Với đề tài “Sử dụng biểu diễn trực quan động để nâng cao nănglực
đại số của học sinh lớp 10”, tôi đã tìm kiếm cũng như bước đầu thiết kế được
một số bài toán nhằm nâng caonăng lực đại số của học sinh lớp 10 bằng
phương án sử dụng biểu diễn trực quan động. Qua quá trình nghiên cứu lý
thuyết và thực nghiệm, tôi cũng đã thu thập được những dữ liệu cần thiết và
phântích chúng nhằm trả lời cho bacâu hỏi “Xây dựng những mô hình động
về đại số như thế nào để giáo viên và học sinh có thể sử dụng nhằm đạt hiệu
cao trong giảng dạy và học tập?” “Những năng lực đại số mà học sinh lớp 10
thể hiện khi giải quyết các vấn đề toán học và thực tế bằng phương án sử dụng
các biểu diễn trực quan động?”và “Các bài toán có sử dụng biểu diễn trực
quan động có vai trò như thế nào đối với việc nâng cao năng lực đại số của
học sinh lớp 10?”. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực đại
số cho học sinh
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng biểu diễn trực quan động để nâng cao năng lực đại số của học sinh lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả đưa ra chưa nhanh, một số học sinh còn thực hiện việc kéo
các thanh trượt theo cảm tính mà không lập luận để đưa ra đáp án chính xác
nhất. Có hai nhóm làm bài tốt, từ câu trả lời của hai nhóm này cho thấy năng
lực suy luận, lập luận của nhóm khá tốt. Có ba nhóm còn lại làm bài chưa tốt,
điều này chứng tỏ năng lực giao tiếp của các em còn hạn chế, năng lực sử
dụng các đồ dùng hỗ trợ và công cụ chưa cao. Nhìn chung thì phần lớn học
sinh đã đạt mức độ hiểu biết 4 ở câu hỏi 1 vì học sinh đã hiểu và làm việc
được với mô hình, dựa trên các lập luận và giải thích được các thao tác mình
thực hiện.
65
Hình 32. Giao tiếp còn hạn chế
Hình 33.
Hình 34. Bài làm tốt
Ở câu hỏi 2a: Đa số các nhóm trả lời câu hỏi này một các nhanh
chóng, điểm trung bình là 1,25/2 điểm. Tuy nhiên, do năng lực về giao tiếp,
lập luận logic còn hạn chế nên 4/5 nhóm trả lời không trọn vẹn, dẫn đến
không đạt điểm tối đa. Nhìn chung thì phần lớn học sinh đã đạt mức độ hiểu
biết 3, 4 ở câu hỏi 2.a.
Ở câu hỏi 2b: Đây là câu hỏi tương tự câu 2.a, đa số nhóm học sinh
đều mắc lỗi trình bày, khả năng diễn đạt chưa chặt chẽ. Có 1/5 nhóm làm bài
tốt, điều này thể hiện khả năng lập luận của nhóm tốt. Nhìn chung thì phần lớn
học sinh đã đạt mức độ hiểu biết 3 ở câu hỏi 2.b.
Hình 35.
66
Hình 36. Bài làm tốt
Ở câu hỏi 3: Điểm trung bình là 1,3/2 điểm. Về cơ bản, các nhóm học
sinh đều định hướng được cách giải quyết đó là phân tích x2 + bx + c về dạng
2( )y x p q . Tuy nhiên phần kết luận còn thiếu sót, 5/5 nhóm học sinh
không kết luận chính xác, thiếu chặt chẽ. Điều này cho thấy rằng học sinh còn
hạn chế năng lực tư duy và những kỹ năng suy luận để xét hết các trường hợp
xảy ra. Nhìn chung ít học sinh đã đạt mức độ hiểu biết 5 ở câu hỏi 3 vì từ câu
hỏi 2, học sinh đã rút ra được nhận xét: Khi thực hiện dịch chuyển các thanh
trượt tham số p và q ta thu được đồ thị hàm số 2( )y a x p q từ đồ thị hàm
số 2y ax và từ nhận xét này có được hướng giải quyết câu 3 và 4.
Hình 37. Trình bày không chặt chẽ
Hình 38. Trình bày tốt
Ở câu hỏi 4: Câu hỏi này là sự mở rộng của câu hỏi 3, giúp học sinh tái
tạo lại nội dung câu trả lời của câu hỏi 2. Tương tự như câu hỏi 3, học sinh giải
67
quyết tốt bước phân tích ax2 + bx + c về dạng a(x – p)2 + q, phần kết luận chưa
xét hết các trường hợp xảy ra. Điểm trung bình của câu hỏi là 1,15/2 điểm.
Hình 43. Bài làm chưa có kết luận
Hình 44. Bài làm tốt
4.2. Kết quả thăm dò bảng hỏi
Qua số liệu thu thập được từ 15 học sinh của lớp 10/2 được chọn thực nghiệm,
chúng tôi đã thống kê được kết quả số phần trăm học sinh đồng ý với các
khẳng định theo các mức độ cho sẵn, được trình bày trong các bảng sau.
68
Câu 2. Hãy cho biết mức độ tự tin của em khi thực hiện các nhiệm vụ
toán sau:
1. Rất tự tin; 2. Tự tin; 3. Không tự tin lắm; 4. Không tự tin tí nào
Số phần trăm HS chọn
Câu Nhiệm vụ 1 2 3 4
1 Kéo rê các thanh trượt a, b để đồ thị
hàm số ( )y f x trùng với đồ thị
hàm số ( )y g x .
33,3 33,3 13,4 0,0
2 Nhận xét mối quan hệ về dấu của
( )f x và hệ số a trong các trường
hợp
66,7 33,3 0,0 0,0
3 Nếu không có mô hình động, em có
thể nhận xét được sự thay đổi của
các đồ thị trong các trường hợp hệ số
a, b, c thay đổi.
26,7 20,0 46,7 6,6
4 Nhận xét sự dịch chuyển của đồ thị
hàm số ( )y f x khi p, q thay đổi giá
trị
33,3 60,0 6,7 0,0
5 Nêu cách vẽ đồ thị hàm số
y = x2 + bx + c từ đồ thị hàm số
y = x2.
40,0 40,0 20,0 0,0
6 Nêu cách vẽ đồ thị hàm số
y = ax2 + bx + c từ đồ thị hàm số
y =ax2.
53,3 26,7 20,0 0,0
Từ kết quả thăm dò bảng hỏi cho thấy rằng, học sinh tự tin khi thực hiện các
nhiệm vụ bằng các thao tác trên mô hình, điều này cho thấy rằng các em bắt
nhịp được với cách học mới, thể hiện sự tự tin của mình khi làm việc với các
mô hình. Điều này chứng tỏ các em có khả năng sử dụng các phương tiện hỗ
trợ và công cụ. Bên cạnh đó, các năng lực tư duy, suy luận được thể hiện khá
tốt, các em nhận ra được sự tương đồng của các câu hỏi, khả năng quan sát
khá tốt để đưa ra các câu trả lời tổng quát từ các trường hợp cụ thể.
5. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Các bài toán có sử dụng biểu diễn trực quan động có
vai trò như thế nào đối với việc nâng cao năng lực đại số của học sinh lớp 10?
69
5.1. Kết quả thực nghiệm
Qua quá trình thực nghiệm, cho thấy các tác động tích cực của các biểu diễn
trực quan động như sau:
Tăng cường khả năng đưa ra các phỏng đoán: Học sinh có nhiều cơ hội
để chia sẻ, trao đổi và thảo luận những phỏng đoán toán học của mình. Các em
được khuyến khích tìm tòi, khám phá các kiến thức đại số theo nhiều cách. Hoạt
động này giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy và suy luận. Chẳng hạn, trong
bài tập ứng dụng định lý dấu của tam thức bậc hai (file kl | 15. gsp), câu hỏi được
đưa ra là: Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số ( )y f x giao với trục hoành
tại một điểm? Khi giải quyết câu hỏi này, học sinh thực hiện thao tác kéo rê đầu
mút tham số m và đưa ra dự đoán là m = 1. Việc tăng cường khả năng đưa ra các
phỏng đoán sẽ giúp học sinh nâng cao các năng lực tư duy và suy luận.
Học sinh dễ dàng kiểm chứng các giả thuyết: Sau khi đưa ra phỏng
đoán, trao đổi thảo luận với các bạn trong nhóm, học sinh thấy rằng cần phải
kiểm chứng những giả thuyết đó để từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn. Hoạt
động thảo luận giúp học sinh nâng cao năng lực giao tiếp và khả năng lập luận
của mình. Cũng ví dụ trên, khi học sinh đưa ra dự đoán, có một số nhóm nhấn
vào nút lệnh m = 1 và khẳng định kết quả cuối cùng là m = 1. Bên cạnh đó, có hai
nhóm nhấn vào nút a = 0 và thấy đồ thị hàm số ( )y f x cắt trục hoành tại một
điểm. Như vậy, chỉ với các thao tác trên mô hình, nhấn vào các nút lệnh có trên
trang hình, học sinh có thể kiểm chúng lại điều mình dự đoán là đúng hay sai.
Phát triển năng lực tự học: Biểu diễn trực quan động dưới sự hướng
dẫn của giáo viên sẽ kích thích, gây hứng thú cho học sinh tìm tòi, khám phá,
đào sâu kiến thức bằng các khám phá xa hơn. Hoạt động này giúp học sinh
nâng cao năng lực đặt và giải quyết vấn đề. Trong thực nghiệm, sau khi nghe
giáo viên hướng dẫn về các thao tác các em có thể thực hiện được trên mô
hình, các em đã tự mình thực hiện các thao tác và tự xây dựng các kiến thức,
giải quyết các bài toán.
Phát triển khả năng làm việc theo nhóm: Việc xây dựng các biểu
diễn hình học động hỗ trợ học sinh giải quyết một số bài toán tạo ra nhu cầu
cần phải chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm toán học ở học sinh. Hoạt động này
giúp học sinh nâng cao năng lực giao tiếp; lập luận. Chẳng hạn, trong các mô
hình tiến hành thực nghiệm, có những câu hỏi đưa ra cần sự thảo luận của cả
70
nhóm để đưa ra kết quả chính xác nhất, mô hình về định lý dấu tam thức bậc
hai là một ví dụ (file kl | 14. gsp), mỗi thành viên trong nhóm đều đưa ra các ý
kiến của mình và rút ra nhận xé sự thay đổi của đồ thị hàm số 2y ax bx c
khi a, b, c thay đổi giá trị. Đây không phải là một câu dễ trả lời nếu các em
không làm việc theo nhóm.
5.2. Kết quả thăm dò bảng hỏi
Câu 1: Đánh dấu X vào ý kiến em cho là đúng nhất
1: Rất đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Không đồng ý; 4: Hoàn toàn không đồng ý
Số phần trăm HS chọn
Câu
Nội dung 1 2 3 4
1 Em có hứng thú khi được làm quen với các
mô hình động trong giờ học toán. 66,7 33,3 0,0 0,0
2 Em nghĩ chỉ trong các bài toán về hình học
mới có sự xuất hiện của các mô hình động,
còn đại số thì không.
6,7 0,0 40,0 53,3
3 Em thường nhanh chóng nhận ra dạng biểu
diễn cho tất cả các đối tượng sau khi xem xét
chúng.
13,3 46,7 40,0 0,0
4 GV nên có nhiều mô hình động trong giờ học
để giúp các em phát hiện và giải quyết một số
bài toán liên quan.
46,7 46,7 0,0 6,6
5 Những câu hỏi của giáo viên cùng với sự hỗ
trợ của mô hình động giúp em có thể tìm ra
kiến thức và giải quyết một số bài toán về
hàm số bậc hai.
46,7 46,7 6,6 0,0
6 Khi sử dụng GSP để khảo sát một số tính chất
của hàm số bậc nhất, bậc hai em nhận thấy:
Có thể kiểm tra lại tính đúng đắn của định lý
về tịnh tiến đồ thị đã được chứng minh thông
qua mô hình động.
66,7 33,3 0,0 0,0
7 Với sự hỗ trợ của các mô hình động, mức độ
hiểu biết về các tính chất liên quan đến hàm
số bậc hai là nhanh chóng.
53,3 33,3 13,4 0,0
8 Nhờ các mô hình động khả năng tư duy, lập
luận được nâng cao khi giải quyết các bài toán
GV đưa ra trong phiếu học tập.
40,0 46,8 6,6 6,6
9 Nhờ có các mô hình động, em tự tin khi giải
quyết các nhiệm vụ trong phiếu học tập . 40,0 53,3 6,7 0,0
71
Qua bảng thăm dò cho thấy rằng, sử dụng biểu diễn trực quan động
mang lại hiệu quả trong quá trình dạy học, các em hiểu kiến thức nhanh chóng
hơn, khả năng lập luận, tư duy của các em được nâng cao.
6. Đánh giá thực nghiệm
Các câu hỏi đưa ra trong các phiếu học tập là hoàn toàn phù hợp với lượng
kiến thức đã biết của học sinh lớp 10 và cũng hoàn toàn tuân theo mục đích
của đề tài này. Một điều rất đáng quý trong quá trình thực nghiệm là học sinh
lớp 10/2 trường THPT Chuyên Quốc Học đã tham gia rất tích cực trong quá
trình khảo sát. Tuy nhiên, với mong muốn học sinh trực tiếp khám phá các mô
hình (các em làm việc trên máy tính) và do điều kiện về cơ sở vật chất chưa
được trang bị nên tôi không thể thực hiện thực nghiệm tại nhiều lớp, nhiều
trường như mong muốn. Nhưng có thể nói quá trình thực nghiệm đã hoàn
thành và đạt được những mục đích thực nghiệm đề ra.
Tóm tắt chương 4: Trong chương này, tôi đã trình bày các kết quả nghiên cứu
thực nghiệm nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra. Qua đó, đưa ra các
kết quả cho từng câu hỏi nghiên cứu. Những kết luận và lý giải cho từng câu
hỏi nghiên cứu sẽ được tôi trình bày cụ thể ở chương 5.
72
CHƯƠNG 5.
KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ VẬN DỤNG
1. Kết luận
1.1. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Xây dựng những mô hình động về đại số như
thế nào để giáo viên và học sinh có thể sử dụng nhằm đạt hiệu cao trong
giảng dạy và học tập?
Qua tìm hiểu nền tảng lịch sử và nền tảng lý thuyết, chúng tôi nhận thấy rằng
hầu như tất cả các tính chất toán đều gắn với các biểu diễn nào đó, chúng phản
ánh các biểu diễn thực tế trong cuộc sống. Vì thế, khả năng tìm kiếm và sử
dụng các biểu diễn trực quan động là hữu ích để học sinh khám phá toán ở
lĩnh vực đại số.
Để đạt hiệu cao trong giảng dạy và học tập, các mô hình động được xây dựng
cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
Các mô hình phải có tính trực quan, thao tác được: Qua thực nghiệm,
chúng tôi nhận thấy rằng, việc thực hiện các thao tác đơn giản trên mô hình là
hoàn toàn nằm trong khả năng của học sinh, chúng tao ra sự hứng thú cho học
sinh, các em có thể tự mình khám phá những điều thú vị mặc dù các em chưa
biết gì về phần mềm GSP.
Các mô hình động phải chính xác, phù hợp: Các mô hình phải chính
xác với nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt và phù hợp với mức độ nhận
thức của học sinh để các em có thể tự khám phá tri thức cho riêng mình bằng
suy luận chứ không phải toán là một cái gì đó “đã được làm sẵn”.
Kích thích được khả năng tư duy và suy luận của học sinh: Các thao tác
trên mô hình và các câu hỏi yêu cầu học sinh phải đưa ra các lập luận có cơ sở
và logic cho dự đoán của mình, tạo thói quen sáng tạo các dự đoán có lý, kích
thích được khả năng tư duy của các em. Chẳng hạn, trong mô hình kl | 1. gsp,
câu hỏi đưa ra là kéo rê các thanh trượt a, b như thế nào để đồ thị hàm số
( )y f x trùng với đồ thị hàm số ( )y g x ? Với câu hỏi này, học sinh cần lập
73
luận được rằng, đường thẳng nét đậm của hàm số ( )y g x có hệ số góc dương
nên phải kéo hệ số a sang phải để đường nét nhạt song song với đường nét
đậm, học sinh phải đưa ra lập luận logic dựa trên cơ sở hai đường thẳng song
song thì có hệ số góc bằng nhau.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp: Cho các em làm việc theo nhóm, các thao
các trên mô hình và các câu hỏi đưa ra cần có sự tranh luận của cả nhóm, tạo
điều kiện để các em giao tiếp và giải thích các việc làm của mình, chia sẽ và
học tập các phương án mới từ các bạn khác. Làm việc theo nhóm tạo một
không khí vui vẻ trong lớp học, tất cả các em điều được trình bày và thảo luận
những ý kiến của mình, chia sẽ và lý giải cho bạn bè những cái đúng của mình
và học hỏi những cái mình chưa phát hiện được. Qua đó nâng cao kỹ năng
giao tiếp của học sinh, học hỏi được những suy luận, lập luận từ người khác.
Từ mô hình phải có những phát hiện mới : Thông qua các thao tác trên
mô hình học sinh phải khám phá được những kiến thức mà không có các mô
hình động thì học sinh không thể phát hiện ra. Từ đó, khơi gợi sự thích thú
của học sinh trong quá trình khám phá toán học. Niềm vui khi các kiến thức
toán học được khám phá bằng sự nỗ lực của bản thân sẽ là động lực để các em
đam mê nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và quyết tâm theo đuổi những nhiệm vụ
toán học. Chẳng hạn, trong mô hình kl | 15. gsp, câu hỏi đưa ra là khảo sát sự
thay đổi của đồ thị hàm số 2y ax bx c khi a, b, c thay đổi? Với câu hỏi
này, các nhóm học sinh điều thừa nhận rằng, các em không thể trả lời được
câu hỏi này nếu không sử dụng mô hình động và các em thực sự thích thú với
những câu hỏi như thế này.
Hiện nay, với phương châm thay đổi từ lấy giáo viên làm trung tâm thành lấy
học sinh làm trung tâm, học sinh phải trở thành những người chủ động trong
học tập, thật sự tham gia vào quá trình kiến tạo tri thức cho riêng mình. Một
trong những cách để kích thích nhu cầu học hiểu biết, nhu cầu khám phá tri
thức của học sinh là đem lại cho các em những cơ hội học tập có ý nghĩa,
trong đó có các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các biểu diễn trực quan
động. Do đó các nhà nghiên cứu giáo dục cần nhận thấy những tác động tích
cực của các hoạt động này đối với việc học toán của học sinh để tích hợp vào
74
dạy học một cách hợp lý sao cho học sinh có điều kiện phát huy tối đa các
năng lực toán học của bản thân.
1.2. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Những năng lực đại số nào mà học sinh lớp 10
thể hiện khi giải quyết các vấn đề toán học và thực tế thông qua các thao tác
trên các biểu diễn trực quan động?
Trước hết, quá trình khảo sát cho thấy việc giải quyết một số nội dung trong
chương trình sách giáo khoa lớp 10 như phát hiện khái niệm, định lý, hệ quả
và giải một số bài toán thực tế bằng phương án sử dụng các biểu diễn trực
quan động là cơ hội để học sinh thể hiện năng lực tư duy. Từ trước đến nay,
học sinh thường quen với việc giáo viên cung cấp các khái niệm, định lý…sau
đó áp dụng vào giải toán, và có thể học sinh chưa được hiểu sâu về các khái
niệm, định lý đó. Khi giáo viên sử dụng các biểu diễn trực quan động để hình
thành nên các khái niệm, định lý và học sinh được giao nhiệm vụ giải quyết
một số bước trong quá trình khám phá các khái niệm, định lý này thì học sinh
phải vận dụng tổng hợp những kiến thức và kinh nghiệm đã có, phát minh ra
cho chính mình các công cụ và các phương án giải quyết vấn đề, sử dụng tư
duy phê phán để hiểu. Ngoài ra, kết quả thăm dò từ bảng hỏi cho thấy hầu hết
học sinh đều thừa nhận việc sử dụng các biểu diễn trực quan giúp các em phát
triển các hoạt động trí tuệ.
Bên cạnh đó, năng lực suy luận quy nạp cũng được học sinh thể hiện trong
quá trình sử dụng các biểu diễn trực quan động. Để đưa ra một tích chất, một
biểu thức đại số trong trường hợp tổng quát, học sinh phải làm việc với nhiều
trường hợp cụ thể, thu thập và hệ thống hóa dữ liệu, mở rộng quy luật cho
những trường hợp xa hơn, đề xuất và kiểm chứng giả thuyết tổng quát. Những
lý giải trong bài làm của học sinh về cách tìm ra kết quả cũng thể hiện cho
chúng tôi thấy rằng các em đã sử dụng suy luận ngoại suy khi đề xuất một giả
thuyết. Quá trình kết hợp ngoại suy và quy nạp để cuối cùng đưa ra một tổng
quát hóa khẳng định kết quả của mình giúp học sinh nâng cao năng lực lập
luận.
75
Các biểu diễn trực quan động đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát
triển khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Sử dụng các biểu diễn trực
quan động để khám phá, từ đó hiểu một số kiến thức và vận dụng chúng vào
giải toán là nhiệm vụ khá nặng nề với học sinh vì từ trước đến nay học sinh ít
có cơ hội làm quen với các phần mềm xây dựng các biểu diễn động. Do đó,
trước nhiệm vụ này, học sinh được yêu cầu thể hiện năng lực tư duy và suy
luận, năng lực đặt vấn đề và giải.
Ngoài ra, những bài toán liên quan đến các tình huống thực tế đòi hỏi học sinh
phải có khả năng chuyển thể thực tế thành các cấu trúc toán và ngược lại, đó
là thể hiện năng lực mô hình hóa.
Kết quả khảo sát cho thấy cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển năng lực
giao tiếp của học sinh. Với các bài toán yêu cầu giải thích cách làm, học sinh
vẫn còn lúng túng trong cách trình bày, ít sử dụng các biểu diễn toán học mà
trình bày dưới dạng ngôn ngữ nói nên không rõ nghĩa.
Để biểu diễn dưới dạng tổng quát hóa, hay làm việc với các biểu thức chứa
các kí hiệu đại số, hiển nhiên học sinh phải có khả năng giải mã và chuyển thể
ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ kí hiệu. Thực hiện các nhiệm vụ này
giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, hình thức, kỹ
thuật và các phép toán.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, khi học sinh trực tiếp thực hiện các
thao tác trên máy tính để giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập, học sinh
hoàn thành các nhiệm vụ khá nhanh chóng và sau một vài lần thực hiện các
thao tác học sinh tự tin hơn và rất thích thú. Như vậy, học sinh được biết và có
khả năng sử dụng phần mềm hình học động để hỗ trợ cho các hoạt động toán,
nghĩa là học sinh được nâng cao năng lực sử dụng các đồ dùng hỗ trợ và
công cụ.
1.3. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Các bài toán có sử dụng biểu diễn trực quan động
có vai trò như thế nào đối với việc nâng cao năng lực đại số của học sinh lớp
10?
76
Với những kết luận của câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chúng ta thấy tầm quan
trọng của hoạt động sử dụng các biểu diễn trực quan động đối với việc học
toán.
Các thực hành liên quan đến biểu diễn trực quan cho phép học sinh tự
do đưa ra các suy luận của mình theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, quan
trọng hơn là các em phải thuyết phục được người khác về sự đúng đắn của dự
đoán đó bằng suy luận dựa trên biểu diễn. Chúng tôi cho rằng đây là môi
trường thuận lợi cho việc phát triển khả năng suy luận, lập luận, rèn luyện
năng lực giao tiếp toán học, năng lực lập luận có logic và chặt chẽ.
Thông qua các bài toán sử dụng các biểu diễn trực quan động, học sinh
có nhiều cơ hội để thực hành các kỹ năng và các cách giải quyết vấn đề khác
nhau, sử dụng tổng hợp tất cả các kiến thức về đại số, hình học, thu thập dữ
liệu và thống kê…
Học sinh làm việc với các thao tác trên biểu diễn trực quan động nhằm
mô tả các hoạt động xảy ra trong tình huống của bài toán, qua đó đạt được
việc hiểu sâu hơn về các khái niệm, định lý…
Tìm kiếm và sử dụng các biểu diễn trực quan động để giải quyết các
vấn đề trong thực tế là cơ hội để học sinh nhận thức được vai trò của toán học
trong cuộc sống.
Khi sử dụng các biểu diễn trực quan động trong giờ học giúp học sinh
tham gia vào việc học tích cực và hứng thú hơn.
Tôi tin tưởng rằng với những thay đổi hợp lý trong cách dạy và học, chúng ta
sẽ có một thế hệ học sinh không chỉ nắm vững kiến thức, kỹ năng được học ở
trường mà còn biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo và tham gia tích cực vào cuộc
sống sau này.
2. Lý giải
2.1. Lý giải cho câu hỏi nghiên thứ nhất
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Xây dựng những mô hình động về đại số như
thế nào để giáo viên và học sinh có thể sử dụng nhằm đạt hiệu cao trong
giảng dạy và học tập?
77
Thông thường học sinh được học các nội dung toán có tính quy trình. Học sinh
thiếu những cơ hội để kiến tạo việc hiểu toán, để nhận ra đầy đủ các năng lực của
các em bằng cách tham gia vào các quá trình mô hình hóa, khảo sát toán, các vấn
đề để mang tính thách thức, đòi hỏi sự sáng tạo trong việc tìm kiếm và sử dụng
một phương án giải quyết vấn đề và tư duy toán học ở mức độ cao. Lối dạy học
chỉ tập trung vào trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng giải toán để vượt
qua các kỳ kiểm tra dần biến học sinh thành những người thụ động, học theo kiểu
nhồi nhét, và bị áp lực với chính việc học của mình.
Nếu chấp nhận giả thiết rằng học toán không chỉ là học các thuật toán mà học cách
thức suy nghĩ, thấy được ý nghĩa của việc học đó và có thể vận dụng những điều
được học để giải quyết các vấn đề trong toán học cũng như trong thực tế thì chúng
tôi cho rằng mọi học sinh cần được thực hành nhiều với các hoạt động tìm kiếm
kiến thức bằng cách sử dụng các biểu diễn trực quan động.
Để giải quyết được các bài toán một cách logic và chặt chẽ, trước hết học sinh cần
có một nền tảng lý thuyết thật chắc, vì thế nếu sử dụng các biểu diễn trực quan
động sẽ giúp học sinh hiểu một số khái niệm, định lý…để từ đó vận dụng chúng
vào giải một số bài toán toán học cũng như các bài toán thực tế. Do đó, bước đầu
giáo viên nên xây dựng các mô hình đơn giản và cho học sinh thực hiện các thao
tác đơn giản trong khả năng của các em, vừa tạo sự hứng thú cho học sinh trong
quá trình học tập, vừa tạo cho các em niềm tin rằng mình thực hiện tốt nhiệm vụ
trong cách học mới. Qua thực nghiệm, chúng tôi tin rằng, học sinh có đủ tự tin để
thực hiện các thao tác trên các biểu diễn trực quan động và hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao từ giáo viên. Và chúng tôi tin tưởng rằng, trong một tương lai
không xa, khi tất cả các trường THPT điều được trang bị tốt về các thiết bị dạy
học, học sinh có thể tự xây dựng các biểu diễn động cho mình. Do đó, nếu một
giáo viên có hiểu biết về phần mềm hình học động GSP và có sự đầu tư trong các
tiết dạy thì việc xây dựng các biểu diễn trực quan động để sử dụng trong giờ học là
hoàn toàn có thể làm được.
Phải nói rằng, các bài toán truyền thống trong đó chỉ yêu cầu chứng minh một kết
luận cho trước là quá cứng nhắc để cho phép học sinh tự mình khám phá nên
những điều mới đối với các em, trong khi các hoạt động sử dụng các biểu diễn trực
78
quan động lại thúc đẩy học sinh khám phá các ý tưởng, các mức độ nhận thức cao.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các bài toán có sử dụng các biểu diễn trực quan động
trong lớp học còn mang lại cho giáo dục toán một bước gần gũi với thực tế. Biểu
diễn trực quan động với hai đặc tính cơ bản là “trực quan” và “động” sẽ giúp học
sinh nhìn nhận vấn đề nhanh hơn, kích thích sự sáng tạo và giúp các em hoàn
thành tốt các nhiệm vụ học tập. Vì thế chúng tôi cho rằng các bài toán có sử dụng
các biểu diễn trực quan động có thể được đưa vào lớp học sao cho tất cả các học
sinh có thể làm việc được với chúng tùy theo mức độ của các em, các mô hình
động có thể hỗ trợ học sinh học tốt hơn.
2.2. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Những năng lực đại số nào mà học sinh lớp 10
thể hiện khi giải quyết các vấn đề toán học và thực tế thông qua các thao tác
trên các biểu diễn trực quan động?
Theo những gì chúng tôi đã phân tích cũng như phần kết luận ở câu hỏi thứ
hai thì sử dụng các biểu diễn trực quan động để hiểu một số khái niệm, định
lý…và giải quyết những vấn đề thực tế là một lĩnh vực đánh giá được các
năng lực toán của học sinh. Tại sao học sinh thể hiện các năng lực đại số khi
giải quyết các vấn đề toán học và thực tế thông qua các thao tác trên các biểu
diễn trực quan động?
Khi thực hiện các thao tác trên mô hình, năng lực đầu tiên mà học sinh phải
thể hiện là sử dụng các đồ dùng hỗ trợ và công cụ, học sinh phải thể hiện tốt
năng lực này lúc đó các nhiệm vụ học tập mới có thể được hoàn thành.Việc
thực hiện các thao tác kéo rê các đối tượng có thể lúc đầu gây lúng túng cho
học sinh nhưng các em sẽ quen dần khi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ
kiểu này.
Bên cạnh đó, các năng lực tư duy và suy luận; đặt vấn đề và giải cần được
phát huy một các tối đa. Tại sao? Khi đứng trước một nhiệm vụ mà trước đây
học sinh chưa có cơ hội làm quen, đòi hỏi trong đầu của học sinh phải luôn
đặt ra thật nhiều câu hỏi, phải “kéo rê”, phải thực hiện như thế nào? Dựa vào
những gì học sinh biết và khả năng suy luận của mình, học sinh có thể đưa ra
79
các câu trả lời và tự bản thân có thể kiểm tra lại tính đúng sai của các câu trả
lời đó.
Thực hiện các thao tác trên mô hình và làm việc theo nhóm tạo một môi
trường tốt để các thể hiện năng lực giao tiếp và khả năng lập lập luận của học
sinh được phát huy. Khi làm việc theo nhóm, các em phải tranh luận và đưa ra
các các lý giải cho các ý kiến, suy luận của mình. Như vậy, học sinh phải thể
hiện các kỹ năng giao tiếp và khả năng lập luận của mình trước một vấn đề
toán.
Tuy nhiên, do diều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường nên học sinh ít có
cơ hội thực hành các nhiệm vụ toán trên máy tính. Bên cạnh đó, học sinh
không quen làm việc với các nhiệm vụ đòi hỏi tính trừu tượng cao nên việc sử
dụng các biểu diễn trực quan động hỗ trợ trong các giờ học toán vẫn còn nhiều
hạn chế.
Qua kết quả thăm dò, chúng tôi nhận thấy học sinh cảm thấy thích thú với việc
khám phá một số nội dung về lý thuyết và giải quyết một số vấn đề thực tế bằng
cách sử dụng các biểu diễn trực quan động. Đây rõ ràng là một dấu hiệu tốt để thay
đổi cách thức học, thái độ của học sinh với việc học toán.
Tuy nhiên, học sinh cũng bày tỏ một số khó khăn mà các em gặp phải khi giải
quyết các bài toán này, đó là: chưa quen với việc tự mình khám phá một số
khái niệm, định lý, không quen làm việc với các bài toán khó đòi hỏi tính kiên
nhẫn và tập trung cao…Ngoài ra, những năng lực của học sinh còn hạn chế
phần nào là do môi trường học tập thụ động ít sáng tạo vẫn còn khá phổ biến ở
trường phổ thông, cụ thể là:
Trong giờ học lý thuyết, học sinh chủ yếu là người thu nhận thông tin,
và ít có cơ hội tham gia trực tiếp vào việc khám phá kiến thức;
Trong các giờ bài tập, học sinh thường được giao các nhiệm vụ toán mà
cách thức giải có sẵn hoặc đã được giới thiệu trước đó;
Học sinh có quá ít thời gian để giải thích lập luận của mình, xem xét
trao đổi các tiếp cận khác từ bạn của mình.
Một điều đáng nói nữa là phần lớn học sinh chưa từng giải quyết một
vấn đề bằng cách sử dụng các biểu diễn trực quan trước đây.
80
2.3. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Các bài toán có sử dụng biểu diễn trực quan
động có vai trò như thế nào đối với việc nâng cao năng lực đại số của học
sinh lớp 10?
Trước hết, việc giải quyết các bài toán với sự hỗ trợ của các biểu diễn trực
quan động sẽ tạo ra tính hấp dẫn, sự hứng thú cho học sinh tham gia khảo sát
toán nhờ các tính " trực quan" và " động". Các mô hình hình học trực quan
giúp học sinh hiểu sâu hơn, thấy rõ bản chất của những khái niệm, định lý, từ
đó nhớ lâu hơn và có thể áp dụng chúng vào giải các bài toán liên quan.
Các biểu diễn trực quan động tạo ra môi trường để học sinh kiến tạo tri thức,
qua việc kiểm chứng các phỏng đoán của chính mình và lôi cuốn các em giải
thích tại sao một kết quả nào đó là đúng, là sai. Học sinh biết đặt câu hỏi và
biết trả lời cho các câu hỏi đó. Như vậy, các biểu diễn trực quan động sẽ có
vai trò nâng cao các năng lực tư duy; đặt vấn đề và giải.
Ngoài ra, các bài toán sử dụng các biểu diễn trực quan động đòi hỏi học sinh
phải có óc quan sát tốt, liên kết những kiến quả thu nhận được trong các
trường hợp để đưa ra một kết quả tổng quát. Học sinh thu nhận được khá
nhiều thông tin thông qua các thao các trên một mô hình, có thể học sinh có
được các nhận xét trong các trường hợp cụ thể, sau đó phải tổng hợp thông tin
để đưa ra một kết luận tổng quát hơn. Điều này cho thấy học sinh được nâng
cao năng lực suy luận; lập luận.
Một điều rõ ràng, sử dụng các biểu diễn trực quan trong giờ dạy học sẽ giúp
học sinh thể hiện năng lực sử dụng các các đồ dùng trợ giúp và công cụ.
Xây dựng các biểu diễn trực quan động với những đặc trưng cơ bản như được
trình bày ở phần kết luận của câu hỏi 1 sẽ tạo các điều kiện để học sinh phát
huy hết khả năng của mình, học hỏi được những suy luận, lập luận từ các bạn
khác, cách đặt câu hỏi trước một vấn đề toán là như thế nào? Giải quyết câu
hỏi đó ra sao? Những điều này thể hiện được các vai trò của biểu diễn trực
quan động trong việc nâng cao các năng lực đại số cho học sinh.
81
3. Ứng dụng của khóa luận
Nghiên cứu đã đem lại một cái nhìn khách quan về nâng cao năng lực đại số
của học sinh lớp 10 trong quá trình khám phá, giải quyết một số nội dung toán
trong chương trình SGK và một số bài toán thực tế bằng phương án sử dụng
biểu diễn trực quan động. Vì vậy, các nhà nghiên cứu, giáo viên cần quan tâm
hơn nữa đến vai trò của các bài toán có sử dụng biểu diễn trực quan động
đối với việc nâng cao năng lực đại số của học sinh lớp 10. Đồng thời cũng
nên xem xét các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình khám phá và sử dụng
các biểu diễn trực quan động của học sinh như động cơ, thái độ, sự tự tin và
thích thú, lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm…và quan trọng nhất là phương tiện
và đồ dùng dạy học. Thái độ, cảm xúc liên quan đến toán học tuy không được
đề cập đến trong định nghĩa các năng lực toán nhưng người ta thừa nhận tầm
quan trọng của chúng bởi vì không ai đạt được các năng lực toán mà không có
sự tồn tại của những yếu tố này.
Kết quả nghiên cứu đặt ra nhiều vấn đề cho các nghiên cứu trong tương lai.
Chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu với một số ít học sinh thông qua “nói to
suy nghĩ”, quan sát và phỏng vấn để biết được tư duy của học sinh diễn ra như
thế nào khi các em đối mặt với những thách thức trong quá trình khám phá,
tìm kiếm và sử dụng các biểu diễn trực quan động.
Kết quả nghiên cứu có thể có ích cho việc phát triển nội dung của chương
trình toán từ bậc Tiểu học đến THPT, nhằm đạo tạo những công dân có năng
lực về toán và có khả năng thích ứng tốt với công việc sau này. Nghiên cứu đã
đưa đến một cách tiếp cận cho việc dạy học theo quan điểm của lý thuyết kiến
tạo và phát huy tối đa các năng lực toán của học sinh, đó là mang đến cho học
sinh những câu hỏi thách thức quá trình tư duy của các em từ những bài toán
có sử dụng biểu diễn trực quan động. Sử dụng các biểu diễn trực quan động có
thể được thiết kế và đưa vào chương trình học tùy theo độ tuổi và mức độ
nhận thức của học sinh, vừa thách thức với khả năng cao nhất của học sinh,
vừa khuấy động sở thích làm toán của các em.
82
Để nâng cao năng lực đại số của học sinh, giáo viên phải dạy cho học sinh tự
suy nghĩ để giải quyết các vấn đề mà các em gặp phải trong quá trình học tập
cũng như trong cuộc sống. Giáo viên sẽ đóng vai trò là những người thích suy
nghĩ và thảo luận về toán. Việc đánh giá thành công trong toán học không chỉ
là dành cho các em những số điểm cao trong các bài kiểm tra mà còn cho các
em làm việc chăm chỉ để phát triển các năng lực toán của mình thông qua
những nổ lực để tìm tòi và hiểu toán. Những quá trình toán học nên được dạy
cho học sinh đi kèm với nội dung toán và được thực hiện bằng cách dùng các
hoạt động tạo động cơ cho học sinh nghi vấn, khám phá, giải thích, thực
nghiệm, thảo luận, suy xét. Làm thế nào để học sinh tiếp cận một vấn đề mới
chưa từng gặp trước đây, lập phương án cho một khảo sát toán, phát minh các
ý tưởng mới, xem xét một cách có phê phán những ý tưởng của người khác,
hoàn thành những giải thích thuyết phục, thiết kế một mô hình toán học hoặc
làm việc cùng các bạn khác? Khi học sinh tích cực kiến tạo tri thức toán học
cho riêng mình, các em sẽ tham gia vào những quá trình suy xét, nghi vấn,
thảo luận, giải thích, bác bỏ.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Sử dụng biểu diễn trực quan động để nâng cao năng lực
đại số của học sinh lớp 10”, tôi đã tìm kiếm cũng như bước đầu thiết kế được
một số bài toán nhằm nâng cao năng lực đại số của học sinh lớp 10 bằng
phương án sử dụng biểu diễn trực quan động. Qua quá trình nghiên cứu lý
thuyết và thực nghiệm, tôi cũng đã thu thập được những dữ liệu cần thiết và
phân tích chúng nhằm trả lời cho ba câu hỏi “Xây dựng những mô hình động
về đại số như thế nào để giáo viên và học sinh có thể sử dụng nhằm đạt hiệu
cao trong giảng dạy và học tập?” “Những năng lực đại số mà học sinh lớp 10
thể hiện khi giải quyết các vấn đề toán học và thực tế bằng phương án sử dụng
các biểu diễn trực quan động?” và “Các bài toán có sử dụng biểu diễn trực
quan động có vai trò như thế nào đối với việc nâng cao năng lực đại số của
90
học sinh lớp 10?”. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực đại
số cho học sinh.
Tôi đã tiến hành thực nghiệm các mô hình tôi đã thiết kế. Qua thực
nghiệm, tôi nhận thấy rằng, với những gì mình đã cố gắng để mang lại sự hiệu
quả trong mỗi tiết dạy đã bước đầu thành công. Với phương pháp học mới là
sử dụng các biểu diễn trực quan động trong giờ học toán mang lại sự thích
thú, kích thích được sự sáng tạo của học sinh. Học sinh chủ động hơn trong
quá trình kiến tạo nên cho mình các tri thức, phát huy những gì mình biết, trao
đổi cho những thành viên khác. Như vậy, mục tiêu tích cực hóa người học đã
thực hiện được.
Do thời gian hạn chế, đề tài khá mới nên khóa luận này không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi hy vọng với những gì mình đã làm được trong khóa
luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc đổi mới ứng dụng biểu diễn
trực quan động trong dạy học toán.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Thị Ngọc Bích (2010), Sử dụng biểu diễn toán để nâng cao hiểu
biết của học sinh tuổi 15, Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP Huế.
2. Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Phạm Thị Bạch Ngọc, Đoàn Quỳnh,
Đặng Hùng Thắng, Lưu Xuân Tình (2006), Bài tập Đại số 10 Nâng
cao, NXB Giáo dục.
3. Dương Vĩnh Lợi (2010), Biểu diễn trực quan hình học động hỗ trợ học
sinh khám phá các bài toán có biểu diễn đại số, Luận văn thạc sĩ giáo
dục học, ĐHSP Huế.
4. Nguyễn Đăng Minh Phúc (2010), Thiết kế thiết bị dạy học sử dụng biểu
diễn bội hỗ trợ học sinh khám phá kiến thức đạo hàm, Tạp chí Thiết bị
giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo, ISSN 1859 – 0610, số 59 (tháng 7 –
2010), tr. 21 – 22 và 41.
5. Nguyễn Đăng Minh Phúc (2011), Vai trò của biểu diễn trực quan động
trong hỗ trợ học sinh khám phá giới hạn hàm số, Kỷ yếu hội thảo Quốc
gia về Giáo dục Toán học ở trường phổ thông, bộ giáo dục và đào tạo,
NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 3 năm 2011, tr. 494 – 499.
6. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm,
Đặng hùng Thắng, Trần Văn Vuông (2006), Đại số 10 Nâng cao, NXB
Giáo dục.
7. Trần Vui (2005), Một số xu hướng đổi mới trong dạy học toán ở trường
THPT, NXB Giáo dục Hà Nội.
8. Trần Vui, Lê Quang Hùng (2006), Khám phá đại số 10 với The
Geometer’s Sketchpad, NXB Giáo dục.
9. Trần Vui (2006), Tích cực hóa quá trình học tập môn toán của học
sinh, Bài giảng thạc sĩ phương pháp giáo dục toán, Trường Đại học Sư
phạm Huế.
92
10. Trần Vui (2006), Những xu hướng mới trong dạy học toán, Bài giảng
cho học viên Cao học, Đại học sư phạm, Đại học Huế.
11. Trần Vui, Lê Quang Hùng (2007), Thiết kế các mô hình dạy học toán
trung học phổ thông với The Geometer’s Sketchpad, NXB.
12. Trần Vui (2008), Đánh giá hiểu biết toán của học sinh tuổi mười lăm –
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, Tài liệu cho học viên
Cao học, Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
13. Trần Vui (2009), Những đóng góp đáng quan tâm của các biểu diễn
trực quan trong việc học toán, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện
KHGD Việt Nam, ISSN 0868 – 3662., Số 43 tháng 4/2009, tr. 23 – 26.
Tiếng Anh
14. Arcavi, A. (2003), “The role of visual representations in the learning of
mathematics”, Educational Studies in Mathematics, Vol. 52, pp. 215 –
214.
15. English, L. D. (2004), Mathematical and analogical reasoning of
young learners, Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
16. Lemke, M., Sen, A., Pahlke, E., Partelow, L., Miller, D., William, T.,
Kastberg, D., & Jocelyn, L. (2004), International Outcomes of
Learning in Mathematics Literacy and Problem Solving: PISA 2003
Results from the U.S. Perspective, NCES 2005-003, National Center for
Education Statisics, Institute of Education Sciences, U.S. Department
of Education, Washington, DC.
17. OECD (2003), The PISA 2003 Assessment Framework – Mathematics,
Reading, Science and Problem Solving Knowledge and Skills, Paris.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Mở file kl| 14. gsp, quan sát mô hình và trả lời các câu hỏi sau đây.
1. Nhận xét mối quan hệ về dấu của f(x) và hệ số a trong các trường hợp và
hoàn thành bảng sau:
x 2( )f x ax bx c
0 Với mọi x
0 Với mọi
2
bx
a
( )f x có hai nghiệm 1 2x x
Với mọi x ngoài đoạn 1 2;x x
0
Với mọi x trong khoảng 1 2;x x
2. Khảo sát sự thay đổi của đồ thị hàm số 2( )f x ax bx c khi
a. Hệ số a thay đổi;
b. Hệ số b thay đổi;
c. Hệ số c thay đổi?
3. Nêu điều kiện cần và đủ để tam thức bậc hai 2( )f x ax bx c luôn dương?
4. Nêu điều kiện cần và đủ để tam thức bậc hai 2( )f x ax bx c luôn âm?
Mở file kl | 15. gsp, quan sát mô hình và trả lời câu hỏi sau
Cho đa thức 2( ) (2 ) 2 1f x m x x .
5. Với giá trị nào của m thì đa thức 2( ) (2 ) 2 1f x m x x luôn dương?
6. Với giá trị nào của m thì đồ thị giao với trục hoành tại một điểm?
7. Khi nào thì parabol đã cho biến thành đường thẳng?
8. Kéo rê thanh trượt hệ số m như thế nào thì đồ thị của hàm số f(x) luôn nằm
phía trên trục hoành?
PHỤ LỤC 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Mở file kl| 1.gsp , quan sát mô hình và trả lời câu hỏi sau đây:
1. Cho hàm số f(x) = ax + b (a, b là các tham số) có đồ thị là đường thẳng
màu xanh, hàm số y = g(x) có đồ thị là đường thẳng màu đỏ.
Kéo rê các thanh trượt a, b như thế nào để đồ thị hàm số y = f(x) trùng với đồ
thị hàm số y = g(x)?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Mở file kl| 2. gsp, quan sát mô hình và trả lời các câu hỏi sau
GV nhấn nút p = 0, q = 0
Sau đó dịch chuyển các thanh trượt tham số p (theo chiều ngang), tham số q
(theo chiều dọc) (Yêu cầu HS chú ý đến dấu của p và q)
2. Nhận xét sự dịch chuyển của đồ thị khi p, q thay đổi giá trị
a. Khi p thay đổi: .................................................................................................
b. Khi q thay đổi: .................................................................................................
3. Khi biết đồ thị của hàm số y = x2, hãy nêu cách vẽ đồ thị hàm số
2y x bx c
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Khi biết đồ thị của hàm số y = ax2, hãy nêu cách vẽ đồ thị hàm số
2y ax bx c .
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trường: THPT Chuyên Quốc Học
Lớp: 10/2
Nội dung bài học: Định lý về tịnh tiến đồ thị - Định lý về dấu tam thức bậc hai
Các hoạt động
GIÁO VIÊN HỌC SINH
Định lý về dấu tam thức bậc hai
Phát phiếu học tập và giới thiệu mô
hình thứ nhất cho học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện kéo rê các
thanh trượt a, b, c và hoàn thành câu
hỏi 1 trong phiếu học tập số 1.
Giáo viên gợi ý trong trường hợp
0 có thể nhấn vào nút lệnh
Delta = 0.
Yêu cầu học sinh kéo rê lần lượt các
thanh trượt a, b, c và hoàn thành câu
hỏi 2.
Với câu 3 và 4, liên kết các kết quả có
được từ câu 1.
Giáo viên giới thiệu mô hình thứ hai
Yêu cầu học sinh thực hiện kéo rê đầu
mút thanh trượt m, nhấn các nút lệnh
1, 0m a và hoàn thành các câu
hỏi còn lại trong phiếu học tập
Học sinh chú ý phần giới thiệu của
giáo viên.
Học sinh thực hiện các thao tác và
hoàn thành các câu hỏi
Học sinh chú ý đến mô hình thứ hai
Học sinh thực hiện các thao tác và
hoàn thành các câu hỏi
Định lý về tịnh tiến đồ thị
Giáo viên giới thiệu mô hình thứ nhất
Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác
trên mô hình và trả lời câu hỏi 1. Gợi
Học sinh xem mô hình
Học sinh thực hiện kéo rê a, sau đó
kéo rê b.
ý học sinh chú ý đến hệ số góc của
đường thẳng nét đậm.
Giáo viên giới thiệu mô hình thứ hai
Giáo viên nhấn nút lệnh 0, 0p q
ta có đồ thị hàm số 2y ax
Yêu cầu học sinh thực hiện các thao
tác trên mô hình và hoàn thành câu
hỏi 2.
Giáo viên rút ra nhận xét: Khi thực
hiện dịch chuyển các thanh trượt tham
số p và q ta thu được đồ thị hàm số
2( )y a x p q từ đồ thị hàm số
2y ax .
Sau đó yêu cầu học sinh dựa vào nhận
xét giáo viên vừa nêu và hoàn thành
câu hỏi 3 và 4.
Đưa ra câu trả lời
Học sinh chú ý đến mô hình
Trả lời các câu hỏi
Chú ý đến nhận xét của giáo viên sau
đó biến đổi các hàm số
2y x bx c và 2y ax bx c về
dạng 2( )y a x p q và đưa ra các
câu trả lời.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
1. Giới thiệu....................................................................................................... 1
1.1. Nhu cầu nghiên cứu.................................................................................... 2
1.2. Đề tài nghiên cứu ....................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Định nghĩa các thuật ngữ .............................................................................. 3
5. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................. 5
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
7. Tóm tắt .......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................. 7
1. Giới thiệu....................................................................................................... 7
2. Nền tảng lý thuyết ......................................................................................... 7
2.1. Lý thuyết kiến tạo....................................................................................... 7
2.2. Biểu diễn bội .............................................................................................. 8
2.2.1. Giới thiệu................................................................................................. 8
2.2.2. Biểu diễn bội và vai trò của nó trong dạy học toán................................. 9
2.2.3. Những tiếp cận dạy học khái niệm theo biểu diễn bội.......................... 10
2.3. Biểu diễn trực quan động ......................................................................... 10
2.3.1. Biểu diễn trực quan động trên máy tính................................................ 10
2.3.2. Biểu diễn trực quan động – Chiếc cầu nối giữa dạy và học.................. 11
2.3.3. Biểu diễn trực quan động - Công cụ của tư duy ................................... 12
2.3. Giải quyết vấn đề ..................................................................................... 12
3. Cơ sở lý thuyết theo khuôn khổ đánh giá của PISA ................................... 13
3.1. Năng lực toán ........................................................................................... 14
3.2. Cụm năng lực toán ................................................................................... 15
3.3. Toán học hoá ............................................................................................ 17
4. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu.................................................................... 20
4.1. Khái niệm hình học động ......................................................................... 20
4.2. Xu hướng kết nối toán học với cuộc sống thực tiễn trong giáo dục toán .. 20
5. Các kết quả nghiên cứu liên quan ............................................................... 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........ 23
1. Giới thiệu..................................................................................................... 23
2. Thiết kế quá trình nghiên cứu ..................................................................... 23
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 24
4. Công cụ nghiên cứu..................................................................................... 24
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 24
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .......................................................... 24
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................... 24
6. Quy trình thu thập dữ liệu ........................................................................... 24
7. Quy trình phân tích dữ liệu ......................................................................... 25
8. Các hạn chế ................................................................................................. 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 27
1. Giới thiệu..................................................................................................... 27
2. Các nội dung có sử dụng biểu diễn trực quan động.................................... 27
2.1. Hàm số bậc nhất và bậc hai...................................................................... 27
2.1.1. Áp dụng định lý về tịnh tiến đồ thị ....................................................... 27
2.1.2. Đồ thị suy ra từ đồ thị có trước ............................................................. 31
2.1.3. Khảo sát sự biến thiên và đồ thị của hàm số y = ax + b........................ 33
2.1.4. Tính chất của hàm số lẻ......................................................................... 36
2.2. Phương trình và hệ phương trình ............................................................. 37
2.2.1. Giải và biện luận phương trình dạng ax2 + bx + c = 0 (*) ...................... 37
2.2.2. Định lý Viet và ứng dụng...................................................................... 40
2.2.3. Giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn ............................... 41
2.3. Bất đẳng thức và bất phương trình........................................................... 44
2.3.1. Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân .......................... 44
2.3.2. Định lý về dấu của tam thức bậc hai............................................. 46
2.3.3. Cách xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ...... 49
2.4. Góc lượng giác và công thức lượng giác ................................................. 53
2.4.1. Tương ứng giữa một điểm trên đường thẳng với một điểm trên đường
tròn .................................................................................................................. 53
2.4.2. Giá trị lượng giác sin và cos.................................................................. 55
3. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất ................................................. 56
4. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai ................................................... 57
4.1. Mô tả các mức độ hiểu biết toán ...................................................... 57
4.2. Những năng đại số mà học sinh đã thể hiện ............................................ 59
4.2. Kết quả thăm dò bảng hỏi ........................................................................ 67
5. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba .................................................... 68
5.1. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 69
5.2. Kết quả thăm dò bảng hỏi ................................................................ 70
6. Đánh giá thực nghiệm .............................................................................. 71
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, LÝ GIẢI VÀ VẬN DỤNG................................ 72
1. Kết luận..................................................................................................... 72
1.1. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất ............................................. 72
1.2. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai............................................... 74
1.3. Kết luận cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba ................................................ 75
2. Lý giải....................................................................................................... 76
2.1. Lý giải cho câu hỏi nghiên thứ nhất ...................................................... 76
2.2. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai ................................................. 78
2.3. Lý giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba .................................................. 80
3. Ứng dụng của khóa luận........................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91
PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1............................................................ 93
PHỤ LỤC 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2............................................................ 94
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH BÀI HỌC............................................................. 95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NguyeThiLanAnh.pdf