LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ như
hiện nay và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với những cơ hội hòa nhập
ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, hoạt động của ngành ngân hàng
cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Một hệ thống ngân hàng
hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát
triển của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên khả năng và kết quả hoạt động của từng ngân
hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung lại phụ thuộc rất lớn vào
nguồn nhân lực. Hiện tại, nguồn nhân lực cho ngành này không chỉ thiếu về số
lượng mà còn yếu kém cả về chất lượng. Hàng năm có một khối lượng không nhỏ
sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng của tất cả các cấp đại học – cao đẳng –
trung cấp ra trường song năng lực và trình độ chuyên môn của một bộ phận lớn
những sinh viên này lại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu làm việc mà các
ngân hàng đặt ra.
Xuất phát từ thực tiễn bức xúc như vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm
hiểu cặn kẽ hơn những thiếu sót, bất cập trong chất lượng sinh viên khối ngành
kinh tế mới ra trường hiện nay, nhất là các sinh viên có mong muốn và định hướng
sẽ làm việc trong ngành ngân hàng sau khi ra trường. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã
chọn đề tài “Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và
khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn
và Giải pháp”. Trên cơ sở những nghiên cứu chi tiết về những bất cân xứng đang
tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cân xứng đó, nhóm nghiên
cứu xin đề xuất một số giải pháp thay đổi trên các phương diện vĩ mô và vi mô với
mong muốn có thể đóng góp một vài ý tưởng góp phần hạn chế bớt sự bất cân bằng
cung cầu lao động cho ngành ngân hàng.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hép ngắn hạn hàng năm hoặc cứ mỗi hai năm là
hợp lý và cần thiết để chính giảng viên có thể kiểm tra và cập nhật lại kiến
thức của mình.
(d) Tạo cơ hội nâng cao bằng cấp trong ngành học tại Việt Nam và cơ hội du
học nước ngoài cho giảng viên. Các trường đại học và các ngân hàng có thể
liên kết với nhau, tạo một quỹ học bổng để hỗ trợ các giảng viên phát triển
chuyên môn nghiệp vụ theo các cách thức trên, sau đó quay trở về trường để
giảng dạy và phát huy hiệu quả những gì họ đã học được theo hình thức cam
kết hoặc hợp đồng. Các giảng viên được nhận các hỗ trợ tài chính này, sau
khi hoàn thành khóa học phải quay trở lại trường làm việc với một mức thời
gian tối thiểu theo bản cam kết/ hợp đồng.
2.1.2. Hỗ trợ giảng viên tham dự các hội thảo chuyên ngành: với tư cách là
người trình bày hoặc người tham gia. Các trường và tổ chức liên quan có thể kết
hợp xây dựng một cơ sở thông tin và gửi thông báo đến các giảng viên về các buổi
65
hội thảo này (cũng như là các chương trình phát triển nghiệp vụ và cơ hội nâng cao
bằng cấp ở trên) và giúp họ sắp xếp lịch dạy hợp lý để có thể tham gia.
2.2. Phát triển về cách thức giảng dạy
Do sự thiếu hụt về số lượng giảng viên chuyên ngành nên các trường đại học
thường phải tuyển giảng viên theo tiêu chí về hiểu biết chuyên ngành đầu tiên, và
do bản thân các giảng viên được tuyển dụng thường ít được đào tạo về công tác
giảng dạy, nên dẫn tới tình trạng nhiều giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn
nhưng khi đứng trên bục giảng lại không truyền đạt được những kiến thức đó cho
sinh viên một cách dễ hiểu và hấp dẫn.
Một số giải pháp có thể thực hiện:
2.2.1.Các trường cần giúp đỡ giảng viên thiết kế và giảng dạy môn học, đặc
biệt nhấn mạnh việc sinh viên học ở cấp độ tiếp thu khái niệm; giúp họ phát triển
và sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác và các phương pháp học tích cực để
trình bày tài liệu môn học theo các cách và quan điểm khác nhau.
2.2.2. Các trường có thể tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và các buổi hội
thảo về nghiệp vụ sư phạm và các phương pháp giảng dạy tương tác hiện đại cho
các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ còn ít kinh nghiệm đứng lớp.
2.2.3. Tăng cường tương tác giữa các giảng viên và sinh viên: Xây dựng
các phòng, hệ thống tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập để tăng mức độ
tương tác giữa sinh viên và giảng viên.
Vấn đề này cũng sẽ được giải quyết phần nào khi số lượng giảng viên được tăng
cường. Khi đó, quy mô các lớp nhỏ hơn cũng tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc
với giáo viên được nhiều hơn và các thắc mắc của sinh viên trong quá trình học
được giải quyết tốt hơn.
66
2.3. Phát triển về cách thức tổ chức
2.3.1. Giảm bớt và chuẩn hóa khối lượng giảng dạy và tăng thời gian nghiên
cứu cho giảng viên bằng cách:
(a) Điều chỉnh lại chế độ lƣơng và phụ cấp cho giảng viên đủ để hỗ trợ họ làm
việc tại trƣờng đủ 40 giờ một tuần, tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu và
tham gia các hoạt động tại trường.
Chế độ lương có thể dựa trên không chỉ số giờ đứng lớp mà còn vào kết quả sau
khóa học theo đánh giá giảng viên từ nhiều phía, trong đó có cả từ phía sinh
viên – thể hiện ở một số chỉ tiêu như lượng sinh viên đăng kí học giảng viên đó
trong các khóa tiếp theo…
(b) Thay đổi chế độ khen thƣởng và thăng tiến để lương cán bộ giảng dạy và các
khoản thưởng được tính trên công tác nghiên cứu và các hoạt động khác ngoài
công tác giảng dạy (như tư vấn cho sinh viên, phát triển về cách thức giảng dạy
và quản lý khoa). Ở nhiều nước như Mỹ, giảng viên được trả lương theo giảng
dạy, nhưng được tuyển dụng và thăng tiến dựa vào thành tích nghiên cứu. Thăng
tiến sẽ đem lại mức lương cao hơn.
2.3.2. Đặt ra chỉ tiêu và hỗ trợ hành chính và tài chính cho các giảng viên có
nhiều cải tiến trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đây là những hoạt động
trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo của trường nên rất cần được ưu tiên.
Trong đó, đặc biệt là các nghiên cứu, cải tiến mang
2.3.3. Thiết lập các chương trình để phát triển và đánh giá giảng viên làm
căn cứ để nâng bậc, trong đó, chủ nhiệm khoa thực hiện đánh giá hàng năm về
công tác giảng dạy, tăng mức lương theo thành tích. Các chương trình này nên sử
dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kết quả học tập của sinh viên, các đánh giá về
môn học của sinh viên, số lượng ấn phẩm phát hành, các bài tham luận tại hội nghị,
phát triển môn học, tài trợ nghiên cứu, có những gắn kết hiệu quả với doanh
nghiệp/ ngân hàng và tham gia các hoạt động phục vụ cho khoa và trường.
67
Việc đánh giá giảng viên có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khen thưởng
và thăng tiến đối với giảng viên và trong việc cải tiến chất lượng đào tạo của các
trường đại học. Tuy nhiên, công tác đánh giá này lại chưa được thực hiện phổ biến,
thống nhất và có hiệu quả ở các trường. Các hình thức đánh giá giảng viên có thể
áp dụng độc lập hay kết hợp như:
(a) Tự đánh giá: Giảng viên có thể tự đánh giá vào cuối khoá học, dựa trên các kết
quả đạt được đối chiếu với mục đích đã đề ra của môn học và thực hiện những
điều chỉnh cần thiết để cải tiến (như tìm trên Internet một vài bài tập mẫu tốt và
đưa ra những thay đổi phù hợp).
(b) Đánh giá của đồng nghiệp: Lập một hội đồng các giảng viên có kinh nghiệm;
các thành viên của hội đồng này dự giờ các lớp học do những giảng viên trẻ
đảm nhiệm. Dựa trên các quan sát, hội đồng sẽ đưa ra những khuyến nghị cho
các giảng viên trẻ nhằm giúp họ nâng cao chất lượng giảng dạy. Hội đồng này
thiên về tư vấn hơn là để đánh giá.
(c) Ý kiến phản hồi của sinh viên: Sinh viên chưa quen với việc nhận xét hiệu quả
giảng dạy của các giảng viên. Tuy nhiên, họ lại là những người trực tiếp tiếp
xúc với giảng viên trong quá trình giảng dạy và ghi nhận kết quả của việc giảng
dạy của giảng viên qua các kiến thức mà họ thu nhận được sau khóa học.
Việc thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên có thể và nên được thực hiện thường
xuyên sau khi kết thúc mỗi môn học, bằng việc phát mẫu đánh giá hoặc đánh giá
trên một diễn đàn của trường. Hình thức thu nhận ý kiến này có thể đa dạng
nhưng quan trọng nhất là nhà trường và các giảng viên tôn trọng và ghi nhận các
ý kiến phản hồi thẳng thắn của sinh viên để phát triển chất lượng giảng dạy.
Như vậy, bố cục việc giảng dạy cơ bản cần phải (i) làm cho sinh viên năng động
hơn trong lớp học bằng cách kết hợp tốt các kỹ năng học tập tương tác và (ii) thu
thập nhiều hơn ý kiến đánh giá và phản hồi của sinh viên.
68
2.3.4.Cung cấp thông tin hướng dẫn cho giảng viên (như sổ tay giảng
viên…), trong đó nêu rõ quy trình và các bước của hệ thống khen thưởng (như
thăng tiến, khen thưởng, bổ nhiệm…).
2.3.5.Tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút và giữ lại các giảng viên
nhiều kỳ vọng, tận tâm và đã được đào tạo từ nước ngoài.
2.3.6.Có trợ giảng, trợ lý nghiên cứu, thư ký cho các giảng viên thuộc biên
chế. Việc tăng số lượng giảng viên chất lượng để có thể tương xứng với lượng sinh
viên ngày càng gia tăng ở các trường hiện nay không thể nhanh chóng đạt được.
Một biện pháp vừa có tính tình thế vừa có hiệu quả trong dài hạn là sắp xếp trợ
giảng, trợ lý, thư ký cho các giảng viên thuộc biên chế. Các trợ lý này có thể được
lấy từ chính những sinh viên xuất sắc trong trường, hoặc những giảng viên trẻ chưa
đủ kinh nghiệm tự đứng lớp. Họ sẽ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng
dạy với các công việc phụ khác như chấm bài, sắp xếp thời gian biểu, trả lời các
thắc mắc đơn giản của sinh viên… Nhờ đó, giảng viên sẽ có nhiều thời gian hơn để
tập trung vào công việc giảng dạy và nghiên cứu chính. Còn các trợ lý là giảng viên
trẻ, và cả sinh viên, sẽ có cơ hội tiếp xúc và được hướng dẫn về công tác giảng dạy.
Từ đó, tạo thành nguồn giảng viên mới cho chính nhà trường.
2.3.7. Tạo điều kiện để giảng viên tiếp cận với nguồn tri thức mới, chương
trình dạy và học hiện hành, các tài liệu học tập liên quan trên mạng. Các giảng viên
cần được cung cấp các phương tiện vật chất cơ bản như máy vi tính và được hướng
dẫn sử dụng thành thạo ít nhất là các chương trình phục vụ trực tiếp việc giảng dạy
trên lớp, trao đổi thông tin với sinh viên và tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu
trên mạng.
2.3.8. Cung cấp các nguồn tư liệu nghiên cứu cập nhật dưới dạng:
(a) Sách giáo khoa sử dụng cho giảng viên và sinh viên
(b) Cơ sở dữ liệu điện tử của trường, tài liệu tham khảo điện tử của ngân
hàng dành cho đào tạo mà các giảng viên có thể truy cập
69
(c) Các sách chuyên môn đầu ngành của các chuyên gia cả trong nước và
thế giới
2.3.9. Có sự phối hợp giữa các trường để giáo viên giỏi của trường ĐH này
có thể luân chuyển sang trường khác giảng dạy để có thể giúp nâng cao chất lượng
đào tạo của nhiều trường hơn. Mỗi trường đại học thường có thế mạnh nhất định
trong một hay một số bộ môn cụ thể. Đi kèm với thế mạnh đó, giảng viên của từng
trường cũng có các đặc trưng riêng biệt cũng như có kiến thức chuyên ngành cặn kẽ
hơn về từng mảng nhất định. Do đó luân chuyển giảng viên giữa các trường vừa có
thể khắc phục được phần nào tình trạng thiếu giảng viên hiện tại vừa có thể nâng
cao chất lượng bài giảng và về lâu dài chính là nâng cao chất lượng đầu ra – kiến
thức và năng lực của sinh viên.
3. Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ sở đào tạo
Như đã phân tích ở trên, một trong các yếu tố khiến việc đào tạo chưa đáp ứng
yêu cầu là do thiếu thông tin từ ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp và thị trường lao
động nói chung. Hay nói cách khác đó là sự thiếu thông tin giữa bên cầu sản phẩm
lao động (ngân hàng) và bên cung sản phẩm lao động (nhà trường). Các thông tin
này bao gồm yêu cầu về sản phẩm lao động: từ lượng cầu mỗi năm ở các trình độ,
nghiệp vụ cụ thể để nhà trường có kế hoạch tuyển sinh và đào tạo phù hợp đến
trình độ xử lý nghiệp vụ cần thiết để sinh viên có thể thực sự đảm đương được công
việc thực tế ở ngân hàng sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, phía ngân hàng còn chưa có sự hỗ trợ hợp lý cho công tác giảng
dạy của các trường chuyên ngành. Nếu xét theo cách tiếp cận thị trường lao động
thứ nhất, ngân hàng cầu lao động và sinh viên tốt nghiệp – người lao động là bên
cung, thì tiền lương ngân hàng trả cho người lao động chính là giá của sức lao
động. Và khi đó thị trường sẽ cân bằng theo mức giá này. Tuy nhiên, để lao động
có đủ năng lực, trình độ làm nghiệp vụ trong ngành ngân hàng thì họ cần phải được
70
đào tạo. Nhà trường chính là nơi tạo ra giá trị sử dụng cho sức lao động đó. Như
vậy, cách tiếp cận thị trường lao động thứ hai đã được đưa ra sẽ hợp lý hơn. Bên
cung lao động: Nhà trường và bên cầu lao động: Ngân hàng. Do đó, sự hỗ trợ đào
tạo kể cả về vật chất và kiến thức thực tế của các ngân hàng đối với các trường
chính là một phần giá của sản phẩm sức lao động bên cạnh tiền lương trả trực tiếp
cho người lao động.
Ở nước ta, Nhà nước hỗ trợ giáo dục đại học và quy định mức thu học phí của
các trường. Mức thu này được giữ ổn định trong nhiều năm và chỉ bằng khoảng
10% chi phí thực tế cho đào tạo một sinh viên. Nhưng những năm gần đây, Nhà
nước đang dần thực hiện kế hoạch giảm trợ cấp để các trường đại học (như ĐH
Ngoại thương) tự hoạt động mà lại vẫn hạn chế mức thu học phí như cũ. Điều này
khiến cho các trường gặp khó khăn trong việc cân đối thu chi cho đào tạo và chắc
chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Khi đó, sự hỗ trợ của phía nhà
tuyển dụng – bên cầu lao động – như ngân hàng sẽ càng trở nên cần thiết và hơn
thế, là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
Do vậy, việc liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng vào các
trường đại học, cao đẳng là điều vô cùng cấp thiết. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần có
một cơ chế và chính sách tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp; cần tạo lập một hệ thống các cơ quan nghiên cứu, dự báo phân tích nhu cầu
lao động. Còn ở góc độ vi mô, từng cơ sở đào tạo nên có bộ phận hỗ trợ và theo dõi
sinh viên sau khi tốt nghiệp để có phản hồi nhanh chóng, góp phần thu hẹp khoảng
cách giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Một số giải pháp đề xuất về việc liên kết hỗ trợ đào tạo giữa nhà trường và
ngân hàng gồm có:
3.1. Nhân viên ngân hàng có thể tham gia trợ giảng tại các cơ sở đào tạo:
Việc giảng dạy trên giảng đường của các trường đại học thường bị cho là quá
lý thuyết, ít gắn với thực tế. Ngay bản thân các sinh viên cũng thường có nhận xét
71
là họ cảm thấy những kiến thức ở trên lớp còn khá mơ hồ, họ khó có thể hình dung
được trong thực tế các kiến thức đó sẽ được áp dụng như thế vào quá trình làm việc
tại ngân hàng. Vấn đề này sẽ được giải quyết phần nào nếu có nhà trường có sự liên
kết chặt chẽ với bên ngân hàng.
Các nhân viên ngân hàng, đặc biệt là các nhân viên có nhiều kinh nghiệm
và/hoặc có thể là hướng dẫn viên của các khóa đào tạo nội bộ của ngân hàng, có thể
tham gia trợ giảng hoặc làm khách mời trong các buổi thảo luận tại các trường. Họ
là những người đã có kinh nghiệm làm việc thực tiễn nên có thể giúp cho cả sinh
viên lẫn giảng viên cập nhật lý thuyết ở nhà trường với thực tế. Các buổi nói
chuyện có thể được sắp theo định kỳ vào một buổi học đầu, giữa và/hoặc cuối của
một môn học chuyên ngành liên quan đến ngân hàng. Ở đó, sinh viên có cơ hội
được giới thiệu về tầm quan trọng của các kiến thức trong môn học trong thực tế
thực hiện nghiệp vụ, được giải đáp các thắc mắc trong quá trình học và được gợi ý,
hướng dẫn với các đề tài tiểu luận, nghiên cứu có tính ứng dụng cao hơn.
Bên cạnh đó, khách mời cũng có thể là chính những sinh viên đã tốt nghiệp ở
trường và đang làm việc một thời gian tại ngân hàng mà trường có liên kết hỗ trợ
đào tạo. Họ chính là những người thấy rõ nhất những khác biệt giữa lý thuyết ở đại
học và thực tiễn làm việc. Họ có thể giúp sinh viên tìm ra cách học hiệu quả nhất,
lấy mục tiêu là khả năng làm việc sau khi ra trường chứ không phải là học thuộc tất
cả những gì trong giáo trình. Hơn nữa, những hiểu lầm, sai sót mà những người
mới vào làm ngân hàng dễ mắc phải cũng sẽ được những khách mời này tư vấn cho
sinh viên, giúp họ tự tin hơn trong quá trình làm việc sau này.
Việc liên kết chặt chẽ giữa trường đại học và ngân hàng sẽ tạo sự hoạt động
khớp nhau, hiệu quả giữa hai bên. Như là bên ngân hàng thì lên lịch làm việc hợp
lý để tạo điều kiện cho một số nhân viên có thể tham gia nói chuyện ở trường đại
học. Còn phía các trường sẽ hợp đồng liên kết về việc mời khách mời, cũng như
học tập để kết hợp một số chương trình đào tạo nội bộ cho nhân viên mới hiện có
72
của các ngân hàng với chính chương trình đào tạo trên lớp của mình. Như vậy, chất
lượng giảng dạy sẽ được nâng cao, phía ngân hàng sẽ giảm được một số chương
trình đào tạo lại nhân viên mới – điều này có lợi cho cả ba phía: nhà trường, ngân
hàng và sinh viên.
3.2. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo có thể tham gia họp tổng kết tình huống,
kinh nghiệm với ngân hàng:
Hiện nay, nhiều ngân hàng có tổ chức họp tổng kết định kỳ hàng tuần hoặc
hàng tháng để rút kinh nghiệm. Theo như ông Trần Vũ Long, giám đốc trung tâm
thẻ của ngân hàng Sài Gòn Công thương (SGB): “Mỗi tuần, chúng tôi đều có
những cuộc trao đổi nội bộ, đưa ra các tình huống thực tế và khả năng để tất cả
cùng trao đổi (trực tiếp, theo nhóm, bằng văn bản), sau đó, lãnh đạo bộ phận tổng
hợp lại để đưa ra cách xử lý được đánh giá là tối ưu để mọi người cùng thực hiện.
Nhờ phương pháp này, tại SGB, dịch vụ khách hàng đã và đang tiến bộ rất nhiều.
Ngoài ra, SGB có một trang web nội bộ, nhằm tạo diễn đàn cho nhân viên trao đổi,
trình bày những vấn đề chưa tự tin đưa ra trong cuộc họp, từ đó bổ sung kiến thức
còn thiếu sút cho nhân viên...”
Đây là một hình thức đào tạo nội bộ ngân hàng hiệu quả mà có thể mở rộng ra
chia sẻ với các trường. Khi có sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và nhà trường,
các giảng cũng có thể tham gia vào một số buổi họp rút kinh nghiệm này, và có
account truy cập một số mục trong trang web nội bộ của ngân hàng. Thông qua đó,
họ có thể nâng cao được kiến thức thực tế của mình, họ vừa có thể dự thính để tiếp
thu kinh nghiệm vừa góp phần tư vấn về mặt lý luận cho phía các ngân hàng.
Các vấn đề về bảo mật thông tin khách hàng của phía ngân hàng vẫn sẽ được
đảm bảo khi giới hạn sự tham gia của các giảng viên ở một mức độ nhất định
và/hoặc ký kết các hợp đồng bảo mật thông tin. Khi các giảng viên sử dụng các
73
kiến thức thực tế này, có thể thay đổi các chi tiết cụ thể, chỉ giữ lại các vấn đề, sai
sót chính để hướng dẫn sinh viên giải quyết.
3.3. Các ngân hàng cần tạo điều kiện để sinh viên thực tập hiệu quả hơn:
Thời gian thực tập của sinh viên hiện nay ở Việt Nam là tương đối ngắn. Kỳ
thực tập giữa khóa – hay kiến tập, sinh viên không làm việc trực tiếp mà chỉ đến
các doanh nghiệp tham quan hoặc làm một số việc lặt vặt – dài khoảng 4 tuần, và
cũng chỉ có ở một số trường kinh tế. Đợt thực tập cuối khóa từ 8 đến 16 tuần, tùy
từng trường. Tuy nhiên, phổ biến ở các ngân hàng chỉ nhận sinh viên thực tập từ 8
đến 12 tuần. Các ngân hàng chỉ muốn nhận các sinh viên cuối khóa vào thực tập mà
không nhận thực tập mùa hè các sinh viên năm thứ hai thứ ba như ở nước ngoài. Ít
cơ hội thực tập, thời gian thực tập ngắn khiến cho nhiều sinh viên chỉ có thể “cưỡi
ngựa xem hoa”, không thực sự hiểu và nắm chắc công việc phải làm. Trong quá
trình thực tập, nhiều nơi cũng chỉ nhận sinh viên vào mà ít có sự hướng dẫn cần
thiết.
Thời gian thực tập ngắn và không có nhiều cơ hội để cọ xát với thực tế. Hiện
nay, hầu hết sinh viên ra trường đều chưa thể đáp ứng được công việc ngay mà phải
qua một vài khóa đào tạo ngắn hạn của ngân hàng và sau đó cần một thời gian
"cầm tay chỉ việc" mới có thể làm được. Do đó, việc tăng thời gian thực tập cho
sinh viên là điều hết sức cần thiết. Thời gian thực tập này sẽ giúp tiết kiệm được
thời gian và chi phí đào tạo lại cho các ngân hàng.
Thời gian thực tập giữa khóa có thể kéo dài hơn và nên được thực hiện ở tất cả
các trường – đặc biệt là sau năm thứ 3, khi sinh viên đã được học một số lượng
môn chuyên ngành nhất định, đã có thể thực tập làm việc ở một số bộ phận. Thời
gian thực tập cuối khóa khoảng 3 tháng là hợp lý, các trường trên thế giới về kinh
tế cũng thường có thời gian thực tập tương tự. Nhưng chất lượng của khóa thực tập
cần được nâng cao và thực chất hơn. Trên thực tế, nhiều ngân hàng hiện nay thông
74
thường không cho sinh viên thực tập tiếp xúc trực tiếp với các nghiệp vụ thực tế mà
mới chỉ cho họ tham khảo các tài liệu về ngân hàng mình trong suốt thời gian thực
tập. Việc thực tập như vậy gần như không đem lại kết quả gì cho sinh viên. Nếu chỉ
tham khảo thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sinh viên
thời nay có thể truy cập vào rất nhiều trang web khác nhau để nghiên cứu. Do đó,
kiến thức nghiệp vụ của họ không những không được nâng cao mà thậm chí sinh
viên còn không mấy hứng thú với việc đến trực tiếp ngân hàng để tìm hiểu. Muốn
cải thiện chất lượng thực tập của sinh viên, các ngân hàng cần phân công nhân viên
của hướng dẫn chi tiết, tận tình hơn, tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia vào
các công việc thực tế ở bộ phận thực tập.
Thời gian gần đây, một số ngân hàng có tổ chức khóa thực tập có thi tuyển và
sau khi kết thúc thực tập sẽ nhận luôn một số sinh viên đủ tiêu chuẩn. Mô hình này
là một cách làm hay nhưng có lẽ nó cần được nhân rộng ra hơn. Nhà trường và
ngân hàng nên liên kết để cung cấp thông tin về các khóa thực tập tại các ngân hàng
như thế này cho sinh viên, các điều kiện, chuẩn bị… để sinh viên có thể sẵn sàng
cho khóa thực tập hiệu quả.
Ngân hàng nên nhìn nhận vấn đề nhận sinh viên về thực tập và cả kiến tập
theo cách tích cực hơn chỉ là một việc phiền phức khi có thêm nhiều người ngoài
vào. Việc này sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh tốt của ngân hàng đối với sinh viên
nói riêng, khách hàng và công chúng nói chung. Tạo cảm tình trong quá trình thực
tập với sinh viên sẽ giúp ngân hàng thu hút được sinh viên đến làm việc. Giúp đỡ
hướng dẫn tận tình, giúp sinh viên tăng khả năng làm việc sẽ tăng chất lượng đầu
vào tuyển dụng lên cho chính các ngân hàng. Ngoài ra, dù trong những sinh viên
đến thực tập, có những người sẽ không quay lại làm việc trong ngân hàng, thì đây
cũng là trách nhiệm xã hội mà ngân hàng hay bất cứ doanh nghiệp nào nên làm.
75
3.4. Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học và ngân
hàng:
Biện pháp này hiện đang được một số trường đại học và ngân hàng áp dụng.
Có thể kể tên ra như mô hình ngân hàng ảo của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân đội và Ngân hàng nông nghiệp bên trong Học viện Ngân hàng, mô hình liên
kết giữa Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh - VPBank, Ngân hàng Kỹ
thương – Techcombank và Ngân hàng Quân đội – MB với trường đại học Đại
Nam… Các mô hình này được đánh giá là khá hiệu quả vì cho phép sinh viên được
thực hành ngay trên ghế nhà trường.
Trường Đại học Đại Nam là một trong những trường đầu tiên ở Việt
Nam xây dựng chương trình đào tạo theo mô hình trên. Trường đã có
chương trình liên kết đào tạo sinh viên ngành tài chính, ngân hàng với chất
lượng, số lượng, nghiệp vụ và các ngân hàng, tổ chức yêu cầu. Đại học Đại
Nam đã chính thức ký văn bản hợp tác với 3 ngân hàng thương mại, gồm
Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Kỹ thương
(Techcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Với thỏa thuận này, 3 ngân
hàng này sẽ là các địa chỉ cung cấp, hỗ trợ sinh viên Đại học Đại Nam môi
trường thực tế để áp dụng các kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo. Những
ngân hàng này cũng sẽ là địa chỉ lâu dài tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp từ
Đại học Đại Nam.
Bà Vũ Thị Liên, Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam, nói: "Các ngân
hàng cũng cam kết tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi về cơ sở thực tập, cử giáo
viên về tham gia giảng dạy ở Đại học Đại Nam. Khi chúng tôi đảm bảo yêu
cầu như vậy thì các ngân hàng sẽ sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên đạt yêu
cầu mà các ngân hàng đặt ra về công tác tại các ngân hàng. Thay đổi
phương pháp đào tạo, đào tạo đại học tài chính ngân hàng không theo hình
76
thức đọc, viết, mà dùng các hình thức mô phỏng, gắn liền giữa giáo dục,
thực tế, đặc biệt nâng cao trình độ ngoại ngữ".
Ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Đại học Đại Nam còn đào tạo song song tiếng Anh (trong 4 năm
liền) để sinh viên tốt nghiệp có thể đạt trình độ tiếng Anh tương đương
TOEIC 750 điểm.
Trong chuyên ngành cụ thể, trường này sẽ đưa vào chương trình giảng
dạy các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ thẻ Visa, Master; đào tạo sử dụng
phần mềm Core Banking của Temenos… Về lâu dài, Đại học Đại Nam sẽ là
địa chỉ đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy, việc đào tạo theo mô hình liên kết với các ngân hàng sẽ
đem lại rất nhiều lợi ích. Một mặt, nó tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tào
sinh viên, mặt khác, nó còn đáp ứng về mặt số lượng nhân sự cho các ngân hàng.
Do đó, việc nhân rộng mô hình này ra khắp các trường đại học và cao đẳng có khoa
tài chính - ngân hàng nói chung và cho toàn bộ hệ thống các cơ sở đào tạo trên cả
nước là điều nên làm. Với mô hình này, sinh viên sẽ có thể gắn kiến thức được học
vào thực tế trong kế hoạch liên kết giữa nhà trường với các ngân hàng thương mại.
4. Giải pháp về tài liệu đào tạo
Thống nhất tài liệu giảng dạy cho tất cả các trường có đào tạo chuyên
ngành Tài chính - Ngân hàng và cung cấp thêm những tài liệu có giá trị thực tế
cho sinh viên.
Tài liệu giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong chất lượng đào tạo sinh viên
của các trường. Giáo trình đào tạo hiện đại, cập nhật với thực tiễn sẽ tăng khả năng
làm việc của sinh viên sau khi ra trường. Ngược lại, các giáo trình lạc hậu, mang
năng tính lý thuyết sẽ làm lãng phí sức lực của sinh viên mà không đào tạo được
những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực. Một khi chương trình đào tạo hiệu
77
quả sẽ cần có sự phối hợp giữa các trường với các ngân hàng – đại diện có thể là
Hiệp hội các ngân hàng – để thống nhất xây dựng lại chương trình khung; rà soát
lại giáo trình hiện tại.
Trên cơ sở một chương trình khung chung, các trường có thể sử dụng các giáo
trình khác nhau nhưng có sự thống nhất cơ bản cần thiết về nội dung. Đặc biệt,
trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và đặc biệt là sự hội nhập
mạnh mẽ của ngành ngân hàng, việc đưa một số tài liệu nước ngoài, tài liệu tiếng
Anh vào tham khảo và giảng dạy chính thức là cần thiết.
Ngoài ra, các trường cần xây dựng phần mềm mô phỏng tác nghiệp của ngành
TC-NH; đẩy mạnh đưa chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh vào trong nhà
trường; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Tài chính – Ngân hàng phục vụ
quản lý Nhà nước và nhiệm vụ đào tạo. Ba bên Bộ Giáo dục - Bộ tài chính - các
ngân hàng có thể thống nhất xây dựng kho dữ liệu về đề thi, câu hỏi, bài tập tình
huống điển hình chuyên ngành TC-NH và đưa khoảng 5.000 câu hỏi lên mạng để
dùng chung, trên cơ sở đó, chuẩn hóa công tác đào tạo nhân lực ngân hàng ở nước
ta. Như vậy, chương trình đào tạo sẽ đánh giá đúng thực chất của sinh viên hơn và
bám sát tình hình hoạt động thực tiễn của ngân hàng hơn.
Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến sự bất cân xứng giữ nhu cầu của
ngân hàng với khả năng đáp ứng của sinh viên là sự coi nhẹ việc phát triển các kỹ
năng nghề nghiệp cho sinh viên như làm việc nhóm, quản lý dự án, tư duy phản
biện, chưa tạo cho người học một khả năng thích ứng linh hoạt trong công việc.
Các giáo trình hiện tại chủ yếu chỉ gồm lý thuyết, ít câu hỏi suy luận, tổng hợp-
phân tích vấn đề, câu hỏi tình huống, giả định, và đặc biệt ít các bài tập nhóm mô
phỏng hoạt động nghiệp vụ thực tế. Trong khi, rõ ràng, đây là những bài tập rất cần
thiết để tạo nên một giáo trình chất lượng, hiệu quả. Vấn đề này sẽ cần nhiều sự hỗ
trợ tình huống thực tế từ phía ngân hàng và sự nghiên cứu từ phía các khoa chuyên
môn của các trường đại học, Bộ Giáo dục để có thể được cải thiện.
78
5. Giải pháp cho việc phát triển các kĩ năng và tính cách cần thiết, giải quyết
các bất cập còn tồn tại ở sinh viên
Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng
trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo
nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi
mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến
kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt
mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người.
Một thực tế cho thấy ngày nay các kĩ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng.
Việc xem xét đánh giá các kĩ năng mềm trong một quy trình tuyển dụng ở hầu khắp
mọi doanh nghiệp và đặc biệt là ngân hàng, càng ngày càng đóng vai trò thiết yếu
trong quyết định tuyển dụng của họ. Trong khi đó việc đào tạo ở đại đa số trường
đại học Việt Nam vẫn còn khiếm khuyết rất nhiều cho mảng đào tạo này.
5.1. Tạo điều kiện khuyến khích sinh viên phát triển kĩ năng mềm và tiếp cận
thực tế
5.1.1. Nhấn mạnh vào kĩ năng tư duy ở cấp độ cao
(a) Nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các ứng dụng. Tập trung vào việc đưa ứng
dụng vào bài giảng, bắt buộc hoặc khuyến khích sinh viên phải tự tư duy phân
tích, tổng hợp. Sau đó giảng viên chủ động, tích cực kiểm tra khả năng tự đánh
giá của sinh viên
(b) Lựa chọn thời lƣợng, phân bổ thời lƣợng phù hợp. Nhà trường cho phép các
giáo viên và sinh viên tự thảo luận với nhau tìm ra thời lượng học cụ thể phù
hợp nhất đảm bảo giáo viên có thể hoàn thành bài giảng trong khi sinh viên vẫn
có thời gian tự nghiên cứu. Đồng thời sinh viên có điều kiện vừa học tập trên
lớp vừa có thời gian rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết gắn với môn học. Ví
dụ với bộ môn Thẩm định dự án / Đầu tư, sinh viên có thể hình thành được phản
79
xạ nhanh chóng phân tích được các chỉ tiêu tài chính cần thiết cho từng dự án
đầu tư.
(c) Hình thức kiểm tra, giám sát tích cực, chủ động. Giảng viên đưa ra các
phương pháp giám sát quá trình học tập, làm việc của sinh viên một cách chủ
động, đòi hỏi sinh viên phải thật sự làm việc. Ví dụ, thầy cô giáo và sinh viên
cùng thiết lập nên một bài thuyết trình thật sự đạt chất lượng: sinh viên nắm
được nội dung thuyết trình đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
lãnh đạo, kĩ năng trình bày… Thay vì cho sinh viên tự lựa chọn một người đại
diện lên trình bày, giáo viên có thể chỉ định một người bất kì thay mặt nhóm
thuyết trình đề tài của nhóm. Như vậy, tối thiểu tất cả các thành viên trong
nhóm đều phải tham gia tích cực vào nội dung bài tập nhóm để nắm bắt được ý
chính và có thể trình bày tốt. Thêm vào đó, cách làm này sẽ tạo điều kiện cho
các sinh viên nhút nhát có cơ hội luyện tập trình bày trước đám đông
5.1.2. Tăng cơ hội tiếp cận thực tế
(a) Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội. Song
song với việc đào tạo về mặt lý thuyết cho các kĩ năng mềm trong lớp học, nhà
trường tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngoại
khóa, công tác xã hội, thực tập để có thể thực hành kĩ năng mềm trong môi
trường thực tế. Có thể có một vài sự so sánh nhỏ trong thời gian đào tạo ở Việt
Nam và các trường đại học nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù các hoạt
động tình nguyện ngày càng trở nên phổ biến, số lượng sinh viên thực sự tham
gia vào các hoạt động này còn rất hạn chế. Quỹ thời gian của sinh viên Việt
Nam với lịch học liên tục cũng không cho phép sinh viên tham gia các hoạt
động dài ngày, ở địa phương khác hoặc ở nước khác. Trong khi đó, sinh viên ở
Châu Âu có thể bảo lưu kết quả học tập trong 1 năm để tham gia hoạt động tình
nguyện ở các nước đang phát triển. Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa như
80
vậy, sinh viên có cơ hội tiếp cận với cộng đồng, thậm chí là cộng đồng của nền
văn hóa khác cũng như có điều kiện để phát huy khả năng của mình nhằm phục
vụ tốt nhất cho xã hội. Đây chính là một trong những môi trường thực tế thích
hợp nhất cho sinh viên tiếp thu kiến thức thực tế, rèn luyện kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng biết lắng nghe và học hỏi từ phê
bình… cũng như nhận thức được rõ ràng hơn các ưu nhược điểm của bản thân.
(b) Tăng thời lƣợng thực tập, kiến tập. Về các hoạt động thực tập, kiến tập, sinh
viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam thường chỉ có một đợt thực tập kéo dài tối
đa 2 tháng ở các doanh nghiệp, tổ chức. Trong khi đó, có thể lấy ví dụ như sinh
viên Singapo hay Hoa Kì, các sinh viên một phần bị bắt buộc một phần được
khuyến khích tham gia thực tập, kiến tập…trong toàn bộ thời gian hè và các kì
nghỉ lễ hoặc thậm chí ngay cả trong khi đang học trên lớp. Thêm vào đó, ở Việt
Nam việc thực tập còn mang nặng tính lý thuyết khi các sinh viên dành thời gian
đến các doanh nghiệp nhưng không được tiễp xúc với công việc thực tế. Các
doanh nghiệp thường không tỏ ra nhiệt tình với việc hướng dẫn sinh viên. Để
đạt hiệu quả cao hơn, nhà trường và ngân hàng liên kết…
5.2. Hình thành cho sinh viên thói quen chủ động tiếp cận thông tin.
Một trong những nhược điểm lớn nhất ở sinh viên mà khá nhiều ngân hàng
nhắc đến (survey) là hiểu biết thực tiễn còn kém. Đây là nhược điểm chủ quan
thuộc về bản thân các sinh viên. Tuy nhiên nhà trường trong quá trình đào tạo có
thể tác động tích cực đến nó. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra đây một hình thức rèn
luyện kĩ năng tìm hiểu thực tế cho sinh viên ở các trường đại học: Viết báo cáo
định kì về tình hình thời sự. Hình thức này cụ thể như sau:
Nhà trường đưa các báo cáo tình hình thực tế vào thang điểm đánh giá sinh
viên. Giáo viên là những người trực tiếp quyết định hình thức viết báo cáo, cách
đánh giá và là người trực tiếp đánh giá chất lượng của các bài tìm hiểu. Sinh viên
81
được yêu cầu viết các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình thực tế trong một
khoảng thời gian nhất định: 1 tuần, 2 tuần hoặc bất kì khoảng thời gian nào tùy
thuộc tình hình thực tế (ví dụ như trong thời gian hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
đang có rất nhiều biến động, thời gian định kì cho các báo cáo của sinh viên có thể
là 1 tuần. Tuy nhiên trong thời kì nền kinh tế khá ổn định, ít biến động, thời gian
định kì có thể kéo dài ra thành 2 tuần hoặc 1 tháng…). Khi thực hiện phương pháp
này, bắt buộc người giáo viên phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu về tình hình
thực tế, quan trọng là có thời gian để đọc một số lượng lớn thông tin, nhất là trên
mạng Internet, về các tin tức mang tính thời sự nhất, đồng thời có một khối lượng
thời gian dành cho việc đánh giá cụ thể bài tìm hiểu của các sinh viên nhằm đi đến
các kết luận công bằng, chính xác nhất đối với các kết quả tìm hiểu của sinh viên,
giảm thiểu tình trạng sao chép, ỷ lại…của sinh viên như hiện nay. Chỉ khi nhà
trường cùng thầy cô giáo có thể phối hợp chặt chẽ với nhau và đưa ra các hình thức
quản lý, đánh giá nghiêm khắc thì sinh viên mới dần hình thành được thói quen chủ
động tìm hiểu thông tin, liên hệ thực tế.
5.3. Gia tăng sự hứng thú và gắn bó với ngành học của sinh viên.
5.3.1. Công tác hướng nghiệp
(a) Tiến hành từ sớm. Hoạt động hướng nghiệp cần phải được tiến hành ngay từ
khi học sinh đang ở trường cấp 3 hoặc thậm chí sớm hơn. Việc học nghề, hướng
nghiệp không chỉ dừng lại ở các buổi nói chuyện hoặc một số buổi học thêm các
nghề như may, thêu, mộc…Trong khoảng thời gian học sinh học tập tại các cấp
cơ sở, nhà trường và các thầy cô giáo cần phải chú trọng đến việc tìm hiểu khả
năng, ước mơ của từng học sinh. Trên cơ sở đó, phối hợp cùng bộ ngành liên
quan xây dựng cơ sở hạ tầng để các em học sinh phát hiện và phát huy khả năng
thật sự của mình như phòng tập thể dục, sân bóng chày, bóng chuyền, các câu
lạc bộ…
82
(b) Giáo viên gắn bó với học sinh. Việt Nam có thể học tập mô hình của nước
ngoài: Tăng số lượng giáo viên/ số học sinh. Điều này có nghĩa là một giáo viên
sẽ chịu trách nhiệm với ít học sinh hơn (lớp học ít hơn hoặc các thầy cô giáo bộ
môn cũng tham gia vào việc quản lý học sinh chứ không chỉ giao cho một số ít
các thầy cô chủ nhiệm). Như vậy các giáo viên có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với
học sinh, nắm được khả năng của học sinh và giúp học sinh định hướng tốt hơn
cho việc học tập ở các cấp bậc cao hơn và cho công việc sau này. Khi lên cấp
đại học, các thầy cô giáo song song với việc tạo điều kiện cho sinh viên rèn
luyện kĩ năng mềm, sẽ đồng thời giúp sinh viên phát hiện ra các kĩ năng làm
việc ở mức độ cao hơn, đặc biệt là các kĩ năng mềm. Trên cơ sở đó sinh viên
xác định hoặc xác nhận lại một cách đúng đắn ngành nghề họ đã chọn. Đây là
một trong những nền tảng cơ bản cho việc đảm bảo sinh viên thật sự phù hợp và
đam mê ngành nghề họ đã chọn cũng như đảm bảo cắt giảm các khoản lãng phí
cho nhà trường và xã hội khi đào tạo các sinh viên không hứng thú với ngành
học và do đó ra trường không có khả năng làm việc trong lĩnh vực đã được đào
tạo.
5.3.2. Gia tăng sự lựa chọn
Ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, tỉ lệ các môn tự chọn còn quá hạn
chế. Thông thường các môn tự chọn lại là các môn chuyên ngành, đi vào từng lĩnh
vực cụ thể trong khi các môn bắt buộc đôi khi không thật sự cần thiết cho một số
công việc cụ thể (ví dụ như môn quy hoạch tuyến tính có thể sẽ không thật sự giúp
ích nhiều cho một sinh viên mong muốn làm việc trong ngành ngân hàng). Gia tăng
các môn học tự chọn cho sinh viên, đồng thời gia tăng cơ hội học tập cho sinh viên,
giảm bớt sự quản lý khắt khe về số lượng cho các sinh viên (ví dụ như hình thức tín
chỉ sắp được đưa vào áp dụng hiện nay…) cho phép sinh viên được học tập tùy
theo khả năng thực tế, quỹ thời gian có thể bố trí được… của từng sinh viên.
83
Việc sinh viên được định hướng cụ thể từ sớm, thật sự hình thành được niềm
đam mê với ngành học và có quyền tự do tương đồi cao trong việc lựa chọn mô
hình, cách thức, môn học cho mình sẽ giúp sinh viên đạt kết quả cao hơn trong học
tập. Đối với nhà trường và doanh nghiệp, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra (của nhà
trường) và đầu vào (của ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung) cao hơn,
sát với thực tế hơn.
84
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu – rộng vào
nền kinh tế thế giới như hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng
và là một thách thức lớn với các nhà đào tạo và các tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt
và cụ thể là trong ngành ngân hàng – một ngành đang có tốc độ phát triển và tầm
quan trọng đáng kể đối với nền kinh tế đất nước.
Trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 63.000 sinh viên tốt nghiệp Đại học
và Cao đẳng chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Về mặt số lượng, cung lao động
cho ngành ngân hàng như vậy, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã
không thể đáp ứng được cầu trong khi nguồn nhân lực của ngành ngân hàng đạt
mức kỉ lục và xếp vị trí cao nhất trong tất cả các ngành nghể hoạt động trong nền
kinh tế hiện nay với tốc độ tăng trưởng của thị trường thì 57%. Bên cạnh đó, khả
năng của sinh viên mới ra trường – hay xét theo cách tiếp cận của nhóm nghiên
cứu, chính là chất lượng của sản phẩm đầu ra được cung ứng trên thị trường lao
động – chính là vấn đề lớn nhất và cũng là một trong các nguyên nhân đáng kể nhất
dẫn đến tình trạng ngân hàng vẫn thiếu nhân lực trầm trọng trong khi một bộ phận
không nhỏ sinh viên khối ngành kinh tế được đào tạo về tài chính – ngân hàng và
được cho là có thể làm việc trong các ngân hàng khi ra trường lại không thể được
chấp nhận vào làm việc. Các sinh viên ra trường đa số không đáp ứng được kỹ
năng làm việc, không có những kiến thức thực tiễn. Trong số các vị trí tuyển dụng
trong ngành ngân hàng mà sinh viên có thể vào làm, không phải tất cả các vị trí đều
có thể tìm được sinh viên đủ khả năng bắt tay vào công việc.
Nguyên nhân sự bất cân xứng giữa yêu cầu của ngân hàng và khả năng đáp
ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường đến từ nhiều phía: phía nhà
trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm đào tạo chưa tiêu chuẩn hóa, cập nhật và
hệ thống kiến thức thực tế cần thiết; bản thân chính sinh viên chưa quan tâm, nỗ lực
đủ; và cũng do một phần nguyên nhân từ phía ngân hàng – đơn vị cầu lao động
85
chưa thực sự chủ động trong công tác cung cấp thông tin tuyển dụng, thu hút nhân
tài và liên kết với các trường đại học và các đơn vị đào tạo giúp sinh viên đáp ứng
tốt hơn các yêu cầu cốt lõi của ngân hàng.
Từ những nguyên nhân rút ra, nhóm nghiên cứu có đề xuất một số giải pháp
cho vấn đề bất cân xứng giữa khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế
với nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng, gồm có: các giải pháp vĩ mô và các giải
pháp vi mô cụ thể. Giải pháp vĩ mô đề cập đến sự phối hợp với nhau giữa các bên:
chính phủ, các nhà tuyển dụng và nhà đào tạo để nắm bắt thông tin, nghiên cứu và
đưa ra những phương án đào tạo phù hợp – tạo sự ăn khớp giữa cung và cầu trong
ngành Tài chính ngân hàng. Chính phủ cần có một cơ chế và chính sách tạo mối
quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; cần tạo lập một hệ thống các
cơ quan nghiên cứu, dự báo phân tích nhu cầu lao động. Còn ở góc độ vi mô, từng
cơ sở đào tạo nên có bộ phận hỗ trợ và theo dõi sinh viên sau khi tốt nghiệp để có
phản hồi nhanh chóng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu trên thị
trường lao động. Và các giải pháp cụ thể hơn gồm có:
Gia tăng số lượng và đảm bảo chất lượng giảng viên
Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ sở đào tạo
Thống nhất tiêu chuẩn và cập nhật thực tiễn tài liệu đào tạo
Phát triển các kĩ năng và tính cách cần thiết, giải quyết các bất cập còn tồn
tại ở sinh viên
Các giải pháp đề xuất mà nhóm nghiên cứu đưa ra nhấn mạnh vai trò của
việc hệ thống hóa kiến thức, tài liệu cũng như hệ thống hóa việc quản lý giảng viên,
sinh viên hiệu quả hơn; và việc thúc đẩy, khuyến khích chính bản thân sinh viên
năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thu nhận kiến thức, kĩ năng hữu dụng cho
việc làm sau này.
86
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra sự phối hợp của các tổ chức TC-
NH trong việc liên kết, hỗ trợ về thông tin và đào tạo với các trường cũng rất quan
trọng. Trong cách tiếp cận thị trường lao động thứ hai, bên cung lao động – Nhà
trường và bên cầu lao động – Ngân hàng, sự hỗ trợ đào tạo kể cả về vật chất và
kiến thức thực tế của các ngân hàng đối với các trường chính là một phần giá của
sản phẩm sức lao động bên cạnh tiền lương trả trực tiếp cho người lao động. Cân
bằng cung cầu lao động trên thị trường sẽ đạt được khi lượng lao động được cầu từ
phía ngân hàng được đáp ứng từ quá trình đào tạo của các trường với một mức chi
phí mà ngân hàng bỏ ra để trả lương cho người lao động và hỗ trợ đào tạo các
trường phù hợp với lợi ích họ nhận được khi sử dụng các sinh viên có nghiệp vụ.
Các thông tin từ phía ngân hàng cần có bao gồm yêu cầu về sản phẩm lao
động: từ lượng cầu mỗi năm ở các trình độ, nghiệp vụ cụ thể để nhà trường có kế
hoạch tuyển sinh và đào tạo phù hợp đến trình độ xử lý nghiệp vụ cần thiết để sinh
viên có thể thực sự đảm đương được công việc thực tế ở ngân hàng sau khi ra
trường. Ngoài ra, phía ngân hàng còn cần có sự hỗ trợ hợp lý cho công tác giảng
dạy chuyên môn của các trường như: gửi các nhân viên ngân hàng nhiều kinh
nghiệm và/hoặc có thể là hướng dẫn viên của các khóa đào tạo nội bộ của ngân
hàng, tham gia trợ giảng hoặc làm khách mời trong các buổi thảo luận tại các
trường; cho giảng viên tham gia họp tổng kết tình huống, kinh nghiệm với ngân
hàng; tạo nhiều cơ hội và điều kiện hơn để sinh viên thực tập tại ngân hàng; xây
dựng các mô hình liên kết chặt chẽ với các trường cụ thể; lập ngân hàng ảo để giúp
sinh viên thực hành…
87
PHỤ LỤC
(1) BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU DÀNH CHO SINH VIÊN
Đánh giá khả năng đáp ứng của Sinh viên khối ngành Kinh tế mới ra trường
đối với yêu cầu tuyển dụng và làm việc của các Ngân hàng
Xin chào Anh/Chị. Chúng tôi đang tiến hành cuộc khảo sát về sự đánh giá của phía
ngân hàng/ sinh viên về khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra
trường đối với yêu cầu tuyển dụng và làm việc của các ngân hàng. Rất mong nhận
được sự hợp tác giúp đỡ của Anh/Chị.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Anh/Chị có thể cho biết? Tên:
Trường: Sinh viên năm thứ:
1. Có mong muốn làm trong ngành ngân hàng không? __Có __Không
2. Anh/Chị có bao giờ tìm hiểu về hoạt động, nghiệp vụ của ngân hàng không? __Có __Không
3. Mức độ thường xuyên của việc tìm hiểu đó?
Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Tương đối
Thường
xuyên
thường xuyên
4. Hãy đánh thứ tự các nguồn tham khảo mà Anh/Chị hay sử dụng nhất
Các nguồn tham khảo
Thứ
tự
Internet
Người quen làm trong ngành ngân hàng
Thầy cô
Sách vở
Bạn bè
Báo chí
Các nguồn khác (xin nêu rõ)
Xin hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với mức độ đáp ứng của sinh viên theo ý
kiến Anh/Chị, hoặc vào ô “KO” nếu Anh/Chị cho rằng kĩ năng đó không cần thiết
với công việc ở Ngân hàng.
A. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KĨ NĂNG NGHIỆP VỤ
88
1 – Hiểu biết rất ít, mơ hồ và có nhiều nhầm lẫn
2 – Nắm được những lý thuyết cơ bản nhất
3 – Nắm vững lý thuyết
4 – Nắm vững lý thuyết và có khả năng liên hệ thực tế
5 – Nắm vững lý thuyết và có khả năng giải quyết các vấn đề thực tế, có thể
bắt tay ngay vào công việc
Kĩ năng về nghiệp vụ 1 2 3 4 5
Phòng
thanh
toán quốc
tế
1 Các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ
thanh toán (khái niệm, đặc điểm các phương
thức thanh toán….)
2 UCP và ISBP
3 Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương
4 Các kiến thức thương mại cơ sở
(Incoterms…)
5 Giải quyết các sai sót và tranh chấp
Phòng tín
dụng
6 Các khái niệm (Vốn, tài sản)
7 Đánh giá phương án kinh doanh của dự án
8 Mức độ rủi ro của dự án
9 Xác định tiêu chí cho vay
Phòng
thẻ
10 Hiểu biết chung về thẻ (các loại thẻ, đặc
điểm…)
11 Phát hành thẻ
12 Thanh toán thẻ
13 Tra soát khiếu nại
14 Marketing
15 Dịch vụ khách hàng
Các kĩ
năng
chung
16 Tiếng Anh giao tiếp
17 Tiếng Anh chuyên ngành
18 Sử dụng MSWord
19 Sử dụng MSExcel
20 Hiểu biết về các luật, quy định liên quan
(Luật thương mại, Luật công cụ chuyển
nhượng, Luật Tín dụng…)
B. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KĨ NĂNG MỀM
1-Rất kém 5-Rất tốt
Kĩ năng mềm 1 2 3 4 5 KO
1 Làm việc độc lập
89
2 Phân tích
3 Tổng hợp
4 Suy nghĩ sáng tạo
5 Giải quyết vấn đề
6 Thuyết trình
7 Giao tiếp
8 Đàm phán
9 Lãnh đạo
10 Hiểu biết về con người
11 Hiểu biết về tình hình chính trị và môi trường kinh tế vĩ
mô
12 Tầm nhìn
13 Có quan hệ rộng
14 Thừa nhận và học hỏi từ sai lầm
15 Khả năng làm việc tập trung cao độ
C. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC
1-Rất kém 5-Rất tốt
Tính cách con người 1 2 3 4 5 KO
1 Trách nhiệm
2 Cẩn thận
3 Trung thực
4 Kiên trì
5 Nhanh nhạy
6 Quyết tâm
7 Khiêm tốn
8 Quyết đoán
D. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ Ý KIẾN KHÁC
1. Theo anh/chị, các sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường nhìn chung đáp ứng
được khoảng bao nhiêu % yêu cầu công việc của ngân hàng?____________________
2. Anh/Chị có đề xuất gì về chương trình, nội dung và cách thức giảng dạy các môn học
ở trường đại học để cải thiện khả năng đáp ứng của sinh viên theo yêu cầu của ngân
hàng không?
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã giúp chúng tôi thực hiện bảng nghiên cứu này.
90
(2) BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGÂN HÀNG
Đánh giá khả năng đáp ứng của Sinh viên khối ngành Kinh tế mới ra trường
đối với yêu cầu tuyển dụng và làm việc của các Ngân hàng
Xin chào Anh/Chị. Chúng tôi đang tiến hành cuộc khảo sát về sự đánh giá của phía
ngân hàng/ sinh viên về khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra
trường đối với yêu cầu tuyển dụng và làm việc của các ngân hàng. Rất mong nhận
được sự hợp tác giúp đỡ của Anh/Chị.
Xin Anh/Chị cho biết hiện tại Anh/Chị đang công tác ở phòng nghiệp vụ nào của ngân
hàng.
___Phòng thanh toán ___Phòng thẻ
___Phòng tín dụng ___Phòng khác (xin nói rõ)__________
Xin cho biết chức vụ hiện tại của Anh/Chị tại ngân hàng: ________________________
Xin hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với mức độ đáp ứng của sinh viên theo ý
kiến Anh/Chị, hoặc vào ô “KO” nếu Anh/Chị cho rằng kĩ năng đó không cần thiết
với công việc ở Ngân hàng.
A. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KĨ NĂNG NGHIỆP VỤ
Trong phần này, Anh/Chị chỉ cần đánh giá về các kĩ năng chung và kĩ năng thuộc phòng
nghiệp vụ Anh/Chị làm việc.
1 – Hiểu biết rất ít, mơ hồ và có nhiều nhầm lẫn
2 – Nắm được những lý thuyết cơ bản nhất
3 – Nắm vững lý thuyết
4 – Nắm vững lý thuyết và có khả năng liên hệ thực tế
5 – Nắm vững lý thuyết và có khả năng giải quyết các vấn đề thực
tế, có thể bắt tay ngay vào công việc
Kĩ năng về nghiệp vụ 1 2 3 4 5
Phòng
thanh
toán quốc
1 Các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ
thanh toán (khái niệm, đặc điểm các phương
thức thanh toán….)
91
tế 2 UCP và ISBP
3 Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương
4 Các kiến thức thương mại cơ sở
(Incoterms…)
5 Giải quyết các sai sót và tranh chấp
Phòng tín
dụng
6 Các khái niệm (Vốn, tài sản)
7 Đánh giá phương án kinh doanh của dự án
8 Mức độ rủi ro của dự án
9 Xác định tiêu chí cho vay
Phòng
thẻ
10 Hiểu biết chung về thẻ (các loại thẻ, đặc
điểm…)
11 Phát hành thẻ
12 Thanh toán thẻ
13 Tra soát khiếu nại
14 Marketing
15 Dịch vụ khách hàng
Các kĩ
năng
chung
16 Tiếng Anh giao tiếp
17 Tiếng Anh chuyên ngành
18 Sử dụng MSWord
19 Sử dụng MSExcel
20 Hiểu biết về các luật, quy định liên quan
(Luật thương mại, Luật công cụ chuyển
nhượng, Luật Tín dụng…)
B. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KĨ NĂNG MỀM
1-Rất kém 5-Rất tốt
Kĩ năng mềm 1 2 3 4 5 KO
1 Làm việc độc lập
2 Phân tích
3 Tổng hợp
4 Suy nghĩ sáng tạo
5 Giải quyết vấn đề
6 Thuyết trình
7 Giao tiếp
8 Đàm phán
9 Lãnh đạo
92
10 Hiểu biết về con người
11 Hiểu biết về tình hình chính trị và môi trường kinh tế vĩ
mô
12 Tầm nhìn
13 Có quan hệ rộng
14 Thừa nhận và học hỏi từ sai lầm
15 Khả năng làm việc tập trung cao độ
C. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC
1-Rất kém 5-Rất tốt
Tính cách con người 1 2 3 4 5 KO
1 Trách nhiệm
2 Cẩn thận
3 Trung thực
4 Kiên trì
5 Nhanh nhạy
6 Quyết tâm
7 Khiêm tốn
8 Quyết đoán
D. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ Ý KIẾN KHÁC
1. Theo anh/chị, các sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường nhìn chung đáp ứng
được khoảng bao nhiêu % yêu cầu công việc của ngân hàng?____________________
2. Anh/Chị có đề xuất gì về chương trình, nội dung và cách thức giảng dạy các môn học
ở trường đại học để cải thiện khả năng đáp ứng của sinh viên theo yêu cầu của ngân
hàng không?
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã giúp chúng tôi thực hiện bảng nghiên cứu này.
Nhóm thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
93
1. Giáo trình Kinh tế Vi mô I, II – Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Báo cáo kết quả khảo sát chất lượng đào tạo của trường Đại học Ngoại
thương.
3. Báo cáo kết quả nghiên cứu “Một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến
hoạt động học tập và đinh hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh
viên” – Nhóm giảng viên ĐHQG Tp.HCM – 2002
4. Báo cáo “Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành về công
nghệ thông tin, kỹ thuật điện – điện tử - viễn thông và vật lý tại một số
trường đại học Việt Nam” – Nhóm giáo sư trường Đại học Harvard (Hoa
Kì) – 2005
5. Australian Qualifications Framework – Implementation Handbook, Third
edition 2002.
6. Thời báo Kinh tế Sài Gòn (nhiều số)
7. Kết quả của một số điều tra, thống kê về sinh viên của Trường Đại học
Kinh tế Quốc Dân Hà Nội và Học viện Ngân hàng.
8. Một số website www.vnchannel.net
www.vnn.vn
www.thanhniennews.com
www.vnanet.vn
www.vietnamnews.vnagency.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- YRCSu bat can xung giua nhu cau tuyen dung cua cac ngan hang va kha nang dap ung cua sinh vie.pdf