Đề tài Sự khác biệt giới trong tiêu dùng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 1. Cơ sở lý luận 3 1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 3 1.2. Các lý thuyết xã hội học 3 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội 3 1.2.2. Lý luận tiêu dùng xã hội học 4 1.2.3. Lý luận về sự khác biệt giới 5 2. Các khái niệm công cụ 6 2.1. Tiêu dùng 6 2.2. Người tiêu dùng 7 2.3. Giới 7 2.4. Nhu cầu giới 7 Chương II: 8 KHÁC BIỆT GIỚI TRONG TIÊU DÙNG 8 1. Khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị vật chất 8 1.1. Trong mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày 8 1.2. Trong mua sắm đồ điện tử, dân dụng 12 2. Khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị tinh thần 15 2.1. Trường hợp những người chưa có gia đình 15 2.2. Trường hợp những người đã có gia đình riêng 16 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự khác biệt giới trong tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “ Đàn ông sao Hoả, đàn bà sao Kim” – câu nói này được sử dụng rất nhiều để nhấn mạnh về sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới. Sự khác biệt giới đã tồn tại ngay từ khi xã hội loài người hình thành và phát triển. Sự khác biệt này không chỉ ở các đặc điểm sinh học về cấu tạo cơ thể mà còn ở các đặc điểm xã hội như cách ứng xử, hành vi, các vai trò xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa hai giới ở nhiều khía cạnh. Có một nhận định rất quen thuộc với chúng ta: Phụ nữ thích và thường mua sắm hơn nam giới. Vậy phụ nữ thường mua sắm những gì, nam giới thường mua sắm sản phẩm nào và tâm lý mua sắm của họ ra sao? Phải chăng trong lĩnh vực tiêu dùng, giữa nam giới và nữ giới có những đặc trưng riêng biệt? Đó chỉ là một trong hàng loạt câu hỏi được đặt ra dẫn nhóm chúng tôi tới việc tìm hiểu “Sự khác biệt giới trong tiêu dùng” 2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc vận dụng những lý thuyết xã hội học, báo cáo hướng tới làm rõ sự khác biệt trong tiêu dùng giữa hai giới, thể hiện thông qua một số đặc trưng tiêu dùng của phụ nữ, nam giới. * Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu sự khác biệt trong tiêu dùng các giá trị vật chất giữa phụ nữ và nam giới . - Tìm hiểu sự khác biệt trong tiêu dùng các giá trị tinh thần giữa phụ nữ và nam giới . - Phân tích yếu tố giới trong sự khác biệt này. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Sự khác biệt giới trong tiêu dùng. * Khách thể nghiên cứu: Tài liệu thứ cấp liên quan đến sự khác biệt giới trong tiêu dùng. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Báo cáo này tổng hợp và phân tích thông tin từ một số tài liệu thứ cấp bao gồm một số công trình nghiên cứu về tâm lý học tiêu dùng, khác biệt giới … 5. Giả thuyết nghiên cứu - Có sự khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị vật chất và tinh thần giữa phụ nữ và nam giới. Trong đó phụ nữ thường mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình, nam giới thường mua sắm đồ điện tử dân dụng. - Khoảng cách khác biệt này ngày càng được thu hẹp lại. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở nền tảng cho mọi nghiên cứu khoa học. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng trong báo cáo này được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa yếu tố giới và hành vi tiêu dùng. Đây là 2 yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giới là yếu tố có sự tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng. - Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét tác động của yếu tố giới đến hành vi tiêu dùng trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể. Không gian nghiên cứu là xã hội Việt Nam. Thời gian nghiên cứu đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XXI, sau 20 năm đổi mới. Do vậy, sự tác động của yếu tố giới đến tiêu dùng được xem xét trong cả một quá trình phát triển. 1.2. Các lý thuyết xã hội học 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội Các tác giả nổi tiếng của thuyết này như: Weber, Pareto, Parson…đều coi hành động là cốt lõi của những mối quan hệ xã hội và con người. Hành động xã hội là cơ sở của hoạt động sống của cá nhân cũng như của toàn bộ đời sống toàn xã hội. Theo Max Weber thì hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gán cho ý nghĩa chủ quan nhất định để đạt được mục đích. Trong hành động xã hội, Weber nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong của chủ thể như là nguyên nhân của hành động, cái “ ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là những hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình làm những cái gì hành động như thế nào và sẽ thực hiện nó như thế nào, khác hẳn với những bản năng sinh học. Theo mô hình hành động xã hội mà các nhà xã hội học đưa ra thì hành động xã hội gồm chủ thể, nhu cầu của chủ thể, hoàn cảnh hay chính là môi trường của hành động. Trong đó nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy hành động để thỏa mãn nó và tùy theo từng hoàn cảnh hành động, môi trường hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với họ. Giữa các thành tố trong cấu trúc của hành động xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nó được thể hiện qua sơ đồ sau: Hoàn cảnh Nhu cầu Mục đích Công cụ phương tiện Chủ thể Động cơ Vận dụng lý thuyết hành động xã hội này để giải thích hành vi lựa chọn tiêu dùng của giới nam và giới nữ. Để thấy đây cũng không phải là hành động bản năng sinh học mà là hành động có sự tham gia của ý thức. Điều này thể hiện qua việc lựa chọn của chủ thể (người tiêu dùng) về nhiều khía cạnh: mua cái gì, mua như thế nào, ra sao… Điều này có nghĩa hành vi của người tiêu dùng cũng là một dạng hành động xã hội. Hành vi của người tiêu dùng được thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá, vứt bỏ các sản phẩm và dịch vụ mà họ dự định để thỏa mãn các nhu cầu của họ. Con người thực hiện các hành động vì nhiều mục đích khác với sự tiêu dùng, nhưng khi hành động như người tiêu dùng, mỗi cá nhân chỉ có một mục tiêu để đạt được các dịch vụ và hàng hóa nhằm đáp ứng được sự mong muốn và thỏa mãn nhu cầu của họ. 1.2.2. Lý luận tiêu dùng xã hội học Thuật ngữ “sự khác biệt” được dùng để diễn tả khác biệt giữa nam và nữ, nghĩa là các khác biệt giới. Nam và nữ không giống nhau mà khác nhau và sự khác biệt này không chỉ về cấu tạo cơ thể (tức là những đặc điểm tự nhiên) mà cả về cách ứng xử, hành vi và các vai trò xã hội (các đặc điểm xã hội). [1, tr 5] Lý luận tiêu dùng được người ta coi là trường phái kinh tế phi chính thống do T.B.Veblen đại diện. Veblen từ góc độ xã hội học nêu lên sự thay đổi của hành vi tiêu dùng biến đổi của hành vi tiêu dùng không đơn thuần dùng biến động giá cả để giải thích mà cần phải xem xét ảnh hưởng của nhân tố xã hội học. Trong xã hội những người thuộc tầng lớp thấp thường coi cách sống của những người thuộc tầng lớp cao là mẫu mực hành vi tiêu dùng của mình. Đối với họ ảnh hưởng ấy càng lớn hơn nhân tố giá cả hàng hóa thay đổi. Nó có khả năng làm cho giá cả một số hàng hóa có giá trị cao càng tăng lên, bán càng nhiều, do đó gây cho người ta có thái độ bất thường với giá cả hàng tiêu dùng. Người ta cho rằng giá rẻ thì hàng không tốt, không chú ý tới tính hữu dụng của nó.[ 6] 1.2.3. Lý luận về sự khác biệt giới Sự khác biệt giới, đặc biệt sự đánh giá thấp về vai trò và vị trí của phụ nữ trong các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội có nguồn gốc sâu sa trong lịch sử. Cách nhìn nhận đó tồn tại từ thế kỷ này sang thế kỷ khác và dường như đã thành khuôn mẫu cho tác phong ứng xử giới trong các xã hội. Lý giải về vấn đề này trong thực tế còn nhiều quan điềm khác nhau. Những người theo quan điểm “tự nhiên” cho rằng sự khác biệt giới có nguồn gốc tự nhiên và không thể tránh khỏi. Aristotte cho rằng “đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị và đó là một luật lệ”. Goldberg (1973) khẳng định sự thống trị và thành đạt của nam giới là khả năng không thể đảo ngược bởi có sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Một số tác giả khác đã xuất phát từ chính sự khác biệt về sức khoẻ, về sức mạnh cơ bắp, về chức năng sinh học với việc sinh sản để đưa đến kết luận về sự thống trị, sự chiếm giữ các đặc quyền, đặc lợi của nam giới so với nữ giới. Trái lại những người theo quan điểm sự khác biệt giới có nguồn gốc xã hội khẳng định sự khác biệt này không phải do tự nhiên, không tránh khỏi mà là do người đàn ông (và đàn bà) tạo nên. Một trong những tác giả có đóng góp rất lớn ở khía cạnh này là M. Mead. Khi phân tích thể chất, hành vi giới ở ba xã hội sơ khai trên đảo NewGuinea (1995) chứng minh rằng ở đâu cũng có sự khác biệt về hành vi, tính tình giữa đàn ông và đàn bà và sự khác biệt này giữa các xã hội cũng rất khác nhau. Từ đó, ông đi đến kết luận rằng sự khác biệt về hành vi, tính tình giữa nam và nữ trong ba xã hội không thể lý giải được trên cơ sở sinh học vì con người trong những xã hội đó đều giống nhau về mặt sinh lý. Rõ ràng, “ý thức chung” về khuôn mẫu hành vi không phải tự nhiên mà có và tồn tại vĩnh cửu mà được gắn với những xã hội, những nền văn hoá cụ thể. Theo cách này, “ý thức chung” của xã hội về các công việc, các chức năng xã hội của nam hay nữ điều chỉnh hành động của toàn giới và tạo ra các khả năng hay các cơ hội cho họ. Chính điều này củng cố hơn sự phân chia lao động theo giới trong xã hội và từ đây khẳng định thêm về vị trị, vai trò xã hội của từng giới.[7, tr 21] 2. Các khái niệm công cụ 2.1. Tiêu dùng Là hoạt động trong đó người ta sủ dụng giá trị của vật phẩm nào đó hoặc sử dụng dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu nào đó. Hoạt động tiêu dùng của con người thường do nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi và quyết định. [ 5, tr 77]. Tiêu dùng là bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế xã hội loài người. Tiêu dùng gồm hai loại tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng đời sống. Trong đó tiêu dùng đời sống là tiêu dùng những tư liệu sinh họat bảo đảm cho cho con người tồn tại và phát triển, sản xuất và tái sản xuất sức lao động đều phải cần tiêu dùng như lương thực, quần áo nhà ở, đồ dùng. Tiêu dùng còn có thể chia thành tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng tập thể. Tiêu dùng tập thể là tiêu dùng có tổ chức của toàn xã hội. Tiêu dùng cá nhân do cá thể khác nhau hoặc hình thức kinh tế gia đình tiêu dùng tạo nên. Tiêu dùng cá nhân có hai hình thức: tiêu dùng hàng hóa và tiêu dùng tự nhiên. Tiêu dùng hàng hóa là người tiêu dùng mua trên thị trường các vật phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình, lọai hình thức này chiếm phần lớn. Tiêu dùng tự nhiên được tiến hành ở bên ngoài thị trường, không nhờ việc mua bán để thỏa mãn nhu cầu con người. Trên thực tế nó là một lọai rơi rớt của kinh tế tự nhiên, tự cung tụ cấp. Trên thị trường người tiêu dùng chủ yếu xuất hiện theo đơn vị cá nhân. Phân tích hành động của mỗi cá thể khác nhau có thể hiểu về tiêu dùng cụ thể của mỗi cá thể. Nhưng sự phân tích này không thể phản ánh nhu cầu phổ biến nhất vì tiêu dùng cụ thể của mỗi người là riêng lẻ và mỗi người lại là thành viên của một tập đoàn xã hội nhất định hoặc trong một lĩnh vực nhất định. [6, tr 10-17] Có thể xem xét tiêu dùng trên một số tiêu chí sau: - Chỉ tiêu hiện vật: tiêu dùng đồ ăn, tiêu dùng hàng tiêu dùng lâu bền (tivi, tủ lạnh..), tiêu dùng quần áo, diện tích nhà ở. - Chỉ tiêu giá trị: tổng hạn ngạch tiêu dùng xã hội và hạn ngạch tiêu dùng bình quân đầu người, thu nhập thực tế bình quân đầu người hàng năm, tổng giá trị sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và tỉ lệ tiêu dùng bình quân đầu người. - Chỉ tiêu chất lượng tiêu dùng: tỷ lệ tuổi thọ bình quân, tỷ lệ tử vong của trẻ em, thời gian nhà rỗi bình quân đầu người, tỷ lệ biết chũ của người lớn tuổi, chất lượng hoàn cảnh tiêu dùng,, - Chỉ tiêu tiêu dùng dịch vụ: tiêu dùng dịch vụ kiểu sức người_ kiểu tri thức _kiểu hiện vật. 2.2. Người tiêu dùng - Là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức. [8, tr 5] - Là người tham gia vào quá trình làm sản phẩm, dịch vụ bị hao mòn hoặc mất giá trị sử dụng. Họ cũng được gọi là người sử dụng cuối cùng. 2.3. Giới Giới là thuật ngữ chỉ cách thức phân định xã hội và mối quan hệ giữa nam và nữ. Giới nói đến những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới được quyết định bởi các yếu tố văn hóa - xã hội, kinh tế và tâm lý mà nam giới và phụ nữ học được từ khi sinh ra và trong suốt quá trình trưởng thành. Giới có những đặc trưng cơ bản là tính tập nhiễm (do học mà có), tính đa dạng (khác nhau ở mỗi vùng miền và bối cảnh văn hoá) và tính năng động (luôn vận động thay đổi). [4, tr 280] 2.4. Nhu cầu giới - Nhu cầu: là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể của nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc toàn xã hội nói chung, là nguồn thôi thúc nội tại của hành động. [3, tr 17] - Nhu cầu giới: là mong đợi cần được đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của phụ nữ và nam giới. [4, tr 286] Chương II: KHÁC BIỆT GIỚI TRONG TIÊU DÙNG 1. Khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị vật chất Dưới góc độ giới, giữa nam giới và nữ giới có sự khác nhau trong tiêu dung các giá trị vật chất. Sự khác biệt này thể hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày. 1.1. Trong mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày Lĩnh vực tiêu dùng này thu hút được sự tham gia của đại đa số phụ nữ. Điều này phù hợp với đặc điểm của người phụ nữ Việt Nam. Người tiêu dùng là phụ nữ chẳng những có số lượng đông, mà còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động mua hàng. Họ là người quyết định mua hàng tiêu dùng cho bản thân họ, hơn nữa trong gia đình, họ còn đóng nhiều vai trò: bà, mẹ, con cái, người vợ, bà chủ; vì vậy họ cũng là người mua tuyệt đại bộ phận đồ dùng cho trẻ em, cho người cao tuổi, cho nam giới và đồ dùng gia đình. Đồ dùng sinh hoạt bao gồm những đồ, vật dụng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Những thứ này phù hợp với nữ giới bởi nữ giới là người “tay hòm chìa khoá”, là chủ tướng quán xuyến mọi việc trong gia đình. Trong khi đó nam giới lại không bận tâm nhiều trong việc lựa chọn những đồ dùng sinh hoạt đó. Theo họ việc mua những đồ dùng trong gia đình là việc của người phụ nữ trong gia đình, họ chỉ chú tâm vào công việc lớn. Nói chung nam giới không bằng nữ giới chăm lo công việc gia đình tỷ mỉ chu đáo, nhiệm vụ của nam giới không nặng nề như nữ giới mua sắm đồ đạc cho đời sống gia đình. Ở đây có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong việc lựa chọn mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình và trong tâm lý mua hàng ở hai giới. Thực tế yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến sự “phân công tự nhiên” giữa phụ nữ và nam giới với các loại sản phẩm trong các lựa chọn tiêu dùng. Tại Việt Nam, theo kết quả của một cuộc khảo sát 16000 người tiêu dùng ở nhiều địa phương trong cả nước năm 2002 có 18 trong số 27 ngành hàng trong đó phụ nữ đóng vai trò quan trọng hơn nam giới trong quyết định mua sắm, bao gồm thực phẩm chế biến, bánh kẹo, nước giải khát, hoá mỹ phẩm, dược phẩm, đồ chơi trẻ em. Nam giới chỉ chiếm ưu thế ở 8 ngành hàng là nhựa công nghiệp, bàn ghế tủ tường, vật liệu xây dựng cơ bản, xe và phụ tùng, điện, điện tử. Khi mua hàng nam giới thường chú ý tới tính năng và công dụng của hàng hoá, đặc biệt là đối với hàng lâu bền. Họ mua theo lý trí, và tự tin hơn phụ nữ nhiều, nói chung trước khi mua, họ chọn kỹ đối tượng mua, ít do dự trước khi mua, hoặc hối hận và trả lại hàng ít hơn phụ nữ, nhưng họ thường không mất nhiều thời gian chọn và hỏi han cặn kẽ. Đặc biệt đàn ông trung niên không có nhiều thời gian và thích thú đi xem các quầy hàng, nếu họ không bị vợ và bạn gái ép, thậm chí họ không bước vào cửa hàng vì không thạo tình hình thị trường và đặc điểm hàng hoá mới. Họ không thật hiểu hàng hoá, có thể gửi người bán hàng toàn quyền quyết định. Có người ít vào cửa hàng, xem qua các thứ hàng mình cần, xa lạ đối với hàng cần bổ xung, về nhà suy nghĩ rồi mới mua. Người tiêu dùng là phụ nữ thì khác, mặc dầu những hàng hoá mà họ mua là đồ dùng hàng ngày (gồm cả giầy dép, quần áo, mũ nón…), họ cũng rất coi trọng hình thức bề ngoài, thường do có cảm tình với hàng hoá ấy mà họ có ý muốn mua hàng. Do vai trò của phụ nữ trong gia đình và những kinh nghiệm trong việc xử lý các công việc nội trợ, góc độ mà họ quan tâm đối với hàng hoá khác với nam giới rất nhiều. Khi mua hàng họ hỏi đi hỏi lại rất nhiều, có yêu cầu cao đối với công dụng thực tế và lợi ích cụ thể của hàng hoá trong đời sống. Những ưu điểm về chi tiết của hàng hóa thường nhanh chóng chiếm được cảm tình của họ. Hơn nữa trong lĩnh vực này họ có nhiều kinh nghiệm hơn nam giới. Thường xuyên phải đi chợ đi các cửa hàng để mua sắm, người phụ nữ có nhiều hiểu biết về lựa chọn hàng hoá, về dịch vụ, về sử dụng các hàng tiêu dùng thông thường, biết phân biệt tốt- xấu, thật- giả, đắt- rẻ, biết cách mặc cả để khỏi hớ khi mua. Ở những gia đình nghèo, với số tiền ít ỏi trong tay, người phụ nữ vẫn biết cách tính toán tằn tiện, hợp lý để chi tiêu, đảm bảo được cuộc sống bình thường trong gia đình. Nhưng phụ nữ thường dễ chịu ảnh hưởng của không khí thị trường và lung lay theo dư luận bàn tán của những người xung quanh, mẫu mã, màu sắc hàng hoá rất dễ dàng hấp dẫn họ và thúc giục họ mua. Hàng hoá mà phụ nữ mua sắm phần lớn là hàng đóng gói và hàng “mềm”. Hàng đóng gói là hàng để trong đồ đựng. Những hàng hoá này không cần thuyết minh tỷ mỉ tính năng của hàng hoá, người ta thường mua theo thói quen, theo ấn tượng từ trước, mua tuỳ hứng nhiều hơn là theo kế hoạch. “Hàng mềm” là hàng được bán một cách phồ biến và có tính chất trang sức như vải vóc, quần áo, dày dép, mũ nón. Đối với loại hàng hoá này thì nhân tố tâm lý và sự đặc sắc về thiết kế hàng hoá là nguyên nhân chủ yếu khiến có động cơ mua hàng. Hiện nay, trong các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm làm sẵn: cá, gà… và các thực phẩm chế biến sẵn. Cuộc sống phát triển đã tạo ra nhiều cơ hội cho người phụ nữ trong gia đình và trong cuộc sống. Họ vừa phải làm việc, vừa phải đảm trách công việc nội trợ, cho nên họ hết sức mong mỏi giảm được thời gian lao động nội trợ để họ có được nhiều thời gian nghỉ ngơi vui chơi giải trí. Mọi hàng hoá mới có thể giảm nhẹ được lao động nội trợ, họ đều hoan nghênh và tự nguyện mua. Bảng 1: Chi tiêu bình quân đầu người Việt Nam về lương thực thực phầm phân theo giới tính (Đơn vị: Nghìn đồng) Loại Giới tính Nam Nữ Ngũ cốc 316.0 316.0 Thịt các loại 110.4 146.7 Trứng 8.1 13.7 Chất béo 11.4 15.3 Tôm cá 13.3 87.6 Bánh kẹo 22.0 28.5 Hoa quả 20.4 29.0 Gia vị 29.5 32.0 Rau 44.9 59.8 Chè, cà phê 13.0 11.7 Rượu bia 14.6 12.6 Khác 57.5 85.2 Tổng 720.9 838.2 (Nguồn: N.H.Thăng, Comportement de consommatew Viet Namien pour les produits de ca fe(Mémoire de recherche) (FVG ,6e, Promotion, page 50-51) Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rõ một điều là hầu hết ở các mặt hàng phụ nữ phải chi tiêu nhiều hơn so với nam giới duy chỉ có chè, cà phê, ruợu bia là nam giới chi nhiều hơn. Có sự khác biệt rõ ràng trong việc sử dụng các loại hàng hóa khác nhau giữa hai giới, nam giới thích dùng những loại hàng hóa mang tính thể hiện phong cách nam tính như việc uống ruợu bia, bằng cách đó họ thể hiện với người khác rằng mình có bản lĩnh, có khả năng, hơn nữa nó còn được sử dụng như là phương tịên trong giao tiếp của họ. Đó còn là vì quan niệm ‘‘nam vô tửu như kỳ vô phong ’’. 1.2. Trong mua sắm đồ điện tử, dân dụng Nếu mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày chiếm được sự quan tâm chú ý của đại đa số nữ giới thì mua sắm đồ điện tử lại được coi là lĩnh vực quan tâm của nam giới. Tạp chí Forbes đã đưa ra danh sách 10 mẫu xe “nam tính” nhất năm nay được tổng hợp dựa trên tỷ lệ giới tính người sử dụng - số liệu do công ty Nghiên cứu Marketing CNW cung cấp, sau khi thực hiện cuộc điều tra trên hàng chục nghìn khách hàng mua và sở hữu xe. Theo đó, động cơ khỏe là tiêu chí được nam giới đặt lên hàng đầu khi chọn xe - bằng chứng là 7/10 mẫu xe trong danh sách đạt công suất tối thiểu 400 mã lực. Bên cạnh đó, thiết kế trang nhã và đậm chất “nam tính” cũng quan trọng không kém : mức độ phô trương xem ra còn “nhức mắt” hơn nhiều so với các mẫu xe được ưa chuộng trong giới chị em. Theo nghiên cứu của CNW, khi mua xe phụ nữ thường không chú ý tới tính năng “nâng cao sĩ diện” là mấy. Những dòng xe được chị em yêu mến như Audi A6, Lexus LS, Volvo nhìn thì khá sang trọng, hợp thời trang và dễ điều khiển, nhưng xét về kiểu dáng thiết kế thì kém tinh xảo hơn nhiều. Đứng bên những “đấng trượng phu” như Lamborghini hay Rolls-Royce, chúng không có lấy một cơ hội để thể hiện. Hiện nay, sự bùng nổ của Shopping trực tuyến đã đảo ngược hoàn toàn một thực tế tồn tại từ trước đến nay rằng: “ phái đẹp luôn ngự trị số một về shopping”. Kết quả từ Cuộc nghiên cứu giới tính trong lĩnh vực thương mại điện tử được tiến hành bởi SciVisum - một hãng chuyên về lĩnh vực thử nghiệm web điện tử - khẳng định, số lượng nam giới đi shopping trực tuyến hàng ngày nhiều gấp hai lần số lượng nữ giới.Cuộc điều tra của SciVisum cũng tiết lộ cho thấy, nam giới mới là những khách hàng lớn: 3/4 số nam giới được điều tra cho biết, họ đã từng chi 500 bảng Anh chỉ để mua một món đồ khi đi mua sắm trực tuyến; 38% cho biết đã chi 1.000 bảng Anh hoặc hơn thế nữa vào mua sắm trực tuyến; 15% những người đàn ông được hỏi đã từng chi 5.000 bảng Anh hoặc hơn thế cho một món đồ ưa thích trên mạng. Trong khi đó, nữ giới thường ít đi mua sắm trực tuyến và nếu có đi thì họ thường tiêu ít tiền hơn nam giới. Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 34% nữ giới chi 100 bảng Anh hoặc hơn để mua một món đồ trực tuyến, và có khoảng 46% chấp nhận chi hơn 100 bảng Anh để mua sắm một món đồ. Và phần lớn nữ giới đều dành tiền để mua những đồ như sách, đĩa CD, quần áo và hàng tạp phẩm. Mức chi tiêu trung bình của phụ nữ khi đi mua sắm trực tuyến đứng ở mức 77 bảng Anh, trong khi đó con số trung bình của nam giới là 101 bảng Anh. Mặc dù số lượng phụ nữ đi mua sắm trực tuyến vẫn nhiều hơn số lượng nam giới - 75% so với 65%. Nhưng nam giới lại đi shopping trực tuyến thường xuyên hơn nữ giới. Số lượng nam giới đi shopping trực tuyến hàng ngày nhiều gấp hai lần số lượng nữ giới. Nam giới thường hay chi tiền cho những hàng điện tử, dịch vụ tài chính, ô tô và nhà cửa. Trong khi đó, nữ giới lại thường hay mua quần áo hay tua du lịch. Và nữ giới cũng thường sử dụng Internet để mua và gửi tặng quà. Nam giới cũng là những đối tượng thường xuyên đi săn lùng những đợt bán hàng giảm giá trên thế giới mua sắm trực tuyến. Phần lớn nam giới tham gia vào cuộc nghiên cứu này đều khẳng định họ đi mua sắm trực tuyến là mong muốn được thử và mua hàng hoá với mức giá phù hợp nhất. Trong khi đó, nữ giới khẳng định họ đi mua sắm trực tuyến chỉ để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nam giới lại không thể kiên nhẫn được như nữ giới. Con số thống kê từ cuộc nghiên cứu cho thấy, trung bình chỉ có 1 trong số 5 người đàn ông chấp nhận truy cập vào một trang web có tốc độ chậm để tham gia mua bán, sau đó, họ lập tức chuyển sang một trang khác ngay không cần biết 'trang web chậm chạp' kia có mặt hàng hấp dẫn gì. Chính nam giới cũng là những đối tượng dễ phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro khi cả tin “nhắm mắt đưa chân” rót tiền vào những thứ đồ xa xỉ như ô tô hay bất động sản. Tuy nhiên nam giới lại là đối tượng khách hàng không chịu nhiều ảnh hưởng của thương hiệu. Điều này lại hoàn toàn ngược lại với nữ giới. Thương hiệu là vấn đề đầu tiên họ cân nhắc trước khi quyết định vào mua hàng ở một trang web nào đó. Xu thế khác biệt giới trong tiêu dùng giá trị vật chất: có những xu thế thật dễ nhận diện, chẳng hạn màu thời trang năm 2005 sẽ là màu xanh thẫm của đại dương bao la, những thiết bị điện tử ngày càng nhỏ hơn dù có nhiều chức năng hơn…Nhưng cũng có nhưng xu thế tiêu dùng, giải trí… trải qua thay đổi tế nhị nhưng lại là cội nguồn của những ảnh hưởng lớn trong xã hội. Báo cáo Global Consumer Trends (Xu thế tiêu dùng toàn cầu) của Datamonitor đã kê ra 10 xu thế nổi bật có tác động lớn đến công việc quảng cáo, kinh doanh trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó phải kể đến xu thế nam xài mỹ phẩm nhiều hơn. Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân trước đây là lĩnh vực phụ nữ quan tâm. Xu hướng này vẫn tiếp tục. Nhưng nam giới sẽ tham gia vào cuộc cách mạng chăm sóc sắc đẹp. Những biên giới truyền thông phân định nam và nữ tính ngày càng bị xoá mờ hẳn đi. Cho nên xu thế thời trang “unisex” ( phi giới tính ) ngày càng phổ biến. Nhiều cô gái thích các vật dụng được thiết kế thô kệch, cắt tóc ngắn… trong khi nhiều cậu thanh niên mặc quần áo sặc sỡ, đeo hoa tai, để tóc dài…Nhìn rộng ra có thể nhiều mẫu sản phẩm như xe gắn máy, điện thoại di động… không còn dành riêng cho nam hay nữ như trước. Xã hội hiện đại ngày càng có nhiều người nữ làm những việc lâu nay chỉ dành cho người nam, họ cũng tiêu thụ bia và rượu vang nhiều hơn trước. Trong khi đó ngày càng có nhiều người nam sử dụng mỹ phẩm săn sóc da, nhờ đến giải phẫu thẩm mỹ… và trên các ngón tay, cổ, cổ tay của họ cũng đã xuất hiện những nhẫn, dâu chuyền, vòng… đính kim cương. Tuy nhiên đó chỉ là biểu hiện của một số lĩnh vực đặc thù. Nhìn chung do đặc điểm giới tính giữa đàn ông và phụ nữ vẫn có những khác nhau về thị hiếu, có những sở thích khác nhau về tính thẩm mỹ, về hình dáng, màu sắc, mùi vị của từng loại sản phẩm. Phụ nữ vẫn thích cái đẹp, vẫn làm đẹp theo cách của mình. Đó là lý do để các hãng mỹ phẩm vẫn sản xuất những loại hàng hoá dành riêng cho phụ nữ hay đàn ông, nhiều hãng xe hơi ra các nhãn hiệu xe hơi dành riêng cho “bản lĩnh đàn ông thời nay” hay một số công ty sản xuất các mẫu búp bê chỉ để chiêu dụ được khách hàng là các bé gái. 2. Khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị tinh thần Về sự khác biệt giới trong tiêu dùng ở đời sống, bên cạnh những sự khác biệt trong tiêu dùng các giá trị vật chất thì sự khác biệt giới trong tiêu dùng giá trị tinh thần cũng có những khía cạnh cần tìm hiểu. Tiêu dùng giá trị văn hóa tinh thần tương đương với việc tham gia các họat động giải trí, là biện pháp quan trọng nhằm giải tỏa căng thẳng cho cả nam lẫn nữ. Hầu hết các hoạt động giải trí được tiến hành trong thời gian rỗi của các cá nhân, do đó để thấy được sự khác biệt giới trong tiêu dùng giá trị tinh thần ở đây chúng tôi tiến hành so sánh sự khác nhau trong việc lựa chọn các hình thức và mức độ mức độ tham gia các hoạt động trong thời gian rỗi của phụ nữ và nam giới. Đối tượng so sánh được phân thành hai loại là những người đã có gia đình và những người chưa có gia đình riêng ( giới trẻ ). 2.1. Trường hợp những người chưa có gia đình Đối tượng này hầu hết là nhóm học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên, thường là ở lứa tuổi 24 trở xuống. Tiêu dùng các giá trị tinh thần ở nhóm này mang tính cá nhân cao và cũng có sự khác biệt tương đối rõ ràng giữa nam và nữ. Song mức độ khác biệt giới của nhóm này không cao như ở nhóm đã có gia đình riêng. Đặc thù ở lứa tuổi này là thời gian làm việc trong 1 tuần của hai giới không chênh lệch nhiều như ở nhóm có gia đình vì ở lứa tuổi này các cá nhân đều có chung một hoạt động là học tập. Theo khảo sát mức sống dân cư năm 1998 (Desai 2000) trung bình nam làm việc ít hơn phụ nữ. Bảng 2: Tổng trung bình giờ làm việc 1 tuần của nam và nữ Độ tuổi Nữ Nam 6-10 3.5 2.9 11-14 13.7 10.2 15-17 25.7 19.2 18-24 39.2 32.1 24-44 53.5 45.5 Nguồn : Khảo sát mức sống dân cư năm 1998 (Desai 2000)-[9 , tr 84] Sự khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị tinh thần của nhóm này thể hiện ở việc lựa chọn các loại hình giải trí. Các nữ sinh thường hay đi mua sắm quần áo giày dép đồ trang sức, đọc sách báo, chăm sóc sắc đẹp, tán gẫu với bạn bè, xem tivi hoặc tham gia các câu lạc bộ nữ sinh... là những hoạt động mang đặc trưng giới tính nữ. Trong khi đó các nam sinh có họat động giải trí phổ biến là chơi game, vào mạng chat hoặc tìm thông tin nào đó, về hoạt động mua sắm ở cả hai nhóm nam giới rất ít tham gia có mua họ cũng chỉ quan tâm đến các mặt hàng điện tử là chính....Về mức độ tham gia các hoạt động giải trí, thời gian tham gia của nam nhiều hơn nữ nhưng số lượng các hoạt động mà nữ tham gia lại nhiều hơn nam. Nam giới thường chỉ hay tập trung vào một số loại hoạt động mang tính chất “đàn ông”, vì ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lý muốn khẳng định mình là chủ yếu. 2.2. Trường hợp những người đã có gia đình riêng Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thời gian rỗi trong gia đình và chủ yếu được tiếp cận từ khía cạnh tái hoạt động sản xuất bao gồm việc phân tích thời gian nhàn rỗi và cách thức sử dụng thời gian rỗi đó. Cụ thể là tìm hiểu thời lượng người vợ và người chồng dành cho công việc gia đình và việc sử dụng thời gian rỗi của họ như thế nào. Thông thường để làm tốt cả vai trò sản xuất và tái sản xuất, người phụ nữ sẽ phải rút ngắn thời gian cho nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa. Ngược lại, nam giới do đặc thù của phân công lao động theo giới trong gia đình ít chịu áp lực của công việc tái sản xuất, họ sẽ có nhiều thời gian cho nghỉ ngơi và hưởng thụ văn hóa. Theo bảng số liệu 2 ta có thể thấy rõ sự khác biệt về thời lượng làm việc của nam và nữ. Sự khác biệt cao nhất ở độ tuổi 24- 44, đây là độ tuổi mà người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn nam giới nhiều nhất (8giờ/tuần, 53.5% so với 45.5%). Điều này cũng đồng nghĩa với việc người phụ nữ sẽ có ít thời gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí hơn nam giới. Một số nghiên cứu về thời lượng cũng cho thấy nam giới là người dành ít thời gian cho gia đình hơn phụ nữ. Những người đàn ông đã chia sẻ công việc gia đình với vợ con ở mức độ nhiều ít khác nhau nhưng chỉ tập trung trong khoảng từ 30 phút đến 3 giờ trở lại/ngày. Còn phụ nữ bao giờ cũng chiếm phần lớn trong số những người dành hơn 3 giờ trong ngày cho công việc gia đình, cụ thể là 61% ở đô thị và 60.6% ở nông thôn, trung du và miền núi. Tìm hiểu sự khác biệt giới trong tiêu dùng văn hóa tinh thần ở đây chúng tôi chủ yếu sử dụng số liệu định lượng từ cuộc “Điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới và tác động của chính sách đối với phụ nữ, nam giới nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 đến năm 2006. Đó là cuộc điều tra được tiến hành trên toàn quốc với số mẫu đại diện là 4176 trường hợp gồm những người đang có vợ và chồng. Kết quả của cuộc điều tra cho thấy có sự khác biệt giới tính trong lựa chọn và mức độ thực hiện các loại hình hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Bảng 3: Việc sử dụng thời gian rỗi của phụ nữ và nam giới theo loại hình họat động (%) Giới tính Các hoạt động Xem tivi/ nghe đài Đọc sách báo Xem phim kịch Đi lễ chùa/ nhà thờ Đi chơi xa Tập TDTT Đi ăn uống với bạn bè Phụ nữ Nam giới 96,6 97,1 62,9 72,0 35,3 39,5 47,2 38,1 47,0 51,6 24,6 35,1 47,3 79,0 Nguồn: Điều tra cơ bản về thực trạng bình dẳng giới và tác động của chính sách đối với phụ nữ, nam giới nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam (2004-2006) [10,tr24] Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia đều thấp hơn nam giới ở hầu hết các hoạt động mà người ta thường thực hịên trong thời gian rỗi. Một số loại hình hoạt động có sự khác biệt khá lớn. Ví như việc đọc sách báo, phụ nữ chỉ chiếm 62,9% trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 72,0%; tỷ lệ tập thể dục thể thao là 24,5% so với 35,1%. Trong đó sự khác biệt lớn nhất là việc đi ăn uống với bạn bè, tỷ lệ này ở phụ nữ là 47,3% còn ở nam giới là 79%. Chỉ có duy nhất việc đi lễ đền chùa hoặc nhà thờ là phụ nữ có tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nam giới, với tỷ lệ tương ứng là 42,7% so với 38,1%. Sở dĩ có những sự khác biệt đáng kể này là bởi lý do có sự khác nhau về đặc điểm vai trò giới. Phụ nữ Việt Nam thường là người giữ vai trò chủ chốt trong sinh hoạt của gia đình cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, hoạt động đi lễ chùa của họ không chỉ là nhu cầu thư giãn của họ mà còn là vì cầu an cho chồng, con và mọi người trong gia đình. Nam giới có trách nhiệm chủ đạo là đảm bảo kinh tế gia đình, quan hệ xã hội của họ rộng hơn, thời gian rảnh rỗi của họ nhiều hơn nữ giới nên việc tham gia các hoạt động giải trí của họ cũng nhiều hơn. Sự khác biệt còn thể hiện ở mức độ tham gia vào các hoạt động giải trí này. Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động này được tính theo 5 bậc là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và 1-2 lần/năm, số liệu cho thấy nam giới tham gia thường xuyên hơn. Ví dụ, tỷ lệ nam giới đọc sách báo hàng ngày cao hơn phụ nữ 1,4 lần, cụ thể là 34% so với 23,6%; nam giới đi ăn uống với bạn bè hàng ngày cao hơn phụ nữ 10 lần, tỉ lệ tương ứng là 1% và 0,1%. Kết quả từ cuộc điều tra cũng cho thấy sự khác biệt giới càng lớn khi so sánh thành thị, nông thôn và nhóm dân tộc. Trước hết cần xem xét sự khác biệt thành thị - nông thôn. Nhìn chung cho đến nay, điều kiện sống của các gia đình ở thành thị là cao hơn ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ nông thôn cho biết họ “chưa bao giờ tham gia” là cao hơn so với thành thị ở hầu hết các hoạt động giải trí, khoảng cách giới ở nông thôn cũng lớn hơn ở thành thị. Chẳng hạn, nếu ở thành thị có 58,6% nam giới chưa bao giờ đi xem phim kịch so với nữ giới là 60,8%, chênh lệch 2,2%, thì ở nông thôn các tỉ lệ tương ứng là 67,2% và 63,3% và mức chênh lệch là 3,9%. Đặc biệt là hoạt động thể dục thể thao, nếu ở thành thị có 55,9% nam giới và 63,4% nữ giới chưa tham gia hoạt động này, thì ở nông thôn, các tỉ lệ tương ứng là 70,6% và 83%, mức chênh lệch ở thành thị là 7,5% còn ở nông thôn là 12,4%. Trong số các hoạt động giải trí, việc đi ăn uống với bạn bè có mức độ khác biệt nam và nữ lớn nhất ở cả nông thôn và thành thị. Ở thành thị có 17% là nam giới chưa bao giờ đi ăn uống với bạn bè so với 37,6% phụ nữ, chênh lệch ở đây là hơn 2 lần, còn ở nông thôn, chênh lệch này là 2,6 lần. Về các hoạt động giải trí có ý nghĩa văn hóa tinh thần như việc đọc sách báo, xem tivi và nghe đài thì thành thị và nông thôn cũng có chung xu hướng. Ở thành thị, nếu có 11,5% nam giới chưa bao giờ đọc sách/ báo thì tỷ lệ này ở phụ nữ là 15%, chênh lệch không nhiều (3,5%), nhưng ở nông thôn khoảng cách này lớn hơn hẳn, tỷ lệ tương ứng là 38,6% và 51%, chênh lệch là 12,4%. Như vậy về việc đọc sách báo, khoảng cách giới ở nông thôn cao hơn thành thị 3,5 lần. Với việc xem Tivi/nghe đài tình hình cũng tương tự như vậy. Sở dĩ có sự chênh lệch về khác biệt giới giữa thành thị và nông thôn như vậy, như đã nói ở trên do điều kiện sống ở hai khu vực này khác nhau, ở thành thị mức sống cuả người dân cao hơn và trình độ học vấn của người dân thành thị cao hơn, có điều kiện tiếp cận với các luồng văn hóa tiến bộ về sự bình đẳng nam nữ, bình đẳng về nhu cầu tìm hiểu thông tin hơn ở các vùng nông thôn. Người phụ nữ ở thành thị không gian sống của họ không còn bị bó hẹp trong phạm vi gia đình nữa, họ tham gia vào các công việc tạo thụ nhập bình đẳng như với người chồng do đó các hoạt động giải trí của họ cũng được ngang bằng với người nam giới hơn ở các vùng nông thôn. Sự khác biệt giới trong tiêu dùng giá trị văn hóa tinh thần còn thể hiện rõ ở những nhóm dân tộc, những nhóm nghề nghiệp, nhóm tuổi, nhóm có trình đô học vấn và những nhóm mức sống gia đình khác nhau. Mức chênh lệch tỷ lệ khác biệt giới trong các hoạt động giải trí giữa nam và nữ của người Kinh thấp hơn của nhóm người dân tộc thiểu số, điều này cũng là do cơ hội tiếp cận và khả năng tham gia của nhóm người Kinh thuận lợi hơn. Trong những nhóm nghề nghiệp thì sự khác biệt giới của nhóm nông dân cao hơn nhóm nghề nghiệp là cán bộ nhà nước, quân đội, chuyên môn. Về trình độ học vấn, phụ nữ và nam giới có học vấn càng cao thì mức độ tham gia các hoạt động giải trí càng cao, ở nhóm có trình độ học vấn cao có sự khác biệt giới ít hơn ở nhóm có trình độ thấp. Sự khác biệt ở nhóm có mức sống là nhóm nghèo cao hơn ở nhóm mức sống khá.... Từ cuộc điều tra này về cơ bản cho thấy nhìn chung phụ nữ có xu hướng tập trung vào các loại hình giải trí trong gia đình và ở phạm vi hẹp hay gần nơi sinh sống không đòi hỏi nhiều chi phí trong khi nam giới lại tham gia nhiều hơn ở hoạt động bên ngoài gia đình. Điều này dường như cũng phù hợp với nhận định của một số nghiên cứu cho rằng đàn ông thường có xu hướng tập trung vào một loại hình nhất định có tính chất “ đặc thù đàn ông” như đi ăn uống với bạn bè, trong khi phụ nữ là đi lễ chùa, nhà thờ. Như vậy, sự khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị tinh thần cũng là vấn đề khá quan trọng, nó cũng là một trong những biểu hiện của sự bất bình đẳng giới. Người phụ nữ phải tham gia làm việc nhiều hơn nam giới nhưng lại ít được tham gia các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi hơn nam giới. Sự khác biệt giới ở nhóm đã có gia đình rõ nét và nhiều hơn ở nhóm chưa có gia đình. Vấn đề đặt ra là cần tạo cho người phụ nữ trong gia đình có nhiều điều kiện hơn để tiêu thụ các giá trị tinh thần – tham gia vào các họat động giải trí, nghỉ ngơi. Và điều quan trọng nhất ở đây là cần có sự chia sẻ của người nam giới và sự hiện đại của các phương tiện sinh họat. Sự khác biệt giới và nhu cầu mong muốn giảm sự khác biệt là cơ hội để các nhà sản xuất kinh doanh có thêm cơ hội làm ăn, nâng cao doanh thu. Xu thế khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị tinh thần: Với những thành tựu lớn trong công cuộc giải phóng phụ nữ, sự khác biệt giới trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống đang có xu hướng giảm đáng kể. Bên cạnh sự rút ngắn khoảng cách khác biệt giới trong lĩnh vực tiêu dùng các giá trị vật chất, trong tiêu dùng các giá trị tinh thần khoảng cách này cũng không còn là vấn đề lớn. Người phụ nữ ngày nay đã có sự tự chủ hơn về kinh tế, trình độ học vấn ngày càng cao, công việc gia đình của họ đã được sự chia sẻ bởi sự phát triển của các loại hình dịch vụ gia đình… Do đó nhu cầu về tiêu dùng các giá trị tinh thần cũng được đòi hỏi ngày càng cao. Trong các hoạt động giải trí như đọc sách báo, đi chơi xa, thể dục thể thao,… nếu trước đây chủ yếu là hoạt động dành cho nam giới thì nay nó cũng được phụ nữ tham gia nhiều hơn. Ở giới trẻ hiện nay, có một xu hướng là nữ giới đang lấn sân giải trí vốn trước đây được coi là “địa hạt” của nhóm nam. Cụ thể là trong hoạt động giải trí chơi Game. Nếu thời gian trước, bước vào các quán Nét chúng ta chỉ thấy các tay chơi, các Game thủ là nam giới chơi các trò chơi điện tử mang tính bạo lực thì thời gian gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các nữ Game thủ. Hay trong lĩnh vực thể thao, trước đây chỉ có các đội bóng nam, các giải bóng nam thì nay nữ giới cũng tham gia tích cực và đã đạt được nhiều thành tích đáng khâm phục. Như vậy, có thể thấy rằng đây là một xu hướng tích cực, là một biểu hiện của sự bình đẳng giới. Song trong sự bình đẳng ấy, người phụ nữ vẫn giữ được cho mình những nét đặc trưng vốn có của giới mình, đó là những nét nữ tính, hiền dịu, chịu thương chịu khó… KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau: - Ngày nay khi nói tới sản xuất và tiêu dùng trước hết cần nghĩ tới yếu tố con người với những đặc điển sinh học, tâm lý, lối sống, đạo đức, giới tính. Trong đó yếu tố giới có sự tác động mạnh mẽ tới tiêu dùng của người dân. Sự khác biệt giới trong tiêu dùng thể hiện ở hai khía cạnh : giá trị vật chất và giá trị tinh thần. + Giới tính tiêu dùng là khác nhau nên nhu câù và hành vi mua hàng hóa là khác nhau. Trong việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày phụ nữ chiếm đa số. Người tiêu dùng là phụ nữ chẳng những có số lượng đông, mà còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động mua hàng. Họ là người quyết định mua hàng tiêu dùng cho bản thân , gia đình… Mua sắm đồ điện tử lại được coi là lĩnh vực quan tâm của nam giới. Đặc điểm giới tính giữa đàn ông và phụ nữ quy định sự khác nhau về thị hiếu, những sở thích khác nhau về tính thẩm mỹ, về hình dáng, màu sắc, mùi vị của từng loại sản phẩm.. + Tiến hành so sánh sự khác nhau trong việc lựa chọn các hình thức và mức độ mức độ tham gia các hoạt động trong thời gian rỗi của phụ nữ và nam giới ta thấy được sự khác biệt giới. Đối tượng so sánh được phân thành hai loại sau: Với những người đã có gia đình sự khác biệt thể hiện ở việc người phụ nữ sẽ có ít thời gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí hơn nam giới. Có sự khác biệt giới tính trong lựa chọn và mức độ thực hiện các loại hình hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Nếu như phụ nữ dành ít thời gian hơn nam giới trong đọc sách báo, chơi thể thao thì họ lại dành thời gian nhiều hơn cho việc đi lễ chùa, nhà thờ . Sở dĩ có những sự khác biệt đáng kể này là bởi lý do có sự khác nhau về đặc điểm vai trò giới. Phụ nữ Việt Nam thường là người giữ vai trò chủ chốt trong sinh hoạt của gia đình cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nam giới có trách nhiệm chủ đạo là đảm bảo kinh tế gia đình, quan hệ xã hội của họ rộng hơn, thời gian rảnh rỗi của họ nhiều hơn nữ giới nên việc tham gia các hoạt động giải trí của họ cũng nhiều hơn. Với những người chưa có gia đình riêng sự khác biệt giới trong tiêu dùng các giá trị tinh thần của nhóm này thể hiện ở việc lựa chọn các loại hình giải trí trong khi nữ giới thích đi mua sắm, nói chuyện với bạn bè thì nam giới thích chơi điện tử, chat.. - Xu hướng tiêu dùng các giá trị vật chất và tinh thần là việc thu hẹp khoảng cách giũa hai giới. Nhu cầu về tiêu dùng các giá trị tinh thần được đòi hỏi ngày càng cao. Trong các hoạt động giải trí như đọc sách báo, đi chơi xa, thể dục thể thao,… nếu trước đây chủ yếu là hoạt động dành cho nam giới thì nay nó cũng được phụ nữ tham gia nhiều hơn. Hàng loạt sản phẩm trước đây chỉ dành cho nữ giới thì nay đã dành cho nam giới và ngược lại. Đây là xu thế nổi trội trong thời gian gần đây và là minh chứn cho việc thu hẹp sự bất bình đẳng giữa hai giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Huy Bích Một số sự phân biệt cần thiết khi vận dụng quan điểm giới, tạp chí Khoa học về phụ nữ số 3 /2001. 2. Cac Mac - Anghen - V Lenin - Xtalin Về tích lũy và tiêu dùng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960. 3. Đinh Thị Vân Chi Nhu cầu giải trí của thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. 4. PGS.TS Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng Định kiến và phân biệt đối xử theo giới- lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 5. Mã Nghĩa Hiệp Tâm lí học tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 6. Trần Trí Hoằng Bàn về tiêu dùng của CNXH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. 7. Phạm Quyết Sự khác biệt trong giáo dục ở một vùng công giáo, tạp chí Khoa học về phụ nữ số 4/1999 8. Đoàn Văn Trường Nghiên cứu người tiêu dùng - những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 9. Melanie Beres Ford Tiến tới lập ngân sách cho vấn đề giới ở Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006. 10. Hà Thị Minh Khương Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới số 1-2007, Viện Nghiên cứu giới và gia đình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (25).doc
Tài liệu liên quan