Đề tài Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ

Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn ThụMỤC LỤC Lời nói đầu Chương 1: Tiếp cận phương pháp phân tích chi phí - lợi ích Mở rộng cho hoạt động sản xuất giấy I. Cơ sở lý luận về phân tích chi phí lợi ích mở rộng 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Sự phát triển của CBA và mục đích của việc sử dụng CBA 1.1.1.1 Sự phát triển của CBA 1.1.1.2 Mục đích của việc sử dụng CBA 1.1.2 Phân tích kinh tế và phân tích tài chính 1.1.2.1 Phân tích tài chính 1.1.2.2 Phân tích chi phí lợi ích mở rộng (Phân tích kinh tế - tài chính) 1.2 Các phương pháp sử dụng trong CBA mở rộng 1.2.1 Phương pháp phân tích bằng biểu đồ, đồ thị 12.1.1 Nguyên lý 1.2.1.2 Nội dung 1.2.1.3 Ưu nhược điểm 1.2.2 Phương pháp phân tích kinh tế - tài chính 1.2.2.1 Các khái niệm liên quan 1.2.2.2 Các chỉ tiêu dùng để tính toán II/ Các bước tiến hành CBA 2.1 Xem xét quyết định lợi ích của ai và chi phí như thế nào 2.2 Lựa chọn danh mục các dự án thay thế 2.3 Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và chỉ số đo lường 2.4 Dự đoán những ảnh hưởng đến lượng trong suốt quá trình dự án tiến hành 2.5 Lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động 2.6 Khấu hao khoảng thời gian để đưa về dạng hiện tại 2.7 Tổng hợp các lợi ích và chi phí 2.8 Phân tích độ nhậy 2.9 Tiến cử phương án đem lại lợi ích xã hội cao nhất III/ Vận dụng CBA để đánh giá hiệu quả của việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy giấy 3.1 Đánh giá chi phí 3.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu 3.1.2 Chi phí hoạt động hàng năm 3.1.3 Chi phí môi trường trong giai đoạn thi công lắp đặt. 3.2 Đánh giá lợi ích 3.2.1 Cách tiếp cận giải quyết hậu quả của ô nhiễm môi trường. 3.2.1.1 Lợi ích có thể lượng hoá được bằng tiền 3.2.1.2. Lợi ích không lượng hoá được bằng tiền 3.2.1.3. Tổng lợi ích thu được = LI1 + LI2 + LI3 + LI4 3.2.2. Cách tiếp cận theo chi phí giảm thải ô nhiễm Chương II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIẤY HOÀNG VĂN THỤ I. Mô tả về Hiện trạng nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 1.1. Khái quát chung về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 1.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu 1.1.1.3 Đặc điểm thuỷ văn khu vực 1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 1.1.2.1 Dân số và lao động 1.1.2.2 Tài nguyên 1.1.2.3 Phát triển kinh tế 1.1.2.4 Giáo dục và sức khoẻ cộng đồng 1.2 Hiện trạng sản xuất của nhà máy giấy Hoàng văn thụ 1.2.1 Mô tả quy trình sản xuất hiện nay của Nhà máy 1.2.1.1 Sơ đồ dây chuyền sản xuất 2.1.2 Trang thiết bị 1.2.1.3. Chất lượng sản phẩm 1.2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 1.2.2 Công tác xử lý môi trường ở nhà máy giấy hiện nay II. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực nhà máy hiện nay 2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 2.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí 2.1.2 Chất lượng không khí tại khu vực nhà máy 2.1.2.1 Giới hạn nồng độ cho phép các chất độc trong không khí ở cơ sở sx 2.1.2.2 Kết quả đo đạc chất lượng không khí 2.1.2.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí 2.2 Hiện trạng tiếng ồn 2.2.1 Các nguồn phát sinh tiếng ồn 2.2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường tiếng ồn 2.2.2.1 Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư 2.2.2.2 Kết quả đo đạc 2.2.2.3 Đánh giá môi trường tiếng ồn 2.3 Hiện trạng môi trường nước 2.3.1 Các nguồn phát sinh nước thải 2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước tại khu vực nhà máy 2.3.2.1 Hiện trạng chất lượng nước cấp 2.3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước thải 2.3.2.3. Đánh giá chất lượng nước thải III. Mô tả dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp công suất 15 000 tấn/ năm và hệ thống xử lý nước thải 3.1 Mô tả quy trình công nghệ sản xuất 3.1.1 Khái quát 3.1.2 Dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp 3.1.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất 3.1.2.2. Nước cấp và nước thải nhà máy sau khi đưa dây chuyền công nghệ mới vào hoạt động 3.2. Mô tả công nghệ xử lý nước thải 3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ 3.2.1.1. Nước thải dịch đen (sản xuất bột giấy) 3.2.1.2. Nước thải dịch trắng (sản xuất giấy từ bột giấy) 3.2.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ 3.2.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dịch đen 3.2.2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xeo Chương III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH MỞ RỘNG I. Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngoại ứng tiêu cực của hoạt động sản xuất. 1.1 Tiêu chí xác định ô nhiễm 1.1.1 Các tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn thải 1.1.1.1 Chất lượng nước 1.1.1.2 Chất lượng không khí 1.1.1.3 Tiêu chuẩn tiếng ồn 1.1.2 Các tiêu chí để xác định mức ô nhiễm 1.1.1.2. Mức độ vi phạm các tiêu chuẩn (môi trường, thải) bao nhiêu lần, có thể chia thành bốn mức độ khác nhau 1.1.2.2- Mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (SKCĐ) 1.1.2.3. Mức độ ảnh hưởng đến sinh vật 1.1.2.4. Mức độ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ 1.1.2.5. Thời gian ảnh hưởng 1.2 Đánh giá ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường của hoạt động sản xuất 1.2.1 Thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng 1.1.1 Thiệt hại về năng suất cây trồng 1.2.3 Thiệt hại chi phí phòng chống của dân cư 1.2.4 Thiệt hại do ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường 1.1 Lượng giá thiệt hại môi trường trên cơ sở tính toán chi phí giảm thải II/ Phân tích chi phí - lợi ích của dự án 2.1 Khi chưa tính đến lợi ích xã hội 2.1.1 Chi phí, lợi ích của dự án qua các năm 2.1.1.1 Lợi ích 2.1.1.2 Chi phí 2.1.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 2.1.2.1 Giá trị hiện tại dòng (NPV - Net Present Value) 2.1.2.2 Chỉ tiêu tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C) 2.1.3 Biểu đồ chi phí - lợi ích 2.2 Khi tính đến lợi ích môi trường 2.2.1 Bảng chi phí - lợi ích 2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 2.2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV) 2.1.2.2 Tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C) 2.1.3 Biểu đồ chi phí - lợi ích III. Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận 3.2 Kiến nghị Tài liệu tham khảo

doc111 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Quy trình tách nước, xử lý và tái sử dụng nước 3.2 Mô tả công nghệ xử lý nước thải 3.2.1 Nguyên tắc lựa chọn công nghệ Qua số liệu thành phần nước thải có thể chia nước thải thành 2 loại: nước thải dịch trắng và nước thải dịch đen. Nước dịch đen bị nhiễm bẩn chất hữu cơ cao, trong đó lượng chất rắn lơ lửng (TSS) chiếm một lượng khá cao, vì vậy việc xử lý nước thải dịch đen sẽ chủ yếu dựa vào phương pháp sinh học và phương pháp hoá lý. Nước thải dịch trắng chủ yếu là chất lơ lửng sẽ chỉ sử dụng phương pháp xử lý hoá lý. Dây chuyền công nghệ vạch ra được dựa trên lưu lượng và thành phần nước thải đầu vào, đồng thời nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn. 3.2.1.1 Nước thải dịch đen (sản xuất bột giấy) Nước thải dịch đen xả ra từ nồi nấu bột trong phân xưởng sản xuất bột giấy. Nước thải dịch đen được xả gián đoạn theo quy trình nấu - xả của bồn nấu bột giấy. Trên cơ sở quy trình sản xuất bột giấy, nước thải dịch đen được xả 3 lần: Lần 1: Ngay sau khi kết thúc chu trình nấu, lượng nước trong bồn nấu được thải ra ngoài, với khối lượng xút NaOH là 300 kg/tấn bột giấy, lượng nước này còn chứa khá nhiều xút, vì vậy lượng dịch đen này thường được tuần hoàn để tái sử dụng lượng xút dư. Lần 2: Sau khi xả vào bể chứa, bột được rửa bằng nước sạch và xả ra ngoài, lượng nước này thường chứa lượng chất ô nhiễm rất cao. Lần 3: Số lần rửa bột tuỳ thuộc vào công nghệ và chất lượng sản phẩm yêu cầu, lượng nước này cũng được xả vào môi trường. 3.2.1.2 Nước thải dịch trắng (sản xuất giấy từ bột giấy) Khác với nước thải dịch đen, nước thải dịch trắng được xả liên tục từ các máy xeo giấy. Nước thải dịch trắng tuy có nồng độ ô nhiễm không cao nhưng có lưu lượng thải rất lớn. 3.2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ 3.2.2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dịch đen Nước thải từ nấu Nước thải từ rửa Bể điều hoà Bể phản ứng I Bể phản ứng II Bể lọc sinh học Bể phản ứng IV Bể phản ứng kỵ khí Bể phản ứng III Bể nén bùn Máy ép lọc Bùn đem đi chôn lấp Khí Nước thải trộn với nước thải xeo đã xử lý đổ ra sông Cầu H2SO4 FeSO4 pH » 6 PAA NaOH Bể lắng Bể lắng Hình11: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dịch đen Do nồng độ chất hữu cơ trong dịch đen rất (trong đó có rất nhiều hợp chất hữu cơ rất khó phân huỷ), độ kiềm rất cao nhưng lưu lượng không lớn và lại xả ra theo từng mẻ. Do vậy toàn bộ nước thải của phân xưởng nấu và rửa bột giấy được thu gom riêng về bể điều hoà. Tại bể điều hoà thành phần của nước thải được trộn đều nhau trong cả thời gian xả và làm nơi ổn định lưu lượng cấp cho hệ thống xử lý làm việc ổn định. Từ bể điều hoà nước thải của dây chuyền xử lý nước thải dịch đen được bơm lên bể phản ứng 1, tại đây một lượng axít Sulfuric được thêm vào bằng bơm định lượng để hạ pH của nước thải xuống khoảng 6. Độ pH được khống chế bởi lượng axít đưa vào qua bơm định lượng và một đầu đo khống chế pH tự động. Sau đó nước thải được đưa sang bể phản ứng 2, tại đây FeSO4 được đưa vào theo tính toán dựa trên thành phần nước thải để oxy hoá các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ bằng sinh học và lượng Fe3+ tạo thành sẽ tham gia vào quá trình keo tụ tại bể phản ứng 3. Toàn bộ hỗn hợp được đưa sang bể phản ứng 4 và tại đây chất trợ keo tụ được thêm làm tăng nhanh quá trình keo tụ lắng của chất hữu cơ mạch dài cùng các phân tử màu. Toàn bộ hỗn hợp được khuấy trộn đều và đưa sang bể lắng, tại bể lắng hai pha lỏng rắn sẽ được tách khỏi nhau và cũng sau quá trình này này một lượng COD trong nước thải sẽ được tách ra cùng với bùn lắng, theo thí nghiệm ban đầu thì tại đây lượng các hợp chất hữu cơ đã tách ra khỏi nước thải là khoảng 70% (tức là nồng độ COD đã giảm từ 8000 mg/l xuống còn khoảng 2500 mg./l) nhưng chủ yếu là các hợp chất hữu cơ mạch dài và rất khó phân huỷ sinh học được loaị ra sau quá trình này cũng như độ pH của nước thải chỉ còn khoảng 7 là điều kiện thích hợp với quá trình phân huỷ sinh học sau này. Lượng bùn sinh ra trong quá trình này được tách hoàn toàn khỏi pha nước bằng bể lắng và bùn được đưa sang bể lắng bùn, tại đây lượng nước còn lẫn trong bùn sẽ được tách triệt để hơn nữa và được đưa cùng với lượng nước trong vào quá trình xử lý tiếp theo. Bùn đã được nén được đưa máy lọc ép để tách triệt để lượng nước trong bùn còn phần bùn khô được đưa đi chôn lấp cùng với rác thải tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng nước trong sau lắng được đưa thẳng vào bể phản ứng kỵ khí, tại đây quá trình thuỷ phân cũng như quá trình phân huỷ kỵ khí sẽ được diễn ra với thời gian lưu nước là 24 giờ. Trong quá trình này hầu hết các hợp chất hữu cơ được phân huỷ thành khí CO2 và CH4. Theo mô hình thí nghiệm lượng các hợp chất hữu cơ trong quá trình này sẽ giảm được từ 70 cho đến 90 % lượng COD đi vào hệ thống (tức là sau quá trình kỵ khí này lượng hàm lượng COD trong nước thải từ khoảng 2500 mg/l sẽ giảm xuống còn khoảng từ 300 mg/l đến 750 mg/l). Nước thải sau xử lý bằng phương pháp kỵ khí sẽ có hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, để cung cấp thêm oxy hoà tan trong nước cũng như tiếp tục giảm nồng độ của COD trong nước, sau khi qua quá trình kỵ khí toàn bộ nước được đưa qua bể lọc sinh học có cấp khí tại rồi đi qua bể lắng sau quá trình này nước thải sẽ đạt được độ trong cao, độ màu thấp và hàm lượng các chất hữu cơ tuy còn hơi cao nhưng tải lượng các chất hữu cơ đã được giảm đi rất nhiều (từ 8000 mg/l xuống còn khoảng 250 đến 400 mg/l). Tức là sau dây chuyền công nghệ này lượng các hợp chất hữu cơ trong nước thải đã được xử lý lên đến khoảng 95 đến 97% COD ban đầu và nếu tính theo tải lượng thì một ngày dây chuyền công nghệ này đã xử lý được 9600 kgCOD/ngđ, một khối lượng chất thải khổng lồ mà hiện nay vẫn đang được xả ra môi trường hằng ngày. 3.2.2.2 . Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xeo Bể điều hoà Bể phản ứng I Bể phản ứng II Bể lắng Bể chứa thu hồi bột giấy Bể lọc cát Nước thải từ dây chuyền xeo cũ Al2SO4 PAA Thu hồi bột giấy Nước trong quay lại Nước thải từ dây chuyền xeo mới xả nước ra trộn với nước dịch đen đã xử lý đổ vào sông Cầu hoặc tái sử dụng Nước rửa lọc Hình 12: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dịch đen Ngược lại với nồng độ các chất hữu cơ không lớn lắm của dây chuyền xeo (trong đó chứa chủ yếu là sơ sợi và bột giấy), nhưng lưu lượng rất lớn và lại xả ra liên tục. Do vậy toàn bộ nước thải của phân xưởng xeo cũ và xeo mới được tách khỏi nước thải của phân xưởng nấu và rửa bột giấy được đưa về bể điều hoà. Tại bể điều hoà của dây chuyền công nghệ xử lý nước thải xeo thành phần nước thải được trộn đều nhau trong cả thời gian xả và làm nơi ổn định lưu lượng cấp cho hệ thống xử lý làm việc ổn định. Từ bể điều hoà nước thải được bơm lên bể phản ứng 1, tại đây một lượng phèn nhôm được thêm vào bằng bơm định lượng để tạo bông kết tủa. Sau đó nước thải cùng với hệ keo tụ được đưa sang bể phản ứng 2, tại đây PAA (chất trợ lắng) được đưa vào theo tính toán khả năng lắng của hệ keo tụ để tăng thêm khả năng lắng của các hợp chất lơ lửng. Toàn bộ hỗn hợp được đưa sang bể tuyển nổi, tại đây toàn bộ sơ sợi và bột giấy sẽ được thu hồi bằng một bộ gạt và đưa về bể chứa thu hồi bột giấy phần nước được tách ra và đi qua bể lọc cát. Nước trong của bể chứa thu hồi bột giấy và nước rửa lọc của bể lọc cát được đưa quay trở laị bể điều hoà để xử lý đạt đến tiêu chuẩn cho phép. Với sơ đồ công nghệ này nước sau khi xử lý có nồng đọ COD nhỏ hơn 100 mg/l và đạt độ trong tuyệt đối. Sau quá trình này nước sau xử lý được sử dụng một phần tuần hoàn cho sản xuất, lượng còn lại được trộn với nước dịch đen sau khi đã xử lý để xả ra môi trường bên ngoài. Chương III: Phân tích chi phí lợi ích mở rộng I/ Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngoại ứng tiêu cực của hoạt động sản xuất. 1.1 Tiêu chí xác định ô nhiễm: Dựa vào các tiêu chuẩn môi trường và các tiêu chuẩn thải để xác định mức độ ô nhiễm.Từ đó đánh giá mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn thải là bao nhiêu lần thông qua những ảnh hưởng tới con người, hệ sinh thái cùng phạm vi các ảnh hưởng đó và thời gian bị ảnh hưởng. 1.1.1 Các tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn thải. Hiện nay nước ta đã có những tiêu chuẩn chất lượng môi trường: tập 1-chất lượng nước; tập 2- chất lượng không khí, âm học, chất lượng đất, giống các loại. 1.1.1.1 Chất lượng nước. - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt(bảng 1-phụ lục 1) - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm(bảng 3- phụ lục 1) Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp Tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt. 1.1.1.2 Chất lượng không khí Giá trị giới hạn thông số cơ bản trong không khí xung quanh ( bảng 5-phụ lục 1) Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (bảng 6- phụ lục 1) Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (bảng 7- phụ lục 1) Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ (bảng 8- phụ lục 1) 1.1.1.3 Tiêu chuẩn tiếng ồn. 1.1.2 Các tiêu chí để xác định mức ô nhiễm 1.1.1.2. Mức độ vi phạm các tiêu chuẩn (môi trường, thải) bao nhiêu lần, có thể chia thành bốn mức độ khác nhau Từ 1,1 - 2 lần : chớm bị ô nhiễm (ô nhiễm nhẹ) Từ 2- 4 lần : bị ô nhiễm trung bình Từ 4-10 lần : bị ô nhiễm nặng > 10 lần : ô nhiễm nghiêm trọng. 1.1.2.2- Mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (SKCĐ) Tuỳ yếu tố ô nhiễm và mức độ vi phạm tiêu chuẩn môi trường, tuỳ vào việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên môi trường mà có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Những ảnh hưởng này được thể hiện trên con số thống kê về số người mắc bệnh nghề nghiệp, số người bị mắc bệnh do việc sử dụng nguồn nước, hít thở nguồn không khí ô nhiễmv..v Mức độ, thời gian ảnh hưởng, phạm vi ảnh hưởng được chia ra 4 mức độ: - Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng 1.1.2.3. Mức độ ảnh hưởng đến sinh vật Qua số liệu thống kê các loài vật( trâu, bò, lợn, gà), các loại cây trồng( cây lâu năm, lương thực v..v) bị bệnh, bị chết về số lượng, diện tích, năng suất mà có thể nhận ra các loại: nặng, nhẹ, trung bình, rất nặng. 1.1.2.4. Mức độ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ. Nhiều khi ảnh hưởng của các thông số ô nhiễm cụ thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cảnh quan xung quanh: màu của nước ô nhiễm gây ảnh hưởng đến màu của nước sông, ao, hồ, giếng...; Khói bụi do hoạt động sản xuất gây ra làm cho cả một khu dân cư bị nhiễm bẩn, cây cối xung quanh bị héo úa; chất thải rắn không được thu gom làm ảnh hưởng đến vệ sinh khu vực ,... Một cách tương đối chung cũng có thể chia ra làm 4 mức độ khác nhau: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. 1.1.2.5. Thời gian ảnh hưởng: Nhanh (Đơn vị tính ngày) Kéo dài (Đơn vị tính tháng) Rất dài (Đơn vị tính năm) 1.2 Đánh giá ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường của hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất giấy của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ là một hoạt động cần thiết, không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng tốc độ đô thị hoá v..v của thành phố Thái Nguyên mà còn đấp ứng nhu cầu thiết yếu về giấy gói bao bì của thị trường trong nước. Kết quả đo đạc, phân tích các thành phần môi trường nước ở khu vực nhà máy cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở đây đang ở mức báo động. Lượng nước thải từ quá trình sản xuất giấy có hàm lượng chất hữu cơ quá cao được thải trực tiếp ra sông Cầu . Ô nhiễm nước ở đây đang đe doạ đến sức khoẻ người sử dụng nguồn nước sông Cầu đặc biệt là người dân thường xuyên tiếp xúc với nước thải. 1.2.1 Thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng. Đối tượng chịu ảnh hưởng trước hết là những người công nhân- những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Do điều kiện lao động còn nhiều hạn chế, trang thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn, môi trường lao động còn chưa đảm bảo (như ở khu chặt mảnh, lò hơi v..v), nên người công nhân sản xuất ở đây là những người phải chịu ảnh hưởng độc hại trước tiên. Tổ lò hơi là khu cung cấp năng lượng chính cho cả nhà máy, vì ở đây nguyên liệu sử dụng chính là than đốt nên hàng năm người công nhân vận hành nồi hơi phải tiếp xúc với bụi than và khí độc. Quá trình đốt than toả ra khí CO2 và các chất xúc tác tạo ra axit sunfuric hydric rất có hại cho sức khoẻ người lao động. Qua số liệu khám chữa bệnh hằng năm của nhà máy cho thấy sức khỏe của người lao động ngày càng giảm đi. Bảng 16: Tình hình sức khoẻ cán bộ công nhân viên nhà máy Năm Tổng số khám Loại I Loại II Loại III Loại IV 1997 403 72 189 129 23 1998 391 29 198 139 25 1999 395 8 177 182 28 2000 390 11 186 166 27 (Nguồn: Trạm Y tế nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ) Bảng 17: Tỷ lệ mỗi loại sức khoẻ Năm Tổng số khám (%) Loại I(%) LoạiII(%) Loại III (%) Loại IV(%) 1997 100 17,87 46,89 32,0 3,23 1998 100 7,42 50,64 35,55 6,39 1999 100 2,03 44,81 46,08 7,09 2000 100 2,82 47,69 42,56 6,93 Theo tiêu chí phân loại của Bộ Y tế: Loại I : Rất khoẻ Loại II : Khoẻ Loại III : Trung bình Loại IV : Yếu Kết quả phân tích ở bảng số liệu sức khoẻ trên cho ta thấy chỉ trong 4 năm qua tình trạng sức khoẻ của cán bộ công nhân viên nhà máy có những thay đổi rõ rệt. Năm 2000 sức khoẻ loại I chỉ còn 11 người so với năm 1997 là 72 người. Ngược lại số công nhân có sức khoẻ loại IV lại tăng lên, cụ thể ở đây là tăng lên gấp 2 lần. Điều này chứng tỏ một điều rằng môi trường làm việc đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cán bộ công nhân viên. Số cán bộ công nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp (bụi phổi Si02) là 17 người. Nguyên nhân chính là do tiếp xúc với SiO2 trong quá trình làm việc. Trong thời gian qua, nhà máy đã quan tâm đến sức khoẻ của cán bộ công nhân viên (CBCNV) bằng cách tổ chức khám bệnh hằng năm. Tổng chi phí khám bệnh của CBCNV như sau: - Chi phí bình quân cho mỗi người khám/ 1 lần = 15000 đồng/người/1 lần. Tổng chi phí khám C1 = 15.000 * 446 = 6.690.000 (đồng) - Chi phí bồi dưỡng cho mỗi ca khám bệnh / 1 lần = 30.000 đồng/người Tổng chi phí bồi dưỡng khám bệnh C2 = 30.000 * 446 = 13.380.000 đồng Chi phí tổ chức khám chữa bệnh (C3) Mời cán bộ y tế về khám: 12.000.000 đồng - Chi phí phục vụ : 7.000.000 đồng Tổng C3: 19.000.000 đồng Chi phí bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên sức khoẻ loại IV : 1.000.000 Đ Tổng chi phí khám bệnh hàng năm: 1.000.000 * 27 = 27.000.000 Đ C1 + C2 + C3 + C4 = 6.690 + 13.380 + 19.000 + 40.500 = 79.570.000 (đồng) Đây là tiền nhà máy bỏ ra để tổ chức khám sức khoẻ định kì cho cán bộ công nhân chịu ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm. Cũng theo kết qủa khám bệnh ở nhà máy thì số bệnh thường gặp phải ở đây là mắt, đường ruột, xoang... được thể hiện qua bảng sau: Bảng 18: Bảng thống kê tình trạng sức khoẻ CBCNV nhà máy STT Loại bệnh Số CBCNV bị bệnh 1 Đường ruột, viêm dạ dày 23 2 Bệnh mắt 102 3 Bệnh viêm xoang, mũi họng, thanh quản 104 4 Viêm phế quản 53 5 Bệnh phổi 20 6 Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng 30 7 Bệnh dạ tá tràng 56 8 Bệnh ngoài da 46 9 Bệnh thận 28 Đối với dân cư xung quanh khu vực nhà máy, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thuộc phường Quán Triều và tiếp giáp với 2 phường Quang Vinh và Tân Long, do đó các vùng này ít nhiều chịu ảnh hưởng của ô nhiễm. Phường Tân Long nằm tiếp giáp với nhà máy nhưng do ở phía thượng lưu chỗ gia nhập của nước thải vào dòng chảy sông Cầu nên không chịu tác động. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá của bộ KHCNMT tỉnh Thái Nguyên thì số hộ dân nằm tiếp giáp với nhà máy phải chịu ảnh hưởng không khí ( khí độc hại sinh ra từ khâu xử lý hoá chất) Phường Quang Vinh và Quán Triều trước đây lấy nước sông Cầu là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu, và việc sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước sông Cầu lên, chỉ qua một vài khâu xử lý cơ bản rồi đưa vào sử dụng rất không đảm bảo vệ sinh. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vài năm trở lại đây các hộ dân do sự cấp thiết phải cải tạo môi trường sống để đảm bảo sức khoẻ của chính bản thân đã đào giếng để lấy nước sử dụng. Như số liệu cung cấp, phường Quang Vinh có tổng số hộ là : 1418 hộ Trong đó: Số hộ sử dụng nước giếng: 864 hộ Số hộ sử dụng nước máy : 425 hộ Số hộ sử dụng giếng đất : 122 hộ Số hộ sử dụng giếng khoan: 7 hộ Tuy chất lượng nước có khá hơn so với nước lấy từ sông Cầu nhưng vẫn chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Một số giếng đào lên không sử dụng được do nước ở đây bị ô nhiễm, gây lãng phí tiền của của người dân ( trung bình một giếng đào là một triệu đồng). Số liệu thống kê tại trạm y tế phường cho thấy người dân ở đây mắc một số bệnh như đường ruột, da, mắt, dạ dày... Điều đó đã phần nào chứng minh được ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sức khoẻ của nhân dân 2 phường. 1.1.1 Thiệt hại về năng suất cây trồng. Phường Quang Vinh và Quán Triều là 2 phường sử dụng hoàn toàn nước sông Cầu để tưới tiêu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Qua con số thống kê của các phường cho thấy năng suất lúa và hoa màu ở đây thấp hơn so với các phường khác, nhưng công sức bỏ ra để chăm sócc thì lại lớn hơn rất nhiều, các hộ dân ở đây để đạt được năng suất lúa là 38 tạ/ha đã phải sử dụng rất nhiều phân bón, thời gian, công sức để khắc phục phần nào những ảnh hưởng của ô nhiễm đến năng suất cây trồng. Hầu hết các ruộng sử dụng để cấy lúa ở đây bị bám mảng rất khó trong công đoạn cày bừa. Nước sông Cầu được lấy lên để tưới ruộng đem theo rất nhiều những chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của cây trồng dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Tỷ lệ súc vật nuôi ở đây thường có tỉ lệ chết cao hơn, mặc dù chưa cơ quan hay tổ chức nào quan tâm đến việc tìm hiểu nguyên nhân, nhưng có thể nói rằng khi sống trong một môi trường bị ô nhiễm, hàng ngày phải uống nguồn nước độc hại từ các mương dẫn nước thì có thể thấy được một phần nguyên nhân ở đây là do môi trường sống bị ô nhiễm. 1.2.3 Thiệt hại chi phí phòng chống của dân cư Tại hai phường Quang Vinh và Quán Triều nhìn chung dân cư đang phải sống trong một môi trường bị ô nhiễm, chính và đang phải chịu đựng một số tác hại do ô nhiễm môi trường trực tiếp của nhà máy như khói bụi, mùi xử lý hoá chất rất khó chịu, nguồn nước sinh hoạt cũng như nước phục vụ tưới tiêu không đảm bảo. Nước giếng hiện đang sử dụng vẫn còn chứa nhiều yếu tố độc hại không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo quy định, nhưng do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, do đó công tác phòng chống ô nhiễm của dân cư trong khu vực là không đáng kể. 1.2.4 Thiệt hại do ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường Do nước thải dịch đen của nhà máy có độ màu rất cao (đen kịt), chính vì vậy khi thải ra hệ thống sông Cầu đã gây ảnh hưởng đến độ màu của nước sông Cầu, cùng với các nhà máy ở ven hai bên bờ sông Cầu nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đạng làm mất đi vẻ đẹp của dòng sông Cầu. Lượng bột giấy không được thu hồi hết theo dòng chảy ra sông Cầu, nhưng do khối lượng quá lớn gây nên hiện tượng mảng bám, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực xung quanh nhà máy... 1.1 Lượng giá thiệt hại môi trường trên cơ sở tính toán chi phí giảm thải Theo phương pháp "Lượng giá chi phí thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường" thì cần phải tập hợp được đầy đủ số liệu về tình trạng sức khoẻ của dân cư trong khu vực chịu ô nhiễm, về thiệt hại mùa màng do tác động của ô nhiễm môi trường gây nên, chi phí phòng chống, chi phí do ảnh hưởng đến hệ sinh thái v.v... Tuy nhiên công tác này, ở Việt Nam từ trước tới nay chưa được thực sự quan tâm thống kê con số cụ thể, chưa quan tâm nghiên cứu hậu quả của những ảnh hưởng ô nhiễm môi trường gây nên do đó gây khó khăn cho việc lượng hoá theo phương pháp trên. Theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như Trung Quốc và Thái Lan, trên cơ sở tính toán những thiệt hại kinh tế mà các nhà máy gây ra cho xã hội và chi phí mà xã hội bỏ ra để khắc phục ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn thải cho phép. Phương pháp tính toán theo chi phí giảm thải dựa trên mức độ gây ô nhiễm. - Tổng lượng thải ra của một số chất gây ô nhiễm cụ thể hoặc một nhóm các chất gây ô nhiễm (tấn/ngày đêm). - Nồng độ chất ô nhiễm cụ thể được thải ra (mg/l) - Tổng khối lượng chất thải (m3/ngày đêm). Như vậy, phương pháp này không tiếp cận theo cách tính toán thiệt hại mà chỉ dựa trên những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để xử lý toàn bộ lượng nước thải ô nhiễm đạt tiêu chuẩn thải trước khi nó được thải ra môi trường. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sau khi lắp đặt và đưa dây chuyền công nghệ mới vào sử dụng thì tổng lượng thải của nhà máy và nồng độ các chất thải trong nước thải của nhà máy được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng19: Tổng lượng thải của nhà máy mỗi năm khi vận hành dây chuyền sản xuất mới và cũ (đơn vị tính 1000 m3) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nước SH 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 CN cũ Nấu bột 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 17.5 Rửa bột 350 350 350 350 350 350 350 350 350 350 Xeo giấy 700 700 700 700 700 700 700 700 700 700 CN mới Xeo giấy 0 0 840 1080 1080 1080 1080 1080 1080 1080 Nước tái sử dụng 0 0 - 300 - 300 - 300 - 300 - 300 - 300 - 300 - 300 Tổng nướcxeo 700 700 1240 1480 1480 1480 1480 1480 1480 1480 Tổng 1091.5 1091,5 1631.5 1871.5 1871.5 1871.5 1871.5 1871.5 1871.5 1871.5 (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn Môi trường) Bảng 20: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy (đơn vị kg/m3): STT Loại nước thải SS COD BOD 1 Nước thải sinh hoạt 0.64 0.66 0.41 2 Dịch trắng 0.28 0.45 0.22 3 Nước thải dịch đen 0.4 51 24 4 Nước rửa bột 0.25 15.5 4.8 (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn Môi trường) Tổng lượng thải trong hai năm đầu: Tổng lượng SS thải ra là: SLSS = 0.64 * 24000 + 0.28 * 700 000 + 0.4 * 17 500 + 0.25 * 350 000 = 305 860 (kg/năm) Tổng lượng COD thải ra là: SLCOD = 0.66 * 24 000 + 0.45 * 700 000+ 51 * 17500 + 15.5 * 350000 = 6 648 340 (kg/năm) Tổng lượng BOD thải ra là: SLBOD = 0.41 * 24 000 + 0.22 * 700 000 + 24 * 17500 + 4.8 * 350 000 = 2263 840 (kg/năm) Tổng lượng thải trong năm thứ ba (2002) khi dây chuyền mới bắt đầu đi vào hoạt động là: Tổng lượng SS thải ra là: SLSS = 0.64 * 24000 + 0.28 * 1 240 000 + 0.4 * 17 500 + 0.25 * 350 000 = 457 060 (kg/năm) Tổng lượng COD thải ra là: SLCOD = 0.66 * 24 000 + 0.45 * 1 240 000+ 51 * 17500 + 15.5 * 350000 = 6 891 340 (kg/năm) Tổng lượng BOD thải ra là: SLBOD = 0.41 * 24 000 + 0.22 * 1 240 000 + 24 * 17500 + 4.8 * 350 000 = 2 382 640 (kg/năm) Tổng lượng thải trong năm thứ tư (2003) trở đi khi dây chuyền mới bắt đầu đi vào hoạt động là: Tổng lượng SS thải ra là: SLSS = 0.64 * 24000 + 0.28 * 1 480 000 + 0.4 * 17 500 + 0.25 * 350 000 = 524 260 (kg/năm) Tổng lượng COD thải ra là: SLCOD = 0.66 * 24 000 + 0.45 * 1 480 000 + 51 * 17500 + 15.5 * 350000 = 6 999 340 (kg/năm) Tổng lượng BOD thải ra là: SLBOD = 0.41 * 24 000 + 0.22 * 1 480 000 + 24 * 17500 + 4.8 * 350 000 = 2 435 440 (kg/năm) Nồng độ trung bình của toàn bộ lượng nước thải được tính như sau: Nồng độ X = Lượng thải X/ Tổng lượng nước thải * 100% Bảng21: Kết quả tính toán nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 - 2010 Lượng thải SS (kg) 305 860 305 860 457 060 524 260 COD (kg) 6 648 340 6 648 340 6 891 340 6 999 340 BOD (kg) 2 263 840 2 263 840 2 382 640 2 435 440 Nồng độ trung bình SS (kg/m3) 0.28 0.28 0.28 0.28 COD (kg/m3) 6.09 6.09 4.22 3.74 BOD (kg/m3) 2.07 2.07 1.46 1.30 Tổng nước thải (m3) 1091.5 1091,5 1 631 500 1 871 500 Theo tiêu chuẩn thải loại C nồng độ các chất ô nhiễm cho phép là: SS: 0.2 kg/m3; COD: 0.4 kg/m3; BOD: 0.1 kg/m3.được quy định trong tiêu chuẩn thải Việt Nam thì mỗi năm nhà máy sẽ được phép thải ra mỗi chỉ số SS, COD, BOD với tổng lượng như ở bảng sau: Chỉ số Tổng thải năm 2001 và 2002 (m3) Tổng thải năm 2003 (m3) Tổng nước thải năm 2004 -2010 (m3) Lượng thải cho phép 2001 và 2002 (kg/năm) Lượng thải cho phép năm 2003 (kg/năm) Lượng thải cho phép năm 2004 -2010 (kg/năm) SS 1091500 1 631 500 1 871 500 218 300 326 300 374 300 COD 1091500 1 631 500 1 871 500 436 600 652 600 748 600 BOD 1091500 1 631 500 1 871 500 109 150 163 150 187 150 Bảng 22: Lượng thải tiêu chuẩn nhà máy được thải ra một năm Với một nồng độ các chất gây ô nhiễm cao như vậy và một lượng nước thải khổng lồ thì chi phí hàng năm xã hội phải bỏ ra để khắc phục hay đầu tư cho các thiết bị chống ô nhiễm và xử lý tại nguồn theo những quy định trong TCVN 5945 - 1995 được tính dựa theo mô hình đã xây dựng ở chương I: Chi phí khắc phục (CPKP)/ năm = Vì trong COD đã bao hàm cả BOD5 do đó khi xử lý COD thì cũng đồng thời sẽ xử lý cả BOD5 . Sử dụng số liệu tính toán ta có: Năm thứ nhất và thứ 2 khi dây chuyền mới bắt đầu hoạt động: CPKP SS = (305 860 - 218 300) * 4000 * 1 = 350 240 000 (đồng) CPKP COD = (6 648 340 - 436 600) * 4000 * 1 = 24 846 960 000 (đồng) CPKP/ năm thứ 1, 2 = CPKP SS + CPKPCOD = 350 240 000 + 24 846 960 000 = 25 197 200 000 (đồng) Năm thứ 3 khi dây chuyền mới bắt đầu hoạt động: Sử dụng số liệu tính toán ta có: CPKP SS = (457 060 - 326 300) * 4000 * 1 = 523 040 000 (đồng) CPKP COD = (6 891 340 - 652 600 ) * 4000 * 1 = 24 954 960 000 (đồng) CPKP/ năm thứ 3 = CPKP SS + CPKPCOD = 523 040 000 + 24 954 960 000 = 25 478 000 000 (đồng) Từ năm thứ 4 trở đi Sử dụng số liệu tính toán ta có: CPKP SS = (524 260 - 326 300) * 4000 * 1 = 599 840 000 (đồng) CPKP COD = (6 999 340 - 652 600 ) * 4000 * 1 = 25 002 960 000 (đồng) CPKP/ năm thứ 4 trở đi = CPKP SS + CPKPCOD = 599 840 000 + 25 002 960 000 = 25 602 800 000 (đồng) Như vậy, trong trường hợp nhà máy không xử lý nước thải mà xả thẳng ra sông Cầu, để mong muốn có được một môi trường sống trong lành thì cần phải bỏ ra một khoản tiền để đầu tư cho công tác xử lý môi trường, tổng chi phí giảm thải mỗi năm xã hội sẽ phải bỏ ra là: Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 - 2010 Lượng thải SS (kg) 305 860 305 860 457 060 524 260 COD (kg) 6 648 340 6 648 340 6 891 340 6 999 340 BOD (kg) 2 263 840 2 263 840 2 382 640 2 435 440 Tổng nước thải (m3) 1 091 500 1 091 500 1 631 500 1 871 500 Chi phí khắc phục 25 197 200 000 25 197 200 000 25 478 000 000 25 602 800 000 Bảng 23: Chi phí khắc phục mỗi năm xã hội phải bỏ ra Tính toán theo kinh nghiệm của Thái Lan ta có: C = 1446 Q + 5914 * SLBOD + 32000 pH + 1478 * SLCOD + 2957 * SLSS + Mag Theo phương pháp tính như trên ta có số liệu cụ thể như sau: Số tiền mà xã hội chịu thiệt trong năm 2001 và năm 1002 là: Stt Chỉ số Nồng độ (kg/m3) Tiêu chuẩn (kg/m3) Tổng thải/ năm Tỉ lệ phí (đồng/kg/năm) Tổng phí/ năm (đồng) 1 Q 1 091 500 1446 15 78 745 600 2 PH 6,85 5 - 9 32000 32 000 3 SS 0.28 0.2 305 860 2957 904 366 848 4 COD 4.22 0.4 6 648 340 1478 9 828 905 856 5 BOD 1.46 0.1 2 263 840 591.4 13 387 444 224 6 Tổng 25 699 494 528 7 Mag 2 569 949 453 Tổng 28 269 443 981 Bảng 24: Tổng số tiền xã hội chịu thiệt năm 2001 và năm 2002 Theo phương pháp này tổng phí phải trả là: C = 28 269 443 981 (Đồng) Số tiền mà xã hội chịu thiệt trong năm thứ 2003 là: Stt Chỉ số Nồng độ (kg/m3) Tiêu chuẩn (kg/m3) Tổng thải/ năm Tỉ lệ phí (đồng/kg/năm) Tổng phí/ năm (đồng) 1 Q 1 631 500 1446 2 359 801 600 2 PH 6,85 5 - 9 32000 32 000 3 SS 0.28 0.2 457 060 2957 1 351 435 008 4 COD 4.22 0.4 6 891 340 1478 10 188 157 056 5 BOD 1.46 0.1 2 382 640 5914 14 089 979 904 6 Tổng 27 989 405 568 7 Mag 2 798 940 557 Tổng 30 788 346 125 Bảng 25: Tổng số tiền xã hội chịu thiệt năm 2003 Tổng phí phải trả là: C = 30 788 346 125 (Đồng) Số tiền mà xã hội chịu thiệt trong năm 2004 trở đi là: Stt Chỉ số Nồng độ (kg/m3) Tiêu chuẩn (kg/m3) Tổng thải/ năm Tỉ lệ phí (đồng/kg/năm) Tổng phí/ năm 1 Q 2291500 1446 3314425600 2 PH 6,85 5 - 9 32000 32000 3 SS 0.28 0.2 524260 2957 1550131968 4 COD 3.74 0.4 6999340 1478 10347824256 5 BOD 1.30 0.1 2435440 5914 14402217984 6 Tổng 29 614 631 808 7 Mag 2 961 463 191 Tổng 31 907 858 1899 Bảng 26: Tổng số tiền xã hội chịu thiệt năm 2004 trở đi Tổng phí phải trả là: C = 31 907 858 (Đồng) Theo phương pháp tính toán trên thì hàng năm xã hội đã phải chịu khoản thiệt hại như sau: Đơn vị tính: đồng Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 - 2010 Lượng thải SS (kg) 305 860 305 860 457 060 524 260 COD (kg) 6 648 340 6 648 340 6 891 340 6 999 340 BOD (kg) 2 263 840 2 263 840 2 382 640 2 435 440 Tổng nước thải (m3) 1 091 500 1 091 500 1 631 500 1 871 500 Chi phí khắc phục 28 269 443 981 28 269 443 981 30788346 125 31 907 858 189 Bảng 27: Tổng số tiền xã hội chịu thiệt qua các năm Kết luận: Thông qua hai phương pháp sử dụng để tính toán khác nhau, ta thấy với một lưu lượng nước thải khổng lồ như vậy cùng với nồng độ các chất thải quá lớn nếu như thải trực tiếp ra môi trường hằng năm mà không qua xử lý thì sẽ gây ra cho xã hội một khoản thiệt hại khổng lồ và chi phí để xã hội xử lý cho lượng nước thải có hàm lượng ác chất hữu cơ quá cao nh vậy là rất lớn ước tính mỗi năm khoảng 25 đến 30 tỉ đồng. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển nhà máy không chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình mà cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường, phải có biện pháp xử lý môi trường thật hiệu quả để đem lại lợi ích chung cho cả cộng động. II/ Phân tích chi phí - lợi ích của dự án 2.1 Khi chưa tính đến lợi ích xã hội Khi chỉ xét trên góc độ lợi ích của cá nhân nhà máy mà chưa xét đến lợi ích môi trường do việc cải tạo, lắp đặt hệ thống dây chuyền công nghệ mới. Đây là phương pháp phân tích tài chính đơn thuần. 2.1.1 Chi phí, lợi ích của dự án qua các năm 2.1.1.1 Lợi ích Lơi ích thu về hàng năm của dự án chính là khoản doanh thu hàng năm mà nhà máy thu được từ việc bán sản phẩm của mình. Từ năm thứ hai trở đi dự án đi vào hoạt động, do đó trong 2 năm đầu nhà máy sẽ chưa có doanh thu. Năm thứ 3 doanh thu là 77 tỉ đồng, năm thứ 4 đến thứ 6 là 99 tỉ đồng, năm thứ 7 đến năm thứ 10 là 93,6 tỉ đồng. Tuy nhiên nhà máy vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của dây chuyền sản xuất cũ do đó hàng năm dây chuyền sản xuất cũ sản xuất khoangr 3 500 tấn sản phẩm, doanh thu hàng năm của 35 000 tấn sản phẩm này là19,7 tỉ đồng/ năm. Bảng 28: Doanh thu hàng năm của nhà máy Đơn vị: triệu đồng TT Doanh thu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Dây chuyền cũ 19 700 19 700 19 700 19 700 19 700 19 700 19 700 19 700 19 700 19 700 2 Dây chuyền mới 0 0 77000 99 000 99 000 99 000 93 600 93 600 93 600 93 600 3 Tổng D.thu 19 700 19 700 96 700 118 700 118 700 118 700 113 300 113 300 113 300 113 300 2.1.1.2 Chi phí Các khoản mục mà nhà máy phải chi phí cho dự án bao gồm các khoản đầu tư vốn cố định, vốn lưu động và các khoản chi phí hàng năm mà nhà máy phải bỏ ra để hoạt động sản xuất cả trên dây chuyền công nghệ cũ và dây chuyền công nghệ mới. Vì toàn bộ vốn cố định của nhà máy là vay từ Ngân hàng Đầu tư Phát triển tỉnh Thái Nguyên do đó ngoài các khoản chi trả hàng năm nhà máy phải trả thêm khoản lãi suất vay ngân hàng, thuế thu nhập. Bảng 29: Bảng tổng hợp chi phí của nhà máy qua các năm: Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ số 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng vốn ĐTư 53380 12536 13 712 4 165 2 CPSX (2) 18550 18550 72126.87 86498.28 86498.28 86498.28 86498.28 86498.28 86498.28 84782.09 3 Thuế TN (32%) 368 368 368 368 7667.9104 7667.9104 5939.9104 5939.91 5939.91 6489.091 4 Tổng chi phí 72298 31454 86206.87 91031.28 94166.19 94166.19 92438.19 92438.19 92438.19 91271.18 2.1.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 2.1.2.1 Giá trị hiện tại dòng (NPV - Net Present Value) Việc phân tích dự án đầu tư thường được tiến hành sau thuế, do vậy nếu dự án vay vốn để đầu tư thì chi phí sử dụng vốn được làm căn cứ cho việc xác định tỷ suất "r" (chi phí sử dụng vốn vay sau thuế). Tỷ suất chiết khấu của dự án được tính theo công thức sau: r = rvay (1 - T) [2] Trong đó: rvay: lãi suất vay (8%) T: Thuế suất thu nhập (32%) áp dụng tính toán có; r = 0.08 (1 - 0.32) = 0.054 Bảng 30: Bảng luồng tiền của dự án Chỉ số 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu (1) 19700 19700 96700 118700.0 118700.0 118700.0 113300 113300 113300 113300 2 CPSX (2) 18550 18550 72126.87 86498.28 86498.28 86498.28 86498.28 86498.28 86498.28 84782.09 3 LNHĐ (1 - 2) 1150 1150 24573.13 32201.72 32201.72 32201.72 26801.72 26801.72 26801.72 28517.91 4 Khấu hao 0 0 8239.5 8239.5 8239.5 8239.5 8239.5 8239.5 8239.5 8239.5 5 Tổng vốn ĐTư 53380 12536 13712 4165 6 Tổng LN (3-4-5) -52230 -11386 2621.63 19797.22 23962.22 23962.22 18562.22 18562.22 18562.22 20278.41 7 Thuế TN (32%) 368 368 368 368 7667.9104 7667.9104 5939.9104 5939.91 5939.91 6489.091 8 Lãi ròng -52598 -11754 2253.63 19429.22 16294.3096 16294.3096 12622.3096 12622.31 12622.31 13789.32 9 Dòng lưu kim(8+4) -52598 -11754 10493.13 27668.72 24533.8096 24533.8096 20861.8096 20861.81 20861.81 22028.82 Sơ đồ dòng lưu kim 11 754 52 598 1 3 4 5 6 7 8 9 10 10 493.13 27 668.72 24533.81 24533.81 20861.801 20861.801 20861.801 22028.82 2 Chọn mặt bằng tính toán tại thời điểm gốc = - 52598 - 11151.8 + 9 445.5 + 23 630.2 + 19 879.4 + 18 860.3 + 15 216.6 + 14 436.7 + 13 697.1 + 13 722.3 = 65 138 .4 (triệu đồng) = 65 138 400 000 (đồng) Chỉ tiêu NPV phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại (đầu thời kì phân tích), được xem là chỉ tiêu quan trọng để đáng giá dự án đầutư. Trong tính toán cho dự án trên NPV > 0 þ Điều đó chứng tỏ dự án sinh lãi þ Dự án nên đầu tư 2.1.2.2 Chỉ tiêu tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C) Chỉ tiêu tỷ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. B/C > 1, khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra của dự án þ Dự án có khả năng sinh lợi 2.1.3 Biểu đồ chi phí - lợi ích Hình 12: Biểu đồ chi phí - lợi ích của dự án 2.2 Khi tính đến lợi ích môi trường Dự án xây lắp hệ thống xử lý nước thải trong dây chuyền sản xuất mới của nhà máy, xử lý toàn bộ lượng nước thải trước khi thải ra môi trường đạt được tiêu chuẩn nước thải công nghiệp theo tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. Vì vậy, nếu như toàn bộ lượng nước thải khổng lồ này được xử lý thì những ảnh hưởng xấu do ô nhiễm môi trường mà nhà máy gây ra sẽ giảm đi, như thiệt hại về sức khoẻ sẽ giảm đi do bệnh tật hàng năm giảm, năng suất cây trồng vật nuôi sẽ tăng lên. Vì vậy, lợi ích mà dự án đem lại sẽ không đơn thuần chỉ là mang lại lợi ích cho xã hội mà còn mang lại lợi ích to lớn cho cả cộng đồng nữa, đó là một môi trường sống trong lành hơn. 2.2.1 Bảng chi phí - lợi ích Stt Chỉ số 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Lợi ích Doanh thu 19700 19700 96700 118700 118700 118700 113300 113300 113300 113300 Lợi ích M T 0 0 25478 25602.8 25602.8 25602.8 25602.8 25602.8 25602.8 25602.8 Tổng lợi ích 19700 19700 122178 144302.8 144302.8 144302.8 138902.8 138902.8 138902.8 138902.8 2 Chi phí Môi trường 25197.2 25197.2 CPSX 72298 31454 86206.87 91031.28 94166.19 94166.19 92438.19 92438.19 92438.19 91271.18 Tổng chi phí 97495.2 56651.2 86206.87 91031.28 94166.19 94166.19 92438.19 92438.19 92438.19 91271.18 3 Dòng lưu kim -77,795.20 -36,951.20 35,971.13 53,271.52 50,136.61 50,136.61 46,464.61 46,464.61 46,464.61 47,631.62 Bảng 31: Chi phí - lợi ích khi tính đến lợi ích môi trường 2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 2.2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV) = 170 413.4 (triệu đồng) = 170 413 400 000 (đồng) NPV > 0 þ Khi có tính đến yếu tố lợi ích môi trường thì NPV của dự án lớn lên rất nhiều 2.1.2.2 Tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C) Chỉ tiêu tỷ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. B/C > 1, khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra của dự án þ Dự án có khả năng sinh lợi 2.1.3 Biểu đồ chi phí - lợi ích Hình13 : Biểu đồ chi phí - lợi ích khi tính đến lợi ích môi trường III. Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận Qua việc phân tích cái "được - mất" của dự án đựa trên phương pháp phân tích CBA mở rộng ta thấy rõ việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải là vô cùng cần thiết. Nhất là hiện nay, khi môi trường cũng như các nguồn tài nguyên khác ngày càng trở nên khan hiếm, các tiêu chuẩn đặt ra cho môi trường ngày càng chặt chẽ hơn, việc đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, sử dụng dây chuyền sản xuất thân thiện hơn với môi trường , lắp đặt hệ thống xử lý chất thải là điều bắt buộc đối với các tổ chức, các cá nhân có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm. Điều 7 Luật BVMT đã quy định: " Tổ chức cá nhân sử dụng các thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường. Chính phủ quy định các trường hợp, mức và phương thức đóng góp tài chính nói tại điều này". Điều 8 (Nghị định 175/CP) " Tất cả các tổ chức và cơ sở kinh doanh đều phải tuân thủ hoàn toàn quy định đóng góp tài chính trong luật BVMT và phải bồi thường các thiệt hại gây ra đối với môi trường" Luận văn này đã vận dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng , trên cơ sở nền tảng là những tiêu chuẩn, nghị định, luật BVMT được quy định ở Việt Nam để đánh giá quy mô, mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất giấy ở nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến môi trường. Từ đó xác định được những thiệt hại mà nhà máy gây ra cho cộng đồng dân cư xung quanh và cho xã hội, bằng những cách tiếp cận khác nhau để lượng hoá được những thiệt hại kinh tế đó. Đây chính là một bước quan trọng khác biệt với những phương pháp khác của CBA. Qua quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan khoa học, của nhà máy, Trung tâm vệ sinh dịch tễ Thái Nguyên... Có thể nêu lên một số kết luận như sau: Quy mô sản xuất không lớn, nhưng nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã thải ra sông Cầu một lượng nước thải khổng lồ, góp phần vào việc làm biến đổi chất lượng nước sông Cầu, gây ô nhiễm nguồn nước, tiến tới là suy thoái, chi phí bỏ ra để khắc phục rất lớn. So sánh với con số lợi nhuận hoạt động của nhà máy trong những năm trước đây, thì việc đầu tư xử lý chất thải cho môi trường vượt quá xa so với khả năng của nhà máy. Chính vì mục tiêu xã hội (giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ nhà máy, cung cấp các loại giấy cần thiết phục vụ cho nhu cầu kinh tế, sinh hoạt của xã hội ...) mà vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được thực sự chú trọng. Việc gây ô nhiễm của nhà máy vẫn tiếp tục xảy ra. Các cơ quan quản lý môi trường thiếu sự quản lý và sự giám sát hoạt động của nhà máy kĩ càng, thiếu những biện pháp xử lý cụ thể, do đó dẫn đếntình trạng nhà máy gây ô nhiễm tiếp tục gây ô nhiễm mà không có biện pháp xử lý trong suốt một thời gian dài. Hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ không chỉ của cán bộ công nhân viên nhà máy mà còn gây ảnh đến sức khoẻ của dân cư 2 phường Quán Triều, Quang Vinh, gây thiệt hại về mùa màng, cây trồng, vật nuôi... Lượng bột giấy không được thu hồi hết theo dòng xả thải chảy ra sông Cầu gây nên hiện tượng mảng bám, nước thải dịch đen hoà vào dòng chảy sông Cầu gây biến màu nước sông làm mất mỹ quan. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường của nhà máy trong thời gian tới là việc làm rất thiết thực, giải quyết được vấn đề ô nhiễm do nước thải nhà máy gây ra, bảo vệ môi trường sống, làm việc không chỉ cho cán bộ công nhân viên nhà máy, cộng đồng dân cư xung quanh, mà còn cho toàn xã hội. Chi phí cho việc lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải là không quá lớn nhưng lại đem lại một hiệu quả xã hội rất lớn. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý môi trường của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ trong thời gian tới là hoàn toàn phù hợp. Tổng lượng nước thải địch đen nhà máy thải ra mỗi năm (bao gồm nước nấu bột và rửa bột) = 367 500 m3/ năm. Tổng lượng nước thải dịch trắng nhà máy thải mỗi năm (nước xeo giấy của 2 dây chuyền) = 1 780 000 m3/năm Tổng vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt = 8 275 317 000 (đồng) hệ thống xử lý nước thải Theo kết quả tính toán toàn bộ chi phí xây dựng, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, chi phí để xử lý một m3 nước thải cụ thể như sau: + Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải dịch đen = 17 387 đồng/m3 + Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải dịch trắng = 2 714 đồng/m3 Như vậy, tổng chi phí xử lý nước thải mỗi năm của nhà máy là: + CPXL nước thải dịch đen = 17 387 * 367 500 = 6.39 (tỷ đồng) + CPXLnước thải dịch trắng = 2 714 * 1 780 000 = 4.83 (tỷ đồng) Tổng chi phí xử lý mỗi năm là = 11.22 (tỷ đồng) Như vậy, nếu như nhà máy lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì sẽ giảm được trên 1/2 chi phí xã hội bỏ ra để khắc phục lượng nước thải của nhà máy hàng năm, đem lại một môi trường sống trong lành hơn cho công đồng dan cư xung quanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. 3.2 Kiến nghị Chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, cũng như chi phí vận hành hàng năm gồm chi phí cho hóa chất, điện, nước, lương công nhân đối với nhà máy thì không phải là nhỏ nhưng đem so với những lợi ích môi trường mà nó đem lại thì ta thấy việc đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải này là một việc làm cần thiết, cần phải khuuyến khích. Chính vì vậy, để đảm bảo công tác quản lý và bảo vệ môi trường thì: Nhà nước cần phải có những công cụ hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm nước như công cụ phí xả thải và sử dụng khoản tiền thu được phục vụ cho việc xử lý nước thải, áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Tuy nhiên, mức phí quy định là bao nhiêu thì cần phải nghiên cứu cụ thể , để đưa ra những mức phí hợp lý, tránh trường hợp đánh phí quá khả năng tài chính của nhà máy, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. - Để khuyến khích các nhà máy sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường , Nhà nước nên có những chính sách, biện pháp khuyến khích cụ thể như cho vay ưu đãi, giảm thuế, ... Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường, Cục môi trường - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thường xuyên kiểm tra, giám sát, giúp đỡ các nhà máy trong công tác bảo vệ môi trường. Tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt 1. Bộ KHCNMT - Cục MT Hoàn thiện xây dựng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và dịch vụ gây ra - 2000PGS. TS. Đặng Như Toàn 2. Báo cáo ứng dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020 3. Báo cáo nghiên cứu khả thi " Dự án dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp 15000 tấn /năm tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ" - 2001 Giáo trình Kinh tế học Vi mô, Kinh tế Đầu tư - trường ĐH KTQD - NXB Giáo dục 4. Lê Thạc Cán, Nguyễn Duy Hồng, Hoàng Xuân Cơ Kinh tế Môi trường - Viện đại học Mở Hà Nội - 1995 5. Lưu Đức Hải Tiếp cận phương pháp tính toán thiệt hại gây ra bởi ô nhiễm và sự cố môi trường - " Hội BVTN % MTVN" & "CT KT & MT ĐNA" 6. Kinh tế Môi trường - NXB Giáo dục - 1996. 7. Tuyển tập hội thảo KHMT Đô thị, công nghiệp, nông thôn Cơ sở khoa học các định mức đền bù thiệt hại về KTXH do ô nhiễm môi trường lao động gây ra 8.Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn môi trường Báo cáo ĐTM Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ - 2001 II/ Tiếng Anh 1. Application of Economic instrument for effluent control in Thailan - 1996 2. A.T. James and M.N. Murty Water pollution abatement: a taxes and standards 3. Franklin S.Tirsch Pulp and paper efluent management, Journal WPCF, Vol 61, N0 6, 1989 4. Franklin S.Tirsch Pulp and paper efluent management, Research Journal WPCF, Vol 63, N04 5. S. Muller P. Diefrich. Application of Economic instrument to selected industries in Thailan - Danh mục bảng Danh mục hình Hình 1: Thu nhập và chi phí cho mỗi tấn giấy 7 Hình 2: Đường lợi ích cận biên của cá nhân (MNPB) 8 Hình 3: Mô hình ngoại ứng tiêu cực 10 Hình 4: Ô nhiễm thải ra được hấp thụ 11 Hình 5: Chi phí thiệt hại của ô nhiễm 12 Hình 6: MNPB và MEC 13 Hình 7: Phân tích chi phí - lợi ích bằng biểu đồ 14 Hình 8: Phân tích chi phí - lợi ích bằng đồ thị 15 Hình 9: Sơ đồ dây chuyền sản xuất hiện nay của Nhà máy 40 Hình 10: Quy trình tách nước, xử lý và tái sử dụng nước 57 Hình 11: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dịch đen 59 Hình 12: Biểu đồ chi phí - lợi ích của dự án 83 Hình 13: Biểu đồ chi phí - lợi ích khi tính đến lợi ích môi trường 86 MỤC LỤC Lời nói đầu Chương 1: Tiếp cận phương pháp phân tích chi phí - lợi ích Mở rộng cho hoạt động sản xuất giấy I. Cơ sở lý luận về phân tích chi phí lợi ích mở rộng 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Sự phát triển của CBA và mục đích của việc sử dụng CBA 1.1.1.1 Sự phát triển của CBA 1.1.1.2 Mục đích của việc sử dụng CBA 1.1.2 Phân tích kinh tế và phân tích tài chính 1.1.2.1 Phân tích tài chính 1.1.2.2 Phân tích chi phí lợi ích mở rộng (Phân tích kinh tế - tài chính) 1.2 Các phương pháp sử dụng trong CBA mở rộng 1.2.1 Phương pháp phân tích bằng biểu đồ, đồ thị 12.1.1 Nguyên lý 1.2.1.2 Nội dung 1.2.1.3 Ưu nhược điểm 1.2.2 Phương pháp phân tích kinh tế - tài chính 1.2.2.1 Các khái niệm liên quan 1.2.2.2 Các chỉ tiêu dùng để tính toán II/ Các bước tiến hành CBA 2.1 Xem xét quyết định lợi ích của ai và chi phí như thế nào 2.2 Lựa chọn danh mục các dự án thay thế 2.3 Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và chỉ số đo lường 2.4 Dự đoán những ảnh hưởng đến lượng trong suốt quá trình dự án tiến hành 2.5 Lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động 2.6 Khấu hao khoảng thời gian để đưa về dạng hiện tại 2.7 Tổng hợp các lợi ích và chi phí 2.8 Phân tích độ nhậy 2.9 Tiến cử phương án đem lại lợi ích xã hội cao nhất III/ Vận dụng CBA để đánh giá hiệu quả của việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy giấy 3.1 Đánh giá chi phí 3.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu 3.1.2 Chi phí hoạt động hàng năm 3.1.3 Chi phí môi trường trong giai đoạn thi công lắp đặt. 3.2 Đánh giá lợi ích 3.2.1 Cách tiếp cận giải quyết hậu quả của ô nhiễm môi trường. 3.2.1.1 Lợi ích có thể lượng hoá được bằng tiền 3.2.1.2. Lợi ích không lượng hoá được bằng tiền 3.2.1.3. Tổng lợi ích thu được = LI1 + LI2 + LI3 + LI4 3.2.2. Cách tiếp cận theo chi phí giảm thải ô nhiễm Chương II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIẤY HOÀNG VĂN THỤ I. Mô tả về Hiện trạng nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 1.1. Khái quát chung về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực 1.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu 1.1.1.3 Đặc điểm thuỷ văn khu vực 1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 1.1.2.1 Dân số và lao động 1.1.2.2 Tài nguyên 1.1.2.3 Phát triển kinh tế 1.1.2.4 Giáo dục và sức khoẻ cộng đồng 1.2 Hiện trạng sản xuất của nhà máy giấy Hoàng văn thụ 1.2.1 Mô tả quy trình sản xuất hiện nay của Nhà máy 1.2.1.1 Sơ đồ dây chuyền sản xuất 2.1.2 Trang thiết bị 1.2.1.3. Chất lượng sản phẩm 1.2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 1.2.2 Công tác xử lý môi trường ở nhà máy giấy hiện nay II. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực nhà máy hiện nay 2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 2.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí 2.1.2 Chất lượng không khí tại khu vực nhà máy 2.1.2.1 Giới hạn nồng độ cho phép các chất độc trong không khí ở cơ sở sx 2.1.2.2 Kết quả đo đạc chất lượng không khí 2.1.2.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí 2.2 Hiện trạng tiếng ồn 2.2.1 Các nguồn phát sinh tiếng ồn 2.2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường tiếng ồn 2.2.2.1 Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư 2.2.2.2 Kết quả đo đạc 2.2.2.3 Đánh giá môi trường tiếng ồn 2.3 Hiện trạng môi trường nước 2.3.1 Các nguồn phát sinh nước thải 2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước tại khu vực nhà máy 2.3.2.1 Hiện trạng chất lượng nước cấp 2.3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước thải 2.3.2.3. Đánh giá chất lượng nước thải III. Mô tả dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp công suất 15 000 tấn/ năm và hệ thống xử lý nước thải 3.1 Mô tả quy trình công nghệ sản xuất 3.1.1 Khái quát 3.1.2 Dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp 3.1.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất 3.1.2.2. Nước cấp và nước thải nhà máy sau khi đưa dây chuyền công nghệ mới vào hoạt động 3.2. Mô tả công nghệ xử lý nước thải 3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ 3.2.1.1. Nước thải dịch đen (sản xuất bột giấy) 3.2.1.2. Nước thải dịch trắng (sản xuất giấy từ bột giấy) 3.2.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ 3.2.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dịch đen 3.2.2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xeo Chương III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH MỞ RỘNG I. Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngoại ứng tiêu cực của hoạt động sản xuất. 1.1 Tiêu chí xác định ô nhiễm 1.1.1 Các tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn thải 1.1.1.1 Chất lượng nước 1.1.1.2 Chất lượng không khí 1.1.1.3 Tiêu chuẩn tiếng ồn 1.1.2 Các tiêu chí để xác định mức ô nhiễm 1.1.1.2. Mức độ vi phạm các tiêu chuẩn (môi trường, thải) bao nhiêu lần, có thể chia thành bốn mức độ khác nhau 1.1.2.2- Mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (SKCĐ) 1.1.2.3. Mức độ ảnh hưởng đến sinh vật 1.1.2.4. Mức độ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ 1.1.2.5. Thời gian ảnh hưởng 1.2 Đánh giá ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường của hoạt động sản xuất 1.2.1 Thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng 1.1.1 Thiệt hại về năng suất cây trồng 1.2.3 Thiệt hại chi phí phòng chống của dân cư 1.2.4 Thiệt hại do ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường 1.1 Lượng giá thiệt hại môi trường trên cơ sở tính toán chi phí giảm thải II/ Phân tích chi phí - lợi ích của dự án 2.1 Khi chưa tính đến lợi ích xã hội 2.1.1 Chi phí, lợi ích của dự án qua các năm 2.1.1.1 Lợi ích 2.1.1.2 Chi phí 2.1.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 2.1.2.1 Giá trị hiện tại dòng (NPV - Net Present Value) 2.1.2.2 Chỉ tiêu tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C) 2.1.3 Biểu đồ chi phí - lợi ích 2.2 Khi tính đến lợi ích môi trường 2.2.1 Bảng chi phí - lợi ích 2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế 2.2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV) 2.1.2.2 Tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C) 2.1.3 Biểu đồ chi phí - lợi ích III. Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận 3.2 Kiến nghị Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (48).doc
Tài liệu liên quan