đặc điểm phát triển kinh tế của mỗi nước là những bài học kinh nghiệm cho chúng ta học hỏi, từ đó có thể tránh được những sai lầm mà các nước khác vấp phải đồng thời học hỏi những cái hay để từ đó có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. Qua đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng học hỏi được rất nhiều từ những mô hình quản lý tiêu biểu trên thế giới.
Việc vận dụng các mô hình quản lý tiên tiến phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các nhà quản lý Việt Nam. Làm thế nào để đưa ra một mô hình quản lý phù hợp với tình hình của đất nước, có tính chiến lược đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp không phải là một vấn đề dễ dàng. Để hiểu thêm về các mô hình quản lý tiêu biểu và vận dụng chúng như thế nào vào các doanh nghiệp Việt Nam,nên em đã lựa chọn đề tài: “So sánh những ưu nhược điểm của mô hình quản lý phương Tây, Nhật Bản và đề xuất mô hình quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay” cho bài tiểu luận của mình. Với trình độ và khả năng có hạn nên chắc chắn bài làm của em còn rất nhiều sai xót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.
NỘI DUNG
A.Mô hình quản lý phương Tây và mô hình quản lý Nhật Bản:
I) Mô hình quản lý phương Tây:
Sơ lược về mô hình quản lý phương Tây:
Thứ nhất, làm việc ngắn hạn. Người lao động thường thay đổi nơi làm việc mà họ cho là tốt hơn nơi họ đang làm bởi khác với truyền thống ở phương Đông, thì ở phương Tây người lao động không gắn bó suốt đời với công việc, với một công ty. Về phía nhà quản lý, họ sẵn sàng sa thải nhân viên nếu như anh ta không làm được việc.
Thứ hai, đánh giá và đề bạt nhanh. Nếu như ở Nhật Bản thường đề bạt và trả lương theo thâm niên thì ở phương Tây thường đề bạt theo năng lực mà không mấy quan tâm đến thâm niên của người lao động và chủ yếu trả lương theo cấp bậc, chức vụ.
Thứ ba, nghề nghiệp được chuyên môn hoá( đào tạo và làm một nghề thành thạo, ít thay đổi nghề). Người quản lý phải lựa chọn công nhân một cách khoa học bồi dưỡng nghề nghiệp và cho họ học hành để phát triển đầy đủ nhất khả năng của mình để chuyên sâu vào một công việc.
Thứ tư, quyết định và trách nhiệm cá nhân. Việc đưa ra quyết định kinh doanh được tiến hành theo lối áp đặt “ từ trên xuống” tức là quyết định do cá nhân thủ trưởng. Với cách làm này việc ra quyết định sẽ nhanh hơn nhưng giai đoạn thực hiện chưa hẳn đã nhanh do chưa có sự bàn bạc của tập thể. Người đưa ra quyết định là người phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình không ràng buộc tới những người khác trong cùng một bộ phận chức năng.
Thứ năm, cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên. Kiểm tra những gì đã đạt được trên thực tế so sánh nó với những tiêu chuẩn kiểm tra, trên cơ sở đó nhanh chóng phát hiện những sai lệch, nguyên nhân của sự sai lệch, nhanh chóng đề ra các giải pháp khắc phục để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã định.
Ưu, nhược điểm của mô hình quản lý phương Tây:
Ưu điểm:
Với sự chuyên môn hoá nghề nghiệp, có nghiệp có một đội ngũ cán bộ, kỹ thuật cao giúp cho doanh nghiệp chuyên sâu vào lĩnh lực mà doanh nghiệp có ưu thế. Từ sự chuyên sâu đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Với cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên giúp cho việc kiểm tra chính xác và xát thực hơn. Từ đó kiểm chứng xem mọi việc thực hiện theo kế hoạch đã định và theo những nguyên tắc đã đề ra hay không. Từ việc kiểm tra nay có thể nhanh chóng vạch ra những khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa sự vi phạm.
Mô hình quản lý này còn thúc đẩy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tổ chức. Đây là điều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp bởi lẽ phát huy được tính sáng tạo của con người trong tổ chức sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều phương án giải quyết từ đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất phù hợp với tình hình của mình.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình quản lý này có nhược điểm là chưa có sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức. Mà sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức là nhân tố rất quan trọng, nhằm khai thác, động viên nhiệt tình và trí tuệ của tập thể, tăng thêm sức mạnh cho tổ chức, tạo ra bầu không khí đồng thuận, hứng thú.
Ochi phê phán: người phương Tây có ý thức về giá trị của khoa học công nghệ học và về cách tiếp cận khoa học cuả nó, nhưng từ đó lại không thay đổi quan niệm về con người. Các chính phủ hàng năm cấp hàng trăm triệu đôla cho nghiên cứu khoa học, ủng hộ sự phát triển của những tư tưởng kinh tế phức tạp, nhưng trong thực tế, không bao giờ có kinh phí cấp cho sự hiểu biết về cách quản lý và tổ chức lao động con người và đó chính là điều phải học tập ở Nhật.
II) Mô hình quản lý Nhật Bản:
1. Sơ lược về mô hình quản lý Nhật Bản:
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, bên cạnh các lý thuyết quản lý của phương Tây, ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, xuất hiện các lý thuyết quản lý của riêng mình. Thành công “thần kỳ” về kinh tế của Nhật Bản đã khiến các nhà quản lý phương Tây quan tâm, thậm chí sùng bái mô hình quản lý độc đáo được gọi là phương thức quản lý Nhật Bản, phong cách quản lý Nhật Bản hoặc nghệ thuật quản lý Nhật Bản…. Dưới đây là mô hình quản lý của Nhật Bản:
Mô hình quản lý Nhật Bản:
Thứ nhất, làm việc suốt đời( đến lúc nghỉ hưu) ở một công ty. Chế độ tuyển dụng của các xí nghiệp Nhật Bản lấy tiền đề là tuyển dụng công nhân làm việc suốt đời cho xí nghiệp. Vì thế, dù tiền lương có thấp nhưng vì ý thức gắn bó suốt đời với xí nghiệp nên lòng trung thành đó đã ăn sâu trong từng người công nhân tạo nên khả năng tiến hành kinh doanh cực kỳ ổn định.
Thứ hai, đánh giá và đề bạt chậm( có thể từ 10- 15 năm mới đề bạt). Ở Nhật Bản thường đề bạt và trả lương theo thâm niên. Những người có thâm niên cao thường dễ được đề bạt, được trả lương cao hơn những người có thâm niên ít.
Thứ ba, nghề nghiệp không chuyên môn hoá( có thể chuyển sang việc khác). Nhật Bản đề cao chiến lược con người, do đó luôn luôn phải cải tiến công nghệ hướng về con người và con người cũng luôn được đào tạo lại để phù hợp với công nghệ. Người lao động có thể luân phiên làm việc trong nhiều lĩnh vực.
Thứ tư, quyết định và trách nhiệm tập thể. Ở Nhật Bản chủ yếu là chế độ dưới trên bàn bạc dựa vào những quyết định mang tính tập thể “từ dưới đưa lên”. Phải tạo điều kiện cho công nhân tham gia quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên, đặc biệt là trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, phải khuyến khích công nhân trực tiếp sản xuất đưa ra những đề nghị của họ, rồi sau đó cấp trên mới quyết định. Cách làm này mất nhiều thời gian cho tới khi ra được quyết định nhưng vì trước đó tập thể đã tham gia bàn bạc và quyết định nên đến giai đoạn thực hiện có nhiều thuận lợi và được tiến hành một cách thông suốt . Chính vì ra quyết định tập thể nên mọi người cũng cùng nhau chịu trách nhiệm.
Thứ năm, cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên( qua đánh giá của tập thể). Mọi quyết định đưa ra đều qua sự bàn bạc của tập thể nên việc kiểm tra, đánh giá lại cũng thông qua sự đánh giá của tập thể.
2. Ưu, nhược điểm của mô hình quản lý Nhật Bản:
Ưu điểm:
Tinh thần tập thể là một trong những sức mạnh rất quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Con người là những tế bào của tổ chức, là những nhân tố chủ yếu cấu thành nên tổ chức. Sức mạnh của tổ chức trước hết phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của từng cá nhân; xong sức mạnh đó sẽ tăng lên gấp bội khi được liên kết gắn bó trong tổ chức- đó chính là sức mạnh tập thể.
Mô hình này biết cách khai thác nguồn lực con người, đặc biệt là năng lực sáng tạo và tinh thần tập thể của các cá nhân và của toàn thể doanh nghiệp. Tinh thần tập thể (tinh thần cộng đồng) đã và đang là tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản trên đà phát triển. Ngoài ra lòng trung thành cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng. Mọi người trung thành với mục tiêu phát triển đất nước, phát triển doanh nghiệp, dốc lòng dốc sức học tập và nghiên cứu lao động để đạt được kết quả cao nhất. Lòng trung thành là một phẩm chất tâm lý truyền thống của con người Nhật, nó đã phát huy tác động mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật.
Nhược điểm:
Tuy nhiên không phải tinh thần tập thể lúc nào cũng là tốt, đôi khi nó kìm hãm khả năng sáng tạo trong mỗi cá nhân. Làm việc tập thể, ra quyết định tập thể làm người ta phụ thuộc vào nhau, khi phải tách ra thì họ khó có thực hiện được nhiệm vụ.
Chế độ đề bạt và hưởng lương theo thâm niên không phải lúc nào cũng hợp lý, nó có thể làm kìm hãm khả năng sáng tạo của lớp trẻ trong doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi một nguồn lực không nhỏ mà nhất là khi mô hình quản lý Nhật Bản rất coi trọng nguồn lực con người.
Mô hình nào thì cũng có những ưu nhược điểm của nó, chính vì vậy vấn đề áp dụng như thế nào để có hiệu quả đối với các doanh nghiệp Việt Nam là một điều không đơn giản.
III) So sánh mô hình quản lý phương Tây và Nhật Bản:
Bảng so sánh mô hình quản lý phương Tây và mô hình quản lý Nhật Bản:
Mô hình quản lý phương Tây
Mô hình quản lý Nhật Bản
Làm việc ngắn hạn( thay đổi nơi làm, thất nghiệp).
Đánh giá và đề bạt nhanh.
3. Nghề nghiệp chuyên môn hoá( đào tạo và làm một nghề thành thạo, ít đổi nghề).
4.Cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên( qua định lượng).
5. Quyết định quản lý hoàn toàn do cá nhân thủ trưởng.
6. Trách nhiệm cá nhân.
7. Quyền lợi có giới hạn( chủ yếu là lương, thưởng khi đang làm việc).
Làm việc suốt đời( đến lúc nghỉ hưu) ở một công ty.
Đánh giá và đề bạt chậm( có thể 10- 15 năm mới đề bạt).
Nghề nghiệp không chuyên môn hoá( có thể chuyển sang việc khác).
Cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên( qua đánh giá của tập thể).
Quyết định tập thể.
6. Trách nhiệm tập thể.
7. Quyền lợi toàn cục( ngoài lương và thưởng còn nhiều loại phúc lợi khác và lương hưu do công ty trả).
Phương Tây hướng về công nghệ cao, thực hiện những đổi mới về công nghệ và sản xuất mới. Nhật Bản hướng về công nghệ phù hợp, do đó luôn luôn phải cải tiến; công nghệ hướng về con người và con người luôn được đào tạo lại để phù hợp với công nghệ.
Ở các nước phương Tây, việc ra quyết định kinh doanh được tiến hành theo lối áp đặt “từ trên xuống”; ở Nhật Bản chủ yếu là chế độ dưới trên bàn bạc dựa vào những quyết định mang tính tập thể “từ dưới đưa lên”.
Với Nhật Bản, ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy; chứ không phải dựa trên ngôi thứ và sự giám sát, thưởng phạt với các giá trị của chủ nghĩa cá nhân phương Tây.
B. Vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam:
I. Những đặc điểm của Việt Nam:
Tài nguyên thiên nhiên ít ỏi về chủng loại, hạn chế về trữ lượng không đủ để xây dựng cơ cấu công nghiệp đồng bộ, thậm chí không đủ để phát triển một ngành công nghiệp đóng vai trò chủ lực trong tích luỹ cho công nghiệp quốc gia.
Việt Nam trải qua thời kỳ dài trong quá khứ là nước thuộc địa phụ thuộc, trình độ phát triển thấp, nghèo nàn lạc hậu là phổ biến, bị chiến tranh khốc liệt tàn phá nặng nề.
Nền kinh tế Việt Nam mang tính chất nông nghiệp là chủ yếu, lại ở trình độ thô sơ về phương tiện sản xuất, dân số đông, diện tích đất canh tác trên đầu người quá nhỏ, điều kiện thời tiết không thuận hoà, quy mô đất không đủ để tổ chức sản xuất lớn đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, các ngành công nghiệp địa phương chỉ thoả mãn nhu cầu nội địa nên không có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều đó đã tác động xấu đến tích luỹ và tái sản xuất mở rông, cán cân thanh toán không được cải thiện kìm hãm sự phát triển và mở rộng kỹ thuật dẫn đến kìm hãm sức sản xuất.
Tiềm năng chủ yếu của Việt Nam là nguồn lao động dồi dào và giá rẻ nhưng lại chưa được đào tạo một cách khoa học chính vì vậy mà nó chưa thực sự là một thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn của tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực. Không chỉ có vậy, cả ở thị trường trong nước các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó là về các nguồn lực (vật chất và con người) trong đó nguồn lực về con người vẫn còn rất hạn chế. Chúng ta rất thiếu những nhà quản lý giỏi để điều hành các doanh nghiệp một cách linh hoạt và có hiệu quả trong môi trường kinh tế luôn biến đổi từng ngày.
Vì vậy, chúng ta cần phải đề ra được mô hình quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước, mà trong đó các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò chủ chốt. Sau đây là một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
II.Đề xuất mô hình quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay:
Mỗi mô hình quản lý đều có những ưu nhược điểm của nó, nếu biết kết hợp hài hoà các vấn đề sẽ mang lại một mô hình quản lý tối ưu. Đối với tình hình hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta không nên chọn một mô hình quản lý cụ thể nào mà nên vận dụng kết hợp cả hai mô hình với từng trường hợp cụ thể.
Giống như Nhật Bản, người lao động Việt Nam cũng có truyền thống làm việc suốt đời( đến lúc nghỉ hưu). Xí nghiệp phải thuê dùng công nhân lâu dài để họ yên tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm, cùng xí nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn, gắn bó vận mệnh của họ vào vận mệnh của xí nghiệp. Tuy nhiên điều này đôi khi làm cho các nhân viên ngại thay đổi, chuyển công tác. Chính vì vậy mà làm việc lâu dài ở một công ty, một xí nghiệp không phải lúc nào cũng tốt bởi xã hội ngày càng phát triển thì con người cần phải năng động hơn, dám mạo hiểm hơn, để thích nghi hơn với mọi hoàn cảnh. Đôi khi làm việc ở nhiều công ty sẽ giúp cho người lao động có kinh nghiệm hơn cho nghề nghiệp của mình, từ đó có thể phát huy tối đa khả năng của họ.
Tinh thần tập thể là xu hướng chung của doanh nghiệp nước ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên trong thời đại này các doanh nghiệp nên khuyến khích việc ra quyết định, chịu trách nhiệm cá nhân. Bởi lẽ, công việc được xử lý theo quyết định cá nhân sẽ nhanh chóng hơn là việc đem ra bàn bạc với tập thể. Việc của bộ phận nào, nên để thủ trưởng của bộ phận ấy sẽ ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định đó như vậy trách nhiệm đã được xác định rõ ràng không thể liên quan hay lôi kéo đến người khác. Và trách nhiệm đã được xác định rõ ràng như vậy thì người nào phải chịu trách nhiệm sẽ nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, do đó kết quả công việc sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao và được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động của doanh nghiệp, vì thế việc chuyên môn hoá nghề nghiệp là rất cần thiết. Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân chuyên sâu về mỗi một bộ phận trong dây chuyền sản xuất cũng như trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Khi phân công công việc chuyên sâu sẽ giúp cho xử lý mọi thành thạo hơn, nhanh chóng hơn bởi các cán bộ đã được đào tạo chỉ để xử lý công việc đó. Sự chuyên môn hoá nghề nghiệp, một mặt có khả năng nâng cao chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của tổ chức, song mật khác nó lại coi nhẹ sự khác biệt của năng lực cá nhân và khả năng phát triển của cá nhân. Trong một lĩnh vực chuyên môn nhỏ hẹp, nó chỉ đòi hỏi một năng lực cá nhân có hạn. Vì vậy, nó sẽ hạn chế khả năng tự thực hiện và sự phát triển lâu dài của cá nhân, làm cho năng lực tiềm tàng của cá nhân không được phát huy đầy đủ. Trong thời đại công nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, có hiệu quả là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được, tuy nhiên để đạt được điều đó quả thật không dễ chút nào, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý một cách khoa học các nguồn lực của mình.
Đời sống của người lao động tuy đã được cải thiện xong vẫn còn rất nhiều khó khăn, chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các mức lương, thưởng, phụ cấp …để đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến phúc lợi của công nhân, tìm cách để công nhân cảm thấy thoải mái, hoà hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới; tạo môi trường làm việc thoải mải là cách thức tốt nhất để khuyến khích tinh thần lao động nhiệt tình, hăng say. Nước ta chưa phát triển được như các nước phương Tây, lương, thưởng, phúc lợi… cho người lao động còn thấp chưa đủ để nuôi sống gia đình họ; các doanh nghiệp nên chọn “ quyền lợi toàn cục” theo mô hình quản lý Nhật Bản vì nó phù hợp với tình hình kinh tế nước ta hơn.
Dù chọn mô hình nào đi chăng nữa thì cũng phải xem xét xem liệu nó có phù hợp với tình hình đất nước, với khả năng của doanh nghiệp hay không và nó sẽ mang lại những lợi ích gì.
Mô hình quản lý phương Tây và Nhật Bản là hai mô hình quản lý tiêu biểu mà nhiều nước, quốc gia trên thế giới nên nghiên cứu và học hỏi để vận dụng cho các doanh nghiệp của nước mình và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy biết học hỏi là rất quan trọng nhưng học hỏi như thế nào để có hiệu quả nhất còn tuỳ thuộc vào năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý Việt Nam. Điều quan trọng là cho dù học hỏi hay vận dụng theo các mô hình đó chúng ta cũng không đánh mất bản sắc của dân tộc Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một trong số ít các xã hội chủ nghĩa trên thế giới, cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự sụp đổ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Từ đất nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển đang chuyển mình từng ngày để phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam góp phần rất quan trọng trong sự tiến bộ, đi lên của nền kinh tế . Có được thành quả như hôm nay, có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nước nhà, đó là cả một quá trình nghiên cứu, học hỏi không ngừng bao gồm cả học hỏi những mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới( mô hình quản lý phương Tây, Nhật Bản…) để vận dụng doanh nghiệp mình một cách có hiệu quả nhất. Đất nước ta vẫn còn đang có rất nhiều khó khăn nhưng tin chắc rằng với sự sáng tạo và ham học hỏi các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày một tiến xa hơn nữa, phát triển hơn nữa, khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………1
NỘI DUNG………………………………………………………………2
A.Mô hình quản lý phương Tây và Nhật Bản………………….……….2
I.Mô hình quản lý phương Tây………………………………………..2
1.Sơ lược về mô hình quản lý phương Tây………………………..2
2.Ưu, nhược điểm của mô hình quản lý phương Tây……………..3
II.Mô hình quản lý Nhật Bản………………………………………….4
1.Sơ lược về mô hình quản lý Nhật Bản……………….………….4
2.Ưu, nhược điểm của mô hình quản lý Nhật Bản………………..5
III.So sánh mô hình quản lý phương Tây, Nhật Bản………………….6
B.Vận dụng vào Việt Nam:
I.Những đặc điểm của Việt Nam…………………………….……….7
II.Đề xuất mô hình quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay………….8
KẾT LUẬN…………………………………………………….……….10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Khoa học Quản lý( Đại học QLKD HN).
Hệ thống quản trị kinh doanh Nhật Bản.
Nghệ thuật quản lý kiểu Nhật Bản( NXB Sự Thật)
Tinh hoa quản lý(NXB Lao Động- Xã Hội)
Các học thuyết quản lý( NXB Chính Trị Quốc Gia).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0833.doc