Đề tài Sử dụng hợp đồng giao sau cho kinh doanh vàng tại Ngân hàng Sacombank

Khi người bảo hộ là người sản xuất hay người tiêu thụ ký kết một hợp đồng giao sau tại một mức giá nhất định ,giao hàng tại một thời điểm xác định trước trong tương lai thì đồng nghĩa với việc các bên chấp nhận giới hạn mức lời cũng như mức thua lỗ của mình trong mức giá đó. Dù thị trường có thay đổi giá như thế nào thì họ cung được đảm bảo một khoản lợi nhuận dự kiến tại mức giá thoả thuận trong hợp đồng giao sau. Như vậy,họ đã chuyển rủi ro về giá cả hàng hoá trên thị trường qua cho các thành phần đầu cơ khác trên thị trường bằng hợp đồng giao sau. Thông thường thì người ta coi hợp đồng giao sau là một công cụ bảo vệ rủi ro cho họ. Do đó,khi cần bán hoặc cần mua một lượng hàng hoá thì họ thiết lập hai loại hợp đồng: (1)hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường và(2) hợp đồng giao sau để bảo vệ lợi nhuận của mình trước những tác nhân có thể làm thua lỗ từ lúc lâp hợp đồng bảo hộ cho đến ngày giao hàng như giá hàng hoá tăng ,tỷ giá hối đoái giảm Sử dụng hợp đồng giao sau như một công cụ đầu tư tài chính để kiếm lời Bên cạnh mục đích bảo vệ thì hợp đồng giao sau có thể được dùng như một phương cách đầu cơ. Kinh tế ngày càng phát triển làm cho lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng tăng lên nhanh chóng. Lượng tiền nhàn rỗi này có thể được gửi vào ngân hàng ,đem đi đầu tư hoặc tham gia vào thị trường chứng khoán. Nhưng từ khi có thị trường giao sau ,các nhà đầu tư đã lập các hợp đồng giao sau như một phương cách đòn bẫy tài chính hữu hiệu để thu được lơị nhuận cao. Những người đầu tư thay vì tham gia vào thị trường chứng khoán để mong chờ kiếm lời từ sự thay đổi giá của các loaị chứng khoán thì tham gia vào thị trường giao sau để kiếm lời từ sự thay đổi giá của các loại hàng hoá trên thị trường giao sau.

doc43 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng hợp đồng giao sau cho kinh doanh vàng tại Ngân hàng Sacombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u :37,5% tổng số trường hợp. Như vậy,mối quan hệ giữa giá vàng và giá dollar Mỹ không phải lúc nào cũng diễn ra đúng theo thông lệ. Ngoài ra,trong sự biến đổi ngược chiều hoặc cùng chiều,tỷ lệ biến động tăng –giảm giá vàng không cùng thời điểm và cũng không cùng một tỷ lệ biến động của dollar Mỹ. Bởi lẽ,tự thân giá vàng hay giá dollar còn chịu sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố khác. Mỗi quan hệ giữa giá vàng và giá dầu hoả Trung Đông là một khu vực có đặc điểm ưa thích dự trữ tài sản bằng vàng. Vì thế, việc bán dầu của họ cũng gắn với việc mua vàng trên thị trường thế giới. Chính nguồn cung về dầu và nguồn cầu về vàng ở khu vực này điều có số lượng lớn chi phối đến giá cả của hai mặt hàng và hình thành mối quan hệ về giá.Chẳng hạn, tỷ lệ 14 thùng dầu thô/0unce vàng đã giữ ổn định trong suốt 6 năm(1974-1980) nhưng sau đó giá vàng tăng mạnh trong khi giá dầu thô sụt giảm vào năm 1985 đã xác lập một tỷ lệ mới :25-35 thùng /0unce vàng . Mặt khác, dollar lại chính là đơn vị tiền tệ dùng trên các hoá đơn mua, bán dầu hoả.Do đó, mối quan hệ giá vàng –giá dầu hoả- giá dollar lại có xu hướng tác động phức tạp lên nhau.Chẳng hạn, giá dầu thô giảm ,các nước tiêu thụ dầu hoả sẽ giảm được số dollar cần cho nhu cầu này, giúp cho các nước đó giảm tỷ lệ lạm phát, giá trị đồng bản tệ tăng lên ,tức là hối suất so với dollar giảm xuống kéo theo sự sụt giảm giá vàng. Trong khi đó ,đối vơí các nước xuất khẩu dầu như Mỹ,khi nguồn thu về dầu hoả giảm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giá dollar và ảnh hưởng tốt cho giá vàng tăng lên trên thị trường thế giới. Ngược lại, khi giá dầu tăng do tình hình khủng hoảng quân sự,chính trị tại Trung Đông bùng nổ trở lại thì giá vàng sẽ nhạy cảm với cường độ căng thẳng tại vùng này. Lúc đó,không phải giá vàng tăng theo giá dầu mà là cùng với giá dầu chịu ảnh hưởng của các biến cố chính trị. Vì vậy,chúng ta cần khảo sát các nguyên nhân trực tiếp làm tăng giảm giá dầu để đánh giá các mức độ ảnh hưởng khác nhau làm thay đổi giá vàng. Môí quan hệ giữa giá vàng và các hàng hoá khác Sự xói mòn giá trị của đồng tiền được phản ánh qua sự gia tăng chỉ số giá trên hầu hết các loại hàng hoá và người ta thường gọi đó là mức độ lạm phát. Nếu chỉ số lạm phát tăng hoặc giảm quá một mức độ nào đó ,nó sẽ có tác động đến giá vàng. Tuy nhiên,việc định lượng các yếu tố lạm phát ảnh hưởng trên giá vàng sẽ không rõ rệt như người ta tưởng-nhất là những nước có mức lạm phát hoặc giảm phát không cao. Khi xét mối quan hệ qua lại giữa gái vàng với tốc độ lạm phát hoặc giảm phát,người ta thường thấy có những đặc điểm sau: Trong thời kỳ giá cả hàng hóa luôn gia tăng,chính phủ không kiểm soát được tốc độ lạm phát ,công chúng sẽ đầu tư vào vàng như là một phương thức dự trữ tài sản,một biện pháp bảo toàn vốn có hiệu quả nhất. Mức độ lạm phát càng cao ,chức năng phương tiện thanh toán thay cho tiền của vàng càng thể hiện rõ nét hơn,thậm chí các đơn vị trọng lượng của vàng được dùng để định giá trị ,giá cả các loại hàng hóa khác. Vì thế,chỉ số gia tăng giá vàng được xem như là chỉ số chủ yếu phản ánh cho sự gia tăng giá cả hàng hóa-tức mức độ lạm phát Một trong những tác hại của lạm phát là làm gia tăng tính ngẫu nhiên trong phân phối lại thu nhập của cải trong dân chúng. Do đó,khi lạm phát diễn ra trong một thời gian tương đối dài,dân chúng sẽ dùng vàng làm hàng rào che chắn lạm phát và che chắn tai họa bị điều tiết thu nhập,của cải dưới dạng bằng tiền. Lúc đó,số cầu về vàng sẽ thường xuyên đẩy số cầu vàng tăng cao,tiếp tục đẩy gái vàng tăng thêm. Trên một khía cạnh khác,không phải lúc nào chỉ số gia tăng gái vàng cũng phản ánh mức tăng chỉ số lạm phát-nhất là khi có yếu tố đầu cơ can dự vào. Yếu tố này sẽ đẩy giá vàng đột biến tăng cao và đôi khi hiện tượng này xảy ra trước mang tính báo động sẽ có lạm phát gia tăng đột biến. Nhưng cũng có lúc nó chẳng phải là dấu hiệu của một cơn sốt gái cả các hàng hóa khác mà chỉ đơn thuần là vì người đầu cơ muốn tìm thu nhập cao hơn qua dịch vụ cung cấp “hàng rào vàng”. Anh hưởng do các chính sách của Nhà nước đối với vàng Ngoài các chủ trương ,chính sách của Nhà nước về kinh tế ,chính trị có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng ,người ta còn nhận định những sự thay dổi trong chủ trương của Nhà nước về quyền cất trữ vàng,kinh doanh vàng và các chính sách thuế khoá đối với vàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Phương diện pháp lý cảu việc cất trữ và kinh doanh vàng Lịch sử cho thấy đa số các nước , Nhà nước luôn tìm cách ngăn chặn người dân mua bán và cất trữ vàng vì các lý do kinh tế ,chính trị,đạo đức và tôn giáo,nhằm chuển vàng vào công quỹ. Cho đến nay,mọi biện pháp thả lỏng hay thắt chặt đối với vàng đều đã được các nước áp dụng,từ những quy định tương đối thoáng ,chỉ ở mức độ kiểm soát việc kinh doanh vàng khi xuất-nhập vào lãnh thổ cho đến biện pháp gắt gao như cấm tư nhân cất trữ vàng dưới bất kỳ dạng nào khác ngoài nữ trang ,đồ mỹ nghệ và Nhà nước nắm giữ độc quyền ngoại thương về vàng. Hậu quả của chính sách kiềm tỏa đều giống nhau ở khắp mọi nơi:mức cung không đủ cho mức cầu về vàng của tư nhân ,mức chênh lệch giữa giá vàng nội địa và giá vàng thế giới đủ sức hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu phát triển. Vì thế,hiện nay các nước dù không còn sử dụng các biện pháp cứng rắn nhưng cũng đầu đặt vàng trong tầm kiểm soát của Nhà nước với những mức độ quản lý khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế và quan điểm của chính quyền sở tại. Nhìn chung,đa số các nước đều chọn giải pháp cho tư nhân tự do cất trữ và kinh doanh vàng,nhưng không được xuất nhập khẩu vàng,đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát hối đoái. Khi đó,một sự thay đổi nào trong các biện pháp cụ thể này đều sẽ có ảnh hưởng ,kéo theo sự thay đổi giá vàng trong nước. Chế độ thuế khóa đối với các giao dịch về vàng Một khi vàng đã trở về vị trí là một loại hàng hóa ,việc kinh doanh vàng đều phải chịu thuế như kinh doanh các hàng hóa khác. Chính sách thuế ở một số nước cho thấy mức thuế suất trên các giao dịch về vàng cũng khác biệt nhau. Có những nước không dành cho kinh doanh vàng một sự ưu đãi về thuế như ở Ý:35%,Tây Ban Nha :30%. Trái lại,Luxembourg không đánh thuế trên các giao dịch về vàng và nhờ đó họ đã nhận được một khoản lãi đáng kể trong kinh doanh vàng. Tất nhiên,mọi khoản thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng cuối cùng cũng đưa vào giá bán các sản phẩm của vàng. Vì vậy,khi áp dụng chính sách thuế đánh trên vàng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng qua các hoạt động: Khi giá bán có tính thuế ,giá vàng trong nước tăng ,sẽ dẫn đến mức cầu về nữ trang bằng nguyên liệu ngoài vàng được sử dụng thay thế(như nữ trang bằng nhựa,bằng thủy tinh). Mặt khác,số cầu về vàng dự trữ càng giảm do các nhà đầu tư,đầu cơ chuyển dịch vốn sang thị trường chứng khoán,thị trường hối đoái. Bởi lẽ,nếu áp dụng thuế suất 30% thì chênh lệch giữa giá bán và giá mua không thể dưới 30%giá bán ,trong khi hiếm có biến cố gây tăng giảm 30%giá vàng trong đoản kỳ. Tuy nhiên,khi giá vàng trong nước tăng cao hơn so với giá thế giới ,sẽ xuất hiện các hoạt động buôn lậu đưa vàng vào thị trường nội địa,hình thành một thị trường phi chính thức. Các nhà đầu tư ,đầu cơ vàng cũng sẽ tiếp tục hướng về vàng vì lúc này họ là người “ăn theo”mức thuế suất cao đánh trên vàng(nhưng Nhà nướckho6ng thu được). Tình hình đó sẽ đưa đến sự biến động giá vàng rất phức tạp do nhiều mức giá khác nhau trên cùng một địa bàn ,tạo điều kiện cho các hoạt động đầu cơ đẩy giá vàng lên xuống bất ngờ hơn. Anh hưởng của chính sách tài chính –tiền tệ của Nhà nước Anh hưởng của lãi suất và chuyển dịch vốn Các nhà kinh tế đã nhận định trong những nền kinh tế có lạm phát vừa phải và trong những thời kỳ giá vàng thấp hoặc giao động không đáng kể thì việc đầu tư luân phiên vào mọi trái phiếu với lãi suất tích lũy sẽ có lợi tức nhiều hơn vàng. Trên thực tế, trong điều kiện của mỗi nước ,người tiết kiệm và nhà đầu tư sẽ so sánh giữa các yếu tố :lãi suất và mức lạm phát để quyết định nên giữ tiền hay những tài sản có lãi khác. Quyết định đó tùy thuộc vào kết quả so sánh giữa các lãi suất thực của từng loại tài sản được đánh giá. Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát Đối với tài sản là tiền mặt,lãi suất danh nghĩa là lãi suất tiết kiệm,lãi suất vay và cho vay ,lãi suất của trái phiếu có kỳ hạn. Đối với tài sản là các cổ phiếu, lãi suất danh nghĩa là tỉ suất lợi nhuận bình quân trong các ngành sản xuất kinh doanh biểu hiện qua sự tăng giảm giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và đối với vàng ,lãi suất danh nghĩa sẽ là tỉ lệ tăng giảm giá vàng. Đồng thời cũng có một nguyên tắc phổ biến là “đầu tư vào hoạt động nào có tính chất rủi ro càng cao thì được hưởng lãi suất càng lớn và ngược lại”. Do vậy,xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư vòa loại tài sản nào sẽ được quyết định bởi chính sách tài chính,tiền tệ của nhà nước can thiệp vào nền kinh tế,chính trị trong và ngoài nước. Anh hưởng của chính sách tiền tệ và tín dụng Các ngân hàng Trung ương(NHTW) của các quốc gia đều có chung một số mục tiêu :nền kinh tế tăng trưởng nhanh , giá cả bình ổn,tỷ lệ thất nghiệp thấp và phải luôn luôn đối đầu, khắc phục nạn suy thoái ,đình đốn sản xuất ,lạm phát tăng nhanh. Để thực hiện những mục tiêu đó, NHTW có ba công cụ chính của chính sách tiền tệ-tín dụng ,đó là: Chính sách lãi suất chiết khấu, tức NHTW định ra lãi sâut1 cho các ngân hàng thương mại(NHTM) vay tiền từ quỹ dự trữ của NHTW nhằm cung ứng thêm khối lượng tiền cho thị trường và khống chế mức lãi suất trên thị trường. Thay đổi yêu cầu về tỷ lệ dự trữ pháp định của các NHTM và các định chế tài chính nhằm bất động hóa một khối lượng tiền trong lưu thông. Phát hành và mua bán các công trái phiếu cưỡng bách đối với các NHTM,các định chế tài chính khác,để thực hiện biện pháp thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ tín dụn NHTW sẽ sử dụng các công cụ nêu trên nhằm rút bớt ra hoặc đưa thêm một khối lượng tiền tệ vào lưu thông. Chẳng hạn,khi NHTW cần giảm mức độ lạm phát sẽ thực hiện co hẹp mưc1 cung tiền tệ vào lưu thông và khi NHTW giảm bớt số tiền có sẵn để cho vay ,sẽ tạo ra số cầu tiền tệ tăng lên ,đẩy lãi suất vay và cho vay tăng theo. Hậu quả của việc tăng lãi suất này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư (vì khó đi vay vốn,lãi suất tiền vay cao hơn tỉ suất lợi nhuận do sản xuất kinh doanh mang lại). Điều này khiến cho giá trị của chứng khoán cũng giảm theo. Từ đó tạo ra khối lượng tiền gửi vào các NHTW tăng lên , tổng mức cầu tiền tệ giảm xuống ,xuất hiện sự chuyển dịch vốn từ dạng này sang dạng khác. Trong số các tài sản,vàng sẽ được nhanh chóng bán ra đưa về dạng tiền mặt chuyển vào các tài khoản tiền gửi hoặc trái phiếu để có lợi tức cao hơn. Giá vàng sẽ giảm nhanh hơn vì các ngồn mua cũng bị thiếu tiền mặt để mua (khối lượng tiền mặt đã được rút ra ngoài lưu thông). 1.2.2.2.Dự đoán về giá vàng thế giới Qua trình bày trên,chúng ta có thể khái quát và tổng hợp các yếu tố nội tại và tổng hợp các nhân tố ở bên ngoài thị trường, nhưng có ảnh hưởng đến giá vàng. Sơ đồ 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới Chú giải mức sản xuất và cung ứng vàng của các nước CIS ,Trung Âu, Đông Au những giao dịch của các quỹ dự trữ quốc tế :IMF,BRI,FECOM các hoạt động đầu cơ,đầu tư và dự trữ trong tư nhân mức cầu của các nghành công nghiệp sử dụng vàng nguyên vật liệu mức cầu của các nghành kim hoàn, thủ công _ mỹ nghệ những giao dịch của quỹ quốc gia, của các nước chủ lực: Châu Âu, Mỹ, Tung Đông, Nhật. mức khai thác hầm mỏ ở các nước Nam Phi, Mỹ, Uc, canada, Brazil, các nước khác -tình hình mậu dịch quốc tế. -Tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán giữa các nước -giá trị dồng đô la và một số tiền mạnh ,quan hệ tín dụng, viện trợ -sự chuyển dịch vốn đầu tư giũa các nước, giữa các nghành công nghiệp 9. -các chính sách tài chính tiền tệ -mức độ tăng trưởng từng nền kinh tế từng nước, chu kì suy thoái -mức độ lạm phát, giảm lạm phát. -sự biến động trong sản xuất dầu hỏa, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. 10. -các điều kiện kinh tế, chính trị ,an ninh quốc phòng 11. -các chính sách quản lý thuế khóa đối với vàng -lãi suất thực tế giữa vàng, đô la, trái phiếu, bất động sản -các thông tin liên quan đến cung cầu về vàng 12. -xu hướng tiết kiệm nguyên liệu. - mức độ gia tăng sản lượng,khả năng đa dạnh hóa sản phẩm -khả năng thu tái chế tự cu ng cấp 13. -dân số thu nhập đời sống, tiến bộ khoa học kĩ thuật 14. -thị hiếu về thời trang.. -Mức độ phát triển các nữ trang không dùng vàng - Phong tục tập quán - Tịnh hình an ninh trực trực tự -Sự mở rộng giao lưu văn hóa, thể dục thể thao 15. -mức độ cung cấp tín dụng cho các thanh viên -yêu cầu ôn định và giải quyết các vấn đè trong hệ thống tiền tệ -khả năng trả nợ của các thành viên. 16. -chính sách thuế khóa và quản lý tài nguyên -giá thành khai thác và quản lý tài nguyên. -tiến bộ cộng nghệ thăm dò khai thác. B-Đối với Việt Nam Giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới và tỷ giá VND/USD với hai nhóm nhân tố ảnh hưởng sau đây: Các nhân tố ảnh hưởng từ trong nước -Tình hình sản xuất kinh doanh,xuất nhập khẩu của các ngành ,các cấp,các thành phần kinh tế. -Tình hình tài chính ,thu chi ngân sách của Nhà nước -Các chính sách kinh tế ,thuế,lãi suất,tiền tệ,tín dụng ,giá cả,lưu thông phân phối tổ chức quản lý xí nghiệp,đầu tư trong và ngoài nước. -Năng lực điều hành vĩ mô : các biện pháp can thiệp bằng kinh tế ,tài chính -Tình hình thu nhập quốc dân,thu nhập cá nhân -Tình hình lạm phát,các chỉ số giá cả ,mặt bằng giá - Tâm lý người dân sợ lạm phát và bảo tồn vốn trong kinh doanh -Các điều kiện về an ninh ,quốc phòng,chính trị và đối ngoại Các nhân tố ảnh hưởng từ nước ngoài -Tình hình giá cả thị trường ,cung cầu của các nước -Mức độ cạnh tranh của thế giới về từng loại mặt hàng -Tình hình tiền tệ ,tín dụng-đầu tư của các nước -Các chính sách về thuế quan và bảo hộ mậu dịch -Tình hình về chính trị ,quân sự và bang giao quốc tế -Tình hình thời tiết ,khí hậu ảnh hưởng đến cung cầu hàng hoá 1.3.Kinh doanh vàng bằng hợp đồng giao sau Giả sử vào tháng 2 ngân hàng A đã bán một hợp đồng vàng tháng 5 với giá 387 USD/ounce nhưng đến tháng 4 thì hợp đồng vàng tháng 5 chỉ còn ở giá 380 USD/ounce thì ngân hàng A đó có thể lập một hợp đồng ngược lại với vị thế mà mình đã có bằng cách mua lại hợp đồng vào tháng 5 với giá 380 USD/ounce (vào thời điểm tháng 4 thì giá cả của hợp đồng cho tháng 5 hoàn toàn có thể không phải là 380 hoặc 387 USD/ounce). Khoảng chênh lệch giá giữa giá bán và giá mua 7 USD là khoản lời mà ngân hàng A kiếm được từ việc thiết lập quan hệ hợp đồng này dù họ không cần có một sự trao đổi hàng hoá thực sự. Trong đó,hành vi bán một hợp đồng vào tháng 5 sẽ làm phát sinh cho người đó nghĩa vụ giao vàng vào tháng 5. khi người đó thực hiện hành vi mua lại hợp đồng vàng vào tháng 5 có nghĩa là ngân hàng A đã mua cùng một lượng hàng mà mình đã bán trước đây;phía đối tác bên kia sẽ có nghĩa vụ giao vàng cho người đó vào tháng 5. Như vậy,tới hạn giao hàng vào tháng 5 ,ngân hàng A sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng nữa. Cơ quan thanh lý hiểu là ngân hàng A sẽ dùng vàng của phía đối tác bên kia để thi hành nghĩa vụ của mình(ngân hàng A). 1.4.Kinh nghiệm của các nước về kinh doanh vàng bằng hợp đồng giao sau a.Mỹ Ở Mỹ ,trong những năm gần đây thì ngày càng nhiều hợp đồng hàng hoá giao sau gắn với các loại ngoại tệ cũng như các tài sản tài chính khác. Chúng được buôn bán trên hơn 10 thị trường hàng hoá ở Mỹ,trong đó có các thị trường nổi bật nhất là sở thương mại Chicago,Thị trường buôn bán Chicago và một số thị trường khác ở NewYork. Chicago là một trung tâm có lịch sử của các ngành công nghiệp của Mỹ. Nhìn tổng thể,các hợp đồng hàng hoá giao sau tăng từ 261 triệu hợp đồng năm 1991 lên 417 triệu hợp đồng năm 1997. Các nhà kinh doanh hàng hoá được chia làm hai loại chính :nhà kinh doanh thận trọng và các nhà đầu cơ. Nhà buôn bán thận trọng bao gồm các hãng kinh doanh, nông dân hoặc các cá nhân,họ ký kết các hợp đồng hàng hoá để đảm bảo có được một loại hàng hoá hoặc khả năng có thể bán nó với mức giá bảo đảm trước. Họ sử dụng các hợp đồng giao sau để bảo vệ mình tránh những dao động không lường trước được của giá hàng hoá. Có hàng ngàn cá nhân ,những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro,lại buôn bán hàng hoá giao sau như những nhà đầu cơ. Họ bị thu hút vào hoạt động kinh doanh hàng hoá bởi viễn cảnh thu được lợi nhuận rất lớn trên những khoản tiền bảo chứng rất nhỏ,thường chỉ bằng khoảng 10%-20% giá trị hợp đồng. b.ThaiLan Các nhà chuyên gia kinh tế ở ThaiLan nói rằng :"trên thương trường ,bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Yếu tố quan trọng nhất của thương vụ làm ăn là tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng. Hợp đồng kinh doanh dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thoả thuận bằng lời đều đóng vai trò là hòn đá tảng cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan ,từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực,khách hàng,chi phí,quyền lợi,trách nhiệmxây dựng được mẫu hợp đồng chuần sẽ giúp công ty tập trung quản lý vào các vấn đề thiết yếu". Chương 2 : KINH DOANH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK 2.1.Kinh doanh vàng tại thị trường nội địa của Sacombank 2.1.1.các hoạt động giao dịch và phạm vi giao dịch vàng tại thị trường nội địa của Sacombank a.Hoạt động giao dịch vàng tại thị trường nội địa của Ngân hàng bao gồm: Mua ,bán và trao đổi vàng đã được chuyển đổi hoặc các loại vàng khác nhằm mục đích đầu tư kiếm lãi trong việc dự đoán sự biến động của tỷ giá Dùng nguồn vàng thành phẩm đã được gia công từ vàng nguyên liệu nhập về Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau để kinh doanh vàng tại thị trường trong nước nhằm mục đích kiếm lãi. Thực hiện giao dịch vàng với tư cách là nhà môi giới cho khách hàng Tại chi nhánh,ngoài việc kinh doanh mua bán vàng thì còn có kinh doanh mua bán ngoại tệ. Việc kinh doanh mua bán này của chi nhánh chủ yếu là môi giới cho khách hàng. Cụ thể là,Chi nhánh mua hoặc bán một số lượng vàng hay ngoại tệ cho khách hàng thì đều lấy giá ở Hội sở và sau đó Chi nhánh thực hiện giao dịch mua hay bán lại với số lượng vàng hay ngoại tệ đã mua hay bán của khách hàng cho Hội sở. Nếu chi nhánh bán vàng hay ngoại tệ cho Hội sở thì sẽ bán với mức giá cao hơn giá mà Chi nhánh đã mua của khách hàng. Ngược lại,nếu Chi nhánh mua vàng hay ngoại tệ của Hội sở thì sẽ mua với mức giá thấp hơn giá mà Chi nhánh sẽ bán cho khách hàng. Vì vậy,lợi nhuận của Chi nhánh trong việc kinh doanh mua bán vàng và ngoại tệ chủ yếu là ăn hoa hồng, tức là hưởng sự chênh lệch giá giữa khách hàng với Hội sở. Dưới đây là bảng kê giao dịch mua bán vàng giữa Chi nhánh và phòng kinh doanh tiền tệ của Hội sở. Trong đó, “XAU” là vàng và đơn vị tính là “chỉ”. Bảng kê giao dịch mua bán vàng giữa chi nhánh và phòng kinh doanh tiền tệ của Hội sở ( ngày 02 tháng 04 năm2008) chi nhánh mua chi nhánh bán giá giao dịch loại tiền tệ số lượng loại tiền tệ số lượng giá sỉ VND 1.785.300.000 XAU 1000 1.785.300 VND 178.030.000 XAU 100 1.780.000 XAU 300 VND 536.910.000 1.789.700 XAU 100 VND 178.970.000 1.789.700 XAU 170 VND 305.099.000 1.794.700 XAU 500 VND 894.850.000 1.789.700 XAU 105 VND 188.443.500 1.794.700 b.Phạm vi giao dịch: Phòng kinh doanh tiền tệ được thực hiện toàn bộ các hoạt động giao dịch vàng Sở giao dịch và các chi nhánh chỉ thực hiện hoạt động giao dịch vàng trong phạm vi quy trình kinh doanh vàng tại sở giao dịch và chi nhánh 2.1.2.các loại hình giao dịch vàng Các loại hình giao dịch vàng được phép tiến hành trên thị trường nội địa của Ngân hàng Sacombank là : Giao dịch vàng giao ngay(spot) Giao dịch vàng giao ngay –“spot” là giao dịch mua ,bán một số lượng vàng giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán. Giao dịch vàng kỳ hạn(forward) Giao dịch vàng kỳ hạn –Forward là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua ,bán với nhau một số lượng vàng theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai. Giao dịch vàng hoán đổi (swap) Giao dịch vàng hoán đổi –swap là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai loại giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng vàng với một loại tiền tệ, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai loại giao dịch này là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch vàng quyền chọn(option) Giao dịch vàng quyền chọn-Option là giao dịch vàng trong đó bên mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán ,trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có yêu cầu. Thuê đơn vị gia công để gia công vàng nguyên liệu thành vàng lưu thông trên thị trường theo các"hợp đồng gia công vàng"giữa Ngân hàng với các đơn vị gia công. 2.1.3.Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch a.Đồng tiền giao dịch Các giao dịch vàng được phép tiến hành giữa vàng với đồng Việt Nam, với đồng Đôla Mỹ ,với các ngoại tệ tự do chuyển đổi được pháp luật và thị trường trong và ngoài nước thừa nhận. b.Tỷ giá giao dịch Việc công bố tỷ giá vàng trên bảng công bố tỷ giá hàng ngày là do Tổng Giám Đốc hoặc người được Tổng Giám Đốc uỷ quyền quyết định. Tỷ giá vàng thoả thuận là do phòng kinh doanh tiền tệ thực hiện với khách hàng ,phòng kinh doanh tiền tệ đảm bảo tỷ giá thoả thuận được thực hiện theo tỷ giá của thị trường tại thời điểm giao dịch. 2.2.Kinh doanh vàng qua tài khoản vàng ở nước ngoài của Ngân hàng Sacombank 2.2.1.Khái niệm kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế. 2.2.2.Các hoạt động giao dịch vàng chuyển khoản trên tài khoản ở nước ngoài của Ngân hàng Sacombank Mua và bán vàng trên tài khoản mở ở nước ngoài và thông qua các đối tác nhằm mục đích đầu tư kiếm lãi trong việc dự đoán sự biến động của tỷ giá Giao nhận tại Việt Nam vàng nguyên liệu được chuyển đổi từ vàng tiêu chuẩn quốc tế mua được từ các giao dịch vàng chuyển khoản ở nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh vàng trong nước của Ngân hàng. Vàng nguyên liệu sẽ được nhập khẩu về Việt Nam theo hạn ngạch của Ngân hàng,sau đó được bán lại cho khách hàng có nhu cầu hoặc gia công thành các loại vàng lưu thông tại thị trường Việt Nam ,nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận qua việc kết hợp các giao dịch vàng trong nước và trên thị trường quốc tế. 2.2.3.Các loại hình giao dịch vàng chuyển khoản Các loại hình giao dịch vàng chuyển khoản được phép tiến hành bao gồm: Giao dịch vàng giao ngay(spot) Giao dịch vàng kỳ hạn(Forward) Giao dịch vàng hoán đổi(Swap) Giao dịch vàng quyền chọn(Option) 2.2.4.Điền tiền và tỷ giá giao dịch a.Đồng tiền giao dịch Các giao dịch vàng được phép tiến hành giữa vàng với Đôla Mỹ hoặc với các ngoại tệ tự do chuyển đổi được pháp luật và thị trường trong và ngoài nước thừa nhận. b. Tỷ giá giao dịch Tỷ giá vàng giao dịch là tỷ giá thoả thuận do phòng kinh doanh tiền tệ thực hiện với đối tác ,phòng kinh doanh tiền tệ phải đảm bảo tỷ giá thoả thuận được thực hiện theo tỷ giá của thị trường tại thời điểm giao dịch. 2.3.Rủi ro của kinh doanh vàng qua tài khoản Điểm nổi bật trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới thời gian qua là việc USD giảm giá mạnh ,vàng tăng giá kỷ lục. Không nằm ngoài xu hướng chung đó ,giá USD trong nước cũng giảm khá nhanh từ mức 16.310 đến nay chỉ còn 16.065 đồng /USD.Không ít Ngân hàng kinh doanh vàng trên tài khoản đã rơi vào tình cảnh thua lỗ. Nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản là kinh bảo hiểm rủi ro cho Ngân hàng trong việc cân đối nhu cầu mua bán vàng trong nước nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá. Trong đó,phương thức kinh doanh arbitrage là việc kinh doanh tận dụng sự chênh lệch giá giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ,mà điển hình là mua vàng trong nước bán vàng trên tài khoản khi giá trong nước thấp hơn giá thế giới hoặc bán vàng trong nước mua vàng trên tài khoản khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Nhiều doanh nghiệp ngộ nhận rằng việc mua bán vàng như trên là không có rủi ro, tuy nhiên thực chất kinh doanh arbitrage vẫn hàm chứa rủi ro vì nó vẫn là một hình thức đầu cơ,nhưng là đầu cơ vào độ chênh lệch giá giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Kinh doanh arbitrage như trên chịu các rủi ro chính là rủi ro tỷ giá ,rủi ro lãi suất,rủi ro thanh khoản,trong đó rủi ro tỷ giá bao gồm rủi ro tỷ giá vàng và rủi ro tỷ giá USD/VND. Đến đây, ta có thể nói rằng nghiệp vụ kinh doanh vàng qua tài khoản của Ngân hàng gặp không ít rủi ro. Do đó,cần phải có giải pháp tối ưu cho Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong việc kinh doanh vàng qua tài khoản của Ngân hàng. 2.4.Các loại hợp đồng giao sau vàng trên thế giới Sự cam kết pháp lý về một hành vi trong tương lai có thể được các bên huỷ bỏ một cách hợp pháp khi lập một hợp đồng giao sau khác ngược lại vị thế mà mình đã có. Cũng vì lý do đó mà có thể chia hợp đồng giao sau vàng thành 2 loại : Hợp đồng giao sau vàng được thanh lý sau khi giao hàng Đây là loại hợp đồng tồn tại một sự giao hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này,về bản chất thì hợp đồng giao sau tương tự như hợp đồng kỳ hạn(Forward). Hợp đồng giao sau vàng được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng. Đây là loại hợp đồng không có sự giao hàng trên thực tế xảy ra, các bên chấm dứt sự ràng buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ ,nghĩa là các bên mua hoặc bán lại chính loại hàng hoá đó ngược với với vị thế mà mình đã có (vị thế mua hoặc bán trước đây). Đây là dạng phổ biến,nhờ đó mà tồn tại thị trường giao sau. 2.5.Điều kiện ứng dụng hợp đồng giao sau Vàng tại Ngân hàng Sacombank Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối ở Ngân hàng Sacombank trong những năm gần đây đã có tốc độ phát triển khá nhanh,cụ thể là vào năm 2006,hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của ngân hàng Sacombank đạt lợi nhuận là 4.178 triệu đồng ,chiếm 0.9% tổng lợi nhuận của ngân hàng (470.128triệu đồng). Trong khi đó ,lợi nhuận hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của ngân hàng Sacombank Của năm 2007 đã có bước tăng rõ rệt là 100.815 triệu đồng,chiếm 7.2% tổng lợi nhuận của ngân hàng (1.397.897triệu đồng). Như vậy,chỉ có trong vòng một năm (2006-2007) mà lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của ngân hàng Sacombank Chiếm một tỷ lệ khá cao (từ 0.9%-7.2%). Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của ngân hàng Sacombank Chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng Sacombank và cũng không riêng gì ngân hàng Sacombank mà hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các Ngân hàng khác như ACB,EXIMBANKCụ thể là Ngân hàng Á châu ACB ,lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ vào năm 2006 là 70.320 triệu đồng chiếm 13.9% so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng ACB (505.576 triệu đồng) và năm 2007 thì đạt 155.140 triệu đồng. Đối với Ngân hàng Eximbank thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ vào năm 2006 đạt 75.453 triệu đồng chiếm 16.3% so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng Eximbank (463.417 triệu đồng) và năm 2007 là 139.257 triệu đồng chiếm 53.9% so với tổng lợi nhuận (258.469 triệu đồng). Qua sự phân tích trên, ta thấy rằng hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của ngành ngân hàng phải chăng là một hoạt động kinh doanh ngày càng chiếm ưu thế và quan trọng hơn ,không những nó mang lại cho ngân hàng một khoảng lợi nhuận to lớn mà còn giúp cho Ngân hàng mở rộng quan hệ quốc tế với các ngân hàng trên thế giới trong việc kinh doanh này. Đặc biệt là kinh doanh vàng qua tài khoản ở nước ngoài. Rủi ro luôn là một thuộc tính gắn liền với hoạt động kinh doanh ; có thể chia thành rủi ro có thể dự đoán được và rủi ro không thể dự đoán được. Những rủi ro có thể dự đoán được như thiên tai,hỏa hoạn,thiếu nguồn cung ứng ,tiêu thụ,tranh chấp về pháp lýthì có thể được hạn chế bằng các quy định chặt chẽ trong hợp đồng(các trường hợp bất khả kháng,quyền và nghĩa vụ của các bên). Bên cạnh đó ,có những rủi ro mà các chủ thể hoạt động kinh doanh không thể dự đoán trước được hoặc không thể ngăn chặn được như rủi ro về tài chính thị trường ,pháp luật,chính trị; Các rủi ro tiềm ẩn này đặt những người kinh doanh luôn phải đối mặt với thua lỗ. Điều đáng lo ngại là các rủi ro này tồn tại mặc nhiên trong suốt quá trình kinh doanh nên thiết nghĩ phải chăng sử dụng “hợp đồng giao sau” sẽ mang lại cho Ngân hàng nhiều lợi ích thiết thực trong việc kinh doanh của Ngân hàng . Với lợi ích, hợp đồng giao sau như là một công cụ đầu cơ thì Ngân hàng có thể sử dụng nó trong việc kinh doanh vàng qua tài khoản ở nước ngoài để kiếm lời. Với lợi ích, hợp đồng giao sau như là một công cụ bảo hộ thì Ngân hàng có thể sử dụng nó trong việc nhập khẩu vàng. Bên cạnh đó, hợp đồng giao sau còn là công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường. Chương 3: GIẢI PHÁP KINH DOANH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK 3.1.Sử dụng hợp đồng giao sau cho mục đích đầu cơ Từ đặc điểm của hợp đồng giao sau ,người ta nhận thấy rằng giao dịch giao sau giống như hoạt động “cá cược”,trong đó Sở giao dịch đóng vai trò là người tổ chức,người mua hợp đồng giao sau một loại hàng hóa nào đó chính là người đánh cược rằng hàng hóa đó sẽ lên giá.Ngược lại,người bán hợp đồng giao sau một loại hàng hóa nào đó chính là người đánh cược rằng hàng hóa đó sẽ xuống giá trong tương lai. Chuyện thắng hay thua nhiều hay ít tùy thuộc vào diễn biến của tỷ giá trên thị trường. Nếu giá hàng hóa lên thì người mua giao sau hàng hóa sẽ lời và sẽ được ghi có vào tài khoản.Ngược lại,nếu giá hàng hóa xuống thì người mua giao sau hàng hóa đó lỗ và sẽ bị ghi nợ vào tài khoản. Tương tự,nếu giá hàng hóa giảm thì người bán giao sau hàng hóa đó sẽ lời và được ghi có vào tài khoản. Ngược lại,nếu giá hàng hóa lên thì người bán giao sau hàng hóa đó lỗ và sẽ bị ghi nợ vào tài khoản. Tiền lời hoặc lỗ bằng chênh lệch tỷ giá ngày hôm nay so với ngày hôm trước nhân với giá trị hợp đồng. Nắm rõ tính chất trên đây của hợp đồng giao sau chúng ta có thể sử dụng nó vào mục đích đầu cơ. 3.2.Khả năng phòng chống rủi ro với hợp đồng giao sau Chúng ta thấy rõ ràng rằng hợp đồng giao sau là một công cụ thực hiện đầu cơ. Bên cạnh đó, hợp đồng giao sau cũng có thể sử dụng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nguyên lý chung là khi bạn có một khoản phải trả bằng vàng và lo sợ rằng vàng sẽ lên giá khi khoản phải trả đến hạn,bạn nên mua một hợp đồng giao sau vàng. Bằng cách này bạn đã tạo ra hai trạng thái vàng trái ngược nhau :bạn có trạng thái âm khi nợ một khoản phải trả ,khi mua hợp đồng giao sau hợp đồng giao sau bạn tạo ra trạng thái dương với cùng lượng vàng đó. Hai trạng thái vàng trái chiều nhau tự hóa giải rủi ro. 3.3.Cơ chế phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau a.Phòng ngừa vị thế bán Người phòng ngừa rủi ro hiện đang nắm giữ một tài sản và đang lo ngại về một sụt giảm giá cả của tài sản đó thì có thể xem xét phòng ngừa với vị thế bán trên hợp đồng giao sau. Nếu giá giao ngay và giá giao sau di chuyển cùng với nhau ,phòng ngừa rủi ro sẽ làm giảm thiểu được một số nguy cơ. Ví dụ như nếu giá giao ngay giảm ,giá giao sau cũng sẽ giảm. Bởi vì người phòng ngừa ở vị thế bán trên hợp đồng giao sau,giao dịch giao sau sẽ tạo ra một khoản lãi ít nhất đủ để bù đắp phần lỗ xảy ra trên vị thế giao ngay. Đây được gọi là phòng ngừa vị thế bán. b.Phòng ngừa vị thế mua Khi ban đang dự định mua một tài sản vào một ngày trong tương lai. Do lo ngại rằng giá tài sản sẽ tăng lên nên bạn mua một hợp đồng giao sau. Sau đó,nếu giá tài sản tăng lên ,giá giao sau cũng sẽ tăng lên và tạo ra một khoản lãi trên vị thế giao sau. Khoản lãi ít nhất đủ để bù đắp phần chi phí cao hơn khi mua tài sản. Đây được gọi là phòng ngừa vị thế mua. Tóm lược các tình huống phòng ngừa Điều kiện hôm nay rủi ro phòng ngừa dự kiến Nắm giữ tài sản giá có thể giảm phòng ngừa vị thế bán Mua một tài sản giá có thể tăng phòng ngừa vị thế mua Bángiaosautaisan giá có thể tăng phòng ngừa vị thế mua 3.4.Quy chế giao dịch Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân,có thể là đại diện của các công ty ,Ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Sở giao dịch giới hạn số lượng hội viên và vì thế quyền hội viên có thể được mua bán, cho thuê hay ủy quyền giao dịch lại cho các nhà giao dịch không phải là hội viên. Các công ty môi giới có quyền cử đại diện của mình ở sàn giao dịch. Ơ Mỹ,việc giao dịch các hợp đồng tiền tệ giao sau được thực hiện thông qua hệ thống “open outcry”,tạm gọi là “rao giá công khai”,dựa trên cơ sở dấu hiệu bằng tay và tiếng reo hò. Trong hệ thống giao dịch này,các lời chào giá phải được công khai trước công chúng ,tức là công khai cho tất cả các bên tham gia trên sàn giao dịch. Sau đó,các giao dịch được thực hiện thông qua phòng giao hoán(clearing house). Phòng giao hoán có chức năng xác nhận giao dịch và bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách làm trung gian giữa các bên để về mặt kỷ thuật ,nó luôn là một bên tham gia trong mỗi hợp đồng. Phòng giao hoán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu một bên tham gia hợp đồng thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Để bảo vệ mình,phòng giao hoán yêu cầu các giao dịch phải được thỏa thuận thông qua các thành viên của phòng giao hoán. Thành viên của phòng giao hoán trước hết phải là hội viên của sở giao dịch,kế đến phải thỏa mãn những yêu cầu do phòng giao hoán đề ra. Ngoài ra,thành viên của phòng giao hoán còn phải ký quỹ ở phòng giao hoán và nếu họ đại diện cho một bên giao dịch khác thì họ có quyền yêu cầu bên này ký quỹ đối với họ. Tất cả các khoản ký quỹ đều nhằm mục đích bảo đảm vật chất cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ biến động theo thời gian mỗi khi thực hiện thanh toán hàng ngày. Nếu tiền ký quỹ xuống dưới mức duy trì tối thiểu thì người tham gia hợp đồng phải nộp thêm tiền vào để tiếp tục tham gia vào hợp đồng. Thành phần tham gia giao dịch Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường giao sau bao gồm những người thực hiện giao dịch với tư cách cá nhân(floor traders) và những người môi giới(floor brokers)cho một bên nào đó. Nhà kinh doanh ở sàn giao dịch(floor traders):thường là các nhà đầu cơ(speculator)hoặc đại diện cho các ngân hàng ,công ty mà sử dụng thị trường giao sau để bổ sung cho các giao dịch có kỳ hạn. Nhà môi giới ở sàn giao dịch(floor brokers):nói chung là đại diện của các công ty đầu tư ,những công ty chuyên môi giới đầu tư ăn hoa hồng. 3.5.Cơ chế của giao dịch giao sau Trước khi đặt một lệnh để giao dịch các hợp đồng giao sau ,một cá nhân hay một tổ chức phải mở một tài khoản với người môi giới.Bởi vì rủi ro của giao dịch giao sau là khá cao nên cá nhân hay tổ chức phải đặt cọc tối thiểu và đồng ý chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra. 3.5.1.Đặt lệnh Những người giao dịch có thể đặt một số các loại lệnh như các lệnh ngừng,các lệnh hạn chế,lệnh có hiệu lực đến khi bị hủy và lệnh trong ngày. Việc đặt các loại lệnh này,về bản chất,giống như các lệnh trong quyền chọn. Trong hệ thống giao dịch pit,khi một nhà đầu tư đặt lệnh ,người môi giới gọi điện cho bộ phận giao dịch của công ty tại sàn giao dịch và chuyển lệnh đến người môi giới tại sàn giao dịch của công ty.Người môi giới tại sàn đến trạm giao dịch ,các hợp đồng đang giao dịch hiện đang diễn ra tại pit. Người môi giới hoặc là đưa tay ra các ký hiệu hoặc là sử dụng lời nói để đặt mua và trả giá. Quá trình này gọi là đấu giá công khai(open outcry). Cuối cùng, khi các lệnh đã được thu thập đầy đủ,thông tin được chuyển tải trở về văn phòng của người môi giới. Tại đó,người môi giới sẽ gọi điện cho khách hàng để xác nhận giao dịch. Quá trình đặt và thực hiện lệnh thông qua hệ thống đấu giá công khai là một hệ thống mang tính truyền thống. Tuy nhiên,hệ thống này trong tương lai có thể trở thành “đồ cổ”. Hầu hết các sàn giao dịch giao sau trên thế giới đã tự động hóa với các lệnh đặt mua ,trả giá và toàn bộ giao dịch được thực hiện thông qua máy tính,chứ không phải thực hiện trên sàn. Vai trò của công ty thanh toán bù trừ: Mỗi sàn giao dịch giao sau điều khiển công ty thanh toán bù trừ độc lập của mình và công ty thanh toán bù trừ trên thị trường giao sau hoạt động giống như trên thị trường quyền chọn. Công ty thanh toán bù trừ là một định chế và là nhà bảo đảm cho các giao dịch giao sau. Công ty thanh toán bù trừ đóng vai trò làm trung gian cho mỗi giao dịch. Công ty bảo đảm cho người mua là người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ và bảo đảm cho người bán rằng người mua sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình. Công ty thanh toán bù trừ chỉ theo dõi các công ty thành viên ,đến lượt mình các công ty thanh toán theo dõi các vị thế mua và vị thế bán của các nhà giao dịch cá nhân và các công ty. Tất cả các bên trong các giao dịch giao sau phải có một tài khoản với công ty thanh toán hoặc với một công ty mà công ty đó có một tài khoản với công ty thanh toán. 3.5.2.Thanh toán hàng ngày Công ty thanh toán bù trừ sử dụng các hình thức ký quỹ và thanh toán hàng ngày trên tài khoản để duy trì hoạt động của mình. Mỗi hợp đồng đều có cả hai loại ký quỹ;ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch và ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm vào để duy trì cho số tiền ký quỹ luôn ở mức tối thiểu nào đó. Đối với giao dịch phòng ngừa rủi ro và kinh doanh tìm chênh lệch giá mua bán,mức ký quỹ ban đầu và mức ký quỹ duy trì ở mức thấp hơn so với các giao dịch chỉ thuần túy mang tính chất đầu cơ. Vào cuối mỗi ngày , công ty thanh toán bù trừ xác định giá thanh toán. Giá này thường được tính bằng trung bình của các mức giá của các giao dịch cuối cùng mỗi ngày. Mỗi tài khoản được đều chỉnh theo thị trường căn cứ vào biến động giá thanh toán hàng ngày. Người ta sẽ tính toán chênh lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó. Nếu chênh lệch này là một số dương do giá thanh toán tăng, thì số tiền sẽ được cộng thêm vào tài khoản ký quỹ của những người nắm giữ vị thế mua. Số tiền này được thanh toán từ tài khoản của những người nắm giữ vị thế bán. Quá trình này đôi khi được gọi là thanh toán hành ngày (daily settlement). Đây là một đặc điểm quan trọng của thị trường giao sau và nói lên sự khác biệt chủ yếu giữa thị trường giao sau và thị trường kỳ hạn. Trên thị trường kỳ hạn, các khoản lãi và lỗ xảy ra vào thời điểm kết thúc hợp đồng,khi mà các bên thực hiện xong việc giao nhận. Trong khi đó,thị trường giao sau lại thực hiện các quá trình này dựa trên những thay đổi giá mỗi ngày. Quá trình thanh toán hàng ngày giúp bảo đảm tính toàn vẹn của thị trường, bởi vì các khoản thua lỗ lớn trải ra thành từng khoản nhỏ tại mọi lúc chứ không xảy ra tại một lúc vào thời điểm cuối hợp đồng mà lúc đó người bị lỗ có thể không có khả năng thanh toán nổi các khoản lỗ này. Ví dụ về thanh toán hàng ngày Giả sử vào thứ 6 ngày 01/08,bạn bán một hợp đồng giao sau vàng tháng 9 trên sàn giao dịch CBOT với giá mở cửa 97 27/32($97.843,75). Yêu cầu ký quỹ ban đầu là $2.500 và mức ký quỹ duy trì $2000. Bạn duy trì vị thế mỗi ngày cho đến thứ 6 ngày 15/08 và sau đó mua lại hợp đồng vào thứ 2 ngày 18/08. Ví dụ dưới đây minh họa thay đổi giá hàng ngày và dòng tiền lưu chuyển hàng ngày trên tài khoản. Ngày giá thanh giá thanh Điều chỉnh các dòng số dư tài khoản toán toán theo thị vào khác Trường 1/8 97-13 $97.406,25 +$437,50 +$2.500 $2.937,50 4/8 97-25 97.781,25 -375,00 2.562,50 5/8 96-18 96.562,50 +1.218,75 3.781,25 6/8 96-07 96.218,75 +343,75 4.125,00 7/8 97-05 97.156,25 -937,50 3.187,50 8/8 99-03 99.039,75 -1.937,50 1.250,00 11/8 101-01 101.031,25 -1.937,5 +1.250 562,50 12/8 99-25 99.781,25 1.250,00 +1.937,5 3.750,00 13/8 101-01 101.031,25 -1.250,00 2.500,00 14/8 100-25 100.781,25 +250,00 2.750,00 15/8 100-25 100.781,25 0,00 2.750,00 18/8 100-16 100.500,00 +218,25 -3.031,25 0,00 3.5.3.Giao nhận và thanh toán tiền mặt Tất cả các hợp đồng rốt cuộc rồi sẽ đến hạn. Mỗi hợp đồng có một tháng giao nhận. Quá trình giao nhận của các hợp đồng không giống nhau. Một vài hợp đồng có thể giao nhận vào bất kỳ ngày kinh doanh nào trong tháng giao nhận. Các hợp đồng khác chỉ cho phép giao nhận sau khi hợp đồng được giao dịch đến ngày cuối cùng. Nhưng cũng có thể có các hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt và như vậy không có giao nhận nào xảy ra. Hầu hết các hợp đồng giao sau tài chính không sử sụng tiền mặt cho phép giao nhận vào bất kỳ ngày nào trong tháng giao nhận. Quá trình giao nhận thường là một lộ trình 3 ngày ,bắt đầu vào 2 ngày kinh doanh trước ngày giao nhận có thể xảy ra đầu tiên. Các công ty thành viên báo cáo với công ty thanh toán bù trừ ngày giao nhận của các khách hàng đang nắm vị thế mua. Hai ngày kinh doanh trước ngày giao nhận dự kiến,người nắm giữ vị thế bán nào có ý định thực hiện giao nhận sẽ thông báo cho công ty thanh toán bù trừ biết ý muốn của mình. Ngày này gọi là ngày vị thế(position day). Vào ngày kinh doanh tiếp theo, gọi là ngày thông báo(notice of intention day), sàn giao dịch sẽ chọn người nào hiện nắm giữ vị thế mua lâu nhất cho đến giờ để nhận hàng. Vào ngày thứ ba là ngày giao nhận (delivery day) việc giao nhận sẽ xảy ra và người mua thanh toán cho người bán. Đối với hầu hết các hợp đồng giao sau tài chính,việc giao nhận được thực hiện thông qua chuyển giao bằng điện tín. Hầu hết các hợp đồng giao sau có thể có nhiều cách thức giao nhận linh hoạt. Các hợp đồng thường ghi rõ là giá người mua phải thanh toán cho người bán nhưng giá này là giá có hiệu chỉnh lại để phản ánh những chênh lệch chất lượng của hàng hóa giao nhận. Tùy thuộc vào mục đích sử sụng hàng hóa cho đầu cơ hay là bảo hộ mà các hợp đồng giao sau có thể giao nhận hoặc là thanh toán bằng tiền mặt. Mô tả một giao dịch trên sàn giao sau (1a) (1b) : người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao dịch giao sau . (2a) (2b) : nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới hoa hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch. (3) : các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau và đồng ý về một mức giá nào đó. (4) : thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ. (5a) (5b) : các công ty môi giới hoa hồng báo mức giá đã được chấp nhận cho các nhà môi giới của người mua và người bán. (6a) (6b) : các nhà môi giới của người mua, người bán báo mức giá đã được chấp nhận cho người mua và người bán. (7a) (7b) : người mua và người bán đặt cọc tiền cho nhà môi giới của họ. (8a) (8b) : các nhà môi giới của người mua và người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các công ty thanh toán thành viên (9a) (9b) : các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho công ty thanh toán bù trừ. Kiến nghị: khả năng thực hiện hợp đồng giao sau ở Việt Nam Giao dịch giao sau như đã trình bày ở trên được thực hiện phổ biến ở các nước có thị trường tài chính phát triển. Ơ đó giao dịch giao sau không chỉ được thực hiện trên thị trường ngoại hối mà còn được thực hiện trên thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa. Nhờ vậy thị trường có thêm một loại công cụ để đầu cơ và phòng ngừa rủi ro biến động giá cả. Ơ Việt Nam,hiện tại chưa thực hiện loại giao dịch này nhưng tương lai liệu loại giao dịch này có khả năng được thực hiện hay không ?Điều này còn tùy thuộc vào nhiều thứ nhưng trong đó có ba điều kiện cơ bản để loại giao dịch này có thể được đưa ra thị trường hay không: Thứ nhất là khả năng nhận thức về loại giao dịch này Để giao dịch hay hợp đồng giao sau được đưa ra thị trường điều kiện tiên quyết là các bên có liên quan phải nhận thức hay hiểu rõ về loại giao dịch này. Các bên liên quan ở đây bao gồm :Nhà hoạch định chính sách,Sở giao dịch và khách hàng. Nhà hoạch định chính sách là những người đại diện quản lý về mặt Nhà nước có nhận thức đúng đắn về loại giao dịch này mới có thể cho phép thực hiện. Nếu không giao dịch này không thể thực hiện vì lý do đơn giản là Nhà nước “không cho phép”.Sở giao dịch đóng vai trò là người tổ chức thực hiện và đảm bỏa công bằng trong giao dịch cũng phải nhận thức rõ về loại giao dịch này. Nếu không sẽ không có ai đứng ra tổ chức và như thế không thể có thị trường cho loại giao dịch này. Cuối cùng khách hàng tham gia giao dịch là thành phần quan trọng nhất trên thị trường có nhận thức rõ được loại giao dịch này mới tích cực tham gia giao dịch và làm cho thị trường trở nên sôi động. Thứ hai là mức độ hiệu quả của thị trường Mức độ hiệu quả của thị trường chính là mức độ phản ứng nhanh nhạy của tỷ giá đối với tất cả thông tin có liên quan. Mức độ hiệu quả của thị trường nhằm đảm bảo sự công bằng trong giao dịch,có như vậy mới thu hút được khách hàng tham gia giao dịch. Nếu thị trường hiệu quả thì tỷ giá phản ánh nhanh với tất cả các thông tin có liên quan. Do đó,không ai có thể lợi dụng ưu thế về thông tin để chiến thắng người khác. Kết quả là mọi người giao dịch trên thị trường đều bình đẳng nhau về một thông tin và đảm bảo được sự công bằng trong giao dịch. Thứ ba là cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch Cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch bao gồm phần cứng là địa điểm và cơ sở vật chất phục vụ giao dịch và phần mềm là các quy định ,thể chế giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ phục vụ giao dịch hàng ngày. Trong ba điều kiện trên đây ,điều kiện thứ nhất là điều kiện cần và là điều kiện tiên quyết. Điều kiện này có thể đạt được bằng cách nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm ở các nước sau đó quảng bá rộng rãi cho công chúng trong nước thông qua hệ thống giáo dục,hội thảo chuyên đề và các phương tiện thông tin đại chúng. Điều kiện thứ hai là điều kiện đủ và là điều kiện cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự sôi động và thành công của thị trường. Không may là điều kiện này rất khó đạt được vì nó phụ thuộc vào sự phát triển khách quan về quy mô và sự hoàn hảo của thị trường. Cuối cùng,điều kiện thứ ba cũng là điều kiện đủ nhưng chỉ là chyện nhỏ nếu như hai điều kiện đầu đã có. Còn đối với các ngành Ngân hàng thì như ở trên đã nói thị trường giao sau mang lại ba lợi ích,đó là:bảo hộ,đầu cơ và ổn định giá thị trường. Vì thế,thiết nghĩ hợp đồng giao sau nên nhanh chóng được ứng dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Ngân hàng. Và vì lý do đó,tôi xin mạnh dạn đề xuất : Ngân hàng Nhà nước nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý trên cơ sở xác định ngang giá trung tâm dựa trên tỷ giá thực tế với một dải băng có biên độ từ 2,5%-3% làm khung giao dịch,có như vậy tỷ giá VND mới có sự biến động theo tín hiệu của thị trường. Tỷ giá giao dịch Forward phải được xác lập theo yếu tố thị trường trên cơ sở sự biến động lãi suất của hai đồng tiền biến đổi. Ngân hàng Nhà nước sớm nghiên cứu và mở rộng phạm vi giao dịch hợp đồng giao sau,thay vì chỉ cho phép giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ,cho phép giao dịch cả VND với ngoại tệ. Không nên quá lo lắng các doanh nghiệp “đánh bạc” với nghiệp vụ giao dịch này cũng như lo lắng trình độ hiểu biết về các giao dịch ngoại hối. Thực tế,các doanh nghiệp quan tâm đến nghiệp vụ thường là các doanh nghiệp có kim ngạch xuất nập khẩu lớn,trong những năm gần đây các cán bộ quản lý tài chính ở những doanh nghiệp này đa số đã có sự chuẩn bị kiến thức để thực hiện những nghiệp vụ giao dịch hối đoái đa dạng này. Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng giao sau là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Tuyên truyền,phổ biến ,hướng dẫn để có nhiều doanh nghiệp Việt Nam quen dần với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái,trong đó có giao dịch hối đoái giao sau. Các kiến nghị trên là những điều cơ bản ,cần thiết giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, cũng là bước chuẩn bị cho các doanh nghiệp quen dần với môi trường kinh doanh tài chính quốc tế. Đây cũng là vấn đề mang tính chất chiến lược góp phần vào việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Kết luận: Như chúng ta đã biết , vàng là một loại hàng hóa đặc biệt :hàng hóa –tiền tệ nên nó được trao đổi ,mua bán trên thị trường như các loại hàng hóa khác ,đồng thời vàng cũng được sử dụng làm vốn sản xuất ,kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế. Cho nên, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta,kinh doanh vàng là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất,ổn định đời sống nhân dân ,giảm tốc độ tăng giá và giảm lạm phát Riêng đối với ngành Ngân hàng thì kinh doanh vàng cũng chiếm một vị trí khá là quan trọng trong hoạt động kinh doanh của những năm gần đây. Vì nó mang đến cho Ngân hàng một khoảng lợi nhuận khá cao và có lẽ nó càng chiếm vị trí quan trọng hơn khi mà nước ta mở rộng quan hệ ngoại giao quốc tế. Điều này tạo động lực cho ngành Ngân hàng không chỉ là Ngân hàng nội địa mà còn vươn tới là Ngân hàng tầm cỡ quốc tế trong tương lai,Ngân hàng không chỉ hoạt động ở trong nước mà còn hoạt động ở các nước khác trên thế giới và vì thế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng có cơ hội làm tăng phần lợi nhuận của mình Đặc biệt,nhu cầu sử dụng vàng của người dân trong nước và các nước trên thế giới ngày càng tăng nên đây là một điều kiện thuận lợi để cho Ngân hàng kinh doanh vàng. Tuy nhiên,trong hoạt động kinh doanh lúc nào cũng hàm chứa những rủi ro .Có rủi ro có thể đa dạng hóa được và có những rủi ro không thể đa dạng hóa được,thế mà”giá vàng” lại rất nhạy cảm đối với đời sống kinh tế xã hội và các điều kiện cụ thể của thị trường .Cho nên thật khó mà dự đoán được chính xác giá vàng. Vì vậy,Ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh và “hợp đồng giao sau” thiết nghĩ nó nên được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong điều kiện sớm nhất có thể. Vì nó mang lại nhiều lợi ích cho ngành Ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nước ta nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4246.doc
Tài liệu liên quan