Đề tài Sử dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong Công nghiệp

- Phải sắp xếp lạicơ cấu ngành công nghiệp theo ngành, xác định tỷ lệ các sao cho hợp lý. Bên cạnh đó phải phát triển một số ngành mới làm ăn có hiệu quả thu hút lao động giải quyết thất nghiệp. Đồng thời có chính sách hợp lý đối với mỗi vùng, lãnh thổ, đặc biệt là đối với vùng lãnh thổ quan trọng sao cho sử dụng hợp lý có hiệu quả nhất các tiềm năng về nhân lực.

doc50 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuẩn thì hiệu quả H đạt được thường nhỏ hơn H0 và H càng gần H0 thì càng có hiệu quả. Quan điêm thứ ba cho rằng tiêu chuẩn HQKT là do quy luật kinh tế khách quan quy định. Quan điểm thứ ba được thừa nhận rộng rãi hơn và đáng được lưu ý xem xét. Theo quan điểm này tiêu chuẩn HQKT là đạt được mối quan hệ tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, gắn mục đích của sản xuất với phương tiện để đạt được mục đích đó. Theo cách hiểu này, tiêu chuẩn HQKT có các biểu hiện cụ thể: - Xã hội quan tâm đến tăng GO, GDP. Vì vậy tăng GO và GDP là tiêu chuẩn để đánh giá HQKT theo quan điểm xã hội. - Các doanh nghiệp quan tâm đến tăng lợi nhuận. Vì vậy lợi nhuận là tiêu chuẩn để đánh giá HQKT theo quan điểm doanh nghiệp. 1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê HQKT của nền sản xuất XH. Ta có thể xây dựng hê thống chỉ tiêu HQKT theo nhiều cách khác nhau: - Xét theo kết quả, HQKT có thể được tính theo kết quả ban đầu, trung gian, cuối cùng hoặc có thể được tính theo chỉ tiêu hiện vật, theo chỉ tiêu giá trị các loại giá khác nhau, theo kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp. - Xét theo cấp độ, phạm vi tính toán có hệ thống chỉ tiêu HQKT trên tàn bộ nền kinh tế quốc dân, từng ngành hay từng doanh nghiệp. - Xét theo quan điểm đánh giá có hệ thống chỉ tiêu thống kê HQKT theo quan điêm chung, xã hội, toàn cục và theo quan điểm doanh nghiệp cục bộ. - Xét theo chi phí, các chỉ tiêu trong hệ thống có thể được tính theo chi phí thường xuyên, nguồn lực hay chung cho cả hai loại trên. Các chỉ tiêu trong hệ thống có thể được phân chia thành các loại: * Các chỉ tiêu được dùng để tính toán HQKT. * Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế. * Các chỉ tiêu được dùng để so sánh hiệu quả kinh tế. Ơ đây xin trình bày một cách khái quát hệ thống chỉ tiêu thống kê HQKT xét theo chi phí với hai loại chỉ tiêu là chỉ tiêu được dùng để tính HQKT và chỉ tiêu được dùng để phản ánh HQKT. 1.1.2.1. Nhóm chỉ tiêu HQKT chi phí thường xuyên. a) Chi phí thường xuyên. Chi phí thường xuyên là tất cả chi phí về lao động sống và lao động vật hoá. So sánh kết quả kinh tế với từng bộ phận của chi phí thường xuyên ta thu được HQKT từng mặt. So sánh két quả kinh tế với toàn bộ chi phí thường xuyên ta thu được hiệu quả chi phí chung. b) Các chỉ tiêu kết quả kinh tế ( dùng để xác định chi phí thường xuyên). Để tính các chỉ tiêu phản ánh HQKT theo chi phí thường xuyên các chỉ tiêu kết quả kinh tế sau thường được sử dụng: - Giá trị sản xuất (GO). - Tổng sản phẩm trong nước (GDP). -Giá tị gia tăng (VA). - Lợi nhuận. Tuỳ theo phạm vi tính toán( toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ngành, doanh nghiệp) sử dụng chỉ tiêu này cho thích hợp. c) Chỉ tiêu hiệu quả chi phí lao động (NSLĐ). - Theo quan điểm doanh nghiệp: NSLĐ= LN : Lợi nhuận T( hoặc V): Chi phí lao động sống bằng thời gian ( hoặc tiền). - Theo quan điểm xã hội: NSLD= d) Hiệu quả kinh tế chi phí lao động vật hoá. - Theo quan điểm doanh nghiệp, đây là HQKT sử dụng vật tư: H= - Theo quan điểm xã hội, đây được coi là HQKT chi phí trung gian: H= e) Hiệu quả kinh tế chung chi phí thường xuyên. Khi tổng hợp các yếu tố của chi phí thường xuyên ta được chi phí chung. Có hai cách tổng hợp: - Đưa về đơn vị lao động: T+ - Đưa về đơn vị tiền tệ: C+V Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là: + Theo quan điểm doanh nghiệp: H= hoặc H= + Theo quan điểm xã hội : H= hoặc H= 1.1.2.2. Nhóm chỉ tiêu HQKT nguồn lực. a) Nguồn lực của nền sản xuất xã hội: Nguồn lực của nền sản xuất xã hội là lực lượng sản xuất được sử dụng vào quá trình sản xuất. (.) Nguồn lực sản xuất bao gồm ba bộ phận: (.) Nhân lực (lao động): đơn vị số lao động. (T) (.) Tài lực (vốn):có đơn vị là tiền được chia ra: (V) - Vốn cố đinh - Vốn lưu động - Vốn đầu tư cơ bản. (.) Vật lực ( tài sản ) (G). Đơn vị có thể là hiện vật hay giá trị. b) Kết quả kinh tế. - Nếu đánh giá theo quan điểm doanh nghiệp, chọn kết quả là Lợi nhuận. - Nếu đánh giá theo quan điểm toàn cục thì chọn GDP, VA. c) Các chỉ tiêu phản ánh HQKT của nguồn lực. Bảng các chỉ tiêu phản ánh HQKT chi phí nguồn lực Kết quả Chỉ tiêu Lợi nhuận(Quan điểm doanh nghiệp) GDP(VA (Quan điểm toàn cục(xh)) Nhân lực (T) LN/ GDP(VA)/ Tài lực (V) LN/ GDP(VA)/ Vật lực (G) LN/ GDP(VA)/ Vốn ĐTCB (K) DLN/ GDP(VA)/ Đất đai (SĐ) LN/SĐ GDP(VA)/SĐ T+ LN/(T+) GDP(VA)/(T+) T.f.T*+F LN/(T.f.T*+F) GDP(VA)/(T.f.T*+F) Khi so sánh kết quả kinh tế với từng yếu tố của nguồn lực ta được hiệu quả kinh tế từng mặt. Khi so sánh kết quả kinh tế với toàn bộ nguồn lực, ta được HQKT chung. Có hai cách để đưa các bộ phận của nguồn lực về đơn vị chung: * Đưa về đơn vị lao động: T+ (F=G+V) * Đưa về đơn vị giá trị : T.f.T*+F f : Tiền lương bình quân năm T*: Số năm chênh lệch giữa giới hạn dưới và trên của tuổi lao động 1.1.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp chi phí nguồn lực. Vấn đề đặt ra khi tính các chỉ tiêu trong nhónm này là tìm cách tổng hợp chi phí thường xuyên và chi phí nguồn lực. ở đây xin nêu ra hai hướng giải quyết. a) Cộng các yếu tố khác nhau của chi phí và nguồn lực khi đưa về đơn vị tiền tệ. Khi đó: H= b) Đưa các yếu tố vè đơn vị lao động. Khi đó: H= E: Hệ số hiệu quả định mức. 1.2. Hiệu quả sử dụng lao động trong ngành Công nghiệp. 1.2.1. Khái quát về ngành Công nghiệp Việt nam. 1.2.1.1. Công nghiệp và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. a) Khái niệm Công nghiệp: Công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình thức khác nhau. Công nghiệp bao gồm ba hoạt động chủ yếu: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ. - Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của ngành nông nghiệp. - Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Để thực hiên ba hoạt động cơ bản này, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội, nền kinh tế quốc dân hình thành các ngành Công nghiệp tương ứng. Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau, ta có nhiều cách phân loại Công nghiệp khác nhau: - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: + Ngành Công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất. + Ngành Công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng. - Dựa vào tính chất khác nhau của sự biến đổi đối tượng lao động: + Công nghiệp khai thác + Công nghiệp chế biến. - Dựa vào sự giống hoặc tương tự nhau về đặc trưng kỹ thuật của các đơn vị sản xuất KD Công nghiệp. Theo tiêu thức này ngành Công nghiệp được phân chia thành các ngành chuyên môn hoá hẹp gắn liền với các ngành chuyên môn hoá hẹp của nền kinh tế quốc dân. - Dựa vào quan hệ sở hữu, hình thức tổ chức tổ chức sản xuất xã hội, trình độ kỹ thuật của sản xuất Công nghiệp. Theo cách phân loại này có các loại hình Công nghiệp như: Công nghiệp quốc doanh Công nghiệp ngoài quốc doanh với các hình thức sở hữu khác nhau; Công nghiệp lớn vừa và nhỏ, thủ Công nghiệp và đại Công nghiệp. b) Vị rí vai trò của Công nghiệp tong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu Công nghiệp- nông nghiệp - dịch vụ. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, Công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành có vị tí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu đó. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Công nghiệp không chỉ là ngành khai thác tài nguyên, mà còn tiếp tục chế biến các loại tài nguyên nguyên thủy từ các nguồn khác nhau thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chấ và tinh thần của con người. Sự phát triển của Công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. có thể nói vai trò của Công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. 1.2.1.2. Đặc điểm ngành Công nghiệp Việt nam. a) Các đặc điểm chung. Quá trình phát triển ngành Công nghiệp Việt nam từ 1945 đến nay đã diễn ra hơn một nửa thế kỷ, quá trình đó đã trải qua nhiều thời kỳ với những đặc điềm và điều kiện khác nhau. Công nghiệp Việt nam được phát triển từ một điểm quá thấp, lạc hậu xa so với các nước phát triển và có một thời kỳ dài phát triển trong điều kiện đất nước có chiến tranh. Công nghiệp Việt nam phát triển trong thời kỳ trên thế giới có nhiều biến động và trải qua một thời kỳ daì vận hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đang chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ngành Công nghiệp được đặc biệt quan tâm nhằm phát huy vai trò chủ đạo cuả nó trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, hiện đại theo kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, ngành Công nghiệp Việt nam đạt được những thành tựu đáng kể nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1995 về sản xuất Công nghiệp là 13,3% nhanh hơn tốc độ tăng bình quân của nền kinh tế quốc dân (8,2%) và nông nghiệp (4,5%) và đạt 14,1% năm 1996. Sự phát triển này làm cho cơ cấu dịch chuyển nhanh theo hướng từ nông nghiệp- Công nghiệp-dịch vụ sang Công nghiệp- nông nghiệp-dịch vụ tỷ trọng Công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP là 22,7% năm 1990 và30,3% năm 1995. Năng suất lao động tăng lên rõ rệt: Năm 1990 là 23,9 triệu/lao động, năm 1996 là43,3 triệu/ lao động.vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP năm 1995 là 27,4% trong đó nguồn vốn đầu tư trong nước chiếm khoảng16,7% GDP. Với những thành tựu đạt được bước đầu, ngành Công nghiệp đã tạo dựng được những nhân tố cho thời kỳ phát triển mới, có điều kiện đầu tư mọi mặt nhằm nâng cao năng suất, trong đó phải kể đến nhân tố lao động được quan tâm hơn. b) Các đặc điểm chủ yếu về lao động của ngành Công nghiệp Việt nam. Lao động Công nghiệp là một bộ phận của lao động xã hội được huy động từ nguồn lao động dồi dào của nước ta. Về mặt cung lao động luôn đáp ứng về mặt lượng. Về mặt chất lượng, lao động Công nghiệp nói riêng , lao động Việt nam nói chung có truyền thống tốt về tính cần cù khả năng sáng tạo, năng động tiếp thu nhanh v.v.. Đội ngũ lao động Công nghiệp có tính tổ chức kỷ luật cao, tác phong lao động Công nghiệp và luôn là bộ phận tiến trong cộng đồng nhân dân. Do sự phát triển mạnhmẽ của khoa học công nghệ người lao động Công nghiệp không ngừng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên mon nhằm phù hợp, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Một số ngành đòi hỏi lao động ít nhưng cần phải có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt là ậ những ngành Công nghiệp tự động hoá, ví dụ như những ngành: luyện kim, cơ khí chế tạo, Công nghiệp lọc hoá dầu, điện tử tin học. Có một số ngành cần một số lượng lớn nhưng lhông đòi hỏi trình độ cao như Công nghiệp may, da giầy, chế biến thực phẩm. Một số ngành cần lao động nữ nhiều trong khi đó lao động nam cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong một số ngành yeeu cầu thể lực cao. Ngày nay do sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế từ khu vực kém hiệu quả sang khu vực có hiệu quả hơn. Sự lao động sang khu vực có năng suất cao hơn sẽ tạo ra đầu ra nhiều hơn. Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy Công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy nguồn nhân lực cần phải được quản lý, đào tạo tốt, có biện pháp, chính sách thúc đẩy phát triển khả năng lao động của người lao động. 1.2.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng lao động trong Công nghiệp. 1.2.2.1. Khái niệm ý nghĩa hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với các doanh nghiệp, các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân đặc biệt đối với những nước đang phát triển như ở nước ta. Đó là vấn đề cần đặc biệt quan tâm giải quyết của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó là yếu tố quyết định của doanh nghiệp để nâng cao lợi nhuận cũng như sự phát triển của ngành. Cũng như hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội, hiệu quả sử dụng lao động Công nghiệp là một phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà ngành đạt được với chi phí lao động bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền sản xuất xã hội nói chung và của mỗi doanh nghiệp ngành nói riêng. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý, là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội; là nền tảng để cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, nâng cao mức sống dân cư, tăng sức cạnh tranh cho phép giành lợi thế trong quan hệ kinh tế trong và ngoài nước. Hiệu quả sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh tế xã hội. Đây là hiệu quả chi phí bộ phận biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí lao động. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện cụ thể ở từng mức năng suất lao động thuận và mức năng suất lao động nghịch, mức doanh thu bình quân mỗi lao động, mức chi tiền lương cho đơn vị sản phẩm... Trong đó biểu hiện rõ nhất là chỉ tiêu năng suất lao động và tăng năng suất lao động. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất và đôi khi người ta đồng nhất với năng suất nói chung. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là làm sao huy động, sử dụng và phân bố nguồn lao động một cách hợp lý mà biểu hiệ rõ nhất là tăng năng suất lao động thuận, giảm năng suất lao động nghịch. Hợp lý và công băng trong phân phối thu nhập, các biện pháp kích thích lao động như chế độ lương, thưởng , bảo hiểm xã hội đồng thời đi đôi với việc đào tạolại cán bộ nâng cao trình độ tay nghề công nhân, nâng cao mức trang bị lao động cho người lao động... là các yếu tố làm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế xã hội trong mỗi doanh nghiệp, ngành, nền kinh tế quốc dân. Bản chất của hiệu quả sử dụng lao động là nâng cao mức năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm tức là phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn lao động. Vì vậy yêu cầu đặt ra của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là phải đạt được kết quả tối đa với chi phí lao động hợp lý. 1.2.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh theo pháp luật và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh do đó vấn đề hiệu quả là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong doanh nghiệp. Măc dù trong nền sản xuất hàng hoá, kết quả kinh tế đàt được ngày càng nhiều, nhưng nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày càng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên, cần phải phát triển sản xuất theo cả hai hướng: theo chiều rộng và theo chiều sâu. Phát triển theo chiều rộng có nghĩa là mở rộng quy mô sản xuất băng cách đầu tư thêm các yếu tố lao động, vật tư, tiền vốn cho quá trình sản xuất làm cho quy mô kỳ sau lớn hơn quy mô kỳ trước, tạo khối lượng sản phẩm lớn hơn. Phát triển theo chiều rộng là cần thiết nhưng nó cũng có những giới hạn nhất định. Phát triển sản xuất theo chiều sâu là nâng cao năng lực sản xuất bằng cách hiện đại hoá sản xuất, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, hợp lý hoá và cải tiện phương tiện tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Đối với nước ta hiện nay, phát triển theo chiều rộng là chủ yếu vì còn nhiều điều kiện mở rộng quy mô sản xuất: lao động, tài nguyên thiên nhiên. nhưng cũng chú trọng phát triển theo chiều sâu. một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động là yếu tố con người. Nguồn lao động nói chung và của ngành Công nghiệp nói riêng ở nước ta có tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Số lượng lao động nhiều nhưng chưa có nhiều lao động có tay nghề cao đáp ứng cho các lĩnh vực kỹ thuật cao nghĩa là dồi dào về số lượng nhưng trình độ trung bình thấp. Việc sử dụng lao động còn chưa hợp lý, chưa khai thác được nguồn lao động một cách có hiệu quả. Điều này thể hiện ở việc cơ cấu lao động ngành vùng chưa hợp lý, chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho người lao động. Nhìn chung một số ngành Công nghiệp tỷ trọng lao động không có trình độ còn tương đối cao từ 50-60%, trình độ càng cao càng ít lao động. Điều này dẫn đến năng suất lao động,thu nhập của người lao động còn thấp. Nhìn chung năng suất lao động toàn ngành tăng nhưng chậm, không đáp ứng được yêu cầu. Nhìn chung toàn ngành năng suất lao động có tăng nhưng chậm, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong điều kiện mới. Nói tóm lại là cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong ngành công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân nâng cao mức sống dân cư nhất là đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Phần 2 hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng lđ trong cn 2.1. Sự cần thiết, nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng lao động trong công nghiệp. 2.1.1 Sự cần thiết. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng lao động là một nhiêm vụ quan trọng khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động khi nghiên cứu vấn đề này theo phương pháp thống kê. Cũng như các vấn đề khác, việc phân tích đánh giá HQSDLĐ không thể chỉ dựa vào một hoặc một số chỉ tiêu mà cần thiết cần dựa vào hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu thống kê có quan hệ với nhau, bổ xung cho nhau. HQSDLĐ sẽ bộc lộ được các khía cạnh các mặt cơ bản thông qua hệ thống chỉ tiêu thống kê này. Bằng các phương pháp thống kê khác nhau, chúng ta có thể phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động dựa vào hệ thống chỉ tiêu thống kê. Ta có thể so sánh hiệu quả giưa những thời kỳ khác nhau, đánh giá hiệu quả tứng yếu tố, bộ phận từng vấn đề phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, rồi những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thông qua hệ thống. Tóm lại là phải cần thiết xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê HQSDLĐ khi đánh giá phân tích nhằm rút ra kết luận và cải tiến phương pháp sử dụng lao động có hiệu quả hơn. 2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê HQSDLĐ. Nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê HQSDLĐ là cần hiểu rõ bản chất HQSDLĐ đó là n\mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và chi phí la bỏ ra để đạt được kết quả đó. Đem so sánh mỗi chỉ tiêu kết quả với một chỉ tiêu lao động sẽ thu được một chỉ tiêu hiệu quả. Và quan hệ so sánh được thực hiện theo chiều thuận hoặc chiều nghịch tuỳ theo mục đích khác nhau: -Hiệu quả sử dụng Kết quả kt = ____________ lao động thuận chi phí lao động -Hiệu quả sử dụng chi phí lao động = ____________ lao động nghịch kết quả kinh tế Các chỉ tiêu dùng để tính chỉ tiêu hiệu quả là kết quả sản xuất cần phải được xác định rõ quan điểm xác định, nội dung vì ở đây ta nghiên cứu hiệu quả theo cấp độ ngành. Ngoài ra khi xây dựng hệ thống này cần phải bảo đảm một số yêu cầu sau: - Bảo đảm tính so sánh được giữa các chỉ tiêu với nhau và phản ánh một cách đầy đủ và chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành và toàn ngành. - Phải đảm bảo tính hệ thống nghĩa là các chỉ tiêu phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, có các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu ; có các chỉ tiêu tổng hợp và từng mặt của hiệu quả. - Hệ thống được hình thành phải cho phép giải quyết tốt mâu thuẫn giữa khả năng thu thập thông tin và việc tính các chỉ tiêu. Phải đảm bảo tính khả thi phục vụ nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động nói chung và hiệu quả kinh tế nói chung. 2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê HQSDLĐ trong Công nghiệp. Theo phần lý luận chung thì ta có hai loại hệ thống chỉ tiêu thống kê HQKT tuỳ theo góc độ nghiên cứu và trong mỗi hệ thống có nhiều loại chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Trong khuôn khổ chuyên đề và đề tài này xin trình bày một hệ thống xét theo khía cạnh chi phí (lao động) với hai chỉ tiêu là: - Chỉ tiêu dùng để tính toán chỉ tiêu phản ánh HQSDLĐ . - Chỉ tiêu dùng để phản ánh HQSDLĐ trong Công nghiệp. 2.2.1. Các chỉ tiêu dùng để tính chỉ tiêu phản ánh HQSDLĐ. Thuộc nhóm chỉ tiêu này gồm có: - Chỉ tiêu lượng lao động hao phí trong Công nghiệp. - Chỉ tiêu kết quả sản xuất trong Công nghiệp. 2.2.1.1. Lượng lao động hao phí trong Công nghiệp. Chỉ tiêu này có thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu cơ bản sau: * Số lượng lao động trong ngành Công nghiệp. Chỉ tiêu này có đơn vị tính băng số người, có thể tính bằng số lao động tuyệt đối. Khi tính NSLĐ ta phải dùng số bình quân. * Chi phí về sử dụng lao động. Bao gồm đầy đủ các yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp về lao động: (.) Chi phí tiền lương (.) Chi phí bảo hiểm (.) Chi phí tiền thưởng (.) Chi phí trực tiếp phục vụ người lao động. (.) Chi phí đào tạo * Quỹ thời gian sản xuất của lực lượng lao động Công nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng thời gian lao động tính băng số giờ tự nhiên để tạo ra sản phẩm. Khi tính HQSDLĐ có thể dùng là thời gian sản xuất của người lao động hoặc tổng thời gian của toàn bộ lực lượng lao động ngành. 2.2.1.2. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất ngành Công nghiệp. * Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp.(GO). Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp băng tiền bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm do hoạt động của ngành tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp được phân theo các ngành chuyên môn hoá hẹp, thành phần kinh tế, cấp quản lý vùng lãnh thổ. * Chỉ tiêu giá trị gia tăng Công nghiệp (VA). Giá trị gia tăng ngành Công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất Công nghiệp, nó phản ánh giá trị trực tiếp tạo ra bởi hai yếu tố là lao động và tư liệu lao động. Đây là giá trị mới sáng tạo của lao động sống và phần giá trị chuyển dịch của tài sản cố định. * Chỉ tiêu doanh thu. Doanh thu hoạt động sản xuất Công nghiệp bao gồm giá trị của toàn bộ những sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất do các bộ phận sản xuất Công nghiệp làm ra để bán cho khách hàng và đã thu được tiền về dưới dạng tièn mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. * Chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuậnlà một chỉ tiêu tổng hợp nói lên kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, một ngành. Nó phản ánh một cách tổng hợp nhất chất lượng công tác trên các mặt sản xuất, tieu thụ và hoạt động tài chính. Lợi nhuận của quá trính sản xuất kinh doanh trong Công nghiệp là phần chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụ sản phẩm và chi phía kinh doanh để đạt được thu nhập đó. 2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh HQSDLĐ trong Công nghiệp. Phần trên ta đã trình bày một cách khái quát nhất các chỉ tiêu dùng để tính các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh trong Công nghiệp. Bao gồm các chỉ tiêu sau: * Năng suất lao động tính bằng hiện vật. Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng sản phẩm theo loại sản phẩm mà một lao động Công nghiệp sản xuất được trong kỳ phân tích. W= W: Mức năng suất lao động của một lao động Công nghiệp. Q: sản lượng tính bằng hiện vật, có đơn vị tính là kg, m2, m3, v.v tính theo từng loại sản phẩm, nhám sản phẩm. T: Tổng số lượng lao động Công nghiệp. Chỉ tiêu này thể được tính một cách cụ thể, chính xác và có ưu điểm là không chịu sự biến động của giá cả. Có thể tính năng suất lao động với các ngành khác và ở các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có một số nhược điểm nhất định đó là chỉ tính cho một loại sản phẩm, nhóm sản phẩm có cùng công dụng đơn vị tính, không thể làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đặc biệt là không tính được chỉ tiêu này theo nửa thành phẩm hoặc sản phẩm dở dang. Để khắc phục nhược điểm này khi phân tích hiệu quả sử dụng lao động người ta dùng chỉ tiêu năng suất lao động bằng hiện vật quy ước, tuy nhiên việc tính đổi cũng rất phức tạp. Cho nên việc tính chỉ tiêu phổ biến theo đơn vị tiền tệ. * Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo GO. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị sản phẩm do một lao động công nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định. = hoặc = Wi: Năng suất lao động của từng bộ phận. Ti: Lượng lao động công nghiệp ( hay thời gian lao động) hao phí của các bộ phận tương ứng. Dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động có những ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm: Do GO là chỉ tiêu tính theo đơn vị giá trị, tổng hợp được giá trị của tất cả các sản phẩm, kết quả của ngành, nên chỉ tiêu hiệu quả tính theo GO phản ánh tổng hợp hiệu quả của toàn ngành. Do đó nó khắc phục được nhược điểm khi tính hiệu quả theo đơn vị hiện vật của kết quả sản xuất. - Nhược điểm: Năng suất lao động ở đây bị thởi phồng lên do trong cơ cấu của giá trị sản xuất (GO) bao gồm yếu tố chi phí lao động vật hoá mà yếu tố này lại do kết quả hoạt động trước đó. Hơn nữa trong thành phần của GO bao gồm cả một số yếu tố mà không phải do lao động tạo ra, do đó nó phản ánh không chính xác hiệu quả lao động. * Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm (VA). = hoặc = Wi: NSLĐ của bộ phận ngành phân theo các tiêu thức khác nhau. Ti: Lượng lao động hao phí (số lượng, thời gian) của các bộ phận tương ứng. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi một đơn vị lao động hao phí sẽ tạo mới cho ngành bao nhiêu giá trị. Nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là lao động ảnh hưởng thuận lợi cho sản xuất hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng lao động cao. Khi tính hiệu quả theo chỉ tiêu này có ưu điêm là loại bỏ được yếu tố chi phí trung gian trong GO do đó hiệu quả sử dụng lao động được phản ánh một cách chính xác hơn nên khặc phục được nhược điểm khi tính theo GO. * Mức doanh thu bình quân một lao động. = : Mức doanh thu bình quân một lao động. D: Doanh thu của ngành. T: Lượng lao động hao phí * Lợi nhuận bình quân một lao động. = Trong đó: : mức lợi nhuận bình quân một lao động. L: Tổng lợi nhuận của toàn ngành trong thời kỳ nghiên cứu. T: Lượng lao động công nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức đóng góp của một đơn vị lao động đối với các doanh nghiệp trong ngành hay toàn ngành vào kết quả sản xuất kinh doanh. * Năng suất lao động tính theo thời gian lao động hao phí. Chỉ tiêu này cho biết để làm ra một đơn vị sản phẩm cần bao nhiêu thời gian lao động hao phí. Chỉ tiêu này nghịch đảo với hiệu quả sử dụng lao động, và càng thấp càng thể hiện việc giảm chi phí thời gian lao động sản xuất ra đơn vị sản phẩm làm tăng năng suất lao động: Chỉ tiêu: L= Trong đó: L: Lượng lao động của một sản phẩm. T: Thời gian lao động đã hao phí. Q: Số lượng sản phẩm theo tính toán. Thời gian lao động đã hao phí được tính bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động của các bước công nghệ các chi tiết sản phẩm. Ơ mỗi doanh nghiệp công nghiệp có khả năng tăng năng suất lao động khác nhau thông thường chú ý đến ba biện pháp thuộc về lĩnh vực kỹ thuật làm tăng tỷ trọng công nhân chinh so với số lượng công nhân phụ, giảm thời gian lãng phí trong ca làm việc khả năng tăng năng suất lao động do giảm thời gian lãng phí. * Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động trên cơ sở xác định tổng quỹ thời gian làm việc thực tế của công nhân công nghiệp trong một năm một tháng. Thời gian hữu ích chiếm bao nhiêu phần trăm, để lãng phí bao nhiêu thời gian so với thời gian ca làm việc trên cơ sở đó cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động. Từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan hạn chế việc sử dụng thời gian lãng phí, có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp nói rieeng và trong ngành nói chung. Ngày công làm việc thực tế tính bằng tổng hợp các bảng chấm công của các tổ đội sản xuất, các bộ phận trong doanh nghiệp: Chỉ tiêu: H= Trong đó: H: Hệ số ngày làm việc theo chế độ. TNV: Ngày công làm việc thực tế. TCĐ: Ngày công làm việc theo chế độ. Hệ số ngày làm việc theo chế độ cho biết mức độ thực hiện ngày công thực tế so với ngày công quy định là bao nhiêu phần trăm. Giờ công làm việc thực tế tính bằng cách khảo sát trực tiếp ca làm việc, cho biết mức độ sử dụng thời gian của công nhân trong ca làm việc. Chỉ tiêu đánh giá: K= K: Hệ số sử dụng thời gian ca làm việc. Tcoich:Thời gian làm việc có ích. Tca: Thời gian ca làm việc. Sau từng thời gian nhất định doanh nghiệp phân tích tình hình sử dụng thời gian theo các chỉ tiêu nói trên cho từng loại lao động gián tiếp hoặc trực tiếp, cho từng phòng ban cho từng tổ đội sản xuất, từ đó tổng hợp cho toàn ngành. * Chỉ tiêu hệ số sử dụng thời gian lao động theo trình độ chuyên môn. Trình độ chuyên môn của người lao động có ý nghĩa quan trọng đối việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tuy nhiên việc bố trí hợp lý trình độ chuyên môn của người lao động vào đúng yêu cầu công việc mới phản ánh hiệu quả sử dụng lao động. Hệ số sử dụng LĐ Số LĐ làm việc đúng TĐ theo trình độ CM = ------------------------------ Tổng số LĐ của ngành Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ lao động làm việc đúng trính độ chuyên môn trong tổng số lao động qua ađó cho phép sử dụng hợp lý lao động. Hệ số này tỷ lệ thuận với HQSDLĐ, nếu hệ số này nhỏ, các doanh nghiệp trong ngành cần có sự bố trí sắp xếp lại lao động trong ngành. Nếu người lao động làm việc có trình độ chuyên môn thấp hơn so với trình độ của mình thì coi như là đã để lãng phí việc đào tạo, hạn chế khả năng phát huy lao động của người lao động. Còn nếu phải làm việc có trình độ cao hơn so với trình độ của mình thì cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chung, làm ứ tắc dây chuyền sản xuất, hiệu quả không cao. Do vậy qua việc đánh giá, xem xét chỉ tiêu này sẽ có được sự điều chỉnh thích hợp để bố trí lao động hợp lý hơn. Phần 3 áp dụng một số phương pháp thống kê phân tích hqsdld công nghiệp thời kỳ1992-1998 3.1. Một số phương pháp thống kê để phân tích. Trong nghiên cứu thống kê có rất nhiều phương pháp thống kê được dùng. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nội dung của vấn đề nghiên cứu mà người ta chọn phương pháp phù hợp nhất nhằm làm nổi bật vấn đề. Trong phạm vi chuyên đề và đề tài này, xin trình bày một số phương pháp được coi là phù hợp nhất khi đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong công nghiệp. Mỗi một phương pháp nêu ra ở đây có thể bao gồm nhiều nội dung nhưng xin chỉ trình bày những nội dung liên quan trực tiếp và có thể dùng để phân tích HQSDLĐ. 3.1.1.Phương pháp chỉ số. Chỉ số thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng theo không gian và thời gian. Trong phân tích thống kê người ta phân biệt chỉ số đơn, chỉ số tổng hợp giá cả, chỉ số tổng hợp số lượng, hệ thống chỉ số tổng hợp, hệ thống chỉ số trung bình. Năng suất lao động là một chỉ tiêu số tương đối và là số trung bình nên trong phân tích thường sử dụng hệ thống chỉ số trung bình. Phương pháp chỉ số có thể được áp dụng để - Phân tích biến động của NSLĐ BQ do ảnh hưởng của hai yếu tố: Năng suất lao động cá biệt ( bộ phận) và kết cấu lao động hoặc kết cấu sản phẩm được sản xuất ra: Trong đó: Mức tăng giảm tuyệt đối: . Tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối: Trong hệ thống này: = là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt. . Là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của thay đổi kết cấu lao động đến NSLĐ chung. - Phân tích biến động của năng suất lao động chịu ảnh hưởng của bản thân NSLĐ và các yếu tố cường độ lao động. Ta dùng mô hình phân tích sau: y=a.b.c.... Iy=Ia.Ib.Ic.... Ví dụ: NSLĐ của một lao động : số giờ làm việc bình quân một ngày : Số ngày làm việc bình quân một tháng. Để làm rõ tác dụng phân tích của hệ thống chỉ số này trong phân tích hiện tượng kinh tế xã hội, ta đưa ra một ví dụ sau: Tình hình sản xuất của một xí nghiệp Phân xưởng Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Chỉ số NSLĐ của XN Gía trị sản phẩm (tr.đ) Số LĐ (người) (T0) NSLĐ (tr. đ/người) (W0) Giá trị sản phẩm (tr.đ) Số LĐ (người) (T1) NSLĐ (tr.đ/người) (W1) 1. 2000 100 20 1500 70 21,4 107 2. 700 80 8,75 1000 100 10 114,3 Chung 2700 180 15 2500 170 14,7 98 Ta nhận thấy năng suất lao động nhưng năng suất lao động trung bình toàn xí nghiệp giảm, ở đây có một điểm đó là quy mô của PX có NSLĐ thấp tăng (PX2), còn quy mô của PX có NSLĐ cao lại giảm (PX1). Nói cách khác là có sự thay đổi kết cấu sản xuất trong toàn xí nghiệp theo hướng tăng bộ phận có NSLĐ thấp. Điều này dẫn đến NSLĐ toàn XN giảm. Hệ thống chỉ số: 0,98 = 1,094 * 0,89 Qua hệ thống ta có nhận xét: NSLĐ TB của xí nghiệp giảm 2% do 2 nhân tố: - NSLĐ cá biệt của các phân xưởng tăng 9,7%. - Thay đổi kết cấu LĐ làm NSLĐ TB giảm 11%. 3.1.2. Phương pháp hồi quy tương quan. Đây là phương pháp đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các mối hiện tượng có mối quan hệ tương quan nhằm rút ra những kết luận làm cơ sở để đề ra những biện pháp cải thiện nâng cao hiệu quả của tiêu thức trong mối quan hệ. Trong phương pháp phân tích này một hiện tượng được chọn ra làm tiêu thức kết quả còn tiêu thức kia có thể là một hay nhiều tiêu thức nguyên nhân. qua phương pháp ta rút ra được mức độ tương quan ( chặt chẽ hay lỏng lẻo) giữa hai tiêu thức. Trong phân tích hiệu quả sử dụng lao động theo phương pháp này thì năng suất lao động được coi là tiêu thức kết quả (y), còn tiêu thức nguyên nhân có thể là một trong các yếu tố sau (x): (.) Quy mô sản xuất. (.) Trình độ học ý kiến chỉ đạoấn của người lao động. (.) Trình độ chuyên môn của người lao động. (.) Thâm niên công tác. (.) Mức trang bị tài sản cố định một lao động. Nhiệm vụ cụ thể của phương pháp này là: Biểu hiện xu hướng của mối quan hệ, xây dựng phương trình hồi quy, xác định hệ số tương quan. Trong khuôn khổ một đề tài và cũng phù hợp ý kiến chỉ đạoới việc phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong công nghiệp, chỉ xin trình bày một dạng tương quan đó làliên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng: + Hàm hồi quy: x: Tiêu thức nguyên nhân. : Tiêu thức kết quả đã được điều chỉnh. + Xác định các hệ số trong hàm: Hệ số tương quan: R nhận gía trị trong khoảng [-1;1], nếu r dương ta có mối tương quan thuận, nếu r âm ta có mối tương quan nghịch. Khi r càng gần 1 hoặc -1 thì liên hệ tương quan càng chặt chẽ. 3.1.3. Phương pháp phân tổ. Đây là các phương pháp thống kê khá phổ biến trong các môn học khác nhau. Phương pháp này nhằm phân chia tổng thể thành các bộ phận tương đối thuần nhất tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu. Khi phân tổ thống kê người ta phải dựa vào một hoặc một số tiêu thức thức nào đó, tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng thành các tổ, tiểu tổ có tính chất khác nhau. Khi đánh giá năng suất lao động ta có thể dựa vào một số tiêu thức sau để phân tổ: - Theo hình thức sở hữu có thể đánh giá NSLĐ theo: + Khu vực công nghiệp quốc doanh. + Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. - Theo vùng kinh tế, có thể phân tích so sánh năng suất lao động theo các vùng kinh tế như: Vùng núi trung du Bắc bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng V.V.. - Theo ngành chuyên môn hoá hẹp. Theo cách phân tổ này, người ta căn cứ vào tính chất giống nhau về công dụng cụ thể của sản phẩm làm ra hoặc về phương pháp công nghệ và thiết bị máy móc hoặc về nguyên liệu chế biến. Theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê ngày 27/10/1993, hệ thống phân ngành công nghiệp bao gồm 3 ngành cấp I và chia thành 30 ngành cấp II. Nhóm ngành cấp I bao gồm: - Công nghiệp khai thác mỏ ( gồm 5 ngành cấp II) - Công nghiệp chế biến ( gồm 23 ngnàh cấp II ) - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện khí đốt và hơi nước ( gồm 2 ngành cấp II). 3.1.4. Phương pháp dãy số thời gian. Phân pháp này dùng để phân tích những hiện tượng biến động qua thời gian. Số liệu được dùng để nghiên cứu trong phwng pháp được thể hiện dưới dạng dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và trị số của hiện tượng được nghiên cứu. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến đặc điểmộng của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. * Mức độ trung bình theo thời gian : - Đối với dãy số thời kỳ trong đó: yi (i=1,2,...,n) là mức độ của dãy số thời kỳ. Ví dụ ta có số liệu: Bảng 1 Đơn vị: triệu đồng Năm 1992 1993 1994 1995 1996 Sản lượng 70430 79370 85506 99101 113075 - Đối với dãy số thời điểm: + Có khoảng cách thời gian bằng nhau: Ví dụ ta có số liệu Lao động Công nghiệp trong bảng sau: Bảng 2 Đơn vị : người Ngày 1/1/92 1/1/93 1/1/94 1/1/95 1/1/96 Số LĐ 3388641 3515479 3528153 3679295 3492705 + Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau. Trong đó: ti (i=1,2,3,...,n) là độ dài tời gian có mức độ yi. * Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thay đổi tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. ( i=2,3,...,n) Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: ( i=2,3,...,n) Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình. * Tốc độ phát triển. Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển liên hoàn: ( i=2,3,...,n). Từ ví dụ bảng 1 ta có (lần) ( lần) (lần). Tốc độ phát triển định gốc: (i=2,3,..,n) Từ ví dụ bảng 1 ta có: ( lần) (lần) ( lần) -Tốc độ phát triển trung bình. Theo ví dụ từ bảng 1: * Tốc độ tăng giảm: - Tốc độ tăng giảm liên hoàn. - Tốc độ tăng giảm định gốc: - Tốc độ tăng giảm TB: * Giá trị tuyệt đối của 1% tăng ( giảm). 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động trong công nghiệp thời kỳ 1992-1998. Để thấy được việc ứng dụng các phương pháp thống kê vào việc phân tích HQSDLD trong công nghiệp thông qua hệ thống chỉ tiêu thống kê, trong phần này xin phân tích vài số liệu thực tế. Qua việc phân tích số liệu thực tế này sẽ giúp ta thấy được xu thế biến động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến HQSDLĐ trong công nghiệp trên cơ sở đó có những phương pháp hạn chế ảnh hưởng bất lợi, phát huy những thế mạnh kết quả đạt được. Trong khuôn khổ một đề tài thực tập tốt nghiệp và do những hạn chế nhất định về số liệu của ngành công nghiệp Việt nam, xin chỉ phân tích đánh giá HQSDLĐ thời kỳ 1992-1998. 3.2.1. Đánh giá chung. Dựa vào Biểu 3 ta có một số đánh giá khái quát về tình hình sử dụng lao động công nghiệp Việt nam thời kỳ 1992-1998. Đây là thời kỳ nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh ở nước ta, đặc biệt quan tâm đến việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên công nghiệp luôn chiíem tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp- nông nghiệp - dịch vụ. Về các kết quả sản xuất có thể thấy đều tăng qua các năm. giá trị sản xuất trong 7 năm này tăng hơn gấp đôi (114%) (từ 70 430 năm 92 tăng 150685 năm 1998), tăng 80812 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm năm 1992 đạt 23.956 tỷ đồng, năm 1998 là 80.812 tăng 237,3%, biểu hiện bằng số tuyệt đối: 56.856 tỷ đồng. Chỉ tiêu doanh thu cũng tăng 137,3% năm 1998 (44429 tỷ) so với năm 92 (18724 tỷ t tức tăng 25705 tỷ đồng. Qua thời kỳ phát triển này ta thấy các kết quả sản xuất công nghiệp đều tăng hơn 100% cho thấy sự tăng trưởng về kết quả sản xuất tương đối nhanh. Về mặt lao động ta thấy số lượng lao động biến động ít và tương đối ổn định, mức trung bình khoảng 3.600.000 lao động một năm. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đòi hỏi phải tăng cường đội ngũ lao động theo hướng chủ yếu là nâng cao trình độ chuyên môn lao động. Như trên cho thấy số lượng lao động tương đối ổn định không có sự gia tăng nhanh, trong khi kết quả sản xuất lại tăng khá nhanh. điều này phản ánh năng suất lao động được tăng lên rõ rệt. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu năng suất theo GO, theo VA và doanh thu bình quân một lao động. Những chỉ tiêu này qua các năm đều có sự gia tăng tương đối nhanh. Trong vòng 7 năm năng suất lao động theo GO tăng hơn gấp đôi( năm 98 là 41,3 năm 92 là 20,4 triệu đồng/lao động). NSLD theo VA năm 98 đạt 22,2 triệu đồng/lao động tăng 220% so năm 92 (đạt 6,9 triệu đồng /lao động). Doanh thu bình quân cũng có sự gia tăng đáng kể: 124%. Những kết quả này phản ánh NSLD công nghiệp được sử dụng rất có hiệu quả. Nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng lao động mà thu nhập của người lao động cũng tăng nhanh chóng. Biểu 4 phản ánh HQSDLĐ thông qua các chỉ số phát triển. Dưới góc độ xem xét này ta thấy được HQSDLĐ một cách cụ thể hơn qua các năm. Biểu 4: Tốc độ phát triển liên hoàn một số chỉ tiêu HQSDLĐ. Năm Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tốc độ phát triển BQ 1. WGO 100 110,3 105,3 116,5 112,3 118,8 112,2 110,6 2. WVA 100 120,3 125,3 136,5 118,3 116,7 113,3 118,2 3. DTBQ/LD 100 107,4 110,3 126,6 121 111,2 111 112,2 Qua phân tích chúng ta có thể thấy HQSDLĐ trong công nghiệp luôn được quan tâmvà nâng cao. Đó là kết quả của việc chủ động chấn chỉnh bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm các khâu các cấp không cần thiết, giảm số người ở các bộ phận gián tiếp, sắp xếp đổi mới lực lượng lao động, chuyển dần sang chế độ hợp đồng lao động, thực hiện chế độ gắn với hiệu quả kinh doanh toàn đơn vị toàn ngành. Các chế độ như hưu trí, trợ cấp, bảo hiểm được thực hiện tốt hơn. Các hình thức đào tạo, đào tạo lại công nhân, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao ngày càng được mở rộng và khuyến khích. Nhờ đó mà năng suất lao động trong công nghiệp không ngừng được tăng lên, đời sống công nhân viên được cải thiện rõ rệt. 3.2.2. Phân tích HQSDLĐ công nghiệp chia theo khu vực kinh tế và vùng kinh tế. Để thấy được HQSDLĐ của ngành công nghiệp một cách sâu sắc hơn, ta tiến hành phân tích theo các bộ phận cấu thành của ngành. ở đây phân tích theo hai hai tiêu thức phân chia ngành công nghiệp thành các bộ phận: - Theo khu vực kinh tế: + Khu vực kinh tế trong nước. (.) Công nghiệp quốc doanh (.) Công nghiệp ngoài quốc doanh. + Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Theo vùng kinh tế: + Vùng núi trung du bắc bộ. + Vùng đồng bằng Sông Hồng. + Khu bốn cũ. + Duyên hải miền trung. + Tây nguyên. + Đông nam bộ. + Đồng bằng sông Cửu long. a) Phân tích HQSDLĐ theo khu vực kinh tế. Biểu 5 phản ánh năng suất lao động theo giá trị gia tăng phản ánh HQSDLĐ trong công nghiệp phân chia theo khu vực kinh tế. Qua biểu này ta thấy năng suất lao động khu vực quốc doanh luôn cao hơn năng suất lao động ngoài quốc doanh. điều này được giải thích là do ngành công nghiệp nước ta chủ yếu là công nghiệp quốc doanh, nhà nước nắm giữ những ngành công nghiệp quan trọng được trang bị kỹ thuật hiện đại, quy mô lớn, công nhân có trình độ lành nghề, chuyên môn cao hơn. Còn khu vực ngoài QD chủ yếu là các thành phần cá thể, hộ gia đình, hợp tác xã nhỏ lao động thủ công kỹ thuật lạc hậu nên năng suất lao động còn thấp. Thể hiện qua biểu là: NSLDQB khu vực quốc doanh đạt 12,5 triệu đồng/lao động, trong khi đó khu vực quốc doanh là 8,6 và NSLĐ qua các năm cũng gần gấp đôi. Qua biểu ta cũng thấy rằng NSLĐ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khá cao so với khu vực trong nước (25,4 so 10,2 triệu đồng /lao động ) điều này cũng có thể giải thích rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều doanh nghiệp được đầu tư máy móc hiện đại, năng suất cao, trình độ quản lý cao. Đặc biệt là lao động có trình độ cao và số lượng ít nên năng suất SDLĐ cao. b) Phân tích HQSDLĐ theo vùng kinh tế. Tổng hợp từ số liệu thực tế ta được chỉ tiêu năng suất lao động theo VA của các vùng kinh tế được thể hiện trong bảng 5. Qua bảng ta thấy phản ánh đúng thực trạng kinh tế của các vùng này. Các vùng kinh tế lớn, nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp nhất, nhiều khu công nghệ cao, năng suất lao động tơng đối thấp trừ vùng Đông Nam Bộ có NSLĐ bình quân là 28,5 triệu đồng/lao động, năm 1998 đạt cao nhất 36,7 triêu đồng/lao động. Vùng Đông Nam Bộ có lực lượng lao động tăng đáng kể 354960 vào năm 1992 lên 647812 người nhưng năng suất lao động qua các năm vẫn cao( luôn trên 20 triệu đồng/lao động) so với các vùng khác. Điều này chứng tỏ NSLĐ khá cao. Vùng đồng bằng Sông Hồng có NSLĐ bình quân là 6,5. đây là vùng có NSLĐ gần thấp nhất( Khu bốn cũ 6,4 triệu đồng/lao động/năm). Tuy là vùng kinh tế trọng điểm nhưng công nghiệp tập trung lao động quá cao với nhiều hình thức hợp tác xã nhỏ, cá thể nên hiệu quả kinh tế không cao. Vùng đồng bằng sông cửu long có năng suất lao động khá cao chỉ sau Đông Nam Bộ. Với NSLĐ BQ 13,6 triệu đồng/năm, vùng này có thể được xếp vào vùng lao động có hiệu quả. 3.2.3. Phân tích biến động năng suất lao động do ảnh hưởng của NSLĐ cá biệt ( vùng kinh tế, ngành kinh tế, hẹp) và kết cấu lao động. a) Biến động NSLĐ do ảnh hưởng của NSLĐ cá biệt vùng kinh tế và kết cấu lao động. Qua số liệu thực tế thu thập được và qua tính toán ta có hệ thống chỉ số sau: = 3,217=2,094* 1,536 Trong đó: là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của kết cấu lao động. Lượng tăng ( giảm) tuyệt đối: (22,2-6,9) =(22,2-10,6) +(10,6-6,9) 15,3 =11,6-3,7 Qua hệ thống chỉ số ta thấy rằng: mức năng suất lao động bình quân công nghiệp năm 1998 tăng hơn so 1992 là 221,7% (15,3 triệu đồng/người), do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Năng suất lao động của từng vùng tăng lên làm cho năng suất lao động bình quân toàn ngành tăng 109,4% hay 11,6 triệu đồng. - Do kết cấu lao động của mỗi vùng thay đổi làm cho năng suất lao động BQ toàn ngành tăng 53,6% hay 3,7 triệu. b) Biến động NSLĐ do ảnh hưởng NSLĐ cá biệt khu vực kinh tế và kết cấu lao động. Hệ thống chỉ số: Chỉ số phản ánh Chỉ số phản ảnh hưởng ảnh hưởng NSLĐ cá biệt kết cấu lao động 3,217 = 1,405 * 2,290 số tuyệt đối: 15,3 = 6,4 + 8,9. Năng suất lao động toàn ngành tăng lên do hai nhân tố: - NSLĐ cá biệt từng khu vực làm cho NSLĐ BQ tăng 40,5% tức 6,4 triệu. - Do ảnh hưởng của kết cấu lao động hợp lý ( được tập trung trong các ngành có NSLĐ cá biệt cao) nên làm tăng NSLĐ BQ 129% tức 8,9 triệu. 3.3. Một số kết luận và kiến nghị. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, công nghiệp Việt nam trong thời gian qua cũng đạt được những thành tựu đáng kể, vấn đề năng suất hiệu quả được chú trọng. Hiệu quả sử dụng lao động mà biểu hiện NSLĐ tăng lên rõ rệt. Điều này góp phần làm tăng giá trị, kết quả sản xuất của ngành công nghiệp và nền kinh tế, khẳng định vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nên KTQD. Nhìn chung HQSD lao động mà biểu hiện rõ nhất là năng suất lao động tăng lên rõ rệt với tốc độ bình quân năm 120%. Kết quả này chủ yếu do NSLĐ sống nâng cao. Xét theo khu vực kinh tế thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với trình độ quản lý cao, trang thiết bị công nghệ hiện đại luôn có NSLĐ cao hơn so với khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Công nghiệp quốc doanh tuy là chủ đạo nhưng còn nhiều vấn đề bất cập trong việc sử dụng lao động nên NSLĐ còn chưa cao. Xét theo góc độ ngành chuyên môn hoá hẹp, NSLĐ tăng cao ở các ngành có trình độ công nghệ cao như: hoá chất, điện tử, năng lượng và một số ngnàh thu hút được nhiều lao động vào làm việc. Tuy nhiên vấn đề sử dụng lao động trong công nghiệp Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết: - Vấn đề sử dụng lao động còn chưa đồng đều giữa các khu vực kinh tế, vùng kinh tế và các ngành. Một số bộ phận có năng suất lao động quá cao, một số có năng suất lao động lại thấp. Những bộ phận năng suất lao động thấp này sự phân bố lao động còn chưa hợp lý, gây lãng phí, mức trang bị tài sản thiết bị cho một lao động còn thấp. - HQSD tuy được nâng cao, tuy nhiên NSLĐ còn chưa đủ cao để đáp ứng yêu cầu là ngành chủ đạo, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. * Một số giải pháp nhằm nâng cao HQSDLD trong công nghiệp: - Đổi mới, trang bị lại hệ thống máy móc cũ kỹ lạc hậu bằng các trang bị hiện đại, áp dụng các quy trình công nghệ mới hiện đại, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất của người lao động. - Phải thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, trình độ chuyên môn cho người lao động. Thực hiện cơ chế khuyến chích người lao động thông qua tiền lương, tiền thưởng, phạt, bảo hiểm. - Phải sắp xếp lạicơ cấu ngành công nghiệp theo ngành, xác định tỷ lệ các sao cho hợp lý. Bên cạnh đó phải phát triển một số ngành mới làm ăn có hiệu quả thu hút lao động giải quyết thất nghiệp. Đồng thời có chính sách hợp lý đối với mỗi vùng, lãnh thổ, đặc biệt là đối với vùng lãnh thổ quan trọng sao cho sử dụng hợp lý có hiệu quả nhất các tiềm năng về nhân lực. - Hoàn thiện công tác tuyển chọn và bố trí lao động, tăng cường kỷ luật lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp. Danh mục tài liệu tham khảo. Giáo trình Lý thuyết thống kê- ĐHKTQD. Giáo trình Thống kê kinh tế-ĐHKTQD. Giáo trình Thống kê Công nghiệp- ĐHKTQD. Giáo trình Kinh tế và quản lý Công nghiệp-ĐHKTQD Quản trị nhân sự. Tạp chí Công nghiệp. Thống kê Lao động-ĐHKTQD. Mục lục: Phần 1. Một số vấn đề lý luận chung. 1.1. Khái niệm HQKT. 1.1.1. Bản chất và tiêu chuẩn để đánh giá HQKT. 1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê HQKT nền sản xuất xã hội. 1.2. HQSDLD trong ngành Công nghiệp. 1.2.1. Khái quát về ngành Công nghiệp Việt nam. 1.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động trong công nghiệp. Phần 2. Hệ thống CTTK phản ánh HQSDLD trong Công nghiệp. 2.1. Sự cần thiết, những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống CTTK. 2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê HQSDLD trong Công nghiệp. 2.21. Các chỉ tiêu thống kê dùng để tính HQSDLD trong Công nghiệp. * Chỉ tiêu kết quả sản xuất. * Các chỉ tiêu lượng lao động hao phí. 2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh HQSDLD Công nghiệp. * NSLĐ tính bằng hiện vật. * NSLĐ tính theo GO. * NSLĐ theo VA. * Mức doanh thu bình quân một lao động. * Lợi nhuận bình quân một lao động. * NSLĐ theo thời gian lao động hao phí. * Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động. * Hệ số sử dụng lao động. Phần 3 AD một số phương pháp thống kê phân tích HQSDLD trong Công nghiệp thời kỳ 1992-1998. 3.1. Một số phương pháp thống kê dùng để phân tích. 3.1.1. Phương pháp chỉ số. 3.1.2. Phương pháp phân tổ. 3.1.3. Phương pháp hồi quy tương quan. 3.1.4. Phương pháp dãy số thời gian. 3.2. Phân tích HQSDLD trong công nghiệp thời kỳ 1992-1998. 3.1.2. Đánh giá chung. 3.2.2. Phân tích HQSDLD phân theo khu vực kinh tế và vùng kinh tế. 3.2.3. Phân tích biến động của NSLĐ do ảnh hưởng của NSLĐ cá biệt và kết cấu lao động. 3.2.4. Một số kết luận và kiến nghị. Danh mục tài liệu tham khảo. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0021.doc
Tài liệu liên quan