Đề tài Sử dụng phương pháp CVM để đánh giá giá trị của hệ thống cây xanh trên Đường Láng

Ðể khắc phục tình trạng yếu kém trên, thành phố đã đề ra nhiều giải pháp và thực hiện nhiều biện pháp trước mắt và lâu dài nhằm củng cố, mở rộng và phát triển hệ thống công viên và cây xanh, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống tinh thần của nhân dân. -Tổ chức điều tra, nắm chắc số lượng cây xanh hiện có để có kế hoạch quản lý, chăm sóc và phát triển thêm cây xanh thành phố. Tăng cường chăm sóc và nâng cấp hệ thống cây xanh bảo đảm mỹ quan đô thị, sự an toàn của người đi đường và các công trình kiến trúc. -Về lâu dài cần sớm nghiên cứu, lựa chọn trồng thêm nhiều giống cây mới phù hợp với tuyến đường. Ðầu tư, củng cố các vườn ươm cây giống, thực hiện việc lai tạo, nhân giống cây mới từ các địa phương trong nước và nước ngoài, tìm cây phù hợp cảnh quan, môi trường thành phố và trồng thử nghiệm trước khi đưa ra trồng đại trà trên hè đường phố -Mở rộng tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức cộng đồng, cùng nhau tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố - Kiểm tra, giám sát đến nơi đến chốn. -Xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại cây xanh đường phố và hệ thống công viên - Kiên quyết giải tỏa, di dời các công trình xây dựng lấn chiếm đất.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp CVM để đánh giá giá trị của hệ thống cây xanh trên Đường Láng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CVM ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐƯỜNG LÁNG LỜI MỞ ĐẦU Mối quan tâm đến môi trường tự nhiên đang bao trùm khắp mọi tầng lớp dân cư của xã hội. Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại được thế giới quan tâm và ý thức sâu sắc như hiện nay. Vấn đề môi trường đã lôi kéo được rất nhiều các quốc gia quan tâm chú ý. Vấn đề môi trường đã được đưa vào trong các chương trình, dự án như là điều cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng môi trường đã và đang bị xâm hại. Bước đầu đã đạt được kết quả đáng kể. Để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên thì không thể phủ nhận sự cố gắng lỗ lực của nhân loại. Sự phân hoá sâu sắc của xã hội về các vấn đề môi trường đã tạo ra hai nhóm đối lập nhau: nhóm “ những người ủng hộ phát triển ” và nhóm “những người ủng hộ bảo tồn”. Nhóm “ những người ủng hộ phát triển ” thì cho rằng trước hết cần ổn định, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm sau đó mới quay lại để ổn định môi trường. Còn nhóm “những người ủng hộ bảo tồn” thì cho rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm và suy thoái nhanh chóng và do đó sự tồn tại của con người đang bị đe dọa, thậm chí họ còn đòi ngừng tất cả các hoạt động kinh tế. Ta thấy cả hai quan điểm đều có cái sai, cái đúng. Ta không thể nói phát triển kinh tế hay là bảo vệ môi trường? cũng không thể nói cái nào quan trọng hơn? Mà cần có sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Là một sinh viên trong khoa tôi cảm thấy rất tự hào và mong rằng qua việc làm đề tài này tôi sẽ học hỏi và có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đề tài của tôi chỉ nghiên cứu một khí cạnh nhỏ của môi trường nhưng tôi nghĩ là vấn đề nhỏ này lại rất thiết thực trong cuộc sống. I) ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1)Sự cần thiết phải đánh giá giá trị tài nguyên môi trường: “ Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người ”. Dựa vào mục đích, từng quan điểm khác nhau mà tài nguyên có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là cách phân chia phổ biến nhất hiện nay: Cạn kiệt: dầu khí, than đá… Động vật Tài nguyên thiên nhiên Không có khả năng tái sinh Có khả năng tái sinh Tạo tiền đề tái sinh Không thể tái sinh Thực vật Vi sinh vật Thổ nhưỡng Không khí Năng lượng mặt trời Tái tạo: kim loại, thủy tinh… Nước Xã hội ngày càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. Với tình trạng sử dụng tài nguyên ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu tăng cao của mình, con người đã và đang làm cho tài nguyên môi trường cạn kiệt, suy thoái. Trước tình hình đó con người đã có nhiều biện pháp để hạn chế và phục hồi lại tài nguyên như có các chương trình, dự án bảo tồn môi trường. Không những thế trong phát triển bền vững còn đề cập tới sự phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Do đó, bảo vệ tài nguyên môi trường là việc rất cần thiết. Vậy đối với than, cây xanh, nước,… thì ta sẽ bảo vệ như thế nào? khi có các hành vi xâm hại đến các tài nguyên đó thì sẽ xử lý như thế nào?... Để trả lời câu hỏi đó ta phải căn cứ vào giá trị của các tài nguyên đó: giá của 1 tấn than là bao nhiêu? giá của 1 cái cây là bao nhiêu?... Từ đó đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường phù hợp đối với mỗi loại tài nguyên khác nhau. Vậy đánh giá giá trị của các tài nguyên môi trường đó là điều thực sự quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý có thể quản lý các tài nguyên và xử lý các vi phạm một cách thuận lợi, các nhà hoạch định chính sách tính toán mức độ khai thác, đầu tư, hay sử dụng tài nguyên thay thế... 2) Vai trò của hệ thống cây xanh: Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất… Thành phần công nghệ có vai trò quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái. Về cấu trúc không gian, hệ sinh thái đô thị gồm có phần trung tâm (nội thành) và vùng ngoại thành. Phần trung tâm là nơi tập trung dân cư lớn nên rất dễ dẫn đến những thay đổi về môi trường theo chiều hướng xấu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Mức độ tập trung dân cư càng đông thì nguy cơ thay đổi về môi trường càng lớn. Vùng ngoại thành được coi như là vùng đệm chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo. Do tập trung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phương tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinh hoạt hàng ngày. Các chất gây ô nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất thải, tiếng ồn.... Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước. Để bảo vệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng sau: - Hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió. - Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành. -Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung. -Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường -Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn tác dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp...) cây xanh trong hệ sinh thái đô thị còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan. 3) Giới thiệu và thực trạng về hệ thống cây xanh ở đường Láng: Một đầu tiếp giáp với ngã tư sở, một đầu tiếp giáp với Cầu Giấy, với chiều dài 3,8km những hàng cây xà cừ tỏa bóng mát mỗi trưa hè trên đường Láng đã trở nên gắn bó máu thịt. Nếu bạn có phải đứng chờ đèn đỏ thì bạn cũng cảm thấy dễ chịu vì không phải đứng lâu dưới trời nắng oi ả vào mùa hè. Đối với nhiều người họ lại thích ngắm nhất là vào mùa lá rụng. Nhưng hằng ngày nơi đây vẫn diễn ra các hành vi xâm hại phổ biến là chặt hạ cây, cưa thân, cắt cành, chặt rễ, đẽo vỏ, sơn quanh gốc cây, di chuyển cây đến địa điểm khác khiến cây bị chết, hư hại. Người ta có hàng trăm lý do để phá hoại cây xanh như cây làm hẹp mặt tiền nhà, khó kinh doanh buôn bán, vướng cây ô tô không vào nhà được, lá rụng làm bẩn sân, thậm chí chỉ vì loại cây đó không... hợp với mệnh của chủ nhà. Vì thế rất nhiều cây xanh đã bị dội nước nóng, láng xi măng vào gốc, chặt rễ, đẽo vỏ, đun bếp than tổ ong cạnh gốc cây... Các hình thức phá hoại cây kiểu này không dễ bị phát hiện trong khi cây cứ chết dần chết mòn, để đến lúc cơ quan chủ quản buộc phải chặt bỏ, trồng cây khác thay thế. Hiện tượng phổ biến nhất là người ta đóng đinh, gắn đủ thứ biển quảng cáo vào thân cây. Mỗi cây người ta đóng ít nhất cũng đến 2-3cái đinh treo biển quảng cáo, không thì cũng 6-7 cái đinh. Ông Nguyễn Xuân Hưng, Trưởng phòng Kế hoạch Cty Công viên - Cây xanh cho rằng, sở dĩ những hành vi xâm hại cây xanh không hề giảm thời gian qua là do mức xử phạt quá nhẹ, chưa đủ răn đe, phòng ngừa. Nhiều người sẵn sàng nộp phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng để “bốc” được một thân cây chắn trước cửa nhà mình. Mà nguyên tắc là nếu trồng lại cây, cơ quan chủ quản phải trồng vào vị trí giáp ranh giữa hai số nhà, điều này vô tình lại khiến nhiều chủ nhà không từ việc xâm hại cây xanh. Bên cạnh đó, việc phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn vì không bắt được quả tang hành vi vi phạm. Hầu hết các trường hợp vi phạm, cơ quan chủ quản chỉ có thể đi giải quyết hậu quả như chặt cây, cắt cành để bảo đảm giao thông, an toàn cho tài sản, sức khỏe của người dân khu vực. Làm gì để bảo vệ hệ thống cây xanh này trước sự xâm hại đến mức báo động như hiện nay? 4)Lý do chọn đề tài Một thực trạng nhận thấy khi đi qua con đường này là hàng ngày vẫn có những hành động xâm phạm đến những cây xà cừ to khoẻ này. Người ta đã quên hay cố tình quên đi cái giá trị to lớn của chúng đối với con người -Hệ thống cây xanh đã góp phần cải thiện không khí trên đoạn đường Láng. Vì tại đoạn đường này thường xuyên có rất nhiều xe cộ qua lại, điều đó đã tạo ra một lượng khí thải rất lớn gây ô nhiêm môi trường ở khu vực này.Nhờ có chức năng hút CO2 và thải ra O2 đã làm giảm lượng CO2 thải ra từ các phương tiện giao thông tham gia trên đường. Chính vì thế vào buổi sáng mọi người thường có hoạt động tập thể dục hay đi dạo. Ngoài ra, nó còn hạn chế tiếng ồn phát ra từ các phương tiện này gây ra. -Ngoài việc bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan thì hệ thống cây xanh còn có tác dụng định hướng chỉ dẫn cho người tham gia giao thông vào ban đêm, che nắng cho người tham gia giao thông lúc nắng to -Hệ thống cây xanh đã làm cho cảnh quan môi trường ở khu vực đó tăng lên. Dẫn đến tăng giá trị đất đai ở khu vực này -Tạo ra cảnh quan không gian với hàng cây xanh và lâu đời rất riêng biệt không chỉ trên đoạn đường mà còn cho cả một khu vực -Cải thiện chất lượng nước ngầm Giá trị của hệ thống cây xanh là rất lớn nên việc đánh giá giá trị của chúng là vô cùng cần thiết. Mặt khác, hiện nay hiện tượng chặt hạ cây, cưa cây, cắt cành, chăt rễ, đẽo vỏ, sơn quanh gốc cây,… đặc biệt là các cây gỗ quý hiếm và lâu đời xảy ra tương đối nhiều ngay trong nội thành. Những hành động đó cần phải được ngăn chặn và có biện pháp xử phạt thích đáng để răn đe và phòng ngừa các hành động thiếu tôn trọng đối với cảnh quan môi trường. II) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CVM 1) Phương pháp CVM CVM là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method). CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là nếu bạn muốn biết giá sẵn lòng trả của một người cho tính chất nào đó của môi trường thì bạn hãy hỏi họ. Người được hỏi sẽ đặt mình ở trong tình huống giả định và xem xét trong trường hợp đó họ sẽ có quyết định như thế nào. Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường (chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển…), đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng. CVM cũng được sử dụng trong các nghiên cứu phi môi trường như đánh giá các chương trình giảm rủi ro với bệnh tim, giá trị thông tin giá ở siêu thị. 2)Các bước thực hiện phân tích CVM Có 5 bước để thực hiện phân tích CVM là: + Nhận dạng và mô tả các đặc tính chất lượng môi trường cần đánh giá + Nhận dạng đối tượng cần hỏi, bao gồm cả quá trình lấy mẫu để chọn người trả lời + Thiết kế bảng phỏng phấn và tiến hành khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp, bằng điện thoại hoặc gửi thư.Ngoài ra còn sử dụng thảo luận nhóm. + Phân tích kết quả và tổng hợp các kết quả cá nhân để giá trị cho nhóm bị ảnh hưởng do thay đổi chất lượng môi trường. Bước này có thể gồm trình bày các bảng tính đơn giản hoặc phân tích kinh tế lượng. + Sử dụng ước lượng WTP trong phân tích lợi ích chi phí. Bởi vì giá trị WTP đo được sẽ được sử dụng để ước lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng, nên có thể coi như là lợi ích ròng và đưa trực tiếp vào trong phân tích lợi ích chi phí. Trong đó WTP là giá sẵn lòng trả. Nó thể hiện sự sẵn lòng chi trả của một người cho một hàng hoá hay dịch vụ mà họ ưa thích. Vậy cái gì quyết định cho giá sẵn lòng trả của một người để giành lấy được một hàng hoá hay dịch vụ, hoặc một tài sản môi trường? Đó là một phần câu hỏi về vấn đề giá trị của cá nhân. Có người đánh giá cao việc bảo tồn các động vật hoang dã nhưng người khác thì không. Bên cạnh việc phản ánh sở thích thì giá sẵn lòng trả còn phản ánh thu nhập. Có người sẵn sàng trả một số tiền lớn để có một chuyến du lịch vòng quanh trái đất, nhưng người khác thì không. Một người càng giàu có thì họ càng có khả năng chi trả cho các loại hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn. Trong bước ba, bảng phỏng vấn Đánh giá ngẫu nhiên được thiết kế để làm người được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và phát biểu về giá sẵn lòng chi trả tối đa cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn có 3 thành phần quan trọng: -Một mô tả chính xác đặc điểm môi trường là gì để từ đó có thể hỏi người được phỏng vấn -Các câu hỏi về người được phỏng vấn được đưa ra một cách ngắn gọn và thích hợp, ví dụ thu nhập, nơi sinh sống, tuổi tác, việc sử dụng các hàng hóa liên quan -Một câu hỏi, hay một bộ câu hỏi, được thiết kế để rút ra phản hồi về giá sẵn lòng trả của người được phỏng vấn. Mục tiêu trung tâm của bảng phỏng vấn là để biết người được phỏng vấn đánh giá đặc điểm môi trường có giá trị như thế nào đối với họ. Nếu họ trả lời trung thực thì con số họ bộc lộ chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hoá môi trường mà họ đánh giá. 3)Ưu điểm và nhược điểm của CVM Điểm mạnh chính của phương pháp CVM là linh động. Có thể thiết kế CVM cho bất cứ tình huống nào và do đó có thể áp dụng cho rất nhiều hàng hóa môi trường. CVM đánh giá cho cả giá trị tồn tại và giá trị lựa chọn, nó không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM ( Travel Cost Method -phương pháp chi phí du lịch). Nhược điểm của CVM: -Vì là điều tra qua bảng hỏi nên người được phỏng vấn có thể trả lời thật, cũng có thể trả lời sai( vì một lý do nào đó). Ngay cả khi trả lời thật thì người được phỏng vấn lại đứng trước một vấn đề: Thứ nhất, liệu người phỏng vấn có biết hoàn toàn về sự ưa thích thực của mình để đưa ra câu trả lời đúng đắn? Thứ hai, động lực nào làm họ không nói ra sự ưa thích thực sự của họ với người phóng vấn. -Các cá nhân thường nói mức giá thấp,hoặc cao hơn, không đúng với đánh giá thực của mình. -Các vấn đề về thực tiễn như: kích thước mẫu nhỏ người phỏng vấn sẽ tự đi lấy thông tin; Các sai số do người nhiên cứu gây ra như: chọn phương pháp trả tiền, chọn kích thước mẫu, phạm vi lựa chọn WTP, thiết kế tình huống trong bảng phỏng vấn, chỉ hỏi những người quan tâm thực sự đến môi trường,… Tuy có nhiều nhược điểm nhưng phương pháp CVM vẫn được sử dụng rộng rãi và là công cụ có thể áp dụng được để đánh giá lợi ích. III)QUY TRÌNH TÍNH TOÁN Các bước tiến hành điều tra: Bước1: Xây dựng các công cụ điều tra Bước2: Tiến hành điều tra Bước3: Phân tích và đưa ra kết luận 1)Xây dựng các công cụ điều tra: Trước tiên đặt ra tình huống cho người được hỏi: hệ thống cây xanh mang lại nhiều giá trị to lớn cho những người qua đường và những người ở khu vực đó. Vậy họ có sẵn sàng chi trả như thế nào để góp phần bảo vệ hệ thống cây xanh đang bị ngang nhiên xâm phạm này. Bảng hỏi cần có các thông tin cá nhân của người được hỏi như họ tên, tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập. Đối với người đi đường họ có sẵn sàng trả một mức thuế cho phương tiện giao thông của họ là bao nhiêu? đối với người dân thì họ sẵn sàng đóng góp bao nhiêu cho công tác bảo vệ ?.... 2)Tiến hành điều tra: Tiến hành thu thập các số liệu ở trên đường Láng thông qua phiếu điều tra 3)Phân tích và đưa ra kết luận: Thực hiện tính toán trên Excel bằng cách nhập số liệu : Tuổi tác của người được hỏi(A) Số tiền sẵn sàng chi (WTP) Thu nhập theo tháng(I) Trình độ học vấn(E) - Thực hiện lệnh AVERAGE cho cột dữ liệu của WTP - Tính trung bình cho cả A và I - Hồi quy WTP theo các biến giả khác:Sử dụng chương trình Data analysis, công cụ Regression cho 4 dãy dữ liệu: WTP (biến phụ thuộc) E, A, I (biến độc lập). Kết quả: -Nếu mức ý nghĩa của thống kê > 0,8 thì kết quả đáng tin cậy. - Nếu mức ý nghĩa của thống kê < 0,8 (hoặc =0,8) thì kết quả không đáng tin cậy. IV) KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Ðể khắc phục tình trạng yếu kém trên, thành phố đã đề ra nhiều giải pháp và thực hiện nhiều biện pháp trước mắt và lâu dài nhằm củng cố, mở rộng và phát triển hệ thống công viên và cây xanh, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống tinh thần của nhân dân. -Tổ chức điều tra, nắm chắc số lượng cây xanh hiện có để có kế hoạch quản lý, chăm sóc và phát triển thêm cây xanh thành phố. Tăng cường chăm sóc và nâng cấp hệ thống cây xanh bảo đảm mỹ quan đô thị, sự an toàn của người đi đường và các công trình kiến trúc. -Về lâu dài cần sớm nghiên cứu, lựa chọn trồng thêm nhiều giống cây mới phù hợp với tuyến đường. Ðầu tư, củng cố các vườn ươm cây giống, thực hiện việc lai tạo, nhân giống cây mới từ các địa phương trong nước và nước ngoài, tìm cây phù hợp  cảnh quan, môi trường thành phố và trồng thử nghiệm trước khi đưa ra trồng đại trà trên hè đường phố -Mở rộng tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức cộng đồng, cùng nhau tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố - Kiểm tra, giám sát đến nơi đến chốn. -Xử lý nghiêm các trường hợp xâm hại cây xanh đường phố và hệ thống công viên - Kiên quyết giải tỏa, di dời các công trình xây dựng lấn chiếm đất. KẾT LUẬN Đánh giá giá trị của các nguồn tài nguyên là một mảng rất hay có tính thiết thực trong cuộc sống. Nhưng đáng tiếc đề tài tôi chỉ đề cập tới vấn đề một cách lý thuyết mà chưa có điều tra thực tế. Đây chính là sơ xuất trong qua trình làm đề tài của tôi. Tôi sẽ bổ sung sai xót trong những lần làm đề tài khác. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường, chủ biên: PGS. TS.Nguyễn Thế Chinh, NXB Thống kê 2003 2)Kinh tế Môi trường, Barry Field và Naney Olewiler Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á(EEPSEA) Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh(UEH) TP.HCM. 2005 3)Bài giảng Kinh tế Môi trường (dùng cho chuyên ngành) 4) Trang Web của Dân trí, vnexpress.net, moitruongxanh.info,…. PHIẾU ĐIỀU TRA CVM Hệ thống cây xanh đã góp phần cải thiện không khí trên đoạn đường Láng. Nhờ có chức năng hút CO2 và thải ra O2 đã làm giảm lượng CO2 thải ra từ các phương tiện giao thông tham gia trên đường. Ngoài việc bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan thì hệ thống cây xanh còn có tác dụng định hướng chỉ dẫn ,che nắng cho người tham gia giao thông và cải thiện chất lượng nước ngầm. Là một người được hưởng lợi từ hệ thống cây xanh bạn có sẵn sàng đóng góp cho việc bảo vệ, cải thiện hệ thống cây ở đây không? Khoanh tròn câu trả lời bạn cho là hợp lý? 1)Bạn có sẵn sàng đóng góp cho việc bảo vệ, cải thiện hệ thống cây xanh hay không? a) Sẵn sàng đóng góp(chuyển sang câu 2) b) Không đóng góp(chuyển sang câu 4) 2)Bạn có sẵn sàng đóng thuế cho các phương tiện giao thông của mình không? a) có b) không 3)Mức thuế mà bạn sẵn sàng đóng là: a)20 000 VND c)100 000 VND b)50 000 VND d) Số khác:………….. VND 4)Bạn không muốn đóng góp vì lý do gì? a)Thu nhập thấp b)Không liên quan tới bạn c)Ý kiến khác…….. 5)Phần khai cá nhân: Họ và tên: Tuổi: Nghề nghiệp: Giới tính: Thu nhập: 6)Đối với bạn thì cảnh quan môi trường là: a)Rất quan trọng b)Bình thường c)Không quan trọng 7)Ý kiến đóng góp của bạn cho việc bảo vệ hệ thống cây là gì? -………. -……… -………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10926.doc
Tài liệu liên quan