Tạo môi trường thuận lợi để DNPM hình thành và phát triển là một nhiệm vụ lớn không những của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của bản thân mỗi doanh nghiệp.
Riêng từ phía Nhà nước, với ngành còn rất mới như Công nghiệp Phần mềm, hỗ trợ phát triển các DNPM lại càng cần thiết, để giúp ngành CNPM và các DNPM nhanh chóng vượt qua “ngưỡng”, phát triển nhanh hơn và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Với vai trò “bà đỡ” cho phát triển ngành CNPM, nhà nước có vai trò hết sức quan trọng mà không tổ chức, hiệp hội hay doanh nghiệp nào đó có thể thay thế được trong cơ chế thị trường hiện nay. Thành công của các DNPM trong 5-10 năm tới phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định của lãnh đạo và những con người cụ thể đang thực thi những công việc cụ thể của ngày hôm nay, vào đội ngũ các doanh nghiệp và khả năng chinh phục thị trường.
Nếu không có gì thay đổi, đầu tháng 11 này Việt Nam sẽ chính thức được xét tham gia vào Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA), đây là một trong những điều kiện pháp lý quan trọng trong khuôn khổ chung của các thoả thuận gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thông tin này được đại sứ Ngô Quang Xuân, trưởng đoàn Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho báo giới biết. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, các DNPM cần nắm bắt thông tin, tham gia thị trường để tạo cơ hội làm ăn và tạo tiền đề cho phát triển doanh nghiệp. Còn về phía bản thân các DNPM, có thể nói, những con số tổng kết 5 năm của các DNPM là những đánh giá quan trọng để chúng ta nhìn lại và xây dựng những bước đi tiếp theo vững chắc. Cơ hội đã có, cả thị trường nước ngoài, thị trường trong nước đều đang có những cơ hội cho các DNPM. Hy vọng trong một thời gian không xa, DNPM Việt Nam không những khẳng định được tên tuổi của mình trong khu vực mà còn có thể tự khẳng định trên toàn thế giới.
77 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm kinh doanh phát triển thị trường. Những bài học quản lý được học từ một công ty nổi tiếng về quản trị tuyệt hảo như HP, một công ty có bề dày hơn 60 năm phát triển và thành công, đó là những giá trị rất hữu ích giúp cho HPT xây dựng một chiến lược phát triển của riêng mình sau này”.
HPT hôm nay
Hoạt động của HPT ngày nay mở rộng trên khắp cả nước, có trụ sở chính, 4 chi nhánh tại TP. HCM và một chi nhánh tại Hà Nội. Các lĩnh vực dịch vụ của HPT cũng được phát triển, mở rộng theo thời gian và đi liền với sự phát triển, tăng trưởng của công ty với 5 mảng dịch vụ chính là : Phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm; Cung cấp các giải pháp, sản phẩm CNTT; Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành; Dịch vụ tư vấn và đào tạo - dịch vụ kế toán; Xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hoá. Trong đó, việc cung cấp giải pháp, sản phẩm và dịch vụ CNTT chiếm một tỷ trọng đáng kể về doanh số, hiệu quả và lợi nhuận của công ty trong suốt 11 năm qua. Hiện nay, HPT được khách hàng biết đến như một thương hiệu mạnh và uy tín trong việc thực hiện các giải pháp tích hợp, là nhà cung cấp các hình thức dịch vụ hỗ trợ và bảo hành tối ưu.
Các giải pháp tích hợp gồm có : Giải pháp mạng, Giải pháp viễn thống, Giải pháp lưu trữ dữ liệu, Giải pháp và dịch vụ Microsoft, Giải pháp và Dịch vụ Orcle. Khách hàng đã được HPT thực hiện triển khai tích hợp giải pháp CNTT là các cơ quan doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoan đa quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp ngoài quốc doanh như : Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế, Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam Airline, Sacombank, xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Bưu điện TP. HCM, đại học quốc gia TP. HCM, tập đoàn Unilever…
Với trên 300 cán bộ nhân viên chủ yếu là lực lượng chuyên gia, kỹ sư giầu kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT, công ty HPT đang đảm trách một khối lượng lớn các dự án ứng dụng tin học quan trọng cho nhiều tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trên khắp mọi miền của đất nước. hiện nay cán bộ của HPT đã đạt được nhiều bằng cấp chứng chỉ nghiệp vụ do các hãng hàng đầu về CNTT thế giới công nhận như các bằng cấp về hệ thống mạng của Cisco, các chứng chỉ về phát triển phần mềm của Microsoft và Orcle, các chứng chỉ về quản lý và xây dựng hệ thống của HP, và nhiều chứng chỉ nghiệp vụ của các hãng khác như AMP, APC…
Trở thành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu, có uy tín trong cả nước hiện nay, HPT đã xây dựng được những giá trị nền tảng tạo nên sưự thành công. Đó là “hiểu rõ về khao khát vươn lên của những con người lao động chân chính, quyết tâm phấn đấu tốt nhất để tạo ra môi trường thuận lợi cho các thành viên của mình có điều kiện phát huy hết tài năng “. Mục tiêu cụ thể làm nền tảng cho hoạt động là “Hiệu quả - Lợi nhuận” và phấn đấu trở thành một cơ quan có đủ năng lực chuyên môn thuộc chuyên ngành CNTT, chú trọng vào đầu tư công nghệ, xây dựng các hướng công nghệ chuyên sâu, đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi có khả năng đáp ứng các yêu cầu cao của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức của Hpt
Văn phòng tổng công ty
HPT SOFT
Q.G.Đ: H T Cao Thi
Q.P.GĐ:H.T Tố Nga
Ban Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc : Ngô Vi Đồng
Phó Tổng Giám đốc: Đinh Hà Duy Trinh
CN: HPT công nghệ (HPT1)
GĐ: Đinh Hà Duy Linh
PGĐ: H.N.Thu Hương, Nguyễn Quyền
CN:HPT thương mại (HPT2)
GĐ: Huỳnh Thị Cao Thi
CN:HPT Dịch vụ & Tư vấn (HPT3)
GĐ: Đ.H Duy Trinh
PGĐ: N.T.Hương Giang
Hội đồng quản trị
Trunng tâm bảo hành
Q.G. Đ: Nguyễn Hoàng Linh
CN Hà Nội
GĐ: Đ.H.Duy Linh
PGĐ:N.Mạnh Phương
Phòng QTGC-CL
PT: Đ.H Duy Linh
Phòng NSĐT
PT: Đ.H Duy Linh
Phòng KTQT
KTT: N T Hồng Hải
Phòng HTTT
CBPT:H.T.C.Thi
Phòng Marketting
(N/A)
Sự phát triển của công ty qua các năm
Năm 1995 : Doanh số đạt 5,3 tỷ VNĐ (tương đương 0,49 triệu USD) với 22 cán bộ công nhân viên.
Năm 1996 : Doanh số của công ty đạt 14 tỷ VNĐ (tương đương 1,26 triệu USD). Một trong những hoạt động của công ty trong thời gian này là : trang bị hệ thống máy chủ HP9000 cho Samsung Vina và lần đầu tiên xây dựng hệ thống mạng 100Mbps với hơn 350 máy trạm cho Ngân hàng Công thương TP. HCM
Năm 1997 : Doanh số công ty đạt 19,2 tỷ VNĐ (tương đương 1,62 triệu USD). Khi này nhân viên của công ty đã lên tới 37 người. Hoạt động của công ty : đã triển khai thành công hệ thống máy chủ HP Netserver cho Ngân hàng Nhà nước và trang bị hệ thống máy chủ, máy in và máy vẽ HP cho Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro.
Năm 1998 : Doanh số của công ty đạt 27,6 tỷ VNĐ (tương đương 2,11 triệu USD). Lúc này công ty có 45 nhân viên. Thành công tiêu biểu trong năm này là thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng cho Hàng không Việt Nam, khu vực phía Nam.
Năm 1999 : Doanh số công ty đạt 60,7 tỷ VNĐ (tương đương 4,3 triệu USD) với số nhân viên làm việc trong công ty là 58 người. Bắt đầu phát triển kinh doanh dự án tại thị trường Hà Nội. Thành công tiêu biểu trong năm này là lắp đặt và triển khai hệ thống máy tính cho Ngân hàng công thương trên khắp 61 tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2000 : Doanh số của công ty đạt 63,7 tỷ VNĐ (tương đương 4,4 triệu USD). Tổng số nhân viên là 81 người. Thành công điển hình của công ty là thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng máy tính cho tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA. Ngoài ra còn lắp đặt và triển khai hệ thống mạng máy tính cho tập đoàn White Horse tại miền trung và miền Nam.
Năm 2001 : Tăng vốn điều lệ của công ty từ 1 tỷ VNĐ lên 4 tỷ VNĐ. Doanh số mà công ty đạt được là 93,7 tỷ VNĐ (tương đương 6,9 triệu USD). Tổng số nhân viên là 127 người.
Năm 2002 : Doanh số công ty đạt 114 tỷ VNĐ (tương đương 8,2 triệu USD). Tổng số nhân viên tăng lên đến 150 người.
Năm 2003 : Tăng vốn điều lệ lên 10 tỷ VNĐ. Doanh số của công ty đạt 155 tỷ USD (tương đương 10,2 triệu USD). Tổng số nhân viên là 160 người.
Năm 2004 : Doanh số của công ty đạt 224 tỷ VNĐ (tương đương 14,5 triệu USD). Tổng số nhân viên là 182 người. Hoạt động phần mềm được đẩy mạnh, tạo được các sản phẩm FADS, HRM, TTS. Đặc biệt là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ phần mềm quản lý doanh nghiệp OBM. Thành công tiêu biểu trong năm này là triển khai thành công hệ thống tra cứu thông tin thân thiện FADS cho kho bạc nhà nước 64 tỉnh, thành phố. Các thành tích khen thưởng : UBND TP.HCM tặng Bằng khen vì thành tích năm 2004, Hãng HP tặng thưởng danh hiệu Nhà cung cấp Dịch vụ tốt nhất năm 2004 và danh hiệu đối tác tăng trưởng cao nhất về Dịch vụ.
Năm 2005 : Doanh số đạt 295 tỷ VNĐ (tương đương 19 triệu USD). Tổng số nhân viên là 307 người. Công ty định hướng thị trường Nhật Bản trong phát triển phần mềm xuất khẩu.
Năm 2006 : Tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ VNĐ. Doanh số công ty đạt 26,5 triệu USD. Tổng số nhân viên là 387 người. Thành công tiêu biểu của công ty là tháng 7/2006 đoạt giải TOP 5 CNTT do hội tin học TP. HCM và tập đoàn dữ liệu quốc tế phối hợp tổ chức bình chọn. Tháng 6/2006, HPT trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Việt Nam được Bộ Bưu chính Viễn thông tặng bằng khen về thành tích hoạt động trong nội dung thông tin số.
Biểu đồ doanh thu của công ty HPT qua các năm
3.3. Công ty phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST
Thành lập công ty
Công ty Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST (Fast Software Company) được thành lập ngày 11 tháng 6 năm 1997 và là công ty đầu tiên ở Việt Nam có định hướng chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp.
FAST được thành lập bởi các chuyên gia đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phần mềm tài chính kế toán, ngân hàng và quản trị doanh nghiệp với mục tiêu kết hợp sự hiểu biết về nghiệp vụ, công nghệ, phương thức hỗ trợ khách hàng và kinh nghiệm thực tế để tạo các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho thị trường.
Công việc của FAST
Công việc của FAST đó là phát triển và cung cấp các công cụ hiện đại trong quản lý tài chính kế toán và quản trị sản phẩm kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Mục tiêu của FAST
FAST đặt ra mục tiêu là đạt được và giữ vững vị trí số 1 về cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
“Chuyên sâu tạo nên sự khác biệt” là phương châm kinh doanh của FAST nhằm đạt được mục tiêu đề ra. FAST chỉ kinh doanh chuyên sâu trong lĩnh vực duy nhất là phần mềm quản trị doanh nghiệp. Với sự chuyên sâu này FAST sẽ cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Các giá trị và niềm tin của FAST
“Chúng tôi mong muốn làm giàu cho bản thân, cho công ty và phát triển cá nhân, phát triển công ty, đóng góp cho xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh thông qua các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Chúng tôi tin tưởng vào lao động hết mình, có trách nhiệm nghề nghiệp, luôn luôn đổi mới và hoàn thiện và đấy là con đường để tạo ra nhiều nhất các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho xã hội”
Các thành tích đạt được
Các sản phẩm của FAST đạt 8 huy chương vàng tại các triển lãm tin học và 2 “Giải thưởng công nghệ thông tin” của Hội tin học Việt Nam. Hiện nay FAST có trên 2000 khách hàng trên toàn quốc.
Sơ đồ tổ chức
Ban giám đốc
Chi nhánh Hà Nội, Thành phố HCM, Đà Nẵng
Phòng nghiên cứu và phát triển
Phòng hành chính
Ban quản lý
Giám đốc
Phòng bán hàng
Phòng tư vấn và thiết kế
Phòng triển khai dự án
Phòng ứng dụng chương trình
Phòng dịch vụ sau bán hàng và bảo trì
Phòng hành chính và kế toán
Sơ đồ tổ chức tại các chi nhánh của FAST
Nhân viên của công ty
Tổng doanh thu của FAST qua các năm
4. Những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với sự hình thành và phát triển của DNPM Việt Nam
Các đặc điểm tự nhiên và lịch sử trong quá trình phát triển đã đem lại cho đất nước Việt Nam một vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng phát triển kinh tế và con người hết sức đặc biệt, là các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hoà khá quan trọng để phát triển CNPM. Trong các đặc điểm này thì yếu tố con người được coi là tiềm năng lớn nhất của Việt Nam trong phát triển CNPM cũng như các DNPM. Nếu biết cách phát huy các thuận lợi, khắc phục các khó khăn, không bỏ lỡ thời cơ và vượt qua các thách thức, các DNPM Việt Nam có thể tiến hành nhanh hơn.
Trong thời gian 5 năm vừa qua, mặc dù đạt được một số kết quả ban đầu trong phát triển CNPM, tạo được “thế và lực mới” cho các DNPM phát triển, vai trò tác động của Nhà nước tới phát triển ngành trong một số lĩnh vực quan trọng vẫn chưa rõ nét. Chúng ta chưa biến tiềm năng con người Việt Nam trở thành ưu thế cạnh tranh của quốc gia trong phát triển DNPM. Đó là điều rất đáng để chúng ta suy nghĩ.
Phân tích thuận lợi
Thuận lợi về con người
Việt Nam là một quốc gia trẻ, có lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao với chi phí nhân lực khá thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam có gần 60% dân số trẻ (dưới 30 tuổi), khá cần cù, năng động, ham học và tinh thần phát triển đất nước. Giá nhân công tại Việt Nam so với nhiều quốc gia khác trong khu vực vẫn còn khá rẻ, chất lượng lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao. Riêng trong lĩnh vực phát triển DNPM, lực lượng lao động của Việt Nam đang được chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá theo từng lĩnh vực, nâng cao năng lực và uy tín. Việt Nam đã bắt đầu có tên tuổi trên bản đồ gia công phần mềm quốc tế, nằm trong Top 20 của thế giới và Top 5 theo tầm nhìn từ Nhật Bản. Trong 5 năm qua, chúng ta đã có được một số DNPM có tên tuổi, có quy mô lớn trên 500 lập trình viên, đạt các mức chứng nhận cao về CMM/CMMI (Level 5), có doanh số xuất khẩu phần mềm gần đạt ngưỡng 10 triệu USD/năm như TMA, PSV, Global Cybersoft. Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh của các công ty xuất khẩu phần mềm, cũng đã xuất hiện một số DNPM trong nước khẳng định được tên thương hiệu và sản phẩm, có các giải pháp tốt cung cấp cho thị trường. Kết quả bình chọn các sản phẩm phần mềm có doanh số trên 100.000 USD/năm, các sản phẩm được khách hàng trong nước quan tâm và đánh giá cao qua các phiên “chợ phần mềm” ngày càng nhiều. Tên tuổi của công ty phần mềm hàng đầu TP. HCM như FPT Software, Lạc Việt Computing, FAST Software, Effect, Dolsoft, Netsoft, AZ…xuất hiện ngày càng nhiều,chứng tỏ Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một quốc gia có thể phát triển ngành CNPM nói chung và các DNPM nói riêng
Thuận lợi về vị trí địa lý
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế và thị trường phát triển nhanh và năng động.
Vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên về con người của Việt Nam đã tạo nên một môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn, đầy tiềm năng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Môi trường kinh doanh và phát triển CNPM ngày càng trở nên thuận lợi hơn: hạ tầng mạng viễn thông – Internet có chất lượng ngày càng cải thiện, chi phí kết nối và sử dụng dịch vụ liên tục giảm (tuy vẫn chưa ngang bằng với khu vực) nhưng cũng đã góp phần quan trọng làm giảm các chi phí, giảm bớt các khó khăn trong sản xuất và kinh doanh phần mềm. Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như giao thông, cung cấp điện, nước, môi trường đô thị cũng đang được cải thiện nhanh chóng.
Thuận lợi về môi trường đầu tư
Việt Nam ổn định về chính trị, đang có môi trường khá hấp đẫn thu hút đầu tư nước ngoài.
Yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài bằng một thể chế chính trị ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện và an toàn đang là một lợi thế chung của nền kinh tế, và có tác động rất tích cực đến sự phát triển của các DNPM Việt Nam. Bản thân kinh tế của Việt Nam khá năng động, bắt đầu tăng tốc phát triển trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Trong năm 2005, theo đánh giá chưa đầy đủ, chúng ta sẽ có khả năng thu hút thêm 4 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhiều tập đoàn và công ty đa quốc gia lớn trong các lĩnh vực CNTT-TT đang có kế hoạch vào Việt Nam để đầu tư như Intel, IBM, HP. Bên cạnh một số nhà đầu tư như Fujitsu, Canon cùng một số công ty phần mềm lớn từ Nhật Bản đã có mặt và đang làm ăn hiệu quả tại Việt Nam chứng tỏ sự hấp dẫn để thu hút đầu tư từ nước ngoài của Việt Nam đang là một thế mạnh cần được khai thác triệt để.
Thuận lợi về chính sách ưu đãi quốc gia
Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển CNTT-TT, và đặc biệt phát triển CNPM, trong thời gian qua đã ban hành và thực thi nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ DNPM.
CNPM là lĩnh vực đang nhận được nhiều ưu đãi và hỗ trợ nhất của Nhà nước trong các chính sách thuế, đầu tư hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực… Các chính sách vĩ mô và cam kết của Nhà nước đã có tác dụng rất tích cực đến sự phát triển của CNPM 5 năm vừa qua, mặc dù còn một số khó khăn, bất cập trong việc ban hành và thực thi các giải pháp cụ thể, ở cấp bộ ngành trung ương hay từng địa phương, đa số các nhà đầu tư và các DNPM, nhất là các doanh nghiệp trong các khu CNPM tập trung đều đang được hướng các ưu đãi liên quan đến hạ tầng, thuế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài, ngay cả sau khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại và tài chính trong khu vực,quốc tế.
Phân tích khó khăn
Khó khăn về nhận thức
Nhà nước và doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ nên còn chậm trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các điều kiện cần thiết để phát triển nhanh CNPM nói chung và phát triển các DNPM nói riêng.
CNTT xuất phát từ một lĩnh vực khoa học – công nghệ đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật có tầm ảnh hưởng rất rộng lớn. Tuy nhiên theo đánh giá chung, Nhà nước và các DNPM vẫn còn chậm trễ trong xem xét, vạch chiến lược và thực thi chiến lược phát triển CNPM, vẫn còn thiếu vắng sự chỉ đạo kiên quyết từ lãnh đạo ở cấp cao nhất, thiếu quyết tâm mạnh mẽ ở tất cả các cấp trong xây dựng CNPM trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Khó khăn trong việc chống vi phạm bản quyển
Các DNPM nội phải hết sức vất vả “giữ vững tay chèo” trước cơn “sóng cả” vi phạm bản quyền phần mềm (VPBQPM). Nhiều lúc họ thấy nản vì không biết trông cậy vào đâu. Tình trạng VPBQPM vô tội vạ ở Việt Nam là nguyên nhân khiến thị trường phần mềm èo uột không lớn được.
Các DNPM làm ăn nghiêm túc ở Việt Nam hầu như đều bị VPBQPM. Cho đến thời điểm này, các DNPM vẫn buộc phải “sống chung” với tình trạng dó chứ chưa có lựa chọn nào tốt hơn. Theo Công ty Lạc Việt, sản phầm nào cũng có thể bị vi phạm, nhất là khi sản phẩm đó được khách hàng ưa chuộm, có thể bán, có thể sao chép dễ dàng. Sản phẩm từ điển mtd của Lạc Việt hội tụ đầy đủ các yếu tố đó nên bị vi phạm nhiều nhất.
Nhưng đối với những phần mềm nhỏ gọn, dễ sao chép. Còn với những phần mềm phức tạp, cơ sở dữ liệu lớn, đòi hỏi phải có các khâu tư vấn, triển khai thì sao? Ông Lương Xuân Vinh, giám đốc công ty phần mềm SIS (với sản phầm chủ lực phần mềm kế toán SAS) cho biết, nhiều nhân viên cũ đã copy sản phẩm của công ty, tách ra thành lập công ty và kinh doanh sản phẩm đó. Thế là từ sản phẩm của SIS sinh ra đến chục công ty khác, SIS vừa mất nhân lực, vừa mất sản phẩm, lại thêm đối thủ cạnh tranh. Thiệt hại khó tính bằng tiền. Thiệt hại không chỉ xảy ra đối với riêng các DNPM. Thực sự, tình trạng VPBQPM đã làm suy yếu cả nền CNPM Việt Nam vốn đã rất yếu: các công ty không nhiệt tình đầu tư phát triển sản phẩm, chất xám vị phung phí vì những người giỏi không muốn sáng tạo, thị trường mất đầu tư công nghệ cao của nước ngoài, Nhà nước mất tiền thuế…
Để đối phó với tình trạng trên, có một dạo các công ty đã hăng hái sắm các loại “khoá cứng”, “khoá mềm”, “khoá từ xa” cho sản phẩm. Nhưng rồi cũng chỉ phòng được phần nào. Ông Lương Xuân Vinh, công ty SIS, lắc đầu: “khi kẻ cắp lại là người giữ chìa khoá thì thật khó!”. Còn ông Nguyễn Quốc Toàn, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần phần mềm BSC (sản phẩm chính là EFFECT, EMIS, VENUS) thì chán nản nói: “đành phải chấp nhận thôi, vì hễ cứ có khoá là có người bẻ”.
Lẽ thường, khi bị đụng vào quyền lợi, mọi người đều phản ứng. Nhưng do căn bệnh VPBQPM ở Việt Nam đã trở thành “kinh niên”, chưa có thuốc đặc trị, nên hầu hết các DNPM nội chỉ biết cắn răng chịu đựng. Họ không biết kêu ai, Công ty Lạc Việt đã nhìn thấy món tiền 230 tỷ đồng của mình bị móc khỏi túi mà phải chịu bó tay vì “không biết nộp đơn kêu chính thức cho cơ quan nào”. Trường hợp của Lạc Việt rõ ràng là khó vì đối tượng vi phạm quá nhiều. Nhưng ngay cả với những phần mềm có ít đối tượng vi phạm thì cũng không dễ. Ông Lương Xuân Ving, nói: “Nhiều khi phát hiện thấy kẻ trộm rồi mà không biết tố cáo kiểu gì”. Bởi vì, với những quy định pháp luật về bản quyền chưa tường minh và một hệ thống phối hợp thực thi chưa đủ mạnh như hiện nay, thì từ lúc tố giác cho đến khi kẻ cắp bị vạch trần là cả một quá trình rất mệt mỏi và đáng nản. Nếu theo kiên, DNPM vừa mất tiền, vừa mất thời gian mà không biết có chắc thắng hay không, còn nếu thắng thì không biết án có được thi hành nghiêm túc không? Cho nên thà bỏ tiền và quỹ thời gian đó vào kinh doanh còn hơn. Theo ông Vinh, chừng nào luật và việc thực thi luật chưa tường minh và kiên quyết thì nạn VPBQPM chưa thể giảm bớt. Không thể trông chờ vào sự tự giác được mà cần xử phạt nặng đối với người vi phạm để dần dần tạo nét văn hoá: tự nguyện tôn trọng bản quyền. Nhưng như thế sẽ phải mất một thời gian khá lâu.
Khó khăn về nguồn nhân lực
Nhân lực cho công nghệ phần mềm - họ là ai?
Đó là câu hỏi mà ông Quách Tuấn Ngọc – Trung tâm CNTT, Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội thảo Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT 2001-2005.
Theo ý kiến của ông Ngọc, những người làm phần mềm có thể tốt nghiệp từ nhiều trường đại học, từ nhiều ngành khác nhau. Trên thực tế, khá nhiều tác giả của các phần mềm không có bằng hay chứng chỉ kỹ sư phần mềm. Đa dạng hóa nguồn nhân lực cho CNPM Việt Nam là điều cần làm trong thời điểm hiện nay. Họ có thể là những người tốt nghiệp chuyên ngành CNTT nhưng cũng có thể là những người tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng được bồi dưỡng hoặc tự nâng cao về tin học, về lập trình.
Hiện trạng nguồn nhân lực của ngành CNPM Việt Nam: yếu và thiếu, đó là vấn đề tồn tại của ngành CNPM Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển như hiện nay.
Nhiều chuyên gia sản xuất phần mềm, các lập trình viên Việt Nam còn thiếu nhiều về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng lập trình, về kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng phần mềm và đặc biệt là trình độ tiếng anh rất yếu. Hầu hết các nhân viên lập trình của ta mới chỉ có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm trong khi để có được những hợp đồng gia công phần mềm có tính cạnh tranh cao, các công ty phần mềm phải có một đội ngũ lập trình viên có trên dưới 10 năm kinh nghiệm, có khả năng viết dự án khả thi và giỏi về kỹ thuật để có thể thuyết phục được khách hàng khi tham gia đấu thầu.
Báo cáo được đưa ra tại Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo 58 cũng công nhận chất lượng nguồn lực và đào tạo nguồn lực phần mềm của Việt Nam còn nhiều bất cập. Chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, chương trình giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng không cập nhật, thiếu thực tiễn. Cơ cấu đào tạo của ta không cân đối, thiên về đào tạo đội ngũ lập trình viên mà bỏ ngỏ việc đào tạo đội ngũ phân tích, thiết kế hệ thống cũng như đội ngũ lãnh đạo, quản trị dự án và đội ngũ tiếp thị. Điều đáng ngại là hiện chúng ta đang thiếu đội ngũ làm phần mềm nhưng vẫn xảy ra tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT vẫn thất nghiệp. Chương trình đào tạo còn nặng về mặt lý thuyết, đó là ý kiến của ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Công ty phần mềm TMA, khu công viên phần mềm Quang Trung. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với ngành CNPM và nhất là đối với các DNPM.
Thời gian gần đây, Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DNPM trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Thế nhưng qua kết quả nghiên cứu do trường Đại học Kinh tế quốc đân thực hiện thì việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực thực tế tại Việt Nam chưa đồng bộ và không có trọng điểm, chưa có chính sách quản lý lao động phần mềm phù hợp với cơ chế thị trường và chưa chú trọng đào tạo kiến thức tin học cho các cán bộ quản lý các cấp để thay đổi tư duy của họ về ứng dụng tin học.
Giải pháp mà Nhà nước và doanh nghiệp có thể và cần làm ngay để phát triển thị trường là đào tạo các chuyên gia giỏi về chi tiêu, mua sắm các ứng dụng CNTT, các lãnh đạo CNTT (CIO). Các CIO trong cùng một lĩnh vực cũng cần có sự hợp tác, trao đổi thông tin thường xuyên, để làm sao cho các sản phẩm phần mềm mà họ mua sẽ có được tính thống nhất và chất lượng. Nhà nước nên đặt ra các chuẩn mực trong mua sắm phần mềm và nên khuyến khích sử dụng phần mềm nội địa. Các DNPM khi cung cấp sản phẩm hay dịch vụ phần mềm cho khách hàng trong một lĩnh vực phải trở thành các điểm thu hút các DNPM khác làm thầu phụ, làm dịch vụ, tạo ra các chùm (cluster) doanh nghiệp mạnh.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về cơ hội và thách thức của CNPM Việt Nam trước bối cảnh hội nhập, GS Kenichi Ohno của JICA cho rằng ngành CNPM Việt Nam phải quan tâm đặc biệt tới việc giải quyết tình trạng thiếu lao động phần mềm cao cấp như hiện nay, cũng như cần có một chương trình đào tạo nguồn nhân lực phần mềm để cải thiện vấn đề trình độ nguồn lực.
Nhân lực thế nào, doanh nghiệp thế ấy. Sự khiêm tốn này thể hiện ở cả số lượng, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Khó khăn về phát triển thị trường
Thị trường phần mềm trong nước của Việt Nam trong những năm qua có sự tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, phần lớn thị trường nội địa hiện chủ yếu vẫn dựa vào sức mua của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước bao gồm các Tổng công ty lớn, các cơ quan chính phủ. Điều này xuất phát từ chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, trước sức ép của quá trình hội nhập, các ngành đòi hỏi tính cạnh tranh cao như viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí cũng là thị trường phần mềm trong nước.
Khảo sát của HCA cho thấy có 69% số DNPM chủ yếu định hướng thị trường trong nước (thị trường trong nước chiếm từ 70% trở lên), và 28% số doanh nghiệp định hướng thị trường ngoài nước (thị trường ngoài nước chiếm từ 70% trở lên). Điều này phản ánh một thực tế phần nhiều DNPM Việt Nam còn có quy mô nhỏ và chưa dám (hoặc chưa đủ sức) vươn ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên, nó cũng cho thấy hiện tại thị trường trong nước vẫn cần xem là thị trường quan trọng. Nhà nước cần có chính sách giữ vững và phát triển thị trường này như một môi trường rèn luyện cho cho các DNPM.
Thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm nội địa còn rất nhỏ bé và mang tính tự phát, thiếu định hướng dẫn dắt của Nhà nước.
Khác với Ấn độ khi bắt đầu phát triển CNPM chủ yếu dựa vào thị trường xuất khẩu, đa số các quốc gia khi phát triển CNPM đều phải dựa vào thị trường nội địa để làm bàn đạp vươn ra thị trường quốc tế. Đối với Việt Nam, với quy mô dân số không nhỏ và tiềm năng tiêu dùng các sản phẩm phần mềm thì việc không có một thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm nội địa phát triển, đang thực sự là một hạn chế đối với sự phát triển của các DNPM và toàn cảnh CNPM.
Thị trường nội địa luôn là thước đo về trình độ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bản xứ, trước sự “xâm lấn và thống trị” của các tập đoạn và công ty đa quốc gia. Thị trường phần mềm nội địa mà Nhà nước là khách hàng lớn nhất, được định hướng như thế nào sẽ có tác động rất to lớn tới sự ra đời, tồn tại, tăng trưởng và thành bại của DNPM và sự phát triển bền vững của ngành CNPM.
Theo một kết quả khảo sát từ VNCI thì mức độ hiểu biết và tham gia vào chương trình, dự án nhà nước của DNPM trong nước nói chung còn rất thấp.Chỉ chưa đến 50% số DNPM biết đến các chương trình, dự án CNTT của Nhà nước (trừ đề án 112). Ở TP. HCM, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được thông tin về các dự án của bộ ngành trung ương, dự án ODA là dưới 25%. Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia hay được hưởng lợi từ các dự án này còn thấp hơn nữa. Ngoài ra, thj trường ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp cũng chưa phát triển xứng với tiềm năng, và thông tin về thị trường này cũng ít ỏi chẳng hơn gì thông tin về thị trường cơ quan Nhà nước. Để có thông tin, DNPM ngoài việc tự bản thân phải thu thập, tìm kiếm thì rất cần được hỗ trợ từ chình phủ. Hàng năm, DNPM cần được thông báo công khai, đầy đủ và cùng lúc về nhu cầu thực hiện các dự án phát triển CNTT của các bộ ngành trung ương, cũng như các cơ quan, sở ngành của các địa phương. Đây phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan quản lý nhà nước CNTT các cấp trong giai đoạn hiện nay. Để định hướng phát triển thị trường nội địa, Nhà nước cần phải có những biện pháp kích cầu. Kích cầu ở đây không đơn giản là việc Nhà nước bỏ tiền ngân sách ra mua phần mềm, mà Nhà nước cần định hướng dẫn cho các doanh nghiệp nên mua phần mềm gì cho có hiệu quả.
Khó khăn trong việc vay vốn
Thiếu vốn cũng là một nguyên nhân quan trọng khác khiến các doanh nghiệp không thể sản xuất và phát triển kinh doanh. Ông Trần Lạc Hồng – phó chủ tịch kiêm tổng thư ký HCA cho biết, đến giờ chưa có giải pháp hỗ trợ nào được thực thi. Quỹ đầu tư mạo hiểm hay còn gọi là đầu tư triển vọng là một hoạt động kinh doanh, không nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng tìm nguồn vốn là vấn đề của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì phải vay vốn ở ngân hàng theo quy định cần thiết như thế chấp tài sản. Điều này đúng trong trường hợp bình thường, ông Hồng nói. Nhưng nếu xét đây là hoạt động đầu tư của Nhà nước để phát triển thị trường, phát triển nền CNPM thì phải có giải pháp riêng và nhà nước chấp nhận một phần tổn thất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn. Đây cũng là yêu cầu để nâng cao tỷ lệ “sống được” của doanh nghiệp.
4.3 Phân tích thời cơ
Thời cơ phát triển thị trường trong nước
Nhu cầu và tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường CNTT-TT trong nước trước áp lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Một đất nước với hơn 80 triệu dân, có vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, đang có tốc độ phát triển kinh tế vào mức cao trong khu vực, đứng trước các cơ hội và thách thức hội nhập chắc chắn sẽ là một thị trường rất đặc biệt cho các DNPM. Vấn đề là làm thế nào doanh nghiệp có thể biến thời có thành hiện thực, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp của các địa phương bạn, không để bị “thua trên chính mảnh đất của mình”. Thời cơ rất lớn nhưng thử thách cũng sẽ rất cao.
Thị trường sản xuất gia công phần mềm đang tăng trưởng mạnh, thị trường dịch vụ cũng phát triển với tốc độ cao. Thị trường tăng trưởng, có nhiều khách đặt hàng là đảm bảo mang tính quyết định cho DNPM phát triển. Hầu hết các DNPM sống được thời gian qua đều có doanh số phần mềm tăng gấp đôi trở lên trong 2 năm gần đây. Uy tín, thương hiệu của Việt Nam, các tác động của xúc tiến quảng bá các cấp chính phủ có tác dụng rất quan trọng, giúp DNPM mở rộng được đối tác và thị trường. Nguồn nhân lực dồi dào hơn những năm trước, có nhiều nhân lực thoả mãn yêu cầu hoặc có thể đào tạo lại để thoả mãn yêu cầu là nhân tố quan trọng. Ngoài ra, với số lượng người sử dụng máy tính, người sử dụng Internet và tốc độ đường truyền ngày càng tăng, cùng với những chính sách ưu đãi cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp nhu cầu thị trường nội địa về các sản phẩm CNTT nói chung, CNPM nói riêng sẽ trở nên rõ nét hơn.
hiện nay tâm lý “muốn làm tất cả từ A đến Z” với mong muốn kiếm siêu lợi nhuận bán phần mềm đóng gói cho nhiều khách hàng (giấc mơ thành Bill Gate) đã khiến cho một số DNPM Việt Nam không lượng đúng sức mình khi tham gia thị trường phần mềm đóng gói rất cạnh tranh, mà bỏ qua thị trường làm dịch vụ phần mềm còn khá rộng. Thêm vào đó, các quy định về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền SHTT trong lĩnh vực phần mềm của chúng ta không phù hợp, phần nào trói chân DNPM làm dịch vụ. Ở đây, vai trò của Nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ phần mềm là cần mở ra các cuộc xúc tiến thương mại, lôi kéo các công ty phần mềm đa quốc gia lớn trên thế giới tới Việt Nam theo hướng hai bên cùng có lợi: Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua phần mềm và giải pháp của họ (như một giải pháp chuyển giao công nghệ tiên tiến). Đổi lại, nhà sản xuất phần mềm đóng gói cần phải sử dụng nhà cung cấp dịch vụ phần mềm tại Việt Nam. Một định hướng khác nên làm là Nhà nước ban hành quy định mỗi công ty phần mềm nước ngoài muốn kinh doanh sản phẩm phần mềm của mình tại Việt Nam phải liên doanh với một nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam để giúp phát triển CNPM nội địa.
Thời cơ mở rộng thị trường quốc tế
Cơ hội chiếm lĩnh và mở rộng ra các thị trường mới, đặc biệt Nhật Bản
Thị trường CNPM Nhật Bản có một số đặc điểm khác với các thị trường Bắc Mỹ và Âu châu. Việt Nam đang xem xét cơ hội mở rộng thị trường Nhật Bản một cách rất nghiêm túc, để sớm có định hướng đúng đắn và làm ngay những việc cần phải làm. Trong phát triển thị trường mới, cần có những giải pháp đột phá và những “quả đấm thép”. Hoạt động của các khu CNPM tập trung có vai trò rất quan trọng trong “khai phá” và phát triển các thị trường mới. Khu CNPM tập trung sẽ thực hiện hiệu quả hơn công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, mở ra các hoạt động liên kết, hợp tác giữa cộng đồng các DNPM với các đối tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhanh, thông qua việc cung cấp thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNPM, nhằm chiếm lĩnh các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, với đặc thù là các phần mềm nhúng, các phần mềm trò chơi trên máy tính, các ứng dụng cho các thiết bị cầm tay và di động. Bên cạnh đó việc phát triển các giải pháp ứng dụng cho doanh nghiệp như (ERP, CRM) để mở cửa thị trường nội địa cũng là rất cần thiết.
Hiện nay, tổng giá thị trường phần mềm nhúng trên thế giới (năm 2004) đạt khoảng 46 tỷ USD. Năm 2004, thị trường phần mềm nhúng của Nhật Bản đạt khoảng 20 tỷ USD với 150.000 nhân viên phát triển. Đặt một mục tiêu khiêm tốn, nếu đến năm 2010 Việt Nam đủ năng lực thực hiện khoảng 5% khối lượng công việc của thị trường Nhật Bản thì chúng ta đã có một lực lượng khoảng 7.500 chuyên gia phần mềm nhúng, đạt doanh số khoảng 112 triệu USD. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta sẽ phải xây dựng Vườn ươm các DNPM nhúng trong các khu CNPM tập trung; xây dựng các chương trình liên kết doanh nghiệp - trường đại học để dào tạo kỹ sư; xây dựng các trung tâm đào tạo về phần mềm với sự hỗ trợ của Nhật Bản và một số đối tác khác.
Một hướng đi nữa cũng được xem là khá tiềm năng và đang trở lên sôi động trong thời gian vừa qua đó là thị trường phần mềm trò chơi trực tuyến. Tấm gương là Hàn Quốc, năm 2002 đạt 2,8 tỷ USD và dự báo sẽ đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2007, tốc độ tăng trưởng 25%/ năm. Nếu phát triển hướng này Việt Nam có thể đạt tới mục tiêu 150 triệu USD doanh số vào năm 2010, trong điều kiện cần có 10.000 chuyên gia phát triển trò chơi; khoảng 5 doanh nghiệp quy mô lớn trên 200 lập trình viên và khoảng 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ khác hoạt động trong lĩnh vực này.
Với dự đoán về sự bùng nổ ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP, CRM) trong vòng 2-3 năm nữa, VINASA đã dự báo rằng với 200 ngàn doanh nghiệp hiện tại và sẽ là 250 ngàn vào năm 2010, đây sẽ là một thị trường rất lớn cho các DNPM có sản phẩm ERP. Nếu tới năm 2010, hệ thống ERP được áp dụng cho 35% doanh nghiệp lớn của nhà nước, 15% trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (với tỷ lệ phần mềm nội địa được sử dụng cao), thì con số cho thị trường ERP nội địa có thể đạt khoảng 50 triệu USD/năm.
Thời cơ chuyển giao công nghệ
Cơ hội hợp tác, tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ mới trong phát triển phần mềm.
Hiện nay các DNPM đang có nhiều cơ hội để tiếp nhận chuyển giao những công nghệ phát triển phần mềm tiên tiến từ nước ngoài (có thể chưa phải là các công nghệ hiện đại nhất), với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với chi phí chuyển giao hay phát triển công nghệ mà các quốc gia khác đã phải đầu tư cách đây nhiều năm khi bắt đầu phát triển CNPM. Nhờ sự phổ cập thông tin rộng rãi toàn cầu, thông qua mạng Internet, các chuyên gia công nghệ và kỹ sư tin học đã có thể tiếp cận được các kho thông tin, tri thức về CNPM một cách khá dễ dàng và thuận lợi, hơn rất nhiều các đồng nghiệp của họ cách đây nhiều năm. Riêng trong lĩnh vực phát triển phần mềm, việc tiếp cận sớm các công nghệ mới, các công nghệ mở đang là một cơ hội rất rõ ràng mà các doanh nghiệp cần phải kịp thời nắm bắt lấy.
Vai trò của nghiên cứu – phát triển và sáng tạo ra các sản phẩm mới trong ngành phần mềm sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là thời cơ cho sự liên kết giữa các DNPM với các trường, viện nghiên cứu, cơ hội hợp tác quốc tế để chuyển giao, làm chủ các công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển phần mềm ngay từ giai đoạn nghiên cứu – phát triển, trước khi các công nghệ này được thương mại hoá trở thành các sản phẩm thương mại. Việc mở rộng ứng dụng và phát triển các sản phẩm phần mềm nguồn mở cũng là một khía cạnh khác minh chứng cho cơ hội này.
Nhu cầu nhân lực cho sản xuất và gia công phần mềm dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung là rất lớn đang trở thành áp lực cản trở sự tốc độ tăng trưởng của ngành. Các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để tham gia đào tạo nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp, thực hiện các nghiên cứu – phát triển sản phẩm sát với thực tế và nhu cầu của các DNPM.
Vấn đề quan trọng là cần thay đổi quan niệm hiện nay về nghiên cứu – phát triển trong CNTT-TT. Nghiên cứu – phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các viện Nghiên cứu quốc gia, các Đại học quốc gia để phục vụ cho phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, mà cần phải có định hướng phục vụ phát triển ngành CNPM, giúp các DNPM trong nghiên cứu làm chủ và chuyển giao công nghệ. Cần phải thành lập Viện nghiên cứu – phát triển CNTT-TT quy mô quốc gia, đặt tại TP. HCM hoặc Hà Nội, phục vụ cho các DNPM phát triển các sản phẩm phần mềm ứng dụng, phần mềm nhúng, giúp hoạch định chiến lược và chính sách phát triển CNPM, tiếp cận trình độ tri thức của khu vực và trên thế giới, đưa CNPM Việt Nam lên tầm cao mới.
Thời cơ đầu tư, xây dựng hạ tầng
Cơ hội đầu tư, xây dựng hạ tầng CNTT-TT hiện đại để phát triển CNPM với chi phí thấp
Cách đây 20 năm, khi mới bắt đầu phát triển CNPM, Ấn Độ đã phải đầu tư xây dựng các khu CNPM tập trung và hạ tầng viễn thông – internet cho các khu vực này với chi phí khá cao. Các quốc gia khác như Malaysia, Singapore, Thailand…để có được hạ tầng viễn thông – internet cần thiết cho phát triển CNPM và các DNPM cũng đều phải bỏ ra những nguồn kinh phí lớn hàng chục tỷ USD.
Ngày nay, việc xây dựng những hạ tầng viễn thông hiện đại phục vụ phát triển CNPM không đòi hỏi phải đầu tư quá nhiều và hoàn toàn năm trong khả năng của nhà nước, của các doanh nghiệp viễn thông – internet. Việc mở rộng cửa các thị trường và dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển và phổ biến, dẫn tới nhu cầu xây dựng mới các khu CNPM tập trung có hạ tầng viễn thông – internet hiện đại ngày càng ít. Bản thân các khu CNPM tập trung hiện nay cũng cần điều chỉnh chiến lược trong cung cấp dịch vụ, mở rộng ra bên ngoài liên kết với nhau để hình thành mạng lưới CNPM, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ DNPM thông qua hình thức ươm tạo, hỗ trợ về thông tin, tiếp thị và mở ra các thị trường mới.
Các Vườn ươm DNPM trong các Khu CNPM tập trung sẽ được hưởng lợi từ quá trình cải thiện hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Hiện nay, các khu CNPM tập trung ít nhiều đã có “thương hiệu” và vị thế trong nước cũng như trên trường quốc tế. Việc phát triển và hoàn thiện nhanh cơ sở hạ tầng trong các khu CNPM tập trung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phát huy các đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 05 năm vừa qua, sẵn sàng cho phát triển các dịch vụ và tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài như các trung tâm gia công phần mềm, trung tâm xử lý dữ liệu, trung tâm xử lý nội dung số hoá quy mô lớn. Thực hiện tốt công việc này sẽ làm thay đổi mức độ tăng trưởng về quy mô và chất lượng của CNPM. Hoàn thiện nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, đặc biệt các công trình có quy mô lớn như Công viên Phần mềm Quang trung sẽ giúp các nơi này trở thành các trung tâm dịch vụ hoàn hảo, tiện lợi và chi phí thấp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế về hạ tầng, trình độ quản lý và hiệu quả.in, tie ca.v...hei
4.4 Phân tích thách thức
Thách thức trước nguy cơ tụt hậu
Tính rủi ro cao của các quyết định đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, nhưng cái giá phải trả cho việc không làm gì hoặc làm chậm còn lớn hơn rất nhiều.
Đầu tư xây dựng và phát triển một DNPM là một công việc không đơn giản, thường hay gặp rủi ro. Một quốc gia khi quyết định đầu tư để phát triển một lĩnh vực mới như CNPM cũng đòi hỏi phải có sự cân nhắc, tính toán và xem xét kỹ. Nhưng một khi đã hạ quyết tâm thì việc chậm ra quyết định và bỏ qua các cơ hội sẽ chỉ mang lại sự lãng phí về thời gian, công sức và thiệt hại chung còn to lớn hơn nhiều.
Hiện nay chưa có một sự tổng kết rút kinh nghiệm nào một cách nghiêm túc trong định hướng phát triển CNPM. Sự kiện trên 50% DNPM mới thành lập không hoạt động được tại TP. HCM là một tổn thất lớn, không những về chi phí xã hội mà còn làm chậm việc đạt được mục tiêu phát triển ngành CNPM. Ở cấp trung ương, Bộ Bưu Chính Viễn Thông đang xây dựng các kế hoạch phát triển CNPM quốc gia, cụ thể hoá Chiến lược Phát triển CNTT-TT cho giai đoạn 2006-2010. Chúng tôi rất mong kế hoạch này sớm trở thành các chương trình hành động. TP. HCM nên chủ động và đi đầu trong việc lập kế hoạch và thực thi kế hoạch phát triển CNPM. Sự tham gia của cộng đồng CNTT, các ý kiến tư vấn đóng góp của DNPM là một yếu tố quan trọng cho sự thành công chung.
Thách thức trước nguy cơ cạnh tranh
Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các công ty và các quốc gia trên thị trường phần mềm quốc tế và trong nước, trong thời điểm Việt Nam còn quá ít những DNPM có quy mô lớn, những hiệp hội và tổ chức liên kết DNPM có đủ sức mạnh.
Cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực phát triển CNPM là rất lớn. Nguy cơ cạnh tranh đến từ Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển rất mạnh và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.
Tại sao các DNPM địa phương chưa cạnh tranh được với các DNPM nước ngoài? Các chuyên gia thường nêu lên lý do thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nhân lực. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh một lý do nữa, đó là tính chất “tài sản trí tuệ” của phần mềm. Do phần mềm khó tạo ra, song chi phí nhân bản thấp, nên một phần mềm có thể sử dụng cho rất nhiều doanh nghiệp mà chi phí sản xuất ra nó không tăng lên bao nhiêu. Các công ty phần mềm nước ngoài đã thu được nhiều từ doanh số bán hàng ở những nước khác, nay thâm nhập vào thị trường Việt Nam cơ lợi thế về chi phí phát triển sản phẩm rẻ hơn rất nhiều so với các DNPM trong nước phải tự viết phần mềm lại từ đầu. Hơn nữa, do thị phần của các DNPM chúng ta nhỏ, chi phí bảo trì, nâng cấp sản phẩm tính trên đầu sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước so với các DNPM nước ngoài sẽ cao hơn, chất lượng thua kém hơn. Trong tương lai gần, các DNPM nước ngoài sẽ chiếm thị phần ưu thế về sản phẩm thương mại đóng gói, các phần mềm có giá trị cao. Cơ hội cho các DNPM vừa và nhỏ trong nước là thị trường sản phẩm phần mềm giá trị thấp, phần mềm mã nguồn mở và họ cần chú trọng mảng thị trường cung cấp dịch vụ phần mềm.
Luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả đang có nhiều bất cập hiện là mối lo ngại và nguy cơ đối với DNPM trong nước. Nguy cơ kiện tụng bản quyền sẽ có thể diễn biến phức tạp và gia tăng trong những năm tới. Sự cạnh tranh của các sản phẩm và giải pháp phần mềm từ nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng, là thách thức lớn đối với các DNPM và nền CNPM.
5. Những nội dung cần phải làm để phát triển nhanh DNPM
Các nội dung Nhà nước phải làm để giữ vai trò chủ đạo
Nhanh chóng xây dựng, thông qua và công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp thành phố và các quận huyện.
Hỗ trợ đào tạo, nâng cao nhận thức và kỹ năng CNTT cho các cấp lãnh đạo và công chức trong bộ máy chính quyền thành phố.
Triển khai nhanh các dự án kết nối thông tin và phát triển thị trường trên mạng (liên kết thông tin – thư viện, các trường, viện, thị trường công nghệ, địa ốc, lao động, thương mại điện tử).
Tăng cường công tác quản lý thu thập và cung cấp thông tin chuyên ngành về thị trường ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp tại thành phố.
Nâng cấp hoạt động của Chợ Phần mềm (SoftMart)
Hỗ trợ DNPM đào tạo nhân lực, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo quản trị doanh nghiệp và quản trị dự án.
Hỗ trợ DNPM đạt chuẩn quản lý chất lượng ISO/CMMI
Hỗ trợ DNPM xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư.
Có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các DNPM hàng đầu.
Thành lập Ban Tư vấn về ứng dụng CNTT cho lãnh đạo thành phố.
Các nội dung Doanh nghiệp/Hiệp hội doanh nghiệp phải làm
Công viên phần mềm Quang Trung phải trở thành điểm đến với thị trường Nhật Bản
Phải triển khai nhanh dự án Vườn ươm DNPM, khai thác tốt các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ hỗ trợ tài chính khác.
Thành lập Trung tâm Cầu nối Phần mềm (“Software Bridge”)
Thành lập các công ty chuyên tư vấn về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.
Để phát triển được nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch tuyển dụng lâu dài hơn trong đó cần xác định rõ về yêu cầu nhân lực, và kết hợp với cơ sở đào tạo để thực hiện đào tạo hoặc đào tạo lại nhằm nâng cao khả năng của ứng viên. Thậm chí nên có những văn bản ghi nhớ giữa các trường học và doanh nghiệp (một hoặc liên kết nhiều doanh nghiệp) để có sự điều hoà giữa đào tạo và tuyển dụng. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở đào tạo như mô hình ở Viện BCIT, tại đây hãng IBM, Oracle đã đầu tư trang thiết bị, quy trình giảng dạy, giảng viên để huấn luyện nhân viên theo yêu cầu của hãng. Về điểm này hiện cũng đã có khá nhiều doanh nghiệp đang tìm lối đi riêng cho mình như Công ty Khai Trí, Công ty Lạc Việt và rất nhiều công ty khác.
Các nội dung các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, tổ chức xã hội phải làm
Thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển CNTT với định hướng phục vụ DNPM
Đào tạo tối thiểu 1000 lãnh đạo CNTT cho các doanh nghiệp (CIO)
Đào tạo tối thiểu 1000 chủ doanh nghiệp phần mềm
Đào tạo tối thiểu 1000 trưởng dự án phần mềm
Phổ cập Internet sạch cho cộng đồng (“Internet hỗ trợ bạn sống, làm việc, học tập và giải trí”)
Tăng cường khả năng ngoại ngữ cho người học, sử dụng tiếng Anh để giảng dạy một số chuyên đề về công nghệ, tạo cơ hội cho các sinh viên được học tập trong môi trường gắn liền với thực tiễn sản xuất CNPM.
Tăng cường sử dụng các công nghệ mới như công nghệ đào tạo trực tuyến vào quá trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho nhân viên. Đây là loại hình đang được sử dụng tại nhiều công ty tin học hàng đầu thế giới, giúp cho những người đã tốt nghiệp các ngành nghề CNTT sớm được cập nhật kiến thức mà không phải rời bỏ nơi làm việc của mình.
Tổ chức các cuộc thi tìm giải pháp CNTT như cuộc thi BITCup với mục đích bình chọn giải pháp CNTT ứng dụng cho tổ chức/doanh nghiệp và trao tặng BITCup. Đây nên là những hoạt động thường xuyên và rất cần thiết để tạo một sân chơi cho sinh viên và là môi trường giao lưu giữa trường học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thị trường CNPM trong nước, trong đó rất cần sự phối hợp giữa những người đặt hàng (các doanh nghiệp) và người cung ứng (các trường học).
Mở rộng hơn nữa loại hình đào tạo văn bằng hai: theo nhận xét của nhiều chuyên gia, vấn đề tồn tại của CNTT Việt Nam nói chung và CNPM nói riêng là thiếu nhân lực cầu nối giữa CNTT với các lĩnh vực khác: thiếu một đội ngũ giỏi chuyên môn và am hiểu sâu sắc CNTT. Cần coi đào tạo văn bằng hai là một trong những giải pháp bù đắp sự thiếu hụt đó, để có cách nhìn đúng đắn và phát triển loại hình đào tạo mà từ khi ra đời (1991) đến nay, dường như chưa có ai đứng ra tổng kết về những gì nó đã đạt được cũng như tồn tại với văn bằng 2 nói chung và văn bằng 2 cho CNTT nói riêng.
8. Các đề xuất có liên quan đến cơ chế, chính sách (bộ ngành trung ương) để phát triển DNPM.
Kiến nghị hoàn chỉnh pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả, chú ý những đặc thù của ngành sản xuất phần mềm, áp dụng các tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo thông lệ quốc tế (TRIPs). Xử phạt nặng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cơ chế chuyển giao công nghệ: tiếp tục thông thoáng cơ chế chuyển giao công nghệ, theo hướng việc đăng ký hợp đồng chỉ bắt buộc với những hợp đồng trị giá trên 100.000 USD
Cơ chế đấu thầu: cần có quy định về bắt buộc liên doanh với công ty phần mềm Việt Nam độc lập (không phải là công ty “gia đình” hay “quân xanh, quân đỏ”) khi tham gia đấu thầu dự án ứng dụng CNTT tại các đơn vị sử dụng vốn Nhà nước. Khuyến khích cho việc chi tiêu dịch vụ phần mềm trong nước. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần khuyến khích ứng dụng CNTT bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng cho việc sử dụng dịch vụ từ DNPM Việt Nam.
Luật đầu tư: yêu cầu các DNPM nước ngoài khi vào đầu tư tại Việt Nam phải có hướng dẫn, huấn luyện doanh nghiệp Việt Nam làm công ty dịch vụ tư vấn phần mềm. Tạo mọi điều kiện ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp dịch vụ phần mềm. Hoàn thiện và ổn định các chính sách ưu đãi đầu tư.
Luật thuế và xây dựng: các chi phí cho tư vấn sử dụng phần mềm trong nước sẽ được khấu trừ vào tổng chi phí dự án. Doanh nghiệp phần mềm trong nước cần được tiếp tục hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi.
Luật giáo dục: sửa đổi theo hướng cho phép các trường CNTT tự quản chất lượng. Bộ GD&ĐT không nên quản quá chặt. Qui định các tiêu chí để công nhận văn bằng CNTT là bất cứ trường CNTT nào được thành lập tại Việt Nam đều có thể cấp văn bằng được công nhận tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Tạo môi trường thuận lợi để DNPM hình thành và phát triển là một nhiệm vụ lớn không những của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của bản thân mỗi doanh nghiệp.
Riêng từ phía Nhà nước, với ngành còn rất mới như Công nghiệp Phần mềm, hỗ trợ phát triển các DNPM lại càng cần thiết, để giúp ngành CNPM và các DNPM nhanh chóng vượt qua “ngưỡng”, phát triển nhanh hơn và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Với vai trò “bà đỡ” cho phát triển ngành CNPM, nhà nước có vai trò hết sức quan trọng mà không tổ chức, hiệp hội hay doanh nghiệp nào đó có thể thay thế được trong cơ chế thị trường hiện nay. Thành công của các DNPM trong 5-10 năm tới phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định của lãnh đạo và những con người cụ thể đang thực thi những công việc cụ thể của ngày hôm nay, vào đội ngũ các doanh nghiệp và khả năng chinh phục thị trường.
Nếu không có gì thay đổi, đầu tháng 11 này Việt Nam sẽ chính thức được xét tham gia vào Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA), đây là một trong những điều kiện pháp lý quan trọng trong khuôn khổ chung của các thoả thuận gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thông tin này được đại sứ Ngô Quang Xuân, trưởng đoàn Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho báo giới biết. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, các DNPM cần nắm bắt thông tin, tham gia thị trường để tạo cơ hội làm ăn và tạo tiền đề cho phát triển doanh nghiệp. Còn về phía bản thân các DNPM, có thể nói, những con số tổng kết 5 năm của các DNPM là những đánh giá quan trọng để chúng ta nhìn lại và xây dựng những bước đi tiếp theo vững chắc. Cơ hội đã có, cả thị trường nước ngoài, thị trường trong nước đều đang có những cơ hội cho các DNPM. Hy vọng trong một thời gian không xa, DNPM Việt Nam không những khẳng định được tên tuổi của mình trong khu vực mà còn có thể tự khẳng định trên toàn thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình phát triển doanh nghiệp phần mềm của hội tin học phần mềm thành phố Hồ Chí Minh
www.hptvietnam.com.vn (trang web của doanh nghiệp cổ phần tin học HPT)
www.bravo.com.vn (trang web của doanh nghiệp phần mềm Bravo)
www.vinasa.com.vn (trang web của hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam)
www.quantrimang.com.vn
www.vietnamnet.com.vn
www.hca.org.vn (trang web của hội tin học thành phố Hồ Chí Minh)
www.hanoisoftware.com
www.vnexpress.net
www.vdconline.com (trang web diễn đàn thông tin – Internet Việt Nam)
www.ttvn.com.vn (Trang web Trí tuệ Việt Nam)
www.mof.gov.vn (Trang web của Bộ Tài chính)
www.vnn.vn
www.24h.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0587.doc