Đề tài Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường Trung Học Phổ Thông tỉnh Dăk Lăk

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc ***g ghép các thí nghiệm vào trong các bài học hóa học là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Việc đổi mới phương pháp dạy học nước nhà đã và đang được triển khai trên toàn quốc từ rất lâu nay, tuy nhiên không thể nói đến đổi mới phương pháp dạy học mà không nói đến vai trò của thí nghiệm trực quan. Trước đây, phương pháp dạy học của ta còn nặng về lý thuyết, rất nhiều học sinh do không hình dung được thí nghiệm xảy ra như thế nào nên không thể tiếp thu kiến thức được, việc hiểu bài nhớ bài là rất khó khăn. Lại có em có thể nói thông vanh vách kiến thức lý thuyết nhưng đến khi cho thực nghiệm thì các em lại hoàn toàn lúng túng. Không chỉ có học sinh bình thường mà có thể thấy ngay cả các học sinh đi tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế về một số môn học cần phải thực hành như vật lý, hoá học, sinh học của những năm trước đây, khi mà điểm lý thuyết rất cao còn điểm thực hành lại gần như không có. Trong khi đó sử dụng thí nghiệm trực quan lại có rất nhiều ưu điểm có thể kể ra như: thí nghiệm góp phần làm cho học sinh huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh, kiến thức thu được chắc chắn và sâu sắc, đồng thời lớp học sôi nổi, hăng hái. Thí nghiệm giúp làm sáng tỏ lý thuyết, khơi dậy tính tò mò khoa học cho học sinh, rèn luyện kỹ năng thực hành và nghiên cứu khoa học, thói quen giải quyết các vấn đề bằng khoa học. Trước tình hình đó, các nhà giáo dục đã quyết định phải đưa các thí nghiệm trực quan vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Chỉ có minh hoạ bằng thí nghiệm trực quan thì mới làm cho các em hiểu kiến thức sâu sắc và nhớ lâu. Có thể đưa vào chương trình các hình ảnh minh hoạ, các tiết học thực hành thí nghiệm, các mô hình thí nghiệm làm trên máy vi tính Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ GD&ĐT cuối năm 2007, qua nhiều đợt tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục chỉ có 12/ 64 tỉnh, thành đáp ứng 90% nhu cầu phòng học; 8 tỉnh, thành đáp ứng 70-90% nhu cầu phòng thí nghiệm, trong đó bậc THPT chỉ có 40% đạt chuẩn. Đó cũng là một thách thức đối với phương châm “đào tạo thực nghiệm” mà ngành giáo dục nước ta đã và đang nỗ lực theo đuổi. Trước tình hình đó, tôi đã nghiên cứu đề tài về “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường trung học phổ thông tỉnh Dăk Lăk”. 2. Mục đích của việc nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy hóa học của giáo viên từ đó tìm các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm ở các trường THPT tỉnh Dăk Lăk. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu về đặc trưng phương pháp dạy học hóa học, vai trò của thí nghiệm, các hình thức thí nghiệm được sử dụng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. - Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên và thí nghiệm thực hành của học sinh ở các trường phổ thông tại tỉnh Dăk Lăk. - Đề xuất các biện pháp sử dụng thí nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT tại Dăk Lăk. - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Hiện nay tại Dăk Lăk có khoảng 47 trường THPT và cấp II, III. Trong đó có 37 trường THPT và cấp II, III công lập; 09 trường THPT bán công và 01 trường THPT dân lập. Do thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài sẽ tập trung khảo sát các trường THPT tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số trường THPT ở các huyện gần thành phố. 6. Giả thuyết khoa học Nếu đề ra các biện pháp hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thí nghiệm hóa học của giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa ở trường THPT tại Dăk Lăk. 7. Phương pháp nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu tài liệu về thí nghiệm hóa học ở trường THPT, chú trọng phần thí nghiệm của giáo viên và các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp xử lí thông tin. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu - Đề xuất 9 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm hóa học lớp 10, 11 THPT ở Dăk Lăk. - Sưu tập và sắp xếp một số video thí nghiệm theo từng chương, từng khối lớp có thể hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy. CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.2. Phương pháp dạy học hóa học 1.2.1. Định nghĩa 1.2.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học hóa học [2] 1.2.3. Phân loại các phương pháp dạy học hóa học [ 2] 1.2.4. Các phương pháp dạy học hóa học cơ bản [2] 1.2.5. Phương pháp trực quan 1.3. Thí nghiệm trong dạy học hóa học 1.3.1. Khái niệm 1.3.2. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học 1.3.3. Thí nghiệm hóa học ở trường trung học 1.4. Thực trạng dạy học hóa học trong các trường THPT ở tỉnh Dăk Lăk 1.4.1. Vài nét về các trường THPT ở tỉnh Dăk Lăk [25] [26] 1.4.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các trường THPT tại tỉnh Dăk Lăk Kết luận chương 1 Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 10, 11 THPT Ở TỈNH DĂK LĂK 2.1. Xác định danh mục các thí nghiệm lớp 10, 11 cần biểu diễn 2.2. Lập kế hoạch làm thí nghiệm cho cả năm học 2.3. Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị của phòng thí nghiệm 2.4. Cải tiến cách thực hiện một số thí nghiệm của giáo viên 2.5. Tăng cường an toàn, phòng độc khi làm thí nghiệm 2.5.1 Cách xử lí một số chất khí độc hại 2.5.2. Cứu chữa khi bị tai nạn hoặc nhiễm độc 2.6. Sử dụng đúng và hiệu quả các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm 2.6.1. Sử dụng dụng cụ thủy tinh 2.6.2. Sử dụng đèn cồn 2.6.3. Lấy hoá chất 2.6.4. Sử dụng chất dễ cháy (cồn, dầu hoả, xăng, benzen, axeton ) 2.6.5. Sử dụng chất dễ nổ (muối clorat, nitrat và các hỗn hợp của chúng với photpho, lưu huỳnh ) 2.6.6. Sử dụng axit, kiềm 2.7. Tìm kiếm, thay thế một số hóa chất đơn giản 2.8. Sử dụng kết hợp các video thí nghiệm 2.9. Một số giáo án sử dụng thí nghiệm ở lớp 10, 11 THPT tỉnh Dăk Lăk Kết luận chương 2 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.2. Đối tượng thực nghiệm 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 3.4. Tiến hành thực nghiệm 3.4.1. Các bài dạy thực nghiệm 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm Kết luận chương 3 KẾT LUẬN 1. Kết luận 1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.2. Đề xuất 9 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm hóa học lớp 10, 11 THPT ở tỉnh Dăk Lăk 1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng việc dạy 6 giáo án có sử dụng thí nghiệm hóa học đối với các khối lớp 10, 11 ở 3 trường THPT tỉnh Dăk Lăk. 2. Kiến nghị 2.1. Với các cấp quản lý giáo dục – đào tạo 2.2. Với giáo viên bộ môn 2.3. Với sinh viên sư phạm khoa hóa TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu tham khảo việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông tỉnh Dăk Lăk Phụ lục 2. Kế hoạch những thí nghiệm hóa học cho từng khối lớp Phụ Lụ 3. Cải tiến cách thực hiện một số thí nghiệm biểu diễn của giáo viên Phụ lục 4. Một số giáo án sử dụng thí nghiệm ở lớp 10 Phụ lục 5. Một số giáo án sử dụng thí nghiệm ở lớp 11 Phục lục 6. Đề kiểm tra các bài thực nghiệm

pdf145 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn hóa lớp 10, 11 trường Trung Học Phổ Thông tỉnh Dăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì đến cân bằng, nghĩa là cân bằng không chuyển dịch. HS vận dụng: xét chuyển dịch cân bằng khi thêm khí CO vào hệ cân bằng. Hoạt động 7: Nghiên cứu AH của áp suất đến CBHH GV sử dụng hình vẽ trong sgk để giảng như hình 7.6. Hoạt động 8: Nghiên cứu AH của nhiệt độ đến CBHH GV bổ sung kiến thức về phản ứng thu nhiệt, phản ứng toả nhiệt thông qua số liệu về hiệu ứng nhiệt ghi ở phương trình phản ứng. GV nhắc lại hiện tượng ở T/N nghiên cứu cân bằng. Rồi thông báo sự chuyển dịch cân bằng khi thay đổi nhiệt độ. GV giúp HS nhận xét chung về sự chuyển dịch cân bằng khi thay đổi nhiệt độ. Hoạt động 9: Kết luận GV hỏi: 3 yếu tố C, P, t0 đều ảnh hưởng đến CBHH. Em hãy nêu những điểm giống nhau của chiều chuyển dịch khi chịu sự tác động của mỗi yếu tố trên. Hoạt động 10: Tìm hiểu ý nghĩa của tốc độ pư và CBHH GV cho HS vận dụng kiến thức vừa học để tác dụng vủa việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó. 2. Ảnh hưởng của áp suất a) Thí nghiệm Xét hệ cân bằng trong xi lanh kín có pít tông ở nhiệt độ thường và không đổi như hình 7.6 SGK tr 159. N2O4 2NO2 b)Kết luận: Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng bao giờ cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó. 3) Ảnh hưởng của nhiệt độ Phản ứng thu nhiệt: ∆H >0 Phản ứng toả nhiệt: ∆H <0 a) VD: 2NO2(k) N2O4(k) ∆H = 58 kJ (Nâu) (không màu) b)Kết luận Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác dụng của việc tăng nhiệt độ và khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng toả nhiệt, chiều làm giảm tác dụng của việc giảm nhiệt độ. *KẾT LUẬN: Nguyên lí chuyển cân bằng Lơ Sa – tơ – li – e Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó. 4.Vai trò của chất xúc tác Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hoá học. IV.Ý NGHĨA CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC TRONG SẢN XUẤT HOÁ HỌC 20 áp dụng lý thuyết vào thực tế thông qua 2 ví dụ sgk. GV giúp HS đi đến kết luận: Trong thực tế thì để đạt hiệu suất cao người ta phải tác động tất cả yêu tố C, P, t một cách hợp lí. Ví dụ 1: Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau: 2SO2 + O2 2SO3 ∆H <0 Để làm cân bằng chuyển dịch sang chiều tạo nhiều SO3, người ta phải dùng dư không khí, tức tăng lượng O2. Ví dụ 2: Trong công nghiệp, amoniac được tổng hợp theo phản ứng sau: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 ∆H <0 * Đặc điểm phản ứng: tốc độ rất chậm ở nhiệt độ thường, toả nhiệt, n khí sản phẩm > n khí phản ứng.  Phải thực hiện phản ứng P cao.  ở nhiệt độ cao, dùng xúc tác, nhưng cân bằng lại chuyển dịch theo chiều nghịch, do đó chỉ thực hiện ở nhiệt độ thích hợp. Hoạt động 11: CỦNG CỐ: GV củng cố toàn bài bằng 2 câu hỏi sau: - Người ta thường tác động vào những yếu tố nào để làm chuyển dịch cân bằng hoá học? - Người ta dự đoán chiều chuyển dịch của cân bằng hoá học dựa vào nguyên lí nào? Phát biểu nguyên lí đó. DẶN DÒ: Làm bt sgk. * Đối với bài “Cân bằng hóa học” dành cho chương trình nâng cao, tác giả cũng sử dụng giáo án trên nhưng có bổ sung thêm hằng số cân bằng như sgk lớp 10 nâng cao. 21 Một số giáo án sử dụng thí nghiệm ở lớp 11 Bài 46 : BENZEN VÀ ANKYLBENZEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết - Cấu trúc electron của benzen. - Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankyl benzen. - Tính chất vật lý của benzen và ankylbenzen. - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. - Tính chất hóa học: phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen, phản ứng thế và oxi hóa mạch nhánh. HS hiểu - Sự liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của benzen. - Cấu tạo đặc biệt của vòng benzen: cấu trúc phẳng và phân tử có dạng hình lục giác đều, có hệ liên kết Л liên hợp là nguyên nhân dẫn đến benzen thể hiện tính chất của hiđrocacbon no và không no. 2. Kĩ năng HS vận dụng - Qui tắc thế ở nhân benzen để viết phương trình phản ứng điều chế các dẫn xuất của benzen và ankyl benzen. - Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số hợp chất trong dãy đồng đẳng. - Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm của phản ứng. - Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp. 3. Tình cảm, thái độ Hiểu được cách giải quyết mâu thuẫn giữa cấu tạo và tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm tạo nên sự hứng thú khi giải quyết vấn đề mới. II. PHƯƠNG PHÁP Trực quan – đàm thoại – nêu và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ GV: - Máy tính, máy chiếu các phiếu học tập, mô hình phân tử benzen, phim thí nghiệm của C6H6. - Hóa chất: benzen, dung dịch Br2 trong CCl4, nước cất, xăng, Br2 khan, bột sắt, H2SO4 đặc, HNO3 đặc. - Dụng cụ: Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, bộ giá thí nghiệm. HS: ôn tập kiến thức bài ankađien và xem trước bài benzen và đồng đẳng. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của thầy Nội dung Hoạt động 1: Vào bài Aren là gì? Có những tính chất gì? Trong đời sống thường gặp ở đâu? A. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG I. CẤU TẠO ,ĐỒNG ĐẲNG , ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP Phụ lục 5 22 Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc của phân tử benzen - Cho HS quan sát sơ đồ nhận xét về liên kết và cấu trúc phân tử C6H6? -HS quan sát mô hình đặc và mô hình rỗng của benzen. GV hướng dẫn hai kiểu CTCT của benzen. - HS tìm hiểu CTCT thu gọn của 1 số đồng đẳng của benzen → nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của hiđrocacbon thơm - GV đưa ra một số ví dụ VD: C6H5CH3: Toluen C6H5CH2CH3:Etylbenzen C6H5CH2CH2CH3: Propylbenzen CH3 2(o) 3(m) 1 4(p) (m)5 (o)6 metylbenzen (toluen) GV: hướng dẫn hai cách đọc tên của ankyl benzen. HS gọi tên theo hai cách các vd 1 - Cấu trúc của phân tử benzen a) Sự hình thành liên kết trong phân tử benzen - 6 nguyên tử trtong phân tử benzen ở trạng thái lai hoá sp2 - 6 obitan p của 6 nguyên tử C xen phủ với nhau để tạo thành obitan  chung cho cả vòng benzen liên kết  ở benzen tương đối bền vững hơn so với liên kết  ở anken cũng như ở các hiđrocabon không no khác. b)Mô hình phân tử - Phân tử benzen có hình lục giác đều . - Các nguyên tử nằm trong một mặt phẳng các góc hóa trị đều bằng 1200 . c/ Biểu diễn cấu tạo của benzen 2- Đồng đẳng ,đồng phân và danh pháp a) Đồng đẳng -Khi thay các nguyên tử hiđro trong phân tử benzen bằng các nhóm ankyl , ta được nhóm ankylbenzen , hợp thành một dãy đồng đẳng của benzen - CnH2n-6 (n  6) b) Đồng phân và danh pháp - Ankylbenzen có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm thế trên vòng benzen. - Gọi tên: chỉ rõ vị trí các nguyên tử C của vòng bằng các chữ cái o, m, p ( ortho , meta, para ) . 23 Nhóm C6H5CH2– là nhóm benzyl , nhóm C6H5– gọi là nhóm phenyl. Hoạt động 4: Nghiên cứu t/c vật lí của hiđrocacbon thơm - GV yêu cầu HS đọc sgk và rút ra nhận xét. - GV cho HS quan sát bình đựng benzen. - HS quan sát bình đựng benzen nhận xét màu sắc và tính tan. GV làm T/N hòa tan benzen vào nước và xăng lắc kĩ để yên cho HS quan sát các tính chất như: màu, mùi, khả năng hòa tan trong nước. Hoạt động 5: Nghiên cứu phản ứng thế của hiđrocacbon thơm - GV: Phân tích đặc điểm cấu tạo của benzen từ đó dự đoán tính chất của benzen? - HS: Mạch vòng, tạo hệ liên kết  liên hợp vì vậy nhân benzen khá bền. - GV thông báo : Các HC thơm có hai trung tâm phản ứng là nhân và mạch nhánh. Phản ứng với halogen GV làm T/N: Cho Br2 vào benzen lắc nhẹ. HS quan sát và nhận xét CH2CH3 CH3 CH3 etylbenzen 1,2-đimetylbenzen o-đimetylbenzen (o –xilen ) CH 3 CH 3 CH3 CH3 1,4 đimetyl benzen 1,3 –đimetylbenzen p- đimetylbenzen m – đimetylbenzen (p- xilen) (m –xilen ) II. TÍNH CHẤT VẬT Lí 1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng - Nhiệt độ sôi tăng dần. - Khối lượng riêng các HC thơm nhỏ. 2. Màu sắc, tính tan, mùi - Là những chất không màu hầu như không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ, đồng thời chính chúng là các dung môi hoà tan những chất khác. - Các aren đều là những chất có mùi thường có hại cho sức khoẻ. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng thế a) Phản ứng halogen hóa - Khi có bột sắt benzen tác dụng với brom khan . H + Br2 Fe Br + HBr brombenzen Toluen phản ứng nhanh hơn : Nếu chiếu sáng thì brom thế cho H ở nhánh 24 - Không có hiện tượng gì xảy ra. Chứng tỏ benzen không có phản ứng cộng với Br2. GV cho tiếp một ít bột sắt vào ống nghiệm lắc nhẹ. - Khi cho bột Fe vào thấy màu của Br2 nhạt dần và thấy khí thoát ra do có pư thế. GV yêu cầu HS nhận xét khả năng pư của benzen với Br2 khan. HS thảo luận và nhận xét: - Benzen không pư với Br2 khan khi không có xúc tác. - Benzen pư với Br2 khi có xúc tác (như bột Fe, Al,…). GV: Nếu cho toluen phản ứng với Br2 trong điều kiện có bột Fe cũng có hiện tượng giống benzen. Yêu cầu HS: - Phân tích khả năng thế toluen. - Viết phương trình hóa học biết sản phẩm thế Br chủ yếu vào vị trí ortho (41%) và para (59%). GV bổ sung: toluen dễ thế brom hơn benzen. pư với axit nitric GV làm T/N: cho benzen vào ống nghiệm chứa sẵn hỗn hợp H2SO4 và HNO3 đặc, lắc mạnh hỗn hợp 5-10 phút, sau đó rót hỗn hợp vào cốc nước lạnh dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Yêu cầu HS nêu hiện tượng giải thích? GV yêu cầu HS viết ptpư toluen với HNO3 biết sản phẩm thế chủ yếu vào vị trí ortho (58%) và para (42%). GV củng cố lại : * Trạng thái : brom khan, HNO3 bốc khói, H2SO4 đậm đặc đun nóng . * Điều kiện phản ứng : Bột sắt, chiếu sáng. CH 2 -H + Br2 as CH 2 -Br + HBr Benzyl bromua b) Phản ứng nitro hóa -Benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 + H2SO4 đậm đặc tạo thành nitrobenzen : H + OH-NO2 2 4H SO NO 2 + H2O nitrobenzen -Nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp H2SO4đ và HNO3 bốc khói, đun nóng NO2 +HO–NO2 2 4H SO NO2 O2N + H2O m- đinitrobenzen - Toluen phản ứng dễ hơn : 25 Hoạt động 6: Nghiên cứu qui tắc thế ở vòng benzen Qua phản ứng với brom và HNO3 của toluen, yêu cầu HS nêu quy tắc thế vào nhân thơm. - GV đặt câu hỏi: Ảnh hưởng của nhóm thế của nhân thơm tới mức độ phản ứng và hướng phản ứng? -HS: Toluen phản ứng nitro hóa dễ dàng hơn benzen và tạo thành sản phẩm thế vào vị trí ortho và para. Hoạt động 7: Nghiên cứu cơ chế thế ở vòng benzen GV trình bày cơ chế thế ở vòng benzen. HS viết cơ chế cho 1 phản ứng thế tương tự. Hoạt động 8: Tìm hiểu pư cộng của hiđrocacbon thơm - GV: Biểu diễn T/N Cho benzen vào dd brom. - HS: Benzen và ankyl benzen không làm mất màu dd brom. GV cho HS xem video C6H6 t/d với Cl2. * GV Bổ sung: Khi có nhiệt độ , xúc tác, xảy ra phản ứng cộng với H2: +3H2 0t AS Hoạt động 9: Tìm hiểu pư (o) của hiđrocacbon thơm GV làm T/N (hoặc cho HS xem video): Cho benzen và toluen cho vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 lắc đều để HS quan sát, sau đó đun nóng cả 2 ống nghiệm. HS quan sát và nêu hiện tượng - Ban đầu cả 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng gì. - Khi nung nóng thì ở ống nghiệm chứa toluen, màu của KMnO4 bị nhạt dần CH3 3 2 4 2 HNO ,H SO -H O CH3 NO2 o-nitrotoluen + H3C N 2O p-nitrotoluen c) Qui tắc thế ở vòng benzen Khi ở vòng benzen đã có sẳn : - Nhóm ankyl hay (-OH ,-NH ,-OCH3...) phản ứng thế vào vòng dễ dàng và ưu tiên xảy ra ở vị trí ortho vàpara. - Nhóm –NO2 ,-COOH,-SO3H . . .,phản ứng thế vào vòng khó hơn và ưu tiên ở vị trí meta. d) Cơ chế thế ở vòng benzen - Phân tử hal hoặc phân tử axit nitric không trực tiếp tấn công. - Tiểu phân mang điện tích dương tạo thành do tác dụng của chúng với xúc tác mới là tác nhân tấn công trực tiếp vào vòng benzen. 2 . Phản ứng cộng - Benzen và ankylbenzen không làm mất màu dung dịch brom . Khi chiếu sáng , benzen cộng với clo thành C6H6Cl6 . C6H6 + Cl2  C6H6Cl6 khói trắng - Khi đun , có Ni hoặc Pt làm xúc tác: C6H6 +3H2  C6H12 .  3. Phản ứng oxi hóa - Ở điều kiện thường benzen và toluen đều không làm mất màu dung dịch KMnO4. - Benzen không tác dụng với KMnO4 ngay cả khi nung nóng. - các ankylbenzen chỉ phản ứng với KMnO4 khi nung nóng. - Các ankylbenzen khi đun nóng với dung dịch KMnO4 thì nhóm ankyl bị (o). Ví Dụ C6H5CH3 4 2,80 100o KMnO H O C C6H5 – COOK Kalibenzoat Ni t 0 26 đồng thời có kết tủa nâu xuất hiện. - Chỉ có toluen phản ứng với KMnO4 khi nung nóng. HS kết luận: - Benzen không tác dụng với KMnO4 ngay cả khi nung nóng. - Các ankylbenzen chỉ phản ứng với KMnO4 khi nung nóng. GV làm T/N đốt cháy benzen: GV bổ sung: Các HC thơm khi cháy trong không khí thường tạo ra nhiều muội than. HS: Viết phương trình cháy của benzen và ankylbenzen. - Dựa vào sự hướng dẫn của GV, HS lên bảng viết ptpư. - Nêu nhận xét về t/c hóa học. Hoạt động 10: Tìm hiểu điều chế - ứng dụng của hiđrocabon thơm Nêu hai phương pháp đ/c hiđrocabon thơm. - Chưng cất nhựa than đá hoặc dầu mỏ - Đ/c từ ankan hoặc xicloankan. -HS: Viết ptpư đ/c benzen và các ankylbenzen. - Dùng sơ đồ tóm tắt giới thiệu một số ứng dụng của benzen và ankylbenzen. - Tìm hiểu ứng dụng trong sgk. HCl C6H5 –COOH Axit benzoic - Các HC thơm cháy trong không khí thường tạo ra nhiều muội than . Khi cháy hoàn toàn thì tạo raCO2 , H2O và tỏa nhiều nhiệt . C6H6 + 15 2 O2 6CO2 + 3 H2O H= -3273 kJ Nhận xét : Ben zen tương đối dễ tham gia phản ứng thế , khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxihóa , đó gọi là tính thơm . IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG 1. Điều chế - Benzen , toluen , xilen . . . thường tách được bằng cách chưng cát nhựa than đá hoặc dầu mỏ . - Từ ankan hoặc xicloankan . Ví Dụ CH3CH24CH3 2 , 4 oxt t H C6H6 + 4H2 CH3CH25CH3 2,4 oxt t H , oxt t C6H5CH3 + 4H2 C6H6+ CH2=CH2  C6H5CH2CH3 C6H6 + CH3Cl   3AlCl C6H5CH3 + HCl 2. Ứng dụng sgk Hoạt động 11. Củng cố Bài 1. Nhận xét cấu trúc của benzen giống và khác gì so với các hiđrocacbon không no khác? Bài 2. Cho HS quan sát thảo luận để củng cố kiến thức bài học. 1. Hợp chất thơm A có công thức phân tử là C8H10. Cho A tác dụng với dung dịch KMnO4 tạo ra một axit có cấu tạo đối xứng. A có tên gọi như thế nào? A. etylbenzen. B. o-metyltoluen. C. m-metyltoluen. D. p-metyltoluen. Đáp án D. 2. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để nhận biết benzen, toluen đựng trong hai bình mất nhãn A. dd Br2. B. dd AgNO3/NH3. C. dd KMnO4. D. dd HNO3. Đáp án C. 4. Bài tập về nhà: 2, 3, 5 / 193 sgk 27 Đối với “Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocabon thơm khác” dành cho chương trình chuẩn, tác giả cũng sử dụng giáo án trên nhưng chỉ dừng ở phần A. benzen và đồng đẳng như sgk lớp 11 chuẩn. BÀI 40: ANCOL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết - Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hidro của ancol. - Phương pháp điều chế ancol và ứng dụng của ancol etylic. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol etylic. HS hiểu: Phản ứng thế H của nhóm –OH, phản ứng thế nhóm OH. 2. Kĩ năng Viết đúng công thức đồng phân ancol, biết cách đọc tên của ancol khi biết công thức cấu tạo và viết được công thức cấu tạo của ancol khi biết tên. Vận dụng liên kết hidro giải thích một số tính chất vật lí của ancol. Vận dụng tính chất hóa học của ancol để giải đúng bài tập liên quan. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm; biết cách quan sát, phân tích và giải các hiện tượng thí nghiệm. 3. Tình cảm thái độ HS hứng thú học tập, tự tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo – tính chất. Bên cạnh những lợi ích ancol đem lại còn biết cách sử dụng hợp lý ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol. II. CHUẨN BỊ GV: - Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập. - Bảng biểu, phần mềm mô phỏng, video thí nghiệm. - Hóa chất: Etanol, glixerol, dd CuSO4, dd NaOH 10%, Na, nước cất. - Dụng cụ: Ống nghiệm, máy lửa, ống hút nhỏ giọt, nút cao su có lắp ống thủy tinh vuốt nhọn, bộ giá thí nghiệm. HS: Ôn tập kiến thức bài dẫn xuất halogen và xem trước bài ancol. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa và phân loại ancol - GV yêu cầu HS viết công thức cấu tạo của chất có công thức phân tử là C4H10O, biết có nhóm – OH? Giới thiệu thêm một số công thức của ancol, yêu cầu HS nhận xét thành phần nguyên tố, nhóm chức gì? - HS nhận xét về thành phần nguyên tố, nhóm chức –OH, từ I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no -OH: nhóm ancol 2. Phân loại * ancol đơn chức: có 1 nhóm OH a) Ancol no, đơn chức, mạch hở: 1 nhóm – OH gắn với gốc ankyl Ct chung: CnH2n+1OH VD: CH3-OH, C2H5OH… 28 đó đi đến khái niệm ancol. GV giúp HS nắm được dấu hiệu bản chất của ancol: nhóm OH gắn trên C no và phân loại một số ancol. * Đưa ra CTCT của một số ancol, yêu cầu HS xác định bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm –OH từ đó hình thành khái niệm bậc ancol. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đồng phân của ancol Yêu cầu HS viết các đồng phân ancol có thể có của C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, từ đó HS tự rút ra kết luận về loại đồng phân của ancol. HS viết các đồng phân ancol theo yêu cầu của GV và rút ra kết luận về loại đồng phân của ancol. Củng cố lại: Hướng dẫn HS cách viết đồng phân cho đầy đủ: - Viết mạch C không nhánh trước, sau đó gắn nhóm –OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch (các đồng phân vị trí nhóm –OH). - Giảm số C mạch chính, tạo b) Ancol không no, đơn chức mạch hở: 1 nhóm –OH gắn với gốc H-C không no VD: CH2=CH-CH2-OH… c) Ancol thơm, đơn chức: 1 nhóm OH gắn với C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen Ví dụ: CH2 - OH ancol benzylic d) Ancol vòng no, đơn chức: 1 nhóm OH gắn với C no thuộc gốc H-C vòng no Ví dụ: OH * ancol đa chức: có 2 hay nhiều nhóm OH Ví dụ : CH2- CH2 OH OH etylen glilcol CH2-CH-CH2 glixerol OH OH OH Dựa vào bậc C: - ancol bậc I: CH3 - CH2 - OH I - ancol bậc II: CH2 - CH - CH3 OH II - ancol bậc III: CH3 - C - CH3 CH3 OH III II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP 1. Đồng phân VD: C4H10O có các đồng phân ancol sau: CH3 -CH2-CH2-CH2 - OH CH3-CH2-CH-CH3 OH CH3-CH-CH2-OH CH3 CH3-CH-CH3 CH3 OH Ancol no, mạch hở, đơn chức có các đồng phân: - Đồng phân mạch cacbon - Đồng phân vị trí nhóm OH 29 thành mạch C có nhánh (đồng phân mạch C) rồi gắn nhóm -OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch. Hoạt động 3: Tìm hiểu về danh pháp của ancol Trình bày quy tắc viết tên ancol, rồi đọc tên một chất để làm mẫu. Sau đó, yêu cầu HS gọi tên cho một số ancol. Nhắc lại tên 2 ancol đa chức hay gặp là etilen glicol và glixerol. Chú ý: trong phân danh pháp quốc tế, để HS nắm chắc cách đọc tên, GV cho tên ancol rồi yêu cầu HS viết CTCT. Hoạt động 4: Tìm hiểu t/c vật lí của ancol, đặc biệt là liên kết hiđro Hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 8.2 sgk, yêu cầu HS nhận xét về nhiệt độ sôi, độ tan, khối lượng riêng khi KLPT tăng. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân: - Xét khái niệm liên kết H - Xét ảnh hưởng của liên kết H đến tính chất vật lí Kết luận: ancol tạo được liên kết hidro nên chúng có nhiệt độ sôi cao hơn và có khả năng tan trong nước tốt hơn các chất có phân tử khối bằng hoặc gần bằng ancol nhưng không tạo được liên kết hidro. Thông báo thêm: - các poli ancol như etylen glicol, glixerol là các chất lỏng, sánh do khả năng liên kết H tốt hơn ancol đơn chức có phân tử khối tương đương, nặng hơn nước, có vị ngọt. - Các ancol trong dãy đồng đẳng của ancol etylic đều là những chất không màu. 2. Danh pháp a) Tên thông thường ancol + tên gốc ankyl + IC Vd: C2H5OH: ancol etylic b) Tên thay thế B1: chọn mạch chính: mạch C dài nhất chứa nhóm OH B2: đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh nhất B3: gọi tên: Chỉ số nhánh-tên nhánh+tên H-C + chỉ số vị trí+Ol (xem lại) mạch chính nhóm OH VD: Bảng sgk III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ -Trạng thái: là chất lỏng hoặc rắn ở đk thường -Nhiệt độ sôi, khối lượng riêng tăng khi KLPT tăng - Độ tan trong nước giảm khi KLPT tăng So với các H-C hoặc đồng phân ete có cùng KLPT thì ancol có: + Nhiệt độ sôi vì có lk H giữa các ancol O H O H O H R R R + Độ tan trong nước cao hơn vì có liên kết H giữa ancol và nước O H O H O H R H O H R H 30 Hoạt động 5: Khái quát về tính chất hóa học của ancol Cho HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol, nhắc lại khả năng phân cực của liên kết C–OH và O–H để từ đó HS có thể dự đoán t/c hóa học của ancol. GV: làm T/N cho mẫu Na vào ống nghiệm khô chứa 1-2 ml etanol khan. GV yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH? - Khái quát ptpư tổng quát. Hoạt động 6: Nghiên cứu phản ứng thế H của nhóm OH - Cho HS làm T/N etanol và glixerol t/d với Cu(OH)2, nhận xét và rút ra kết luận về ứng dụng của pư này để NB poliancol mà các nhóm –OH đính với những nguyên tử C cạnh nhau. - Hướng dẫn HS viết ptpư giữa glixerol và Cu(OH)2. Sau đó cho HS vận dụng viết ptpư giữa etylen glicol với Cu(OH)2. Hoạt động 7: Nghiên cứu pư thế nhóm OH Lấy VD và yêu cầu HS viết phương trình hóa học xảy ra, chú ý nhấn mạnh điều kiện pư tạo ete. Cho HS vận dụng làm bài tập nhỏ: đun nóng hỗn hợp CH3OH và C2H5OH trong H2SO4 đặc ở 1400Cthì thu được mấy ete? Hoạt động 8: Nghiên cứu pư tách nước HS viết phương trình tách nước tạo anken (đã học ở bài anken). Hoạt động 9: Nghiên cứu pư (o) của ancol - Chiếu phim (mô tả) T/N pư giữa etanol và CuO, t0, rồi sử dụng sgk hướng dẫn HS tìm IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Liên kết , bị phân cực  OH đặc biệt H dễ bị thế hoặc tách 1.Phản ứng thế H của nhóm OH a) Tính chất chung * Tác dụng với kim loại kiềm (Na, K…) VD: 2C2H5OH+2Na  2C2H5ONa + H2 Tổng quát: R-OH + Na  R-ONa + H2 b) Tính chất đặc trưng của glixerol 2C3H5(OH)3 +Cu(OH)2[C3H5(OH)2O]2Cu Xanh đồng(II) glixerat dd xanh lam +H2O  Dấu hiệu phân biệt ancol có 2 nhóm OH gắn ở 2 C kế cận nhau 2. Phản ứng thế nhóm OH a) Phản ứng với axit vô cơ C2H5 – OH + H – Br C2H5Br + H2O b)Phản ứng với ancol C2H5–OH + H –OC2H5 2 40H SO140 C C2H5OC2H5 đimetyl ete (ete etylic) + H2O 3) Phản ứng tách nước H2C CH2 OH H 4. Phản ứng oxi hóa a) Oxi hóa không hoàn toàn - Ancol bậc I (R-CH2-OH) 2 4 0 H SO 170 C  CH2=CH2 + H2O C OH O H 31 hiểu bản chất của sự biến đổi chất hữu cơ rồi viết ptpư xảy ra: nguyên tử H của nhóm OH tách ra cùng với nguyên tử H liên kết với nguyên tử C gắn nhóm OH tạo thành liên kết đôi C=O. - Cho HS nắm rõ bản chất biến đổi đó bằng cách yêu cầu HS thử viết phương trình hóa học xảy ra giữa ancol bậc II, bậc III với CuO, t0. GV làm T/N (hoặc xem video) đốt cháy ancol etylic cho HS quan sát và yêu cầu nhận xét:hiện tượng, viết phương trình hóa học, tỉ lệ số mol H2O và CO2.Nêu ứng dụng của phản ứng cháy. Hoạt động 10: Tìm hiểu phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol - Yêu cầu HS nghiên cứu sgk tại lớp và tóm tắt phương pháp đ/c và ứng dụng. Ancol etylic anđehit axetic Tổng quát : R-CH2OH + CuO  R-CH=O + Cu + H2O Andehit - Ancol bậc II (R-CH(OH)-R’) t0CH3 CH CH3 + CuO CH3 C CH3 +Cu + H2O OH O -Ancol bậc III: không tác dụng với CuO, t0 b) Oxi hóa hoàn toàn 0t n 2n+2 2 2 2 3nC H O + O nCO + (n+1)H O 2  V. ĐIỀU CHẾ 1. Phương pháp tổng hợp a) Điều chế ancol etylic C2H4 + H2O 2 40H SOtC2H5OH b) Điều chế glixerol CH2=CHCH3 CH2=CHCH2Cl CH2 CH CH2 CH2 CH CH2 +Cl2, 450 0C Cl OH Cl OH OH OH NaOH Cl2+ H2O 2. Phương pháp sinh hóa (C6H10O6)n + nH2O +H nC6H12O6 tinh bột C6H12O6 enzim 2C2H5OH + 2CO2 glucozơ ancol etylic VI. ỨNG DỤNG (sgk) CH3- CH + Cu O CH3-CH= O + Cu + H2O Hoạt động 11. Củng cố bài – bài tập về nhà GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi và bài tập sau: + Quy tắc gọi tên ancol. + Từ cấu tạo của ancol etylic yêu cầu HS suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó. GV chiếu các bài tập sau lên màn hình để HS luyện tập: 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,6g hai ancol đơn chức, mạch hở, liên tiếp trong cùng dãy đồng đẳng thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 9,00g H2O. Công thức phân tử của 2 ancol là A. CH3OH, C2H5OH. B. C2H5OH, C3H7OH. C. C3H7OH, C4H9OH. D. C4H9OH, C5H11OH. Đáp án: C. 2. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 1700C thì khí sinh ra có lẫn CO2, SO2. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất để thu được C2H4 tinh khiết? A. dd Br2. B. dd KMnO4. C. dd KOH. D. dd K2CO3. Đáp án: D. O H H t0 32 3. Trộn ancol metylic và ancol etylic rồi tiến hành đun nóng có mặt H2SO4 đặc thu được tối đa bao nhiêu chất hữu cơ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Đáp án: B. Bài tập 2, 3, 8, 9 (sgk). * Đối với bài “Ancol” dành cho chương trình nâng cao, tác giả cũng sử dụng giáo án trên nhưng có bổ sung thêm phần phân tích kĩ khái niệm liên kết hiđro, ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí như sgk lớp 11 nâng cao. BÀI 41: PHENOL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết - Khái niệm về loại hợp chất phenol; cấu tạo, tính chất của phenol đơn giản nhất. - Tính chất hóa học đặc trưng và một số ứng dụng, phương pháp điều chế phenol. HS hiểu - Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH, phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen. - Tính chất hóa học: phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH (tính axit), phản ứng thế ở vòng benzen, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol. 2. Kĩ năng - Phân biệt phenol và ancol thơm. - vận dụng tính chất hóa học để giải bài tập. - Viết các phương trình hóa học của phenol với natri hiđroxit, dung dịch Br2. II. CHUẨN BỊ GV: - Máy tính, máy chiếu, mô hình phân tử phenol. - Hóa chất: phenol rắn, dd phenol bão hòa, dd NaOH, Na, dd brom, etanol. - Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, giá thí nghiệm, nút cao su có lắp ống thủy tinh vuốt nhọn. HS: Ôn tập kiến thức bài ancol và xem trước bài phenol. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Vào bài GV: Hãy cho biết trong các chất sau, chất nào là ancol; chât nào không phải là anol, giải thích? OH (A) ; CH3 OH (B) ; CH2 - OH (C) GV: Giới thiệu phenol, giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa, phân loại phenol Dựa vào ví dụ đã nêu trên yêu cầu HS phát biểu định nghĩa phenol, nhắc lại định nghĩa ancol thơm. I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa * Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. 33 GV hướng dẫn HS phân loại phenol giống ancol là dựa vào số lượng nhóm OH phenol. Giới thiệu hợp chất phenol đơn giản nhất là phenol: C6H5 – OH. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí của phenol - GV: Cho HS tìm hiểu CTPT, CTCT của phenol từ sgk. - GV cho HS quan sát mẫu phenol rắn mới và để ngoài không khí. - Nhấn mạnh tính độc, và tác hại gây bỏng da của phenol. - HS quan sát mẫu phenol rắn mới lấy ra khỏi lọ và sau đó để phenol ngoài không khí một lát. Kết luận về tính chất vật lí: Ví dụ: OH CH3 OH * Ancol thơm: là những ancol có nhóm – OH liên kết với nguyên tử C của mạch nhánh vòng benzen VD: CH2 - OH 2. Phân loại * Dựa theo số nhóm –OH: - Phenol đơn chức: có 1 nhóm –OH phenol: OH OH CH3 OH Phenol 4-metyl phenol α- naphtol - Phenol đa chức: có hai hay nhiều nhóm – OH phenol OH OH CH3 2 4 1 1, 2-đihiđrooxi-4-metyl benzen II. PHENOL 1. Cấu tạo - CTPT: C6H6O - CTCT C6H5OH hoặc O H 2. Tính chất vật lí - Ở đk thường, phenol là chất rắn, không màu, để lâu trong không khí chuyển thành 34 - Làm T/N độ tan của phenol trong nước lạnh và nước nóng. HS nhận xét: trạng thái, màu sắc của phennol. - Quan sát độ tan của phenol trong nước lạnh và nước nóng. - Kết hợp thêm sgk để biết thêm một số thông tin về tính chất vật lí của phenol. Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất của phenol Yêu cầu HS từ cấu tạo có thể dự đoán tính chất của phenol (trên cơ sở bài ancol đã học). Giáo viên: kết luận lại cấu tạo giống và khác nhau giữa ancol và phenol nên giữa chúng có tính chất giống và khác nhau. - Phản ứng C6H5OH + Na  HS tự nghiên cứu. GV làm T/N: - Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa một ít phenol. Ống nghiệm 1 thêm 2ml nước cất, ống nghiệm 2 thêm 2ml NaOH đặc. - Lắc đều cả hai ống, yêu cầu HS quan sát và giải thích? GV làm tiếp T/N: sục khí CO2 vào dung dịch muối C6H5ONa. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích. Từ 2 T/N này, yêu cầu HS rút ra kết luận về t/c hóa học khác với ancol: tính axit Khắc sâu tính axit yếu của phenol bằng phản ứng C6H5ONa + CO2+ H2O và khả năng không làm quỳ tím đổi màu. GV: Dựa vào cấu tạo phenol, yêu cầu HS phân tích khả năng thay thế của phenol so với benzen. GV: Để chứng minh khả năng thế ta làm T/N: cho benzen, dd phenol vào 2 ống nghiệm. Sau đó nhỏ từ từ dd Br2 vào lắc nhẹ, yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH. GV hướng dẫn HS viết phản ứng của phenol với HNO3 đặc có H2SO4 đặc xúc tác. hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí - Rất độc, gây bỏng da - Tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng 3. Tính chất hóa học a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH * Tác dụng với kim loại kiềm 2C6H5OH + 2Na  2C6H5ONa + H2 * Tác dụng với dd bazơ C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3 Kết luận: - phenol có tính axit - tính axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic: dd phenol không làm quỳ tím đổi màu b) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen * Tác dụng với dd Brom HS: quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận: H ở vòng benzen của phenol dễ bị thế hơn H của benzen 35 GV từ những tính chất hóa học đã học, yêu cầu HS kết luận tính chất hóa học. Tiến hành T/N phenol tác dụng với nước brom và benzen với nước brom. HS quan sát và cho nhận xét và khả năng thế H ở vòng benzen của phenol so với benzen Hướng dẫn HS viết phương trình hóa học, nhấn mạnh vị trí thế o- và p- Tương tự giới thiệu thêm phản ứng phenol với HNO3 đặc, HS viết phương trình hóa học.  kết luận về ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng benzen Kết luận về sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. Hoạt động 5: Tìm hiểu điều chế và ứng dụng của phenol Yêu cầu HS nghiên cứu sgk, về nhà hoàn thành chuỗi phản ứng (có kiểm tra vở). OH OH Br Br Br + 3Br2 +3HBr 2,4,6-tribrom phenol  phản ứng dùng để phân biệt phenol * Tác dụng với HNO3 đặc, xt: H2SO4 đặc OH OH NO2O2N NO2 + 3HNO3 +3H2O 2,4,6-trinitro phenol (axit picric) H2SO4 c) Kết luận về sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử - Ảnh hưởng của nhóm – C6H5 đến nhóm –OH: tính axit - Ảnh hưởng của –OH đến nhóm –C6H5: phản ứng thế trên vòng benzen ở vị trí o-; p- 4. Điều chế - Trong công nghiệp: C6H6 C6H5CH(CH3)2 C6H5OH CH3-CH=CH2 1.O2 kk 2.H2SO4 Hoặc: C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa → C6H5OH PTPƯ: C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr Fe,t 0 C6H5Br + 2NaOH cao0 cao P t C6H5ONa + NaBr + H2O C6H5ONa + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3 -Hoặc có thể điều chế từ nhựa than đá 5. Ứng dụng ( sgk) Hoạt động 6: Củng cố bài- Bài tập về nhà GV chiếu các bài tập sau lên màn hình cho HS luyện tập 1. Từ cấu tạo yêu cầu HS suy ra tính chất hóa học chính mà phenol có thể có? 2. Benzen không phản ứng với dịch Br2, nhưng phenol làm mất màu dung dịch Br2 nhanh chóng vì: A. Phenol có tính axit. Đáp án D B. Tính axit của phenol yếu hơn cả axit cacbonic. 36 C. Phenol là một dung môi hữu cơ phân cực hơn benzen. D. Do ảnh hưởng của nhóm –OH, các vị trí orhto, para trong phenol giàu điện tích âm. 3. Hợp chất thơm C8H10O có bao nhiêu đồng phân thỏa mãn tính chất: không phản ứng với NaOH, làm mất màu nước brom, có phản ứng với Na giải phóng H2? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Đáp án: B. 4. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt nhanh phenol và n-butanol? A. dd Br2. B. Na2CO3. C. Na. D. NaHCO3. Đáp án: A. Bài tập: 1, 2, 5/193 (sgk). * Đối với bài “Phenol” dành cho chương trình nâng cao, tác giả cũng sử dụng giáo án trên nhưng không phân tích công thức cấu tạo của phenol và phân tích kĩ ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử như sgk lớp 11 nâng cao. Phụ lục 6 Đề kiểm tra các bài thực nghiệm Đề kiểm tra bài Axit sunfuric Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng? A. BaCl2, NaOH, Zn. B. NH3, MgO, Ba(OH)2. C. Fe, Al, Ni. D. Cu, S, C12H22O11 (đường sacarozơ). Câu 2. Chất nào sau đây được dùng để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat? A. Chất chỉ thị màu. B. dd muối bari. C. dd muối natri. D. dd muối nhôm. Câu 3. Tính chất đặc biệt của axit H2SO4 đặc là tác dụng được với các chất ở phương án nào sau đây? A. Ba(NO3)2, BaCl2, Ba(CH3COO)2. B. MgO, CuO, Al2O3. C. Na, Mg, Zn. D. Cu, C, S. Câu 4. Cu tác dụng với H2SO4 ở điều kiện nào cho SO2? A. H2SO4 loãng, nóng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. H2SO4 nóng. D. H2SO4 rất loãng. Câu 5. Kim loại bị thụ động với H2SO4 đặc, nguội là A. Cu, Al. B. Cu, Fe. C. Al, Fe. D. kết quả khác. Câu 6. Trong phản ứng nào chất tham gia phản ứng là axit sunfuric đặc? A. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O. B. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O. C. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2. D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2. Câu 7. Trong phản ứng nào chất tham gia phản ứng là H2SO4 loãng? (chưa xét hệ số cân bằng) A. H2SO4 + C → SO2 + CO2 + H2O. B. FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O. C. H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2. D. H2SO4 + Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2. Câu 8. Muốn pha loãng dung dịch H2SO4 đặc cần làm như thế nào? A. Rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc. B. Rót nước thật nhanh vào dung dịch axit đặc. C. Rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước. D. Rót nhanh dung dịch axit vào nước. Câu 9. Trong số các khí sau có lẫn hơi nước, khí nào có thể làm khô bằng axit sunfuric đặc? A. SO2. B. H2S. C. NH3. D. H2. 37 Câu 10. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Cu, Zn, Na. B. Ag, Ba, Fe, Sn. C. K, Mg, Al, Fe, Zn. D. Au, Pt, Al. * Đối với lớp 10 học chương trình nâng cao ngoài 10 câu hỏi trên còn thêm câu sau: Câu 11. Chỉ dùng thêm quì tím nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, Na2SO4, NaCl, Ba(NO3)2. Đề kiểm tra Bài tốc độ phản ứng hóa học Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học: CaCO3 + HCl  CaCl2 + CO2 + H2O Người ta dùng đại lượng: A. Khối lượng sản phẩm CaCl2 tăng. B. tốc độ phản ứng. C. Khối lượng chất CaCO3 giảm. D. Thể tích CO2. Câu 2: Cho phản ứng sau: N2O5  N2O4 + ½ O2 Lúc đầu nồng độ của N2O5 là 0,02 mol/l, sau 30 giây nồng độ là 0,019 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 30 giây tính theo N2O5 là: A. 1,33.10-5 mol/l. B. 3,33.10-5 mol/l. C. 2,33.10-5 mol/l. D. 4,33.10-5 mol/l. Câu 3: Khi cho cùng một lượng dung dịch axit sunfuric vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước. Điều đó chứng tỏ cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng: A. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. B. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Không thay đổi khi thay đổi nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ nghịch với nồng độ chất phản ứng. Câu 4. Trong cốc đựng cùng một lượng dung dịch đồng sunfat, them vào cốc thứ nhất một lá kim loại sắt, vào cốc thứ hai một lượng bột sắt, vào cốc thứ ba một lượng phoi sắt. Khối lượng của sắt trong 3 trường hợp là bằng nhau. Sau đó lắc đều cả 3 cốc một thời gian. (sắt phoi bào…..?) a) Màu của dung dịch: A. trong cốc thứ nhất nhạt hơn trong hai cốc kia. B. trong cốc thứ hai nhạt hơn trong cốc còn lại. C. trong cốc thứ ba nhạt hơn trong hai cốc còn lại. D. trong ba cốc nhạt như nhau. b) số mol đồng sunfat đã phản ứng A. trong cốc thứ nhất là nhiều nhất. B. trong cốc thứ ba nhiều hơn trong hai cốc còn lại. C. trong cốc thứ hai nhiều hơn trong hai cốc còn lại. D. trong ba cốc là bằng nhau. Câu 5. Phản ứng phân hủy KMnO4 có xúc tác được biểu diễn: 2 KMnO4  K2MnO4 +MnO2 +O2 Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là 38 A. Lượng K2MnO4. B. Kích thước các hạt KMnO4. C. Nhiệt độ. D. chất xúc tác MnO2. Câu 6. Cho 2 ống nghiệm: ống thứ nhất chứa 3 ml dung dịch HCl nồng độ khoảng 18%; ống thứ hai chứa 3 ml dung dịch HCl nồng độ khoảng 6%. Cho đồng thời vào mỗi ống một hạt kẽm có kích thước như nhau.Hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm là A. cả hai ống đều có khí thoát ra với tốc độ như nhau. B. cả hai ống đều không có hiện tượng gì. C. Ống thứ hai có khí thoát ra nhanh hơn ống một. D. Ống thứ nhất có khí thoát ra nhanh hơn ống hai. Câu 7. Cho hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%. Đun dung dịch trong ống một đến gần sôi và cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm một hạt kẽm có kích thước giống nhau. A. Cả hai ống không có hiện tượng gì. B. Ống một xuất hiện khí, ống hai không hiện tượng. C. Cả hai ống đều xuất hiện khí với tốc độ như nhau. D. Ống một xuất hiện khí nhanh hơn ống hai. Câu 8. Cho 5g kẽm vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 0,4M ở nhiệt độ thường. Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi? A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 0,4M bằng dung dịch H2SO4 0,2M. C. Thực hiện phản ứng ở 500C. D. Dùng dung dịch H2SO4 0,4M gấp đôi ban đầu. Câu 9. Chất xúc tác là chất: A. làm tăng tốc độ phản ứng và bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. B. không làm thay đổi tốc độ phản ứng và bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. C. làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. D. làm thay đổi tốc độ phản ứng và chỉ tiêu hao một ít trong quá trình phản ứng. Câu 10. Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn: a) Mg + FeSO4 (2M) và Mg + FeSO4 (4M) (cùng nhiệt độ). b) Fe + CuSO4 (2M, 500C) và Fe + CuSO4 (2M, 250C). c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ). d) Nhiệt phân KClO3 ở nhiệt độ cao và nhiệt phân KClO3 ở nhiệt độ cao có mặt MnO2. * Đối với lớp 10 học chương trình nâng cao ngoài 10 câu hỏi trên còn thêm câu sau: Câu 11. Vì sao trong các viên than tổ ong, người ta tạo ra các hàng lỗ rỗng? Đề kiểm tra bài: Cân bằng hóa học (Đề 1) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Cho phản ứng sau: Fe2O3(r) + 3CO(k) 2Fe(r) + 3 CO2(k) A. việc tăng hay giảm áp suất chung của hệ không làm cho cân bằng chuyển dịch. B. Nếu tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận. C. việc tăng và giảm áp suất chung của hệ làm cho cân bằng của phản ứng bị chuyển dịch nhưng không đáng kể. 39 D. Nếu tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. Câu 2. Cho phản ứng thuận nghịch sau: 2SO2(k) + O2(k) 2 SO3(k). Ở trạng thái cân bằng: A. phản ứng trên dừng lại nhưng tốc độ phản ứng thuận không bằng tốc độ phản ứng nghịch. B. phản ứng trên dừng lại và tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. phản ứng trên không dừng lại mà vẫn xảy ra và tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. D. phản ứng trên không dừng lại mà vẫn xảy ra với tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch. Câu 3. Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: C(r) + H2O(k) CO(k) + H2(k) ∆H = 131 KJ Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau: - Thêm lượng hơi H2O vào hệ: …… - Tăng áp suất chung của hệ:……. - Giảm nhiệt độ:……… - Dùng xúc tác:……… - Thêm khí CO vào hệ:…… Câu 4. Trong công nghiệp, amoniăc được tổng hợp theo phản ứng sau: N2(k) + 3 H2(k)  2 NH3(k) ∆H0298 = -92,00 KJ Để tăng hiệu suất tổng hợp amoniăc cần: A. Duy trì nhiệt độ thích hợp và tăng áp suất của hỗn hợp phản ứng. B. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất của hỗn hợp phản ứng. C. Giảm nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng. D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất của hỗn hợp phản ứng. Câu 5. Cho phản ứng sau: C(r) + H2O(k) CO(k) + H2(k) Muốn cân bằng phản ứng trên chuyển dịch theo chiều thuận cần phải: A. thêm lượng C vào hệ. B. bớt lượng H2O trong hệ. C. thêm lượng H2O vào hệ. D. Bớt lượng C vào hệ. Câu 6. Cho phản ứng sau: Cl2(k) + H2S(k) 2HCl(k) + S(r) Khi tăng áp suất cân bằng của phản ứng trên: A. không thay đổi. B. Chuyển dịch theo chiều thuận. C. sẽ dừng lại. D. Chuyển dịch theo chiều nghịch. Câu 7. Cho CH3COOH tác dụng với C2H5OH thu được CH3COOC2H5 và H2O. Biết CH3COOC2H5 tác dụng được với H2O để tạo ra hai chất ban đầu trong cùng điều kiện. A. Phản ứng giữa CH3COOH và C2H5OH là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong các điều kiện khác nhau. B. Phản ứng giữa CH3COOH và C2H5OH là phản ứng xảy ra theo một chiều . C. Phản ứng giữa CH3COOH và C2H5OH là phản ứng không thuận nghịch. D. phản ứng giữa CH3COOH và C2H5OH là phản ứng thuận nghịch. Câu 8. Xét phản ứng thuận nghịch sau: N2(k) + 3 H2(k) 2 NH3(k). Trong quá trình diễn ra phản ứng: A. Nồng độ của NH3 giảm dần nên vt giảm dần. B. Nồng độ của N2 và H2 giảm dần nên vt giảm dần. C. Nồng độ của N2 và H2 giảm dần nên vt tăng dần. D. Nồng độ của N2 và H2 tăng dần nên vt giảm dần. 40 Câu 9. Cho phản ứng sau: N2(k) + 3 H2(k) 2 NH3(k). Khi cho chất xúc tác là bột sắt vào hệ thì: A. Chất xúc tác đưa vào hệ làm tăng tốc độ phản ứng thuận so với tốc độ phản ứng nghịch. B. Chất xúc tác đưa vào không làm cho cân bằng của phản ứng chuyển dịch. C. Cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. D. Cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 10. Cho 1mol/l H2 và 1mol/l I2 vào trong một bình kín ở nhiệt độ 4300C, xảy ra phản ứng: H2(k) + I2(k) 2HI(k) A. Sau phản ứng thu được 2 mol/l HI nồng độ mol/l của H2 và I2 không đổi. B. Sau phản ứng thu được 2 mol/l HI nồng độ mol/l của H2 và I2 bằng không. C. Nồng độ mol/l của HI tại thời điểm cân bằng nhỏ hơn 2 mol/l và nồng độ mol/l của H2 và I2 bằng không. D. Nồng độ mol/l của HI tại thời điểm cân bằng nhỏ hơn 2 mol/l và nồng độ mol/l của H2 và I2 khác không. * Đối với lớp 10 học chương trình nâng cao ngoài 10 câu hỏi trên còn thêm câu sau: Câu 11. Iot bị phân hủy bởi nhiệt theo phản ứng sau: I2(k) 2I(k) ở 7270C hằng số cân bằng Kc là 3,8.10-5. Cho 0,0456 mol I2 vào trong bình 2,5 lít ở 7270C. Tính nồng độ I2 và I ở trạng thái cân bằng. Đề kiểm tra bài: Ankin (Đề 1) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Cặp chất nào sau đây là hiđrocacbon không no có liên kết ba trong phân tử? A. propin và eten. B. but-1-in và buten. C. propin và but-2-in. D. but-1-in và buta-1,3-đien. Câu 2. Trong phân tử etin có 1 liên kết ba trong đó có 1 liên kết xich ma và hai liên kết pi do đó có thể tham gia các phản ứng A. cộng, trùng hợp, oxi hóa, tách. B. cộng, trùng hợp, oxi hóa, thế halogen. C. cộng, oxi hóa, phản ứng thế bằng ion kim loại. D. cộng, trùng hợp, oxi hóa. Câu 3. Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 thấy có kết tủa màu vàng nhạt, đó là do có phản ứng hóa học tạo thành A. Ag C C Ag . B. AgHC CH2 . C. AgHC CHAg . D. Ag C C H . Câu 4. Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3? A. C CH3C CH3 . B. C CH3C C2H5 . C. HC C C2H5 . D. C CCH2H3C CH3 . Câu 5. Khi hiđrat hóa khí axetilen có xúc tác thu được sản phẩm cuối cùng là A. CH3CH2OH. B. CH2=CH–OH. C. CH3CHO. D. CH3–O–CH3. Câu 6. Dùng dung dịch Br2, KMnO4 có thể phân biệt được cặp khí nào sau đây? 1. metan và axetilen 2. metan và etilen 3. etilen và axetilen 4. propilen và buta-1,3-đien A. 1,3. B. 1,2. C. 2,3. D. 2,4. E. kết quả khác…………. Câu 7. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin và các chất sau: a) dung dịch Br2 dư. b) dung dịch AgNO3 trong NH3. c) H2 có xúc tác Pd/PdCO3. d) HCl (tỉ lệ 1:1) có xúc tác HgCl2. * Đối với lớp 11 học chương trình nâng cao ngoài 7 câu hỏi trên còn thêm câu sau: Câu 8. Nhận biết các khí sau: CH4, C2H4, C2H2 bằng phương pháp hóa học. 41 Đề kiểm tra bài BenZen và Ankylbenzen (đề 1) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Ở điều kiện thích hợp, benzen tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? Viết phương trình hóa học minh họa. A. Brom khan, khí clo, dung dịch thuốc tím, hiđro. B. Brom khan, khí clo, hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc, hiđro. C. Hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, KMnO4, hiđro. D. Dung dịch brom, hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, hiđro. Câu 2. Ở điều kiện thích hợp, toluen tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? A. dd Br2, dd thuốc tím, H2, O2. B. Br2 khan, hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc, oxi, hiđro, dd KMnO4. C. Hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, KMnO4, H2, O2, nước clo. D. dd Br2, hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, oxi, dd KMnO4. Câu 3. Toluen phản ứng thế ở nhân benzen với các chất tương tự benzene nhưng khác với benzen là A. Phản ứng của toluen xảy ra chậm hơn và chỉ có một sản phẩm duy nhất. B. Phản ứng của toluen xảy ra chậm hơn và thường có hai sản phẩm. C. Phản ứng của toluen xảy ra dễ dàng hơn và thường có hai sản phẩm thế vào vị trí ortho và para. D. Phản ứng của toluen xảy ra nhanh hơn và chỉ có một sản phẩm duy nhất. Câu 4. Nhóm sản phẩm nào sau đây là của phản ứng giữa toluen với brom khan có bột sắt làm xúc tác? 1. o-bromtoluen. 2. p-bromtoluen 3. benzyl bromua 4. etylbrombenzen A. 1,3. B. 2,3. C. 1,4. D. 1,2. Câu 5. Có thể dùng các chất nào sau đây để phân biệt hai chất lỏng là benzen và toluen? A. Brom khan và bột sắt. B. dd brom. C. Hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc. D. dd thuốc tím nóng. Câu 6. Tính thơm của benzen và dãy đồng đẳng của benzen thể hiện là A. Dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế. B. Dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng oxi hóa. C. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng, bền vững với tác nhân oxi hóa. D. Dễ tham gia phản ứng với các chất oxi hóa, halogen ở nhiệt độ thường. Câu 7. Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa toluen, lắc kĩ rồi để yên. b) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm a) rồi đun nhẹ. * Đối với lớp 11 học chương trình nâng cao ngoài 7 câu hỏi trên còn thêm câu sau: Câu 8. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. Đề kiểm tra Ancol-phenol Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Cặp nào sau đây đều có phản ứng với natri kim loại và hòa tan được Cu(OH)2? A. ancol etylic và glixerol. B. etylen glycol và ancol metylic. C. ancol etylic và etylen glycol. D. etylen glycol và glixerol. 42 43 Câu 2. Cặp chất nào sau đây bị oxi hóa nhẹ đều tạo thành anhđehit? A. Ancol etylic và etan. B. Butan và ancol metylic. C. Ancol etylic và ancol propylic. D. etylen glycol và propilen. Câu 3. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH, với dung dịch brom ở ngay nhiệt độ thường? A. C2H5OH. B. C2H5Cl. C. C6H5OH. D. C6H5Cl. Câu 4. Để phân biệt 2 dung dịch C2H5ONa và C6H5ONa có thể dùng chất nào sau đây? A. khí CO. B. khí CO2. C. khí NH3. D. khí O2. Câu 5. Có 2 dung dịch phenol, entanol riêng biệt không dán nhãn. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt mỗi lọ đựng chất nào? A. dd NaOH. B. dd Br2. C. dd HCl. D. dd NaCl. Câu 6. Cặp chất nào sau đây vừa có thể tác dụng với Na và NaOH? A. C2H5OH, C6H5OH. B. C6H5CH2OH, H3C-C6H4-OH. C. C6H5CH2OH, C6H5CH3. D. C6H5OH, H3C-C6H4-OH. Câu 7. Nhỏ nước brom vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch phenol và ống nghiệm (2) đựng benzen. a) Hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa trắng ở cả hai ống nghiệm. màu vàng của nước brom nhạt màu. B. không hiện tượng gì xảy ra. C. Ở ống nghiệm (2) màu của brom nhạt dần và có khí thoát ra. Không có hiện tượng gì ở ống nghiệm (1). D. Có kết tủa trắng ở ống nghiệm (1) và mất màu nước brom. Không có hiện tượng gì ở ống nghiệm (2). b) Có hiện tượng xảy ra ở trên là do có phản ứng tạo thành: A. brombenzen và khí HBr. B. 2,4,6-tribromphenol và khí HBr. C. tribrombenzen và khí HBr. D. 2,4-đibromphenol và khí HBr. Câu 8. Có 3 ống nghiệm đựng dung dịch riêng biệt không dán nhãn: propanol, glixerol và phenol. Phản ứng hóa học đặc trưng giúp nhận biết được phenol là tác dụng với A. Kim loại Na. B. dd NaOH. C. HCl. D. Nước brom. Câu 9. Có 3 ống nghiệm đựng dung dịch riêng biệt không dán nhãn: propanol, glixerol, brombenzen. Phản ứng hóa học đặc trưng giúp nhận biết glixerol là A. Tác dụng với kim loại Na. B. Tác dụng với dung dịch NaOH. C. Tác dụng với HCl. D. Tác dụng với Cu(OH)2. Câu 10. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ hóa chất không dán nhãn sau: glixerol, phenol và ancol metylic. * Đối với lớp 11 học chương trình nâng cao ngoài 10 câu hỏi trên còn thêm câu sau: Câu 11. Hãy đưa ra bằng chứng thực nghiệm (viết PTHH của phản ứng) để chứng tỏ rằng phenol có lực axit mạnh hơn etanol. Giải thích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90252-LVHH-PPDH017.pdf
Tài liệu liên quan