Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến vận động đầu tư bằng các giải pháp, nội dung và hình thức phù hợp (khắc phục tính hình thức, hành chính, chủ quan, thiếu thực tế); tiếp tục đối thoại cùng doanh nghiệp, nhất là đối thoại theo chủ đề, đối thoại không chỉ để giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, mà còn cùng doanh nghiệp bàn định thực hiện các dự án chung phát triển kinh tế địa phương; tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo khả năng và nhu cầu của địa phương. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc hỗ trợ và là cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với thị trường, giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước; trong việc cung cấp thông tin, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường,. để tạo sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp.
14 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự lớn mạnh và tiềm năng của kinh tế tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A _ Lời mở đầu:
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nhận thức và quan điểm của toàn xã hội đối với thành phần kinh tế tư nhân đã thay đổi căn bản. Đến nay thành phần kinh tế tư nhân đã được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Mặc dù, kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều bất cập trong sự phát triển, nhưng không ai có thể phủ nhận vị trí, vai trò rất quan trọng của thành phần kinh tế này ở nước ta. Bởi lẽ, đây là một khu vực kinh tế không những có nhiều tiềm năng mà còn rất năng động, có những đóng góp không nhỏ vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
B _ Những vấn đề chính:
I _ Thay đổi nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân:
Có thể nói rằng khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã góp phần thay đổi sâu sắc nhận thức của chúng ta về vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng sau khi thực hiện công cuộc đổi mới với tốc độ hằng năm trên 8% đã bị giảm đột ngột xuống 5,8% vào năm 1998 và chỉ còn 4,8% vào năm 1999 (xem bảng 1). Đó là do cầu của các nước ASEAN (nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đã giảm mạnh và các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt rút vốn ra khỏi khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp quốc doanh trong nước lại hoạt động thua lỗ hoặc chỉ hòa vốn, và chiếm tỷ lệ lớn các vốn vay xấu của ngân hàng thương mại. Kết quả là, nền kinh tế nước ta thiếu hụt vốn trầm trọng nhưng sử dụng không hiệu quả số vốn ít ỏi đó, và giảm tốc độ tăng trưởng một cách đáng lo ngại. Đứng trước sức ép tìm cách đẩy mạnh tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội như thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu, Đảng và Nhà nước ta đã mạnh dạn khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, với hy vọng huy động được số vốn nhàn rỗi rất lớn trong dân, hằng năm được bơm thêm bởi hơn 2 tỷ USD kiều hối.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế, 1995-2002 (%)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
GDP
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
9,5
4,8
13,6
9,9
9,3
4,4
14,5
8,8
8,1
4,3
12,6
7,1
5,8
3,5
8,3
5,1
4,8
5,2
7,7
2,2
6,7
4,0
10,1
5,5
6,8
2,7
10,4
6,1
7,0
4,1
9,4
6,5
Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)
II_ Sự lớn mạnh và tiềm năng của kinh tế tư nhân
Sự thay đổi nhận thức đó được đánh dấu bằng việc ban hành Luật Doanh nghiệp vào ngày 1-1-2000. Theo Vũ Quốc Tuấn , từ trước đến nay, chưa có đạo luật nào “đi vào cuộc sống nhanh và mạnh, được nhân dân tiếp nhận một cách sôi nổi, hào hứng” như Luật Doanh nghiệp. Chỉ tính riêng trong gần ba năm, từ tháng 1-2000 đến tháng 10-2002, gần 50.000 doanh nghiệp mới đăng ký, trong đó hầu hết là thuộc sở hữu tư nhân (xem bảng 2). Số lượng doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn mới đăng ký đã nhiều hơn tổng số doanh nghiệp mới đăng ký trong chín năm, từ 1991 đến 1999 (45.005 doanh nghiệp). Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân mới đăng ký thuộc dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính đến năm 2002 có vốn trung bình là 1,35 tỷ đồng, khoảng 90 ngàn USD.
Bảng 2. Các doanh nghiệp mới đăng ký
(ĐVT vốn: tỷ đồng
2000
2001
2002
Tổng đến 2002
Số DN
Vốn
Số DN
Vốn
Số DN
Vốn
Số DN
Vốn
Doanh nghiệp tư nhân
6.412
2.817
7.087
3.873
4.871
3.095
18.370
9.785
Công ty trách nhiệm hữu hạn
7.304
7.968
11.38
14.080
9.162
13.453
27.504
35.501
Công ty cổ phầnb
726
3.066
1.534
7.552
1.565
7.112
3.825
17.730
Tổng cộng
14.442
13.851
19.659
25.504
15.598
23.660
49.699
63.016
(Số liệu của năm 2002 là đến tháng 10.)
Bên cạnh những công ty tư nhân mới thành lập, loại này có thể bao gồm những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, những doanh nghiệp cổ phần mới thành lập có sở hữu nhà nước, và những công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo tài liệu của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp của Chính phủ, trong 3 năm (2000-2002), đã có 55793 doanh nghiệp mới đăng ký (trong khi 9 năm từ 1990-1999 chỉ có 45000 doanh nghiệp đăng ký), đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân ở nước ta lên khoảng 100 ngàn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hằng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm từ 80% đến 85% số doanh nghiệp đăng ký.
Đi liền với sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân rất cao. Ví dụ, trong năm 2003 trong lĩnh vực công nghiệp, khu vực tư nhân đã dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng (18,7%), hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,3%) và khu vực doanh nghiệp nhà nước (12,4%). Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân đã đạt 75,9 ngàn tỷ đồng, xấp xỉ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương (78,7 ngàn tỷ đồng), và vượt trội doanh nghiệp nhà nước địa phương [1]. Nhờ thế, nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng khôi phục tốc độ tăng trưởng. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện Luật doanh nghiệp và bãi bỏ hàng trăm giấy phép con không còn phù hợp, GDP đã tăng 6,7% và năm 2003 đạt 7,3% [5].
Không những thế, khu vực tư nhân còn là nguồn tạo ra việc làm quan trọng. Mỗi năm có 1,3 triệu người gia nhập vào thị trường lao động. Khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đang trải qua cuộc đại phẫu thuật với các hình thức cổ phần hóa, sáp nhập, bán và giải thể, khó mà tạo ra thêm việc làm mới. Trong khi đó mỗi năm khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp 100.000 việc làm mới và khu vực nông nghiệp là 200.000 [2]. Điều này có nghĩa là còn thiếu 1 triệu việc làm cho những người mới gia nhập (chú ý là chưa tính đến những người lao động hiện hữu nhưng đang thất nghiệp hoặc muốn chuyển việc làm). Vì thế, sự phát triển mạnh hơn nữa của khu vực kinh tế tư nhân (phi nông nghiệp) là điều kiện cần thiết để giúp chúng ta giải quyết tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng góp nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế xã hội Việt Nam như: phục vụ những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ, là nơi ươm mầm những tài năng khởi nghiệp và quản trị, tạo cơ hội phát triển và triển khai các công nghệ thích hợp, …
Cơ cấu doanh nghiệp cũng có sự dịch chuyển mạnh. Đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhiều doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong những lĩnh vực mà trước đây chỉ có doanh nghiệp nhà nước tham gia.
Trong những năm qua, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân đã không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Tổng vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh năm 1995 là 20.000 tỷ đồng; năm 2002 là 46500 tỷ đồng; năm 2003 ước đạt 58.100 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng 20% năm 2.000 lên 23% năm 2001 và 28% năm 2002. Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng và đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của DNNN. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã góp phần quan trọng thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế của địa phương.
Mức vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp ngày một tăng. Thời kỳ 1991-1999, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng và năm 2002 là 1,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp có số vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất là 200 tỷ đồng (hơn 130 triệu USD). Một điều đáng chú ý là số vốn đầu tư thực tế cao hơn số vốn đăng ký ở cùng thời kỳ và doanh nghiệp tư nhân trong nước là nhà đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. Như ở Lào Cai, trong khi vốn đăng ký kinh doanh năm 2002 chỉ khoảng 93 tỷ, thì vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp là 422 tỷ. ở các địa phương khác, cũng tương tự.
Do sự phát triển mạnh mẽ nên các doanh nghiệp dân doanh đã đóng góp đáng kể và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp dân doanh đã tăng đột biến, từ 11% năm 1999 lên 18,3% năm 2000 và tiếp tục duy trì ở mức cao 20,3% năm 2001; 19.3% năm 2002.
Phát huy nội lực, các doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào mở rộng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công truyền thống, chế biến nông sản, thuỷ sản. Theo báo cáo của Bộ Thương mại, thì khu vực kinh tế tư nhân đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đóng góp của các dân doanh vào ngân sách trung ương đang có xu hướng tăng lên, từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh trong nguồn thu của ngân sách địa phương khá lớn. Ví dụ, ở Thành phố Hồ Chí Minh, đóng góp của doanh nghiệp dân doanh trong tổng thu ngân sách địa phương là khoảng 15%, Tiền Giang 24%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai 22%, Thái Nguyên 17%, Ninh Bình 19%.
Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tích cực tham gia và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những công trình phúc lợi xã hội khác ở tất cả các địa phương trong cả nước.
III_ Những hạn chế và thách thức
1. Hạn chế tồn tại:
Bên cạnh những kết quả nêu trên, sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân còn bộc lộ một số tồn tại như:
_ Số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người ở nước ta còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu, bình quân gần 800 người/một doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài). Sự phân bổ doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ vẫn chưa có nhiều thay đổi. Doanh nghiệp tư nhân vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố và địa phương có mức độ đô thị hoá cao. Trong từng địa phương, đại đa số doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu ở thị xã; số doanh nghiệp ở các huyện vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa nhiều.
_ Mặc dù quy mô, tốc độ tăng vốn đăng ký và vốn thực hiện cao, nhưng quy mô vốn doanh nghiệp dân doanh nói chung còn nhỏ. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân có vốn hoạt động thấp. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến của khu vực kinh tế tư nhân. Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu, chỉ có khoảng 25% số doanh nghiệp đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, đến ngày 1-7-2002, tổng số vốn của doanh nghiệp dân doanh nước ta khoảng 168,1 ngàn tỷ đồng, chiếm 15,65% tổng số vốn của các doanh nghiệp (bao gồm cả vốn của DNNN và doanh nghiệp FDI); hơn 1/4 DNNN và hơn 1/2 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
_ Cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh mới sử dụng khoảng 1,8 triệu lao động, chiếm khoảng 2% lực lượng lao động cả nước; số việc làm mới tăng lên do cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh tạo ra hàng năm chỉ bằng 1/3 tổng số lao động tăng thêm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp dân doanh trong cả nước cũng như trong từng địa phương vẫn còn nhỏ. Các doanh nghiệp dân doanh chỉ chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương mình. Có thể thấy sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung chưa tương xứng tiềm năng và tốc độ phát triển.
Như vậy, sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, một mặt là do bản thân thành phần kinh tế này còn kém phát triển, mặt khác do thể chế quản lý của Nhà nước còn nhiều thiếu sót, thiếu đồng bộ gây cản trở đến sự phát triển của thành phần kinh tế này. Cụ thể là một số rào cản như sau:
Thứ nhất: Có sự phân biệt về pháp lý, về chính sách giữa thành phần kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác. Thành phần kinh tế tư nhân là thành phần ít được ưu đãi nhất, điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp thuộc thành phần này hoạt động và có thể cạnh tranh lành mạnh với các thành phần khác.
Thứ hai: Thủ tục thành lập doanh nghiệp và cấp phép còn nhiều vướng mắc. Một số điều khoản trong Luật và trong các thông tư hướng dẫn không rõ ràng và không phù hợp, như quy định về các hộ gia đình kinh doanh, quy định về cấp giấy chứng nhận cho tư vấn pháp lý, quy định về cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định.
Thứ ba: Các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất lợi trong cơ chế ưu đãi đầu tư của Nhà nước. Mặc dù giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã được đơn giản hoá, nhưng để nhận được giấy ưu đãi này, các doanh nghiệp dân doanh vẫn phải vượt qua không ít các rào cản do cơ quan thi hành luật gây nên.
Thứ tư: Khó khăn trong việc vay vốn tín dụng. Các doanh nghiệp dân doanh muốn vay vốn tín dụng vẫn phải thế chấp tài sản của mình. Tuy nhiên, các quy định về thế chấp vẫn chưa được hoàn thiện, ít tài sản của các doanh nghiệp được sử dụng để thế chấp hợp lệ, hơn nữa ngân hàng thường đánh giá thấp tài sản thế chấp của các doanh nghiệp. Điều này gây cản trở rất lớn đến hoạt động phát triển của thành phần kinh tế tư nhân.
Thứ năm: Hệ thống hành chính còn nhiều rào cản đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Nhiều doanh nghiệp than phiền về cách nhìn nhận phân biệt đối xử đối với kinh tế tư nhân còn dai dẳng. Một số thể chế không nhất quán, vì vậy làm cho doanh nghiệp dân doanh không tính toán được kế hoạch làm ăn lâu dài, chưa thật yên tâm khi đầu tư lớn, thủ tục hành chính còn phiền hà, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc, lỡ thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Những thách thức phía trước
Khu vực kinh tế tư nhân đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trước hết, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đều mới thành lập, hoạt động chưa lâu, nên uy tín trong kinh doanh chưa cao, ít kinh nghiệm, và dễ bị tổn thương trong môi trường toàn cầu hóa cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 61% doanh nghiệp mới thành lập thiếu các nguồn lực cơ bản như vốn, năng lực quản lý, đất đai, khó tiếp cận các nguồn vốn, đội ngũ nhân viên có tỷ lệ thay thế cao, chất lượng thấp, thiếu thông tin,…
Nhưng nổi bật hơn cả là doanh nghiệp tư nhân bị đối xử bất bình đẳng. Rất ít doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp thuê đất của nhà nước mà phần lớn phải thuê lại mặt bằng của các doanh nghiệp nhà nước. Ông Lê Điềm, đại diện cho Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn cho rằng các doanh nghiệp tư nhân luôn ở vào vị trí bất lợi hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước trong khi tiếp cận các nguồn lực xã hội. Hiện nay chỉ một số ít địa phương có chính sách hỗ trợ mặt bằng với thủ tục nhanh chóng cho doanh nghiệp tư nhân trong khi hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ lại để lãng phí mặt bằng nhưng rất ít bị thu hồi.
Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân rất dễ bị hình sự hóa các quan hệ dân sự nếu chẳng may họ không kịp trả nợ cho ngân hàng và các chủ nợ khác. Trong khi đó, phần lớn các giám đốc doanh nghiệp nhà nước vẫn ung dung trước các khoản nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán, và chỉ cần chứng minh họ không tham ô, không cố ý làm trái là hòa cả làng. Doanh nghiệp tư nhân luôn bị lép vế trong các quan hệ với các cơ quan công quyền, không dám kiện ngay cả khi họ có lý vì thực tế hay xảy ra các nhũng nhiễu, trả thù. Nếu có khiếu kiện thì vụ kiện bị kéo dài hoặc giải quyết theo chiều hướng có lợi cho các cơ quan công quyền kể cả khi các cơ quan này hành xử sai.
Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển và nhiều quỹ khác mà chính phủ dự kiến hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân trên thực tế hầu như không đến được các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Nói một cách khác, việc ưu đãi và hỗ trợ tín dụng cho khu vực này gần như bằng không.
IV_ Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Nắm vững xu hướng vận động của các thành phần kinh tế. Xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ tất yếu phải thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Bởi vậy, chúng ta cần quán triệt sâu sắc và kiên trì quan điểm của Đại hội IX, Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX, các thành phần kinh tế là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế thống nhất, cùng được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau. Trong xu hướng vận động chung, thành phần kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển; thành phần kinh tế tập thể cần được phát triển mạnh và cùng với thành phần kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh vì mục đích kinh tế, không hạn chế quy mô, hoạt động theo pháp luật và theo định hướng của Nhà nước. Vì vậy, phải tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, cản trở, xóa bỏ phân biệt đối xử, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng.
Có một số vấn đề về quản lý nhà nước cần được tiếp tục giải quyết để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta như sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện các Luật và văn bản hướng dẫn thực hiện luật
Có thể thấy, môi trường hoạt động của các thành phần kinh tế, mà trước hết là môi trường pháp lý hiện chưa hoàn thiện và việc thực hiện cũng chưa nghiêm do bộ máy hành chính chưa tinh gọn, còn các tầng nấc trung gian dễ dẫn đến tiêu cực. Vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế đối với kinh tế tư nhân không phải là những điều chỉnh mang tính hạn chế mà là cần phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để tạo môi trường thuận lợi bảo đảm sự phát triển đúng hướng. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp phải phù hợp với các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nhưng phải đảm bảo các mục tiêu xã hội, lấy dân chủ và công bằng xã hội làm tiêu chí để xây dựng pháp luật. Cần có sự tổng kết, nghiên cứu bổ sung thêm một số nội dung của các bộ phận hiện hành cho phù hợp hơn với cơ chế thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước như Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền,... Mặt khác, cũng có thể nghiên cứu ban hành thêm một số luật mới để kịp thời điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh (như Luật Sở hữu tài sản cá nhân, Luật Quảng cáo - tiếp thị...). Và trên hết, hệ thống chính sách pháp luật đối với khu vực kinh tế tư nhân cần phải có sự ổn định lâu dài đảm bảo cho người kinh doanh có được sự tin tưởng, mạnh dạn đầu tư và thu lợi, không nên để xảy ra tình trạng cứ mỗi lần thay đổi chính sách thì chỉ có Nhà nước được lợi còn người kinh doanh lại chịu thiệt.
Thực tế cho thấy, mặc dù có chuyển biến lớn về công tác ban hành luật, nhưng vẫn còn tồn tại tư duy cũ trong công tác ban hành luật như tư duy theo kiểu “thiếu văn bản hướng dẫn vẫn chưa chết ai”, tư tưởng vì lợi ích cục bộ của ngành hoặc địa phương, tư tưởng “phép vua thua lệ làng”... Cách làm này thiếu tính khoa học và thực tiễn, không công bằng, kém hiệu lực và hiệu quả. Mặt khác, nó gây ra sự không đồng bộ, về chính sách, luật pháp từ trên xuống dưới, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư. Sau 4 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, nhiều văn bản cần thiết hướng dẫn thi hành vẫn còn thiếu. Vì vậy, cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện những văn bản hướng dẫn thi hành luật để nâng cao hiệu lực của Luật Doanh nghiệp.
2. Nâng cao tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Trong bối cảnh các quan hệ kinh tế ngày càng có nhiều biến động phức tạp và đa dạng hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý và phát triển kinh tế tư nhân là một công việc tổng thể có liên quan đến nhiều ngành cũng như cần phải đặt nó trong tổng thể sự điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, dù đặt nó trong bất cứ mối quan hệ nào cũng cần đạt tới sự nhất quán, rõ ràng và đồng bộ. Theo đó, trong khung pháp luật kinh tế mà cụ thể là các chế tài, cần phải bao quát được các yếu tố về thị trường, đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt cũng như tính dự báo để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, khai thác tốt các tiềm năng để không những có thể hoà nhập với nền kinh tế của đất nước, mà còn hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy, đổi mới và hoàn thiện pháp luật chưa đủ để giải quyết hết các rào cản đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu lực của Luật Doanh nghiệp đang bị hạn chế đáng kể bởi sự không đồng bộ, không thống nhất, bởi các quy định không còn phù hợp, chính vì vậy, những vướng mắc, rào cản đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh còn chưa được giải quyết. Để xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ đòi hỏi phải có thời gian dài, nhưng trước mắt chúng ta cần sớm thực hiện một số công việc sau:
Khung pháp lý phải thể hiện rõ sự công bằng đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Hiện còn nhiều Luật Doanh nghiệp khác nhau, áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp, điều đó tạo nên sự cách biệt, phân biệt đối xử về mặt pháp lý, về cơ chế chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp. Nên chăng, cần đổi mới hệ thống pháp luật theo hướng chỉ có duy nhất một Luật Doanh nghiệp áp dụng chung khung cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu hoặc các Luật, phải có sự điều chỉnh theo một tư duy thống nhất. Có nghĩa là, phải tạo cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong “sân chơi”, với cùng “luật chơi” thật sự công bằng.
Hiện nay, chúng ta chưa có Luật Cạnh tranh. Mặc dù quy định về cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền đã xuất hiện ở một số văn bản như quy định của Bộ Luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999, Bộ Luật Hình sự 1999, và các văn bản khác; nhưng các quy định đó còn chắp vá, biểu hiện tính thụ động, mang nặng dấu ấn của hệ thống pháp luật bảo hộ khép kín. Do vậy, cần sớm ban hành Luật Cạnh tranh và chống độc quyền, hình thành khung khuôn khổ pháp luật cho việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền, hạn chế các tiêu cực trong kinh doanh.
3. Đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả cải cách hành chính nhà nước
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua tháng 6/1999 là một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Luật đã loại bỏ được nhiều bất hợp lý cho các doanh nghiệp trong cơ chế xin - cho, nhưng trong việc thực hiện vẫn còn tình trạng vận dụng tuỳ tiện, làm cản việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh.
Vấn đề đặt ra là, ngoài Luật thì các văn bản dưới Luật để hướng dẫn thực hiện cũng cần phải được cụ thể hoá và sát với thực tế để tạo sự thống nhất, tránh hiểu nhầm, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính hiện còn yếu kém, các chức năng quản lý chưa rạch ròi. Đây là một yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quyết định sự thành bại để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý nền kinh tế của đất nước. Việc đổi mới, cải cách, hoàn thiện bộ máy hành chính của quốc gia là lâu dài không thể nôn nóng, nhưng cũng không thể để kéo dài mãi sự chồng chéo giữa các cấp, bộ ngành và địa phương. Bởi vậy, việc quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng chủ thể quản lý kèm theo đó là chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh sẽ có hiệu quả kích thích, phát huy quyền chủ động trong quản lý và kinh doanh. Kinh tế thị trường chỉ có thể phát triển tốt trong một cơ chế quản lý lành mạnh, thực sự phát huy được quyền chủ động của cá nhân người sản xuất, nó hoàn toàn trái ngược với những gì thuộc về quan liêu, cửa quyền. Xây dựng được một bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, điều cơ bản nhất là đảm bảo quyền dân chủ, công bằng làm cho mọi chủ thể kinh doanh đều có cơ hội như nhau trước pháp luật.
Thái độ, tâm lý làm việc, phương thức và công cụ quản lý của hầu hết các cơ quan có liên quan chưa có thay đổi một cách rõ nét để phù hợp với có chế chính sách mới; tính khoa học, chuyên môn, chuyên nghiệp theo cơ chế thị trường trong các công việc của cơ quan quản lý nhà nước còn thấp.
Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước đối với quản lý các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Trước hết, cần giải quyết ba vấn đề sau: Một là, cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị quản lý hành chính các cấp; khắc phục, tiến tới xóa bỏ tình trạng trùng lắp trong quản lý điều hành; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu từng tổ chức và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Hai là, các địa phương cần nghiên cứu thành lập một số tổ chức phục vụ yêu cầu phát triển kinh thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế như: Tổ chức trọng tài, Trung tâm dự báo, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ vv. Ba là, không ngừng nâng cao “năng lực chuyên môn” phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Số lượng cán bộ đã và đang được đào tạo ngày càng nhiều, nhưng so với nhu cầu phát triển của đất nước thì vẫn còn thiếu cả về số lượng và cả về năng lực chuyên môn. Vì vậy, trong thời gian tới, cần thiết phải có chế độ đào tạo sử dụng cán bộ một cách có hiệu quả hơn bằng các định chế rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi nhằm tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, thậm chí vừa thừa, vừa thiếu, trong khi việc điều chuyển cán bộ cũng không đơn giản.
4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
Hiện nay, có một nghịch lý là các doanh nghiệp dân doanh có hiệu suất sử dụng vốn cao thì lại thiếu vốn, khó có thể vay vốn được từ ngân hàng. Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng, nhưng thực tế, phần lớn các doanh nghiệp vẫn khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này. Bởi vì, dù dự án của doanh nghiệp đã được phê duyệt thì các ngân hàng vẫn đòi hỏi phải có thế chấp, còn tín chấp thì không phải doanh nghiệp nào cũng có. Từ thực trạng đó cho thấy, cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng bằng cách đơn giản hoá thủ tục vay vốn, đa dạng hoá các hình thức cho vay vốn như bảo lãnh, tín dụng, thuê mua tài chính.
Tuy có nhiều cải thiện so với trước đây, nhưng vấn đề quyền sử dụng đất làm mặt bằng kinh doanh vẫn là vấn đề khó khăn nhất, cản trở đối với đầu tư nói chung cũng như mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đại đa số các doanh nghiệp dân doanh phải xoay sở đủ mọi cách, thậm chí chi phí rất lớn mà vẫn chưa có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Các địa phương cần tiếp tục đầu tư phát triển khu cụm công nghiệp theo quy hoạch, giải quyết đền bù thoả đáng cho người dân để doanh nghiệp nhanh chóng có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục cải cách thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Chính sách thuế hiện còn nhiều bất hợp lý, vừa sơ hở, lại vừa bất bình đẳng. Vì vậy, hiện tượng trốn lậu thuế, khai khống hoá đơn liên tục xảy ra trong thời gian vừa qua. Để khắc phục tình trạng này cần thực hiện nguyên tắc bình đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xác định mức thuế hợp lý, vừa đảm bảo thu đủ cho ngân sách Nhà nước, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp tích lũy vốn đầu tư phát triển, hạn chế tình trạng trốn thuế, nhanh chóng khắc phục những sơ hở, hoàn thiện hệ thống một cách hợp lý.
5. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy kinh tế
Đổi mới mạnh mẽ hơn tư duy về quản lý nhà nước đối với kinh tế, đối với các thành phần kinh tế cũng như đối với quản lý sản xuất, kinh doanh ở các cấp, các ngành, các địa phương. Các địa phương hiện đều lúng túng trong việc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và sử dụng quy hoạch như một công cụ quản lý, quy hoạch vừa “thừa” lại vừa “thiếu”. Bởi vậy, cần phải thống nhất, chuẩn hoá phương pháp luận về quy hoạch. Chính quyền cấp huyện cần chủ động tham gia và phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng cấp tỉnh để thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trên địa bàn. Tăng cường nhận thức về bản chất giữa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh; căn cứ thu hồi hoặc yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; nhận thức và tách biệt rõ quản lý nhà nước theo Luật Doanh nghiệp và quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nhất là quản lý nhà nước đối với các điều kiện kinh doanh. Nâng cao vai trò và hiệu quả kinh tế của chính quyền các cấp.
Tư duy quản trị nội bộ các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, cần có sự nhận thức và đổi mới rõ nét hơn. Khắc phục kiểu quản lý doanh nghiệp mang tính gia đình; người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, người quản đốc, người cán bộ kỹ thuật... Vì vậy, trong quản lý nội bộ và tổ chức kinh doanh rất khó phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ, người quản lý và người lao động.
Coi trọng công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh để chủ động nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường cũng như đối phó có hiệu quả với sự biến động của thị trường. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đảm bảo tài chính doanh nghiệp chính xác và minh bạch.
6. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật cũng như bản chất của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong thực tế, về mặt tâm lý, với tính chất công bằng của xã hội, mặt dù đường lối của Đảng từ lâu đã khẳng định, nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển lâu dài nhưng đến nay, vẫn còn nhiều người nhìn khu vực kinh tế tư nhân bằng ánh mắt e dè, chưa tin tưởng. Hậu quả là người trong cuộc thì thiếu tin tưởng, còn người ngoài thì luôn có sự ngờ vực. Theo số liệu của một cuộc điều tra gần đây cho thấy, ở các tỉnh duyên hải miền Trung có đến 41% số người kinh doanh ở khu vực kinh tế tư nhân chưa thật yên tâm về sự ổn định lâu dài trong chính sách của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân. Đặc biệt có khoảng 60% số người đang kinh doanh ở khu vực này hiểu rất mù mờ về chính sách và pháp luật của Nhà nước. Rõ ràng, không thể nói đến sự phát triển khi ý thức của nhiều người trong xã hội vẫn còn có những định kiến không tốt và hiểu biết quá ít về kinh tế tư nhân. Bởi vậy, bên cạnh việc ban hành pháp luật, phải có chiến lược tuyên truyền sâu rộng cho toàn xã hội các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến vận động đầu tư bằng các giải pháp, nội dung và hình thức phù hợp (khắc phục tính hình thức, hành chính, chủ quan, thiếu thực tế); tiếp tục đối thoại cùng doanh nghiệp, nhất là đối thoại theo chủ đề, đối thoại không chỉ để giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, mà còn cùng doanh nghiệp bàn định thực hiện các dự án chung phát triển kinh tế địa phương; tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo khả năng và nhu cầu của địa phương. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc hỗ trợ và là cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với thị trường, giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước; trong việc cung cấp thông tin, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường,... để tạo sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp.
C _ TÀI LIỆU THAM KHẢO
B¸o tuæi trÎ: Kinh tÕ d©n doanh dÉn ®Çu, Ên b¶n ngµy 2/1/2004
Thêi b¸o kinh tÕ Sµi Gßn, “Kinh tÕ ViÖt Nam 2003 qua c¸c con sè “ - Ên b¶n ngµy 1/1/2004 , “ LuËt doanh nghiÖp: hai n¨m nh×n l¹i _ Vò Quèc TuÊn “ – Ên b¶n ngµy 17/1/2002
Tæng côc ®o lêng chÊt lîng ViÖt Nam.
Vµ mét sè tµi liÖu liªn quan
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35863.doc