Đề tài Sự ảnh hưởng của tư tưởng giới hạn đến sự phát triển của kinh tế học hiện đại

Thứ nhất, là khái quát và phát triển tư tưởng của J. Keynes bắt nguồn từ cuốn “Lý thuyết chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm”, sau được Hansen phát triển thành lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” và coi đó là tiêu đề để phân tích lý luận. Lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” cho rằng CNTB đã phát triển đến giai đoạn mới, đó là kinh tế hỗn hợp. “Kinh tế hỗn hợp”, theo P. Samuelson chỉ là sự kết hợp giữa nhà nước và xí nghiệp tư nhân, sự kết hợp giữa độc quyền và cạnh tranh, chỉ có “Kinh tế hỗn hợp” mới loại trừ được khủng hoảng kinh tế và đảm bảo cho nền kinh tế có đủ công ăn việc làm. Thứ hai, P. Samuelson một lần nữa sử dụng định luật này của Say mà Keynes đã vứt bỏ hoàn toàn, khi cho rằng chính phủ có thể vận dụng các biện pháp như chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để tạo ra một sức mua mà xã hội đòi hỏi khi có đủ công ăn việc làm, tức là chính phủ có thể tạo

doc23 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự ảnh hưởng của tư tưởng giới hạn đến sự phát triển của kinh tế học hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ. Nó được xem là một lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người trong việc tạo ra giá trị đồng thời với sự tác động của con người vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội. Định nghĩa được xem là bao quát nhất cho kinh tế học hiện đại do Lionel Robbins đưa ra là: “Khoa học nghiên cứu hành vi con người cũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực khan hiếm, trong đó có giải pháp chọn lựa cách sử dụng”. Theo ông, sự khan hiếm nguồn lực có nghĩa là tài nguyên không đủ để thỏa mãn tất cả mọi ước muốn và nhu cầu của mọi người. Không có sự khan hiếm và các cách sử dụng nguồn lực thay thế nhau thì sẽ không có vấn đề kinh tế nào cả. Do đó, kinh tế học, giờ đây trở thành khoa học của sự lựa chọn bị ảnh hưởng như thế nào bởi các động lực khuyến khích và các nguồn lực. Một trong các ứng dụng của kinh tế học là giải thích làm thế nào mà nền kinh tế, hay hệ thống kinh tế hoạt động và có những mối quan hệ nào giữa những người chơi (tác nhân) kinh tế trong một xã hội rộng lớn hơn. Những phương pháp phân tích vốn ban đầu là của kinh tế học, giờ đây, cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác liên quan đến sự lựa chọn của con người trong các tình huống xã hội như tội phạm, giáo dục, gia đình, khoa học sức khoẻ, luật, chính trị, tôn giáo, thể chế xã hội hay chiến tranh. Để giải quyết được điều đó, kinh tế học hiện đại đã vận dụng rất nhiều lý luận của các trường phái kinh tế khác nhau. Một trong những vấn đề được quan tâm và có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế hiện đại đó là các tư tưởng về giới hạn. Với ý nghĩa đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự ảnh hưởng của tư tưởng giới hạn đến sự phát triển của kinh tế học hiện đại” để làm bài tiểu luận của mình. CHƯƠNG I Sự ra đời của trường phái tân cổ điển I. Hoàn cảnh ra đời Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX những mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tế của Chủ nghĩa tư bản ngày càng trầm trọng: khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, bần cùng hóa giai cấp vô sản, làm cho lý thuyết của trường phái cổ điển Anh kém hiệu lực. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn độc quyền với sự hình thành các tổ chức độc quyền. Đây là hiện tượng kinh tế mới cần có lý luận để lý giải. Một sự kiện lịch sử trọng đại tác động đến các tư tưởng kinh tế trong thời kỳ này, là sự xuất hiện chủ nghĩa Marx. Với bản chất cách mạng và khoa học học thuyết kinh tế của K. Marx đã chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người. Vì vậy nó trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của các nhà kinh tế học tư sản. Trước bối cảnh đó, các học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, đòi hỏi phải có những học thuyết kinh tế mới thay thế. Nhiều trường phái kinh tế chính trị học tư sản xuất hiện để phân tích nền kinh tế thị trường, trong đó, trường phái Tân cổ điển đóng vai trò quan trọng II. Đặc điểm phương pháp luận Trường phái Tân cổ điển sử dụng phương pháp duy tâm chủ quan để nghiên cứu, giải thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế trong CNTB. Đối lập với trường phái tư sản cổ điển và K. Marx, trường phái này ủng hộ thuyết giá trị chủ quan. Theo thuyết này, cùng một loại hàng hóa với người cần nó hay ích lợi nhiều thì giá trị của hàng hóa sẽ lớn và ngược lại, với người không cần nó hay ích lợi ít thì giá trị hàng hóa sẽ thấp. Các nhà kinh tế học của trường phái tân cổ điển chuyền sự chú ý phân tích kinh tế sang lĩnh vực lưu thông, trao đổi, họ coi nhu cầu của con người đóng vai trò quyết định. Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế riêng biệt, kiểu kinh tế Robinxơn. Họ chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp, rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội. Vì vậy, phương pháp phân tích của họ là phương pháp phân tích vi mô. Trường phái này tin tưởng vào cơ chế tự điều chỉnh của thị trường, cho rằng nền kinh tế là một hệ thống tự điều chỉnh theo các quy luật vốn có. Trường phái Tân cổ điển kế thừa và phát triển lý thuyết bàn tay vô hình của A. Smith A. Smith 1723-1790 đại biểu của trường phái Cổ điển , đề cao tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Các nhà kinh tế học của trường phái này muốn biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế thuần túy, không có mối liên hệ với các điều kiện chính trị, xã hội, họ đưa ra khái niệm kinh tế học để thay thế cho phạm trù kinh tế chính trị học, được A. Mongtchrestien A. Mongtchrestien 1575-1621 Đại biểu trường phái Trong thương đưa ra từ năm 1615. Trường phái Tân cổ điển tích cực sử dụng công cụ toán học để phân tích kinh tế. Kết hợp nhưng phạm trù kinh tế với toán học để đưa ra các khái niệm mới như: sản phẩm giới hạn, ích lợi giới hạn, giá trị giới hạn, năng suất giới hạn. Vì vậy, trường phái Tân cổ điển còn được gọi là trường phái giới hạn. Trường phái Tân cổ điển phát triển ở nhiều nước như trường phái giới hạn thành Vien (Áo), trường phái giới hạn ở Mỹ, trường phái thành Lausanne (Thụy sỹ), trường phái Cambridge (Anh) nó giữ vai trò thống trị vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. CHƯƠNG II Những lý thuyết chủ yếu Tiền bối la Herman Gossen (ngưòi đức), ông đã đưa ra tư tưởng “ích lợi giới hạn” và định luật nhu cầu trong tác phẩm “sự mở rộng các định luật giao tiếp của con người”. Sau đó ngưòi Mengen, Bawerk, Wiser tăng tiếp. Theo họ lợi ích là đặc tính cụ thể của vật, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con ngưòi có ích lợi khách quan và ích lợi chủ quan, ích lợi cụ thể và ích lợi trìu tưọng. Theo ông Herman Gossen: thế giới của chúng ta được đặt dưới quyền lực của thiên nhiên. Những định luật chi phối xã hội là những định luật tốt đẹp. Chúng hướng hành động của con người một cách thích ứng với chúng. Khi thực hiện lợi ích cho chính mình con người đã tích cực góp phần vào lợi ích chung xã hội. Muốn thực hiện lợi ích tất yếu phải thỏa mãn nhu cầu. Đến lượt đó, nhu cầu con người chịu sự chi phối của một số định luật. Định luật 1: bất cứ một nhu cầu nào cũng có thể được thỏa mãn, nếu sử dụng một sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó. Cường độ nhu cầu không còn nữa nếu con người được thỏa mãn sản phẩm đến tột độ, vì vậy, một khi nhu cầu đã được đáp ứng rồi mà vẫn phải tiếp tục tiêu dùng sản phẩm đó, thì con người sẽ không còn thấy hứng thú nữa, trái lại họ lại thấy khổ sở. Định luật 2: Ông còn cho rằng: con người ta tự nhận thức được nhu cầu của mình và biết rõ phương tiện mà mình có thể thỏa mãn các nhu cầu đó. Vì vậy, nếu biết suy luận, biết tính toán, cá nhân sẽ sắp xếp nhu cầu theo một thứ tự nào đó căn cứ vào cường độ của nó, hay ý muốn của cá nhân. Nếu thu nhập thấp thì tiêu dùng sẽ được thu hẹp vào những nhu cầu sơ đẳng và thiết yếu nhất, nếu thu nhập cao thì người ta sẽ tiêu dùng xa xỉ phẩm nhiều hơn. I. Lý thuyết giới hạn của trường phái Áo 1 Lý thuyết ích lợi giới hạn Theo đà tăng lên của nhu cầu , ích lợi có xu hướng giảm dần. Gossen cho rằng cùng với sự tăng lên của vật, để thoả mãn nhu cầu, "mức độ bão hoà tăng lên còn mức độ cấp thiết giảm xuống" do vậy vật sau để thoả mãn nhu cầu sẽ có ích lợi nhỏ hơn vật trước đó. Với một số lượng vật phẩm nhất định thì vật phẩm cuối cùng là "vật phẩm giới hạn" ích lợi của nó gọi là "ích lợi giới hạn" Nó quy định lợi ích chung của tất cả các vật khác. Nếu với khối lượng vật phẩm có hạn thì vật phẩm càng về sau có lợi ích càng nhỏ so với vật phẩm trước đó, vật phẩm cuối cùng là vật phẩm giới hạn, ích lợi của nó là ích lợi giới hạn và quyết định ích lợi của các vật phẩm khác. Ví dụ một người một ngày dùng 4 thùng nước và thứ tự tiêu dùng các thùng nước như sau: Thùng thứ nhất dùng để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu nhất là nấu ăn nên lợi ích cao nhất là 5 Thùng thứ hai dùng để uống, nhu cầu ít thiêt yếu hơn nên lợi ích là 4 Thùng thứ ba dùng để tắm và lợi ích là 3, Thùng thứ tư dùng để tưới hoa, nhu cầu ít thiết yếu nhất nên lợi ích ít nhất là 2. Thùng nước thứ 4 gọi là sản phẩm giới hạn, ích lợi của nó là 2 gọi là ích lợi giới hạn và quyết định ích lợi của các thùng nước còn lại là 2. 1 2 3 4 0 2 3 4 5 Lợi ích Thùng Đường lợi ích giới hạn 2 Lý thuyết giá trị giới hạn Karl Menger cho rằng: ích lợi quyết định giá trị, ích lợi giới hạn quyết định giá trị giới hạn và quyết định giá trị các vật phẩm khác. Họ cho rằng, muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm, như vậy, thực chất lý thuyết giá trị giới hạn của trường phái Áo là giá trị sử dụng quyết định giá trị của hàng hóa Lý thuyết này đối lập với lý thuyết giá trị của trường phái cổ điển Anh và Karl Marx Karl Marx, 1818-1883 nhà tư tưởng sáng lập ra chủ nghĩa Marx . Trường phái cổ điển Anh cho rằng: tính hữu ích hay giá trị sử dụng rất cần thiết, vì vật không có giá trị sử dụng thì cũng không có giá trị trao đổi, nhưng tính hữu ích không liên quan gì đến giá trị của hàng hóa, mà giá trị hàng hóa do hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, đó là hao phí lao động chung nhất chứ không phải là hao phí lao động cá biệt, quyết định giá trị hàng hóa. Trường phái này ủng hộ lý thuyết giá trị của J.B.Say (Say cho rằng: sản xuất tạo ra tính hữu dụng, tính hữu dụng chuyển giá trị cho các vật, tính hữu dụng càng cao thì giá trị càng lớn, của cải càng nhiều thì giá trị càng nhiều) Tuy nhiên sự khác nhau căn bản giữa J.B.Say và trường phái giới hạn Áo. Với J.B.Say thì giá trị do ích lợi khách quan quyết định, ngược lại trường phái giới hạn Áo giá trị do ích lợi chủ quan quyết định. II. Lý thuyết giới hạn ở Mỹ Jonh Baptite Clark (1847-1938), là đại biểu cho trường phái giới hạn ở Mỹ. Ông là giáo sư đại học tổng hợp Colombia, ông là người đã chia kinh tế chính trị thành kinh tế tổng hợp, kinh tế tĩnh và kinh tế động. Tư tưởng giới hạn được thể hiện thông qua lý thuyết “năng suất giới hạn”. Lý thuyết năng suất lao động chủ nghĩa giảm sút do vậy, người công nhân được thuê sau cùng là "người công nhân giới hạn" sản phẩm của họ là "sản phẩm giới hạn" năng suất của họ là "năng suất giới hạn" nó quy định năng suất của tất cả các công nhân khác. Lý thuyết năng suất giới hạn dựa trên cơ sở lý thuyết 3 nhân tố sản xuất của J.B.Say (Say cho rằng: trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa có 3 nhân tố cùng tham gia và đều có công phục vụ như nhau đó là: lao động, tư bản và đất đai, mỗi nhân tố này có ích lợi riêng và tạo ra các bộ phận giá trị tương ứng. Ích lợi của lao động tạo ra tiền lương, ích lợi của tư bản tạo ra lợi nhuận, ích lợi của đất đai tạo ra địa tô. Do đó, mỗi nhân tố đều được trả công ứng với công phục vụ đó), lý thuyết năng xuất bất tương xứng của D. Ricardo David Ricardo, 1772-1823 đại biểu trường phái Cổ điển Anh (Ricardo cho rằng: với sự tăng thêm của một nhân tố sản xuất nào đó trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì năng suất của nhân tố tăng thêm sẽ giảm xuống. Ví dụ, với quy mô tư bản không đổi nếu tăng số lượng công nhân thì người công nhân bổ sung về sau có năng suất sẽ giảm hơn người công nhân trước đó) và lý thuyết ích lợi giới hạn của trường phái Áo. Jonh Clark cho rằng: Lợi ích của lao động thể hiện ở năng suất của người lao động, do vậy người công nhân được thuê sau cùng là người công nhân giới hạn, sản phẩm của họ là sản phẩm giới hạn, năng suất của họ là năng suất giới hạn và năng suất đó quyết định năng suất của tất cả các công nhân khác. Trên cơ sở lý thuyết năng suất giới hạn ông dưa ra lý thuyết về phân phối. Ông sử dụng lý thuyết năng lực chịu trách nhiệm của các yếu tố sản xuất. Ông cho rằng: Thu nhập là năng lực chịu trách nhiệm của các yếu tố sản xuất. Công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản, địa chủ có đất đai, họ đều nhận tiền lương, lợi tức, địa tô theo sản phẩm giới hạn của lao động. Tiền lượng bằng sản phẩm giới hạn của người công nhân, lợi tức bằng sản phẩm giới hạn của tư bản, địa tô bằng sản phẩm giới hạn của đất đai. Phần còn lại là thặng dư của người sử dụng các yếu tố của người sản xuất hay lợi nhuận của nhà kinh doanh. Với sự phân phối như vậy Jonh Clark cho rằng không còn sự bóc lột. III. Lý thuyết giới hạn ở Anh Tư tưởng giới hạn được thể hiện thông qua lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng của A. Marshall (1842-1924), người sáng lập trường phái Cambridge (Anh). Ông là giáo sư đại học tổng hợp Cambridge. Lý thuyết của ông là sự tổng hợp các lý thuyết đã có đầu thế kỷ XIX như lý thuyết chi phí sản xuất, cung cầu, năng suất bất tương xứng với lý thuyết mới của thế kỷ XIX như lợi ích giới hạn, năng suất giới hạn. Theo ông, trong thực tế không có phạm trù giá trị mà chỉ có phạm trù giá cả. Giá cả là hình thức quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau, giá cả được hình thành trên thị trường (thị trường là tổng thể của những người có quan hệ kinh doanh, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, giữa người mua và người bán) Giá cả được hình thành bởi sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Đối với người bán gọi là giá cung, giá cung được quyết định bởi chi phí sản xuất (chi phí lao động và tư bản). Đối với người mua gọi là giá cầu, giá cầu được quyết định bởi ích lợi giới hạn. Cung cầu tác động với nhau hình thành giá cả cân bằng hay giá cả thị trường. Phân tích mối quan hệ giá cả, chi phí và lợi ích, A. Marshall viết:: “Cũng sẽ là hợp lý khi tranh luận rằng lưỡi kéo trên hay lưỡi kéo dưới cắt đứt mảnh giấy trằng, tương tự như hỏi rằng giá trị được quyết định bởi ích lợi hay chi phí sản xuất” Theo ông cả cung và cầu mới xác định giá trị hàng hóa. Như vậy, lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng của A. Marshall là sự kết hợp các lý thuyết giá trị trương lịch sử. Nếu trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển và K. Marx ủng hộ lý thuyết giá trị lao động, giá trị - chi phí, có nghĩa là đánh giá giá trị từ phía người sản xuất; còn J.B.Say và các nhà kinh tế học trường phái Áo ủng hộ lý thuyết giá trị ích lợi giới hạn, hay đánh giá giá trị từ phía người mua, người tiêu dùng; thì A. Marshall đã kết hợp cả hai xu hướng tư tưởng để xem xét giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa theo ông được quyết định bởi cả yếu tố chi phí và lợi ích, cả sản xuất và tiêu dùng, cả người mua và người bán. IV. Lý thuyết giới hạn trường phái thành Lausanne ở Thụy sỹ Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trường phái Tân cổ điển xuất hiện ở Thụy sĩ, các đại biểu xuất sắc cho trường phái này là Leon Walras (1834-1910) và Wilfredo Damaco Pareto (1848-1923). Tư tưởng giới hạn thể hiện trong lý thuyết giá trị của L. Walras Lý thuyết giá trị của Leon Walras trên cơ sở lý thuyết giá trị giới hạn của trường phái thành Viên và lý thuyết khan hiếm của Auguste Walras Theo Auguste Walras khan hiếm là một quan niệm khách quan, theo đó giá trị phát sinh từ tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu. Một vật có giá trị khi cầu lớn hơn cung, nếu cung lớn hơn cầu thì vật đó trở nên dư thừa và mất giá trị. Kết hợp các quan điểm này Leon Walras cho rằng: “Giá trị là tất cả những vật hữu hình hay vô hình đang ở trong tình trạng khan hiếm. Các vật đó có ích đối với ta và số lượng của vật giới hạn” Mức độ ích lợi của vật đối với cá nhân phụ thuộc vào tương quan giữa vật và khả năng của vật trong sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Ông lập luận rằng, có một sự trùng hợp giữa ý niệm khan hiếm và cường độ của nhu cầu cuối cùng được thỏa mãn. Như vậy, thực chất Leon Walras ủng hộ lý thuyết giá trị của JB.Say, giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hóa. CHƯƠNG III Ảnh hưởng của tư tưởng giới hạn đối với sự phát triển của kinh tế học hiện đại I. Tư tưởng giới hạn trong lý thuyết của Trường phái J.M. Keynes Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 chứng tỏ rằng học thuyết tự điều tiết kinh tế của trường phái Cổ điểm và Tân cổ điển thiếu tính xác đáng. Lý thuyết về “bàn tay vô hình” của Adam Smith, học thuyết “cân bằng tổng quát” của Leon Walras tỏ ra kém hiệu lực, nó không đảm bảo nền kinh tế phát triển lành mạnh. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự can thiệp ngày càng tăng của nhà nước vào kinh tế. Học thuyết kinh tế của Keynes ra đời, nhấn mạnh vai trò của nhà nước. Keynes vận dụng quan điểm giới hạn làm xuất phát điểm nghiên cứu trong học thuyết của mình, tư tưởng giới hạn thể hiện trong lý thuyết “Khuynh hướng tiêu dùng”, “hiệu quả giới hạn của tư bản”. Trong lý thuyết của J.M Kenyes, khuynh hướng tiêu dùng là tương quan hàm số giữa thu nhập với số chi tiêu cho tiêu dủnguts ra từ thu nhập đó. Nếu ký hiệu R là thu nhập, C là chi tiêu cho tiêu dùng thì khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là C/R. Ông cho rằng, trong nền kinh tế nếu việc làm tăng thì thu nhập tăng, thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, nhưng mức tăng tiêu dùng luôn nhỏ hơn mức tăng thu nhập, vì trong xã hội tiết kiệm có khuynh hướng tăng lên (đây là quy luật tâm lý cơ bản hay quy luật số đông) chính điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối và ông gọi là tiêu dùng giới hạn Ông cho rằng, nhà kinh doanh vay tư bản để kinh doanh, tư bản đó sinh ra lợi nhuận và gọi là hiệu quả đầu tư tư bản. Trong xã hội khi đầu tư tăng lên thì hiệu quả đầu tư tư bản giảm xuống và hiệu quả đầu tư tư bản tiến đến không nếu đầu tư tăng lên mãi. Ông gọi đó là giới hạn hiệu quả đầu tư tư bản. Xuất phát điểm tư tưởng giới hạn giúp J.M Kenyes tìm ra nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản, là do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn dẫn đến sụt giảm tổng cầu hiệu quả. Và đồng thời giải quyết vấn đề khủng hoảng, thất nghiệp bằng biện pháp tăng tổng cầu, thông qua kích cầu đầu tư tư nhân. Có thể tóm tắt như sau: Cùng với việc làm tăng thì thu nhập tăng và tiêu dùng tăng nhưng do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn làm sụt giảm tổng cầu từ đó sinh ra khủng hoảng và thất nghiệp. Muốn chống khủng hoảng thất nghiệp thì phải tăng tổng cầu, muốn vậy, chỉ có tăng cầu đầu tư. Nhưng đầu tư phụ thuộc vào ý muốn của các nhà kinh doanh: các nhà kinh doanh chỉ muốn tăng đầu tư khi lãi suất giảm và hiệu quả đầu tư tư bản tăng lên. Trên thực tế, lãi suất lại mang tính ổn định và có khuynh hướng giới hạn hiệu quả đầu tư tư bản. Vì vậy, các nhà kinh doanh không muốn tăng đầu tư, do đó, thị trường không thể giải quyết được khủng hoảng thất nghiệp. Vấn đề cơ bản Nhà nước phải có những chương trình đầu tư quy mô lớn để thu hút tư bản và lao động thất nghiệp, làm cho họ có việc làm, tăng thu nhập, họ sẽ tham gia vào mua sắm trên thị trường làm cho cầu hàng hóa tăng, dẫn đến giá cả hàng hóa tăng, dẫn đến hiệu quả đầu tư tư bản tăng, do đó, sẽ kích thích đầu tư tư nhân. Theo ông, nếu tăng đầu tư ở một ngành nào đó sẽ kéo theo tăng sản xuất ở những ngành khác, tăng sản xuất dẫn đến tăng việc làm, tăng việc làm dẫn đến tăng thu nhập, dẫn đến tăng đầu tư mới cứ như vậy làm cho nền kinh tế tăng lên mức phóng đại, khủng hoảng và thất nghiệp được giải quyết. Rõ ràng, tư tưởng giới hạn là cơ sở xuất phát cho việc giải quyết vấn đề kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Cơ sở khoa học cho vai trò nhà nước trong điều hành kinh tế, nhà nước có thể tác động vào các biến số kinh tế nhằm đạt được mục tiêu. Đây cũng là nền tảng của kinh tế học vĩ mô hiện đại. II. Tư tưởng giới hạn trong lý thuyết của Trường phái chính hiện đại Đại biểu cho trường phái này là Paul.A.Samuelson. Đặc điểm phương pháp luận nổi bậc là vận dụng một cách tổng hợp phương pháp và nội dung lý thuyết của các trường phái trong lịch sử để phân tích những vấn đề của nền kinh tế hàng hóa đang phát triển. Trường phái này chịu ảnh hưởng của tư tưởng giới hạn. Tư tưởng giới hạn thể hiện trong lý thuyết “khả năng sản xuất và sự lựa chọn” và lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Samuelson đặt vấn đề bất cứ mọi nền kinh tế nào cũng đều giải quyết 3 vấn đề cơ bản sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào; bằng công nghệ và tài nguyên nào; hàng hóa được sản xuất ra cho ai? Với kiến thức về kỹ thuật cùng với sự hạn chế về lao động, đất đai và tư bản sẽ quyết định xã hội phải lựa chọn sản xuất những hàng hóa tương đối khan hiếm. Khi đã sử dụng hết tài nguyên, xã hội lựa chọn sản xuất mặt hàng này thì phải bỏ qua việc sản xuất mặt hàng khác hoặc phải lựa chọn những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Cuốn sách có tựa đề “Kinh tế học” (Economics) xuất bản năm 1948, có ảnh hưởng rất lớn trên phạm vi toàn thế giới, được coi là sách giáo khoa kinh tế học tốt nhất ở Âu, Mỹ, người chưa bao giờ học kinh tế vẫn có thể tiếp cận tìm hiểu nó một cách dễ dàng và người đang làm luận án tiến sĩ kinh tế cũng rất cần đến nó. “Kinh tế học” là cuốn sách nhập môn có nội dung rất sâu sắc, nhưng lời lẽ lại giản dị dễ hiểu. Vì vậy, nó đã làm cho môn học kinh tế vốn rất nặng nề khô cứng, trở nên nhẹ nhàng, thậm chí tràn đầy hứng thú đối với người học. “Kinh tế học” sau này có sự cộng tác của Giáo sư Đại học Yale – William D. Nordhaus, do đó W. D. Nordhaus trở thành đồng tác giả của cuốn Kinh tế học. Cứ 3 năm, cuốn sách này được hiệu đính và tái bản một lần. Năm 1995, Kinh tế học đã được xuất bản lần thứ 15, ở lần xuất bản này trở đi, cuốn sách lại có sự cộng tác của một phóng viên kinh tế có học vị tiến sĩ và có hơn 30 năm chuyên viết các chuyên mục kinh tế. Vì vậy, Kinh tế học thường được cập nhật về nội dung. P. Samuelson gọi lý luận kinh tế của ông là “Lý luận hiện đại về vai trò quyết định của thu nhập”. Đặc trưng cơ bản của lý luận này là nó có sự kế thừa lý luận của J. Keynes (1883 – 1946), đối tượng nghiên cứu vẫn là vấn đề quyết định của mức sản xuất quốc dân. Tuy nhiên, ông lại có sự sửa đổi và bổ sung rất nhiều so với lý luận của J. Keynes: Thứ nhất, là khái quát và phát triển tư tưởng của J. Keynes bắt nguồn từ cuốn “Lý thuyết chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm”, sau được Hansen phát triển thành lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” và coi đó là tiêu đề để phân tích lý luận. Lý thuyết “Kinh tế hỗn hợp” cho rằng CNTB đã phát triển đến giai đoạn mới, đó là kinh tế hỗn hợp. “Kinh tế hỗn hợp”, theo P. Samuelson chỉ là sự kết hợp giữa nhà nước và xí nghiệp tư nhân, sự kết hợp giữa độc quyền và cạnh tranh, chỉ có “Kinh tế hỗn hợp” mới loại trừ được khủng hoảng kinh tế và đảm bảo cho nền kinh tế có đủ công ăn việc làm. Thứ hai, P. Samuelson một lần nữa sử dụng định luật này của Say mà Keynes đã vứt bỏ hoàn toàn, khi cho rằng chính phủ có thể vận dụng các biện pháp như chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để tạo ra một sức mua mà xã hội đòi hỏi khi có đủ công ăn việc làm, tức là chính phủ có thể tạo ra sức cầu tiêu dùng cao trong khi thu nhập của dân chúng tăng lên. Thứ ba, “Kinh tế hỗn hợp” của P. Samuelson đã sửa đổi cái gọi là qui luật tâm lý cơ bản giữ địa vị then chốt trong lý luận của J. Keynes. Qui luật tâm lý ấy là “Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” giảm dần (MPC: Marginal Propensity to Consume). Qui luật MPC giảm dần được giải thích là, nếu thu nhập của dân cư tăng thêm một mức nào đó, thì tiêu dùng và tiết kiệm của họ cũng tăng theo. Trong hai khuynh hướng ấy thì khuynh hướng tiết kiệm sẽ tăng nhanh hơn là khuynh hướng tiêu dùng. J. Keynes cho rằng qui luật này chỉ thích hợp với tình hình tiêu dùng của gia đình riêng lẻ. Tuy nhiên, kinh nghiệm thống kê lại cho biết khuynh hướng tiêu dùng xã hội là tổng thể của khuynh hướng tiêu dùng riêng lẻ và thương có tính ổn định lâu dài. Do vậy sẽ không có sự tồn tại hiện tượng không đủ nhu cầu có hiệu quả và thất nghiệp không tự nguyện. Thứ tư, coi chất lượng cuộc sống là vấn đề chủ yếu quan trọng hàng đầu trong sinh hoạt kinh tế hiện tại của mỗi quốc gia. P. Samuelson đã nêu ra các lý luận như “phúc lợi kinh tế thuần túy” để đánh giá chất lượng cuộc sống, hay còn gọi là phúc lợi kinh tế ròng (New: Net Economics Welfare). New được tính bằng công thức GNP + các hoạt động kinh tế ngầm, là các hoạt động kinh tế không khai báo để trốn thuế trừ đi nhưng thiệt hại do hoạt động kinh tế gây ra. Như vậy, New là một chỉ tiêu rất hấp dẫn các nhà kinh tế và là một chỉ tiêu lý tưởng để đánh giá chất lượng cuộc sống. Thứ năm, ông dùng “nguyên lý gia tốc” để bổ sung cho lý luận “số nhân” của J. Keynes. Kết hợp hai nguyên lý đó để chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư và tiêu dùng để xây dựng lý luận về sự biến động kinh tế và lý luận tăng trưởng kinh tế tổng hợp cổ điển mới. Tổng hợp cổ điển mới thực chất là sự giao thoa giữa hai trường phái tân cổ điển và trường phái Keynes. Trong khi phê phán nhau, hai trường phái này đã xích lại gần nhau vì họ thấy rõ điểm mạnh, yếu của nhau và của chính họ. Vì vậy họ thấy rằng cần phải bổ sung cho nhau. “Tổng hợp cổ điển mới” đang giữ vai trò thống trị ở hầu hết các quốc gia Âu, Mỹ và Nhật Bản. Nó được vận dụng cho việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đồng thời ở tầm vi mô nó được sử dụng để xây dựng kế hoạch điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp. Thứ sáu, về mặt chính sách kinh tế P. Samuelson cho rằng kinh tế vĩ mô chủ yếu nhấn mạnh sự thay đổi thu nhập do thay đổi về đầu tư, mà kinh tế vĩ mô lại chú trọng nghiên cứu hậu quả kinh tế do biến động của giá cả. Vì vậy, ông dùng lý luận của A. Marshall để bổ sung cho lý luận của Keynes. Từ đó ông chủ trương chính sách kinh tế cơ bản là: Sau khi sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và làm cho nền kinh tế có đầy đủ công ăn việc làm, Nhà nước không cần phải điều chỉnh, can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế, mà nên để thị trường phát huy tác dụng, theo phương châm: “Nhà nước ít hơn thị trường nhiều hơn”. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp có thể khái quát thông qua mô hình sau: Thị trường hàng hoá và dịch vụ Doanh nghiệp Thị trường yếu tố sản xuất Hộ gia đình SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN KINH TẾ Trong sơ đồ này, các nhà kinh tế học cuả trường phái chính hiện đại đã phân chia thị trường thành 2 loại thị trường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ hay thị trường đầu ra và thị trường yếu tố sản xuất hay thị trường đầu vào. Hai thị trường này tách biệt với nhau, nhưng có quan hệ với nhau thông qua hoạt động của doanh nghiệp và hộ gia đình. Doanh nghiệp là nơi sản xuất hàng hóa để bán trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, vì vậy, trên thị trường này doanh nghiệp đóng vai trò là sức cung MC = P, cung hàng hóa của doanh nghiệp hoạt động tuân theo nguyên lý chi phí sản xuất, điều này có nghĩa, khi giá cả trên thị trường càng cao thì doanh nghiệp càng bán ra khối lượng hàng hóa lớn hơn. Để có thể tiến hành sản xuất, doanh nghiệp phải mua yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn) trên thị trường các yếu tố sản xuất. Do vậy, trên thị trường này doanh nghiệp đóng vai trò là sức cầu. Cầu của doanh nghiệp về yếu tố sản xuất được tuân theo nguyên tắc lợi ích giới hạn (MUi). Điều này có nghĩa, doanh nghiệp sẽ mua khối lượng yếu tố sản xuất lớn hơn khi giá cả các yếu tố sản xuất giảm xuống Hộ gia đình là những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, hộ gia đình đóng vai trò là sức cầu. Cầu về hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình cũng tuân theo nguyên tắc ích lợi giới hạn (MUi). Để có tiền mua hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ, hộ gia đình phải xuất hiện trên thị trường “đầu vào” để bán yếu tố sản xuất nào đó hoặc là lao động nếu anh ta là công nhân, hoặc là đất đai nếu anh ta là địa chủ, hoặc là tư bản nếu anh ta là người có vốn. Vì vậy, trên thị trường đầu vào hộ gia đình đóng vai trò là sức cung, sức cung củ hộ gia đình được xác định dựa trên nguyên tắc thích nghỉ ngơi hay thích làm việc, thích tiêu dùng hiện tại hay thích tiêu dùng tương lai hoặc là sở hữa đất đai. Chẳng hạn nếu hộ gia đình thích nghỉ ngơi thì họ chỉ bán lao động khi có mức tiền lương cao và ngược lại. Nếu vốn được dùng cho mục đích tiêu dùng tương lai thì khi lãi suất thấp, người có vốn vẫn cho vay III. Tư tưởng giới hạn trong lý thuyết mô hình nhị nguyên (A. Lewis) Nghiên cứu phát triển kinh tế bao hàm một lĩnh vực rộng của kinh tế học. Điều mà nó quan tâm xem xét đến cùng là tại sao một số nước thì giàu và một số nước khác lại nghèo, tại sao trong khi một số nước dường như cứ bị kẹt mãi trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo, thì một số nước khác lại phát triển nhanh với mức độ cao về công nghiệp hóa và sự phồn thịnh. Các nhà kinh tế học ở thời kỳ nào cũng luôn quan tâm đến vấn đề này, nhưng vấn đề phát triển kinh tế đã không trở thành lĩnh vực trung tâm của việc nghiên cứu phân tích thể chế lịch sử trong phạm vi khoa học kinh tế cho tới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chính nhờ những nghiên cứu tiên phong về lĩnh vực này, với sự quan tâm đặc biệt tới những vấn đề của các nước đang phát triển, giáo sư Arthur Lewis và giáo sư Theodore Schults được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế học năm 1979. Trong mô hình kinh tế nhị nguyên của ông dựa trên tư tưởng giới hạn. Ý tưởng chuyển lao động dư thừa trong lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp hiện đại do tư bản nước ngoài đầu tư sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Ông lý giải, trong các nước đang phát triển lao động dư thừa nhiều (lao động phụ nữ, làm nghề nội trợ, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình) có hiện tượng thất nghiệp, nên năng suất giới hạn bằng không. Nói cách khác họ không có tiền lương và thu nhập. Vì vậy, khi có mức lương cao hơn so với khu vực này, thì các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ có ngày nguồn sức lao động không giới hạn từ nông nghiệp chuyển sang. Vì họ trả lương theo nguyên tắc năng suất giới hạn, phần còn lại chính là lợi nhuận thuộc về các doanh nghiệp, làm cho chủ doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh. Mặt khác, khi số lao động trong nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, làm cho lao động trong nông nghiệp giảm, tiền công trong nông nghiệp tăng, dẫn đến chi phí sản xuất nông nghiệp tăng, dẫn đến giá cả nông sản tăng, tạo điều kiện tích lũy trong nông nghiệp tăng, do đó, có điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, thúc đầy tăng trưởng kinh tế. KẾT LUẬN Cũng như bất kỳ một khoa học nào, kinh tế học phát triển được nhờ vào việc phát hiện ra các giá trị và hạn chế của những tư tưởng trước đó. Mặc dù kinh tế học không có cơ hội để làm thí nghiệm như những ngành khoa học tự nhiên, các nhà kinh tế học có thể dùng các quan sát, có tính hệ thống và phân tích kinh nghiệm thực tế để loại bỏ những lý thuyết cũ và phát triển các lý thuyết mới. Phân tích sự phát triển của kinh tế học hiện đại mới thấy được những giá trị về tư tưởng giới hạn của các nhà kinh tế thuộc các trường phái khác nhau có tầm quan trọng đến nhường nào. Mỗi một lý thuyết giới hạn của từng trường phái đều trên cơ sở sự kế thừa các tư tưởng trước nó và phát triển lên để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Tuy mỗi tư tưởng có những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng chúng là hệ thống lý luận vô cùng sắc bén để các nhà kinh tế đương đại vận dụng vào phân tích, giải thích nền kinh tế hiện đại, để từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra những công cụ, chính sách hợp lý, đúng đắn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra ở mỗi nước nói riêng cũng như hệ thống kinh tế toàn cầu nói chung. Do khả năng, nhận thức còn hạn chế nên bài tiêu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế chính trị, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân www.wattpad.com MỤC LỤC Tiền lương Lao động V1 V2 0 L1 L2 D D’ P P’ D D’ Năng suất giới hạn Mô hình kinh tế nhị nguyên Trên đồ thị, OV1 là mức lương trung bình và OL1 là mức sử dụng lao động. như vậy, OV1PL1 là tổng tiền lương và V1DP là lợi nhuận của nhà tư bản. OV2 là mức tiền lương trong khu vực truyền thống. OV2 < OV1 vì chi phí sản xuất trong khu vực đô thị lớn hơn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ hơn. Mặt khác, do yếu tố tâm lý, nếu mức OV1 không lớn hơn OV2 sẽ không có tình trạng di dân từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Do có tích lũy tư bản, nâng cao năng suất lao động nên DD chuyển thành D’D’. Do mức lương OV1 không thay đổi (ở mức lương này các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài luôn được cung cấp nguồn lao động dồi dào) nên mức sử dụng lao động chuyển sang OL2, tiền lương bây giời là OV1P’L2, lợi nhuận của nhà tư bản là V1D’P’. Nếu quá trình đẩy đường năng suất giới hạn tiếp tục diễn ra, tiền lương vẫn giữ nguyên ở mức OV1 và nguồn lao động vẫn dồi dào, thì khu vực công nghiệp có được mức độ tăng trưởng không giới hạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7420.doc
Tài liệu liên quan